1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập cho vay tiêu dùng

65 968 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 305,5 KB

Nội dung

MỤC LỤCTRANG BÌATRANG PHỤ BÌALỜI CẢM ƠNNHẬN XÉT CỦA DOANH NGHIỆP THỰC TẬPNHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪNNHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆNMỤC LỤCDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTDANH MỤC CÁC BẢNG BIỂUDANH MỤC CÁC HÌNH VẼLỜI MỞ ĐẦU DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTTừ viết tắtNội dungNH TMCP ACBNgân hàng thương mại cổ phần Á ChâuACBNgân hàng thương mại cổ phần Á ChâuACB – CN TKNNgân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Trần Khai NguyênNHNgân hàngKHKhách hàngĐHĐCĐĐại hội đồng cổ đôngHĐQTHội đồng quản trịNHNNVNNgân hàng nhà nước Việt NamTSBĐTài sản đảm bảoPASXKDPhương án sản xuất kinh doanhBCTCBáo cáo tài chínhBTDHĐTDBan tín dụng Hội đồng tín dụngGiấy CNĐKKDGiấy chứng nhận đăng ký kinh doanhNV.QHKHNhân viên quan hệ khách hàngLoan CSRNhân viên dịch vụ KH (Customer sercive representative)TellerGiao dịch viênRARONhân viên Chuyên viên quan hệ khách hàngCANhân viên phân tích tín dụngAANhân viên đánh giá tài sản (AssetAppraise)NVTNNhân viên thu nợ trực thuộc Trung tâm thu nợ doanh nghiệp ACBCCNhân viên quản lý tài sản (Custodian clerk)LSKiểm soát viên tín dụng(Loan supervisor)DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂUThứ tự bảngTên BảngSố trangBảng biểu 1.1Kết quả hoạt động kinh doanh của ACBCN TKNBảng biểu 1.2Tình hình huy động vốn tại ACBCN TKNBảng biểu 1.3Tình hình sử dụng vốn của ACBCN TKNBảng biểu 2.1Tổng doanh số cho vay tiêu dùng cá nhân tại ACBCN TKNBảng biểu 2.2Doanh số cho vay tiêu dùng cá nhân có TSĐB theo mục đích vay tại ACBCN TKNBảng biểu 2.3Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng cá nhân tại ACBCN TKNBảng biểu 2.4Doanh số thu nợ KH cá nhân theo kỳ hạn tại ACBCN TKNBảng biểu 2.5Hệ số thu nợ KH cá nhân tại ACBCN TKNBảng biểu 2.6Dư nợ cho vay KH cá nhân tạiBảng biểu 2.7Nợ quá hạn và nợ xấu KH cá nhân tại ACBCN TKNBảng biểu 2.8Vòng quay tín dụng có TSĐB tại ACB CN TKNDANH MỤC CÁC HÌNH VẼHìnhTên hìnhSố trangHình 1.1Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Á ChâuHình 1.2Sơ đồ cơ cấu tổ chức ACBCN TKNHình 1.3Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh của ACBCN TKNHình 2.1Doanh số cho vay tiêu dùng cá nhân tại ACBCN TKNHình 2.2Doanh số cho vay tiêu dùng cá nhân theo hình thức đảm bảo tại ACBCN TKNHình 2.3Doanh số cho vay tiêu dùng cá nhân theo kỳ hạn tại ACBCN TKNHình 2.4Tổng doanh số thu nợ và doanh số cho vay tiêu dùng cá nhân tại ACBCN TKNHình 2.5Doanh số thu nợ theo hình thức đảm bảo tại ACBCN TKN

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGÀNH TÀI CHÍNH TÍN DỤNG

BÁO CÁO THỰC TẬP THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN CÓ TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Là một sinh viên được đào tạo dưới mái trường mang tên Đại Học Tôn Đức Thắng có cơ

sở vật chất tốt và không gian học tập thoải mái Qua gần 3 năm trao dồi kiến thức và hoạt động học tập tại trường Đại Học Tôn Đức Thắng và gần 2 tháng thực tập tại Ngân Hàng ACB chi nhánh Trần Khai Nguyên Bản thân em thấy mình thật mai mắn vì được đi học và cảm thấy hạnh phúc, vinh hạnh được học tập tại ngôi trường mà rất nhiều học sinh mơ ước Ba năm trôi qua, em đã được quý thầy cô nhiệt huyết và hết lòng truyền đạt những kiến thức quý báu của mình, lòng tin và nghị lực để em đủ hành trang bước vào cuộc sống mới trong tương lai.

Ngôi trường Bác Tôn, đúng như ý nghĩa mọi người nghe thấy, để thể hiện tôn sư trọng đạo em luôn cố gắng phấn đấu học tập để xứng đáng là một sinh viên của trường và sự gửi gắm của gia đình.Vì thế, em vô cùng biết ơn quý thầy cô trường Đại Học Tôn Đức Thắng đã dạy dỗ và truyền đạt những kinh nghiệm vô giá cho em.Đặc biệt, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ths.XXXXXXXXXXXXXXXX đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập này.

Mặc dù em đã cố gắng rất nhiều để hoàn thiện bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình, nhưng với điều kiện thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của bản thân nên bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành từ quý Thầy Cô và các Anh chị để em có điều kiện bổ sung, nâng cao khả năng nhằm phục vụ tốt hơn trong công tác thực tế sau này.

Bên cạnh đó em xin chân thành cảm ơn ban giám đốc và tất cả các anh chị trong Ngân Hàng ACB chi nhánh Trần Khai Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em để có cơ hội học hỏi kiến thức và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong quá trình thực tập Kính chúc Ths XXXXXXXXXXXXXXXXX cùng quý thầy cô trường Đại Học Tôn Đức Thắng sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGÀNH TÀI CHÍNH TÍN DỤNG

BÁO CÁO THỰC TẬP THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN CÓ TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH

TRẦN KHAI NGUYÊN

GVDH: XXXXXXXXXXX SVTH: XXXXXXXXXX MSSV: XXXXXXXXX LỚP: XXXXXX

TP.HCM, THÁNG 09/2016

Trang 3

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

NHẬN XÉT CỦA DOANH NGHIỆP THỰC TẬP

Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Trần Khai Nguyên.

Sinh viên: MSSV:

Lớp Khoa:……….

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Sinh viên: MSSV:

Lớp: Khóa:

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

Sinh viên: MSSV:

Lớp: Khóa:

Trang 6

MỤC LỤC

TRANG BÌA

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CẢM ƠN

NHẬN XÉT CỦA DOANH NGHIỆP THỰC TẬP

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nội dung

NH TMCP ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

ACB – CN TKN Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Trần Khai Nguyên

PASXKD Phương án sản xuất kinh doanh

BCTC Báo cáo tài chính

BTD/HĐTD Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng

Giấy CNĐKKD Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

NV.QHKH Nhân viên quan hệ khách hàng

Loan CSR Nhân viên dịch vụ KH (Customer sercive representative)

RA/RO Nhân viên/ Chuyên viên quan hệ khách hàng

CA Nhân viên phân tích tín dụng

A/A Nhân viên đánh giá tài sản (Asset-Appraise)

NVTN Nhân viên thu nợ trực thuộc Trung tâm thu nợ doanh nghiệp ACB

CC Nhân viên quản lý tài sản (Custodian clerk)

LS Kiểm soát viên tín dụng(Loan supervisor)

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng biểu 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB-CN TKN

Bảng biểu 1.2 Tình hình huy động vốn tại ACB-CN TKN

Trang 8

Bảng biểu 1.3 Tình hình sử dụng vốn của ACB-CN TKN

Bảng biểu 2.1 Tổng doanh số cho vay tiêu dùng cá nhân tại ACB-CN

TKN Bảng biểu 2.2 Doanh số cho vay tiêu dùng cá nhân có TSĐB theo mục

đích vay tại ACB-CN TKN Bảng biểu 2.3 Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng cá nhân tại ACB-CN

TKN Bảng biểu 2.4 Doanh số thu nợ KH cá nhân theo kỳ hạn tại ACB-CN

TKN Bảng biểu 2.5 Hệ số thu nợ KH cá nhân tại ACB-CN TKN

Bảng biểu 2.6 Dư nợ cho vay KH cá nhân tại

Bảng biểu 2.7 Nợ quá hạn và nợ xấu KH cá nhân tại ACB-CN TKN

Bảng biểu 2.8 Vòng quay tín dụng có TSĐB tại ACB- CN TKN

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Á Châu

Hình 1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức ACB-CN TKN

Hình 1.3 Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh của ACB-CN TKN

Hình 2.1 Doanh số cho vay tiêu dùng cá nhân tại ACB-CN TKN

Hình 2.2 Doanh số cho vay tiêu dùng cá nhân theo hình thức đảm

bảo tại ACB-CN TKN

Hình 2.3 Doanh số cho vay tiêu dùng cá nhân theo kỳ hạn tại

Trang 9

ACB-CN TKN

Hình 2.4 Tổng doanh số thu nợ và doanh số cho vay tiêu dùng cá

nhân tại ACB-CN TKN

Hình 2.5 Doanh số thu nợ theo hình thức đảm bảo tại ACB-CN TKN

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với công cuộc đổi mới và phát triển đất nước của Đảng và Nhà Nước thì ngành ngân hàng cũng không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng của mình để hòa chung với nhịp độ phát triển của xã hội và khoa học kỹ thuật

Từ khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) – nền kinh tế năng động và đầy cạnh tranh, để có thể hội nhập và đứng vững trên thị trường tài chính – tiền

tệ thì các ngân hàng thương mại phải không ngừng tự hoàn thiện và làm mới phù hợp với quy luật phát triển chung Mở rộng dịch vụ ngân hàng là một trong những nội dung cơ bản trong quá trình thực hiện đề án cơ cấu lại một cách toàn diện và nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng

Trang 10

Các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay đã và đang phát triển nhiều hình thức huy động cũng như cho vay: mở rộng và đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng, nhất là dịch vụ thẻ;

mở rộng mạng lưới, tập trung tại các thành phố lớn và khu công nghiệp; mở rộng cho vay tiêu dùng Bên cạnh đó, cũng từng bước đổi thay và ứng dụng công nghệ tiên tiến của ngân hàng, nhằm làm cho hoạt động của mình ngày càng đa dạng hóa về các loại hình kinh doanh dịch vụ, tăng cường vai trò cạnh tranh để thu hút khách hàng, giảm đến mức thấp nhất những rủi ro trong hoạt động kinh doanh và thu được lợi nhuận cao nhất

Từ thực tế đó cho thấy thì xã hội ngày càng phát triển, không chỉ có các công ty, doanh nghiệp là cần vốn để sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường mà hiện nay, các cá nhân cũng là những người cần vốn hơn bao giờ hết Tuy nhiên vẫn chủ yếu ở các lĩnh vực truyền thống mà chưa chú ý đến mảng cho vay tiêu dùng, trong khi trên thế giới cho vay tiêu dùng đã rất phát triển và trở thành một nguồn thu chính cho ngân hàng Sự phát triển của kinh tế tỷ lệ thuận với nhu cầu tiêu dùng của người dân, do vậy nhu cầu chi tiêu cũng ngày càng tăng, không những sử dụng khoản tài chính của mình mà họ còn có nhu cầu vay để tài trợ cho tiêu dùng Có thể nói, cho vay tiêu dùng là một trong những giải pháp giúp kích cầu tiêu dùng nội địa, khi nhu cầu cuộc sống ngày càng được nâng cao thì cuộc cạnh tranh cho vay tiêu dùng giữa các công ty tài chính và các ngân hàng ngày càng nóng lên

Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) – chi nhánh Trần Khai Nguyên đã đạt được kết quả khả quan, thu nhập từ cho vay tiêu dùng ngày càng tăng lên càng trở thành khoản mục mang lại lợi nhuận lợi cho ngân hàng Do vậy ngân hàng hiện nay đã và đang ngày càng chú trọng hơn nữa cho vay tiêu dùng Có thể nói đây là mục tiêu hàng đầu của ngân hàng trong thời gian tới Tuy nhiên để có thể đảm bảo khoản thu nhập từ cho vay tiêu dùng thì ngân hàng càng phải nâng cao chất lượng từ hoạt động cho vay tiêu dùng của mình Nhận thấy được xu hướng chung của ngành ngân hàng và những tiếp xúc thực

tế về cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên, nay

em xin phép làm bài báo cáo nghiên cứu về “THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY

Trang 11

TIÊU DÙNG CÁ NHÂN CÓ TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH TRẦN KHAI NGUYÊN”.

Tuy nhiên, với kiến thức và trình độ, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, báo cáo này chắn chắc khó tránh khỏi những sai sót Em kính mong giảng viên hướng dẫn Th.S ĐỖ THỊ THANH NHÀN và các anh chị tại ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Trần Khai Nguyên chỉnh sửa và góp ý để đề tài của em có thể hoàn thiện hơn

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU ACB-VÀ KHÁI QUÁT VỀ ACB CHI NHÁNH TRẦN KHAI NGUYÊN.

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB).

1.1.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Á Châu(ACB).

 Tên gọi: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

 Tên giao dịch quốc tế: ASIA COMMERCIAL BANK

 Tên viết tắt: ACB

 Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP HỒ CHÍ MINH

 Điện thoại: (84.8) 3929 0999

 Số fax: (84.8) 3839 9885

 Website: www.acb.com.vn

 Logo:

Trang 12

Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy

tờ có giá, hùn vốn và liên doanh theo luật định

Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng

Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn

từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được NHNN cho phép

Hoạt động bao thanh toán

1.1.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Ngân Hàng TMCP Á Châu.

1.1.2.1 Bối cảnh thành lập:

Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990 đã tạo dựng một khung pháp lý cho NHTM tại Việt Nam Trong bối cảnh đó, NHTMCP Á Châu (ACB) đã thành lập theo giấy phép số 0032/NH_GP do NHNNVN cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP_UB do Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993 Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động

1.1.2.2 Quá trình phát triển:

Tầm nhìn.

Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành NHTMCP hàng đầu Việt Nam Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt vào thời điểm đó “Ngân hàng với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với Ngân hàng Việt Nam, nhất là một Ngân hàng mới thành lập như ACB

Chiến lược.

Cơ sở cho việc xây dựng chiến lược hoạt động qua các năm là:

Trang 13

Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng.

Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng được bền vững

Duy trì tình trạng tài chính ở mức an toàn cao, để tối ưu hóa việc sử dụng vốn cổ đông (ROE mục tiêu là 40%) để xây dựng ACB thành một định chế tài chính vững mạnh có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh còn chưa hoàn hảo của ngành Ngân hàng Việt Nam

Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân viên chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống liên tục thông suốt và hiệu quả

Xây dựng “ Văn hóa ACB” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ thống một cáchxuyên suốt

Tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược nêu trên được cổ đông và nhân viên ACB đồng tâm bám sát trong suốt 18 năm hoạt động của mình và những kết quả đạt được đã chứng minh rằng đó là các định hướng đúng đối với ACB.Đó cũng chính là tiền đề giúp Ngân hàng khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trong hệ thống NHTM tại Việt Nam Dưới đây là một số cột móc đáng nhớ của ACB:

 04/06/1993: ACB chính thức hoạt động

 27/04/1996: ACB là NHTMCP đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc

tế ACB-MasterCard

 15/10/1997: ACB phát hành thẻ ACB-Visa

 Năm 1997: ACB tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại

 Thành lập hội đồng ALCO: ACB là ngân hàng đầu tiên của VIệt Nam thành lập Hội đồng quản lý tài sản Nợ-Có (ALCO) ALCO đã đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả của ACB

 Mở siêu thị địa ốc: ACB là ngân hàng tiên phong trong cung cấp các dịch vụ địa

ốc cho khách hàng tai Việt Nam Hoạt động này đã góp phần giúp thị trường địa

ốc ngày càng minh bạch và được khách hàng ủng hộ ACB trở thành ngân hàng cho vay mạnh nhất Việt Nam

 Năm 1999: ACB bắt đầu triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động của ACB

Trang 14

 Năm 2000- Tái cấu trúc: Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ Các khối ngành kinh doanh gồm các khối khách hàng cá nhân, khối khách hàng doanh nghiệp, khối ngân quỹ Các đơn vị hỗ trợ gồm các khối công nghệ thông tin, khối giám sát điều hành, khối phát triển kinh doanh, khối quản trị nguồn lực và một số phòng ban Hoạt động kinh doanh của hội sở đượ chuyển giao cho sở giao dịch Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo ban chiến lược, ban kiểm tra kiểm soát nội bộ, ban chính sách và quản lý rủi ro tín dụng, ban đảm bảo chất lượng, phòng quan hệ quốc tế và phòng thẩm định tài sản.

 Cơ cấu tổ chức mới sao khi tái cấu trúc nhằm đảm bảo tính chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống Sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết

kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng Phát triển kinh doanh và quản lý rủi

ro được quan tâm đúng mức Các kênh phân phối tập trung phân phối sản phẩm dịch vụ cho khách hàng mục tiêu

 29/06/2000- Tham gia thị trường vốn: Thành lập ACBS với sự ra đời công ty chứng khoán, ACB có thêm công cụ đầu tư hiệu quả trên thị trường vốn tuy mới phát triển nhưng được đánh giá là tiềm năng Rủi ro của hoạt động đầu tư được tách khỏi hoạt động ngân hàng thương mại

 02/01/2002- Hiện đại hóa ngân hàng: ACB chính thức vận hành

 06/01/2003- Chất lượng quản lý: Đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các lĩnh vực huy động vốn cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, thanh toán quốc tế và cung ứng nguồn lực tại Hội Sở

 14/11/2003- Thẻ ghi nợ: ACB là NHTMCP đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ ghi nợ quốc tế ACB-Visa Electron

 Trong năm 2003, các sản phẩm ngân hàng điện tử phone banking, mobile banking, home banking và internet banking được đưa và hoạt động trên cơ sở tiện ích của TCBS

 10/12/2004- Công nghệ sản phẩm cao: Đưa ra sản phẩm quyền chọn vàng, quyền chọn mua bán ngoại tệ ACB trở thành một trong các ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cung cấp các sản phẩm phát sinh cho khách hàng

 17/06/2005- Đối tác chiến lược: SCB và ACB ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật Cũng từ thời điểm này, SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB Hai bên cam

Trang 15

kết dựa trên thế mạnh mỗi bên để khai thác thị trường bán lẻ đầy tiềm năng của Việt Nam.

 Năm 2006-2009: ACB niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội vào tháng 11/2006 Năm 2007, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới 31 chi nhánh và giao dịch, thành lập công ty cho thuê tài chính ACB, hợp tác với các đối tác như Open Solution (OSI)- Thiên Nam để nâng cấp

hệ ngân hàng cốt lõi, hợp tác với Microsoft về áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý, hợp tác với SCB về phát hành trái phiếu ACB phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được hơn 1.800 tỷ đồng Năm

2008, ACB thành lập mới 75 chi nhánh và phòng giao dịch, hợp tác với American Express về séc du lịch, triển khai dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ JCB ACB tăng vốn điều lệ lên 6.355 tỷ đồng ACB đạt danh hiệu “ Ngân hàng tốt nhất VIệt Nam năm 2008” do tạp chí Euromoney trao tặng tại Hong Kong

 Riêng trong năm 2009, ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực, taí cấu trúc hệ thống kênh phân phối, xây dựng mô hình chi nhánh theo định hướng bán hàng Tăng thêm 51 chi nhánh và phòng giao dịch Hệ thống chấm điểm tín dụng đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp cũng đã hoàn thành và áp dụng chính thức Hệ thống bàn trợ giúp (help desk) bắt đầu được triển khai Và lần đầu tiên tại Việt Nam, chỉ có ACB nhận được 6 giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009” do 6 tạp chí tài chính ngân hàng danh tiếng quốc tế bình chọn (Asiamoney FinanceAsia, Global Finance, Euromoney, The Asset và The Banker)

 Tính đến ngày 09/10/2010, ACB nhận được 4 giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2010, từ các tạp chí tài chính danh tiếng là Asiamoney, FinanceAsia, The Asian Banker và Global Finance

 Đến nay Ngân hàng ACB đã khẳng định được lợi thế của mình và là Ngân hàng đứng hàng đầu trong khối các Ngân hàng TMCP VIệt Nam, chỉ đứng sau các Ngân hàng trong khối Ngân hàng Nhà nước

1.1.3 Nhiệm vụ và chức năng, tổng quan về tình hình nhân sự của Ngân hàng

TMCP Á Châu Việt Nam.

1.1.3.1 Nhiệm vụ:

Trang 16

Giữ vững và phát huy vị thế Ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu, đóng vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính tiền tệ Tập trung hệ thống, bằng mọi giải pháp huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước nhằm chủ động nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế.

Khai thác tối đa lợi thế vượt trội về mạng lưới và công nghệ đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại, nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ đủ sức cạnh tranh và hội nhập giai đoạn mới Nâng tầm hoạt động tiếp thị, xây dựng và phát triển thương hiệu lên cao hơn theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn cổ đông ( ROE mục tiêu là 30%) để xây dựng ACB trở thành một định chế tài chính vững mạnh,

có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh còn chưa hoàn hảo của ngành ngân hàng Việt Nam “ Sự hoàn hảo” là ước muốn mà mọi hoạt động của ACB luôn nhằm thực hiện

1.1.3.2 Chức năng:

Ngân hàng ACB có đầy đủ chức năng của một Ngân hàng thương mại: Chức năng trung gian tín dụng, chức năng tạo ra tiền, chức năng trung gian thanh toán Và với định hướng đa dạng hóa sản phẩm, hướng đến khách hàng để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam, ACB đang thực hiện đầy đủ các chức năng của một ngân hàng bán lẻ Danh mục sản phẩm của ACB rất đa dạng tập trung vào các phân đoạn khách hàng mục tiêu bao gồm cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ Các sản phẩm của ACB luôn dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, có độ an toàn

và bảo mật cao

1.1.3.3 Tổng quan về tình hình nhân sự của ACB:

 Con người là yếu tố góp phần hoàn thiện tổ chức ACB chú trọng việc đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên thành thạo về nghiệp vụ, chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc Tính đến ngày 28/12/2014 tổng số nhân viên của Ngân hàng Á Châu là 9382 người cán bộ có trình độ đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB

 Mức lương trung bình của nhân viên ACB được xếp thứ 4 trong các ngân hàng thương mại có mức lương cao nhất hiện nay, khoản 16 triệu

Trang 17

đồng/người/tháng (Năm 2013) Một năm, nhân viên được hưởng tối thiểu

13 tháng lương Ngoài ra nhân viên còn được hửơng thêm lương, thưởng cho các đơn vị, cá nhân tiêu biểu trong năm, thưởng sáng kiến, thưởng trong các dịp lễ tết của quốc gia và kỹ niệm thành lập Ngân hàng

1.1.4 Hệ thống tổ chức của Ngân hàng TMCP ACB.

1.1.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

Đại hội đồng cổ đôngBan kiểm soát

Hội đồng quản trị

Văn phòng HĐQTCác hội đồng

Tổng Giám đốc

Khối công nghệ thông tin

Khối quản trị nguồn nhân lực

Khối giám sát điều hành

Khối ngân quỹ

Khối phát triển kinh doanh

Trang 18

Hình 1,1: sơ đồ cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP ACB.

( Nguồn: Bản báo cáo bạch Ngân hàng TMCP Á Châu)

1.1.5 Nhiệm vụ, chức năng và cách thức tổ chức quản lý:

BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH

 Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng,

gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm có một lần ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề Luật pháp và Điều lệ Ngân hàng quy định

 Hội đồng quản trị: do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có

toàn quyền nhân danh Ngân hàng đề quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng

 Ban kiểm soát: do ĐHĐCĐ bầu ra,có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài

chính của Ngân hàng, giám sát việc chấp nhận chế độ hạch toán, kế toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng

 Các hội đồng: Do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong

việcquản trị Ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh Hiện nay, Ngân hàng có bốn hội đồng, bao gồm:

Hội đồng nhân sự

Hội đồng đầu tư

Hội đồng tín dụng

 Tổng giám đốc: là người chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về

hoạt động hàng ngày của Ngân hàng, giúp việc cho Tổng giám đốc là các

Ban đảm bảo chất lượng

Ban chính sách

và quản lý rủi ro tín dụng

Phòng ban hệ quốc tế

Ban chiến lược

Ban kiểm tra kiểm soát

Trang 19

Phó Tổng giám đốc, các Giám đốc khối, Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.

1.1.6 Tổng quan về tình hình nhân sự của ACB.

 Con người là yếu tố góp phần hoàn thiện tổ chức ACB chú trọng việc đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên đào tạo thành thạo về nghiệp vụ, chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc Tính đến ngày 31/03/2016 là 9616 người Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93

%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB

 Mức lương trung bình của nhân viên ACB đã giảm so với cùng kỳ năm trước chỉ 5,3 triệu đồng/ tháng Con số này chỉ bằng 1/3 năm ngoái 15,28 triệu đồng/ tháng và kém xa các ngân hàng thương mại khác

 Hai năm 1998-1999, ACB được công ty tài chính Quốc tế (IFC) tài trợ một chương trình hỗ trợ kỹ thuật chuyên đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, do ngân hàng Far East Bank and Trust Company (FEBTC) của Phi-lip-pin thực hiện Trong năm 2002 và 2003, các cấp điều hành đã tham gia các khóa học về quản trị ngân hàng của Trung tâm Đào tạo Ngân hàng (Bank Training Center)

1.1.7 Tổng quan về lĩnh vực hoạt động của NHTMCP Á Châu ACB.

Huy động vốn:

Ngân hàng ACB huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và các công cụ tài chính khác theo quy định củaPháp luật dưới các hình thức sau:

. Nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu và các công cụ

nợ khác

. Vay vốn của các Tổ chức tín dụng khác, Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức khác và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Pháp luật

Hoạt động tín dụng:

Trang 20

Ngân hàng ACB cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng, theo quy định của Pháp luật dưới các hình thức sau:

. Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các dự án đầu tư phát triển

. Bảo lãnh

. Cho thuê tài chính thông qua Công ty cho thuê tài chính

. Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác

. Bao thanh toán sau khi Ngân hàng nhà nước chấp thuận

. Các hình thức cấp tín dụng khác

Dịch vụ thanh toán ngân quỹ:

. Mở tài khoản, cung ứng dịch vụ thanh toán và ngân quỹ cho khách hàng trong nước và ngoài nước theo quy định của Pháp luật

. Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và ngoài nước, thanh gia các hệ thống thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép

Các hoạt động kinh doanh và dịch vụ ngân hàng khác:

. Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối, kinh doanh trên thị trường tài chính, tiền

tệ trong nước và ngoài nước sau khi được Ngân hàng nhà nước chấp thuận Kinh doanh vàng trên thị trường trong nước và ngoài nước sau khi được Ngân hàng nhà nước chấp thuận Được quyền ủy thác, nhận ủy thác, làm đại lý trong hoạt động ngân hàng, các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư

. Cung ứng dịch vụ: Tư vấn tài chính, tiền tệ cho khách hàng Bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác

1.2 Khái quát về Ngân hàng TMCP ACB chi nhánh Trần Khai Nguyên.

1.2.1 Bối cảnh thành lập:

Do nhu cầu phát triển, năm 2009 Chi nhánh Ngô Gia Tự được chuyển về Nguyễn Tri Phương và đổi tên thành chi nhánh Trần Khai Nguyên để đáp ứng nhu cầu

về cơ sở vật chất phù hợp với sự phát triển của chi nhánh

Ngày 29/3/2009, Ngân hàng Á Châu đã tổ chức khánh thành trụ sở mới chi nhánh Trần Khai Nguyên và khai trương thêm 1 đơn vị mới taị TP.HCM, nâng tổng số chi nhánh, phòng giao dịch của ACB lên đến hơn 300 đơn vị trên toàn quốc.ACB- Chi

Trang 21

nhánh Trần Khai Nguyên có vị trí trung tâm thành phố đông dân cư, thuận tiện cho giao dịch khách hàng Chi nhánh tuy mới thành lập nhưng có rất nhiều khách hàng quen thuộc thường xuyên gắn bó với ngân hàng bởi lãi suất cạnh tranh, thủ tục hồ sơ đơn giản, thời gian nhanh chóng, tiện lợi và bảo mật, được hỗ trợ tư vấn hoàn toàn miễn phí bởi các chuyên viên tư vấn tài chính có kinh nghiệm Qua thời gian hoạt động ACB Trần Khai Nguyên cũng góp phần quan trọng trong hoạt động của ACB, mang lại lợi nhuận

và cung cấp vốn dịch vụ Ngân hàng cho địa bàn khu vực

 Chi nhánh Trần Khai Nguyên: 134 Nguyễn Tri Phương, Phường 9, Quận 5, Tp.HCM

Điện thoại: (08) 38339123-fax: (08) 38339122

. Cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng

. Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, chuyển tiền nhanh Western Union

. Kinh doanh tiền tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế, thu đổi ngoại tệ, tài trợ xuất khẩu,

. Các dịch vụ thẻ quốc tế và thẻ nội địa (ACB Card)

. Dịch vụ ngân quỹ, bất động sản, các dịch vụ ngân hàng khác…

Đơn vị được kết nối trực tuyếnvới Hội sở và tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thống, khách hàng có thể gửi tiền và rút tiền ở mọi nơi trong hệ thống ACB, được cung cấp các dịch vụ qua ngân hàng điện tử (home banking, phone banking, internet banking và mobile banking)

1.2.3 Cơ cấu tổ chức và các phòng ban:

1.2.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh ACB Trần Khai Nguyên.

Giám Đốc Chi Nhánh

Trang 22

Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ACB Chi nhánh Trần Khai Nguyên.

(Nguồn: Phòng tín dụng ACB Chi nhánh Trần Khai Nguyên)

Thanh toán QTPháp lý chứng từNhân viên nhập liệu

Kiểm soát viênTellerThủ quỹKiểm ngânĐiều tiền

Trang 23

Giám đốc ACB chi nhánh Trần Khai Nguyên có chức năng điều hành mọi hoạt động của Chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc ACB và trước pháp luật về mọi hoạt động của chi nhánh, dưới Giám đốc có Trưởng phòng tín dụng.Giám đốc trực tiếp chỉ đạo các phòng ban và quản lý các nhân viên toàn chi nhánh, kiểm soát và điều hành mọi hoạt động của chi nhánh.

Phòng hành chính:

Chuyên chăm lo công tác tài chính văn phòng, quản lý nhân sự bao gồm:

• Quản lý mua sắm mọi thiết bị cho chi nhánh

• Chịu trách nhiệm về tiền lương nhân viên và tổ chức, quản lý, phát triển nguồn nhân lực

• Đảm bảo phương tiện vận chuyển và di chuyển an toàn

• Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ cơ quan, kho bãi, phòng cháy, chữa cháy

• Đảm trách công tác hậu cần

Phòng giao dịch ngân quỹ:

Phòng giao dịch ngân quỹ hiện nay gồm 2 bộ phận: Bộ phận giao dịch ngân quỹ

và Bộ phận hỗ trợ khách hàng theo sơ đồ tổ chức mới trực thuộc phòng ngân quỹ

có nhiệm vụ:

• Hướng dẫn khách hàng làm thủ tục mở và sử dụng tài khoản

• Thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền tệ, thu chi hộ trong hệ thống ngân hàng Á Châu hoặc theo ủy nhiệm của khách hàng Thực hiện ký quỹ thanh toán thẻ tín dụng, thanh toán séc bảo chi…

• Cất giữ bảo quản tiền, các tài sản quý , chứng từ có giá, hồ sơ thế chấp cầm

cố của khách hàng Thực hiện chiết khấu các chứng từ có giá

• Phụ trách kho quỹ, đảm bảo an toàn tuyệt đối theo chế độ phụ trách kho quỹ

Phòng tín dụng:

Phòng tín dụng cá nhân và tín dụng doanh nghiệp trước đây đã chuyển thành bộ tín dụng cá nhân, bộ phận tín dụng doanh nghiệp trực thuộc các phòng tín dụng Đây là phòng ban quan trọng và lớn nhất của đơn vị, chuyên sâu nghiệp vụ tiền tệ tín dụng Các nhân viên tín dụng luôn thực hiện các nhiệm vụ của mình với một tinh thần trách nhiệm cao, nghiêm túc, trung trực, khách quan

• Xây dựng các chính sách tín dụng, lãi suất, phí,các quy trình, quy chế về hoạt động tín dụng, chính sách huy động vốn thị trường 1, lãi suất huy động

Trang 24

• Lập kế hoạch và tổ chức huy động vốn thị trường cấp 1 nhằm đảm bảo mục tiêu ngân sách của Công ty hàng năm và dài hạn về số tư huy động, chi phí vốn huy động.

• Tìm kiếm, phân tích đề xuất việc cấp tín dụng cho khách hàng

• Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý các khoản tín dụng đã cấp

• Nghiên cứu phát triển các sản phẩm tín dụng phù hợp với chiến lược chung của Công ty

• Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế

Ngoài trình độ chuyên môn, hiện nhân viên tín dụng ở đây có những cái nhìn nhạy bén để đối phó những hiện tượng muôn hình muôn vẻ của các khoản cho vay, các khách hàng tiềm ẩn, đồng thời nhân viên tín dụng làm việc trên tinh thần đoàn kết

vì lợi ích của Ngân hàng và luôn tuân thủ các quy định về nghiệp vụ hoạt động tín dụng của Ngân hàng

Phòng khách hàng:

Thực hiện xây dựng chính sách khách hàng, thực hiện chỉ đạo, điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh (bao gồm cho vay, huy động vốn, thanh toán quốc tế, làm thẻ,…) Đồng thời, phòng khách hàng còn làm nhiệm quản lý, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện hoạt động tín dụng và thực hiện hoạt động tín dụng và thực hiện hạn mức được cấp cho các sản phẩm vay, tài trợ thương mại, và là đầu mối tổ chức thực hiện khai thác các dự án ODA để làm ngân hàng phục vụ hoặc cho vay lại các dự án, tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi có chi phí thấp, thu phí, dịch vụ

1.3 Một số kết quả hoạt động chủ yếu của ACB-Chi nhánh Trần Khai Nguyên từ 2013-2015.

Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng chỉ có tồn tại và đứng vững được khi mà hoạt động kinh doanh của mình tạo ra lợi nhuận, khả năng sinh lời chính là kết quả

cụ thể nhất của quá trình kinh doanh, nó là thước đo quan trọng đánh giá thành quả hoạt động của ngân hàng Hơn thế nữa, ngân hàng lại là lĩnh vực rất nhạy cảm với thị trường nên tiềm ẩn nhiều rủi ro Vì vậy mục tiêu làm thế nào để đạt được lợi nhuận cao nhất nhưng mức độ rủi ro thấp nhất mà vẫn đảm bảo chấp hành đúng các quy định của NHNN luôn là vấn đề quan tâm của các ngân hàng nói chung và ngân hàng ACB nói riêng Để thấy rõ hơn kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng trong thời gian qua, ta xem xét bảng số liệu sau:

Trang 25

Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB Chi nhánh TKN.

Bảng biểu 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Đơn vị tính: tỷ VNĐ

Chỉ tiêu

Năm

2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/20014

Giá trị Giá trị Giá trị Tuyệt

đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%)

LN trước

(Nguồn: Phòng kế toán ACB CN Trần Khai Nguyên)

Qua bảng trên ta thấy, lợi nhuận của NH ACB-Chi nhánh Trần Khai Nguyên trong 3 năm qua đang trên đà tăng, cụ thể năm 2014/2013 lợi nhuận tăng 37 tỷ đồng (36%), năm 2015/2014 lợi nhuận tăng 43tỷ đồng (29,9%), năm 2011 các ngân hàng chịu ảnh hưởng to lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, sang năm 2013 và 2014 có khởi sắc hơn do cuộc khủng hoảng được kiềm chế Điều đó cho thấy chi nhánh hoạt động rất hiệu quả.Tổng thu nhập của ngân hàng tăng liên tục qua các năm Năm 2014/2013 tăng30 %, đến 2015/2014 tăng 35,5 %, thể hiện sự phát triển của ngân hàng trong việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, nâng cao hoạt động tín dụng của ngân hàng, bên cạnh đó cũng phải kể đến

sự nổ lực nhiệt tình của các cán bộ nhân viên trong ngân hàng

Chi phí cũng tăng đáng kể, từ 8 % năm 2014/2013 lên 18 % năm 2015/2014 Khoản mục này tăng qua các năm là do công tác quản lý của ngân hàng khá phức tạp, chỉ số giá cả tăng nên chi phí quản lý và chi phí lương tăng để góp phần tăng chất lượng công tác quản

lý của ngân hàng nói riêng và hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung Như vậy, trong 3 năm vừa qua, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Trần Khai Nguyên đã được kết quả

Trang 26

rất tốt Lợi nhuận đều đặn tăng lên qua từng năm Dưới đây là biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng:

Hình 1.3 Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Tình hình huy động vốn của Chi nhánh.

Nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nguồn vốn huy động càng dồi dào sẽ giúp ngân hàng càng tự chủ trong kinh doanh và qui mô tín dụng Vì vậy ngân hàng đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn nhằm tạo nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế

Bảng biểu 1.2 Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh.

Đơn vị tính: Tỷ VNĐ

(Nguồn: Phòng kế toán ACB CN Trần Khai Nguyên)

Dựa vào bảng trên có thể thấy tình hình huy động vốn của chi nhánh trong 3 năm gần đây tăng tương đối đều và ổn định Cụ thể tổng huy động vốn năm 2013-2014 tăng 25 tỷ đồng tương đương với11,7% Đặc biệt nguồn huy động vốn tăng nhanh vào thời điểm năm

Trang 27

2015/2014 tăng 55tỷ đồng tương đương với 32,7% Được đánh giá là một trong những chi nhánh có quy mô lớn trong mạng lưới chi nhánh của ACB, trong những năm qua chi nhánh đã có những biện pháp để giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn huy động, tổ chức phục vụ tốt công tác huy động tiền gửi đặc biệt là KH cá nhân, đáp ứng nhu cầu mở tài khoản của KH và tìm kiếm KH có nguồn tiền gửi lớn.

Bảng biểu 1.3 Tình hình sử dụng vốn của ACB CN Trần Khai Nguyên.

Đơn vị tính : Tỷ VNĐ

Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%)

(Nguồn: Phòng kế toán ACB CN Trần Khai Nguyên)

Qua thể hiện số liệu trên bảng biểu, ta thấy tình hình sử dụng vốn trong những năm gần đây của ACB Chi nhánh TKN đã có chuyển biến rõ rệt, đều này thể hiện rõ ở tốc độ tăng của hoạt động sử dụng vốn trong hoạt động tín dụng cũng như sử dụng vốn khác, ngân hàng đã làm tốt việc điều chuyển vốn trong hệ thống để hạn chế huy động vốn huy động thừa tại Chi nhánh Cụ thể tổng sử dụng vốn của Chi nhánh năm 2014 là 246 tỷ VNĐ, tăng 59 tỷ VNĐ so với 2013 tương đương 31,9% năm 2015 tăng 24% so với năm 2014 đạt mức tỷ VNĐ

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trang 28

Chương 1 là chương tổng quan về Ngân hàng TMCP Á Châu , cơ cấu tổ chức từ các cấp lãnh đạo tới các phòng ban Nhìn lại những thành tựu, kết quả đạt được từ việc huy động vốn, hoạt đông tín dụng và lợi nhuận đạt được của ACB trong giai đoạn 2013-2015

Để đạt được những thành tựu như hiện nay, không thể phủ nhận những nổ lực mà ACB

đã bỏ ra trong suốt quá trình hoạt động, không ngừng phát triển và khẳng định vị thế của mình trên thị trường ACB, nơi em đang thực tập cũng đạt được những thành tựu nhất định cùng với bao nỗ lực của ban lãnh đạo và các nhân viên tại phòng, tiếp theo đây là chương 2, chương 2 phân tích về “ Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân có TSĐB tại ACB-CN TKN”

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG

CÁ NHÂN CÓ TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH TRẦN KHAI NGUYÊN.

Trang 29

2.1 Giới thiệu bộ phận thực tập- phòng kinh doanh tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên.

2.1.1 Cơ cấu tổ chức của phòng kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên.

(Cơ cấu tổ chức của CN Trần Khai Nguyên; Nguồn: ACB-CN Trần Khai Nguyên)

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của phòng kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên.

Chức năng:

Phòng kinh doanh là bộ phậntham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc trong các hoạt động kinh doanh, công tác bán sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng, huy động vốn thị trường của Ngân hàng và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về an toàn, hiệu quả của các hoạt động đó trong nhiệm vụ và quyền hạn được giao

• Tìm kiếm, phân tích đề xuất việc cấp tín dụng cho khách hàng

Trang 30

• Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý kinh doanh.

• Thực hiện việc quản lý, kiểm soát rủi ro tín dụng theo quy trình, quy chế của Ngân hàng

• Nghiên cứu phát triển các sản phẩm về kinh doanh phù hợp với chiến lược chung của Ngân hàng Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế

• Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Ban giám đốc

2.2 Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân có tài sản đảm bảo tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên.

2.2.1 Các sản phẩm tín dụng cá nhân có TSĐB tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên.

2.2.1.1 Cho vay tiêu dùng thế chấp.

Sản phẩm dành cho: hộ gia đình, cá nhân người Việt Nam

Tuổi từ 18 trở lên

Lợi ích:

Loại tiền vay: VNĐ

Số tiền vay: tối đa theo nhu cầu của khách hàng, khả năng trả nợ và mục đích sử dụng vốn

Lãi suất cạnh tranh: tính trên dư nợ thực tế (dư nợ giảm dần)

Thời gian vay: linh hoạt đến 84 tháng

Phương thức trả nợ linh hoạt: trả lãi hàng tháng/ hàng quý vốn trả theo phương thức vốn Thủ tục đơn giản, thời gian xử lý hồ sơ nhanh chóng

Điều kiện vay:

Có phương án vay vốn phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành

Có thu nhập trả nợ

Tài sản thế chấp

2.2.1.2 Cho vay cầm cố thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá.

Sản phẩm dành cho: cá nhân người Việt Nam

Độ tuổi từ 18 trở lên

Trang 31

Lợi ích:

Loại tiền vay:VNĐ, ngoại tệ (theo quy định về quản lý ngoại hối và chính sách ACB trong từng thời kỳ)

Lãi suất: theo lãi suất quy định hiện hành của ACB

Thời gian vay: được xác định phù hợp với nhu cầu của người vay

Mức cho vay: dựa trên nhu cầu vay vốn thực tế và trị giá của tài sản người cầm cố

Phương thức trả nợ: nợ gốc và lãi vay được thanh toán một hoặc nhiều lần trong thời hạn vay

Điều kiện vay:

Sở hữu hợp pháp: TTK, GTCG (do ACB hoặc tổ chức tín dụng khác do ACB chấp nhận cầm cố phát hành) vàng mặt, ngoại tệ mặt niêm yết tại ACB)

2.2.1.3 Cho vay thấu chi tài sản.

Sản phẩm dành cho: cá nhân người Việt Nam tuổi từ 22 và tuổi + thời gian vay không

quá 55 tuổi đối với nữ hoặc 60 tuổi đối với nam

Lợi ích:

Không cần thế chấp tài sản

Số tiền vay: tối đa 100 triệu đồng

Thời hạn thấu chi: 12 tháng

Phương thức trả nợ: ACB sẽ tự động thu lãi và vốn theo hình thức sau:

Thu vốn: vào cuối mỗi ngày làm việc

Thu lãi: vào ngày 15 hàng tháng

Điều kiện vay:

Khách hàng có thu nhập từ lương

TP.HCM và Hà Nội: từ 7 triệu đồng/ tháng

Tỉnh/ TP khác: từ 5 triệu đồng/ tháng

Thời gian làm việc tại công ty hiện tại: tối thiểu 12 tháng

Có điện thoại liên lạc

Trang 32

2.2.1.4 Cho vay mua xe ô tô.

Sản phẩm dành cho: hộ gia đình, cá nhân người Việt Nam

Tuổi từ 18 trở lên

Lợi ích:

Số tiền vay: tối đa 75% trị giá xe mua

Tài trợ mua xe ô tô mới và xe ô tô đã qua sử dụng

Thời gian vay: linh hoạt đến 84 tháng

Phương thức trả nợ linh hoạt: lãi trả hàng tháng/ hàng quý vốn trả theo phương thức vốn góp đều hoặc vốn góp bậc thang

Thủ tục đơn giản, thời gian xử lý hồ sơ nhanh chóng:

Điều kiện vay:

Có hợp đồng mua bán xe và các giấy tờ có liên quan

Có thu nhập trả nợ

Tài sản thế chấp

2.2.1.5 Cho vay tiêu dùng linh hoạt.

Hạn mức và lãi suất của chương trình vay tiêu dùng linh hoạt có tài sản đảm bảo phục vụ nhu cầu cá nhân.

Đáp ứng nhanh tất cả các nhu cầu vốn của bạn, không

Trong năm đầu tiên, bạn chưa cần phải toán

Phương thức trả nợ linh hoạt

Lãi suất cho vay là 0.75%/ tháng

Thời gian vay linh hoạt lên đến 10 năm

Bạn có thể thanh toán thêm tối đa 20 triệu đồng mỗi tháng có thể rút ngắn thời hạn trả nợ

mà không phải đóng phí phạt

Trả nợ trước hạn sau 5 năm cũng không bị tính phí

Tư vấn tận nơi bởi Đội ngũ Tư vấn tài chính cá nhân (PFC) chuyên nghiệp, tận tình

Ngày đăng: 14/10/2016, 19:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w