nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Luật đất đai năm 93, sửa đổi bổ sung năm 1998 và năm 2001 của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định “ Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, sương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như hiện nay” ở nước
ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý, Nhà nước giao đấtcho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (gọi chung là người sử dụng đất)sử dụng ổn định,lâu dài Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước và đặc biệt trong những năm đổi mới các mối quan hệ trong quản lý và sử dụng đất đai cũng luôn biến động Sự biến động này tác đồng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sở hữu cũng như người sử dụng đất đai Điều đó cùng là nguyên nhân gây ra nhiều khiếu kiện vê đất đai
Trong những năm vừa qua, đặc biệt là từ những năm 1997 trở lại đây, tình hình khiếu kiện về đất đai diễn biến ngày càng phức tạp và gay gắt, nhiều địa phương phát sinh khiếu kiện gay gắt và trở thành “điểm nóng” gây ảnh hưởng rất lớn đến
an ninh trật tự chính trị và xã hội Tình hình khiếu kiện đông người vượt cấp lên trên Trung ương mà nội dung khiếu kiện phần lớn là liên quan đến đất đai diễn ra khá phổ biến Đây đã và đang trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội, làm đau đầu các ban ngành chức năng
Trước tình hình trên, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã thường xuyên quan tâm, đề ra nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp chỉ đạo các cấp, các ngành xử lý giải quyết Hàng năm các bộ, ngành, địa phương đã tâp trung giải quyết trên dưới 80% tổng số vụ khiếu kiện nói chung và khiếu kiện vê đất đai nói riêng, bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của Nhà nước, tập thể và cá nhân; thu hồi cho Ngân sách Nhà nước và trả lại cho công nhân hàng trăm triệu đồng và hàng trăm
ha đất; xử lý nghiêm minh nhiều cán bộ vi phạm pháp luật, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả đồng thời giữ vững ổn định chính trị – xã hội, thúc đẩy phát triển sản xuất
Tuy nhiên, trên thực tế công tác giải quyết khiếu kiện về đất đai còn rất nhiều khó khăn và phức tạp Mặc dù Luật khiếu nại, tố cáo đã ban hành và có hiệu lực; nhiều
Trang 2văn bản về hướng dẫn, chỉ đạo giải quyết khiếu nại được ban hành song vẫn còn rấtnhiều hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực the, bên cạnh đó còn rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến việc khiếu kiện còn khá nhiều Vì vậy việc nghiên cứu vấn đề giải quyết khiếu kiện về đất đai là rất cần thiết nhằm hiểu sâu hơn nữa vấn đề này, qua đó nhằm phân tích đánh giá, làm rõ tình hình, nguyên nhân khiếu kiện về đất đai, các chủ trương biện pháp và kết quả giải quyết khiếu kiện về đất đai trong thời gian qua Từ đó thấy được những tồn tại, khó khăn trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai và đề xuất một vài kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này.
Đề tài được nghiên cứu dựa trên các phương pháp thu thập, nguyên cứu, tìm hiểu hệ thống chính sách pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo, kết hợp với tổng hợp phân, phân tích, đánh giá tình hình thực tiễn, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo vềđất đai trong một vài năm vừa qua Đề tài này nghiên cứu tình hình khiếu kiện về đất đai trong phạm vi cả nước Nội dung chính của đề tài được chia làm 3 chương:Chương I: cơ sơ lý luận về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai
Chương II: Thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai
Chương III: Một số kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai
Do hạn chế về thời gian, kiến thức hiểu biết về vấn đề còn chưa thật sâu sắc, khôngtránh khỏi những ý kiến chủ quan và thiếu sót trong quá trình nghiên cứu đề tài Rất mong được sự góp ý quý báu của thầy, cô và các bạn nhằm hoàn thiện hơn nữađề tài này
Em xin chân thành cảm ơn Th S Vũ Thị Thảo và toàn thể cán bộ thuộc Phòng Tổng Hợp trực thuộc Thanh tra Nhà nước đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu đề tài này
Hà nội tháng 5/ 2004
Trang 3CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI
I CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến khiếu nại các quyết định hành chính và hành vi hành chính trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai
a Theo luật khiếu nại, tố cáo thì : “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ đề nghị cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan này khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, nhằm bảo về quyền, lợi ích hợp pháp của mình
Trang 4Vậy khiếu nại liên quan đến đất đai đai là việc công dân, tổ chức, cơ quan đề nghị
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, hành vi hành chính của các cơ quan đó trong quá trình quản lý sử dụng đất đai
b Giải quyết khiếu nại là việc cơ quan Nhà nước, cá nhân có thẩm quyền tiếp nhận, xem xét đơn, thư khiếu nại của công dân về quyết định hành chính hay hành
vi hành chính của cơ quan đó Sau đó tổ chức Thanh tra, kiểm tra, thu thập chứng cứ, đối thoại với các bên có liên quan và đi đến kết luận cuối cùng về tính đúng, saicủa quyết định hay hành vi hành chính đó và bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan, xác định rõ trách nhiệm thuộc về ai một cách hợp tình, hợp lý, đảm bảo được yêu cầu của công tác quản lý
2 Tố cáo và giải quyết tố cáo
a Khái niệm tố cáo
Luật khiếu nại, tố cáo nêu: “ Tố cáo là việc của công dân theo thủ tục tố cáo do Luật khiếu nại, tố cáo quy định báo cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức,
cơ quan khác
Có thể hiểu một cách đơn giản, tố cáo về đất đai đai là việc công dân theo thủ tục
do pháp luật quy định báo cáo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền những hành
vi vi phạm pháp luật của một đối tượng nào đó trong việc quản lý và sử dụng đất đai
b.Khái niệm giải quyết tố cáo: Giải quyết tố cáo về đất đai đai là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận đơn thư tố cáo của công dân, xem xét và tổ chức thanh tra, kiểm tra, thu thập chứng cứ từ đó đi đến kết luận giải quyết tố cáo một cách đúng đắn nhất, hợp tình, hợp lý
3 Các loại khiếu nại, tố cáo về đất đai
Các loại khiếu nại hành chính về đất đai gồm:
- khiếu nại về Quyết định giao đất: giao đất sai thẩm quyền, và các vi phạm trong quá trình thực hiện giao đất, …
Trang 5- Khiếu nại về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sai tên, vị trí, …, không cấp giấy, làm hồ sơ, thủ tục chậm, …
- Khiếu nại vê quyết định thu hồi đất: thu hồi đất sai thẩm quyền, diện tích, đối tượng, …, khiếu nại về những sai phạm trong quá trình thực hiện thu hồi đất, …
- Khiếu nại về xử lý những vi phạm hành chính liên quan đến việc quản lý và sử dụng đất đai
- Khiếu nại về quyết định của Uỷ ban nhân dân (UBND) giải quyết tranh chấp về đất đai
- Khiếu nại về việc thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai
- Khiếu nại vè việc thu thuế, lệ phí và về quản lý sử dụng đất đai
- Khiếu nại về giải toả đền bù quyền sử dụng đất đai khi Nhà nước thu hồi đất.Ngoài ra còn rất một số dạng khiếu nại khác
Tố cáo về các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai bao gồm:
- Tố cáo chính quyền địa phương để lại đất công ích vượt quá tỉ lệ quy định
- Quản lý, sử dụng đất công ích không đúng, có biểu hiện tham nhũng, đấu thầu saithẩm quyền, sai trình tự thủ tục, thời gian thầu quá dài, …
- Giao đất kinh doanh cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện làm giàu cho một số người trên chính mảnh đất của người dân lao động
- Sử dụng tiền bán đất, cac khoản khác thu từ đất đai không đúng quy định của pháp luật
- Thực hiện các quyết định giao, cấp đất đai không đúng, không khách quan
Từ tố cáo về đất đai chuyển sang tố cáo về tham nhũng của cán bộ cơ sở thông qua việc sử dụng kinh phí thu từ bán đất, kinh tế hợp tác xã, …
4 Vai trò của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai
Trang 6Đất đai là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với mọi quốc gia Đó là nguồn lực chủ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội Đó cũng là mụcđích và nguyên nhân của mọi cuộc chiến tranh trên thế giới vì vậy đất đai luôn gắn liền với vấn đề chính trị Chính vì vậy quản lý tốt việc sử dụng đất đai không những có ý nghĩa trong việc phát triển kinh tế, xã hội mà còn có ý nghĩa rất quan trọng về mặt chính trị.Song hiện nay, tình hình khiếu kiện về đất đai diễn ra vô cùng gay gắt và phức tạp, số vụ khiếu kiện về đất đai chiếm khoảng 60% tổng số các vụ khiếu kiện các cơ quan Nhà nước nhận được hàng năm Nhiều vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai đông người vượt cấp, đã trở thành điểm nóng gây nhức nhối trật tự trị an xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển sản xuất Nhận thức được điều đó Trung ương Đảng và Chính phủ đã thường xuyên quan tâm, tập trungchỉ đạo xây dựng và không ngừng hoàn thiện nhiều chính sách pháp luật để tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai của công dân Điều này đã góp phần thúc đẩy công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời gian qua, góp phần giải quyết được những bức xúc của người dân, bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ Đồng thời giúp Nhà nước quản lý việc sử dụng đất đai một cách chặt chẽ và có hiệu quả Qua việc giải quyết kh, tố cáo về đất đai đã giúp cho chính quyền từ Trung ương đến địa phương nâng cao được vai trò trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đặc biệt là góp phần phát huy tính chủ động của cơ sở và quyền dân chủcủa nhân dân trong quản lý và sử dụng đất đai cũng như trong việc giải quyết khiếunại, tố cáo liên quan đến vấn đề đất đai, đảm bảo công bằng trong xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân Đây là vấn đề quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
II NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI
1 Những quy định pháp lý về khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai
1.1 Điều kiện để khiếu nại được cơ quan Nhà nước thụ lý giải quyết
Theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo thì khiếu nại được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thụ lý để giải quyết khi có đầy đủ các điều kiện sau:
- Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định, hành vi hành chính mà mình khiếu nại
Trang 7- Người khiếu nại phải là người có đủ năng lực hành vi theo quy định của Bộ Luật dân sự hoặc là người chưa có năng lực hành vi đầy đủ nhưng theo quy định của pháp luật có quyền khiếu nại; trường hợp thông uqan người đại diện hợp pháp theopháp luật để thực hiện quyền khiếu nại phải có giấy tờ chứng minh quyền đại diện hợp pháp đó.
- Những người già yếu hay vì một lý do khách quan nào đó mà không thể tự mình thực hiện khiếu nại thì có quyền uỷ quyền cho người đại diện là cha, mẹ, anh chị
em ruột, vợ, chồng, con đã thành niên để thực hiện việc khiếu nại; việc uỷ quyền phải được lập văn bản và có xác nhận của UBND xã nơi người uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền cư trú
Đối với trường hợp cơ quan thực hiện khiếu nại thì phải thông quan người đại diện là thủ trưởng cơ quan đó Tổ chức thực hiện quyền khiếu nại phải thông qua người đại diện là người đứng đầu tổ chức được quy định trong quyết định thành lập tổ chức hoặc điều lệ của tổ chức
- Người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại gửi đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong thời hiệu, thời hạn theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo
- Việc khiếu nại phải chưa có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng
- Việc khiếu nại chưa được toà án thụ lý để giải quyết
1.2 Thẩm quyền thụ lý và giải quyết đơn khiếu nại về đất đai
1.2.1 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính Nhà nướcLuật khiếu nại, tố cáo quy định khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính Nhà nước là khiếu nại của các cá nhân, cơ quan, tổ chức theo thủ tục do Luật khiếu nại, tố cáo và các luật khác quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cánhân có thẩm quyền xem xét lại các quyết định hành chính, hành vi hành chính khicuả chính cơ quan đó khi có căn cứ cho rằng quyết định hay hành vi đó là trái phápluật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính
Trang 8Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính Nhà nước hoặc của người thuộc cơ quan hành chính Nhà nước khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật Khác với quyết định hành chính, hành vi hành chính khiếu nại có thể là hành vi của công chức Nhà nước không làm đúng hoặc làm trái các quy định của pháp luật về một vấn đề cụ thể nào đó hoặc làm trái các quy định của pháp luật có thể hành vi này diễn ra dưới dạng không hành động, nghĩa là cán bộ, công chức không làm việc mà đúng ra theo quy định của pháp luật họ có trách nhiệm phải thực hiện.
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại được xác định theo nguyên tắc: Khiếu nại đối vớicác quyết định hành chính, hành vi hành chính của nhân viên thuộc quyền quản lý của cơ quan nào thì Thủ trưởng cơ quan đó phải có trách nhiệm giải quyết Khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan nào thì Thủ trưởng cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết Những khiếu nại quá thời hạnmà không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiệp của người đã giải quyết để yêu cầu giải quyết lại, trừ những khiếu nại đã có quyết định giải quyết cuối cùng Dựa trên nguyên tắc đó, quyền và trách nhiệm cụ thể trong giải quyết khiếu nại của Thủtrưởng các cơ quan hành chính Nhà nước theo quy định như sau:
a Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã)
Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hànhchính, hành vi hành chính của chính mình hoặc của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp theo trình tự, thủ tục theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.Nếu thấy vụ việc khiếu nại có nội dung rõ ràng, có đủ căn cứ để giải quyết thì Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định giải quyết ngay Ngược lại, nếu thấy vụ việc khiếunại có nội dung chưa rõ ràng, chưa đủ căn cứ để giải quyết thì Chủ tịch UBND cấp xã phải tiến hành thẩm tra, xác minh, gặp gỡ trực tiệp người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền lợi liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại trước khi ra quyết định giải quyết khiếu nại Căn cứ vào kết quả thẩm tra, xác minh và quy định của pháp luật, Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết địnhgiải quyết khiếu nại trong thời hạn quy định
- Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền lợi liên quan (sau đây gọi
Trang 9chung là những bên có liên quan) và Chủ tịch UBND cấp huyện; khi cần thiết thì công bố công khai quyết định giải quyết khiếu nại.
- Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm thi hành, tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lự pháp luật trong phạm vi trách nhiệm của mình
b, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện)
Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm giải quyết:
- Khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình
- Khiếu nại mà Chủ tịch UBND cấp xã, Thủ trưởng các phòng ban chuyêm môn thuộc UBND cấp huyện đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại
Căn cứ vào báo cáo xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định giải quyết khiếu nại trong thời hạn quy định
- Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm thông báo cho các bên liên quan về quyết định giải quyết khiếu nại; khi cần thiết phải công bố công khai quyết định giải quyết đó
- Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm thi hành và chỉ đạo việc thi hành quyếtđịnh giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật
c Giám đốc Sở và cấp tương đương thuộc UBND cấp tỉnh (gọi chung là Giám đốc Sở)
Giám đốc Sở có thẩm quyền giải quyết:
- Khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cán bộ công chức do mình quản lý trực tiếp Giám đốc Sở giao cho Thủ trưởng phòng, ban chuyên môn thuộc Sở hoặc Chánh Thanh tra Sở xem xét, kết luận, kiến nghị về việc giải quyết;
- Khiếu nại mà Thủ trưởng cơ quan thuộc Sở đã giải quyết nhưng còn khiếu nại Trường hợp này giao cho Chánh Thanh tra cấp Sở tiến hành xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết
Trang 10Căn cứ vào báo cáo xác minh, kết luận và kiến nghị giải quyết của Chánh Thanh tra Sở hoặc Thủ trưởng các phòng ban chuyên môn thuộc Sở, Giám đốc Sở ra quyết định giải quyết trong thời hạn quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.
- Giám đốc Sở có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho các bên liên quan và người có thẩm quyền giải quyết tiếp theo; khi cần thiết phải công bố công khai quyết định giải quyết khiếu nại
- Giám đốc Sở có trách nhiệm thi hành, tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật trong phạm vi trách nhiệm của mình; kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị cấp dưới trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật
d Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh)
Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết:
- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, Chủ tịch UBND cấp tỉnh giao cho Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh hoặc Chánh Thanh tra tỉnh xem xét, kết luận và kiến nghị việc giải quyết
- Khiếu nại mà Chủ tịch UBND cấp huyện đã giải quyết nhưng còn khiếu nại, khiếu nại mà Giám đốc Sở đã giải quyết nhưng còn khiếu nại mà nội dung thuộc phạm vi quản lý của mình Trường hợp này, Chủ tịch UBND cấp tỉnh giao cho Chánh Thanh tra tỉnh tiến hành xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết.Căn cứ vào báo cáo xác minh, kết luận và kiến nghị giải quyết của Thủ trưởng các
cơ quan chuyên môn hoặc Chánh Thanh tra tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyếtđịnh giải quyết khiếu nại hoặc uỷ quyền cho Chánh Thanh tra tỉnh ra quyết định giải quyết
Đối với trường hợp giải quyết đối với khiếu nại hành vi hành chính, quyết định hành chính của chính Chủ tịch UBND tỉnh là quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, còn trường hợp giải quyết khiếu nại mà cấp sở đã giải quyết nhưng còn khiếu nại thì đây là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng
Trang 11Đối với những vụ việc phức tạp thì trước khi ký quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải tham khảo ý kiến của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về những nội dung có liên quan đén chức năng quản lý của bộ, ngành đó Khi tham khảo ý kiến phải nêu rõ nội dung vụ việc và những nội dung cần tham khảo ý kiến Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ nhận được đề nghị tham khảo ý kiến có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị.
- Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Chánh Thanh tra tỉnh được uỷ quyền ra quyết định giải quyết ln có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho các bên có liênquan; nếu là quyết định giải quyết cuối cùng thì gửi cho Tổng Thanh tra Nhà nước;nếu là quyết định giải quyết lần đầu thì gửi cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan nganh bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền tiếp theo đối với vụviệc khiếu nại đó Đối với những vụ việc phức tạp thì mời người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền lợi liên quan, đại diện cơ quan có liên quan đến để công bố công khai quyết định giải quyết
- Chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách nhiệm thi hành, tổ chức thi hành quyết định giảiquyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật trong phạm vi trách nhiệm của mình; kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị cấp dưới trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
Tố cáo UBND cấp tỉnh trước khi ký quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng đối với những vụ việc phức tạp, có nhiều người khiếu nại về một nội dung phải trực tiếp đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và lợi ích liên quan Khi tổ chức đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải công bố công khaibáo cáo kết quả thẩm tra, xác minh vụ việc, những chứng cứ, pháp luật liên quan đến giải quyết vụ việc và thông báo dự kiến xử lý vụ việc đó Những người tham gia đối thoại có quyền phát biểu ý kiến, đưa ra bằng chứng liên quan đến vụ việc và những yêu cầu của mình Việc đối thoại phải được lập thành biên bản
e Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng)
Bộ trưởng có thẩm quyền giải quyết:
Trang 12- Khiếu nại đối với quyết định, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp Bộ trưởng giao cho Thủ trưởng cục, vụ, đơn vị chức năng hoặc Chánh Thanh tra cùng cấp xem xét, kết luận và kiến nghị việc giải quyết.
- Khiếu nại mà Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ đã giải quyết nhưng còn khiếu nại
- Khiếu nại mà Chủ tịch UBND cấp tỉnh, khiếu nại mà Giám đốc sở đã giải quyết nhưng còn khiếu nại mà nội dung khiếu nại thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của bộ, ngành mình Bộ trưởng sẽ giao cho Chánh Thanh tra cùng cấp tiến hành xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết
Căn cứ vào báo cáo xác minh, kết luận, kiến nghị giải quyết của Thủ trưởng cục, vụ, đơn vị chức năng hoặc Chánh Thanh tra bộ, Bộ trưởng ra quyết định giải quyết khiếu nại Đối với trường hợp giải quyết khiếu nại đối với hành vi, quyết định hànhchính của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ là quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; còn đối với trường hợp giải quyết tái khiếu thì đây là quyết định giải quyết cuối cùng
- Bộ trưởng có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho các bên liên quan và Tổng Thanh tra Nhà nước; khi cần thiết thì công bố công khai quyết định giải quyết đó
- Bộ trưởng có trách nhiệm thi hành, tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật trong phạm vi trách nhiệm của mình; kiểm tra, đôn đốc cơquan đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của mình trong việc thi hành quyết định giảiquyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật
f Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Thủ tướng Chính phủ
Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải quyết cuối cùng đối với:
- Khiếu nại mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ , cơ quan thuộc Chính phủ đã giải quyết nhưng còn khiếu nại, trừ khiếu nại đã có quyết định giải quyết cuối cùng
- Khiếu nại đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực quảnlý Nhà nước
Trang 13Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc giải quyết hoặc ra quyết định giải quyết khiếu nại khi có kiến nghị của Tổng Thanh tra Nhà nước, hay khi phát hiện quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì Thủ tướngChính phủ ra quyết định giải quyết hoặc giao cho Tổng Thanh tra Nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ xem xét, báo cáo để Thủ tướng Chính phủ ra quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.2.2 Thẩm quyền và trách nhiệm của các tổ chức Thanh tra trong việc giải quyết khiếu nại
Theo pháp luật hiện hành thì thẩm quyền và trách nhiệm của các tổ chức Thanh tra trong việc giải quyết khiếu nại được quy định cụ thể như sau:
a Thẩm quyền của Chánh Thanh tra cấp huyện, Chánh thanh tra cấp tỉnh trong việc giải quyết khiếu nại
Trách nhiệm tham mưu: Chánh thanh tra huyện, Chánh thanh tra tỉnh có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch UBND cùng cấp trong việc giải quyết khiếu nại tố cáo, được Chủ tịch UBND cùng cấp giao cho thẩm quyền xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của giải quyết của Chủ tịch
UBND cùng cấp
- Chánh thanh tra cấp huyện, Chánh thanh tra cấp tỉnh có thẩm quyền ra quyết địnhgiải quyết khiếu nại khi được Chủ tịch UBND cùng cấp uỷ quyền:Chủ tịch UBND tỉnh, huyện ra quyết định giải quyết khiếu nại hoặc uỷ quyền cho Chánh thanh tra cùng cấp ra quyết định giải quyết đối với những khiếu nại mà Chủ tịch UBND cấp dưới đã giải quyết nhưng còng khiếu nại trừ những vụ việc khiếu nại phức tạp, tồn đọng, kéo dài Việc uỷ quyền ra quyết định phải làm bằng văn bản
b Thẩm quyền của Chánh thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc giải quyết khiếu nại
- Trách nhiệm tham mưu: Chánh thanh tra Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ Từ đó làm cơ sở cho Bộ trưởng ra quyết định giải quyết khiếu nại
Trang 14c Quyền và trách nhiệm của Tổng Thanh tra Nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại:
- Tổng Thanh tra Nhà nước được uỷ quyền để giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ; trường hợp có ý kiến khác nhau giữa Tổng Thanh tra Nhà nước và Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng
cơ quan thuộc Chính phủ về việc giải quyết thì Tổng Thanh tra Nhà nước báo cáo với Chính phủ để chỉ đạo việc giải quyết hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc giải quyết, ra quyết định giải quyết
- Tổng Thanh tra Nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra việc chấp hành về khiếu nại, tố cáo Nếu phát hiện quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của công dân, cơ quan, tổ chức thì yêu cầu người đã ra quyết định xem xét lại quyết định giải quyết đó, trong thời hạn 15 ngày, nếu yêu cầu đó không được thực hiện thì áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để yêu cầu đó được thực hiện hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét giải quyết
- Thanh tra Nhà nước có Thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng đối với khiếu nại đã được Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ giải quyết nhưng còn khiếu nại, trừ khiếu nại đã có quyết định giải quyết của Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ là Bộ trưởng
1.4 Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai
1.4.1 Tiếp dân và tiếp nhận đơn, thư khiếu nại
Người khiếu nại làm đơn khiếu nại gửi đến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức tiếp công dân tại các trụ sở tiếp công dân và tiệp nhận đơn thư khiếu nại
Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp công dâu đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật khiếu nại, tố cáo của công dân
Các cán bộ tại trụ sở tiếp dân phải hướng dẫn người khiếu nại thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, trả lời những thắc mắc của quần chúng nhân dân đên khiếu kiện
Trang 15Người khiếu nại lần đầu phải khiếu nại người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có cán bộ, công chức có hành vi hành chính mà người khiếu nại có đủ căn cứ cho rằng quyết định hay hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày kết từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặcbiết được hành vi hành chính đó Trường hợp ốm đau, thiên tai, địch hoạ, đi công tác, học tập ở xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu, thì thời gian có trở ngạiđó không tính vào thời hiệu khiếu nại
Trường hợp công dân thực hiện quyền khiếu nại bằng đơn thư khiếu nại phải ghi rõngày, tháng, năm khiếu nại; địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ, của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếunại, người khiếu nại phải ký tên vào đơn
Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì cán boọ có trách nhiệm tiếpcông dân phải hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn và ghi đầy đủ những nội dung như trên
Trường hợp việc khiếu nại thông qua người đại diện phải có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện và việc khiếu nại phải thực hiện theo đúng thủ tục như trên
1.4.2 Xem xét và thụ lý đơn, thư khiếu nại để giải quyết
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn thư khiếu nại thuộc thẩm quyềngiải quyết của mình, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý để giải quyết vàthông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết, trường hợp không thụ lý để giải quyết phải thông báo rõ lý do
- Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý giải quyết:+ Quyết định hay hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
+ Người không có đủ năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện hợp pháp, trừ trường hợp có quy định khác;
Trang 16+ Người đại diện không hợp pháp;
+ Thời hiệu khiếu nại, thời hạn khiếu nại tiếp theo đã hết;
+ Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết cuối cùng;
+ Việc khiếu nại đã được toà án thụ lý để giải quyết hoặc đã có bản án, quyết định của toà án
1.4.3 Giải quyết khiếu nại
a Giải quyết khiếu nại lần đầu
Sau khi thụ lý đơn thư khiếu nại, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tổ chức thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ, kết luận; kết quả giám định phải được lập thành văn bản
Hoạt động thu thập chứng cứ, xác minh chứng cứ là một khâu vô cùng quan trọng trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo Nó đóng vai trò quyết định đến chất lượng công tác giải quyết khiếu nại Nhằm làm rõ các tình tiết của vụ việc, làm căncứ để đi đến kết luận về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo cử các cán bộ
chuyên môn, thanh tra viên hay các đoàn thanh tra thực hiện công tác này Hoạt động này được bắt đầu từ khi vụ việc khiếu nại được thụ lý kết thúc khi có kết luậnvụ việc và kiến nghị người có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết khiếu nại
- Phải xác định đối tượng chứng minh trong giải quyết khiếu nại, chính là phải chứng minh những nội dung và các tình tiết có liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại, cần phải xác định các nội dung sau:
+ Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại có trái chính sách, pháp luật không, có gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại hay không
+ Nội dung kết luận việc giải quyết khiếu nại của cấp có thẩm quyền trước đó đã đúng chính sách pháp luật chưa
Trang 17+ Nội dung của quyết định hành chính, hành vi hành chính vào thời điểm nào, vận dụng văn bản pháp luật nào của Nhà nước để phân tích, đánh giá, sử dụng chứng cứ để kết luận nội dung khiếu nại và đề ra các biện pháp xử lý.
- Thu thập, xác minh chứng cứ thông qua các phương pháp sau:
+ Thu thập, xác minh chứng cứ thông qua hồ sơ, tài liệu mà người khiếu nại, ngườibị khiếu nại cung cấp
+ Thu thập những văn bản pháp luật có liên quan làm căn cứ cho việc giải quyết.+Thu thập, thẩm tra, xác minh chứng cứ vằng những biện pháp nghiệp vụ của các cán bộ chuyên môn, các thanh tra viên:
Triệu tập người bị khiếu nại, người khiếu nại để tổ chức đối thoại khi cần thiết để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại
Xác minh tại chỗ: là biện pháp mà người có trách nhiệm thẩm tra xác minh thường tiến hành trên hiện trạng, bao gồm cả việc lấy ý kiến tham khảo của những người có quan hệ trực tiếp hay gián tiếp đến sự vật, sự việc khiếu nại
- Đánh giá và bảo quản chứng cứ chứng minh, từ đó đi đến kết luận và kiến nghị về việc giải quyết
- Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết; đối với những vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết
- Căn cứ vào kết luận thẩm tra, xác minh chứng cứ, kiến nghị của cán bộ chuyên môn, thanh tra viên, đoàn thanh tra, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu bằng văn bản và phải gửi quyếtđịnh này cho những người liên quan; khi cần thiết phải công bố công khai quyết định giải quyết khiếu nại
b Giải quyết tái khiếu
Trang 18Theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết hạn giải quyết khiếu nại (30 ngày) mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thìcó quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại toà án theo quy định của pháp luật; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn nói trên có thể dài hơn nhưng không quá
45 ngày
Trong trường hợp tiếp tục khiếu nại, thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo bảnsao quyết định giải quyết khiếu nại trước đó và các tài liệu khác có liên quan cho người giải quyết khiếu nại tiếp theo
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, người giải quyết khiếu nại tiếp theo phải thụ lý giải quyết và thôngbáo bằng văn bản cho cho các bên có liên quan, trường hợp không thụ lý cũng phảinêu rõ lý do
- Trong quá trình giải quyết khiếu nại các lần tiếp theo, nếu xét thấy việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại, quyết định giải quyết trước đó sẽ gây hậu quả khó khắc phục, thì người giải quyết khiếu nại phải ra quyết định hoặc kiến nghị cấpcó thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó nhưng thời hạn tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời giải quyết và phải báo ngay cho các bên liên quan
- Thời hạn giải quyết mỗi lần tiếp theo không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không vượt quá 60 ngày; vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại mỗi lần tiếp theo không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết, đối với các vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể dài hơn nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết
- Người có thẩm quyền khiếu nại lần sau phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản, quyết định đó phải được gửi cho các bên liên quan
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết tái khiếu theo quy địnhmà khiếu nại vẫn chưa được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại mà người khiếu nại không đồng ý thì người khiếu nại có quyền tiếp
Trang 19tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo trừ trường hợp khiếu nại đã có quyết định giải quyết cuối cùng; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn nói trên có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.1.5 Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại
a Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại
Người khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quyền khiếu nại của mình Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người khiếu nại có các quyền sau:
- Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại
- Được nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại
- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật
- Được khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại toà án theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo và Luật tố tụng hành chính
- Rút đơn khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết
Người khiếu nại có nghĩa vụ sau:
- Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền
- Trình bầy trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bầy và việc cung cấp các thông tin, tài liệu đó
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
b Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại
Người bị khiếu nại có các quyền sau:
- Đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại
Trang 20- Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại tiếp theo đối với khiếu nại mà mình đã giải quyết nhưng người khiếu nại vẫn tiếp tục khiếu nại.
Người bị khiếu nại có các nghiã vụ sau:
- Tiếp nhận, giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chínhbị khiếu nại, thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết, gửi quyết định giải quyết cho các bên có liên quan và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết của mình Trong trường hợp khiếu nại do cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm chuyển đến thì phải thông báo về việc giải quyết hoặc kết quả giải quyết cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo
- Giải trình về quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại, cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại yêu cầu
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật
- Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật
2 Các quy định mang tính pháp lý về tố cáo và giải quyết tố cáo
2.1 Thẩm quyền giải quyết tố cáo
Thẩm quyên giải quyết tố cáo được xác định theo nguyên tắc sau:
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức nào thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết
- Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người thuộc cơ quan nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết
- Tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu cơ quan tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết Còn tố cáo hành vi phạm
Trang 21tội do các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của Luật tố tụng hình sự.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trách nhiệm giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền, trường hợp cần thiết thì giao cho cơ quan thanh tra hoặc cơ quan có thẩm quyền khác để tiến hành thẩm tra, xác minh, kết luận và kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo.Thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo cụ thể như sau:
- Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc thực hiện giải quyết những tố cáo có nội dung đặc biệt phức tạp, quyết định xử lý tố cáo mà Tổng Thanh tra Nhà nước đã kết luận, kiến nghị việc giải quyết
- Thẩm quyền của Chánh thanh tra các cấp có thẩm quyền:
+ Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan cùng cấp khi được giao
+ Xem xét kết luận nội dung tố cáo mà thủ trưởng cơ quan cấp dưới trực tiếp của Thủ trưởng cơ quan cùng cấp đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật Trong trường hợp kết luận việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị ngườiđã giải quyết xem xét, giải quyết lại
- Thẩm quyền của Tổng Thanh tra Nhà nước trong việc giải quyết tố cáo:
+ Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ khi được giao
- Xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật Trong trường hợp kết luận việc giải quyết tố cáo có viphạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại
2.3 Giải quyết tố cáo
Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 60 ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 90 ngày, kể từngày thụ lý giải quyết
Trang 22- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tố cáo cử cán bộ chuyên môn, đoàn thanh tra, thanh tra viên tiến hành xác minh, kết luận về nội dung tố cáo, trách nhiệm của người có hành vi vi phạm, áp dụng các biện pháp xử lý hoặc kiến nghị
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với người vi phạm
Trong quá trình xác minh việc tố cáo, người giải quyết tố cáo có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật trong việc giải quyết tố cáo
- Yêu cầu người tố cáo cung cấp bằng chứng, tư liệu liên quan đến nội dung tố cáo;
- Yêu cầu người bị tố cáo phải trình bằng văn bản về hành vi bị tố cáo;
- Yêu cầu cá nhân, cơ quan tổ chức hữu quan cung cấp thông tin, tư liệu liên quan đến nội dung tố cáo;
- Trưng cầu giám định, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.Trong quá trình tiếp nhận, giải quyết tố cáo nếu thấy có dấu hiệu phạm tội thì cơ quan, tổ chức tiệp nhận, giải quyết tố cáo phải chuyển tin báo, chuyển hồ sơ cho cơquan điều tra, Viện kiểm soát để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dânsự
Căn cứ vào biên bản xác minh, kết quả giám định tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình gq, kết luận, kiến nghị của cán bộ chuyên môn, đoàn thanh tra, thanh tra viên, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định giải quyết tố cáo.Trong trường hợp có căn cứ cho rằng giải quyết tố cáo không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo; thời hạn giải quyết không quá 60 ngày, kể từ khi nhận được đơn tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 90 ngày, kể từngày thụ lý đơn tố cáo
2.3 Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo và người bị tố cáo
a Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
Người tố cáo có quyền sau:
Trang 23- Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
- Yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình;
- Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe doạ, trù dập, trả thù.Người tố cáo có nghĩa vụ sau:
- Trình bầy trung thực về nội dung tố cáo;
- Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của minh;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật
b Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại
Người bị tố cáo có các quyền sau:
- Đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;
- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được phục hồi danh dự, được bồi thường thiệt hại do việctc không đúng gây ra;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật.Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau:
- Giải trình về hành vi bị tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo yêu cầu;
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân cóthẩm quyền;
- Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra
Trang 24CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI TRONG THỜI GIAN VỪA QUA
I TÌNH HÌNH KHIẾU KIỆN CỦA CÔNG DÂN VỀ ĐẤT ĐAI TRONG THỜI GIAN QUAN
1.Khái quát tình hình khiếu kiện của công dân về đất đai giai đoạn từ 1999 đến đầunăm 2004
Trước khi có Luật khiếu nại, tố cáo được ban hành, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân diễn biến phức tạp, số vụ việc nói chung và số vụ khiếu kiện đông người,vượt cấp tăng lên liên tục, bình quân mỗi năm tăng từ 14 – 15%, nổi cộm nhất là ở Thái Bình
Trang 25Sau khi Luật khiếu nại, tố cáo được ban hành năm 1998, có hiệu lực ngày
1/1/1999, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân tiếp tục có những diễn biến phứctạp, đặc biệt trong 2 năm 2001 và 2002, mỗi năm số lượt người trực tiếp đến khiếu kiện ở cấp Trung ương tăng trên 20% Năm 2001, ở trụ sở tiếp công dân của Trungương Đảng và Nhà nước ở Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh và Thanh tra Nhà nước đã tiếp 20.525 lượt người (tăng 27,6%), năm 2002 tiếp 25.734 lượt người (tăng 21,7%) Có thời điểm cả nước có trên 30 tỉnh, thành phố có những đoàn khiếu kiện đông người, làm ảnh hưởng đến sự ổn định và tình hình an ninh trật tự xã hội ở nhiều địa phương phát sinh nhiều khiếu kiện đông người, bức xúc, xuất hiện nhiều “ điểm nóng” về khiếu nại, tố cáo
Theo Báo cáo tổng kết ngành của Thanh tra Nhà nước thì tình hình khiếu nại, tố cáo cả nước như sau:
(đơn vị: đơn)
2002 Năm 2003 Quý I/2004
Tổng số đơnthư
- Đơn thuộc thẩm quyền 178.734
Trang 26Tình trạng khiếu kiện đông người diễn ra ở rất nhiều nơi và thường rộ lên trong thời gian Trung ương, Quốc hội họp hoặc bầu cử Đáng lưu ý, nhiều cá nhân ở các địa phương khi về Trung ương khiếu kiện có sự liên kết với nhau để gây sức ép tại Trụ sở tiếp công dân và nhà riêng của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước Có đoàn đưa các cụ già, phụ nữ, trẻ em, thương binh, thân nhân của gia đình liệt sĩ
đi cùng, trưng khẩu hiệu, căng biểu ngữ tạo nên bức xúc gay gắt, không tin tưởng chấp thuận việc giải quyết khiếu kiện ở địa phuơng đòi Trung ương phải giải
quyết Nhiều trường hợp đeo bám khiếu kiện dài ngày ở Trụ sơ tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Cá biệt, có những trường hợp vi phạm hành hung, gây thương tích hoặc bắt giữ cán bộ làm cho tình hình khiếu kiện thêm phức tạp, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội
Nội dung của các khiếu kiện, tố cáo tập trung chủ yếu vào các vấn đề liên quan đếnviệc quản lý và sử dụng đất đai Trong 5 năm, từ 1999 đến quý I/2004 cả nước có
532820 đơn khiếu kiện liên quan đến đất đai, chiếm khoảng 60% tổng số đơn thư khiếu nại, tố cáo các cơ quan hành chính Nhà nước nhận được Cá biệt có những địa phương tỷ lệ này lên tới 70 – 80% như: Hưng yên, Thành phố Hồ Chí Minh, …Đất đai là một tài sản quý giá, một tư liệu sản xuất quan trọng, gắn liền với lợi ích kinh tế và cuộc sống của người dân, đó là một vấn đề nhạy cảm không chỉ về mặt kinh tế – xã hội mà còn về cả chính trị Đặc biệt, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đất đai ngày càng được sử dụng một cách hiệu quả, đất đai trở nên có giá và giá trị của nó ngày càng tăng Điều đó đã làm cho những mâu thuẫn nội tại trong các quan hệ về đất đai hình thành và phát sinh ngày càng nhiều, phong phú và phức tạp Trong khi đó hệ thống chính sách pháp luật về đất đai chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ nên tình hình khiếu kiện về đất đai ngày càng tăng và diễn biến phức tạp, đặc biệt là trong một số năm gần đây Theo thống kê của Thanh tra Nhà nước có trên dưới 10 vạn vụ khiếu kiện liên quanđến đất đai gửi đến các cơ quan Nhà nước Riêng Thanh tra Nhà nước hàng năm tiếp nhận từ 5.000 – 7.000 đơn khiếu kiện vượt cấp liên quan đến đất đai (chưa kể những đơn trùng lặp) Nội dung khiếu kiện chủ yếu là đòi lại đất đai, đòi quyền lợi liên quan đến đất đai, phản ánh cán bộ có nhiều sai phạm trong quản lý, phân phối đất đai, sử dụng đất đai, thu chi tài chính liên quan đến đất đai vi phạm các quy
Trang 27định của Nhà nước, …Điển hình như: vụ khiếu kiện tranh chấp đất đai của trên
2000 hộ dân ở huyện Ba tri, Giồng tôm, Thạch phú của tỉnh Bến tre; vụ khiếu kiện về đất đai của trên 300 hộ dân với Nông trường 30/4 tỉnh Sóc trăng, …
Mặc dù số lượng đơn khiếu nại, tố cáo nhìn chung giảm đáng kể trong một vài nămgần đây song số lượng đơn thư khiếu kiện về đất đai vẫn không ngừng tăng lên Theo số liệu tổng hợp của Tổng Cục Địa chính về số đơn thư khiếu kiện chuyển đến Tổng cục và số đơn thư thuộc thẩm quyền giải quyết do Chính phủ giao như sau:
Năm Số đơn thư Số vụ việc
Thuộc thẩm quyền Chính phủ giao Tổng
256 đơn, An Giang 217 đơn, Đồng Tháp 170 đơn, Cần Thơ 140 đơn, … Tuy nhiên có một số địa phương có rất ít đơn khiếu nại, tố cáo về đất đai nhưng lại trở thành điểm nóng về khiếu kiện như Tây Nguyên, Bến Tre
Đặc điểm tình hình khiếu kiện của công dân liên quan đến đất đai ở mỗi khu vực, mỗi địa phương lại có những diễn biến mang tính chất đặc thù riêng, từng vấn đề khiếu kiện cũng có nội dung khác nhau ở các tỉnh phía Bắc nội dung khiếu kiện
Trang 28chủ yếu liên quan đến việc thu hồi, đền bù, giải toả; ở các tỉnh Nam Bộ chủ yếu là việc đòi lại đất cũ, đất cho mượn, cho ở nhờ, tranh chấp đất trước đây đưa vào tập đoàn sản xuất, trong nội bộ nhân dân giữa chủ cũ và chủ mới, giữa các nông lâm trường, cơ quan, đơn vị quân đội, …có nơi diễn ra gay gắt, gây hậu quả xấu về người, tài sản và ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự xã hội tại địa phương; ở miền Trung, nhất là các tỉnh Tây Nguyên, tình trạng phá rừng để lấy đất sản xuất, mua bán, đổi chác, lấn chiếm đất nông, lâm trường cũng là vấn đề bức xúc; việc khiếu kiện đòi nhà đất do Nhà nước quản lý thuộc diện cải tạo trước đây cũng diễn
ra gay gắt, tập trung ở một số đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Thành Phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, …
Nhìn chung tình hình khiếu nại, tố cáo về đất đai vẫn là một vấn đề bức xúc, gay gắt đòi hỏi được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền từ Trung ương đễn địa phương trong việc giải quyết dứt điểm các vụ khiếu kiện này Nhằm đảm bảo công bằng trong sử dụng đất đai, đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai một cách tiết kiệm, hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước
2 Một số nội dung khiếu kiện vê đất đai nổi cộm
Qua tổng kết thực tiễn, theo báo cáo về tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo về đấtđai của Thanh tra Nhà nước trong thời gian gần đây nội dung khiếu nại, tố cáo về đất đai chủ yếu tập trung vào các nội dung sau:
a Những khiếu kiện trong mối quan hệ giữa công dân với các cơ quan, tổ chức củaNhà nước liên quan đến đất đai
- Trước hết là những khiếu kiện đòi đất đai của công dân với các đơn vị quân đội, nông lâm trường Những khiếu kiện này diễn ra khá phổ biến và đặc biệt gay gắt từnhững năm 1995 trở lại đây, tập trung chủ yếu ở các đơn vị, nông lâm trường phía Nam, một số ở phía Bắc, khu vực Tây nguyên Nguyên nhân làm phát sinh khiếu kiện, tranh chấp ở đây có nhiều song chủ yếu là do làm ăn kém hiệu quả, giao khoán cho các hộ nông, lâm trường viên với mức thu nộp quá cao, thu nhiều khoản, buông lỏng quản lý đất đai để một số cán bộ tư lợi, bao chiếm đất đai, cấp, bán đất trái phép nhiều diện tích đất công gây bất bình cho các hộ Một số đơn vị giao khoán cho nông, lâm trường viên ít, không giao cho nhân dân ở địa phương mà giao khoán cho nhiều đối tượng ở nơi khác, trong đó có không ít là cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước nhận đất với hình thức làm trang trại nhưng thực tế
Trang 29họ không làm mà thuê chính người dân ở địa phương đó làm, gây bất bình cho các hộ dân Bên cạnh đó việc buông lỏng quản lý đất đai để dân tự do lấn chiếm, sử dụng đất công nhiều năm trong phạm vi đất quân đội, đất nông, lâm trường hoặc đồng bào dân tộc, đồng bào đi kinh tế mới vẫn di canh, di cư, khai phá đất rừng để sinh sống mà không biết đến quy hoạch, không biết đến sự quản lý của các đơn vị quân đội, các nông, lâm trường đến khi xảy ra khiếu kiện mới biết, gây khó khăn cho việc giải quyết.
- Khiếu kiện về đền bù giải phóng mặt bằng giữa các hộ dân với Ban quản lý các dự án và chính quyền địa phương trong việc giải quyết vấn đề lợi ích của người dân phải di dời nhà ở, tài sản và trả lại đất khi thực hiện các dự án phát triển công nghiệp hoá, đô thị hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng Vấn đề này không chỉ khiếu kiện về giá đền bù mà còn phát sinh nhiều vướng mắc trong việc Nhà nước quy định phải xác định nguồn gốc của đất đai mới áp dụng mức đền bù, hỗ trợ Trong khi đóviệc xác định này rất khó khăn, không thống nhất, không có quy định cụ thể để làmcăn cứ tính đền bù, hỗ trợ dẫn đến thắc mắc, khiếu kiện gay gắt
Mặt khác, trong quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng phát sinh nhiều khiếu kiệnvề cách làm thiếu công khai, mất dân chủ, giá đền bù thấp, không nhất quán, khôngcông bằng; nhiều dự án thu hội đất để sử dụng vào mục đích kinh doanh song đền bù cho dân với giá thấp, sau đó đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhất định rồi tổ chứcđấu giá cao gấp nhiều lần; không ít trường hợp bớt xén tiền đền bù, tham nhũng tiêu cực, gây bất bình trong nhân dân khiến họ phát sinh khiếu kiện
Những khiếu kiện này đang là vấn đề nổi cộm rất phức tạp, diễn ra ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước đặc biệt là ở những thành phố trung tâm, các đô thị lớn và những nơi có đường quốc lộ đi qua, những nơi xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà kho, sân bay, bến cảng lớn của đất nước
- Khiếu kiện đòi lại nhà, đất đai do Nhà nước quản lý thuộc diện cải tạo trước đây nhưng không làm đủ thủ tục, hồ sơ trưng thu, trưng mua hoặc để thất lạc hồ sơ, naychủ đất cũ dùng nhiều hình thức xin hoặc đòi lại đất Các khiếu kiện này cũng diễn
ra khá gay gắt, tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn như: Hà nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Đà nẵng, Hải phòng, Cần thơ, Bà rịa – Vũng tầu
- Đất đai, nhà cửa liên quan đến tôn giáo, trải qua quá trình lịch sử có nhiều biến động, Nhà nước đã quản lý hoặc sử dụng vào mục đích khác, nay chính sách đất
Trang 30đai và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước cởi mở hơn nên đã phát sinh nhiều khiếu kiện đòi lại.
- Khiếu kiện đòi lại đất đai ở vùng biên giới phía Bắc và Tây Nam của tổ quốc Saunhững diễn biến lịch sử, do chiến tranh biên giới nhiều người đã phải di dời khỏi khu vực cư trú, từ tuyến 1 lùi về tuyến 2, sau đó đất đai đã được giao cho người khác sử dụng trong quá trình thự hiện chính sách đưa dân lên biên giới để sản xuất và chiến đấu giữ đất đai, bảo vệ biên giới Gần đây, sau khi tình hình đã ổn định, biên giới tổ quốc được phân chia cụ thể, điều kiện làm ăn, sinh hoạt trở lại bình thường và có nhiều thuận lợi thì nhiều người trước đây có đất cũ ở khu vực biên giới trở lại xin lại đất đai để tiếp tục sản xuất
- Về tố cáo liên quan đến đất đai chủ yếu tập trung phản ánh với Nhà nước và yêu cầu giải quyết tình trạng chính quyền địa phương (chủ yếu là cấp xã) giao đất, cấp đất sai thẩm quyền, mà thực chất là bán đất, giao không đúng danh sách được phê duyệt theo quyết định giao đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, giao sai vị trí, sai diện tích, không đúng quy hoạch, thu tiền vượt gấp nhiều lần so với quy định của Nhà nước, sử dụng tiền thu từ đất không đúng chế độ tài chính, lấn chiếm đất công, tư lợi, tham nhũng Tình trạng này diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương trong cả nước
- Khiếu kiện việc chính quyền địa phương để lại quỹ đất công ích vượt qúa quy định, chính quyền quản lý và sử dụng đất công ích sai mục đích, thậm chí ở nhiều địa phương để đất công ích từ 12 -15% , để đem đấu thầu dài hạn, giấu diện tích đểkhông phải nộp nghĩa vụ thuế với Nhà nước sau đó ăn chia lợi ích cục bộ
- Khiếu kiện về tình trạng chính quyền địa phương cho thuê đất đai trái thẩm
quyền, thời hạn thuê dài, có trường hợp tới 20, 30 năm trong khi đó giá thuê thấp; sau đó người thuê đất lại tự ý chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư, đất chuyên dùng Quỹ đất công ích 5% không tập trung, thường nằm phân tán ở các hộ dân nên không sử dụng để thực hiện quy hoạch cũng như điều chỉnh quy hoạch được.Trong bối cảnh dư thừa lao động ở khu vực nông thôn, đất đai nhiều nhưng lại quản lý và sử dụng như trên đã làm phát sinh nhiều khiếu kiện.Việc sử dụng tiền cấp, bán đất vào xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng có rất nhiều vi phạm, khai khống, gian lận, chi tiêu tài chính bừa bãi, tư lợi, tham ô, mất dân chủ xảy ra gay gắt nhất và tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc
Trang 31- Ở các địa phương thực hiện Nghị định 64/ CP ngày 27/9/1993, quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp Thời hạn giao đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản là 20 năm, đất để trồng cây lâu năm là 50 năm Như vậy, đất sản xuất nông nghiệp đã được giao hết (chỉ còn diện tích đất công ích 5%), dẫn đến tình trạng trẻ lớn đến tuổi lao động, người già chết đi không thể điều chỉnh lại được việc sử dụng đất đai, gây ra tình trạng thiếu, thừa, người thì không có đất sản xuất, người thì nắm giữ quá nhiều đất nhưng lại không có lao động Bên cạnh đó, tình trạng di chuyển chỗ ở, thay đổi sinh hoạt do yêu cầu của cuộc sống như xây dựng gia đình, đi vùng kinh tế mới, …không mang theo tiêu chuẩn đất nông
nghiệp đi được Trong khi đó, các địa phương lại không còn đất đai để điều tiết nêngây nên khiếu kiện khó giải quyết
- Ở nhiều đơn vị, có những vùng đất mà diện tích, hình thể, ranh giới đất thiếu chuẩn xác, thậm chí chưa rõ, chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người dân cứ lấn chiếm đất để sản xuất, nay xác định lại để thu hồi người dân không trả mà khiếu kiện gay gắt
- Khiếu kiện đòi lại đất mà chính quyền cũ lấy để lập ấp chiến lược, lập căn cứ quân sự, trại lính, kho tàng, … trước năm 1975
- Tố cáo chính quyền vi phạm pháp luật đất đai, nhất là trong việc thu hôi đất, giao đất xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ bản, góp vốn bằng đất để liên doanh với nước ngoàivà xây dựng cơ sở hạ tầng để kinh doanh nhà ở, đất ở tạo điều kiện làm giầu cho một số người trên chính mảnh đất của người dân lao động
- Khiếu nại của các tổ chức tôn giáo đòi lại đất cũ đã hiến, cho mượn hoặc Nhà nước đã quản lý điều phối sử dụng từ những năm sau giải phóng Số lượng đơn thưloại này ít nhưng rất đáng quan tâm vì nó liên quan đến vấn đề tôn giáo, một vấn đề hết sực nhạy cảm
b Những khiếu kiện về đất đai trong mối quan hệ giữa công dân với công dân
- Khiếu kiện xin lại đất đai cũ đã được đưa vào hợp tác xã, tập đoàn sản xuất mà hiện nay các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất này đã bị giải thể, chính quyền địa phương đã giao cho người khác sử dụng đất đai Đây là vấn đề nổi cộm, phức tạp,
Trang 32đặc biệt là tập trung ở vùng nông thôn Nam bộ Việc khiếu kiện này đã có từ lâu nhưng trở lên phức tạp từ những năm 1991, đối tượng chủ yếu là những người dân nguyên là chủ sở hữu của những phần đất đang bị tranh chấp, khiếu kiện Đặc biệt, tại một số địa phương Nam bộ như Bến tre và một số tỉnh khác, việc tranh chấp, khiếu kiện đã dẫn đến xo sát, hành hung, gây thương tích và chết người, nhiều hộ dân mất trắng đất sản xuất, tình hình trên đã gây hậu quả rất xấu về mặt an ninh trật tự xã hội, gây tâm lý hoang mang, lo sợ không yên tâm sản xuất trong nội bộ nhân dân.
- Khiếu kiện đòi lại đất đai trong quá trình thực hiện chủ trương “nhường cơm, sẻ áo” thời kỳ 1975 – 1980 mà hiện nay người được nhường đất không sản xuất nông nghiệp mà bán đất kiếm lời trong khi người trước đây đã nhường đất đời sống gặp rất nhiều khó khăn, thiếu đất sản xuất
- Khiếu kiện đòi lại đất trước đây vì những lý do khác nhau đã cho người khác mượn, ở nhờ, …nay người mượn lại đem bán hoặc cho thuê nên những người chủ đất cũ bức xúc đòi lại
- Khiếu kiện đòi lại đất hương hoả, đất nhờ người khác trông coi, người được nhờ trông coi qua thời gian dài đã coi như của mình, nay chủ cũ có nhu cầu sử dụng đòilại
- Khiếu kiện tranh chấp lối đi trong ngõ, xóm, ranh giới đất ở, đất vườn, đất sản xuất thuộc quyền sử dụng của các hộ gia đình cũng diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương trong cả nước
- Khiếu kiện tranh chấp đất giữa đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới với đồng bào địa phương, trong đó có đồng bào dân tộc mà lúc đầu người dân địa phương đãnhượng đất cho dân đến xây dựng kinh tế mới
- Khiếu kiện tranh chấp giữa người dân về những vùng đất bãi bồi ven sông, ven biển để nuôi trồng, khai thác thủy, hải sản cũng diễn biến khá phức tạp ở một số địa phương
- Tố cáo về việc lấn chiếm đất công, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất
c Những khiếu kiện trong quan hệ về đất đai giữa các cơ quan, đơn vị, các cấp hành chính
Trang 33- Khiếu kiện trong việc quản lý và sử dụng đất đai giữa các đơn vị quân đội, công
an với các địa phương, nơi mà đơn vị đóng quân, đặt trụ sở, nhất là nơi công an, quân đội sử dụng diện tích đất lớn như trường bắn, bãi tập luyện, trại giam, …rồi các cơ quan đơn, vị hành chính sự nghiệp, sản xuất kinh doanh của Trung ương, của tỉnh với các địa phương mà cơ quan, đơn vị nằm trên địa bàn địa phương
3 Nguyên nhân làm phát sinh tình hình khiếu kiện liên quan đến đất đai trong thời gian qua
Qua tình hình và kết quả giải quyết khiếu kiện của các cơ quan hành chính từ Trung ương đến địa phương có thể rút ra một số nguyên nhân của tình hình khiếu kiện tranh chấp đất đai hiện nay như sau:
- Đất nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn biến động lịch sử, đất đai chuyển từ chế độ sở hữu tư nhân sang chế độ sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, Nhà nước giao cho người dân sử dụng ổn định, lâu dài Cùng với quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, quyền của người sử dụng đất đai ngày càng được mở rộng, đất đai ngày càng được sử dụng một cách hiệu quả hơn Đặc biệt nhà nước đã công nhận đất đai có giá, nó đã tham gia tích cực vào các quan hệ thị trường, giá trị của nó không ngừng tăng lên nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay.Cùng với sự biến động của thời gian, mỗi mảnh đất cũng có sự biến động về hình dạng, diện tích, mục đích sử dụng, chủ sử dụng, … đến nay trong quá trình đổi mới, tính dân chủ của người dân không ngừng được phát huy, nên nhiều người đòi được xem xét giải quyết lại, gây nên tình trạng khiếu kiện gay gắt
- Pháp luật về đất đai tuyên bố đất đai thuộc sở hữu toàn dân và không thừa nhận việc đòi lại đất cũ mà không tính đến nguồn gốc, mối quan hệ đối với đất đai của người chủ sử dụng Song trên thực tế, người dân lại căn cứ vào các yếu tố đó để đòi xem xét, giải quyết cho nên giữa quy định của chính sách, pháp luật và thực tế quan hệ đất đai còn có khoản cách
- Đảng và Nhà nước có nhiều chỉ thị, nghị quyết và các quy định về quản lý và sử dụng đất đai, đã đề ra các chủ trương, đúng đắn có tác dụng thiết thực Tuy nhiên, nhiều vướng mắc cụ thể chưa được xử lý, ví dụ: Đất cho thuê, đất cho mượn, đất thế chấp, đất cầm cố, …diễn ra trước khi có Luật đất đai và cả sau khi có Luật đất đai, pháp luật thừa nhận đất đó thuộc quyền sử dụng của người đang sử dụng
Trang 34nhưng về mặt đạo lý vấn đề đất cho mượn, cho thuê, cầm cố, thế chấp hay đất nhờ trông coi hộ, nay họ bị mất đất dẫn đến khiếu kiện đòi lại đất.
- Từ ngày thực hiện công cuộc đổi mới, kinh tế đất nước phát triển làm giá trị của đất đai không ngừng được tăng lên cùng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội đất nước, có lúc, có nơi giá đất tăng lên đột biến tạo ra những cơn “sốt đất” Giá trị của đất đai quá lớn so với thu nhập thường nhật của người dân, thu nhập từ đất đai cũng không ngừng tăng lên Vì vậy, đây là nguyên nhân trực tiếp thúc đẩy, kích thích khiếu nại để giành lại quyền sử dụng đất đai đồng nghĩa với giành lại tài sản lớn, do vậy người dân khiếu nại gay gắt mong giành lại được quyền sử dụng đất đai
- Quá trình phát triển công nghiệp hoá, đô thị hoá, xây dựng kết cấu hạ tầng ngày càng nhiều, đất đai cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, nơi ở phải di chuyển, đời sống, việc làm của người dân gặp nhiều khó khăn, cộng thêm dân số tăng nhanh, quyền dân chủ của nhân dân ngày càng được mở rộng, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao; tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, tiền tệ hoágiá trị và lợi ích thể hiện rất rõ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, âm mưu thủ đoạn của kẻ thù lợi dụng hoặc kích động thông qua hình thức khiếu kiện để gây mất ổn định nhằm chống phá công cuộc đổi mới và xây dựng Chủ nghĩa Xã hội của nhân dân ta
- Sau ngày giải phóng các tỉnh phía Nam thực hiện chủ trương chia ruộng cho tất cả các hộ làm nghề buôn bán hoặc đã có ngành nghề khác, làm cho các hộ nông dân có khả năng sản xuất ra các nông sản thiếu đất để sản xuất do họ phải đem đất chia cho người khác Trong khi đó, những hộ nông dân không có nhu cầu sử dụng đất lại được chia đất, những hộ này sau đó đã đem bán hoặc cho thuê dẫn đến chủ cũ khiếu kiện đòi lại…ở miền Bắc và miền Trung đất sản xuất rất ít, bình quân ruộng đất trên đầu người rất thấp, nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng lên Do đó, đất đai ngày càng trở thành vấn đề bức xúc Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đất đai có giá ngày càng lớn, điều này tác động đến lợi ích của người sử dụng đất Vì vậy tranh chấp, khiếu kiện về đất đai không có xu hướng giảm mà ngày càng tăng lên và bức xúc
- Khi xây dựng mô hình hợp tác xã, tập đoàn sản xuất trong sản xuất nông nghiệp đã nóng vội, gò ép, đốt cháy giai đoạn, chưa điều chỉnh đất đai trước khi đưa người
Trang 35dân vào hợp tác xã, tập đoàn sản xuất cho nên khi giải thể đã chia ruộng đất cho các xã viên theo nguyên tắc bình quân dẫn đến người dân không đồng tình với cáchlàm này nên khiếu kiện đòi sự công bằng.
- Một số cơ quan, đơn vị đượcgiao nhiều ruộng đất nhưng không sử dụng hết, để hoang hoá trong khi người dân thiếu đất để sản xuất nên người dân thắc mắc đòi lạiđất nhưng không được giải quyết Bên cạnh đó việc quản lý lại hết sức lỏng lẻo, cho thuê, cho mượn không đúng quy định để người khác chiếm dụng càng làm chongười có đất đòi lại gay gắt hơn
- Chính quyền địa phương các cấp trong một thời gian dài buông lỏng quản lý đất đai Trong thời kỳ đất đai chưa có giá, chính quyền coi việc quản lý đất đai không phải là nhiệm vụ cấp bách và thực tế là đã quản lý rất lỏng lẻo nhưng tình trạng khiếu kiện tranh chấp về đất đai rất ít Đến khi đất đai có giá, tình trạng tranh giành, lấn chiếm, tranh chấp về đất đai diễn ra khá gay gắt, chính quyền địa
phương là người đứng ra giải quyết, song do thời kỳ trước đây buông lỏng quản lý nên hệ thống chính sách pháp luật về xác lập quyền sở hữu và quyền sư dụng đất đai còn rất thiếu, không đồng bộ dẫn đến khó khăn trong việc ra quyết định giải quyết của chính quyền địa phương Tình trạng không rõ ràng đó còn làm cho ngườithua kiện khiếu nại quyết định giải quyết của chính quyền Việc sử dụng đất đai tuỳ tiện, chính quyền địa phương không kiểm soát hết gây ra mâu thuẫn, tranh chấpdẫn đến khiếu kiện
- Khi thực hiện chủ trương giao lại đất đai cho nông dân sản xuất, ở nhiều nơi nhândân đã tự thương lượng, nhiều người được sử dụng trở lại chính diện tích đất cũ của mình Trong khi đó, không ít người lại không nhận được lại diện tích đất cũ của mình dẫn đến so bì Đã vậy nguồn đất đai mới của Nhà nước khai phá để giao lại cho các hộ này rất ít nên họ càng khiếu kiện đòi đất gay gắt hơn
- Nhiều cơ quan, đơn vị quân đội được giao đất song việc quản lý và sử dụng đất không chặt chẽ; nhiều nông lâm trường làm ăn thua lỗ, thiếu hiệu quả, việc sử dụng đất đai không tuân thủ nghiêm túc các quy định của Luật đất đai Tuỳ tiện cho thuê, khoán đất, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt Do vậy, người dân có đất cũ đã khiếu kiện gay gắt để đòi lại đất
- Việc quản lý và sử dụng đất công ích, việc đấu thầu, giao khoán, sử dụng nguồn thu thiếu công khai, dân chủ đã phát sinh mâu thuẫn gay gắt ngay trong nội bộ cấp
Trang 36uỷ, Hội đồng nhân dân và chính quyền cơ sở nhưng không được quan tâm giải quyết ngay từ đầu đã để lại nhiều hậu quả khó khắc phục.
Một số cán bộ lợi dụng chức quyền, thông qua việc cấp đất, giao đất đã bao chiếm đất đai, nhận khoán với diện tích lớn rồi đem cho thuê với động cơ vụ lợi cá nhân làm cho nhân dân phẫn nộ, khiếu kiện gay gắt
- Hệ thống chính sách pháp luật về đất đai của Nhà nước ban hành nhiều song thiếuđồng bộ, chưa sát với thực tế tình hình sử dụng đất đai hiện nay, còn chồng chéo, không chặt chẽ và rất nhiều vướng mắc, thiếu cụ thể nên khó khăn trong việc áp dụng vào thực tế Nhiều quan hệ đất đai chưa có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh như giá của đất chuyên dùng; giải quyết tranh chấp đối với đất thổ mộ gia tộc, đất cho mượn, đất cho ở nhờ, đất lập ấp chiến lược; chưa có chính sách cụ thể để xử lý những sai phạm, lập lại trật tự trong quản lý và sử dụng đất nông, lâm trường, trạm, trại, …chưa có quy định cũng là nguyên nhân gây ra khiếu kiện.Nhà nước có văn bản quy định việc sử dụng đất quốc phòng nhưng trên thực tế việc thực hiện chưa thật triệt để, có hiện tượng quy hoạch là đất quốc phòng, đã được Chính phủ phê duyệt, chính quyền địa phương xác nhận nhưng chưa giải toả, dân sử dụng ổn định từ lâu nên khi quốc phòng sử dụng, dân không chịu trả còn khiếu kiện Bên cạnh đó, có đơn vị còn một số diện tích đất không sử dụng hoặc sửdụng không đúng mục đích, trong khi địa phuơng thiếu đất sản xuất từ đó phát sinhkhiếu kiện đòi lại đất
Cùng với sự thay đổi của chính sách pháp luật, quyền và lợi ích của người sử dụng đất đai ngày càng được mở rộng và được coi trọng dẫn đến tình trạng người hưởng chính sách sau lợi hơn người hưởng chính sách trước, do đó có sự so bì
Quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai, tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản còn lỏng lẻo, nhiều chủ trương chính sách chậm được hướng dẫn cụ thể để thực hiện nên mỗi nơi làm một kiểu dẫn đến sự vi phạm của nhiều cán bộ cơ sở, tạo kẽ hở cho nạn tham nhũng và tiêu cực phát sinh
Mặt khác, nhiều tổ chức Đảng, chính quyền địa phương, đoàn thể còn yếu kém, chậm được củng cố, một bộ phận cán bộ thoái hoá, biến chất làm cho nhân dân bất bình, một số cán bộ, đảng viên cơ sở trực tiếp tham gia hoặc đứng sau các vụ khiếukiện làn cho tình hình gay gắt và phức tạp hơn
Trang 37- Việc áp dụng các chính sách, quy định về giải toả đền bủ khi Nhà nước thu hồi đất hiện nay cách làm còn thiếu thống nhất, vận dụng mỗi nơi một khác, không ít trường hợp thiệt thòi làm cho nhân dân thắc mắc Một số cán bộ thực hiện dự án tưlợi, lợi dụng chức quyền để thông đồng với một số hộ khai khống diện tích, tài sản phải giải toả để rút tiền của Nhà nước ăn chia với nhau làm cho người dân bất bình đã làm đơn tố cáo
Trong việc đền bù giải toả khi Nhà nước thu hồi đất đai, người dân thì luôn muốn được đền bù cao còn Nhà nước thì áp dụng giá cứng Trên thực tế, ở hầu hết các dựán giải toả mức đền bù thiệt hại về đất đai và tài sản trên đất rất thấp so với giá trị của nó trên thị trường, với giá trị nhận được sau đền bù, người dân không thể tổ chức lại cuộc sống như trước Việc tái định cư tại chỗ không thực hiện được, tái định cư ở khu vực khác thì không đảm bảo được cuộc sống và việc làm cho người dân Trong khi đó, giá đất bị thu hồi, sau khi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, lên quá cao, gấp từ 100 – 150 lần giá đất đền bù thô Do đó, không tạo lập được chỗ ở mới cho người dân dẫn đến người dân khiếu kiện về giá đền bù và không chịu di dời
Việc tổ chức thực hiện đền bù giải toả được chính quyền địa phương áp dụng chínhsách, pháp luật một cách tuỳ tiện, thực hiện mỗi nơi một khác, nhiều dự án ở địa phương chỉ chú trọng đến mặt kinh tế, không tính đến mặt chính sách xã hội đối với người dân
Trong quá trình quản lý, hồ sơ đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc chính quyền địa phương không cấp cho dân vì vậy khi khiếu kiện đền bù, giải toả vận dụng rất tuỳ tiện và xảy ra nhiều tiêu cực
Chính quyền địa phương ban hành nhiều chính sách đền bù không nhất quán, lúc đền bù khi lại hỗ trợ, đền bù từ thấp rồi lại lên cao dần, dân càng khiếu kiện thì mức đền bù càng cao, đên khi ngân sách Nhà nước không đủ đên bù, các hộ được đền bù ít quay lại khiếu kiện thì không được giải quyết, để tồn đọng dẫn đến khiếu kiện đông người phức tạp Mặt khác, lại buông lỏng quản lý, cấp trên thiếu kiểm tra, giám sát cấp dưới trong việc thực hiện đền bù giải toả, khoán trắng cho chủ dự án và cấp dưới nên đã có nhiều trường hợp lợi dụng sơ hở để tham nhũng, tư lợi nhiều trường hợp rất nghiêm trọng
Trang 38Những văn bản về lĩnh vực đền bù giải toả đã theo kịp sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước, đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của người sử dụng đất bị thu hồi Song do việc thực hiện các quyết định thu hồi đền bù giải phóng không kịp thời nên các công trình kéo dài nhiều năm, thậm chí có trường hợp trên 10 năm, trong khi chínhsách đền bù luôn thay đổi theo hướng quy định sau bao giờ cũng có lợi cho người sử dụng đất hơn so với quy định trước Do đó, người sử dụng đất bị thu hồi nhưng chưa tiến hành đền bù, giải toả nay họ khiếu nại đòi thực hiện các quy định có hiệulực vào thời gian giải toả, đương nhiên là giá cao hơn nhiều so với những người cùng bị thu hồi đất nhưng đã tiến hành đền bù, giải toả trước đó Nếu giải quyết theo nguyện vọng cua người khiếu nại đòi quyền lợi, đòi sự công bằng thì những người giải toả trước đó sẽ bất bình, khiếu kiện Nhưng nếu không thực hiện giải quyết theo quy định mới mà áp dụng quy định cũ thì sai quy định của pháp luật và không đảm bảo cuộc sống cho những người bị di dời sau nay vì bị trượt giá rất nhiều Đây là hiện tượng nhức nhối xảy ra phổ biến đối với các công trình đường giao thông, dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, … như dự án xây dựngđường 18 Quảng ninh, Quốc lộ 1A đoạn đi Thanh hoá, …
Đất thu hồi vào các mục đích khác nhau, ở các địa phương khác nhau đôi khi cùng loại đất nhưng giá đền bù khác nhau dẫn đến sự so bì, khiếu nại Khiếu kiện do thu hồi đất quá diện tích ghi trong quyết định thu hồi đất, thu hồi đất vượt thẩm quyền,
+ Các vi phạm quy định của pháp luật qua các thời kỳ chưa được phát hiện, xử lý triệt để, còn để tình trạng tồn đọng, do vậy đến nay đương sự có cơ sở để khiếu nại như giao đất trái thẩm quyền, thi hành quyết định của cấp trên không đúng, lấn chiếm đất đai, … Khi phát sinh khiếu kiện, cấp uỷ, chính quyền nhiều nơi chưa tậptrung chỉ đạo kịp thời, còn có biểu hiện né tránh, đùn đẩy, nhiều trường hợp giải quyết lại không đúng chính sách pháp luật, xử lý vi phạm không nghiêm minh
Trang 39+ Việc giao đất trái thẩm quyền, không đúng đối tượng, giao sai diện tích, sai vị trí,sử dụng tiền thu từ đất sai quy định của chính sách tài chính là hành vi sai trái của chính quyền địa phương nhưng không được xử lý Người sử dụng đất đã làm đầy đủ nghĩa vụ lại không được hợp thức hoá quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận,
do đó quyền lợi của họ không được giải quyết thoả đáng nên tạo thành các đoàn khiếu kiện đông người lên Trung ương
- Việc giáo dục, tuyên truyền chính sách, pháp luật nhất là chính sách, pháp luật vềđất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa gắn với vận động thuyết phục, đặc biệt là ở những vùng dân trí thấp, chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến người đi khiếu nại không hiểu biết pháp luật, khi đã được giải quyết và giải thích vẫn không hiểu và luôn cho minh là đúng, minh bị oan nên đi khiếu kiện gây không ít khó khăn cho chính quyên các cấp trong thời gian vừa qua
Trong tổ chức thực hiện có nhiều sai phạm, thiếu công khai, dân chủ và công bằng,người thực hiện công vụ lại tuỳ tiện bỏ qua trình tự, thủ tục làm nảy sinh khiếu kiện, nhiều vụ khiếu kiện đông người, gay gắt việc giải quyết mất thời gian và rất khó khăn
- Việc giải quyết tranh chấp đất đai trong nội bộ nhân dân còn nhiều vướng măc, rất nhiều khiếu kiện còn thiên về mệnh lệnh hành chính Nhiều trường hợp giải quyết sai pháp luật, lợi dụng kẽ hở, một số đối tượng tiêu cực, tham nhũng, lợi dụng chức quyền đã giải quyết cho trường hợp này nhưng không giải quyết cho trường hợp khác gây bất bình và khiếu kiện trong nhân dân
- Công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai chưa được quan tâm đúng mức và chưa làm thường xuyên ở tất cả các địa phương, do vậy những vi phạm chưa được phát hiện xư lý kịp thời làm cho tình trạng vi phạm tiếp diễm, lây lan là nguyên nhân làm phát sinh khiếu kiện
- Khối lượng đơn khiếu kiện lớn, biên chế cán bộ tham gia giải quyết chưa đáp ứngđược yêu cầu thực tế nên hiện tượng tồn đọng đơn thư khiếu tố xảy ra ở cả các cơ quan giải quyết khiếu nại ở địa phương và Trung ương, tình trạng vi phạm thời hiệu, thời hạn giải quyết khiếu tố xảy ra khá phổ biến, đương sự khiếu nại hành vi hành hành chính của nhứng người tham gia giải quyết khiếu tố làm tăng thêm số vụ khiếu tố