1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

báo cáo thực tập bệnh cây học

67 1K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 13,2 MB

Nội dung

Môn bệnh cây và côn trùng học là môn học chuyên ngành, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sinh viên ngành quản lý tài nguyên rừng và môi trường nói riêng và sinh viên một số ngành kh

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU- ĐẶT VẤN ĐỀ

Đối với mỗi sinh viên thì việc tiếp sức với thực địa sau khi đã học xong lý thuyết các môn là một yếu tố vô cùng quan trọng Đặc biệt là đối với mỗi môn chuyên ngành, việc thực tập không chỉ giúp cho sinh viên củng cố kiến thức đã học, nắm vững chuyên môn và còn giúp cho sinh viên tiếp xúc với thực tế làm việc sau này

Môn bệnh cây và côn trùng học là môn học chuyên ngành, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sinh viên ngành quản lý tài nguyên rừng và môi trường nói riêng và sinh viên một số ngành khác trong trường như khoa học môi trường, lâm sinh…

Khoa học nghiên cứu bệnh cây hiện đại dựa trên cơ sở lý thuyết duy biện chứng về mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau của các hiện tượng tự nhiên và khẳng định mối tươg quan hết sức chặt chẽ giữa ba yếu tố :cây trồng-vi sinh vật gây bệnh –điều kiện hoàn cảnh

Ở việt nam nói riêng và thế giới nói chung hàng năm bệnh cây rừng gây ra những tổn thất rất lớn cho nền kinh tế không những thế ,chúng còn gây ra những ảnh hưởng cho môi trường sinh thái

Chính vì vậy cần nghiên cứu cây trồng với côn trùng cây bệnh để từ đó tìm ra cách thức tiêu diệt sâu bệnh côn trùng gây hại

Vì vậy để bổ sung kiến thức lý thuyết đã học đồng thời tập làm quen với công tác điều tra bệnh cây và côn trùng, được sự đồng ý của nhà trường, ban QLTNR _MT, dưới

sự hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Thị Hạnh, chúng em đã được tiến hành thực tập nghề nghiệp 2 tuần Vườn Quốc Gia Cát Tiên Qua đây em xin bày tỏa lòng biết ơn tới cô Nguyễn Thị Hạnh đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ chúng em trong thời gian thực tập Mặc

dù đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ, kinh nghiệm bản thân còn nhiều hạn chế nên bản báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, Em rất mong nhận được sự góp ý kiến của

cô và các bạn, để bản báo cáo hoàn thiện hơn

Trang 3

CHƯƠNG I MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP THỰC TẬP

1 Mục đích

Thực tập ngoài hiện trường nhằm bổ sung, cụ thể hoá những kiến thức đã học, gắn

lý thuyết với thực hành, lý luận và thực tiễn sản xuất lâm nghiệp để sinh viên có thể thực hiện được nhiệm vụ của kỹ sư Quản lý tài nguyên rừng trong lĩnh vực quản lý sâu bệnh hại cây trồng

- Phân tích nguyên nhân xuất hiện sâu, bệnh hại cho từng đối tượng điều tra

- Đề xuất phương hướng phòng trừ cụ thể loài sâu, bệnh hại chủ yếu cho từng đối tượng trong khu vực điều tra

3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

a Điều tra sơ bộ (Điều tra phát hiện)

* Điều tra sơ bộ ở vườn ươm :

Điều tra sơ bộ ở vườn ươm được sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp Cụ thể, đối với vườn ươm có diện tích dưới 5 ha chúng ta sẽ quan sát toàn vườn bằng cách đi theo rãnh luống; Đối với vườn ươm có diện tích trên 5 ha, thực hiện điều tra theo tuyến Tuyến điều tra thường đi theo đường song song với hướng luống, tuyến nọ cách tuyến kia 3-5 luống Yêu cầu tuyến điều tra phải đi qua các loài cây, thời gian gieo cấy khác nhau

Kết quả điều tra sơ bộ được ghi vào mẫu biểu 4.1

TT Tên mẫu biểu

Sau đó căn cứ vào kết quả điều tra toàn vườn để rút ra các hình thức bị hại chủ yếu, làm cơ sở để điều tra tỷ mỉ

*Điều tra sơ bộ ở rừng trồng hoặc rừng tự nhiên

Mục đích của điều tra sơ bộ rừng trồng là để xác định các địa điểm điều tra tỷ mỉ sau này

- Phương pháp xác định tuyến điều tra:

Tuyến điều tra phải giúp người điều tra nhanh chóng có được kết quả đại diện cho khu vực điều tra Vì thế yêu cầu tuyến điều tra phải đi qua các loài cây trồng chính, các

Trang 4

dạng địa hình, các dạng thực bì và thời gian trồng khác nhau.

Các hình thức bố trí tuyến điều tra thường áp dụng là: Tuyến song song, tuyến nan quạt, tuyến xoắn ốc,…Người điều tra căn cứ vào đặc điểm địa hình, đặc điểm rừng để bố trí cho hợp lý

- Điều tra trên các điểm điều tra:

Trong điểm điều tra, xác định tỷ lệ cây có sâu, bệnh và mức độ gây hại của chúng

Để đánh giá mức độ bị hại và tình hình phân bố của các cây bị sâu bệnh, ta dựa các tiêu

chuẩn phân cấp đối với sâu bệnh hại (Tham khảo giáo trình Điều tra dự tính, dự báo sâu bệnh trong Lâm nghiệp).

Căn cứ vào kết quả điều tra rút ra hình thức bị hại và các loài sâu hại, loại bệnh hại chủ yếu rồi khoanh trên bản đồ những diện tích có sâu bệnh hại đó làm cơ sở cho điều tra

tỷ mỉ

b Điều tra tỷ mỉ

*Điều tra tỷ mỉ ở vườn ươm

- Điều tra sâu, bệnh hại ở vườn ươm:

Điều tra theo ô dạng bản bố trí trên luống gieo ươm Cây tiêu chuẩn chọn theo phương pháp

cơ giới ngẫu nhiên trong các ODB (tổng số cây điều tra ≥ 30)

Kết quả được ghi vào các mẫu biểu (Bộ mẫu biểu kèm theo)

- Điều tra sâu dưới đất: Lập 5 ODB bố trí theo đường chéo góc Mỗi ô có diện tích

là 1m2

Từ các biểu tính mật độ tương đối, mật độ tuyệt đối của từng loài sâu, loại bệnh hại

*Điều tra tỷ mỉ ở rừng trồng hoặc rừng tự nhiên

Điều tra trong OTC, diện tích 1.000 – 2.500 m2 Cây điều tra được chọn theo

phương pháp cơ giới ngẫu nhiên trong các OTC Kết quả được ghi vào các biểu mẫu

(Xem biểu mẫu kèm theo).

Nếu rừng trồng không theo hàng: đánh số toàn bộ số cây trong OTC Sau đó lấy ngẫu nhiên 1 số lượng cây cần thiết để điều tra, miễn sao số cây cần điều tra đảm bảo

≥10% tổng số cây trong ô

Phương pháp chọn mẫu điều tra:

* Nếu cây có chiều cao thấp hơn hoặc bằng 2,5 m thì điều tra cả cây

* Nếu cây có chiều cao lớn hơn 2,5 m thì chọn cành điều tra theo sơ đồ sau:

- Điều tra sâu dưới đất: Trong OTC lập 5 ODB, bố trí đặt theo phương pháp đường chéo góc ( 4 ô 4 góc và 1 ô ở giữa), diện tích mỗi ODB là 1m2

Từ các biểu điều tra, tính mật độ tương đối và mật độ tuyệt đối của từng loài sâu, loại bệnh hại

Trang 5

MẪU BIỂU ĐIỀU TRA SÂU BỆNH Ở VƯỜN ƯƠM VÀ RỪNG TRỒNG hoặc RỪNG TỰ NHIÊN

Mẫu biểu 01 Điều tra sơ bộ sâu bệnh hại ở vườn ươm

Tên vườn ươm: ……… Thời gian thành lập:………Diện tích vườn ươm: ……… Ngày điều tra:……….Người điều tra: ……….

và rễ

Mẫu biểu 02 Điều tra sơ bộ sâu bệnh hại ở rừng trồng

Thời gian trồng

Độ tàn che

Tỷ lệ cây có sâu, bệnh hại (P%) hoặc

mức độ bị hại (R%) Hại lá

Hại thân, cành

Hại ngọn

Hại hoa, quả

Hại rễ

Mẫu biểu 03 Kết quả điều tra sâu bệnh hại lá, thân cành ở vườn ươm

Ngày điều tra: Người điều tra:

TT cây

điều tra

Tên loài sâu hoặc loại bệnh

Số lượng sâu bệnh hại Ghi chú Trứng Sâu non Nhộng Sâu trưởng

thành

Biểu mẫu 04 Điều tra mức độ hại lá của sâu bệnh ở vườn ươm

Tên vườn ươm:      Loài cây:

Ngày điều tra: Người điều tra:

Số lá bị hại ở các cấp Mức độ

bị hại (R

%)

Ghi chú

Trang 6

0 I II III IV

Biểu mẫu 05 Điều tra sâu dưới đất

Loại đất:      Ngày điều tra:     Người điều tra:

Độ sâu lớp đất

Số lượng sâu hại / thiên địch Trứng Sâu non Nhộng Sâu tt

Biểu mẫu 06 Đặc điểm của các ô tiêu chuẩn điều tra sâu bệnh rừng trồng, rừng tự nhiên

Địa điểm:

TT Số hiệu ô tiêu chuẩn

Trang 7

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

- Phía Đông giáp với tỉnh Lâm Đồng

- Phía Tây giáp Lâm trường Vĩnh An (Đồng Nai)

2 Địa hình

Vườn Quốc gia Cát Tiên nằm trong vùng địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung bộ đến Đồng bằng Nam bộ, bao gồm các kiểu địa hình đặc trưng của phần cuối dãy Trường sơn và địa hình vùng Đông Nam bộ, có 5 kiểu chính:

- Kiểu địa hình núi cao, sườn dốc: Chủ yếu ở phía Bắc Vườn Quốc gia Cát Tiên Độ cao so với mặt nước biển từ 200 - 600m, độ dốc 15o - 20o, có nơi trên 30o Địa hình bao gồm các dạng sườn dốc, phân bố giữa thung lũng sông, suối và đỉnh bào mòn Mức độ chia cắt sâu phức tạp, là đầu nguồn của các suối nhỏ chảy vào sông Đồng Nai

- Kiểu địa hình trung bình sườn dốc ít: ở phía Tây Nam Vườn Quốc gia Cát Tiên Độ cao so với mặt nước biển từ 200 - 300m, độ dốc 15o - 20o Đây là vùng thượng nguồn của nhiều con suối lớn chảy ra sông Đồng Nai như suối Đaklua, Datapok

- Kiểu địa hình đồi thấp, bằng phẳng: ở phía Đông Nam Vườn Quốc gia Cát Tiên

Độ cao so với mặt nước biển từ 130-150m, độ dốc 5 – 7o Độ chia cắt thưa

- Kiểu địa hình bậc thềm sông Đồng Nai và dạng đồi bát úp tiếp giáp đầm hồ: Độ cao so với mặt nước biển 130m, chạy dọc theo sông Đồng Nai và vùng ven sông Đồng Nai phía Tây Bắc Vườn từ khu vực giáp ranh Bình Phước - Đồng Nai đến Tà Lài, bề rộng khoảng 1.000m

- Kiểu địa hình thềm suối xen kẽ với hồ đầm: Độ cao so với mực nước biển thấp hơn 130m, như các bàu nước: Bàu Cá, Bàu Chim, Bàu Sấu

Toàn bộ Vườn Quốc gia Cát Tiên có cấu trúc địa hình mang đặc trưng của kiểu địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên cực Nam Trung bộ đến đồng bằng Nam bộ và mang đặc trưng của các kiểu địa hình phần cuối dãy Trường Sơn và miền Đông Nam Bộ

3 Thổ nhưỡng

Cấu trúc địa chất của Vườn Quốc gia Cát Tiên nguyên là sa phiến thạch, quá trình

Trang 8

hoạt động của núi lửa thuộc vùng cao nguyên mà những phần thấp của khu vực đã bị phủ lấp của lớp đá bazan Cùng với quá trình phun trào phủ lấp là quá trình bào mòn, bồi tụ đã tạo nên một lớp phù sa suối, phù sa sông, quá trình diễn biến niên đại tiếp theo đã tạo ra địa hình Cát Tiên ngày nay.

Từ nền địa chất với 3 kiến tạo chính là: Trầm tích, Bazan và Sa phiến thạch đã phát triển thành 4 loại đất chính của Vườn Quốc gia Cát Tiên như sau:

- Đất feralit phát triển trên đá bazan (Fk): loại đất này có diện tích lớn nhất chiếm khoảng 60% diện tích tự nhiên của Vườn, phân bố ở khu vực phía Nam, Fk là một loại đất giàu chất dinh dưỡng phân huỷ cho loại đất tốt, sâu, dày, màu đỏ hoặc nâu đỏ và nâu đen

có nhiều đá Tufb núi lửa lộ đầu chưa bị phong hoá hết Trên loại đất này rừng phát triển tốt có nhiều loài cây gỗ quý và khả năng phục hồi của rừng nhanh

- Đất feralit phát triển trên đá cát (sa phiến thạch) (Fq): chiếm diện tích lớn thứ 2 của Vườn Quốc gia Cát Tiên , khoảng 20% phân bố chủ yếu ở phía bắc của vườn (khu Cát Lộc), dọc thượng nguồn sông Đồng Nai Độ phì của đất này kém hơn đất phát triển trên

đá Bazan Nhưng do rừng chưa bị tàn phá nhiều nên đất vẫn còn tốt

- Đất feralit phát triển trên phù sa cổ (đất xám bạc màu trên phù sa cổ) (Fo): gồm các loại đất được bồi tụ ven suối, ven sông Đồng Nai chiếm một diện tích khoảng 12% tổng diện tích vườn, chủ yếu phía bắc và phía đông nam của Vườn Quốc gia Cát Tiên Các loại đất này thường phân bố trên các vùng địa hình khá bằng phẳng và những vùng trũng bị ngập nước vào mùa mưa Loại đất này tuy xấu, nghèo chất dinh dưỡng nhưng thường có mực nước ngầm nông nên khá thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây rừng trong mùa khô

- Đất feralit phát triển trên phiến sét (Fs): có diện tích không lớn chiếm khoảng 8% diện tích của vườn, phân bố tập trung chủ yếu ở khu vực phía nam xen kẽ các vạt đất Bazan Loại này tuy có độ phì khá, nhưng nhược điểm là thành phần cơ giới nặng nên khi mất rừng thì đất dễ bị thoái hoá một cách nhanh chóng

4 Khí hậu

Vườn Quốc gia Cát Tiên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt Muà khô từ tháng 11, 12 đến tháng 3, 4 năm sau và mùa mưa từ tháng 4, 5 đến tháng 10, 11

Số liệu thu thập từ 2 trạm thủy văn:

Trạm Cát Tiên (Lâm Đồng): thu thập dữ liệu về lượng mưa và trạm Bảo Lộc (Tỉnh Lâm Đồng) thu thập dữ liệu nhiệt độ và độ ẩm; đại diện cho vùng Cát lộc

Trạm Tà Lài (Đồng Nai): thu thập dữ liệu về lượng mưa và trạm Bến Cát (Bình Dương) thu thập dữ liệu nhiệt độ và độ ẩm; đại diện cho vùng Cát Tiên

Bảng 1: Chỉ tiêu khí hậu tại Vườn Quốc gia Cát Tiên

T

Trang 9

2 Nhiệt độ trung bình cao nhất (oC) 23,0 (tháng 6) 28,6 (tháng 6)

3 Nhiệt độ trung bình thấp nhất (oC) 21,1 (tháng 12) 20,5 (tháng 1)

4 Lượng mưa trung bình hàng năm (mm) 2.675 2.175

5 Lượng mưa trung bình tháng cao nhất (mm) 494,8 (tháng 9) 368 (tháng 9)

6 Lượng mưa trung bình tháng thấp nhất (mm) 23,8 (tháng 2) 11 (tháng 2)

7 Số ngày mưa trung bình hằng năm (ngày) 182 145

9 Thời gian mưa t.bình trong mùa mưa (tháng) 10 (tháng 3-12) 8 (tháng 4-11)

10 Lượng mưa mùa mưa/L mưa hàng năm (%) 97,4 88,3

II ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

1 Dân số và sự phân bố dân cư

VQGCT có vùng đệm tương đối rộng, với diện tích 251.445 ha, gồm 36 xã, thị trấn của 8 huyện thuộc 4 tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước và Đắc Nông Tình hình dân sinh kinh tế của các địa phương vùng đệm có ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của vườn Theo số liệu thống kê năm 2000, có khoảng 17 vạn người đang cư trú và sinh sống trong vùng đệm VQGCT Dân số đa số từ nơi khác chuyển đến, tập trung trong khoảng thời gian từ năm 1990 - 1998

Theo số liệu điều tra dân số năm 2005, hiện trong vùng lõi VQGCT có 834 hộ, 3.947 khẩu đang sinh sống và canh tác, trong đó có 131 hộ, 634 khẩu là người Kinh, những hộ người Kinh này đa số là vào trong rừng để xâm canh, họ thường sang nhượng đất đồng bào để canh tác, đồng thời làm dịch vụ cho đồng bào như cung cấp vật tư, nhu yếu phẩm, thậm chí cho vay, mua lại những hàng hoá do đồng bào sản xuất ra với giá rẻ Các hộ này sống tập trung ở 3 khu vực sau

+ Khu vực Nam Cát Tiên, Đồng Nai:

* Xã Tà Lài: Số đồng bào dân tộc Xtiêng, Châu Mạ trước đây sống sâu trong rừng, sau khi thành lập khu bảo tồn, Chính quyền địa phương đã vận động và đưa các hộ này ra định canh định cư tại ấp 4 Hiện nay, trong khu vực có 368 hộ, 1.704 khẩu, trong đó có 47

hộ, 198 khẩu là người Kinh, mặc dù được sự quan tâm và đầu tư rất nhiều từ ngân sách Nhà nước cũng như vốn tài trợ từ các dự án nhưng đời sống người dân vẫn còn khó khăn,

có hộ không còn đất sản xuất do đã sang nhượng lại cho người Kinh từ nơi khác đến canh tác, những hộ khó khăn vẫn còn lén vào rừng để săn bắt và hái lượm

* Xã Đắk Lua: Hiện nay tại khu vực Cầu Sắt còn 40 hộ, 277 khẩu là người Kinh đang sống và canh tác trong ranh giới của vườn, số hộ này đã đến ở trước khi VQG được thành lập, họ chủ yếu là những quân nhân của sư đoàn 600 phục viên

+ Khu vực Tây Cát Tiên, Bình Phước:

* Xã Đăng Hà: Đây là khu vực giáp ranh giữa tỉnh Đồng Nai và Bình Phước, vào những năm 1990 có một số hộ đồng bào dân tộc ở các tỉnh phía bắc vào sinh sống, VQG

đã can thiệp nhưng do ranh giới không rõ ràng nên chính quyền tỉnh Bình Phước đã cho

họ nhập khẩu và sinh sống hợp pháp Đến năm 1998, Chính phủ cho phép mở rộng diện tích sang tỉnh Bình Phước, do vậy đã có 94 hộ, 420 khẩu thuộc các thôn 1,2,3 nằm trong vùng lõi của vườn, trong đó có 6 hộ, 23 khẩu là người Kinh

Trang 10

+ Khu vực Cát Lộc, Lâm Đồng:

Khu vực Cát Lộc có nhiều cụm dân cư sống sâu trong rừng, đa số là các hộ đồng bào dân tộc bản địa đã sinh sống lâu đời, cụ thể ở các xã sau:

* Xã Phước Cát II:

Thôn 3 có 27 hộ, 139 khẩu, trong đó có 4 hộ, 21 khẩu là người Kinh

Thôn 4 có 18 hộ, 87 khẩu, trong đó có 2 hộ, 6 khẩu là người Kinh

Trang 11

III VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.

- Ngày 07/07/1978, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 360/TTg, thành lập khu rừng cấm Nam bãi Cát Tiên với diện tích 35.000ha

- Quyết định số 194/CT ngày 9/8/1986, của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, quyết định thành lập một khu bảo tồn thiên nhiên tại Tây Cát Tiên với diện tích 10.000ha

- Ngày 13/01/1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra quyết định số 08/CT thành lập Vườn Quốc gia Cát Tiên

- Ngày 13/1/1992, Ban quản lý VQG Cát Tiên đã được thành lập

- Ngày 16/02/1998 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 38/1998/QĐ-TTg chuyển giao Vườn Quốc gia Cát Tiên thuộc UBND Tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước cho

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý với diện tích 73.878ha, trên cơ sở sát nhập Vườn Quốc gia Cát Tiên thuộc tỉnh Đồng Nai, Khu bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng và Khu bảo tồn thiên Tây Cát Tiên thuộc tỉnh Bình Phước

- Ngày 19/8/2003, Quyết định số 173/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã quyết định điều chỉnh ranh giới Vườn Quốc gia Cát Tiên, với diện tích mới là 70.548ha

- Theo kết quả rà soát hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp của Phân viện điều tra qui hoạch rừng Nam Bộ, thì diện tích của Vườn Quốc gia Cát Tiên hiện nay là 71.350ha

IV TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VQG CT

1 Thực vật và thảm thực vật

Do tính đa dạng về địa hình thấp, hệ sinh thái rừng ở VQGCT đặc trưng cho các kiểu hệ sinh thái rừng của các tỉnh miền đông Nam bộ mà đặc trưng là hệ sinh thái rừng

ẩm nhiệt đới thường xanh, với các loài cây gỗ chủ yếu thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae),

họ Đậu (Fabaceae) và họ Tử vi (Lythraceae)

VQGCT đã xác định được 1.610 loài, 724 chi, 162 họ, 75 bộ Trong đó:

* Cây gỗ lớn có 176 loài, cây gỗ nhỏ - 335 loài, cây bụi - 345 loài, thảm tươi - 311 loài, dây leo - 238 loài, thực vật phụ sinh, ký sinh - 143 loài, khuyết thực vật: 62 loài

Các loài quý hiếm: Các loài đặc hữu : (xem biểu 2 và biểu 3)

- VQGCT có 5 kiểu rừng chính:

+ Rừng lá rộng thường xanh: ưu thế là các loài cây gỗ thuộc họ dầu

(Dipterocarpaceae) như: dầu rái (Dipterocarpus alatus), dầu lông (Dipterocarpus intricatus), và họ đậu (Fabaceae) cẩm lai bà rịa (Dalbergia bariensis), cẩm lai vú (Dalbergia mammosa), gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), giáng hương (Pterocarpus macrocarpus), …

+ Rừng lá rộng thường xanh nửa rụng lá: thành phần các loài cây gỗ rụng lá trong

mùa khô như: bằng lăng (Lagerstoemia calyculata), tung (Tetrameles nudiflira), râm (Anogeissus acuminata), …

+ Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa: đây là kiểu phụ thứ sinh nhân tác của rừng thường

Trang 12

xanh và nửa rụng lá, do bị lửa rừng, chất độc hoá học, rừng bị mở tán và tre nứa xen vào + Rừng tre nứa thuần loại: đây cũng là kiểu phụ thứ sinh nhân tác, sau khi rừng bị phá làm nương rẫy bỏ hoang hoá, các loài tre nứa xâm nhập và phát triển

+ Hệ đất ngập nước: VQGCT có hệ đất ngập nước khá phong phú, nằm ở trung tâm của khu nam Cát Tiên, có diện tích rộng khoảng hơn 3.000 ha vào mùa mưa và thu hẹp khoảng 100 – 150 ha vào mùa khô Đây là nơi sâu nhất của các bàu như Bàu Sấu, Bàu Chim, Bàu Cá Thảm thực vật đất ngập nước là sinh cảnh thích hợp của loài cá sấu xiêm, các loài động thực vật thuỷ sinh, các loài chim nước, các loài cá nước ngọt, các loài thú lớn cũng thường quần cư ở khu vực này vào mùa khô hàng năm

- Ảnh hưởng của các yếu tố địa lý đến hệ thực vật

+ Nhân tố di cư: Với 3 luồng di cư tới

Từ phía nam lên: là luồng thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật Malaixia – Indonexia với họ dầu (Dipterocarpaceae) là họ đặc trưng di cư vào Việt Nam từ kỷ đệ tam với 5 chi và 14 loài hiện đang có ở khu rừng Nam Cát Tiên Đây là họ thực vật có nhiều loài cây gỗ lớn, có giá trị kinh tế cao, có hệ số tổ thành cá thể đứng thứ 4 thuộc họ cây ưu thế và chiếm lĩnh tầng trên của rừng

Từ phía tây và tây nam sang: là luồng thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật Ấn Độ

- Miến Điện xâm nhập vào vùng núi cao tây bắc của miền bắc Việt Nam và tràn xuống phía nam dọc theo sườn tây của dãy Trường Sơn đến cao nguyên Tây Nguyên xuống cực nam trung bộ với các họ cây đặc trưng hiện có ở rừng Nam Cát Tiên như: Họ tử vi (Lythraceae), họ bàng (Combretaceae), họ cỏ roi ngựa (Verbenaceae), họ thung (Datiscaceae), họ gòn (Bombacaceae)

Từ phía tây bắc xuống: là luồng thực vật ôn đới và á nhiệt đới của khu hệ thực vật Hymalaya – Vân Nam – Quý Châu Trung Quốc với các họ đặc trưng hiện có ở VQGCT như: Họ kim giao (Podocarpaceae), họ re (Lauraceae), họ dẻ (Fagaceae), họ gắm (Gnetaceae), họ chè (Theaceae), họ lài (Oleaceae), họ tích tụ (Aceraceae), họ đỗ quyên (Ericaceae)

+ Nhân tố bản địa

Từ khu hệ thực vật bản địa bắc Việt Nam – nam Trung Hoa tràn xuống các tỉnh phía nam với hàng chục họ và hàng trăm loài thực vật khác nhau chiếm tổ thành số lượng cá thể loài khá lớn với các họ cây đặc trưng hiện có ở VQGCT như họ đậu (Fabaceae), họ 3 mảnh vỏ (Euphorbiaceae), họ trôm (Sterculiaceae), họ bò hòn (Sapindaceae), họ thị (Ebenaceae), họ cỏ (Poaceae), họ na (Annonaceae), họ xoan (Meliaceae), họ bứa (Clusiaceae), họ xoài (Anacardiaceae), họ cà phê (Rubiaceae)

Với 2 nhân tố xâm nhập của các họ thực vật nói trên là yếu tố quan trọng hình thành khu hệ thực vật Việt Nam nói chung và hệ thực vật của VQGCT nói riêng

2 Động vật

Khu hệ động vật của VQGCT có những nét đặc trưng của khu hệ động vật vùng bình nguyên đông Trường Sơn, có quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên, điển hình là các loài thú móng guốc như bò tót, bò rừng, nai, cheo cheo, heo rừng, hoẵng chiếm ưu thế VQGCT là một trong những địa điểm dễ quan sát các loài thú lớn trong các khu rừng đặc

Trang 13

dụng hiện nay ở Việt Nam

Số loài và các loài quý hiếm: (xem chi tiết bảng 4, 5, 6, 7, 8 và 9)

Đa dạng các taxon thú ở VQG CT Stt Nhóm phân loại Bộ Họ Loài Các loài quý hiếm

Trang 14

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ3.1 Điều tra sơ bộ

3.1.1 Biểu điều tra vườn ươm

Loại cây: Keo Nhóm điều tra: Tổ 2, K58G_QLTNR

3.1.2 Biểu điều tra sơ bộ rừng tự nhiên

3.1.2.1 Bảng thống kê sâu bệnh hại

Số hiệu OTC Ngày Điều Tra: 11/6/2016

Loại cây: hỗn loài Nhóm điều tra: Tổ 2, K58G_QLTNR

STT LOẠI

BÊNH

HẠI

Đặc điểm bệnh hại

Loài cây bị hại

1 Vàng lá 1 phần

lá hoặc toàn bộ

lá có màu vàng

Cây dầu, keo, sao,…

2 Gỉ sắt Trên

mặt lá xuất hiện những bột màu

gỉ sắt

Keo, dầu,

Trang 15

3 Bồ hóng Trên

mặt lá xuất hiện những chấm đen

Keo, dầu, sao,

4 Xoắn lá Mép lá

hay cuốn bị xoắn lại

Keo, sao,

5 Cháy lá 1 phần

lá bị cháy và ngã sang màu vàng

Trâm trắng, dầu,

6 Đốm lá Lá bị

đốm xuất hiện những chấm đen hay

đỏ trên mặt lá

Keo, dầu,

Trang 16

7

Trang 17

3.1.2.2 Bảng thống kê các loài thiên địch

địch Đặc điểm nhận dạng Thuộc bộ, họ Số lượng

1 Kiến cơ thể chia làm 3

phần chính: đầu, ngực và bụng

Miệng gặm nhai

Họ Kiến (Formicidae), Bộ cánh màng (Hymenoptera) Rât nhiều

2 Mối Cơ thể chia làm

ba phần đầu, ngực, bụng

Thành phần: mối vua, mối cánh, mối lính, mối thợ

thuộc họ ong (Apidae).

( Crabronidae)

10 con

4 Ve sầu Có đầu to, hai

cánh trong có nhiều vân, Sâu non sống trong đất Miệng chích hút

Họ e sầu (Cicadidae) Bộ (Hemiptera)

Trang 18

Trứng Sâu non Nhộng Sâu

trưởng thành

Trang 19

5 1 – 23cm Kiến

MốiDếSùng

Trứng Sâu non Nhộng Sâu trưởng

Trang 20

Trứng Sâu non Nhộng Sâu trưởng

Trang 21

3.1.3.1 Điều tra sâu hại dưới đất

Trang 22

Y: 01261636

STT Độ sâu

lớp đất Loài sâu hại Số lượng sâu hạiTrứng Sâu Ghi chú

non Nhộng Sâu trưởng thành

Trang 24

Kiến Nhiều

Trang 25

3.1.3.2 Bảng mức độ sâu hại tre nứa

K58G_QLTNRTuyến 2: X: 0046318

537/1718 cây

677/

1718cây

504/1718 cây

Số hiệu OTC 2 Ngày Điều Tra: 13/6/2016

Loại cây: Tre Nhóm điều tra: Tổ 2, K58G_QLTNR

78/1171cây

114/117

1 cây

524/1215cây

405/1215cây

271/1215câ

y

Loại cây: Tre Nhóm điều tra: Tổ 2, K58G_QLTNR

Trang 26

Tuyến 2: : X: 00463172

Y: 01261611

Loài cây

Độ tàn che

Trang 27

3.2 Điều tra về thành phân tỷ lệ nhiểm bệnh hại thân cành.

bệnh hại Nguyên nhân gây bệnh

Tổng số cây bị hại

Tổng số cây điều tra

Trang 28

3.3 Biểu đánh giá mức độ gây hại ở rừng Tự nhiên

3.3.1 Biểu về mức độ hại lá

Số hiệu OTC Ngày Điều Tra: 11/6/2016

Loại cây: Hỗn loài Nhóm điều tra: Tổ 2, K58G_QLTNRTuyến 1:

Ước tính mức độ hại Hại lá Sâu hại thân

Nh ẹ

T B

Trang 32

3.3.2 Biểu điều tra số lượng sâu ăn lá

Số hiệu OTC Ngày Điều Tra: 11/6/2016

Loại cây: Hỗn loài Nhóm điều tra: Tổ 2, K58G_QLTNR

Ngày đăng: 14/10/2016, 19:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w