1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

vai trò của nước và muối khoáng

10 861 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 153 KB

Nội dung

PHỤ LỤC IIIPHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN I.Tên hồ sơ dạy học: TÍCH HỢP KIẾN THỨC CÁC MÔN ĐỊA LÝ, HÓA HỌC, VẬT LÝ VĂN HỌC, CÔNG NGHỆ 10, SINH HỌC VÀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

Trang 1

PHỤ LỤC III

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN

I.Tên hồ sơ dạy học:

TÍCH HỢP KIẾN THỨC CÁC MÔN ĐỊA LÝ, HÓA

HỌC, VẬT LÝ VĂN HỌC, CÔNG NGHỆ 10, SINH HỌC

VÀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG VÀO GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ: “VAI TRÒ CỦA NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG ẢNH

HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG”

II Mục tiêu dạy học:

1 Kiến thức:

1.1.Môn Hóa học:

- Nêu được công thức hóa học của nước

- Công thức một số loại nguyên tố khoáng trong đất

- Sự hòa tan một số muối trong dung dịch đất

- Nồng độ chất tan trong dung dịch đất, trong tế bào lông hút có ảnh hưởng như thế nào đến việc hấp thụ nước

- Liên kết hidro giữa các phân tử nước với nhau… và các phân tử khác

1.2 Môn Địa lí:

- Biết được các loài thực vật ở các đới khí hậu, các vùng đất (ngập nước, ngập mặn, trên cạn) khác nhau cũng có nhu cầu nước và cơ chế hấp thụ khoáng cũng khác nhau

1.3 Môn Vật lý

- Tìm hiểu về trọng lực trái đất

- Hiện tượng mao dẫn trong quá trình hút nước và muối khoáng

- Lực liên kết giữa các phân tử nước, khoáng với thành mạch gỗ

1.5 Môn Văn học

- Nắm được câu ca dao tục ngữ nói về kinh nghiệm trong đời sống và sản xuất có liên quan đến những kiến thức về Sinh học

“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”

1.5 Môn Công nghệ 10

- Một số loại phân bón thường dùng trong nông nghiệp.

- Thiết kế mô hình trồng cây trong dung dịch ứng dụng tại gia đình và địa phương

1.6 Môn Sinh học :

- Vai trò của nước, muối khoáng trong tế bào, cơ thể thực vật

Trang 2

- Nêu được cơ chế hấp thụ nước, khoáng.

- Con đường vận chuyển nước, muối khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ

- Con đường vận chuyển trong thân cây

- Tưới tiêu hợp lý cho cây trồng

2 Kỹ năng

- Rèn kĩ năng kỹ năng tìm ra vấn đề và giải quyết vấn đề

- Rèn luyện kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp, nhóm, tổ

- Kỹ năng lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về vai trò, cơ chế hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng ở thực vật, cấu tạo dòng mạch gỗ, mạch rây

- Hình thành năng lực khái quát hoá

- Kỹ năng quản lý thời gian, đảm bảo trách nhiệm và hợp tác trong hoạt động nhóm

- Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế

3 Thái độ

- Học sinh yêu thích , thích tìm hiểu bộ môn sinh học

- Bảo vệ nguồn nước, môi trường đất

- Tuyên truyền sử dụng hợp lý nguồn nước

- Sử dụng phân bón đúng liều lượng, thời điểm sẽ mang lại năng suất cao, không gây ô nhiễm môi trường đất, nước

- Ứng dụng kiến thức đã học vào việc trồng rau sạch tại nhà để cải thiện bữa ăn gia đình và có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao

III Đối tượng dạy học của chủ đề :

- Số lượng học sinh: 252 em học sinh khối 11 của trường THPT Nguyễn Công Phương

- Đặc điểm của Học sinh: Đại trà

* Chủ đề mà Tôi thực hiện là môn sinh học 11, đối với môn này có 1 số thuận lợi sau:

- Học sinh quen dần với cách học ở phổ thông, không còn bỡ ngỡ như lớp 10

- Chủ đề rất gần gũi với học sinh vì đa số là con em của gia đình làm nông nghiệp

- Những kiến thức tích hợp học sinh đã học ở các chương trình THCS, lớp 10 Nên việc tích hợp được kiến thức của các môn học này để giải quyết vấn đề liên quan đến bài học một cách rất thuận lợi

IV Ý nghĩa của chủ đề:

- Qua bài học này giúp học sinh hình dung được sự hấp thu nước và muối khoáng

ở thực vật

- Ứng dụng kiến thức bài học giải thích sự ảnh hưởng của nước và phân bón quyết định năng suất cây trồng

- Thực hành tại nhà chăm sóc rau để cải thiện bữa ăn và nâng cao kinh tế gia đình

Trang 3

V Thiết bị dạy học và học liệu.

1 Thiết bị dạy học

- Giáo viên:

+ Hình 1.1, 1.2,1.3, 2.1, 2.2, 2.5, 2.6, 4.1, 4.2, Bảng 4 SGK, các hình ảnh liên quan đến sự hấp thu vận chuyển nước và muối khoáng, mô hình trồng rau, hoa sưu tầm

+Máy tính, máy chiếu

+ Chuẩn bị giấy Ao, bút ghi bảng

- Học sinh:

+ Sưu tầm hình ảnh một số loại phân bón

+ Sách giáo khoa, vở ghi chép

+ Nghiên cứu kĩ nội dung bài học

2 Học liệu:

* Ở môn Hóa học:

+ Nước là một hợp chất hóa học của oxy và hidro, có công thức hóa học là H2O Với các tính chất lí hóa đặc biệt (tính lưỡng cực, liên kết hiđrô)

+ Nước là một chất rất quan trọng trong đời sống thực vật vì nó hòa tan nhiều chất

- Trong dung dịch đất các muối khoáng tồn tại dưới dạng các anion và cation Khi trong dung dịch đất muối khoáng sẽ phân ly thành các anion và cation

- Khái niệm nồng độ

Vd: KNO3= K++ NO3

Môi trường ưu trương là môi trường có nồng độ chất tan cao, nhược trương là môi trường có nồng độ chất tan thấp

- Các phân tử nước tương tác lẫn nhau thông qua liên kết hiđrô và nhờ vậy có lực hút phân tử lớn Đây không phải là một liên kết bền vững Liên kết của các phân tử nước thông qua liên kết hiđrô chỉ tồn tại trong một phần nhỏ của một giây, sau đó các phân tử nước tách ra khỏi liên kết này và liên kết với các phân tử nước khác, nhờ đó nước được đưa lên thân lá

* Ở môn Địa lí các em đã được biết nhu cầu nước của các loài thực vật ở các môi

trường khác nhau sẽ khác nhau

- Cây sống trên cạn chịu được khô hạn: Thông, thầu dầu

- Cây sống trên cạn ưa ẩm ướt: thài lài, rau má

- Nhóm cây sống dưới nước: Rau muống, bèo, sung, sen, tràm…

- Nhóm sống cả trên cạn và dưới nước: dừa nước, rau muống…

Các cây sống ở các đới khí hậu khác nhau nhu cầu nước cũng khác nhau: ôn đới, hàn đới, nhiệt đới…

Trang 4

* Ở môn Vật lý:

- Lực hấp dẫn của Trái Đất tác động lên các vật thể có khối lượng và làm chúng rơi xuống đất

- Hiện tượng mức chất lỏng trong các ống có đường kính trong nhỏ dâng cao hoặc hạ thấp hơn so với mặt thoáng bên ngoài các ống gọi là hiện tượng mao dẫn Do hiện tượng mao dẫn, nước có thể vận chuyển từ đất qua hệ thống các ống mao dẫn trong

bộ rễ và thân cây lên đến ngọn cây

* Ở môn Văn học các em cũng được tiếp xúc với các câu ca dao tục ngữ nói về kinh

nghiệm trong đời sống và sản xuất có liên quan đến những kiến thức về Sinh học như:

“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”

Đó là thứ tự cần thiết khi trồng lúa nước để được bội thu Nhất nước là nước là quan trọng bậc nhất, nhì phân là thứ hai là phân bón phải bón đủ đạm và bón đúng thời điểm, tam cần là thứ 3 cần sự chăm sóc của nông dân, phải phun thuuốc diệt cỏ đúng thời điểm và thăm đồng thường xuyên để phát hiện sâu rầy để phun thuốc bảo vệ, tứ giống là thứ 4 là lúa giống phải thích hợp với thổ nhưỡng và kịp thời vụ Đó là 4 điều cần thiết khi trồng lúa nước để có mùa bội thu

* Ở môn Công nghệ 10.

Phân bón là thức ăn của cây trồng, thiếu phân cây không thể sinh trưởng và cho năng suất, phẩm chất cao Phân bón có vai trò rất quan trọng trong việc thâm canh tăng năng suất, bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu của đất

Phân hữu cơ là phân chứa những chất dinh dưỡng ở dạng những hợp chất hữu cơ như: phân chuồng, phân xanh, phân than bùn, phụ phế phẩm nông nghiệp, phân rác…

Phân vô cơ hay phân hóa học là các loại phân có chứa yếu tố dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng (vô cơ) thu được nhờ các quá trình vật lý, hóa học

Phân vi sinh vật là loại phân có nguồn gốc hữu cơ được sản xuất bằng công nghệ sinh học (như lên men vi sinh) và phối trộn thêm một số hoạt chất khác để làm tăng độ hữu hiệu của phân, hoặc khi bón vào đất sẽ tạo môi trường cho các quá trình sinh học trong đất diễn ra thuận lợi góp phần làm tăng năng suất cây trồng, phổ biến như: Phân bón Komix nền…

- Ứng dụng bài học để trồng cây trong dung dịch

* Ở môn Sinh học

- Nước là yếu tố sinh thái tối cần thiết cho sự sinh trưởng của cây, cây sinh trưởng mạnh khi tế bào bão hòa nước Sự thiếu bão hòa nước ở trong cây dẫn đến làm giảm sự sinh trưởng của cây Hạt giống phơi khô là một ví dụ điển hình khi hàm lượng nước chỉ còn 10 - 12% trọng lượng khô của hạt thì hạt chuyển sang trạng thái ngừng sinh trưởng Nếu hạt giống hút nước và lượng nước đạt 50 - 60% lượng nước bão hòa thì sự sinh trưởng lại phục hồi và hạt nảy mầm

Trong quá trình sinh trưởng của cây, ở giai đoạn giãn của tế bào nước đóng vai trò

vô cùng quan trọng Trong giai đoạn này nếu thiếu nước thì kích thước của tế bào sẽ bị giảm vì giai đoạn giãn kết thúc sớm hơn Vì vậy ở những vùng đất khô hạn thiếu nước cây sẽ sinh trưởng còi cọc, có kích thước nhỏ bé và năng suất thấp Ở những nơi

Trang 5

khô hạn kèm theo không khí khô nóng như mùa gió lào ở miền Trung thì sự thoát hơi nước của cây rất mạnh làm cho lá mất nhiều nước nên có sức hút nước lớn sẽ hút nước của mô phân sinh, hoa, quả làm cho mô phân sinh ngừng sinh trưởng, hoa quả

có thể bị rụng Ngược lại, khi cây sống trong điều kiện ẩm ướt hay được tưới tiêu đầy đủ thì sinh trưởng mạnh mẽ, cho năng suất cao

Riêng đối với các tế bào đầu rễ vì không có mô che chở như phần đầu ngọn nên đất phải đủ ẩm thì rễ mới sinh trưởng được, hệ thống lông hút có khả năng mẫn cảm cao với độ ẩm đất Ðể giữ ẩm cho đất, ngoài biện pháp tưới tiêu còn có nhiều khâu kỹ thuật khác như làm đất tơi xốp, phủ luống, tủ gốc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của bộ rễ, nâng cao năng suất cây trồng

Trong đời sống của cây, thiếu nước ở giai đoạn nào cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng, nhưng trong pha lớn lên của tế bào nếu thiếu nước thì sự sinh trưởng bị kìm hãm mạnh Ðối với các loại cây hòa thảo như lúa, ngô lúc cây bắt đầu đầy đủ lóng và hình thành hoa thì các tế bào bước sang giai đoạn giãn mạnh, lúc này cây vươn cao rất nhanh gọi là thời kỳ làm thân Trong giai đoạn này nếu đủ nước thì cây mới cao to, nếu thiếu nước thì cây trở nên thấp nhỏ Trong trường hợp nếu thấy ruộng lúa đang ở thời kỳ làm thân mà sinh trưởng quá mạnh thì có thể rút nước phơi ruộng trong một thời gian để hạn chế kéo dài của đốt thân, hạn chế sự đổ ngã của cây

Cây trồng cũng như tất cả các cơ thể sống bình thường khác đều cần thức ăn cho

sự sinh trưởng, phát triển Cây trồng sinh trưởng và phát triển được là nhờ hút chất

khoáng từ đất và phân bón, thực hiện quá trình quang hợp từ nước và cácboníc dưới tác động của ánh sáng mặt trời

Trong thành phần của cây trồng có mặt hầu hết các chất hoá học tự nhiên (khoảng

92 nguyên tố), nhưng chỉ có 16 nguyên tố thiết yếu với cây trồng, trong đó có 13 nguyên

tố khoáng

Đạm (N), Lân(P), Kali(K) được cây trồng hút/lấy đi với số lượng lớn được gọi

Nguyên tố đa lượng.

Canxi(Ca), Magiê(Mg), Lưu Huỳnh (S) được cây trồng hút/lấy đi với số lượng ít hơn nhưng cũng đáng kể nên được gọi là Nguyên tố trung lượng.

Sắt(Fe), Kẽm(Zn), Mangan(Mn), Đồng(Cu), Bo(B), Molypden (Mo), Clor(Cl) được cây trồng hút/lấy đi với số lượng nhỏ nên được gọi là Nguyên tố vi lượng.

Vai trò của các nguyên tố đa, vi lượng bao gồm: Đồng (Cu), Kẽm (Zn), Bo (B), Mangan (Mn), Molipden (Mo), Sắt (Fe), Clo (Cl)

- Vai trò của Đồng (Cu): Đồng cần thiết cho sự hình thành Diệp lục và làm xúc

tác cho một số phản ứng khác trong cây, nhưng thường không tham gia vào thành phần của chúng Những cây hòa thảo thiếu Đồng có thể không trổ hoa hoặc không hình thành được hạt Nhiều loại cây rau biểu hiện thiếu Đồng với lá thiếu sức trương, rủ xuống và có mầu xanh, chuyển sang quầng mầu da trời tối trước khi trở nên bạc lá, biến cong và cây không ra hoa được

- Vai trò của Bo (B): Hiện tượng thiếu Bo là rất phổ biến trên thế giới Rất nhiều

loại cây ăn quả, cây rau, và các hoa màu khác có biểu hiện thiếu Bo Cây cọ dầu đặc biệt mẫn cảm với hiện tượng thiếu Bo Các loại đậu lấy hạt có yêu cầu cao về Bo Bo cần thiết cho sự nẩy mầm của hạt phấn, sự tăng trưởng của ống phấn, cần thiết cho sự hình thành của thành tế bào và hạt giống Bo cũng hình thành nên các phức chất đường/borat

Trang 6

có liên quan tới sự vận chuyển đường và đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành protein Thiếu Bo thường làm cây sinh trưởng còi cọc, và trước hết làm đình trệ đỉnh sinh trưởng và các lá non

- Vai trò của Sắt (Fe): Sắt là chất xúc tác để hình thành nên Diệp Lục và hoạt

động như là một chất mang Oxy Nó cũng giúp hình thành nên một số hệ thống men hô hấp Thiếu Sắt gây ra hiện tượng mầu xanh lá cây nhợt nhạt (bạc lá) với sự phân biệt rõ ràng giữa những gân lá mầu xanh và khoảng giữa mầu vàng Vì Sắt không được vận chuyển giữa các bộ phận trong cây nên biểu hiện thiếu trước tiên xuất hiện ở các lá non gần đỉnh sinh trưởng của cây Thiếu sắt nặng có thể chuyển toàn bộ cây thành màu vàng tới trắng lợt Sự thiếu sắt có thể xảy ra do sự thiếu cân bằng với các kim loại khác như Molipden, Đồng hay Mangan Một số yếu tố khác cũng có thể gây thiếu sắt như quá thừa Lân trong đất; do pH cao kết hợp với giầu Canxi, đất lạnh và hàm lượng Carbonat cao; thiếu sắt do di truyền của cây; thiếu do hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp

- Vai trò của Mangan (Mn): Mangan là thành phần của các hệ thống men

(enzyme) trong cây Nó hoạt hóa một số phản ứng trao đổi chất quan trọng trong cây và

có vai trò trực tiếp trong quang hợp, bằng cách hỗ trợ sự tổng hợp Diệp lục Mangan tăng cường sự chín và sự nẩy mầm của hạt khi nó làm tăng sự hữu dụng của Lân và Canxi Cũng như sắt, Mangan không được tái sử dụng trong cây nên hiện tượng thiếu sẽ bắt đầu

từ những lá non, với mầu vàng giữa những gân lá, và đôi khi xuất hiện nhiều đốm nâu đen Ở những cây hòa thảo xuất hiện những vùng màu xám ở gần cuống lá non Hiện tượng thiếu Mangan thường xảy ra ở những chân đất giầu hữu cơ, hay trên những đất trung tính hoặc hơi kiềm và có hàm lượng Mangan thấp Mặc dù hiện tượng thiếu

Mangan thường đi với đất có pH cao, nhưng nó cũng có thể gây ra bởi sự mất cân bằng với các dinh dưỡng khác như Canxi, Magie và Sắt Hiện tượng thiếu thường xảy ra rõ nét khi điều kiện thời tiết lạnh, trên chân đất giầu hữu cơ, úng nước Triệu chứng sẽ mất đi khi thời tiết ấm trở lại và đất khô ráo

- Vai trò của Molipden (Mo): Molipden cần cho sự tổng hợp và hoạt động của

men khử Nitrat Loại men này khử Nitrat thành Ammonium trong cây Molipden có vai trò sống còn trong việc tổng hợp đạm cộng sinh bởi vi khuẩn Rhizobia trong nốt sần cây

họ đậu Molipden cũng cần thiết cho việc chuyển hóa Lân từ dạng vô cơ sang hữu cơ trong cây Hiện tượng thiếu Molipden có biểu hiện chung như vàng lá và đình trệ sinh tưởng Sự thiếu hụt Molipden có thể gây ra triệu chứng thiếu Đạm trong các cây họ đậu như đậu tương, cỏ alfalfa, vì vi sinh vật đất phải có Molipden để cố định Nitơ từ không khí Molipden trở nên hữu dụng nhiều khi pH tăng, điều đó ngược lại với đa số vi lượng khác Chính vì điều này nên hiện tượng thiếu thường xảy ra ở đất chua Đất nhẹ thường

dễ bị thiếu Mo hơn so với đất nặng

- Vai trò của Kẽm (Zn): Kẽm được coi như là một trong các nguyên tố vi lượng

đầu tiên cần thiết cho cây trồng Nó thường là một nguyên tố hạn chế năng suất cây trồng Sự thiếu hụt Kẽm đã được thừa nhận ở hầu hết đất trồng lúa của các nước trên thế giới Tuy nó chỉ được sử dụng với liều lượng rất nhỏ nhưng để có năng suất cao không thể không có nó Kẽm hỗ trợ cho sự tổng hợp các chất sinh trưởng và các hệ thống men

và cần thiết cho sự tăng cường một số phản ứng trao đổi chất trong cây Nó cần thiết cho việc sản xuất ra chất Diệp lục và các Hydratcarbon Kẽm cũng không được vận chuyển

sử dụng lại trong cây nên biểu hiện thiếu thường xảy ra ở những lá non và bộ phân khác của cây Sự thiếu Kẽm ở cây bắp gọi là bệnh "đọt trắng" vì rằng lá non chuyển sang trắng hoặc vàng sáng Lá bắp có thể phát triển những dải vàng rộng (bạc lá) trên một mặt hoặc

Trang 7

cả 2 mặt sát đường gân trung tâm Một số triệu chứng khác như lá lúa màu đồng; bệnh "lá nhỏ" ở cây ăn trái hay đình trệ sinh trưởng ở cây bắp và cây đậu

- Vai trò của Clo (Cl): Clo là nguyên tố vi lượng sống còn cho cây trồng, đặc biệt

đối với cây Cọ dầu và cây Dừa Sự thiếu hụt Clo xảy ra phổ biến đối với dừa ở Philippin

và nam Sumatra của Indonesia Clo tham gia vào các phản ứng năng lượng trong cây Cụ thể là nó tham gia vào sự bẻ gẫy phân tử nước với sự hiện hữu của ánh sáng mặt trời và hoạt hóa một số hệ thống men Nó cũng tham gia vào quá trình vận chuyển một số cation như Canxi, Magie, Kali ở trong cây, điều hòa hoạt động của những tế bào bảo vệ khí khổng, do đó kiểm soát được sự bốc thoát hơi nước v.v

Sinh trưởng và phát triển của cây có thể bị ảnh hưởng bởi tương tác giữa hai hay nhiều chất dinh dưỡng, do vậy, sự thiếu hụt đồng thời nhiều chất có thể xảy ra cùng một lúc Sự thiếu hụt đa nguyên tố này có thể xảy ra trong trường hợp đất cung cấp không đủ một vài nguyên tố hoặc do bón phân mất cân đối nghiêm trọng (chỉ bón đạm, lân, kali mà không bón các nguyên tố trung và vi lượng ) Ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây

Khi xuất hiện triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng, trước hết chúng ta cần phải xác định xem sự thiếu hụt là đơn hay đa nguyên tố từ đó mới xác định được nguyên tố cần bón và lượng bón thích hợp Vì vậy, bón phân cân đối và hợp lý là yếu tố cần thiết nhằm đảm bảo cho cây trồng cho năng suất và chất lượng tốt nhất

VI Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học

CHỦ ĐỀ

“VAI TRÒ CỦA NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG ”

Giáo viên thực hiện theo các bước sau:

1 Ổn định lớp: Kiểm tra nề nếp lớp học (2 phút)

2 Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ.

3 Vào bài mới :

* ĐẶT VẤN ĐỀ

- GV Mở bài (3 phút)

Ngày nay với sự đô thị hóa, công nghiệp hóa càng gia tăng, diện tích đất nông nghiệp càng bị thu hẹp việc sản xuất nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng Để nâng cao năng suất thì một số vùng sản xuất rau, củ, quả chưa nắm vững về đặc tính cây trồng, nhu cầu nước, phân bón… nên đã lạm dụng chúng gây ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe người tiêu dùng, gây thiệt hại về kinh tế Vậy bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ về vai trò của nước và muối khoáng, cây xanh hấp thu nước và muối khoáng như thế nào và

sự ảnh hưởng của nó đến năng suất cây trồng như thế nào?

Trang 9

Nội dung Mô tả hoạt động của thầy và trò Tư liệu,

phương Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ (5 phút)

Mục tiêu: Giới thiệu bố cục chủ đề dạy học.

Phương pháp: Giảng gải.

Nội dung chủ đề

I Vai trò của nước và

muối khoáng đối với thực

vật

II Sự hấp thu nước và

muối khoáng

III Vận chuyển các

chất trong cây

IV Tưới tiêu nước và

bón phân hợp lý cho cây

trồng

V Vận dụng kiến thức

vào thực tiễn sản xuất

(thời gian giảng dạy

135 phút = 3 tiết học)

- GV: chủ đề dạy

học: ” Vai trò của nước và muối khoáng ảnh hưởng đến năng suất cây trồng” bao

gồm các bài thuộc chương trình sinh học

11 (cơ bản)

1 Sự hấp thu nước

và muối khoáng ở rễ

2 vận chuyển các chất trong cây

3 vai trò của nguyên

tố khoáng

Các bài trên được sắp xếp theo bố cục như sau

I Vai trò của nước

và muối khoáng đối với thực vật.

II Sự hấp thu nước

và muối khoáng.

III Vận chuyển các chất trong cây.

IV Tưới tiêu nước

và bón phân hợp lý cho cây trồng.

V Vận dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất.

(thời gian giảng dạy

135 phút ~ 3 tiết học)

Học sinh lắng nghe, quan sát, ghi chép nhanh Slide 1, 2, 3, 4.

HOẠT ĐỘNG 2: VAI TRÒ CỦA NƯỚC VÀ KHOÁNG ĐỐI VỚI THỰC VẬT ( 30 phút)

Mục tiêu: Tìm hiểu được vai trò của nước và muối khoáng đối với đời sống thực vật Tích hợp: Môn Hóa học, Văn học.

Phương pháp: Giảng gải, hoạt động nhóm, thuyết trình, vấn đáp

1 Vai trò của nước

đối với cây trồng.

-Thành phần chất

- GV yêu cầu HS

nhớ lại kiến thức môn văn học đã học ở cấp dưới một câu ca dao

- Học sinh thảo luận trình bày được 5, 6, 7, 8, Slide

9, 10, 11,

12, 13,

Trang 10

VII Kiểm tra đánh giá kết quả học tập:

- Đánh giá hiệu quả của việc tích hợp sử dụng các kiến thức liên môn qua quan sát, kiểm tra so sánh với các bài học không được tích hợp

-.Tiến hành đánh giá định lượng bằng kiểm tra trắc nghiệm khách quan kết hợp với hoạt động thuyết trình

- Thông qua việc dự giờ thăm lớp, chúng tôi nhận thấy rằng học sinh học theo chủ

đề tích hợp có nhiều ưu điểm so với việc học riêng lẻ từng bài và không được tích hợp các môn khác vào bài học

-Về mức độ hiểu bài ngay sau bài học: Số em đạt điểm cao hơn các bài giảng không có tích hợp

-Về độ bền kiến thức sau thực nghiệm: Học sinh nắm vững kiến thức và ứng dụng vào thực tiễn

- Học sinh có thái độ hứng thú trong học tập

VIII Các sản phẩm của học sinh:

Kết quả bài làm của học sinh:

- Sảm phẩm trồng cây trong dung dịch của học sinh sau 1 tháng theo dõi

- Từ kết quả học tập của các em chúng tôi nhận thấy việc kết hợp kiến thức liên môn vào một môn học nào đó là một việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh Giúp các em học sinh không những giỏi một môn mà cần biết cách kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau, biết ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế đang sống giúp gia đình và xã hội nhiều hơn Đồng thời việc thực hiện những chủ đề tích hợp này sẽ giúp người giáo viên dạy bộ môn không ngừng trau rồi kiến thức của các môn học khác

để dạy bộ môn của mình tốt hơn, đạt kết quả cao hơn

Ngày đăng: 15/10/2016, 13:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w