Tham gia hội nhập các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế là yêu cầu khách quan và là hướng phát triển tất yếu của nền kinh tế Việt Nam. Trong tiến trình hội nhập, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nhằm phát huy và giải phóng các nguồn lực để phát triển kinh tế đất nước. Một trong các yêu cầu đặt ra trong quá trình đổi mới là từng bước hoàn thiện các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô, đặc biệt là công cụ thuế. Quá trình mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế tạo cho Việt Nam những thuận lợi vô cùng to lớn, nhưng cũng đặt nước ta trước không ít thách thức, đặc biệt trong quản lý thuế.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tham gia hội nhập các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế là yêu cầukhách quan và là hướng phát triển tất yếu của nền kinh tế Việt Nam Trongtiến trình hội nhập, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng đổi mới cơ chếquản lý kinh tế nhằm phát huy và giải phóng các nguồn lực để phát triển kinh
tế đất nước Một trong các yêu cầu đặt ra trong quá trình đổi mới là từng bướchoàn thiện các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô, đặc biệt là công cụ thuế Quátrình mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế tạo cho Việt Nam nhữngthuận lợi vô cùng to lớn, nhưng cũng đặt nước ta trước không ít thách thức,đặc biệt trong quản lý thuế
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, thời gian qua, đã có nhiềucông trình nghiên cứu của nhiều tác giả về thuế dưới nhiều góc độ khác nhau.Tuy nhiên, các công trình thường nghiên cứu thuế dưới góc độ chính sách thuế,phân tích và đánh giá tác động của chính sách thuế đến nền kinh tế Một số luận
án, đề tài nghiên cứu đã đề cập đến quản lý thuế trên một số khía cạnh khác nhau
như Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ "Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế ở Việt nam trong điều kiện hiện nay" của PGS.TS Nguyễn Thị Bất làm chủ
nhiệm đề tài Các bài trên đã khái quát một số nội dung cơ bản của quản lý thuế,tập trung nghiên cứu việc xây dựng và ban hành luật thuế, tổ chức thực hiện cácluật thuế, tổ chức bộ máy quản lý thuế và tập trung đi sâu vào giải pháp nghiêncứu hoàn thiện hệ thống luật pháp về thuế nhưng chưa đề cập nhiều đến quản
lý thuế trong điều kiện yêu cầu đổi mới, hội nhập kinh tế hiện nay Chính vìvậy, nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề về quản lý thuế trong điều kiện hội nhập
kinh tế, tác giả đã lựa chọn đề tài: "Đổi mới quản lý thuế trong điều kiện hội
nhập kinh tế ở Việt Nam" để tiến hành nghiên cứu làm luận án tiến sĩ.
Trang 22 Mục đích nghiên cứu của luận án
Với cách tiếp cận hệ thống, quản lý thuế không chỉ đơn thuần là hướngđến đầu ra là số thu về thuế mà phải hướng đến những kết quả, những tác độngtạo ra nhằm làm thay đổi môi trường kinh tế - xã hội, đáp ứng mong muốn cảithiện môi trường của các công dân và doanh nghiệp Với quan niệm như vậy,mục đích nghiên cứu của luận án: Hệ thống hóa lý luận về quản lý thuế, đặt quản
lý thuế trong điều kiện hội nhập để xem xét tìm ra những yêu cầu đối với quản lýthuế Phân tích thực trạng quản lý thuế ở Việt Nam hiện nay dưới nhiều góc độ:
Tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý và các qui trình hành thu, xem xét các qui trình,
tổ chức thực hiện quản lý thuế trong một môi trường quản lý cụ thể Trên cơ sởnhững phân tích về thực trạng và những kinh nghiệm quốc tế về quản lý thuế,luận án đóng góp những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lýthuế trong thời gian trước mắt cũng như trong tương lai lâu dài
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Là các quan hệ quản lý trong hoạt động thu,
nộp thuế Các quan hệ quản lý trong hoạt động thu nộp thuế được nhìn nhậndưới hai góc độ: Là quan hệ quản lý giữa Nhà nước đối với xã hội, quan hệquản lý này dựa trên quyền lực đặc biệt của Nhà nước - với tư cách là cơ quancông quyền Là quan hệ quản lý của một tổ chức công nhằm tạo ra các dịch
vụ công cung cấp đáp ứng yêu cầu của xã hội Dưới góc độ này, quản lý thuếđược xem như là quan hệ quản lý hành chính trong một tổ chức công hay rộnghơn là quan hệ quản lý hành chính của Chính phủ
Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu các quan hệ quản lý trong
phạm vi quan hệ giữa cơ quan thuế và các đối tượng nộp thuế và các quan hệquản lý thuế nội địa Luận án không đi sâu vào nghiên cứu các quan hệ quản
lý thuế của cơ quan Hải quan và giữa cơ quan thuế với các cơ quan khác trongChính phủ và Quốc hội Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu tình hình
Trang 3quản lý thuế trong thời gian từ 1999 đến nay, với một số nội dung có mở rộngphạm vi thời gian đến 1990.
4 Ý nghĩa khoa học của luận án
Luận án hệ thống hóa lý luận về quản lý thuế trong đó đặc biệt đã đưa
ra khái niệm về quản lý thuế, luận giải những vấn đề về bản chất của quản lýthuế, cũng như là những đặc điểm và mục tiêu của quản lý thuế theo cách nhìn
hệ thống Đồng thời, luận án cũng chỉ ra những vấn đề đặt ra cho quản lý thuếtrong điều kiện nền kinh tế hội nhập Những phân tích đó sẽ làm cơ sở khoahọc cho việc đánh giá thực trạng quản lý thuế trên thực tiễn Bên cạnh đó, luận
án trình bày cụ thể kinh nghiệm tổ chức quản lý thuế của một số nước, trong đóchú trọng kinh nghiệm của Trung Quốc và một số quốc gia thuộc khối OECD
để rút ra các kinh nghiệm có ích cho công cuộc đổi mới quản lý thuế ở nước ta
Phân tích thực trạng quản lý thuế trên hai khía cạnh: Những thành tựuđạt được trong quản lý thuế và những vấn đề cần khắc phục, thay đổi Luận
án đã tập trung trình bày những hoạt động cải cách trong quản lý thuế củaViệt Nam trong giai đoạn 1999 trở lại đây Trên cơ sở đó luận án phân tíchnhững kết quả đạt được và những hạn chế trong quá trình cải cách thuế ở ViệtNam Đặc biệt luận án cố gắng phân tích những thách thức, những vấn đềtrong quản lý thuế mà Việt Nam phải đối mặt trong tiến trình hội nhập kinh tếkhu vực và thế giới Từ đó làm cơ sở để đưa ra hệ thống các giải pháp nhằmhoàn thiện hơn công tác quản lý thuế
Luận án đóng góp những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thuếtrong điều kiện hội nhập kinh tế của Việt Nam theo các nội dung quản lý thuế
đã đề cập từ hệ thống các qui định về quản lý, cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy
và đặc biệt là các qui trình hành thu cụ thể Luận án trình bày các giải phápngắn gọn, cô đọng trên các khía cạnh: Cơ sở lý luận và thực tiễn của giảipháp, nội dung của giải pháp và hiệu quả dự báo của giải pháp Những giảipháp này không chỉ có ý nghĩa thực tiễn hiện tại mà còn tạo tiền đề cho cácnghiên cứu hoàn thiện quản lý thuế trong tương lai
Trang 4Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ THUẾ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ THUẾ
1.1.1 Khái niệm về quản lý
Xã hội loài người ngày càng phát triển, lao động mang tính xã hội hóangày càng cao, phân công lao động xuất hiện và quản lý như một đòi hỏi tấtyếu khách quan Ngày nay, quản lý đã trở thành một hoạt động phổ biến, diễn
ra trên mọi lĩnh vực, mọi cấp độ và có liên quan đến mọi người Đó là mộtloại hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự phân công
và hiệp tác để làm một công việc nhằm đạt mục đích chung Theo nghĩa rộng,
quản lý (management) là hoạt động có mục đích của con người Cho đến nay,
về cơ bản mọi người đều cho rằng: "Quản lý là các hoạt động do một hoặc nhiều người tổ chức và điều khiển hoạt động của những người khác nhằm thu được kết quả mong muốn" [10, tr 7].
Tuy nhiên, cũng có rất nhiều cách giải thích khác nhau về thuật ngữquản lý Thuật ngữ quản lý được giải thích tùy thuộc vào nhiều góc độ nghiêncứu của các ngành khoa học khác nhau Kinh tế học, luật học, hành chính học,điều khiển học… đều sử dụng thuật ngữ quản lý với nội dung phù hợp với đốitượng nghiên cứu của mình Quản lý được hiểu là của con người và hoạt độngbởi các hành vi của họ Quản lý được thực hiện bằng tổ chức và quyền lực
Có tổ chức thì mới phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mốiquan hệ của những người tham gia hoạt động chung Có quyền uy mới đảmbảo sự phục tùng của các đối tượng quản lý
Mục đích của quản lý là điều khiển, phối hợp các hoạt động riêng lẻcủa từng cá nhân tạo thành các hoạt động chung thống nhất và hướng các hoạt
Trang 5động chung đó theo mục tiêu đã định Thuật ngữ quản lý được sử dụng khinói tới các hoạt động và một loạt các nhiệm vụ mà người quản lý phải liên tục
đảm nhiệm và giải quyết Đó là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, kiểm tra (viết tắt là PODC) Ngoài ra, khi sử dụng thuật ngữ này, người ta còn có hàm ý
bao hàm cả mục tiêu, kết quả và hiệu năng hoạt động của một tổ chức, nghĩa
là nói tới những kết quả đạt được với chất lượng tốt nhất và chi phí thấp nhất
Như vậy, xét quản lý với tư cách là một hành động, có thể khái niệm:
Quản lý là quá trình tổ chức điều khiển một hoạt động nào đó của một cơ quan hay đơn vị Chủ thể quản lý có thể là một cơ quan đơn vị hay một cá nhân Đối tượng quản lý là hoạt động bởi sự chi phối của con người hay của giới tự nhiên
1.1.2 Quản lý thuế
1.1.2.1 Khái niệm, đối tượng, đặc trưng của quản lý thuế
Cũng như quan niệm về thuế, quan niệm về quản lý thuế có nhiềucách tiếp cận khác nhau Theo Giáo trình quản lý tài chính nhà nước củaTrường Đại học Tài chính Kế toán (2000) thì quản lý thuế được xem như là
quản lý thu thuế, đó là: "… những biện pháp tác nghiệp của cơ quan thuế thực hiện trong quá trình thu thuế" [48, tr 95] Với quan niệm như vậy, quản lý thuế
bao gồm các nội dung: Xây dựng kế hoạch thu thuế, tổ chức các biện pháphành thu và tổ chức bộ máy ngành thuế Tuy nhiên, thực tế cho thấy quản lýthuế không đồng nghĩa với quản lý thu thuế
Trong nhiều tài liệu khác, khi đề cập đến quản lý thuế, người ta
thường nói đến quản lý hành chính thuế (tax administration management).
Quản lý hành chính thuế được hiểu là chức năng, là hoạt động quản lý của cơ
quan thuế đối với hoạt động đóng thuế của người nộp thuế (taxpayer) và được
thực hiện bằng phương pháp hành chính Nội dung của quản lý hành chínhthuế thường đề cập đến hai vấn đề sau:
Trang 6- Tổ chức hành chính thuế: Sắp xếp, tổ chức cơ cấu của bộ máy ngành
thuế theo hai góc độ:
Một: Theo đối tượng nộp thuế, theo sắc thuế hay theo chức năng của
quản lý thuế
Hai: Theo cấp quản lý hành chính và theo lãnh thổ Trong nội dung này
cũng đề cập đến số lượng, vai trò, chức năng, quyền hạn và trách nhiệm củacác bộ phận cơ quan thuế và mối quan hệ với các cơ quan khác của Chínhphủ
- Thủ tục và qui trình thu thuế: bao gồm đăng ký đối tượng nộp thuế,
theo dõi nộp thuế, thanh tra, kiểm tra thuế
Với quan niệm như vậy, thuật ngữ quản lý thuế đã phản ánh được nộidung cơ bản nhất của hoạt động quản lý thuế và quan trọng là nó làm toát lênphương thức và công cụ được sử dụng chủ yếu trong quản lý thuế, đó là công
cụ hành chính Tuy nhiên cũng cần nhận thức rằng quản lý thuế không đơnthuần chỉ dùng phương pháp hành chính mà có sự kết hợp tổng hòa các biệnpháp tổ chức hành chính và kinh tế Do đó, theo chúng tôi quản lý thuế chính
là quá trình tổ chức điều khiển các mặt của công tác thu thuế với việc sử dụngtổng hòa các biện pháp tổ chức hành chính và kinh tế
Chủ thể của quản lý thuế là Nhà nước bao gồm hệ thống các cơ quan
hành pháp (Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp ) với tư cách là người chỉ đạo điều hành trực tiếp công tác thuế, các cơ quan lập pháp (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp) với vai trò là người nghiên cứu xây dựng hệ thống
pháp luật thuế là cơ sở căn cứ thực thi công tác thuế và đặc biệt là Luật quản
lý thuế và các qui định về hành chính thuế, công cụ quan trọng để thực thiquản lý thuế Kể cả hệ thống các cơ quan tư pháp và hệ thống các cơ quanchuyên môn giúp việc cho cơ quan hành pháp trong đó đặc biệt là cơ quanthuế là tổ chức được giao nhiệm vụ thay mặt Nhà nước tổ chức và thực hiệnthu thuế Đối tượng quản lý thuế là các tổ chức và cá nhân nộp thuế Công cụ
Trang 7quản lý thuế chính là quản lý bằng hệ thống pháp luật thuế và hệ thống cáccông cụ khác phục vụ quản lý Tuy nhiên, trong phạm vi giới hạn, luận án chỉtập trung đi sâu vào các nội dung của việc tổ chức thực thi các luật thuế baogồm tổ chức bộ máy, xây dựng cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các luật thuế
và đề cập đến công cụ chủ yếu để quản lý thuế đó là hoàn thiện Luật quản lýthuế và các qui định về quản lý thuế
So với các lĩnh vực quản lý khác, quản lý thuế mang những đặc trưng
cơ bản sau đây:
Quản lý thuế là quản lý bằng pháp luật Quản lý thuế mang sắc thái là
một thiết chế chặt chẽ, rõ ràng nằm trong khuôn khổ thiết chế quản lý chungcủa Nhà nước được xác lập trên cơ sở hệ thống các quy phạm pháp luật, cácqui định đó được qui định chung trong hệ thống các Luật thuế hoặc được quiđịnh tại một luật quản lý thuế riêng biệt Đặc điểm này bắt nguồn từ chỗnguồn thu từ thuế là kết quả lao động của các thành viên trong xã hội, việchuy động của Nhà nước mang tính bắt buộc do bản chất của thuế Chính vìvậy các thành viên trong xã hội đòi hỏi các qui định về thuế phải được chế tàibằng luật pháp để tránh việc huy động mức độ đóng góp của các thành viênmột cách tùy tiện Hơn nữa, có được chế tài bằng hệ thống luật pháp mới đảmbảo tính tuân thủ của các thành viên trong xã hội Có như vậy hoạt động quản
lý thuế mới có khả năng thực thi trong cuộc sống
Quản lý thuế đặc biệt coi trọng phương pháp hành chính Thuật ngữ
hành chính bao gồm nội dung khá rộng, nó có thể là công việc giấy tờ vănthư, sổ sách của kế toán, bộ phận hành chính trong một cơ quan, nó có thể làphạm trù thuộc về quyền lực Phương pháp hành chính là hoạt động tổ chức
và thực hiện quyền lực của Nhà nước trong quản lý xã hội hay nói theo cáchkhác thì hành chính là tổ chức, điều khiển các hoạt động kinh tế - xã hội, đưapháp luật vào đời sống, sử dụng hiệu quả các nguồn lực Phương pháp hànhchính trong quản lý thuế là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh, là sự thiết
Trang 8lập mối quan hệ giữa con người, giữa cơ quan thuế với các tổ chức và cá nhântrong xã hội Trong đó, chức năng tổ chức là hết sức quan trọng vì phải tổchức trên phạm vi rộng Còn chức năng điều khiển là sự quy định về mặt pháp
lý thể hiện bằng các quy định quản lý về qui trình thủ tục thu nộp thuế
Như vậy, nói đến quản lý thuế đặc biệt coi trọng phương pháp hànhchính là nói đến việc vừa coi trọng công việc văn thư giấy tờ, vừa coi trọng đếncác biện pháp quyền lực trong quản lý thu thuế đó là: Thu phạt, cưỡng chế…
Đặc điểm này của quản lý thuế thể hiện tính pháp lý thống nhất, chỉhuy và quyền lực của chủ thể quản lý Đương nhiên trong quản lý thuế cầnphải kết hợp hài hòa rất nhiều phương pháp như tổ chức, hành chính, kinh tế nhưng cần phải nhấn mạnh đến biện pháp này
Quản lý thuế xét ở tầm vi mô là hoạt động mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ chặt chẽ, tính nghiệp vụ đó được thể hiện ở chỗ mọi hoạt động quản lý thu thuế,
thủ tục hành chính phải được thực hiện theo đúng quy trình cụ thể, chặt chẽ rõràng Tính nghiệp vụ kỹ thuật còn được thể hiện ở chỗ toàn bộ các công việc vềthuế được chuyên môn hóa, tiêu chuẩn hóa bằng các văn bản quy phạm phápluật mang tính thống nhất trên toàn quốc và phù hợp với các chuẩn mực quốctế
1.1.2.2 Mục tiêu quản lý thuế
Trong thực tế việc quản lý thuế theo đuổi rất nhiều mục tiêu, tuy nhiêntùy theo từng yêu cầu của Nhà nước và thực trạng công tác thuế mà các quốcgia có thể đặt ra các mục tiêu khác nhau Song nhìn chung quản lý thuế thườngđặt ra các mục tiêu cụ thể sau:
Một là, đảm bảo nguồn thu từ thuế được tập trung một cách chính xác,
kịp thời, thường xuyên, ổn định cho ngân sách quốc gia Thuế luôn là nguồnthu quan trọng và chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số thu NSNN của hầu hết cácquốc gia Nguồn huy động tập trung thông qua thuế là một bộ phận của tổng
Trang 9sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân trong nước tạo ra Nhờ đó một bộ phậnđáng kể thu nhập của xã hội được tập trung vào trong tay Nhà nước để đảm bảonhu cầu chi tiêu, giúp Nhà nước thực hiện các chức năng và nhiệm vụ củamình Đảm bảo nguồn thu từ thuế là mục tiêu quan trọng hàng đầu của công tácquản lý thuế Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Nhà nước cần phải tăng thuthuế bằng mọi giá Một tỷ lệ thu thuế hợp lý và ổn định sẽ vừa kích thích nềnkinh tế phát triển, hiệu quả, vừa đảm bảo nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầuchi tiêu của Nhà nước Nhìn chung, nguồn thu từ thuế chỉ có thể gia tăng khi vàchỉ khi nền kinh tế có sự tăng trưởng, đạt năng suất và hiệu quả cao
Hai là, quản lý thuế phải nhằm mục tiêu tối thiểu hóa chi phí, nâng
cao hiệu quả, hiệu lực của quản lý Chi phí quản lý thuế bao gồm các chi phítuân thủ luật pháp về thuế và các chi phí thu thuế Tối thiểu hóa chi phí quản
lý thuế có nghĩa là tiết kiệm chi phí tuân thủ luật thuế (của tổ chức, cá nhân nộp thuế) và chi phí quản lý thu thuế (của cơ quan thuế) nhưng phải đảm bảo
hoạt động thu nộp thuế phải tiến hành trôi chảy Để giảm chi phí tuân thủ củaĐTNT thì các qui định mang tính tuân thủ của luật thuế phải đơn giản, dễlàm, dễ hiểu, dễ thực hiện… Chi phí trực tiếp của cơ quan thuế bao gồm cácchi phí hành chính duy trì hoạt động của cơ quan thuế Để đánh giá mức độ,hiệu quả chi phí trực tiếp của cơ quan thuế, người ta có thể tính bằng số tiềnthuế thu được trên một đồng chi phí theo công thức:
Si = Ti
Ci
Trong đó:
Si : Số thuế thu được cho một đồng chi phí (đồng)
Ti : Tổng số thuế thu được trong năm (đồng)
Ci : Tổng chi phí ngành thế trong năm (đồng)
i : Năm tính thuế
Trang 10Hoặc tính bằng tỷ lệ chi phí phải bỏ ra để có thể thu được 1 đồng tiềnthuế theo công thức:
Hi = Ci x 100%
Ti
Trong đó:
Hi : Tỷ lệ % chi phí trên số thu
Ti : Tổng số thuế thu được trong năm (đồng)
Ci : Tổng chi phí ngành thế trong năm(đồng)
i : Năm tính thuế
Tuy nhiên, n u xét c hai tiêu th c trên v n ph i lo i tr các nhânếu xét cả hai tiêu thức trên vẫn phải loại trừ các nhân ả hai tiêu thức trên vẫn phải loại trừ các nhân ức trên vẫn phải loại trừ các nhân ẫn phải loại trừ các nhân ả hai tiêu thức trên vẫn phải loại trừ các nhân ại trừ các nhân ừ các nhân
t có nh hả hai tiêu thức trên vẫn phải loại trừ các nhân ưởng rất lớn đến tỷ lệ này nhưng lại không liên quan đến vấnng r t l n ất lớn đến tỷ lệ này nhưng lại không liên quan đến vấn ớn đến tỷ lệ này nhưng lại không liên quan đến vấn đếu xét cả hai tiêu thức trên vẫn phải loại trừ các nhân ỷ lệ này nhưng lại không liên quan đến vấn ệ này nhưng lại không liên quan đến vấn ày nhưng lại không liên quan đến vấnn t l n y nh ng l i không liên quan ư ại trừ các nhân đếu xét cả hai tiêu thức trên vẫn phải loại trừ các nhânn v nất lớn đến tỷ lệ này nhưng lại không liên quan đến vấn
hi u qu hay hi u l c qu n lý thu thu nh : S thay i thu s l m
đ ệ này nhưng lại không liên quan đến vấn ả hai tiêu thức trên vẫn phải loại trừ các nhân ệ này nhưng lại không liên quan đến vấn ực quản lý thu thuế như: Sự thay đổi thuế sẽ làm ả hai tiêu thức trên vẫn phải loại trừ các nhân ếu xét cả hai tiêu thức trên vẫn phải loại trừ các nhân ư ực quản lý thu thuế như: Sự thay đổi thuế sẽ làm đổi thuế sẽ làm ếu xét cả hai tiêu thức trên vẫn phải loại trừ các nhân ẽ làm ày nhưng lại không liên quan đến vấnthay đổi thuế sẽ làmi s thu thu ếu xét cả hai tiêu thức trên vẫn phải loại trừ các nhân được và đương nhiên thay đổi tỷ lệ nói trên nhưngc v ày nhưng lại không liên quan đến vấn đương nhiên thay đổi tỷ lệ nói trên nhưngng nhiên thay đổi thuế sẽ làm ỷ lệ này nhưng lại không liên quan đến vấn ệ này nhưng lại không liên quan đến vấni t l nói trên nh ngư
th c ch t nó không nh hực quản lý thu thuế như: Sự thay đổi thuế sẽ làm ất lớn đến tỷ lệ này nhưng lại không liên quan đến vấn ả hai tiêu thức trên vẫn phải loại trừ các nhân ưởng rất lớn đến tỷ lệ này nhưng lại không liên quan đến vấnng nhi u đếu xét cả hai tiêu thức trên vẫn phải loại trừ các nhânn hi u qu , hi u l c c a qu n lýệ này nhưng lại không liên quan đến vấn ả hai tiêu thức trên vẫn phải loại trừ các nhân ệ này nhưng lại không liên quan đến vấn ực quản lý thu thuế như: Sự thay đổi thuế sẽ làm ủa quản lý ả hai tiêu thức trên vẫn phải loại trừ các nhânthu S thay ếu xét cả hai tiêu thức trên vẫn phải loại trừ các nhân ực quản lý thu thuế như: Sự thay đổi thuế sẽ làm đổi thuế sẽ làm ủa quản lýi c a các chính sách v mô, s phát tri n c a n n kinh tĩ mô, sự phát triển của nền kinh tế ực quản lý thu thuế như: Sự thay đổi thuế sẽ làm ển của nền kinh tế ủa quản lý ếu xét cả hai tiêu thức trên vẫn phải loại trừ các nhân
l m thay ày nhưng lại không liên quan đến vấn đổi thuế sẽ làmi s thu thu ếu xét cả hai tiêu thức trên vẫn phải loại trừ các nhân được và đương nhiên thay đổi tỷ lệ nói trên nhưngc m không l m thay ày nhưng lại không liên quan đến vấn ày nhưng lại không liên quan đến vấn đổi thuế sẽ làmi chi phí tương nhiên thay đổi tỷ lệ nói trên nhưngng ngức trên vẫn phải loại trừ các nhân
v không nh hày nhưng lại không liên quan đến vấn ả hai tiêu thức trên vẫn phải loại trừ các nhân ưởng rất lớn đến tỷ lệ này nhưng lại không liên quan đến vấnng nhi u đếu xét cả hai tiêu thức trên vẫn phải loại trừ các nhânn hi u qu qu n lý thu Vi c thay ệ này nhưng lại không liên quan đến vấn ả hai tiêu thức trên vẫn phải loại trừ các nhân ả hai tiêu thức trên vẫn phải loại trừ các nhân ếu xét cả hai tiêu thức trên vẫn phải loại trừ các nhân ệ này nhưng lại không liên quan đến vấn đổi thuế sẽ làminhi m v c quan thu , các kho n chi tiêu b t thệ này nhưng lại không liên quan đến vấn ụ cơ quan thuế, các khoản chi tiêu bất thường của cơ quan thuế ơng nhiên thay đổi tỷ lệ nói trên nhưng ếu xét cả hai tiêu thức trên vẫn phải loại trừ các nhân ả hai tiêu thức trên vẫn phải loại trừ các nhân ất lớn đến tỷ lệ này nhưng lại không liên quan đến vấn ường của cơ quan thuếng c a c quan thuủa quản lý ơng nhiên thay đổi tỷ lệ nói trên nhưng ếu xét cả hai tiêu thức trên vẫn phải loại trừ các nhân
c ng l m nh hày nhưng lại không liên quan đến vấn ả hai tiêu thức trên vẫn phải loại trừ các nhân ưởng rất lớn đến tỷ lệ này nhưng lại không liên quan đến vấnng nghiêm tr ng ọng đến tỷ trọng chi phí trên số thu Chính đếu xét cả hai tiêu thức trên vẫn phải loại trừ các nhân ỷ lệ này nhưng lại không liên quan đến vấn ọng đến tỷ trọng chi phí trên số thu Chínhn t tr ng chi phí trên s thu Chính
vì v y khi ánh giá hi u qu qu n lý thu dđ ệ này nhưng lại không liên quan đến vấn ả hai tiêu thức trên vẫn phải loại trừ các nhân ả hai tiêu thức trên vẫn phải loại trừ các nhân ếu xét cả hai tiêu thức trên vẫn phải loại trừ các nhân ướn đến tỷ lệ này nhưng lại không liên quan đến vấni góc độ hiệu quả chi phí, ệ này nhưng lại không liên quan đến vấn hi u qu chi phí,ả hai tiêu thức trên vẫn phải loại trừ các nhântheo chúng tôi l ph i lo i tr các nhân t trên theo công th c: ày nhưng lại không liên quan đến vấn ả hai tiêu thức trên vẫn phải loại trừ các nhân ại trừ các nhân ừ các nhân ức trên vẫn phải loại trừ các nhân
Hi : Tỷ lệ % chi phí trên số thu
Ti : Tổng số thuế thu được trong năm
Trang 11Ci : Tổng chi phí ngành thế trong năm.
i : Năm tính thuế
Cd : Chi phí bất thường trong năm của cơ quan thuế (xây dựngtrụ sở lớn, trang bị phần mềm phân bổ cho nhiều năm)
Tx : Tổng số thu do thay đổi thuế suất
Tp : Tổng số thu đánh giá do phát triển kinh tế mang lại
Tn : Loại trừ số thu do thay đổi nhiệm vụ
Ngoài các nhân tố nêu trên, việc căn cứ vào chỉ số này chưa bao quát
hết được cả số thu tiềm năng (bao gồm cả số thất thu) Việc đánh giá thông
qua chỉ số này cần phải tính đến tất cả các nhân tố tác động đến số thuế thuđược và chi phí
Do đó, để nâng cao hiệu quả, quản lý thuế phải hướng tới mục tiêu tốithiểu hóa chi phí, gắn chi phí thu thuế với số thu về thuế trong mối tươngquan chặt chẽ, đồng thời cũng phải giảm thiểu chi phí của các đối tượng trongquá trình nộp thuế Muốn vậy, yêu cầu quản lý cần phải xây dựng, tổ chức bộmáy thuế gọn nhẹ; qui trình, thủ tục thu thuế đơn giản, rõ ràng; đội ngũ côngchức thuế làm việc có năng suất và chất lượng lao động cao Tuy nhiên, vẫnphải đảm bảo các mục tiêu của công tác thuế đó là số thu và đảm bảo tác độngtích cực đến nền kinh tế Tại các nước thuộc OECD tỷ lệ chi phí quản lý trên
số thu ròng trong 3 năm 2001, 2002, 2003 như Austrialia là: 1,1%; 1,27%;
1,19% trong khi đó tại Pháp tỷ lệ đó lại là 1,4%; 1,41%; 1,44% (do số thu của Pháp không bao gồm số thu từ bảo hiểm xã hội) hay tại Thụy Điển tỷ lệ này chỉ là: 0,43%; 0,44%; 0,42% (số thu của Thụy Điển lại bao gồm cả khoản đóng góp bảo hiểm xã hội) (Phụ lục 7).
Hiệu lực của quản lý thuế được hiểu là tính tuân thủ các quyết định quản
lý của đối tượng quản lý do chủ thể quản lý ban hành Hiệu lực của quản lý thuếphụ thuộc trực tiếp vào năng lực, chất lượng của hệ thống quản lý thuế, tức là
Trang 12tổng hợp các yếu tố về thể chế, tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức và ý thứcchấp hành của ĐTNT Bộ máy ngành thuế phải được vận hành một cách nhịpnhàng, thông suốt, có tính tổ chức, kỷ luật nghiêm ngặt, phân công, phân cấp,phân quyền hợp lý, tạo thành năng lực tự thân của hệ thống quản lý, đó là hiệulực bên trong của cơ quan thuế Ngày nay, chức năng của Nhà nước chuyển từcai trị sang phục vụ nhân dân, do đó sự tín nhiệm, ủng hộ của nhân dân càng caođối với hệ thống quản lý thuế nói riêng và nền hành chính Nhà nước nói chung thìmức độ hiệu lực quản lý càng lớn, đó là hiệu lực từ bên ngoài hệ thống quản lý
Xuất phát từ quan điểm hiệu quả, hiệu lực quản lý nói trên, để nângcao hiệu quả, hiệu lực của quản lý thuế phải quan tâm đến hệ thống các quiđịnh về thuế phải đơn giản, gọn nhẹ và chi phí tuân thủ thấp, bộ máy hànhchính thuế phải tinh gọn, hiệu quả công tác cao với chi phí hành chính thấpnhất và số thuế thu được cao nhất, tình trạng vi phạm luật thuế là ít nhất Đây
là cơ sở để nghiên cứu đề xuất đổi mới quản lý thuế
Ba là, đảm bảo nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu, phát huy vai trò
tích cực của hệ thống thuế trong đời sống kinh tế xã hội Nhà nước đánh thuếbao giờ cũng gây ra những ảnh hưởng đến thu nhập, tiêu dùng, tiết kiệm vàđầu tư Tùy theo mức độ phù hợp của chính sách và biện pháp quản lý thuế
mà ảnh hưởng đó có thể diễn ra hai chiều hướng tích cực và tiêu cực đối vớiquá trình phát triển kinh tế xã hội Mục tiêu của quản lý thuế là trên cơ sở vậndụng đúng đắn chính sách thuế, tìm mọi biện pháp quản lý phù hợp nhằmphát huy khía cạnh tích cực của hệ thống thuế, đảm bảo nền kinh tế phát triển
ổn định, có hiệu quả, đảm bảo yêu cầu công bằng xã hội Có quản lý thuế tốtmới đảm bảo thực sự công bằng trong luật, đảm bảo các doanh nghiệp làm ănđứng đắn được cạnh tranh bình đẳng, thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế Chínhviệc quản lý thuế tốt sẽ làm tăng thu ngân sách, giảm việc điều chỉnh tăngthuế để bù đắp thâm hụt ngân sách Có quản lý thuế tốt mới có cơ sở để chophép một số trường hợp được giãn nợ thuế hay có thời gian ân hạn thuế, tạo
Trang 13điều kiện cho doanh nghiệp Tất cả các lý do đó đều dẫn đến việc tạo điềukiện để doanh nghiệp phát triển, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu cho ngânsách.
Bốn là, đảm bảo sự tuân thủ theo pháp luật, chống các hành vi trốn thuế,
tránh thuế, đồng thời phản ảnh kịp thời các yêu cầu của xã hội, các bất cậptrong chính sách, trong quản lý để điều chỉnh kịp thời Có tuân thủ pháp luậtthì mới đảm bảo hoàn thành các mục tiêu khác, chỉ một sự không tuân thủ cókhi sẽ làm phản ứng dây chuyền, làm mất đi tính nghiêm minh của pháp luật.Hơn nữa, để đảm bảo tính tuân thủ cao thì hệ thống thuế phải phù hợp vớithực tiễn sự phát triển của nền kinh tế mà thông thường đi trước hệ thống chếtài pháp luật quy định nó, chính vì vậy, quản lý thuế phải có mục tiêu quantrọng là kênh thông tin để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế,đảm bảo sự phù hợp và đáp ứng yêu cầu thực tiễn
1.1.2.3 Một số nội dung chủ yếu của quản lý thuế
Từ những khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc của quản lý thuế như trên,trong phạm vi giới hạn của luận án, nội dung quản lý thuế cần phải được xemxét nhìn nhận theo nghĩa rộng ở tầm vĩ mô, tức là bao gồm một số nội dungchủ yếu sau:
* Xây dựng mô hình tổ chức bộ máy quản lý thuế: là một trong những
nội dung quản lý thuế có vị trí cực kỳ quan trọng, là điều kiện tiên quyết đểđưa các luật thuế vào đời sống kinh tế xã hội một cách có hiệu quả Nói đến
mô hình tổ chức, trước hết người ta nói đến cơ cấu tổ chức
- Cơ cấu tổ chức của cơ quan thuế: Theo Giáo trình khoa học quản lý
Trường Đại học Kinh tế quốc dân: "Cơ cấu tổ chức là tổng hợp các bộ phận (Đơn vị và cá nhân) có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, có những nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm nhất định, được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm thực hiện các hoạt động của tổ chức
Trang 14và tiến tới các mục đích đã xác định" [44, tr 7] Căn cứ vào số cấp bậc quản lý
có thể phân chia thành ba mô hình cơ cấu tổ chức đó là: Cơ cấu nằm ngang
(Flat structure) là cơ cấu của các tổ chức có ít cấp bậc quản lý, các cấp bậc
ngang nhau trong việc ra quyết định và cùng phục vụ cho một chức năng
nhiệm vụ Cơ cấu mạng lưới (Network structure) là cơ cấu tổ chức trong đó
mối quan hệ giữa các thành viên được thực hiện trên cơ sở bình đẳng và xâuchuỗi với nhau, không phân biệt giữa các bộ phận với nhau Cơ cấu hình tháp
(Pyramid structure) là loại cơ cấu tổ chức có nhiều cấp bậc quản lý, các cấp
bậc có chức năng nhiệm vụ khác nhau và phụ thuộc lẫn nhau và quan hệ vớinhau bằng các mệnh lệnh hành chính và được kiểm soát bằng các cơ chế quản
lý cụ thể, tổ chức cơ cấu này dựa trên sự chuyên môn hóa lao động theo chứcnăng, có sự phân chia tổ chức thành các bộ phận có tính độc lập cao Cơ cấuhình tháp tuy có vẻ phức tạp song nó hàm chứa nhiều ưu điểm như đảm bảotính độc lập tương đối của các bộ phận, xác lập mối quan hệ và có sự kiểm tragiám sát các bộ phận với nhau đảm bảo yêu cầu chuyên môn hóa
Từ quan niệm lý thuyết về cơ cấu tổ chức trên, cơ cấu tổ chức củangành Thuế là tổng hợp các bộ phận trong hệ thống cơ quan thuế có mối quan
hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, có những nhiệm vụ quyền hạn
và trách nhiệm theo qui định, bố trí theo những cấp, những khâu khác nhaunhằm thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của ngành thuế Các căn cứ để xâydựng cơ cấu tổ chức ngành Thuế gồm: Nguyên tắc quản lý hành chính nhànước của một quốc gia quyết định đến tổ chức bộ máy hành chính các cấptrong đó có tổ chức bộ máy ngành Thuế Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của
cơ quan thuế các cấp trong từng thời kỳ quyết định đến tổ chức bộ máy ngànhThuế Hệ thống chính sách, cơ chế quản lý và các qui trình nghiệp vụ thuếquyết định đến tổ chức bộ máy ngành Thuế Qui mô, trình độ đặc điểm củađối tượng nộp thuế là nhân tố tác động đến tổ chức bộ máy ngành Thuế
Trang 15Do những ưu việt của cơ cấu tổ chức hình tháp, hầu hết các quốc giađều sử dụng cơ cấu tổ chức hình tháp cho tổ chức bộ máy ngành Thuế Việc
tổ chức bộ máy ngành Thuế theo hình tháp nhưng phải đảm bảo sao cho gọnnhẹ lại đạt hiệu suất công tác cao trong bối cảnh phải triển khai một hệ thốngthuế đa dạng liên quan đến nhiều đối tượng trong xã hội là cả một vấn đề hàmchứa nhiều nội dung phức tạp
- Về mối quan hệ tổ chức bộ máy ngành Thuế và Chính phủ, trên thếgiới thường có hai mô hình:
+ Mô hình ngành Thuế đặt dưới sự chỉ đạo của Bộ thu Ở đây không
còn khái niệm Bộ Tài chính, mà nhiệm vụ thu chi của NSNN được đặt dưới
sự chỉ đạo của hai bộ: Bộ thu và Bộ chi Ưu điểm của mô hình này là sự chỉđạo về công tác thuế sẽ sâu sát hơn, song việc quản lý trực tiếp thu - chiNSNN trong thực tiễn thiếu sự gắn kết, làm cho sự điều hành sẽ gặp khókhăn
+ Mô hình ngành Thuế trực thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ trưởng
Bộ Tài chính bao gồm quản lý cả thu và chi Mô hình này có ưu điểm là Bộ
trưởng Bộ Tài chính có chức năng quản lý và chịu trách nhiệm toàn bộ các vấn
đề tài chính Nhà nước, do đó sẽ tạo điều kiện điều hành được thuận lợi, sâu sát
và có thể thực hiện các chính sách kinh tế lớn như chính sách tài khóa được dễdàng Đây cũng là mối quan hệ của tổ chức bộ máy ngành Thuế hiện nay của ViệtNam
Mặc dù ngành Thuế trực thuộc Bộ Tài chính, song ở các nước nóichung và Việt Nam nói riêng, ngành Thuế vẫn có tính độc lập tương đối Nóthể hiện ở tổ chức ngành Thuế là hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến địaphương Tổng cục trưởng Tổng cục thuế hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Bộtrưởng Bộ Tài chính về cơ chế hành thu, tổ chức, về số thu và các vấn đề khác
có liên quan Trong tổ chức ngành Thuế, vai trò quyền lực và vấn đề tổ chức
Trang 16cơ quan thuế Trung ương là một vấn đề vô cùng quan trọng Mục đích tối ưu
là nhằm tập trung quyền lực thống nhất trong công tác quản lý thuế theo phápluật Trên thế giới hiện nay có hai hình thức tổ chức ở hai mức độ khác nhau,hình thức thứ nhất là hình thức tổ chức cơ quan thuế Trung ương theo nguyêntắc tập thể lãnh đạo Ở hình thức này, cơ quan thuế Trung ương hình thành nênmột hội đồng các Tổng cục trưởng trong đó có một chủ tịch hội đồng và nhiềuthành viên trong hội đồng phụ trách các khu vực, địa phương khác nhau Hộiđồng hoạt động theo nguyên tắc đa số phiếu thuận, nó hình thành phù hợp với
cơ chế Nhà nước liên bang, nơi chính quyền các bang, các địa phương cóquyền lực lớn Tuy nhiên đây cũng có thể là một mô hình trung gian trước khiđạt được một sự thống nhất quyền lực tập trung đối với các nước đang chuyểnđổi Hình thức thứ hai được đa số các nước có mô hình quản lý nhà nước Trungương tập quyền áp dụng, đó là mô hình tổ chức cơ quan thuế Trung ương theonguyên tắc cá nhân lãnh đạo Trong mô hình này cơ quan thuế có một định chếTổng cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và Chính phủ về công tácquản lý thuế và tổ chức hành thu
- Mô hình tổ chức quản lý thu thuế: Nói đến tổ chức bộ máy quản lýthu thuế, người ta còn đề cập đến mô hình tổ chức quản lý thu thuế Theo lýthuyết về tổ chức thì tồn tại rất nhiều mô hình tổ chức khác nhau như: Môhình tổ chức đơn giản, mô hình tổ chức bộ phận theo chức năng, mô hình tổ
chức bộ phận theo sản phẩm (sắc thuế), mô hình tổ chức bộ phận theo nhóm đối tượng khách hàng (đối tượng nộp thuế), mô hình tổ chức bộ phận theo địa
dư, mô hình tổ chức bộ phận theo quá trình, theo đơn vị chiến lược, mô hình
tổ chức theo ma trận Mỗi một mô hình tổ chức quản lý đều có những ưuđiểm và nhược điểm riêng phù hợp với từng điều kiện cụ thể Tuy nhiên, đốivới ngành thuế thực tế trên thế giới hiện nay tồn tại một số mô hình điển hìnhsau:
Trang 17+Mô hình quản lý theo sắc thuế: Đây là mô hình tổ chức sớm nhất được
ngành thuế áp dụng.Theo mô hình này, cơ quan thuế thành lập các bộ phận đachức năng riêng biệt để quản lý các loại thuế cụ thể, do vậy mỗi loại thuế phảilàm tất cả các chức năng, các việc mà nó được phân công Chính vì vậy môhình này có rất nhiều ưu điểm như: Xác định rõ trách nhiệm của từng cán bộquản lý thuế trong bộ phận, dễ phát hiện những bất hợp lý dẫn đến việc dễdàng phát triển và hoàn thiện từng sắc thuế Tuy nhiên, mô hình này cũng tỏ
ra có nhiều hạn chế như: Không có sự chuyên môn hóa nên hiệu quả công táckhông cao, các phòng đều phải giải quyết các chức năng của từng sắc thuếnên biên chế quản lý thường lớn, chi phí hành chính cao Hơn thế nữa, đối tượngnộp thuế thường phát sinh rất nhiều sắc thuế nên phải làm việc, tiếp xúc, báocáo rất nhiều bộ phận trong cùng cơ quan thuế nên rất phức tạp Việc quản lýkhép kín dễ nảy sinh tiêu cực đồng thời hạn chế việc điều chuyển cán bộ
+ Mô hình quản lý theo đối tượng nộp thuế: Theo mô hình này, tùy
theo đặc tính sở hữu hay mức vốn của đối tượng nộp thuế mà người ta phânloại đối tượng nộp thuế thành các bộ phận khác nhau và tổ chức cơ quan thuế
thành các bộ phận nhỏ quản lý các đối tượng này (nhóm các doanh nghiệp lớn, nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhóm người nộp thuế làm công ăn lương…) Cơ sở để phân chia nhóm là do mức độ tuân thủ khác nhau, tỷ trọng
đóng góp cũng khác nhau do vậy mức độ quan tâm tập trung của cơ quan thuếcũng khác nhau Ưu điểm của mô hình này là nâng cao trách nhiệm cơ quanthuế, giảm phiền hà cho đối tượng nộp thuế, dễ thực hiện chuyên môn hóatheo đối tượng kết hợp chuyên môn hóa theo sắc thuế, nâng cao hiệu quả côngtác thuế Tuy nhiên, do quản lý theo đối tượng nên mỗi phòng ban như là một
cơ quan thuế thu nhỏ nên chi phí quản lý tăng, dễ phát sinh tiêu cực
+Mô hình quản lý theo chức năng: Theo mô hình này, cơ quan thuế
người ta phân công tổ chức công việc theo chức năng riêng rẽ Mỗi bộ phận
Trang 18thực hiện một chức năng riêng biệt của cơ quan thuế như: Đăng ký cấp mã sốthuế, tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế, kế toán thuế, đôn đốc thu nợthuế, thanh tra kiểm tra thuế, xử lý hiệp định thuế… Theo mô hình này, mỗiphòng ban thực hiện chuyên sâu một số chức năng, các bộ phận có kiểm tragiám sát lẫn nhau nên vừa thực hiện chuyên môn hóa, vừa thuận lợi cho việchiện đại hóa công tác quản lý thuế, chống được các hành vi tiêu cực, trốn lậuthuế Các ưu điểm nổi bật của mô hình này là: Quản lý theo chức năng chophép chuyên môn hóa sâu cán bộ thuế, tăng cường hiệu suất quản lý, chophép cán bộ phát triển theo chuyên môn của người đó thực hiện Quản lý theochức năng hình thành nên một hệ thống kiểm tra chéo trong nội bộ ngànhthuế Đảm bảo cho việc thực hiện quản lý thuế hữu hiệu hơn tạo điều kiện choviệc ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, ứng dụng máy tính vào việc quản
lý thuế Tuy nhiên mô hình này cũng có những hạn chế: Diện bao quát đốitượng nộp thuế hẹp, mỗi phòng ban chỉ quản lý một khía cạnh nhỏ, tập hợpthông tin để xử lý phải từ nhiều phòng ban nên cần phải có sự phối hợp rấtnhịp nhàng từ các bộ phận Điều này chỉ có thể khắc phục khi hệ thống xử lý
dữ liệu ngành thuế được nối mạng hoàn toàn, thông tin cập nhật đầy đủ
Tùy theo đặc điểm tình hình kinh tế chính trị của từng thời kỳ mà cóthể lựa chọn từng mô hình cho từng giai đoạn lịch sử của quốc gia phù hợp.Trên thế giới đa phần các nước tổ chức hoạt động của ngành thuế dựa theochức năng, đặc biệt là khối các nước thành viên của Tổ chức hợp tác và phát
triển kinh tế (OECD) và khi trình độ quản lý, trình độ nhận thức đạt đến một
mức độ nào đó, người ta lại có thể quay về với quản lý theo nhóm đối tượngnộp thuế Hiện nay có đến 2/3 số nước thuộc tổ chức OECD có thêm một tổ
chức chuyên biệt chuyên quản lý các đối tượng nộp thuế lớn (Phụ lục 3).
- Chức năng nhiệm vụ của cơ quan thuế: Chức năng nhiệm vụ của một
cơ quan công quyền bao giờ cũng được nghiên cứu, xác lập trên phạm vi vàtính chất hoạt động của nó Hoạt động của ngành thuế là hoạt động trên lĩnh
Trang 19vực thuế khóa Khác với lĩnh vực khác, lĩnh vực thuế khóa chứa đựng nhiềunội dung kinh tế, chính trị xã hội tổng hợp, vì vậy khi xác định chức năngnhiệm vụ của ngành thuế không thể bỏ qua tính đặc thù đó của thuế khóa.Trong đó, tính thuế, thu thuế, quản lý thuế đó là nhiệm vụ hiển nhiên củangành thuế Song để thực hiện nhiệm vụ đó, ngoài việc tuyên truyền, vậnđộng, ngành thuế phải có quyền hạn nhất định, đặc biệt là quyền lực tronglĩnh vực có tính chất dân sự như quyền thanh tra, kiểm tra, quyền điều tra,cưỡng chế Ở một số nước có qui định cảnh sát thuế trong bộ máy ngành
thuế (Liên bang Nga), tòa án thuế Ngành thuế ngoài chức năng quản lý thuế còn phải giữ các chức năng khác như: Thu bảo hiểm xã hội (Canada, Phần Lan, Hà Lan, Anh, Mỹ, Na Uy); Cưỡng chế (làm dịch vụ thu nợ cho cả cá nhân và Nhà nước) như Thụy Điển; đăng ký dân cư (Thụy Điển); hỗ trợ trẻ
em (bằng việc trích thu nhập của bố mẹ khi ly hôn để nuôi con cái) ở
Australia Quản lý đối tượng thông qua mã số để phục vụ cho các mục đíchkhác, kiểm soát hoạt động nền kinh tế quốc dân theo các chính sách vĩ mô
Các nhiệm vụ cụ thể của cơ quan thuế có thể khái quát như giải thíchluật thuế, tổ chức quản lý thuế, có thẩm quyền quản lý hệ thống tin học domình xây dựng hay thuê của các nhà thầu tư nhân, trừ trường hợp hệ thống tinhọc phát triển chung với Chính phủ, có quyền tự xây dựng các tiêu chuẩncông tác cho ngành, quyền tuyển chọn, trọng dụng, sa thải nhân viên theo quiđịnh chung của Chính phủ, xây dựng chương trình đào tạo nhân viên
Ngoài ra, tùy từng quốc gia mà có thể giao cho ngành thuế các chứcnăng nhiệm vụ khác Phần lớn các nước thuộc OECD đều có chức năng điềutra trốn thuế và do vậy trong tổ chức của họ đều có thêm bộ phận riêng biệtthực hiện giải quyết điều tra xử lý đối với các trường hợp gian lận, trốn thuế
nghiêm trọng (Phụ lục 3).
Về thẩm quyền của cơ quan thuế, ngoài việc có thẩm quyền trongviệc quản lý thu thông thường thì hầu hết các nước thuộc OECD đều có thêm
Trang 20các thẩm quyền: Quyền ra văn bản hướng dẫn về thuế trước khi thực hiện,quyền kiểm soát và khám xét, quyền tính lãi và phạt Hầu hết tất cả các nướcđều tính lãi trên số tiền nộp thuế không đúng hạn Khoản tính lãi này rất khácnhau phụ thuộc vào tỷ lệ lãi trần do Ngân hàng qui định cộng với một khoảntăng thêm Việc tính phạt thường chỉ tính với trường hợp doanh nghiệp tínhthiếu nghĩa vụ thuế, nó được xác định bằng tỷ lệ phần trăm trên tổng số tiền
tính thiếu (Phụ lục 4, Phụ lục 5).
- Xây dựng nguồn nhân lực trong tổ chức bộ máy: Yếu tố nguồn nhânlực là đặc biệt quan trọng trong cơ cấu tổ chức bộ máy, con người là chủ thểcủa các hành vi quản lý, ra quyết định quản lý và thực thi các quyết định quản
lý Con người trong hệ thống tổ chức bộ máy ngành thuế là đại diện cho Nhànước triển khai và thực hiện các chức năng của ngành thuế nhằm đạt được cácmục tiêu đã đặt ra
Quản lý nguồn nhân lực là quá trình đảm bảo nguồn nhân lực cho hoạtđộng quản lý với các nhiệm vụ cơ bản bao gồm: Phân tích đánh giá nhu cầu
về nhân lực quản lý, tuyển chọn bố trí nguồn nhân lực, phân công phânnhiệm, di chuyển điều động cán bộ, đánh giá cán bộ, chế độ đãi ngộ cán bộ,đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Trong một cơ cấu tổ chức, một cơ quanquản lý, nguồn nhân lực bao gồm số lượng, chất lượng, tiềm năng hiện có vàkhả năng tiềm tàng của con người làm việc trong tổ chức đó Tiềm năng đóbao hàm tổng hòa cả về trình độ năng lực, thể lực, trí lực, tâm lực của conngười đó để thực thi nhiệm vụ của tổ chức
Số lượng cán bộ, cơ cấu cán bộ phụ thuộc rất nhiều vào chức năngnhiệm vụ, mô hình tổ chức và mô hình quản lý, khả năng ứng dụng khoa họccông nghệ vào quản lý Để đánh giá chung người ta có thể có nhiều tiêu thức
để so sánh đánh giá nguồn nhân lực trong ngành thuế Ví dụ: Tỷ lệ cán bộthuế trên tổng số dân như Úc là 1.016 dân có 1 cán bộ thuế, Áo là 929 dân có
Trang 211 cán bộ thuế Tỷ trọng số lực lượng lao động trên cán bộ thuế của Úc là
512, của Áo là 450 (Phụ lục 6).
* Xây dựng cơ chế quản lý thuế:
Theo lý thuyết về hệ thống, Cơ chế quản lý của một hệ thống là phươngthức hoạt động của hệ thống, nó bao gồm rất nhiều bộ phận hợp thành, gắnkết chặt chẽ với nhau và cùng tác động vào một phương nhằm đạt được mụctiêu của quản lý Cơ chế quản lý thuế là phương thức hoạt động của hệ thốngthuế hợp với các qui luật khách quan nhằm đạt được mục tiêu Như vậy vấn
đề đặt ra khi xác định cơ chế quản lý là phải xác định các điều kiện kháchquan, cơ chế phải phù hợp với yêu cầu khách quan của thực tiễn Thực tế trênthế giới tồn tại một số cơ chế quản lý thuế điển hình như:
+ Cơ chế quản lý cơ quan thuế tính thuế và thông báo thuế: Là cơ chế
quản lý trong đó cơ quan thuế đảm nhiệm toàn bộ trách nhiệm tính thuế vàyêu cầu đối tượng nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế Ưu điểm củaphương pháp quản lý này là cơ quan thuế hoàn toàn chủ động công việc Tuynhiên, theo cơ chế này, trách nhiệm của đối tượng nộp thuế không được đề cao,làm thay công việc cho đối tượng nộp thuế dẫn đến lãng phí nguồn nhân lựccủa cơ quan thuế Cơ chế này chỉ phù hợp với một số quốc gia có số đốitượng nộp thuế rất ít, trình độ của đối tượng nộp thuế hạn chế khó có khảnăng tự tính thuế
+ Cơ chế quản lý tự kê khai - tự nộp thuế: Là cơ chế quản lý thuế
trong đó người nộp thuế tự giác tuân thủ thực hiện các nghĩa vụ thuế Cơ quanthuế không can thiệp vào việc thực hiện nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế Tuynhiên cơ quan thuế có trách nhiệm tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn đối tượngnộp thuế hiểu rõ và thực hiện nghĩa vụ thuế Đồng thời, giám sát chặt chẽ việctuân thủ luật thuế thông qua công tác thanh tra kiểm tra Cơ chế này rất phùhợp với những quốc gia có nền kinh tế khá phát triển, khi trình độ nhận thức
và hiểu biết luật của người dân ở mức độ khá cao, trình độ tổ chức quản lý
Trang 22của cơ quan thuế đáp ứng được yêu cầu, hệ thống chính sách thuế phải minhbạch dễ hiểu, dễ thực hiện Có khả năng áp dụng các công nghệ thông tin,khoa học kỹ thuật hiện đại vào công tác quản lý thuế.
Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi hay phát triển, một số quốc gia
áp dụng một số cơ chế quản lý trung gian (hỗn hợp của cả hai cơ chế) nhằm
phát huy hết ưu điểm của cả hai cơ chế và phù hợp với từng điều kiện, từngđối tượng nộp thuế
* Tổ chức triển khai thực hiện các luật thuế:
Tổ chức thực hiện các luật thuế là nội dung quan trọng trong công tácquản lý thuế, nó là khâu triển khai, đưa hệ thống pháp luật thuế vào cuộc sốngbao gồm từ việc lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhằm thựchiện được các chức năng nhiệm vụ của hệ thống thuế Một hệ thống thuế hiệnđại phải được thể hiện ở quy trình quản lý thu thuế hiện đại, tối ưu Tổ chứcquản lý thu thuế bao gồm nhiều khâu, mỗi khâu đều có gắn bó hữu cơ vớinhau theo một qui trình khép kín Trong mỗi qui trình lại bao gồm đầy đủ cáckhâu từ việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, và kiểm tra giám sátquá trình thực hiện kế hoạch Nội dung cơ bản của việc tổ chức thực hiện cácqui định của luật thuế bao gồm:
- Tuyên truyền phổ biến, tư vấn, hỗ trợ đối tượng nộp thuế tuân thủluật thuế
Pháp luật thuế là một bộ phận trong hệ thống pháp luật của Nhà nước,hơn thế nữa, đặc trưng của thuế mang tính cưỡng chế, nội dung các Luật rấtphức tạp đòi hỏi người thực hiện phải có hiểu biết và ý thức cao Hơn thế nữa,hiệu lực quản lý thuế phụ thuộc rất lớn vào tính tuân thủ của ĐTNT, nhậnthức của quần chúng nhân dân trong việc chấp hành luật thuế, chính vì vậy việctuyên truyền phổ biến Luật trở thành nội dung rất quan trọng để thực thi luậtthuế
Trang 23Ngoài việc tuyên truyền, phổ biến luật thuế là trách nhiệm của cơ
quan thu thuế, để thực hiện tốt chức năng của mình, Nhà nước (đại diện là cơ quan thuế) còn phải làm tốt dịch vụ hỗ trợ pháp luật cho đối tượng nộp thuế
trong quá trình thực thi luật thuế
- Tổ chức thực hiện việc thu thuế và quản lý đối tượng nộp thuế
+ Đăng ký đối tượng nộp thuế: Để quản lý thuế, cơ quan thuế trước
hết phải thực hiện tốt việc quản lý đối tượng nộp thuế bao gồm: Đăng ký kê khainộp thuế, cấp mã số thuế và quản lý đối tượng nộp thuế theo hệ thống mã số,nắm bắt cập nhật các thông tin về đối tượng nộp thuế… Mục tiêu của việc kêkhai đăng ký thuế là nhằm giúp cho cơ quan quản lý thuế quản lý chặt chẽ đốitượng nộp thuế, quản lý hồ sơ đối tượng nộp thuế để lưu giữ, tra cứu, kiểm trakhi cần thiết
+ Tiếp nhận xử lý tờ khai và kế toán thuế: Nội dung chủ yếu của bộ
phận này là: Xử lý kịp thời các thông tin về kê khai thuế, theo dõi thanh toánthuế, tính nợ thuế của đối tượng nộp thuế một cách chính xác, kịp thời, kiểmtra phát hiện các lỗi kê khai sai, hướng dẫn cho đối tượng nộp thuế sửa lỗi,thường xuyên đối chiếu với đối tượng nộp thuế, đảm bảo số liệu của cơ quanthuế có độ tin cậy cao, cung cấp thông tin cho các bộ phận quản lý tiếp theo
+ Tính thuế và thông báo thuế: Theo cơ chế quản lý "cơ quan thuế tính thuế" thì cơ quan thuế vẫn thực hiện việc tính thuế và ra thông báo thuế Toàn
bộ việc tính thuế, kiểm tra giấy tờ khai thuế và ra thông báo thuế được thựchiện do phòng trực tiếp quản lý đối tượng nộp thuế Việc quản lý như trêncũng có ưu điểm của nó thể hiện ở chỗ do quán xuyến toàn bộ công việc đốivới một đối tượng nộp thuế đồng thời việc chuyên quản đơn vị trong cả thờigian dài cho nên cán bộ chuyên quản thực sự nắm chắc đơn vị, quản lý chắcđối tượng hơn
Trang 24Theo mô hình tổ chức ngành thuế theo chức năng và áp dụng cơ chế
tự khai, tự nộp, việc kiểm tra tính thuế do một bộ phận chuyên trách làm Saukhi Cục thuế nhận được tờ khai thuế lập tức chuyển đến các bộ phận chứcnăng kiểm tra tính pháp lý của tờ khai thuế, nhập dữ liệu tờ khai thuế vào máytính theo yêu cầu quản lý của cơ quan thuế Việc thông báo thuế chỉ đượcthực hiện khi đối tượng nộp thuế không thực hiện nộp thuế đúng kỳ hạn,thông báo nợ thuế thường kèm theo thông báo phạt chậm nộp thuế
+ Quản lý, hướng dẫn, đôn đốc thu nợ thuế: Việc hướng dẫn đôn đốc
đối tượng nộp thuế theo mô hình tổ chức quản lý theo đối tượng nộp thuếthuộc chức năng của phòng trực tiếp quản lý đối tượng nộp thuế Theo môhình cải cách toàn bộ chức năng này nằm ở phòng trực tiếp quản lý thu sẽ trựctiếp xử lý tất cả các vấn đề có liên quan trong lĩnh vực thuế như: Bù trừ thuếmiễn giảm thuế, thoái thuế và hướng dẫn đôn đốc đối tượng nộp thuế nghiêmchỉnh chấp hành luật thuế Trên cơ sở pháp luật thuế, bộ phận chức năng này
có trách nhiệm truyền tải toàn bộ nội dung yêu cầu, qui định trong luật để đốitượng nộp thuế hiểu rõ và thực hiện
- Thanh tra, kiểm tra thuế
Theo lý thuyết về hệ thống, thanh kiểm tra là chức năng quan trọngcủa quản lý, tính chất quan trọng nó được thể hiện trên nhiều mặt đó là kiểmtra để phát hiện và khắc phục sai sót, thông qua kiểm tra để hoàn thiện côngtác quản lý và nhằm làm giảm sai sót hơn Do đó, thanh kiểm tra là quá trìnhxem xét các hoạt động của cả chủ thể quản lý và đối tượng được quản lýnhằm mục đích làm cho các đối tượng đó hoạt động tốt hơn
Thanh tra kiểm tra thuế là quá trình xem xét các hoạt động của cả chủthể quản lý và đối tượng quản lý nhằm đảm bảo thực hiện tốt luật thuế Đốitượng của thanh kiểm tra thuế bao gồm cả các đối tượng nộp thuế, và cả việcchấp hành luật thuế của các cơ quan quản lý thuế (thanh kiểm tra nội bộ cơ
Trang 25quan thuế) Mục tiêu của công tác thanh tra, kiểm tra thuế là giám sát việcthực hiện pháp luật thuế đối với đối tượng nộp thuế, giảm xuống mức thấpnhất tình trạng vi phạm luật thuế thực hiện xử lý nghiêm minh những trườnghợp vi phạm để làm gương cho các trường hợp khác Mục tiêu của thanh tra,kiểm tra cũng là để thu vào cho ngân sách các khoản thu còn sót Tuy nhiên,việc số thu đó là rất cần thiết nhưng không phải là mục tiêu chính của thanhtra, kiểm tra mà số truy thu càng lớn càng chứng tỏ việc chấp hành luật càngchưa nghiêm
Trên cơ sở khái niệm về thanh kiểm tra ở trên, muốn xây dựng được
hệ thống thanh kiểm tra thuế thật sự hữu hiệu và mang lại hiệu quả cao, hệthống thanh tra kiểm tra cần đạt được những yêu cầu cơ bản sau:
- Hệ thống thanh kiểm tra phải được xây dựng và vận hành theo kếhoạch trên cơ sở bám sát các căn cứ, các qui trình quản lý đã được thiết lập đểlựa chọn khâu yếu nhất, rủi ro cao nhất để lập kế hoạch thanh kiểm tra Thực
tế trên thế giới người ta đã phân loại ra có bốn loại rủi ro cơ bản đó là: Rủi ro
cố hữu (IR) được định nghĩa như là một khả năng mà các môi trường xungquanh đối tượng thanh tra tạo ra các báo cáo gian lận, rủi ro kiểm soát (CR)được định nghĩa như là khả năng kiểm soát tài chính tại chỗ sẽ ngăn ngừađược các sai phạm về thuế, rủi ro phát hiện (DR) được đánh giá như là khảnăng mà thanh kiểm tra thuế sẽ không phát hiện được các sai phạm, rủi rothanh tra (AR) được đánh giá như là khả năng các báo cáo có gian lận hay saiphạm về tài chính nhưng vẫn được chấp nhận như một báo cáo trung thực.Các loại rủi ro trên có mối quan hệ toán học với nhau qua công thức:
IR * CR * DR = ARTrong đó mỗi loại rủi ro được tính như là tỷ lệ phần trăm về khả năngxảy ra rủi ro đó Thông qua việc xác định được các rủi ro trên để người quản
Trang 26lý có thể lập kế hoạch thanh kiểm tra sát nhất, phát hiện sai phạm nhanh nhất
và hiệu quả thanh kiểm tra cao nhất
- Thanh kiểm tra thuế phải mang tính đồng bộ cao, phải xây dựng đượcmột hệ thống các tiêu chuẩn trong việc thanh kiểm tra trong toàn hệ thống để
có được tính thống nhất, đồng bộ trong toàn hệ thống
- Nội dung, yêu cầu và các chuẩn mực thanh kiểm tra phải được côngkhai, chính xác và khách quan, người thanh tra kiểm tra chỉ được thực hiệntheo các qui trình đã được công bố và hướng tới mục tiêu chung của cả hệthống chứ không mang tính cục bộ, đe dọa hay phiền hà ảnh hưởng đến đốitượng quản lý Việc đánh giá phải khách quan dựa trên các tiêu chuẩn rõ ràng,thích hợp, tránh thái độ định kiến, cảm tính
- Việc thanh tra kiểm tra cần phải linh hoạt, đa dạng và tính hiệu quảcao thể hiện các tiêu chuẩn đánh giá không cứng nhắc, có khả năng tự phùhợp đối với các trường hợp mới hoặc không lường trước Việc thanh kiểm traphải xem xét đến tính hiệu quả trên cơ sở chi phí bỏ ra và các kết quả nó đạtđược Để có được như vậy việc thanh kiểm tra phải xác định được trọng điểm,được vùng có rủi ro cao nhất để tập trung nhân lực, tránh thực hiện một cáchtràn lan, theo số lượng
Qui trình thanh tra kiểm tra thông thường phải qua các bước cơ bản đólà: Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn kiểm tra (Kể cả việc đánh giá rủi ro), đolường và đánh giá hoạt động của đối tượng quản lý và cuối cùng là việc kếtluận và điều chỉnh các hoạt động của đối tượng quản lý Tất cả các khâu đềuquan trọng và có mối liên hệ hữu cơ với nhau và kết quả khâu này là căn cứthực hiện các khâu tiếp theo
Với mô hình quản lý theo chức năng, việc quản lý thuế theo cơ chế tự
kê khai, tự tính thuế của đối tượng nộp thuế, khi đó thanh tra, kiểm tra thànhmột chức năng quan trọng có vai trò to lớn trong qui trình quản lý thuế Đối
Trang 27tượng nộp thuế phải tự giác kê khai đăng ký nộp thuế theo yêu cầu quản lýcủa cơ quan thuế và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu
đó Toàn bộ các khâu quản lý của ngành thuế được thực hiện trên cơ sở dữliệu đó Việc chấp hành chính sách pháp luật thuế của các đối tượng nộp thuếphụ thuộc lớn vào công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế
- Cưỡng chế thuế và xử lý tố tụng về thuế
Cưỡng chế thuế là chế tài áp dụng trong trường hợp ĐTNT cố tình
không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế Thông thường cưỡng chế thuế (phong tỏa tài khoản, lệnh thu, tịch biên hay phát mại tài sản ) thường kèm theo tỷ lệ
phạt chậm nộp về thuế Tỷ lệ phạt đó thường được tính trên cơ sở lãi suấtNgân hàng cộng với một phần giá trị tăng thêm Theo phương pháp xác địnhgiá trị hiện tại của đồng tiền, ta có thể xác định số thuế phải nộp tại kỳ thứ n
(Wn) nếu như không nộp tại kỳ báo cáo (W 0 ) như sau:
Wn : Số thuế phải thu tại kỳ thứ n (bằng W0 + số tiền phạt chậm nộp)
Để đảm bảo tăng cường hiệu lực của luật thuế, các nước một mặt phảixây dựng trong luật một hệ thống chế tài cụ thể đối với các trường hợp vi phạm,mặt khác phải mở rộng quyền thi hành pháp luật, cưỡng chế thi hành luật của cơquan thuế Đồng thời, với việc tăng cường tính pháp chế của luật, Nhà nước phải
mở rộng quyền khiếu nại về thuế đảm bảo tính khách quan công bằng của luật.Thông thường việc khiếu nại về thuế ở một nước được xử lý chủ yếu theo cáccấp địa phương, cấp tỉnh, thành phố, cấp Trung ương và ý kiến của Bộ Tài chính
Trang 28là ý kiến quyết định cuối cùng Toàn bộ các cấp đó đều nằm trong hệ thống hànhpháp giải quyết, việc đó thường dẫn đến sự thiếu tin tưởng vào tính khách quantrong kết quả xử lý Để giải quyết vấn đề đó, cải cách quản lý thuế không chỉ giớihạn trong khâu hành pháp mà còn phải mở rộng sang cả khâu tư pháp, nghĩa làhình thành các tòa án thuế, độc lập với hệ thống thuế Trong mô hình quản lý tiến
bộ đó, việc phân xử có thể được giải quyết tại hai cấp, cấp quản lý và cấp tòa án
thuế (độc lập) Chỉ khi tách chức năng xét xử sang hệ thống tư pháp độc lập thì
lúc đó người dân mới nhìn nhận được sự công bằng và độ tín nhiệm của công tácquản lý thuế
1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO QUẢN LÝ THUẾ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ
1.2.1 Một số vấn đề cơ bản của hội nhập kinh tế
1.2.1.1 Khái niệm, bản chất hội nhập kinh tế quốc tế
Hiện nay, thuật ngữ hội nhập kinh tế quốc tế (International integration)
được sử dụng khá phổ biến và được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu
từ những năm 60, 70 của thế kỷ XX Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn chưa cóđịnh nghĩa nào được thừa nhận tuyệt đối, nhưng nhìn chung, các nhà khoa họckhi tiếp cận và xây dựng định nghĩa về hội nhập đều gắn với lý thuyết củatrường phái thể chế Tức là coi hội nhập như một quá trình mà mục tiêu cuốicùng của nó là sự thống nhất giữa các quốc gia độc lập với thể chế chính trịkhác nhau Như vậy, có thể hiểu:
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình các quốc gia tiến hành mở cửa nền kinh tế thông qua các nỗ lực tự do hóa trên mọi cấp độ nhằm chủ động gắn kết với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Như vậy, thực chất của hội nhập kinh tế quốc tế là sự chủ động thamgia vào quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa của các quốc gia, trong đó, các
Trang 29mối quan hệ quốc tế sẽ được tiến hành dưới nhiều cấp độ, đơn phương, songphương và đa phương
Bản chất của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế được thể hiện trênmột số khía cạnh, trước hết, đó là quá trình các quốc gia thành viên từng bướcxóa bỏ các rào cản về thương mại và đầu tư theo hướng tự do hóa cả về hànghóa và đầu tư Đồng thời, hội nhập kinh tế quốc tế thể hiện sự đan xen, gắn bó
và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế độc lập đặt trong mối quan hệ gắn
bó chặt chẽ, phức tạp của nền kinh tế thế giới Trên góc độ nền kinh tế vĩ môcủa một quốc gia, hội nhập kinh tế quốc tế tạo thuận lợi cho các quốc gia tiếnhành cải cách, đổi mới nền kinh tế nhưng cũng tạo ra sức ép mạnh mẽ, yêucầu cấp bách đối với chính phủ các quốc gia này trong việc đổi mới thể chếkinh tế, hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô và phương thức quản lý nền kinh
tế đất nước trong điều kiện mới Xét mối quan hệ giữa các doanh nghiệp trongnền kinh tế quốc gia, hội nhập kinh tế quốc tế vừa tạo điều kiện thuận lợi chocác doanh nghiệp, đồng thời cũng đặt ra những thách thức, đòi hỏi các doanhnghiệp phải có những đổi mới để có thể thích ứng, tồn tại và phát triển trongmôi trường kinh doanh mới, với yêu cầu cạnh tranh ngày càng cao hơn, quyếtliệt hơn Nếu xem xét hội nhập kinh tế là quá trình nền kinh tế một quốc giagắn kết với nền kinh tế khu vực và thế giới thì quá trình này một mặt tạo dựngcác nhân tố mới và điều kiện mới cho sự phát triển của từng quốc gia, mặtkhác nó thúc đẩy sự tăng trưởng, tiến bộ của các khu vực liên kết và cao hơn
là của toàn thế giới Xét sự tương tác giữa nền kinh tế một quốc gia với nềnkinh tế khu vực và thế giới thì hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra một thị trườngrộng mở hơn đối với mỗi quốc gia thành viên, đồng thời tạo ra dòng lưu thônggiữa các nguồn lực trong và ngoài nước, tạo thuận lợi cho chuyển giao côngnghệ, trao đổi kinh nghiệm quản lý giữa các nền kinh tế trên phạm vi toàncầu
Trang 30Căn cứ vào mức độ và tính chất có thể chia quá trình hội nhập thànhcác mô hình theo thứ tự từ thấp đến cao như sau: Khu vực mậu dịch tự do làhình thức hội nhập kinh tế ở giai đoạn khởi đầu Liên minh thuế quan là hìnhthức thể hiện mức độ hội nhập cao hơn so với khu vực mậu dịch tự do Cácnước thành viên khi tham gia vào liên minh thuế quan cần hoàn tất việc loại
bỏ thuế quan và các hạn chế về số lượng Thị trường chung là bước phát triểncao hơn trong tiến trình hội nhập, về thực chất là mô hình liên minh thuế quancộng với việc bãi bỏ các hạn chế đối với việc lưu chuyển của các yếu tố sảnxuất khác Liên minh kinh tế là mô hình hội nhập dựa trên cơ sở mô hình thịtrường chung kết hợp với việc phối hợp các chính sách kinh tế giữa các thànhviên Điển hình của mô hình liên minh kinh tế là EU, liên minh toàn diện làgiai đoạn cao nhất của quá trình hội nhập
Ngoài các mô hình đã trình bày, thực tế trên thế giới còn xuất hiệnnhững mô hình khác không tuân theo đúng trình tự và nội dung của các môhình nói trên, điển hình như:Thỏa thuận thương mại tự do từng phần,thỏathuận thương mại ưu đãi
1.2.1.2 Các cam kết về thuế trong một số tổ chức kinh tế quốc tế
Trên thực tế tồn tại rất nhiều các tổ chức kinh tế quốc tế ở các cấp độkhác nhau có các cam kết về thuế Tuy nhiên, trong phạm vi luận án chỉ xem xét
và đưa ra một số các cam kết về thuế của một số tổ chức có tính chất đặc trưng
* Đối với khu vực AFTA: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
được thành lập từ năm 1967 với mục đích hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vựckinh tế - chính trị - khoa học và xã hội trong đó lĩnh vực kinh tế là mục tiêuquan trọng Tuy nhiên chỉ đến năm 1992, khi các nước thành viên ASEAN ký
kết một Hiệp định về Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), hợp tác kinh
tế của các nước ASEAN mới được đưa lên một tầm cao mới Công cụ chủ yếu
để thực hiện Khu vực mậu dịch tự do ASEAN là Hiệp định ưu đãi thuế quan
có hiệu lực chung (CEPT) Chương trình CEPT là một thỏa thuận giữa các
Trang 31nước thành viên ASEAN trong việc giảm thuế quan trong thương mại nội bộ
ASEAN xuống còn 0 - 5% trong vòng 10 năm (hoàn thành vào năm 2003)
Ngoài ra, việc giảm thuế quan của các nước sẽ tiến hành đồng thời với
loại bỏ các hạn chế về định lượng và các biện pháp phi quan thuế khác (Giấy phép, hạn ngạch ) Đồng thời, các nước ASEAN tăng cường hợp tác trong việc
thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng về hàng hóa của các nước ASEAN và tronglĩnh vực Hải quan để thúc đẩy hơn nữa trao đổi thương mại trong nội bộ khối,
thực hiện hiệp định ưu đãi thuế quan (Viết tắt là CEPT) một cách hiệu quả.
* Đối với APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
(viết tắt là APEC) được thành lập vào tháng 11/1989 tại Canbera (Ôxtrâylia)
mục đích bao trùm là thúc đẩy mở cửa, tạo môi trường thông thoáng cho cạnhtranh và hợp tác khu vực APEC là một thực thể đa dạng bao gồm các nước côngnghiệp phát triển có nền kinh tế và khoa học - công nghệ hùng mạnh vào bậc
nhất thế giới (Mỹ, Nhật Bản, Canada ), các nền kinh tế công nghiệp hóa mới (NICs) phát triển với tốc độ cao (Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapo) và
các nước đang phát triển có nhiều tiềm năng như Trung Quốc và các nướcASEAN
Khác với ASEAN, APEC không nhằm lập ra một khối thương mại
(Trading bloc), một liên minh thuế quan (Customs union), một khu vực mậu dịch tự do (FTA) mà là một diễn đàn kinh tế mở nhằm xúc tiến các biện pháp
thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các thành viên trên cơ sở tự nguyện trongkhi thực sự mở cửa đối với tất cả các nước khác
Trên cơ sở các nguyên tắc nêu trên, các thành viên APEC đã đưa ra 15lĩnh vực cụ thể để cùng hành động nhằm thực hiện tự do hóa thương mại vàđầu tư bao gồm: Thuế quan; Phi thuế quan; Dịch vụ; Đầu tư; Tiêu chuẩn vàviệc tuân thủ các tiêu chuẩn; Các thủ tục hải quan; Quyền sở hữu trí tuệ; Chínhsách cạnh tranh; Mua sắm chính phủ; Phi chế định hóa; Nguyên tắc xuất xứ;
Trang 32Hòa giải tranh chấp; Khả năng lưu động của các doanh nhân; Thực hiện nhữngkết quả của Hiệp định Urugoay; Tập hợp và đánh giá các thông tin.
Trên cơ sở kế hoạch hành động tập thể, từng thành viên phải xây dựng
kế hoạch hành động quốc gia riêng cho mình Kế hoạch này chủ yếu liên quanđến các chủ đề về thuế quan, phi quan thuế, dịch vụ và đầu tư Cụ thể:
- Về thuế: Từng nước cần làm rõ và công khai hóa các chính sách thuế
quan, các biện pháp phi quan thuế và liên tục thực hiện cắt giảm thuế quan vàphi quan thuế theo lộ trình
- Về dịch vụ: Thực hiện liên tục giảm những hạn chế để mở cửa cho dịch
vụ và dành cho nhau những ưu đãi tối huệ quốc (MFN) và đãi ngộ quốc gia (NT)
ở 4 lĩnh vực, cụ thể là: viễn thông, giao thông vận tải, năng lượng và du lịch
- Về đầu tư: Thực hiện tự do hóa chế độ đầu tư, dành cho nhau ưu đãi tối huệ quốc (MFN) và đãi ngộ quốc gia (NT) và tạo thuận lợi cho đầu tư.
Đến nay, về cơ bản APEC vẫn được coi là một diễn đàn đối thoại vềkinh tế và thương mại, chưa phải là một tổ chức với ý nghĩa đầy đủ của kháiniệm này APEC chưa có một cơ chế chặt chẽ mang tính ràng buộc cao, chưa
có một cơ quan chế tài hoặc cơ quan giải quyết tranh chấp để đảm bảo thựcthi các chương trình hợp tác mà việc thực hiện các cam kết tại APEC là dựatrên cơ sở tự nguyện của mỗi thành viên
* Đối với WTO: WTO được thành lập là kết quả của vòng đàm phán
Uruguay và là tổ chức kế thừa của Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch
(GATT) WTO không chỉ có số nước thành viên đông hơn GATT mà còn có
phạm vi hoạt động rộng hơn trong thương mại và chính sách thương mại GATTchỉ áp dụng cho buôn bán hàng hóa, WTO bao quát cả hoạt động buôn bán hànghóa, dịch vụ, sở hữu trí tuệ WTO được xây dựng trên 4 nguyên tắc pháp lý nềntảng là: Tối huệ quốc; đãi ngộ quốc gia, mở cửa thị trường và cạnh tranh côngbằng
Trang 33Một số qui định về thuế trong WTO bao gồm:
- Cam kết ràng buộc về thuế nhập khẩu: Nước xin gia nhập WTOphải đưa ra và đàm phán với các nước thành viên của WTO về các cam kếtràng buộc mức thuế nhập khẩu của mình để thực hiện mở cửa thị trường chocác nước thành viên theo một qui định nhất định
- Các cam kết khác có liên quan đến chính sách thuế, bao gồm:
+ Thực hiện qui chế tối huệ quốc: Nếu đã giành cho nước nào đó hưởng
ưu đãi về thuế nhập khẩu hoặc các ưu đãi về phí hải quan, cách thức đánh cácloại thuế hay phí hải quan, áp dụng các luật lệ và thủ tục có liên quan đến xuấtnhập khẩu, thì cũng phải giành cho tất cả các nước thành viên ưu đãi như vậy
+ Thực hiện nguyên tắc đối xử quốc gia: Hàng nhập khẩu và hàng sảnxuất trong nước phải được đối xử như nhau Không được áp dụng các loại phí
và thuế đánh vào hàng nhập khẩu nặng hơn đối với hàng sản xuất trong nước
+ Chỉ được bảo hộ bằng thuế quan, không được bảo hộ bằng các biện
pháp khác (phí và thuế nội địa, các biện pháp phi quan thuế) Các biện pháp
hạn chế số lượng và một số biện pháp phi quan thuế khác sẽ phải được loạibỏ
+ Các loại phí khác ngoài thuế xuất nhập khẩu, cũng như ngoài thuếchống bán phá giá, phí trả cho việc cung cấp dịch vụ, các loại thuế nội địa ápdụng đồng thời với hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu, liên quanđến xuất nhập khẩu phải được đảm bảo tính minh bạch rõ ràng để không làmảnh hưởng đến cam kết nhượng bộ về thuế quan
+ Áp dụng Hiệp định trị giá hải quan theo GATT (CVA): Phải qui định
và thực hiện cơ chế xác định giá tính thuế nhập khẩu chủ yếu căn cứ theo giágiao dịch thực, không được áp dụng giá tính thuế tối thiểu
+ Thực hiện những qui định về trợ cấp như không qui định hoặc phảichuyển đổi dần để xóa bỏ qui định miễn hoặc tạm ngừng thu toàn bộ hay một
Trang 34phần các loại thuế trực thu mà doanh nghiệp đã trả hay phải trả có liên quanđến hàng xuất khẩu
+ Thực hiện những qui định về các biện pháp đầu tư liên quan đếnthương mại như: Bỏ những qui định về thuế theo tỷ lệ nội địa hóa, đặc biệt làcác ưu đãi miễn, giảm thuế theo tỷ lệ xuất khẩu
* Một số các hiệp định và cam kết khác:
Ngoài việc gia nhập các tổ chức thương mại, các liên minh kinh tếtheo các cấp độ khác nhau, các quốc gia có thể ký kết với nhau theo nguyêntắc các hiệp định kinh tế, các hiệp định tránh đánh thuế trùng, các nguyên tắc
áp dụng giá chuyển nhượng trong thương mại quốc tế (chống chuyển giá)…
Cụ thể:
Hiệp định tránh đánh thuế trùng (Hiệp định tránh đánh thuế hai lần):
Thực chất hiệp định tránh đánh thuế hai lần là một hiệp định songphương nhằm đưa ra các qui định để phân chia quyền đánh thuế giữa cácquốc gia khi có phát sinh các quan hệ kinh tế
Xét trên phương diện pháp luật: Hiệp định tránh đánh thuế trùng làvăn bản pháp luật qui định giới hạn quyền đánh thuế giữa các quốc gia
Xét trên phương diện kinh tế: Thực chất hiệp định tránh đánh thuếtrùng là thỏa thuận song phương nhằm phân chia nguồn thu từ thuế của cáchoạt động sản xuất kinh doanh giữa các nước đầu tư, các nước nhận đầu tưvốn, chuyển giao công nghệ, dịch vụ và phân công lao động
Xét trên phương diện quản lý thuế: Hiệp định chính là văn bản vềquản lý qui định phương pháp đánh thuế đối với những trường hợp giao dịchkinh tế vượt ra ngoài phạm vi nội luật của một nước
Mục tiêu của hiệp định này chính là tạo khung pháp lý quốc tế nhằmphân chia quyền đánh thuế, bảo vệ lợi ích cho đối tượng nộp thuế đồng thời
Trang 35ngăn chặn các hành vi trốn thuế mang tính quốc tế Thực hiện các mục tiêutrên, hiệp định sẽ góp phần loại bỏ các rào cản trong quản lý thuế đối với đầu
tư nước ngoài và việc di chuyển các luồng vốn, lao động, công nghệ Hỗ trợcác doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài và bảo đảm thực hiện các ưu đãi donước tiếp nhận đầu tư giành cho chủ đầu tư Đáp ứng các mục tiêu kinh tế,chính trị, ngoại giao giữa các quốc gia
1.2.1.3 Những cơ hội và các vấn đề đặt ra đối với một nền kinh tế hội nhập
* Những cơ hội:
Trước hết, có thể khẳng định rằng, hội nhập kinh tế quốc tế với bảnchất là tự do hóa thương mại và đầu tư đã tạo ra những cơ hội mà các nước cóthể tận dụng để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống,những thuận lợi này được thể hiện thông qua một số mặt cơ bản như sau:
- Tự do hóa thương mại do hội nhập làm tăng cường quá trình trao đổi
và chuyển giao công nghệ cũng như sự lưu thông, điều tiết các dòng vốn giữacác nước Trong đó, các nước đang phát triển có cơ hội thu hẹp dần khoảngcách về khoa học công nghệ và phát triển kinh tế với các nước khác
- Ngoài ra, hội nhập kinh tế quốc tế có thể tăng cường khả năng đầu
tư, sử dụng công nghệ tiên tiến và hạn chế những thiệt hại đối với xã hội dochính sách bảo hộ gây ra Tự do hóa thương mại điều tiết, di chuyển các dòngvốn đến những nơi đầu tư có hiệu quả Nhờ đó các nước có thể tận dụngnhững lợi thế so sánh của mình để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại những lợi ích trực tiếp của trao đổithương mại Khai thác được những sự khác biệt về thị hiếu, công nghệ hoặc
về các yếu tố sản xuất một cách có lợi nhất cho tất cả các bên tham gia Doxóa bỏ các rào cản thương mại khác như hạn ngạch, bảo hộ có điều kiện, cấp
Trang 36phép, những hạn chế trao đổi, yêu cầu nội địa hóa cho phép các nước thuđược lợi ích thu nhập lớn hơn Hơn nữa, nó hạn chế những phiền phức, tốnkém do các biện pháp hành chính như thủ tục hải quan, các loại giấy chứngnhận tiêu chuẩn Tự do hóa thương mại và đầu tư có được do hội nhập có thểhạn chế ảnh hưởng tiêu cực của độc quyền Các cam kết hội nhập quốc tế tạođiều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào quá trình cạnh tranh,gây sức ép đối với các doanh nghiệp độc quyền trong nước Do đó, các doanhnghiệp độc quyền phải hạ giá, điều chỉnh chất lượng hàng hóa, dịch vụ Điềunày làm lợi cho người tiêu dùng và sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế.Quá trình hội nhập làm cho hàng hóa, dịch vụ của các nước phong phú, đadạng về chủng loại Điều này tác động tích cực đến người tiêu dùng, cho phép
họ sử dụng những sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu của mình
- Hội nhập kinh tế quốc tế cùng với việc cắt giảm thuế quan sẽ là cơhội lớn cho các nước nhập khẩu nguyên liệu, máy móc làm giảm chi phí đầuvào của quá trình sản xuất kinh doanh và góp phần nâng cao năng lực cạnhtranh của các nước Chi phí đầu vào như thiết bị, máy móc, công nghệ,nguyên nhiên vật liệu, thông tin, giá nhân công… giảm mạnh làm giá thànhsản xuất giảm Các luồng lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn, công nghệ, nhâncông, giá đầu vào sản xuất… được giảm bớt, sự độc quyền, các biện phápquản lý hành chính phức tạp và các tiêu cực phí được xóa bỏ dần Do vậy, cóthể góp phần làm tăng năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ
- Hội nhập kinh tế quốc tế có thể hỗ trợ và ổn định hệ thống tài chính
và nền kinh tế quốc gia Mặc dù, trên thực tế, quá trình hội nhập dường nhưđem lại nhiều vấn đề phức tạp trong quản lý về tài chính, tiền tệ, điển hình nhưcuộc khủng hoảng tài chính Châu Á gần đây Tuy nhiên, xét tổng thể, thươngmại và sản xuất đều phụ thuộc vào sự vận hành của hệ thống tài chính Hộinhập cung cấp cho một quốc gia nhiều nguồn tài chính, do đó có thể giảm rủiro
Trang 37Những cơ hội trên thực chất đã tác động rất lớn đến nền kinh tế khitham gia hội nhập với sự xuất hiện hàng loạt các nhà đầu tư mới, các nhà kinhdoanh mới, các hình thức kinh doanh khác nhau, những quan hệ kinh tế đadạng, phức tạp Những vấn đề nêu trên đặt ra cho quản lý thuế những vấn đề rấtlớn kể cả phương pháp quản lý, cách thức quản lý, yêu cầu và nội dung quảnlý.
- Mở cửa, hội nhập tạo ra tình trạng chênh lệch, phân hóa sâu sắc giữacác tầng lớp, bộ phận dân cư Quá trình hội nhập đưa đến những cơ hội chomột số người thì đồng thời nó cũng làm cho một bộ phận khác chịu thiệt thòi.Vấn đề đặt ra cho các chính phủ là cân đối giữa thiệt hại và thuận lợi để có thểthực hiện được lợi ích chung lớn hơn của quá trình hội nhập vào nền kinh tếthế giới Mâu thuẫn trên là một vấn đề quan trọng của chính sách công, đồngthời nó có ý nghĩa rất lớn đối với việc duy trì sự ủng hộ về mặt chính trị cho
tự do hóa và mở cửa Vấn đề đặt ra là thuế với vai trò phân phối và điều tiếtthu nhập sẽ phải làm gì để điều chỉnh sư phân hóa các tầng lớp dân cư trong
xã hội, tạo sự công bằng xã hội
- Một thách thức rất lớn đối với nền kinh tế hội nhập đó là sự cạnhtranh gay gắt, quyết liệt trên nhiều lĩnh vực, nhiều phương diện cả về quy mô,tính chất và mức độ tác động Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra môi trường kinh
Trang 38doanh rộng lớn hơn, do đó, nó tạo ra sự bùng nổ về quy mô trong cạnh tranh.Bên cạnh đó, sự cạnh tranh diễn ra giữa nhiều quốc gia, nhiều doanh nghiệpvới các lợi thế so sánh, thế mạnh khác nhau nên tính chất rất phức tạp, hìnhthức đa dạng đòi hỏi quản lý thuế phải bao quát hết các hoạt động xã hội
- Tham gia quá trình hội nhập, các nền kinh tế phải chấp nhận, tuânthủ những cam kết, quy ước chung Mục đích của hội nhập là tạo ra thị trườngthống nhất với sự tự do lưu chuyển về hàng hóa, dịch vụ, sức lao động, vốn…
Vì thế, những tập quán, luật lệ riêng của mỗi nước đều phải điều chỉnh, sửađổi và tôn trọng hiệp định, luật lệ chung đặc biệt là các qui định về thuế, điềunày thể hiện rõ nét nhất trong các quy định về mức thuế suất Khi hội nhập, đểđảm bảo và thực hiện tự do mở cửa, các nước đều phải giảm và tiến tới xóa
bỏ hàng rào thuế quan Đối với những nước đang phát triển, hàng hóa có sứccạnh tranh yếu kém, nguồn thu NSNN chủ yếu từ thuế thì đây thực sự là tháchthức rất lớn
Nhìn chung, đối với một nền kinh tế thì quá trình hội nhập tạo rakhông chỉ cơ hội mà nó còn mang đến những khó khăn, thách thức khôngnhỏ Tuy nhiên, nếu xét lợi ích tổng thể trong dài hạn thì hội nhập đem lạinhiều lợi ích, thuận lợi hơn và là con đường tất yếu cho sự phát triển của mộtquốc gia Tất cả các cơ hội cũng như thách thức đó đều đặt ra các yêu cầu rấtlớn cho quản lý thuế nhằm đáp ứng được những vấn đề của thực tiễn, đạtđược các mục tiêu quản lý thuế nhưng không tạo ra các rào cản cho quá trìnhhội nhập và tự do hóa thương mại
1.2.2 Những vấn đề đặt ra cho quản lý thuế trong điều kiện nền kinh tế hội nhập
1.2.2.1 Những tác động của hội nhập kinh tế đến thuế và quản lý thuế
Như chúng ta đã biết, quá trình hội nhập tác động mạnh mẽ và sâu sắcđến mọi mặt, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế Nội dung cơ bản của tiến trình hội
Trang 39nhập là tự do hóa thương mại và các qui định về đầu tư, sở hữu trí tuệ… mà
thực chất các cam kết vẫn chủ yếu xoay quanh vấn đề về thuế (bao gồm cả thuế quan và thuế nội địa) và quản lý thuế (Hiệp định tránh đánh thuế trùng)
và các ưu đãi (chủ yếu về thuế) đối với đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài.
Trong đó, do quá trình tự do hóa thương mại, các quốc gia đều phải từngbước dỡ bỏ hàng rào thuế quan, áp dụng mức thuế suất chung và các chế tàiquản lý bắt buộc phải phù hợp với thông lệ quốc tế Đặc biệt đối với các quốcgia đang trong quá trình hội nhập và phát triển, việc thực hiện các cam kếtquốc tế và thực hiện các qui định trong nội luật phù hợp với thông lệ quốc tếnhằm thu hút đầu tư, phát triển kinh tế là yêu cầu quan trọng Vì thế, trongđiều kiện hội nhập, thuế và quản lý thuế đều có những thay đổi, biến độngđáng kể
Thứ nhất: Thực hiện các cam kết về cắt giảm thuế quan sẽ trực tiếp
làm giảm số thu cho ngân sách từ thuế nhập khẩu của mỗi quốc gia khi thamgia hội nhập
Thứ hai: Do thuế nhập khẩu giảm, trước mắt sẽ làm cho mức cung
hàng hóa nhập khẩu vào thị trường trong nước tăng lên đáng kể sẽ trực tiếptác động đến thị phần hàng hóa cùng chủng loại của sản xuất trong nước làmthu hẹp qui mô và sức đầu tư của sản xuất trong nước Điều này tất yếu dẫnđến qui mô cả về số lượng và chất lượng đối tượng nộp thuế trong nước giảm
đi và như vậy nguồn thu từ ngân sách giảm đi tương ứng
Thứ ba: Chính do giảm thuế nhập khẩu do cam kết làm nảy sinh xu hướng sử dụng hàng của các nước được giảm thuế (do giá cả giảm đi) và như vậy khối lượng hàng hóa tiêu dùng từ các thị trường khác (không được giảm thuế) sẽ bị giảm đi, do đó làm giảm số thu từ thuế nhập khẩu từ các nguồn thị
trường này
Trang 40Thứ tư: Giảm thuế nhập khẩu đồng thời sẽ giảm cả một số sắc thuế có
liên quan như thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu nhập khẩu do phươngpháp tính thuế
Tất cả các vấn đề nêu trên đều có ảnh hưởng rất lớn thu ngân sách củamột quốc gia Trong điều kiện nền kinh tế ngày một phát triển như hiện nay,nhu cầu chi ngân sách phục vụ cho các mục tiêu kinh tế - xã hội và thực hiệncác chức năng của Nhà nước ngày càng lớn, chính vì vậy vấn đề đặt ra rất lớncho công tác thuế làm sao để có thể bù đắp các khoản thâm hụt ngân sách docắt giảm thuế quan mang lại là đặc biệt quan trọng từ việc thiết kế hệ thốngthuế nội địa đến tổ chức công tác hành thu, quản lý chặt chẽ các nguồn thu vàtăng thu cho ngân sách
Tuy nhiên, như phần trên đã trình bày, việc cắt giảm thuế quan sẽ thúcđẩy tăng trưởng kinh tế do tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu nhập quốc dân
và như vậy làm tăng khả năng đầu tư trong nước tất yếu sẽ làm cho qui mô và
số đối tượng nộp thuế tăng lên, tăng thu ngân sách Việc cắt giảm thuế nhậpkhẩu sẽ làm giảm giá nguyên liệu nhập khẩu, giảm chi phí đầu vào của sảnphẩm sản xuất trong nước từ đó tăng khả năng cạnh tranh, tăng lãi Đây chính
là tác động lâu dài mang tính bền vững cho một nền kinh tế, tăng năng lực vàhiệu quả kinh doanh đồng nghĩa với việc tăng thu ngân sách Tuy nhiên, đâycũng là vấn đề đặt ra cho quản lý thuế trong điều kiện nên kinh tế hội nhậpkhi mà sản xuất trong nước được mở rộng
Việc mở cửa thì trường hàng hóa tất yếu dẫn đến sự đa dạng của thịtrường hàng hóa trong nước, kinh doanh buôn bán sôi động Số đối tượng nộpthuế ngày càng tăng và phức tạp xuất hiện các yếu tố bất lợi cho quản lý thuếnhư trốn thuế, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái
Thu hút đầu tư do mở của thị trường vốn dẫn đến việc gia tăng cáchình thức đầu tư: Đầu tư nước ngoài trực tiếp, đầu tư gián tiếp và các hình