khái niệm Này nay khiếu nại, tố cáo không còn là thuật ngữ xa lạ đối với công dân Việt Nam, làmột nước dân chủ, để thể hiện được quyền làm chủ của chính mình quyền được khiếu nại tố cá
Trang 1Mục Lục
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được ghi nhận trong điều 30 Hiến pháp 2013,quyền này thể hiện tính dân chủ của nước ta Quyền khiếu nại, tố cáo có vị trí đặc biệtquan trọng trong hệ thống các quyền công dân, quyền con người Thực hiện quyền khiếunại, tố cáo là thực hiện quyền dân chủ trực tiếp Một mặt, quyền khiếu nại, tố cáo làquyền tự vệ, phản kháng hợp pháp trước các hành vi vi phạm pháp luật; mặt khác, thôngqua việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo công dân tham gia vào quá trình kiểm tra,giám sát xã hội; kiểm tra, giám sát nhà nước Trong những năm gần đây vấn đề về khiếunại, tố cáo ở nước ta có chiều hướng giảm đi như là một tín hiệu đáng mừng đối với côngtác quản lí của nhà nước Tuy nhiên, việc khiếu nại tố cáo có chiều hướng giảm, nhưngđối với khiếu nại, tố cáo đất đai lại có chiều hướng tăng lên Đất đai là tài nguyên thiênnhiên vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất quan trọng của con người Xungquanh tài sản quý giá này lại đang nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp nhất là vấn đề khiếunại, tố cáo liên quan đến đất đai Vấn đề khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đaiđang trở thành một vấn đề nhức nhối trên toàn quốc nói chung cũng như tỉnh Đăk Lăknói riêng, hiện nay trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk vấn đề khiêu nại tố cáo đang là điểm nóngvới tổng số khiếu nại, tố cáo đối với lĩnh vực đất đai chiếm gần 70% so với tổng số khiếunại trên toàn tỉnh Nhiều khiếu nại, tố cáo đất đai vượt cấp lên tuyến trên gây kéo dài thờigian, khó khăn, ùn tắc trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực đất đai trên địa
Trang 2bàn tỉnh Để giải quyết những khiếu nại, tố cáo đối với lĩnh vực đất đai thì Ủy ban nhândân tỉnh cần sự giúp sức không nhỏ của các cơ quan nghiệp vụ, nội chính trong đó cókhông thể không kể đến cơ quan Thanh tra tỉnh Đăk Lăk cơ quan giúp sức quan trọngtrong công tác tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân đồng thời giúp sức trongviệc thanh tra, kiểm tra, xác nhận thông tin ở những địa bàn xảy ra khiếu nại, tố cáo giúpcho việc giải quyết khiếu nại tố cáo diễn ra nhanh chóng, minh bạch hơn hết
Do đó, em quyết định chọn đề tài : “ Vai trò của Thanh tra tỉnh Đăk Lăk trong côngtác giải quyết khiếu nại, tố cáo đất đai tại địa phương”
2 Mục đích, ý nghĩa của việc viết đề tài:
Với việc nghiên cứu vai trò của Thanh tra tỉnh Đăk Lăk trong quá trình giải quyếtkhiếu nại, tố cáo đối với lĩnh vực đất đai thực tiễn trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk, để thấyđược vai trò quan trọng của Thanh tra tỉnh Đăk Lăk trong quá trình giải quyết khiếu nại,
tố cáo trong lĩnh vực đất đai Đồng thời hệ thống hóa một số khía cạnh về lí luận tronggiải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng Cũng như vaitrò của cơ quan Thanh tra trong giải quyết khiếu nại tố cáo lĩnh vực đất đai nói chung vàvai trò của Thanh tra tỉnh Đăk Lăk nói riêng Từ đó, qua phân tích thực tế vai trò củaThanh tra tỉnh Đăk Lăk trong giải quyết khiếu nại, tố cáo để thấy được những vướng mắctrong quá trình giải quyết vấn đề và đưa ra những nhận xét, giải pháp phù hợp với thực tếtrong giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk
3 Phạm vi nghiên cứu và Kết cấu đề tài:
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu vai trò của Thanh tra tỉnh Đăk Lăk trong giải quyếtkhiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai, căn cứ theo số liệu thống kê từ năm 2011 đến2013
- Kết cấu đề tài:
(i) Khiếu nại, tố cáo về đất đai- vấn đề có tính thời sự tại địa bàn tỉnh Đăk Lăk
Trang 3(ii) Vai trò của Thanh tra tỉnh Đăk Lăk trong giải quyết khiếu nại tố cáo trên địa bàn (iii) Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàntỉnh Đăk Lăk.
Phương pháp nghiên cứu đề tài
Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài là phương pháp luận khoa học,phương pháp thống kê dự báo và tổng hợp kết quả, số liệu từ các kết quả nghiên cứutrước, đưa các vấn đề thực tiễn quan sát thấy tại Thanh tra tỉnh Đăk Lăk
CHƯƠNG 1: KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI - VẤN ĐỀ CÓ TÍNH THỜI
SỰ TẠI ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂK LĂK
1.1 Khiếu nại, tố cáo về đất đai- Những vấn đề lí luận.
1.1.1 Khái niệm chung về khiếu nại tố cáo.
a khái niệm
Này nay khiếu nại, tố cáo không còn là thuật ngữ xa lạ đối với công dân Việt Nam, làmột nước dân chủ, để thể hiện được quyền làm chủ của chính mình quyền được khiếu nại
tố cáo của công dân được ghi nhận trong hiến pháp 2013 tại điều 30 như sau: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”
Khiếu nại, tố cáo được hiểu theo pháp luật Việt Nam quy định tại tại khoản 1 điều 2Luật Khiếu nại 2011 và khoản 1 điều 2 Luật Tố cáo 2011 như sau:
- Theo khoản 1 điều 2 Luật Khiếu nại 2011 : “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan,
tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của
cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà
Trang 4nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”
- Theo khoản 1 điều 2 Luật Tố cáo 2011: “Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.”
- Xét về góc độ pháp luật khiếu nại, tố cáo được hiểu như vậy, ngoài ra còn có một sốkhái niệm về khiếu nại, tố cáo được biết như sau:
Khoa học, tùy theo góc độ nghiên cứu, cũng đưa ra những khái niệm khác nhau về
khiếu nại Trong Từ điển Luật học của Trường Đại Học Luật Hà Nội, khiếu nại là “đề nghị của công dân, cơ quan, tổ chức với cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền chức vụ về sự vi phạm hoặc cho là vi phạm quyền và lợi ích chính đáng của họ”
Trong “Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng” của Nguyễn Duy Lâm, Nhà xuất bản Giáo
dục, khiếu nại hành chính là “khiếu nại một việc có nội dung thuộc pham vi quản lý hành chính nhà nước”
- Tố cáo là “báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền biết về hành vi
trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang hoặc cá nhân thuộc cơ quan, tổ chức đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại tới lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, của cơ quan, tổ chức”
b Đặc điểm của khiếu nại, tố cáo
Đặc điểm của khiếu nại, tố cáo bao giờ cũng hàm chứa sự vi phạm hoặc cho là viphạm đến quyền và lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ Do đó khiếu nại tố cáokhông phải là việc mang tính phòng ngừa mà là việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa công dân, cơ quan, tổ chức nhà nước đặc điểm này được hiểu cụ thể hơn như sau:
- Mọi công dân đều có quyền khiếu nại, tố cáo
Trang 5- Nhà nước khuyến khích hòa giải tranh chấp phát sinh trong nội bộ nhân dân trướckhi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đo nhằm tránh phátsinh tình trạng khiếu nại từ cấp cơ sở.
- Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không giải quyết hoặc giảiquyết trái pháp luật, thì bị pháp luật xử lý nghiêm minh, nếu gây thiệt hại thì phải bồithường theo quy định của pháp luật
- Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân coitrọng và chấp hành
- Người bị thiệt hại sẽ được khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm hại, nếu
có thiệt hại sẽ được bồi thường theo quy định của pháp luật
- Khiếu nại, tố cáo do báo chí chuyển đến phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân cóthẩm quyền xem xét và giải quyết ngay
- Nghiêm cấm mọi hành vi thực hiện nhằm ngăn cản việc giải quyết khiếu nại, tố cáonhư: trả thù, đe dọa, trù dập người khiếu nại, tố cáo; tiết lộ tên, tuổi, địa chỉ của ngườikhiếu nại tố cáo; cố tình không giải quyết khiếu nại, tố cáo; bao che cho người bị khiếunại, tố cáo; dụ dỗ mua chuộc người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật
1.1.2 Khái niệm khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
a Khái niệm:
Khiếu nại, tố cáo về đất đai là một loại khiếu nại, tố cáo hành gồm các hành vi phátsinh trong các quyết định hành chính trong quản lý và sử dụng đất đai Cụ thể như sau:
- Khiếu nại về đất đai là việc đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyển, người cóthẩm quyền xem xét lại đối với các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính khi
có căn cứ cho rằng quyết định đó hoặc hành vi đó là trái pháp luật và xâm phạm đếnquyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất Đối tượng của khiếu nại trong lĩnh vựcđất đai có thể là các quyết định hành chính của các cơ quan về các vấn đề như:
Trang 6+ Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đât, trưng dụng đất, cho phép chuyểnmục đích sử dụng đất;
+ Quyết định bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư;
+ Quyết định cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận sử dụng đất;
+ Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất ;
Đối tượng của khiếu nại về đất đai cũng có thể là hành vi, hành chính của cán bộ,công chức nhà nước liên quan đến các công việc hoạt động về lĩnh vực đất đai nói trên
- Tố cáo về lĩnh vực đất đai là việc báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặcngười có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật về đất đai của cơ quan, cá nhân,
tổ chức gây thiệt hại đe dọa đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cánhân, cơ quan, tổ chức Đối tượng của tố cáo là những hành vi vi phạm pháp luật đất đaicủa các cơ quan, tổ chức hay cá nhân như:
+ Hành vi lấn chiếm đất đai;
+ Sử dụng đất sai mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép;
+ Hủy hoại đât;
+ Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính, các thủ tục hành chính;
+ Các quyết định của cơ quan nhà nước trong quản lí đất đai được thực hiện tráipháp luật;
+ Chuyển quyền sử dụng đất trái pháp luật;
b Đặc điểm khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai
- Khiếu nại tố cáo nói chung và khiếu nại, tố cáo về đất đai nói riêng là các quyền dânchủ cơ bản của nhân dân Các quyền này đã được ghi nhận trong Hiến pháp của nước tacũng như các văn bản pháp luật chuyên ngành khác như Luật khiếu nại, tố cáo Nó cũng
là một quyền dân chủ cơ bản của người sử dụng đất Sở dĩ như vậy vì Nhà nước ta là Nhànước của dân, do dân, vì dân
Trang 7Hơn nữa, đất đai ở nước ta thuộc sử hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sởhữu, thay mặt nhân dân thực hiện hoạt động quản lý đất đai để đảm bảo cho đất đai được
sử dụng hợp lý, phục vụ cho lợi ích của chủ sở hữu đích thực là toàn dân, cũng như phục
vụ cho quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi người sử dụng đất
Bởi vậy, bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào khi có đủ căn cứ đều có quyền khiếunại, tố cáo những gì mà mình cho là trái pháp luật nói chung, pháp luật đất đai nói riêng,xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác
và của toàn xã hội
- Khiếu nại và tố cáo có cùng căn cứ là sự vi phạm pháp luật:
Đó là các quyết định, hành vi hành chính của các cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩmquyền hoặc bất kỳ hành vi của bất kỳ cá nhân tổ chức, cơ quan nào trái hoặc vi phạmpháp luật đất đai, xâm phạm hoặc đe doạ xâm phạm tới các quyền và lợi ích hợp phápcủa người sử dụng đất cũng như của toàn xã hội
Khi thực hiện khiếu nại, tố cáo người khiếu nại, tố cáo đất đai đều hướng tới mụcđích là chấm dứt những hành vi vi phạm, trái pháp luật về đất đai; yêu cầu phục hồi cácquyền và lợi ích bị xâm hại, bồi thường thiệt hại do những hành vi đó gây ra, xử lý đúngpháp luật các cá nhân, tổ chức đã vi phạm, góp phần củng cố pháp chế Xã hội chủ nghĩa
và lập lại kỷ cương xã hội
* Nội dung của khiếu nai, tố cáo về đất đai rất phong phú và đa dạng Các hoạt độngquản lý nhà nước về đất đai bao gồm rất nhiều nội dung: ban hành các văn bản qui phạmpháp luật về quản lý, sử dụng đất đai, và tổ chức thực hiện văn bản đó; xác định địa giớihành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; khảo sát, đođạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất; quản lýqui hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quản lý giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mụcđích sử dụng đất; quản lý tài chính về đất đai…
Trang 81.1.3 Nguyên nhân và tác động của khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực đất đai
Những năm gần đây số lượng các vụ khiếu nại, tố cáo về đất đai xảy ra ngày càngnhiều trên toàn quốc Với tính chất, mức độ và phạm vi khác nhau nhưng nhìn chung đềuphát sinh do những nguyên nhân sau đây:
a Nguyên nhân về kinh tế
Kể từ khi nước ta bước vào thời kỳ mở cửa, thực hiện theo cơ chế thị trường, nhất là
từ khi Luật đất đai 2003 chính thức ra đời với những quy định mới, đất đai được coi làhàng hóa đặc biệt và pháp luật cho phép người sử dụng đất được tự do chuyển nhượngquyền sử dụng đất trên thị trường, thì thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất ởnước ta đã có diện mạo mới Trong thị trường này quyền sử dụng đất ngày càng trở thànhloại hàng hóa có giá trị lớn, mang lại những nguồn lợi không lớn cho người sử dụng đất.Khi những nguồn lợi từ đất đai tăng lên, thì những tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quantới đất đai cũng ngày một tăng, đó là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường đặc biệtvới đất đai
b Nguyên nhân về lịch sử:
Ba mươi năm chiến tranh đã gây ra sự xáo trộn về nơi cư trú, cùng với sự thay đổicủa chính sách đất đai cho phù hợp với yêu cầu của từng thời kỳ Cách mạng đã dẫn đếnnhững biến động lớn về sử dụng đất Đã vậy do điều kiện chiến tranh, nên nhiều giấy tờ
về đất đai, bản đồ địa chính bị thiếu hụt, bị thất lạc, mất mát, không tìm thấy giấy tờ gốc
Từ đó đã dẫn đến nhiều khiếu nại, tố cáo về đất đai Những khiếu nại, tố cáo này thườngkéo dài, khó giải quyết vì các căn cứ để giải quyết hầu như không còn
Trang 9ruộng đất của thực dân pháp và Phong kiến, thiết lập quyền sở hữu ruộng đất cho nôngdân Đến năm 1960 đất đai được đưa vào hợp tác xã nông nghiệp, tạo nên chế độ sở hữutập thể về ruộng đất
Năm 1975, thống nhất đất nước, quan hệ đất đai ở nước ta bước sang giai đoạn mới,
mà chủ yếu là ở Miền nam, nhà nước đã xóa bỏ các hình thức bóc lột của phú nông, địachủ, tịch thu ruộng đất của ngụy quân, ngụy quyền và bọn tay sai để chia cho nhân dân.Đồng thời tiến hành điều chỉnh ruộng đất theo tinh thần “nhường cơm, sẻ áo”
Vào những năm 1988, 1993 và 2003 các Luật đất đai lần lượt được ban hành cũng tạo
ra những chuyển biến, biến đổi không hề nhỏ trong chế độ sử dụng và quản lý đất đai ởnước ta
Mỗi lần biến động như vậy đều tạo ra những thay đổi lớn đối với toàn xã hội, cũngnhư đối với từng hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất Có biến động tất có được, có mất, mà
có mất có được thì dẫn tới việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai của người dân là lẽđương nhiên
d Nguyên nhân về nhận thức của người dân
Do trình độ am hiểu pháp luật của nhân dân ta còn thấp, nên trong thời gian qua, tìnhtrạng khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai sai và khiếu nại, tố cáo tràn lan, vượt cấp,không đúng thẩm quyền xảy ra rất phổ biến, gây khó khăn, phức tạp cho công tác giảiquyết khiếu nại, tố cáo đối với lĩnh vực đât đai ở nước ta
đ Nguyên nhân về quản lý
Sự buông lỏng trong quản lý nhà nước về đất đai trong thời gian qua, nhất là ở cáccấp quản lý cơ sở và sự yếu kém trong công tác tổ chức thi hành pháp luật đất đai củacác địa phương cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới khiếu nại, tố cáo về đấtđai Đa số các địa phương chưa có sự đầu tư kinh phí thoả đáng để xây dựng hệ thống hồ
sơ địa chính, đảm bảo quản lý chặt chẽ đến từng thửa đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử
Trang 10dụng đất chậm, công tác kiểm tra, thanh tra chưa được quan tâm đúng mức, các địaphương cũng ít chú ý tới công tác hậu kiểm tra đối với các dự án, công trình sau khi giaođất, cho thuê đất Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chưa giải quyết tốt đượcmối quan hệ giữa quyền của cơ quan nhà nước (Đại diện chủ sở hữu của nhân dân về đấtđai) và của người sử dụng đất đã được pháp luật công nhận, chưa giải quyết tốt mối quan
hệ giữa lợi ích xã hội, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhà đầu tư cần sử dụng đất vớingười sử dụng có đất bị thu hồi, không chấp hành đúng các quy định của Nhà nước vềtrình tự thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư
e Sự thiếu gương mẫu, sa sút về phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ công chức
Khi các cán bộ có trách nhiệm trong quản lý đất đai lợi dụng quyền hạn, nhiệm vụ,lợi dụng những kẽ hở trong pháp luật để tham nhũng, mưu lợi cá nhân, nhũng nhiễu nhândân, thì tất yếu sẽ dẫn tới khiếu nại, tố cáo đất đai Đây là những nguyên nhân chủ yếudẫn tới khiếu nại, tố cáo về đất đai ở nước ta hiện nay Biết được những nguyên nhân này
là một cở sở rất quan trọng giúp ta có thể có những đối sách hợp lý, góp phần giải quyếtkhiếu nại, tố cáo về đất đai đúng pháp luật, hiệu quả, có biện pháp phòng ngừa, ngănchặn kịp thời các hành vi vi phạm
1.1.4 Các loại khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai
Hiện nay vấn đề khiếu nại, tố cáo trên toàn quốc diễn ra khá phức tạp, vì việc khiếunại, tố cáo liên quan đến đất đai rất đa dạng điển hình cho các loại khiếu nại, tố cáo lĩnhvực đất đai có:
a Bồi thường giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư:
Khiếu nại về bồi thường giải phóng mặt bằng thường gay gắt, công dân tụ tập đôngngười, xảy ra tập trung ở những nơi thu hồi diện tích đất lớn để bố trí phát triển các dự
án, người có đất bị thu hồi khiếu nại về thực hiện không đúng quy hoạch, không đúng
Trang 11diện tích, vị trí, giá đền bù thấp, không đáp ứng yêu cầu ổn định cuộc sống…
Ngoài ra, còn một số khiếu nại như đòi thực hiện chính sách bồi thường về đất đai dotrước đây chưa được thực hiện trong việc trưng dụng, thu hồi đất; giải toả hành lang antoàn giao thông
b Đòi lại đất cũ:
- Đòi lại đất khi Nhà nước thực hiện chính sách “nhường cơm, sẻ áo”; đất cho ngườikhác thuê, mượn để sản xuất, làm nhà ở hoặc nhờ người trông coi trước năm 1975, naynhững người này đang sử dụng;
- Đòi lại đất chính quyền chế độ cũ lấy để sử dụng, sau giải phóng, Nhà nước tiếpquản hoặc giao cho người khác sử dụng;
- Đòi lại đất có nhà ở khu vực đô thị trong quá trình cải tạo công thương nghiệp Nhànước đã quản lý nhưng không làm đầy đủ thủ tục;
- Đòi lại đất tôn giáo đã hiến, cho, cho mượn hoặc chính quyền đã sử dụng làm nhàtrẻ, trường học, mẫu giáo, nhà văn hoá ;
- Đòi đất cũ khi chiến tranh biên giới xảy ra, người có đất đi sơ tán sau quay lại đã cóngười sử dụng hoặc Nhà nước đã giao cho người khác sử dụng
c) Tranh chấp quyền sử dụng đất:
- Tranh chấp đất hương hoả, dòng tộc, đòi chia thừa kế;
- Tranh chấp giữa đồng bào dân tộc ở địa phương với dân di cư;
- Tranh chấp quyền sử dụng đất giữa nhân dân ở các địa phương với các đơn vị đượcNhà nước giao đất an ninh, quốc phòng và các nông, lâm trường;
- Tranh chấp đất giữa cá nhân với cá nhân, hộ gia đình về diện tích, ranh giới sử dụngđất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất v.v
d Tố cáo cán bộ thực hiện sai quy định của Nhà nước về đất đai
Các tố cáo chủ yếu tập trung vào các nội dung:
Trang 12- Tố cáo việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi trong việc thu hồi đất, giao đất,đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh doanh nhà ở; lợi dụngchính sách thu hồi đất của nông dân để chia cho cán bộ;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao chiếm ruộng đất, lập trang trại; khai tăng diệntích, sai vị trí đất để tham ô;
- Tố cáo chính quyền địa phương (chủ yếu là cấp xã) giao đất trái thẩm quyền, giaođất không đúng diện tích được phê duyệt theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩmquyền, giao sai vị trí, diện tích, không đúng quy hoạch, thu tiền đất vượt nhiều lần so vớiquy định của Nhà nước, sử dụng tiền thu từ đất không đúng chế độ tài chính;
- Tố cáo chính quyền địa phương quản lý, sử dụng quỹ đất công ích (5%) sai mụcđích, sai quy định của pháp luật, cho thuê, đấu thầu lâu năm thu tiền chi tiêu riêng, đểdiện tích đất công ích vượt quá 5%;
- Ngoài ra, có nhiều đơn tố cáo cán bộ nhũng nhiễu, đòi hối lộ trong việc giao đất,cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
1.2 Cơ sở pháp luật hiện hành giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai 1.2.1 Các văn bản hiện hành trong giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực đất đai
Hệ thống các văn bản hiện hành đối với khiếu nại, tố cáo nói chung và trong khiếunại tố cáo đất đai nói riêng là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xãhội phát sinh trong khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo Bao gồm thống cácquy định của pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo; quyền, nghĩa vụ các bên trong khiếunại, tố cáo; thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo Tuynhiên, đối với nghiên cứu này chúng ta sẽ đi về các văn bản quy phạm pháp luật đối vớigiải quyết khiếu nại và tố cáo trong lĩnh vực đất đai
Các văn bản luật trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo đất đai có:
Trang 13+Luật đất đai 2003/QH11 của Quốc Hội ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003;
+ Luật Khiếu nại 2011;
+ Luật Tố cáo 2011;
+ Luật Tố tụng hành chính 2012
Ngoài các văn bản luật được nêu trên còn có hệ thống các văn bản dưới luật bổ sung,hướng dẫn trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với lĩnh vực đất đai như sau: + Nghị định số 75/2012/NĐ-CP nghị định quy định chi tiết một số điều của LuậtKhiếu nại;
+ Nghị định số 76/2012/NĐ-CP nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Tốcáo;
+ Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 thi hành luật đất đai;
+ Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/07 qui định bổ sung về việc cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồithường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; + Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 hướng dẫn thi hành luật khiếu nại tốcáo đã sửa đổi bổ sung năm 2004 và năm 2005;
+ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/06/2007 của Thủ tướng Chính phủ về banhành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hànhchính nhà nước ở địa phương;
+ Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định bổ sung vềviệc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đấttrình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết nại
về đất đai;
+ Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 02/07/2007 của Bộ Tài nguyên Môi trường
về việc hướng dẫn một số điều Nghị Định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007;
Trang 14+ Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
+ Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 về giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
+ Quyết định số 22/2008/QĐ-UBND ngày 24/06/2008 của UBND tỉnh về việc banhành quy định về đơn giá bồi thường, hỗ trợ nhà ở, công trình kiến trúc, cây trái và hoamàu trên đất khi nhà nước thu hồi đất
+ Thông tư số 06/2013/TT-TTCP thông tư quy định chi tiết về giải quyết tố cáo. + Thông tư 16/2010/TT-BTNMT ngày 26/8/2010 quy định trình tự, thủ tục cưỡngchế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
+ Nghị định 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 về xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực đất đai
+ Quyết định số 1131/2008/QĐ - TTCP ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanhtra
Các quy phạm pháp luật hình thức giữ vai trò chủ đạo trong giải quyết khiếu nại tốcáo Bản thân các quy phạm pháp luật khiếu nại, tố cáo không quy định về nội dung cụthể Nó quy định những vấn đề về quyền khiếu nại, tố cáo không riêng gì khiếu nại, tốcáo trong lĩnh vực đất đai; thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo được
áp dụng chung khi có vi phạm pháp luật xảy ra Đó là quy trình chung điều chỉnh tất cảhoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước khi xem xét giải quyết các vụ, việc kể cảvới khiếu nại, tố cáo đất đai
1.2.2 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo lĩnh vực đất đai
a Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng đượcquy định trong Luật khiếu nại 2011 gồm các điều 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26
Trang 15Thì thẩm quyền giải quyết có:
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủyban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Đối với giải quyết khiếu nại lầnđầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có tráchnhiệm do mình quản lý trực tiếp
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện Đối với giải quyết khiếu nại lần đầu đối vớiquyết định hành chính, hành vi hành chính của mình;
Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính củaChủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưngchưa được giải quyết
+ Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương Đối với giải quyết khiếu nại lầnđầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức
do mình quản lý trực tiếp
+ Giám đốc sở và cấp tương đương Đối với giải quyết khiếu nại lần đầu đối vớiquyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mìnhquản lý trực tiếp;
Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính củaThủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếunại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Đối với giải quyết khiếu nại lần đầu đối vớiquyết định hành chính, hành vi hành chính của mình
Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính củaChủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lầnđầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải
Trang 16+ Bộ trưởng có thẩm quyền với
Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính củamình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp
Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính củaThủ trưởng cơ quan thuộc bộ đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nạilần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết
Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính củaChủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của
bộ, ngành đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thờihạn nhưng chưa được giải quyết
Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vịthuộc phạm vi quản lý của mình
+ Tổng thanh tra Chính phủ Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốccác bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việctiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lựcpháp luật
Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi íchcủa Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị Thủtướng Chính phủ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để
Trang 17chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.
+ Chánh thanh tra các cấp
Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp tiến hành kiểm tra, xác minh, kếtluận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan quản
lý nhà nước cùng cấp khi được giao
Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các
cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của thủ trưởng trong việc tiếp công dân, giải quyếtkhiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi íchcủa Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị thủtrưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụngbiện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người viphạm
+ Thủ tướng Chính phủ Lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại của các bộ, cơ quanngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp Xử lý các kiến nghị củaTổng thanh tra Chính phủ quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này Chỉ đạo, xử lýtranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quanthuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Tuy nhiên, Luật Đất đai năm 2003 quy định Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện,cấp tỉnh mới có thẩm quyền cấp đất, vì vậy Luật Đất đai chỉ quy định thẩm quyền giảiquyết khiếu nại của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Chủ tịch Uỷ ban nhân dâncấp tỉnh, cụ thể tại khoản 2 Điều 138 như sau: Trường hợp khiếu nại quyết định hànhchính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận,thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết mà người khiếu nại không đồng ý với quyết địnhgiải quyết thì có quyền khiếu kiện tới Toà án nhân dân hoặc tiếp tục khiếu nại lên Chủ
Trang 18tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Trong trường hợp khiếu nạilên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì quyết định cuảChủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là quyết định giải quyếtcuối cùng; Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lýđất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết
mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu kiện tớiToà án nhân dân
b Thẩn quyền giải quyết tố cáo đất đai
Đối với thẩm quyền trong tố cáo cũng được quy định chung với các tố cáo hành chínhkhác trong Luật Tố cáo 2011 thẩm quyền giải quyết đối với tố cáo và khiếu nại về cơ bản
là giống nhau được quy định tại các điều 13, 14, 15, 16, 17 Tuy nhiên, thẩm quyền đốivới tố cáo được phân theo hành vi phạm pháp của đơn tố cáo căn cứ theo điều 12 Luật Tốcáo năm 2011 thì việc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo sẽ theo nguyên tắc sau:
1 Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán
bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán
bộ, công chức, viên chức đó giải quyết
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của ngườiđứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổchức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết
2 Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán
bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức do ngườiđứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức bị tố cáo phốihợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan giải quyết
3 Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán
bộ, công chức, viên chức có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết
Trang 19theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
1.2.3 Thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai
a Thủ tục giải quyết khiếu nại đất đai
Cũng như với thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính thì thủ tục giải quyết khiếu nạiđối với đất đai cũng gồm các bước tương tự được quy định cụ thể trong Luật Khiếu nại
2011 tại các điều 27,28, 29,30,31, 32 thì trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại nhử sau:
- Thụ lý giải quyết khiếu nại
- Xác minh nội dung khiếu nại
- Tổ chức đối thoại
- Quyết định giải quyết khiếu nại
- Gửi quyết định giải quyết khiếu nại
Tại điều 28 của luật này có quy định về thời gian giải quyết khiếu nại lần một nhưsau:
-Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với
vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể
từ ngày thụ lý
- Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dàihơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý
* Nếu có khiếu nại lần hai thì thời hạn khiếu nại quy định tại điều 33 Luật Khiếu nạinăm 2011 như sau:
1 Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tạiĐiều 28 của Luật này mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhậnđược quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì cóquyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu,
Trang 20vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
Trường hợp khiếu nại lần hai thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết địnhgiải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyếtkhiếu nại lần hai
2 Hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 28 của Luật này mà khiếu nạilần đầu không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giảiquyết khiếu nại lần đầu thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy địnhcủa Luật tố tụng hành chính
* Đối với khiếu nại lần hai lĩnh vực đất đaithì trình tự thủ tục quy định tại điều 33, 36,
37, 38, 39, 40, 41,42,43 trong Luật khiếu nại 2011 với trình tự, thủ tục xử lí tương tụ nhưvới khiếu nại lần một như sau:
- Thụ lý giải quyết khiếu nại lần hai
- Xác minh nội dung khiếu nại lần hai
- Tổ chức đối thoại lần hai
- Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
- Gửi, công bố quyết định giải quyết khiếu nại
- Khởi kiện vụ án hành chính
- Lập Hồ sơ giải quyết khiếu nại lần hai
Đối với thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai được quy định chi tiết tại điều 37 LuậtKhiếu nại như sau:
- Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với
vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60ngày, kể từ ngày thụ lý
- Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể
Trang 21kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.
b Trình tự thủ tục giải quyết tố cáo đất đai
Đối với thủ tục giải tố cáo trong lĩnh vực đất đai được giải quyết như thủ tục giảiquyết tố cáo đối với lĩnh vực hành chính được quy định cụ thể trong luật khiếu nại 2011như sau:
Tại điều 18 của luật này quy định về trình tự giải quyết tố cáo như sau:
Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự sau đây:
1 Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;
2 Xác minh nội dung tố cáo;
3 Kết luận nội dung tố cáo;
4 Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo;
5 Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo. Trình tự chi tiết đối với việc giải quyết tố cáo đât đai được quy định cụ thể trong cácđiều 21 đến điêu 26 của luật này
Đối với thời hạn giải quyết tố cáo được quy định tại điều 21 của Luật Tố cáo 2011như sau:
Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụviệc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo
Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn thờihạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá
60 ngày
Sau khi công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tốcáo mà thấy quyết định không đúng hoặc thuộc các trường hợp quy định tại điều 27 củaLuật tố cáo như sau thì người tố cáo có quyên tố cáo tiếp những trường hợp như sau:
1 Trường hợp quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết hoặc có căn cứ
Trang 22cho rằng việc giải quyết tố cáo là không đúng pháp luật thì người tố cáo có quyền tố cáotiếp với người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người có trách nhiệm giải quyết tốcáo.
2 Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quancấp trên trực tiếp xem xét, xử lý như sau:
a) Trường hợp quá thời hạn quy định tại Điều 21 của Luật này mà tố cáo không đượcgiải quyết thì yêu cầu người có trách nhiệm giải quyết tố cáo phải giải quyết, trình bày rõ
lý do về việc chậm giải quyết tố cáo; có biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm củangười có trách nhiệm giải quyết tố cáo;
b) Trường hợp việc giải quyết tố cáo của người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp
là đúng pháp luật thì không giải quyết lại, đồng thời thông báo cho người tố cáo về việckhông giải quyết lại và yêu cầu họ chấm dứt việc tố cáo;
c) Trường hợp việc giải quyết tố cáo của người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp
là không đúng pháp luật thì tiến hành giải quyết lại theo trình tự quy định tại Điều 18 củaLuật này;
1.3 Thanh tra - Hệ thống cơ quan nhà nước có vai trò quan trọng trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.
1.3.1 Cơ cấu tổ chức của hệ thống thanh tra Việt Nam
a địa vi pháp lí
Thanh tra ra đời với nhiệm vụ thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý,chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắcphục, phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật, giúp cơ quan, tổ chức,
cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, góp phần nângcao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
Trang 23b cơ cấu tổ chức
Thanh tra được ví như tai mắt của dân Do đó, để đảm bảo được việ thực hiện nhiệm
vụ cao cả là tai mắt của dân nước ta có một cơ cấu Thanh tra từ trung ương đến địaphương Cơ cấu này được quy định rõ trong Luật thanh tra 2010 cụ thể ở điều 4 như sau:
* Cơ quan thanh tra nhà nước, bao gồm:
a) Thanh tra Chính phủ;
b) Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra bộ);
c) Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tratỉnh);
d) Thanh tra sở;
đ) Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Thanhtra huyện)
* Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
Cơ cấu tổ chức của các cơ quan Thanh tra nhà nước do cơ quan có quyền hạn cao hơnquy định theo pháp luật
c Chức năng nhiệm vụ của các cơ quan Thanh tra
Chức năng nhiệm vụ của các cơ quan Thanh tra nhà nước được quy định trong LuậtThanh tra 2010 cụ thể trong điều 15, 18, 21, 24 và 27 như sau:
b) Lập kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ; hướng dẫn Thanh tra bộ, Thanh
Trang 24tra tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra;
c) Chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra; bồi dưỡng nghiệp vụ thanhtra đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra;
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức bộ máy, biên chế thanh tracác cấp, các ngành, điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanhtra, Thanh tra viên các cấp, các ngành;
đ) Yêu cầu bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là bộ), Ủy ban nhân dân cấp tỉnhbáo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra; tổng kếtkinh nghiệm về công tác thanh tra;
e) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý vềthanh tra của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ;
g) Thực hiện hợp tác quốc tế về công tác thanh tra
2 Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơquan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thanh tra đối với doanh nghiệp nhànước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập;
b) Thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều bộ, Ủyban nhân dân cấp tỉnh;
c) Thanh tra vụ việc khác do Thủ tướng Chính phủ giao;
d) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sauthanh tra của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng),Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi cần thiết
3 Quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giảiquyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo
4 Quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ
Trang 25phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng
b) Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan được giao thực hiệnchức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Thanh tra sở; hướng dẫn, kiểm tra cơ quan,đơn vị thuộc bộ thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra;
c) Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyênngành thuộc bộ báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tácthanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý vềthanh tra của Bộ trưởng, Thanh tra bộ
2 Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơquan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của bộ; thanh tra đối với doanhnghiệp nhà nước do Bộ trưởng quyết định thành lập;
b) Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹthuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản
lý nhà nước của ngành, lĩnh vực do bộ phụ trách;
c) Thanh tra vụ việc khác do Bộ trưởng giao;
d) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau
Trang 26thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngànhthuộc bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản
lý nhà nước của bộ khi cần thiết
3 Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thựchiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tốcáo
4 Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiệnnhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống thamnhũng
b) Yêu cầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung
là sở), Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kếtquả về công tác thanh tra;
c) Chỉ đạo công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra hành chính đối vớiThanh tra sở, Thanh tra huyện;
d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý vềthanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh
2 Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của sở, của
Ủy ban nhân dân cấp huyện; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch Ủyban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập;
Trang 27b) Thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm của nhiều sở, Ủy ban nhândân cấp huyện;
c) Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao;
d) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sauthanh tra của Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi cần thiết
3 Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại,
tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật vềkhiếu nại, tố cáo
4 Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác phòng, chống thamnhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật vềphòng, chống tham nhũng
* Thanh tra sở:
1 Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Giám đốc sở phê duyệt; tổ chức thực hiện kếhoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra sở; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểmtra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanhtra chuyên ngành thuộc sở
2 Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơquan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của sở
3 Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹthuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản
lý của sở
4 Thanh tra vụ việc khác do Giám đốc sở giao
5 Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc sở thực hiện quy định của pháp luật vềthanh tra
6 Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
Trang 28ngành thuộc sở báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tácthanh tra thuộc phạm vi quản lý của sở.
7 Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý vềthanh tra của Giám đốc sở, Thanh tra sở
8 Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sauthanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngànhthuộc sở đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của sở khi cần thiết
9 Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật vềkhiếu nại, tố cáo
10 Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật vềphòng, chống tham nhũng
* Thanh tra huyện:
1 Trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy bannhân dân cấp huyện, Thanh tra huyện có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt
và tổ chức thực hiện kế hoạch đó;
b) Báo cáo kết quả về công tác thanh tra;
c) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý vềthanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thanh tra huyện
2 Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra huyện có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quanchuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, của Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Thanh tra vụ việc phức tạp, có liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quanchuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao
Trang 293 Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếunại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật
về khiếu nại, tố cáo
4 Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống thamnhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật vềphòng, chống tham nhũng
d Thanh tra viên
Trong hệ thống ngành Thanh tra các thanh tra viên có vai trò quan trọng giúp choviệc thanh tra kiểm tra ở từng địa phương
Thanh tra viên là công chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dânđược bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra Thanh tra viên đượccấp trang phục, thẻ thanh tra được quy đinh cụ thể tại khoản 1 điều
Về điều kiện, tiêu chuẩn và cách thức bổ nhiệm đối với Thanh tra viên được quy định
cụ thể trong Luật Thanh tra 2010 như sau:
* Đối với điều kiện tiêu chuẩn bổ nhiệm Thanh tra viên quy định trong điều 32 củaLuật Thanh tra 2010:
1 Thanh tra viên phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh,khách quan;
b) Tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật; đối vớiThanh tra viên chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó; c) Có văn bằng hoặc chứng chỉ về nghiệp vụ thanh tra;
d) Có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra (không kể thời gian tập sự), trừ trườnghợp là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân
Trang 30dân công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác từ 05 năm trở lên chuyển sang cơ quanthanh tra nhà nước.
2 Căn cứ vào tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, Chính phủ quy định tiêuchuẩn cụ thể đối với Thanh tra viên của từng ngạch thanh tra
* Thẩm quyền, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thanh tra viên do Chínhphủ quy định
1.3.2 Chức năng, Nhiệm vụ của cơ quan Thanh tra trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với lĩnh vực đất đai
Theo Hiến pháp Việt Nam 2013 cũng như hiến pháp cũ 1992 khẳng định: khiếu nại,
tố cáo là quyền cơ bản của công dân Quyền khiếu nại, tố cáo là một hình thức dân chủtrực tiếp liên quan tới việc thực hiện các quyền cơ bản khác của công dân Mục đích củakhiếu nại, tố cáo đất đai là bảo vệ và khôi phục lại những quyền và lợi ích hợp pháp củamình bị xâm hại bởi quyết định hành chính hay hành vi hành chính về đất đai của cơquan hoặc người có thẩm quyền Việc này đối với công dân khiếu nại, tố cáo đất đaikhông thể tự làm bởi vì họ không thể sử dụng quyền lực Nhà nước trong lĩnh vực giảiquyết khiếu nại, tố cáo đất đai nên họ phải đề nghị cơ quan hoặc người có thẩm quyềngiải quyết khiếu nại, tố cáo đất đai theo thủ tục pháp luật quy định Giải quyết khiếu nại,
tố cáo đất đai khiếu kiện thông qua một cơ chế với nhiều cơ quan, tổ chức khác nhautham gia Trong đó, trực tiếp tiến hành giải quyết, theo quy định của Luật Khiếu nại năm
2011 và Luật tô cáo năm 2011 là các cơ quan hành chính Nhà nước và Tòa án hànhchính Ngoài ra còn có một hệ thống cơ quan tổ chức tiến hành hoạt động giám sát đảmbảo quyền khiếu nại của người dân như Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốccác cấp… Theo quy định của pháp luật, cơ quan thanh tra hành chính các cấp khôngtrực tiếp giải quyết khiếu nại (ngoại trừ Tổng Thanh tra Chính phủ giải quyết khiếu nạiđối với quyết định giải quyết lần đầu của Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ nhưng
Trang 31còn khiếu nại) mà chỉ đóng vai trò là cơ quan tham mưu, kiến nghị việc giải quyết khiếunại của Thủ trưởng cơ quan hành chính cùng cấp.
Thông qua công tác xem xét giải quyết các khiếu nại, tố cáo đất đai của công dân, cơquan thanh tra hành chính kết luận, kiến nghị xử lý kịp thời những việc làm trái pháp luậtcủa cơ quan, cán bộ, công chức Nhà nước Qua đó góp phần làm trong sạch bộ máy hànhchính trong lĩnh vực đất đai của Nhà nước, lành mạnh hóa các quan hệ xã hội; giữ vữngtrật tự, kỷ cương, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý lĩnh vực đất đai;giúp các cơ quan quản lý nhà nước có hướng sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, tạolập các môi trường pháp lý lành mạnh; hoàn thiện cơ chế quản lý đối với lĩnh vực đất đai.Song song đó, cơ quan thanh tra hành chính các cấp cũng xem xét, kiểm tra việc các côngdân có thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về pháp luật khiếu nại hay không, loại trừviệc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo đất đai để gây mất trật tự an toàn xã hội
Vai trò của cơ quan Thanh tra trong giải quyế khiếu nại, tố cáo đất đai được quy định
cụ thể trong các văn bản luật như sau:
* Luật Thanh tra 2010
Trong điều 5 của Luật Thanh tra 2010 đã quy định về thẩm quyền của Thanh tra nhànước trong giải quyết khiếu nại, tố cáo cụ thể:
“Cơ quan thanh tra nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện
và giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.”
Khoản 3 Điều 15 Luật thanh tra quy định: Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ, quyền
hạn “Quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo”.
Khoản 3 điều 18 Luật Thanh tra quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra bộ như
Trang 32ssau: “Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo”
Còn trong khoản 3 điều 21 Luật Thanh tra quy định về nhiệm vụ quyền hạn của
Thanh tra tỉnh có quy định: “Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo”
Đối với Thanh tra cấp sở tại khoản 9 điều 24 của luật này về nhiệm vụ quyền hạn như
sau: “Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo”.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra cấp huyện về giải quyết, khiếu nại, tố cáo quy
định tại khoản 3 điều 27 Luật Thanh tra ghi: “Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo”.
Đối với hình thức thanh tra cũng được quy định khi có khiếu nại tố cáo tai khoản 2
điều 37 luật thanh tra như sau “Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan,
tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao”.
*Luật Khiếu nại 2011 và Luật Tố cáo 2011.
Đối với thẩm quyền của Tổng Thanh tra chính phủ trong giải quyết khiếu nại đượcquy đinh tại điều 24 của Luật Khiếu nại có quy định: Điều 24 Thẩm quyền của Tổngthanh tra Chính phủ
“1 Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết
Trang 33khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
2 Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết
để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm”
Điều 25 Luật khiếu nại quy định về thẩm quyền của Chánh thanh tra các cấp
” 1 Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp khi được giao
2 Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của thủ trưởng trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người
vi phạm.”
Trách nhiệm của Chánh tranh tra trong tiếp dân cũng được quy đinh tại khoản 3 điều
61 Luật Khiếu nại:” Chánh thanh tra các cấp có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân thường xuyên theo quy định của pháp luật”.
tại điều 63 khoản 3 của luật này cũng quy định trách nhiệm của Thanh tra trong giải
quyết khiếu nai: “Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thanh tra sở, thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp quản lý công tác giải quyết khiếu nại”.
Trong Luật Tố cáo 2011 có điều 23 quy định cụ thể đối với trách nhiệm cũng như
Trang 34quyền hạn của Chánh Thanh tra và Tổng Thanh tra trong giải quyết tố cáo như sau:
“1 Chánh thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, Chánh thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chánh thanh tra sở, Chánh thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý
tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp khi được giao;
b) Xem xét, kết luận việc giải quyết tố cáo mà người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp xem xét, giải quyết lại.
2 Tổng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm sau đây:
a) Xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý
tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ khi được giao;
b) Xem xét, kết luận việc giải quyết tố cáo mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp kết luận việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết lại”.
Cũng như trong Luật khiếu nại 2011 thì trong Luật tố cáo 2011 cung quy định tráchnhiệm của cơ quan Thanh tra tương tự như trong Luật khiếu nại 2011 tại khoản 4 điều 41
như sau: ”Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thanh tra sở, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giúp người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp quản lý công tác giải quyết tố cáo.”
* Luật Đất đai 2003 và những quy định về thanh tra trong lĩnh vực đất đai
Trang 35Trong luật đất đai có quy định về Thanh tra đất đai và nhiệm vụ quyền hạn của thanhtra đất đai như sau:
“Điều 132 Thanh tra đất đai
1 Thanh tra đất đai là thanh tra chuyên ngành về đất đai.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra đất đai trong cả nước.
Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh tra đất đai tại địa phương.
2 Nội dung thanh tra đất đai bao gồm:
a) Thanh tra việc quản lý nhà nước về đất đai của Uỷ ban nhân dân các cấp;
b) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất và của tổ chức, cá nhân khác.
3 Thanh tra đất đai có các nhiệm vụ sau đây:
a) Thanh tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan nhà nước, người sử dụng đất trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
b) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước
có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai.
4 Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành về đất đai.
Điều 133 Quyền hạn và trách nhiệm của đoàn thanh tra và thanh tra viên đất đai
1 Đoàn thanh tra và thanh tra viên đất đai khi tiến hành thanh tra có quyền hạn sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan nhà nước, người sử dụng đất và các đối tượng khác có liên quan cung cấp tài liệu và giải trình những vấn đề cần thiết cho việc thanh tra;
Trang 36b) Quyết định tạm thời đình chỉ việc sử dụng phần đất không đúng pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định đó, đồng thời báo cáo ngay với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xử lý;
c) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai;
d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.
2 Đoàn thanh tra và thanh tra viên đất đai khi tiến hành thanh tra có trách nhiệm sau đây:
a) Xuất trình quyết định thanh tra, thẻ thanh tra viên với đối tượng thanh tra;
b) Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và trình tự, thủ tục thanh tra theo quy định của pháp luật;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận, quyết định của mình;
d) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.”
Ngoài các văn bản Luật trên về Vai trò của Thanh tra trong giải quyết khiếu nại, tốcáo đất đai còn được quy định trong một số văn bản dưới luật khác như:
Điều 54 Nghị định số 136/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo và các luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo quy định: “Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện “thanh tra, kiểm tra các cấp, các ngành trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo”.
Điều 58 Nghị định số 136/NĐ-CP quy định: Thanh tra nhà nước các cấp, các ngành
có trách nhiệm “kiểm tra, thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới của thủ trưởng cùng cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
Trang 37chức, đơn vị cấp dưới họp để đề xuất biện pháp tổ chức chỉ đạo, xử lý đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp Khi phát hiện có vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo thì xử
lý theo thẩm quyền hoặc theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.”
Thông tư liên tịch số 475/2009/TTLT-TTCP-BNV ngày 13/3/2009 của Thanh traChính phủ và Bộ Nội vụ quy định: Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có
nhiệm vụ, quyền hạn "thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiến nghị các biện pháp nhằm chấn chỉnh công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh"; Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có nhiệm
vụ, quyền hạn "thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiến nghị các biện pháp tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện".
Tóm lại, Thẩm quyền và trách nhiệm của các tổ chức thanh tra có thể khái quát thành
3 nội dung như sau: Một là: Trách nhiệm tham mưu cho thủ trưởng cùng cấp giải quyếtnhững khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cùng cấp Hai là về thẩmquyền: Quản lý nhà nước về giải quyết công tác khiếu nại Ba là: Về thẩm quyền trực tiếpgiải quyết khiếu nại khi được ủy quyền
Từ các quy định trên, có thể khẳng định với các quy định pháp luật hiện nay là cơ sởpháp lý quan trọng để tiến hành trách nhiệm Thanh tra trong giải quyết khiếu nại, tố cáovới lĩnh vực đất đai Mặt khác, trong các văn bản pháp luật hiện hành cũng đã nêu tươngđối đầy đủ trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước, thủ trưởng các cơ quanhành chính nhà nước trong việc thực hiện các quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo
Trang 382.1 Khái quát về Thanh tra tỉnh Đăk Lăk
2.1.1 lịch sử hình thành và điều kiện tự Nhiên của tỉnh Đăk Lăk
a Lịch sử hình thành
Đăk Lăk được chính thức tách ra khỏi địa phận nước Lào Ngày 22 - 11 – 1904 bởiHội đồng tối cao toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định tách Đắk Lắk ra khỏi địabàn nước Lào và đặt thành một tỉnh thuộc quyền giám sát và quản trị Khâm sứ Trung Kỳ(xứ An Nam) Như vậy, với Nghị định ngày 22 - 11 - 1904 Đắk lắk chính thức trở thànhmột trong 20 tỉnh, thành phố thuộc Trung Kỳ
- Ngày 9 - 2 - 1913, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tỉnh Kon Tum(trước là đại lý Kon Tum trực thuộc Tòa công sứ Quy Nhơn), bao gồm đại lý Kon Tumtách khỏi Bình Định, đại lý Cheo Reo tách từ tỉnh Phú Yên và đại lý Đắk Lắk (tỉnh ĐắkLắk bị giải thể thành một đại lý) thuộc tỉnh Kon Tum, từ đó tỉnh Đắk Lắk không còn nữanhưng địa danh vẫn còn
- Đến ngày 02 - 7 - 1923, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định tách Đắk Lắkkhỏi tỉnh Kon Tum
- Sau Hiệp định Giơne vơ năm 1954, nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền NamBắc, chính quyền Sài Gòn chia Trung phần thành Cao Nguyên và Trung Nguyên trungphần, Đắk Lắk thuộc Cao Nguyên trung phần
Từ sau năm 1975 đến nay tỉnh Đắk Lắk có những thay đổi như sau:
- Tháng 2 – 1976, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ra
Trang 39Quảng Đức cũ.
- Ngày 26 - 11 - 2003 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩaViệt Nam khóa XI đã ra Quyết định số 22/2003/QH 11, chia tách Đắk Lắk thành hai tỉnhĐắk Lắk và Đắk Nông
- Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chínhTP Buôn Ma Thuột là trung tâmtỉnh lỵ; thị xã Buôn Hồ và 13 huyện: huyện Cư M’gar, huyện Cư Kuin, huyện Ea H’leo,huyện M’đrắk, Huyện Ea Súp, huyện Buôn Đôn, huyện Krông Ana, huyện Krông Pắk,huyện Ea Kar, huyện Krông Năng, huyện Lắk, huyện Krông Búk, huyện Krông Bông
b vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lí
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sôngSêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 107o28'57"-108o59'37" độ kinh Đông và từ 12o9'45" - 13o25'06" độ vĩ Bắc Độ cao trung bình 400 –
800 mét so với mặt nước biển Phía Đông của Đắk Lắk giáp Phú Yên và Khánh Hoà,phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông, phía Tây giáp Campuchia với đường biên giớidài 193 km, tỉnh Gia Lai nằm ở phía Bắc
* Khí hậu
Đắk Lắk có địa hình có hướng thấp dần từ đông nam sang tây bắc Khí hậu toàn tỉnhđược chia thành hai tiểu vùng:
- Vùng phía tây bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô
- Vùng phía đông và phía nam có khí hậu mát mẻ, ôn hoà thời tiết chia làm 2 mùakhá rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10kèm theo gió tây nam thịnh hành, các tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7,8,9, lượngmưa chiếm 80-90% lượng mưa năm Riêng vùng phía đông do chịu ảnh hưởng của đôngTrường Sơn nên mùa mưa kéo dài hơn tới tháng 11 Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4