Tính cấp thiết của đề tài Theo phép biện chứng duy vật tất cả các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thực tại khách quan đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập nhau, tạo thàn
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYỄN THỊ MAI
VẬN DỤNG QUY LUẬT MÂU THUẪN VÀO
VIỆC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT XÃ HỘI Ở NƯỚC TA
HIỆN NAY (QUA THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Đà Nẵng - Năm 2015
Trang 2ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYỄN THỊ MAI
VẬN DỤNG QUY LUẬT MÂU THUẪN VÀO
VIỆC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT XÃ HỘI Ở NƯỚC TA
HIỆN NAY (QUA THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG)
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ VĂN ĐÍNH
Đà Nẵng – Năm 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Mai
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3
5 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3
6 Kết cấu của luận văn 6
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÂU THUẪN VÀ XUNG ĐỘT XÃ HỘI 7
1.1 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI MÂU THUẪN 7
1.1.1 Khái niệm mâu thuẫn, mặt đối lập và sự đấu tranh, thống nhất giữa chúng 7
1.1.2 Phân loại mâu thuẫn 11
1.1.3 Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật mâu thuẫn 12
1.2 XUNG ĐỘT XÃ HỘI 13
1.2.1 Khái niệm xung đột xã hội và “điểm nóng” xã hội 13
1.2.2 Nguyên nhân, phân loại xung đột xã hội 14
1.2.3 Nhận diện, đánh giá tác động của xung đột xã hội 14
1.2.4 Các giai đoạn phát triển và tác động của xung đột xã hội 21
1.2.5 Quan điểm, phương pháp giải quyết xung đột xã hội 22
1.3 VẤN ĐỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO 26
1.3.1 Khiếu nại 26
1.3.2 Tố cáo 27
1.3.3 Chủ trương, chính sách của Đảng và công tác chỉ đạo về giải quyết khiếu nại, tố cáo 28
Trang 5xã hội 41 2.1.3 Các biện pháp cơ bản giải quyết các “điểm nóng” chính trị - xã hội 53 2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THỜI GIAN QUA 58
2.2.1 Khái quát chung về tình hình thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và các khiếu nại, tố cáo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố
Đà Nẵng 58 2.2.2 Một số đánh giá, nhận xét về đặc điểm, tính chất nguyên nhân của các khiếu nại, tố cáo ở thành phố Đà Nẵng 81 2.2.3 Tình hình công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở thành phố Đà Nẵng thời gian qua 85 2.2.4 Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo 92
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 96
CHƯƠNG 3 VẬN DỤNG QUY LUẬT MÂU THUẪN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC XUNG ĐỘT XÃ HỘI Ở NƯỚC TA NÓI CHUNG
VÀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NÓI RIÊNG 98
3.1 QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG 98
Trang 63.1.1 Quan điểm 98 3.1.2 Phương hướng giải quyết các xung đột xã hội và khiếu nại, tố cáo 102 3.2 CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA XUNG ĐỘT XÃ HỘI VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ công tác GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO 103
3.2.1 Các giải pháp phòng ngừa xung đột xã hội ở nước ta hiện nay 103 3.2.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở thành phố Đà Nẵng 114
KẾT LUẬN 123 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYếT ĐịNH GIAO Đề TÀI (bản sao)
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Theo phép biện chứng duy vật tất cả các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thực tại khách quan đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập nhau, tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân, sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển làm cho cái cũ mất đi, cái mới ra đời thay thế cái cũ Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn diễn ra không ngừng vì thế sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan thường xuyên phát triển và biến đổi
Khi nhận thức bản chất của sự vật và hiện tượng chúng ta phải phân tích mâu thuẫn vốn có của chúng, đồng thời khi phân tích mâu thuẫn phải xem xét toàn diện các mặt đối lập của nó - theo dõi quá trình phát sinh, phát triển của các mặt đó, nghiên cứu sự đấu tranh của chúng qua từng giai đoạn, tìm hiểu những điều kiện khách quan làm cho những mặt đó biến đổi, đánh giá đúng tính chất, vai trò của từng mặt và của cả mâu thuẫn trong từng giai đoạn nhằm đưa ra phương pháp giải quyết mâu thuẫn đạt hiệu quả nhất
Xung đột xã hội là hình thức đấu tranh để giải quyết những mâu thuẫn
xã hội đối lập (về lợi ích hay giá trị, quan điểm) giữa các lực lượng xã hội nhằm hiện thực hóa các nhu cầu về lợi ích và giá trị của lực lượng mình Trong những năm gần đây, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều phải đối mặt với những bất ổn xã hội Những bất ổn xã hội kéo dài đã dẫn đến xung đột xã hội với xu hướng diễn biến ngày càng đa dạng, phức tạp và phát sinh trên tất cả các mặt của đời sống xã hội Tác động của xung đột đối với con người là rất lớn, vừa mang tính tích cực, tất yếu khách quan, vừa mang tính tiêu cực nếu không được quản lý tốt Để phát huy những yếu tố tích cực cũng như hạn chế yếu tố tiêu cực của xung đột, chúng ta cần nghiên cứu để
Trang 10tổng kết những vấn đề mang tính lý luận, cung cấp những khuôn khổ lý thuyết, nhằm góp phần quản lý và giải tỏa những xung đột một cách hiệu quả, phù hợp với những biến đổi của điều kiện kinh tế, xã hội và các chuẩn mực quốc tế
Giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý nhà nước Kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo góp phần giảm thiểu các “điểm nóng” chính trị - xã hội, ổn định tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, kỷ luật trong quản lý nhà nước và là phương thức để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức Chính vì
vậy việc chọn đề tài “Vận dụng quy luật mâu thuẫn vào việc giải quyết xung đột xã hội ở nước ta hiện nay – qua thực tiễn giải quyết khiếu nại, tố cáo ở thành phố Đà Nẵng” để góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả,
hiệu lực công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm giảm thiểu các “điểm nóng” chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là rất cần thiết
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích
Trên cơ sở lý luận của quy luật mâu thuẫn, từ thực tiễn giải quyết các xung đột xã hội ở nước ta nói chung và thực trạng khiếu nại, tố cáo ở thành phố Đà Nẵng nói riêng, luận văn xây dựng các định hướng và đề xuất các giải pháp để giải quyết hợp lý các vấn đề khiếu nại, tố cáo vì sự ổn định và phát triển của thành phố Đà Nẵng
2.2 Nhiệm vụ
+ Khái quát lý luận chung về quy luật mâu thuẫn và xung đột xã hội; + Phân tích thực trạng xung đột xã hội ở nước ta và tình hình khiếu nại,
tố cáo ở thành phố Đà Nẵng thời gian qua;
+ Đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết một cách có hiệu quả vấn đề
Trang 11giải quyết khiếu nại, tố cáo ở thành phố Đà Nẵng hiện nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác giải quyết các “điểm nóng” chính trị -
xã hội ở nước ta nói chung và vấn đề khiếu nại, tố cáo ở thành phố Đà Nẵng nói riêng
- Phạm vi nghiên cứu: Ngoài các xung đột xã hội trên các lĩnh vực ở nước ta thời gian qua, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề giải quyết các xung đột xã hội qua thực tiễn giải quyết khiếu nại, tố cáo tại thành phố Đà Nẵng hiện nay Các số liệu liên quan tới đối tượng nghiên cứu giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến nay
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên quan điểm mác - xít về quy luật mâu thuẫn và vấn đề xung đột xã hội để tiếp cận và giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình đổi mới
4.2 Về phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, thống kê, đối chiếu, khái quát hóa
5 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập hay còn gọi là quy luật mâu thuẫn là quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật, nó vạch ra nguồn gốc, động lực của sự phát triển Lê nin viết: “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng, nhưng điều đó đòi hỏi
phải có những sự giải thích và một sự phát triển thêm” Chính vì vậy, ta có thể
thấy, phép biện chứng duy vật nói chung và quy luật mâu thuẫn nói riêng cung cấp hệ thống lý luận khoa học về sự vận động và phát triển của tự nhiên,
Trang 12xã hội và tư duy song để vận dụng hệ thống quy luật phổ biến này vào từng lĩnh vực thì cần có những công trình nghiên cứu riêng.Trong quá trình phát triển đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, chủ nghĩa Mác-Lênin
là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam trong hành động Chính vì vậy, quy luật mâu thuẫn với tư cách là động lực của sự phát triển đã được rất nhiều học giả quan tâm, nghiên cứu, đặc biệt là mâu thuẫn trong lĩnh vực xã hội Trong giai đoạn hiện nay, mâu thuẫn xã hội được đề cập đến ở khái niệm xung đột xã hội tức là các tình huống hoặc quá trình xã hội mà trong nó tồn tại các mâu thuẫn
về lợi ích đã xuất hiện ở rất nhiều các dự án nghiên cứu, chuyên đề, bài học kinh nghiệm của quá trình đổi mới trong các văn kiện của Đảng Liên quan đến nội dung của đề tài, tác giả đã tiếp cận những công trình nghiên cứu các mâu thuẫn trong lĩnh vực xã hội cũng như phương pháp nhận thức và giải quyết chúng nhằm tái khẳng định việc vận dụng quy luật mâu thuẫn vào giải quyết xung đột xã hội thông qua thực tiễn giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng như việc tìm kiếm các nhóm giải pháp ứng dụng trong thực tiễn
Tác phẩm Mâu thuẫn - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của tác giả
Nguyễn Tấn Hùng do Nhà xuất bản khoa học xã hội xuất bản năm 2005, tác giả đã hệ thống lý luận về mâu thuẫn, phương pháp phân tích mâu thuẫn, những nguyên tắc phương pháp luận của việc giải quyết mâu thuẫn, trên cơ sở
đó tác giả trình bày nhận thức và giải quyết những mâu thuẫn quan trọng trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay
Tác phẩm Xung đột xã hội - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội của tác giả Võ Khánh Vinh (chủ biên) đã
đề cập đến các biểu hiện xung đột xã hội – như là sự biểu hiện của những mâu thuẫn xã hội khách quan hoặc chủ quan phản ánh sự đối lập giữa những người đại diện (các bên) của chúng Hoặc cùng nội dung này, GS.TSKH Phan
Xuân Sơn trong tác phẩm Xung đột xã hội, quản lý và giải tỏa xung đột xã
Trang 13hội, Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Chính trị
học và các chuyên đề bài giảng chính trị học Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính, Hà Nội, đề cập: Xung đột xã hội được hiểu là sự va chạm hay xung khắc về lợi ích, sự bất đồng nghiêm trọng hay tranh cãi gay gắt về ý kiến, quan điểm, sự đấu tranh với các cấp độ khác nhau từ các phía trong các quan
hệ xã hội của đời sống con người Xung đột xã hội là xung đột giữa người với người, là hình thức đấu tranh giữa các lực lượng xã hội (những tập hợp cộng đồng người hình thành một cách tự phát như dòng họ, tộc người, dân tộc, địa phương, giai cấp, quốc gia hay được tổ chức một cách có ý thức như các đảng phái, hội đoàn) để giải quyết những mâu thuẫn xã hội đối lập nhằm đạt được cho lực lượng đó những lợi ích và giá trị
Bài viết Công bằng xã hội - Mâu thuẫn và phương pháp giải quyết của
PGS.TS Nguyễn Tấn Hùng và PGS.TS Lê Hữu Ái Bài viết đề cập đến biểu hiện của công bằng xã hội trong các mối quan hệ xã hội, cụ thể là quan hệ về lợi ích, nhưng giữa các lợi ích thường tồn tại mâu thuẫn Do đó, để kết hợp hài hòa các lợi ích, thực hiện công bằng xã hội cần phải nghiên cứu và giải quyết những mâu thuẫn nhất định Mâu thuẫn bao trùm nhất trong giai đoạn hiện nay là mâu thuẫn giữa cá nhân với xã hội Ngoài ra, trong từng lĩnh vực
cụ thể như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cũng có những mâu thuẫn đặc thù Hoặc trong cùng chủ đề, Tạp chí Triết học số 5 tháng 10-1999, tác giả
Nguyễn Tấn Hùng đã đề cập đến việc giải quyết mâu thuẫn nhằm thực hiện tốt việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội bài viết này, tác
giả đã nhấn mạnh: để kết hợp được giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội cần phải nhận thức và giải quyết tốt những mâu thuẫn nảy sinh trong quan
hệ giữa chúng
Tác giả Nguyễn Linh Khiếu với bài viết Về mâu thuẫn cơ bản của xã hội
ta trong thời kỳ quá độ (Trong sách “Về sự phát triển của xã hội ta hiện nay”,
Trang 14Nguyễn Trọng Chuẩn chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991, tr 85), viết: Giải quyết mâu thuẫn không phải là mặt đối lập này thủ tiêu mặt kia một cách chủ quan để biến thành cái tuyệt đối và “giải quyết mâu thuẫn bằng cách các mặt đối lập đấu tranh thủ tiêu nhau, thực chất đó là quan điểm siêu hình”
Tác giả Phạm Minh Lăng, Thái độ khoa học đối với các trào lưu triết học và xã hội ngoài Mácxít, Tạp chí “Triết học”, 1991, số 4, tr.36, viết: Hậu
quả của việc giải quyết mâu thuẫn bằng cách loại bỏ một mặt và giữ lại mặt kia là biến một mặt vốn là cái phiến diện, cái bộ phận thành cái toàn thể, cái tương đối thành cái tuyệt đối Tác giả cho rằng, trong thời gian dài chúng ta
đã “biến chủ nghĩa Mác vốn là cái hữu hạn thành cái vô hạn , cái tương đối thành cái tuyệt đối”
Cùng với tư liệu khác là các giáo trình và các tập bài giảng, các văn kiện của Đảng có những nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu, cũng như các bài báo, báo cáo chuyên đề, các kết luận thanh tra, quyết định xử lý những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp kéo dài, vượt cấp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005-2015
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Mục lục và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được xây dựng bố cục gồm 3 chương (7 tiết) trình bày trong 125 trang
Trang 15CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÂU THUẪN VÀ
XUNG ĐỘT XÃ HỘI
1.1 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI MÂU THUẪN
1.1.1 Khái niệm mâu thuẫn, mặt đối lập và sự đấu tranh, thống nhất giữa chúng
a Khái niệm mâu thuẫn
Trong thế giới hiện thực, bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng chứa đựng trong chính bản thân nó những mặt, những thuộc tính, những đặc điểm, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau Sự đấu tranh chuyển hoá các mặt đối lập trong những điều kiện cụ thể tạo thành mâu thuẫn, là nguồn gốc, động lực bên trong của sự phát triển
Mâu thuẫn là sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập bên trong của sự vật hoặc giữa các sự vật độc lập với nhau Các mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau
Mâu thuẫn là hiện tượng phổ biến tồn tại bên trong mỗi sự vật hiện tượng ở tất cả mọi lĩnh vực của thế giới Trong mỗi sự vật hiện tượng không chỉ có một mâu thuẫn mà có nhiều mâu thuẫn và mỗi mâu thuẫn đều có đặc trưng riêng, có vai trò riêng đối với sự vận động và phát triển Ph.Ăngghen viết: “Nếu bản thân sự di động một cách máy móc đơn giản đã chứa đựng mâu thuẫn, thì tất nhiên những hình thức vận động cao hơn của vật chất và đặc biệt là sự sống hữu cơ lại càng phải chứa đựng mâu thuẫn như vậy Sự sống trước hết là ở chỗ một sinh vật trong mỗi lúc vừa là nó nhưng lại vừa là cái khác” [39]
b Khái niệm mặt đối lập
Mặt đối lập là khái quát những mặt, những thuộc tính, những khuynh
Trang 16hướng trái ngược nhau trong một chỉnh thể làm nên sự vật hiện tượng Mỗi mâu thuẫn ít nhất có hai mặt đối lập, nhưng không phải bất kỳ mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn Chỉ những mặt đối lập cùng nằm trong một chỉnh thể có liên hệ khăng khít với nhau, tác động lẫn nhau mới tạo thành mâu thuẫn Mâu thuẫn mà quy luật nói đến là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau
c Mâu thuẫn biện chứng
Mâu thuẫn biện chứng là khái niệm triết học dùng để chỉ sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, bài trừ, phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập biện chứng Mâu thuẫn biện chứng tồn tại khách quan và phổ biến trong tự nhiên,
xã hội và tư duy Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là sự phản ánh mâu thuẫn biện chứng trong hiện thực khách quan và là nguồn gốc phát triển của nhận thức Hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong sự thống nhất của các mặt đối lập
d Sự thống nhất của các mặt đối lập
Sự thống nhất của các mặt đối lập trong quy luật mâu thuẫn có nghĩa là hai mặt đối lập liên hệ với nhau, ràng buộc nhau và quy định lẫn nhau, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại cho mình (theo nghĩa này mà quy luật còn được gọi là quy luật đồng nhất) [48, Tr.204 ]
Sự thống nhất không tách rời sự khác nhau, sự đối lập, trong thống nhất bao hàm cả sự khác nhau, sự đối lập nhau, sự đấu tranh lẫn nhau Sự thống nhất các mặt đối lập cụ thể nào cũng đều có tính tương đối, tạm thời, tức nó chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định Sự thống nhất của các mặt đối lập là nguyên nhân của trạng thái đứng im tương đối, tạm thời của thế giới Lênin viết: “Sự thống nhất của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối.” [53]
Trang 17"Thống nhất "của các mặt đối lập được hiểu không phải chúng đứng bên cạnh nhau mà là nương tựa vào nhau, tạo ra sự phù hợp cân bằng như liên hệ phụ thuộc, quy định mà ràng buộc lẫn nhau Mặt đối lập này lấy mặt đối lập kia làm tiền đề cho sự tồn tại của chính mình và ngược lại Nếu thiếu một trong hai mặt đối lập chính tạo thành sự vật thì nhất định không có sự tồn tại của sự vật Bởi vậy sự thống nhất của các mặt đối lập là điều kiện không thể thiếu cho sự tồn tại của bất kỳ sự vật hiện tượng nào Sự thống nhất này do
những đặc điểm riêng có của bản thân sự vật tạo nên
Ở phương diện bản thể luận, khái niệm "thống nhất", "đồng nhất" của các mặt đối lập được dùng để chỉ mối quan hệ giữa các mặt đối lập, chúng không tồn tại một cách cô lập, tách rời nhau mà gắn bó, xâm nhập, quy định,
là tiền đề cho nhau, chúng không phải là những "đối cực" loại trừ nhau một cách vĩnh viễn mà có những điểm chung với nhau, và vì thế chúng có thể chuyển hoá cho nhau trong những điều kiện nhất định
e Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
Đấu tranh giữa các mặt đối lập có nghĩa là các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau, phủ định lẫn nhau Các mặt đối lập vẫn luôn có xu hướng phát triển trái ngược nhau, không thể nằm yên bên nhau nhưng tồn tại trong mối liên hệ quy định ràng buộc nhau
Sự đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình phức tạp chia ra nhiều giai đoạn Phép biện chứng duy vật khẳng định đấu tranh giữa các mặt đối lập quy định một cách tất yếu sự phát triển của mâu thuẫn Lúc mới xuất hiện, mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản của các măt đối lập, dần dần chúng xung đột nhau gay gắt và khi đủ điều kiện, chúng chuyển hóa nhau, mâu thuẫn được giải quyết Cũng nhờ đó mà thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ Sự phát triển của sự vật diễn ra một cách thường xuyên như thế Vì vậy, đấu
Trang 18tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực bên trong của sự vận động
và phát triển
Sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối, nó diễn ra liên tục trong suốt quá trình ổn định cũng như trong lúc chuyển hóa của các mặt đối lập dẫn tới sự vật mới thay thế cho sự vật cũ Tính tuyệt đối, liên tục của sự đấu tranh của các mặt đối lập là nguyên nhân của trạng thái tự thân vận động và phát triển không ngừng của thế giới Sự đứng im tương đối, tạm thời của sự vật hiện tượng cũng là vận động trong thế cân bằng của các mặt đối lập
Đấu tranh giữa các mặt đối lập là nhằm giải quyết mâu thuẫn Việc giải quyết mâu thuẫn thực hiện bằng chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập Sự chuyển hóa được thực hiện ở giai đoạn chín muồi của mâu thuẫn và phải có điều kiện cụ thể tùy theo từng sự vật, diễn ra dưới nhiều hình thức Hai khuynh hướng khái quát nhất của sự chuyển hóa là: Mặt đối lập này được chuyển hóa thành mặt đối lập kia và thành lập ngay cho mình mặt đối lập mới để tiếp tục đấu tranh với nhau trong sự vật mới; Hai mặt đối lập cũ cùng mất đi và hình thành hai mặt đối lập mới trong sự vật mới ở tính chất, trình độ cao hơn
Khi bàn về mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập Lênin chỉ ra rằng: Mặc dù thống nhất chỉ là điều kiện để sự vật tồn tại với ý nghĩa nó chính là nó nhờ có sự thống nhất của các mặt đối lập mà chúng ta nhận biết được sự vật hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan Song bản thân của sự thống nhất chỉ là sự tương đối và tạm thời, đấu tranh giữa các mặt mới là tuyệt đối vĩnh viễn Nó diễn ra thường xuyên liên tục trong suốt quá trình tồn tại của sự vật kể cả trạng thái sự vật ổn định, cũng như sự chuyển hoá nhảy vọt về chất [48, Tr.206] Lênin viết: "Sự thống nhất của mặt đối lập
là có điều kiện tạm thời thoáng qua tương đối Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối cũng như sự phát triển sự vận động là tuyệt đối" [53]
Trang 191.1.2 Phân loại mâu thuẫn
Mâu thuẫn tồn tại ở các sự vật, hiện tượng, trong mọi lĩnh vực với những hình thức đa dạng Tính đa dạng của mâu thuẫn được quy định một cách khách quan bởi đặc điểm của các mặt đối lập, bởi điều kiện mà trong đó sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập được triển khai, bởi trình độ tổ chức của
sự vật trong đó mâu thuẫn tồn tại [48, Tr.207]
Có thể phân chia mâu thuẫn thành nhiều loại tùy thuộc vào căn cứ mà chúng ta sử dụng để phân loại mâu thuẫn
a Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài
Mâu thuẫn bên trong là những mâu thuẫn nằm ngay bên trong bản thân
sự vật hiện tượng Nó có vai trò là nhân tố quyết định sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng Nó là nguồn gốc, động lực bên trong của sự vận động và phát triển
Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa các sự vật hiện tượng với nhau
Nó không giữ vai trò quyết định nhưng có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của sự vật hiện tượng Sự ảnh hưởng này muốn phát huy tác dụng phải thông qua các mâu thuẫn bên trong
Sự phân biệt mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài chỉ có ý nghĩa tương đối, nó hoàn toàn tùy thuộc các mối quan hệ cụ thể
b Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản
Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn xuất hiện, tồn tại và phát triển cùng sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của sự vật hiện tượng Nó quyết định sự phát triển của sự vật hiện tượng từ khi hình thành cho đến khi kết thúc Khi mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật hiện tượng có sự thay đổi về chất Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn xuất hiện, tồn tại và phát triển cùng sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của sự vật hiện tượng nhưng không giữ vai trò quyết định mà chỉ ảnh hưởng đến sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng
Trang 20c Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn không chủ yếu
Mâu thuẫn chủ yếu nổi lên hàng đầu ở mỗi giai đoạn phát triển nhất định của sự vật hiện tượng [30] Nó giữ vai trò quyết định đối với những mâu thuẫn khác trong cùng giai đoạn của quá trình phát triển
Mâu thuẫn không chủ yếu là những mâu thuẫn phát sinh trong từng giai đoạn phát triển của sự vật hiện tượng, không giữ vai trò quyết định mà chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của sự vật hiện tượng
Ranh giới giữa mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn không chủ yếu chỉ là tương đối Tùy điều kiện cụ thể chúng có thể chuyển hóa cho nhau Mâu thuẫn chủ yếu thường là biểu hiện cụ thể của mâu thuẫn cơ bản trong từng giai đoạn của sự phát triển của sự vật hiện tượng Do đó việc giải quyết mâu thuẫn chủ yếu cũng là quá trình giải quyết dần dần mâu thuẫn cơ bản
d Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng
Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa các khuynh hướng, những lực lượng xã hội có lợi ích cơ bản trái ngược nhau không thể điều hòa được [48, tr.211] Loại mâu thuẫn này chỉ có trong các xã hội có đối kháng giai cấp Việc giải quyết mâu thuẫn này phải dùng đến bạo lực cách mạng
Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa các khuynh hướng, lực lượng xã hội có lợi ích cơ bản thống nhất nhau Việc giải quyết mâu thuẫn này thường là phương pháp hòa bình, phương pháp giáo dục
1.1.3 Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật mâu thuẫn
Để hiểu đúng bản thân sự vật và tìm ra con đường đúng đắn để giải quyết mâu thuẫn nhằm thúc đẩy sự phát triển; phải phân tích mâu thuẫn của
sự vật, tìm ra những mặt đối lập và khuynh hướng tác động của chúng Khi phân tích mâu thuẫn phải xuất phát từ chính bản thân sự vật – tức là quán triệt quan điểm khách quan khi xem xét mâu thuẫn Khi phân tích mâu thuẫn cần xem xét quá trình phát sinh, phát triển của mâu thuẫn và vị trí, vai trò cũng
Trang 21như xu hướng tác động của các mặt đối lập – tức là quán triệt quan điểm lịch
sử - cụ thể trong việc xem xét mâu thuẫn Phải xác định đúng phương thức, phương tiện và lực lượng giải quyết mâu thuẫn phù hợp với mâu thuẫn của từng sự vật ở mỗi giai đoạn cụ thể; không điều hòa mâu thuẫn, đồng thời chống lại cả hai biểu hiện sai lầm, nóng vội, chủ quan duy ý chí và trì trệ trong việc giải quyết mâu thuẫn
1.2 XUNG ĐỘT XÃ HỘI
1.2.1 Khái niệm xung đột xã hội và “điểm nóng” xã hội
a Khái niệm xung đột xã hội
Xung đột xã hội là hình thức đấu tranh để giải quyết những mâu thuẫn
xã hội đối lập (về lợi ích hay giá trị, quan điểm) giữa các lực lượng xã hội nhằm hiện thực hóa các nhu cầu về lợi ích và giá trị của lực lượng mình Xét từ góc độ chính trị, xung đột xã hội có thể được thể hiện thành các xung đột chính trị - xã hội, mà biểu hiện cụ thể như các cuộc chiến tranh, cách mạng hay các cuộc đấu tranh khác liên quan đến việc sử dụng bạo lực chính trị Xung đột xã hội bắt nguồn từ những mâu thuẫn đối kháng đe dọa sự ổn định cơ sở kinh tế của hệ thống xã hội, tất yếu dẫn đến cách mạng và có thể làm thay đổi cả trật tự xã hội Những mâu thuẫn ấy biểu hiện ra bằng các xung đột vũ trang
Xung đột xã hội bắt nguồn từ những mâu thuẫn không đối kháng có thể được hạn chế hoặc điều chỉnh trong khuôn khổ một trật tự xã hội nhất định
b Điểm nóng xã hội
“Điểm nóng” xã hội là một hình thái biểu hiện của xung đột xã hội - là hiện tượng xã hội diễn ra ở trạng thái không bình thường, căng thẳng, mất ổn định, rối loạn, trong đó diễn ra sự xung đột, chống đối giữa các lực lượng, đồng thời hành vi của những người tham gia xung đột đã vượt ra ngoài hoặc
có khả năng vượt ra ngoài khuôn khổ của pháp luật và chuẩn mực đạo đức,
Trang 22diễn ra tại một địa điểm hay một khu vực, lĩnh vực nào đó và có khả năng ảnh hưởng, lan tỏa sang nơi khác
1.2.2 Nguyên nhân, phân loại xung đột xã hội
Nguyên nhân cơ bản là do sự không thống nhất trong nhận thức về các giá trị của các nhóm người- sự cách biệt giữa sự mong đợi, dự định và thực tế hành vi con người, sự thiếu hiểu biết trong các quan hệ và tương tác lẫn nhau, như tham lam, ích kỷ, vụ lợi, thiếu sáng suốt, thiếu logic trong nhận thức và hành động, rào cản ngôn ngữ, chất lượng thông tin thấp và xuyên tạc thông tin đều có thể gây nên xung đột xã hội
Nguyên nhân trực tiếp là do trình độ quản lý xã hội bất cập của đội ngũ những người cầm quyền, đặc biệt là không tạo được những điều kiện cần thiết
để đảm bảo công bằng tối thiểu giữa các nhóm xã hội, không tạo được các điều kiện tối ưu cho sự tồn tại và phát triển, hiện thực hóa các lợi ích của các
cá nhân, các nhóm riêng và toàn xã hội nói chung
Nguyên nhân có tính tổng hợp của xung đột xã hội là sự không tương ứng, tương dung giữa sự kỳ vọng, năng lực của con người và sự giới hạn bởi những yếu tố và khả năng thỏa mãn: Trong những giới hạn đó, có những giới hạn khách quan, buộc con người phải nỗ lực khắc phục, có những giới hạn do chủ quan con người tạo ra, phải đấu tranh để xóa bỏ hoặc hoàn thiện hệ thống
xã hội Trong cuộc đấu tranh đó sẽ diễn ra những xung đột ở những cấp độ khác nhau [43]
1.2.3 Nhận diện, đánh giá tác động của xung đột xã hội
a Nhận diện xung đột
Xung đột là một trong những trạng thái thường xuyên của cuộc sống con người, nó tồn tại ở mọi cấp độ: Trong gia đình, trong nhóm và giữa các nhóm, trong xã hội và giữa các xã hội… Tuy nhiên, không phải xung đột nào cũng được coi là xung đột xã hội, mà chỉ những xung đột có tính chất xã hội thì
Trang 23mới được coi là xung đột xã hội Theo đó, xung đột xã hội được xác định là giai đoạn phát triển cao nhất của các mâu thuẫn trong hệ thống các quan hệ giữa con người với con người, các tập đoàn xã hội, các thiết chế xã hội và xã hội nói chung, được đặc trưng bằng sự đối lập các lợi ích và quan điểm, được biểu hiện bằng các hành vi đụng độ, xô xát hữu hình trên thực tế
Như vậy, xung đột xã hội là một trong những hình thức cơ bản của sự biến đổi xã hội Xung đột xã hội có thể xảy ra giữa cá nhân với cá nhân (khi
cá nhân đó là đại diện cho một lực lượng xã hội nhất định), giữa nhóm này với nhóm khác, giữa giai cấp này với giai cấp khác, giữa quốc gia này với quốc gia khác… Theo đó, suy cho cùng chủ thể của xung đột xã hội chính là các nhóm xã hội Mâu thuẫn là nguyên nhân sâu xa và trực tiếp của xung đột, xung đột là sự thể hiện mâu thuẫn ở trạng thái đỉnh điểm Trạng thái đó được biểu hiện dưới các hành vi đụng độ hữu hình trên thực tế Xung đột phát sinh
và được đẩy lên đỉnh điểm không chỉ do ý thức của các chủ thể, mà còn có vai trò thúc đẩy một cách vô thức hoặc có ý thức từ các yếu tố bên ngoài Không
có mâu thuẫn thì không có xung đột, tuy nhiên không phải mâu thuẫn nào cũng có thể chuyển hoá thành xung đột, mâu thuẫn chỉ chuyển hoá thành xung đột khi đã đạt đến đỉnh điểm
Cũng chính từ quan điểm về mối quan hệ giữa mâu thuẫn và xung đột, người ta thường phân chia xung đột thành xung đột lợi ích và xung đột giá trị
Ở đâu tích tụ mâu thuẫn về lợi ích (bao gồm cả lợi ích vật chất và phi vật chất) thì ở đó tiềm tàng nguy cơ xung đột Đây là dạng xung đột phổ biến Bên cạnh đó, xung đột còn phát sinh từ các mâu thuẫn về giá trị hay quan điểm (như xung đột tôn giáo, sắc tộc) Tuy cả hai dạng xung đột này đều có thể phát triển đến đỉnh cao, hết sức khốc liệt, nhưng thực tế cho thấy, xung đột giá trị thường kéo dài, khó xử lý dứt điểm hơn Ngoài ra, trên lý thuyết cũng như trong thực tiễn, hai dạng xung đột này có liên quan mật thiết và có
Trang 24thể chuyển hoá, nhất là từ xung đột lợi ích trở thành xung đột giá trị Tuy nhiên, hiện nay cũng đang có những mưu toan đánh tráo khái niệm Học thuyết
“Sự đụng độ giữa các nền văn minh” của nhà báo - học giả Mỹ S Huntington
là một ví dụ Theo đó, những xung đột lợi ích, đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân mới, chống bóc lột hiện nay được lý giải là xung đột về văn hoá và do văn hoá Trong lúc đó, xuất phát từ quan điểm cho rằng, mâu thuẫn là nguyên nhân của xung đột, người ta kết luận căn nguyên sâu xa của xung đột xã hội chính là bất bình đẳng xã hội
Nhìn nhận vai trò của xung đột đối với tiến bộ xã hội chính là nơi mà các nhà lý luận theo các trường phái khác nhau dễ “xung đột” với nhau nhất Những người theo chủ nghĩa chức năng - cấu trúc luôn nhấn mạnh đến trạng thái cân bằng của cơ cấu hơn là sự biến đổi của cơ cấu đó Vì vậy, họ không thừa nhận xung đột, coi xung đột là sự rối loạn chức năng, là những “sai lệch bệnh hoạn”, phá vỡ sự ổn định và liên kết cộng đồng, nghĩa là tiêu cực Ngược lại, thuyết xung đột đánh giá cao vai trò của xung đột, coi xung đột là người bạn đồng hành tất yếu của đời sống xã hội Xung đột đóng vai trò tích cực, là đòn bẩy thúc đẩy, hoặc giúp sửa chữa những thiếu sót và khẳng định những thay đổi có tính tiến bộ Đặc biệt, trong bối cảnh một xã hội ổn định, xung đột cũng có những vai trò tích cực đối với sự phát triển của xã hội Cụ thể là xung đột có vai trò cảnh báo xã hội, buộc các nhà cầm quyền phải chú ý
và khắc phục những bất ổn xã hội được xung đột cảnh báo Trong một xã hội
ổn định, xung đột không những không phá vỡ cộng đồng, mà ngược lại làm tăng sự cố kết để ứng phó có hiệu quả hơn với những bất ổn Về mặt tâm lý, xung đột góp phần giải toả, không để tích tụ sự căng thẳng thái quá Tuy nhiên, dù theo thuyết nào thì người ta cũng phải thừa nhận: Về khía cạnh xã hội học, xung đột thường là tập hợp những hành vi lệch chuẩn, vượt quá khuôn khổ của pháp luật, luôn chứa đựng nguy cơ đe doạ sự ổn định xã hội và
Trang 25an ninh trật tự Do đó, xung đột nói chung nằm ngoài mong đợi của các nhà nước - chủ thể luôn tìm cách làm cho xã hội ổn định
Theo quan điểm Mác xít, tuy không phải xung đột nào cũng được xem là động lực của sự tiến bộ, nhưng cũng phải thừa nhận rằng, bản thân xung đột ở một khía cạnh nào đó tạo ra một số tác động tích cực, đặc biệt là sự cảnh báo
xã hội một cách nghiêm khắc, tạo áp lực để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng (bất bình đẳng, thiếu dân chủ, tham nhũng…) Tuy nhiên, nhìn nhận những tác động tích cực của xung đột không có nghĩa là khuyến khích xung đột, mà ngược lại, cần phải tìm cách xử lý mâu thuẫn một cách hợp lý bằng con đường phi xung đột Làm được như vậy, một mặt phát huy được vai trò của xung đột, mặt khác hạn chế được những hậu quả xấu mà nó có thể mang lại
b Nguồn gốc xung đột
Xung đột xã hội là tất yếu khách quan của quá trình vận động và phát triển xã hội - nó diễn ra thường xuyên trong đời sống con người Do đó, mâu thuẫn, xung đột được xem là thuộc tính, là một trong những động lực của quá trình phát triển xã hội
Xung đột xã hội bắt nguồn từ những mâu thuẫn trong xã hội bao gồm cả mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng Khi xung đột xã hội bắt nguồn từ những mâu thuẫn đối kháng sẽ đe dọa sự ổn định cơ sở kinh tế của
hệ thống xã hội, tất yếu dẫn đến cách mạng và có thể làm thay đổi cả trật tự
xã hội, biểu hiện của nó là các xung đột vũ trang Còn xung đột xã hội bắt nguồn từ những mâu thuẫn không đối kháng có thể được hạn chế hoặc điều chỉnh trong khuôn khổ một trật tự xã hội nhất định
Vì vậy, ở bất cứ xã hội nào thì nhiệm vụ chủ yếu, hàng đầu của lực lượng quản lý là giải quyết có hiệu quả các xung đột xã hội
Có thể tìm thấy cơ sở lý luận rất căn bản và rõ ràng về xung đột xã hội trong các tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I Lênin Quan điểm mác xít
Trang 26về xung đột nằm trong hệ thống các quan điểm về phát triển xã hội nói chung
và thực sự đặt cơ sở lý luận cho các luận điểm, chiến lược, sách lược về đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân, về giải quyết mâu thuẫn trong đời sống
xã hội Tuy nhiên, trong một quãng thời gian dài xung đột chủ yếu được xem xét ở xung đột giai cấp - do mâu thuẫn đối kháng giữa những giai cấp đối kháng (giai cấp thống trị và giai cấp bị trị - những giai cấp cơ bản của xã hội
có giai cấp) - chỉ chú ý nghiên cứu đấu tranh giai cấp, xung đột giai cấp mà không chú ý hoặc coi thường nghiên cứu các xung đột xã hội cụ thể khác Mặt khác, do quan niệm rằng khi đã xây dựng được chủ nghĩa xã hội, thì cũng không còn giai cấp đối kháng nên cũng không còn xung đột giai cấp nữa Chính do những quan niệm như vậy nên ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, những xung đột xã hội dưới chủ nghĩa xã hội đã không được quản lý và giải tỏa một cách kịp thời và thỏa đáng, nếu không muốn nói rằng nhiều lúc đã có cách nhìn tiêu cực, xuyên tạc bản chất về xung đột xã hội trong chủ nghĩa xã hội, thậm chí né tránh, làm lu mờ thực chất những xung đột vốn vẫn còn tồn tại dưới chủ nghĩa xã hội
c Đánh giá về tác động của xung đột xã hội
Thuyết xung đột đánh giá cao vai trò của xung đột, coi xung đột là người bạn đồng hành tất yếu của đời sống xã hội Xung đột đóng vai trò tích cực, là đòn bẩy thúc đẩy hoặc giúp sửa chữa những thiếu sót và khẳng định những thay đổi có tính tiến bộ Đặc biệt, trong bối cảnh một xã hội ổn định, xung đột cũng có những vai trò tích cực đối với sự phát triển xã hội Cụ thể là xung đột
có vai trò cảnh báo xã hội, buộc các nhà lãnh đạo phải chú ý và khắc phục những bất ổn xã hội được xung đột cảnh báo Trong một xã hội ổn định, xung đột không những không phá vỡ cộng đồng, mà ngược lại làm tăng sự cố kết
để ứng phó có hiệu quả hơn với những bất ổn Về mặt tâm lý, xung đột góp phần giải tỏa, không để tích tụ sự căng thẳng thái quá
Trang 27Không thể thiết lập được một hệ thống xã hội, trong đó có thể thỏa mãn ngay được mọi mong muốn của con người Nếu thỏa mãn ngay được tất cả mong muốn của con người thì xã hội cũng không thể phát triển nữa Vì vậy,
có thể nói rằng xung đột là vĩnh viễn, nó tồn tại cùng quá trình phát triển xã hội Sự phát triển xã hội bắt nguồn từ những mâu thuẫn, những mâu thuẫn biểu hiện ra bởi các xung đột Do vậy, cần ghi nhận vai trò tích cực của xung đột xã hội: Xung đột không chỉ đóng vai trò kích thích, làm động lực cho những biến đổi và phát triển xã hội, mà còn là một quá trình tương tác xã hội
để hình thành sự cân bằng cần thiết Trong quá trình đó, diễn ra sự đánh giá lại và thay đổi những giá trị, chuẩn mực xã hội cũ (thông qua giải tỏa xung đột) Sự giải tỏa xung đột bao giờ cũng trải qua sự mổ xẻ những lợi ích đối lập, những mâu thuẫn, tạo ra những khả năng để phân tích một cách khoa học
mà trước hết là xác định yêu cầu thay đổi cần thiết, đó là một nhân tố đảm bảo cho sự phát triển
Với các điểm nóng chính trị - xã hội (một dạng biểu hiện của xung đột
xã hội) chúng ta cũng phải thừa nhận rằng các “điểm nóng” chính trị - xã hội bản thân nó có thể gây nên các hậu quả xấu, thường gây ra tác hại về nhiều mặt cho xã hội như gây mất ổn định chính trị - xã hội, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, ảnh hưỏng đến đời sống nhân dân Tuy nhiên, trên một phương diện nào đó có thể thấy rằng: qua đó nó có thể đem lại cho thể chế những dữ kiện để xem xét, điều chỉnh những khiếm khuyết trong việc hoạch định đường lối, chính sách và trong việc quản lý điều hành mọi mặt của đời sống xã hội
Về khía cạnh xã hội học, hành vi của cá nhân, nhóm tham gia xung đột thường là tập hợp những hành vi có khuynh hướng lệch chuẩn, vượt quá chuẩn mực pháp luật và đạo đức, luôn chứa đựng nguy cơ đe dọa sự ổn định
xã hội và an ninh trật tự Do đó, xung đột nói chung nằm ngoài mong đợi của
Trang 28các nhà nước - chủ thể luôn tìm cách làm cho xã hội ổn định
Những hậu quả tiêu cực biểu hiện ở chỗ khi xung đột xã hội không được quản lý tốt, hoặc bị chi phối bởi những hoạt động chủ quan trái với quy luật phát triển khách quan, tự nhiên, tạo ra những xung đột giả tạo Lúc đó, xung đột xã hội đe dọa sự liên kết xã hội, phá hủy kết cấu chính trị xã hội hiện có, gây mất ổn định chính trị -xã hội, gây những thiệt hại về kinh tế, vật chất và
tư tưởng tinh thần Mặt khác, chính bản thân xung đột cũng như bất kỳ quá trình nào khác, có những chi phí của nó, nếu phải hao phí nguồn lực xã hội vô ích, không tương xứng cho những xung đột và đương nhiên đi kèm với nó là giải tỏa và quản lý xung đột thì xung đột sẽ mang lại hiệu quả tiêu cực
Chính vì những lý do trên nên việc nhận thức đúng về sự tồn tại và vai trò của mâu thuẫn, xung đột để có cách ứng xử thích hợp sẽ làm cho xã hội lành mạnh, ổn định, gắn kết và phát triển Do vậy, điều tiết xung đột và quản
lý các tình huống xung đột xã hội là vấn đề đã và đang được giới khoa học xã hội rất quan tâm, đặc biệt là đối với các xung đột xã hội cụ thể
d Phân loại xung đột xã hội
Xung đột xã hội xảy ra ở bất kỳ đâu trong đời sống xã hội Vì vậy, vấn
đề đặt ra là phải phân loại để giải quyết chúng một cách có hiệu quả
- Phân loại xung đột theo lĩnh vực: Kinh tế (đất đai, môi trường, lợi ích kinh tế, …); Chính trị (dân chủ, tôn giáo, nhân quyền); Văn hóa-xã hội (tâm
lý, truyền thống, tập quán, tín ngưỡng, niềm tin, đạo đức, lối sống, phân hóa giàu nghèo…)
- Phân loại xung đột theo kết quả tác động: Tích cực; tiêu cực
- Phân loại xung đột theo chủ thể tham gia: Xung đột giữa các nhóm dân
cư, các nhóm xã hội với chính quyền địa phương; Xung đột giữa những người lao động với các doanh nghiệp; Xung đột liên quan đến tôn giáo, dân tộc, quan điểm…
Trang 29- Phân loại xung đột theo nguyên nhân phát sinh: Xung đột lợi ích; xung đột giá trị Ở đâu tích tụ mâu thuẫn về lợi ích (bao gồm cả lợi ích vật chất và phi vật chất) thì ở đó tiềm tàng nguy cơ xung đột, đây là dạng xung đột phổ biến Bên cạnh đó, xung đột còn phát sinh từ các mâu thuẫn về giá trị hay quan điểm (như xung đột tôn giáo, sắc tộc)
Mỗi một loại xung đột như vậy có những nội dung, hình thức biểu hiện khác nhau và nó cũng đòi hỏi có phương pháp giải tỏa xử lý khác nhau
1.2.4 Các giai đoạn phát triển và tác động của xung đột xã hội
a Các giai đoạn phát triển của xung đột xã hội
- Giai đoạn ngầm: Nguyên nhân cơ bản bắt đầu dẫn đến xung đột là do những mâu thuẫn về lợi ích, những bất bình đẳng về địa vị kinh tế xã hội giữa hai hay nhiều nhóm xung đột tiềm năng Xung đột của giai đoạn này có thể được coi như những mâu thuẫn tiềm ẩn ban đầu
- Giai đoạn công khai: Đó là khi các mâu thuẫn của giai đoạn “ngầm” không được giải tỏa, mâu thuẫn giữa hai hay các nhóm phát triển cao hơn, tình trạng bất bình đẳng trầm trọng hơn Các bên tham gia xung đột công khai cuộc “đấu tranh” để giành lợi ích và địa vị của mình Ở giai đoạn này, các nhóm công khai thái độ của mình về tình trạng xung đột
- Giai đoạn căng thẳng: Xung đột của giai đoạn này chính là hậu quả của giai đoạn công khai không được giải quyết tốt Các bên xung đột đã xác định đến các mục tiêu đấu tranh, hình thức, phương pháp và phương tiện đấu tranh
Mở rộng, lôi kéo quần chúng vào cuộc đấu tranh, hình thành các khối, các hình thức liên kết lực lượng, các nguồn lực cho cuộc đấu tranh
- Giai đoạn đối đầu: Xung đột ở giai đoạn này được coi là ở giai đoạn cao của căng thẳng Diễn ra cuộc đấu tranh, chống đối dẫn đến khủng hoảng (tình huống) Xung đột có khả năng lan tỏa ra các khu vực xung quanh Giai đoạn bày ở nước ta thường được gọi là “điểm nóng xã hội”
Trang 30b Tác động của xung đột xã hội
- Tác động tiêu cực: Xung đột xã hội ở mức cao dẫn đến điểm nóng xã hội và thường do những hành vi vượt quá chuẩn mực pháp luật và đạo đức, từ
đó luôn chứa đựng nguy cơ đe dọa đến an ninh trật tự, gây thiệt hại về kinh tế, vật chất và tư tưởng tinh thần, đe dọa sự ổn định chính trị - xã hội
- Tác động tích cực: Xung đột xã hội là tất yếu khách quan trong quá trình phát triển của xã hội - một xã hội không có mâu thuẫn và xung đột là một xã hội ngưng đọng và trì trệ, không có sức sống Sự phát triển của xã hội-xét dưới giác độ xã hội học - được bắt nguồn từ những mâu thuẫn, những mâu thuẫn biểu hiện ra bởi các xung đột Do vậy cần ghi nhận sự tác động tích cực của xung đột xã hội Xung đột không chỉ đóng vai trò kích thích, làm động lực cho những biến đổi và phát triển xã hội, mà còn là một quá trình tương tác
xã hội để hình thành các sự cân bằng cần thiết Xung đột xã hội có thể được coi là đòn bẩy thúc đẩy hoặc giúp sửa chữa những thiếu sót và khẳng định những thay đổi có tính chất tiến bộ Đặc biệt, trong bối cảnh một xã hội ổn định, xung đột có vai trò tích cực đối với sự phát triển xã hội Bởi xung đột không phá vỡ cộng đồng, mà ngược lại làm tăng sự cố kết để ứng phó có hiệu quả hơn với những bất ổn Xung đột có vai trò cảnh báo xã hội, buộc các chủ thể quản lý, các nhà lãnh đạo phải chú ý và khắc phục những bất ổn xã hội được xung đột cảnh báo Về mặt tâm lý, xung đột góp phần giải tỏa, không để
tích tụ sự căng thẳng thái quá [58], [43]
1.2.5 Quan điểm, phương pháp giải quyết xung đột xã hội
a Quan điểm
- Nhận thức đúng sự tồn tại và vai trò của mâu thuẫn, xung đột xã hội để
có cách ứng xử thích hợp, làm cho xã hội phát triển lành mạnh, ổn định;
- Dựa trên những quan điểm khác nhau (về bản chất, nguyên nhân, vai trò của xung đột xã hội) sẽ có quan điểm khác nhau về biện pháp, cách thức
Trang 31xử lý:
Thứ nhất, thừa nhận sự tồn tại của xung đột và xử lý nó theo hai hướng:
xử lý phải là một bên thắng, một bên thua
Thứ hai, lựa chọn phương án xử lý theo cách dàn xếp để tránh tổn thất cho cả hai phía, tùy theo tương quan lực lượng Để hướng tới kết cục này, các giải pháp giải quyết xung đột phải được thiết kế theo hướng nghiêng về phía điều hoà xung đột là chủ yếu Trước hết là thể chế hoá xung đột, nghĩa là đưa các hình thức xung đột xã hội vào khuôn khổ có thể quản lý được bằng pháp luật Pháp luật về biểu tình, đình công, về tình trạng khẩn cấp… chính là những thể chế điều chỉnh xung đột của nhà nước Trong một số trường hợp người ta cũng có thể cách ly các bên xung đột, nhưng chỉ là rất hạn hữu Giải pháp được áp dụng rộng rãi là thương lượng và hoà giải thông qua trung gian (hai bên ngồi lại với nhau cùng với bên hoà giải - trung gian - để dàn xếp xung đột theo hướng đi đến một sự thoả hiệp nào đó, sao cho cả hai đều giảm được sự tổn thất) Sự can dự của bên trung gian có thể ở nhiều mức độ khác nhau Khi đó, phán quyết của bên trung gian là có tính bắt buộc, thậm chí cưỡng chế đối với hai bên xung đột Tuy nhiên, trên thực tế, điều hoà xung đột là công việc cực kỳ khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải phối hợp nhiều giải pháp một cách kiên trì và mềm dẻo
xử lý xung đột xã hội Do đó, cần quán triệt phương châm coi trọng ngăn ngừa không để phát sinh xung đột, khi xung đột xảy ra thì phải tìm cách thu
Trang 32nhỏ, không để kéo dài Đây không phải là một sự thoả hiệp xã hội vô nguyên tắc, mà là cố gắng giải quyết sớm và hợp lý các mâu thuẫn bằng con đường phi xung đột Trong đó, kiên trì vận động, thương lượng và quản lý là phương thức chủ yếu để xử lý mâu thuẫn và xung đột
- Tự rời khỏi xung đột: Phương pháp này muốn khuyên những nhân vật
có vai trò trung tâm của xung đột cân nhắc lợi ích của mình để tự nhượng bộ đối phương Việc rút lui trong tình huống này có thể mang lại lợi ích cho cả hai phía xung đột
- Cạnh tranh: Phương pháp này đòi hỏi mỗi bên cần chứng tỏ những lợi ích của mình đại diện cho những giá trị chung và bảo vệ chúng bằng những phương thức hợp pháp, nhằm tìm kiếm sự thừa nhận của đối phương và xã hội
- Đầu hàng: Phương pháp này nghĩa là một bên xung đột từ bỏ nhu cầu lợi ích của mình, thừa nhận nhu cầu lợi ích bên kia Thông thường, cách này
do một trong hai bên tự nhận thấy sự không tương đồng về lực lượng, sự ủng
hộ của xã hội của mình sẽ tự chọn để tránh thêm tổn thất
- Thay thế người đứng đầu: Phương pháp này yêu cầu bằng mọi cách phải thay đổi người đứng đầu Các hình thức thay thế thì có thể là cách chức, đuổi việc, thậm chí cưỡng bức, gây áp lực để lật đổ - buộc người đứng đầu phải rời bỏ vị trí của mình
- Đàm phán đối thoại và trì hoãn: Là phương pháp cần thiết để tránh bạo lực Đây là một quá trình phức tạp phải sử dụng nhiều nghệ thuật khác nhau, chẳng hạn như thỏa hiệp, thậm chí có khi phải dùng cả áp lực quân sự đi kèm
để đi đến đàm phán Trong phương pháp này có thể diễn ra những phương thức hợp tác – cùng nhau làm việc để tìm ra giải pháp chung có lợi Hợp tác được coi là giải pháp cùng thắng duy nhất cho các bên xung đột Tuy nhiên, hợp tác phải cần đến nhiều thời gian, nhiều khi nó cũng không thích hợp khi các bên thiếu lòng tin, thiếu sự tôn trọng hay thiếu thông tin giữa các bên
Trang 33tham gia hợp tác
Có thể phải trì hoãn khi các yếu tố để giải quyết xung đột chưa thật sự chín muồi hoặc bất lợi cho phía nào đó hoặc cả hai phía Phương pháp này được đúc kết thành nghệ thuật chính trị giống như kiểu thực hiện “lùi một bước, tiến hai hoặc nhiều bước” Tuy vậy, cũng cần xác định rằng, trì hoãn xung đột không giải tỏa được nó, và do vậy, cần chuẩn bị cho một kịch bản là xung đột có khả năng trở nên nghiêm trọng hơn
- Đối đầu: Phương pháp này phải dùng toàn bộ nguồn lực của mỗi bên để giành thắng lợi Phương pháp này là cách lựa chọn ít được sử dụng vì chủ yếu
là bạo lực Thông thường đây là phương án cuối cùng sau khi đã sử dụng các phương án khác trong giải quyết xung đột
c Yêu cầu
Để hiểu rõ hơn trong việc áp dụng một hoặc nhiều trong số các phương pháp giải quyết xung đột, chủ thể giải quyết xung đột cần nắm rõ các yêu cầu sau:
Thứ nhất, tùy theo các tiếp cận và tính chất các cuộc xung đột sẽ có các phương thức giải quyết khác nhau Nghĩa là, khi nghiên cứu xung đột, với cách tiếp cận xung đột chúng ta có thể coi một cuộc chiến tranh là một cuộc xung đột, nhưng trong cách tiếp cận quân sự thì nó là một cuộc chiến tranh và phải dùng những phương pháp của khoa học quân sự để giải quyết cuộc chiến tranh đó Hơn nữa tính chất của cuộc chiến tranh cũng rất khác nhau, chiến tranh xâm lược và chống xâm lược, chiến tranh phi nghĩa và chính nghĩa nên có những cách tiếp cận và giải quyết cụ thể khác
- Thứ hai, trong các quá trình quản lý và giải tỏa xung đột thường sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp Bản thân các cuộc xung đột cũng thường chứa nhiều mâu thuẫn, nhiều mức độ và hình thức biểu hiện Vì vậy các phương pháp thường được sử dụng tổng hợp, linh hoạt, biến hóa, sao cho đạt
Trang 34hiệu quả cao nhất Đó là nghệ thuật chính trị, nghệ thuật quân sự, nghệ thuật ngoại giao, nghệ thuật hòa giải
1.3 VẤN ĐỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm, là biểu hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Vì vậy, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước, luôn được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặc biệt quan tâm Giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý nhà nước Kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo góp phần giảm thiểu các “điểm nóng” về chính trị - xã hội, ổn định tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, kỷ luật trong quản lý nhà nước và là phương thức để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức
1.3.1 Khiếu nại
Về lịch sử xuất hiện, thuật ngữ “khiếu nại” ở Việt Nam được sử dụng lần đầu tiên trong văn bản chính thức của Nhà nước Việt Nam, đó là Sắc lệnh số 64/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 23/11/1945 về Thành lập Ban Thanh tra đặc biệt Tại Điều 2 Sắc lệnh số 64/SL quy định: “…Ban Thanh tra đặc biệt có toàn quyền: Nhận các đơn khiếu nại của nhân dân…”[13]
Khiếu nại của nhân dân ở đây là sự khiếu nại đối với chính quyền khi người khiếu nại cho rằng cán bộ, nhân viên nhà nước đang làm việc trong chính quyền có những hành vi VPPL hoặc vi phạm quyền lợi của mình Thực chất, đó chính là sự khiếu nại những hành vi nảy sinh trong bộ máy HCNN,
do những người làm trong các cơ quan HCNN thực hiện
Ngày nay, khiếu nại là thuật ngữ thường được sử dụng trong các văn bản pháp lý, trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong cuộc sống Trong
Trang 35các công trình nghiên cứu, các tác giả đã đưa ra nhiều định nghĩa, khái niệm
về khiếu nại Pháp luật hiện hành đã đưa ra định nghĩa về khiếu nại: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do pháp luật quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại QĐHC, HVHC của cơ quan HCNN, của người có thẩm quyền trong cơ quan HCNN hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình” [40]
Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại Người bị khiếu nại là cơ quan HCNN hoặc người
có thẩm quyền trong cơ quan HCNN có QĐHC, HVHC bị khiếu nại; cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị
1.3.2 Tố cáo
Khái niệm tố cáo được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau Dưới góc độ pháp lý, tố cáo được hiểu là việc công dân theo thủ tục do pháp luật quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi VPPL của bất
cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức [41].Pháp luật hiện hành quy định, khi phát hiện hành vi VPPL của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng đất gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân,
cơ quan, tổ chức thì mọi công dân có quyền báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân
có thẩm quyền biết để giải quyết theo quy định của pháp luật Tố cáo hành vi VPPL của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công
vụ là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi VPPL của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm
Trang 36vụ, công vụ [41]
Giải quyết tố cáo là việc tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo
và việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo Người tố cáo là công dân thực hiện quyền tố cáo Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành
vi bị tố cáo Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo [41]
1.3.3 Chủ trương, chính sách của Đảng và công tác chỉ đạo về giải quyết khiếu nại, tố cáo
Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, gắn với việc xây dựng bộ máy nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã có nhiều bài viết, bài nói chỉ rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại của nhân dân, yêu cầu, các ngành, các cấp trong việc tiếp nhận, xử lý giải quyết các đơn thư của người dân Các Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm
1992, Hiến pháp 2013 đều ghi nhận quyền KNTC là một trong những quyền
cơ bản của công dân và quy định việc KNTC phải được xem xét và giải quyết, trong thời hạn pháp luật quy định Thể chế hóa quan điểm của Người, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản pháp luật
để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân
Để phát huy và nâng cao trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại của cả
hệ thống chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 09- CT/TW ngày 6-3-2002 về một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại hiện nay [4] Quan điểm, chủ trương của Đảng còn được thể hiện tại Thông báo Kết luận số 130/TB-TW ngày 10/01/2008 của Bộ Chính trị về tình hình kết quả giải quyết khiếu nại tố cáo từ năm 2006 đến nay
Trang 37và giải pháp trong thời gian tới [7]; Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của
Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo
Các văn bản này đã nhấn mạnh đến trách nhiệm của cấp uỷ và chính quyền các cấp trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo mà trực tiếp là đồng chí Bí thư phải lãnh đạo công tác này, phân công cho các đồng chí trong Ban thường vụ cấp uỷ theo dõi, chỉ đạo công tác giải quyết KNTC và đưa
ra những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng nhằm ngăn ngừa và giải quyết KNTC của công dân Những nội dung này thể hiện rất rõ và cụ thể những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc xác định: tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân là trách nhiệm của người lãnh đạo, quản lý
là quán triệt quan điểm khách quan khi xem xét mâu thuẫn Khi phân tích mâu thuẫn cần xem xét quá trình phát sinh, phát triển của mâu thuẫn và vị trí, vai trò cũng như xu hướng tác động của các mặt đối lập – tức là quán triệt quan điểm lịch sử - cụ thể trong việc xem xét mâu thuẫn Phải xác định đúng phương thức, phương tiện và lực lượng giải quyết mâu thuẫn phù hợp với mâu thuẫn của từng sự vật ở mỗi giai đoạn cụ thể; không điều hòa mâu thuẫn, đồng thời chống cả hai biểu hiện sai lầm là nóng vội, chủ quan duy ý chí và trì trệ trong việc giải quyết mâu thuẫn
Xung đột xã hội là hình thức đấu tranh để giải quyết những mâu thuẫn xã
Trang 38hội đối lập (về lợi ích hay giá trị, quan điểm) giữa các lực lượng xã hội nhằm hiện thực hóa các nhu cầu về lợi ích và giá trị của lực lượng mình Trong những năm gần đây, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều phải đối mặt với những bất ổn xã hội Những bất ổn xã hội kéo dài đã dẫn đến xung đột xã hội với xu hướng diễn biến ngày càng đa dạng, phức tạp và phát sinh trên tất cả các mặt của đời sống xã hội Tác động của xung đột đối với con người là rất lớn, vừa mang tính tích cực, tất yếu khách quan, vừa mang tính tiêu cực nếu không được quản lý tốt Để phát huy những yếu tố tích cực cũng như hạn chế yếu tố tiêu cực của xung đột, chúng ta cần nghiên cứu để tổng kết những vấn
đề mang tính lý luận, cung cấp những khuôn khổ lý thuyết, nhằm góp phần quản lý và giải tỏa những xung đột một cách hiệu quả, phù hợp với những biến đổi của điều kiện kinh tế, xã hội và các chuẩn mực quốc tế
Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm, là biểu hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Vì vậy, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước, luôn được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặc biệt quan tâm Giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý nhà nước Kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo góp phần giảm thiểu các “điểm nóng” về chính trị - xã hội, ổn định tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, kỷ luật trong quản lý nhà nước và là phương thức để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức
Trang 39
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT XÃ HỘI Ở NƯỚC
TA VÀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
HIỆN NAY 2.1 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Công cuộc đổi mới của nhân dân ta do Đảng lãnh đạo trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển toàn diện của đất nước Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, cũng còn tồn tại nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội phức tạp đòi hỏi phải giải quyết như: Đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước còn những bất cập; một bộ phận cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị suy thoái về phẩm chất đạo đức, yếu kém về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, về năng lực
và tinh thần trách nhiệm; những thế lực phản động trong và ngoài nước thường xuyên lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhân quyền nhằm kích động, xuyên tạc, gây rối để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” Những bất cập đó cùng với nhiều nguyên nhân khác trong thời gian qua đã làm nảy sinh những xung đột xã hội, các “điểm nóng” chính trị - xã hội tại một số địa phương, gây hậu quả nghiêm trọng trong đời sống chính trị - kinh tế - xã hội của đất nước Trong phạm vi của đề tài, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng các “điểm nóng” chính trị - xã hội ở nước ta
2.1.1 Khái quát thực trạng điểm nóng chính trị - xã hội ở nước ta thời gian qua
Các “điểm nóng” xã hội, “điểm nóng” chính trị - xã hội ở nước ta diễn ra
ở nhiều địa phương trong cả nước, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau Tuy nhiên, dựa trên lĩnh vực phát sinh, có thể phân các “điểm nóng” chính trị
Trang 40- xã hội thành bốn lĩnh vực gồm: “Điểm nóng” chính trị - xã hội liên quan đến vấn đề tôn giáo; “Điểm nóng” chính trị - xã hội liên quan đến vấn đề dân chủ, nhân quyền; “Điểm nóng” chính trị - xã hội liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo; “Điểm nóng” chính trị - xã hội liên quan đến vấn đề kinh tế
a Các điểm nóng liên quan đến vấn đề tôn giáo
* Hoạt động phản động của “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất”
Tổ chức “Giáo hội Phật giáo Việt Nam” được thành lập bởi Đại hội đại biểu thống nhất phật giáo vào tháng 11 năm 1981, trên cơ sở hợp nhất các hệ phái phật giáo, phù hợp với nguyện vọng của tăng ni, phật tử cả nước và được Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam công nhận Giáo hội có hiến chương, chương trình hoạt động, có Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự Hoạt động của giáo hội thực hành theo phương châm: “Đạo pháp, Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội” Tuy nhiên thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” , thế lực thù địch đã kích động một số chức sắc Phật giáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cũ (trước năm 1975) như Huyền Quang, Quảng Độ, Thiện Hạnh, Thái Hòa vu cáo, bịa đặt rằng: “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất" bị giải thể, bị ép buộc phải gia nhập “Giáo hội Phật giáo Việt Nam" và đòi khôi phục lại Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (cũ) Từ đó các chức sắc trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (cũ) với các thế lực phản động bên ngoài cấu kết với nhau thành lập tổ chức bất hợp pháp để chống phá Giáo hội Phật giáoViệt Nam, chia rẽ nội bộ tôn giáo, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, chống phá sự nghiệp Cách mạng, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa
Tháng 11 năm 2000 nhân dịp Tổng thống Mỹ Bill Clinton sang thăm Việt Nam, nhóm "Tăng đoàn" đã viết "Thỉnh cầu thư" với 165 chữ ký của
"thành viên Tăng đoàn" gửi lên Tổng thống Mỹ và phái đoàn; đồng thời phát tán gửi đi nhiều nơi để "Yêu cầu Tổng thống Mỹ can thiệp với Chính phủ