1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

báo cáo thực tập quản lý lưu vực

70 2,2K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 8,03 MB

Nội dung

Từ nền địa chất với 3 cấu tạo chính là: Trầm tích, Bazan và Sa phiến thạch đã phát triển thành 4 loại đất chính của VQG Cát Tiên như sau: - Đất feralit phát triển trên đá bazan Fk: Loại

Trang 1

Muc lục

Trang 2

Đối với mỗi sinh viên thì việc tiếp sức với thực địa sau khi đã học xong lý thuyết các môn là một yếu tố vô cùng quan trọng Đặc biệt là đối với mỗi môn chuyên ngành, việc thực tập không chỉ giúp cho sinh viên củng cố kiến thức đã học, nắm vững chuyên môn

và còn giúp cho sinh viên tiếp xúc với thực tế làm việc sau này

Môn quản lí lưu vực là môn học chuyên ngành, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sinh viên ngành quản lý tài nguyên rừng và môi trường nói riêng và sinh viên một số ngành khác trong trường như khoa học môi trường, lâm sinh…

Nguyên cứu môn học này không chỉ để hiểu được thế nào là quản lí lưu vực mà còn giúp chúng ta đánh giá được hiện trạng lưu vực hiện nay như thế nào, thực trạng suy thoái cũng như công tác quản lí lưu vực hiện nay như thế nào Đồng thời môn học này còn giúp chúng ta làm quen, tiếp cận với công tác điều tra để xem diễn biến lưu vực theo thời gian ở một khu vực cụ thể nào đó

Vì vậy để bổ sung kiến thức lý thuyết đã học đồng thời tập làm quen với công tác điều tra lưu vực, được sự đồng ý của nhà trường, ban QLTNR _MT, dưới sự hướng dẫn tận tình của cô Trần Thị Ngoan, chúng em đã được tiến hành thực tập nghề nghiệp

1 tuần Vườn Quốc Gia Cát Tiên Qua đây em xin bày tỏa lòng biết ơn tới cô Trần Thị Ngoan đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ chúng em trong thời gian thực tập Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ, kinh nghiệm bản thân còn nhiều hạn chế nên bản báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, Em rất mong nhận được sự góp ý kiến của cô và các bạn, để bản báo cáo hoàn thiện hơn

MỞ ĐẦU

Trang 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1 Khái niệm lưu vực và quản lý lưu vực

1.2 Lưu vực sông chính - sông Đồng Nai:

Sông Đồng Nai là hệ thống sông lớn thứ hai ở phía Nam, và đứng thứ ba toàn quốc, lưu vực rộng lớn của nó gần như nằm trọn trong địa phận nước ta, chỉ có một bộ phận nhỏ nằm ở nước ngoài (Campuchia) Đồng Nai là con sông chính của hệ thống sông Đồng Nai, một số phụ lưu lớn của nó như: Đa Hoai, La Ngà (ở tả ngạn), sông Bé, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ (ở hữu ngạn)

Tổng diện tích lưu vực phần trong nước khoảng 37.330 km2, nằm trên địa phận các tỉnh Lâm Đồng, Đắc Lắc, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Bình Thuận, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh

Hệ thống sông Đồng Nai phát triển trên cao nguyên Di Linh, Lâm Viên, Bảo Lộc và một phần của đồng bằng Nam Bộ Đây là một vùng kinh tế phát triển có nhiều thế mạnh với loại cây công nghiệp nhiệt đới như: cao su, trà, cà phê, thuốc lá, v.v Trong lưu vực nhiều nơi có thể xây dựng thành các trung tâm thủy điện như: Trị An, Thác Mơ, Đa Mi, Hàm Thuận v.v Cửa sông Đồng Nai rộng và sâu, mực nước lên xuống theo chế độ bán nhật triều, giao thông đường thủy rất thuận tiện ở khúc hạ lưu (từ Trị An ra biển)

Lưu vực sông Đồng Nai nằm trong khu vực đón gió mùa Tây Nam, lượng mưa lớn, trung bình từ 2000 - 2800 mm/năm Tâm mưa nằm ở khu vực thượng nguồn sông

La Ngà, mạng lưới sông suối tương đối phát triển, song không đều giữa các vùng Mật

độ lưới sông vào khoảng từ 0,5 - 1,0 /km2, vùng có mật độ cao là khu vực Bảo Lộc, vùng có mật độ thấp hơn là khu vực hạ lưu sông La Ngà, sông Bé v.v Hệ số dòng chảy bình quân trong toàn lưu vực vào loại trung bình (µ = 0,5 ), hệ số phân tán Cv = 0,20 - 0,25

* Sông Đồng Nai: bắt nguồn từ phía Bắc cao nguyên Lâm Viên (Lang Biang),

phía Nam dãy Trường Sơn, độ cao các đỉnh núi đầu nguồn đạt trên 2000 m, đỉnh Lâm

Trang 4

Từ nguồn về tới cửa biển Xoài Rạp, sông Đồng Nai có chiều dài khoảng 610

km, độ dốc trung bình trên toàn dòng sông là 2,8‰, đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai dài

220 km (tính đến ngã ba sông Lòng Tàu - Nhà Bè)

Diện tích lưu vực của hệ thống sông Đồng Nai tính đến trạm Trị An là: 14.900

km2, tới Biên Hòa là: 23.500 km2, tới Nhà Bè là: 28.200 km2, và tới cửa Soài Rạp khoảng 42.600 km2

Sông Đồng Nai phía thượng lưu có tên là Đa Dung (đọc là Đạ Đờng: sông lớn), sau khi hợp lưu với sông Đa Nhim, sông có tên là Đồng Nai Thượng Từ đó cho tới chỗ hợp lưu với sông Sài Gòn, sông mang tên chính thức là Đồng Nai Ở phía dưới thành phố Hồ Chí Minh sông chia làm hai nhánh lớn là: sông Lòng Tàu chảy vào vũng Cần Giờ, và sông Nhà Bè đổ ra biển qua cửa Xoài Rạp Hệ thống sông Vàm Cỏ (Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây) có nguồn từ Campuchia đổ vào sông Nhà Bè cách cửa Xoài Rạp khoảng 10 km Cửa Xoài Rạp rộng có nơi tới 11 km, song việc đi lại không mấy thuận tiện vì có nhiều soi, cát, bãi bồi v.v

Sông Đồng Nai có nhiều uốn khúc, quanh co, hệ số uốn khúc trung bình 1,3 đặc biệt trên cao nguyên Di Linh và Đà Lạt có nhiều uốn khúc lớn, nhưng nhìn chung dòng chảy của sông có hai hướng chính:

- Hướng Tây Bắc - Đông Nam chủ yếu ở phần thượng lưu

- Hướng Đông Bắc - Tây Nam chủ yếu ở trung và hạ lưu Điều đó khá phù hợp với kiến trúc địa tầng trong mỗi khu vực

Do tác động của tạo sơn Tân sinh, sông Đồng Nai là sông già trẻ lại, biểu hiện qua các cao nguyên xếp tầng như Lang Biang với độ cao trung bình: 1500 m, Di Linh với độ cao trên 1000 m, các cao nguyên Mạ, Mnông với độ cao bình quân khoảng 750

m và cuối cùng là đồng bằng Nam Bộ Vì vậy trắc diện dọc của sông cũng có dạng bậc

Trang 5

thang khá điển hình Tuy vậy vẫn có thể chia chiều dài của sông chính ra thành ba đoạn:

* Đoạn thượng lưu: Đây là một đoạn ngắn từ nguồn về tới ĐanKia ( Lâm Đồng)

có diện tích hứng nước vào khoảng 3.300 km2 gồm hai sông Đạ Đờng và Đa Nhim, dòng sông ở đây hẹp, độ dốc lớn, lòng sông có nhiều đá lởm chởm, ít có tác dụng về giao thông, đi lại

Mặt khác vì là sông già trẻ lại qua vận động tạo sơn Tân sinh nên ở thượng lưu, khúc chảy trên sơn nguyên Đà Lạt khá êm đềm, nhiều đoạn bị chặn lại thành hồ như hồ Xuân Hương, Than Thở Sức xâm thực của dòng sông chưa ảnh hưởng tới bề mặt của lưu vực Khi ra tới rìa của sơn nguyên độ cao thay đổi, xuất hiện các thác nước nổi tiếng như: Pren, GuGa, v.v

* Đoạn trung lưu: Đoạn này từ ĐanKia, phía dưới Liên Khương đến Trị An dài

khoảng 300 km, dòng sông mở rộng uốn khúc quanh co, độ dốc bình quân dưới 1‰, giúp cho việc giao thông đi lại đã thuận lợi hơn Tuy nhiên ở những chỗ chuyển tiếp của các bậc thềm, độ dốc tăng, hình thành những thác, ghềnh, tạo điều kiện tốt cho việc xây dựng các nhà máy thủy điện, như nhà máy thủy điện Trị An xây dựng ở thác Trị

An, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai

Những phụ lưu quan trọng của hệ thống sông Đồng Nai đều gia nhập ở đoạn này như sông La Ngà ở tả ngạn, sông Bé ở hữu ngạn

* Đoạn hạ lưu: Từ Tân Uyên ra đến cửa biển Xoài Rạp dài xấp xỉ 143 km, đoạn

này lòng sông khá rộng từ 1 km đến 4,5 km, có chỗ sâu tới 18 m, nước sông chịu ảnh hưởng mạnh bởi chế độ bán nhật triều vùng cửa sông Tại Hiếu Liêm, Tân Uyên biên

độ triều trong ngày còn tới trên 1 m

Trang 6

CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2 Mục tiêu, Yêu cầu:

2.1 Mục tiêu

2.1.1 Về kiến thức

- Củng cố được kiến thức lý thuyết về quản lý lưu vực

- Thu thập và trình bày được thông tin cơ bản của đơn vị thực tập

- Xác định được các bước xây dựng, thu thập số liệu và nôi dung cơ bản của học phần quản lý lưu vực

- Xác định được những thuận lợi và khó khăn trong quản lý tài nguyên trong lưu vực

- Đề xuất được các giải pháp quản lý lưu vực bền vững

2.1.3 Về thái độ

- Có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường

- Có thái độ tôn trọng hòa nhã đối với cán bộ tại đơn vị

Trang 7

- Chấp hành nghiêm chỉnh nội qui, qui chế của đơn vị thực tập, Nhà trường và pháp luật tại địa phương

2.2 Yêu cầu:

- Tham gia đầy đủ các buổi thực tập

- Rèn luyện được kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp với cán bộ QLBVR

- Mỗi sinh viên viết được một bản báo cáo kết quả về các nội dung đã thực tập

3 Nội dung thực tập:

3.1 Khảo sát điều kiện cơ bản, hiện trạng tài nguyên trong lưu vực

3.1.1 Nội dung thực hiện

- Điều kiện tài nguyên đất đai: Các loại đất đai theo hiện trạng sử dụng hiện tại, các loại đất đai theo khả năng sử dụng cho hoạt động canh tác có tính đến phát triển bền vững

- Điều kiện tài nguyên rừng: Diện tích các loại rừng, trữ lượng các loại rừng, sản phẩm ngoài gỗ trong các loại rừng

- Điều kiện tài nguyên thực vật: Các loài hiện được trồng trong các hệ canh tác, những loài có thể trồng, những loài cây mà người dân có nguyện vọng được trồng trong các hệ canh tác, những nguyên nhân hạn chế, thúc đẩy sử dụng các loài một cách hiệu quả

- Điều kiện tài nguyên động vật: Các loại gia súc gia cầm, hiệu quả phát triển các loài gia súc gia cầm, nguyên nhân hạn chế, thúc đẩy phát triển gia súc gia cầm; Các loài động thực vật hoang dã của khu vực: Loài đang được khai thác và sử dụng? loài đã

bị biến mất? Nguyên nhân?

- Điều kiện khí hậu thời tiết: Những hiện tượng thời tiết đặc biện có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của khu vực; kinh nghiệm của người dân

- Tài nguyên nước: Tổng trữ lượng nước mặt, nước ngầm, lưu lượng nước mùa mưa, mùa khô Có hệ thống sông suối nào tại địa phương

* Điều kiện kinh tế

Trang 8

- Các ngành nghề sản xuất và dịch vụ: Những ngành nghề hiện được áp dụng ở địa phương Những ngành nghề mới được phát triển trong thời gian gần đây; Những ngành nghề đã bị mất trong những năm gần đây; Khả năng phát triển ngành nghề mới

* Điều kiện xã hội:

- Trình độ dân trí: Biết tiếng phổ thông, trình độ văn hoá, hiểu biết pháp luật, ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường

- Lực lượng lao động: Số lượng lao động, cơ cấu theo tuổi, theo giới tính, trình

3.2.1 Nội dung thực hiện

- Mô tả một số đặc trưng lưu vực

Trang 9

3.3 Xác định các hoạt động kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến lưu vực sông

3.3.1 Nội dung thực hiện

- Khảo sát các hoạt động kinh tế có tác động tiềm tàng ảnh hưởng tích cực hoặt tiêu cực đến số lượng và chất lượng nguồn nước của lưu vực sông

- Khảo sát các hoạt động trồng rừng, giao khoán bảo vệ rừng, kiểu sử dụng đất, hoạt động chăn nuôi, thủy sản, dịch vụ môi trường có hay không tại địa phương, thực trạng và kết quả của các hoạt động

3.3.2 Phương pháp thực hiện

- Phương pháp phỏng vấn PRA: Xác định khu vực sinh sống người dân xung quanh lưu vực, những hộ dân có hoạt động trồng rừng, khoán bảo vệ rừng, những hộ dân hưởng lợi từ lưu vực

- Nội dung phỏng vấn: Hoạt động kinh tế xã hội tích cực hoặc tiêu cực đến lưu vực sông

3.4 Thống kê các chính sách, dự án, chương trình quản lý tài nguyên thiên nhiên trong lưu vực tại địa phương

3.4.1 Nội dung thực hiện

- Chính sách đất đai: Giao đất khoán rừng, chính sách sử dụng tài nguyên, thuế đất đai và tài nguyên,

- Chính sách tín dụng: Tín dụng Nhà nước, tín dụng dân gian, các chương trình

hỗ trợ vốn

Trang 10

b, Các biện pháp kinh tế xã hội

4 Kế hoạch thực hiện: 7 ngày

Ngày 1 Phổ biến đề cương; khảo sát điều kiện cơ bản đơn

vị, hiện trạng tài nguyên trong lưu vực

Văn phòng và Hiện trườngNgày 2, 3 Khảo sát, mô tả và xác định nhân tố ảnh hưởng

phân cấp lưu vực, đánh giá hoạt động kinh tế xã hội đến lưu vực

Hiện trường

phòng họpNgày 5, 6, 7 Nội nghiệp

Trang 12

lý diện tích 38.100 ha; Năm 1992 Thủ Tướng Chính Phủ có quyết định chuyển từ rừng cấm Nam bãi Cát Tiên thành Vườn Quốc gia Cát Tiên và yêu cầu mở rộng trên phạm vi

03 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước Đến tháng 12/1998 Vườn Quốc Gia Cát Tiên chính thức được mở rộng trên phạm vi 3 tỉnh với diện tích quản lý là 71.350 ha và chuyển giao quyền quản lý từ UBND tỉnh Đồng Nai về Bộ NN&PTNT

3.2 Điều kiện tự nhiên

3.2.1 Vị trí địa lý

VQG Cát Tiên nằm trên địa phận các huyện Cát Tiên, Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng); Vĩnh Cửu, Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) và Bù Đăng (tỉnh Bình Phước), cách Thành phố Hồ Chí Minh 150 km về phía Bắc

* Phạm vi ranh giới

- Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Phước

- Phía Nam giáp Công ty Lâm nghiệp La Ngà (Đồng Nai)

- Phía Đông có ranh giới là sông Đồng Nai (Lâm Đồng)

- Phía Tây giáp Lâm trường Vĩnh An (Đồng Nai)

Trang 13

09’05” đến 107

0

35’20” độ kinh Đông

Trang 14

3.2.2 Địa hình - địa thế

VQG Cát Tiên nằm trong vùng địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên cực Nam Trung

bộ đến Đồng bằng Nam bộ, bao gồm các kiểu địa hình đặc trưng của phần cuối dãy Trường Sơn và địa hình vùng Đông Nam bộ, có 5 kiểu chính:

+ Kiểu địa hình núi cao, sườn dốc: chủ yếu ở phía Bắc VQG Cát Tiên Độ cao so với mặt nước biển từ 200 m – 600 m, độ dốc 15°- 20

0

, có nơi trên 30

0

Địa hình là các dạng sườn dốc, phân bố giữa thung lũng sông, suối và dạng đỉnh bằng phẳng Mức độ chia cắt phức tạp và cũng là đầu nguồn của các suối nhỏ chảy ra sông Đồng Nai

+ Kiểu địa hình trung bình sườn dốc: ở phía Tây Nam VQG Cát Tiên, độ cao

từ 200 m – 300 m so với mặt nước biển, độ dốc 15°- 200, độ chia cắt cao Những suối lớn như Đắc Lua, Đa Tapok được tạo nên từ vùng đồi trung du và cuối cùng đổ

+ Kiểu địa hình thềm suối xen kẽ hồ đầm: bao gồm những suối nhỏ, những khu đất ngập nước phân tán, những hồ, ao ở khu vực nhánh của suối Đắc Lua và ở trung tâm phía Bắc Vườn Vùng này thường thiếu nước trong mùa khô nhưng lại bị ngập úng trong mùa mưa, trong mùa khô nước chỉ còn ở những vùng đất lầy rộng

Trang 15

- Trạm Cát Tiên (Lâm Đồng): Thu thập dữ liệu về lượng mưa

- Trạm Bảo Lộc (Lâm Đồng) thu thập dữ liệu về nhiệt độ và độ ẩm

- Trạm Tà Lài (Đồng Nai): Thu thập dữ liệu về lượng mưa.

* Thuỷ văn

Đặc điểm thuỷ văn ở VQG Cát Tiên bao gồm sông suối, thác, ghềnh, thung lũng, bàu đầm lầy và các vùng bán ngập nước góp phần làm tăng thêm giá trị về tính ĐDSH và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên của VQG Cát Tiên Sông Đồng Nai bao bọc phía Bắc, phía Tây và phía Đông VQG Cát Tiên với chiều dài khoảng 90 km, sông rộng trung bình khoảng 100 m, lưu lượng nước bình quân khoảng 405m3/giây Mực nước sông lúc cao nhất 8,03 m, mực nước trung bình 5 m và mực nước mùa kiệt xuống còn 2 m – 3 m ở phía Bắc, Tây Bắc và phần phía Đông từ Bến Cự đến Tà Lài, thuyền máy có thể đi lại trên sông được

Trang 16

Hệ thống bàu có diện tích ngập nước khoảng 2.500ha vào mùa mưa và thu hẹp lại khoảng 100 ha – 150 ha vào mùa khô Các bàu sâu nhất vào mùa mưa là: Bàu Sấu, Bàu Chim, Bàu Cá.

3.2.4 Địa chất - thổ nhưỡng

Nền địa chất của VQG Cát Tiên nguyên là sa phiến thạch, quá trình hoạt động của núi lửa thuộc vùng cao nguyên mà những phần thấp của khu vực đã bị phủ lấp của lớp đá bọt núi lửa Cùng với quá trình phun trào phủ lấp là quá trình bào mòn, bồi tụ đã tạo nên một lớp phù sa suối, phù sa sông, quá trình diễn biến niên đại tiếp theo đã tạo

ra địa hình Cát Tiên ngày nay

Từ nền địa chất với 3 cấu tạo chính là: Trầm tích, Bazan và Sa phiến thạch đã phát triển thành 4 loại đất chính của VQG Cát Tiên như sau:

- Đất feralit phát triển trên đá bazan (Fk): Loại đất này có diện tích lớn nhất chiếm khoảng 60 % diện tích tự nhiên của Vườn, phân bố ở khu vực phía Nam, Fk là một loại đất giàu chất dinh dưỡng tầng dày, màu đỏ hoặc nâu đỏ và nâu đen, giúp cây rừng sinh trưởng phát triển tốt, có nhiều loài gỗ quý và khả năng phục hồi của rừng nhanh

Trang 17

- Đất feralit phát triển trên đá cát (sa phiến thạch) (Fq): Là loại đất chiếm tỷ lệ lớn thứ 2 của VQG Cát Tiên vào khoảng 20% phân bố chủ yếu ở phía Bắc của Vườn (khu Cát Lộc), dọc thượng nguồn sông Đồng Nai Một số tài liệu gọi đất này là đất xám bạc màu trên đá axit hoặc đá cát Về độ phì của đất này kém hơn đất phát triển trên đá Bazan Nhưng do rừng chưa bị tàn phá nhiều nên đất vẫn còn tốt

- Đất feralit phát triển trên phù sa cổ (đất xám bạc màu trên phù sa cổ) (Fo): Gồm các loại đất được bồi tụ ven suối, ven sông Đồng Nai chiếm diện tích khoảng 12% tổng diện tích Vườn, chủ yếu phía Bắc và phía Đông Nam của VQG Cát Tiên Phân bố trên các vùng địa hình khá bằng phẳng và những vùng trũng bị ngập nước vào mùa mưa, đất xấu, nghèo chất dinh dưỡng nhưng thường có mực nước ngầm nông nên khá thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây rừng trong mùa khô

- Đất feralit phát triển trên (Fs): Có diện tích chiếm khoảng 8% diện tích, phân

bố tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam xen kẽ các vạt đất Bazan Loại này tuy có độ phì khá, nhưng nhược điểm là thành phần cơ giới nặng nên khi mất rừng thì đất sẽ bị thoái hoá một cách nhanh chóng

Tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp

Nguy cơ cháy

Trang 18

Thành phần thực vật gồm các loài ưu thế thuộc họ Sao Dầu (Dipterocarpaceae),

họ Đậu (Fabaceae) và họ Tử vi (Lythraceae) xác định được 1.610 loài, thuộc 724 chi,

162 họ, 75 bộ

Nguồn gen đặc hữu và cây đặc hữu bản địa: 22 loài trong 12 họ, như Thiên Thiên Đồng Nai, Vệ Tuyền Ngọt thuộc họ Thiên Lý

VQG Cát Tiên được chia thành 5 kiểu rừng:

+ Rừng lá rộng thường xanh: Ưu thế là các loài cây gỗ thuộc họ Dầu

(Dipterocarpaceae) như: dầu rái (Dipterocarpus alatus), dầu lông (Dipterocarpus

intricatus), cẩm lai bà rịa (Dalbergia bariensis), cẩm lai vú (Dalbergia mammosa), gõ

đỏ (Afzelia xylocarpa), giáng hương (Pterocarpus macrocarpus),…

+ Rừng lá rộng thường xanh nửa rụng lá: Thành phần các loài cây gỗ rụng lá

trong mùa khô như bằng lăng (Lagerstoemia calyculata), tung (Tetrameles nudiflora), râm (Anogissus acminata), …

+ Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa: Đây là kiểu phụ thứ sinh nhân tác của rừng thường xanh và nửa rụng lá, do bị lửa rừng, chất độc hoá học, rừng bị mở tán và tre nứa xen

vào Thành phần cây gỗ thường gặp là vắp (Mesua sp.), bằng lăng (Lagerstoemia

calyculata), căm xe (Xylia xylocarpa), hai loài tre chủ yếu là lồ ô (Bambusa procera)

và mum (Gigantochloa sp.).

+ Rừng tre nứa thuần loại: Đây cũng là kiểu phụ thứ sinh nhân tác, sau khi rừng

bị phá làm nương rẫy rồi bỏ hoang hoá, các loài tre nứa xâm nhập và phát triển Hai

Trang 19

loài tre phổ biến là lồ ô (Bambusa procera) và mum (Gigantochloa sp.) chúng tạo

thành các mảng rừng lớn, những nơi ngập nước chỉ có tre La Ngà tồn tại

+ Thảm thực vật đất ngập nước: Thảm thực vật đất ngập nước là sinh cảnh thích hợp của loài cá sấu xiêm, các loài động thực vật thuỷ sinh, các loài chim nước, các loài

cá nước ngọt Các loài thú lớn như heo rừng (Sus scrofa), nai (Cervus unicolor), bò Gaur (Bos gaurus), … cũng thường quần cư ở khu vực này vào mùa khô Thực vật ưu

thế là loài cây gỗ chịu nước như: đại phong tử, lộc vừng, săng đá xen lẫn với lau, lách,

+ Động vật, thực vật thuỷ sinh:

+ Cá: gồm trên 133 loài, thuộc 28 họ, trong đó có 1 loài nằm trong Sách Đỏ của IUCN (các mơn hay còn gọi là cá rồng), 8 loài của Sách Đỏ Việt Nam như cá lăng bò,

cá chài, cá Lăng nha, cá lóc bông, cá rồng, …

+ Lưỡng cư: Gồm 41 loài thuộc 6 họ và 2 bộ

+ Bò sát: Gồm 79 loài thuộc 17 họ và phân họ, 4 bộ trong đó có 23 loài có tên

trong sách Đỏ Việt Nam như: cá sấu xiêm (Crocodylus siamensis), trăn gấm (Python

reticulatus), trăn đất (Python molurus), …

+ Chim: Gồm 348 loài thuộc 64 họ của 18 bộ Trong đó có 31 loài quí hiếm có

tên trong sách Đỏ Việt Nam Các loài chim quí hiếm như hạc cổ trắng (Ciconia

episcopus), công (Pavo muticus imperator), già đẫy java (Leptoptilos javanicus), cò

quắm cánh xanh (Pseudibisdavisoni), ngan cánh trắng (Cairina scutulata), …

Trang 20

Loài gà so cổ hung (Arborophila davidi) là loài quý hiếm của Việt Nam, từ lâu

chúng không xuất hiện, các nhà khoa học cho rằng chúng đã bị tuyệt chủng nhưng đến năm 1997 các nhà khoa học đã phát hiện loài này còn có mặt ở VQG Cát Tiên

+ Thú: Gồm 103 loài thuộc 29 họ, 11 bộ, trong đó có 25 loài có tên trong Sách

Đỏ Việt Nam như: bò rừng (Bos javanicus), bò tót (Bos gaurus), hổ (Panthera tigris), gấu chó (Ursus malayanus), gấu ngựa (Ursus thibetanus), voi (Elephas maximus), báo gấm (Pardofelis nebulosa), báo lửa (Catopuma temminckii), chó sói (Cuon alpinus), Vượn đen má vàng (Hylobates gabriellae), Sóc bay lớn (Petaurista philippensis), …

* Tài nguyên đất lâm nghiệp

Qua điều tra hiện trạng rừng và tình hình sử dụng đất VQG Cát Tiên cho kết quả sau: Diện tích đất có rừng là 64.417 ha chiếm 89,57%; Diện tích đất không có rừng là 4.555,1 ha chiếm 6,33% và đất khác 2.947,7ha chiếm 4,1% Trong diện tích đất khác

có 2.327 ha là đất rừng bị lấn chiếm làm nương rẫy do lịch sử để lại, vì trước khi thành lập Vườn trong rừng đã có nhiều hộ đồng bào dân tộc bản địa sống lâu đời

3.3 Điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội

3.3.1 Dân số, lao động, thành phần dân tộc và phân bố dân cư

* Dân số

VQG Cát Tiên có vùng đệm tương đối rộng, với diện tích 183.497 ha, gồm 36

xã, thị trấn của 8 huyện thuộc 4 tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước và Đắc Nông Tình hình dân sinh kinh tế của các địa phương vùng đệm có ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của Vườn Theo số liệu thống kê năm 2010, có khoảng 17 vạn người đang cư trú và sinh sống trong vùng đệm VQG Cát Tiên Dân số chủ yếu từ nơi khác di dân đến, tập trung trong khoảng thời gian từ năm 1990 - 1998

Tình hình biến động dân số trong vùng khá phức tạp do nạn di dân tự do và có

xu hướng gia tăng trong những năm gần đây

* Lao động

Trang 21

Về cơ cấu theo giới và phân theo lao động: tỷ lệ nam giới trong vùng qua các thời kỳ khá ổn định và ở mức 51%, trong khi đó tỷ lệ lao động chính lại dao động từ 47% - 44% và có xu hướng giảm Không có số liệu thống kê về cơ cấu dân số theo độ tuổi Các số liệu theo điều tra PRA không thể tổng hợp được do cách phân nhóm độ tuổi ở các xã khác nhau, nhưng nhìn chung cơ cấu dân số trong vùng còn khá trẻ, độ tuổi dưới 19 tuổi chiếm khoảng trên 50%

Theo số liệu điều tra dân số hiện trong vùng lõi VQG Cát Tiên có 834 hộ, 3.947 khẩu đang sinh sống và canh tác, trong đó có 131 hộ, 634 khẩu là người Kinh, những

hộ người Kinh này đa số là vào trong rừng để xâm canh, họ thường sang nhượng đất đồng bào để canh tác, đồng thời làm dịch vụ cho đồng bào như cung cấp vật tư, nhu yếu phẩm, thậm chí cho vay, mua lại những hàng hoá do đồng bào sản xuất ra với giá

rẻ

* Thành phần dân tộc và phân bố dân cư

Khu vực VQG Cát Tiên có rất nhiều cộng đồng dân cư sinh sống, theo số liệu thống kê có 12 dân tộc khác nhau, căn cứ vào đặc điểm hình thành, tập quán canh tác tạm thời chia thành 3 nhóm chính như sau:

- Nhóm người Kinh:

Chiếm đa số với 67%, đến từ các nơi trong nước, họ sống chủ yếu ở khu vực vùng đệm của VQG Cát Tiên Phần lớn họ đến vùng này theo chương trình dãn dân từ những vùng có mật độ dân cư dày đến lập nghiệp tại vùng kinh tế mới do Chính phủ thành lập từ những năm sau 1975 Họ sống chủ yếu là canh tác nông nghiệp, một số ít làm dịch vụ cung cấp vật tư nông nghiệp, thu mua nông sản và cả lâm đặc sản trái phép

từ rừng Những nơi sản xuất thuận lợi người kinh vẫn có xu hướng lấn chiếm dần, họ

đã mua lại đất của đồng bào dân tộc bản địa để sản xuất, gây ra hiện tượng đồng bào thiếu đất sản xuất, họ tiếp tục lùi sâu vào rừng, lên vùng cao để khai phá đất mới, gây rất nhiều khó khăn cho công tác QLBVR

- Nhóm người dân tộc Tày, Dao (Mán), Nùng, Hoa, H’Mông:

Trang 22

Chiếm 24,5%, chủ yếu từ phía Bắc di cư vào sinh sống tập trung ở khu vực Đa Bông Cua, nơi giáp ranh giữa tỉnh Đồng Nai và Bình Phước Họ bắt đầu chuyển đến khoảng từ những năm 1987, nhưng tập trung nhiều nhất vào những năm 1990 Phương thức sinh sống chủ yếu của họ là trồng lúa nước, một số ít trồng cây công nghiệp, ngoài

ra họ vẫn thường xuyên xâm nhập vào rừng để thu hái lâm sản phụ, đánh cá, săn bắn động vật hoang dã và lấn chiếm đất rừng Đây là khu vực rất phức tạp do yếu tố ranh giới giữa 2 tỉnh, hiện nay chính quyền tỉnh Đồng Nai và Bình Phước đang có kế hoạch giải quyết những vấn đề tồn tại của cộng đồng dân cư này, chủ yếu là hiện tượng dân đăng ký hộ khẩu ở tỉnh Đồng Nai lại canh tác trên địa bàn tỉnh Bình Phước và ngược lại

- Nhóm người dân tộc bản địa Châu Mạ, Xtiêng và Châu Ro:

Chỉ chiếm 8,5%, cộng đồng người dân tộc thiểu số đã sống từ rất lâu trong khu vực của Cát Tiên, thường sống từng nhóm nhỏ, sâu và phân tán trong rừng, chủ yếu tập trung ở Thôn 5, Thôn 3 và K’Lút (xã Tiên Hoàng), K’Lo K’ích (xã Gia Viễn), và thôn 4 (xã Phước Cát II) thuộc tỉnh Lâm Đồng; Khu Bầu Sấu và Đồi Đất

Một số thôn, ấp nằm sâu trong vùng lõi thì càng khó khăn hơn, mỗi thôn, ấp chỉ

có từ 1 đến 3 lớp tiểu học, nhưng cũng có những thôn không có phương tiện giáo dục nào cả Những thôn này có 80% - 90% người dân không biết chữ, do đời sống còn khó khăn nên người dân không tham gia tích cực các lớp học bổ túc văn hoá xoá mù chữ, mặc dù chính quyền địa phương đã rất quan tâm đến công tác này

Trang 23

* Các nguồn thu nhập của người dân

- Sản xuất nông nghiệp

+ Trồng trọt:

Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của người dân sống trong Vườn, có khoảng 95%-98% người dân sống bằng nghề nông Người Kinh và một số đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc như Tày, Nùng có kinh nghiệm canh tác lúa nước Đồng bào dân tộc thiểu số bản địa trong vùng vẫn còn ảnh hưởng tập quán du canh du

cư, phát rừng làm nương rẫy, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, chủ yếu sản xuất theo lối quảng canh

Nhóm dân tộc thiểu số bản địa đa số thích du canh ở miền cao, mặc dù đồng ruộng đã được xây dựng hệ thống thuỷ lợi nhưng họ hầu như không quen canh tác, đất ruộng nước của họ chủ yếu cho người kinh thuê hoặc sang nhượng bất hợp pháp, khi bán đất xong họ lại tìm cách lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy

Hiện nay, có khoảng 1.817 ha lúa nước đang được canh tác trong khu vực VQG Cát Tiên Năng suất bình quân không cao, trung bình khoảng 2,5 tấn/ha, vì do đất xấu,

cơ sở hạ tầng đầu tư thấp, kỹ thuật canh tác chưa cao, thiếu vốn đầu tư và thường bị thiên tai, vấn đề này hiện đang được cải thiện nhằm tăng hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp

Các ngành nghề phi nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại chưa phát triển, một mặt do vị trí địa lý khó có điều kiện để giao lưu kinh tế với bên ngoài (đường

sá đi lại khó khăn, cách xa trung tâm huyện) Mặt khác, trong vùng hiện tại chưa có nền sản xuất theo hướng hàng hoá, nên khả năng tiêu thụ và giao lưu hàng hoá còn ít, mới chỉ dừng ở mức trao đổi thương mại các nhu cầu thiết yếu cho đời sống cũng như sản xuất

- Hoạt động khai thác lâm sản

Cuộc sống của người dân trong vùng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào rừng, đặc biệt

là những lúc nông nhàn, lúc giáp hạt, hay vụ mùa thất bát Hoạt động lâm nghiệp chủ yếu là khai thác lâm sản phục vụ nhu cầu chất đốt, xây dựng mới, sửa sang nhà cửa và

Trang 24

một phần đem bán để tăng thêm thu nhập Thời gian diễn ra các hoạt động trên hầu như kéo dài quanh năm Mặc dù Vườn đã có rất nhiều cố gắng để tăng cường công tác tuần tra, QLBVR, đồng thời hỗ trợ cây trồng vật nuôi bằng nguồn vốn từ các dự án để nâng cao đời sống người dân vùng đệm, nhưng các hoạt động xâm phạm rừng trái phép vẫn còn xảy ra, nhưng với mức độ vi phạm không lớn và không nghiêm trọng, chủ yếu là các vụ săn bắt thú nhỏ, câu cá, hái lượm lâm sản phụ, những diện tích đất rừng gần các ruộng lúa, vườn điều thường xuyên bị dân lấn dần mỗi năm một ít, kiểm lâm luôn phải

có những biện pháp mạnh đối với những loại vi phạm này

-Thu nhập và đời sống

Nhìn chung cuộc sống của các cộng đồng dân cư trong khu vực VQG Cát Tiên còn khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong đó trồng trọt chiếm từ 60%-80% tổng thu nhập, trong khi diện tích đất nông nghiệp hạn chế, phương thức canh tác lạc hậu Nhiều hộ đồng bào dân tộc chỉ độc canh cây điều, như ở thôn 4

xã Phước Cát II, cây lúa ở ấp 4 xã Tà Lài Mặc dù diện tích điều ở đây khá lớn nhưng năng suất bình quân thấp, chỉ đạt từ 220 kg – 280 kg/ha Giá điều cũng tăng giảm thất thường, gây mất ổn định cho đời sống người dân Những năm trước giá hạt điều thô bình quân khoảng 10.000 đồng/kg, một vài năm gần đây giá điều có tăng lên, bình quân 14.000 đồng/kg đã góp phần cải thiện đời sống của người dân nhưng đồng thời cũng gây nên sức ép đến tài nguyên rừng, vì người dân sẽ tìm cách phá rừng để mở rộng diện tích, do vậy mâu thuẫn vẫn liên tục xảy ra gây khó khăn cho công tác QLBVR

Thu nhập của người dân ở hai xã ĐăkLua và Tiên Hoàng cao hơn hẳn, nguồn thu đảm bảo đủ nhu cầu chi tiêu, do nơi đây cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, sinh hoạt được đầu tư khá, xã ĐăkLua không có đồng bào dân tộc ít người sinh sống, xã Tiên Hoàng có diện tích trồng cây Điều nhiều, gần đây giá điều có tăng nên đời sống của người dân cũng được đảm bảo hơn

Thu nhập cũng như nhu cầu ở ấp 4, xã Tà Lài là thấp nhất, chỉ bằng khoảng 1/2 các xã khác, trong ấp 4 đa số là đồng bào thiểu số bản địa (Châu Mạ và Xtiêng) Khu

Trang 25

định canh định cư này rất được Nhà nước quan tâm, cụ thể hầu hết các hộ đều được cấp nhà xây kiên cố, khang trang, được đầu tư giống cây trồng, vật nuôi, xây dựng công trình thuỷ lợi,… Thu nhập thấp nên trong bảng thông tin nhu cầu chi tiêu đồng bào cũng xây dựng thấp, trong đó không quan tâm đến chi phí đầu tư sản xuất, không quan tâm đến việc cho con cái học hành

Ngành tiểu thủ công nghiệp trong vùng chưa phát triển mạnh, chủ yếu là những

cơ sở sản xuất nhỏ, trang bị máy móc đơn sơ Tập trung ở các ngành may mặc, gia công cơ khí nhỏ, sửa chữa máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, xay xát lương thực Hiện nay, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Châu Mạ ở ấp 4 xã Tà Lài và ở Bungo thị trấn Cát Tiên đang được đồng bào tiếp tục sản xuất, tuy nhiên khâu tiêu thụ

có khó khăn nên cũng không hấp dẫn người dân tham gia

Nguồn thu nhập từ các dịch vụ khá cao so với các ngành nghề khác, nhưng số

hộ làm dịch vụ rất ít Trong tương lai, việc thu hút và tạo điều kiện cho người dân trong vùng, đặc biệt là cộng đồng dân tộc bản địa tham gia làm DLST sẽ tạo được động lực cho việc phát triển kinh tế nâng cao mức sống của người dân địa phương, đồng thời góp phần vào việc QLBVR Đây là vấn đề mới, khó thực hiện nhưng nếu tổ chức được

sẽ tạo điều kiện cho người dân gần rừng được hưởng lợi từ rừng một cách hợp pháp và bền vững, góp phần rất lớn cho công tác bảo vệ rừng

3.3.3 Cơ sở hạ tầng

* Về đường – điện

Những năm gần đây, cơ sở hạ tầng giao thông trong vùng nhìn chung đã được cải thiện nhờ sự hỗ trợ của các dự án như: Chương trình 135, Chương trình giao thông nông thôn, Dự án Bảo vệ rừng và PTNT, Dự án bảo tồn VQG Cát Tiên, Chương trình Nhà nước và nhân dân cùng làm,

Đến nay, hệ thống điện cơ bản đã được đầu tư tới tận thôn ấp, các hộ hầu hết đã

có điện lưới để sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất Mạng lưới giao thông đã được đầu tư tương đối tốt, những tuyến đường chính đã được bê tông hoá và nhựa hoá rất

Trang 26

* Về y tế

Hiện nay hệ thống y tế tuyến cơ sở được Nhà nước quan tâm đầu tư, các xã đều

đã có trạm xá, những xã trung tâm còn được xây dựng Phòng khám khu vực như xã Nam Cát Tiên, thị trấn Đồng Nai Khoảng 60% trạm xá các xã có bác sĩ, hầu hết đều có

y sĩ và y tá, nhưng nhìn chung đều chưa đủ biên chế Các cán bộ y tế xã đều phải kiêm nhiệm rất nhiều công việc chuyên môn, ngoài ra phải thực hiện cùng một lúc nhiều chương trình trên địa bàn như truyền thông dân số, kế hoạch hoá gia đình, tiêm chủng

mở rộng, phòng chống sốt rét, quản lý bệnh lao, bệnh phong, bệnh xã hội khác,

Dù được quan tâm đầu tư nhưng do kinh phí có hạn nên các trang thiết bị cũng còn thiếu và chưa hiện đại Do chưa có chế độ ưu đãi cho những y bác sĩ giỏi về công tác vùng sâu vùng xa, hơn nữa do ảnh hưởng của cơ chế thị trường nên y, bác sĩ về công tác tại các vùng này chưa đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng cũng như chất lượng,

từ đó ảnh hưởng đến kết quả khám và điều trị cho bệnh nhân nghèo

Các thôn, bản sâu trong vườn thì càng khó khăn hơn, phương tiện y tế nhìn chung đều lạc hậu, thiếu thốn Phân trạm thường là nhà tạm bợ, phương tiện nghèo nàn, rất ít phân trạm y tế có y sĩ, đa số là những điều dưỡng viên, y tá trẻ, không đảm bảo cho công tác sơ cấp cứu và chữa trị kịp thời một số bệnh thông thường Những bệnh thường xảy ra ở các thôn, bản là sốt rét, bệnh phổi, bệnh gan, bướu cổ, bệnh tiêu hoá, mắt đỏ, suy dinh dưỡng,…

Trang 27

Tất cả các điểm dân cư sống trong Vườn gần như không có hệ thống cung cấp nước sạch, khoảng 80% người dân sử dụng giếng đào phục vụ cho sinh hoạt gia đình Hầu hết giếng nước ở các thôn, bản đến nay vẫn chưa được xét nghiệm về chất lượng nước Theo đánh giá cảm quan của người dân thì chất lượng nước giếng là có thể chấp nhận được và có đủ nước dùng quanh năm Tuy nhiên, nước sông thì không đảm bảo

vệ sinh do chất ủ mục từ rừng, chất thải của vật nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu,…

Trang 28

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THỰC TẬP

4.1 Hiện trạng

- Tài nguyên rừng

Tổng diện tích rừng tự nhiên là: 71.350ha, gồm có 5 trạng thái rừng: rừng

gỗ, rừng hỗn giao giữa lồ ô gỗ, rừng lồ ô, rừng trồng và trảng cỏ Số liệu được cụ thể như sau:

Bảng : Thống kê diện tích các loại đất, loại rừng Vườn quốc gia Cát Tiên STT Loại đất loại rừng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Sông Đồng Nai chảy qua VQG Cát Tiên dài khoảng 90 km làm thành ranh giới

tự nhiên bao bọc 1/3 chu vi vủa Vườn về phía Bắc, phía Tây và phía Đông.

Trang 29

Đoạn sông Đồng Nai ở Vườn Quốc gia Cát Tiên rộng trung bình khoảng

100 m, lưu lượng nước bình quân khoảng 405m3/giây Mực nước cao nhất 8,03

m, mực nước trung bình 5 m Mùa kiệt 2 - 3m (Trạm thủy văn Tà Lài, 2004).

Suối Đắk Lua là suối lớn nhất bắt nguồn từ vùng núi có cao độ khoảng

350 m, nằm ở ranh giới phía Nam của tỉnh Bình Phước Suối có nước quanh năm, chảy theo hướng Đông Nam và đổ ra sông Đồng Nai Ngoài việc thoát nước từ các bàu ra sông, trong những năm nước lớn suối Đắk Lua còn đưa nước

từ sông Đồng Nai vào các bàu trong khoảng 30 ngày/năm vào những tháng mùa nước (thường là vào tháng 10 - 11).

Vào mùa mưa, suối Đắk Lua trở thành cầu nối giữa sông Đồng Nai với các vùng ĐNN trong VQG làm cho vùng lưu vực này trở thành hệ sinh thái ĐNN

mở, điều này rất quan trọng bởi vì một số lượng lớn phù sa và sinh vật thủy sinh

sẽ vào sâu trong nội địa các bàu, cung cấp dinh dưỡng cho hệ sinh thái này Các bàu liên thông với nhau và nối với suối Đắk Lua và qua đó nối với hệ thống các bàu ở phía Bắc của suối này (Bàu C4, Bàu Thái, Bàu Ngang, và một phần đất trũng của suối Đắk Lua).

Vào mùa khô, nước rút ra sông Đồng Nai qua con suối Đắk Lua, nước ở các Bàu Cá Trê, Bàu Sen, Bàu Tròn, và có khi cả Bàu Chim gần như cạn kiệt Các bàu còn nước như Bàu Sấu, Bàu Gốc, Bàu Thái Bình Dương có mức nước rất thấp (khoảng 0,5 - 1m) Ở các vùng bán ngập hình thành các sinh cảnh đồng cỏ hấp dẫn các loài thú móng guốc như Bò tót, nai, Heo rừng, Vào mùa này các suối cạn (suối treo) cũng hầu như không có nước và các bàu không thông với nhau Biên độ nước chênh lệch cực đại giữa mùa khô và mùa nắng khoảng 4 m Nguồn nước vào các bàu ngoài lượng mưa trực tiếp tại chỗ còn có nguồn nước trên lưu vực thượng nguồn của suối Đắk Lua Những năm mưa nhiều, khu

Trang 30

để bảo tồn hệ sinh thái và còn là nơi trú ẩn củ nhiều loài sinh vật khác nhau.

Với diện tích rừng tự nhiên là 63.662 với nhiều loài thực, động vật khác nhau tạo nên 1 hệ sinh thái đa dạng gồm các loại rừng như: rừng gỗ, rừng hỗn giao, rừng lồ ô tre nứa đã tạo nên nhiều quần thể thực vật khác nhau

Đối với rừng trồng có tổng diện tích là 756ha chiếm 1.1% tổng diện tích rừng, rừng trồng được coi là nơi bảo vệ các nguồn gen quý hiếm là nơi bảo tồn các sinh vật hiện đang có nguy co tuyệt chủng 1 số loài cây như: Gõ, Sến, Bằng lăng,…

Đối với đất không có rừng thì gồm các loại cây cỏ, những cây ngoài mục đích sử dụng mọc rải rác, do các hoạt động khai thác hay chặt phá làm nương rẫy gây đất trống, đất hoang Hay đối với những vùng đất có cây tái sinh nhưng rất ít hoặc có cũng có vài cây không phục vụ trong công nghiệp bảo tồn gen

- Nhận xét: Dựa vào vị thế và địa lợi này, có thể dùng sông Đồng Nai để phát

triển du lịch cũng như giao thông đi lại trong khu vực Đồng thời cũng thuận tiện cho việc tưới tiêu và phục vụ tốt cho công việc PCCCR tại địa bàn VQG Cát Tiên.

2 Kết quả điều tra Hoạt động kinh tế xã hội của chủ hộ tại xã Tà Lài

Trang 31

03 quý cho 23 tổ cộng đồng nhận khoán với số tiền đã chi trả là:

7.558.905.400 đ Hiện tại đang tổ chức nghiệm thu quý IV/2014, đồng thời xây dựng kế hoạch thanh toán tiền giao khoán năm 2014 cho cộng đồng.

Tỉnh Bình Phước: 6 cộng đồng, 160 hộ, 2.157,1 ha, nguồn từ DVMTR, với 230.000 đồng/ha/năm Trong năm 2014 Hạt đã phối hợp với phòng Kế hoạch Tài chính tạm ứng tiền 03 quý cho 23 tổ cộng đồng nhận khoán với số tiền

đã chi trả là: 227.317.050 đ Hiện tại đang tổ chức nghiệm thu 6 tháng cuối năm, sau khi có kết quả Hạt sẽ triển khai thanh toán tiền 6 tháng cuối năm cho cộng đồng.

Đồng Nai: 11 cộng đồng, 179 hộ, 5.867,89 ha, riêng tỉnh Đồng Nai, kinh phí được lấy từ hai nguồn là: Quyết định 24 và DVMTR, với số tiền 270.000 đồng/ha/năm (Do tiền DVMTR tỉnh Đồng Nai rất thấp 70.000 đồng/ha/năm nên Vườn bổ sung nguồn từ Quyết định 24) Trong năm 2014 Hạt đã phối hợp với phòng Kế hoạch Tài chính tạm ứng tiền 06 tháng đầu năm (nguồn dự

án BVPTR) cho 12 tổ cộng đồng nhận khoán với số tiền đã chi trả là:

586.789.000 đ Hiện tại đang tổ chức nghiệm thu 6 tháng cuối năm, cho cả 02 nguồn.Nguồn DVMTR rừng sẽ tiến hành thanh toán một lần vào cuối tháng 12/2014.

* Tuyến điều tra:

Trang 32

Bảng sơ bộ về hộ dân và lưu vực trên tuyến 1

HỘ 1

Trang 33

hộ được giao khoán rừng tương đối ít ( 20%) với diện tích nhỏ, chủ yếu là rừng Sao Và sử dụng nước chủ yếu là giếng đào chiếm 80% và có độ sâu

Trang 34

trung bình là từ 15m đến 30m là có nước tuy nhiên mấy năm gần đây lượng nước giảm đi nhiều và chất lượng nước cũng giảm đi đáng kể.

Bảng điều tra hộ dân trên tuyến 2.

Biểu 3: Kết quả điều tra phỏng vấn của các hộ dân tại tuyến 2

Ngày điều tra: 18/5/2016 Người điều tra: Tổ 2 Nơi điều tra: Xã Nam Cát Tiên

Trang 35

HỒ NƯỚC

X = 00465938

Y = 01262737

Hồ nước do dân tự tạo phục vụ cho gia đình

HỒ NƯỚC

X = 00465821

Y = 01262593

Hồ nước do dân tự tạo phục vụ cho gia đình

HỒ NƯỚC

X = 00465875

Hồ nước do dân tự tạo phục vụ cho gia

Ngày đăng: 14/10/2016, 19:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w