1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức thực thi chương trình Tiêm chủng mở rộng của viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột

122 849 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứuChương trình tiêm chủng mở rộng (CTTCMR) bắt đầu được triển khai ở Việt Nam từ năm 1981 với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF). Sau một thời gian thí điểmchương trình từng bước được mở rộng dần cả về địa bàn và đối tượng tiêm, đến năm 1985 chương trình TCMR được đẩy mạnh và triển khai trên phạm vi cả nước. Từ năm 1986chương trình TCMR được coi là một trong 6 chương trình y tế quốc gia ưu tiên. Năm 1990, mục tiêu phổ cập tiêm chủng cho toàn thể trẻ em dưới 1 tuổi đã được hoàn thành, với 87% trẻ dưới 1 tuổi trong cả nước được tiêm chủng đầy đủ 6 loại kháng nguyên (lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và sởi). Chương trình tiêm chủng mở rộng góp phần giảm chi phí điều trị, giảm nguy cơ tàn phế của trẻ em…Để đạt được những thành quả như vậy, công tác tiêm chủng phải đảm bảo yêu cầu chất lượng cao vì vắc xin là một sinh phẩm đặc biệt, cần thiết được bảo quản lạnh, đòi hỏi phải có hệ thống dây chuyền lạnh bảo quản vaccin, phương tiện vận chuyển vaccin…và trên bình diện toàn cầu, sự thành công của chương trình tiêm chủng không chỉ bảo vệ mà còn cứu sống được rất nhiều trẻ em. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính trung bình có khoảng 2,5 triệu trẻ em được cứu sống. Ở Việt Nam, sau gần 30 năm có khoảng 67 triệu trẻ em được bảo vệ. Theo tính toán của Tổ chức Y tế thế giới chương trình này cứu sống được khoảng 40.000 trẻ khỏi tử vong nếu không có chương trình tiêm chủng. Chương trình TCMR Việt Nam đã xây dựng được mạng lưới từ trung ương tới xã (phường). Kể từ năm 1994, sau khi 100% số xã, phường trên toàn quốc đã được bao phủ chương trình TCMR, tỷ lệ số trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ trở thành một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng của chương trình. Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên là một đơn vị sự nghiệp Y tế dự phòng trực thuộc Bộ Y tế, đóng chân trên địa bàn Tây Nguyên có chức năng chủ yếu là chỉ đạo tuyến, phòng chống dịch bệnh cho đồng bào các dân tộc 04 tỉnh Tây Nguyên: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và nghiên cứu, phát hiện các bệnh truyền nhiễm trên địa bàn được giao.Tây Nguyên là một trong những địa bàn có diện tích lớn nhất cả nước, hiểm trở, đi lại khó khăn, khó tiếp cận; Tập tục, tập quán của người dân tộc lạc hậu, nhận thức của người dân hạn chế, khó tuyên truyền vận động; Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trạm y tế xã thiếu thốn; Trình độ các bộ chuyên trách tiêm chủng còn thấp; Sự tham gia của chính quyền địa phương còn nhiều hạn chế; Kinh phí hỗ trợ cho cán bộ làm công tác tiêm chủng thấp; Tỷ lệ sinh tại trạm y tế xã thấp, khó thực hiện tiêm phòng viêm gan B sơ sinh; Nhiều xã khu vực vùng sâu, vùng xa khó tiếp cận nên không thể triển khai công tác tiêm chủng hàng tháng mà phải thực hiện theo định kỳ (được gọi là vùng lõm).Trong những năm gần đây, khi mà chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai và đạt nhiều kết quả đáng khích lệ đối với các cơ sở y tế dự phòng trên cả khu vực Tây Nguyên, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế trong việc thực hiện chương trình TCMR. Trước tình hình đó, việc thực hiện nâng cao hiệu quả chương trình TCMR là việc làm hết sức cần thiết.Từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Tổ chức thực thi chương trình tiêm chủng mở rộng của Viện VSDT Tây Nguyên trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình, đồng thời qua đề tài, mong muốn đóng góp thêm những đề xuất của bản thân để công tác tổ chức thực thi chương trình của Viện VSDT Tây Nguyên được hoàn thiện hơn.2. Tổng quan nghiên cứu2.1. Các công trình nghiên cứu đã thực hiệnQuá trình phát triển của chương trình tiêm chủng mở rộng là quá trình mở rộng và tăng cường hỗ trợ cho các địa phương có nhiều khó khăn, đẩy mạnh công tác tiêm chủng cuối cùng tiến tới xoá xã trắng và bản trắng về tiêm chủng. Ngành y tếchương trình tiêm chủng mở rộng đã tích cực thực hiện triệt để chính sách tiêm chủng mở rộng của Nhà nước trong việc thiết thực bảo vệ chăm sóc trẻ em, đảm bảo quyền của trẻ em Việt Nam, tất cả vì một thế hệ trẻ em Việt Nam trong tương lai khỏe mạnh và sáng tạo.Tuy nhiên để thực hiện được các chính sách kinh tế xã hội có hiệu quả thì vai trò của việc tổ chức thực thi càng được nâng cao, nhiều khi còn phức tạp và khó khăn hơn việc hoạch định các chính sách.Đã có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài tiêm chủng mở rộng cũng như việc tổ chức thực thi các chính sách kinh tế xã hội trong và ngoài nước, bao gồm cả các bài báo khoa học, các luận văn, luận án. Ta có thể nêu một số công trình điển hình như sau: Trần Thị Liên, (2011), “Thực trạng triển khai công tác tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Lai Châu”, Báo cáo tham luận hội nghị tiêm chủng mở rộng. Đề tài của tác giả tập trung vào nghiên cứu thực trạng triển khai công tác tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Lai Châu trong giai đoạn 1992 – 2012. Tác giả đã tiến hành điều tra, thu thập số liệu nghiên cứu về những tiêu chí như: Thời gian triển khai; Nhân lực tiêm chủng; Bảo quản vắc xin và hình thức tổ chức. Đề tài nghiên cứu đã chỉ ra những đặc điểm của địa phương, những thuận lợi cũng như khó khăn còn tồn tại trong công tác tổ chức tiêm chủng mở rộng tại một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất là việc bảo quản lạnh vắc xin đảm bảo chất lượng mũi tiêm là yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ tiêm chủng. Đây là khó khăn lớn cho việc triển khai TCMR cho con em các dân tộc vùng biên giới này. Đó cũng là một thách thức đối với ngành y tế nói chung và của chương trình TCMR nói riêng. Đặng Tuấn Đạt và công sự, (2011), “Đánh giá một số lợi ích kinh tế xã hội của chương trình tiêm chủng mở rộng ở tỉnh Gia Lai, giai đoạn 1997 – 2006”, Báo cáo tham luận Hội nghị Tiêm chủng mở rộng. Đây là một nghiên cứu hồi cứu và cắt ngang để đánh giá một số lợi ích về kinh tế và xã hội của chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) ở tỉnh Gia Lai gia đoạn từ năm 1997 2006. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này là số liệu gốc hoặc thứ cấp từ các chứng từ, sổ chi và sổ cái, báo cáo tài chính của kế toán; số liệu về chi phí, tình hình mắc bệnh trong 10 năm từ 1997 đến 2006 được thu thập. Điều tra cộng đồng với cỡ mẫu 899 bà mẹ có con từ 0 10 tuổi tại tỉnh Gia Lai năm 2008 nhằm đánh giá hiểu biết, thực hành của bà mẹ về tiêm chủng vắc xin phòng bệnh. Kết quả phân tích lợi ích về kinh tế cho thấy: Chương trình TCMR để phòng bệnh ở Gia Lai là một đầu tư có lợi ích kinh tế y tế cao hơn so với điều trị bệnh; Lợi ích về xã hội: TCMR tỉnh Gia Lai đã bao phủ tới cấp xã và thôn; Tình hình bệnh và dịch bệnh trong các bệnh có vắc xin trong TCMR giảm rõ rệt; Cộng đồng các dân tộc sinh sống ở Gia Lai tham gia tiêm chủng với tỷ lệ 90,7%. Trương Văn Dũng, (2011), “Nghiên cứu tình hình tiêm chủng mở rộng ở trẻ từ 10 đến 36 tháng tuổi tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh năm 2010”.Tác giả tập trung vào 02 mục tiêu nghiên cứu gồm: (1) Mô tả tình hình tiêm chủng mở rộng và thực trạng hiểu biết về chương trình tiêm chủng mở rộng của bà mẹ và trẻ từ 10 đến 36 tháng tuổi tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh năm 2010; (2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới tỷ lệ tiêm chủng mở rộng và sự hiểu biết về chương trình tiêm chủng mở rộng của đối tượng nghiên cứu trên. Đề tài nghiên cứu đã thành công trong việc thống kê được tỷ lệ trẻ em tiêm chủng trong huyện Châu Thành, đồng thời đo lường được sự hài lòng của các bà mẹ khi đưa trẻ đến tiêm chủng. Tác giả cũng chỉ ra được công tác truyền thông trực tiếp đã làm rất tốt với 98,91% bà mẹ biết được thông tin qua các cán bộ y tế. Ngoài ra, những yếu tố ảnh hưởng đến sự hiểu biết còn từ trình độ học vấn, độ tuổi và nghề nghiệp của bà mẹ. Nguyễn Thanh Hải (2011), “Tổ chức thực thi chính sách phòng, chống tham nhũng tại tỉnh Đồng Nai”.Tuy đề tài này không đề cập tới vấn đề chính là chính sách tiêm chủng mở rộng mà tôi đang nghiên cứu nhưng đề tài này lại có nhiều mối liên hệ mật thiết, nhất là cùng đề cập tới nội dung tổ chức thực thi một chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước đề ra. Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề chính sau: Thông qua cơ sở lý luận và thực tiễn, việc tổ chức thực thi chính sách phòng chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tập trung nghiên cứu đưa ra một số vấn đề sau: (1) Hệ thống hóa một cách tương đối đầy đủ những vấn đề cơ bản về tham nhũng và chính sách phòng chống tham nhũng; (2) Liên hệ và vận dụng lý thuyết tổ chức thực thi chính sách kinh tế xã hội vào việc thực hiện một chính sách cụ thể đó là chính sách phòng chống tham nhũng trên địa bàn; (3) Đánh giá, phân tích việc tổ chức thực thi chính sách phòng chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, trên cơ sở đối chiếu so sánh với chính sách chung đã được ban hành từ đó đưa ra được những hạn chế, tồn tại, bất cập đồng thời kiến nghị một số vấn đề cụ thể nhằm thực hiện tốt hơn trong thời gian tới. Tác giả đã đề xuất được những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh, góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như: Hoàn thiện chế độ công vụ, công chức, nâng cao chất lượng thực thi công vụ; Hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, công bằng, minh bạch; Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước...2.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứuTuy nhiên các công trình nghiên cứu trên chỉ đề cập đến việc đánh giá kết quả thực hiện hoặc quan tâm đến khía cạnh kỹ thuật tiêm chủng, chứ chưa đánh giá về góc độ quản lý.Công tác tổ chức thực thi một chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước tại từng lĩnh vực là hoàn toàn khác nhau, vì có những đặc trưng riêng nhất định. Nói đến chương trình tiêm chủng mở rộng là bao gồm tất cả các ngành và các địa phương trên cả nước cùng phối kết hợp thực hiện. Ngoài ra, mỗi địa phương có thể có những đặc thù riêng về việc thực hiện tiêm chủng mở rộng; Do đó các đề tài nghiên cứu về tổ chức thực thi nói chung cũng như tổ chức thực thi đối với chương trình tiêm chủng mở rộng nói riêng đều là cần thiết và không hoàn toàn giống nhau. Riêng đối với tỉnh Đắk Lắk và cụ thể là tại thành phố Buôn Ma Thuột, thì tác giả chưa thấy có công trình nào đi sâu nghiên cứu về việc đánh giá công tác tổ chức thực thi đối với chương trình tiêm chủng mở rộng. Do đó, đây chính là những điều kiện quan trọng để tác giả quyết định tiến hành lựa chọn nghiên cứu đề tài này.3. Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng khung lý thuyết về việc tổ chức thực thi chương trình tiêm chủng mở rộng Phân tích thực trạng tổ chức thực thi chương trình tiêm chủng mở rộng của Viện VSDT Tây Nguyên trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu cũng như nguyên nhân của những điểm yếu trong tổ chức thực thi chương trình của Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên. Đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện tổ chức thực thi chương trình tiêm chủng mở rộng trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu:Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động tổ chức thực thi chương trình tiêm chủng mở rộng của Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nội dung: Nghiên cứu được giới hạn với các nội dung về tổ chức thực thi chương trình tiêm chủng mở rộng của Viện VSDT Tây Nguyên. Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk Phạm vi thời gian: Số liệu được thu thập, tập hợp và phân tích trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2015, giải pháp đề xuất đến 2020.

Trang 1

lê thanh hiền

tổ chức thực thi chơng trình tiêm chủng

mở rộng của viện vệ sinh dịch tễ tây nguyên t

rên địa bàn thành phố buôn ma thuột

Chuyên ngành: QUảN lý kinh tế và chính sách

Ngời hớng dẫn khoa học :

PGS.TS đỗ THị HảI Hà

Hà nội – 2015

Trang 2

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế và chính sách: “Tổ chức

thực thi chương trình Tiêm chủng mở rộng của viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột” là công trình nghiên cứu khoa học độc

lập của tôi dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà

Các thông tin, số liệu và tài liệu mà tác giả sử dụng trong luận văn là trungthực, có nguồn gốc rõ ràng và không vi phạm các quy định của pháp luật

Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công

bố trong bất kỳ các ấn phẩm, công trình nghiên cứu nào khác

Tác giả xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật, nếu sai, tác giả xinhoàn toàn chịu trách nhiệm

Tác giả

LÊ THANH HIỀN

Trang 3

Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn tận tình của cô PGS.TS Đỗ ThịHải Hà Xin được trân trọng cảm ơn Cô đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn trong suốtquá trình thực hiện luận văn.

Học viên xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy, Cô trong khoa Khoa học Quản lý– Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để học viênhoàn thành tốt luận văn của mình

Học viên xin cảm ơn quý Thầy, Cô trong Hội đồng đã chia sẻ và đóng gópnhững ý kiến thiết thực để luận văn từng bước được hoàn thiện hơn

Học viên xin gửi lời cảm ơn đến ban Lãnh đạo Viện Vệ sinh Dịch tễ TâyNguyên, các cán bộ nhân viên trong ngành Y tế thành phố Buôn Ma Thuột nóichung và của chương trình tiêm chủng mở rộng nói riêng đã nhiệt tình cung cấpthông tin để học viên hoàn thành được luận văn này

Trân trọng cảm ơn!

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC THI CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG 9

1.1 Tổng quan về tiêm chủng mở rộng và chương trình tiêm chủng mở rộng 9

1.1.1 Khái niệm và phân loại tiêm chủng mở rộng 9

1.1.2 Khái niệm và nội dung của chương trình tiêm chủng mở rộng 11

1.2 Tổ chức thực thi chương trình tiêm chủng mở rộng 14

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu tổ chức thực thi chương trình TCMR 14

1.2.2 Vai trò của tổ chức thực thi chương trình 14

1.2.3 Quy trình tổ chức thực thi chương trình TCMR 15

1.2.4 Điều kiện để tổ chức thực thi chương trình TCMR thành công 27

1.3 Bài học kinh nghiệm từ một số mô hình tổ chức thực thi chương trình tiêm chủng mở rộng 29

1.3.1 Kinh nghiệm của các nước trên thế giới 29

1.3.2 Kinh nghiệm trong nước 33

1.3.3 Bài học rút ra cho Viện vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên 38

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC THI CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG CỦA VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TÂY NGUYÊN 40

2.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội và hệ thống y tế có ảnh hưởng tới tổ chức thực thi chương trình tiêm chủng mở rộng 40

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 40

2.1.2 Tình hình dân số và lao động 41

2.1.3 Hệ thống Y tế 42

2.2 Tổng quan về Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên 43

2.2.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Viện 43

Trang 5

2.2.4 Nguồn nhân lực của Viện VSDT Tây Nguyên 45

2.3 Nội dung chương trình tiêm chủng mở rộng của Viện VSDT Tây Nguyên trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột giai đoạn 2011-2014 47

2.3.1 Mục tiêu chương trình giai đoạn 2011-2014 47

2.3.2 Chủ thể và đối tượng 48

2.3.3 Phương thức thực hiện 48

2.4 Thực trạng tổ chức thực thi chương trình TCMR của Viện VSDT ở TP Buôn Ma Thuột 49

2.4.1 Chuẩn bị triển khai chương trình 49

2.4.2 Chỉ đạo thực thi chương trình 55

2.4.3 Kiểm soát việc thực hiện chương trình 67

2.5 Đánh giá tổ chức thực thi chương trình tiêm chủng mở rộng của Viện VSDT Tây Nguyên trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột giai đoạn 2011-2014 74

2.5.1 Đánh giá việc thực hiện mục tiêu giai đoạn 2011 – 2014 74

2.5.2 Điểm mạnh 75

2.5.3 Hạn chế 77

2.5.4 Nguyên nhân của những hạn chế 79

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC THỰC THI CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG CỦA VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TÂY NGUYÊN 83

3.1 Mục tiêu của chương trình tiêm chủng mở rộng của Viện VSDT trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2020 83

3.1.1 Mục tiêu tổng quát 83

3.1.2 Mục tiêu cụ thể 83

3.2 Quan điểm và phương hướng hoàn thiện tổ chức thực thi chương trình TCMR quốc gia 85

Trang 6

3.3.1 Giải pháp hoàn thiện giai đoạn chuẩn bị triển khai 86

3.3.2 Tăng cường công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện 92

3.3.3 Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng mở rộng 96

3.3.4 Các giải pháp khác 98

3.4 Một số kiến nghị 99

3.4.1 Kiến nghị đối với Bộ Y tế 99

3.4.2 Kiến nghị đối với Viện VSDT Tây Nguyên 100

3.4.3 Kiến nghị đối với địa phương 101

KẾT LUẬN 103

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

PHỤ LỤC 108

Trang 7

CTTCMR Chương trình tiêm chủng mở rộngEPI Expanded Programeon Immunization Chương trình tiêm chủng mở rộngGAVI

Global Alliance forVaccines andImmunisation

Liên minh toàn cầu về vắc xin vàtiêm chủng

Children's Fund Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc

WHO World HealthOrganization Tổ chức Y tế Thế giới

Trang 8

Bảng 2.1 Dân số của thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2009 - 2014 41

Bảng 2.2: Tổng hợp văn bản hướng dẫn hoạt động chương trình TCMR 53

Bảng 2.3: Tổng hợp tình hình tổ chức tập huấn chương trìnhTCMR 54

Bảng 2.4: Một số nội dung chính của chương trình tập huấn TCMR 55

Bảng 2.5: Thực trạng tài chính chương trình TCMR tại TP Buôn Ma Thuột 58

Bảng 2.6: Hiểu biết của bà mẹ có con từ 0 – 6 tuổi về chương trình TCMR 62

Bảng 2.7: Khảo sát về việc tuyên truyền, phổ biến chương trình TCMR 63

Bảng 2.8: Khảo sát sự phù hợp của chương trình 64

Bảng 2.9: Khảo sát chất lượng cơ sở vật chất và dịch vụ phục vụ 64

Bảng 2.10: Khảo sát chất lượng chương trình TCMR 66

Bảng 2.11: Khảo sát cán bộ y tế các tuyến trong quá trình tham gia TCMR 66

Bảng 2.12: Kết quả tiêm chủng các loại vắc xin trong TCMR các năm 69

BIỂU ĐỒ: Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dân số của TP Buôn Ma Thuột giai đoạn 2009 - 2014 42

Biểu đồ 2.2: Số lượng lao động tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên qua các năm 46

Biểu đồ 2.3: Thông tin về giới tính và độ tuổi 46

Biểu đồ 2.4: Thông tin về trình độ chuyên môn 47

Biểu đồ 2.5: Thực trạng tài chính chương trình TCMR tại TP Buôn Ma Thuột 59

Biểu đồ 2.6: Khảo sát về cơ sở vật chất và dịch vụ phục vụ 65

SƠ ĐỒ: Sơ đồ 1: Khung nghiên cứu của luận văn 7

Sơ đồ 1.1: Hệ thống tổ chức chương trình TCMR ở Việt Nam 17

Sơ đồ 1.2: Hệ thống giám sát bệnh trong TCMR 23

Sơ đồ 1.3: Hệ thống giám sát phản ứng sau tiêm chủng 24

Sơ đồ 1.4: Hệ thống dây chuyền lạnh trong TCMR 25

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên 45

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức chương trình TCMR của Viện VSDT Tây Nguyên 50

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Chương trình tiêm chủng mở rộng (CTTCMR) bắt đầu được triển khai ở ViệtNam từ năm 1981 với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và quỹ nhi đồngliên hợp quốc (UNICEF) Sau một thời gian thí điểmchương trình từng bước được

mở rộng dần cả về địa bàn và đối tượng tiêm, đến năm 1985 chương trình TCMRđược đẩy mạnh và triển khai trên phạm vi cả nước Từ năm 1986chương trìnhTCMR được coi là một trong 6 chương trình y tế quốc gia ưu tiên Năm 1990, mụctiêu phổ cập tiêm chủng cho toàn thể trẻ em dưới 1 tuổi đã được hoàn thành, với87% trẻ dưới 1 tuổi trong cả nước được tiêm chủng đầy đủ 6 loại kháng nguyên(lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và sởi)

Chương trình tiêm chủng mở rộng góp phần giảm chi phí điều trị, giảm nguy

cơ tàn phế của trẻ em…Để đạt được những thành quả như vậy, công tác tiêm chủngphải đảm bảo yêu cầu chất lượng cao vì vắc xin là một sinh phẩm đặc biệt, cần thiếtđược bảo quản lạnh, đòi hỏi phải có hệ thống dây chuyền lạnh bảo quản vaccin,phương tiện vận chuyển vaccin…và trên bình diện toàn cầu, sự thành công củachương trình tiêm chủng không chỉ bảo vệ mà còn cứu sống được rất nhiều trẻ em

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính trung bình có khoảng 2,5 triệu trẻ em đượccứu sống Ở Việt Nam, sau gần 30 năm có khoảng 67 triệu trẻ em được bảo vệ.Theo tính toán của Tổ chức Y tế thế giới chương trình này cứu sống được khoảng40.000 trẻ khỏi tử vong nếu không có chương trình tiêm chủng

Chương trình TCMR Việt Nam đã xây dựng được mạng lưới từ trung ương tới

xã (phường) Kể từ năm 1994, sau khi 100% số xã, phường trên toàn quốc đãđược bao phủ chương trình TCMR, tỷ lệ số trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy

đủ trở thành một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng củachương trình

Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên là một đơn vị sự nghiệp Y tế dự phòng trựcthuộc Bộ Y tế, đóng chân trên địa bàn Tây Nguyên có chức năng chủ yếu là chỉ đạo

Trang 10

tuyến, phòng chống dịch bệnh cho đồng bào các dân tộc 04 tỉnh Tây Nguyên: ĐắkLắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và nghiên cứu, phát hiện các bệnh truyền nhiễmtrên địa bàn được giao.

Tây Nguyên là một trong những địa bàn có diện tích lớn nhất cả nước, hiểmtrở, đi lại khó khăn, khó tiếp cận; Tập tục, tập quán của người dân tộc lạc hậu, nhậnthức của người dân hạn chế, khó tuyên truyền vận động; Cơ sở vật chất, trang thiết

bị của các trạm y tế xã thiếu thốn; Trình độ các bộ chuyên trách tiêm chủng cònthấp; Sự tham gia của chính quyền địa phương còn nhiều hạn chế; Kinh phí hỗ trợcho cán bộ làm công tác tiêm chủng thấp; Tỷ lệ sinh tại trạm y tế xã thấp, khó thựchiện tiêm phòng viêm gan B sơ sinh; Nhiều xã khu vực vùng sâu, vùng xa khó tiếpcận nên không thể triển khai công tác tiêm chủng hàng tháng mà phải thực hiện theođịnh kỳ (được gọi là vùng lõm)

Trong những năm gần đây, khi mà chương trình tiêm chủng mở rộng đượctriển khai và đạt nhiều kết quả đáng khích lệ đối với các cơ sở y tế dự phòng trên cảkhu vực Tây Nguyên, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế trong việc thực hiện chươngtrình TCMR Trước tình hình đó, việc thực hiện nâng cao hiệu quả chương trìnhTCMR là việc làm hết sức cần thiết

Từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Tổ chức thực thi chương trình

tiêm chủng mở rộng của Viện VSDT Tây Nguyên trên địa bàn thành phố Buôn

Ma Thuột” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình, đồng thời qua đề tài, mong

muốn đóng góp thêm những đề xuất của bản thân để công tác tổ chức thực thichương trình của Viện VSDT Tây Nguyên được hoàn thiện hơn

2 Tổng quan nghiên cứu

2.1 Các công trình nghiên cứu đã thực hiện

Quá trình phát triển của chương trình tiêm chủng mở rộng là quá trình mởrộng và tăng cường hỗ trợ cho các địa phương có nhiều khó khăn, đẩy mạnh côngtác tiêm chủng cuối cùng tiến tới xoá xã trắng và bản trắng về tiêm chủng Ngành ytếchương trình tiêm chủng mở rộng đã tích cực thực hiện triệt để chính sách tiêmchủng mở rộng của Nhà nước trong việc thiết thực bảo vệ chăm sóc trẻ em, đảm bảo

Trang 11

quyền của trẻ em Việt Nam, tất cả vì một thế hệ trẻ em Việt Nam trong tương laikhỏe mạnh và sáng tạo.

Tuy nhiên để thực hiện được các chính sách kinh tế - xã hội có hiệu quả thì vaitrò của việc tổ chức thực thi càng được nâng cao, nhiều khi còn phức tạp và khókhăn hơn việc hoạch định các chính sách

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài tiêm chủng mở rộng cũng nhưviệc tổ chức thực thi các chính sách kinh tế - xã hội trong và ngoài nước, bao gồm

cả các bài báo khoa học, các luận văn, luận án Ta có thể nêu một số công trình điểnhình như sau:

- Trần Thị Liên, (2011), “Thực trạng triển khai công tác tiêm chủng mở rộng

tại tỉnh Lai Châu”, Báo cáo tham luận hội nghị tiêm chủng mở rộng

Đề tài của tác giả tập trung vào nghiên cứu thực trạng triển khai công tác tiêmchủng mở rộng tại tỉnh Lai Châu trong giai đoạn 1992 – 2012 Tác giả đã tiến hànhđiều tra, thu thập số liệu nghiên cứu về những tiêu chí như: Thời gian triển khai;Nhân lực tiêm chủng; Bảo quản vắc xin và hình thức tổ chức Đề tài nghiên cứu đãchỉ ra những đặc điểm của địa phương, những thuận lợi cũng như khó khăn còn tồntại trong công tác tổ chức tiêm chủng mở rộng tại một tỉnh miền núi còn nhiều khókhăn Khó khăn lớn nhất là việc bảo quản lạnh vắc xin đảm bảo chất lượng mũitiêm là yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ tiêm chủng Đây là khó khăn lớn cho việctriển khai TCMR cho con em các dân tộc vùng biên giới này Đó cũng là một tháchthức đối với ngành y tế nói chung và của chương trình TCMR nói riêng

- Đặng Tuấn Đạt và công sự, (2011), “Đánh giá một số lợi ích kinh tế - xã hội

của chương trình tiêm chủng mở rộng ở tỉnh Gia Lai, giai đoạn 1997 – 2006”, Báo

cáo tham luận Hội nghị Tiêm chủng mở rộng

Đây là một nghiên cứu hồi cứu và cắt ngang để đánh giá một số lợi ích về kinh

tế và xã hội của chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) ở tỉnh Gia Lai gia đoạn

từ năm 1997 -2006 Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này là số liệu gốc hoặc thứcấp từ các chứng từ, sổ chi và sổ cái, báo cáo tài chính của kế toán; số liệu về chiphí, tình hình mắc bệnh trong 10 năm từ 1997 đến 2006 được thu thập Điều tra

Trang 12

cộng đồng với cỡ mẫu 899 bà mẹ có con từ 0 -10 tuổi tại tỉnh Gia Lai năm 2008nhằm đánh giá hiểu biết, thực hành của bà mẹ về tiêm chủng vắc xin phòng bệnh.Kết quả phân tích lợi ích về kinh tế cho thấy: Chương trình TCMR để phòng bệnh ởGia Lai là một đầu tư có lợi ích kinh tế y tế cao hơn so với điều trị bệnh; Lợi ích về

xã hội: TCMR tỉnh Gia Lai đã bao phủ tới cấp xã và thôn; Tình hình bệnh và dịchbệnh trong các bệnh có vắc xin trong TCMR giảm rõ rệt; Cộng đồng các dân tộcsinh sống ở Gia Lai tham gia tiêm chủng với tỷ lệ 90,7%

- Trương Văn Dũng, (2011), “Nghiên cứu tình hình tiêm chủng mở rộng ở trẻ

từ 10 đến 36 tháng tuổi tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh năm 2010”.

Tác giả tập trung vào 02 mục tiêu nghiên cứu gồm: (1) Mô tả tình hình tiêmchủng mở rộng và thực trạng hiểu biết về chương trình tiêm chủng mở rộng của bà

mẹ và trẻ từ 10 đến 36 tháng tuổi tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh năm 2010;(2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới tỷ lệ tiêm chủng mở rộng và sự hiểu biết vềchương trình tiêm chủng mở rộng của đối tượng nghiên cứu trên Đề tài nghiên cứu

đã thành công trong việc thống kê được tỷ lệ trẻ em tiêm chủng trong huyện ChâuThành, đồng thời đo lường được sự hài lòng của các bà mẹ khi đưa trẻ đến tiêmchủng Tác giả cũng chỉ ra được công tác truyền thông trực tiếp đã làm rất tốt với98,91% bà mẹ biết được thông tin qua các cán bộ y tế Ngoài ra, những yếu tố ảnhhưởng đến sự hiểu biết còn từ trình độ học vấn, độ tuổi và nghề nghiệp của bà mẹ

- Nguyễn Thanh Hải (2011), “Tổ chức thực thi chính sách phòng, chống tham

nhũng tại tỉnh Đồng Nai”.

Tuy đề tài này không đề cập tới vấn đề chính là chính sách tiêm chủng mởrộng mà tôi đang nghiên cứu nhưng đề tài này lại có nhiều mối liên hệ mật thiết,nhất là cùng đề cập tới nội dung tổ chức thực thi một chính sách kinh tế - xã hội củaNhà nước đề ra

Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề chính sau: Thông qua cơ sở lý luận

và thực tiễn, việc tổ chức thực thi chính sách phòng chống tham nhũng trên địa bàntỉnh Đồng Nai tập trung nghiên cứu đưa ra một số vấn đề sau: (1) Hệ thống hóa mộtcách tương đối đầy đủ những vấn đề cơ bản về tham nhũng và chính sách phòng

Trang 13

chống tham nhũng; (2) Liên hệ và vận dụng lý thuyết tổ chức thực thi chính sáchkinh tế xã hội vào việc thực hiện một chính sách cụ thể đó là chính sách phòngchống tham nhũng trên địa bàn; (3) Đánh giá, phân tích việc tổ chức thực thi chínhsách phòng chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, trên cơ sở đối chiếu sosánh với chính sách chung đã được ban hành từ đó đưa ra được những hạn chế, tồntại, bất cập đồng thời kiến nghị một số vấn đề cụ thể nhằm thực hiện tốt hơn trongthời gian tới Tác giả đã đề xuất được những giải pháp và kiến nghị nhằm nângcao hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách phòng, chống tham nhũng trên địabàn tỉnh, góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh ĐồngNai như: Hoàn thiện chế độ công vụ, công chức, nâng cao chất lượng thực thi công vụ;Hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh bìnhđẳng, công bằng, minh bạch; Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực,hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước

2.2 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên chỉ đề cập đến việc đánh giá kết quảthực hiện hoặc quan tâm đến khía cạnh kỹ thuật tiêm chủng, chứ chưa đánh giá vềgóc độ quản lý

Công tác tổ chức thực thi một chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước tạitừng lĩnh vực là hoàn toàn khác nhau, vì có những đặc trưng riêng nhất định Nóiđến chương trình tiêm chủng mở rộng là bao gồm tất cả các ngành và các địaphương trên cả nước cùng phối kết hợp thực hiện Ngoài ra, mỗi địa phương cóthể có những đặc thù riêng về việc thực hiện tiêm chủng mở rộng; Do đó các đềtài nghiên cứu về tổ chức thực thi nói chung cũng như tổ chức thực thi đối vớichương trình tiêm chủng mở rộng nói riêng đều là cần thiết và không hoàn toàngiống nhau

Riêng đối với tỉnh Đắk Lắk và cụ thể là tại thành phố Buôn Ma Thuột, thì tácgiả chưa thấy có công trình nào đi sâu nghiên cứu về việc đánh giá công tác tổ chứcthực thi đối với chương trình tiêm chủng mở rộng Do đó, đây chính là những điềukiện quan trọng để tác giả quyết định tiến hành lựa chọn nghiên cứu đề tài này

Trang 14

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Xây dựng khung lý thuyết về việc tổ chức thực thi chương trình tiêm chủng

mở rộng

- Phân tích thực trạng tổ chức thực thi chương trình tiêm chủng mở rộng củaViện VSDT Tây Nguyên trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột, chỉ ra điểm mạnh, điểmyếu cũng như nguyên nhân của những điểm yếu trong tổ chức thực thi chương trìnhcủa Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên

- Đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện tổ chức thực thi chươngtrình tiêm chủng mở rộng trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động tổ chức thực thi chương trìnhtiêm chủng mở rộng của Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên trên địa bàn thành phốBuôn Ma Thuột

* Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu được giới hạn với các nội dung về tổ chức

thực thi chương trình tiêm chủng mở rộng của Viện VSDT Tây Nguyên

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại thành phố Buôn Ma

Thuột, tỉnh Đắk Lắk

- Phạm vi thời gian: Số liệu được thu thập, tập hợp và phân tích trong khoảng

thời gian từ 2010 đến 2015, giải pháp đề xuất đến 2020

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Khung nghiên cứu

Khung nghiên cứu được áp dụng trong đề tài như sau:

Trang 15

Sơ đồ 1: Khung nghiên cứu của luận văn

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

5.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập bao gồm:

- Các sách tham khảo, báo cáo nghiên cứu, các báo cáo hội thảo, chuyên đề, luậnvăn, luận án,… về các nội dung liên quan đến chương trình tiêm chủng mở rộng

- Thông tin từ các báo cáo hàng năm, thông tin nội bộ của Viện Vệ sinh Dịch

tễ Tây Nguyên

- Nguồn dữ liệu bên ngoài như: các tạp chí về y tế dự phòng, website của bộ Y tế…

5.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp

* Phương pháp thảo luận

- Mục đích thảo luận: Thu thập các thông tin liên quan đến chương trình tiêmchủng mở rộng, đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện chương trình và các nguyênnhân ảnh hưởng

- Đối tượng: Lãnh đạo đơn vị Y tế Dự phòng của thành phố Buôn Ma Thuột,lãnh đạo Viện VSDT Tây Nguyên có liên quan tới chương trình tiêm chủng mởrộng để từ đó có được bảng câu hỏi chuẩn để khảo sát trên địa bàn

- Chuẩn bị triển khai

- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện

- Kiểm tra, giám sát

Mục tiêu chương trình TCMR

- Tăng độ bao phủ của chương trình

- Tăng tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em dưới

1 tuổi trên phạm vi cả nước

- Giảm tỷ lệ mắc các bệnh trong chương trình TCMR

Trang 16

* Phương pháp điều tra khảo sát

- Mục tiêu điều tra: Điều tra khảo sát về đánh giá của người dân và cán bộthực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng của Viện VSDT Tây Nguyên triển khaitrên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột

- Đối tượng điều tra: Người dân, cán bộ thực hiện chương trình

- Số phiếu phát ra:

+ Người dân: Phát ra là: 360 phiếu, thu về: 350 phiếu hợp lệ

+ Cán bộ: Phát ra là: 63 phiếu, thu về: 63 phiếu hợp lệ

- Hình thức gửi phiếu: Gửi phiếu điều tra trực tiếp

- Địa bàn khảo sát: Khảo sát tại các trạm Y tế của 21 xã, phường trong địa bànthành phố Buôn Ma Thuột

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm những nội dung chínhnhư sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức thực thi chương trình tiêm chủng mở rộng.

Chương 2: Thực trạng tổ chức thực thi chương trình tiêm chủng mở rộng của Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chương trình tiêm chủng mở rộng của Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên.

Trang 17

- Theo tài liệu Bộ Y tế Việt Nam: Tiêm chủng là kích thích sự đáp ứng miễndịch đặc hiệu của cơ thể của từng người đối với từng loại vi khuẩn hay khángnguyên Đây có thể là miễn dịch dịch thể hay miễn dịch tế bào hoặc cả hai.

1.1.1.2 Phân loại tiêm chủng mở rộng

* Tiêm chủng thường xuyên (TCTX)

Buổi tiêm chủng được tổ chức hàng tháng và mỗi tháng chỉ tổ chức tiêmchủng trong 1 - 3 ngày cố định Tuyến xã là nơi tiêm hầu hết các mũi vắc-xin trongchương trình TCMR cho đối tượng trẻ em và phụ nữ có thai/ nữ ở tuổi sinh đẻ Tạimỗi xã có thể có một hoặc nhiều điểm tiêm chủng:

- Ở hầu hết các xã, điểm tiêm chủng cố định tại trạm y tế xã là hình thức cơbản nhất, tại các xã này buổi tiêm chủng được tổ chức vào một ngày hoặc một sốngày cố định trong tháng Riêng vắc xin viêm gan B, do khuyến cáo của chươngtrình là tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh nên liều sơ sinh được các trạm y tếthực hiện bất cứ khi nào có trẻ được sinh ra Ở những vùng đồng bằng, điều kiệngiao thông thuận tiện, không quá xa, người dân dễ dàng tiếp cận với dịch vụ y tế,

Trang 18

mỗi xã chỉ có một điểm tiêm chủng tại trạm y tế.

- Ở một số xã có địa bàn rộng hoặc đi lại khó khăn điểm tiêm chủng ngoàitrạm có thể được tổ chức hàng tháng, định kỳ hoặc trong các đợt chiến dịch Mỗiđiểm tiêm chủng ngoài trạm thực hiện tiêm chủng cho một cụm các thôn gần nhau.Điểm được chọn là thôn nằm ở trung tâm của cụm Cách thức tổ chức này giúpngười dân dễ tiếp cận với dịch vụ tiêm chủng hơn, làm tăng tỷ lệ tiêm chủng tại cácvùng khó khăn, đặc biệt ở vùng miền núi, vùng sông nước Điểm tiêm tại cáctrường học thường được nhắc tới trong các đợt triển khai tiêm chủng chiến dịch chođối tượng trong độ tuổi đi học

* Tiêm chủng định kỳ

Tại một số vùng rất khó tiếp cận, do khó khăn về điều kiện địa lý, giao thông,dân cư thưa thớt (mùa mưa, đi lại khó khăn, có khi không có đường vào xã, thônbản) nên mỗi năm chỉ có thể tổ chức tiêm vắc-xin cho trẻ từ 3 đến 6 lần Với hìnhthức tiêm chủng này trẻ không thể được tiêm chủng đúng lịch mà chỉ cố gắng đảmbảo cho trẻ nhận đủ các liều vắc-xin quy định

Do hạn chế về chất lượng của việc tiêm chủng định kỳ nên các địa phươngcàng ngày càng cố gắng khắc phục khó khăn như cung cấp tủ lạnh tại xã để bảoquản vắc-xin trước mùa mưa, tăng cường phối hợp với bộ đội biên phòng, quân y

để chuyển dần sang hình thức tiêm chủng thường xuyên hàng tháng

* Tiêm chủng lưu động

Cán bộ y tế đến tiêm “vét” tại nhà các đối tượng xa trạm hoặc vì bất kỳ lý do

gì không đi tiêm chủng Trước đây, hình thức này khá phổ biến Tuy nhiên từ năm

2007, Bộ Y tế đã có quy định không tiến hành tiêm chủng theo hình thức này nhằmtăng cường an toàn và chất lượng tiêm chủng

Khoa sản của các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện chỉ tiêm vắc xin viêm gan Bliều sơ sinh cho những trẻ sinh tại các bệnh viện này Một số bệnh viện thực hiệntiêm vắc xin BCG cho trẻ sơ sinh cùng với vắc xin viêm gan B

Trong một số chiến dịch tiêm chủng như chiến dịch tiêm sởi, chiến dịch uốngvắc xin bại liệt, với số lượng lớn đối tượng, tiêm chủng còn được tổ chức ở nhiều

Trang 19

điểm khác nhau như trạm y tế, thôn bản, trường học, cơ quan

1.1.2 Khái niệm và nội dung của chương trình tiêm chủng mở rộng

1.1.2.1 Khái niệm chương trình TCMR

Chương trình Tiêm chủng mở rộng (Expanded Programe on Immunization:EPI) bắt đầu triển khai ở Việt Nam 1981, khởi đầu từ 4 cơ sở thí điểm tại 4 phườngcủa thành phố Hà Nội

Năm 1985chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã triển khai được ở 53tỉnh/thành phố trong cả nước Từ 1995 đến nay, 100% xã phường trong cả nước đềuđược bao phủ bởi dịch vụ này

Chương TCMR là một chương trình phòng chống bệnh mang tính đại trà củaViệt Nam Được thực hiện từ tuyến cơ sở xã - phường Nội dung triển khai tiêmphòng 6 bệnh nguy hiểm: Ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt mà đối tượng khôngphải trả phí Một số vắc xin dịch vụ không nằm trong chương trình này Người dântham gia phải chi trả chi phí theo quy định hiện hành của ngành y tế

1.1.2.2 Nội dung cơ bản của chương trình

a Mục tiêu của chương trình

Chương trình TCMR cùng với các chương trình y tế khác như chương trìnhphòng chống sốt rét, phòng chống sốt xuất huyết, phòng chống laochương trình bổsung vitamin A là những giải pháp để đảm bảo thực hiện chủ trương về y học dựphòng tích cực và chủ động của Ðảng và Nhà nước ta

Chương trình TCMR nhằm chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ trẻ em và phụ nữ cóthai

Đẩy lùi nhiều bệnh dịch nguy hiểm, thường gặp ở trẻ em trong những nămtrước đây như lao, ho gà, bạch hầu, uốn ván

b Chủ thể và đối tượng của chương trình

+ Chủ thể của chương trình bao gồm:

- Chủ thể định hướng chương trình là: Bộ Y tế, Bộ Tài chính

- Chủ thể xây dựng các phương án chương trình là Bộ Y tế, Viện VSDT Trungương và VSDT các khu vực, lãnh đạo các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa

Trang 20

y tế dự phòng, Viện Vệ sinh Dịch tễ và đối tượng thụ hưởng là người dân.

+ Đối tượng của chương trình bao gồm:

Ðối tượng TCMR là trẻ em và phụ nữ có thai hoặc phụ nữ trong độ tuổi 15

-35 ở một số vùng trọng điểm

- Các loại vắc xin được sử dụng trong chương trình gồm: vắc xin phòng lao(BCG), phòng bại liệt (OPV), phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván (DPT), phòng sởi,phòng viêm gan B, phòng viêm não Nhật Bản, phòng thương hàn và phòng tả

- Chương trình TCMR vẫn là một trong những trọng tâm ưu tiên của ngành y

tế với sự đầu tư gần 100 tỷ đồng/năm và sự hỗ trợ kỹ thuật, tài chính của chính phủcác nước, các tổ chức quốc tế Việt Nam có thể sẽ tiến tới loại trừ hoặc khống chếđược một số bệnh khác như uốn ván sơ sinh, sởi, viêm não Nhật Bản, ho gà Ðồngthời, tiếp tục mở rộng đưa thêm 1 số loại vắc xin mới vào chương trình, nhằm phục

vụ sức khoẻ trẻ em ngày càng tốt hơn

c Nguyên tắc thực hiện chương trình

- Hiệu quả: Thực hiện nghiêm các quy định, chính sách phải được triển khaiđến đúng đối tượng thụ hưởng và phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực củachương trình Cũng như làm sao để chương trình phát huy tốt vai trò trong việc bảo

vệ sức khỏe cho cộng đồng

- Hiệu lực: Chương trình phải đảm bảo tính khả thi, dễ dàng thực hiện và tạo

ra tác động tích cực và là động lực giúp người dân yên tâm trong việc tham gia vàochương trình

- Phù hợp: Chương trình phải phù hợp với thực tiễn tại địa phương, đồng thờichương trình phải đảm bảo phù hợp với các đối tượng, vùng miền để chương trình

dễ dàng đi vào thực tiễn và phát huy tốt hiệu quả

Trang 21

Tăng cường độ bao phủ thông tin kết hợp truyền thông đại chúng với truyềnthông trực tiếp và các loại hình truyền thông khác nhau nhằm thường xuyên cungcấp thông tin kịp thời, chính xác đến cộng đồng.

Xây dựng, chỉnh sửa bổ sung và cập nhật các kiến thức liên tục các tài liệu liênquan tiêm chủng mở rộng nhằm hỗ trợ cán bộ truyền thông không ngừng nâng caokiến thức và kỹ năng truyền thông

Định kỳ tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, kiến thức trình độchuyên môn cho cán bộ nhân viên y tế xã, phường, nhân viên y tế tham gia tiêmchủng mở rộng

* Công cụ:

- Kinh tế: Đưa ra các biện pháp khen thưởng kịp thời dành cho những đơn vịhoàn thành và hoàn thành sớm chỉ tiêu đề ra Đồng thời có các biện pháp chế tàichính hỗ trợ những đơn vị khó khăn Ngoài ra, còn đưa ra các mức phạt mang tínhrăn đe đối với những đơn vị không hoàn thành công việc đề ra,

- Hành chính tổ chức:

+ Tăng cường công tác theo dõi, giám sát và hỗ trợ các hoạt động thuộc

chương trình tiêm chủng và báo cáo định kỳ theo quy định

+ Xây dựng văn bản quy định quản lý, cung cấp thông tin, quy trình và quychế phối hợp liên ngành trong công tác tiêm chủng mở rộng

+ Tăng cường sự ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức các hoạt

Trang 22

động huy động cơ quan chính quyền, tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể địa phươngchú trọng đến công tác tiêm chủng mở rộng, có kế hoạch hỗ trợ chính sách cũngnhư nguồn lực để phối hợp, thúc đẩy, hỗ trợ ngành y tế triển khai các chương trìnhhoạt động tiêm chủng mở rộng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

- Tâm lý giáo dục: Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, nhắc nhở sâu rộngtới cán bộ và người dân về lợi ích của việc tiêm chủng mở rộng Khuyến khích,động viên người dân đưa trẻ đi tiêm chủng

1.2 Tổ chức thực thi chương trình tiêm chủng mở rộng

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu tổ chức thực thi chương trình TCMR

Tổ chức thực thi chương trình về y tế là quá trình biến các chương trình thànhnhững kết quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức trong bộ máy Nhànước, nhằm hiện thực hóa những mục tiêu mà chương trình đó đã đề ra

Tổ chức thực thi chương trình tiêm chủng mở rộng là quá trình biến chươngtrình TCMR thành những kết quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chứctrong bộ máy nhà nước nhằm hiện thực hóa những mục tiêu của chương trìnhTCMR trong thực tế cuộc sống, góp phần thực hiện mục tiêu bảo vệ sức khỏe conngười bền vững gắn với nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

1.2.2 Vai trò của tổ chức thực thi chương trình

Quá trình tổ chức thực thi chương trình về y tế có ý nghĩa quyết định với sựthành công hay thất bại của một chương trình và có tầm quan trọng lớn lao đối vớihoạt động quản lý của Nhà nước trên các lĩnh vực y tế

Hoạch định chương trình là điều kiện cần, tổ chức thực thi chương trình làđiều kiện đủ để đưa chương trình vào thực tế cuộc sống và có một chương trìnhthành công Tổ chức thực thi giúp cho các mục tiêu của chương trình được hiệnthực hóa trong cuốc sống thông qua quá trình hành động cụ thể, tiến hành thực thicác giải pháp chương trình Trên thực tế, do nhận thức hạn chế của một số bậc phụhuynh về chương trình tiêm chủng mở rộng nên ảnh hưởng đến hiệu quả củachương trình

Hơn nữa, mỗi chương trình chỉ có thể thành công khi nó nhận được sự ủng hộ

Trang 23

và hưởng ứng của nhân dân Thái độ và hành động của nhân dân phụ thuộc vào lợiích mà chương trình đem lại cho bản thân họ và nhận thức của họ về về lợi ích màchương trình đem lại.

Chương trình tiêm chủng mở rộng đem lại lợi ích to lớn cho người dân trongviệc bảo vệ sức khỏe của mình, đặc biệt là trẻ em và các đối tượng ma chương trìnhhướng đến nên đa số được nhân dân đồng tình ủng hộ, hưởng ứng và tích cực thamgia thực hiện

1.2.3 Quy trình tổ chức thực thi chương trình TCMR

1.2.3.1 Giai đoạn chuẩn bị triển khai chương trình

a Bộ máy tổ chức thực thi chương trình

Để tổ chức thực thi chương trình TCMR, Bộ Y tế đã ra Quyết định số107/QĐ-BYT ngày 11/01/2013 về việc thành lập Ban Quản lý Dự án Tiêm chủng

mở rộng giai đoạn 2012 - 2015

Ban Quản lý Dự án Tiêm chủng mở rộng là đơn vị tổ chức thực hiện Dự án,chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế và trước Ban Quản lý Chương trình mụctiêu Quốc gia Y tế giai đoạn 2012 – 2015 về toàn bộ hoạt động của Dự án Tiêmchủng mở rộng

Ban Quản lý dự án có nhiệm vụ:

- Xây dựng tài liệu Dự án và kế hoạch hoạt động, kế hoạch kinh phí của Dự ánbao gồm mục tiêu, chỉ tiêu, tỷ lệ tiêm vắc xin, các loại vắc xin sử dụng trong tiêmchủng mở rộng, lịch tiêm chủng phù hợp với các đối tượng, kế hoạch tiêm chủngcủa các địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện kếhoạch sau khi được phê duyệt

- Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, giám sát các đơn vị, địa phương trong việcthực hiện các hoạt động của Dự án Tiêm chủng mở rộng để phát hiện và xử lý kịpthời các vấn đề mới phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Dự án

- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác antoàn tiêm chủng và giám sát các bệnh trong danh mục tiêm chủng mở rộng

- Quản lý và sử dụng các nguồn lực của dự án đúng mục đích, đạt hiệu quả

Trang 24

kinh tế - kỹ thuật và tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật.

- Thiết lập và duy trì hợp tác với các tổ chức quốc tế, các tổ chức Chính phủ

và phi Chính phủ nhằm huy động nguồn lực cho các hoạt động của Dự án

- Tổ chức đánh giá việc thực hiện dự án và báo cáo kết quả thực hiện Dự ántới Lãnh đạo Bộ Y tế và các cơ quan có liên quan theo quy định

- Tổ chức bàn giao tài liệu, tài chính, tài sản khi Dự án kết thúc theo quy địnhcủa pháp luật và của Bộ Y tế

- Kiện toàn Ban chỉ đạo và Văn phòng TCMR tuyến Trung ương, khu vực,tỉnh, bộ phận chuyên trách và cán bộ chuyên trách TCMR tuyến huyện và xã

- Tham mưu cho Bộ Y tế và lãnh đạo chính quyền/ngành y tế các địa phương

ra các văn bản chỉ đạo, củng cố, tăng cường về tổ chức cho hệ thống mạng lướiTCMR, cải thiện chế độ phụ cấp hoạt động cho nhân viên TCMR

Hệ thống Tiêm chủng mở rộng (TCMR) ở Việt Nam là sự hài hòa giữa hình thức

tổ chức quản lý Nhà nước theo tuyến hành chính từ xã lên tới huyện, tỉnh, khu vực vàtoàn quốc kết hợp với hình thức quản lý theo Chương trình, Dự án mục tiêu quốc gia.Tiêm chủng mở rộng là dự án mục tiêu quốc gia y tế Cấu trúc hệ thống gồmBan điều hành và Văn phòng tiêm chủng mở rộng Quốc gia đặt tại Viện Vệ sinhDịch tễ Trung ương

Có 4 văn phòng TCMR khu vực đặt tại 4 Viện Vệ sinh Dịch tễ/Pasteur của 4khu vực miền Bắc, miền Trung, miền Nam và Tây Nguyên

Tại tuyến tỉnh có bộ phận chuyên trách TCMR nằm trong khoa Kiểm soátbệnh truyền nhiễm hoặc khoa Dịch tễ thuộc Trung tâm YTDP của 63 tỉnh/thành phốtrên cả nước

Tuyến huyện có cán bộ chuyên trách TCMR nằm tại khoa Kiểm soát bệnhtruyền nhiễm thuộc trung tâm Y tế của các huyện trên cả nước

Tại tuyến xã, trạm y tế xã là đầu mối chịu trách nhiệm công tác TCMR ở các xã Tổng số nhân lực tham gia hoạt động của dự án TCMR khoảng 5.000 người,gồm chủ yếu là cán bộ y tế và một số thành phần khác như nhân viên kỹ thuật,ngành luật, truyền thông, cung ứng dịch vụ vận tải hoạt động ở tất cả các tuyến y

Trang 25

tế trên cả nước.

Sơ đồ 1.1: Hệ thống tổ chức Chương trình TCMR ở Việt Nam

(Nguồn: Viện VSDT Trung ương)

Các ban quản lý dự án TCMR và các cán bộ chuyên trách ở các cấp chịu tráchnhiệm xây dựng kế hoạch định kỳ và đột xuất, tổ chức thực hiện, giám sát và đánhgiá các hoạt động TCMR tại các tuyến từ trung ương, khu vực, tỉnh, huyện đến xã

và cộng đồng

Bộ Y tế chỉ đạo và điều hành công tác TCMR thông qua các cơ quan chứcnăng là Cục Y tế Dự phòng, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục Quản lý dược và Banđiều hành TCMR Quốc gia Việc chỉ đạo và điều hành chương trình tại từng địaphương cũng chủ yếu dựa trên hoạt động của các cơ quan Y tế dự phòng, Kế hoạch,Tài chính, Quản lý Dược cùng cấp và bộ phận, cá nhân chuyên trách TCMR

Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (1998 - nay): Được thành lập theo Quyết định

số 230/1998/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc

Trang 26

sắp xếp các cơ quan nghiên cứu triển khai khoa học và công nghệ thuộc Bộ Y tế Viện

Vệ sinh dịch tễ Trung ương có chức năng nghiên cứu về dịch tễ học, vi sinh y học,miễn dịch học và sinh học phân tử; nghiên cứu phát triển vắc xin mới và chế phẩm sinhhọc dùng cho người; chỉ đạo một số chương trình y tế quốc gia; tư vấn và đề xuất với

Bộ Y tế về các chiến lược và biện pháp y học dự phòng nhằm hạn chế và thanh toáncác bệnh phổ biến, nguy hiểm và mới nảy sinh; chỉ đạo hoạt động chuyên ngành, đàotạo sau đại học và xây dựng mạng lưới y tế dự phòng trên phạm vi toàn quốc:

- Chỉ đạo và giám sát các hoạt động của doanh nghiệp trực thuộc Viện đượcthành lập theo quy định của Nhà nước

- Xây dựng và triển khai quy chế hoạt động của Viện dựa theo quy định củapháp luật;

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đơn vị, quản lý tổ chứccán bộ, công chức, biên chế, tiền lương, tài chính, vật tư thiết bị của Viện theo quyđịnh của nhà nước;

- Tiếp nhận, quản lý và phân phối kinh phí, trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chấtcho các địa phương trên toàn quốc theo yêu cầu của Bộ Y tế

- Tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về thu, chi ngânsách của Viện, từng bước hạch toán thu, chi theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức doanh nghiệp nhà nước thuộc Viện khi có nhu cầu để hoạt động sảnxuất kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ khoa học kỹ thuật gắn với chức năng, nhiệm

vụ của Viện theo đúng quy định của nhà nước;

- Triển khai các dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế dự phòng, phát triển các dự

án hợp tác trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật để hỗ trợ hoạt độngchuyên môn, tăng thêm nguồn kinh phí cho Viện và cải thiện đời sống cho cán bộ,viên chức trong Viện

b Xây dựng chương trình hành động

Đối với chương trình TCMRchương trình hành động được bộ Y tế xây dựng,bắt đầu thực hiện từ năm 1985, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau Hiện tại, theoQuyết định số 107/QĐ-BYT ngày 11/01/2013 về việc thành lập Ban Quản lý Dự án

Trang 27

Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2012 - 2015.

Các cơ quan thực thi chương trình TCMR, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ sẽxây dựng chương trình hành động để đưa chương trình vào thực tế, xây dựng cácphương hướng và biện pháp thực thi cụ thể của cơ quan mình và trình cấp trênthông qua Các cơ quan thực thi phải lập kế hoạch tác nghiệp để chuẩn bị triển khaichương trình Trong đó phải xác định rõ ràng: thời gian triển khai chương trình;mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn thực thi chương trình; Danh mục các công việccần phải thực hiện; Sự phân bổ các nguồn lực để thực hiện từng mục tiêu cụ thể củachương trình trong từng giai đoạn

c Ban hành văn bản hướng dẫn

Để thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng thì Bộ Y tế đã ban hànhnhiều văn bản hướng dẫn cụ thể để thực hiện chương trình như:

- Quyết định số 4282/QĐ-BYT ngày 21 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ

Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch truyền thông về tiêm chủng giai đoạn 2014 – 2016

- Thông tư 12/2014/TT-BYT ra đời ngày 20/3/2014 thay thế cho Quyết định

số 23/2008/QĐ-BYT, văn bản mới đã được phổ biến đến các địa phương

Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 04 tháng 09 năm 2012 của Thủ tướngChính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia Y tế giai đoạn 2012 –

2015, trong đó định hướng mục tiêu như sau:

- Bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt cho đến khi đạt được mục tiêu thanhtoán trên toàn cầu Duy trì thành quả loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh (số mắc uốn ván

sơ sinh dưới 1/1.000 trẻ đẻ sống theo đơn vị huyện ở 100% số huyện);

- Trên 90% số trẻ em dưới 1 tuổi ở các quận, huyện được tiêm chủng đầy đủ 8loại vắc xin (lao, bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, sởi và Hib) theođơn vị huyện;

- Loại trừ bệnh sởi, giảm số trường hợp mắc sởi dưới 1/1.000.000 dân;

- Triển khai tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản B cho trẻ từ 1 đến 5 tuổitrong toàn quốc; mở rộng diện triển khai vắc xin phòng thương hàn, phòng tả cho

Trang 28

trẻ em tại vùng có nguy cơ cao;

- Giảm tỷ lệ mắc bệnh bạch hầu xuống 0,01/100.000 dân; bệnh ho gà xuống0,1/100.000 dân thông qua việc duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao và triển khai tiêm nhắclại vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván (DPT, Td);

- Sử dụng bơm kim tiêm tự khóa cho 100% mũi tiêm trong tiêm chủng mởrộng bao gồm tiêm chủng thường xuyên và tiêm chủng chiến dịch;

- Sử dụng vắc xin bại liệt tiêm (IPV) thay cho vắc xin bại liệt uống (OPV) khimục tiêu thanh toán bại liệt toàn cầu được thực hiện;

- Triển khai vắc xin sởi - rubella (MR) trong tiêm chủng mở rộng tiến tới loạitrừ bệnh rubella vào năm 2020

Bên cạnh đó, việc giám sát hỗ trợ các điểm tiêm chủng được thực hiện thườngxuyên bao gồm cả giám sát tại các điểm tiêm chủng chiến dịch và tiêm chủng thườngxuyên Ngoài ra hàng năm còn thực hiện việc hưởng ứng tuần lễ tiêm chủng mở rộngnhằm phát động chương trình đến toàn bộ người dân

d Tổ chức tập huấn

Để thực thi chính sách tín dụng ưu đãi người nghèo, Bộ Y tế thường xuyên tổchức tập huấn nghiệp vụ cho các bộ công chức trong hệ thống y tế các cấp Đồngthời, Bộ Y tế cũng đã cấp kinh phí và ủy quyền cho Sở Y tế, Viện VSDT, Trungtâm Y tế cấp huyện, xã tiến hành tập huấn hướng dẫn các nội dung liên quan

1.2.3.2 Giai đoạn chỉ đạo thực thi chương trình

a Sự vận hành của hệ thống thông tin đại chúng

Để đảm bảo thông tin về y tế, tuyên truyền các biện pháp phòng bệnh kịp thời,hiệu quả đến cộng đồng, Bộ Y tế đã hình thành mạng lưới truyền thông – giáo dụcsức khỏe từ trung ương đến địa phương tham gia vào các hoạt động truyền thông vềtiêm chủng mở rộng

Chương trình TCMR được tuyên truyền thường xuyên qua các phương tiệnthông tin đại chúng như báo hình, báo nói, báo viết, báo điện tử, qua công tác tậphuấn và qua các hoạt động khác của Bộ Y tế

b Các chương trình, chính sách

Chương trình TCMR được triển khai thực hiện thông qua các kế hoach, các dự

Trang 29

án, các chương trình cụ thể Các kế hoạch, các dự án, các chương trình sẽ giúpchúng ta tập trung nguồn lực vào khâu xung yếu nhất của chương trình TCMR vànâng cao hiệu quả của chương trình TCMR Chương trình TCMR đã triển khainhiều hoạt động để nâng cao chất lượng dịch vụ tiêm chủng cho người dân Hoạtđộng tập huấn mới và tập huấn lại về quy trình an toàn tiêm chủng cho các cán bộtiêm chủng các tuyến.

Chương trình TCMR đã xây dựng và cập nhật tài liệu, quy trình, văn bảnhướng dẫn triển khai công tác tiêm chủng mở rộng Các tài liệu, hướng dẫn nàyđược phổ biến đến các cán bộ y tế làm công tác tiêm chủng mở rộng thông quanhiều hình thức như tập huấn, giao ban hàng tháng, đăng tải trên trang web vềtiêm chủng mở rộng

Các thông tin về an toàn tiêm chủng ngày càng được phổ biến, công khai trêncác phương tiện thông tin để các cán bộ y tế có thể cập nhật nhanh chóng, dễ dàng

Bộ Y tế cùng thường xuyên có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai.Thông tư 12/2014/TT-BYT ra đời ngày 20/3/2014 thay thế cho Quyết đinh số23/2008/QĐ-BYT, văn bản mới đã được phổ biến đến các địa phương

c Tài chính chương trình

Tài chính chính sách chính là việc huy động nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn

để thực hiện chương trình TCMR Đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nướcđối với các quỹ để có thể tập trung được các nguồn lực trong nước và sự giúp đỡcủa Quốc tế cho việc thực hiện mục tiêu của chương trình

Nguồn ngân sách Nhà nước chi cho công tác tiêm chủng tăng hàng năm (chủyếu tăng cho việc bù chi phí do tăng kinh phí mua vắc xin, vật tư tiêm chủng, côngtiêm) song chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu để đảm bảo việc duy trì và bổ sungcác vắc xin mới Ngân sách Nhà nước cấp cho tiêm chủng mở rộng được ưu tiên sửdụng 70-75% để mua vắc xin và vật tư tiêm chủng

Nguồn ngân sách hỗ trợ do các tổ chức quốc tế và Chính phủ nước ngoài tàitrợ chiếm khoảng 25-30% tổng chi cho tiêm chủng mở rộng Đây là các nguồn viện

Trang 30

trợ không hoàn lại, viện trợ ODA và viện trợ nhân đạo phát triển

Nguồn tài trợ quốc tế chủ yếu tập trung vào việc cung cấp hiện vật như vắcxin, vật tư tiêm chủng, củng cố dây chuyền lạnh, hỗ trợ tổ chức tập huấn, triển khaivắc xin mới, hỗ trợ hoạt động tiêm chủng tại các vùng khó khăn Hỗ trợ của quốc

tế cho tiêm chủng mở rộng giảm dần hàng năm, kinh phí đối ứng từ nguồn ngânsách nhà nước phải tăng dần

d Phối hợp hoạt động giữa các ban ngành, các địa phương, các tổ chức quần chúng để thực thi chương trình

Các cơ quan thực thi chương trình thực hiện phối hợp với nhau để thực hiệnchương trình TCMR Để thực hiện tốt việc phối hợp này, Nghị định do Chính phủban hành sẽ có tính pháp lý cao, đảm bảo sự phân công rõ ràng, có sự phối hợp liênngành và trách nhiệm pháp lý đầy đủ trong việc tổ chức triển khai hoạt động tiêmchủng của các đơn vị thực hiện Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng,chính quyền các cấp đối với công tác tiêm chủng phòng bệnh

e Phát triển các dịch vụ hỗ trợ

Chương trình đưa ra các chính sách hỗ trợ, làm sao đảm bảo cho việc thực thimang lại hiệu quả cao nhất, như: Hỗ trợ kinh phí cho cán bộ làm công tác tiêmchủng; Hỗ trợ bằng hình thức thưởng cho một số hộ dân trong việc kêu gọi đồngbào đi tiêm chủng, …

Ngoài ra còn tổ chức hình thức tiêm dịch vụ, phải trả phí cho những đối tượngngười dân có thu nhập cao Hình thức tiêm chủng dịch vụ được thực hiện trongnhững năm gần đây và ngày càng phát triển Hiện có hơn 20 loại vắc xin được sửdụng dưới hình thức tiêm chủng dịch vụ

1.2.3.3 Giai đoạn kiểm tra và điều chỉnh

a Thu thập thông tin về thực hiện chương trình

Thông tin được thu thập qua các kênh: Báo cáo của các cơ quan thực thi từdưới lên trên; thông qua các hoạt động kiểm tra của cán bộ tổ chức thực thi chươngtrình ở cấp cơ sở; thông qua hoạt động thanh tra, kiểm soát, giám sát hoặc thông qua

Trang 31

các cuộc điều tra xã hội học.

Trong quá trình thực thi chương trình TCMR, chế độ thông tin báo cáo đượcthực hiện đầy đủ, nghiêm túc từ dưới lên theo định kỳ hàng tháng,hàng năm, hàngquý Hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát, tự kiểm tra cũng thường xuyên đượctiến hành đảm bảo có đủ thông tin phục vụ cho công tác quản lý

b Giám sát và cung ứng vật tư cho việc thực thi chương trình

* Hệ thống giám sát bệnh trong TCMR

Sơ đồ 1.2: Hệ thống giám sát bệnh trong TCMR

(Nguồn: Viện VSDT Trung ương)

Hệ thống giám sát dịch tễ các bệnh truyền nhiễm trong Chương trình TCMR

có vai trò rất quan trọng, được thiết lập nhằm thực hiện 2 nhiệm vụ chính:

- Cung cấp dữ liệu về tình trạng mắc, tử vong cùng với những đặc điểm về xuhướng và sự phân bố của tình trạng mắc, chết của 11 bệnh trong TCMR, nhằm phục

vụ cho công tác quản lý, điều chỉnh chiến lược đầu tư, nâng cao hiệu quả tiêmchủng cho từng bệnh thuộc Chương trình

- Cung cấp, chia sẻ số liệu giám sát ca mắc và tử vong của 11 bệnh TCMR cho

Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Quốc gia

Công tác giám sát bệnh truyền nhiễm trong TCMR đã và đang mở rộng

Trang 32

phương thức giám sát ca bệnh trong đó các ca bệnh được điều tra theo phiếu, lấymẫu bệnh phẩm chẩn đoán phòng thí nghiệm Hiện có các bệnh bại liệt, sởi, rubella

đã triển khai giám ca bệnh sát dịch tễ và phòng thí nghiệm trên phạm vi toàn quốc.Riêng bệnh uốn ván sơ sinh chỉ tiến hành điều tra ca bệnh

Bên cạnh đóchương trình đã thiết lập mạng lưới giám sát điểm các bệnh viêmnão Nhật Bản, viêm não màng não, hội chứng rubella bẩm sinh, tiêu chảy cấp doRota tại một số địa phương và bệnh viện tuyến trung ương

* Hệ thống giám sát phản ứng sau tiêm chủng (PƯSTC)

Sơ đồ 1.3: Hệ thống giám sát phản ứng sau tiêm chủng

(Nguồn: Viện VSDT Trung ương)

Hệ thống giám sát PƯSTC trong chương trình TCMR đã được thiết lập từnăm 2002 nhằm giảm các mối nguy cơ liên quan đến sử dụng vắc xin, phát hiệnsớm để sửa chữa và phòng tránh những sai sót có thể xẩy ra, đáp ứng nhanh, cóhiệu quả đối với các PƯSTC cũng như tuyên truyền có hiệu quả các thông tin chocộng đồng

Hệ thống giám sát PƯSTC bước đầu đã có sự phối hợp rất chặt chẽ của các cơ

sở điều trị (bệnh viện, phòng khám, trạm y tế) cũng như các cơ sở Y tế dự phòngkhác Tuy nhiên, cho tới nay các cơ sở y tế tư nhân chưa được huy động tham gia

Trang 33

đầy đủ vào hệ thống giám sát này.

* Hệ thống cung ứng

- Hệ thống cung ứng vắc xin và dây chuyền lạnh:

Sơ đồ 1.4: Hệ thống dây chuyền lạnh trong TCMR

(Nguồn: Viện VSDT Trung ương)

Hệ thống cung ứng vắc xin trong dây chuyền lạnh thuộc Chương trình TCMRthực hiện các nhiệm vụ chính sau:

Cung cấp thường xuyên, đầy đủ, đúng thời gian, đúng quy định về bảo quản

vắc xin TCMR Xây dựng và duy trì hoạt động thường xuyên của hệ thống “Dây

chuyền lạnh” từ tuyến trung ương (kho vắc xin quốc gia tại Viện VSDTTƯ) tớituyến khu vực, tỉnh, huyện, xã và từng điểm tiêm Tranh thủ sự hỗ trợ của các chínhphủ và tổ chức quốc tế, thường xuyên bổ sung, đổi mới các trang bị và kỹ thuật bảoquản, vận chuyển, cung cấp vắc xin tốt hơn trong dây chuyền lạnh

Hệ thống này gần đây có sự phối hợp chặt chẽ hơn của các cơ sở điều trị (bệnhviện, cơ sở hộ sinh, trạm y tế) trong việc bảo quản, cung ứng vắc xin viêm gan B

Trang 34

(VGB) và lao (BCG) cho trẻ sơ sinh.

- Hệ thống cung ứng vật tư tiêm chủng:

Hệ thống cung ứng vật tư tiêm chủng trong chương trình TCMR có các nhiệm

vụ chính như sau:

Cung cấp thường xuyên, đầy đủ, đúng thời gian các loại vật tư thiết yếu choTCMR như bơm kim tiêm, hộp an toàn, sổ sách, mẫu biểu, phiếu tiêm chủng cánhân, tranh ảnh, áp phích hướng dẫn, tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về TCMR Tranh thủ sự hỗ trợ của các chính phủ, các tổ chức trong nước và quốc tếthường xuyên bổ sung, đổi mới các trang bị và kỹ thuật, cung ứng sản phẩm vật tưtốt hơn, an toàn hơn, tiện ích hơn cho TCMR

Hệ thống này có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ sở quản lý vật tư, trang thiết

bị y tế và cơ sở dược, nhà sản xuất vật tư y tế của tất cả các tuyến trên cả nước

c Đánh giá việc thực thi chương trình và kiến nghị điều chỉnh chương trình

+ Đánh giá việc thực thi chương trình:

Từ những thông tin đã thu thập, các cơ quan thực thi chương trình tiến hành vàđánh giá hiệu lực, hiệu quả kinh tế - chính trị xã hội của chương trình

Đối với chương trình TCMR, trung tâm y tế các cấp thường xuyên tiến hànhđánh giá các kết quả, những tồn tại hạn chế trong thực thi chương trình và những tácđộng của chương trình đối với các đối tượng cụ thể khác nhau

+ Điều chỉnh chương trình:

Thực tiễn cuộc sống luôn luôn biến đổi không ngừng Nhiều yếu tố mới xuấthiện trong quá trình phát triển, đồng thời có những yếu tố không còn phát huy tácdụng Vì vậy điều chỉnh, bổ sung một số nội dung chương trình có một ý nghĩaquan trọng đề đạt được mục tiêu

Lý do điều chỉnh: Qua đánh giá việc thực thi chương trình, có thể sẽ phát hiện

ra những vấn đề trong bản thân chương trình hoặc trong quá trình tổ chức thực thi.Khi đó cần phải tiến hành điều chỉnh chương trình một cách kịp thời

Điều chỉnh chương trình là các giải pháp tác động bổ sung trong quá trình thực

Trang 35

thi một chương trình nhằm sửa chữa những sai lệch Lý do phải điều chỉnh chươngtrình là: Do thực thi chương trình là một quá trình khó khăn, là công việc đòi hỏiphải có thời gian, không thể có ngay được kết quả mong muốn; do việc thu thậpthông tin ban đầu khi hoạch định chính sách không bao giờ có được một cách hoàntoàn đầy đủ; và do các sai sót, các sự cố bất thường do con người, do môi trường và

do tác động của các chính sách khác là không tránh khỏi – cho nên cũng khó tránhkhỏi những sai lệch của chính sách diễn ra trong thực tế

Nguyên tắc điều chỉnh chương trình Việc điều chỉnh chương trình phải tuân

thủ các nguyên tắc: Chỉ điều chỉnh chương trình khi thực sự cần thiết; chỉ điềuchỉnh trong giới hạn, phạm vi, nguồn lực bổ sung cho điều chỉnh

Các loại điều chỉnh: Việc điều chỉnh chương trình có thể diễn ra ở một số nội

dụng hoặc tất cả các giai đoạn của quá trình chương trình, dẫn đến có nhiều loạiđiều chỉnh khác nhau đối với một chương trình Đó là điều chỉnh mục tiêu, điềuchỉnh về tổ chức thực thi hoặc có thể điều chỉnh giái pháp của chương trình

Chương trình TCMR thường xuyên được điều chỉnh và bổ sung về số lượngvắc xin thực hiện trong chương trình,…

d Tổng kết việc thực thi chương trình

Việc tổng kết thực thi chương trình là bước cuối cùng của giai đoạn thực thichương trình nhằm đánh giá lại toàn bộ ý đồ và tiến trình triển khai chương trình.Việc tổng kết phải đảm bảo được các yêu cầu: Phải đánh giá những cái được, nhữngcái mất của chương trình; đánh giá các tiềm năng chưa được huy động và đưa ranhững kết luận sau chương trình

Hàng năm, trong từng thời kỳ Viện VSDT; trung tâm y tế các cấp và các cơquan liên quan đều tiến hành tổng kết, đánh giá chương trình TCMR và kết quả thựchiện chương trình TCMR trên phạm vi cấp mình quản lý Từ đó đã đưa ra nhữngkết luận nhằm điều chỉnh chương trình và thực hiện tốt hơn chương trình TCMR

1.2.4 Điều kiện để tổ chức thực thi chương trình TCMR thành công

1.2.4.1 Có chương trình hợp lý

Đây có thể coi là điều kiện tiên quyết để thực thi chương trình thành công

Trang 36

Làm tốt công tác hoạch định chương trình sẽ cho ta có một chương trình hợp lý đểthực thi Ngược với một chương trình sai, dù công tác tổ chức thực thi chương trình

có cố gắng đến đâu chăng nữa thì trước sau chương trình đó cũng sẽ thất bại vàmang lại những tổn thất Một chương trình được coi là hợp lý khi:

- Tuân thủ quy luật khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội, dựa trên cơ

sở lý luận và thực tiến vững vàng

- Xác định đúng vấn đề, đúng đối tượng của chương trình

- Xác định đúng mục tiêu ưu tiên của chương trình

- Xác định đúng các giải pháp và công cụ cụ thể để thực hiện mục tiêu

1.2.4.2 Phải có nền hành chính công đủ mạnh

Một nền hành chính hiệu lực, hiệu quả, có khả năng thích nghi cao và trongsạch là điều kiện quyết định sự thành bại của tổ chức thực thi chương trình qua cácthời kỳ phát triển Nhưng đây cũng là điều kiện khó khăn nhất, không thể một sớmmột chiều tạo ra được, mà đòi hỏi phải có thời gian

Thực tiễn và kinh nghiệm nhiều nước cho thấy để thực hiện thành công mộtchương trình, điều kiện rất quan trọng là phải có hệ thống tổ chức thực thi chươngtrình từ trung ương đến tận cơ sở hoạt động một cách đồng bộ, kịp thời và một độingũ công chức có đủ năng lực và phẩm chất để làm nhiệm vụ này Hệ thống đóchính là nền hành chính công

Nghị quyết số 30C/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành chươngtrình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 – 2020

- Cải cách thể chế nền hành chính;

- Cải cách thủ tục hành chính;

- Cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước;

- Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức viên chức cóphẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực có tính chuyên nghiệp cao,đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ;

- Cải cách tài chính công;

- Hiện đại hóa hành chính

Trang 37

Phải có môi trường pháp lý chắc chắn mới tạo tiền đề vững chắc cho việc ápdụng, thực thi những chính sách, mới đạt được những mục tiêu đề ra.

1.2.4.3 Sự quyết tâm của nhà lãnh đạo cấp cao

Một chương trình, chính sách kinh tế - xã hội bao giờ cũng thể hiện quan điểmchính trị, lợi ích giai cấp Vì vậy, rất có thể một chương trình đưa ra sẽ vấp phải sựchống đối của các lực lượng thu địch trong và ngoài nước, sự không đồng thuận củacác nhóm lợi ích khác nhau; cũng sẽ không tránh khỏi những khó khăn phức tạp donhiều yếu tố ảnh hưởng trong quá trình thực hiện Điều đó đòi hỏi những nhà lãnhđạo đất nước – những nhân vật quan trọng trên chính trường, những người có quyềnquyết định chính sách cũng như quyết định tổ chức thực thi chương trình phải kiênquyết, cso đủ quyết tâm và bản lĩnh để thực hiện chính sách đến thắng lợi cuối cùngnếu thấy rằng đó là một chính sách đúng đắn và hợp lòng dân

1.2.4.4 Phải tạo được niềm tin và sự ủng hộ của đa số quần chúng nhân dân

Các chương trình nhận được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân là những chươngtrình phục vụ cho lợi ích chính đáng của đa số Tuy nhiên khi người dân không ủng

hộ chương trình vì họ chưa hiểu đúng ý đồ và lợi ích do chương trình đem lại Để

có được sự ủng hộ của nhân dân cần phải:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giáo dục, hướng dẫn chínhsách một cách đầy đủ và kịp thời thông qua các phương tiện thông tin đại chúngcũng như các tổ chức đoàn thể, làm cho mọi người hiểu biết về nội dung chính sách

- Thực hiện cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra

- Thực hiện các biện pháp khuyến khích bằng vật chất và tinh thần đối vớicông dân trong việc thực hiện chính sách

1.3 Bài học kinh nghiệm từ một số mô hình tổ chức thực thi chương trình tiêm chủng mở rộng

1.3.1 Kinh nghiệm của các nước trên thế giới

Tiêm chủng là một trong các biện pháp can thiệp y tế công cộng toàn cầu đạtthành công nhất trong các chương trình y tế Từ khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)thành lập Chương trình Tiêm chủng mở rộng (EPI) vào năm 1974, hàng triệu người

Trang 38

trên thế giới tránh khỏi tình trạng tử vong hoặc bị tàn tật do 6 bệnh truyền nhiễmchủ yếu, bao gồm bạch hầu, sởi, ho gà, bại liệt, uốn ván và bệnh lao

Hiện tại, đã có nhiều loại vắc xin mới được đưa vào chương trình tiêm chủng

để phòng chống các bệnh khác nhau, có ý nghĩa y tế công cộng quan trọng trên toàncầu Tuy nhiên, tại các nước đang phát triển còn rất hạn chế hoặc hầu hết không cóphương tiện để tiếp cận, đánh giá và triển khai tiêm chủng các loại vắc xin mới choquần thể nguy cơ Tình trạng này dẫn đến sự khác nhau trong việc sử dụng vắc xintrên phạm vi toàn cầu Vẫn còn nhiều trẻ em tại một số khu vực bị hạn chế hoặckhông tiếp cận được với các vắc xin mới

Nhằm làm giảm sự khác biệt này trong thế giới hiện nay, Tổ chức Y tế Thếgiới và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) đã xây dựng tầm nhìn và chiếnlược tiêm chủng toàn cầu (GIVS) giai đoạn 2006-2015 Dựa trên sự khác biệt rõ rệt

về năng lực, các vấn đề ưu tiên y tế và nguồn lực của các quốc gia, GIVS đã đề xuấtmột loạt các chiến lược tiêm chủng, từ đó các quốc gia sẽ có thể lựa chọn nhữnggiải pháp phù hợp nhất cho điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mình Các mục tiêu

và chiến lược được phân loại theo bốn lĩnh vực chính như sau:

1) Bảo vệ con người trong một thế giới đang thay đổi;

2) Giới thiệu vắc xin mới và công nghệ kỹ thuật;

3) Vai trò của tiêm chủng mở rộng, gắn kết với các can thiệp y tế khác vàgiám sát phù hợp với hệ thống y tế hiện có;

4) Tiêm chủng trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau trên toàn cầu

Quy trình, cách thức tổ chức tiêm chủng mở rộng của mỗi quốc gia trên toànthế giới là giống nhau, tuy nhiên để làm sao chương trình mang lại hiệu quả caonhất lại khác nhau Đó chính là việc tổ chức thực thi chương trình, sự quan tâm củamỗi Chính phủ đối với chương trình này là khác nhau

1.3.1.1 Bài học kinh nghiệm của nước Mỹ

Chương trình tiêm chủng mở rộng là nội dung quan trọng nhất trong các chínhsách về phát triển y tế, và được đưa vào trong việc tranh cử của các Thống đốc bangcũng như tranh cử Tổng thống tại Mỹ

Trang 39

Chính phủ Mỹ đề cao vai trò của tổ chức truyền thông trong việc giúp ngườidân hiểu được vai trò và lợi ích của việc tiêm chủng mở rộng Cụ thể là Tổng thống

và các lãnh đạo cấp cao của nước này thường xuyên nói về vấn đề này trong cácbuổi nói chuyện trước công chúng hoặc với giới truyền thông để tạo niềm tin cũngnhư khuyến khích người dân tham gia vào tiêm chủng mở rộng

Đầu năm 2015, Tổng thống Mỹ, Barack Obama đã phát biểu khuyến khích các

bậc phụ huynh nên cho con mình tiêm chủng phòng sởi “Cha mẹ nên đưa trẻ đi

tiêm phòng vắc xin” Tổng thống Obama khẳng định với người dân cả nước trên đài

NBC - “Tôi hiểu rằng có những gia đình, trong một số trường hợp, lo lắng về tác

dụng phụ của vắc xin Nhưng khoa học chứng minh hiệu quả của vắc xin là điều không thể chối cãi Chúng ta cứ nhìn lại mà xem, có mọi lý do để tiêm phòng vắc xin, nhưng không có bất cứ lý do nào để từ chối” Ông Obama còn nhấn mạnh

thêm: “Tiêm phòng tốt cho trẻ em Sẽ trở thành vấn đề thách thức nếu bạn có đông

con mà không đưa chúng tiêm chủng, và nhóm trẻ này đủ để tạo nên số phần trăm dân số không được tiêm phòng,… rồi bỗng chốc họ trở thành nhóm dễ tấn công nhất của dịch bệnh”.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ, bà Hilary Clinton cũng truyền đi một thông điệp với

các phương tiện truyền thông: “Khoa học đã chứng minh, giống như Trái đất hình

cầu, bầu trời màu xanh,tiêm chủng vắc xin hoàn toàn là một giải pháp phòng bệnh hữu hiệu” Bà nhấn mạnh mình không chỉ là một nhà chính trị mà trên hết còn là

một người bà trong gia đình, nên bà hiểu rõ những gì tốt nhất cho con cháu

1.3.1.2 Bài học kinh nghiệm của nước Úc

Tại Úc, lo ngại trước số lượng trẻ không được tiêm chủng tiếp tục tăng cao,làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, Thủ tướng Úc, Tony Abbott đã công

bố chính sách “Không tiêm chủng, không trả tiền” đối với những gia đình không

tiêm chủng cho con họ

Theo đó, các hộ gia đình ở nước này sẽ bị cắt nguồn trợ cấp hàng ngàn đô Úccho dịch vụ chăm sóc trẻ em cũng như phúc lợi xã hội nếu không cho con cái đitiêm phòng Chính sách này được áp dụng từ tháng 1/2016, nếu cha mẹ không đưa

Trang 40

trẻ trong độ tuổi quy định đi tiêm chủng đầy đủ (ngoại trừ những trường hợp đặcbiệt), Chính phủ sẽ không chi trả các khoản tiền hỗ trợ chăm sóc trẻ em và giảmthuế thu nhập cuối năm cho họ, số tiền này có thể lên tới 15.000 đô la Úc/năm.Bên cạnh đó, Chính phủ Úc cũng đã thông qua một khoản ngân sách bổ sungcho tháng 5/2015 trị giá 26 triệu đô la nhằm thúc đẩy tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em nướcnày Bộ trưởng Y tế liên bang, bà Sussan Ley cho biết số tiền trên sẽ được chi trựctiếp cho chiến dịch truyền thông lớn nhằm nâng cao nhận thức của các bậc cha mẹ

về sự cần thiết của tiêm chủng, giải quyết những lo lắng của họ trong quá trình đưatrẻ đi tiêm chủng

Mục tiêu của chính phủ Úc hướng tới là nâng cao tỷ lệ trẻ được tiêm chủng vàbảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là trẻ em, đồng thời tiết kiệm được khoảng 50triệu đô la Australia mỗi năm

Bộ trưởng Y tế Úc, Sussan Ley đẩy mạnh chiến dịch truyền thông nhằm nângcao hiểu biết cho các bậc cha mẹ về tầm quan trọng của việc tiêm chủng

Bà Ley phát biểu: “Thông điệp chúng tôi muốn gửi đến tất cả phụ huynh về

tính hiệu quả và tầm quan trọng của chương trình tiêm chủng quốc gia Tôi tin rằng hầu hết các bậc cha mẹ đã thực sự lo lắng về mối nguy cơ lan truyền bệnh dịch trong khi một số người không tiêm chủng cho con cái họ".

1.3.1.3 Bài học kinh nghiệm của nước Singapore

Quốc đảo Singapore đã có một bài học không nhỏ về sự lựa chọn tự do củaphụ huynh trong việc đưa trẻ đi tiêm chủng năm 2014 Mặc dù Bộ Y tế Singapore

đã đẩy mạnh công tác giáo dục cộng đồng về chính sách tiêm chủng, và Bộ Giáodục Singapore yêu cầu phải có giấy chứng nhận tiêm chủng khi nộp hồ sơ đăng kývào lớp 1, nhưng một nhóm dân cư mạng tại nước này đã khuyến khích các bậc phụhuynh coi thường luật, cho rằng họ sẽ không bị truy tố vì từ chối tiêm chủng bắt

buộc chống bệnh sởi và bạch hầu Việc này làm dấy lên một trào lưu “chống vắc

xin” như đã từng diễn ra tại các nước phương Tây trước đây Hậu quả là số ca mắc

bệnh sởi của Singapore trong năm 2014 tăng cao gấp 2 lần năm trước

Mỗi cá nhân là một phần của cộng đồng, mỗi gia đình là hạt nhân của xã hội

Ngày đăng: 19/10/2016, 10:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w