Thuế là một công cụ hết sức trọng yếu của quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong cơ chế thị trường. Thuế sẽ có tác động đến doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo hai khía cạnh: thúc đẩy hoặc kìm hãm phát triển. Vì vậy, Nhà nước ta đã thay đổi và ban hành nhiều luật thuế với mục tiêu khuyến khích thành phần kinh tế này phát triển. Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ thuế trong quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh có hiện trạng sau:
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thuế là một công cụ hết sức trọng yếu của quản lý nhà nước đối vớicác doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong cơ chế thị trường Thuế sẽ có tácđộng đến doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo hai khía cạnh: thúc đẩy hoặckìm hãm phát triển Vì vậy, Nhà nước ta đã thay đổi và ban hành nhiều luậtthuế với mục tiêu khuyến khích thành phần kinh tế này phát triển Tuy nhiên,việc sử dụng công cụ thuế trong quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệpngoài quốc doanh có hiện trạng sau:
- Thứ nhất: Thuế chồng chéo làm cho giá cả sản phẩm công nghiệp
còn cao
- Thứ hai: Tình trạng thất thu thuế cho ngân sách còn rất lớn.
- Thứ ba: Tình trạng trốn thuế, gian lận thuế, xin hoàn thuế khống
đang là mối quan tâm đặc biệt quan trọng đối với nước ta hiện nay.
Ngoài ra, thuế là vấn đề không chỉ là vấn đề vĩ mô mà còn là nhữngvấn đề vi mô rất nhạy cảm Thuế luôn luôn là vần đề được các nhà kinhdoanh, nhà đầu tư và người dân quan tâm Việc sử dụng công cụ thuế là chứcnăng và nhiệm vụ của Nhà nước nhưng lại rất cần có sự đồng tình ủng hộ củamọi tầng lớp nhân dân trong xã hội Chính vì vậy, việc nghiên cứu và hoànthiện hệ thống thuế là hoàn toàn cần thiết
Xuất phát từ những đòi hỏi đó, em xin lựa chọn đề tài: "Hoàn thiện việc sử dụng công cụ thuế trong quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam" làm luận văn.
2 Mục đích nghiên cứu của luận văn
- Tổng quan lý luận việc sử dụng công cụ thuế trong quản lý Nhànước đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Trang 2- Phân tích thực trạng và đóng góp vào việc hoàn thiện việc sử dụngcông cụ thuế trong quản lý Nhà nước đối với DN công nghiệp ngoài quốc doanh.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: là hệ thống thuế đối với DNCNNQD.
Doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh được đề cập ở đây lànhững doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất kinh doanh công nghiệp
mà vốn sở hữu của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm lớn nhất
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của luận văn cũng tập trung vào hệ thống thuế với
tư cách là một công cụ quản lý Luận văn không đi sâu nghiên cứu vào cáccông cụ quản lý khác để tập trung vào mục đích chính của luận văn là công cụthuế
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu của luận văn, ngoài phương pháp duy vậtbiện chứng, duy vật lịch sử, tác giả có sử dụng phương pháp phân tích kinh tế,
sử dụng nhiều số liệu thực tế để nhận xét, đánh giá thực trạng Từ đó đề xuấtcác giả pháp hoàn thiện
5 Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3chương:
Chương 1: Luận cứ khoa học về sử dụng công cụ thuế trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh
Chương 2: Thực trạng sử dụng công cụ thuế trong quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh.
Trang 3Chương 3: Giải pháp hoàn thiện việc sử dụng công cụ thuế trong quản lý của Nhà nước đối với các DN công nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam.
Chương 1
LUẬN CỨ KHOA HỌC VỀ SỬ DỤNG CÔNG CỤ THUẾ
TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
1.1 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh.
"Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh"
Doanh nghiệp công nghiệp là những doanh nghiệp thực hiện các hoạtđộng sản xuất-kinh doanh theo phương pháp công nghiệp để sản xuất ra hànghóa dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người và xã hội Như vậy, nhiềusản phẩm công nghiệp sẽ không phải chỉ do các doanh nghiệp sản xuất ra
Tuy nhiên, tùy theo từng lĩnh vực và khía cạnh quản lý còn có nhữngkhái niệm về doanh nghiệp sau đây:
- Dưới giác độ quản lý, DN là một đơn vị kinh tế do Nhà nước hoặc
các đoàn thể hoặc tư nhân đầu tư vốn nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện
các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc hoạt động công ích góp phần thực hiệncác mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nước Hiểu theo cách này thì các DN bao
Trang 4hàm cả DNNN và DNNQD nhưng không nhấn mạnh đến các DN có yếu tốnước ngoài.
- Dưới giác độ luật pháp, doanh nghiệp được hiểu là một tổ chức kinh
tế có tên, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đã đăng ký kinh doanh theo
quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh Hiểu theo
cách này thì DN sẽ bao gồm toàn bộ các loại hình DN kể cả DN có vốn đầu tưnước ngoài Các hoạt động kinh doanh ở đây được hiểu là việc thực hiện mộthoặc một số công đoạn từ sản xuất đến tiêu thụ hoặc cung ứng dịch vụ trên thịtrường nhằm mục đích kiếm lời Tuy nhiên, cách khái quát này lại khôngnhấn mạnh đến các doanh nghiệp công ích hoặc các DNQD chuyên hoạt độngcông ích
Như vậy, DN phải là một tổ chức tiến hành các hoạt động kinh doanh
để kiếm lời Doanh nghiệp có thể có những hoạt động không sinh lời trongnhững trường hợp cụ thể nào đó nhưng bản chất được thành lập ra là để kiếmlời Việc phân định giữa doanh nghiệp quốc doanh (DNNN) và DNNQD còn
có nhiều quan điểm khác nhau, những khái niệm trên đây hầu như nhấn mạnhhơn về mặt kinh doanh của các doanh nghiệp Đây chính là một trong nhữngđặc điểm quan trọng nhất của doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Doanh nghiệp Nhà nước sẽ bao gồm cả các doanh nghiệp công ích và
các doanh nghiệp kinh doanh Doanh nghiệp Nhà nước không hẳn sẽ chỉ là
các doanh nghiệp Nhà nước sở hữu và kiểm soát 100%, mà sẽ gồm cả nhữngdoanh nghiệp hỗn hợp nếu Nhà nước có tỷ trọng vốn lớn nhất và có quyềnkiểm soát thực hiện mục tiêu kinh doanh và nghĩa vụ công ích Chính vì vậy,nếu gọi là DNNN sẽ không phân biệt được chính xác ranh giới giữa sở hữu
Nhà nước và sở hữu hỗn hợp Ngược lại, DNNQD chủ yếu là các DN kinh
doanh nhưng cũng có lúc sẽ làm những công việc công ích Các DNNQD
cũng có rất nhiều hình thức sở hữu, cách kiểm soát và loại hình kinh doanh.Nói đến DNQD và DNNQD là chủ yếu nói đế sự phân định về sở hữu doanh
Trang 5nghiệp Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế phát triển đa dạng thì hiểu theokhái niệm đó sẽ khó phân định được các loại hình doanh nghiệp đa sở hữu.Chính vì vậy, để phân biệt DNQD và DNNQD phải xem xét trên nhiều khíacạnh khác của DN, đặc biệt là vấn đề sở hữu và quyền kiểm soát.
Tóm lại, DNCNNQD là một tổ chức kinh tế không thuộc sở hữu hoàn
toàn hoặc sở hữu khống chế của Nhà nước, có tên, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định và đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong sản xuất kinh doanh công nghiệp.
DNCNNQD là những DNCN không thuộc sở hữu của Nhà nước hoặc
sở hữu khống chế của Nhà nước (Nhà nước sở hữu trên 50%) Ngoài ra, luậtcòn quy định các doanh nghiệp là DNNN khi Nhà nước sở hữu số vốn lớngấp đôi sở hữu tư nhân lớn nhất Tuy nhiên, dưới giác độ nghiên cứu về thuếthì sở hữu khống chế ở đây được hiểu là quyền sở hữu của Nhà nước gắn liềnvới quyền kiểm soát và sử dụng doanh nghiệp đó như là công cụ điều tiết củaNhà nước Như vậy, ranh giới DNNQD và quốc doanh sẽ rõ ràng hơn khi Nhànước có nắm quyền kiểm soát và sử dụng doanh nghiệp đó khi cần thiết haykhông Mục đích chính của sở hữu của Nhà nước cũng là nhằm khống chế và
sử dụng doanh nghiệp để điều tiết Cách hiểu này sẽ nảy sinh vấn đề khi phânđịnh loại hình doanh nghiệp trong hai trường hợp sau:
Một là: Các doanh nghiệp trong đó Nhà nước chiếm tỷ trọng vốn lớn
nhất với tư cách là phân chia lợi nhuận đơn thuần và Nhà nước không có mụcđích sử dụng doanh nghiệp đó như là công cụ điều tiết
Hai là: Các doanh nghiệp, trong đó các thành phần kinh tế khác có
chiếm phần sở hữu lớn hơn Nhà nước nhưng họ chỉ có mục đích thu lợi nhuậnđơn thuần nên Nhà nước vẫn duy trì quyền kiểm soát và điều tiết
Những tình huống đặc biệt làm nảy sinh ranh giới phân chia DNQD
và DNNQD không đơn thuần là tên gọi mà phải phân tích sâu xa hơn về bản
Trang 6chất của những loại hình này Hai trường hợp trên thực chất là những tìnhhuống cụ thể Trường hợp thứ nhất, vẫn nên coi là DNQD vì xét theo giác độluật pháp thì Nhà nước có quyền điều tiết DN này nhưng có thể chưa tiếnhành sử dụng làm công cụ điều tiết trong một giai đoạn nào đó Trongtrường hợp thứ hai thì ngược lại, Nhà nước chỉ tận dụng sở hữu vốn củamình tại DN đó để tham gia điều tiết trong từng giai đoạn cụ thể Về bảnchất, thì sở hữu tư nhân lớn nhất vẫn có quyền phủ quyết mặc dù họ có thểchưa sử dụng quyền hợp pháp này Vì vậy, tiêu chí phân định loại hìnhDNQD và DNNQD chính là hình thức sở hữu vốn Quyền kiểm soát sẽ làđặc trưng cơ bản của DNQD nên có thời điểm Nhà nước sử dụng cũng cóthời điểm Nhà nước không sử dụng.
1.1.2 Đặc trưng của doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh
Trong công nghiệp, doanh nghiệp có nhiều loại hình khác nhau Nếucăn cứ vào hình thức sở hữu vốn, có doanh nghiệp công nghiệp quốc doanh(Nay gọi là doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước - DNCNNN) vàDNCNNQD DNCNNQD như phân tích ở trên chủ yếu bao gồm các doanhnghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, liên doanh v.v
Nếu chia theo quy mô của DN, có ba loại DN là DN quy mô lớn, DNquy mô vừa và DN quy mô nhỏ
Nếu chia theo ngành hoạt động, có các doanh nghiệp công nghiệp,doanh nghiệp nông nghiệp và doanh nghiệp dịch vụ, du lịch, v.v
Nếu chia theo chức năng hoạt động, có doanh nghiệp sản xuất, doanhnghiệp kinh doanh, doanh nghiệp dịch vụ tư vấn v.v
Tuy nhiên, nội dung của luận văn chỉ đề cập chủ yếu đến các loại hìnhdoanh nghiệp chia theo hình thức sở hữu vốn và ngành hoạt động Kết hợp haitiêu chí này sẽ có các loại hình doanh nghiệp sau: DNCNQD, DNCNNQD( bao gồm DN tư nhân và các loại hình DN hợp tác: DN cổ phần, TNHHnhiều thành viên, hợp tác xã)
Trang 7Xét theo cách tiếp cận vi mô: Các DNCNNQD có những nét đặc trưngriêng do tính chất hình thức sở hữu của nó quyết định Hình thức sở hữu Nhànước cũng có nhiều hình thức từ thấp đến cao và hình thức hợp tác giữa Nhànước với tư nhân cũng ở nhiều mức độ Căn cứ vào các đặc trưng về vốn, sởhữu và quyền kiểm soát quản lý để phân biệt giữa DNNN và DNNQD Kháiniệm DNCNNQD ở đây được hiểu là những DN không thuộc quyền sở hữu
và chi phối chủ yếu của Nhà nước
Xét theo cách tiếp cận vĩ mô: DNCNNQD là các DN kinh doanh và DNCNQD là các doanh nghiệp công ích.
Các DNCCNNQD chủ yếu theo đuổi các mục tiêu kinh tế còn các DN công ích ngoài chức năng kinh doanh sẽ còn phải thực thi các mục tiêu kinh
tế-xã hội Sự khác nhau cơ bản ở đây là mục tiêu hoạt động của DN Mục tiêu
kinh tế - xã hội là mục tiêu chính của DN quốc doanh Xu hướng Nhà nướccũng chỉ cần nắm giữ các DN có vai trò đặc biệt trong nền kinh tế để thựchiện các chức năng quản lý Nhà nước với nền kinh tế Trên cơ sở các trìnhbày trên và quan điểm của các nhà kinh tế học trong nước và trên thế giới cóthể đưa ra những đặc trưng cơ bản của hai loại hình doanh nghiệp này như
bảng 1.1.
Bảng 1.1: Các đặc trưng của DNCNQD và DNCNNQD
TT Tiêu chí Đặc trưng của DNCNNQD Đặc trưng của DNCNQD
1 Sản phẩm Hàng hóa cá nhân là chủ yếu Hàng hóa công cộng là chủ yếu
- Mục tiêu "đơn": kinh doanh
- Phát triển kinh tế-xã hội
- Hiệu quả kinh tế-xã hội
- Hiệu quả tài chính và đóng góp cho ngân sách
- Mục tiêu "kép" giữa xã hội và kinh doanh
4 Ra quyết - Trong phạm vi hẹp của người - Nhiều người, nhiều cấp tham
Trang 8định quản lý
- Ràng buộc bởi luật pháp và các nguyên tắc quản lý và triết
lý kinh doanh của công ty
gia quyết định, chỉ đạo
- Ràng buộc bởi luật pháp, quy chế đối với DNNN và nguyên tắc, triết lý kinh doanh
5 Nguồn lực Thị trường yếu tố tự do - Thị trường yếu tố tự do
- Người trả tiền (CP) đôi khi lại không phải là người sử dụng
Như vậy, giữa DNCNQD và DNCNNQD có những đặc trưng rất khácnhau đặc biệt là về mục tiêu, cách quản lý sản xuất và kinh doanh DNCNNQD
có mục tiêu chính là lợi nhuận về kinh tế - mục tiêu "đơn", trong khi đó DNCNQD
có mục tiêu "kép" vừa phải thực thi mục tiêu hiệu quả xã hội vừa phải tiếnhành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả
Các căn cứ để các DNCNNQD ra quyết định kinh doanh hoàn toàndựa vào mục tiêu kinh doanh và các yếu tố đầu vào theo như hình sau:
Hình 1.1: Đặc điểm về mục tiêu và các yếu tố đầu vào của DNCNNQD
Giá
QSFChi phí cố định
Chi phí nguyên vật liệu
Trang 9Một khía cạnh khác biệt về thứ tự ưu đãi thanh toán khi phá sản củaDNCNNQD cũng rất rõ nét Thông thường các DNCNNQD chỉ sẽ ưu tiên trảcác khoản vay nợ theo thứ tự đối với người lao động, Ngân hàng, Quỹ tíndụng, nhà đầu tư, cổ đông Đặc trưng này thể hiện sự ưu tiên của các khoảnthanh toán đối với người lao động sau đó đến các chủ nợ và cuối cùng mớiđến các chủ đầu tư Trong khi đó, các DNCNQD sẽ ưu tiên thanh toán chongười lao động, các cổ đông tư nhân, các khoản vay tư nhân sau đó đến cáckhoản vay tài chính Nhà nước và cuối cùng là Ngân sách Nhà nước.
Những đặc trưng cơ bản trên đây đã cho thấy DNCNNQD là DN kinhdoanh rất nhanh nhạy trong cơ chế thị trường Để quản lý tốt các DN này, đòihỏi các cấp, các ngành phải hiểu rõ các đặc trưng này và nắm vũng cơ chế thịtrường và các quy luật kinh tế khách quan để vận dụng
1.1.3 Các chức năng quản lý Nhà nước đối với DNCNNQD
Quản lý Nhà nước đối với công nghiệp nói chung bao gồm các chứcnăng cơ bản sau:
1.1.3.1 Chức năng định hướng
Quản lý nói chung là hoạt động hướng đích của chủ thể quản lý, chonên quản lý Nhà nước đối với công nghiệp tất yếu có chức năng định hướng.Đối với nước ta, định hướng phát triển công nghiệp là định hướng XHCN,đảm bảo dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh Mụctiêu để quản lý các DNCNNQD cũng sẽ theo định hướng này Nhà nước tathực hiện chức năng này thông qua đường lối phát triển kinh tế xã hội củaĐảng và Nhà nước Chủ trương này là định hướng quan trọng nhất và xuyênsuốt quá trình quản lý kinh tế nước ta
1.1.3.2 Chức năng tạo điều kiện, môi trường và điều tiết
Chức năng định hướng mới chỉ đưa ra các mục tiêu cuối cùng và pháchọa hướng phát triển theo mục tiêu đó Do đó, quản lý Nhà nước đối với côngnghiệp còn có chức năng tạo ra điều kiện, môi trường cho công nghiệp phát
Trang 10triển Đồng thời, trong quá trình phát triển phải có những điều chỉnh đúnghướng và đúng tốc độ nhằm phát triển nền kinh tế Quản lý Nhà nước về kinh
tế cũng cần phải thực hiện cả chức năng điều tiết Chức năng này được thểhiện thông qua các chính sách và biện pháp cụ thể của Nhà nước trong từngthời kỳ Chính phủ sử dụng rất nhiều công cụ quản lý, đặc biệt là công cụ thuế
để điều tiết và tạo môi trường thuận lợi cho DNCN Khi Nhà nước thừa nhậnvai trò của kinh tế ngoài quốc doanh thì tất yếu sẽ tạo điều kiện môi trườngcho các DNCNNQD phát triển, tuy nhiên Nhà nước nước sẽ điều tiết cácdoanh nghiệp này nhằm phát triển theo đúng định hướng đã đề ra
1.1.3.3 Chức năng điều hòa phối hợp giữa các ngành, các lĩnh vực
và giữa các doanh nghiệp
Trong ngành công nghiệp luôn có các mối quan hệ giữa các ngành,các lĩnh vực và giữa các DN Đôi khi các mối quan hệ này nổi lên như lànhững tác động mang tính khách quan, do đó Nhà nước phải đặc biệt chútrọng đến việc điều hòa phối hợp giữa các ngành, các lĩnh vực và giữa các
DN Mối quan hệ này thường xuất phát từ mối quan hệ tương quan của cácngành, các lĩnh vực và các DN biểu hiện thông qua cơ cấu ngành, lĩnh vực vàloại hình DN Nhà nước không thực hiện được chức năng này tất yếu sẽ chịunhiều phản ứng mang tính khách quan do các đối tượng bị quản lý này tácđộng trở lại
1.1.3.4 Chức năng kiểm tra kiểm soát
Việc quản lý Nhà nước đối với công nghiệp đòi hỏi phải có đầy đủ cácthông tin hai chiều cả từ phía chủ thể và từ phía khách thể bị quản lý Để đảmbảo cho quá trình quản lý có hiệu quả và đảm bảo định hướng phát triển luônluôn được thực thi, Nhà nước cần phải có chức năng kiểm tra giám sát đối vớilĩnh vực sản xuất - kinh doanh công nghiệp
Trang 11Hệ thống chức năng trên có mối quan hệ tương tác lẫn nhau, đòi hỏiphải được thực hiện đồng bộ, toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả của quản lýNhà nước đối với công nghiệp, đặc biệt là DNCNNQD.
1.2 SỬ DỤNG CÔNG CỤ THUẾ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
1.2.1 Hệ thống biện pháp và công cụ quản lý
Quản lý Nhà nước đối với công nghiệp, đòi hỏi phải sử dụng tổng hợpcác biện pháp sau: Biện pháp hành chính - pháp luật, biện pháp kinh tế vàbiện pháp tổ chức - giáo dục Nhà nước ta đã tăng cường các biện pháp quản
lý Nhà nước bằng cách giảm dần các biện pháp hành chính và tăng cườngbiện pháp lý thông qua luật Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đang tăng cườngcác biện pháp quản lý kinh tế và biện pháp giáo dục Mặc dù, các biện phápnày hỗ trợ đắc lực cho nhau trong một chỉnh thể xã hội nhưng mức độ vàcường độ sử dụng các biện pháp này còn tùy thuộc vào từng giai đoạn pháttriển kinh tế khác nhau Khi phát triển nền kinh tế thị trường, biện pháp quản
lý bằng luật pháp được đặc biệt quan tâm nhằm xây dựng một Nhà nước Phápquyền Những biện pháp hành chính sẽ không còn là cơ bản đối với cơ chếquản lý mới Nhiều luật sư và nhà kinh tế cho rằng luật pháp là công cụ trongquản lý Nhà nước chứ không phải là biện pháp Trên thực tế có thể nhận địnhrằng luật pháp là biện pháp quản lý, công cụ quản lý là công cụ thuế, công cụtiền tệ v.v Dù ở lĩnh vực nào, sử dụng công cụ gì cũng cần phải luật pháphóa hay nói cách khác, các biện pháp quản lý được thể hiện chủ yếu thôngqua việc sử dụng các công cụ đòn bẩy giá cả, tiền tệ tín dụng, tiền lương, đònbẩy kinh tế khác và đặc biệt là công cụ thuế
Trong quản lý Nhà nước đối với công nghiệp, thuế là công cụ tài
chính rất quan trọng Thuế tác động rất mạnh mẽ đến chuyển đổi cơ cấu kinh
tế, tác động đến định hướng hoạt động và mở rộng quy mô kinh doanh củacác doanh nghiệp Xét ở góc độ rộng hơn, thuế là khoản tiền mà người nộp
Trang 12thuế phải trả cho các hàng hóa công cộng Nhiều nhà kinh tế còn gọi thuế là giá
của các hàng hóa công cộng Nhà nước thu thuế cũng nhằm chi tiêu cho cácmục đích kinh tế-xã hội Mỗi DN và cá nhân đóng góp thuế cũng có phầnhưởng lợi từ các hoạt động đó của Nhà nước Thuế còn có chức năng phânphối các nguồn lực, khuyến khích sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào Ngoài ra,một phần thuế được thu vào ngân sách lại được đầu tư ngược trở lại cho côngnghiệp, nên thuế có đặc trưng rất đặc biệt trong quản lý Nhà nước đối vớicông nghiệp Thuế cũng có chức năng bảo đảm sự công bằng trong ngànhcông nghiệp Đây là công cụ rất nhạy bén và đặc biệt quan trọng trong quản lýNhà nước đối với DNCNNQD
Tuy đã thống nhất về vai trò quan trọng của Chính phủ trong việc canthiệp và điều tiết các hoạt động của hệ thống kinh tế thị trường, nhưng cácquan điểm lý thuyết kinh tế thị trường lại rất khác nhau về mức độ và cáchthức can thiệp Quan điểm phổ biến trong kinh tế học nhấn mạnh vai trò canthiệp của Chính phủ như một nhân vật thứ ba Sự can thiệp của Chính phủ vào
cơ chế thị trường được lý giải là cần thiết khi sự vận hành của cơ chế thịtrường tự do có những "trục trặc" và nhằm mục đích để điều tiết nền kinh tếtheo định hướng công bằng và hiệu quả
Về nguyên tắc, các Chính phủ có thể can thiệp và điều tiết nền kinh tếthị trường thông qua các công cụ thuộc bốn nhóm chính sách "cuội nguồn" sau:
(i) Thuế và trợ cấp - nhóm chính sách C1; (ii) Hệ thống luật pháp vớihai tính chất hướng dẫn và điều chỉnh - nhóm chính sách C2 và C3; (iii) Hệthống các cơ quan, tổ chức của Nhà nước hay do Nhà nước lập ra hoặc hỗ trợtham gia trực tiếp vào hệ thống thị trường như các đối tượng khác - nhómchính sách C4; và chiến lược - nhóm chính sách C5 Sự can thiệp của Chínhphủ vào cơ chế thị trường bằng các nhóm chính sách cội nguồn được minh họa
trên sơ đồ 1.1.
Chính phủ
Thị trường
h ng hóaà
Hãng v àcông ty
Hộ gia đình
Thị trường yếu tố
Trang 13: Chu kỳ tuần hoàn thứ nhất: Chu kỳ tuần hoàn thứ hai
Sơ đồ 1.1: Nguyên tắc và công cụ điều tiết kinh tế thị trường
Theo lý thuyết, mục đích điều tiết của các Chính phủ khi can thiệp vào
hệ thống kinh tế thị trường là nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối về kinh tế
và xã hội Hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường phụthuộc chủ yếu vào bản chất những vấn đề cần được sửa chữa khi can thiệp,mục đích điều tiết, cách thức và công cụ mà Chính phủ lựa chọn để can thiệp
Về nguyên tắc, các nhóm "chính sách cội nguồn" có thể sử dụng để điều tiếtthị trường như là cấp công cụ quản lý đầu tiên
Chi tiết hơn về vai trò của nhóm chính sách này trong việc khắc phụcnhững "khuyết tật thị trường" và những "phản ứng phụ" của chúng Những
"phản ứng phụ" này của giải pháp chính sách được khái quát trong dạngkhiếm khuyết do cơ chế điều hành của Chính phủ Các cơ quan của Chínhphủ sẽ có khiếm khuyết trong quá trình vận hành nền kinh tế vì những tệ nạntham nhũng, quan liêu v.v Những nhóm chính sách này sẽ bị hạn chế rấtnhiều vì những tệ nạn đó nên khi vận hành nền kinh tế bằng nhóm các công
cụ vĩ mô đòi hỏi phải có bộ máy công quyền hiệu quả Bộ máy công quyềnquản lý hoạt động có hiệu quả phải dựa trên những cán bộ cốt cán có phẩm
Trang 14chất tốt và ngược lại chính họ lại là người tạo ra và sử dụng sáng tạo các công
cụ này Các nhóm công cụ chính sách cội nguồn điều tiết nền kinh tế thị
trường được trình bày ở bảng 1.2.
Bảng 1.2: Các nhóm công cụ "chính sách cội nguồn"
để điều tiết nền kinh tế thị trường
KHUNG PHÁP LÝ
Nhóm chính sách
C4
KINH TẾ NHÀ NƯỚC
Nhóm chính sách
C5
DỰ PHÒNG CHIẾN LƯỢC Sản xuất Tiêu
dùng
Cơ chế Luật Kinh tế
quốc doanh
Hợp đồng Chính phủ
Bảo hiểm
Dự trữ chiến lược
sử dụng)
Hạn chế can thiệp pháp lýKhung
(Luật, hướng dẫn)
Mạng lưới phân phối
Hợp đồng trực tiếp
Bào hiểm nghĩa vụ
Dự trữ quốc gia
Văn bản pháp quy (Kiểm soát, điều tiết)
đồng gián tiếp
Hỗ trợ gián tiếp
Mua cân đối hay
bù giá
Mô phỏng thị trường
Đặc khu kinh tế
Trợ cấp khó khăn
Mặt khác, công cụ chính sách cũng rất khác nhau về tính chất, tácdụng, hiệu quả và phạm vi hiệu lực Những đặc điểm này được sử dụng nhưnhững căn cứ để cân nhắc khi lựa chọn và sử dụng một công cụ chính sách
Bảng 1.3 trình bày những đặc điểm cơ bản của bốn nhóm "chính sách cội
nguồn" Các công cụ "chính sách cội nguồn" thường được sử dụng làm cơ sở
Trang 15để soạn thảo các chính sách cơ bản phù hợp với yêu cầu và hoàn cảnh cầnđiều tiết.
Mỗi Chính phủ có quan điểm riêng, cách thức riêng, ưu thuế riêngtrong việc lựa chọn và sử dụng công cụ chính sách Tuy nhiên, những nhómchính sách cơ bản có bản chất cùng một "nguồn gốc" giống như những
"nhánh cây" trong một "cây chính sách" Chính vì vậy, sự phối hợp đồng bộgiữa các chính sách là rất cần thiết
Bảng 1.3: Đặc điểm của các công cụ chính sách cội nguồn.
Công cụ chính sách Nhóm C1 Nhóm C2 và C3 Nhóm C4 Nhóm C5
Tính chất Kinh tế Phi kinh tế Cả hai Cả hai Tác dụng Trực tiếp Gián tiếp Trực tiếp Cả hai
Phạm vi hiệu lực Trực tiếp vàođối tượng Toàn bộ hệthống Gián tiếp quađối tác Hệ thống vàđối tượng
Trong hệ thống các "chính sách cội nguồn", DNCNNQD là một công
cụ quan trọng có thể sử dụng để điều tiết nền kinh tế thị trường Việc Chínhphủ trực tiếp tham gia cung cấp hàng hóa có thể được thực hiện thông qua haihình thức cơ bản: (i) các DNNN và (ii) các hợp đồng của Chính phủ cho cáckhu vực tư nhân Trong trường hợp thứ nhất, có thể coi DNNN là "người sảnxuất và bán" hàng hóa, phục vụ cho các thị trường Còn trong trường hợp thứhai, các doanh nghiệp đóng vai trò "cung cấp hàng" Sự khác biệt quan trọnggiữa việc Chính phủ là người "mua" hay "bán" với những người tiêu dùng vàsản xuất thông thường trên thị trường tự do là ở chỗ Chính phủ "mua" khôngphải là để tiêu dùng và "bán" không phải để kiếm lời cho Chính phủ Sự khácbiệt cơ bản này thể hiện xuyên suốt trong các mục tiêu, chính sách can thiệp
và điều tiết vĩ mô của các Chính phủ Cả hai hình thức này tồn tại như mộtthực tế ở mọi nền kinh tế, với mức độ khác nhau Với những vai trò và cách
Trang 16thức can thiệp trên, Nhà nước sẽ thực hiện các chức năng quản lý trực tiếp đốivới các DNNQD nói chung và DNCNNQD nói riêng thông qua luật nhằm thểhiện các chính sách điều tiết vĩ mô.
1.2.2 Sử dụng công cụ thuế trong quản lý Nhà nước đối với DNCNNQD.
1.2.2.1 Khái quát về công cụ thuế.
- Khái niệm về thuế
Thuế được hiểu dưới nhiều giác độ khác nhau và mỗi giác độ chophép nhìn nhận thuế như là một công cụ đa năng trong quản lý Nhà nước vềkinh tế Về phương diện pháp luật, thuế được coi là khoản đóng góp bắt buộcđược luật pháp hóa Về phương diện kinh tế thuế được coi là một phần thunhập quốc dân mà người dân phải nộp cho Nhà nước Về phương diện nghiêncứu lý luận thuế được coi là một phần tài sản (không nhất thiết là thu nhập)phải đóng góp cho Nhà nước chi tiêu để thực hiện các chức năng của Nhà
nước Từ những giác độ khác nhau, khái niệm về thuế được hiểu là: Thuế là
một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật qui định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng.
Ở giác độ DN, thuế khoản chi phí bắt buộc phải nộp cho Nhà nước
nhằm đảm bảo chi tiêu của Nhà nước và xác lập tính hợp pháp về thu nhập của họ.
Như vậy, khái niệm trên đã phân biệt rõ sự khác nhau giữa thuế; phí
và lệ phí Tính pháp lý của thuế là cụ thể rõ ràng hơn ở chỗ nó thừa nhận tínhhợp pháp của thu nhập còn lại sau khi nộp thuế Mặc dù, thuế là nguồn thuchủ yếu của NSNN nhưng không phải là Nhà nước có thể tùy tiện đặt ra cácloại thuế Vì ngoài các chức năng chung nhằm điều tiết vĩ mô nền kinh tế,
Trang 17thuế cũng thể hiện sự phân phối thu nhập giữa Nhà nước và các chủ thể kháctrong nền kinh tế nên thuế phải mang tính công bằng và hợp lý.
- Các hình thức thuế.
Như đã trình bày về khái niệm thuế, các hình thức thuế cũng rất nhiềuloại tùy theo từng giác độ nghiên cứu và tiêu chí phân loại Thông thường cócác cách thức phân loại thuế sau đây:
Phân loại theo đối tượng chịu thuế
Căn cứ vào đối tượng chịu thuế, có thể chia các sắc thuế thành ba loại:Thuế thu nhập; thuế tiêu dùng; thuế tài sản
Phân loại theo phương thức đánh thuế
Tùy thuộc vào phương thức đánh thuế - đánh một cách trực tiếp hay
gián tiếp vào thu nhập mà người ta chia hệ thống thuế thành hai loại: Thuế
trực thu là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp
thuế Thuế gián thu là loại thuế không trực tiếp đánh vào thu nhập và tài sản
của người nộp thuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa vàdịch vụ
- Chức năng cơ bản của thuế.
Chức năng của thuế cũng có nhiều cách phân loại khác nhau từ chứcnăng tổng quát đến chức năng cụ thể Nhìn chung, chức năng của thuế đượcthừa nhận lâu nay là chức năng phân phối và chức năng giám đốc Tuy nhiên,khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, thuế được nhìn nhận với nhiều chứcnăng chia nhỏ hơn đó là: huy động nguồn thu cho Ngân sách; điều hòa thunhập; bảo vệ và hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng, v.v
Thực chất, dù có xem xét chức năng của thuế theo khía cạnh nào vàgóc độ nào cũng vẫn thừa nhận hai chức năng cơ bản và rõ ràng nhất của thuếlà:
Trang 18+ Đảm bảo nguồn thu cho NSNN: Nhà nước tồn tại và phát triển phải
có nguồn thu và thuế chính là công cụ thu lớn nhất của bất kỳ Nhà nước nào.Chức năng này đã được hình thành từ xa xưa và được coi là hợp lý nhất so vớicác hình thức thu khác như phí; lệ phí v.v
+ Chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế Thức chất chức năng này baohàm rất nhiều chức năng cụ thể khác như chức năng phân phối lại thu nhập,chức năng hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng v.v
Căn cứ vào các chức năng của thuế, Nhà nước có thể vận dụng khéoléo các loại thuế Chức năng của thuế còn phụ thuộc nhiều vào môi trườngluật pháp chính trị của nước áp dụng Thuế được pháp luật hóa nên việc ápdụng công cụ thuế phải được cân nhắc kỹ lưỡng Các chức năng của thuế sẽphát huy tác dụng hay không cũng khó có thể thay đổi một cách nhanh chóng,
vì vậy khi ban hành thành luật chính thức nhiều quốc gia đã áp dụng thí điểmnhằm xem xét kỹ những tác dụng của loại thuế mới
1.2.2.2 Sử dụng công cụ thuế trong quản lý Nhà nước đối với các loại doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh.
Nhà nước sử dụng các công cụ để quản lý các DN là điều cần thiết.Hiện nay, việc quản lý Nhà nước về thuế thể hiện ở chính sách thuế và hệthống thuế Chính sách thuế được cụ thể hóa bằng các luật, pháp lệnh và cácvăn bản chính thức của Nhà nước về thuế Xu hướng Nhà nước sẽ luật pháphóa các sắc thuế để nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước thông qua luậtpháp Trước hết, chính sách phát triển kinh tế và phát triển của Nhà nước làtiền đề để hoạch định chính sách thuế của Nhà nước đối với DN công nghiệp.Hiện nay, mục tiêu phát triển kinh tế được các quốc gia rất quan tâm Phầnlớn trong số các quốc gia đều lựa chọn cho mình con đường phát triển kinh tếbằng các công cuộc công nghiệp hóa Để đạt mục tiêu đó các quốc gia đềuxây dựng cho mình các chính sách thuế đặc biệt là xác định hợp lý tỷ lệ độngviên GDP vào NSNN với việc phát triển kinh tế của quốc gia mình Trên cơ
Trang 19sở chính sách thuế, Nhà nước sẽ thực hiện việc quản lý bằng các biện phápquản lý như luật pháp, hành chính, giáo dục v.v Đặc biệt là phương phápquản lý bằng luật pháp ngày càng được phát huy Cụ thể hóa các chính sáchthuế là hệ thống thuế bao gồm các sắc thuế và cơ quan quản lý thuế Đối vớinhững quốc gia kém phát triển hệ thống thuế sẽ có tỷ lệ các sắc thuế được
"luật hóa" thấp hơn các quốc gia phát triển Quản lý Nhà nước về thuế đối với
DN sẽ được cụ thể hóa bằng các sắc thuế, cơ chế quản lý thuế và bộ máy quản
lý thuế đối với các DNCN Phát triển công nghiệp là con đường ngắn nhất đểphát triển kinh tế thì chính sách thuế phải phản ánh được chính sách này Nhànước sử dụng công cụ thuế trong tình hình đó cũng phải nhất quán về quanđiểm và cách vận dụng
Như vậy, quản lý Nhà nước thông qua các công cụ chính sách là hoàntoàn có luận cứ lý thuyết và thực tế Tuy nhiên, dù xem xét ở khía cạnh nàocũng đều phải coi trọng công cụ Thuế trong quản lý Nhà nước đối với côngnghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung
Một số quan điểm cho rằng chính sách quản lý, công cụ quản lý vàbiện pháp quản lý là như nhau vì đều là các cách thức tác động vào đối tượng
bị quản lý Muốn thực hiện được chính sách đó phải có biện pháp quản lý phùhợp như việc sử dụng biện pháp mệnh lệnh hành chính hay pháp luật và sửdụng các công cụ quản lý thích hợp như tài chính, thuế, tiền lương v.v
Chính vì vậy, việc sử dụng công cụ thuế trong quản lý Nhà nước đốivới DNCNNQD cũng theo mô hình đó.NH N À ƯỚC
Chính sách quản lý
Biện pháp quản lý (mệnh lệnh h nh à chính, luật, giáo dục)
Công cụ quản
lý (Thuế, tiền tệ )
DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
Trang 20Sơ đồ 1.2: Mô hình quản lý đối với các DNCNNQD
Như vậy, việc sử dụng công cụ thuế trong quản lý Nhà nước đối vớicác DNCNNQD chính là Nhà nước phải sử dụng công cụ thuế trên cơ sở xâydựng các chính sách thuế phù hợp với đường lối phát triển kinh tế, từ đó ápdụng biện pháp quản lý thuế bằng hình thức luật, dưới luật, giáo dục haymệnh lệnh hành chính Một hệ thống thuế có thể có nhiều biện pháp quản lýkhác nhau nhưng biện pháp quản lý chủ yếu là luật pháp Ngày nay, biện phápquản lý thông qua luật ngày càng được phát huy mạnh mẽ không chỉ đối vớicông cụ thuế mà đối với quản lý Nhà nước nói chung
Như vậy, quản lý Nhà nước về thuế là việc xây dựng các chính sách
và vận dụng các biện pháp quản lý trên cơ sở tổ chức bộ máy quản lý phù hợptrong lĩnh vực thuế Tuy nhiên, công cụ thuế được sử dụng trong quản lý Nhànước nhấn mạnh đến việc vận dụng công cụ thuế hơn là nghiên cứu lý luận vềthuế Vận dụng công cụ thuế trong quản lý Nhà nước là tập trung chủ yếu vàoviệc xây dựng hệ thống thuế Hệ thống thuế bao gồm các chính sách thuế, bộmáy quản lý thuế và cơ chế quản lý thuế Trong đó, trọng tâm là chính sáchthuế mà cụ thể hóa bằng các sắc thuế dưới hình thức luật hay dưới luật Cácsắc thuế thể hiện rất rõ các chính sách thuế của chủ thể quản lý đối với đốitượng quản lý thông qua các quy định về những nội dung thuế cụ thể Đối vớicác doanh nghiệp các chính sách thuế về doanh thu, lợi nhuận luôn là những
Trang 21chính sách thuế được quan tâm đặc biệt Nhà nước sẽ vận dụng khéo léo cácsắc thuế này nhằm định hướng cho các DNCNNQD phát triển.
Hiệu ứng của việc sử dụng công cụ thuế này rất lớn, đặc biệt là nhữngthay đổi về chính sách thuế của Nhà nước Những đối tượng chịu thuế có ảnhhưởng nhiều đến nền kinh tế khi bị đánh thuế sẽ gây ra hiệu ứng dây chuyềnnhư điện, xăng dầu v.v Công cụ thuế "trong tay" Nhà nước có sức mạnh khálớn và được sử dụng như là công cụ chính để quản lý Công cụ thuế mang tínhchất bắt buộc đối với DNCNNQD nên vận dụng công cụ này đảm bảo quản lýDNNQD tốt hơn các công cụ khác như tiền tệ, tiền lương v.v…
Nhà nước hạn chế hay kích thích sản xuất và tiêu dùng một mặt thìcông cụ thuế là hữu hiệu nhất Các công cụ quản lý khác có ít tác dụng hơn vìkhông tác động trực tiếp tới cả người sản xuất và người tiêu dùng Khi bịđánh thuế cả người sản xuất và tiêu dùng phải cân nhắc lại hoạt động củamình theo hướng có lợi nhất cho họ Sức mạnh của thuế đối với cácDNCNNQD nói riêng và doanh nghiệp kinh doanh nói chung là rất lớn vì nóảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ Thậm chí, khichính sách thay đổi sẽ làm cho doanh nghiệp phát triển hay phải phá sản Ví
dụ, như thuế nhập khẩu đánh vào mặt hàng A từ 5% tăng lên 10% làm chonhiều doanh nghiệp phải từ bỏ kinh doanh mặt hàng này ngay khi sắc thuế cóhiệu lực Những lô hàng đã ký hợp đồng và mở tờ khai sau thời điểm đóthường phải chịu thua lỗ lớn Tác dụng của thuế lúc này là lớn nhất và hiệulực nhất Ngược lại, nhiều mặt hàng bị biến động mạnh ngay sau khi Nhànước thông qua chính sách thuế như xe máy, đất đai… Khi Nhà nước tăngthuế trước bạ và lệ phí đăng ký xe gắn máy thì gần như thị trường xe máy bịxáo trộn Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đua nhau giảm giá thông quacác hỗ trợ khách hàng Mặt khác, chính sách thuế thay đổi làm cho không ítcác doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp gặp khó khăn Nhiều doanh nghiệp sẽphải từ bỏ kinh doanh mặt hàng này để chuyển hướng kinh doanh mặt hàng
Trang 22khác theo đúng định hướng của Nhà nước Như vậy, việc sử dụng công cụthuế trong quản lý Nhà nước đối với DNCNNQD có ảnh hưởng rất mạnh mẽ
và cần được vận dụng hợp lý
1.3 TÁC DỤNG CỦA THUẾ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC VÀ DNCNNQD
1.3.1 Tác dụng đối với Nhà nước
Thứ nhất: Độ trễ của thuế đối với Nhà nước.
Đối với Nhà nước, thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN Thuế gắnliền với khái niệm Nhà nước và tồn tại thống nhất với nhau Khi Nhà nướcmuốn chi tiêu phải thu từ nhiều loại thuế khác nhau nếu không sẽ phải huyđộng vay thêm từ các nguồn khác Thực chất, các loại thuế khác nhau dù đánh
ở khâu nào, tính chất ra sao thì mục đích chung vẫn là tăng thu cho NSNN.Tác động của thuế đối với Nhà nước thể hiện rõ nét nhất ở mức độ thuế thu
ổn định theo tổng sản phẩm quốc dân Do đó, GDP và mức độ tăng trưởngcủa nền kinh tế luôn là vấn đề đặt ra cho Nhà nước của mỗi quốc gia Sự ổnđịnh trong huy động GDP vào ngân sách qua thuế có dao động chậm, thường
gọi là độ trễ như sau (đồ thị 1.1)
Thu thuế Thu thuế có độ trễ
Trang 23Nguồn: [37, trang 470]
Chính vì tác động của thuế đối với Nhà nước không chỉ thể hiện ởmức độ áp dụng các sắc thuế và áp thuế suất như thế nào mà còn ảnh hưởngđến mức độ ổn định thu thuế về mặt thời gian Thậm chí, những dao động nàyđôi khi làm trầm trọng thêm các tình hình kinh tế xã hội và sự ổn định củaNhà nước Việc mất ổn định nguồn thu sẽ gây bất ổn chi tiêu và các hoạt độngcủa Nhà nước Hiệu quả của một hệ thống thuế đối với Nhà nước là sự cânbằng và ổn định, do đó khi sử dụng công cụ thuế Nhà nước luôn chú trọngđến yêu cầu này của hệ thống thuế
Thứ hai: Thuế gây ra sự mất trắng về thuế.
Trong xã hội, người nộp thuế nhiều không phải là người được quyền
sử dụng nhiều hàng hóa công cộng và ngược lại Khi đánh thuế thì chỉ đánhthuế vào mức thu nhập cao nhưng không có biện pháp đảm bảo cho họ đượchưởng nhiều hơn và như vậy sự phân phối qua thuế gây méo mó hơn
Đường khả năng hữu dụng là đường giới hạn về mức độ thỏa mãn củamọi người trong xã hội về những loại hàng hóa công cộng của các nhóm dân
cư Nhà nước không thể đảm bảo tuyệt đối vừa có công bằng và hiệu quả giữaviệc nộp thuế và sử dụng hàng hóa công cộng của các nhóm Do đó, khi đánhthuế sẽ có những tác động méo mó đối với sự công bằng và độ hữu dụng của
các nhóm dân cư trong xã hội (Đồ thị 1.2).
Trang 24Đồ thị 1.2: Đường khả năng hữu dụng: Mọi điểm trên đường khả năng hữu dụng đều có hiệu quả nhưng nếu thuế tác động làm cho sự phân phối từ điểm A đến
điểm B sẽ gây méo mó Nguồn: [37, trang 485-486].
Về lý thuyết, khi đánh thuế thì đường giới hạn ngân sách sẽ tăng bằngđúng mức thuế Trên thực tế mức thuế nộp sẽ ít hơn do đường bàng quang của
người tiêu dùng thay đổi (Đồ thị 1.3).
Đồ thị 1.3: Dạng đường bàng quan và sự mất trắng: Điểm E* và E"
để có mức thỏa dụng như nhau những mức thuế A"E" nhiều hơn mức thuế thực tế người tiêu dùng nộp là AE* một khoản là E*F Khoản này người tiêu dùng cũng không được lợi thêm so với mức hữu dụng ở điểm E" mà Nhà nước cũng không thu được nên gọi là sự mất trắng
E'' F
Đường giới hạn ngân sách trước v sau thu à ế Đường giới ngân sách khi đánh thuế sản phẩm
Q
Trang 25Nếu không đánh thuế thì người tiêu dùng được lợi do mua hàng vớigiá rẻ Khi đánh thuế đối tượng chịu thuế thường có phản ứng nên gây ra sựlệch lạc số thuế có thể thu được Phản ứng của đối tượng chịu thuế có thể làhạn chế tiêu dùng, dùng sản phẩm thay thế v.v… Những phản ứng đó tácđộng đến mức thu thuế khi đánh thuế Phần mất mát này Nhà nước khôngđược lợi và người tiêu dùng cũng không được lợi Đó chính là tính phi hiệu
quả của thuế thường gọi là "sự mất trắng" Tác động của thuế đối với Nhà
nước còn thể hiện ở việc thuế gây méo mó đối với những hàng hóa côngcộng Các khoản thu để chi cho hàng hóa công cộng chính là từ thuế Để chitiêu cho hàng hóa công cộng thì phải từ bỏ sản xuất một lượng hàng hóa tưnhân là tất yếu Chính vì vậy, đường khả thi sản xuất nằm trong đường giớihạn khả năng sản xuất Việc đánh thuế làm cho hàng hóa công cộng trở nênđắt tiền hơn và mức hiệu quả của hàng hóa công cộng sẽ nhỏ hơn lúc không
bị đánh thuế
Đồ thị 1.4: Đường khả thi sản xuất và khả năng sản xuất do tác động của thuế: Thuế gây méo mó và đường khả thi sản xuất sẽ nằm trong bên dưới đường khả năng sản xuất
Nguồn: [37,trang 493]
H ng à hóa cá nhân
H ng hóa công c à ộng
Đường khả thi sản xuất
Đường giới hạn khả năng sản xuất
Trang 26Do vậy, khi sử dụng công cụ thuế trong quản lý Nhà nước phải tăngcường các biện pháp giảm độ trễ của thuế, hạn chế sự mất trắng và điều hòahợp lý công bằng và hiệu quả đồng thời kích thích tối đa khả năng sản xuấtcủa xã hội.
1.3.2 Tác dụng đối với các doanh nghiệp.
Thuế đối với các DNCN được phân tích ở đây chủ yếu là cácDNCNNQD Thuế được coi là khoản trích nộp ngân sách nhằm hợp thức hóacác hoạt động kinh doanh của DN Bất kỳ DN nào cũng đều phải nộp thuếtheo luật định nhằm đảm bảo hoạt động quản lý của Nhà nước, trong đó cóhoạt động quản lý Nhà nước đối với chính bản thân ngành công nghiệp vàDNCN trong ngành đó Với vai trò trên, thuế luôn luôn có vị trí rất quan trọngtrong mọi hoạt động kinh doanh của DN, kể từ giai đoạn đầu lập dự án kinhdoanh đến cả trong quá trình kinh doanh đều phải quan tâm đến các khoảnthuế Nhà nước đánh vào công nghiệp Vị trí của thuế đôi khi được coi là hàngđầu trong những quyết định kinh doanh của DN Tuy nhiên, để xem xét tácđộng của thuế đối với DN một cách chi tiết, sẽ phải xem xét tác động của thuếtrong từng trường hợp cụ thể như sau:
- Tác động của thuế trong môi trường cạnh tranh.
Trên thị trường cạnh tranh, những nguyên tắc cơ bản để phân tíchbăng đồ thị là các đường cong cung và cầu của sản phẩm Trong môi trườngcạnh tranh, cân bằng trước khi đánh thuế thể hiện ở điểm Eo khi cung gặpcầu Cân bằng xảy ra tại điểm cắt nhau của đường cung và đường cầu khi
lượng hàng hóa (Qo) được cung cấp với mức giá là Po (Xem đồ thị 1.5).
Khi Chính phủ đánh thuế, có nghĩa là doanh nghiệp phải đóng thêmphần tiền thuế là t Nếu doanh nghiệp muốn nhận được đúng giá Po thì phảibán với giá Po+t trước khi nộp thuế Doanh nghiệp luôn quan tâm đến thunhập ròng (thu nhập sau thuế) Do đó, doanh nghiệp sẽ sẵn sàng cung cấp
Trang 27lượng sản phẩm nhiều hơn nhưng do chi phí tăng lên khả năng cung cấp sẽthay đổi Lúc này đường cầu sẽ dịch lên trên bằng đúng khoản thuế sẽ phảinộp Khi đường cầu dịch chuyển thì giá cân bằng mới tăng lên Nếu giá tănglên đúng bằng thuế là Po+t thì người tiêu dùng phải chịu thuế, mặc dù trêndanh nghĩa thuế được đánh vào người sản xuất, nhưng người tiêu dùng buộcphải trả qua giá.
Đồ thị 1.5: Tác động của thuế đối với giá và lượng: Thuế làm đường cung dịch lên bằng đúng khoản thuế và làm giảm lượng tiêu dùng và nâng giá mà người tiêu dùng phải trả.
Nguồn: [37, trang 490]
Nhưng khi giá tăng lên thì người tiêu dùng sẽ giảm lượng tiêudùng và tác động cho đường cầu dịch chuyển xuống Trong trường hợp trên,
giá tăng đúng bằng thuế, do đó toàn bộ gánh nặng thuế do người tiêu dùng
phải chịu Điều này xảy ra khi đường cung nằm ngang hoàn toàn, hoặc khiđường cầu hoàn toàn thẳng đứng (khi các cá nhân luôn tiêu dùng lượng sảnphẩm nhất định, bất kể giá như thuế nào) Khi người tiêu dùng chịu thuế họphải trả giá cao hơn Trong trường hợp này, Nhà nước đánh thuế vào điểm
Giá (đôla) Đường cung sau khi đánh thuế
Đường cung trước khi đánh thuế
E1
E0
Đường cầu
1
P0
E 0
Đường cung sau khi đánh thuế
Đường cung trước khi đánh thuế
Lượng
Q
0
Trang 28nào trong quy trình sản xuất hàng hóa đều có kết quả như nhau Thuế đánhvào nhà sản xuất hay người tiêu dùng đều có tác dụng như nhau là người tiêudùng phải chịu thuế Trong trường hợp này giá cả đều tăng lên đúng bằng
thuế nên người sản xuất vẫn thu được khoản lợi nhuận như cũ (Xem đồ thị
1.6).
Đồ thị 1.6: Độ co của cung và cầu: người tiêu dùng phải chịu thuế. (A) Đường cung hoàn toàn co giãn; với đường cung hoàn toàn co giãn (nằm ngang), giá tăng bằng khoán thuế; người tiêu dùng chịu toàn bộ thuế (B) Cầu hoàn toàn không co giãn: với đường cầu hoàn toàn không co giãn, giá tăng bằng khoản thuế; người tiêu dùng chịu toàn bộ thuế.
Trang 29Ngược lại, có trường hợp mà giá hoàn toàn không tăng; tức là,trường hợp DN chịu toàn bộ thuế Điều đó xảy ra khi đường cung hoàn toànthẳng đứng (lượng cung không phụ thuộc vào giá) hoặc khi đường cầu hoàntoàn nằm ngang (cầu hoàn toàn co giãn) Trong trường hợp này, việc Nhànước đánh thuế vào các điểm khác nhau sẽ có tác động như nhau là DN phảichịu hoàn toàn thuế do giá bán không tăng Tuy nhiên, nếu Nhà nước đánhthuế vào người sản xuất hay người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng đến cách tính thuế.Thuế sẽ được tính toán và quyết toán giữa Nhà nước và DN khi đánh thuếthông qua DN Thuế trực thu hay gián thu đều có tác dụng như nhau trong
trường hợp này vì giá bán không thay đổi (Đồ thị 1.7).
Giá
Đường cầu
C
E 1 P
0 = P
1
Đường cung (trước
v sau khi à đánh thuế)
Q
0
E 0
Đường cung sau khi đánh thuế
Đường cung trước khi đánh thuế
Lượng
P
0 = P
1
Trang 30Đồ thị 1.7: Độ co của cung và cầu: người sản xuất phải chịu thuế.
(C) Đường cung hoàn toàn không co , giá hoàn toàn không tăng, gánh nặng thuế
do người sản xuất chịu (D) Đường cầu hoàn toàn co giãn (nằm ngang), giá hoàn toàn không tăng; gánh nặng thuế do người sản xuất chịu.
Nguồn: [37, trang 492]
Đường cung và cầu thay đổi sẽ làm cho giá thay đổi ở mức caohơn giá Po nhưng thấp hơn giá Po+1 Phần giá tăng lên (mức độ người tiêudùng phải chịu thuế), phụ thuộc vào hình dạng của đường cung và đường cầu.Đường cầu càng dốc, hoặc đường cung càng phẳng, thì người tiêu dùng càngphải chịu thuế nhiều Đường cầu càng phẳng, đường cung càng dốc, thì ngườisản xuất càng phải chịu thuế nhiều hơn Độ dốc của đường cầu bằng độ cocủa cầu Độ co của cầu cho biết tỷ lệ biến động của lượng hàng hóa được tiêudùng do tỷ lệ thay đổi giá cả hàng hóa đó Tương tự, do độ dốc của đườngcung bằng độ co của cung Độ co của cung cho thấy tỷ lệ biến đổi lượng hànghóa cung cấp do thay đổi giá cả của hàng hóa đó Do đó, khi đường cungthẳng đứng không co, còn khi đường cung nằm ngang thì có độ co vô hạn
Như vậy, đường cầu càng co nhiều và đường cung càng co ít, thìngười sản xuất càng phải chịu gánh nặng thuế nhiều hơn Khi đường cầu càng
Trang 31co ít và đường cung càng co nhiều thì người tiêu dùng càng phải chịu gánhnặng thuế cao.
- Tác động của thuế trong môi trường độc quyền.
Khi không đánh thuế, nhà độc quyền sẽ chọn mức sản lượng mà cóchi phí sản xuất thêm sản phẩm (chi phí cận biên) bằng doanh thu thêm(doanh thu cận biên) Để tăng tối đa lợi nhuận, nhà độc quyền định chi phícận biên bằng thu cận biên Đường cầu, đường doanh thu cận biên và chi phísản xuất cận biên sẽ quyết định giá cả sản phẩm Khi DN cố gắng bán nhiềuhơn nhưng không muốn bán hàng hóa với giá quá thấp Khi DN phải hạ thấpgiá bán họ cân nhắc đến lợi nhuận để tối đa hóa Nhà độc quyền chọn Qo làmức sản lượng bán ra, tại đó đường chi phí cận biên và đường thu nhập cậnbiên giao nhau và định giá là Po Tại mức giá Po, DN định giá bán cao hơnmức giá cũ nhưng không cao bằng khoản thuế đã nộp Như vậy, DN và ngườitiêu dùng đều phải chịu thuế Thể hiện rõ về tác động của thuế trong môi
trường độc quyền được trình bày trên đồ thị 1.8.
A
Giá
Lượng
Cầu Q
thuế
Thu nhập cận biên
Thay đổi
thuế Chi phí cận biên trước
thuế
Thu nhập cận biên
Q1
Trang 32Đồ thị 1.8: Đánh thuế trong môi trường độc quyền: (A) với đường cầu và cung trực tuyến, giá của người tiêu dùng tăng lên đúng bằng nửa thuế, người tiêu dùng và người sản xuất chung gánh nặng thuế, (B) với các đường cầu luôn co giãn, giá tăng hơn thuế.
Nguồn: [37, trang 449]
Thuế có thể coi là một khoản tăng chi phí sản xuất, tức là dịchlên trên đường chi phí cận biên, điều đó sẽ làm giảm sản lượng xuống Q1 vàtăng giá lên P1
- Tác động của thuế đối với doanh nghiệp sản xuất.
Trước khi đánh thuế, doanh nghiệp có giá là Po và tăng giá chiphí cận biên (MC) Doanh nghiệp tăng tối đa lợi nhuận của mình bằng cáchđịnh giá bán cận biên (khoản thu được do sản xuất thêm một đơn vị sảnphẩm ) bằng với chi phí cận biên (chi phí thêm do sản xuất thêm một đơn vịsản phẩm) Chính phủ đánh thuế với mức thuế trên mỗi đơn vị sản phẩm củadoanh nghiệp Chi phí để doanh nghiệp sản xuất ra thêm một đơn vị sản phẩm
sẽ là MC" = MC + t, đó là chi phí sản xuất cận biên cộng với thuế; Do đódoanh nghiệp sẽ giảm sản xuất của mình xuống Qo" Nhưng khi tất cả các
Trang 33hãng giảm sản xuất của họ thì giá sẽ tăng lên Điểm cân bằng mới gồm giá P1
và sản lượng là Q1, ở đó giá mới bằng chi phí sản xuất cận biên cộng với thuế
Đồ thị 1.9: Tác động của thuế đến chi phí cận biên Thuế dịch chuyển chi phí cận biên hữu hiệu lên.
Nguồn: [37, trang 495]
Như vậy, khi sử dụng công cụ thuế Nhà nước xem xét những tácđộng đối với doanh nghiệp trên cơ sở độ co giãn của cung và cầu, chi phí vàdoanh thu cận biên cũng như môi trường kinh doanh của xã hội Tùy vào bảnchất của từng loại thuế trực thu hay gián thu Nhà nước sẽ đánh thuế đối vớidoanh nghiệp đó theo hình thức thuế khoán hay thuế lũy tiến, biện pháp quản
lý bằng kinh tế, hành chính hay giáo dục v.v
Giá
Sản lượng
Q 0
Thuế
P0
P1
Chi phí cận biên sau thuế
Chi phí cận biên trước
0
Trang 34Chương 2
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ THUẾ TRONG QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DN CÔNG NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
2.1 HỆ THỐNG THUẾ ÁP DỤNG CHO DN CÔNG NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ THUẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
Trong quá trình đổi mới hệ thống thuế ở Việt Nam, Nhà nước đã cảitiến hệ thống thuế đối với các DNCNNQD gồm 7 loại thuế: Thuế thu nhậpdoanh nghiệp; Thuế môn bài; Thuế chuyển quyền sử dụng đất; Thuế giá trịgia tăng; Thuế tiêu thụ đặc biệt; Thuế tài nguyên và Thuế xuất nhập khẩu
Hệ thống thuế này áp dụng thống nhất, đối với các DNCNNQD
nó đã khuyến khích các thành phần kinh tế này phát triển mạnh mẽ hơn Từngbước xây dựng hệ thống thuế chủ yếu góp phần điều tiết các hoạt động kinh tế
và dần dần xóa bỏ sự ưu tiên cho các DNCN kinh doanh của Nhà nước
Trên cơ sở đó, bộ máy quản lý thuế đối với thành phần kinh tếnày đã được tổ chức lại Hiện nay, bộ máy quản lý thuế nằm trong Bộ Tàichính gồm 3 cơ quan trực thuộc chính: Tổng cục Thuế, Kho bạc và Tổng cụcHải quan
Nói chung, Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ có chức năngthống nhất quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài chính, ngân sách, kế toán vàkiểm toán
Để thực hiện được chức năng quản lý thu thuế, Bộ Tài chính đã
tổ chức các cơ quan trực thuộc và xây dựng cơ chế quản lý từ cấp trung ươngtới cấp địa phương
HQ tỉnh, liên tỉnh,
th nh phà ố
Chi cục thuế (Quận,
huyện) trong đó có
các đội thuế phường,
xã hoặc liên phường,
xã
Kho bạc Nh nà ước (Quận, huyện)
Chi cục HQ cửa khẩu, đội kiểm soát v àtương đương trực thuộc HQ Tỉnh, Th nh à
phố
Trang 35Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý thuế Việt nam.
Bộ Tài chính phân định rõ quyền quản lý thuế và quyền thu tiềnthuế cho Tổng cục Thuế và Kho bạc Nhà nước Các DNCNNQD xác định sốthuế phải nộp và quyết toán thuế với cơ quan quản lý địa phương nơi DN hoạtđộng nhưng phải trực tiếp nộp thuế tại Kho bạc Nhà nước tại các địa bàn đó.Phương thức quản lý này rất rõ ràng và tránh tình trạng câu kết gian lận thuế.Riêng đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan cócán bộ tính thuế và xác định thuế cho các DNCNNQD
2.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ THUẾ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NQD.
2.2.1 Tình hình phát triển DNCNNQD ở Việt Nam trong thời gian qua.
Trong thời kỳ đất nước bị chia cắt từ 1954 đến 1975, ở MiềnBắc đã kiên quyết xóa bỏ các DNCNNQD cho nên các DN này không pháttriển Ở Miền Nam, DNCNNQD rất phát triển nhưng lệ thuộc Mỹ Năm 1975,
35
phố
Trang 36khi đất nước hoàn toàn giải phóng, cả nước ta bước vào giai đoạn xây dựngCNXH và DNCNNQD lại có cơ hội phát triển trở lại vào đầu những năm 80.Sau đại hội Đảng VI, DNCNNQD đã phát triển không ngừng và chứng minh
được tính hiệu quả và vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân (Bảng
Nguồn: [32, trang 140; 41, trang 14-58].
Do chính sách khuyến khích phát triển nền kinh tế nhiều thành phần,thành phần kinh tế NQD đã tăng nhanh về số cơ sở sản xuất Đặc biệt là chỉ
số tăng giá trị sản xuất công nghiệp rất cao đã đóng góp vào sự tăng trưởngchung của nền kinh tế Đến 2002, DNNQD là 68.330, trong đó gồm 28.927
cơ sở sản xuất công nghiệp Với quy mô phát triển như vậy đòi hỏi có sự quản
lý của Nhà nước là tất yếu và sức mạnh của thành phần kinh tế này có đượccũng phần nào nhờ vào chủ trương phát triển của Nhà nước về kinh tế
Tuy nhiên, các DNNQD lại phân bổ theo cơ cấu không hợp lý kể cảtheo vùng địa lý và theo ngành nghề Những ngành nghề có vai trò then chốt
về khoa học công nghệ, và vốn lớn có rất ít các DNCNNQD Các DNNQD domới được chú trọng phát triển nên còn rất nhỏ bé so với tiềm năng phát triển.Các thành phố lớn, đặc biệt là thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.Thành phố Hồ Chí Minh có 27.901 cơ sở chiếm hơn 40% trong tổng số và trở
Trang 37thành phố đầu tầu về công nghiệp của cả nước DNNQD có tiềm năng lớn thể
hiện rất rõ qua tốc độ tăng trưởng những năm gần đây (Bảng 2.2.)
Bảng 2.2: Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp (Đơn vị: %)
Tiêu chuẩn phân loại 1995 1998 1999 2000 2001 2002
Khu vực kinh tế trong nước 14,5 7,6 7,1 14,2 15,4 11,7 + Kinh tế Nhà nước 11,9 7,7 7,2 16,0 15,4 11,7 Trong đó: Trung ương 13,6 8,2 6,0 11,07 13,1 12,6
Trong những năm gần đây, Nhà nước đang sắp xếp lại các DNCN Nhànước nên chỉ số tăng trưởng của thành phần này có phần suy giảm Đặc biệt làcác DN có vốn đầu tư nước ngoài đang có mức tăng trưởng rất cao trong thờigian qua đã phát triển chậm lại chỉ ở mức 12,1% năm 2001 và 14,6% năm
2002 Sự đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng đónggóp không nhỏ vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Đối với khu vực kinh tếnày cũng cần có sự quản lý của Nhà nước để phát triển nền kinh tế theo định
Trang 38hướng XHCN Sự phát triển của DNCNNQD được phản ánh rõ nét hơn qua
-Tổng số 229 272 314 361 399.9 444.1 495.1
Nguồn: [33, trang 58].
Từ những năm 90, khi thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tạo điều kiệncho DN tư nhân phát triển thì cơ cấu giá trị tổng sản phẩm trong nước theothành phần kinh tế đã thay đổi GDP của thành phần kinh tế NQD đã chiếm vịtrí quan trọng Với quy mô và tốc độ tăng trưởng như trên, thành phần kinh tếNQD đã đóng góp không nhỏ vào GDP trong những năm gần đây, khoảng60% tổng sản phẩm xã hội, trong đó kinh tế nước ngoài chiếm 29%, tư nhânchiếm 23,5% và các thành phần kinh tế khác là 7,5% Do đó, cần phải cóchính sách khuyến khích và quản lý kinh tế NQD để phát huy vai trò to lớncủa thành phần kinh tế này Mặc dù, các thành phần kinh tế NQD phát triển
đa dạng và nhanh hơn trong những năm gần đây nhưng tiềm năng chưa đượckhai thác hết
Trang 39Tình hình phát triển của DNCNNQD trong những năm gần đây đãtăng theo xu thế chung nhưng vẫn còn hạn chế Một phần do chủ trương củaNhà nước muốn duy trì vai trò chủ đạo của DNNN nên sự phát triểnDNCNNQD còn hạn chế Mặt khác, ngành công nghiệp đòi hỏi có vốn lớn vàcông nghệ cao vượt quá tiềm lực hiện có của các DNNQD nên các DN nàykhó vượt lên trong quá trình phát triển Năm 2001, cơ cấu giá trị tổng sảnphẩm của DNCNQD và DNCNNQD thể hiện rõ trên biểu đồ 2.1.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế trong công nghiệp năm 2001
Nguồn: [33, trang 58]
Mức độ đóng góp của các DNNQD vào NSNN cũng rất lớn Tính bìnhquân hàng năm từ 1999 - 2001, thành phần KTNQD đã tăng mức đóng gópcho ngân sách khoản 11,6%, thành phần có vốn đầu tư nước ngoài tăng hơn
20%, bình quân của tất cả thành phần KTNQD là 16,8% ( biểu đồ 2.2.)
Biểu đồ 2.2: Mức tăng thu thuế và phí hàng năm vào NSNN 1999 - 2001.
T nh©n Hé c¸ thÓ vµ dÞch
vô nhá
Tû lÖ %
Tû lÖ %
Trang 40Trong những năm gần đây, KTNQD phát triển mạnh và có mức độtăng cao hơn kinh tế quốc doanh, đặc biệt là kinh tế nước ngoài Thực trạngbất bình đẳng ở đây là các khu vực đóng góp nhiều cho NSNN không đồngthời là khu vực có giá trị sản lượng cao và tốc độ phát triển cao Mức độ thuthuế ở thành phần kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăngcao làm cho gánh nặng thuế trực tiếp nghiêng dần về các thành phần kinh tếnày nhằm xóa dần sự bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trước đây.Đặc biệt là khu vực kinh tế cá thể có giá trị tổng sản lượng khá cao nhưngmức đóng góp cho ngân sách rất thấp Trong những năm gần đây, tỷ lệ đónggóp cho NSNN tăng cao nhất vẫn là khu vực kinh tế có vốn đầu tư nướcngoài, tăng khoảng 20%.
Riêng đối với khu vực công nghiệp, mức độ tăng thu cho ngân sáchcũng rất cao Toàn bộ khu vực KTNQD tăng thu cho ngân sách 10,5% nhưngriêng trong công nghiệp lại là 14,8% Thu thuế từ các hộ cá thể và hợp tác xãcông nghiệp chỉ đạt 5% trong khi đó các DNCN nước ngoài và doanh nghiệp
tư nhân đạt trên 19% do đó kéo mức tăng bình quân chung lến 14,8% Quaquá trình phát triển đó, DNCNNQD ở Việt Nam đã bộc lộ những đặc trưngriêng có của mình, như: DNCNNQD phần lớn là các DN vừa và nhỏ, DNnghiệp phát triển không đồng đều, trình độ quản lý còn yếu kém, trình độ sảnxuất còn lạc hậu và đặc biệt là quan hệ sản xuất trong các DNCNNQD ở trình
độ thấp
DNCNNQD là các doanh nghiệp vừa và nhỏ là do nước ta vừa chuyểnđổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp có tính chất cào bằng nên xuất thân củacác ông chủ các DNCNNQD ở mức thấp Nhiều DNCNNQD xây dựng cơnghiệp từ hai bàn tay trắng nên dù có mức độ tăng trưởng cao cũng không thể
đủ lớn mạnh để cạnh tranh trên trường quốc tế Mặt khác, do việc đổi mới tưduy và chính sách ở nước ta diễn ra có lộ trình chậm hơn các nước khác, nêncác DNCNNQD cũng phát triển dần theo lộ trình đó Trong 15 năm đổi mới,