VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI - HỒ THỊ SONG QUỲNH KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CẤP CƠ SỞ Chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành Mã số: 62 31 04 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Người hướng dẫn: PGS.TS Lê Thị Thanh Hương HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Hệ thống số liệu và kết quả nghiên cứu trong toàn bộ luận án là trung thực, khách quan và chưa có bất kỳ một công trình nào công bố mr • 2 1 r f_ Tác giả luận án LỜI CẢM ƠN Hồ Thị Song Quỳnh Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: *PGS TS Lê Thị Thanh Hương đã luôn quan tâm, hết lòng tận tình, dành nhiều thời gian hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và động viên tôi hoàn thành luận án này * Tôi xin gửi lời tri ân đến GS TS Vũ Dũng, PGS TS Lê Thị Thanh Hươngnhững người Thầy, người Cô đầu tiên tôi được học tri thức chuyên ngành ở trình độ NCS Các Quý Thầy Cô của Học viện đã tận tình, truyền đạt tri thức, giúp cho tôi tiếp cận với cách tư duy mới, tạo nền tảng vững chắc cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu Cô PGS.TS Nguyễn Thị Mai Lan đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi, nhắc nhở và động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu *Ban Giám đốc, Ban chủ nhiệm, các thầy, cô giáo Khoa Tâm lý, Phòng đào tạo - quản lý sau đại học Học viện Khoa học xã hội đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận án *Ban Giám hiệu, Quý thầy, cô giáo Học viện chính trị khu vực II, TP HCM đã quan tâm, động viên, tạo điều kiện trong suốt thời gian tôi học tập *Gia đình tôi: Cha mẹ, anh chị em - những người luôn trông chờ, mong mỏi, sát cánh, cùng chia xẻ niềm vui và nỗi buồn trong suốt quá trình tôi học tập, nghiên cứu hoàn thành luận án *Các bạn cùng lớp NCS khóa 2012-2015 đã song hành, chia xẻ, hợp tác, giúp đỡ, cung cấp những ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu *Người thân, bạn bè đã luôn quan tâm và động viên tôi hoàn thành luận án Xin chân thành cám ơn! TP HCM, ngày 02 tháng 05 năm 2016 NCS Hồ Thị Song Quỳnh MỤC LỤC DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN CBQLHC Cán bộ quản lý hành chính ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTB Điểm trung bình GQTCĐĐ Giải quyết tranh chấp đất đai KN Kỹ năng NXB Nhà xuất bản QLHC Quản lý hành chính STT Số thứ tự Tr Trang TCĐĐ Tranh chấp đất đai TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Uỷ ban nhân dân DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ Bảng 2.1 Một số đặc điểm của mẫu khảo sát chính thức là cán bộ QLHC cấp cơ sở tham gia trả lời bảng hỏi Bảng 2.2 Bảng 3.11 Bảng 2.3 Bảng 3.12 Bảng 2.4 Bảng 3.13 Bảng Bảng 3.14 3.1 Bảng Bảng 3.15 3.2 Độ tin cậy của hệ thống bảng hỏi đo biểu hiện các đặc điểm: So sánh mức độtính kỹ năng thập thông vàcủa phân mâukỹ Tính đúng đắn, thuầnthu thục, tính hiệutin quả cáctích nhóm thuẫn, năng nguyên nhân của vấn đề tranh chấp theo các nhóm khách thể Bảng phân chia các mức độ theo điểm trung bình và độ lệch Mức kỹcác năng ra các phươngcủa án và phương chuẩnđộcủa kỹđề năng GQTCĐĐ cánlựa bộchọn QLHC cấp cơánsở giải tranh Bảngquyết phânvấn chiađềcác mứcchấp độ theo điểm trung bình và độ lệch Điểm bình các kỹ thang đothành thể hiện tính đúng tính thuần chuẩn trung của các nhóm năng phần qua giảiđắn, quyết tình thục và tính hiệu quả của KN3 huống Kỹ đềnăng ra cácgiải phương và lựa chọn án giải quyết Mứcnăng độ kỹ quyếtán tranh chấp đất phương đai của CBQLHC cấp vấn tranh của bộ qua giải quyết tình huống cơ sởđềqua cácchấp nhóm kỹcán năng So sánh mứcbình độ kỹ ra đúng các phương ánthuần và lựathục chọn Điểm trung thểnăng hiện đề tính đắn, tính và tính phương giải đề tranh chấp theo các nhóm khách hiệu quảán của kỹquyết năng vấn chung Bảng 3.3 Bảng Bảng 3.16 3.4 So sánh kỹ năng GQTCĐĐ theo các nhóm khách thể thể Bảng Bảng 3.17 3.5 Điểm đothang thể hiện tínhhiện đúngtính đắn, tínhđắn, thuần Điểm trung trung bình bình thang các tiểu đo thể đúng tính thục tínhvàhiệu của KN4 thuầnvàthục tínhquả hiệu quả của KN1 Bảng Bảng 3.18 3.6 Mức bày vấnnhận đề tranh và thuyết phục các Biểu độ hiệnkỹvànăng mứctrình độ kỹ năng dạngchấp và xác định hình thức bên trong quá trình hòa giải tranhtranh chấpchấp đất đai So kỹ và năng tranhchấp chấpđấtvàđai thuyết Kỹ sánh năng mức nhậnđộ dạng xáctrình định bày hìnhvấn thứcđềtranh của phục chấp quá trình hòa giải theo các nhóm cán bộcác quabên giảitranh quyết tìnhtrong huống Bảng 3.7 Bảng 3.19 khách thểmức độ kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh So sánh Hệ tương quancác và hồi quykhách bậc nhất giữa nhau các nhóm kỹ năng và chấpsốđất đai theo nhóm thể khác Bảng 3.8 Bảng 3.20 các động Mứcyếu độ tố kỹtác năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, Kết quả nhân đánh của giá vấn của cán bộ cơchấp sở về thực trạng đánh giá cán bộ nguyên đề tranh Bảng 3.9 Bảng 3.21 nơi họ làm việc Điểm trung bình của các thang đo thể hiện tính đúng đắn, tính Kết quả đánh chế,quả thủKN2 tục hành chính trong giải quyết thuần thục và giá tínhcơ hiệu Bảng 3.10 Bảng 3.22 tranh chấp đất đai Kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân Yếu tố thói quen chấp ứng xử chấp hành qui định của vấn đề tranh quacủa giảingười quyếtdân tìnhkhi huống của luật pháp trong giải quyết tranh chấp đất đai Bảng 3.23 Động cơ giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở Bảng 3.24 Thái độ đối với công việc giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở Bảng 3.25 Sự thay đổi của kỹ năng thu nhập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp sau thực nghiệm tác động Bảng 3.26 Sự thay đổi của kỹ năng thu nhập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp qua giải quyết tình huống Bảng 3.27 Sự thay đổi của kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án để giải quyết tranh chấp đất đai Bảng 3.28 Sự thay đổi của kỹ năng lựa chọn phương án để giải quyết tranh chấp đất đai qua giải quyết tình huống Sơ đồ 3.1 Hệ số tương quan peason r giữa tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu quả của KN1 Sơ đồ 3.2 Hệ số tương quan peason r giữa tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu quả của KN2 Sơ đồ 3.3 Hệ số tương quan peason r giữa tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu quả của KN3 Sơ đồ 3.4 Hệ số tương quan peason r giữa tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu quả của KN4 Sơ đồ 3.5 Sơ Mức độ đạt được kỹ năng GQTCĐĐ của CBQLHC cấp cơ sở đồ 3.6 Tương quan giữa các kỹ năng GQTCĐĐ của CBQLHC cấp cơ sở MỞ ĐẦU 1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Kỹ năng quản lý là công cụ hữu hiệu giúp cho những nhà quản lý nói chung và các nhà quản lý cấp cơ sở nói riêng nâng cao hiệu quả quản lý xã hội Các kỹ năng quản lý cũng là yếu tố quan trọng để giúp các nhà quản lý cấp cơ sở hiểu rõ và nhận thức đúng đắn về đối tượng mà mình quản lý Đồng thời, với việc vận dụng hiệu quả các kỹ năng quản lý thì người cán bộ quản lý cấp cơ sở có thể năng động, sáng tạo trong công việc, nhất là trong quá trình giải quyết các vấn đề nảy sinh của thực tiễn Trong các kỹ năng quản lý thì kỹ năng giải quyết các vấn đề liên quan đến người dân được xem là kỹ năng có ý nghĩa hết sức quan trọng, là “cầu nối” giữa Đảng và Nhà nước với nhân dân, là một trong những nhân tố tác động trực tiếp đến việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân mà Hiếp pháp đã quy định thể hiện bản chất của Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, thể hiện sâu sắc quan điểm lấy dân làm gốc của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói, để củng cố mối quan hệ, lòng tin giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước chúng ta cần phải: Giữ chặt mối quan hệ với dân chúng và luôn lắng tai nghe ý kiến của dân chúng, đó là nền tảng lực lượng của Đảng và nhờ đó mà Đảng thắng lợi Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở là một trong những kỹ năng có vai trò quan trọng hiện nay Vai trò của kỹ năng này không chỉ ở chỗ giải quyết được nhu cầu, bức xúc của người dân về đất đai để tránh được tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định chính trị - xã hội, mà còn tạo niềm tin của dân với nền hành chính Nhà nước - khi mà giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay được xem là vấn đề nổi cộm, việc giải quyết còn nhiều bất cập, yếu kém, thường kéo dài, phí tổn nhiều, hiệu quả ít, gây không ít phiền toái, bức xúc cho người dân Theo những báo cáo gần đây của chính phủ và của các địa phương, có đến khoảng 70% các vụ khiếu kiện là liên quan đến lĩnh vực đất đai, có những vụ khiếu kiện tranh chấp đất đai kéo dài gây nhiều phiền hà cho người dân, ảnh hưởng đến sự ổn định của xã hội Hơn nữa, do tính chất công việc đặc thù ở cấp cơ sở là phải thường xuyên tiếp xúc và giải quyết trực tiếp vấn đề đất đai của người dân để vừa đáp ứng được nhu cầu, 9 nguyện vọng của người dân nhưng cũng vừa đảm bảo đúng với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước Vì vậy, kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai là yêu cầu quan trọng không thể thiếu của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở Xuất phát từ những lý do cơ bản trên mà việc nghiên cứu đề tài “Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở” là rất cần thiết nhằm phát hiện thực trạng và có cơ sở đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai cho người cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở để đáp ứng yêu cầu công việc 2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu lý luận và thực trạng về kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh Từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở 3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1 Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở 3.2 Làm rõ thực trạng kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở và các yếu tố tác động đến kỹ năng này 3.3 Thực nghiệm tác động với các biện pháp tác động như bồi dưỡng kiến thức về nội dung, mục đích, cách thức tiến hành kỹ năng, giải quyết các bài tập tình huống và thực hành rèn luyện các kỹ năng cho việc giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở 4 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 4.1 Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện và mức độ kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở và một số yếu tố tác động đến kỹ năng này 4.2 Khách thể nghiên cứu Số lượng khách thể là 217, bao gồm: - Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn 1 0 - Phó chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn - Cán bộ địa chính, xây dựng phường, xã, thị trấn - Cán bộ tư pháp phường, xã, thị trấn Ngoài ra có phỏng vấn 30 cán bộ và người dân có liên quan, hiểu biết về vấn đề nghiên cứu 5 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 5.1 Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở đạt được ở mức trung bình, trong đó tính đúng đắn của kỹ năng được thể hiện tốt nhất; tính thuần thục thể hiện kém nhất Thâm niên công tác, thâm niên giải quyết tranh chấp đất đai và địa bàn sinh sống là những tiêu chí tạo ra sự khác biệt trong kỹ năng của họ 5.2 Trong những yếu tố tác động được nghiên cứu thì yếu tố đánh giá cán bộ; cơ chế, thủ tục hành chính có tác động mạnh hơn đến kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở 5.3 Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở có thể được nâng cao thông qua bồi dưỡng kiến thức về nội dung, mục đích, cách thức tiến hành kỹ năng, giải quyết các bài tập tình huống và thực hành rèn luyện các kỹ năng để giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai đặt ra 6 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6.1 Giới hạn về nội dung và khách thể nghiên cứu - Trong điều kiện nghiên cứu của luận án, chúng tôi chỉ xem xét kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở thông qua giải quyết tranh chấp phát sinh dân sự giữa những người sử dụng đất với nhau trong quá trình sử dụng đất, bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ, không nghiên cứu tranh chấp giữa người dân với cơ quan Nhà nước - Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai, luận án chỉ nghiên cứu ba đặc điểm: tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu quả của kỹ năng - Trong các yếu tố tác động, luận án chỉ tập trung nghiên cứu một số các yếu tố có tác động đến kỹ năng GQTCĐĐ của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở, bao gồm các yếu tố khách quan ( Cơ chế, thủ tục hành chính; thói quen ứng xử của người dân 1 1 và công tác đánh giá cán bộ) và các yếu tố chủ quan ( Động cơ và thái độ làm việc của CBQLHC cấp cơ sở) - Luận án chỉ nghiên cứu khách thể là những cán bộ quản lý hành chính nhà nước- những người trực tiếp tham gia giải quyết tranh chấp đất đai ở cấp phường, xã, thị trấn và một số cán bộ, người dân có hiểu biết về vấn đề tranh chấp đất đai 6.2.Giới hạn về địa bàn nghiên cứu Đề tài được tiến hành ở phường, xã, thị trấn của các quận 1, quận 4, quận 8, quận Gò Vấp, quận Thủ Đức và huyện Củ Chi của thành phố Hồ Chí Minh 7 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1 Nguyên tắc phương pháp luận Nghiên cứu này dựa trên cơ sở lý luận của Tâm lý học hoạt động, Tâm lý học xã hội, Tâm lý học tư pháp, Tâm lý học quản lý và các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc hoạt động: Hoạt động là cơ sở của sự hình thành và phát triển tâm lý, đồng thời là nơi thể hiện sinh động đời sống tâm lý của con người Các kỹ năng GQTCĐĐ của CBQLHC cấp cơ sở được thực hiện thông qua hoạt động GQTCĐĐ của chính quyền cấp cơ sở Chính vì vậy, việc nghiên cứu phải thông qua quan sát, đánh giá hoạt động GQTCĐĐ của CBQLHC cấp cơ sở và hoạt động giải quyết các tình huống mô phỏng các tình huống có thật trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của họ - Nguyên tắc hệ thống: Các hiện tượng tâm lý luôn có sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau Sự nảy sinh, hình thành và phát triển của một hiện tượng tâm lý chịu sự chi phối và ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau Chính vì vậy, để hiểu rõ bản chất của một hiện tượng tâm lý nào đó chúng ta cần phải nghiên cứu nó một cách có hệ thống 7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp chủ yếu phục vụ cho nghiên cứu lí luận là phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu 7.3 Nhóm phương pháp điều tra thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phương pháp chuyên gia 1 2 - Phương pháp phỏng vấn sâu - Phương pháp giải quyết các bài tập tình huống - Phương pháp quan sát - Phương pháp thực nghiệm tác động - Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 8 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 8.1 Đóng góp về mặt lí luận - Là một trong những nghiên cứu đầu tiên về kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở, luận án đã góp phần làm sáng tỏ những cơ sở lý luận định hướng cho việc nghiên cứu kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở; làm rõ nội hàm khái niệm kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở; chỉ rõ các kỹ năng thành phần và xác định các yếu tố có tác động đến kỹ năng này - Kết quả nghiên cứu làm phong phú thêm lý luận tâm lý học về kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở - một loại kỹ năng còn ít được nghiên cứu ở Việt nam với tư cách là một loại kỹ năng đặc thù của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở 8.2 Đóng góp về mặt thực tiễn Luận án chỉ ra thực trạng kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở hiện nay; đánh giá biểu hiện và mức độ kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở qua các kỹ năng cơ bản: Kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai; kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp; kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề tranh chấp; kỹ năng trình bày vấn đề tranh chấp và thuyết phục bên tranh chấp trong quá trình hòa giải, Đồng thời chỉ ra được trong năm yếu tố tác động thì hai yếu tố đánh giá cán bộ và thủ tục, hành chính là những yếu tố có có tác động mạnh hơn đến kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở Kết quả thực nghiệm tác động hai kỹ năng thành phần, đó là: kỹ năng thu thập thông tin, phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp và kỹ năng đề ra 1 3 các phương án và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề tranh chấp, với các biện pháp tác động như: bồi dưỡng kiến thức về nội dung, mục đích, cách thức tiến hành kỹ năng, giải quyết các bài tập tình huống và thực hành rèn luyện kỹ năng cho việc giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai - là cơ sở để hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở trong tình hình hiện nay Kết quả nghiên cứu của luận án còn cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn giúp cho các cấp lãnh đạo, luật gia, những người soạn thảo qui định về giải quyết tranh chấp đất đai có thể sửa đổi, điều chỉnh các qui định cho phù hợp với thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam hiện nay 9 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, danh mục các công trình đã công bố và phụ lục, luận án gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở - Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu - Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực trạng kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở 1 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CẤP CƠ SỞ 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu kỹ năng, kỹ năng giải quyết vấn đề 1.1.1 Nghiên cứu về kỹ năng, kỹ năng giải quyết vấn đề ở nước ngoài 1.11.1 Nghiên cứu về kỹ năng Kỹ năng là một vấn đề luôn được các nhà Tâm lý học quan tâm bởi giá trị vận dụng thực tiễn của kỹ năng trong cuộc sống Gần đây, vấn đề nghiên cứu kỹ năng càng trở nên phong phú, đa dạng và đem lại nhiều kết quả Có thể khái quát các công trình nghiên cứu về kỹ năng thành một số hướng nghiên cứu chính sau đây: *Hướng nghiên cứu lý luận chung về kỹ năng, kỹ xảo Người đầu tiên được kể đến khi nghiên cứu về kỹ năng là nhà bác học lỗi lạc Hy Lạp cổ đại Arixtot ( 384- 322 TCN) Trong cuốn sách đầu tiên bàn về tâm lý của loài người “ Bàn về tâm hồn ”, khi bàn đến phẩm hạnh của con người, ông đã xác định nội dung của phẩm hạnh là “biết định hướng, biết làm việc, biết tìm tòi ” Có nghĩa là, con người có phẩm hạnh là con người có kỹ năng định hướng làm việc [ theo 48, tr.1] Nhà triết học Trung Hoa cổ đại Tuân Tử ( 289- 239 TCN) cũng thừa nhận vai trò của hoàn cảnh có tác động làm cho con người trở thành những người khác nhau về kỹ năng nghề nghiệp và tính cách [theo 48] Các nhà giáo dục học nổi tiếng ở thế kỷ XIX như K.Đ Usinxki (Nga), G.G Rutxo (Pháp), J.A Cômenxki (Tiệp Khắc) trong các công trình nghiên cứu cũng đã đề cập đến kỹ năng trí tuệ và quá trình hình thành những kỹ năng này Đến đầu thế kỷ XX, Tâm lý học hành vi ra đời, đại diện là E.L Toorđai, J.B Watson, E.Ch Tolman, B.F Skinner, K Hulơ Tuy xuất phát từ quan niệm máy móc về con người trong vấn đề rèn luyện kỹ năng, nhưng lý luận dạy học theo chương trình hóa của Skinnơ là một thành tựu mới trong lý luận dạy học mà ngày nay chúng ta cần tham khảo và học tập[ theo 19] Khi lý thuyết hoạt động của Tâm lý học Xô Viết ra đời thì hàng loạt các công trình nghiên cứu về kỹ năng, kỹ xảo được công bố Năm 1926, Vưgốtxki đã xây dựng “một khoa học về hành vi của con người xã hội”, Ông cho rằng, ở người, cấu trúc hành vi bao gồm kinh nghiệm lịch sử, kinh nghiện xã hội và kinh nghiệm kép Trong nội dung của hành vi người có các tri thức là thành tố bắt buộc của hành vi Các tri 1 5 thức, các kỹ xảo lao động, các kỹ năng sinh họat, các qui tắc văn hóa và các khái niệm văn hóa là do các thế hệ trước truyền đạt lại cho thế hệ trẻ [ theo19, tr 228-229] Bắt nguồn từ hệ thống tư tưởng của Vưgốtxki, X.L Rubinstein cho rằng, hoạt động của con người không phải là phản ứng đối với kích thích bên ngoài, thậm chí không phải là quá trình làm việc với tính chất là những thao tác của chủ thể tác động lên khách thể, mà đó là “sự chuyển hóa của chủ thể thành khách thể” Sự chuyển hóa này là quá trình đối tượng hóa chủ thể, được diễn ra từ quá trình thứ nhất là con người dùng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của mình để tham gia vào việc sáng tạo ra thế giới đối tượng đến quá trình thứ hai được hiểu là quá trình hình thành ý thức, tâm lý tức là hình thành chính tri thức, kỹ năng, kỹ xảo [ theo 19, tr.250-251] Nghiên cứu về kỹ năng cũng được các nhà giáo dục học Xô Viết nghiên cứu N.K Crupxcaia, A.X Makarenko, V Friklen đã đi sâu nghiên cứu ý nghĩa của việc dạy đặt kế hoạch và tự kiểm tra Đặc biệt, N.K Crupxcaia rất quan tâm đến việc hình thành những kỹ năng lao động và hướng nghiệp cho học sinh phổ thông [6] Khi thuyết hoạt động của A.N Leonchiev ra đời, hàng loạt những công trình nghiên cứu về kỹ năng, kỹ xảo được công bố Các kết quả nghiên cứu tiêu biểu của một số nhà khoa học như: V.A.Cruchetxki quan niệm, kỹ năng được hình thành bằng con đường luyện tập, kỹ năng tạo khả năng cho con người thực hiện hành động không chỉ trong điều kiện quen thuộc mà cả trong những điều kiện đã thay đổi [8] A.V Pêtrovxki xem xét kỹ năng của những hành động phức tạp và điều kiện hành động không ổn định Ông nhấn mạnh cơ sở của việc hình thành kỹ năng là các tri thức, kỹ năng đã có do thực hiện các hành động tương tự trước đó mang lại [42] V.V Tsêbưsêva cho rằng, kỹ năng với tư cách là năng lực thực hiện một hành động nào đó dựa trên những tri thức, kỹ xảo được hoàn thiện dần trong quá trình hoạt động [51] * Hướng nghiên cứu kỹ năng trong lĩnh vực hoạt động Bao gồm kỹ năng trong lĩnh vực sư phạm, học tập, lao động, giao tiếp, kinh doanh, lãnh đạo quản lý Cụ thể: - Nghiên cứu kỹ năng trong lĩnh vực sư phạm và giao tiếp Trong lĩnh vực sư phạm, người đầu tiên phải kể đến là V.V Tsêbưsêva Theo Bà, kỹ năng thường có liên quan với khả năng vận dụng kinh nghiệm cũ trong việc thực hiện những hành động trong điều kiện mới Trong các nghiên cứu của mình, 1 6 V.V Tsêbưsêva đã nêu những phương pháp và điều kiện rèn luyên kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh Bà cho rằng, tùy theo đặc điểm của các kỹ năng, kỹ xảo mà định ra những hình thức tổ chức và biện pháp, phương pháp giảng dạy thích hợp [51] Kỹ năng hoạt động sư phạm được sự quan tâm của nhiều nhà tâm lý học, Giáo dục học G.X Catschuc, V.A Menchinxkaia đi sâu nghiên cứu các kỹ năng học tập, đặc biệt là kỹ năng học tập độc lập và vận dụng sáng tạo kiến thức vào thực tiễn Các nhà tâm lý học sư phạm đều coi kỹ năng là biểu hiện của năng lực, làm rõ khái niệm kỹ năng, kỹ xảo và mối quan hệ giữa kỹ năng và kỹ xảo Theo A.V Petrôvxki (1982), V.A.Crutetxki (1981), N.D lêvitov (1970) thì kỹ năng có 2 loại: kỹ năng bậc thấp và kỹ năng bậc cao Các tác giả đi sâu nghiên cứu kỹ năng bậc cao của những hành động phức tạp, trong những điểu kiện hành động không ổn định Theo họ, kỹ xảo đã có là thành phần của kỹ năng Nếu không xác định rõ mối quan hệ giữa kỹ năng và kỹ xảo thì khó có thể xác định được việc dạy học và kết thúc ra sao [42], [8], [30] A.N.Leonchiev (1980) đưa ra một số kỹ năng giao tiếp sư phạm như: kỹ năng điều khiển hành vi bản thân, kỹ năng quan sát, kỹ năng nhạy cảm xã hội biết phán đoán nét mặt người khác, kỹ năng đọc, hiểu, mô hình hóa nhân cách học sinh, kỹ năng làm gương cho học sinh noi theo kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ kỹ năng kiến tạo sự tiếp xúc kỹ năng nhận thức [33] John Steward (2002) đưa ra một nhóm những yếu tố đảm bảo cho sự thành công trong giao tiếp liên cá nhân là kỹ năng sử dụng các phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng lắng nghe và kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu [85] - Nghiên cứu kỹ năng trong lĩnh vực lao động Dưới góc độ tâm lý học lao động, có nhiều công trình đề cập đến vấn đề kỹ năng, kỹ xảo; vai trò của kỹ năng trong lao động; vấn đề hình thành kỹ năng cho người lao động.V.G Loox nêu rõ vai trò của kỹ năng nghề nghiệp và sự hình thành của chúng trong hoạt động; Phrederic W Taylor đưa ra quan điểm học thuyết “sản xuất dây chuyền” phải có sự chuyên môn hóa cao trong thao tác của người lao động Mỗi người trong tổ chức dây chuyền lao động được qui định từng thao tác, từng chức năng chi tiết chặt chẽ, từng giờ, từng phút, không có thao tác thừa, không có sự trùng lặp, ai làm việc nấy nên rất tiết kiệm thời gian và sức lực [17, tr.9] Các nhà tâm lý học Phương Tây, khi nghiên cứu kỹ năng lao động của người 1 7 công nhân trong quá trình vận hành máy móc đã coi trọng mặt kỹ thuật của hành động, đó là yếu tố qui định hoạt động tâm lý của con người, kể cả tư duy và việc hình thành kỹ xảo Quá trình này được rèn luyện công phu và có phương pháp trong quá trình thao tác với máy móc Trong một số lĩnh vực hoạt động chuyên môn, người công nhân có trình độ cao thì thao tác chính xác và nhanh Xét về một phương diện nào đó, sự thành thạo về thao tác là điều quan trọng để nâng cao hiệu quả lao động Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mọi hoạt động của con người đều cần phải đạt đến kỹ xảo Trên thực tế, nhiều hoạt động đòi hỏi người lao động phải linh hoạt, mềm dẻo để thích ứng với hoàn cảnh mới, điều kiện mới, nhất là lao động phức tạp, trong những điều kiện biến động, con người không chỉ thành thạo các thao tác nghề nghiệp, mà còn cần có sự linh hoạt, sáng tạo - Nghiên cứu kỹ năng trong lĩnh vực quản lý Khi nghiên cứu về năng lực tổ chức, V.I Mikheev, L.Umanxki, A.I Kitôv (1985) coi kỹ năng tổ chức là một yếu tố, một dấu hiệu đầu tiên của năng lực tổ chức hoạt động Theo các tác giả, điều kiện hình thành kỹ năng tổ chức là học tập và rèn luyện thường xuyên của người học [27] Harold Koontz, Cysil Odonnell và Heinz Weihrich (1998) đã phân loại các kỹ năng quản lý cơ bản như: kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng quan hệ, kỹ năng nhận thức, kỹ năng thiết kế Tầm quan trọng của các kỹ năng trên thay đổi tùy theo các cấp quản lý khác nhau[23] Warren Blank đã phân tích 3 nhóm kỹ năng cơ bản của nhà lãnh đạo gồm: kỹ năng nền tảng (mở rộng nhận thức về bản thân, xây dựng các mối quan hệ, xác định rõ những kỳ vọng), kỹ năng định hướng (lập sơ đồ phạm vi hoạt động và xác định sự cần thiết của định hướng lãnh đạo, xác lập đường lối lãnh đạo, phát triển người khác thành lãnh đạo), kỹ năng gây ảnh hưởng (xây dựng cơ sở để đạt được cam kết, gây ảnh hưởng để giành được sự ủng hộ tự nguyện của người khác, xây dựng môi trường mang tính khích lệ) [ theo 15, tr 9] 1.1.12 Nghiên cứu về kỹ năng giải quyết vấn đề *Những nghiên cứu chung về tình huống có vấn đề và kỹ năng giải quyết vấn đề Khi bàn đến những nghiên cứu về việc giải quyết tình huống có vấn đề phải kể đến các nhà Tâm lý học Xô Viết Một trong những người tiên phong trong việc nghiên cứu tình huống có vấn đề trong tư duy là Rubinxtein (1958), Ông cho rằng : “Tư duy thường bắt đầu từ một vấn đề hay một câu hỏi, từ sự ngạc nhiên, sự thắc mắc, hay từ 1 8 một mâu thuẫn Tình huống có vấn đề như thế có tác dụng lôi cuốn cá nhân vào hoạt động tư duy ” [46, tr.292] A.M Machiuskin (1972) coi tình huống có vấn đề là một dạng đặc biệt của sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể được đặc trưng bởi một trạng thái tâm lý khiến chủ thể phải tìm kiếm những tri thức, phương hướng hành động chưa biết nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của mình [34] V Okon (1976) xem đặc trưng cơ bản của tình huống có vấn đề là trạng thái lung túng về lý thuyết và thực hành trong quá trình nhận thức, sự mâu thuẫn của kinh nghiệm đã có của chủ thể với những tri thức mới Nhờ đó người học phải huy động năng lực của mình để giải quyết mâu thuẫn [36] Các tác giả đều có chung quan điểm xem tình huống có vấn đề là mâu thuẫn giữa các yếu tố có liên quan trong từng tình huống , trong đó cá nhân phải vận dụng kiến thức, kinh nghiệm, tư duy để giải quyết Về giải quyết vấn đề, theo các nhà Tâm lý học nhận thức thì một phần cơ bản trong cuộc sống của con người là giải quyết các vấn đề đặt ra Chính vì vậy mà kỹ năng giải quyết vấn đề luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm, các phương pháp giải quyết vấn đề của con người đã được nghiên cứu bởi các nhà Tâm lý học trong hàng trăm năm qua Các nhà Tâm lý học theo trường phái Gestalt như: Koler (1925) và Wertheimer (1945) cho rằng giải quyết vấn đề là quá trình học được câu trả lời và tìm được vấn đề thực sự phải giải quyết [89] Kohler quan sát thấy rằng, những con khỉ không đuôi mà ông làm thí nghiệm có thể kết hợp hai cây gậy với nhau để lấy được một quả chuối ngoài lồng Từ đó Ông kết luận, loài khỉ đã đọc được câu trả lời khi kết hợp hai cậy gậy với nhau và vấn đề được giải quyết hoàn chỉnh [74] Vào những năm giữa thế kỷ 20, các nhà khoa học nhận thấy việc giải quyết vấn đề trở nên quan trọng Một số nhà khoa học như: Hall, Skinner, Newell, Simon, Shawlà nhóm đầu tiên nghiên cứu cụ thể ý tưởng của những người có khả năng giải quyết vấn đề Họ nhấn mạnh việc giải quyết những vấn đề trên máy tính dễ hơn so với làm việc với con người Newell, Simon, Shaw (1958) giới thiệu một lý thuyết mới về việc giải quyết vấn đề dựa trên khái niệm về chế biến thông tin và lập trình máy tính [80] Gần đây, việc nghiên cứu giải quyết vấn đề trở nên phong phú hơn Cùng quan điểm xem giải quyết vấn đề như là hoạt động của tư duy có các tác giả: Goldstein và Lewin (1987) xác định ý nghĩa của giải quyết vấn đề như là một phương pháp luận của 1 9 quá trình tư duy để giải quyết vấn đề Và đây là một quá trình nhận thức bậc cao đòi hỏi phải có sự điều tiết và kiểm soát thường xuyên Quá trình này là một qui trình rõ ràng gồm có các kỹ năng cơ bản [68] Burroughs và Mick (2004) thì khẳng định, tư duy sáng tạo là nguồn tài nguyên hữu ích có thể được sử dụng trực tiếp để giải quyết nhiều quá trình khác nhau của vấn đề Trong nghiên cứu của họ, sáng tạo giải quyết vấn đề có tác dụng làm cho ý tưởng của nhà quản lý sâu sắc hơn để hiểu được vấn đề [60] Một số nhà nghiên cứu lại quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết vấn đề, Chrysikou (2006) lập luận thành công trong việc giải quyết vấn đề phụ thuộc vào khả năng của người giải quyết vấn đề bằng cách xác định các loại nhóm vấn đề có nguồn gốc từ mục tiêu Ông giải thích, các loại nhóm vấn đề sẽ được xác lập để phục vụ cho các mục tiêu trong thời gian thực hiện vấn đề và sự sáng tạo có thể giúp con người giải quyết nhiều vấn đề phổ biến [63] Todd I Lubart và Christophe Mouchiroud (2005) (Đại học René Descartes, Pari) đề cập đến sự sáng tạo - một khả năng ảnh hưởng tốt đến việc giải quyết vấn đề nhưng cũng có thể là nguồn gốc của sự khó khăn trong việc giải quyết vấn đề [75] Theo lý thuyết của Pieget (2000) thì khả năng giải quyết vấn đề có liên quan đến quá trình trưởng thành Pieget giải thích những người trẻ tuổi chỉ có thể giải quyết những vấn đề dễ dàng, không phức tạp và khả năng giải quyết vấn đề sẽ tăng lên khi chúng lớn lên [41] Một số tác giả khác đi sâu phân tích các khả năng và kỹ năng của con người liên quan đến quá trình giải quyết vấn đề Chẳng hạn, Jacqueline P Leighton (2003) (Đại học Alberta- Canada) và Robert J Sternberg (2003) (Đại học Yale) đề cập đến mối quan hệ giữa sự suy luận và giải quyết vấn đề Các tác giả cho rằng, kỹ năng suy luận có thể sử dụng để giải quyết vấn đề, do đó, con người cần phải kết hợp nhiều quá trình nhận thức khác nhau để giải quyết vấn đề [76] Doric Wenke và Peter A Frensch (2005) (Đại học Humboldt ở Berlin) đề cập đến ảnh hưởng của các khả năng trí tuệ trong việc giải quyết vấn đề phức tạp Theo các tác giả này, khả năng trí tuệ của một người là những khả năng, những quá trình, những cơ chế nhận thức làm cho người này khác với người kia, ảnh hưởng tới sự thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, không thay đổi bởi kinh nghiệm của người đó Trong khả năng trí tuệ có sự tham gia của trí thông minh tổng quát, các thành phần của trí thông minh chuyên biệt như: khả năng xử lý hay còn gọi là khả năng suy luận, kiến thức hệ thống [90] 2 0 Trong khi đó, một số các tác giả khác lại quan tâm đến các bước giải quyết vấn đề Simon (1986) xác định qui trình giải quyết vấn đề gồm thiết lập mục tiêu và thiết kế hành động [82] Vangundy (1988) chia quá trình giải quyết vấn đề ra làm 5 giai đoạn: nhận thức vấn đề, định nghĩa vấn đề và phân tích vấn đề từ tìm kiếm thông tin, tạo ra ý tưởng để tìm kiếm giải pháp, đánh giá và lựa chọn các ý tưởng, thực hiện các giải pháp thích hợp [88] Các nhà lý thuyết khác lại đưa ra quan điểm khác về quá trình giải quyết vấn đề Bank (1992) đưa ra 6 bước khác nhau để giải quyết vấn đề: xác định vấn đề, xác định các nguyên nhân, tạo ra các giải pháp, chọn giải pháp, thực hiện các giải pháp, đánh giá kết quả [59] Buchanan và Boddy (1992) cho thấy mô hình giải quyết vấn đề gồm 9 giai đoạn: nhận diện vấn đề, thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, đưa ra giải pháp, lựa chọn giải pháp, lập kế hoạch thực hiện, thực hiện giải pháp, đánh giá việc thực hiện và đưa ra kết quả, tiếp tục cải thiện [61] Các nhà nghiên cứu R.J Sternberg (1986) [86], J.R Hayes (1989) [69], J.D Bransford và B.S Stein (1993) [62], J.E Pretz và A.J Naples [81] (Đại học Yale) cho rằng con người cần tiến hành giải quyết vấn đề theo qui trình gồm 7 bước như sau: nhận biết vấn đề, định nghĩa và biểu đạt vấn đề trong óc, đề ra các chiến lược giải quyết, sắp xếp các kiến thức của mình về vấn đề, huy động các nguồn lực trí tuệ và thể chất để giải quyết vấn đề, giám sát các kết quả đạt được hướng tới mục tiêu và cuối cùng - đánh giá tính đúng đắn của phương án giải quyết Đây là quá trình trí tuệ diễn ra trong đầu Người giải quyết vấn đề thành công là tiến hành linh hoạt các bước tùy từng tình huống cụ thể Đặc biệt, tác giả Sharon L Marcelle Crain (2002) (Đại học quốc tế Alliant- San Diego) khi đề cập đến tầm quan trọng của việc huấn luyện các kỹ năng xã hội và kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ em đã nhấn mạnh một số kỹ năng (thuộc về kỹ năng giải quyết vấn đề) cần huấn luyện như: nhận dạng tình huống có vấn đề, phát hiện tình huống có vấn đề, xác định bản chất của vấn đề, tập trung các ý tưởng để giải quyết vấn đề, đánh giá các ý tưởng và chọn ra ý tưởng tối ưu, lập kế hoạch và thực hiện ý tưởng đó bằng hành vi cụ thể [theo 73] Bên cạnh đó, khi bàn về kỹ năng giải quyết vấn đề và tình huống có vấn đề, một số nhà tâm lý học chú trọng đến các chiến lược giải quyết vấn đề mà con người 2 1 cần nắm được để giải quyết thành công những vấn đề mà họ đối mặt trong cuộc sống Chẳng hạn, John Malouff (Viện nghiên cứu tâm lý thuộc Đại học New England, Úc) (2002) đưa ra 50 chiến lược giải quyết vấn đề, chia thành 9 loại với những ví dụ cụ thể Đó là những chiến lược giúp con người hiểu được vấn đề, đơn giản hóa các nhiệm vụ, xác định nguyên nhân của vấn đề, sử dụng các sự giúp đỡ từ bên ngoài để tìm ra các cách giải quyết có thể, sử dụng các kiểu suy luận để tìm cách cách giải quyết có thể có, xác định cách giải quyết nào là tốt nhất [72] Tóm lại, việc nghiên cứu về kỹ năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống nói chung đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà tâm lý học, đặc biệt ở Phương Tây Các nghiên cứu chủ yếu hướng vào các qui trình kỹ thuật với các bước để giải quyết vấn đề, các khả năng và kỹ năng liên quan đến việc giải quyết vấn đề, các chiến lược giải quyết vấn đề *Những nghiên cứu về kỹ năng giải quyết vấn đề trong một số lĩnh vực hoạt động cụ thể Nghiên cứu về kỹ năng giải quyết vấn đề trong lĩnh vực hoạt động thực tiễn cụ thể có thể chia làm 3 hướng nghiên cứu sau đây: hướng nghiên cứu kỹ năng giải quyết vấn đề xã hội, hướng nghiên cứu kỹ năng giải quyết vấn đề trong nhà trường, hướng nghiên cứu kỹ năng giải quyết vấn đề trong quản lý + Hướng nghiên cứu kỹ năng giải quyết vấn đề xã hội: Từ nhận thức được tầm quan trọng của giải quyết vấn đề và sau khi xem xét lý thuyết nghiên cứu giải quyết vấn đề trong các lĩnh vực khác nhau với việc xác định các công việc có liên quan mà các nhà tâm lý học đã nghiên cứu kỹ năng giải quyết vấn đề ở các lĩnh vực xã hội khác nhau Năm 1971, D Zurilla và Goldfried đã có một bài viết chuyên đề đưa ra một mô hình đào tạo giải quyết vấn đề nhằm nâng cao năng lực xã hội và giảm đau khổ tâm lý cho những người gặp những vấn đề về mặt tâm lý trong cuộc sống Kể từ thời điểm đó, có một số lượng đáng kể các nghiên cứu đã được tiến hành để kiểm tra các giả thuyết khác nhau của mô hình này Trong đó, phương pháp bổ sung để giải quyết vấn đề trong tình huống thực tế đã được phát hiện trong những thập kỷ qua như: giải quyết vấn đề với nhận thức của cá nhân của Spivack, Platt và Shure (1976); Cá nhân giải quyết vấn đề của Heppner và Petersen (1982); Cá nhân với việc giải quyết vấn đề thực tế của Denny và Pearce (1989) Nhóm các nhà tâm lý học mang tên “Giải quyết vấn đề và sửa đổi hành vi”, đã đề xuất một mô hình khái niệm đào tạo giải quyết vấn đề nhằm tăng cường năng lực 2 2 giải quyết vấn đề xã hội cho người dân ở các lĩnh vực khác nhau như: Tâm lý học giáo dục (Bloom và Broder, 1950); Lĩnh vực sáng tạo (Parries và Meadow, 1959); Tâm lý học hành vi (Skinner, 1953); Lĩnh vực công nghiệp (Osborn, 1963) Và một loạt những công trình nghiên cứu về kỹ năng giải quyết vấn đề cho những người gặp phải những vấn đề về tâm lý như: kỹ năng giải quyết vấn đề cho những người bị bệnh, những người có vấn đề về khả năng nhận thức như bị tâm thần phân liệt, trí tuệ bị khuyết tật, trẻ bị chấn thương não, trẻ bị rối loạn hành vi và cảm xúc, trẻ chậm phát triển Nghiên cứu vấn đề này, đại diện có tác giả Arthur M Nezu (2004) với công trình nghiên cứu về kỹ năng giải quyết vấn đề và hành vi trị liệu Tác giả cho rằng, giải quyết vấn đề là quá trình nhận thức, hành vi mà con người phải nỗ lực để xác định hoặc khám phá các giải pháp hiệu quả nhằm thích ứng với những vấn đề căng thẳng gặp phải trong cuộc sống hàng ngày Ông cũng cho rằng, kết quả của việc giải quyết vấn đề đã được xác định bởi 2 yếu tố liên quan với nhau nhưng lại độc lập nhau là khả năng định hướng vấn đề và phong cách giải quyết vấn đề Khả năng định hướng vấn đề là tập hợp các lược đồ nhận thức, tình cảm tương đối ổn định, nó bao hàm niềm tin, thái độ, phản ứng và khả năng thành công của một người trong việc đối phó với các vấn đề trong cuộc sống Định hướng vấn đề của một người có thể là tích cực hay tiêu cực Một định hướng vấn đề tích cực là xem vấn đề như một thách thức, lạc quan, tin tưởng rằng các vấn đề sẽ được giải quyết, nhận thức được khả năng của mình có thể giải quyết được vấn đề và tin rằng sẽ thành công trong việc giải quyết vấn đề Ngược lại, định hướng vấn đề tiêu cực là xem vấn đề như các mối đe dọa, mong đợi các vấn đề nan giải, nghi ngờ khả năng thành công của bản thân và thất vọng, buồn bã khi phải đối mặt với vấn đề Vấn đề phong cách giải quyết vấn đề được gọi là giải quyết vấn đề thích hợp, đề cập đến mô hình nhận thức - hành vi cốt lõi Mô hình này mô tả 3 phong cách khác nhau và gồm 4 kỹ năng giải quyết vấn đề cụ thể hợp lý là nhận thức và xây dựng vấn đề, lựa chọn các phương pháp, ra quyết định và thực hiện các giải pháp [57] Anja Vaskinn A.B, Kjetil Sundet C, Christina M (2009) và một số tác giả khác ở Viện tâm thần học, Đại học Oslo, Nauy, trong công trình nghiên cứu về “kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động tâm thần phân liệt cao” của người bị tâm thần phân liệt cao dựa trên mô hình xử lý thông tin đã cho rằng việc giải quyết những vấn đề xã hội xảy ra theo một tuần tự giai đoạn, đầu tiên là vấn đề được phát hiện (giai đoạn xác 2 3 định và mô tả vấn đề), sau đó suy nghĩ và liệt kê các giải pháp có thể có (giai đoạn xử lý) và cuối cùng trả lời [58] Nadine Revheima và Alice Medaliab (2004) ở Viện nghiên cứu tâm thần ở Mỹ trong công trình nghiên cứu “kỹ năng nhớ lời nói, kỹ năng giải quyết vấn đề cho những bệnh nhân bị tâm thần phân liệt ” có đưa ra kết luận: Nhận thức vấn đề và giải quyết vấn đề là một kỹ năng phức tạp và đó là sản phẩm của nhiều qui trình trí tuệ và nỗ lực đã được thực hiện để giải quyết tốt các vấn đề [78] Như vậy, nhóm nghiên cứu kỹ năng giải quyết vấn đề xã hội tuy có cách nhìn nhận, phân chia khác nhau nhưng đều thống nhất là xem kỹ năng giải quyết vấn đề là một quá trình gồm nhiều giai đoạn, nhiều qui trình và giải quyết vấn đề là hoạt động tư duy, con người phải vận dụng nhận thức, trí tuệ, tình cảm và sự nỗ lực để giải quyết vấn đề + Hướng nghiên cứu kỹ năng giải quyết vấn đề trong nhà trường: Hướng nghiên cứu kỹ năng giải quyết vấn đề trong nhà trường với đối tượng tập trung vào nhóm khách thể là học sinh, sinh viên Bao gồm những nghiên cứu như: kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ trước tuổi đi học, kỹ năng giải quyết vấn đề và niềm tin của học sinh tiểu học, kỹ năng giải quyết vấn đề của thiếu niên tiếp xúc với bạo lực, kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên đại học Hướng nghiên cứu này có các tác giả tiêu biểu sau: Sena GÜR§EN OTACIOGLU- Trong công trình nghiên cứu “Kỹ năng giải quyết vấn đề và sự tự tin của giáo viên tương lai” (2008) cho rằng , giải quyết vấn đề là sự lựa chọn sử dụng các công cụ tư duy và hành động hữu ích để đạt được mục tiêu mong muốn, Có thể phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề bằng cách thảo luận các ý tưởng và cảm xúc, bằng cách xác định tầm quan trọng của vấn đề và quan tâm đến nhu cầu của con người Phương pháp giải quyết vấn đề đòi hỏi một quá trình với các giai đoạn có thể được tóm tắt như: nhận thức vấn đề, xác định và phân loại vấn đề, tìm ra những khó khăn trong các loại vấn đề, đưa ra các giải pháp và đánh giá Công trình nghiên cứu cũng đưa ra kết luận mức độ cao của sự tự tin và khả năng tư duy sáng tạo sẽ làm cho cá nhân có kỹ năng giải quyết vấn đề ở mức độ cao hơn [83] Kunchon Jeotee- Trường Đại học Durham Thái Lan (2012) với luận án tiến sĩ về “Kỹ năng suy luận, khả năng giải quyết vấn đề và khả năng học tập: tác động đối với chương trình học tập và lựa chọn nghề nghiệp trong bối cảnh giáo dục đại học ở Thái Lan” đã rút ra kết luận: Kỹ năng được xác định để giải quyết vấn đề là kỹ năng 2 4 suy luận, kinh nghiệm, ý thức và mối quan hệ của con người Giải quyết vấn đề là một quá trình quan trọng được diễn ra theo 3 bước: Tìm ra nguyên nhân của vấn đề, tìm kiếm cách tốt nhất để giải quyết vấn đề và giải quyết bằng cách sử dụng kỹ năng lý luận, ý thức kinh nghiệm, hoặc bất kỳ kỹ năng nào có thể liên quan đến giải quyết vấn đề Có nhiều thành phần liên quan đến giải quyết vấn đề như nhận thức, năng khiếu, chỉ số IQ, tư duy sáng tạo, tư duy phê phán, khả năng học tập, tính cách, động lực, kinh nghiệm [70] Công trình nghiên cứu của Đại học Amasya - Thổ Nhĩ Kỳ (2011) với đề tài “Kỹ năng giải quyết vấn đề của các thí sinh giáo viên”, nhóm tác giả đã đưa ra quan điểm về vấn đề và giải quyết vấn đề Cụ thể: Vấn đề được định nghĩa là khó hiểu đối với nhận thức của cá nhân, là một thách thức ngăn cản đến việc đạt mục tiêu của cá nhân Ba tính năng chính của vấn đề là mục đích, các rào cản trong cách đạt mục đích và cá nhân cảm thấy căng thẳng để đạt mục đích Giải quyết vấn đề là ý thức để nghiên cứu kế hoạch thực hiện một chủ đề có ý thức nhằm đạt được một mục đích mà không thể đạt được một cách dễ dàng Giải quyết vấn đề như là chỉ đạo các hoạt động nhận thức thành mục tiêu Nhóm tác giả này cũng đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến thành công của giải quyết vấn đề đó là nhận thức, tình cảm và kinh nghiệm [71] Công trình nghiên cứu thí điểm mô hình giải quyết vấn đề của nhóm do nhóm tác giả J.Stephen Newton, Robert H Horner, Anne W Todd của Đại học Oregon và Robert F Algozzine và Kate M Algozzine của Đại học Bắc Carolina tại Charlotte (2012) đã đưa ra qui trình giải quyết vấn đề cho nhóm nhằm đưa ra quyết định bằng mô hình TIPS gồm 6 bước: Thiết lập các cơ sở giải quyết vấn đề, xác định vấn đề, phát triển và sàng lọc giả thuyết, thảo luận và lựa chọn giải pháp, xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động giải quyết vấn đề, đánh giá và sửa đổi kế hoạch hành động giải quyết vấn đề [79] Erdal Bay, Birsen Bagceci và Bayram Cetin- Khoa Giáo dục, Đại học Gaziantep, Gaziantep, Thổ Nhĩ Kỳ (2012) với nghiên cứu “Ảnh hưởng của phương pháp kiến tạo xã hội đến giải quyết vấn đề ở người học” khi nghiên cứu giải quyết vấn đề ở người học đã xem giải quyết vấn đề trong học tập là quá trình cá nhân vận dụng kiến thức của mình để tìm giải pháp khi tiếp cận một vấn đề- đây là một kỹ năng tư duy quan trọng Giải quyết vấn đề cũng được định nghĩa như kỹ năng nhận thức cao cấp tạo ra giải pháp thay thế thông qua các bộ lọc tinh thần khi gặp phải vấn đề cần giải quyết Vì vậy kỹ năng nhận thức là kỹ năng cơ bản của mỗi cá nhân để giải quyết 2 5 vấn đề hiệu quả [65] + Hướng nghiên cứu kỹ năng giải quyết vấn đề trong quản lý: Hướng nghiên cứu kỹ năng giải quyết vấn đề trong quản lý được các nhà Tâm lý học Phương Tây rất quan tâm Hầu hết các tác giả đều có chung nhận định: một nhà lãnh đạo phải có kỹ năng lãnh đạo, trong đó kỹ năng giải quyết vấn đề là kỹ năng quan trọng không thể thiếu Cùng quan điểm này có các tác giả: - Nhóm tác giả Michael D Mumford Đại học Oklahoma, Stephen J Zaccaro và Edwin A Fleishman Đại học George Mason, Francis D.Harding Viện Nghiên cứu Quản lý, T Owen Jacobs Đại học Quốc phòng (2000), trong Công trình nghiên cứu về kỹ năng lãnh đạo “Giải quyết các vấn đề xã hội phức tạp cho nhà lãnh đạo” đã cho rằng, một nhà lãnh đạo hiệu quả phải có 2 yêu cầu về kỹ năng và kiến thức Lãnh đạo là giải quyết vấn đề Nhóm nghiên cứu đưa ra mô hình mới cho tổ chức lãnh đạo và đưa ra quan điểm tổ chức lãnh đạo là một hình thức hoạt động có tay nghề cao Mô hình này dựa trên các kỹ năng lãnh đạo tổ chức - đó chính là kỹ năng giải quyết vấn đề Giải quyết vấn đề là một tập hợp các kỹ năng và kiến thức cần thiết, trong đó nhận thức tư duy sáng tạo là yếu tố quan trọng trong giải quyết vấn đề Giải quyết vấn đề gồm các giai đoạn: xác định vấn đề, hiểu được vấn đề, đưa ra các giải pháp tiềm năng, sàng lọc các giải pháp tiềm năng, thực hiện các giải pháp Mỗi giai đoạn yêu cầu mức độ khác nhau về nhận thức và sự sáng tạo Kinh nghiệm của các nhà lãnh đạo thu thập được trong quá trình hoạt động của mình có ảnh hưởng đến kiến thức cần thiết và kỹ năng sẵn có để giải quyết vấn đề [77] - Nhóm tác giả Stephen J Zaccaro Đại học George Mason, Michael D Mumford Đại học Oklahoma, Mary Shane Connelly Viện Nghiên cứu Quản lý, Michelle A Marks Đại học Quốc tế Florida, Janelle A Gilbert California State University ở San Bernardino (2000), trong công trình nghiên cứu về khả năng giải quyết vấn đề đã đưa ra quan điểm, các yếu tố kiến thức lãnh đạo, khả năng, kỹ năng, động lực và cá tính sẽ thúc đẩy việc giải quyết vấn đề của nhà lãnh đạo hiệu quả Có 8 kỹ năng để xử lý giải quyết vấn đề Bao gồm: các vấn đề xây dựng, mã hóa thông tin, thể loại tìm kiếm, đặc điểm kỹ thuật thể loại, kết hợp và tổ chức lại, ý tưởng đánh giá, giải pháp thực hiện và giải pháp giám sát [84] 2 6 - Richard L Hughes, Robert C Ginnett và Gordon J Curphy cho rằng, việc lãnh đạo là một quá trình chứ không phải là một vị trí Quá trình này gồm các kỹ năng lãnh đạo: Thiết lập mục tiêu, tiến hành các cuộc họp, giải quyết mâu thuẫn, đàm phán, giải quyết vấn đề, cải thiện sự sáng tạo, chẩn đoán các vấn đề của cá nhân, nhóm và các tổ chức, thành lập nhóm lãnh đạo cao cấp Trong đó, kỹ năng giải quyết vấn đề gồm có 5 bước: nhận ra vấn đề hoặc cơ hội cải thiện, phân tích nguyên nhân, đưa ra các giải pháp thay thế, lựa chọn và triển khai giải pháp tốt nhất, đánh giá tác động của giải pháp [47, tr.759] Các tác giả cũng đưa ra qui trình của giải quyết vấn đề, điển hình có: - Tổ chức FCCLA nghiên cứu về gia đình, nghề nghiệp và lãnh đạo cộng đồng ở Mỹ, trong công trình nghiên cứu “Giải quyết vấn đề cho nhà lãnh đạo” đã đưa ra 6 bước cho một quá trình giải quyết vấn đề gồm: Xác định vấn đề, kiểm tra lựa chọn thay thế, xem xét các lực chọn có liên quan đến mục tiêu, xác định lựa chọn chấp nhận được, quyết định về một sự lựa chọn và đánh giá kết quả Có 2 loại tư duy quan trọng được sử dụng để giải quyết vấn đề là: + Tư duy sáng tạo: Tìm ra tất cả các ý tưởng để làm ra những cái mới + Tư duy phê phán: Được phân tích và đánh giá các ý tưởng để tiến hành công việc hiện tại Các tác giả còn đưa ra những yếu tố chính của giải quyết vấn đề là nâng cao nhận thức, định nghĩa rõ ràng, tầm nhìn, lựa chọn thay thế, phân tích, quyết định và hành động [64] Fred E Jand (1994) đã đưa ra kế hoạch 7 bước giải quyết vấn đề cho các nhà quản lý gồm: Nhận ra vấn đề, xác định các mục tiêu, xác định các nhóm quan tâm, đánh giá nhu cầu, sự quan tâm và giá trị của họ, đánh giá nguồn lực, xác định giải pháp và hành động (triển khai thực hiện và đánh giá kết quả) [25, tr 126-127] - John G Maxwell (2008) đưa ra qui trình giải quyết vấn đề gồm các bước: Xác định vấn đề, xử lý vấn đề theo thứ tự ưu tiên, chọn người giúp giải quyết vấn đề, tổng hợp nguyên nhân gây ra vấn đề, tổng hợp phương án giải quyết vấn đề, ưu tiên chọn các giải pháp tốt nhất, thực hiện các giải pháp tốt nhất, đề ra các nguyên tắc hoặc chính sách để tránh lặp lại vấn đề cũ [35] Các tác giả theo hướng nghiên cứu kỹ năng giải quyết vấn đề trong quản lý đều xem: giải quyết vấn đề chính là một kỹ năng quan trọng của nhà lãnh đạo; giải quyết vấn đề là hoạt động tư duy và giải quyết vấn đề là một qui trình gồm nhiều bước khác 2 7 nhau 1.1.2 1.1.2.1 Nghiên cứu kỹ năng, kỹ năng giải quyết vấn đề ở Việt Nam Nghiên cứu kỹ năng, kỹ năng trong các lĩnh vực hoạt động ở Việt Nam Ở Việt Nam, vấn đề kỹ năng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và chủ yếu nghiên cứu kỹ năng trong lĩnh vực hoạt động cụ thể Trong lĩnh vực sư phạm, có các tác giả như: Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Như An, Nguyễn Ngọc Bảo, Ngô Công Hoàn đã nghiên cứu kỹ năng hoạt động sư phạm và nhấn mạnh qui trình hình thành kỹ năng này cho sinh viên các trường sư phạm Ngô Công Hoàn, Hoàng Thị Oanh (1992) không đi sâu vào việc nghiên cứu những vấn đề chung về kỹ năng, mà chỉ tập trung vào nghiên cứu kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là cấu trúc kỹ năng giao tiếp sư phạm gồm 3 nhóm: Nhóm kỹ năng định hướng giao tiếp, nhóm kỹ năng định vị, nhóm kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp Các nhóm kỹ năng này có mối quan hệ chặt chẽ và chi phối lẫn nhau [37] Các tác giả Trần Trọng Thủy, Phạm Tất Dong đã nhấn mạnh đến vai trò của kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động lao động, các điều kiện và các giai đoạn hình thành kỹ năng, kỹ xảo Cụ thể, tác giả Phạm tất Dong (1984) đưa ra 4 giai đoạn hình thành kỹ năng: Giai đoạn hình thành kỹ năng sơ bộ, giai đoạn kỹ năng chưa thành thạo, giai đoạn phát triển cao, giai đoạn kỹ năng phát triển cao nhất Mỗi giai đoạn có những đặc điểm đặc trưng và những yêu cầu nhất định [10] Trần Quốc Thành (1992) đã đi sâu nghiên cứu cấu trúc của kỹ năng tổ chức hoạt động Hệ thống kỹ năng tổ chức rất phong phú gồm 5 thành phần có liên hệ chặt chẽ, chi phối lẫn nhau trong quá trình tổ chức hoạt động Năm thành phần gồm: Nhận thức, thiết kế, phân công- phối hợp, giao tiếp và thực hiện nhiệm vụ [49] Kỹ năng quản lý cũng được nhiều nhà tâm lý học quan tâm nghiên cứu các tác giả Nguyễn Đình Chỉnh và Phạm Ngọc Uyển (1998) cho rằng, kỹ năng quản lý có vai trò quyết định đối với chất lượng và hiệu quả của việc giải quyết các nhiệm vụ của chủ thể quản lý Kỹ năng quản lý được coi như là một hệ thống cấu trúc, bao qồm các kỹ năng bộ phận như: biết định hướng đúng, biết tổ chức- chỉ đạo việc thực hiện tốt kế hoạch và biết kiểm tra- đánh giá- hiệu chỉnh một cách hợp lý các quá trình giải quyết nhiệm vụ quản lý [4] Tác giả Giang Hà Huy (1999) trong cuốn sách “Kỹ năng trong quản lý” đã thực tế hóa hầu hết các kỹ năng quản lý như tổ chức quản lý, xây dựng ê kíp, quản lý con 2 8 người, mối quan hệ người với người, các nhân tố tổ chức [20] Tóm lại, từ các công trình nghiên cứu về kỹ năng có thể chia làm hai hướng cơ bản sau: Hướng thứ nhất: những công trình nghiên cứu có tính khái quát về kỹ năng, kỹ xảo, mối quan hệ giữa kỹ năng và kỹ xảo, kỹ năng và năng lực, điều kiện hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động nói chung Hướng thứ hai: những công trình nghiên cứu về kỹ năng trong các lĩnh vực: sư phạm, giao tiếp, lao động, quản lý, kinh doanh đã góp phần to lớn cho việc xây dựng cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu, phát hiện và đưa ra nhiều mô hình ứng dụng, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động của con người trong cuộc sống, lao động, học tập và nghiên cứu khoa học 1.1.2.2 Nghiên cứu về kỹ năng giải quyết vấn đề ở Việt Nam Ở Việt Nam, nghiên cứu kỹ năng giải quyết vấn đề ở lĩnh vực hoạt động thực tiễn cụ thể được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất là lĩnh vực khoa học kỹ thuật và giáo dục Ở lĩnh vực khoa học kỹ thuật, Phan Dũng (2001) quan niệm: Quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra quyết định chính là quá trình biến đổi thông tin: biến đổi những thông tin của bài toán thành thông tin của lời giải Theo Phan Dũng, kỹ năng giải quyết vấn đề hay bài toán đòi hỏi phải tiến hành hành động tư duy theo một qui trình mà ông gọi là “chương trình rút gọn quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra quyết định”, bao gồm 6 bước: hiểu bài toán, đề ra mục đích cần đạt, trả lời các câu hỏi (xem xét từng yếu tố), phát biểu mâu thuẫn, phát ra các ý tưởng có thể có để giải quyết mâu thuẫn, ra quyết định (chọn ý tưởng tối ưu) [14, tr.44] Ở lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu về kỹ năng giải quyết vấn đề chủ yếu tập trung vào kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm có vấn đề Các tác giả, Trần Trọng Thủy, Ngô Công Hoàn, Bùi Văn Huệ, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Quang Uẩn (1990) xem việc giải quyết các tình huống sư phạm trong dạy học và giáo dục như khả năng ứng xử sư phạm của giáo viên [53] Nguyễn Ngọc Bảo (1989), Nguyễn Đình Chỉnh (1992), Nguyễn Ánh Tuyết (1992), Bùi Ngọc Hồ (1993), Ngô Công Hoàn (1995) đều cho rằng kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm phải được hình thành và rèn luyện cho đội ngũ các nhà giáo tương lai ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sư phạm Các tác giả cũng biên soạn một hệ thống phong phú những bài tập thực hành tâm lý học và giáo dục học giúp sinh viên sư phạm rèn luyện kỹ năng này 2 9 Đặc biệt, tác giả Nguyễn Đình Chỉnh (1995) cho rằng kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm đòi hỏi phải tuân theo một qui trình các bước giải quyết tình huống, bao gồm: biểu đạt vấn đề cần giải quyết trên cơ sở đã phân tích, xác định các dữ liệu của tình huống; đề ra các cách giải quyết; chọn cách giải quyết hợp lý nhất và giải thích cơ sở khoa học của nó; rút ra bài học kinh nghiệm giáo dục Nguyễn Đình Chỉnh cho rằng qui trình này cũng chính là qui trình rèn luyện kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm cho sinh viên các trường sư phạm [5] Ngoài ra trong lĩnh vực quản lý, kỹ năng giải quyết vấn đề cũng được quan tâm nghiên cứu Tác giả Dương Hữu Hạnh (1973) quan niệm các nhà quản lý với tư cách là người giải quyết vấn đề thì giải quyết vấn đề xảy ra khi nhà quản lý đối diện với một hoàn cảnh xa lạ mà ở đó không có biện pháp đã được thiết lập sẵn để giải quyết vấn đề Để giải quyết vấn đề, các nhà quản lý phải thực hiện nghiên cứu, thu thập dữ liệu hay tìm sự kiện để khám phá được nguyên nhân thực sự của vấn đề để có giải pháp thích hợp Các bước trong tiến trình giải quyết vấn đề và ra quyết định bao gồm: thừa nhận và chẩn đoán tình huống, đề ra các phương án giải quyết, đánh giá các phương án, chọn phương án tốt nhất, thực hiện các phương án đã chọn và đánh giá các kết quả đạt được[22, tr.308-310] Vũ Văn Dương, Trần Thuận Hải (1997) đưa ra 6 bước cho quá trình giải quyết vấn đề gồm: Xác định vấn đề, đưa ra các giải pháp, chọn một giải pháp, lên kế hoạch thực hiện, hành động và kiểm tra [13, tr.41] Nguyễn Đình Chỉnh, Phạm Ngọc Uyển (1998) lại đưa ra quá trình giải quyết vấn đề gồm 9 bước: Phát hiện và nhận thức vấn đề, tích lũy thông tin, tìm ra các phương án giải quyết, chọn phương án tối ưu, làm việc tập thể, quyết định, truyền đạt quyết định, thực hiện, kiểm tra- đánh giá- điều chỉnh [4, tr.102-104] Một số tác giả khác như Đào Như Huân cho rằng, quá trình giải quyết vấn đề như một hành động trí tuệ với các giai đoạn diễn ra trong đầu mà giai đoạn cuối cùng là ra quyết định, không đề cập đến các giai đoạn sau (thực hiện, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh) [21] Các tác giả khác lại đưa ra những tình huống mà nhà quản lý phải đối mặt để giải quyết hàng ngày Chẳng hạn, Vũ Thế Phú (1994) tập hợp những tình huống thường gặp trong quản trị [38] Lê Thụ (1997) sưu tập 100 tình huống đặc trưng, tiêu biểu mà các giám đốc thường phải đối mặt hàng ngày [54] Đào Duy Huân (1997) trong cuốn sách “Quản trị học” cũng nêu ra 34 tình huống điển hình trong quản trị [21] Nguyễn Hoàng Linh và Vũ Xuân Tiền (2000) trong “Sổ tay giám đốc” đã thống kê 3 0 500 tình huống quản lý và các qui định của pháp luật khi xử lý [29] Một số tác giả lại nghiên cứu kỹ năng giải quyết các tình huống quản lý như: - Luận án tiến sĩ của Phạm Hồng Quý (2006), nghiên cứu “Các thành tố trong tư duy giải quyết tình huống quản lý của người cán bộ chủ chốt cấp huyện” Tác giả đã đưa ra những thành tố trong tư duy giải quyết tình huống quản lý của người cán bộ chủ chốt cấp huyện gồm 3 thành tố: phân tích, suy xét và lập kế hoạch hành động trong đầu Ba thành tố này diễn ra một cách liên tục theo trình tự, nhưng lại đan xen nhau trong quá trình người cán bộ chủ chốt cấp huyện giải quyết tình huống quản lý [44] - Luận án tiến sĩ của Trần Thị Tú Quyên (2006), nghiên cứu “Kỹ năng giải quyết các tình huống quản lý của học viên Học viện Chính trị khu vực I Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ” cho rằng, Kỹ năng giải quyết tình huống quản lý là chủ thể quản lý biết tiến hành những thao tác tư duy đúng trong quá trình giải quyết tình huống quản lý, tìm ra được lời giải hợp lý và tối ưu nhất cho tình huống có vấn đề chứa đựng mâu thuẫn đang được đặt ra trước họ Kỹ năng giải quyết tình huống bao gồm 3 thành tố cơ bản: nhóm kỹ năng định hướng, nhóm kỹ năng phối hợp tổ chức- chỉ đạo, nhóm kỹ năng kiểm tra- đánh giá và hiệu chỉnh quá trình giải quyết tình huống quản lý Qui trình giải quyết một tình huống quản lý gồm 6 bước: phát hiện và xác định vấn đề, đưa ra các giải pháp khác nhau, phân tích các giải pháp, chọn giải pháp tối ưu nhất và quyết định, thực hiện quyết định và đánh giá kết quả thực hiện, rút ra bài học kinh nghiệm [45] - Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Thúy Dung (2008), nghiên cứu “Kỹ năng giải quyết tình huống quản lý của học viên các lớp bồi dưỡng hiệu trưởng tiểu học” đưa ra quan niệm, kỹ năng giải quyết tình huống quản lý giáo dục trong trường tiểu học là một trong những kỹ năng quản lý của người hiệu trưởng trường tiểu học, là một biểu hiện năng lực quản lý của người hiệu trưởng Kỹ năng giải quyết tình huống quản lý giáo dục trong trường tiểu học là sự giải quyết có hiệu quả những tình huống quản lý nảy sinh trong hoạt động quản lý giáo dục ở trường tiểu học, bằng các tiến hành đúng đắn các thao tác của quá trình giải quyết tình huống quản lý giáo dục trên cơ sở vận dụng những tri thức và kinh nghiệm về hành động đó Cấu trúc của kỹ năng giải quyết tình huống quản lý giáo dục trong trường tiểu học là một hệ thống bao gồm các kỹ năng bộ phận 3 1 như sau: Nhóm kỹ năng nhận thức vấn đề, nhóm kỹ năng xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề, kỹ năng đề ra các ý tưởng giải quyết vấn đề, kỹ năng lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề, kỹ năng tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn, kỹ năng kiểm tra, đánh giá [12] Gần đây Trong báo cáo nghiên cứu được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia ( AusAID) và Quĩ Châu Á của nhóm nghiên cứu do PGS TS Nguyễn Quang Tuyến- Trưởng bộ môn luật đất đai, Đại học luật Hà Nội làm trưởng nhóm, về nội dung: Hòa giải tranh chấp đất đai tại Việt Nam- Phân tích pháp luật hiện hành, các thực tiễn và khuyến nghị cho cải cách, tháng 10 năm 2013 Dự án nghiên cứu hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở do nhóm hòa giải cơ sở ở địa phương (thường gồm có già làng, cán bộ về hưu, người đứng đầu các tổ chức quần chúng) đảm nhiệm với mục đích là phân tích pháp luật hiện hành thực trạng thực thi các qui định về hòa giải trong tranh chấp đất đai đã đưa ra 11 hạn chế và kẽ hở trong các qui định về hòa giải cơ sở cả về hình thức, nội dung, thành phần, chế độ thù lao của việc giải quyết tranh chấp đất đai của pháp luật hiện hành và nhiều khuyến nghị sửa đổi , bổ sung về luật đất đai cũng như thủ tục, qui định việc thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai hiện nay.[2] Tóm lại, điểm qua các công trình nghiên cứu về kỹ năng giải quyết vấn đề, chúng tôi nhận thấy: - Khi nghiên cứu, các tác giả đều xem giải quyết vấn đề là hoạt động tư duy và qui trình giải quyết vấn đề gồm nhiều giai đoạn nhưng các tác giả lại chưa có sự thống nhất trong quan niệm phân chia các giai đoạn của qui trình này - Các tác giả chưa nghiên cứu sâu về khái niệm “Kỹ năng giải quyết vấn đề”, cấu trúc của kỹ năng giải quyết vấn đề, các tiêu chí để đánh giá kỹ năng giải quyết vấn đề và các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết vấn đề - Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tôi nhận thấy chưa có tác giả nào nghiên cứu về kỹ năng giải quyết vấn đề đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở 1.2 Một số vấn đề lý luận nghiên cứu kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở 1.2.1 1.2.1.1 Kỹ năng Khái niệm kỹ năng Tâm lý học ngày nay ngày càng được vận dụng rộng rãi vào đời sống xã hội, 3 2 một trong những vấn đề có vai trò rất quan trọng trong hoạt động thực tiễn được các nhà tâm lý học quan tâm là vấn đề kỹ năng Chính vì vậy mà có nhiều nhà nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu về vấn đề này, có nhiều định nghĩa về kỹ năng được đưa ra, cụ thể như sau: Hướng thứ nhất; Kỹ năng được coi là biểu hiện của kỹ thuật hành động Theo quan điểm này, các tác giả như: A.V.Lêonchiev(1989) V.A.Cruchetxki (1981), Trần Trọng Thủy (1978), A.G Covaliov (1994), B.Ph Lomov (2000) quan niệm, kỹ năng là kỹ thuật hành động, là kỹ thuật thao tác, là sự kết hợp nhiều thao tác theo một trật tự phù hợp với mục đích, điều kiện, hoàn cảnh và yêu cầu của hành động Chẳng hạn, A.G Covaliov định nghĩa: Kỹ năng là phương thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện của hành động [7] Tác giả V.A Cruchetxki (1981) viết: “Kỹ năng là phương thức thực hiện hành động đã được con người nắm vững từ trước [8, tr 78] Tác giả Trần Trọng Thủy (1978) trong cuốn “Tâm lý học lao động” cũng cho rằng kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động, con người nắm được cách hành động tức là có kỹ thuật hành động, có kỹ năng [48] Như vậy, các tác giả theo quan niệm này thì chú ý đến mặt kỹ thuật của kỹ năng, xem kỹ năng là sự vận dụng các kỹ thuật hành động, trong khi đó kết quả của hành động thì chưa thấy được các tác giả quan tâm đề cập đến Hướng thứ hai: Kỹ năng được định nghĩa là năng lực của cá nhân trong hoạt động Các tác giả theo khuynh hướng này đã quan tâm đến kết quả hoạt động khi đưa ra định nghĩa kỹ năng Chẳng hạn, tác giả N.D Lêvitov (1963) quan niệm: Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hành động phức tạp hơn, bằng cách áp dụng hay lựa chọn những cách thức đúng đắn, có chiếu cố đến những điều kiện nhất định Kỹ năng có liên quan nhiều đến hoạt động thực tiễn, đến việc áp dụng tri thức vào thực tiễn [31] K K Platônop và G.G.Golubep(1974) cũng cho rằng kỹ năng là năng lực của cá nhân thực hiện công việc có kết quả với một chất lượng cần thiết trong những điều kiện mới và trong những khoảng thời gian tương ứng [43] A.V Petropxki (1982) xem xét kỹ năng là sự vận dụng những tri thức kỹ xảo đã có để lựa chọn thực hiện những phương thức hành động tương ứng với mục đích đề ra [42] Ngoài ra, trong từ điển tâm lý học do tác giả Vũ Dũng chủ biên (2000) thì: “ Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức về phương thức hành động đã được chủ 3 3 thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng” [9] Như vậy theo khuynh hướng này, kỹ năng không chỉ được hiểu là kỹ thuật vận dụng phù hợp các thao tác, mà còn đem lại kết quả cho hoạt động Bởi lẽ, nói đến kỹ năng phải là sự thành thạo, thuần thục - thể hiện kỹ thuật của hành động Hơn nữa, kỹ năng được hình thành trên cơ sở vận dụng năng lực, tri thức, kinh nghiệm của cá nhân vào công việc cụ thể để đạt được hiệu quả công việc đó Do đó: kỹ năng vừa là kỹ thuật, vừa là năng lực của cá nhân để đem lại kết quả cho hoạt động Đây là quan niệm tương đối toàn diện và khái quát về kỹ năng Hướng thứ ba: Kỹ năng được xem như hành vi ứng xử của cá nhân Hướng nghiên cứu này quan niệm, kỹ năng không chỉ là kỹ thuật hành động, là kết quả của hoạt động Các tác giả xem kỹ năng như hành vi ứng xử và cho rằng thái độ, niềm tin ảnh hưởng đến kỹ năng Chẳng hạn, S.A Morales & W Sheator (1978) đã nhấn mạnh ảnh hưởng của thái độ, niềm tin của cá nhân trong kỹ năng Còn J.N Richard (2003) coi kỹ năng là hành vi thể hiện ra hành động bên ngoài và chịu sự chi phối của suy nghĩ và cách cảm nhận của cá nhân Theo quan điểm của các tác giả này, kỹ năng là hành vi được biểu hiện ra bên ngoài và bị chi phối bởi động cơ, thái độ, niềm tin, chuẩn mực của cá nhân đối với hoạt động Đây là quan niệm đáng quan tâm và phù hợp với kỹ năng nghề nghiệp Bởi lẽ, mỗi nghề nghiệp khác nhau sẽ có qui tắc ứng xử khác nhau, các cá nhân sẽ sử dụng tri thức, kinh nghiệm, phương thức hành động, các giá trị thái độ, chuẩn mực, động cơ hành động của cá nhân để có hành vi phù hợp với qui tắc ứng xử của nghề nghiệp.Tuy nhiên, khi coi kỹ năng là hành vi, các tác giả chưa quan tâm nhiều đến mặt kỹ thuật nên hiểu theo cách này có thể sẽ gặp khó khăn trong việc đào tạo kỹ năng nghề nghiệp Tổng hợp các quan điểm khác nhau về kỹ năng, mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng, nhưng các tác giả đều gắn kỹ năng với hành động và hoạt động của cá nhân Nó là cách thức hành động phù hợp với điều kiện và yêu cầu của hoạt động, trong đó cá nhân vận dụng kinh nghiệm, tri thức, kỹ xảo để mang lại hiệu quả của hoạt động Tổng hợp các phân tích về kỹ năng nói trên, chúng tôi đưa ra định nghĩa về kỹ năng như sau: Kỹ năng là cách thức hành động phù hợp với điều kiện và yêu cầu của hoạt động, trong đó cá nhân vận dụng kiến thức, kinh nghiệm để mang lại hiệu quả của hoạt động 3 4 Từ định nghĩa cho thấy, kỹ năng có những biểu hiện: - Kỹ năng được biểu hiện trong hành động và hoạt động của cá nhân qua các thao tác được sử dụng thành thạo, linh hoạt, mềm dẻo - Kỹ năng không phải là yếu tố bẩm sinh, kỹ năng là sản phẩm của hoạt động Đó là quá trình con người vận dụng các kinh nghiệm, tri thức và các giá trị phù hợp với điều kiện hoạt động để đem lại kết quả cho hoạt động 1.2.1.2 Đặc điểm của kỹ năng Một hành động được coi là có kỹ năng phải là hành động được thực hiện thành thạo, được thể hiện thuần thục, đầy đủ, đúng đắn các thao tác và vận dụng linh hoạt để đem lại hiệu quả cho từng hoạt động cụ thể Như vậy, kỹ năng có các đặc điểm sau: - Tính đúng đắn của kỹ năng: là yêu cầu chủ thể khi thực hiện kỹ năng cần phải có tri thức đúng đắn về mục đích, yêu cầu, cách thức thực hiện kỹ năng - Tính đầy đủ của kỹ năng: là sự có mặt đầy đủ biểu hiện của kỹ năng, bao gồm: nhận thức đầy đủ mục đích, yêu cầu của kỹ năng, có đầy đủ các thao tác cần thiết của kỹ năng - Tính thuần thục của kỹ năng: là đòi hỏi chủ thể khi thực hiện kỹ năng luôn thực hiện đúng, đủ các yêu cầu về mặt kỹ thuật và luôn đạt được kết quả ngay cả khi điều kiện và phương thức thực hiện hoạt động thay đổi - Tính linh hoạt của kỹ năng: là sự ổn định, bền vững và sáng tạo của kỹ năng trong các điều kiện hoạt động khác nhau - Tính hiệu quả của kỹ năng: là đòi hỏi chủ thể khi thực hiện kỹ năng cần hướng đến kết quả đạt được ở mức độ cao nhất có thể - Tính sáng tạo của kỹ năng: là yêu cầu đối với chủ thể khi thực hiện kỹ năng phải tìm ra cái mới, phương thức mới trên nền của phương thức cũ nhằm mang lại hiệu quả hoạt động cao hơn 1.2.1.3 Quá trình hình thành và mức độ kỹ năng Theo quan điểm của K.K Platonov và G.G.Golubev, để hình thành kỹ năng một hành động, trước hết cần xác định được mục đích của hành động, sau đó phải thông hiểu cách thức thực hiện hành động và cần tổ chức luyện tập Các tác giả đã đưa ra 5 giai đoạn hình thành kỹ năng đó là: Giai đoạn 1: Giai đoạn kỹ năng sơ đẳng: con người ý thức được mục đích hành động và tìm kiếm cách thực hiện hành động dựa trên vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống Hành động được thực hiện bằng cách “thử” và “sai”; Giai đoạn 2: Biết cách làm nhưng không đầy đủ Có hiểu biết về phương thức thực 3 5 hiện hành động; vận dụng các kĩ xảo đã có, nhưng không phải những kĩ xảo chuyên biệt dành cho hành động này; Giai đoạn 3: Có kỹ năng chung nhưng còn mang tính riêng lẻ; Giai đoạn 4: Có kỹ năng phát triển cao, sử dụng sáng tạo vốn hiểu biết và các kỹ xảo đã có, ý thức được không chỉ mục đích hành động mà còn cả động cơ lựa chọn cách thức đạt mục đích; Giai đoạn 5: Sử dụng sáng tạo các kỹ năng khác nhau.[43] Theo cách phân chia này, kỹ năng được bộc lộ từ thấp đến cao qua các giai đoạn: từ nắm được tri thức về kỹ năng đến có kỹ năng nhưng chưa đầy đủ, chưa thành thục, sau đó là thực hiện đầy đủ và cao nhất là có kỹ năng đầy đủ, thực hiện chúng thuần thục và linh hoạt trong mọi điều kiện của hoạt động Các mức độ kỹ năng cũng được thể hiện dựa trên một số thông số như: mức thực hiện hành động, độ khái quát, sự toàn vẹn của các thao tác, trình độ thành thạo của các thao tác khi thực hiện kỹ năng để đạt được hiệu quả cao nhất Trong khi đó tác giả Trần Quốc Thành đã đề xuất qui trình hình thành kỹ năng gồm 3 giai đoạn Giai đoạn 1: Nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức, điều kiện hành động; Giai đoạn 2: Quan sát mẫu và làm thử theo mẫu; Giai đoạn 3: Luyện tập để tiến hành các hành động theo đúng yêu cầu nhằm đạt mục đích đặt ra Bước đầu tác giả đã quan tâm đến việc đề cao sự hiểu biết của người học trước khi thực hiện hành động để có kỹ năng Đây là việc làm rất quan trọng để giúp người học ý thức được những việc phải làm và ý nghĩa của nó trong quá trình luyện tập Từ đó giúp người học xây dựng được ý thức tự rèn luyện nhằm cũng cố những kỹ năng đã được hướng dẫn trước đó Tuy nhiên, bên cạnh đó thì tác giả đã nhấn mạnh yếu tố kĩ thuật trong quá trình thực hiện hành động nhằm hình thành kỹ năng [theo 49] Chúng tôi cũng đồng tình với các tác giả, quá trình hình thành kỹ năng diễn ra ở hai cấp độ chính: cấp độ nhận thức và cấp độ thao tác hành động Ở cấp độ nhận thức, chủ thể phải có được các tri thức cần thiết về nội dung, mục đích, yêu cầu của hoạt động và các tri thức về cách thức hành động Ở cấp độ hành động, chủ thể phải thực hành được kỹ năng trong thực tiễn và sau đó luyện tập vận dụng kỹ năng vào các điều kiện khác nhau của hoạt động Từ cơ sở những phân tích trên, chúng tôi đề xuất quá trình hình thành kỹ năng bao gồm 3 giai đoạn sau: Giai đoạn 1: giai đoạn nhận thức: nhận thức đầy đủ về nội dung, mục đích, cách thức và điều kiện để giải quyết vấn đề Bước 2: giai đoạn thực hành: nắm được qui trình giải quyết vấn đề sau khi được hướng dẫn, quan sát và làm thử 3 6 Bước 3: giai đoạn luyện tập: luyện tập để biết tiến hành các thao tác theo đúng yêu cầu và điều kiện của việc giải quyết vấn đề nhằm đạt được mục đích đề ra Biết vận dụng giải quyết từng vấn đề cụ thể 1.2.2 1.2.2.1 Khái niệm kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai Khái niệm “giải quyết” Theo từ điển tiếng Việt thì “Giải quyết” là “làm cho không còn thành vấn đề nữa- tức là làm cho thoát khỏi cái đang trói buộc Ví dụ: giải quyết nạn kẹt xe, giải quyết vấn đề chưa được giải quyết [39] Còn từ điển Hán việt xem “Giải quyết” là quyết định biện pháp để loại bỏ bế tắc.[3, tr.1197] Theo hai cách hiểu này thì “Giải quyết” là hoạt động để làm cái gì đó Hoạt động có thể diễn ra bên trong (hoạt động tư duy), nhưng cũng có thể diễn ra bên ngoài (hoạt động thực tiễn) Hơn nữa, “Giải quyết”cái gì đó chính là giải quyết một vấn đề đang tồn tại Trong khi đó “Giải quyết vấn đề” được nhiều tác giả nghiên cứu Đa số các tác giả đều xem giải quyết vấn đề là quá trình nhận thức, tư duy của con người Cùng quan niệm này có các tác giả tiêu biểu sau : Goldstein và Lewin (1987) xác định ý nghĩa của giải quyết vấn đề như là một phương pháp luận của quá trình tư duy để giải quyết vấn đề [68] Nadine Revheima có đưa ra kết luận: Nhận thức vấn đề và giải quyết vấn đề là một kỹ năng phức tạp và đó là sản phẩm của nhiều qui trình trí tuệ và nỗ lực đã được thực hiện để giải quyết tốt các vấn đề [78] Nhóm tác giả Michael D Mumford Đại học Oklahoma, Stephen J Zaccaro và Edwin A Fleishman Đại học George Mason, Francis D.Harding Viện Nghiên cứu Quản lý, T Owen Jacobs Đại học Quốc phòng (2000), đã cho rằng, giải quyết vấn đề là một tập hợp các kỹ năng và kiến thức cần thiết, trong đó nhận thức tư duy sáng tạo là yếu tố quan trọng trong giải quyết vấn đề [77] Erdal Bay, Birsen Bagceci và Bayram Cetin khi bàn đến giải quyết vấn đề của người học lại xem giải quyết vấn đề trong học tập là quá trình cá nhân vận dụng kiến thức của mình để tìm giải pháp khi tiếp cận một vấn đề - đây là môt kỹ năng tư duy quan trọng [65] Các tác giả trên đều xem giải quyết vấn đề là quá trình nhận thức, tư duy của con người Chúng tôi đồng tình với quan điểm của X.L Rubinstein (1958) cho rằng, quá trình tư duy chỉ diễn ra khi xuất hiện vấn đề, nhưng đòi hỏi chủ thể phải ý thức rõ ràng được vấn đề và tiếp nhận nó như một mâu thuẫn cần phải hành động để giải quyết Tư duy thường bắt đầu từ một vấn đề hay một câu hỏi, từ sự ngạc nhiên, sự thắc mắc hay từ một mâu thuẫn nào đó nó lôi cuốn cá nhân vào hoạt động tư duy [46] 3 7 Trong thực tế có những vấn đề đang diễn ra, tồn tại trong xã hội, cá nhân vẫn nhận thức nhưng không đặt ra nhiệm vụ phải giải quyết thì tư duy chưa diễn ra (lúc này với cá nhân, đó chưa phải là vấn đề) Tư duy chỉ diễn ra khi xuất hiện vấn đề đòi hỏi chủ thể phải giải quyết- tức là cá nhân phải suy nghĩ, vận dụng các khái niệm, phạm trù theo qui luật logic chặt chẽ của tư duy để giải quyết vấn đề nhằm đạt được hiệu quả Trong khi đó, theo các tác giả Sanaullah Khan và M.Phil Scholar, giải quyết vấn đề là chìa khóa để thực hiện chức năng quản lý Giải quyết vấn đề là quá trình loại bỏ sự khác biệt giữa tình hình thực tế và mong muốn [87] Tác giả Dương Hữu Hạnh quan niệm các nhà quản lý với tư cách là người giải quyết vấn đề thì giải quyết vấn đề xảy ra khi nhà quản lý đối diện với một hoàn cảnh xa lạ mà ở đó không có biện pháp đã được thiết lập sẵn để giải quyết vấn đề Để giải quyết vấn đề, các nhà quản lý phải thực hiện nghiên cứu, thu thập dữ liệu hay tìm sự kiện để khám phá được nguyên nhân thực sự của vấn đề để có giải pháp thích hợp Các bước trong tiến trình giải quyết vấn đề và ra quyết định bao gồm: thừa nhận và chẩn đoán tình huống, đề ra các phương án giải quyết, đánh giá các phương án, chọn phương án tốt nhất, thực hiện các phương án đã chọn và đánh giá các kết quả đạt được [22, tr 308-310] Quan điểm của các tác giả này, mặc dù không đi sâu vào bản chất bên trong của quá trình giải quyết vấn đề, nhưng đã chỉ rõ, giải quyết vấn đề là một quá trình gồm nhiều bước, nhiều giai đoạn và kết quả cuối cùng của giải quyết vấn đề là xóa bỏ những mâu thuẫn do vấn đề đặt ra nhằm đạt mục đích đề ra Từ việc đánh giá các quan niệm về giải quyết vấn đề của các tác giả trên, chúng tôi xem giải quyết vấn đề bao gồm cả hành động tư duy và hành động thực tiễn Cụ thể, để giải quyết vấn đề, con người phải vận dụng nhiều qui trình trí tuệ, các thao tác của tư duy; phải nỗ lực để phát hiện ra mối quan hệ thật chưa biết của các yếu tố trong tình huống cụ thể nhằm xác định các giải pháp, giải quyết những mâu thuẫn của vấn đề để lựa chọn giải pháp phù hợp và tổ chức thực hiện giải pháp bằng những hành động cụ thể có kiểm tra đánh giá kết quả của vấn đề cần giải quyết Như vậy “Giải quyết” hay “giải quyết vấn đề” thực tế chỉ là một và đối với hoạt động quản lý hành chính cấp cơ sở thì giải quyết vấn đề bao giờ cũng bao gồm hành động tư duy và hành động thực tiễn Từ đây, chúng tôi quan niệm: Giải quyết là tổ hợp các hành động tư duy và hành động thực tiễn nhằm phát hiện ra mối quan hệ thật chưa biết của các yếu tố có liên quan trong từng tình huống thông qua các hành động xác định vấn đề, phân tích 3 8 nguyên nhân, lựa chọn giải pháp tối ưu, triển khai và kiểm tra đánh giá kết quả để giải quyết vấn đề I.2.2.2 Khái niệm kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai * Khái niệm đất đai Luật đất đai 2003 của Việt Nam qui định: Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng Điều 4, điều 5 và điều 6 Luật đất đai 2013 cũng qui định: - Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này - Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này - Nguyên tắc sử dụng đất là: Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất; Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh; Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan * Khái niệm tranh chấp đất đai Theo Từ điển tiếng Việt thì tranh chấp nói chung được hiểu là: “Tranh giành nhau một cách giằng co cái không rõ thuộc về bên nào” [39, tr.1628] “Cái” được tranh giành không rõ thuộc về bên nào có thể là một đối tượng nào đó được gọi là đối tượng tranh chấp Như vậy, tranh chấp sẽ nảy sinh khi đối tượng tranh chấp không rõ thuộc về bên nào và quá trình tranh chấp thể hiện mâu thuẫn, xung đột giữa các chủ thể với nhau được phát sinh trong đời sống xã hội - đó chính là những tranh chấp Trong tranh chấp đất đai thì đối tượng tài sản mà các bên tranh chấp, giằng co nhau là đất đai Theo Luật Đất đai năm 2013 thì, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai Vì vậy, đối tượng của tranh chấp đất đai là các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Tức là trong quá trình quản lý và sử dụng đất, người sử dụng đất sử dụng các quyền và nghĩa vụ của mình làm phát sinh tranh chấp với người khác Còn chủ thể của tranh chấp đất đai có thể là giữa các chủ thể sử dụng đất với nhau hoặc giữa người sử 3 9 dụng đất với bất kỳ bên thứ ba nào khác trong quan hệ đất đai Như vậy, theo Luật Đất đai năm 2013: ”Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai" Từ đó chúng tôi cho rằng, Tranh chấp đất đai là một vấn đề nảy sinh thể hiện mâu thuẫn, bất đồng ý kiến của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai khi họ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại - Các đặc điểm của tranh chấp đất đai: Theo Giáo trình luật đất đai Trường Đại học luật Hà nội, Nhà xuất bản công an nhân dân, 2009, tranh chấp đất đai có đặc điểm: + Tranh chấp đất đai là tranh chấp về lợi ích, tài sản của các bên với nhau nên bất đồng, mâu thuẫn xảy ra gay gắt và quyết liệt + Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện sở hữu Đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý, quyền sử dụng và những lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp; + Các chủ thể tranh chấp đất đai chỉ là chủ thể quản lý và sử dụng đất, không có quyền sở hữu đối với đất đai; + Tranh chấp đất đai luôn gắn liền với quá trình sử dụng đất của các chủ thể cho nên không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước + Tranh chấp đất đai xảy ra tác động không nhỏ đến tâm lý, tinh thần của các bên, gây nên tình trạng mất ổn định, bất đồng trong nội bộ nhân dân, làm cho những qui định của pháp luật về đất đai cũng như những chính sách của nhà nước không được thực hiện một cách triệt để [16] - Các dạng tranh chấp đất đai được hòa giải ở phường, xã Hiện nay, những dạng tranh chấp đất đai được thực hiện hòa giải ở cơ sở chủ yếu là tranh chấp đất đai phát sinh giữa những người sử dụng đất với nhau, gồm 3 dạng cơ bản sau: + Tranh chấp về quyền sử dụng đất: là những tranh chấp giữa các bên với nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất nào đó Trong dạng tranh chấp này chúng ta thường gặp các loại tranh chấp về ranh giới đất; tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong các quan hệ ly hôn, thừa kế; tranh 4 0 chấp để đòi lại đất (đất đã cho người khác mượn sử dụng mà không trả lại, hoặc tranh chấp giữa người dân tộc thiểu số với người đi xây dựng vùng kinh tế mới ) + Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất: dạng tranh chấp này thường xảy ra khi các chủ thể có những giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất hoặc các tranh chấp liên quan đến việc bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư + Tranh chấp về mục đích sử dụng đất: đây là dạng tranh chấp ít gặp hơn, những tranh chấp này liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất là gì Thông thường những tranh chấp này cũng dễ có cơ sở để giải quyết vì trong quá trình phân bổ đất đai cho các chủ thể sử dụng, Nhà nước đã xác định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất Tranh chấp chủ yếu do người sử dụng đất sử dụng sai mục đích so với khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất Xét về bản chất thì đây là những tranh chấp dân sự phát sinh giữa những người sử dụng đất với nhau trong qúa trình sử dụng đất, bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ Nguyên tắc tự do, bình đẳng, thỏa thuận ý chí chi phối các giao dịch dân sự về quyến sử dụng đất Vì vậy, khi loại tranh chấp này phát sinh thì việc hòa giải được ưu tiên và khuyến khích áp dụng Hơn nữa, các tranh chấp đất đai phát sinh giữa những người sử dụng đất với nhau ban đầu thường là những bất đồng, mâu thuẫn nhỏ, tính chất đơn giản nên chỉ cần tiến hành hòa giải các mâu thuẫn này mà chưa phải đưa ra tòa án để giải quyết [2, tr 20] * Khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai Giải quyết tranh chấp đất đai là giải quyết mâu thuẫn, bất đồng ý kiến của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai khi họ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại Theo Giáo trình Luật đất đai của Trường Đại học Luật Hà Nội: " Việc giải quyết tranh chấp đất đai là tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân".[16, tr455] Như vậy, giải quyết tranh chấp đất đai, với ý nghĩa là một nội dung của quản lý Nhà nước đối với đất đai, là hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhằm tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật, giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên, khôi phục lại quyền lợi cho bên bị xâm hại Đồng thời xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật đất đai Với cách hiểu như vậy thì: giải quyết tranh chấp đất đai là tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật để giải quyết bất đồng, mâu thuẫn của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng giải quyết tranh chấp đất đai là giải quyết vấn đề 4 1 liên quan đến lĩnh vực đất đai với mục đích là giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng phát sinh giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai Vì vậy giải quyết tranh chấp đất đai thực chất là giải quyết vấn đề mà các bên tranh chấp tạo ra, trong đó chủ thể phải sử dụng các thao tác, yêu cầu, qui trình của giải quyết vấn đề để giải quyết vấn đề liên quan đến lĩnh vực đất đai Từ những phân tích trên, chúng tôi đưa ra quan điểm khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai như sau: Giải quyết tranh chấp đất đai là tổ hợp các hành động tư duy và hành động thực tiễn để tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm giải quyết bất đồng, mâu thuẫn của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai Đặc điểm đặc thù tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam: Ở Việt Nam tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai có đặc điểm đặc thù: + Tranh chấp đất đai ở Việt Nam hiện đang là vấn đề nóng bỏng thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội Với thủ tục hành chính rườm rà, nguồn gốc lịch sử tranh chấp đất đai phức tạp, và cơ chế giải quyết tranh chấp còn nhiều bất cập đã đẩy người dân vào tranh chấp kéo dài với những hệ lụy cho bản thân và ổn định xã hội + Việc giải quyết tranh chấp đất đai gặp nhiều khó khăn do các qui định về đất đất đai không đầy đủ, thiếu đồng bộ, không cụ thể, rõ ràng và không thật sự phù hợp với thực tiễn, nên khi áp dụng để giải quyết, các cơ quan, tổ chức gặp nhiều vướng mắc, thậm chí không biết giải quyết như thế nào Ngoài ra, do nhận thức của người dân về chính sách, pháp luật đất đai còn nhiều hạn chế và do đất đai ngày càng có giá trị nên tranh chấp đất đai không chỉ xảy ra giữa người dân với nhau mà ngày càng gia tăng trong gia đình, thân tộc + Việc xác minh các thông tin về đất đai để giải quyết tranh chấp đất đai vô cùng phức tạp, tốn nhiều thời gian do hồ sơ địa chính, sơ đồ, trích lục không đồng bộ, lâu đời, thiếu thông tin + Giải quyết tranh chấp đất đai không chỉ dựa trên quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, mà còn áp dụng phong tục tập quán, hương ước, qui ước, tập tục của địa phương để vận động , thuyết phục các bên tranh chấp giải quyết bất đồng, mâu thuẫn về đất đai + Đội ngũ cán bộ công chức giải quyết tranh chấp đất đai còn thiếu; trình độ, năng lực còn hạn chế do chưa được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về giải quyết tranh chấp đất đai 4 2 *Khái niệm kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai Từ việc phân tích khái niệm “ Kỹ năng”và khái niệm “Giải quyết tranh chấp đất đai ” chúng tôi đưa ra khái niệm kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai như sau: Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai là cách thức hành động phù hợp với điều kiện và yêu cầu của hoạt động, trong đó cá nhân vận dụng kiến thức, kinh nghiệm để tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm giải quyết bất đồng, mâu thuẫn của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai có hiệu quả 1.2.3 Khái niệm kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở * Khái niệm quản lý hành chính nhà nước: Hành chính theo nghĩa hẹp là nền hành chính nhà nước ( hay còn gọi là nền hành chính công) là tổng thể các tổ chức và định chế hoạt động của bộ máy hành pháp có trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của nhà nước do các cơ quan có tư cách pháp nhân công quyền tiến hành bằng các văn bản dưới luật nhằm thực thi chức năng quản lý nhà nước giữ gìn bảo vệ quyền lợi công và phục vụ nhu cầu hàng ngày của dân trong mối quan hệ giữa công dân và nhà nước [18, tr.16] Bất cứ Nhà nước nào ra đời thì quản lý Nhà nước nói chung và quản lý hành chính nói riêng sẽ xuất hiện để tổ chức và điều hành thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cơ bản nhất của Nhà nước trong quản lý xã hội Như vậy, quản lý hành chính Nhà nước là hoạt động để thực thi quyền hành pháp ( một trong 3 nhánh quyền lực của Nhà nước: lập pháp, hành pháp và tư pháp) - đây là hoạt động có tổ chức và định hướng để định hướng hành vi con người và các quá trình xã hội theo những quĩ đạo và mục tiêu nhất định nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, do các cơ quan trong hệ thông quản lý hành chính từ Chính phủ ở Trung ương xuống Uỷ ban nhân dân các cấp ở địa phương tiến hành Và chủ thể quản lý có thể là tổ chức- gọi là cơ quan hành chính Nhà nước hoặc cá nhân- được gọi là cán bộ quản lý hành chính * Khái niệm cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở Theo luật cán bộ công chức của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 4 số 22/2008/QH 12 ngày 13/11/2008 thì cán bộ, công chức gọi là cán bộ xã, phường, thị trấn ( là cấp cơ sở) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam 4 3 được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước Và cũng theo qui định tại khoản 3 Điều 4 của Luật này, cán bộ cấp xã và công chức cấp xã có các chức vụ sau đây: - Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ; - Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; - Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân; - Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; - Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam); - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam Công chức cấp xã có các chức danh sau đây: - Trưởng Công an; - Chỉ huy trưởng Quân sự; - Văn phòng - thống kê; - Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); - Tài chính - kế toán; - Tư pháp - hộ tịch; - Văn hóa - xã hội Tuy nhiên, luận án giới hạn ở lĩnh vực giải quyết tranh chấp đất đai, nên chúng tôi giới hạn khách thể nghiên cứu là những nhóm chức vụ có chức năng giải quyết vấn đề này, đó là : - Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn - Phó chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn - Cán bộ địa chính ở phường, xã, thị trấn - Cán bộ tư pháp ở phương, xã, thị trấn *Giải quyết vấn đề đất đai trong hoạt động hành chính của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở về hoạt động quản lý đất đai ở cấp phường xã, luật đất đai 2003 qui định cấp phường xã có nhiệm vụ và quyền hạn sau: 4 4 + Quản lý mốc địa giới hành chính trên thực địa tại địa phương + Công bố công khai qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của địa phương sau khi được UBND cấp có thẩm quyền quyết định hoặc xét duyệt + Tổ chức chỉ đạo thực hiện qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của địa phương, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi sử dụng đất trái với qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất + Cho thuê đất thuộc quĩ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường thị trấn + Xác nhận hồ sơ để người đang sử dụng đất làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất + Tổ chức kiểm kê đất đai của địa phương + Phối hợp với các cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý công trình có hành lang bảo vệ an toàn Kịp thời xử lý các trường hợp lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang bảo vệ công trình + Phối hợp với UBMT tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hòa giải tranh chấp đất đai + Chứng thực hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng cho thuê, thế chấp quyền sử dụng đất đai của hộ gia đình và cá nhân Trực tiếp giải quyết và chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề đất đai ở cấp phường, xã là Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn; Phó chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn Giúp việc cho UBND cấp phường, xã, thị trấn trong hoạt động quản lý đất đai là cán bộ địa chính và cán bộ tư pháp về hòa giải tranh chấp đất đai, Theo Điều 135 Luật Đất đai năm 2003, việc hoà giải ở cấp cơ sở được quy định cụ thể như sau: “1 Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở 2 Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp Uỷ ban nhân dân xã, phường thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai ” Việc tổ chức hoà giải của Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn kết hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận hay các tổ chức xã 4 5 hội khác là điều kiện bắt buộc phải có trước khi Toà án nhận đơn khởi kiện tranh chấp đất đai của đương sự Do đó, nếu không có việc hoà giải của Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn thì các đương sự sẽ bị coi là chưa đủ điều kiện khởi kiện theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 168 của Bộ luật Tố tụng Dân sự mà theo đó, Toà án sẽ phải trả lại đơn khởi kiện cho đương sự Trong khi đó, Luật Đất đai 2013 có quy định khuyến khích các bên TCĐĐ tự hòa giải hoặc giải quyết TCĐĐ thông qua hòa giải ở cơ sở, nếu không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải Khác với Luật đất đai 2003 là trước khi Toà án nhận đơn khởi kiện tranh chấp đất đai của đương sự phải bắt buộc qua hòa giải ở cấp cơ sở thì Luật đất đai 2013 chỉ khuyến khích chứ không bắt buộc hòa giải ở cơ sở Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 và khoản 1 Điều 88 của Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013, Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải TCĐĐ tại địa phương mình với thành phần Hội đồng hòa giải cấp xã gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; công chức địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã), công chức Tư pháp -Hộ tịch xã, phường, thị trấn Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thủ tục hòa giải TCĐĐ tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp TCĐĐ giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác để trình UBND cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản 4 6 khác gắn liền với đất Như vậy, đối với chính quyền cấp cơ sở khi giải quyết tranh chấp đất đai thì không có thẩm quyền ban hành qui định giải quyết tranh chấp đất đai, chỉ có thẩm quyền lập biên bản xác nhận kết quả hòa giải thành hoặc hòa giải không thành trên cơ sở khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc giải quyết TCĐĐ thông qua hòa giải cơ sở để tránh tình tiết vụ việc thêm căng thẳng cũng như tình trạng quá tải khi giải quyết TCĐĐ ở cấp cao hơn Với ý nghĩa như vậy thì thì cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức hòa giải, thuyết phục để các bên đạt được thỏa thuận, tự giải quyết với nhau Và quá trình hòa giải được diễn ra theo 3 bước: Bước thứ nhất: Chuẩn bị tổ chức thực hiện việc hoà giải Sau khi tiếp nhận đơn khiếu nại về tranh chấp đất đai theo đúng thẩm quyền giải quyết của cấp phường, xã Chính quyền cấp phường, xã sẽ thành lập ban giải quyết vấn đề khiếu nại, thành phần gồm: cán bộ quản lý cấp phường, xã (gồm Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND phường, xã); cán bộ địa chính (được trực tiếp giao xử lý vụ việc) và đại diện cơ quan đoàn thể ( Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của mặt trận) Quá trình chuẩn bị hòa giải được diễn ra như sau:, cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ hoà giải tiến hành nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ việc tranh chấp đất đai để hiểu và nắm rõ ràng nội dung vụ việc tranh chấp, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến xung đột, mâu thuẫn tranh chấp về đất đai; thu thập giấy tờ, tài liệu chứng cứ có liên quan, tìm hiểu vận dụng các qui định của pháp luật hiện hành để đưa ra các phương án giải quyết; dự kiến thành viên tham gia hoà giải; triệu tập cho thành viên tham gia hoà giải và các bên tranh chấp đất đai có mặt đầy đủ và đúng thời gian để đảm bảo cuộc hoà giải được thực hiện đúng theo luật định - Bước thứ hai: Thực hiện hoà giải Trước khi tiến hành hoà giải tranh chấp đất đai, cán bộ công chức giúp việc cho Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND xã kiểm tra các thành viên tham gia hoà giải và các bên tranh chấp đất đai phải có mặt đầy đủ trước khi tiến hành hoà giải ở xã Khi tiến hành hoà giải tranh chấp đất đai cán bộ hòa giải phải lập thành biên bản Biên bản phản ánh đầy đủ những nội dung sau: thời gian và địa điểm tiến hành hoà giải; những người tham gia hoà giải và thành phần Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai ở xã (nếu có); họ tên, địa chỉ của các bên có tranh chấp đất đai; tóm tắt nội dung tranh chấp và nguyên nhân phát sinh tranh chấp xẩy ra; ghi đầy đủ diễn biến nội dung của cuộc hoà giải tranh chấp về đất đai bao gồm có ý kiến của các bên tranh chấp về đất 4 7 đai tham gia hoà giải, ý kiến của hội đồng tư vấn tham gia giải quyết tranh chấp đất đai, ý kiến của những người tham gia hoà giải, kết quả thoả thuận giữa các bên có tranh chấp với nhau (nếu có) - Bước thứ ba: Kết thúc hoà giải tranh chấp đất đai ở xã Sau khi kết thúc hoà giải, tất cả các bên có tranh chấp đất đai phải ký vào biên bản hoà giải Tất cả các thành viên tham gia hoà giải và tất cả thành viên hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai có tham gia hoà giải đều phải ký vào biên bản hoà giải Người chủ trì hoà giải phải xác nhận ghi trong biên bản hoà giải thành công hoặc không thành công Biên bản hoà giải được gửi cho các bên tranh chấp, lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp Thẩm quyền giải quyết, thủ tục, qui định về thời gian được thực hiện đúng theo qui định của luật đất đai cũ 2003 hoặc luật đất đai mới 2013 ( từ 1/7/2014 khi luật đất đai mới có hiệu lực) Hơn nữa, theo Quyết định 16/2012/QĐ- UBND ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành qui trình tiếp công dân và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thì qui trình xử lý công việc của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở liên quan đến tranh chấp đất đai như sau: - Tiếp nhận đơn và xử lý đơn theo thẩm quyền- Do tổ tiếp dân và đơn vị chuyên trách giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện - Xem xét và cho ý kiến- Do chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã thực hiện - Xác minh, thu thập chứng cứ- Do đơn vị chuyên trách giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện - Tổ chức gặp gỡ đối thoại, hòa giải với người khiếu nại và ngưới bị khiếu nạiDo đơn vị chuyên trách giải quyết khiếu nại, tố cáo và chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã thực hiện - Tổng hợp báo cáo kết quả và xem xét kiểm tra để ký báo cáo, ký quyết địnhDo đơn vị chuyên trách giải quyết khiếu nại, tố cáo và chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã thực hiện Như vậy, quá trình giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở được diễn ra theo một qui trình gồm nhiều bước, để thực hiện tốt những chức năng, nhiệm vụ giải quyết tranh chấp đất đai ở cấp phường, xã thì yêu cầu cán bộ quản lý hành chính cấp phường, xã ngoài việc phải có kiến thức, hiểu biết cơ bản về 4 8 công việc; có thái độ thực hiện công việc với tinh thần trách nhiệm cao thì còn phải có các kỹ năng, cách thức hành động để tiến hành công việc hiệu quả * Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở Với các khái niệm đã nêu ở trên thì kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở được thể hiện ở sự vận dụng kiến thức, kinh nghiệm, sự linh hoạt, sáng tạo của người cán bộ, công chức vào việc xác định vấn đề, phân tích nguyên nhân, lựa chọn giải pháp, triển khai và đánh giá giải pháp để tìm ra giải pháp tối ưu giải quyết những vấn đề đất đai có liên quan đến chính quyền và người dân nhằm đạt được mục tiêu quản lý hành chính Nhà nước là vừa đảm bảo đúng với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, vừa đáp ứng được mong muốn, nguyện vọng của người dân Từ đó chúng tôi cho rằng, kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở là cách thức hành động phù hợp với điều kiện và yêu cầu của hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai, trong đó cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở vận dụng kiến thức, kinh nghiệm để tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm giải quyết bất đồng, mâu thuẫn của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai có hiệu quả - Với khái niệm nêu trên, kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở là sự vận dụng kiến thức, kinh nghiệm của cán bộ để giải quyết có hiệu quả bất đồng, mâu thuẫn nảy sinh của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai nhằm đạt được hiệu quả quản lý hành chính Nhà nước trong lĩnh vực đất đai - Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở được thể hiện thông qua các hành động: xác định vấn đề, phân tích nguyên nhân, mâu thuẫn nhằm tìm ra phương án tối ưu để giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai hiệu quả - Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở là một kỹ năng nghề nghiệp được thực hiện trong điều kiện thực thi công vụ do cơ quan hành chính Nhà nước giao phó 4 9 1.2.4 Các giai đoạn và biểu hiện của kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở 1.2.4.1 Các giai đoạn của kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở Luận án nghiên cứu kỹ năng GQTCĐĐ của CBQLHC cấp cơ sở nên việc xác định các giai đoạn cần có để giải quyết vấn đề quyết tranh chấp đất đai là rất quan trọng Khi bàn đến các giai đoạn của giải quyết vấn đề, Một số tác giả chia quá trình này ra làm 3 bước,4 bước hoặc 5 bước, chẳng hạn: John Adair [1, Tr.65] và nhóm tác giả Anja Vaskin A B, Kjetil Sundet C, Christina M ở Viện tâm thần học, Đại học Oslo, Nauy [58] đưa ra mô hình giải quyết vấn đề gồm 3 bước: Xác định vấn đề (chủ yếu là phân tích); đưa ra các phương án khả thi (chủ yếu là tổng hợp); chọn giải pháp tối ưu và giải quyết (chủ yếu là đánh giá) Arthur M Nezu cho rằng giải quyết vấn đề gồm 4 kỹ năng giải quyết vấn đề cụ thể hợp lý là nhận thức và xây dựng vấn đề, lựa chọn các phương pháp, ra quyết định và thực hiện các giải pháp [57] Nhóm nghiên cứu: Michael D Mumford Đại học Oklahoma, Stephen J Zaccaro và Edwin A Fleishman Đại học George Mason, Francis D.Harding Viện Nghiên cứu Quản lý, T Owen Jacobs Đại học Quốc phòng [77] , Richard L Hughes, Robert C Ginnett và Gordon J Curphy [47, Tr.759], Tác giả Nguyễn Đình Chỉnh (1995) [5], Nguyễn Tấn Phước [40] đưa ra qui trình giải quyết vấn đề gồm 5 bước Ngoài ra nhóm nghiên cứu Sanaullah Khan, M.Phil Scholar, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Bannu (Pakistan), Abdul Hafeez, Mehran Saeed, M.Phil Scholar Qurtuba Đại học Khoa học và Công nghệ thông tin, Dera Ismail Khan (Pakistan) lại đưa ra quá trình giải quyết vấn đề cho nhà quản lý gồm 7 bước, Buchanan và Boddy (1992) cho thấy mô hình giải quyết vấn đề gồm 9 giai đoạn [61] Trong khi đó, một số tác giả sau đây lại đưa ra qui trình giải quyết vấn đề gồm 6 giai đoạn như: Howard Senter [24], Bank (1992) [59], Tác giả Sharon L Marcelle Crain (2002) (Đại học quốc tế Alliant- San Diego) [theo, 73], Nhóm tác giả J.Stephen Newton, Robert H Horner, Anne W Todd của Đại học Oregon và Robert F Algozzine và Kate M Algozzine của Đại học Bắc Carolina tại Charlotte [79], Tác giả Dương Hữu Hạnh [22, Tr.308-310], Vũ Văn Dương, Trần Thuận Hải [13, Tr.41] Các tác giả theo quan niệm chia qui trình giải quyết vấn đề ra làm 6 bước đều cho rằng quá trình giải quyết vấn đề không chỉ là hành động trí tuệ diễn ra trong đầu mà còn là hành 5 0 động thực tiễn Tác giả Phan Dũng xem kỹ năng giải quyết vấn đề hay bài toán đòi hỏi phải tiến hành hành động tư duy theo một qui trình mà ông gọi là “chương trình rút gọn quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra quyết định”, bao gồm 6 bước: hiểu bài toán, đề ra mục đích cần đạt, trả lời các câu hỏi (xem xét từng yếu tố), phát biểu mâu thuẫn, phát ra các ý tưởng có thể có để giải quyết mâu thuẫn, ra quyết định (chọn ý tưởng tối ưu) [14, tr.44] Như vậy, quá trình giải quyết vấn đề nói chung và giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng không chỉ là hoạt động tư duy mà còn bao gồm cả hoạt động thực tiễn và là quá trình gồm nhiều giai đoạn Theo tác giả Trịnh Văn Bản thì trình tự giải quyết tình huống trong QLHCNN gồm các bước công việc cơ bản như sau: - Đánh giá đúng bản chất của tình huống và phạm vi ảnh hưởng của tình huống - Dự báo sự vận động, phát triển của tình huống - Lập các phương án giải quyết tình huống - Chọn phương án giải quyết tình huống - Tiến hành giải quyết tình huống - Đánh giá kết quả giải quyết tình huống và dự báo tình hình phát triển của sự kiện thực tế khách quan thuộc phạm vi tình huống mới được giải quyết Chúng tôi cho rằng, giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở cũng chính là giải quyết một vấn đề trong quản lý hành chính Nhà nước Quá trình này gồm 6 giai đoạn diễn ra như sau: Giai đoạn 1 : Nhận thức vấn đề tranh chấp đất đai Giai đoạn 2: Phân tích vấn đề tranh chấp đất đai Giai đoạn 3: Đề ra các phương án giải quyết tranh chấp đất đai Giai đoạn 4: Lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết tranh chấp đất đai Giai đoạn 5: Tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn để giải quyết tranh chấp đất đai Giai đoạn 6: Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện và kết quả giải quyết tranh chấp đất đai Quá trình gồm 6 giai đoạn tương ứng với qui trình thực hiện cuộc hòa giải tranh chấp đất đai theo 3 bước được thể hiện theo bảng sau: 5 1 QUI TRÌNH 3 BƯỚC HÒA GIẢI Chuẩn bị tổ chức thực hiện QUÁ TRÌNH 6 GIAI ĐOẠN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Nhận thức vấn đề tranh chấp đất đai Phân tích vấn đề tranh chấp đất đai Đề ra các phương án giải quyết tranh chấp đất đai Lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết tranh chấp đất đai Thực hiện hòa giải Tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn để giải quyết tranh chấp đất đai Kết thúc hòa giải Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện và kết quả giải quyết tranh chấp đất đai Tương ứng với các giai đoạn của quá trình giải quyết tranh chấp đất đai, chúng tôi cho rằng kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở gồm các kỹ năng bộ phận như sau: - Kỹ năng nhận thức vấn đề tranh chấp đất đai: bao gồm kỹ năng phát hiện nhận dạng vấn đề, xác định rõ vấn đề và xác định được mục tiêu cần đạt được khi giải quyết vấn đề- tương ứng với giai đoạn 1 của quá trình giải quyết vấn đề trong bước chuẩn bị tổ chức thực hiện - Kỹ năng phân tích vấn đề tranh chấp đất đai: bao gồm kỹ năng phân tích những mâu thuẫn chứa đựng trong vấn đề, kỹ năng xác định tất cả các yếu tố, sự kiện, hiện tượng liên quan đến vấn đề và mối quan hệ nhân quả giữa chúng, kỹ năng tìm ra tất cả các nguyên nhân có tác động, ảnh hưởng đến vấn đề- tương ứng với giai đoạn 2 của quá trình giải quyết vấn đề trong bước chuẩn bị tổ chức thực hiện - Kỹ năng đề ra các ý tưởng giải quyết tranh chấp đất đai- tương ứng với giai đoạn 3 của quá trình giải quyết vấn đề trong bước chuẩn bị tổ chức thực hiện - Kỹ năng lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết tranh chấp đất đai- tương ứng với giai đoạn 4 của quá trình giải quyết vấn đề trong bước chuẩn bị tổ chức thực hiện - Kỹ năng tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn- tương ứng với giai đoạn 5 của quá trình giải quyết vấn đề và trong bước tổ chức thực hiện hòa giải - Kỹ năng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện và kết quả giải quyết tranh chấp đất 5 2 đai- tương ứng với giai đoạn 6 của quá trình giải quyết vấn đề trong bước kết thúc hòa giải Tuy nhiên, khi tìm hiểu trình tự thủ tục tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND phường, xã, cũng như phỏng vấn lấy ý kiến của cán bộ có kinh nghiệm trong giải quyết tranh chấp đất đai thì được biết, trong các giai đoạn của qui trình giải quyết tranh chấp đất đai, có những giai đoạn có vai trò quan trọng quyết định đến quá trình hòa giải, nhưng có những giai đoạn chỉ mang tính thủ tục hành chính Đơn cử như: sau khi kết thúc hòa giải thì bước kiểm tra, đánh giá việc thực hiện và kết quả giải quyết tranh chấp đất đai chỉ là thủ tục để kiểm tra kết quả cuộc hòa giải có được đưa vào biên bản hay không, các thủ tục giấy tờ có đầy đủ, hợp lệ hay không Hơn nữa, mặc dù phân chia thành 6 giai đoạn tương ứng với 6 kỹ năng, nhưng các kỹ năng lại không tách bạch nhau, mà đan xen, qui định lẫn nhau Chẳng hạn, trong khi phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân vấn đề tranh chấp thì phải xác định và thu thập thông tin hoặc lựa chọn phương án tối ưu thì phải dựa trên các phương án được đưa ra để giải quyết tranh chấp đất đai Vì vậy, nghiên cứu kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ QLHC cấp cơ sở, chúng tôi nghiên cứu 4 kỹ năng cơ bản sau: - Kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai - Kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp - Kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề tranh chấp - Kỹ năng trình bày vấn đề tranh chấp và thuyết phục các bên tranh chấp I.2.4.2 Biểu hiện của kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở a Kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai Kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai: là xem xét một cách toàn diện về vấn đề tranh chấp đất đai trên cơ sở : + Biết nhận dạng và xác định vấn đề tranh chấp thuộc nội dung tranh chấp nào + Biết nhận dạng và xác định vấn đề tranh chấp thuộc chức năng quản lý nào + Biết nhận dạng và xác định vấn đề tranh chấp thuộc thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết của ai + Biết nhận dạng và xác định các đối tượng nào có liên quan đến giải quyết vấn đề tranh chấp + Biết nhận dạng và xác định vấn đề tranh chấp có đáng giải quyết không? Nếu 5 3 không giải quyết chuyện gì sẽ xảy ra + Biết nhận dạng và xác định thời gian cần giải quyết vấn đề tranh chấp Nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai được xem là hiệu quả khi cán bộ quản lý hành chính vừa xác định đúng chức năng, thẩm quyền, thời gian giải quyết cũng như đối tượng, nội dung liên quan đến vấn đề tranh chấp theo đúng qui định của pháp luật lại vừa diễn đạt được vấn đề tranh chấp trong đầu hoặc bằng ngôn ngữ nói hay viết ra một cách rõ ràng, sáng sủa Điều đó chứng tỏ cán bộ quản lý hành chính đã tiếp nhận, đã hiểu và đã nhận thức được đầy đủ vụ việc của vấn đề tranh chấp đất đai cần giải quyết Kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai phụ thuộc vào hiểu biết pháp luật, khả năng vận dụng kinh nghiệm, vốn tri thức quản lý của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở b Kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp Nhóm kỹ năng này giúp cán bộ quản lý hành chính đi sâu vào bản chất bên trong của vấn đề tranh chất, bao gồm: - Kỹ năng thu thập thông tin: là khả năng nhìn nhận vấn đề tranh chấp một cách toàn diện và hệ thống để xác định tất cả các nguồn thông tin có liên quan đến vấn đề tranh chấp, xác định các thông tin chi tiết cần tìm hiểu trong từng nguồn, những thông tin nào đã biết và những thông tin nào chưa biết; kiểm tra, xem xét các thông tin có liên quan đến vấn đề tranh chấp; tìm kiếm các văn bản pháp luật tương ứng làm cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp; so sánh, đối chiếu các thông tin để xác định tính đầy đủ và hợp pháp của thông tin - Kỹ năng phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân dẫn của vấn đề tranh chấp: là khả năng phân tích sâu sắc các dữ liệu của vấn đề để không chỉ nhìn thấy những mâu thuẫn bên ngoài mà còn nhìn thấy những mâu thuẫn bên trong chứa đựng trong nội dung của vấn đề Trên cơ sở phân tích mâu thuẫn chứa đựng trong nội dung vấn đề tranh chấp, cán bộ quản lý hành chính xem xét một cách hệ thống và logic những mối quan hệ nhiều chiều giữa các dữ liệu của vấn đề tranh chấp để xác định tất cả các nguyên nhân chính- nguyên nhân phụ, nguyên nhân khách quan- chủ quan, nguyên nhân trực tiếp- gián tiếp dẫn đến vấn đề cần giải quyết Ở kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp yêu cầu CBQLHC cấp cơ sở phải thu thập được đầy đủ các nguồn thông tin 5 4 cần thiết , chỉ ra được tất cả những mâu thuẫn và nguyên nhân của vấn đề tranh chấp, kể cả những mâu thuẫn trước mắt lẫn mâu thuẫn lâu dài; nguyên nhân cơ bản lẫn nguyên nhân không cô bản Đây là nhóm kỹ năng có vai trò rất quan trọng, bởi lẽ, các phương án giải quyết được đưa ra lẫn quyết định được lựa chọn đều xuất phát từ nguồn thông tin có chính xác, đầy đủ và kịp thời hay không, để trên cơ sở đó các mâu thuẫn, nguyên nhân được xác định có giải quyết được hay không vấn đề tranh chấp Tuy nhiên, khó khăn đặt ra trong việc thu thập thông tin của CBQLHC cấp cơ sở là những thông tin liên quan đến đất đai có khi là những thông tin , chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đã lâu đời, không có người làm chứng, giấy tờ lại qua nhiều đời không còn rõ ràng, nguyên vẹn nên đòi hỏi CBQLHC cấp cơ sở phải có khả năng trí tuệ, có kỹ năng thực hiện thì mới giải quyết hiệu quả c Kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề tranh chấp Kỹ năng đề ra các phương án là khả năng tìm được các ý tưởng, các phương án khác nhau để có thể đi đến giải quyết vấn đề tranh chấp Nếu chỉ đề ra một phương án thì đó có thể không phải là phương án tốt nhất Việc đề ra được nhiều phương án giúp cán bộ quản lý hành chính có cơ hội lựa chọn một phương án tối ưu trong nhiều phương án đó Các phương án đưa ra phải có đầy đủ thông tin cần thiết; phân tích được đầy đủ và toàn diện mọi khía cạnh của vấn đề tranh chấp, bao gồm: cả ưu điểm và hạn chế của các phương án; đưa ra được cách thức giải quyết vấn đề tranh chấp Kỹ năng lựa chọn phương án để giải quyết tranh chấp đất đai là khả năng phân tích các ưu điểm và nhược điểm của từng phương án trên cơ sở đã xác định rõ vấn đề tranh chấp, so sánh các phương án với mục tiêu đặt ra để suy xét lựa chọn phương án tối ưu, đáp ứng tốt nhất với mục tiêu của việc giải quyết vấn đề tranh chấp Một phương án tối ưu theo tác giả Howard Senter (2005), Là phương án thỏa mãn các điều kiện [24, tr.54]: + Có hiệu lực (có tác dụng): giải quyết được vấn đề vĩnh viễn hay trong một khoảng thời gian chấp nhận được + Có hiệu quả: Giải quyết vấn đề mà không tạo ra một loạt vấn đề mới + Khả thi: thỏa mãn các điều kiện về mặt thời gian, nhân lực, vật lực, luật pháp, đạo đức Những biểu hiện cụ thể của kỹ năng này là: - Đưa ra được nhiều phương án giải quyết tranh chấp 5 5 - Phát hiện và đánh giá được ưu nhược điểm của từng phương án - So sách, đánh giá được ưu nhược điểm của các phương án với nhau - Phát hiện và lựa chọn được phương án tối ưu d Kỹ năng trình bày vấn đề tranh chấp và thuyết phục các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải + Kỹ năng trình bày nội dung vấn đề tranh chấp Tác giả Marry Ellen cho rằng, muốn trình bày ý kiến của mình một cách có hiệu quả trước hết cần phải hiểu mục đích của việc trình bày và duy trì mục đích này trong suốt quá trình trình bày để có thể nêu vấn đề một cách đầy đủ, rõ ràng và logic nhất.[66] Một người có giọng nói truyền cảm đến đâu nhưng cách trình bày vấn đề thiếu chặt chẽ, mơ hồ thì hiệu quả cũng sẽ rất thấp và làm ảnh hưởng đến đánh giá của người nghe về năng lực làm việc của mình Đối với người dân thì nội dung thông tin cũng như lời nói của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở rất quan trọng vì họ được xem như là đại diện của pháp luật cho cơ quan hành chính tại địa phương Cán bộ QLHC cấp cơ sở có kỹ năng trình bày vấn đề được thể hiện ở cách nói ngắn gọn, rõ ràng; ngôn ngữ diễn đạt đơn giản, dễ hiểu Người dân liên quan đến vấn đề tranh chấp đất đai gồm mọi thành phần văn hóa, lứa tuổi, sự khác biệt về hoàn cảnh sống, hiểu biết, kinh nghiệm sống Vì vậy, để người dân dễ dàng tiếp nhận thông tin cán bộ QLHC cần sử dụng những từ đơn nghĩa, tránh lối nói hàm ngôn hay dùng các thuật ngữ chuyên môn ít phổ biến có thể làm cho người nghe cảm thấy khó chịu hoặc hiểu lầm Như vậy, để trình bày có hiệu quả vấn đề tranh chấp đất đai yêu cầu cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở phải: - Mô tả chính xác, ngắn gọn nội dung sự việc tranh chấp đất đai - Trình bày chính xác, rõ ràng nguyên nhân và mâu thuẫn cơ bản của sự việc tranh chấp đất đai - Trình bày rõ ràng, mạch lạc phương án tối ưu được lựa chọn để giải quyết sự việc tranh chấp - Sử dụng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu; dọng nói truyền cảm, với âm điệu từ tốn, nhẹ nhàng, dễ nghe + Kỹ năng thuyết phục các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải Trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp đất đai, cán bộ QLHC cấp cơ sở là người hướng dẫn người dân giải quyết các vấn đề theo đúng các qui định, chính sách do Nhà nước ban hành Điều quan trọng nhất là phải để người dân hiểu, tin và tự giác thực 5 6 hiện, để làm được điều này đòi hỏi cán bộ QLHC phải biết cách tư vấn, thuyết phục vận động người dân để một mặt giải quyết những vấn đề của họ, mặt khác duy trì và ổn định trật tự xã hội Để tư vấn, thuyết phục người dân ngoài việc đòi hỏi cán bộ phải có hiểu biết về pháp luật cũng như các qui định trong lĩnh vực QLHC Nhà nước, có thiện chí đưa ra những giải pháp có lợi nhất cho người dân mà vẫn đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật thì cán bộ QLHC phải có thái độ đồng cảm, mong muốn giúp đỡ người dân coi đó như là trách nhiệm của bản thân Đặc trưng cơ bản của hòa giải là giải quyết bất đồng, mâu thuẫn trên cơ sở tự nguyện, tự giác của các bên, do đó, cán bộ hòa giải sẽ thuyết phục các bên tranh chấp tự thỏa thuận với nhau mà không đại diện cho quyền lợi của bất cứ bên nào, cũng không có quyền đưa ra phán quyết Yêu cầu rất quan trọng của cán bộ hòa giải là phải khách quan, công minh, đảm bảo giải quyết tranh chấp một cách công bằng, không thiên vị, không áp đặt các bên đương sự trong việc hòa giải tranh chấp đất đai Cán bộ hòa giải chỉ đưa ra những lời giải thích, phân tích “điều hơn, lẽ thiệt ” hoặc phân tích sự hợp lý, đưa ra những lời tư vấn để các bên đương sự suy nghĩ tự quyết định việc hóa giải những bất đồng, mâu thuẫn Đồng thời, cán bộ phải có thái độ phục vụ nhiệt tình, phong cách làm việc chuyên nghiệp Ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng Ban Tiếp công dân T.Ư cho biết: “Có nghe người dân trình bày, có khảo sát thực tế công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo mới thấy ở nhiều nơi chưa coi trọng công tác tiếp dân, bố trí cán bộ không đúng tầm, thậm chí không bố trí việc gì khác được thì cho tiếp dân Dân bức bối, gặp cán bộ không giải tỏa được mà còn bức xúc thêm" Nhiều tác giả cùng có chung quan điểm, thuyết phục là một kỹ năng giao tiếp, là một nghệ thuật- nghệ thuật thuyết phục và lôi cuốn mọi người [28] Nhờ có kỹ năng thuyết phục mà cán bộ QLHC cấp cơ sở giúp người dân hiểu đúng vấn đề, yên tâm thực hiện đúng các qui định đã đề ra và có cách cư xử, ứng xử phù hợp với qui tắc đạo đức, phong tục tập quán của dân tộc Như vậy, biểu hiện của kỹ năng thuyết phục các bên tranh chấp được thể hiện cụ thể: - Hiểu rõ và sử dụng các qui định của pháp luật về tranh chấp đất đai để thuyết phục các bên tranh chấp có hiệu quả - Kết hợp các qui định của pháp luật về tranh chấp đất đai và yếu tố truyền thống đạo đức, phong tục tập quán dân tộc để thuyết phục các bên tranh chấp có tình có lý - Có thái độ đồng cảm, khách quan, công minh; không thiên vị, áp đặt các bên 5 7 tranh chấp trong quá trình hòa giải - Sử dụng lý lẽ để phân tích, tư vấn, thuyết phục người dân hiểu đúng vấn đề và thực hiện đúng các qui định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai 1.2.5 Tiêu chí đánh giá và mức độ kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở 1.2.5.1 Tiêu chí Việc đánh giá kỹ năng phải dựa vào đặc điểm của kỹ năng để đưa ra tiêu chí đánh giá một cách chính xác Trong nghiên cứu của luận án, dựa trên các giai đoạn phát triển của kỹ năng và xuất phát từ yêu cầu hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai, cán bộ khi thực hiện phải tuân thủ theo qui định của pháp luật, việc giải quyết phải thuần thục, nhanh chóng, đảm bảo qui định về thời gian và có hiệu quả nên chúng tôi đánh giá kỹ năng theo ba tiêu chí: tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu quả - Tính đúng đắn của kỹ năng được thể hiện: Thực hiện đúng các thao tác trong qui trình GQTCĐĐ; xác định đúng thẩm quyền, thời gian và đối tượng, hình thức, nội dung tranh chấp đất đai; xác định và vận dụng đúng các văn bản, qui định của Nhà nước trong GQTCĐĐ; vận dụng được các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội để GQTCĐĐ “có tình, có lý” - Tính thuần thục của kỹ năng được thể hiện: Thực hiện dễ dàng các thao tác trong qui trình GQTCĐĐ; không khó khăn khi xác định thẩm quyền, thời gian và đối tượng, hình thức, nội dung tranh chấp đất đai; vận dụng thành thạo các văn bản pháp luật vào GQTCĐĐ; sử dụng thuần thục, linh hoạt các qui định của luật pháp với chuẩn mực đạo đức xã hội để giải quyết “có tình, có lý” các vụ tranh chấp đất đai - Tính hiệu quả của kỹ năng được thể hiện: Thực hiện nhanh chóng các thao tác trong qui trình GQTCĐĐ; không mất nhiều thời gian để xác định thẩm quyền, thời gian và đối tượng, hình thức, nội dung tranh chấp đất đai; xác định và vận dụng có hiệu quả các văn bản, qui định của Nhà nước trong GQTCĐĐ; vận dụng hiệu quả các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội để GQTCĐĐ “có tình, có lý” 1.2.5.2 Mức độ Kỹ năng được hình thành và bộc lộ ở nhiều mức độ khác nhau, nó có thể ở mức độ thao tác đơn giản hay ở mức độ phức hợp gồm nhiều thao tác, cũng có thể ở mức độ thực hiện kỹ thuật hay cao hơn là vận dụng sáng tạo Tác giả Dương Thị Diệu Hoa cho rằng: khi bàn đến việc hình thành kỹ năng, 5 8 trước hết phải hiểu là mặt kỹ thuật của thao tác hay hành động nhất định Kỹ năng không có mục đích riêng, mục đích của nó là mục đích của hành động, trong hoạt động của con người Hoặc khi quan tâm đến cơ chế hình thành kỹ năng thực chất đó chính là cơ chế hình thành hành động Mỗi hành động bao giờ cũng gắn với mục đích khách quan và logic thao tác dẫn đến mục đích đó [theo 55, tr.23] Điều đó có nghĩa rằng khi đánh giá một kỹ năng nào đó được hình thành ở một cá nhân thì chúng ta cần quan tâm đến những thao tác để thực hiện kỹ năng đó Để hình thành một kỹ năng, chúng ta cần hình thành một lúc nhiều thao tác cho cá nhân đó Các nhà tâm lí học hành vi như Skiner, Bandura hay Wason đều cho rằng một hành vi nào đó được thiết lập phải chia nhỏ hành vi đó ra thành nhiều thao tác, nhiều công đoạn và phải tạo môi trường để các thao tác đó có cơ hội hình thành Bước đầu các thao tác đó có thể đúng hoặc sai nhưng nhờ chính điều này mà thao tác ngày một chuẩn hơn và hành vi sẽ được hình thành một cách thuần thục.[theo 55] Như vậy, muốn đánh giá một kỹ năng cần đánh giá những đơn vị nhỏ hơn chính là thao tác của hành động Đánh giá việc thực hiện từng thao tác và đánh giá sự kết hợp các thao tác nhằm tiến hành hành động để đi đến kỹ năng Bên cạnh đó, với việc đánh giá kỹ năng GQTCĐĐ của CBQLHC cấp cơ sở theo ba tiêu chí: tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu quả thì kỹ năng GQTCĐĐ được đánh giá ở 3 mức độ sau: Mức độ tốt: Thực hiện đúng những yêu cầu đề ra của vấn đề cần giải quyết; thực hiện dễ dàng, thành thạo theo đúng qui trình và áp dụng thuần thục kinh nghiệm vào quá trình giải quyết; thực hiện có hiệu quả, không mất nhiều thời gian, góp phần giải quyết được vấn đề - Mức độ trung bình: Thực hiện tương đối, chưa hoàn toàn đúng với những yêu cầu của vấn đề cần giải quyết; thực hiện không thật sự dễ dàng, thành thạo theo đúng qui trình và cảm thấy khó khăn khi áp dụng kinh nghiệm vào quá trình giải quyết; thực hiện chưa thật sự hiệu quả, mất khá nhiều thời gian để giải quyết được vấn đề - Mức độ yếu: Thực hiện không đúng những yêu cầu của vấn đề cần giải quyết; thực hiện khó khăn, không thành thạo theo đúng qui trình giải và không áp dụng được kinh nghiệm vào quá trình giải quyết; thực hiện không có hiệu quả, mất rất nhiều thời gian, không góp phần giải quyết được vấn đề 5 9 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở Khi bàn đến những yếu tố tác động đến kỹ năng giải quyết vấn đề, các nhà nghiên cứu chủ yếu quan tâm đến những yếu tố chủ quan, Họ cho rằng, có nhiều thành phần liên quan đến giải quyết vấn đề được tìm thấy như: nhận thức, kinh nghiệm, năng khiếu, chỉ số IQ, tư duy sáng tạo, tư duy phê phán, trí nhớ, khả năng học tập Chẳng hạn: Burroughs & Mick (2004) [60], Wang (2004) [91], Todd I Lubart và Christophe Mouchiroud (2005) (Đại học René Descartes, Pari)[75] có cùng quan điểm là đề cập đến sự sáng tạo- một biểu hiện của năng lực ảnh hưởng tốt đến việc giải quyết vấn đề Cùng quan điểm xem nhận thức, năng lực trí tuệ và kinh nghiệm của các nhà lãnh đạo là yếu tố cần thiết để giải quyết vấn đề có các tác giả: Nhóm nghiên cứu: Michael D Mumford Đại học Oklahoma, Stephen J Zaccaro và Edwin A Fleishman Đại học George Mason, Francis D.Harding Viện Nghiên cứu Quản lý, T Owen Jacobs Đại học Quốc phòng [77], Nhóm tác giả Stephen J Zaccaro Đại học George Mason, Michael D Mumford Đại học Oklahoma, Mary Shane Connelly Viện Nghiên cứu Quản lý, Michelle A Marks Đại học Quốc tế Florida, Janelle A Gilbert California State University ở San Bernardino [84], Tác giả Đào Duy Huân (1997) [21] Một số tác giả khác đi sâu phân tích các năng lực và kỹ năng của con người liên quan đến quá trình giải quyết vấn đề Chẳng hạn, Jacqueline P Leighton (2003) (Đại học Alberta- Canada) và Robert J Sternberg (2003) (Đại học Yale) đề cập đến mối quan hệ giữa sự suy luận và giải quyết vấn đề [76], Doric Wenke và Peter A Frensch (2005) (Đại học Humboldt ở Berlin) [90] Tổng hợp quan điểm của các tác giả đã nêu ở trên, chúng tôi cho rằng kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở không chỉ là thao tác kỹ thuật đơn thuần, mà thể hiện những yếu tố tâm lý do sự chi phối của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan như: động cơ nghề nghiệp, trình độ văn hóa, cảm xúc, nhận thức, kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, phong tục tập quán, trình độ dân trí, cơ chế quản lý Tuy nhiên, khách thể nghiên cứu ở đây là cán bộ quản lý hành chính Nhà nước- với tính chất hoạt động đặc thù là đại diện cho Nhà nước, có trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của Nhà nước Và hoạt động này được tiến hành trên cơ sở các văn bản dưới luật thực thi chức năng quản lý Nhà nước giữ gìn, bảo vệ quyền lợi công và phục vụ nhu cầu hàng ngày của dân trong mối quan hệ giữa công 6 0 dân và Nhà nước Hơn nữa, cán bộ quản lý hành chính Nhà nước được đào tạo, bồi dưỡng trong chính hệ thống chính trị, cho nên những yếu tố khách quan và chủ quan có tác động đến kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở cũng có sự khác biệt so với các khách thể khác Trong khuôn khổ của luận án chỉ tập trung nghiên cứu một số các yếu tố sau có tác động đến kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở, bao gồm các yếu tố: - Các yếu tố khách quan: + Cơ chế, thủ tục hành chính Tranh chấp đất đai hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội ở nước ta Có nhiều nguyên nhân nhưng không thể không nói đến thủ tục hành chính còn rườm rà, nguồn gốc lịch sử tranh chấp đất đai phức tạp và cơ chế giải quyết tranh chấp còn nhiều bất cập đẩy người dân vào tranh chấp kéo dài với những hệ lụy cho bản thân và sự ổn định xã hội Cơ chế, thủ tục hành chính là yếu tố phụ thuộc vào nền hành chính Nhà nước Một nền hành chính Nhà nước được tạo bởi bốn yếu tố: Con người (Cán bộ công chức), thể chế (Cơ chế, thủ tục hành chính), tổ chức bộ máy hành chính và vật chất Trong đó thể chế luôn là vấn đề quan trọng nhất, mọi hoạt động của con người diễn ra đều được qui định bởi cơ chế, thủ tục hành chính Hai chức năng cơ bản nhất của hành chính Nhà nước là tư vấn chính sách và tác nghiệp hành chính, những chức năng này dẫn đến những hoạt động và vai trò của nó trong cơ quan hành chính Nhà nước là không thể thay thế Xuất phát từ lý do này mà với những lĩnh vực do cơ quan Nhà nước quản lý người dân không có nhiều lựa chọn cho việc giải quyết những vấn đề phát sinh trong cuộc sống Hơn nữa, ngay cả đội ngũ cán bộ công chức cũng ít có nhu cầu và động lực làm tốt công việc của mình như nhiều ngành dịch vụ khác Người dân bắt buộc phải đi đủ qua các qui trình, thủ tục giải quyết công việc theo qui định đề ra, đồng thời phải tiếp xúc đúng với cán bộ công chức phụ trách công việc đó mà ít có sự lựa chọn khác Chính yếu tố này dễ dẫn đến thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp; đội ngũ cán bộ công chức khi thực thi nhiệm vụ có tâm lý độc quyền, động cơ làm việc tiêu cực, thái độ ứng xử quan liêu, hách dịch Theo Báo cáo số 100/BC-BTNMT ngày 12/6/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì: Cả thủ tục giải quyết bằng con đường hành chính và con đường tư pháp cũng vẫn còn bộc lộ những hạn chế bất cập cần phải được tiếp tục khắc phục, hoàn thiện, cụ thể như: Thủ tục giải quyết bởi cơ quan hành chính nhà nước còn mang “tính khép kín ”, thực tế phát sinh những trường hợp cần phải xem xét lại, kể cả khi đã có 6 1 bản án có hiệu lực của Tòa án nhưng lại không có quy định về những trường hợp này; thủ tục tư pháp khắc phục được hạn chế trên của thủ tục hành chính nhưng lại có nhược điểm là rườm ra, kéo dài thời gian, nhiều trường hợp gây bức xúc trong dư luận + Thói quen ứng xử của người dân Thói quen ứng xử của người dân là yếu tố lâu đời của dân tộc ăn sâu vào trong suy nghĩ, nhận thức của mỗi người, nó ảnh hưởng, chi phối đến thái độ, cách hành xử của con người với nhau Thói quen ứng xử vừa có tác động tích cực lại vừa tác động tiêu cực đến quá trình hòa giải tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở Ở Việt Nam, việc hòa giải là một hoạt động xuất phát từ truyền thống đoàn kết, hoà hiếu của dân tộc như: “Dĩ hòa vi quý” “Hoà cả làng”, “Một điều nhịn, chín điều lành”, “Chín bỏ làm mười” hay thói quen của cộng đồng trong việc giải quyết tranh chấp là không muốn đưa các tranh chấp ra trước các cơ quan tài phán để phán xử như: “Vô phúc đáo tụng đình”, vì không muốn “Chuyện bé xé ra to”, “Vạch áo cho người xem lưng” mà chủ yếu là “đóng cửa bảo nhau” nên ít nhiều cũng tạo sự thuận lợi cho việc hòa giải Nhưng bên cạch đó, một trong những đặc điểm tâm lý nổi bật của người Việt Nam thường được các nhà nghiên cứu xã hội học đề cập đến là suy nghĩ và hành động theo cảm tính, lấy yếu tố tình cảm làm chủ đạo, quan niệm “Qua sông lụy đò”, “Nhất thân, nhì quen”, “Trăm cái lý không bằng tí cái tình” trở nên thường trực trong tâm lý của cả người dân lẫn cán bộ công chức đã làm suy giảm tính nghiêm minh của hoạt động hành chính Nhà nước Như vậy, truyền thống gắn kết cộng đồng đã tạo ra lối ứng xử nặng tình, nhẹ lý- một hệ lụy tiêu cực trong ứng xử với pháp luật Thói quen ứng xử này đã trở thành nguyên tắc cơ bản chi phối, điều tiết các mối quan hệ khiến cho việc hành xử thường nặng tính chủ quan, tùy tiện, thiếu tính nguyên tắc Truyền thống duy tình đã làm cho người ta có nhiều cách xử sự khác nhau trong cùng môt hoàn cảnh, trong khi đó pháp luật phải là chuẩn mực chung để điều tiết các mối quan hệ một cách nghiêm khắc dựa trên tiêu chí khách quan và thống nhất Bởi vậy, lối sống trọng tình đã khiến cho luật pháp bị xem thường dẫn đến trong giải quyết tranh chấp đất đai, người dân thường không quan tâm đến các qui định của pháp luật, cũng có khi người dân không hiểu hết luật nhưng nếu có hiểu thì cũng ứng xử theo lý lẽ của riêng mình, dù vẫn biết là không đúng luật + Công tác đánh giá cán bộ Đối với cơ quan hành chính Nhà nước, đánh giá cán bộ là khâu có ý nghĩa 6 2 quyết định trong công tác cán bộ, là cơ sở để lựa chọn, bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm và thực hiện chính sách cán bộ Đánh giá đúng cán bộ sẽ phát huy được khả năng của từng cán bộ và đội ngũ cán bộ Ngược lại, đánh giá không đúng sẽ dẫn đến bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ sai, gây ảnh hưởng không tốt cho cơ quan, đơn vị Thực tế không thể phủ nhận là hiện nay đánh giá cán bộ, công chức vẫn còn hình thức, chưa phản ánh đúng được thực chất cán bộ, công chức; chưa lấy hiệu quả công việc làm thước đo chủ yếu trong đánh giá cán bộ, công chức; còn cảm tính, hình thức, xuê xoa, chiếu lệ Có nhiều lý do nhưng một trong những lý do là việc bố trí, bổ nhiệm, đề bạt, khen thưởng cán bộ lại phụ thuộc nhiều vào “Quan hệ”, điều này làm cho động lực, thái độ , hiệu quả làm việc của cán bộ không tốt Chúng tôi cho rằng hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở cũng bị chi phối, ảnh hưởng của công tác đánh giá cán bộ ngay trong chính cơ quan, đơn vị cán bộ công tác Nếu thủ trưởng đơn vị mà có “Tâm”, có “Tầm” thì đánh giá cán bộ, công chức phải lấy hiệu quả công tác thực tế làm thước đo chủ yếu, điều này sẽ tạo động lực rất lớn để cán bộ cố gắng, phấn đấu hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, tạo hiệu quả tối đa trong công việc Ngược lại, sẽ làm thui chột động cơ phấn đấu, giảm sút hiệu quả công tác của cán bộ - Các yếu tố chủ quan: + Động cơ của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở Động cơ là yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sự lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp hành động của chủ thể A.N Lêonchiep cho rằng, động cơ là thành phần tâm lý cơ bản, thúc đẩy và định hướng cho hoạt động của con người [33] Đối với cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở, câu hỏi đặt ra là: Cái gì thúc đẩy cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở khi giải quyết tranh chấp đất đai(?) Lợi ích cá nhân hay lợi ích chung của nền hành chính Nhà nước, lợi ích của cán bộ hay lợi ích của người dân Nếu cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở thực hiện nhiệm vụ vì lợi ích chung, vì người dân thì thái độ trong công việc; cách cư xử, ứng xử; phương pháp thực hiện công việc sẽ khác với việc thực hiện nhiệm vụ vì cá nhân Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở có thể có nhiều động cơ thúc đẩy, trong đó những động cơ chung mang ý nghĩa xã hội sẽ là cơ sở cho việc hình thành và thực hiện kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai hiệu quả, ngược lại, những động cơ cá nhân sẽ hạn chế đến hiệu quả của việc thực hiện kỹ năng này 6 3 + Thái độ của CBQLHC cấp cơ sở Trong Từ điển Tâm lý học của tác giả Vũ Dũng có đưa ra quan niệm thái độ là trạng thái sẵn sàng về mặt tinh thần và thần kinh được tổ chức thông qua kinh nghiệm, có tác dụng điều chỉnh hoặc có ảnh hưởng một cách linh hoạt đến phản ứng của cá nhân với tất cả các khách thể và tình huống mà nó có mối liên hệ [9, tr 790] Thái độ chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả công việc và sự thành công của mỗi người Người xưa có câu: Thiếu lòng ham muốn, khó làm nên đại sự Thái độ sẽ làm cho hành vi của con người trở nên có cảm xúc chứ không phải là hành vi máy móc; sự đam mê, nhiệt huyết đối với công việc sẽ làm cho cá nhân có hành vi tích cực, chủ động, sáng tạo Thái độ của CBQLHC cấp cơ sở được thể hiện trong GQTCĐĐ chính là thái độ đối với công việc ( tận tụy, trách nhiệm hay thờ ơ, dửng dưng); thái độ đối với con người (quan tâm, thiện chí, hòa nhã hay lạnh lùng, hách dịch); thái độ đối với bản thân (kỷ luật, cầu tiến hay buông thả) Ở nội dung này, chúng tôi chủ yếu tập trung vào thái độ của CBQLHC cấp cơ sở về các mặt sau: Thái độ đối với công việc Thái độ đối vối bản thân Thái độ khi giải quyết tranh chấp đất đai cho người dân Tóm lại, chất lượng và hiệu quả của kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở chịu ảnh hưởng của những yếu tố khách quan và chủ quan Làm sáng tỏ những yếu tố này giúp tạo ra các điều kiện đào tạo và phát triển, hoàn thiện kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai cho cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở Tiểu tiết chương 1 Sơ lược nghiên cứu về kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ QLHC cấp cơ sở cho thấy kỹ năng giải quyết vấn đề tiếp cận ở từng ngành nhất định, gắn với đặc trưng hoạt động thực tiễn của từng lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể đang được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu Ở Việt Nam cho đến nay chưa có một nghiên cứu chính thức nào về kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ QLHC cấp cơ sở dưới góc độ tâm lý học mặc dù đây là một vấn đề vô cùng cần thiết Trên cơ sở xem kỹ năng là cách thức hành động phù hợp với điều kiện và yêu cầu của hoạt động, trong đó cá nhân vận dụng kiến thức, kinh nghiệm để mang lại hiệu quả của hoạt động mà chúng tôi đưa ra quan niệm: Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất 6 4 đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở là cách thức hành động phù hợp với điều kiện và yêu cầu của hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai, trong đó cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở vận dụng kiến thức, kinh nghiệm để tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm giải quyết bất đồng, mâu thuẫn của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai có hiệu quả Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ QLHC cấp cơ sở gồm nhiều kỹ năng thành phần, trong đó tập trung những kỹ năng cơ bản là: Kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai, kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp, kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề tranh chấp, kỹ năng trình bày và thuyết phục các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải Để giải quyết tranh chấp đất đai hiệu quả đòi hỏi cán bộ QLHC phải phối hợp sử dụng các kỹ năng này khéo léo, nhuần nhuyễn và hợp lý Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ QLHC cấp cơ sở phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan như đặc điểm tâm lý cá nhân: động cơ, thái độ, công tác đánh giá cán bộ, thủ tục hành chính của Nhà nước, thái độ ứng xử của người dân 6 5 CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU Luận án được tiến hành từ tháng 6/2012 đến tháng 5/2015 và được thực hiện theo ba giai đoạn 2.1.1 Nghiên cứu lý luận: Từ tháng 6/2012 đến 9/2013 Mục đích nghiên cứu lý luận: Xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ QLHC cấp cơ sở, xác định quan điểm định hướng và xây dựng khung lí thuyết cho vấn đề nghiên cứu Nội dung nghiên cứu lý luận: Tổng quan những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ QLHC cấp cơ sở; chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong các công trình trước đây làm cơ sở cho việc tiến hành nghiên cứu tiếp theo Xác định nội hàm một số khái niệm cơ bản cần thiết cho việc nghiên cứu kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ QLHC cấp cơ sở và các vấn đề có liên quan Xác định nội dung nghiên cứu thực tiễn 2.1.2 Nghiên cứu thực tiễn: Từ tháng 9/2013 đến 9/2014 Mục đích nghiên cứu thực tiễn Khảo sát thực tiễn nhằm có được những số liệu và tư liệu có độ tin cậy và đảm bảo tính khách quan phản ánh thực trạng kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ QLHC cấp cơ sở và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ QLHC cấp cơ sở Nội dung nghiên cứu thực tiễn - Xây dựng bộ công cụ nghiên cứu phù hợp với những nội dung đã được xác định trong giai đoạn nghiên cứu lý luận - Tiến hành khảo sát: Thu thập số liệu về thực trạng kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ QLHC cấp cơ sở (qua khảo sát bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, giải quyết tình huống và quan sát những biểu hiện của kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ QLHC cấp cơ sở trong khi thực hiện giải quyết công việc) - Xử lý dữ liệu thu được từ khảo sát thực tiễn 2.1.3 Phân tích thực trạng kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở và các yếu tố tác động : từ 9/2014 đến 3/2015 Mục đích: Đánh giá thực trạng bốn kỹ năng thành phần của kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ QLHC cấp cơ sở và các yếu tố tác động được nghiên cứu (cụ thể là kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai, kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp, kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề tranh chấp, kỹ năng trình bày vấn đề tranh chấp và thuyết phục các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải), trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần cải thiện một số kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở Nội dung: Phân tích thực trạng kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ QLHC cấp cơ sở và các yếu tố tác động trên cơ sở những dữ liệu thu được từ khảo sát thực tiễn và nghiên cứu lý luận Viết các chuyên đề và bảo vệ luận án cấp cơ sở và hội đồng cấp Học viện 2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ 2.2.1 Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu Chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa những lí thuyết, những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã được công bố dưới dạng sách, bài tạp chí, báo cáo khoa học đăng trong các kỷ yếu hội thảo về các vấn đề liên quan đến kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ QLHC cấp cơ sở Ngoài ra, phương pháp chuyên gia cũng được sử dụng nhằm tranh thủ ý kiến của các nhà chuyên môn có kinh nghiệm trong các lĩnh vực tâm lý học, tâm lí học quản lý và một số lĩnh vực liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai để xây dựng cơ sở lí luận phục vụ cho việc nghiên cứu thực tiễn 2.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi a) Thiết kế bảng hỏi Trên cơ sở khung lý thuyết đã được xác định ở giai đoạn nghiên cứu lý luận, bảng hỏi được xây dựng với các nội dung sau: - Phần 1: Những thông tin chung về vấn đề nghiên cứu và khách thể nghiên cứu - Phần 2 và phần 3: Tìm hiểu mức độ và biểu hiện của 4 kỹ năng thành phần của kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ QLHC cấp cơ sở Những kỹ năng này được được khảo sát đánh giá qua 3 đặc điểm, gồm: tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu quả của kỹ năng - Phần 4: Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ QLHC cấp cơ sở, gồm động cơ; thái độ; thói quen ứng xử của người dân; thủ tục hành chính và công tác đánh giá cán bộ Các câu hỏi về những nội dung nêu trên được thiết kế theo kiểu thang đo Có tổng số 9 thang đo (mỗi kỹ năng được khảo sát với công cụ là 3 thang đo nhỏ về: tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu quả của kỹ năng; mỗi yếu tố tác động được đánh giá bằng 1 thang đo) Tuỳ vào từng vấn đề nghiên cứu, mỗi thang đó có từ 2 đến17 items Mỗi items có 4 phương án trả lời cho phép người trả lời bảng hỏi có thể lựa chọn mức độ đồng ý của bản thân đối với nội dung được hỏi Cụ thể như sau: * Về kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai Thang đo thực trạng kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai gồm các câu hỏi được thiết kế thể hiện các nội dung liên quan đến nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai như: nhận dạng, xác định đối tượng, nội dung, hình thức của vấn đề tranh chấp đất đai và nhận dạng, xác định thẩm quyền, khoảng thời gian giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai * Về kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp Thang đo được thiết kế gồm các câu hỏi thể hiện các nội dung liên quan đến việc có thu thập được đầy đủ các nguồn thông tin cần thiết hay không; khả năng tìm kiếm các văn bản pháp luật tương ứng làm cơ sở cho việc giải quyết vấn đề tranh chấp; so sánh, đối chiếu các thông tin để xác định tính đầy đủ và hợp pháp của thông tin; phân tích để chỉ ra được tất cả những mâu thuẫn và nguyên nhân của vấn đề tranh chấp cần giải quyết * Về kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề tranh chấp Thang đo được thiết kế để đánh giá các nội dung của kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án tối ưu, bao gồm, khả năng đưa ra các phương án khác nhau để có thể giải quyết vấn đề tranh chấp; phân tích được đầy đủ và toàn diện mọi khía cạnh của các phương án có thể giải quyết được vấn đề tranh chấp; so sánh các phương án với mục tiêu đặt ra để suy xét lựa chọn được phương án giải quyết tối ưu * Về kỹ năng trình bày vấn đề tranh chấp và thuyết phục các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải Thang đo bao gồm các câu hỏi với những nội dung liên quan đến khả năng trình bày nội dung vấn đề tranh chấp được thể hiện ở cách nói ngắn gọn, rõ ràng; ngôn ngữ diễn đạt đơn giản, dễ hiểu; biết cách tư vấn, thuyết phục vận động người dân trên cơ sở hiểu biết về pháp luật, các qui định trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp đất cũng như truyền thống đạo đức, phong tục tập quán của dân tộc có tình, có lý; có thái độ khách quan, công minh, đảm bảo giải quyết tranh chấp một cách công bằng, không thiên vị, không áp đặt các bên trong việc hòa giải tranh chấp đất đai * Về những yếu tố tác động - Động cơ giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ QLHC cấp cơ sở: Thang đo được thiết kế nhằm tìm hiểu động cơ- những yếu tố thúc đẩy việc thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ QLHC cấp cơ sở Một số nội dung được đề cập bao gồm những động cơ cá nhân (Cán bộ làm việc vì: muốn được vận dụng kiến thức đã học để giải quyết công việc; muốn được tích lũy kinh nghiệm sống từ quá trình làm việc; muốn khẳng định vị trí của bản thân trong công việc; muốn được được rèn luyện kỹ năng làm việc) và động cơ xã hội (Cán bộ thực hiện công việc vì: muốn được góp phần xây dựng nền hành chính Nhà nước ngày càng tốt hơn; muốn tạo niềm tin cho người dân với cơ quan Nhà nước; muốn bảo vệ quyền lợi, lợi ích chính đáng cho người dân; muốn luật pháp được thực thi, lẽ phải được bảo vệ) - Thái độ đối với công việc giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ QLHC cấp cơ sở: Thang đo được thiết kế tìm hiểu thái độ làm việc, tình yêu nghề của cán bộ QLHC cấp cơ sở với công việc giải quyết tranh chấp đất đai Những nội dung được tìm hiểu là: hứng thú trong công việc; mức độ hài lòng với công việc; tình yêu nghề; sự phù hợp, gắn bó của cán bộ với công việc giải quyết tranh chấp đất đai - Thói quen ứng xử của người dân: Thang đo được thiết kế tìm hiểu thói quen ứng xử của người dân khi chấp hành những qui định của luật pháp trong giải quyết tranh chấp đất đai, với những nội dung tìm hiểu: người dân không hiểu luật hay cố tình không tuân thủ theo qui định của luật pháp trong giải quyết tranh chấp đất đai - Cơ chế, thủ tục hành chính: Thang đo được thiết kế gồm các câu hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng của cơ chế, thủ tục hành chính được qui định để giải quyết tranh chấp hiện nay như thế nào? Có tác động đến việc giải quyết tranh chấp đất đai hay không? - Công tác đánh giá cán bộ: Thang đo được thiết kế gồm các câu hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng của công tác đánh giá cán bộ hiện nay có khách quan, công bằng và dựa vào hiệu quả công việc hay không? Việc đánh giá và có tạo động lực cho cán bộ thực hiện tốt công việc giải quyết tranh chấp đất đai hay không? * Về một số thông tin cá nhân của khách thể: Giới tính, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, địa bàn cư trú, thâm niên công tác, thâm niên giải quyết tranh chấp đất đai b) Khảo sát thử Sau khi thiết kế phiếu điều tra, chúng tôi đã tiến hành điều tra thử 50 cán bộ QLHC cấp cơ sở làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh Mục đích của điều tra thử là kiểm tra sự phù hợp, độ tin cậy của các câu hỏi Đặc biệt kiểm tra xem các câu hỏi có phù hợp sự hiểu biết và tích chất công việc mà cán bộ đang tham gia thực hiện hay không Sử dụng phương pháp phân tích độ tin cậy của Cronbach (theo chương trình sử lý số liệu dùng cho các nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội), chúng tôi thu được độ tin cậy của các thang đo dao động từ 0,77 đến 0,88 ; trong đó độ tin cậy của thang đo kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai là 0,77; độ tin cậy của kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp là 0,87; độ tin cậy của kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề tranh chấp là 0,84, độ tin cậy của kỹ năng trình bày vấn đề tranh chấp và thuyết phục các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải là 0,88 Để nâng cao độ tin cậy của các thang đo, 24 items đã được chỉnh sửa hoặc loại bỏ Sau khi chỉnh sửa, bảng hỏi được sử dụng để khảo sát chính thức với số lượng các items của các thang đo như sau: Thang đo thực trạng kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai gồm 14 items: Tính đúng đắn gồm 4 items (items 4, 7, 11, 13); tính thuần thục gồm 7 items (items 1, 3, 5, 6, 8, 9, 14); tính hiệu quả gồm 3 items (items 2, 10, 15) Thang đo thực trạng kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp gồm 17 items: Tính đúng đắn gồm 5 items (items 20, 23, 27, 30, 34); tính thuần thục gồm 7 items (items 16, 19, 21, 22, 29, 32, 33); tính hiệu quả gồm 5 items (items 17, 18, 25, 28, 31) Thang đo thực trạng kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp đất đai gồm 15 items: Tính đúng đắn gồm 3 items (items 37, 47, 50); tính thuần thục gồm 9 items (items 35, 38, 39, 40, 41, 44, 46, 49, 51); tính hiệu quả gồm 3 items (items 42, 45, 48) Thang đo thực trạng kỹ năng trình bày vấn đề tranh chấp và thuyết phục các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải gồm 17 items: Tính đúng đắn gồm 2 items (items 55, 62); tính thuần thục gồm 11 items (items 53, 54, 56, 58, 59, 61, 63, 64, 68, 69, 70); tính hiệu quả gồm 4 items (items 52, 60, 71, 72) Thang đo về yếu tố tác động đến kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ QLHC cấp cơ sở gồm: - Động cơ giải quyết tranh chấp đất đai: 10 items - Thái độ đối với công việc giải quyết tranh chấp đất đai: 9 items - Thói quen ứng xử của người dân: 3 items - Cơ chế, thủ tục hành chính: 4 items - Công tác đánh giá cán bộ: 5 items c) Khảo sát chính thức Sau khi chỉnh sửa bảng hỏi, chúng tôi đã tiến hành điều tra chính thức Mục đích của điều tra chính thức là nghiên cứu thực trạng kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ QLHC cấp cơ sở Chỉ ra các yếu tố tác động đến kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ QLHC cấp cơ sở Mẫu khảo sát chính thức của luận án là 217 cán bộ được chọn ngẫu nhiên từ các phường, xã của Quận 1, Quận 4, Quận 8, Quận Gò Vấp, Quận Thủ Đức và Huyện Củ Chi Khách thể gồm: Chủ tịch, Phó chủ Tịch, cán bộ tư pháp, cán bộ địa chính của phường, xã - những người đang tham gia trực tiếp vào giải quyết tranh chấp đất đai ở phường, xã và và phỏng vấn sâu 30 cán bộ quản lý và người dân ở các quận, huyện, phường, xã của thành phố Hồ Chí Minh- những người có hiểu biết hoặc đã từng tham gia giải quyết tranh chấp đất đai cơ sở tham gia trả lời bảng hỏi Đặc điểm khách thể Giới tính Nam Nữ Độ tuổi dưới 30 Nhóm tuổi Độ tuổi từ 31 đến 40 Độ tuổi trên 40 Đại học Học vấn Sau đại học Trung cấp, cao đẳng Dưới 5 năm Từ 6 đến 10 năm Thâm niên công tác Trên 10 năm Từ 1 đến 5 năm Thâm niên giải quyết tranh chấp đất đai Từ 6 đến 10 năm Trên 10 năm Địa bàn sinh sống Tại địa bàn công tác Khác địa bàn công tác 2.2.3 - Số lượng 132 85 53 126 38 153 10 54 59 102 56 121 87 9 106 111 % 60, 8 39, 2 24, 4 58, 117, 570, 54,6 24, 927, 2 47, 0 25, 8 55, 840, 14,1 48, 851, 2 Phương pháp đo mức độ kỹ năng thông qua giải quyết tình huống Mục đích: Nhằm đánh giá thực trạng mức độ kỹ năng của 3 kỹ năng thành phần, gồm: Kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai, kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp, kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề tranh chấp Để giải quyết tình huống yêu cầu cán bộ phải vận dụng kiến thức, kinh nghiệm và các kỹ năng cần thiết để giải quyết Kết quả của giải quyết tình huống góp phần làm rõ thêm thực trạng mức độ kỹ năng của 3 kỹ năng thành phần được nghiên cứu - Nội dung: Các tình huống được xây dựng chọn lọc từ những tình huống tranh chấp đất đai hoàn toàn có thật đã được giải quyết trong thực tế Tình huống được thiết kế có tính tăng dần về độ khó để đánh giá cụ thể hơn mức độ của các kỹ năng thành phần Có 9 tình huống được chia đều cho 3 kỹ năng, mỗi một tình huống có 3 phương án trả lời và trong đó chỉ có 1 phương án đúng (Xem phần phụ lục 1) Phương án đúng đã được chúng tôi tham khảo ý kiến của chuyên gia- những người có chuyên môn cao, có kinh nghiệm nhiều năm trong giải quyết tranh chấp đất đai - Cách thức tiến hành: Các tình huống được đưa vào bảng hỏi (phần 3 của bảng hỏi) Khách thể nghiên cứu được yêu cầu đọc tình huống và chọn 1 phương án trả lời trong 3 phương án trả lời đã đưa ra 2.2.4 - Phương pháp quan sát Mục đích: Nhằm đánh giá thực trạng một số kỹ năng thể hiện thông qua thao tác cụ thể được cán bộ thực hiện trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai Cụ thể, sau khi thực hiện các kỹ năng: kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai, kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp, kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề tranh chấp thì cán bộ phải tổ chức hòa giải theo qui định của việc giải quyết tranh chấp đất đai Quá trình tổ chức hòa giải được thể hiện ở kỹ năng trình bày vấn đề tranh chấp và thuyết phục các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải- kỹ năng này được thể hiện ra bên ngoài: biểu hiện ở lời nói, thái độ, hàng vi ứng xử của cán bộ có thể quan sát và đánh giá được - Nội dung: Quan sát cách thức tổ chức tiến hành hòa giải vụ việc giải quyết tranh chấp đất đai cụ thể Quan sát lời nói, thái độ, hành vi ứng xử của người cán bộ khi trình bày vấn đề tranh chấp và thuyết phục các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải - Cách thức tiến hành: Chúng tôi thực hiện quan sát trong quá trình trực tiếp tham dự cuộc hòa giải tranh chấp đất đai được tổ chức ở phường, xã của thành phố Hồ Chí Minh và kết quả được ghi lại bằng biên bản 2.2.5 - Phương pháp phỏng vấn sâu Mục đích: Thu thập, kiểm tra và làm rõ hơn những thông tin đã thu được từ khảo sát thực tiễn bằng bảng hỏi - Nội dung phỏng vấn: được chuẩn bị từ trước theo các vấn đề chính: Phỏng vấn biểu hiện cụ thể về thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai, những ưu điểm và hạn chế của việc giải quyết tranh chấp đất đai, các yếu tố tác động đến việc giải quyết tranh chấp đất đai ở phường, xã hiện nay Các câu hỏi được xây dựng theo nguyên tắc câu hỏi “mở ” để người trả lời tự do đưa ra quan điểm, ý kiến của mình Những câu hỏi được đưa ra dưới nhiều dạng khác nhau, - Cách thức tiến hành: Người phỏng vấn coi buổi phỏng vấn như một buổi trò chuyện, trao đổi những vấn đề liên quan, khách thể được trả lời tự do trên những câu hỏi mở, gợi ý Chuẩn bị nội dung phỏng vấn sâu một cách chi tiết, rõ ràng Hẹn gặp từng người để phỏng vấn, nói rõ mục đích phỏng vấn và xin phép được ghi lại cuộc nói chuyện Trình tự nội dung phỏng vấn được áp dụng một cách linh hoạt tùy từng đối tượng được phỏng vấn Khách thể phỏng vấn sâu: 30 cán bộ quản lý và người dân ở các quận, huyện, phường, xã của thành phố Hồ Chí Minh 2.2.6 - Phương pháp chuyên gia Mục đích: Nhằm thu thập những góp ý và ý kiến đánh giá chuyên sâu của chuyên gia về nội dung nghiên cứu, cách xây dựng bộ công cụ nghiên cứu, cách tiến hành nghiên cứu về kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai và những yếu tố tác động đến kỹ năng này - Khách thể: Gồm 5 chuyên gia là những cán bộ đã từng nhiều năm tham gia giải quyết tranh chấp đất đai và hiện đang trực tiếp chỉ đạo việc giải quyết tranh chấp đất đai ở các quận, huyện của thành phố Hồ Chí Minh - Nội dung: Chúng tôi tiến hành xin ý kiến các chuyên gia chuyên sâu nghiên cứu lĩnh vực này nhằm chính xác hoá các khái niệm cơ bản, bộ công cụ nghiên cứu, hướng phân tích và đánh giá các kết quả nghiên cứu thực tiễn 2.2.7 - Phương pháp thực nghiệm Cơ sở thực nghiệm: + Từ kết quả nghiên cứu thực trạng các kỹ năng GQTCĐĐ của CBQLHC cấp cơ sở chúng tôi lựa chọn ra một số kỹ năng quan trọng và còn hạn chế để tiến hành thực nghiệm tác động nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện của các kỹ năng cho CBQLHC cấp cơ sở + Các kỹ năng GQTCĐĐ của CBQLHC cấp cơ sở còn hạn chế, phần lớn xuất phát từ việc chưa được đào tạo cơ bản và hệ thống về kỹ năng nói chung và kỹ năng GQTCĐĐ nói riêng + Nhu cầu được tập huấn của đội ngũ CBQLHC hiện nay là rất lớn, bởi đại đa số chưa được đào tạo chuyên sâu nhưng vẫn phải thực hiện GQTCĐĐ, việc thực hiện chủ yếu dựa trên hiểu biết, kinh nghiệm cá nhân Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành thực nghiệm tác động qua biện pháp tập huấn: Tổ chức lớp tập huấn nâng cao một số kỹ năng GQTCĐĐ cho CBQLHC cấp cơ sở - Mục đích thực nghiệm: Thử nghiệm chương trình tập huấn nâng cao một số kỹ năng GQTCĐĐ cho CBQLHC cấp cơ sở (Gồm hai kỹ năng: kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp và kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề tranh chấp) - Giả thuyết thực nghiệm: Hiện nay CBQLHC cấp cơ sở còn hạn chế về kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp và kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề tranh chấp Có thể cải thiện các kỹ năng này thông qua việc tổ chức chương trình tập huấn, bồi dưỡng nâng cao các kỹ năng GQTCĐĐ cho CBQLHC cấp cơ sở - Khách thể thực nghiệm: 30 CBQLHC cấp cơ sở ở TP HCM - Thời gian và địa điểm thực nghiệm: Từ tháng 11/2014 đến tháng 2/2015, tại Học viện chính trị khu vực II TP HCM - Biện pháp tác động: Biện pháp tác động thực nghiệm là tổ chức lớp tập huấn: “Nâng cao một số kỹ năng GQTCĐĐ cho CBQLHC cấp cơ sở” (trong 45 tiết) + Mưc tiêu biện pháp: Nâng cao hiểu biết của CBQLHC cấp cơ sở về nội dung, mục đích, cách thức tiến hành kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp và kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề tranh chấp, trên cơ sở đó nâng cao mức độ thực hiện các kỹ năng này bằng thực hành rèn luyện kỹ năng + Nội dung biện pháp: Cung cấp cho CBQLHC những kiến thức về nội dung, mục đích, cách thức tiến hành của hai kỹ năng được thực nghiệm Tổ chức cho CBQLHC giải quyết các bài tập tình huống được thiết kế phù hợp với từng kỹ năng Tổ chức cho CBQLHC luyện tập: Thực hành rèn luyện các kỹ năng trên lớp có trao đổi, thảo luận, đánh giá và rút kinh nghiệm - Các phương pháp đánh giá kết quả tác động thực nghiệm: Sử dưng các phương pháp đã được dùng trong đánh giá thực trạng kỹ năng GQTCĐĐ cho CBQLHC cấp cơ sở như: điều tra bảng hỏi, bài tập tình huống, phỏng vấn đã được trình bày ở trên - Tổ chức thực nghiệm: Bước 1: Chuẩn bị thực nghiệm - Xác định đối tượng tập huấn: liên hệ, gặp gỡ và tìm hiểu đối tượng (nhu cầu, thực trạng công việc) - Thống nhất nội dung, thời gian và địa điểm tập huấn Bước 2: Thiết kế chương trình thực nghiệm Xây dựng nội dung tập huấn: gồm 2 mảng nội dung chính: - Những kiến thức về kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp, kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề tranh chấp, bao gồm những kiến thức về nội dung, mục đích, cách thức tiến hành các kỹ năng - Thực hành rèn luyện và nâng cao kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp, kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề tranh chấp: Thực hành tại lớp Xây dựng quy trình rèn luyện và nâng cao kỹ năng: theo 3 giai đoạn cơ bản: Giai đoạn 1: Tiếp thu những kiến thức về nội dung, mục đích, cách thức tiến hành hai kỹ năng được thực nghiệm Giai đoạn 2: Thực hành hai kỹ năng được thực nghiệm Giai đoạn 3: Luyện tập hai kỹ năng được thực nghiệm Thực hành các kỹ năng bằng giải quyết tình huống ở từng cá nhân, sau đó trong nhóm và thảo luận lấy ý kiến đóng góp của giảng viên và của lớp Rèn luyện, phát triển kỹ năng qua thực hành củng cố nhiều lần và hoàn thiện từ góp ý của thảo luận nhóm hay cả lớp để rút kinh nghiệm, tìm ra những khó khăn khi thực hành kỹ năng và biện pháp khắc phục Bước 3: Triển khai tập huấn Quy trình tập huấn theo các bước: + Cung cấp những kiến thức về nội dung, mục đích, cách thức tiến hành các kỹ năng GQTCĐĐ + Tổ chức thực hành các kỹ năng GQTCĐĐ trên lớp + Tổ chức luyện tập các kỹ năng GQTCĐĐ: Thực hành rèn luyện kỹ năng trên lớp Bước 4: Lượng giá và kết thúc tập huấn Việc lượng giá được tiến hành ở nhiều thời điểm: trong và sau khoá học để đánh giá mức độ hiểu biết và mức độ thực hiện các kỹ năng GQTCĐĐ thông qua bảng hỏi, giải quyết tình huống, phỏng vấn sâu CBQLHC 2.3 2.3.1 XỬ LÝ DỮ LIỆU VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ Các phép thống kê được sử dụng Để xử lý dữ liệu thu được từ bảng hỏi, chúng tôi đã sử dụng những phép thống kê trong chương trình phần mền SPSS phiên bản 13.0 Cụ thể như sau: - Phân tích độ tin cậy của thang đo của Cronbach (theo chương trình sử lý số liệu dùng cho các nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội) Sử dụng phép phân tích này, chúng tôi thu được độ tin cậy của các thang đo trong bảng hỏi chính thức như sau: Bảng 2.2 Độ tin cậy của hệ thống bảng hỏi đo biểu hiện các đặc điểm: Tính đúng đắn, tính thuần thục, tính hiệu quả của các kỹ năng thành phần Hệ số tin cậy Alpha ẫu (N= Thang đo 217)thuần Tính hiệu Tính Tính đúng thục quả đắn Kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh 0, 76 0, 70 0, 64 chấp đất đai Kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu 0, 74 0, 71 0, 86 thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp Kỹ đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề tranh chấp 0, 62 0, 80 0, 66 Kỹ năng trình bày vấn đề tranh chấp và thuyết 0, 86 0, 85 0, 69 phục các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải Thông thường trong Khoa học xã hội, khi giá trị của Alpha dưới 0, 60 thì được coi là không thể chấp nhận được; trong khoảng 0,70 - 0,80 là ở mức khá; trong khoảng 0,80 - 0,90 là rất cao Căn cứ vào hệ số Alpha chúng tôi thu được, đối chiếu với hệ số Alpha đã phân định, có thể khẳng định độ tin cậy của các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này ở mức khá tốt - Thống kê mô tả gồm các chỉ số sau: các phép thống kê phân tích điểm trung bình, độ lệch chuẩn, tần xuất và tỉ lệ phần trăm - Thống kê suy diễn gồm: Các phép thống kê phân tích so sánh (phép so sánh giá trị trung bình) để tìm hiểu sự khác biệt trong biểu hiện các nhóm kỹ năng thành phần được nghiên cứu ở những nhóm khách thể khác nhau theo các biến số như giới tính, tuổi, thâm niên công tác, thâm niên giải quyết tranh chấp đất đai, địa bàn cư trú Phân tích tương quan nhị biến để tìm hiểu sự liên hệ giữa hai biến số Phân tích hồi quy tuyến tính để tìm ra mô hình hồi quy biễu diễn ảnh hưởng của các yếu tố tác động (biến tác động): Động cơ giải quyết tranh chấp đất đai, thái độ đối với công việc giải quyết tranh chấp đất đai, thói quen ứng xử của người dân, cơ chế, thủ tục hành chính, công tác đánh giá cán bộ đến biến phụ thuộc là các kỹ năng được nghiên cứu 2.3.2 - Cách đánh giá Đánh giá thang đo: Như đã trình bày ở trên, trong các thang đo, mỗi items đều có 4 phương án trả lời ứng với 4 mức độ đồng ý của người trả lời với từng nội dung hỏi Mỗi phương án được quy gán cho một số điểm nhất định từ 1 đến 4 Trên cơ sở điểm đã cho, chúng tôi tính điểm trung bình của từng item và của mỗi thang đo về định lượng, các mức độ thể hiện của những nội dung nghiên cứu (biểu hiện của các kỹ năng và yếu tố tác động) được phân chia theo nguyên tắc sau: + Mức yếu: có giá trị ĐTB lớn hơn ĐTB thang đo + 1 ĐLC; + Mức trung bình: có giá trị trong khoảng từ ĐTB thang đo - 1 ĐLC đến ĐTB thang đo + 1 ĐLC; + Mức tốt: có giá trị ĐTB thấp hơn ĐTB thang đo - 1 ĐLC - Mức độ yếu: Thực hiện không đúng những yêu cầu của vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai; thực hiện khó khăn, không thành thạo theo đúng qui trình giải quyết tranh chấp đất đai; thực hiện không có hiệu quả, mất rất nhiều thời gian, không góp phần giải quyết được các vụ tranh chấp đất đai - Mức độ trung bình: Thực hiện tương đối, chưa hoàn toàn đúng với những yêu cầu đề ra của vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai; thực hiện không thật sự dễ dàng, thành thạo theo đúng qui trình giải quyết tranh chấp đất đai; thực hiện chưa thật sự hiệu quả, mất khá nhiều thời gian để giải quyết được các vụ tranh chấp - Mức độ tốt: Thực hiện đúng những yêu cầu đề ra của vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai; thực hiện dễ dàng, thành thạo theo đúng qui trình giải quyết tranh chấp đất đai; thực hiện có hiệu quả, không mất nhiều thời gian, góp phần giải quyết được các vụ tranh chấp và nhiều lần được các bên chấp nhận Bảng 2.3 Bảng phân chia các mức độ theo điểm trung bình và độ lệch chuẩn của các kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ QLHC cấp cơ sở Mức độ Mức độ Mức độ trung Mức độ Mặt biểuhlẹn' yếu bình tốt Kỹ năng nhận dạng và xác định > 2,36 Từ 1,50 - 2,36; hình thức tranh chấp đất đai Kỹ năng thu thập thông tin và > 2,21 Từ 1,31 - 2,21 phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp Kỹ năng đề ra các phương án và > 2,36 Từ 1,54 - 2,36; lựa chọn phương án giải quyết vấn đề tranh chấp Kỹ năng trình bày vấn đề tranh > 2,28 Từ 1,38 - 2,28; chấp và thuyết phục bên tranh chấp trong quá trình hòa giải Kỹ năng giải quyết tranh chấp > 2,24 Từ 1,5 - 2,24 đất đai của cán bộ QLHC cấp cơ sở (kỹ năng tổng hợp) Ghi chú: - ĐTB càng thấp cho thấy kỹ năng thực hiện càng tốt Mức độ yếu (Đạt trên ĐTB + 1 ĐLC); Mức độ trung bình (Đạt từ ĐTB - 1 < 1,50 < 1,31 < 1,54 < 1,38 < 1,5 ĐLC đến ĐTB + 1 ĐLC); Mức độ tốt (Đạt từ ĐTB -1 ĐLC trở xuống) Cách phân chia các mức độ như trên chỉ có ý nghĩa khi đánh giá mức độ , biểu hiện của kỹ năng và so sánh các nhóm khách thể khác nhau trong mẫu nghiên cứu này Mỗi nhóm kỹ năng thành phần được đánh gía theo biểu hiện 3 tiêu chí: tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu quả - Đánh giá tình huống: Cách tính điểm cho phương án trả lời của mỗi tình huống là: Phương án đúng: 1 điểm Phương án sai: 0 điểm Kết quả của giải quyết tình huống được tính bằng phép thống kê phân tích điểm trung bình và độ lệch chuẩn Các mức độ thể hiện của các kỹ năng thành phần được phân chia theo nguyên tắc sau: - Mức yếu: có giá trị ĐTB thấp hơn ĐTB thang đo - 1 ĐLC - Mức trung bình: có giá trị trong khoảng từ ĐTB thang đo - 1 ĐLC đến ĐTB 80 Bảng 2.3 Bảng phân chia các mức độ theo điểm trung bình và độ lệch chuẩn thang đo + 1 ĐLC; - Mức tốt: có giá trị ĐTB lớn hơn ĐTB thang đo + 1 ĐLC; của các kỹ năng thành phần qua giải quyết tình huống ' -—-—^_^^Mức độ Mặt biểu Mức độ yếu Mức độ trung bình hiện Kỹ năng nhận dạng và xác định < 0,39 Từ 0,39 đến 0,99 hình thức tranh chấp đất đai Kỹ năng thu thập thông tin và < 0,34 Từ 0,34 đến 0,91 phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp Kỹ năng đề ra các phương án và Từ 0,16 đến < 0,16 lựa chọn phương án giải quyết 0,88; vấn đề tranh chấp Ghi chú: - ĐTB càng cao cho thây kỹ năng thực hiện càng tôt Mức độ tốt > 0,99 > 0,91 > 0,88 - 7 7— Mức độ yếu (Đạt từ ĐTB - 1 ĐLC trở xuống); Mức độ trung bình (Đạt từ ĐTB - 1 ĐLC đến ĐTB + 1 ĐLC); Mức độ tôt (Đạt trên ĐTB + 1 ĐLC) Các tiêu chí đánh giá kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ QLHC cấp cơ sở Để đánh giá chính xác mức độ thực hiện kỹ năng GQTTĐĐ của CBQLHC cấp cơ sở, chúng tôi kết hợp các tiêu chí định lượng là ĐTB và định tính là tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu quả của kỹ năng - Căn cứ vào ĐTB : Đây là tiêu chí đánh giá định lượng các mức độ thực hiện kỹ năng GQTTĐĐ của CBQLHC cấp cơ sở qua kết quả thu được từ các công cụ điều tra là bảng hỏi, xử lý tình huống và phỏng vấn - Căn cứ vào tiêu chí của kỹ năng: Dựa vào 3 tiêu chí là tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu quả của kỹ năng để đánh giá kỹ năng GQTTĐĐ của CBQLHC cấp cơ sở + Tính đúng đắn: Tiêu chí này chỉ ra yêu cầu đồi với chủ thể khi thực hiện kỹ năng trước hết cần phải làm đúng với yêu cầu của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ của cán bộ hành chính cấp cơ sở, làm đúng những qui định của Nhà nước về giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai Bên cạnh đó, biết sử dụng những hiểu biết về văn hóa ứng xử trong giải quyết tranh chấp đất đai để giải quyết vấn đề có có cả lý và tình 8 1 Bảng 2.3 Bảng phân chia các mức độ theo điểm trung bình và độ lệch chuẩn + Tính thuần thục: Tiêu chí này chỉ ra yêu cầu đồi với chủ thể khi thực hiện kỹ năng thể hiện sự thành thạo, dễ dàng khi thực hiện các hành động, dễ áp dụng những kinh nghiệm đã có khi phải chuyển sang tình huống mới Ngoài ra, quá trình giải quyết tuân thủ đúng các bước trong qui trình giải quyết tranh chấp đất đai 82 + Tính hiệu quả: Tiêu chí này chỉ ra yêu cầu đồi với chủ thể khi thực hiện kỹ năng cần hướng đến kết quả đạt được ở mức cao nhất, tiêu chí này được thể hiện ở chỗ các biểu hiện ở từng kỹ năng có góp phần giải quyết được nhiệm vụ hòa giải không? Giải quyết mất nhiều thời gian hay ít thời gian, các bên liên quan đến tranh chấp có thỏa mãn không, có chấp nhận không? Tiểu kết chương 2 Để thực hiện luận án, người nghiên cứu đã chọn lựa, sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, phương pháp chuyên gia, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp quan sát, phương pháp giải quyết tình huống Các phương pháp được xây dựng trên cơ sở quan điểm lý luận và mục đích nghiên cứu cụ thể Các phương pháp nghiên cứu đều đảm bảo độ tin cậy nhất định, phù hợp với nội dung nghiên cứu và với điều kiện triển khai nghiên cứu Các phương pháp được thực hiện theo một quy trình tổ chức nhất định Những cứ liệu thu được từ khảo sát được xử lý bằng các phép toán thống kê đảm bảo tính khách quan, giúp người nghiên cứu rút ra được những nhận xét và kết luận xác đáng CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CẤP CƠ SỞ Trong chương này, luận án tập trung làm rõ những nội dung chính sau đây: - Đánh giá khái quát thực trạng kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở - Đánh giá thực trạng từng kỹ năng thành phần của kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở - Đánh giá một số yếu tố tác động tới kỹ năng GQTTĐĐ của CBQLHH cấp cơ sở - Phân tích kết quả thực nghiệm một số biện pháp tác động nhằm nâng cao kỹ năng GQTTĐĐ của CBQLHH cấp cơ sở 3.1 Đánh giá khái quát thực trạng kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở Chúng tôi nghiên cứu kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai thông qua thăm dò ý kiến của chính cán bộ quản lý hành chính- những người trực tiếp tham gia giải quyết tranh chấp đất đai ở phường, xã 8 3 Bảng 3.1 Mức độ giải quyết tranh chấp đất đai của CBQLHC cấp cơ sở qua các kỹ năng thành phần và kỹ năng chung ĐT ĐL Mức kỹ năng (%) B C Tốt Trun Stt Các kỹ năng Yế g u 1,93 0,43 24,4 bình 14, 1 Kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh 60,8 7 chấp đất đai 19, Kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, 1,76 0,45 12,9 67,3 2 8 nguyên nhân của vấn đề tranh chấp 3 Kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương 1,95 0,41 13,4 71,9 14, 7 án giải quyết vấn đề tranh chấp 4 Kỹ năng trình bày vấn đề tranh chấp và thuyết 1,83 0,45 24,9 58,1 17, 1 phục bên tranh chấp trong quá trình hòa giải 1,87 0,37 25,8 54,4 19, Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai (Kỹ năng 8 chung) Mức tốt: ĐTB< 1,5; Mức trung bình: 1,5< ĐTB< 2,24; Mứcyếu/kém: ĐTB > 2,24 Từ kết quả ở bảng 3.1, có thể đưa ra nhận xét, kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của CBHC cấp cơ sở chỉ ở mức độ trung bình (ĐTB = 1,87), và ĐTB của từng nhóm kỹ năng thành phần cũng nằm trong khoảng 1,5 < ĐTB < 2,24 Đánh giá các kỹ năng thành phần trong kỹ năng GQTCĐĐ của CBQLHC cấp cơ sở từ xác định hình thức tranh chấp, thu thập thông tin, phân tích thông tin, lựa chọn phương án giải quyết đến thuyết phục, vận động các bên tranh chấp đều chưa hiệu quả, chỉ ở mức độ trung bình Thực trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng phục vụ của nền hành chính Nhà nước- nơi được xem là cầu nối quan trọng của Đảng với Nhân dân Theo báo cáo mới nhất của Ngành Thanh tra Chính phủ (Năm 2014): tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai có xu hướng gia tăng cả về số lượng, tính chất phức tạp và phản ứng bức xúc của người dân Trong khi đó, việc giải quyết tranh chấp đất đai cũng bộc lộ nhiều hạn chế, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường hành chính và con đường tư pháp vẫn còn bộc lộ những bất cập, rườm rà, kéo dài thời gian, nhiều trường hợp gây bức xúc trong dư luận cần phải được tiếp tục khắc phục, hoàn thiện Nguồn nhân sự giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai còn nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng (Báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014 của Ngành Thanh tra Chính phủ) Thực tiễn thời gian qua cho thấy, ở nhiều địa phương, trong bộ máy tham mưu giải quyết khiếu nại về đất đai còn thiếu những cán bộ, công chức vừa có chuyên môn về lĩnh vực đất đai, lại vừa có chuyên môn, kỹ năng về giải quyết khiếu nại hành chính Khi được hỏi về thực trạng kỹ năng GQTCĐĐ của 8 4 CBQLHC cấp cơ sở hiện nay, ngay chính các CBQLHC cấp cơ sở cũng thẳng thắn thừa nhận là chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra Đồng chí N.N.B, Phó chủ tịch phường 8, quận 4 nhận định: Trong nhiều vấn đề mà cơ quan nhà nước giải quyết cho người dân thì giải quyết tranh chấp đất đai là khó nhất, tồn tại nhiều hạn chế nhất, và cũng gây nhiều bức xúc cho người dân nhất Hạn chế của việc giải quyết tranh chấp đất đai có nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân phải kể đến là chất lượng đội ngũ cán bộ giải quyết tranh chấp đất đai chưa hội đủ những yếu tố cần thiết để giải quyết công việc một cách chuyên nghiệp Mặc dù đã rất cố gắng, song phần lớn cán bộ giải quyết tranh chấp đất đai được phân công làm việc do yêu cầu công việc, chứ không phải được đào tạo để giải quyết tranh chấp đất đai, nên hiệu quả thấp Thậm chí có vụ người dân khiếu kiện kéo dài tới 2,3 đời chủ tịch mới được giải quyết dứt điểm Chị V, một người dân đã từng gửi đơn nhờ chính quyền ở phường giải quyết tranh chấp một phần đất của nhà mình với hàng xóm có ý kiến: “ vụ tranh chấp của chị đã được hòa giải thành công, nhưng không phải do vai trò của cán bộ hòa giải mà do chị tự nguyện nhận phần thiệt thòi về mình để giữ hòa khí với hàng xóm” Việc phân tích kỹ năng theo các đặc điểm/tiêu chí về tính thuần thục, tính đúng đắn và tính hiệu quả cho thấy cán bộ cũng chỉ đạt ở mức độ trung bình Bảng 3.2 Điểm trung bình thể hiện tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu quả của kỹ năng chung Stt Các đặc điểm ĐTB Mức độ 1 Tính đúng đắn 1,56 TB Tính thuần thục 1.98 TB 2 3 Tính hiệu quả 1.92 TB Mức tốt: ĐTB< 1,5; Mức trung bình: 1,5< ĐTB< 2,24; Mức yếu/kém: ĐTB > 2,24 Trong 3 đặc điểm thì tính đúng đắn được thực hiện tốt nhất, với ĐTB rất gần với mức tốt (ĐTB = 1,56) và tốt hơn nhiều so với hai đặc điểm còn lại cho thấy, mặc dù cán bộ thực hiện vẫn chưa hoàn toàn đúng nhưng đã tuân thủ khá tốt yêu cầu của luật pháp trong GQTCĐĐ, vận dụng được các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội để giải quyết có tình, có lý Tuy nhiên, quá trình thực hiện thực hiện chưa thật sự thành thạo, gặp khó khăn nên hiệu quả đạt được không cao, còn mất khá nhiều thời gian để giải quyết được các vụ tranh chấp So sánh kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai theo các nhóm khách thể khác nhau cho thấy: 8 5 Bảng 3.3 So sánh kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai theo các nhóm khách thể Nội dung Điểm TB Các nhóm khác biệt và mức ý nghĩa (P) Thâm niên công tác 1 Từ 1 đến 5 năm 1,92 - Nhóm từ 1 đến 5 năm kém hơn nhóm từ 6 đến 10 năm, P= 0,031 2 Từ 6 đến 10 năm 3 Trên 10 năm 1,79 1,94 - Nhóm 6 đến 10 năm tốt hơn nhóm trên 10 năm, P= 0,015 Thâm niên giải tranh chấp đất đai 1 Từ 1 đến 5 năm quyết 1,98 2 Từ 6 năm trở lên Địa bàn sinh sống 1 Tại địa bàn công tác 1,72 2 Khác địa bàn công tác 1,97 1,76 - Nhóm 1 đến 5 năm kém hơn nhóm từ 6 năm trở lên, P= 0,000 - Nhóm sinh sống tại địa bàn công tác tốt hơn nhóm sinh sống khác địa bàn công tác, P = 0,000 • So sánh theo thâm niên công tác và thâm niên giải quyết tranh chấp đất đai: Thâm niên công tác cũng như thâm niên giải quyết tranh chấp đất đai là những yếu tố tạo ra sự khác biệt trong kỹ năng GQTCĐĐ của CBQLHC cấp cơ sở (với p < 0,05) Theo thâm niên công tác thì nhóm cán bộ dưới 5 năm có kỹ năng yếu nhất, nhóm có thâm niên từ 6 đến 10 năm có kỹ năng tốt nhất Theo thâm niên giải quyết tranh chấp đất đai, nhóm cán bộ có thâm niên trên 6 năm có kỹ năng tốt hơn nhóm có thâm niên từ 1 đến 5 năm (với p = 0,000) Giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động thật sự khó khăn và phức tạp, yêu cầu cán bộ phải có nhiều phẩm chất tâm lý cũng như kỹ năng toàn diện như: kiến thức, hiểu biết, tinh thần phục vụ nhân dân, kỹ năng thu thập xử lý thông tin, kỹ năng thuyết phục Tất cả những yêu cầu này không phải một sớm, một chiều có được mà là một quá trình đòi hỏi cán bộ phải tu dưỡng, học tập, rèn luyện, trải nghiệm Chính thâm niên công tác, thâm niên giải quyết tranh chấp đất đai là quá trình tốt nhất để cán bộ hoàn thiện những phẩm chất, kỹ năng cần có nhằm nâng cao kỹ năng GQTCĐĐ cho bản thân • So sánh theo địa bàn công tác Việc cán bộ làm việc ngay tại địa bàn công tác sẽ có nhiều thuận lợi để nắm rõ sự việc, thu thập thông tin, hiểu rõ đối tượng các bên tranh chấp Chính những thuận lợi này giúp cán bộ có thể thực hiện hiệu quả các kỹ năng trong GQTCĐĐ Kết quả cho thấy có sự khác biệt giữa cán bộ sinh sống tại địa bàn công tác với cán bộ sinh sống khác địa bàn công tác (với p = 0,000) Như vậy, đánh giá khái quát thực trạng kỹ năng GQTCĐĐ của CBQLHC cấp 8 6 cơ sở đạt được ở mức trung bình Kết quả cũng được phản ánh rõ hơn khi phỏng vấn sâu đa số người dân và cán bộ cơ sở đều có nhận định: năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ thực hiện hòa giải chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu của công tác hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở Các cán bộ tiến hành hòa giải ở cơ sở có sự năng nổ, nhiệt tình, am hiểu phong tục, tập quán địa phương, có kinh nghiệm sống phong phú và có thái độ công tâm, khách quan vì lợi ích cộng đồng Tuy nhiên, phần lớn trong số họ thiếu kỹ năng hòa giải, vận động, thuyết phục và trình độ hiểu biết chính sách, pháp luật Đất đai còn hạn chế Thực tiễn cho thấy hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng và cần thiết, nó không chỉ giải quyết được bức xúc của người dân để tránh được tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định chính trị- xã hội, mà còn giúp người dân duy trì được tình đoàn kết, gắn bó với nhau; đồng thời, sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc trong việc theo đuổi vụ kiện về tranh chấp đất đai Như vậy, hiệu quả GQTCĐĐ của CBQLHC cấp cơ sở không chỉ có ảnh hưởng lớn đến niềm tin của người dân với nền hành chính Nhà nước, với sự ổn định, phát triển xã hội mà còn đem lại cho người dân nhiều lợi ích thiết thực 3.2 Thực trạng các kỹ năng thành phần của kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở 3.2.1 Kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai (KN1) Kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai của CBQLHC được tìm hiểu trên 2 nội dung thành phần là nhận dạng, xác định đối tượng, nội dung vấn đề tranh chấp đất đai và nhận dạng, xác định thẩm quyền, khoảng thời gian giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai Bảng 3.4 Biểu hiện và mức độ kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh 8 7 chấp đất đai Stt 1 2* 3 4 5 6* 8* 9 10 *7 11 13 14 * 15 * Các biểu hiện 1 Có lúc tôi bỏ sót một số yếu tố hay dữ liệu có liên quan đến vấn đề tranh chấp đất đai mà tôi tiếp nhận Tôi không mất nhiều thời gian để nhận thức được tất cả các yếu tố dữ liệu có liên quan đến vấn đề tranh chấp đất đai mà tôi tiếp nhận Có khi tôi lúng túng không biết quy một số yếu tố hay dữ liệu có liên quan đến vấn đề tranh chấp đất đai mà tôi tiếp nhận về nhóm yếu tố nhất định nào đó Có khi tôi nhầm lẫn khi phải xác định vấn đề thuộc chức năng quản lý nào? (Tỉnh, Huyện, Xã phường ) Có khi tôi mất nhiều thời gian để xác định các dạng nội dung tranh chấp đất đai Tôi không gặp khó khăn để xác định vấn đề tranh chấp đất đai mà tôi tiếp nhận thuộc nội dung tranh chấp nào? ( Tranh chấp về quyền sử dụng đất, tượng có liên quan đến giải quyết vấn Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát đề tranh chấp khá dễ dàng sinh trong quá trình sử dụng đất, Tranh Tôi thấy đích khá khó khănđất) (hay lúng chấpcảm về mục sử dụng túng ) khi phải xác định thời gian giải quyết vấn đề tranh chấp Có khi tôi nhầm lẫn trong việc xác định Việc xác định đúng quyền các đốivàtượng ai là người có thẩm tráchcó liên quan đến giải quyết tranh chấp đất nhiệm giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai đã giúp tôi giải quyết vấn đề nhanh đai mà tôi tiếp nhận chóng Đối với tôi, việc xác định các đối Có khi tôi xác định vấn đề tranh chấp đất đai mà tôi tiếp nhận không thật chính xác so với quy định pháp luật Có khi tôi xác định thời gian giải quyết tranh chấp đất đai chưa đúng với qui định của pháp luật Sau khi tìm hiểu vụ việc tranh chấp đất đai, tôi không thấy khó khăn khi phải trình bày lại bằng văn bản một cách rõ ràng trình tự diễn biến những vụ tranh chấp đất đai mà tôi tiếp nhận Việc nhận dạng và xác định vấn đề tranh chấp đất đai giúp tôi nhanh chóng có được cách giải quyết hiệu quả, được các bên tranh chấp chấp nhận Các phương án trả lời (%) 3 4 2 ĐTB ĐLC 41,9 55,8 1,8 0,5 1,61 0,55 21,7 35,0 34,5 8,8 2,70 0,91 31,3 57,6 0,5 10,6 0,63 1,80 73,3 23,0 3,7 0,0 1,30 0,53 42,4 46,6 9,2 1,8 1,71 0,71 32,3 30,0 15,2 22,5 2,72 1,14 30,0 16,6 22,1 31,3 2,45 1,22 49,3 37,8 7,8 5,1 1,69 0,82 12,9 74,7 13,4 23,0 37,8 1,8 35,9 0,5 2,03 1,28 1,01 0,52 48,8 41,0 7,9 2,3 1,64 0,73 66,4 25,8 6,9 0,9 1,42 0,66 26,7 31,8 16,2 25,3 2,60 1,13 17,5 37,3 34,1 11,1 ĐTB thang đo 0,98 2,06 1,93 0,43 Ghi chú: Những biểu hiện có dâu * là những biểu8 hiện đã được đổi ngược điểm khi tính ĐTB Mức 8 tốt (T): ĐTB< 1,50; Mức trung bình (TB): 1,50< ĐTB< 2,36; Mức yếu/kém (Y): ĐTB> 2,36 Qua kết quả tại bảng 3.4, có thể đưa ra nhận xét, cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở đã đạt được mức độ trung bình về kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai (ĐTB = 1,93, Độ lệch chuẩn = 0,43) Đi sâu tìm hiểu, phân tích những kết quả thu được, chúng tôi nhận thấy có sự khác nhau về mức độ các biểu hiện hai nội dung này trong kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai Ba biểu hiện (số thứ tự 4, 7, 13) liên quan đến việc nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết và thời gian giải quyết đều được đánh giá ở mức tốt (ĐTB < 1,5) Đó là biểu hiện có nội dung liên quan đến việc xác định người có thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết vân đề tranh châp đât đai (ĐTB 1,28); xác định vân đề thuộc chức năng quản lý nào(Tỉnh, Huyện, Xã phường ĐTB = 1,30) và xác định thời gian giải quyết tranh châp đât đai đúng với qui định của pháp luật (ĐTB = 1,42) Kết qủa này cho thấy nhiều cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở đã nhận thức đúng, không có sự nhầm lẫn đáng kể trong việc xác định thẩm quyền giải quyết của cơ quan chức năng và thời gian giải quyết theo đúng qui định của pháp luật Liên quan đến nhận dạng và xác định đối tượng, nội dung vấn đề tranh chấp đất đai, có nhiều biểu hiện được đánh giá ở mức trung bình (ĐTB trong khoảng 1,5 < ĐTB < 2,36) Tuy nhiên, có 4 biểu hiện thuộc nội dung này (các biểu hiện 2, 6, 8, 14) được đánh giá ở mức yếu (ĐTB > 2,36) Như vậy, trong 2 nội dung được nghiên cứu thì việc nhận dạng và xác định thẩm quyền giải quyết và thời gian giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai được cán bộ quản lý hành chính thực hiện tốt hơn so với việc nhận dạng và xác định đối tượng, nội dung hình thức tranh chấp Điều đáng quan tâm ở đây là, trong 2 nội dung nêu trên thì việc nhận dạng và xác định đối tượng, nội dung hình thức tranh chấp đất đai có vai trò quan trọng, bởi nó có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các thao tác tiếp theo trong qui trình giải quyết tranh chấp đất đai Việc nhận dạng và xác định đúng đối tượng, nội dung hình thức tranh chấp đất đai sẽ là cơ sở định hướng để cán bộ quản lý hành chính xác định các thông tin cần thu thập; xác định mâu thuẫn xảy ra có liên quan đến vấn đề tranh chấp; lựa chọn các phương án giải quyết và thuyết phục các bên tranh chấp cho phù hợp với luật pháp, với truyền thống, tập quán sinh sống của người dân Đồng chí L.V.M- cán bộ tiếp nhận và xử lý hồ sơ tranh chấp đất đai chia sẻ: 8 9 Việc xác định hồ sơ có thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp phường xã hay không là không khó vì đã có trong qui định của Nhà nước, nhưng việc xác định đối tượng, nội dung tranh chấp sẽ khó khăn hơn nhiều, đòi hỏi cán bộ phải có kiến thức lĩnh vực mình giải quyết, có óc phán đoán, có kinh nghiệm thì xác định mới nhanh và hiệu quả Việc phân tích kỹ năng theo các đặc điểm/tiêu chí về tính thuần thục, tính đúng đắn và tính hiệu quả cho thấy: Bảng 3.5 Điểm trung bình các tiểu thang đo thể hiện tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu quả của KN1 S Các đặc điểm t 1 Tính đúng đắn (gồm các items 4, 7, 11, 13) 2 Tính thuần thục gồm các items 1, 3, 5, 6, 8, 9, 14) 3 Tính hiệu quả gồm các items 2, 10, 15) ĐTB Mức độ 1,41 T 2,08 TB 2,26 TB Từ kết quả của Bảng 3.4 và 3.5, chúng tôi đưa ra nhận xét: Nhìn chung về tính đúng đắn, cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai ở mức tốt (ĐTB thể hiện tính đúng đắn = 1,41 < 1,5) Tuy nhiên, các số liệu thu được cho thấy đặc điểm này được thể hiện ở những mức độ khác nhau khi cán bộ phải thực hiện những công việc khác nhau 73,3% số người không lần nào nhầm lẫn khi xác định vấn đề thuộc chức năng quản lý nào (Tỉnh, Huyện, Xã phường ), chỉ có 23,0% số người nhầm lẫn vài lần Thực trạng gần tương tự như vậy với việc xác định ai là người có thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai Trong khi đó, vẫn còn 25,8% số người vài lần và 6,9% số người khá nhiều lần chưa xác định thời gian giải quyết tranh chấp đất đai đúng với quy định pháp luật Kết quả này cho thấy vẫn có sự nhầm lẫn của cán bộ về qui định luật pháp trong nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai Về tính thuần thục, các cán bộ trong mẫu nghiên cứu đạt mức trung bình (ĐTB = 2,08) Trong đó, có 2 biểu hiện có mức độ yếu, với 31,3% số người rất nhiều lần và 22,1% số người khá nhiều lần gặp khó khăn khi xác định các đối tượng có liên quan đến giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai (ĐTB= 2,72); 25,3% số người rất nhiều lần, 16,2% số ngưới khá nhiều lần và 31,8% số người vài lần gặp khó khăn khi phải trình bày lại bằng văn bản một cách rõ ràng trình tự diễn biến những vụ tranh chấp đất đai (ĐTB 2,60) Như vậy, cán bộ trong mẫu nghiên cứu chưa thuần thục, còn lúng 9 0 túng khi xác định đối tượng, nội dung vụ việc tranh chấp đất đai Một số biểu hiện nội dung kỹ năng được cán bộ thực hiện khá thuần thục, chẳng hạn, 41,9% số người chưa lần nào và 55,8% số người chỉ vài lần bỏ sót một số yếu tố hay dữ liệu có liên quan đến vấn đề tranh chấp đất đai mà họ tiếp nhận (ĐTB 1,61); tương tự, 42,4% số người chưa lần nào và 46,6% số người chỉ vài lần mất nhiều thời gian để xác định các dạng nội dung tranh chấp đất đai (ĐTB 1,71) Tính hiệu quả của kỹ năng được nghiên cứu cũng đạt mức trung bình (ĐTB là 2,26) Tuy nhiên, ĐTB của thang đo này rất gần với mức yếu (mức yếu > 2,36) và cao hơn ĐTB của thang đo tính đúng đắn và tính thuần thục, thậm chí cao hơn nhiều so với ĐTB của tính đúng đắn Hai trong ba biểu hiện của đặc điểm này có ĐTB ở mức yếu; kết quả có đến hơn một nửa số người trong mẫu nghiên cứu mất nhiều thời gian để nhận thức được tất cả các yếu tố dữ liệu có liên quan đến xác định vấn đề tranh chấp đất đai mà họ tiếp nhận 9 1 cán bộ qua giải quyết tình huống (Xem tình huống ở phụ lục 2) Các tình huống ĐT Không đúng Đúng B N % N % % Tình huống 1 48 22,3 Tình huống 2 99 46,0 Tình huống 3 55 25,6 16 7 11 6 16 0 77, 7 54, 0 74, 4 ĐTB của các tình 0,78 0,54 0,74 0,69 ĐL C Mứ c 0,4 2 0,5 0 0,4 4 0,3 0 TB TB TB TB huống Kết quả giải quyết những tình huống tranh chấp đất đai được xây dựng trên cơ sở những tình huống có thật cũng cho kết quả khá tương đồng Bảng 3.6 Kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai của Ghi chú: Mức tốt: ĐTB > 0,99; Mức trung bình: 0,39 < ĐTB< 0,99; Mức yêu/kém: ĐTB< 0,39 Nhìn chung kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở thông qua giải quyết tình huống chỉ ở mức trung bình, với ĐTB = 0,69, Độ lệch chuẩn = 0,30 Phân tích từng tình huống cho thấy: + Tình huống 1: Kỹ năng giải quyết ở mức độ trung bình, với ĐTB là 0,78 Cụ thể, có 77,7% cán bộ khi giải quyết tình huống xác định đúng, đây là tranh chấp về ranh giới sử dụng đất và tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau Theo qui định của Nhà nước ở Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004: “Các bên tranh chấp đất đai phải chủ động gặp gỡ để tự hòa giải, nêu không thỏa thuận được thì thông qua hòa giải ở cơ sở để giải quyết tranh chấp đất đai”( Khoản I Điều 159 thì tình huống này phải được hòa giải ở cấp cơ sở Phương án a: “ UBND phường xác minh phần đất tranh chấp thuộc bên nào và sau đó tiên hành hòa giải” là đúng, các phương án khác là sai vì xác định tình huống này thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp Quận Đây là tình huống không phức tạp, chỉ cần cán bộ quản lý hành chính vận dụng các qui định về tranh chấp đất đai và Điều 135 Luật Đất đai năm 2003 để giải quyết Tuy nhiên, số cán bộ trả lời không đúng chiếm 22,3% cũng đáng quan tâm + Tình huống 3: 9 2 Đây là tình huống có biểu hiện mâu thuẫn liên quan đến 3 bên tranh chấp (khác với tình huống 1 chỉ có 2 bên) Tuy nhiên, tình tiết của tình huống này cũng rất rõ ràng: Đây là tranh chấp giữa những người trong gia đình về quyền thừa kế, Anh Nlà người ngoài có quyền sử dụng đất hợp pháp, nhưng khi xây nhà bị cản trở nên UBND xã phải vận dụng Điều 135 Luật Đất đai năm 2003 tiến hành hòa giải để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho anh N , phương án b: “ Việc từ chối giải quyết của UBND xã là sai vì việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa anh N và bà H là hợp pháp nên UBND xã phải giải quyết để bảo vệ quyền lợi và lợi ích cho anh N” là đáp án đúng Kết quả giải quyết tình huống này gần như tương đồng với tình huống 1, có 74,4% cán bộ trả lời đúng và 25,6% cán bộ trả lời sai, với ĐTB là 0,74, giải quyết ở mức độ trung bình + Tình huống 2: Tuy kết quả giải quyết tình huống này ở mức độ trung bình (ĐTB là 0,54) nhưng kết quả giải quyết thấp hơn tình huống 1 và tình huống 3 Tình huống 2 có tình tiết phức tạp: là mâu thuẫn tranh chấp liên quan tới 3 bên, tranh chấp giữa những anh em ruột trong gia đình về quyền thừa kế Ngoài việc sử dụng qui định của pháp luật về phân chia tài sản thừa kế thì cán bộ giải quyết phải nhận thấy yếu tố tình cảm ruột thịt, đạo lý làm người rất quan trọng khi xử lý tình huống này Do đó, cán bộ giải quyết phải thành lập hội đồng hòa giải để vận động các bên tự thỏa thuận với nhau, chọn phương án b: “Tiếp nhận đơn, tìm hiểu sự việc và thành lập hội đồng hòa giải để vận động các bên tự thỏa thuận với nhau” là đúng, vừa sử dụng Điều 135 Luật Đất đai năm 2003 để giải quyết, vừa vận dụng các qui tắc đạo đức để ứng xử Tuy nhiên, số người trả lời đúng của tình huống 2 chỉ chiếm 54%, có đến 46% số cán bộ cho là tòa án sẽ giải quyết vì phân chia tài sản kế thừa đã có trong qui định của pháp luật cho thấy, khả năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính trong tình huống càng phức tạp thì càng ít hiệu quả Như vậy, kết quả giải quyết tình huống cũng phù hợp với kết quả thu được qua phiếu khảo sát được trình bày ở trên, cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở đã gặp lúng túng và có sự nhầm lẫn trong vận dụng qui định của pháp luật để giải quyết vấn đề tranh chấp nên không đạt hiệu quả cao khi nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai Kết quả phân tích tương quan giữa tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu 9 3 quả của kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai được thể hiện qua sơ đồ sau: tính hiệu quả của KN1 Với kết quả nêu trên thì giữa tính thuần thục và tính hiệu quả có mối tương quan thuận với hệ số tương quan r = 0,499, p < 0,01 Như vậy, nếu cán bộ càng thuần thục về kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai thì hiệu qủa làm việc của họ càng tốt và ngược lại Tương tự như vậy, giữa tính thuần thục và tính đúng đắn cũng có mối tương quan thuận, với hệ số tương quan r = 0,376, p < 0,01, nếu kỹ năng của cán bộ càng thuần thục thì mức độ việc thực hiện công việc càng chính xác và ngược lại, Tuy nhiên, giữa tính hiệu quả và tính đúng đắn lại hầu như không có tương quan có ý nghĩa (hệ số tương quan r = 0,097, p > 0,01), trong trường hợp này cán bộ đã không thực hiện đúng theo yêu cầu của kỹ năng nên làm việc không hiệu quả và ngược lại Liệu các nhóm khách thể nghiên cứu với những đặc điểm khác nhau về độ tuổi, thâm niên công tác, thâm niên hoạt động trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp đất đai, trình độ đào tạo, địa bàn sinh sống thì có mức độ khác nhau về kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai hay không? Kết quả thu được như sau: 9 4 chấp đất đai theo các nhóm khách thể khác nhau Nội dung Độ tuổi 1 Dưới 30 tuổi Điểm TB Các nhóm khác biệt và mức ý nghĩa (P) - 2,12 2 Từ 31 đến 40 tuổi 1,90 3.Trên 40 tuổi 1,77 Thâm niên công tác 1 Từ 1 đến 5 năm 2,15 - 2.Từ 6 đến 10 năm 1,79 - 3.Trên 10 năm 1,95 - Thâm niên giải quyết tranh chấp đất đai 1.Từ 1 đến 5 năm 2,14 2.Từ 6 năm trở lên Trình độ đào tạo 1 Trung cấp,cao đẳng Nhóm từ 1 đến 5 năm kém hơn nhóm từ 6 đến 10 năm, P= 0,00 Nhóm từ 1 đến 5 năm kém hơn nhóm trên 10 năm, P= 0,01 Nhóm 6 đến 10 năm tốt hơn nhóm trên 10 năm, P= 0,017 - Nhóm 1 đến 5 năm kém hơn nhóm từ 6 năm trở lên, P= 0,00 1,66 2,17 2 Đại học,trên đại học Địa bàn sinh sống 1.Tại địa bàn công tác 1,85 2.Khác địa bàn công tác 2,00 • So sánh theo độ tuổi: - Nhóm dưới 30 tuổi kém hơn nhóm từ 31 đến 40 tuổi, P = 0,001 Nhóm dưới 30 tuổi kém hơn nhóm trên 40 tuổi, P = 0,00 1,85 - Nhóm trung cấp, cao đẳng kém hơn nhóm đại học, trên đại học , P= 0,00 - Nhóm sinh sống tại địa bàn công tác tốt hơn nhóm sinh sống khác địa bàn công tác, P = 0,012 Kết quả nghiên cứu cho thấy, những cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở có tuổi đời trên 30 thì có kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai tốt hơn so với độ tuổi dưới 30 (với p < 0,01) Tuy không có sự khác biệt ở mức có ý nghĩa thống kê, nhưng giá trị của ĐTB cho thấy nhóm trên 40 tuổi thể hiện kỹ năng tốt hơn nhóm từ 31 đến 40 tuổi Kết quả này phù hợp với lý luận về sự phát triển tâm lý của lứa tuổi - lứa tuổi trên 30 đã có sự trưởng thành về nhân cách, có trình độ, chín chắn trong suy nghĩ, chững trạc trong cách cư xử, ứng xử Đặc biệt lứa tuổi trên 30 có tư duy phát triển cả về bề sâu lẫn bề rộng nên nhìn nhận đánh giá vấn đề không chỉ nhanh nhạy, mà còn có độ chính xác Đồng chí N.V.H- phó chủ tịch một quận ở TP HCM, từng có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực địa chính thừa nhận: Giải quyết tranh chấp đất đai không chỉ cần bằng cấp, mà rất cần những người có sự chững 9 5 chạc về tuổi tác để vừa có bề dày trong suy nghĩ lại vừa có sự thuyết phục từ dáng vẻ, điệu bộ, lời nói, cách cư xử bên ngoài Thực tế có những vụ tranh chấp đất đai mà đối tượng tranh chấp là những người có độ tuổi trung niên hoặc người già thì chúng tôi lại chọn những cán bộ lớn tuổi để tham gia giải quyết • So sánh theo thâm niên công tác và thâm niên giải quyết tranh chấp đất đai: Thâm niên công tác cũng như thâm niên giải quyết tranh chấp đất đai là những yếu tố tạo ra sự khác biệt trong kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai (với p < 0,05) Theo thâm niên công tác thì nhóm cán bộ dưới 5 năm có kỹ năng yếu nhất, nhóm có thâm niên từ 6 đến 10 năm có kỹ năng tốt nhất Theo thâm niên giải quyết tranh chấp đất đai, nhóm cán bộ có thâm niên trên 6 năm có kỹ năng tốt hơn nhóm có thâm niên từ 1 đến 5 năm • So sánh theo trình độ đào tạo: Hiện nay, đa số cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở có trình độ đại học, một số ít là trên đại học, số cán bộ trung cấp và cao đẳng chiếm khoảng VA mẫu nghiên cứu (theo kết quả khảo sát: Trung cấp, cao đẳng chiếm 24,9%; đại học, trên đại học chiếm 75,1%) Chúng tôi cho rằng, việc cán bộ có bằng đại học và trên đại học đồng nghĩa với việc được đạo tạo bài bản, thời gian học tập nhiều hơn, với kiến thức rộng hơn, sâu hơn Điều đó sẽ giúp cho cán bộ nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai tốt hơn Và kết quả so sánh cho thấy nhóm cán bộ có trình độ đại học trở lên có kỹ năng tốt hơn nhóm trung cấp, cao đẳng (với P= 0,00) • So sánh theo địa bàn sinh sống: Địa bàn sinh sống cũng là yếu tố tạo sự khác biệt trong kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai của cán bộ Những người sống và công tác trên cùng một địa bàn có kỹ năng tốt hơn so với nhóm cán bộ sinh sống ở một nơi và công tác lại ở nơi khác (P < 0,05) Cán bộ giải quyết tranh chấp đất đai sống và làm việc trong cùng một địa bàn sẽ có những hiểu biết tốt hơn về địa bàn mình công tác, nắm rõ những vấn đề đang tồn tại của địa bàn mình quản lý, có nhiều thông tin hơn, thậm chí có cán bộ đã biết trước được thông tin khi vấn đề tranh chấp chưa được người dân yêu cầu giải quyết Chính vì vậy, cán bộ sinh sống tại địa bàn công tác sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai Tóm lại, cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở có kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai của ở mức trung bình Trong 3 tiêu chí được đưa ra để đánh giá kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai thì tính đúng 9 6 đắn được thực hiện tốt nhất, mặc dù vẫn chưa hoàn toàn đúng với qui định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai; quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn, chưa thuần thục, việc giải quyết cũng mất khá nhiều thời gian nên hiệu quả đạt được không cao Đặc biệt những vụ tranh chấp đất đai càng phức tạp thì việc nhận dạng và xác định càng khó khăn, kém hiệu quả Các khách thể nghiên cứu khác nhau về lứa tuổi, thâm niên công tác, thâm niên giải quyết tranh chấp đất đai, trình độ đào tạo và địa bàn sinh sống đã tạo ra sự khác biệt về kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai 3.2.2 Kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp (KN2) Chúng tôi đánh giá kỹ năng này qua 2 nội dung: thu thập các nguồn thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp đất thông qua 17 biểu hiện sau: Bảng 3.8 Mức độ kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp Các biểu hiện Stt 16 17* 18* 19 20 21* 22 23* Có khi tôi bỏ sót một số giấy tờ có liên quan đến sự việc tranh chấp đất đai Việc xác minh được tính hợp pháp của các giấy tờ có liên quan đến sự việc tranh chấp đất đai giúp tôi giải quyết được các vụ tranh chấp đất đai hiệu quả Việc thu thập được đầy đủ thông tin giúp tôi giải quyết được các vụ tranh chấp đất đai hiệu quả Tôi cảm thấy lúng túng khi xác minh tính xác thực của các thông tin liên quan đến vấn đề tranh chấp đất đai Để có được các nguồn thông tin nhằm hiểu rõ vấn đề tranh chấp đất đai mà tôi phải giải quyết, có lúc tôi đã vượt quá thẩm quyền của mình Bổ xung thêm các giấy tờ, tài liệu còn thiếu để giải quyết sự việc tranh chấp đất đai mà tôi tiếp nhận là công việc dễ dàng đối với tôi Tôi mất nhiều thời gian để tìm được cơ sở pháp lý cho việc giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai mà tôi tiếp nhận Khi phân tích bản chất cốt lõi của vụ tranh 9 7 Các phương án trả lời (%) 3 4 1 2 56,7 39,6 3,2 0,5 ĐTB ĐLC 1,47 0,59 6,9 10,1 30,9 52,1 1,72 0,91 6,0 13,4 30,0 50,7 1,75 0,90 24,9 66,3 8,8 0,0 1,84 0,56 69,1 24,4 6,5 0.0 1,37 0,60 11,1 35,0 26,3 27,6 2,29 0,99 24,9 56,2 15,2 2,7 1,98 0,74 8,8 17,1 26,7 47,5 1,87 0,99 25* 27 28* 29 30* 31* 32 33 34 chấp đất đai mà tôi tiếp nhận giải quyết, tôi không chỉ dựa trên các quy định pháp lý, mà còn chú ý đến cả những chuẩn mực ứng xử của cộng đồng Các thông tin mà tôi thu thập được giúp tôi xác định chính xác vấn đề cốt lõi của các vụ tranh chấp đất đai mà tôi giải quyết Có lúc tôi nhầm lẫn khi xác định các qui phạm pháp luật được áp dụng để giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai Việc tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn về những thông tin cần thiết cho những vụ tranh chấp đất đai phức tạp đã giúp tôi giải quyết vấn đề tranh chấp hiệu quả hơn rất nhiều Tôi cảm thấy khó khăn trong việc xác định đâu là mâu thuẫn cốt lõi nhất và mâu thuẫn không cơ bản trong những vụ việc tranh chấp đất đai mà tôi giải quyết Khi phân tích bản chất cốt lõi của vụ tranh chấp đất đai mà tôi tiếp nhận giải quyết, tôi đều dựa trên những quy định pháp lý rõ ràng Việc phân tích mâu thuẫn và nguyên nhân dẫn đến vấn đề tranh chấp đất đai cần giải quyết giúp tôi có được cách giải quyết hiệu quả, được các bên chấp nhận Khi giải quyết các vụ tranh chấp đất đai, đôi khi tôi bỏ sót một vài nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai Tôi cảm thấy khó khăn khi chỉ ra nguyên nhân cơ bản và nguyên nhân không cơ bản của những vụ việc tranh chấp đất đai mà tôi tiếp nhận Có lúc tôi nhầm lẫn khi xác định một số văn bản pháp lý để giải quyết những vụ tranh chấp đất đai mà tôi tiếp nhận ĐTB thang đo 6,0 15,2 32,3 46,5 1,81 0,91 53,9 38,3 6,9 0,9 1,55 0,67 7,4 23,5 38,2 30,9 2,07 0,91 37,8 50,2 11,5 0,5 1,75 0,67 3,7 9,7 26,3 60,3 1,57 0,81 3,7 14,3 45,1 36,9 1,85 0,80 35,5 56,2 6,0 2,3 1,75 0,67 33,2 56,7 7,8 2,3 1,79 0,68 57,1 37,8 5,1 0,0 1,48 0,59 1,76 0,45 Ghi chú: Những biểu hiện có dâu * là những biểu hiện đã được đổi ngược điểm khi tính ĐTB Mức tốt: ĐTB< 1,31; Mức trung bình: 1,31< ĐTB< 2,21; Mứcyếu/kém: ĐTB> 2,21 Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy, cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở đã đạt được mức độ trung bình về kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp (ĐTB = 1,76, Độ lệch chuẩn = 0,45) Đi sâu tìm hiểu và phân tích những kết quả thu được, chúng tôi nhận thấy có sự khác nhau về mức độ các biểu hiện của hai nội dung trong kỹ năng thu thập thông 9 8 tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp Những biểu hiện có số thứ tự 20, 16, 34 của nội dung thu thập thông tin được đánh giá tốt hơn, có ĐTB gần với mức tốt ( với ĐTB lần lượt 1,37; 1,47 và 1,48) so với mức tốt: ĐTB< 1,31 cho thấy, cán bộ thu thập được khá đầy đủ thông tin, giấy tờ liên quan đến sự việc tranh chấp đất đai, việc tuân thủ các qui định của luật pháp trong việc thu thập thông tin cũng được thực hiện khá tốt Tuy nhiên, khi bổ xung thêm các giấy tờ, tài liệu còn thiếu để giải quyết sự việc tranh chấp đất đai thì cán bộ gặp rất nhiều khó khăn, với kết quả được đánh giá mức yếu (ĐTB 2,29) Những biểu hiện khác của nội dung phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp đất đai đều có ĐTB ở mức độ trung bình, với ĐTB từ 1,57 đến 1,87 Trong các kỹ năng thành phần của kỹ năng GQTCĐĐ thì kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp được xem là nhóm kỹ năng khá quan trọng, bởi lẽ phương án đưa ra để giải quyết các vụ tranh chấp đất đai nhanh hay chậm, hiệu quả như thế nào? là do cán bộ thu thập thông tin ở mức độ đầy đủ, chính xác, kịp thời hay không? Việc phân tích được mâu thuẫn, nguyên nhân cơ bản, cốt lõi cũng giúp cho cán bộ đưa ra được phương án giải quyết hiệu quả, dứt điểm vụ việc tranh chấp đất đai Với kết quả đạt được của nhóm kỹ năng này chỉ ở mức độ trung bình thì hiệu quả GQTCĐĐ của CBQLHC cấp cơ sở cũng sẽ hạn chế Các cán bộ ở một phường của Quận Thủ Đức khi được phỏng vấn đều có chung nhận định: Thu thập thông tin cũng như chỉ ra được các nguyên nhân, mâu thuẫn của vụ việc tranh chấp đất đai là rất quan trọng Tuy nhiên, việc thực hiện thật sự không dễ dàng vì ngoài việc phải tuân thủ qui định của pháp luật thì cán bộ còn gặp khó khăn do thông tin lâu đời không kiểm chứng được, nhiều trường hợp những người liên quan trực tiếp đến tranh chấp đất đai đã mất nên không đủ thông tin để làm cơ sở cho việc xác định nguyên nhân, mâu thuẫn của vụ việc Chính vì vậy mà hiệu quả của việc thu thập thông tin không tốt Đồng chí N.C.M- cán bộ địa chính phường đưa ra một vụ việc ngay tại Quận Thủ Đức và cho rằng sự việc tương tự không phải là ít: Năm 1976, Bà M vì lòng tốt thấy bà L một mình nuôi con nhỏ lại không có nơi tá túc nên cho hai mẹ con ở nhờ một phần căn nhà (chưa được cấp GCN QSDĐ) Hai bên có thỏa thuận miệng khi nào bà L chết và con gái lấy chồng thì trả phần căn nhà, hàng xóm cũng có người biết chuyện này Năm 1983 thì bà M 9 9 chết (trước đó bà M có dặn con trai thay bà thực hiện thỏa thuận, phải đòi lại phần nhà khi bà L chết và con gái bà L lấy chồng) Năm 2004 bà L chết, sau đó con gái bà L đi lấy chồng nhưng vẫn không đồng ý trả lại phần căn nhà ( phần nhà hiện nay đóng cửa không có ai ở) Con gái bà L lấy lý do không trả vì cho rằng bà là người kế thừa hợp pháp và bà đã đăng ký thông tin nhà đất từ năm 2006 (chưa có giấy chứng nhận QSDĐ) Năm 2010 con trai bà M gửi đơn chờ chính quyền phường giải quyết nhưng đến nay vẫn không giải quyết được vì nhiều lý do nhưng khó khăn nhất là chính quyền không xác minh được thông tin chính xác vì cả bà M và bà L đều đã chết, những người biết chuyện cũng không còn ai để chứng thực sự việc, một số người khẳng định là phần đất là của bà M cho mẹ con bà L ở nhờ nhưng không có cơ sở để làm chứng Hơn nữa, khi con gái bà L kê khai thông tin nhà đất thì con trai bà M không có ý kiến gì ( được hỏi thì con trai bà M bảo vì lúc đó không biết con gái bà L đã kê khai thông tin nhà đất) Như vậy, với trường hợp đưa ra ở trên thì việc thu thập và xác định thông tin thật sự khó khăn, hồ sơ tiếp nhận gần 5 năm mà chính quyền vẫn chưa xác định đủ thông tin để giải quyết Hơn nữa, tìm hiểu vấn đề này qua các bộ hồ sơ tranh chấp đất đai được cán bộ ở phường xã cung cấp, chúng tôi cũng nhận thấy, trong các vụ tranh chấp đất đai không giải quyết được thì có khá nhiều vụ tranh chấp cán bộ không đủ cơ sở để xác định được đầy đủ và chính xác thông tin cho việc giải quyết vụ việc tranh chấp Đặc biệt những vụ tranh tranh chấp đất hoặc nhà cho mượn trước đây chỉ thỏa thuận bằng miệng, không có giấy tờ thì nay do đất đai là tài sản có giá trị cao nên các bên đã bất chấp thỏa thuận, bất chấp đạo lý để đạt được lợi ích riêng Phân tích sâu hơn kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp theo các đặc điểm/ tiêu chí về tính thuần thục, tính đúng đắn và tính hiệu quả cho thấy: thục và tính hiệu quả của KN2 1 Tính đúng đắn (gồm các items 20, 23, 27, 30, 34) ĐT B 1,57 2 3 Tính thuần thục (gồm các items 16, 19, 21, 22, 29, 32, 33) 1,84 TB Tính hiệu quả gồm các items 17, 18, 25, 28, 31) 1,84 TB Stt Các đặc điểm Mức độ TB Kết quả của bảng 3.9, có thể đưa ra nhận xét: Tính đúng đắn của kỹ năng được cán bộ thực hiện tốt hơn so với tính thuần 1 0 0 thục và tính hiệu quả cũng của kỹ năng này, với ĐTB 1,57 so với ĐTB 1,84 (của tính thuần thục và tính hiệu quả) Tuy nhiên việc thực hiện cũng chỉ ở mức độ trung bình Một trong những đặc trưng cơ bản của giải quyết tranh chấp đất đai ở phường xã là việc giải quyết không chỉ dựa trên quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước mà còn áp dụng phong tục, tập quán truyền thống, hương ước, qui ước, tập tục của địa phương Vì vậy ngay khâu thu thập thông tin và phân tích nguyên nhân, mâu thuẫn vụ việc tranh chấp, cán bộ đã phải phải căn cứ vào những qui định của luật pháp vì đây là cơ sở pháp lý để xác định rõ ràng sự đúng sai của các bên nhưng cũng phải chỉ ra được những yếu tố có liên quan đến truyền thống, phong tục tập quán của dân tộc Kết quả với 38,3% số người vài lần, 6,9% số người khá nhiều lần còn nhầm lẫn khi xác định một số văn bản pháp lý để giải quyết những vụ tranh chấp đất đai và khoảng hơn 25% ( 17,1% số người vài lần và 8,8% số người không lần nào) số cán bộ trong mẫu nghiên cứu chỉ có vài lần hoặc không lần nào biết kết hợp các quy định pháp lý lẫn những chuẩn mực ứng xử của cộng đồng để phân tích bản chất cốt lõi của vụ tranh chấp đất đai, cho thấy cán bộ vẫn thực hiện chưa hoàn toàn đúng các thao tác trong xác định các nguồn thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân dẫn đến vấn đề tranh chấp đất đai Tính thuần thục và tính hiệu quả của cán bộ trong mẫu nghiên cứu ở kỹ năng này cũng ở mức trung bình , với ĐTB đều đạt 1,84 Tuy nhiên, biểu hiện của các đặc điểm này được thể hiện ở mức độ khác nhau khi cán bộ thực hiện những công việc khác nhau Biểu hiện duy nhất của nhóm kỹ năng này được đáng giá ở mức yếu (ĐTB 2,29), với kết quả có đến 27,6% số người rất nhiều lần, 26,7% số người khá nhiều lần được hỏi thực hiện chưa thuần thục, gặp nhiều khó khăn khi bổ xung thêm các giấy tờ, tài liệu còn thiếu để giải quyết sự việc tranh chấp đất đai Lý giải điều này, anh T.V.V cán bộ của phòng tư pháp quận cho biết: Ngoài khó khăn do giấy tờ, chứng cứ liên quan đến vụ việc tranh chấp đất đai đã qua nhiều đời bị mất hoặc 1 0 1 không còn nguyên vẹn thì chính việc cung cấp thông tin không khách quan, người dân thường trình bày, cung cấp chứng cứ theo hướng có lợi cho mình cũng gây ảnh hưởng, khó khăn rất nhiều cho cán bộ khi tìm hiểu bổ xung thêm các tài liệu còn thiếu Việc tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn về những thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề tranh chấp cũng được cán bộ thực hiện chưa hiệu quả, với khoảng hơn 30% cán bộ được hỏi không lần nào hoặc chỉ có vài lần là đạt được hiệu quả khi tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn về những thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai Kết quả giải quyết tình huống để đánh giá kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp cho ra kết quả như sau: Bảng 3.10 Kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp qua giải quyết tình huống(Xem tình huống ở phụ lục 2) Các tình huống Không đúng N Tình huống 4 Tình huống 5 21 79 Tình huống 6 135 ĐTB của các tình huống % 9,8 36, 7 62, 8 Đúng N 19 4 13 6 80 % 90,2 ĐT B % 0,90 63,3 0,63 0,48 TB 37,2 0,37 0,48 TB 0,63 0,29 TB ĐL C Mức 0,30 TB Ghi chú: Mức tốt: ĐTB > 0,91; Mức trung bình: 0,34 < ĐTB< 0,91; Mức yếu/kém: ĐTB< 0,34 Yêu cầu của việc giải quyết tình huống là cán bộ phải xác định được tất cả các thông tin cần thiết có liên quan đến vấn đề tranh chấp đất đai Các tình huống được lựa chọn để cán bộ giải quyết có độ phức tạp tăng dần Ở tình huống 4 các thông tin cần xác định chỉ liên quan đến anh B và ông K, cơ sở để xác định là căn cứ vào các qui định của pháp luật, hiện trạng của vấn đề tranh chấp cùng những thông tin liên quan được qui định rõ ràng Tình huống 5 có độ phức tạp cao hơn, thông tin cần xác định liên quan đến 4 người ( Bà Nhờ, bà Chi, bà Ngọc, bà Thủy), các thông tin vừa liên quan đến qui định của luật pháp, vừa phải xác định qua các thời kỳ, thời điểm khác nhau Tình huống 6 có độ phức tạp cao nhất, các thông tin cần xác định liên quan đến nhiều người trong gia đình của ông Hoàn, liên qua đến cả người ngoài là anh Bảo ( trước đây là con rể), ngoài các thông tin phải xác định theo qui định của luật pháp thì thông tin phải được kiểm chứng để xác minh tính giả mạo của chữ ký, nội dung giấy tờ Kết quả thu được cho thấy, mặc dù ĐTB của giải quyết 3 tình huống đều ở mức trung bình nhưng có sự chênh lệch rất rõ, cụ thể: + Tình huống 4: Có độ phức tạp thấp nhất, kết quả 90,2% cán bộ khi giải quyết tình huống xác định đúng, 9,8% xác định sai, ĐTB là 0,90 rất gần với mức tốt (mức tốt ĐTB > 0,91), cán bộ đã xác định các nguồn thông tin khá tốt ở tình huống này + Tình huống 5: Có độ phức tạp khó hơn, kết quả 63,3% cán bộ khi giải quyết tình huống xác định đúng, trong khi đó 36,7% cán bộ xác định sai, ĐTB là 0,63 + Tình huống 6: Có độ phức tạp cao nhất trong 3 tình huống, kết quả có đến 62,8% cán bộ khi giải quyết tình huống đã xác định sai, chỉ có 37,2% xác định đúng, ĐTB là 0,37 rất gần với mức yếu ( mức yếu ĐTB< 0,34), kết quả chứng tỏ cán bộ xác định các nguồn thông tin trong tình huống cành phức tạp thì hiệu quả càng thấp Như vậy, kết quả giải quyết tình huống cũng phù hợp với kết quả thu được qua phiếu khảo sát được trình bày ở trên, cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở đã xác định chưa đầy đủ và chính xác các nguồn thông tin nên cũng không đạt hiệu quả cao khi phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân dẫn đến vấn đề tranh chấp đất đai cần giải quyết Kết quả phân tích tương quan giữa tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu quả của kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 3.2: Hệ số tương quan peason r giữa tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu quả của KN2 Với kết quả nêu trên thì giữa các đặc điểm: tính thuần thục, tính đúng đắn và tính hiệu quả có mối tương quan thuận, biện chứng thống nhất với nhau và qui định lẫn nhau, với hệ số tương quan từ r = 0,353 đến r = 0659, p< 0,01 Như vậy, nếu một đặc điểm của kỹ năng mà được thực hiện tốt thì đặc điểm còn lại cũng sẽ tốt và ngược lại Bảng 3.11 So sánh mức độ kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp theo các nhóm khách thể Nội dung Điểm TB Các nhóm khác biệt và mức ý nghĩa (P) nni Ä r • Ai Thâm niên giải quyêt - Nhóm 1 đến 5 năm kém hơn nhóm từ 6 tranh đai 1.Từ 1chấp đến đất 5 năm 1,85 2.Từ 6 năm trở lên 1,64 năm trở lên, P= 0,001 Địa bàn sinh sống 1.Tại địa bàn công tác 1,63 - Nhóm sinh sống tại địa bàn công tác tốt 2.Khác địa bàn công tác 1,88 hơn nhóm sinh sống khác địa bàn công tác, P = 0,000 Kết quả cho thấy, thâm niên giải quyết tranh chấp đất đai và địa bàn sinh sống là những yếu tố tạo ra sự khác biệt trong kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp ( p < 0,05) Theo thâm niên giải quyết tranh chấp đất đai thì nhóm cán bộ có thâm niên giải quyết tranh chấp đất đai trên 6 năm có kỹ năng tốt hơn nhóm cán bộ có thâm niên giải quyết tranh chấp đất đai từ 1 đế 5 năm Việc xác định các nguồn thông tin cũng như phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân dẫn đến vấn đề tranh chấp đất đai cần giải quyết thật sự không dễ dàng, đòi hỏi cán bộ phải có nhiều kinh nghiệm, đặc biệt phải nắm được qui trình, hiểu rõ luật và thành thạo trong công việc Kết quả phản ánh đúng với yêu cầu của việc xác định các nguồn thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp đất đai, cán bộ càng có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết tranh chấp đất đai thì kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp càng hiệu quả Bên cạnh đó, với việc sinh sống tại địa bàn công tác sẽ giúp cho cán bộ có nhiều thuận lợi để nắm thông tin, tìm hiểu nguyên nhân, mâu thuẫn của vấn đề cần giải quyết, kết quả khảo sát cũng thể hiện rõ cán bộ sinh sống tại địa bàn công tác có kỹ năng tốt hơn cán bộ sinh sống khác địa bàn công tác với p = 0,00 Như vậy, kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp của CBQLHC đạt được ở mức trung bình Tuy tính đúng đắn của kỹ năng này được thực hiện tốt hơn nhưng một số cán bộ vẫn còn nhầm lẫn khi xác định thông tin có liên quan đến các văn bản pháp lý qui định về tranh chấp đất đai Cán bộ cũng chưa thuần thục trong việc thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp nên hiệu quả thực hiện kỹ năng này cũng không tốt Đặc biệt cán bộ gặp rất nhiều khó khăn khi bổ xung các nguồn thông tin còn thiếu với lý do thông tin lâu đời không kiểm chứng được, hoặc do các bên cung cấp thông tin không khách quan, có lợi cho mỗi bên Những vụ tranh chấp đất đai càng phức tạp thì cán bộ càng gặp nhiều khó khăn và không hiệu quả trong việc xác định các nguồn thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp Thâm niên giải quyết tranh chấp đất đai và địa bàn sinh sống là những yếu tố tạo ra sự khác biệt của cán bộ được nghiên cứu khi thực hiện kỹ năng này 3.2.3 Kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề tranh chấp (KN3) Kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề tranh chấp của CBQLHC được đánh giá qua 15 biểu hiện cụ thể, phản ánh 2 nội dung của kỹ năng là đề ra các phương án để giải quyết tranh chấp đất đai và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề tranh chấp, đồng thời thể hiện 3 đặc điểm của kỹ năng là tính thuần thục, tính đúng đắn và tính hiệu quả Bảng 3.12 Mức độ kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề tranh chấp Stt Các biểu hiện 35 37 38 39* 40* Tôi cảm thấy khó khăn khi phải tìm ra nhiều phương án có khả năng giải quyết được những vụ tranh chấp đất đai mà tôi tiếp nhận Có những phương án giải quyết tranh chấp đất đai mà tôi đưa ra lại không thỏa đáng về mặt pháp lý Tôi thấy khó khăn khi phải đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của các phương án mà tôi đưa ra để giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai mà tôi tiếp nhận Các phương án giải quyết tranh chấp đất đai mà tôi đưa ra đều được các bên tranh chấp chấp nhận Đánh giá điểm có lợi về mặt pháp lý của Các phương án trả lời (%) 3 4 1 2 19,8 66,3 13,4 0,5 ĐTB ĐLC 1,94 0.59 47,9 43,8 6,9 1,4 1,62 0,68 24,9 56,7 18,4 0,0 1,94 0,66 3,2 30,0 49,3 17.5 2,19 0,75 3,7 30,0 47,0 19,3 2,18 0,78 41* 42 44* 45 46 47 48 49 từng phương án có thể được sử dụng để giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai được tôi thực hiện khá dễ dàng Tôi không gặp khó khăn khi tìm ra những bất lợi về mặt pháp lý của từng phương án mà tôi đã đưa ra Tôi mất khá nhiều thời gian để đánh giá hết ưu điểm và nhược điểm của các phương án mà tôi đưa ra để giải quyết tranh chấp đất đai Tôi dễ dàng hình dung được kết quả của phương án tối ưu để giải quyết những vụ tranh chấp đất đai mà tôi tiếp nhận Đôi khi có những phương án giải quyết tối ưu mà tôi lựa chọn lại không giải quyết được vấn đề tranh chấp hiệu quả Tôi gặp khó khăn khi đánh giá tính khả thi của phương án tối ưu để giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai mà tôi tiếp nhận Có những phương án giải quyết tranh chấp đất đai mà tôi đưa ra lại quá thẩm quyền của tôi Có lúc thay vì lựa chọn phương án này sẽ giải quyết tốt hơn thì tôi lại lựa chọn phương án khác Khi phải giải quyết những vụ tranh chấp đất đai phức tạp đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn, tôi thường mất nhiều thời gian để có thể lựa chọn được phương án tối ưu 50* 51 Các phương án giải quyết tối ưu mà tôi lựa chọn đều căn cứ vào qui định của pháp luật Khi tiếp nhận những vụ việc tranh chấp đất đai có những tình tiết mới mà tôi chưa gặp, tôi thấy khó khăn để chọn được phương án giải quyết tối ưu ĐTB thang đo 10,1 36,9 32,3 20,7 2,36 0,92 22,1 63,1 12,0 2,8 2,95 0,67 6,9 33,2 39,6 20,3 2,27 0,82 18,9 71,0 9,2 0,9 1,92 0,56 23,5 62,7 11,5 2,3 1,93 0,66 65,9 26,7 6,5 0,9 1,42 0,66 59,4 36,4 4,2 0,0 1,45 0,56 19,4 48,4 22,1 10,1 2,23 0,88 4,6 18,4 24,4 52,6 1,75 0,91 16,1 67,8 12,0 4,1 2,04 0,67 1,95 0,41 Ghi chú: Những biểu hiện có dấu * là những biểu hiện đã được đổi ngược điểm khi tính ĐTB Mức tốt (T): ĐTB< 1,54; Mức trung bình (TB): 1,54< ĐTB< 2,36; Mức yếu/kém (Y): ĐTB> 2,36 Qua kết quả tại bảng 3.12 có thể đưa ra nhận xét, cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở đã đạt được mức độ trung bình về kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề tranh chấp (ĐTB = 1,95, Độ lệch chuẩn = 0,41) Đi sâu tìm hiểu và phân tích những kết quả thu được, chúng tôi nhận thấy có sự khác nhau về mức độ các biểu hiện của hai nội dung trong kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp Trong các biểu hiện liên quan đến việc đề ra các phương án để giải quyết tranh chấp đất đai có hai biểu hiện được đánh giá xếp ở mức độ yếu, đó là: cán bộ mất khá nhiều thời gian để đánh giá hết ưu điểm và nhược điểm của các phương án mà họ đưa ra để giải quyết tranh chấp đất đai (ĐTB 2,95); kết quả cũng tương tự như vậy với việc cán bộ gặp khó khăn khi tìm ra những bất lợi về mặt pháp lý của từng phương án ( ĐTB 2,36) Kết qủa này cho thấy, cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở đã thực hiện không tốt các thao tác khi đề ra các phương án giải quyết tranh chấp đất đai nên khi đưa ra các phương án giải quyết đã ít nhận được sự chấp nhận của các bên tranh chấp Đồng chí L là Chủ tịch xã, có thâm niên giải quyết tranh chấp đất đai chia xẻ: Có nhiều khi cán bộ giải quyết tranh chấp đất đai đã không đánh giá hết ưu điểm và nhược điểm của các phương án, cũng như những lợi thế hay bất lợi khi vận dụng pháp luật vào giải quyết nên đã gặp phải sự phản đối của các bên tranh chấp, mặc dù đã nhận được sự đồng tình từ lần hòa giải trước đó Đồng chí đã đưa ra 2 ví dụ để chứng minh: Ví dụ thứ nhất: Tranh chấp đất đai giữa hai anh em ruột là ông K và bà M Ông K và bà M cùng xây nhà sinh sống trên một thửa đất do cha mẹ để lại nhưng không có di chúc Dần dần hai gia đình ông K và bà M có mâu thuẫn dẫn đến tranh chấp chỉ giới đất Đã có hòa giải cơ sở và biên bản hòa giải thành của UBND xã, thửa đất của cha mẹ để lại được chia đôi cho 2 người và UBND huyện đã ra quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông K và bà M Nhưng sau đó ông K phản ứng và chứng minh được ông là người có công bồi đắp thửa đất của cha mẹ từ đất trũng thành đất ở Mặt khác ông là con trai trưởng nên phải lo thờ cúng hương hỏa ông bà nên tiếp tục khiếu nại yêu cầu bà M bớt lại phân đất thừa hưởng hoặc hoàn trả công bồi đắp thửa đất, đóng góp thờ tự Như vậy, phương án hòa giải của UBND xã hòa giải thành trước đó đã không thấy hết nhược điểm khi chỉ vận dụng pháp luật vào giải quyết tình huống này Ví dụ thứ hai: Trường hợp của gia đình ông T thì ngược lại Gia đình ông có 5 anh chị em trong đó có 3 anh em trai Ông là con út trong gia đình đồng thời là người sinh sống ngay trên mảnh đất 700m2 do cha mẹ ông để lại, hai người anh đi làm ăn sinh sống ở xa, nay có nguyện vọng muốn về quê hương sinh sống trên mảnh đất ông cha để lại cho đến cuối đời Khi trở về hai ông đã yêu cầu ông T chia đất nhưng ông T nhất định không cắt đất cho các anh Sau đó ông D là anh cả đã làm đơn gửi đến UBND xã nhờ giải quyết UBND xã đã tiến hành hòa giải trên cơ sở xác minh nguồn gốc đất và xét theo quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các bên cũng như công sức bồi đắp trông nom, cải tạo của ông T Trên tinh thần hòa giải của hội đồng hòa giải UBND xã và sự tự nguyện của các bên Ông T đã đồng ý chia đất cho các anh cùng xây dựng nhà ở và sống hòa thuận Trường hợp này cán bộ đã đánh giá được các ưu điểm và nhược điểm, cũng như thấy được điểm bất lợi và có lợi của phương án giải quyết nên đã được các bên tranh chấp chấp nhận Tuy nhiên, cán bộ đã thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, không vượt quá thẩm quyền của mình khi đưa ra các phương án giải quyết, kết quả được đánh giá ở mức tốt (ĐTB 1,42) Liên quan đến lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp có nhiều biểu hiện được đánh giá ở mức trung bình (ĐTB trong khoảng 1,54 < ĐTB < 2,36) Một yêu cầu rất quan trọng khi giải quyết tranh chấp đất đai là cán bộ phải vận dụng qui định của luật pháp khi lựa chọn phương án tối ưu Tuy nhiên, kết quả thu được từ mẫu nghiên cứu cho thấy cán bộ lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp chưa hoàn toàn căn cứ vào qui định của pháp luật (ĐTB 1,75) Đồng chí N.T.V cán bộ tư pháp ở Xã Tân Thạnh Đông, Huyện Củ Chi nhận định: Một phương án giải quyết tranh chấp đất đai được xem là tối ưu phải đảm bảo 2 yếu tố, trước hết phải đảm bảo tính hiệu lực- tức là phương án giải quyết phải thực hiện đúng với qui định của pháp luật về tranh chấp đất đai Tuy nhiên, cũng phải đảm bảo tính hiệu quả- tức là giải quyết dứt điểm vấn đề tranh chấp, muốn vậy ngoài căn cứ qui định của pháp luật thì phải vận dụng các qui tắc đạo đức, phong tục tập quán ở địa phương để giải quyết Tuy nhiên, trong thực tế có không ít các vụ tranh chấp đất đai lại không được giải quyết theo qui định của pháp luật mà lại dựa vào hành vi ứng xử của các bên, vào phong tục tập quán của địa phương đề xử lý Đồng chí có dẫn chứng một tình huống mà đến nay Xã vẫn chưa giải quyết dứt điểm: Nhà ông H có 5 anh chị em Năm 2002, cha mẹ của ông chết không để lại di chúc mà chỉ nói miệng khi còn sống là thửa đất gồm hơn 400m2 để lại cho 2 người con trai trong đó có ông H- con trưởng và một người em trai út của ông (đã được cấp Giấy chứng nhận quyến sử dụng đất) Sau khi cha mẹ ông chết thửa đất trên vẫn do anh em ông sử dụng Cuối năm 2008, cả hai anh em ông H đều có nhu cầu xây dựng nhà mới do nhà cũ đã xuống cấp nhưng những người em gái trong gia đình ông đã làm đơn đòi quyền thừa kế, do đó UBND xã không cho phép hai anh em ông H xây dựng nhà ở trên đất tranh chấp UBND xã đã nhiều lần triệu tập các bên đến hòa giải nhưng không được vì lý do vắng mặt ông H và em trai ông H Vụ việc kéo dài đến năm 2010 UBND xã mới thành lập được Hội đồng hòa giải nhưng buổi hòa giải cũng không thành do các bên không thống nhất được Đồng thời, cũng trong thời gian này ông H và em trai ông đã có đơn đề nghị UBND xã cho phép được xây dựng lại nhà do nhà cũ đã xuống cấp trầm trọng và có nguy cơ sập bất cứ lúc nào nhưng UBND xã chỉ cho phép sửa chữa, cải tạo lại chờ vụ việc tranh chấp được giải quyết Sau khi hòa giải không thành những người em gái ông H tiếp tục làm đơn yêu cầu tòa án Huyện Củ Chi chia thừa kế theo pháp luật Đến nay vụ việc tranh chấp vẫn chưa giải quyết xong, mâu thuẫn gia đình căng thẳng, anh em trong gia đình chia bè phái, tình cảm gia đình rạn nứt Trong tình huống này, vận dụng Điều 135 Luật Đất đai năm 2003 và Điều 159 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004, năm 2010 sau khi hòa giải không thành UBND xã phải lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn lên UBND cấp Huyện để giải quyết thì vụ việc sẽ không kéo dài, gây mâu thuẫn trong gia đình ông H đến bây giờ Ông L.M, một người dân đang có đơn gửi UBND phường nơi ông sinh sống nhờ giải quyết tranh chấp đất đai với hàng xóm chia xẻ: Tôi cảm thấy ngày càng bức xúc vì đã nhiều lần chính quyền mời hai bên lên hòa giải thì lần nào cũng vậy, bị đơn đều lấy hết lý do này đến lý do khác để vắng mặt Trong khi đó, chính quyền lại không có biện pháp chế tài làm cho vụ việc kéo dài không hòa giải được Mong muốn của tôi là được UBND phường lập biên bản hòa giải không thành để tôi có cơ sở gửi lên tòa án quận giải quyết Chúng tôi cho rằng, chính quyền cần phải vận dụng những qui định của pháp luật để giải quyết dứt điểm tình huống này, tránh kéo dài vụ việc chỉ vì một bên tranh chấp coi thường không chấp hành luật pháp Như vậy, trong cả 2 nội dung được nghiên cứu thì CBQLHC đều thực hiện không tốt Việc vận dụng các qui định của pháp luật chỉ được cán bộ thực hiện đúng trong phạm vi, thẩm quyền cho phép khi đưa ra phương án giải quyết, còn vận dụng để giải quyết các thao tác cụ thể khi đề ra các phương án và lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết tranh chấp đất đai thì lại chưa căn cứ vào pháp luật nên không giải quyết dứt điểm vụ việc tranh chấp Việc phân tích kỹ năng theo các đặc điểm/tiêu chí về tính thuần thục, tính đúng đắn và tính hiệu quả cho thấy: thục và tính hiệu quả của KN3 Stt 1 2 3 Các đặc điểm ĐTB Tính đúng đắn (gồm các items 37, 47, 50) 1,60 Tính thuần thục gồm các items 35, 38, 39, 40, 41, 2,12 44, 46, 49, 51) Tính hiệu quả ( gồm các items 42, 45, 48) 1,77 Mức độ TB TB TB -7 Từ kêt quả của Bảng 3.13, chúng tôi đưa ra nhận xét: Nhìn chung về tính đúng đắn, cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyêt tranh chấp đất đai ở mức trung bình (ĐTB=1,60, các số liệu cho thấy đặc điểm này được thực hiện tốt hơn so với tính thuần thục và tính hiệu quả Tuy nhiên, tính đúng đắn của kỹ năng lại được thể hiện ở những mức độ khác nhau khi cán bộ phải thực hiện những công việc khác nhau Liên quan đên qui định của luật pháp, có 65,9% số người không lần nào, 26,7% số người vài lần là vượt quá thẩm quyền khi đưa ra những phương án giải quyết tranh chấp đất đai Trong khi đó, vẫn còn 4,6% số người được hỏi không lần nào và 18,4% số người một vài lần là lựa chọn phương án giải quyết tối ưu lại căn cứ vào qui định của luật pháp Kêt quả này cho thấy, cán bộ vẫn chưa hoàn toàn căn cứ, vận dụng qui định của luật pháp trong đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyêt tranh chấp về tính thuần thục, các cán bộ trong mẫu nghiên cứu đạt mức trung bình (ĐTB= 2,12) Trong 3 đặc điểm được tìm hiểu thì tính thuần thục được thực hiện yêu hơn so với 2 đặc điểm kia Với 20,7% số người rất nhiều lần, 32,3% số ngưới khá nhiều lần gặp khó khăn khi tìm ra những điểm bất lợi về pháp lý của từng phương án mà họ đưa ra để giải quyết (ĐTB 2,36); 20,3% số người rất nhiều lần, 39,6% số người khá nhiều lần không dễ dàng hình dung được kết quả của phương án tối ưu để giải quyết vụ tranh chấp đất đai mà họ tiếp nhận (ĐTB 2,27); 19,3% số người rất nhiều lần, 47% số người khá nhiều lần và 30% số người vài lần không dễ dàng khi đánh giá điểm có lợi về mặt pháp lý của từng phương án được sử dụng đề giải quyết tranh chấp đất đai (ĐTB 2,18) Như vậy, cán bộ trong mẫu nghiên cứu chưa thuần thục, còn lúng túng khi thực hiện các thao tác đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyêt tranh chấp Một số biểu hiện của kỹ năng được cán bộ thực hiện khá thuần thục, chẳng hạn, 23,5% số người chưa lần nào và 62,7% số người chỉ vài lần gặp khó khăn khi đánh giá tính khả thi của phương án tối ưu được họ lựa chọn để giải quyết tranh chấp đất đai (ĐTB 1,93); tỉ lệ cũng gần như tương tự với ĐTB = 1,94 cán bộ trong mẫu nghiên cứu còn gặp khó khăn khi phải tìm ra nhiều phương án có khả năng giải quyết được các vụ tranh chấp đất đai cũng như khi đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của các phương án được đưa ra Tính hiệu quả của kỹ năng được nghiên cứu cũng đạt mức trung bình (ĐTB là 1,77) Tuy nhiên, có những nội dung được cán bộ thực hiện hiệu quả nhưng có những nội dung cán bộ còn mất nhiều thời gian nên không hiệu quả Biểu hiện 42 của đặc điểm này có ĐTB ở mức yếu (ĐTB = 2,95); kết quả có đến 12% số ngưới khá nhiều lần và 63,1% số người vài lần mất khá nhiều thời gian để đánh giá hết ưu điểm và nhược điểm của các phương án mà họ đưa ra để giải quyết vấn đề tranh chấp Trong khi đó, biểu hiện 48 có ĐTB ở mức tốt (ĐTB = 1,45), hầu hết cán bộ được hỏi đều lựa chọn được phương án giải quyết tốt hơn Để đánh giá chính xác hơn kỹ năng lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp, chúng tôi cho cán bộ trong mẫu nghiên cứu giải quyết những tình huống tranh chấp đất đai được xây dựng trên cơ sở những tình huống có thật, kết quả thu được cũng khá tương đồng Bảng 3.14 Kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp của cán bộ qua giải quyết tình huống (Xem tình huống ờ phụ lục 2) Các tình huống Không đúng Đúng ĐT ĐL Mức B C N % N % % Tình huống 7 74 Tình huống 8 80 15 1 Tình huống 9 ĐTB của các tình huống 34, 4 37, 6 70, 9 14 1 13 3 62 65, 6 62, 4 29, 1 0,65 0,62 0,29 0,52 0,4 8 0,4 8 0,4 5 0,3 6 TB TB TB TB ĐTB< 0,16 Nhìn chung kỹ năng lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở thông qua giải quyết tình huống chỉ ở mức trung bình, với ĐTB = 0,52, Độ lệch chuẩn = 0,36 Phân tích từng tình huống cho thấy: + Tình huống 7: Kết quả giải quyết ở mức độ trung bình, với ĐTB là 0,65 Cụ thể, có 65,6% số mẫu cán bộ nghiên cứu đã chọn đáp án đúng Đây là tranh chấp về ranh giới sử dụng đất giữa anh em ruột với nhau, giải quyết tình huống này cần chú ý: Thứ nhất, vấn đề là phần đất bị thiếu chưa biết do đâu nên phải xác minh phần đất này; thứ hai, đây là tranh chấp giữa anh em ruột với nhau nên yếu tố tình cảm ruột thịt phải được coi trọng Phương án b: “Xác minh xem phần đất bị thiếu là do đâu, sau đó thuyết phục, vận động hai bên thỏa thuận với nhau trên cơ sở tình cảm anh em ruột thịt” là đúng, các phương án khác là sai vì chỉ dựa vào pháp luật hoặc lợi ích của mỗi bên để giải quyết nên có thể tạo ra mối quan hệ căng thẳng, bất hòa sau này Tuy nhiên, số cán bộ trả lời không đúng chiếm 34,4% cũng đáng quan tâm + Tình huống 8 : Đây là tình huống tranh chấp giữa 2 nhà hàng xóm liền kề với nhau Tình tiết của tình huống này cũng rất rõ ràng: có đủ cơ sở đề xác định anh T đã bị nhà liền kề lấn đất, khi giải quyết trước hết cần đảm bảo lợi ích cho anh T theo qui định của luật pháp Tuy nhiên, yếu tố tình cảm hàng xóm, láng giềng cũng cần được xem xét để tránh mối quan hệ căng thẳng sau này, phương án b : “Khẳng định đất của anh T đã bị nhà liền kề lấn đất do tiến hành cắt móng, vận động cho 2 bên tự thỏa thuận với nhau và giải quyết trên cơ sở hàng xóm láng giềng” là đáp án đúng, các phương án khác là sai vì chỉ bảo vệ được lợi ích của anh T theo luật pháp hoặc chỉ quan tâm đến tình cảm láng giềng Kết quả giải quyết tình huống này gần như tương đồng với tình huống 1, có 62,4% cán bộ trả lời đúng và 37,6% cán bộ trả lời sai, với ĐTB là 0,62, giải quyết ở mức độ trung bình + Tình huống 9: Tuy kết quả giải quyết tình huống này ở mức độ trung bình (ĐTB là 0,29) nhưng kết quả giải quyết thấp hơn tình huống 7 và tình huống 8 rất nhiều Tình huống 9 có tình tiết phức tạp phải lưu ý khi giải quyết : đây là mâu thuẫn tranh chấp giữa cha con nên khi giải quyết ngoài thực hiện theo đúng qui định của luật pháp thì cán bộ giải quyết phải nhận thấy qui tắc đạo đức, đạo lý làm người rất quan trọng khi xử lý tình huống này Do đó, cán bộ giải quyết phải thành lập hội đồng hòa giải để vận động cả 2 bên, vừa vận động để ông Xuân chuyển về ở trong căn nhà theo đúng nguyện vọng của Ông nhưng không cần phải đứng tên vì đất đã thuộc quyến sở hữu hợp pháp của bà Duyên Nhưng đồng thời cũng vận động bà Duyên nên cư xử theo đạo lý làm con đề tránh hậu quả sau này, chọn phương án b: “Vận động ông Xuân thanh lý hợp đồng nhà cho thuê và chuyển về đây ở mà không cần phải đứng tên phần diện tích nhà đất này, đồng thời cũng vận động bà Duyên chấp nhận điều này” là đúng, 2 phương án còn lại vừa không đảm bảo nguyện vọng, lợi ích của mỗi bên, vừa không phù hợp với đạo lý làm người Tuy nhiên, số người trả lời đúng của tình huống 3 chỉ chiếm 29,1%, có đến 70,9% số cán bộ trả lời sai cho thấy, khả năng lựa chọn phương án tối ưu của cán bộ quản lý hành chính trong tình huống phức tạp thì lại ít hiệu quả Như vậy, kết quả giải quyết tình huống cũng phù hợp với kết quả thu được qua phiếu khảo sát được trình bày ở trên, cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở đã gặp lúng túng khi xác định các ưu nhược điểm của các phương án, cũng như chưa vận dụng hiệu quả những qui định của pháp luật để lựa chọn phương án giải quyết tối ưu Sơ đồ 3.3 Hệ số tương quan peason r giữa tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu quả của KN3 Với kết quả nêu trên thì giữa các đặc điểm: tính thuần thục, tính đúng đắn và tính hiệu quả có mối tương quan thuận, biện chứng thống nhất với nhau và qui định lẫn nhau, với hệ số tương quan từ r = 0,391 đến r = 0,584, p< 0,01 Như vậy, nếu một đặc điểm của kỹ năng mà được thực hiện tốt thì đặc điểm còn lại cũng sẽ tốt và ngược lại So sánh mức độ kỹ năng của các nhóm khách thể nghiên cứu với những đặc điểm khác nhau thì có 3 yếu tố: Thâm niên công tác, trình độ đào tạo, địa bàn sinh sống tạo ra sự khác biệt về kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề tranh chấp án giải quyết vấn đề tranh chấp theo các nhóm khách thể Điểm Nội dung Các nhóm khác biệt và mức ý nghĩa (P) TB Thâm niên cong tác 1.Từ 1 đến 5 năm 2,06 2.Từ 6 đến 10 năm 1,92 3.Trên 10 năm Trình độ đào tạo 1.Trung cấp,cao đẳng 1,89 2.Đại học,trên đại học Địa bàn sinh sống 1.Tại địa bàn công tác 1,82 1,99 1,85 - Nhóm từ 1 đến 5 năm kém hơn nhóm trên 10 năm, P= 0,042 - Nhóm trung cấp, cao đẳng kém hơn nhóm đại học, trên đại học , P= 0,007 - Nhóm sinh sống tại địa bàn công tác tốt hơn sinh sống khác địa bàn công tác, P = 0,001 2.Khác địa bàn công tác 2,04 • So sánh theo thâm niên công tác: Thâm niên công tác là yếu tố tạo ra sự khác biệt trong kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề tranh chấp (với p < 0,05) Theo thâm niên công tác thì nhóm cán bộ dưới 5 năm có kỹ năng yếu hơn nhóm có thâm niên trên 10 năm Cán bộ có thâm niên công tác đồng nghĩa với việc có nhiều ki nh nghiệm hoạt động thực tiễn cũng như hiểu biết và áp dụng phong tục, tập quán truyền thống, hương ước, qui ước, tập tục của địa phương để vận dụng vào việc đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp đất đai • So sánh theo trình độ đào tạo: Kết quả cho thấy, nhóm cán bộ có trình độ đại học trở lên có kỹ năng tốt hơn nhóm trung cấp, cao đẳng (với P= 0,00) Với việc cán bộ có bằng đại học và trên đại học đồng nghĩa với việc được đào tạo bài bản, thời gian học tập nhiều hơn, với kiến thức rộng hơn, sâu hơn Điều đó sẽ giúp cho cán bộ nhìn nhận được nhiều khía cạnh của vấn đề tranh chấp, đánh giá được các yếu tố cơ bản, cốt lõi có liên quan đến vấn đề tranh chấp để đề ra các phương án và lựa chọn phương án tối ưu nhằm giải quyết tranh chấp đất đai tốt hơn • So sánh theo địa bàn sinh sống: Kết quả cho thấy, những người sống và công tác trên cùng một địa bàn có kỹ năng tốt hơn so với nhóm cán bộ sinh sống ở một nơi và công tác lại ở nơi khác (P = 0,00) Cán bộ giải quyết tranh chấp đất đai sống và làm việc trong cùng một địa bàn sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp đất đai do có hiểu biết tốt hơn về địa bàn mình công tác, nắm rõ những vấn đề đang tồn tại của địa bàn mình quản lý, có nhiều thông tin hơn và hiểu được hoàn cảnh của đối tượng mà mình tham gia giải quyết Như vậy, Cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở có kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề tranh chấp ở mức trung bình Đánh giá 3 tiêu chí của kỹ năng cho thấy, mặc dù cán bộ không vượt quá thẩm quyền cho phép khi lựa chọn phương án giải quyết nhưng vẫn chưa hoàn toàn vận dụng qui định của pháp luật để giải quyết dứt điểm vụ việc, dẫn đến nhiều vụ tranh chấp kéo dài gây bức xúc cho người dân; quá trình thực hiện các thao tác như: đánh giá các ưu điểm và nhược điểm của các phương án, tìm ra những điểm có lợi cũng như những điểm bất lợi của phương án giải quyết còn nhiều khó khăn, chưa thuần thục, mất khá nhiều thời gian nên hiệu quả đạt được không cao Đặc biệt những vụ tranh chấp đất đai càng phức tạp thì việc lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết tranh chấp đất đai càng khó khăn, kém hiệu quả Các khách thể nghiên cứu khác nhau về thâm niên công tác, trình độ đào tạo và địa bàn sinh sống đã tạo ra sự khác biệt về kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề tranh chấp 3.2.4 Kỹ năng trình bày vấn đề tranh chấp và thuyết phục các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải (KN4) Bảng 3.16 Mức độ kỹ năng trình bày vấn đề tranh chấp và thuyết phục các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải Các biểu hiện Các phương án trả ĐT ĐLC Stt lời (%) B 3 4 1 2 52 Trong khi hòa giải, có lúc tôi có sự 59, 32,7 7,4 0,0 1,47 0,63 nhầm lẫn khi mô tả nội dung, sự việc 9 dẫn đến vụ việc tranh chấp đất đai mà tôi giải quyết 53 Trong quá trình hòa giải, tôi cảm thấy 47, 44,2 7,8 0,5 1,61 0,65 khó khăn khi phải trình bày chính xác 5 những nguyên nhân, mâu thuẫn cơ bản đang tồn tại của những vụ việc tranh chấp đất đai mà tôi giải quyết 54 Trong khi trình bày phương án giải 35, 44,7 17,5 2,8 1,88 0,79 quyết tối ưu cho những vụ việc tranh 0 chấp đất đai mà tôi tiếp nhận, có những lúc tôi phải nhắc lại 2 đến 3 lần mọi người mới hiểu được 55* Với những vụ tranh chấp đất đai phức tạp, tôi luôn dựa vào truyền thống, tập quán lẫn qui định của pháp luật để thuyết phục các bên tranh chấp 56 Trong khi trình bày nội dung, sự việc dẫn đến tranh chấp đất đai, có những lúc tôi nói quá nhanh hoặc quá to làm cho những người tham gia hòa giải cảm thấy không hiểu rõ hoặc khó chịu 58 Có những vụ việc tranh chấp đất đai mà tôi giải quyết , tôi cảm thấy bối rối vì không biết phải trình bày thế nào để mọi người hiểu được vấn đề tranh chấp 59 Thỉnh đất đai thoảng xảy ra tôi cảm thấy lúng túng khi lựa chọn từ ngữ để diễn tả chính xác vấn đề tranh chấp 60 Có những vụ tranh chấp đất đai phức tạp, tôi thấy căng thẳng và không giữ được sự bình tĩnh để giải quyết tốt vấn đề tranh chấp 61 Tôi cảm thấy khó khăn khi giải thích và phân tích sự hợp lý của những ý kiến mà các bên tham gia hòa giải đã đưa ra 62* Tính pháp lý là yếu tố hàng đầu được tôi sử dụng để giải quyết những vụ tranh chấp đất đai mà tôi tiếp nhận 63 Khi phải giải quyết những vụ tranh chấp đất đai phức tạp đòi hỏi phải vận dụng những qui định của luật pháp, tôi mất nhiều thời gian để thuyết phục các bên giải quyết tranh chấp đất đai trên cơ sở qui định của pháp luật 64* Tôi không gặp khó khăn đề thuyết phục các bên đạt được thỏa thuận khi giải quyết tranh chấp với nhau 68 Có lúc các bên tranh chấp đất đai tỏ thái độ không đồng tình vì cho rằng thái độ của cán bộ hòa giải chưa khách quan 69 Với tôi giữ thái độ bình tĩnh, khéo léo trước những tình huống căng thẳng là điều không dễ dàng 70 Có những vụ tranh chấp đất đai phức tạp, tôi phải mất khá nhiều thời gian mới thuyết phục được các bên đồng ý với những thỏa thuận đưa ra 3,2 13,8 34,1 48,8 1,71 0,82 53, 0 35,0 10,6 1,4 1,60 0,73 37, 8 51,6 10,6 0,0 1,73 0,64 51, 6 39,6 7,8 0,9 1,58 0,68 46, 1 43,8 8,8 1,4 1,65 0,70 56, 2 35,5 7,8 0,5 1,53 0,66 2,8 17,1 23,5 56,7 1,66 0,86 29, 5 34,1 24,9 11,5 2,18 0,99 11, 5 37,8 37,8 12,9 2,48 0,86 32, 7 58,1 8,3 0,9 1,77 0,63 42, 9 35,9 15,2 6.0 1,84 0,89 8,8 61,8 18,4 11,1 3,32 0,78 71 72 Không phải lúc nào tôi cũng thấy các bên đồng tình với cách giải quyết tranh chấp đất đai mà tôi đã đưa Khi phải giải quyết những vụ tranh chấp đất đai phức tạp, có khi tôi cảm thấy bất ngờ về thái độ phản đối của người dân đối với chính quyền ĐTB thang đo 24, 9 56,7 13,4 5,1 1,99 0,77 16, 1 57,1 23,5 3,2 2,14 0,71 1,83 0,45 Ghi chú: Những biểu hiện có dấu * là những biểu hiện đã được đổi ngược điểm khi tính ĐTB Mức tốt (T): ĐTB< 1,38; Mức trung bình (TB): 1,38< ĐTB< 2,28; Mức yếu/kém (Y): ĐTB> 2,28 Theo trình tự của buổi hòa giải thì cán bộ hòa giải sẽ trình bày lại toàn bộ vụ việc tranh chấp đất đai, chỉ ra những nguyên nhân, mẫu thuẫn của các bên tranh chấp để trên cơ sở đó đề xuất phương án giải quyết vụ việc tranh chấp Sau khi để các bên tham gia hòa giải xác nhận lại toàn bộ những vấn đề liên quan đến vụ việc tranh chấp và đưa ra ý kiến, quan điểm của mỗi bên về phương án được đề xuất giải quyết thì cán bộ QLHC sẽ thuyết phục các bên tranh chấp chấp nhận phương án giải quyết đã đưa ra Kết quả khảo sát cho thấy, kỹ năng trình bày vấn đề tranh chấp và thuyết phục các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải của CBQLHC cấp cơ sở đạt mức độ trung bình (ĐTB = 1,83) Tuy nhiện, có sự khác nhau về mức độ biểu hiện của hai nội dung trình bày vấn đề tranh chấp và thuyết phục các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải Các biểu hiện của nội dung trình bày vấn đề tranh chấp ( với 7 biểu hiện 52, 53, 54, 56, 58, 59, 61) đều được đánh giá ở mức độ trung bình với ĐTB từ 1,47 đến 1,88 Có thể thấy, cách sử dụng từ ngữ cũng như biết cách trình bày vấn đề có vai trò quan trọng giúp cho việc truyền tải nội dung chính xác, ngắn gọn và dễ hiểu Hơn nữa, việc làm chủ tốc độ, âm điệu của lời nói cũng giúp cho việc truyền tải nội dung của vấn đề tranh chấp hiệu quả Trong giải quyết tranh chấp đất đai, cán bộ phải tiếp xúc với người dân thuộc đủ mọi thành phần- họ khác nhau về trình độ, lứa tuổi, lại đến từ nhiều vùng miền khác nhau Bản thân cán bộ cũng có giọng nói đặc trưng do xuất thân từ nhiều vùng miền Nhưng dù có sự khác biệt mà cán bộ biết cách trình bày vấn đề logic, biết lựa chọn từ ngữ đơn giản, dễ hiểu cộng với kiểm soát được tốc độ, âm điệu của lời nói thì hoàn toàn có thể truyền tải được nội dung của vấn đề đến người nghe Trong quá trình thực hiện, cán bộ thấy lúng túng khi lựa chọn từ ngữ để diễn tả chính xác vấn đề tranh chấp đất đai (ĐTB 1,58); thấy bối rối vì không biết phải trình bày như thế nào để mọi người hiểu được vấn đề tranh chấp đất đai xảy ra (ĐTB 1,73) và khi trình bày nội dung, sự việc dẫn đến tranh chấp đất đai, có những lúc nói quá nhanh hoặc quá to làm cho những người tham gia hòa giải cảm thấy không hiểu rõ hoặc khó chịu (ĐTB 1,60) chính là lý do làm cho cán bộ còn nhầm lẫn khi mô tả nội dung, sự việc dẫn đến vụ việc tranh chấp đất đai, cảm thấy khó khăn khi phải trình bày chính xác những nguyên nhân, mâu thuẫn cơ bản đang tồn tại của những vụ việc tranh chấp đất đai và cảm thấy khó khăn khi giải thích và phân tích sự hợp lý của những ý kiến mà các bên tham gia hòa giải đã đưa ra Nhiều cán bộ giải quyết tranh chấp đất đai được phỏng vấn có cùng quan điểm: Nội dung vụ việc tranh chấp đất đai mà được trình bày rõ ràng, chính xác, dễ hiểu thì sẽ được các bên nhận thức đúng vấn đề cần giải quyết, như vậy sẽ không mất thời gian để các bên phải nhắc lại nội dung vấn đề tranh chấp Để đạt được cán bộ phải lựa chọn từ ngữ phù hợp và sắp xếp cách trình bày như thế nào cho hợp lý, thực tế chúng tôi cũng gặp khó khăn khi thực hiện vì một phần do chưa được rèn luyện nhưng một phần do phải đảm bảo tính chặt chẽ của các tình tiết tranh chấp cũng như trình tự của vụ việc tranh chấp Các biểu hiện của nội dung thuyết phục các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải (với 10 biểu hiện 55, 60, 62, 63, 64, 68, 70, 71, 72) có ĐTB đa số cao hơn ĐTB các biểu hiện của nội dung trình bày vấn đề tranh chấp, trong đó có 2 biểu hiện được đánh giá ở mức độ yếu (biểu hiện 64 và 70 với ĐTB> 2,28) Phỏng vấn sâu đồng chí S Phó chủ tịch Quận, đồng chí cho biết: Số lượng các cán bộ cấp xã được đào tạo chuyên môn chiếm tỉ lệ rất nhỏ, nhất là chuyên môn liên quan đến qui định của pháp luật nói chung và pháp luật đất đai nói riêng Thậm chí có những cán bộ QLHC cấp phường, xã tham gia Hội đồng hòa giải nhưng mức độ hiểu biết về luật pháp là vô cùng mờ nhạt Hơn nữa, hiệu quả hòa giải tranh chấp đất đai phụ thuộc nhiều vào việc cán bộ dùng lời lẽ khôn khéo để thuyết phục, giải thích cho các bên tranh chấp hiểu biết về qui định của pháp luật đất đai Khả năng này của Hội đồng hòa giải cấp phường, xã hiện nói chung là rất hạn chế Như vậy, trong hai nội dung trình bày vấn đề tranh chấp và thuyết phục các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải thì nội dung trình bày vấn đề tranh chấp được thực hiện tốt hơn Phân tích sâu hơn kỹ năng trình bày vấn đề tranh chấp và thuyết phục các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải theo các đặc điểm/ tiêu chí về tính thuần thục, tính đúng đắn và tính hiệu quả cho thấy: Bảng 3.17 Điểm trung bình của các thang đo thể hiện tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu quả Stt Các đặc điểm 1 2 3 Tính đúng đắn (gồm các items 55, 62) Tính thuần thục (gồm các items 53, 54, 56, 58, 59, 61, 63, 64, 68, 69, 70) Tính hiệu quả (gồm các items 52, 60, 71, 72) ĐTB 1,69 1,87 1.81 Mức độ TB TB TB của dân tộc Việt Nam mà việc hòa giải không chỉ dựa trên qui định của luật pháp mà còn áp dụng phong tục, tập quán dân tộc, tập tục của điạ phương để vận động, thuyết phục Do đó, cán bộ QLHC khi hòa giải phải kết hợp giải quyết vấn đề tranh chấp trên cơ sở “có tình, có lý”, trong đó, tính pháp lý là yếu tố bắt buộc phải tuân thủ Kết quả các biểu hiện cán bộ luôn dựa vào truyền thống, tập quán lẫn qui định của pháp luật để thuyết phục các bên tranh chấp khi giải quyết những vụ tranh chấp đất đai phức tạp (ĐTB = 1,71), tính pháp lý là yếu tố hàng đầu được cán bộ sử dụng để giải quyết những vụ tranh chấp đất đai (ĐTB = 1,66) chỉ đạt ở mức độ trung bình Vẫn còn 3,2% cán bộ được hỏi chưa lần nào, 13,8% số người vài lần là dựa vào cả truyền thống, tập quán lẫn qui định của pháp luật để thuyết phục các bên tranh chấp Anh T.H.L là cán bộ giải quyết tranh chấp đất đai chia xẻ: Chúng tôi đều biết là để thuyết phục các bên tranh chấp phải khéo léo kết hợp cả tình và lý, nhưng trong thực tế việc kết hợp không phải lúc nào cũng thực hiện được, chỉ vì lợi ích mà có những bên tranh chấp bất chấp cả đạo lý, chuẩn mực đạo đức khăng khăng đòi căn cứ vào pháp luật để xử lý Ví dụ một trường hợp cụ thể: Bà Bia và Ông Út là vợ chồng chung sống với nhau được gần 60 năm, có 8 đứa con Ông Út có tài sản 11.860m2 đất do tổ tiên ông bà để lại cho cha mẹ ông và sau này để lại cho ông sử dụng Khi các con ông bà lớn và đã có gia đình ở riêng, chỉ có anh Đ là con út có gia đình và ở cùng ông bà nên ông Út rất thương và đã cùng với Đ ra chính quyền xã trình bày và tự nguyện ký vào sổ bộ tặng phần đất 11.860m2 cho ông Đ ( vợ ông Út và các người con khác không có ý kiến gì) Anh Đ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 2006 Đầu năm 2013, ông út, bà Bia và các con đến trình bày và gửi đơn cho chính quyền yêu cầu UBND xã thu hồi giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đã cấp cho anh Đ để ông Út đứng tên lại phần đất trên Khi hòa giải , chúng tôi biết về lý thì tải sản đất toàn bộ thuộc quyền sở hữu hợp pháp của anh Đ, nhưng vì lợi ích cá nhân mà anh Đ bất chấp đạo lý, tình cảm với cha mẹ và anh chị em ruột, cũng vì bức xúc trước thái độ của anh Đ mà chúng tôi có thái độ phản ứng với anh Đ và vận động, thuyết phục chỉ thiên về tình cảm, đạo lý Đây cũng là lý do mà kết quả thu được có khoảng gần 20% cán bộ được hỏi chưa lần nào hoặc một vài lần xem tính pháp lý là yếu tố hàng đầu được sử dụng để giải quyết những vụ tranh chấp đất đai Kết quả này chúng tôi cho rằng là hợp lý, mặc dù cán bộ luôn nhận thức tính pháp lý là yếu tố phải được xem xét đầu tiên khi giải quyết các vụ việc tranh chấp đất đai nhưng cán bộ hòa giải cũng là những người bị qui định chi phối bởi những giá trị, chuẩn mực đạo đức truyền thống dân tộc nên có lúc hành xử chưa đúng khi có xu hướng thiên về lý hoặc về tình để thuyết phục các bên tranh chấp Các thao tác của kỹ năng trình bày vấn đề tranh chấp và thuyết phục các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải cũng được cán bộ thực hiện chưa thành thạo Hai biểu hiện có kết quả đánh giá ở mức độ yếu của kỹ năng này đều thuộc tính thuần thục, có đến khoảng 50% số cán bộ được hỏi là khá nhiều lần và rất nhiều lần gặp khó khăn để thuyết phục các bên đạt được thỏa thuận khi giải quyết tranh chấp với nhau ( ĐTB = 2,48) Kết quả cũng rất cao khi hơn 90% cán bộ được hỏi (61,8% số cán bộ được hỏi một vài lần, 18,4% số cán bộ khá nhiều lần và 11,1% số cán bộ rất nhiều lần) phải mất khá nhiều thời gian mới thuyết phục được các bên đồng ý với những thỏa thuận đưa ra (ĐTB = 3,32) Bà H.T.K.L đã từng chứng kiến một số vụ hòa giải cho biết: Thuyết phục để giải quyết tranh chấp đất đai thật sự khó khăn, điều quan trọng là cán bộ hòa giải là phải giữ được thái độ khách quan, bình tĩnh, khéo léo Có những tình huống tranh chấp đất đai phức tạp, hai bên tranh chấp mâu thuẫn gay gắt, chính vì không thỏa thuận được nên các bên mới đưa ra chính quyền để giải quyết Lúc này, cán bộ hòa giải là người trung gian giữ hòa khí, luôn tôn trọng sự thỏa thuận giữa hai bên, đa số cán bộ hòa giải là thực hiện tốt nhưng cũng có trường hợp vì những lý do khác nhau mà cán bộ không giữ được bình tĩnh, sự khách quan cần thiết Kết quả thu được từ phiếu khảo sát cũng cho thấy có khoảng 10% số cán bộ được hỏi khá nhiều lần và rất nhiều lần cho rằng người dân tỏ thái độ không đồng tình vì cho rằng thái độ của cán bộ hòa giải chưa khách quan Bên cạnh đó, kết quả ở bảng 3.16 cũng cho thấy, các biểu hiện khác đánh giá tính thuần thục của kỹ năng này cũng chỉ đạt ở mức độ trung bình, cán bộ còn bối rối, gặp khó khăn khi trình bày các vấn đề cũng như giải thích, phân tích các nội dung có liên quan đến vụ việc giải quyết tranh chấp đất đai Tính hiệu quả của kỹ năng này cũng chỉ đạt được ở mức trung bình, có đến 57,1% số cán bộ một vài lần và 23,5% số cán bộ khá nhiều lần cảm thấy bất ngờ về thái độ phản đối của người dân đối với chính quyền khi giải quyết những vụ tranh chấp đất đai phức tạp (ĐTB = 2,14) Đồng chí L.C.H- cán bộ giải quyết tranh chấp đất đai cho biết: Quan hệ trong đất đai thường phức tạp do vậy việc định hướng hòa giải đối với cấp xã đôi khi cũng rất khó khăn, việc người dân phản đối với chính quyền về cách giải quyết trong thực tế không phải là ít Có nhiều nguyên nhân, phần nhiều là do người dân không chịu nhượng bộ nhau vì lợi ích từ giá trị đất đai lớn nhưng cũng có trường hợp chính quyền cố tình hòa giải theo hướng có lợi cho một phía Có thể nêu một trường hợp của bà Q là người nghèo lại không am hiểu pháp luật cộng với tính chất phát thật thà thương anh em nên dẫn đến sự việc càng rắc rối và nhiều bất lợi về mặt pháp lý Năm 1987 bà Q có mua một miếng đất bằng giấy tay của bà dì ruột nhưng lúc đó bà Q chưa có gia đình nên không có nhu cầu ở riêng, năm 1996 ông anh ruột lúc đó khó khăn có gia đình nhưng không có nhà ở nên bà N nghe lời mẹ cho vợ chồng ông anh cất nhà ở trên đất đó (vì miếng đất này cũng nằm trong khuôn viên với nhà mẹ ruột cũng mua của bà dì) Sau khi lập gia đình bà Q được người em ruột cho muợn miếng đất khác để cất nhà nên bà vẫn để cho vợ chồng ông anh ở, đến năm 2007 ông anh chết, năm 2008 bà chị dâu đi đăng ký kê khai khi bà hay được thì bà chị dâu hứa sau khi đăng ký xong sẽ trả cho bà nghe vậy nghĩ chị em nên thôi Sau này khi bà chị dâu có nhận được một số tiền lớn đền bù đất đai nên bà có ý đòi lại thì phát sinh tranh chấp Giờ này giấy tay mua trước đây không còn chỉ có giấy xác nhận lại của bà dì năm nay đã 90 tuổi Sự việc được UBND phường hòa giải hai lần, lần thứ nhất bên phía người chị dâu bà N ngay từ đầu cho rằng đây là đất của cha mẹ để lại, nhưng trong buổi hòa giải có nêu muốn đưa cho bà Q một số tiền là 50 triệu đồng để bà Q rút đơn khiếu nại nhưng bà N phát biểu là không đồng ý chỉ muốn lấy lại đất, cán bộ địa chính nói với bà Q là nếu không lấy tiền mà kiện lên trên là mất trắng nên bà Q đồng ý Sau một thời gian không nhận được tiền, bà Q lại tiếp tục gửi đơn khiếu nại Lần hòa giải sau phía bên kia có Luật sư tư vấn nên họ không đồng ý trả cho bà Q 50 triệu nữa, đến nay sự việc vẫn không giải quyết được Qua sự việc trên vấn đề muốn nói ở đây hòa giải ở địa phương đôi khi không đúng bản chất là tôn trong sự thỏa thuận của các bên mà có sự định hướng giải quyết của cán bộ hòa giải hoặc giải thích pháp luật có lợi cho một phía Bà N.T.D.T một người dân có ý kiến: Hòa giải tranh chấp đất đai ít có tác dụng, tốn kém về thời gian cũng như công sức của các bên liên quan và mang tính hình thức, nhất là khi tranh chấp đất đai được UBND xã nơi có tranh chấp đất đai hòa giải thành nhưng sau đó một hoặc các bên đương sự thay đổi ý kiến do lợi ích từ giá trị đất đai nên cuối cùng vụ việc tranh chấp đất đai vẫn phải khởi kiện tại tòa án hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyến giải quyết Như vậy, kết quả ở bảng cho thấy, tuy tính đúng đắn được thực hiện tốt hơn so với tính thuần thục và tính hiệu quả nhưng kết quả cũng chỉ ở mức trung bình, cán bộ không phải lúc nào cũng vận dụng đúng đắn những qui định của pháp luật khi giải quyết hòa giải Để có thêm cơ sở đánh giá, chúng tôi trực tiếp xuống phường 2 của Quận 4 và Huyện Củ Chi với 2 nội dung tìm hiểu: tình hình giải quyết tranh chấp đất đai và tham gia quan sát một vụ giải quyết tranh chấp đất đai Kết quả thu được như sau: * Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai của phường 2, quận 4 trong năm năm qua (từ 2010 đế 2014) được đồng chí N.V.B cho biết: - Tổng số vụ hòa giải tranh chấp đất đai từ năm 2010 đến nay là đó có 7 vụ hòa giải thành, 8 vụ hòa giải không thành chuyển lên Quận 16 vụ trong và 1 vụ các bên chuyển sang tự thỏa thuận Trong 16 vụ có 11 vụ tranh chấp ranh giới, quyền sử dụng đất của 2 nhà hàng xóm liền kề nhau và người ngoài với nhau, 5 vụ tranh chấp do cha mẹ, con cái, anh chị em trong gia đình với nhau - Tranh chấp giữa hàng xóm và người ngoài với nhau có tỉ lệ hòa 8/11 vụ, chiếm tỉ lệ 72,73% Những vụ hòa giải thành do tình tiết tranh giải thành là chấp không phức tạp, giấy tờ đất đai rõ ràng, cán bộ có đủ thông tin để thuyết phục hòa giải Ba vụ tranh chấp hòa giải không thành đều là tranh chấp người ngoài, do các bên tranh chấp biết thông tin, chứng cứ không rõ ràng hoặc đang có lợi thế về các chứng cứ nên cố tình bất chấp sự thật Đồng chí cho biết thêm giải quyết những trường hợp như thế này rất khó khăn cho cán bộ hòa giải vì nếu theo lý thì không đủ giấy tờ, chứng cứ để bảo vệ sự thật, còn về tình thì không hiệu quả do bên tranh chấp cố tình bất chấp sự thật (chúng tôi cũng đã lý giải vấn đề này ở trên, có những vụ tranh tranh chấp đất hoặc nhà cho mượn trước đây chỉ thỏa thuận bằng miệng, không có giấy tờ thì nay do đất đai là tài sản có giá trị cao nên các bên đã bất chấp thỏa thuận, bất chấp đạo lý để đạt được lợi ích riêng) - Tranh chấp trong gia đình giữa cha mẹ, con cái, anh chị em với nhau có 5 vụ, sau đó có 1 vụ rút đơn chuyển sang tự thỏa thuận Trong 4 vụ còn lại có tỉ lệ hòa giải thành là 2/4, chiếm tỉ lệ 50% Hai vụ tranh chấp trong gia đình được hòa giải thành khá đơn giản vì lý do tranh chấp là anh em trong gia đình không hài lòng với cách phân chia tài sản của cha mẹ cho con cái, sau khi được cán bộ phân tích trên cơ sở có lý, có tình thì các bên chấp nhận thỏa thuận đưa ra Hai vụ hòa giải không thành là do vụ việc tranh chấp có nguồn gốc trải qua nhiều đời dẫn đến mâu thuẫn gay gắt trong thân tộc, các bên chỉ biết tiền mà không quan tâm đến đạo lý anh, em, cha con * Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai của Huyện củ Chi trong năm 2014 là nhận 87 vụ: Thực hiện hòa giải 59 vụ, trong đó hòa giải thành 13 vụ, hòa giải không thành 36 vụ, chuyển trả cấp xã 9 vụ do không thực hiện đúng qui định của giải quyết tranh chấp đất đai Đồng chí phụ trách phòng Tài nguyên- môi trường của huyện cho biết: So với ở quận thì số vụ tranh chấp đất đai ở huyện nhiều hơn rất nhiều và việc giải quyết cũng khó khăn, hiệu quả lại không cao, minh chứng là số vụ hòa giải không thành nhiều hơn số vụ hòa giải thành Những vụ hòa giải thành là do cán bộ hòa giải có trình độ kiến thức nghiệp vụ, biết tận dụng kinh nghiệm, hiểu biết để giải quyết từng vấn đề vừa hợp tình cũng vừa hợp lý Hơn nữa, cán bộ vận động thuyết phục có khoa học, phân tích sự việc dựa vào những điều khoản của Luật nên nhân dân thấy được lợi ích của chính mình góp phần vào việc hòa giải thành nhằm ổn định được tình hình trật tự an toàn xã hội, làm hạn chế mâu thuẫn, xung đột hai bên với nhau Những vụ hòa giải không thành có 3 lý do cơ bản sau: Một là, cán bộ gặp khó khăn do chức năng, quyền hạn của cán bộ hoà giải chủ yếu là vận động thuyết phục là chính, không có quyền buộc một trong hai bên chấp nhận điều kiện Thứ hai, có những vụ việc tranh chấp có nguồn gốc trải qua nhiều đời nên không đủ thông tin để giải quyết, có vụ mâu thuẫn gay gắt trong thân tộc chỉ biết tiền mà bất chấp đạo lý anh, em, cha con, có vụ việc mời giải quyết thì bên nguyên đơn đến còn bên bị đơn không đến kéo dài thời gian, tiếp tục vi phạm Luật nên buộc phải chuyển về Huyện Thứ ba, cũng phải thừa nhận cán bộ ở xã chưa được đào tạo bài bản, hiểu biết về luật còn hạn chế nên khi hòa giải chỉ thiên về tình cảm, thiếu khả năng thuyết phục Ông H.T P, một người dân nhận định: Số vụ tranh chấp đất đai hòa giải thành là không cao Hòa giải ở cơ sở chỉ có vai trò khi tranh chấp mới phát sinh, mang tính chất đơn giản và giá trị tài sản không lớn Đối với tranh chấp đất đai liên quan đến kế thừa tài sản nhà, đất hoặc hợp đồng mua bán, chuyển nhương quyền sử dụng đất có giá trị lớn từ vài trăm triệu trở lên thì việc hòa giải thường ít mang lại thành công, biện pháp cuối cùng là khởi kiện tại tòa án để giải quyết bằng một phán quyết của tòa án * Kết quả quan sát một cuộc hòa giải tranh chấp đất đai của một xã - Huyện Củ Chi : - Thành phần hòa giải: Chủ tịch xã Nhuận Đức, cán bộ địa chính xã, trưởng ấp, thành viên mặt trận xã và hai bên tranh chấp - Nội dung cuộc tranh chấp: Năm 2007, ông H và bà K ( là vợ chồng) có thống nhất cho đất 09 người con Mỗi người được nhận 4,2mx50m đất đường và 900m 2 đất nông nghiệp khác, đã được Ủy ban nhân dân xã chứng thực (chứng nhận) Bà B đã nhờ em gái đứng tên giùm Đầu năm 2013 bà B yêu cầu em gái trả lại đất cho mình, bà T chỉ đồng ý trả lại đất với yêu cầu là bà B phải trả cho bà số tiền bà đã bỏ ra để đổ đất san lấp mặt bằng và trồng cây cao su (khoảng 03 năm) là 200 triệu đồng, nhưng bà B không đồng ý vì cho rằng số tiền đó là không hợp lý Đến ngày 2/10/2014, bà B ( con của ông H và bà K) có đơn khiếu nại gởi Ủy ban nhân dân xã đề nghị được nhận phần đất do cha, mẹ cho tặng mà bà đã nhờ em gái là bà T đứng tên dùm - Diễn biến cuộc hòa giải: + Mở đầu cuộc hòa giải đồng chí chủ tịch xã nêu lý do của cuộc hòa giải + Cán bộ địa chính trình bày lại nội dung, nguyên nhân, mẫu thuẫn cuộc tranh chấp + Bà B và bà T xác nhận nội dung trình bày là đúng sự thật, không bổ xung gì thêm + Đồng chí chủ tịch xã đề nghị hai bên có ý kiến: Ý kiến bà T: Bà đã bỏ tiền và công ra để đổ đất san lấp mặt bằng và trồng cây cao su (khoảng 03 năm) nên số tiền bà đòi bồi thường 200 triệu đồng là xứng đáng Ý kiến bà B: Bà đồng ý bà T đã phải bỏ tiền ra đề trồng cao su nhưng số tiền 200 triệu thì không hợp lý, bà cũng không có số tiền đó để trả + Ý kiến của đồng chí chủ tịch xã là để cho hai bên tự thỏa thuận với nhau nhưng hai bên từ chối vì cho rằng đã thỏa thuận rồi nhưng không đi đến thống nhất và đều đồng ý ra chính quyền xã để giải quyết + Đồng chí chủ tịch xã đưa ra 3 phương án để giải quyết để hai bên lựa chọn phương án thống nhất, các thành phần khác của cuộc hòa giải cũng thống nhất với ý kiến đồng chi chủ tịch xã Ba phương án được đưa ra như sau: Phương án 1: Vận động 2 bà B và T cùng nhau hợp tác kinh doanh và làm thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định(bà B đứng tên chủ sử dụng đất, bà T hoặc cả 2 bà đứng tên chủ sở hữu cây cao su - theo Đ 34 Nghị định 43) Phương án 2: Vận động bà B hoàn trả số tiền đầu tư cho bà T trên cơ sở thẩm định giá đầu tư đúng thực tế Phương án 3: Vận động bà B cho bà T thuê đất có hợp đồng công chứng sau khi thực hiện thủ tục để được cấp giấy chúng nhận theo quy định + Sau khi xem xét thì cả bà T và bà B đồng ý theo phương án 2 + Đồng chí chủ tịch xã hỏi thành phần hòa giải có ý kiến gì không? Sau khi không ai có ý kiến gì khác đồng chí tuyên bố kết thúc cuộc hòa giải và yêu cầu ghi biên bản hòa giải thành với đề xuất hai bên thẩm định giá đầu tư đúng thực tế và tự thống nhất giải quyết với nhau Kết thúc cuộc hòa giải, chúng tôi có gặp Bà T thì được bà cho biết: Tôi không muốn phải kéo dài thêm sự việc tranh chấp, nhất là tranh chấp với chị gái mình Sở dĩ tôi bỏ tiền đầu tư lẫn công sức cũng là nghĩ chị em ruột sau này có gì dễ cảm thông, thỏa thuận với nhau và tôi cũng muốn được tiếp tục đầu tư, lợi nhuận sẽ chia cho chị mình, nhưng chị tôi nhất định không đồng ý chỉ muốn đòi lại đất Tôi hy vọng ra Xã hòa giải để được chị mình đồng ý cùng đầu tư với nhau, nhưng kết quả làm tôi thấy lo lắng không biết mình có được nhận đủ số tiền đã bỏ ra không? - Nhận xét cách thực hiện và kết quả cuộc hòa giải: + Thứ nhất về trình bày lại nội dung, nguyên nhân, mẫu thuẫn cuộc tranh chấp: cán bộ chỉ trình bày 1 lần (không cần phải nhắc lại), nội dung đầy đủ, rõ ràng, tuy nhiên chưa được mạch lạc Theo chúng tôi nội dung cuộc tranh chấp khá đơn giản, nội dung ngắn, ít tình tiết mà cán bộ trình bày chưa thật sự mạch lạc thì cũng là một hạn chế + Thứ hai: Đồng chí chủ tịch xã đã thực hiện đầy đủ những yêu cầu của cuộc hòa giải Tuy nhiên chúng tôi thấy cán bộ hòa giải chủ yếu chỉ làm trọng tài - ở giữa để hai bên tự thỏa thuận chứ chưa thể hiện được vai trò là người thuyết phục Hơn nữa, mặc dù cuộc hòa giải thành nhưng rõ ràng chưa kết thúc vì cán bộ hòa giải chỉ mới đưa ra được phương án giải quyết, còn kết quả như thế nào phải đợi sự thỏa thuận của hai phía Hơn nữa, hai bên tranh chấp chưa thỏa mãn vì vẫn phải giải quyết sự việc Thứ ba: Cán bộ chủ yếu dựa vào lý để giải quyết chứ chưa thấy được yếu tố tình cảm chị em ruột thịt của hai bên- chúng tôi cho rằng đây là một hạn chế của cán bộ hòa giải nên khả năng thuyết phục không cao Nếu cán bộ hòa giải quan tâm đến yếu tố tình cảm gia đình thì có thể thuyết phục để chị em hợp tác sản xuất với nhau, vừa chú ý đến nguyện vọng của Bà T nhưng vừa có thể làm cho mối quan hệ chị em ngày càng khăn khít với nhau, tránh tâm lý căng thẳng sau này Như vậy, kết quả từ tìm hiểu tình hình giải quyết tranh chấp đất đai và tham gia quan sát một vụ giải quyết tranh chấp đất đai cho thấy kết quả cũng tương đồng với kết quả thu được từ phiếu khảo sát đã được phân tích ở trên Sơ đồ 3.4 Hệ số tương quan peason r giữa tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu quả của KN4 Với kết quả nêu trên thì giữa các đặc điểm: tính thuần thục, tính đúng đắn và tính hiệu quả có mối tương quan thuận, biện chứng thống nhất với nhau và qui định lẫn nhau, với hệ số tương quan từ r = 0,270 đến r = 0,742 p< 0,01 Như vậy, nếu một đặc điểm của kỹ năng mà được thực hiện tốt thì đặc điểm còn lại cũng sẽ tốt và ngược lại Cụ thể, nếu cán bộ càng thuần thục về kỹ năng trình bày vấn đề tranh chấp và thuyết phục các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải thì hiệu qủa làm việc của họ càng tốt và ngược lại Tương tự như vậy, nếu kỹ năng của cán bộ càng thuần thục thì mức độ việc thực hiện công việc càng chính xác và ngược lại; nếu cán bộ thực hiện công việc càng chính xác thì hiệu quả làm việc càng tốt và ngược lại Bảng 3.18 So sánh mức độ kỹ năng trình bày vấn đề tranh chấp và thuyết phục các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải theo các nhóm khách thể Nội dung Thâm niên cong tác 1.Từ 1 đến 5 năm Điểm TB 1,93 2.Từ 6 đến 10 năm 3.Trên 10 năm 1,74 1,90 nni Ä Các nhóm khác biệt và mức ý nghĩa (P) - Nhóm từ 1 đến 5 năm kém hơn nhóm từ 6 đến 10 năm, P= 0,031 - Nhóm 6 đến 10 năm tốt hơn nhóm trên 10 năm, P= 0,013 r • Ai Thâm niên giải quyêt tranh đai 1.Từ 1chấp đến đất 5 năm 1,95 2.Từ 6 năm trở lên Địa bàn sinh sống 1.Tại địa bàn công tác 1,69 2.Khác địa bàn công tác 1,96 1,69 - Nhóm 1 đến 5 năm kém hơn nhóm từ 6 năm trở lên, P= 0,000 - Nhóm sinh sống tại địa bàn công tác tốt hơn nhóm sinh sống khác địa bàn công tác, P = 0,000 • So sánh theo thâm niên công tác và thâm niên giải quyết tranh chấp đất đai: Thâm niên công tác cũng như thâm niên giải quyết tranh chấp đất đai là những yếu tố tạo ra sự khác biệt trong kỹ năng kỹ năng trình bày vấn đề tranh chấp và thuyết phục các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải (với p < 0,05) Theo thâm niên công tác thì nhóm cán bộ dưới 5 năm có kỹ năng yếu nhất, nhóm có thâm niên từ 6 đến 10 năm có kỹ năng tốt nhất Theo thâm niên giải quyết tranh chấp đất đai, nhóm cán bộ có thâm niên trên 6 năm có kỹ năng tốt hơn nhóm có thâm niên từ 1 đến 5 năm (với p = 0,000) Trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp đất đai, với đặc điểm đặc thù là hòa giải, nên khi thực hiện cán bộ không chỉ dựa trên quan điểm, đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước mà còn phải hiểu và áp dụng phong tục, tập quán truyền thống, hương ước, qui ước, tập tục của địa phương để vận động, thuyết phục các bên tranh chấp Điều này đòi hỏi cán bộ phải có kiến thức về pháp luật, có hiểu biết trong nhiều lĩnh vực, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn và kỹ năng giải quyết những vấn đề của thực tiễn đặt ra Vì vậy, những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình công tác cũng như trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp đất đai là thực sự cần thiết • So sánh theo địa bàn sinh sống Với việc sinh sống tại địa bàn công tác, cán bộ không chỉ thuận lợi trong việc tìm hiểu được toàn diện và chính xác sự việc tranh chấp đất đai mà còn hiểu được hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm lý của các bên tranh chấp đất đai- một yêu cầu rất quan trọng để thuyết phục các bên trong quá trình hòa giải Kết quả cho thấy có sự khác biệt giữa cán bộ sinh sống tại địa bàn với cán bộ sinh sống khác địa bàn trong kỹ năng trình bày vấn đề tranh chấp và thuyết phục các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải (với p = 0,000) Tóm lại, kỹ năng trình bày vấn đề tranh chấp và thuyết phục các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải của cán bộ chỉ đạt ở mức độ trung bình, cán bộ chưa thật sự vận dụng kết hợp hài hòa giữa tình và lý- một yêu cầu quan trọng trong hòa giải tranh chấp đất đai; còn gặp khó khăn, chưa thuần thục khi trình bày nội dung vấn đề tranh chấp, kết quả đạt được của các cuộc hòa giải không cao do giá trị tài sản lớn nên các bên tranh chấp không chịu nhượng bộ nhau Hơn nữa, cán bộ hòa giải có khi chưa có thái độ thật sự khách quan trong quá trình hòa giải Thâm niên công tác, thâm niên giải quyết tranh chấp đất đai và địa bàn sinh sống là những yếu tố tạo ra sự khác biệt của nhóm kỹ năng này 3.2.5 Đánh giá chung kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở 3.2.5.I Mức độ đạt được Sơ đồ 3.5 Mức độ đạt được kỹ năng GQTCĐĐ của CBQLHC cấp cơ sở 2 1 , 19 , 91 , 81 , 1 , 71 , 7 1 , 61 , 61 , 5 1 , NĂNG 1 KỸ 1,9 5 / t 9 i 1 8 1 E , _ KỸ NĂNG 2 £ -1 -KỸ NĂNG 3 É -, KỸ NĂNG 4 ~7 đề tranh chấp và giải thích được 14,2% những thay đổi trong kỹ năng GQTCĐĐ (kỹ năng tổng hợp) của CBQLHC cấp cơ sở Bảng dưới đây thể hiện đánh giá của cán bộ cơ sở trong mẫu nghiên cứu về thực trạng đánh giá cán bộ nơi họ làm việc: Bảng 3.20 Kết quả đánh giá của cán bộ cơ sở về thực trạng đánh giá cán bộ nơi họ làm việc Cá hương án trả lời St ĐT ĐL Các biểu hiện c1 p (%)2 t B C 3 4 7 Nơi tôi công tác, việc đánh giá 28, 26, 30, 15, 2,3 1,0 1 3 0 7 3 5 cán bộ hay bình xét thi đua luôn dựa trên hiệu quả công việc 1 Tôi cảm thấy việc đánh giá cán 15, 28, 41, 14, 2,5 0,9 0 bộ ở nơi tôi công tác thật sự công 2 6 5 7 6 2 bằng, khách quan 1 Nơi tôi công tác, có sự đánh giá 24, 42, 26, 6,5 2,1 0,8 3 khác nhau giữa những người làm 4 9 3 5 6 việc hiệu quả hay không hiệu quả 2 Nơi tôi công tác, những người 12, 22, 32, 33, 2,1 1,0 4 làm việc hiệu quả thường không 0 1 3 6 2 1 * có nhiều cơ hội thăng tiến hơn 3 Nơi tôi công tác, những người 1,8 14, 47, 36, 1,8 0,7 3 làm việc hiệu quả thường không 7 0 4 2 4 * được lãnh đạo đánh giá cao hơn 2,2 0,6 ĐTB thang đo 0 4 - - - - - 5 7—Ắ 5 *7 Ghi chú: Những biểu hiện có dâu * là những biểu hiện đã được đổi ngược điểm, V ĐTB càng cao thì đánh giá cán bộ càng dựa vào hiệu quả công việc Biểu hiện được cán bộ đánh giá với ĐTB thấp nhất là nơi họ công tác những người làm việc hiệu quả thường không được lãnh đạo đánh giá cao hơn (ĐTB = 1,82, với 36,4% số người trả lời hoàn toàn đúng, 47% số người đúng nhiều hơn sai) Thực tế hiện nay trong cơ quan Nhà nước công tác đánh giá cán bộ phụ thuộc rất nhiều vào người lãnh đạo bởi họ là người trực tiếp thực hiện công tác này cũng như có tầm ảnh hưởng lớn đến ý kiến nhận xét, đánh giá của những người khác trong đơn vị Vẫn biết đánh giá cán bộ là khâu được thực hiện yếu nhất hiện nay trong các khâu của công tác cán bộ, nhưng bản thân người lãnh đạo cũng không đánh giá cao những người làm việc hiệu quả thì đây thật sự là vấn đề cần được quan tâm Khi phỏng vấn một số cán bộ làm việc ở phường, xã, chúng tôi nhận thấy điểm chung từ ý kiến của những cán bộ này là đều thừa nhận yếu tố “tình cảm cá nhân” có ảnh hưởng không nhỏ đến việc đánh giá cán bộ ở cơ quan nơi họ công tác và không ít cán bộ lãnh đạo vẫn xem nặng yếu tố “bằng lòng” hơn “bằng cấp” Ngoài ra, các biểu hiện đánh giá cán bộ hay bình xét thi đua luôn dựa trên hiệu quả công việc; có sự đánh giá khác nhau giữa những người làm việc hiệu quả hay không hiệu quả; những người làm việc hiệu quả thường không có nhiều cơ hội thăng tiến hơn đều được cán bộ cơ sở đánh giá với ĐTB ở mức không cao cũng là điều dễ hiểu, bởi vì thực trạng của vấn đề đánh giá cán bộ hiện nay, theo chúng tôi, còn nhiều cảm tính và khá nhạy cảm Với cách thức hướng dẫn đánh giá cán bộ hiện nay trong cơ quan Nhà nước thì khó có hiệu quả bởi 2 lý do: Thứ nhất, theo cách thức đánh giá cán bộ hiện nay có nhiều tiêu chí còn chung chung, chưa cụ thể dẫn đến kết quả nghiêng về định tính hơn định lượng Thứ hai, mặc dù đã có qui định bằng văn bản về yêu cầu của công tác đánh giá cán bộ, nhưng thực tế trong cơ quan Nhà nước công tác này phụ thuộc khá lớn vào sự công tâm, khách quan của người lãnh đạo Do đó, việc đánh giá cán bộ còn mang nặng yếu tố chủ quan, chưa thật sự dựa vào hiệu quả công tác 3.3.2 Yếu tố cơ chế, thủ tục hành chính Đây là yếu tố có tác động mạnh thứ hai đến kỹ năng GQTCĐĐ của CBQLHC cấp cơ sở, sau yếu tố đánh giá cán bộ Yếu tố cơ chế, thủ tục hành chính có hệ số tương quan thuận chiều với cả bốn kỹ năng và kỹ năng tổng hợp cho thấy, khi yếu tố cơ chế, thủ tục hành chính được ban hành rõ ràng, cụ thể, không còn rườm rà, chồng chéo thì kỹ năng GQTCĐĐ của CBQLHC cấp cơ sở được nâng lên Ngược lại, cơ chế, thủ tục hành chính càng rườm rà, phức tạp thì kỹ năng GQTCĐĐ của CBQLHC sẽ yếu Yếu tố cơ chế, thủ tục hành chính là biến có tác động đến tất cả các nhóm kỹ năng nêu trên trong so sánh với các yếu tố được nghiên cứu khác, giải thích được khoảng từ 5% đến 15% những biến thiên của bốn kỹ năng thành phần nêu trên, trong đó tác động mạnh nhất đến kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai và giải thích được 11,8% những thay đổi trong kỹ năng GQTCĐĐ (kỹ năng tổng hợp) của CBQLHC cấp cơ sở Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của cán bộ về cơ chế, thủ tục hành chính trong giải quyết tranh chấp đất đai được thể hiện qua bảng 3.20: chấp đất đai Stt 32 34 36 37 Các p1 Các văn bản của Nhà nước về 2,8 giải quyết tranh chấp đất đai còn nhiều qui định chồng chéo Các qui định của Nhà nước về 4,6 giải quyết tranh chấp đất đai chưa cụ thể, rõ ràng đã gây khó khăn cho tôi khi giải quyết tranh chấp đất đai Người dân thường cảm thấy khó 6,0 thực hiện hết các qui định thủ tục hành chính của Nhà nước về giải quyết tranh chấp đất đai Quy định về các thủ tục giải 1,4 quyết tranh chấp đất đai ở nước ta còn rườm rà ĐTB thang đo Các biểu hiện hương án trả lời (%) 3 4 2 10,6 54,4 32,3 ĐTB ĐLC 3,16 0,72 32,7 38,2 24,4 2,82 0,85 19,4 47,9 26,7 2,95 0,84 21,2 49,8 27,6 3,04 0,74 2,99 0,57 Chú ý: ĐTB càng cao thì cơ chế, thủ tục hành chính càng rườm rà, chồng chéo Kết quả ở bảng trên cho thấy, cơ chế, thủ tục hành chính được qui định chưa thật sự rõ ràng, cụ thể nên còn gây khó khăn cho việc giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở (ĐTB 2,99) Các biểu hiện của thang đo cũng cho thấy, cán bộ trong mẫu nghiên cứu đánh giá các nội dung: Các văn bản của Nhà nước về giải quyết tranh chấp đất đai còn nhiều qui định chồng chéo; Các qui định của Nhà nước về giải quyết tranh chấp đất đai chưa cụ thể, rõ ràng ; Quy định về các thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai ở nước ta còn rườm rà đã gây khó khăn cho cả cán bộ lẫn người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính để giải quyết tranh chấp đất đai Trong báo cáo nghiên cứu được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia (AusAID) và Quĩ Châu Á của nhóm nghiên cứu do PGS TS Nguyễn Quang TuyếnTrưởng bộ môn luật đất đai, Đại học luật Hà Nội làm trưởng nhóm, về nội dung: Hòa giải tranh chấp đất đai tại Việt Nam- Phân tích pháp luật hiện hành, các thực tiễn và khuyến nghị cho cải cách, tháng 10 năm 2013 đã đưa ra 11 hạn chế và kẽ hở trong các qui định về hòa giải cơ sở cả về hình thức, nội dung, thành phần, chế độ thù lao của việc giải quyết tranh chấp đất đai của pháp luật hiện hành và nhiều khuyến nghị sửa đổi , bổ sung về luật đất đai cũng như thủ tục, qui định việc thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay Điều này chứng tỏ, cơ chế, thủ tục hành chính cũng như luật hiện hành về vấn đề này còn nhiều bất cập Đồng chí N T D, Phó chủ tịch phường của Quận Gò Vấp cho biết: Tranh chấp đất đai phải qua hòa giải tại cấp phường, xã theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể tranh chấp nào được hòa giải ở cấp phường, xã đã tạo ra cách hiểu khác nên việc vận dụng cũng không thống nhất ngay cả trong một quận Đồng chí đưa ra ví dụ: Xuất phát từ tính chất các quan hệ tranh chấp cần được hiểu theo nghĩa hẹp là loại tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà các tranh chấp thừa kế, hôn nhân gia đình có liên quan đất đai thì tùy từng trường hợp phải qua hòa giải chứ không bắt buộc tất cả Chẳng hạn tranh chấp về thừa kế đất đai người chết không có để lại di chúc nhưng các đồng thừa kế không thống nhất với nhau trong việc xác định di sản thừa kế thì cần phải qua hòa giải một bước ở cấp xã, còn nếu các đồng thừa kế đã thống nhất với nhau đây là di sản thừa kế nhưng còn vướng mắc ở cách chia thì không cần phải qua hòa giải Vậy mà nhiều nơi vẫn thực hiện hòa giải, mà hòa giải phân chia tài sản thì phức tạp và kéo dài vì có khi không bên nào chịu nhượng bộ nhau Như vậy, không thể phủ nhận cơ chế, thủ tục hành chính về giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay còn nhiều kẽ hở, bất cập Điều này cũng được thể hiện trong báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014 của Ngành Thanh tra Chính phủ: việc giải quyết tranh chấp đất đai bộc lộ nhiều hạn chế, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường hành chính và con đường tư pháp vẫn còn bộc lộ những bất cập, rườm ra, kéo dài thời gian, nhiều trường hợp gây bức xúc trong dư luận cần phải được tiếp tục khắc phục, hoàn thiện 3.3.3 Thói quen ứng xử của người dân Kết quả phân tích tương quan và hồi quy bậc nhất cho thấy đây cũng là yếu tố có tác động đến kỹ năng GQTCĐĐ của CBQLHC cấp cơ sở Yếu tố thói quen ứng xử của người dân có tương quan thuận với hai kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai, kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp và với kỹ năng tổng hợp cho thấy người dân càng có thói quen ứng xử theo pháp luật thì thì kỹ năng GQTCĐĐ của CBQLHC cấp cơ sở được nâng lên Ngược lại, người dân ít thói quen ứng xử theo pháp luật thì kỹ năng GQTCĐĐ của CBQLHC sẽ yếu Sự tác động của yếu tố thói quen ứng xử của người dân so sánh với các yếu tố có tác động được nghiên cứu khác, giải thích được khoảng từ 3,7% đến 19,1% những biến thiên của hai kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai và kỹ năng trình bày vấn đề tranh chấp và thuyết phục các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải, trong đó tác động mạnh nhất đến kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai và giải thích được 5,8% những thay đổi trong kỹ năng GQTCĐĐ (kỹ năng tổng hợp) của CBQLHC cấp cơ sở Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của cán bộ về thói quen ứng xử của người dân trong giải quyết tranh chấp đất đai cho thấy: Bảng 3.22.Thói quen ứng xử của người dân khi chấp hành qui định của luật pháp trong giải quyết tranh chấp đất đai Các hương án trả lời Stt Các biểu hiện ĐTB ĐLC p1 (%) 3 4 2 3 30,0 33,6 31,3 2,91 0,9 Trong các vụ tranh chấp đất đai, 5,1 các bên tranh chấp thường cố giữ lý lẽ của mình, dù không đúng luật 35 Trong các vụ tranh chấp đất đai, 1,4 21,2 43,3 34,1 3,1 0,77 các bên tranh chấp thường không chấp nhận ngay phương án giải quyết dựa trên luật pháp, dù biết rõ quy định của luật 38 Nhiều người dân không hiểu rõ 0,9 20,3 56,7 22,1 3,0 0,68 luật đất đai nói chung, luật về quyền sử dụng đất đai, phân chia tài sản nói riêng ĐTB thang đo 3,00 0,58 Ghi chú: ĐTB càng cao thì người dân có thói quen càng không theo pháp luật Kết quả thu được từ bảng là phù hợp với thực tế Khi phỏng vấn, đồng chí L.T.C và nhiều cán bộ tham gia giải quyết tranh chấp đất đai đều thừa nhận: Việc thực hiện hòa giải có hiệu quả hay không không chỉ phụ thuộc vào các qui phạm pháp luật mà còn bị chi phối mạnh mẽ bởi các qui tắc đạo đức, phong tục tập quán của nhiều dân tộc Việt Một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hòa giải là người dân ít thực hiện theo qui định của luật pháp Có trường hợp người dân không hiểu luật, có trường hợp người dân không chấp hành do thói quen ứng xử theo suy nghĩ cảm tính, lợi ích cá nhân nhưng cũng có không ít người dân cố tình không chấp hành dù biết rất rõ các qui định của luật pháp Thậm chí, có cả trường hợp người dân biết rất rõ trong các qui định về hòa giải tranh chấp đất đai vẫn còn bất cập nên cố tình làm sai để việc hòa giải không thể diễn ra được Để chứng minh, các đồng chí cán bộ đã cung cấp cho chúng tôi một số hồ sơ vụ việc tranh chấp đất đai do người dân không chịu chấp hành qui định của luật pháp nên đến nay chính quyền vẫn không giải quyết được: Trường hợp 1: Năm 1999, chị L và gia đình bà H đổi đất ruộng cho nhau để cả hai ruộng đều gần nhà tiện canh tác, chăm sóc và thu hoạch hoa màu, theo đó mảnh đất gần trục đường to nhà chị L để bà H canh tác (gần nhà bà H), còn mảnh đất của nhà bà H gần nhà chị do chị L canh tác, diện tích hai mảnh bằng nhau Hai bên chỉ đổi miệng chứ không làm thủ tục xác nhận qua UBND xã, bởi cả hai bên xác định việc đổi chỉ chỉ mang tính chất các bên trồng trọt cho tiện bề chăm sóc và thu hoạch hoa màu, sau này nếu không thích thì trả lại cho nhau Giấy tờ về quyền sử dụng đất nông nghiệp được cơ quan có thẩm quyến cấp của ai vẫn do người đó giữ Kể từ khi trục đường được nâng cấp và trở thành đường cao tốc rồi tương lai lên đô thị Cuối năm 2012, chị L đề nghị bà H hai bên trả lại đất cho nhau, chị không đổi nữa Nhưng bà H không đồng ý vì cho rằng chị đã đổi cho bà thì không lấy lại Chị L đã nhiều lần gặp trực tiếp và đề nghị bà H trả đất cho chị nhưng bà H vẫn không đồng ý Chị nhiều lần gửi đơn lên xã đề nghị xã can thiệp đồng thời đề nghị cán bộ xã trích lục tên người sử dụng thửa đất ghi trong sổ địa chính xã Trong buổi hòa giải cán bộ địa chính xã đã mở sổ địa chính và cho biết thửa đất trước đây chia cho ai nay vẫn đứng tên người đó Buổi hòa giải đã giải quyết theo hướng hai bên trả lại đất cho nhau, chi L đồng ý để bà H thu hoạch hết vụ hoa màu mới lấy lại ruộng nhưng bà H đã có những hành động cử chỉ không đúng mực trong buổi hòa giải Bà H vẫn không đồng ý trả lại đất cho chị L Cho đến nay vụ việc vẫn đang được giải quyết ở tòa án Huyện mà chưa có hồi kết Trường hợp 2: Bà Q ở Củ Chi, năm 1991 bà theo các con lên Đắc Lắc trồng Cà Phê, nhờ gia đình ông M là anh em họ trông nhà đất giúp, mọi thứ đồ đạc trong gia đình bà vẫn để cho ông M sử dụng và hoa màu trên đất ông M được thu hoạch và trồng trọt thêm, nhưng hai bên không xác lập giấy tờ mà chỉ nói với nhau bằng miệng và có bà cụ L trong họ làm chứng Ngay sau khi bà Q đi, ông M thường xuyên qua lại trông nom thu hoạch hoa màu Năm 1998, ông M sau khi tổ chức cưới cho con trai đã cho con trai đến ở trên mảnh đất của bà Q Năm 2002, bà cụ L chết Năm 2005, con trai ông M là anh B đã làm thủ tục kê khai xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Đầu năm 2007, anh B đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp sổ đỏ trên mảnh đất nhà bà Q Cuối năm 2009, bà về hẳn nhà để sinh sống, nhưng anh B đã không cho bà vào nhà và cho rằng đất này là đất của anh Bố anh đã cho anh kể từ khi anh lấy vợ Bà Q quá bất ngờ về việc này và yêu cầu ông M phải trả lại nhà, đất Tuy nhiên người làm chứng là cụ L đã chết nên không có ai làm chứng cho bà Q, mặc dù hàng xóm nhà bà cũng có một vài người biết chuyện nhưng ai cũng biết anh B là người hống hách và hay gây chuyện nên họ ngại bị va chạm, sơ bị vạ lây nên không ai đứng ra làm chứng cho bà Trong khi đó, gia đình ông M và anh B đều cố tình không hợp tác Bà Q nhiều lần gửi đơn ra UBND xã đề nghị chính quyền xã can thiệp yêu cầu bố con ông M phải trả lại nhà, đất cho bà, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên anh B UBND xã đã nhiều lần triệu tập ông M và anh B đến để hòa giải nhưng cả hai bố con ông đều cố tình không đến UBND xã không có biện pháp để can thiệp, lý do cán bộ xã đưa ra là đã nhiều lần gửi thông báo đến nhà bố con ông M nhưng đến ngày hòa giải họ không có mặt để tiến hành hòa giải thì UBND xã không thể hòa giải UBND xã cũng không thể lập biên bản hòa giải không thành Đây là nguyên nhân khiến cho bà Q không thể khởi đơn khởi kiện ra tòa vì tranh chấp chưa được hòa giải ở cơ sở Trong cả hai trường hợp nêu trên, người dân đều biết mình sai nhưng cố tình không tuân thủ qui định của luật pháp Ở trường hợp 1, bà H biết rõ miếng đất mình đang sử dụng thuộc quyền sở hữu của chị L (cán bộ địa chính xã đã chứng minh bằng giấy tờ hợp pháp) nhưng bà H vẫn nhất định không trả chỉ vì miếng đất chị L có nhiều lợi ích sau này Ở trường hợp 2, cũng vì lợi ích mà ông M và anh B không chịu trả đất cho bà Q Ông M và anh B còn biết rõ khi UBND xã hòa giải mà một bên tranh chấp vắng mặt thì hòa giải không thực hiện được, đồng thời vì thế mà UBND xã cũng không thể lập biên bản để bà Q khởi kiện ra tòa án ( luật chưa có qui định để giải quyết những tình huống như thế này) nên đã cố tình vắng mặt để gây khó khăn cho việc hòa giải mà chính quyền cấp phường, xã không thể làm gì khác Đồng chí L.T.C còn cho biết, những trường hợp mà người dân chưa hiểu hết về luật, chỉ cần cán bộ giải thích người dân hiểu ra thì họ sẽ đồng tình và việc giải quyết tranh chấp thuận lợi hơn rất nhiều, chỉ những trường hợp do lợi ích chi phối mà người dân bất chấp cả những qui định của luật pháp để hành xử thì việc giải quyết khó khăn, kéo dài thậm chí bế tắc Như vậy, những ý kiến đánh giá của cán bộ giải quyết tranh chấp đất đai cũng như những tình huống đưa ra đã phản ánh việc chấp hành những qui định của nhà nước trong giải quyết tranh chấp đất đai của người dân còn hạn chế Nguyên nhân có khi do người dân không hiểu hết luật, nhưng cũng do người dân cố tình không chấp hành vì lợi ích cá nhân 3.3.4 Động cơ giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở Động cơ giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở là yếu tố không có tác động đến kỹ năng GQTCĐĐ của CBQLHC cấp cơ sở nhưng lại có tương quan nghịch với nhóm kỹ năng đề ra các phương án và và lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp, với ý nghĩa động cơ làm việc càng tích cực thì hiệu quả của kỹ năng đề ra các phương án và và lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp càng được nâng lên Kết quả khảo sát thang đo cho thấy cán bộ đã có động cơ làm việc tích cực Bảng 3.23 Động cơ giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở Các phương án trả lời Stt Các biểu hiện ĐTB ĐLC 3 4 1 (%) 2 1 3,7 29,5 66,8 3,63 0,55 Thông qua công việc, tôi muốn được 0,0 góp phần xây dựng nền hành chính Nhà nước ngày càng tốt hơn 0,5 20,3 79,3 3,79 0,42 Tôi muốn được vận dụng kiến thức 2 0,0 đã học để giải quyết công việc 4 0,5 32,3 67,3 3,67 0,48 Thông qua công việc, tôi muốn tạo 0,0 niềm tin cho người dân với cơ quan Nhà nước 5 7,4 27,6 61,3 3,47 0,79 Tôi muốn được tích lũy kinh nghiệm 3,7 muốn quyền lợi ích chính sống từbảo quávệtrình làmlợi, việc đáng cho người dân 0,5 17,1 3,81 0,44 Qua công việc, tôi muốn luật pháp 0,5 61 82,0 4,1 4,6 27,2 64,1 3,51 0,77 Tôi luôn cố gắng làm việc vì muốn được thực thi, lẽ phải được bảo vệ 4 khẳng định vịcủa trí tôi củatrong bản thân 9 5,1 23,5 71,4 3,66 0,57 Mong muốn côngtrong việc 0,0 công việcgiải quyết nhu cầu, bức xúc là được 1 Thông 11,1 30,9 56,7 3,43 0,74 quadâncông việc, tôi muốn 1,4 cho người vị công trí quan của cơ 0,5 125 khẳng Khi giảiđịnh quyết việc,trọng tôi luôn 3,2 24,9 71,4 3,67 0,56 quan trong bộ máy hành chính Nhà nước 3,7 33,6 62,7 3,59 0,56 1 Trong công việc, tôi muốn được 0,0 6 được rèn luyện kỹ năng làm việc ĐTB thang đo 3,62 0,37 Ghi chú: ĐTB càng cao thì ý thức về động cơ tích cực càng rõ Kết quả ở bảng cho thấy, tất cả 10 biểu hiện của thang đo động cơ, bao gồm cả động cơ xã hội và động cơ cá nhân đều được đáng giá là những động cơ có tác động tích cực đến kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở, với ĐTB nằm trong khoảng từ 3,43 đến 3,81 không có sự chênh lệch nhiều Các động cơ xã hội và động cơ cá nhân cũng không có sự chênh lệch để tạo ra sự khác biệt Tuy nhiên, những động cơ có biểu hiện thúc đẩy tích cực rõ hơn so với các động cơ khác của thang đo là: động cơ cán bộ làm việc vì “muốn luật pháp được thực thi, lẽ phải được bảo vệ” (ĐTB = 3,81), với 82,0% số người hoàn toàn đúng, 17,1% số người đúng nhiều hơn sai; động cơ cán bộ làm việc vì “muốn được vận dụng kiến thức đã học để giải quyết công việc”(ĐTB= 3,79), với 79,3% số người hoàn toàn đúng, 20,3% số người đúng nhiều hơn sai Chia xẻ vấn đề này, đồng chí P.H.S Phó chủ tịch Phường tuổi còn trẻ cho biết: Tôi cũng như anh em đồng nghiệp trẻ tuổi khác, khi được giao nhiệm vụ tham gia giải quyết tranh chấp đất đai thì yếu tố đầu tiên chi phối là phải làm đúng theo những yêu cầu, qui định của pháp luật Bản thân tôi cũng nghĩ mình người đại diện cho chính quyền thì hơn ai hết mình phải đảm bảo luật pháp được thực thi Hơn nữa, không chỉ trong giải quyết tranh chấp đất đai mà trong các công việc khác, vì công việc mới nên chúng tôi vừa vận dụng kiến thức đã học nhưng cũng vừa học hỏi kinh nghiệm của những đồng nghiệp đi trước để cố gắng thực hiện công việc tốt nhất” Chúng tôi cho rằng, không chỉ riêng cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở mà các cán bộ làm việc trong cơ quan Nhà nước đa số đều ý thức được tuân thủ luật pháp là tiêu chí hàng đầu khi thực thi công việc Với cán bộ trẻ mới ra trường , hành tranh chỉ là kiến thức đã được học trên ghế nhà trường thì việc phải vận dụng kiến thức được học cũng như có mong muốn được đem những hiểu biết của mình để làm việc là điều dễ hiểu Như vậy, những động cơ thúc đẩy được tìm hiểu tuy không phải là những động cơ có tác động đến việc giải quyết tranh chấp đất đai nhưng không thể phủ nhận đây cũng là yếu tố thúc đẩy cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở thực hiện công việc của mình Kết quả này một mặt phản ánh nhu cầu, đặc điểm tâm lý của cán bộ khi động cơ làm việc không có khuynh hướng nghiêng nhiều về lợi ích xã hội hay lợi ích cá nhân Mặt khác, do đặc điểm của cơ quan hành chính Nhà nước, cán bộ làm việc hầu như không có động cơ làm việc phải cạnh tranh để thu hút khách hàng, không phải gắn thu nhập của bản thân với chất lượng phục vụ khách hàng giống như khối doanh nghiệp hay các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu khác mà chỉ mang tính chất phục vụ Tìm hiểu chế độ cũng như kinh phí cho việc hòa giải ở cơ sở trong tranh chấp đất đai, theo pháp luật hiện hành qui định khoản tiền thù lao trả cho việc hòa giải thành là 150.000 đồng/vụ và 50.000 đồng /vụ đối với việc hòa giải không thành Số tiền này rõ ràng chưa tương xứng với công sức, thời gian của cán bộ hòa giải bỏ ra Bởi lẽ, tranh chấp đất đai là tranh chấp nhạy cảm, phức tạp và liên quan đến nhiều bên, hòa giải thường phải tiến hành nhiều lần Số kinh phí này thậm chí không đủ để chi trả tiền trà nước phục vụ cho qúa trình hòa giải tranh chấp Còn kinh phí chi hoạt động của Hội đồng hòa giải cấp xã lại không được Nhà nước qui định Với những phân tích trên thì kết quả thu được từ yếu tố động cơ cũng là điều hợp lý .3.5 Thái độ đoi với cong việc giải quyêt tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở Cùng với yếu tố động cơ thì yếu tố thái độ cũng không có tương quan đến kỹ năng GQTCĐĐ của CBQLHC cấp cơ sở nhưng lại có tương quan thuận với hai kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai và kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp Tuy nhiên, khi tìm hiểu biểu hiện của yếu tố này cho thấy các cán bộ cơ sở trong mẫu nghiên cứu có thái độ khá tích cực đối với công việc: quản lý hành chính cấp cơ sở Stt 18 19 20 Các biểu hiện Công việc hiện nay phù hợp với tôi Các phương án trả lời (%) 1 2 3 4 2,3 7,4 45,2 45,2 Tôi muốn làm lâu dài với công việc 7,4 này Tôi rất bức xúc khi nhu cầu của 2,8 m /\ • , -| A /V 1 A •? > 1 Ghi chú: Những biểu hiện có dấu * ĐLC 33,3 0,71 6,0 17,1 41,9 44,7 3,24 40,6 39,6 3,17 0,86 0,81 27,6 39,2 6,0 2,76 0,92 0,0 2,3 16,1 81,6 3,79 0,46 4,1 7,8 40,1 47,9 3,32 0,79 32,3 45,6 18,9 3,2 3,07 6,9 26,7 43,8 22,6 2,82 0,86 3,7 10,6 41,9 43,8 3,26 3,19 0.79 0,48 người dân về đất đai không được 22* Thỉnh thoảng tôi cảm thấy chán nản 27,2 và muốn chuyển sang làm công việc 23 Mỗi khác khi giải quyết xong một vụ việc tranh chấp và được người dân đồng thuận, tôi cảm thấy rất hài lòng 25 Tôi cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại 26* Tôi cảm thấy giải quyết tranh chấp đất đai là công việc nhàm chán 27 Khi có vấn đề tranh chấp cần giải quyết, tôi luôn bắt đầu công việc với sự hứng thú 28 Tôi thấy yêu nghề của mình ĐTB thang đo ĐTB 0,8 là những biểu hiện đã được đổi ngược điểm, ĐTB càng cao thì cán bộ càng yêu nghề Biểu hiện thể hiện rõ nhất là họ cảm thấy hài lòng trong công việc là khi giải quyết vụ việc tranh chấp được người dân đồng thuận (ĐTB= 3,79) Đồng chí T.V.K, một cán bộ có thời gian lâu năm giải quyết tranh chấp đất đai cho biết: Những vụ giải quyết tranh chấp đất đai phức tạp, kéo dài thường là những vụ tranh chấp người dân thật sự khó khăn về kinh tế, họ trông chờ nhiều vào số tài sản tranh chấp nên khi giải quyết được họ rất vui và tỏ thái độ biết ơn chính quyền đã giúp đỡ họ Điều này làm cho chúng tôi có thêm động lực để làm việc, để gắn bó với nghề của mình” Cũng tham gia giải quyết tranh chấp đất đai, đồng chí H.V.L chia xẻ: Nhiều vụ tranh chấp đất đai hòa giải nhiều lần không thành vì người dân chỉ có tài sản là miếng đất tranh chấp nên không ai chịu nhượng bộ nhau Chúng tôi rất muốn các bên đạt được thỏa thuận nhưng không thể làm khác vì nhiệm vụ của chúng tôi chỉ giúp 2 bên tự thỏa thuận với nhau chứ không thể ép buộc, vừa mệt mỏi cho những người tham gia hòa giải nhưng lại vừa buồn vì công sức của mình bỏ ra mà không đem lại hiệu quả” Rõ ràng hiệu quả công việc và đem lại niềm vui cho người khác sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với người cán bộ bởi nó sẽ tạo ra những cảm xúc tích cực trong công việc, tình yêu nghề cũng như mong muốn gắn bó lâu dài đối với công việc Trong khi xã hội đang phê phán, lên án càng ngày càng có nhiều cán bộ có thái độ vô cảm với khó khăn, nỗi khổ của người dân thì kết quả khảo sát thu được từ mẫu nghiên cứu này cho thấy cán bộ giải quyết tranh chấp đất đai ở cấp cơ sở lại có thái độ làm việc tích cực, tình yêu nghề từ việc đem lại sự hài lòng cũng như lợi ích cho người dân Lý giải điều này, chúng tôi cho rằng giải quyết tranh chấp đất đai là công việc mà chính quyền không thể không giải quyết vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến ổn định trật tự xã hội ở địa phương, chỉ có điều cán bộ thực hiện công việc với thái độ như thế nào? Phỏng vấn đồng chí D Phó chủ tịch Quận Thủ Đức- bản thân đồng chí đã từng tham gia và bây giờ là chỉ đạo việc giải quyết tranh chấp đất đai, đồng chí cho biết: Thật sự công việc này không mang lại lợi ích gì cho cá nhân cán bộ nhưng điều đáng mừng là đa số cán bộ khi được giao nhiệm vụ thực hiện công việc này đều có trách nhiệm, nhiệt huyết, trăn trở với công việc vì họ hiểu việc giải quyết không chỉ mang lại lợi ích chính đáng cho người dân mà còn góp phần ổn định trật tự ở địa phương, nên đây là việc không thể không giải quyết, nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý, điều hành hoạt động ở phường, xã Tuy nhiên, phải thừa nhận hiệu quả của việc giải quyết chưa đạt được như mong muốn Nguyên nhân có một phần cán bộ tuy năng nổ, nhiệt tình trong công việc nhưng năng lực thì còn hạn chế Bên cạnh đó cũng phải kể đến những bất cập và kẽ hở trong qui định về giải quyết tranh chấp đất đai của pháp luật hiện hành Bên cạnh đó, có đến khoảng 45% số cán bộ được hỏi trả lời (39,2% đúng nhiều hơn sai và 6,0% hoàn toàn đúng) cảm thấy chán nản và muốn chuyển sang công việc khác (ĐTB 2,76) vì cho rằng công việc giải quyết tranh chấp đất đai là công việc nhàm chán (ĐTB 3,07) Giải quyết tranh chấp đất đai là giải quyết mâu thuẫn, bất đồng của người dân để đem lại lợi ích cho chính họ Đây không phải là công việc được nhiều người lựa chọn nếu không đem lại cho người đó một giá trị vật chất nhất định Chúng tôi cho rằng, nếu cán bộ không xác định được nhiệm vụ của bản thân, trách nhiệm của mình với người dân và xã hội thì rất khó để yêu thích, gắn bó lâu dài với nghề Việc cán bộ quan niệm đây là công việc nhàm chán và muốn chuyển sang công việc khác cũng là điều dễ hiểu Kết quả khảo sát cũng phản ánh cán bộ chưa thật sự yêu nghề, chưa muốn gắn bó lâu dài với nghề, chưa thật sự hứng thú trong công việc Điều đem đến cho cán bộ sự hài lòng trong công việc lại là chính kết quả của việc giải quyết tranh chấp đã đem lại lợi ích, sự hài lòng cho người dân cho thấy cán bộ đã nhận thức được ý nghiã, trách nhiệm của bản thân trong công việc Phép phân tích hồi quy bội stepwise đã được chúng tôi sử dụng để phát hiện các mô hình hồi quy tối ưu và sát hơn với thực tế Kết quả thu được cho thấy biến thói quen ứng xử của người dân đã không có ý nghĩa Như vậy, kết quả phân tích hồi quy bội với sự tác động đồng thời của 3 yếu tố: đánh giá cán bộ; cơ chế, thủ tục hành chính và thói quan ứng xử của người dân thì có 2 mô hình hồi quy (hay 2 mô hình tác động) tối ưu, gồm: Mô hình 1: Gồm có đánh giá cán bộ Sự thay đổi của biến nay giải thích được 14,2% (r2 = 0,142, p < 0,001) những thay đổi ở kỹ năng tổng hợp Mô hình 2: gồm 2 biến tác động là đánh giá cán bộ và cơ chế, thủ tục hành chính Sự thay đổi đồng thời của hai biến này giải thích được 23,4% (r2 = 0,234, p < 0,001) những thay đổi ở biến kỹ năng tổng hợp, trong đó biến đánh giá cán bộ có tác động mạnh hơn, tuy không nhiều so với biến thủ tục (beta của biến đánh giá cán bộ = -0,342, beta của biến thủ tục là 0,306) Với kết quả thu được, khi xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng GQTCĐĐ của CBQLHC cấp cơ sở cần chú ý đến hai yếu tố được đưa ra mô hình hồi quy bội đó là công tác đánh giá cán bộ và cơ chế, thủ tục hành chính Như vậy, trên cơ sở kết quả thu được từ số liệu về thực trạng cũng như những yếu tố tác động đến kỹ năng GQTCĐĐ của CBQLHC cấp cơ sở cho thấy, hiệu quả hòa giải tranh chấp đất đai ở cấp cơ sở còn thấp chủ yếu chỉ mới đạt được ở những tranh chấp nhỏ và không phức tạp Lý do được giải thích từ hai nguyên nhân: Nguyên nhân chủ quan do năng lực, kiến thức, khả năng vận dụng pháp luật của CBQLHC cấp cơ sở còn hạn chế, cán bộ chưa được đào tạo bài bản, làm việc chưa chuyên nghiệp chủ yếu dựa trên sự tích lũy kiến thức và kinh nghiệm của người đi trước Nguyên nhân khách quan, trước hết do các qui định của pháp luật về đất đai còn nhiều bất cập kẽ hở; các văn bản của Nhà nước về GQTCĐĐ còn nhiều qui định chồng chéo, rườm rà, chưa cụ thể, rõ ràng Bên cạnh đó, người dân còn ít thực hiện theo qui định của luật pháp: Có trường hợp người dân không hiểu luật, có trường hợp người dân không chấp hành do thói quen ứng xử theo suy nghĩ cảm tính, lợi ích cá nhân nhưng cũng có không ít người dân cố tình không chấp hành dù biết rất rõ các qui định của luật pháp Thậm chí, có cả trường hợp người dân biết rất rõ trong các qui định về hòa giải tranh chấp đất đai vẫn còn bất cập nên cố tình làm sai để việc hòa giải không thể diễn ra được 3.4 Kết quả thực nghiệm tác động 3.4.1 Một số cơ sở tiến hành thực nghiệm tác động Kết quả khảo sát cho thấy kỹ năng GQTCĐĐ của CBQLHC cấp cơ sở hiện nay còn nhiều hạn chế do cả yếu tố khách quan và chủ quan Trong các yếu tố khách quan thì hai yếu tố công tác đánh giá cán bộ và cơ chế, thủ tục hành chính có tác động khá mạnh đến kỹ năng này Tuy nhiên, để tác động vào những yếu tố này, người nghiên cứu không đủ thẩm quyền, mà Đảng và Nhà nước hoặc các cơ quan chức năng có liên quan mới có đủ quyền hạn Mặt khác, kết quả khảo từ phiếu điều tra cũng cho thấy % số cán bộ được hỏi (75,6%) đã được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng GQTCĐĐ và hơn 80% số cán bộ được học đánh giá khóa học giúp rất nhiều và tương đối nhiều cho công việc giải quyết vấn đề đất đai trong thực tiễn Phỏng vấn một đồng chí lãnh đạo huyện Củ Chi được biết: Năm 2014 thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật huyện (Phòng Tư pháp) đã tổ chức mở 6 lớp tập huấn kiến thức pháp luật cho Ban hòa giải và Tổ hòa giải các xã, trị trấn cho 867 hòa giải viên với các nội dung luật như Luật Hòa giải ở cơ sở, Luật Khiếu nại, Luật Xử lý vi phạm hành chính và Bộ luật dân sự năm 2005 hầu hết được các học viên đánh giá các lớp tập huấn này là khá bổ ích cho công việc hòa giải Tuy nhiên, đồng chí cho biết thêm, hạn chế của Huyện là chỉ mở được các lớp tấp huấn bồi dưỡng về kiến thức pháp luật, còn những lớp tập huấn về kỹ năng cho công tác hòa giải như: kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án tối ưu, kỹ năng thuyết phục thì hầu như không có, trong khi những kỹ năng này thật sự cần thiết cho cán bộ giải quyết tranh chấp đất đai Hơn nữa, kết quả khảo sát cho thấy khoảng 95% số cán bộ được hỏi đánh giá kỹ năng GQTCĐĐ là rất cần thiết và cần thiết và có mong muốn được tiếp tục tham gia các lớp tập huấn nâng cao về kỹ năng GQTCĐĐ Một số cán bộ ở phường, xã chia xẻ: GQTCĐĐ cần rất nhiều kỹ năng, nhưng bản thân chưa từng được tham gia một lớp tập huấn nào về kỹ năng, mà chủ yếu chỉ được bồi dưỡng về kiến thức pháp luật Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết trong chương trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp phường, xã, cũng chỉ có một chuyên đề về giải quyết tranh chấp đất đai với nội dung là cung cấp những thông tin, kiến thức liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai, không đề cập gì đến các kỹ năng cần thiết cho việc thực hiện hoạt động này Căn cứ vào kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy hầu hết CBQLHC cấp phường, xã chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng GQTCĐĐ ngay từ bậc đại học cũng như quá trình công tác Các lớp tập huấn, bồi dưỡng nếu được tổ chức cũng chưa hiệu quả bởi những hạn chế về nội dung, chương trình Thực tế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến kỹ năng GQTCĐĐ của CBQLHC cấp cơ sở Xuất phát từ thực tế kết quả điều tra, chúng tôi đã xây dựng chương trình và tổ chức thực nghiệm với biện pháp tác động là tổ chức lớp tập huấn: “Nâng cao một số kỹ năng GQTCĐĐ cho CBQLHC cấp cơ sở”, khách thể gồm 30 cán bộ đang tham gia QGTCĐĐ ở phường, xã Nội dung tập huấn bao gồm: Cung cấp cho CBQLHC những kiến thức về nội dung, mục đích, cách thức tiến hành một số kỹ năng GQTCĐĐ; tổ chức cho CBQLHC giải quyết các bài tập tình huống được thiết kế phù hợp với từng kỹ năng và sau đó tổ chức cho CBQLHC luyện tập để rèn luyện kỹ năng Hai nhóm kỹ năng được tổ chức thực nghiệm là hai nhóm kỹ năng kế tiếp nhau, có vai trò quan trọng trong qui trình giải quyết tranh chấp đất đai và có kết quả thực hiện còn nhiều hạn chế, đó là, kỹ năng thu nhập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp và kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án để giải quyết tranh chấp đất đai 3.4.2 Kết quả thực nghiệm tác động Kết quả điều tra cho thấy có sự thay đổi về một số kỹ năng GQTCĐĐ của CBQLHC cấp cơ sở trên những khách thể thực nghiệm tác động 3.4.2.1 Sự thay đổi của các kỹ năng được thực nghiệm tác động a Kỹ năng thu nhập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp So với 4 kỹ năng được nghiên cứu, kỹ năng xác định các nguồn thông tin cần thu nhập và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân dẫn đến vấn đề tranh chấp cần giải quyết có vai trò quan trọng tác động đến việc thực hiện cũng như hiệu quả của các nhóm kỹ năng tiếp theo Hơn nữa, việc thực hiện kỹ năng này có kết quả thấp nhất trong 4 kỹ năng Kết quả thực nghiệm tác động cho thấy, sau thực nghiệm, kỹ năng này của cán bộ được nâng lên tốt hơn mặc dù mức độ nâng lên không nhiều thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp sau thực nghiệm tác động STT Trước Kỹ năng thu nhập thông tin và phân tích mâu thuẫn, Sau thực nguyên nhân của vấn đề tranh chấp thực nghiệ nghiệm Có khi tôi bỏ sót một số giấy tờ có liên quan đến sự việc m 16 1.67 1.75 tranh chấp đất đai 17* Việc xác minh được tính hợp pháp của các giấy tờ có liên 3.40 3.47 quan đến sự việc tranh chấp đất đai giúp tôi giải quyết được các vụ tranh chấp đất đai hiệu quả 18* Việc thu thập được đầy đủ thông tin giúp tôi giải quyết 3.20 3.20 được các vụ tranh chấp đất đai hiệu quả 19 Tôi cảm thấy lúng túng khi xác minh tính xác thực của 1.80 1.97 các thông tin liên quan đến vấn đề tranh chấp đất đai 20 Để có được các nguồn thông tin nhằm hiểu rõ vấn đề 1.20 1.23 tranh chấp đất đai mà tôi phải giải quyết, có lúc tôi đã vượt quá thẩm quyền của mình 21* Bổ xung thêm các giấy tờ, tài liệu còn thiếu để giải quyết 2.60 2.70 sự việc tranh chấp đất đai mà tôi tiếp nhận là công việc dễ dàng đối với tôi Tôi mất nhiều thời gian để tìm được cơ sở pháp lý cho 22 1.93 2.17 việc giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai mà tôi tiếp nhận 23* Khi phân tích bản chất cốt lõi của vụ tranh chấp đất đai mà tôi tiếp nhận giải quyết, tôi không chỉ dựa trên các 3.13 3.37 quy định pháp lý, mà còn chú ý đến cả những chuẩn mực ứng xử của cộng đồng 25* Các thông tin mà tôi thu thập được giúp tôi xác định 3.20 3.20 chính xác vấn đề cốt lõi của các vụ tranh chấp đất đai mà tôi giải quyết 27 Có lúc tôi nhầm lẫn khi xác định các qui phạm pháp luật được áp dụng để giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai 1.57 1.63 28* 29 30* 32 31* 33 34 Việc tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn về những thông tin cần thiết cho những vụ tranh chấp đất đai phức tạp đã giúp tôi giải quyết vấn đề tranh chấp hiệu quả hơn rất nhiều Tôi cảm thấy khó khăn trong việc xác định đâu là mâu thuẫn cốt lõi nhất và mâu thuẫn không cơ bản trong những vụ việc tranh chấp đất đai mà tôi giải quyết Khi phân tích củachấp vụ nhận tranh chấp đất đai giải quyết hiệu bản quả,chất đượccốt cáclõibên mà nhận quyết,chấp tôi đất đềuđai, dựađôi trênkhinhững Khi tôi giảitiếp quyết cácgiải vụ tranh tôi bỏquy sót định pháp lý rõ ràng một vài nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai Việccảm phân tíchkhó mâukhăn thuẫn nguyên nhân nhân dẫn đến vấn đề Tôi thấy khivàchỉ ra nguyên cơ bản và tranh chấp đất đai cần giải quyết giúp tôi có được cách nguyên nhân không cơ bản của những vụ việc tranh chấp đất đai mà tôi tiếp nhận Có lúc tôi nhầm lẫn khi xác định một số văn bản pháp lý để giải quyết những vụ tranh chấp đất đai mà tôi tiếp nhận ĐTB thang đo 2.73 2.97 1.60 1.97 3.60 1.50 3.67 1.90 1.53 3.27 1.90 3.23 1.43 1.63 2.31 2.47 Ghi chú: Những biểu hiện có dấu * là những biểu hiện đã được đổi ngược điểm, ĐTB càng cao thì kỹ năng càng tốt Kết quả thực nghiệm tác động cho thấy hầu hết các biểu hiện của nhóm kỹ năng này có chuyển biến theo chiều hướng tích cực Sự thay đổi đáng kể nhất của kỹ năng là ở nội dung phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp, với các biểu hiện là: cán bộ thực hiện đôi khi không còn bỏ sót một vài nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai (trước tác động ĐTB = 1,53; sau thực nghiệm tác động ĐTB = 1,90); cảm thấy không còn khó khăn khi chỉ ra nguyên nhân cơ bản và nguyên nhân không cơ bản của những vụ việc tranh chấp đất đai (trước tác động ĐTB = 1,50; sau thực nghiệm tác động ĐTB = 1,90); cảm thấy không còn khó khăn trong việc xác định đâu là mâu thuẫn cốt lõi nhất và mâu thuẫn không cơ bản trong những vụ việc tranh chấp đất đai (trước tác động ĐTB = 1,60 ; sau thực nghiệm tác động ĐTB = 1,97) Các biểu hiện của nội dung thu thập thông tin cũng được cải thiện tốt hơn mặc dù ít hơn nội dung phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp, với các biểu hiện: cán bộ thực hiện cảm thấy không còn lúng túng khi xác minh tính xác thực của các thông tin liên quan đến vấn đề tranh chấp đất đai (trước tác động ĐTB = 1,80 ; sau thực nghiệm tác động ĐTB = 1,97); tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn về những thông tin cần thiết cho những vụ tranh chấp đất đai phức tạp đã giúp họ giải quyết vấn đề tranh chấp hiệu quả hơn rất nhiều (trước tác động ĐTB = 2,73 ; sau thực nghiệm tác động ĐTB = 2,97); không còn nhầm lẫn khi xác định một số văn bản pháp lý để giải quyết những vụ tranh chấp đất đai (trước tác động ĐTB = 1,43 ; sau thực nghiệm tác động ĐTB = 1,63) Điều này được giải thích do việc thu thập thông tin thật sự khó khăn từ chính yếu tố thông tin chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân cán bộ thực hiện(vấn đề này đã được phản ánh ở kỹ năng này trong phần thực trạng) Các biểu hiện ở trên cũng chính là các biểu hiện đánh giá tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu qủa của kỹ năng Như vậy, sự thay đổi theo chiều hướng tích Các tình huống Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Tình huống 4 0,83 0,93 Tình huống 5 0,20 0,33 0,60 0,57 0,45 0,73 Tình huống 6 ĐTB cực của các biểu hiện trên cũng đồng thời làm cho các đặc điểm tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu qủa của kỹ năng này được nâng lên Sự thay đổi theo chiều hướng tích cực của kỹ năng này cũng được thể hiện ở giải quyết tình huống với kết quả sau: Bảng 3.26 Sự thay đổi của kỹ năng thu nhập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp qua giải quyết tình huống Ghi chú ĐTB càng cao thì kỹ năng càng tốt Kết quả ở bảng cho thấy, các tình huống được giải quyết sau thực nghiệm đều có ĐTB cao hơn trước thực nghiệm, kể cả giải quyết tình huống có độ khó cao hơn thì kết quả sau thực nghiệm cũng được cán bộ giải quyết tốt hơn Điều đáng nói là so với kết quả của thang đo thì kết quả giải quyết tình huống của cán bộ sau thực nghiệm tăng lên đáng kể (từ ĐTB trước thực nghiệm là 0,45, tăng lên sau thực nghiệm là 0,73) chứng tỏ cán bộ đã biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng thực hành được tập huấn để giải quyết có hiệu quả hơn những tình huống cụ thể Tổng hợp các kết quả có được sau thực nghiệm có thể đánh giá kỹ năng thu nhập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp của CBQLHC cấp cơ sở đã có những thay đổi được nâng lên tốt hơn khi cán bộ thực hiện kỹ năng này b Kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án để giải quyết tranh chấp đất đai Kết quả thu được từ thực nghiệm tác động với nhóm kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án để giải quyết tranh chấp đất đai cũng có sự thay đổi rất khả quan, ĐTB của kỹ năng đã tăng từ 2,15 lên 2,36 án để giải quyết tranh chấp đất đai STT 35 37 38 39* 40* 41* 42 44* 45 46 Kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án để giải quyết tranh chấp đất đai Tôi cảm thấy khó khăn khi phải tìm ra nhiều phương án có khả năng giải quyết được những vụ tranh chấp đất đai mà tôi tiếp nhận Có những phương án giải quyết tranh chấp đất đai mà tôi đưa ra lại không thỏa đáng về mặt pháp lý Tôi thấy khó khăn khi phải đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của các phương án mà tôi đưa ra để giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai mà tôi tiếp nhận Các phương án giải quyết tranh chấp đất đai mà tôi đưa ra đều được các bên tranh chấp chấp nhận Đánh giá điểm có lợi về mặt pháp lý của từng phương án có thể được sử dụng để giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai được tôi thực hiện khá dễ dàng Tôi không gặp khó khăn khi tìm ra những bất lợi về mặt pháp lý của từng phương án mà tôi đã đưa ra Tôi mất khá nhiều thời gian để đánh giá hết ưu điểm và nhược điểm của các phương án mà tôi đưa ra để giải quyết tranh chấp đất đai Tôi dễ dàng hình dung được kết quả của phương án tối ưu để giải quyết những vụ tranh chấp đất đai mà tôi tiếp nhận Đôi khi có những phương án giải quyết tối ưu mà tôi lựa chọn lại không giải quyết được vấn đề tranh chấp hiệu quả Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm 2.10 2.17 1.57 1.63 1.97 2.10 2.57 2.83 2.93 2.97 2.47 2.63 1.77 2.20 2.87 2.97 1.83 1.93 2.03 2.03 1.50 1.60 1.47 1.50 2.10 2.53 3.27 3.97 1.87 2.30 2.15 2.36 Tôi gặp khó khăn khi đánh giá tính khả thi của phương án tối ưu để giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai mà tôi tiếp nhận 47 Có những phương án giải quyết tranh chấp đất đai mà tôi đưa ra lại quá thẩm quyền của tôi 48 Có lúc thay vì lựa chọn phương án này sẽ giải quyết tốt hơn thì tôi lại lựa chọn phương án khác 49 Khi phải giải quyết những vụ tranh chấp đất đai phức tạp đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn, tôi thường mất nhiều thời gian để có thể lựa chọn được phương án tối ưu 50* Các phương án giải quyết tối ưu mà tôi lựa chọn đều căn cứ vào qui định của pháp luật 51 Khi tiếp nhận những vụ việc tranh chấp đất đai có những tình tiết mới mà tôi chưa gặp, tôi thấy khó khăn để chọn được phương án giải quyết tối ưu ĐTB thang đo Ghi chú: Những biểu hiện có dấu * là những biểu hiện đã được đổi ngược điểm, ĐTB càng cao thì kỹ năng càng tốt Những chuyển biến theo chiều hướng tích cực của kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án để giải quyết tranh chấp đất đai được thể hiện ở tất cả các biểu hiện của kỹ năng Các biểu hiện ở kỹ năng này có sự thay đổi nhiều hơn cả là: Cán bộ thực hiện các phương án giải quyết tối ưu mà họ lựa chọn đều căn cứ vào qui định của pháp luật (trước tác động ĐTB = 3,27 ; sau thực nghiệm tác động ĐTB = 3,97); khi phải giải quyết những vụ tranh chấp đất đai phức tạp đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn, họ thường không mất nhiều thời gian để có thể lựa chọn được phương án tối ưu (trước tác động ĐTB = 2,10 ; sau thực nghiệm tác động ĐTB = 2, 53); không mất khá nhiều thời gian để đánh giá hết ưu điểm và nhược điểm của các phương án mà tôi đưa ra để giải quyết tranh chấp đất đai (trước tác động ĐTB = 1,77 ; sau thực nghiệm tác động ĐTB = 2,20); khi tiếp nhận những vụ việc tranh chấp đất đai có những tình tiết mới mà họ chưa gặp, họ không thấy khó khăn để chọn được phương án giải quyết tối ưu (trước tác động ĐTB = 1,87 ; sau thực nghiệm tác động ĐTB = 2, 30) Những biểu hiện này cũng gần như bao quát được hết yêu cầu chấp đất đai qua giải quyết tình huống Các tình huống Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Tình huống 7 0,63 0,90 Tình huống 8 0,70 Tình huống 9 0,33 0,80 0,50 ĐTB 0,55 0,73 của tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu quả của việc thực hiện kỹ năng này Cụ thể, cán bộ đã thực hiện đúng hơn với qui định của pháp luật, thực hiện dễ dàng hơn và không mất nhiều thời gian để đề ra các phương án và lựa chọn phương án để giải quyết tranh chấp đất đai Kết quả giải quyết tình huống cũng cho thấy sự thay đổi đáng kể của kỹ năng này từ trước thực nghiệm 0,55 lên sau thực nghiệm 0,73 Bảng3.28 Sự thay đổi của kỹ năng lựa chọn phương án để giải quyết tranh Cũng tương tự như kỹ năng thu nhập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp, kết quả giải quyết tình huống cho thấy việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng thực hành từ khóa tập huấn đã giúp cho cán bộ nâng cao được kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án để giải quyết tranh chấp đất đai Như vậy, cả hai kỹ năng là kỹ năng thu nhập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp và kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án để giải quyết tranh chấp đất đai được chọn ra để tác động thì sau thực nghiệm tác động đã có những cải thiện nhất định Đặc biệt, sự thay đổi kết quả rõ rệt từ giải quyết tình huống cho thấy sự thay đổi đáng kể về khả năng vận dụng của cán bộ khi giải quyết những tình huống tranh chấp đất đai cụ thể 3.4.2.2 Đánh giá chung về ảnh hưởng của phương pháp tập huấn và kết quả của thực nghiệm tác động Với phương pháp lấy người học làm trung tâm, phát huy tính tích cực chủ động của người học và đưa người học vào tình huống tự mình tìm hiểu, phân tích, giải quyết khi thực hiệc các nhóm kỹ năng trên cơ sở định hướng của cán bộ tập huấn Bước đầu thực hiện, chúng tôi thu được kết quả khá khả quan Điều này được chứng minh qua 100% số ý kiến của cán bộ tham gia thực nghiệm tác động cho biết phương pháp cũng như nội dung đã đáp ứng được mục tiêu nâng cao được một số kỹ năng GQTCĐĐ của CBQLHC cấp cơ sở Chuyển biến rõ nét nhất là cán bộ tập huấn đều nhận thức được rằng tương ứng với các giai đoạn của giải quyết tranh chấp đất đai thì phải thực hiện các thao tác cần thiết theo những yêu cầu nhất định Điều quan trọng là khi thực hiện các thao tác để GQTCĐĐ phải làm đúng, thuần thục và hiệu quả Qua hình thức thảo luận nhóm, nhiều ý kiến đã được đưa ra giúp cho cán bộ tập huấn có thể học hỏi kiến thức lẫn nhau, tự so sánh đối chiếu với những gì lâu nay mình vẫn làm, nhờ đó thay đổi được những cách làm, thói quen cũ chưa phù hợp của họ Cùng với sự hướng dẫn của giảng viên, sự chia xẻ của các thành viên tham gia nhóm tập huấn thông qua bài tập tình huống có thật - phản ánh sinh động thực tiễn hoạt động GQTCĐĐ, người học có điều kiện được thực hành, vận dụng kiến thức đã biết để giải quyết những tình huống tranh chấp đất đai cụ thể Anh L.V.T- một học viên cho biết: “Lần đầu chúng tôi được tham gia tập huấn kỹ năng một cách bài bản như vậy, từ việc nhận thức được những thao tác cần thiết để thực hiện kỹ năng đến việc được thực hành các thao tác của kỹ năng đó có sự đánh giá, điều chỉnh để rút kinh nghiệm của những người tham gia lớp tập huấn thật sự là bổ ích Chúng tôi đã được kiểm nghiệm lại những hiểu biết, kinh nghiệm của mình về công việc lâu nay mình vẫn làm để thấy được những ưu điểm cũng như thiếu sót của bản thân mà lâu nay mình bỏ qua hoặc không nhận thấy" Ý kiến phản hồi chung về khóa tập huấn đều cho rằng: đây là phương pháp hay và hữu ích Người học được nghe - hiểu - làm, việc củng cố kiến thức đồng thời với việc luyện tập hình thành kỹ năng giúp cho người học kiểm nghiệm lại những gì mình đã học để nhận ra ngay kỹ năng này phải thực hiện như thế nào hay tình huống đó phải thực hiện kỹ năng đó ra sao Như vậy, kết quả thực nghiệm tác động chứng tỏ giả thuyết của luận án là đúng Hai kỹ năng được đưa vào thực nghiệm tác động đã được nâng cao cả tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu quả Sự chuyển biến rõ nét nhất thể hiện trong việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng thực hành được tập huấn để giải quyết có hiệu quả hơn những tình huống cụ thể Mặc dù kết quả đạt được chưa cao, nhưng chương trình tập huấn được thiết kế khá phù hợp với yêu cầu của đối tượng nên đã nhận được sự đồng tình từ đa số người học Các hoạt động đã được triển khai như cung cấp kiến thức, thực hành, thảo luận nhóm, tự đánh giá đã giúp người học tự khám phá tri thức, vận dụng, điều chỉnh và rút kinh nghiệm để kỹ năng được hình thành đúng đắn, thuần thục và hiệu quả Kết quả này cho phép khẳng định tính khả thi của chương trình tập huấn đã được thực hiện Tiểu kết chương 3 Phân tích về thực trạng biểu hiện và mức độ kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở ở trên cho phép rút ra một số nhận xét sau: Nhìn một cách tổng thể, kỹ năng GQTCĐĐ của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở chỉ biểu hiện ở mức độ trung bình Bốn kỹ năng thành phần được nghiên cứu là bốn kỹ năng cơ bản, cần thiết trong kỹ năng GQTCĐĐ của CBQLHC cấp cơ sở Các kỹ năng có ảnh hưởng và tác động lẫn nhau Mỗi kỹ năng đều được đánh giá ở 3 biểu hiện tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu quả Trong đó, tính đúng đắn của cả bốn kỹ năng được thực hiện tốt nhất- cán bộ đã làm đúng với yêu cầu của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ của cán bộ hành chính cấp cơ sở, làm đúng những qui định của Nhà nước về giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai, biết sử dụng những hiểu biết về văn hóa ứng xử trong giải quyết tranh chấp đất đai để giải quyết vấn đề tranh chấp có lý, có tình Tuy nhiên, việc giải quyết vẫn chưa hoàn toàn đúng với yêu cầu của pháp luật Quá trình thực hiện ở cả bốn kỹ năng đều chưa thuần thục, cán bộ còn gặp khó khăn khi thực hiện các thao tác để giải quyết vấn đề tranh chấp nên mất khá nhiều thời gian, hiệu quả đạt được không cao, chưa thật sự được người dân đồng tình Khi xem xét những yếu tố tác động đến kỹ năng GQTCĐĐ của CBQLHC cấp cơ sở cho thấy, hai yếu tố đánh giá cán bộ và cơ chế, thủ tục hành chính có tác động khá mạnh đến việc thực hiện kỹ năng của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, hiệu quả hòa giải tranh chấp đất đai ở cấp cơ sở còn thấp, chủ yếu chỉ mới đạt được ở những tranh chấp nhỏ và không phức tạp Lý do được giải thích từ hai nguyên nhân: Nguyên nhân chủ quan do năng lực, kiến thức, khả năng vận dụng pháp luật của CBQLHC cấp cơ sở còn hạn chế Nguyên nhân khách quan, trước hết do các qui định của pháp luật về đất đai còn nhiều bất cập kẽ hở; các văn bản của Nhà nước về GQTCĐĐ còn nhiều qui định chồng chéo, rườm rà, chưa cụ thể, rõ ràng Bên cạnh đó, người dân còn ít thực hiện theo qui định của luật pháp do không hiểu luật hoặc bị chi phối bởi lợi ích cá nhân Kết quả thực nghiệm tác động cho thấy, chương trình tập huấn một số kỹ năng trong kỹ năng GQTCĐĐ qua những phương pháp tích cực: giải quyết tình huống, thảo luận nhóm, trao đổi, đánh giá để nâng cao nhận thức và rèn luyện kỹ năng đã giúp CBQLHC nâng cao được những kỹ năng này Đặc biệt là vận dụng những kiến thức, kỹ năng thực hành để giải quyết có hiệu quả hơn những tình huống cụ thể KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN Từ kết quả nghiên cứu của luận án, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: về nghiên cứu lý luận: Có nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở Từ việc phân tích một số quan điểm của các tác giả trong và ngoài nước, chúng tôi đồng tình với quan điểm cho rằng: Giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở là quá trình cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở tiến hành các bước của quá trình giải quyết tranh chấp đất đai bằng cách thực hiện các hoạt động của tư duy và hành động cụ thể để tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm giải quyết bất đồng, mâu thuẫn nảy sinh của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai Trên cơ sở khái niệm này, đề tài đã xác định quan niệm: Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở là quá trình cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở vận dụng kiến thức, kinh nghiệm của mình tiến hành các bước giải quyết tranh chấp đất đai, bằng cách thực hiện các hoạt động của tư duy và hành động cụ thể để tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm giải quyết bất đồng, mâu thuẫn nảy sinh của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai hiệu quả Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ QLHC cấp cơ sở gồm nhiều kỹ năng thành phần, trong đó tập trung những kỹ năng cơ bản là: Kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai, kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp, kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề tranh chấp, kỹ năng trình bày và thuyết phục các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải Để giải quyết tranh chấp đất đai hiệu quả đòi hỏi cán bộ QLHC phải phối hợp sử dụng các kỹ năng này khéo léo, nhuần nhuyễn và hợp lý Về nghiên cứu thực tiễn: Kết quả khảo sát cho thấy, kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở đạt ở mức trung bình Trong 3 tiêu chí được đưa ra để đánh giá kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở thì tính đúng đắn được thực hiện tốt nhất, mặc dù vẫn chưa hoàn toàn đúng với qui định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai; quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn, chưa thuần thục, việc giải quyết cũng mất khá nhiều thời gian nên hiệu quả đạt được không cao Đặc biệt những vụ tranh chấp đất đai càng phức tạp thì việc GQTCĐĐ của cán bộ càng khó khăn, kém hiệu quả Các khách thể nghiên cứu khác nhau về lứa tuổi, thâm niên công tác, thâm niên giải quyết tranh chấp đất đai, trình độ đào tạo và địa bàn sinh sống đã tạo ra sự khác biệt về kỹ năng GQTCĐĐ của CBQLHC cấp cơ sở Kết quả khảo sát cho thấy bốn kỹ năng thành phần của kỹ năng GQTCĐĐ của CBQLHC cấp cơ sở đều đạt ở mức trung bình, trong đó kỹ năng kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề tranh chấp được thực hiện tốt hơn cả, kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề tranh chấp được thực hiện yếu hơn các kỹ năng còn lại Mỗi kỹ năng đều được đánh giá ở 3 đặc điểm tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu quả Hầu hết các đặc điểm đều đạt ở mức độ trung bình, trong đó tính đúng đắn ở cả bốn nhóm kỹ năng đều được cán bộ thực hiện tốt hơn các đặc điểm còn lại Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố tác động đến kỹ năng GQTCĐĐ của CBQLHC cấp cơ sở Những yếu tố tác động rõ rệt nhất đến kỹ năng này là cơ chế, thủ tục hành chính và công tác đánh giá cán bộ Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, hiệu quả hòa giải tranh chấp đất đai ở cấp cơ sở còn thấp, chủ yếu chỉ mới đạt được ở những tranh chấp nhỏ và không phức tạp Lý do được giải thích từ hai nguyên nhân: Nguyên nhân chủ quan do năng lực, kiến thức, khả năng vận dụng pháp luật của CBQLHC cấp cơ sở còn hạn chế Nguyên nhân khách quan, trước hết do các qui định của pháp luật về đất đai còn nhiều bất cập kẽ hở; các văn bản của Nhà nước về GQTCĐĐ còn nhiều qui định chồng chéo, rườm rà, chưa cụ thể, rõ ràng Bên cạnh đó, người dân còn ít thực hiện theo qui định của luật pháp do không hiểu luật hoặc bị chi phối bởi lợi ích cá nhân Nghiên cứu thực nghiệm tác động nhằm bồi dưỡng và nâng cao một số kỹ năng trong kỹ năng GQTCĐĐ được tiến hành với các học viên là CBQLHC cấp cơ sở, với kết quả các biểu hiện của các kỹ năng được thực nghiệm đều có chuyển đổi tích cực, đặc biệt là khả năng vận dụng để giải quyết những tình huống cụ thể đã khẳng định được tính khả thi của chương trình tác động Đánh giá một cách khái quát có thể thấy, kết quả nghiên cứu đã khẳng định được giả thuyết nghiên cứu và giải quyết được các nhiệm vụ của luận án đặt ra 2 KIẾN NGHỊ Từ kết quả nghiên cứu của luận án, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau: Đối với chính quyền thành phố: Chính quyền thành phố cần chủ động có ý kiến đề xuất với Nhà nước hoàn thiện các qui định về hòa giải tranh chấp đất đai hiện nay cho phù hợp với việc GQTCĐĐ ở cơ sở nói chung và đặc điểm đặc thù ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, bao gồm: Các qui định, thủ tục hành chính liên quan đến hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở; các qui định cụ thể ý nghĩa và vai trò của các thiết chế đạo đức, văn hóa, truyền thống, tập quán trong hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở; bổ xung các qui định về khuyến khích đội ngũ luật sư tham gia hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở; bổ xung chế độ thù lao cho tương xứng với thời gian, công sức của các hòa giải viên khi thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai Đối với lãnh đạo chính quyền địa phương: - Lãnh đạo chính quyền địa phương cần xác định tầm quan trọng của kỹ năng GQTCĐĐ đối với hoạt động của cơ quan hành chính cấp cơ sở để chú trọng quan tâm, đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ vừa có ý thức, tinh thần trách nhiệm trong công việc, vừa có chuyên môn sâu, nghiệp vụ giỏi trong hoạt động GQTCĐĐ Với những biện pháp cụ thể: Giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc và ý thức tự rèn luyện kỹ năng GQTCĐĐ cho bản thân từng cán bộ Đồng thời, chính quyền địa phương cần có kế hoạch và thường xuyên tổ chức cho đội ngũ cán bộ làm công tác GQTCĐĐ được tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai nhằm đáp ứng được yêu cầu công việc cũng như sự thay đổi của thực tiễn về quản lý và sở hữu đất đai - Để chương trình tập huấn, bồi dưỡng có hiệu quả, chính quyền địa phương cần quan tâm đầu tư xây dựng nội dung chương trình đảm bảo kiến thức cả về lý luận và thực tiễn, chú trọng rèn luyện tất cả các kỹ năng cần thiết cho việc GQTCĐĐ Bên cạnh đó, cần có đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm thực tiễn, thuần thục kỹ năng; phương pháp sử dụng tích cực phát huy được tính chủ động của học viên giúp họ vận dụng tri thức, kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả; thời gian khóa học được thiết kế linh hoạt theo từng giai đoạn từ cơ bản đến nâng cao, trong đó chú trọng đế thời gian thực hành Đặc biệt, công tác bồi dưỡng không thể xem như là hoạt động phong trào mà phải coi là hoạt động chuyên môn được thường xuyên bồi dưỡng và cán bộ bắt buộc phải tham gia - Trên cơ sở các văn bản qui định về công tác đánh giá cán bộ của Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương cần thực hiện nghiêm túc việc triển khai công tác đánh giá cán bộ, đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát, có hình thức xử phạt nghiêm những trường hợp vi phạm Với người đứng đầu các cơ quan đơn vị cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, vì lợi ích của tập thể, thẳng thắn, trung thực, công tâm khách quan để đánh giá chính xác cán bộ mình quản lý nhằm tạo động lực thúc đẩy nâng cao hiệu quả thực hiện công việc của cán bộ nói chung và cán bộ giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng Đối với cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở: - CBQLHC cấp cơ sở cần có nhận thức đúng đắn về công việc của mình, xem đây như vừa là một nhiệm vụ chính trị, vừa là hình thức dịch vụ công để có động cơ làm việc đúng đắn; thái độ làm việc công tâm, khách quan, tôn trọng người dân; có lòng yêu nghề, tận tụy và trách nhiệm với công việc nhằm phục vụ cho người dân một cách tốt nhất - Có ý thức học tập, rèn luyện để thực hiện thành thạo và hiệu quả kỹ năng GQTCĐĐ trong quá trình tác nghiệp Đối với người dân TV Ấ • r • - \ • 1A Nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của người dân bằng cách tuyên truyền tại các lớp tập huấn, qua các buổi nói chuyện chuyên đề, kết hợp tuyên truyền trong các buổi họp dân, các buổi sinh hoạt đoàn thể và cộng đồng tại địa phương; thông qua mạng lưới truyền thanh tại sơ sở, phát hành bản tin, tờ rơi nội bộ, pano, áp phích, kết hợp với báo, đài xây dựng tiểu phẩm, làm các chương trình, phóng sự chuyên đề; thông qua hoạt động của câu lạc bộ tư vấn pháp luật, trung tâm trợ giúp pháp lý và hòa giải tại địa phương để kết hợp triển khai phổ biến, tuyên truyền pháp luật tới người dân nông thôn Đồng thời có hình thức xử lý nghiêm những trường hợp người dân cố tình bất chấp, vi phạm pháp luật - Giáo dục ý thức tôn trọng, giữ gìn nguyên tắc, qui tắc ứng xử của người dân với nhau cho phù hợp với truyền thống, phong tục tập quán, đạo lý làm người của dân tộc Việt Nam Đặc biệt, với sự tác động của kinh tế thị trường thì việc gìn giữ các giá trị, truyền thống văn hóa, đạo lý dân tộc càng có vai trò quan trọng nhằm ổn định và phát triển xã hội./ TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Viêt 1 Adair John, Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề NXB tổng hợp TP HCM 2 Báo cáo nghiên cứu được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia (AusAID) và Quĩ Châu Á (2013) Hòa giải tranh chấp đất đai tại Việt Nam- Phân tích pháp luật hiện hành, các thực tiễn và khuyến nghị cho cải cách 3 Vĩnh Cao và Nguyễn Phố Từ điển Hán Việt, NXB Thuận Hóa 4 Nguyễn Đình Chỉnh- Phạm Ngọc Uyển (1998), Tâm lý học quản lý, NXB Giáo dục 5 Nguyễn Đình Chỉnh (1995), Bài tập thực hành giáo dục học, NXB Giáo dục, Hà Nội 6 Crupxkaia N.K (1959), Tuyển tập sư phạm, tập 6, NXB Giáo dục 7 Côvaliov A.G, (1994), Tâm lý học cá nhân, NXB Giáo dục, Hà nội 8 Cruchetxki V.A (1981), Những cơ sở của tâm lý học sư phạm, Tập II, NXB Giáo dục 9 Vũ Dũng (chủ biên) (2000) , Từ điển tâm lý học, NXB Khoa học xã hội 10 Phạm Tất Dong (1984), Tâm lý học lao động, Cục đào tạo bồi dưỡng 11 Nguyễn Thị Thúy Dung (2008), Kỹ năng giải quyết tình huống quản lý của học viên các lớp bồi dưỡng hiệu trưởng tiểu học, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học 12 Vũ Văn Dương, Trần Thuận Hải (1997), Nghệ thuật lãnh đạo quản trị, NXB Đồng Nai 13 Phan Dũng (2001), Phương pháp luận sáng tạo khoa học- kỹ thuật giải quyết vấn đề và ra quyết định, Trung tâm sáng tạo khoa học- kỹ thuật, Trường ĐHKHTNĐHQG TPHCM 14 Nguyễn Công Dũng (2010), Kỹ năng tham mưu của chuyên viên ban Đảng cấp Trung ương, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học 15 Hồ Ngọc Đại (2000) Tâm lý học dạy học NXB đại học quốc gia Hà Nội 16 Giáo trình luật đất đai Trường Đại học luật Hà Nội (2009), NXB Công an nhân dân 17 Học viện Chính trị- Hành chính Khu vực II TP HCM (2005), Đề cương bài giảng Tâm lý học lãnh đạo quản lý, NXB Chính trị Quốc gia 18 Học viện hành chính (2008), Giáo trình lý luận quản lý hành chính Nhà nước, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội 19 Phạm Minh Hạc (1978), Tâm lý học Liên Xô, NXB Tiến bộ Matxcơva 20 Dương Hữu Hạnh MPA (1973), Nguyên tắc quản trị hiện đại trong nền kinh tế toàn cầu, NXB Giao thông- vận tải 21 Giang Hà Huy (1999), Kỹ năng trong quản lý, NXB Thống kê, Hà Nội 22 Đào Duy Huân (1997), Quản trị Học, NXB Thống kê 23 Harold Koontz, Cysil Odonnell và Heinz Weihrich (1998), Những vấn đề cốt yếu trong quản lý, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 24 Howard Senter (2005), Giải quyết vấn đề- Công cụ và thủ pháp thiết yếu cho nhà quản lý, NXB trẻ 25 Jand Fred E (1994), Giải quyết vấn đề của nhà quản lý, Viện nghiên cứu quản lý Trung ương, Hà Nội 26 Kixegov X.T, Hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho sinh viên trong điều kiện nền giáo dục hiện đại, tư liệu của đại học sư phạm 1 Hà Nội 27 Kitov A.I (1985), Những đặc điểm tâm lý của việc thông qua những quyết định quản lý, NXB Thông tin lý luận, Hà Nội 28 Trần Tuấn Lộ (1994): Tâm lý học giao tiếp Đại học mở bán công Thành phố Hồ Chí Minh 29 Nguyễn Hoàng Linh, Vũ Xuân Tiền (2000), Sổ tay giám đốc, 500 tình huống quản lý và các qui định của pháp luật khi xử lý, NXB Lao động- xã hội, Hà Nội 30 Lêvitov N.D (1970), Tâm lý học trẻ em và tâm lý học sư phạm, NXB Giáo dục 31 Lêvitov N.D ,(1963), Tâm lý học lao động, Matxcơva 32 Leonchiev A.V, (1989), Hoạt động, ý thức, nhân cách, NXB Giáo dục 33 Leonchiev A.N (1980), Sự phát triển tâm lý học trẻ em và tâm lý học sư phạm, NXB Giáo dục 34 Machiuskin A.M (1972), Tình huống có vấn đề trong tư duy và dạy học, Matxcơva, “Giáo dục học” 35 Maxwell John.G (2008), Phát triển kỹ năng lãnh đạo, NXB Lao động- xã hội, tr 134 36 Okon V, (1976), Những cơ sở của dạy học nêu vấn đề, NXB Hà Nội 37 Hoàng Thị Oanh (1992), Kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên, Luận án Tiến sĩ Sư phạm- Tâm lý, Đại học sư phạm Hà Nội 38 Vũ Thế Phú (1994), Những tình huống quản trị, TPHCM 39 Hoàng Phê (chủ biên) (1992), Từ điển tiếng việt, trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội 40 Nguyễn Tấn Phước (1994), Những tình huống quản trị, TP HCM 41 Pieget Jean (2000), Tâm lý học và Giáo dục học, NXB Giáo dục 42 Petropxki A.V (chủ biên), (1982), TLH lứa tuổi và TLH sư phạm, Tập II, NXB Giáo dục 43 Platônop K.K, Golubep G.G, (1974), Tâm lý học, Tập II, Tổng cục đào tạo công nhân kỹ thuật, Hà Nội 44 Phạm Hồng Quý (2006), Các thành tố trong tư duy giải quyết tình huống quản lý của người cán bộ chủ chốt cấp huyện, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học 45 Trần Thị Tú Quyên (2006), Kỹ năng giải quyết các tình huống quản lý của học viên Học viện Chính trị khu vực I Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học 46 Rubinstein X.L (1958), Về tư duy và các con đường nghiên cứu tư duy, Matxcơva 47 Richard L Hughes, Robert C Ginnett và Gordon J Curphy, Richard L Hughes, Robert C Ginnett và Gordon J Curphy, Năng lực lãnh đạo, NXB tổng hợp TP HCM 48 Triết học dành cho nghiên cứu sinh và cao học, (1992) NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội 49 Trần Quốc Thành (1992) , Kỹ năng tổ chức trò chơi của chi đội trưởng chi đội TNTP Hồ Chí Minh, Luận án PTS tâm lý học, ĐHSP Hà Nội 50 Nguyễn Cảnh Toàn- Lê Hải Yến, Xã hội học tập học suốt đời và các kỹ năng tự học, NXB Dân trí 51 Tsêbưsêva V.V (1973), Tâm lý học dạy học lao động, NXB Giáo dục Hà Nội 52 Trần Trọng Thủy (1978), Tâm lý học lao động, ĐHSP Hà Nội I 53 Trần Trọng Thủy (chủ biên), Ngô Công Hoàn, Bùi Văn Huệ, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Quang Uẩn (1990), Bài tập thực hành Tâm lý học, NXB Giáo dục 54 Lê Thụ (1997), 100 tình huống giám đốc, NXB Thống kê, Hà Nội 55 Đinh Thị Hồng Vân (2013), Cách ứng phó với những cảm xúc tiêu cực của thanh thiến niên Thành phố Huế Luận án Tiến sĩ - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam 56 Nguyễn Như Ý (2007) Đại từ điển tiếng Việt NXB Đại học quốc gia Hà Nội Tr 1750 Tiếng Anh 57 Arthur M Nezu (2004), Problem Solving and Behavior Therapy Revisited, Behaveor Therapy 35, 1 3, Drexel University 58 Anja Vaskinn, Kjetil Sundet , Christina M Hultman, Svein Friis, Ole A Andreassen (2009), Social problem-solving in high-functioning schizophrenia: Specific deficits in sending skills, Available online at www.sciencedirect.com, Psychiatry Research 165, Page 215-223 59 Bank, J (1992) The Essence of Total Quality Management London: Prentice-Hall 60 Burroughs, J E & Mick, D G (2004) Exploring Antecedents and Consequences of Consumer Creativity in a Problem-Solving Context, Journal of Consumer Research, 402-411 61 Buchanan, D & Boddy, D (1992) The Expertise of the Change Agent Hemel Hempstead: Prentice Hall International (UK) Ltd 62 Bransford J.D & Stein B.S (1993), The ideal Problem solver: A guide for improving thinking, learning, and creativity (2nd ed), NewYork: W H Freeman 63 Chrysikou, E G (2006) When Shoes Become Hammers: Goal-Derived Categorization Training Enhances Problem-solving Performance, Journal of Experimental Psychology: Learning, Memory, and Cognition, Vol.32, No.4, 935942 64 Dynamic Leadership Essential Two: Problem Solving For Leaders, Use any of the FCCLA national programs to practice your Dynamic Leadership skills, Family, Career and Community Leaders of America, Inc www.fcclainc.org 65 Erdal Bay, Birsen Bagceci and Bayram Cetin Department of Curriculum and Instruction, Faculty of Education, Gaziantep University, Gaziantep, Turkey (2012), The Effects of Social Constructivist Approach on the Learners’ Problem Solving and Metacognitive Levels, Journal of Social Sciences 8 (3): 343-349 66 Ellen Guffey Marry and Rasberry R.W.(1997), Effective managerial Communication Boston: Wadsworth 67 Goswami, U & Pauen, S (2005) The effects of a "family" analogy on class inclusion reasoning by young children Swiss Journal of Psychology, 64, 115124 68 Goldstein, F C., & Levin, H S (1987) Disorders of reasoning and problemsolvingability In M Meier, A Benton, and L Diller (Eds.), Neuropsychological rehabilitation London: Taylor and Francis Group 69 Hayes J.R (1989), The complete Problem solver ( 2nd ed), Hillsdale, NJ: Erlbaum 70 Jeotee, Kunchon (2012) Reasoning skills, problem solving ability and academic ability: implications for study programme and career choice in the context of higher education in Thailand Doctoral thesis, Durham University Available at Durham E-Theses Online: http://etheses.dur.ac.uk/3380/ 71 Journal of New World Sciences Academy (2011), Volume: 6, Number: 4, Article Number: 1C0455, Education Sciences, Research on problem solving skills of teacher candidate, Amasya University, Turkey 72 John Malouff, (2002), Fifty problem solving strategies explained 73 Kaslow, F.W (Editor in chief) (2002), Comprehensive handbook of Psychotherapy, Volume 2, John Wiley &Sons, Inc., New York 74 Kohler W (1925) The mentality of apes, London: Paul, Trench, Trubner 75 Lubart T I & Mouchiroud C (2005), Creativity: A source of difficulty in problem solving, The psychology of Problem Solving, Cambridge University Press 76 Leighton, J.P and Sternberg, R.J (2003), Reasoning and problem solving, Handbook of Psychology, Volume 4, John Wiley & Sons, Inc., Hoboken, New Jersey 77 Michael D Mumford- University of Oklahoma, Stephen J Zaccaro & Edwin A Fleishman- GeorgeMason University, Francis D.Harding- Management Research Institute, T Owen Jacobs- National Defense University,(20000 Leadership skills for a changing world: Solving complex social problems , Leadership Quarterly, 11(1), 11-35 78 Nadine Revheima & Alice Medaliab (2004), Verbal memory, problem-solving skills and community status in schizophrenia, Schizophrenia Research 68, 149158 79 Newton J Stephen, Robert H Horner, Anne W Todd- University of Oregon, Robert F Algozzine, Kate M Algozzine- University of North Carolina at Charlotte,(2012), A Pilot Study of a Problem-Solving Model for Team Decision Making, Education and treatment of children Vol 35, No 1, Pages 25-49 80 Newell, A., Shaw, J C., & Simon, H A (1958) Elements of a theory of human problem solving Psychological Review, 65 , 151-166 81 Pretz J.E & Naples A.J, (2005), Recognizing, Defining, and Representing Problems The psychology of Problem Solving, Cambridge University Press 82 Simon, H A., Dantzig, G B., Hogarth, R., Piott, C R., Raiffa, H., Thomas, C S., Kennth, A S., Richard T., Amos T., & Sidney W (1986) Decision Making and Problem Solving, The National Academy of Sciences Published by National Academy 144 Press, Washington, DC., Retrieved from: http://dieoff.org/page163.htm, on 1 October 2011 83 Sena GUR§EN OTACIOGLU, (2008), Prospective Teachers’ Problem Solving Skills and Self-Confidence Levels, Correspondence: PhD., Lecturer, University of Marmara, Ataturk Faculty of Education Music Education, Department, Goztepe, Istanbul / Turkey, Educational Sciences: Theory & Practice 8 (3) • September 2008 • 915-923 84 Stephen J Zaccaro- George Mason University, Michael D Mumford- University of Oklahoma, Mary Shane Connelly- American Institutes for Research, Michelle A Marks- Florida International University, Janelle A Gilbert- California State University at San Bernardino,(2000), Assessment of leader problem- Solving capabilities, Leadership Quarterly, 11(1), 37-64 85 Steward John (2002) Bridges not walls: A book about interperson communica tion McGraw- Hill 86 Sternberg R.J, (1986), Intelligence applied? Understanding and increasing your intellectual skills San Diego, CA: Harcourt Brace Jovanovich 87 Sanaullah Khan- M.Phil Scholar, University of Science and Technology Bannu (Pakistan), Abdul Hafeez & Mehran Saeed- M.Phil Scholar Qurtuba University of Science and Information Technology, Dera Ismail Khan (Pakistan), (2012), The Impact of Problem Solving Skill of Heads’ on Students’ Academic Achievement, Interdisciplinary Journal of contemporary Research in Business MAY 2012, VOL 4, NO 1 88 VanGundy, A B (1988) Techniques of structured problem solving, Van Nostrand Reinhold Co (New York) ISBN 0442288476 89 Wertheimer,M (1945) Productive Thinking, Harper (New York - London) 90 Wenke D & Frensch P.A, (2005), Is success or Failure at solving complex problem related to Intellectual Ability?The psychology of Problem Solving, Cambridge University Press 91 Wang, C., Ruey-Yun, H., Shih-Chang, H., & Yung-Chang, H (2004) The Effects of Creative Problem Solving Training on Cognitive Process in Managerial Problem Solving, Problems and Perspectives in Management, 1/2004, 101-112 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐÉN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 1 Hồ Thị Song Quỳnh (2015) Mức độ và biểu hiện kỹ năng nhận dạng và xác định vấn đề tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở Tạp chí Tâm lí học, số 2, tháng 2/2015 2 Hồ Thị Song Quỳnh (2015) Mức độ và biểu hiện kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở, Tạp chí Tâm lí học xã hội, số 3, tháng 3/2015 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho cán bộ quản lý hành chính cấp cơ sở) Chúng tôi đang tìm hiểu về hoạt động chuyên môn của các cán bộ quản lý cấp cơ sở Mong anh/chị giúp đỡ bằng cách trả lời chân thực những câu hỏi dưới đây Xin các đồng chí đánh dấu (X) vào phần đã chọn: Rất cám ơn sự giúp đỡ của các đồng chí! Phần I: Những thông tin chung 1.1 Đồng chí đã từng được tham gia các lớp đào tạo/bồi dưỡng về kỹ năng giải quyết vấn đề đất đai chưa? a a b Phần II: Khảo sát ý kiến c Dưới đây là những ý kiến khác nhau mà những người phụ trách giải quyết vấn đề đất đai ở cơ sở nhận xét về bản thân Đồng chí hãy đọc kỹ và hãy đánh dấu vào ô phù hợp nhất với bản thân đồng chí a d Sttj p v 1 k q b Nội dung w Có lúc tôi bỏ sót một số yếu tố hay dữ liệu có liên quan đến vấn đề tranh chấp đất đai mà tôi tiếp ab ac Tôi không mất nhiều thời gian để nhận thức 2 được tất cả các yếu tố dữ liệu có liên quan đến vấn đề tranh chấp đất đai mà tôi tiếp nhận ah ai Có khi tôi lúng túng không biết quy một số 3 yếu tố hay dữ liệu có liên quan đến vấn đề tranh chấp đất đai mà tôi tiếp nhận về nhóm yếu tố nhất an định ao nào Cóđó khi tôi nhầm lẫn khi phải xác định vấn đề 4 thuộc chức năng quản lý nào?(Tỉnh, Huyện, Xã phường ) at au Có khi tôi mất nhiều thời gian để xác định 5 các dạng nội dung tranh chấp đất đai az ba Tôi không gặp khó khăn để xác định vấn đề 6 tranh chấp đất đai mà tôi tiếp nhận thuộc nội dung tranh chấp nào?( Tranh chấp về quyền sử dụng đất, Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất, Tranh chấp về mục đích sử bf bg dụng đất) Có khi tôi nhầm lẫn trong việc xác định ai là 7 người có thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai mà tôi tiếp nhận bl bm Đối với tôi, việc xác định các đối tượng có 8 liên quan đến giải quyết vấn đề tranh chấp khá dễ br bs Tôi cảm thấy khá khó khăn (hay lúng túng ) 9 khi phải xác định thời gian giải quyết vấn đề tranh bx by Việc xác định đúng các đối tượng có liên 10 quan đến cd c Các phương án trả lời f g h i Ch Và Kh l m n o Rấ lần nhiều r lần s nhi t u nà lần lần x y z aa ad ae af ag aj ak al am ap aq ar as av aw ax ay bb bc bd be bh bi bk bn bo bp bq bt bu bv bw bz ca cb cc bj ce cf giải quyết tranh chấp đất đai đã giúp tôi giải quyết vấn đề nhanh chóng ck cl Có khi tôi xác định vấn đề tranh chấp đất đai 11 mà tôi tiếp nhận không thật chính xác so với quy định pháp luật cq cr Có khi tôi xác định thời gian giải quyết tranh 13 chấp đất đai chưa đúng với qui định của pháp luật cw cx Sau khi tìm hiểu vụ việc tranh chấp đất đai, 14 tôi không thấy khó khăn khi phải trình bày lại bằng văn bản một cách rõ ràng trình tự diễn biến những vụ tranh chấp đất đai mà tôi tiếp nhận dc dd Việc nhận dạng và xác định vấn đề tranh 15 chấp đất đai giúp tôi nhanh chóng có được cách giải quyết hiệu quả, được các bên tranh chấp chấp nhận Có khi tôi bỏ sót một số giấy tờ có liên quan di dj 16 đến sự việc tranh chấp đất đai do dp Việc xác minh được tính hợp pháp của các 17 giấy tờ có liên quan đến sự việc tranh chấp đất đai giúp tôi giải quyết được các vụ tranh chấp đất đai hiệu quả Việc thu thập được đầy đủ thông tin giúp tôi du dv 18 giải quyết được các vụ tranh chấp đất đai hiệu quả ea eb Tôi cảm thấy lúng túng khi xác minh tính xác 19 thực của các thông tin liên quan đến vấn đề tranh chấp đất đai eg eh Để có được các nguồn thông tin nhằm hiểu rõ 20 vấn đề tranh chấp đất đai mà tôi phải giải quyết, có lúc tôi đã vượt quá thẩm quyền của mình em en Bổ xung thêm các giấy tờ, tài liệu còn thiếu 21 để giải quyết sự việc tranh chấp đất đai mà tôi tiếp nhận là công việc dễ dàng đối với tôi es et Tôi mất nhiều thời gian để tìm được cơ sở 22 pháp lý cho việc giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai mà tôi tiếp nhận ey ez Khi phân tích bản chất cốt lõi của vụ tranh 23 chấp đất đai mà tôi tiếp nhận giải quyết, tôi không chỉ dựa trên các quy định pháp lý, mà còn chú ý đến cả những chuẩn mực ứng xử của cộng đồng fe ff Các thông tin mà tôi thu thập được giúp tôi 25 xác định chính xác vấn đề cốt lõi của các vụ tranh chấp đất đai mà tôi giải quyết fk fl Có lúc tôi nhầm lẫn khi xác định các qui 27 phạm pháp luật được áp dụng để giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai fq cg ch ci cj cm cn co cp cs ct cu cv cy cz da db de df dg dh dk dl dm dn dq dr ds dt dw dx dy dz ec ed ee ef ei ej ek el eo ep eq er eu ev ew ex fa fb fc fd fg fh fi fj fm fn fo fp fr fs Việc tham khảo ý kiến của các nhà chuyên 28 môn về những thông tin cần thiết cho những vụ tranh chấp đất đai phức tạp đã giúp tôi giải quyết vấn đề tranh chấp hiệu quả hơn rất nhiều fx fy Tôi cảm thấy khó khăn trong việc xác định 29 đâu là mâu thuẫn cốt lõi nhất và mâu thuẫn không cơ bản trong những vụ việc tranh chấp đất đai mà tôi giải quyết gd ge Khi phân tích bản chất cốt lõi của vụ tranh 30 chấp đất đai mà tôi tiếp nhận giải quyết, tôi đều dựa trên những quy định pháp lý rõ ràng gj gk Việc phân tích mâu thuẫn và nguyên nhân 31 dẫn đến vấn đề tranh chấp đất đai cần giải quyết giúp tôi có được cách giải quyết hiệu quả, được các bên chấp nhận gp gq Khi giải quyết các vụ tranh chấp đất đai, đôi 32 khi tôi bỏ sót một vài nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai gv gw Tôi cảm thấy khó khăn khi chỉ ra nguyên 33 nhân cơ bản và nguyên nhân không cơ bản của những vụ việc tranh chấp đất đai mà tôi tiếp nhận hb hc Có lúc tôi nhầm lẫn khi xác định một số văn 34 bản pháp lý để giải quyết những vụ tranh chấp đất đai mà tôi tiếp nhận hh hi Tôi cảm thấy khó khăn khi phải tìm ra nhiều 35 phương án có khả năng giải quyết được những vụ tranh chấp đất đai mà tôi tiếp nhận hn ho Có những phương án giải quyết tranh chấp 37 đất đai mà tôi đưa ra lại không thỏa đáng về mặt ht hu Tôi thấy khó khăn khi phải đánh giá những 38 ưu điểm và nhược điểm của các phương án mà tôi đưa ra để giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai mà tôi hz ia tiếp nhận Các phương án giải quyết tranh chấp đất đai 39 mà tôi đưa ra đều được các bên tranh chấp chấp if ig nhận Đánh giá điểm có lợi về mặt pháp lý của từng 40 phương án có thể được sử dụng để giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai được tôi thực hiện khá dễ dàng il im Tôi không gặp khó khăn khi tìm ra những bất 41 lợi về mặt pháp lý của từng phương án mà tôi đã ir is Tôi mất khá nhiều thời gian để đánh giá hết 42 ưu điểm và nhược điểm của các phương án mà tôi đưa ra để giải quyết tranh chấp đất đai ix iy Tôi dễ dàng hình dung được kết quả của 44 phương án tối ưu để giải quyết những vụ tranh chấp jd ft fu fv fw fz ga gb gc gf gg gh gi gl gm gn go gr gs gt gu gx gy gz ha hd he hf hg hj hk hl hm hp hq hr hs hv hw hx hy ib ic id ie ih ii ij ik in io ip iq it iu iv iw iz ja jb jc mà tôi tiếp nhận je.jf jk jl Đôi khi có những phương án giải quyết tối ưu 45 mà tôi lựa chọn lại không giải quyết được vấn đề tranh chấp hiệu quả jq jr Tôi gặp khó khăn khi đánh giá tính khả thi 46 của phương án tối ưu để giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai mà tôi tiếp nhận jw jx Có những phương án giải quyết tranh chấp 47 đất đai mà tôi đưa ra lại quá thẩm quyền của tôi kc kd Có lúc thay vì lựa chọn phương án này sẽ 48 giải quyết tốt hơn thì tôi lại lựa chọn phương án ki kj khác Khi phải giải quyết những vụ tranh chấp đất 49 đai phức tạp đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn, tôi thường mất nhiều thời gian để có thể lựa chọn được phương án tối ưu ko kp Các phương án giải quyết tối ưu mà tôi lựa 50 chọn đều phù hợp với qui định của pháp luật ku kv Khi tiếp nhận những vụ việc tranh chấp đất 51 đai có những tình tiết mới mà tôi chưa gặp, tôi thấy khó khăn để chọn được phương án giải quyết tối ưu la lb Trong khi hòa giải, có lúc tôi có sự nhầm lẫn 52 khi mô tả nội dung, sự việc dẫn đến vụ việc tranh chấp đất đai mà tôi giải quyết lg lh Trong quá trình hòa giải, tôi cảm thấy khó 53 khăn khi phải trình bày chính xác những nguyên nhân, mâu thuẫn cơ bản đang tồn tại của những vụ việc tranh chấp đất đai mà tôi giải quyết lm ln Trong khi trình bày phương án giải quyết tối 54 ưu cho những vụ việc tranh chấp đất đai mà tôi tiếp nhận, có những lúc tôi phải nhắc lại 2 đến 3 lần mọi người mới hiểu được ls lt Với những vụ tranh chấp đất đai phức tạp, tôi 55 luôn dựa vào truyền thống, tập quán lẫn qui định của pháp luật để thuyết phục các bên tranh chấp ly lz Trong khi trình bày nội dung, sự việc dẫn đến 56 tranh chấp đất đai, có những lúc tôi nói quá nhanh hoặc quá to làm cho những người tham gia hòa giải cảm thấy không hiểu rõ hoặc khó chịu me mf Có những vụ việc tranh chấp đất đai mà tôi 58 giải quyết , tôi cảm thấy bối rối vì không biết phải trình bày thế nào để mọi người hiểu được vấn đề tranh chấp đất đai xảy ra mk ml Thỉnh thoảng tôi cảm thấy lúng túng khi lựa 59 chọn từ ngữ để diễn tả chính xác vấn đề tranh chấp mq jg jm jh jn ji jo jj jp js jt ju jv jy jz ka kb ke kf kg kh kk kl km kn kq kr ks kt kw kx ky kz lc ld le lf li lj lk ll lo lp lq lr lu lv lw lx ma mb mc md mg mh mi mj mm mn mo mp mr ms Có những vụ tranh chấp đất đai phức tạp, tôi 60 thấy căng thẳng và không giữ được sự bình tĩnh để giải quyết tốt vấn đề tranh chấp mx my Tôi cảm thấy khó khăn khi giải thích và phân 61 tích sự hợp lý của những ý kiến mà các bên tham gia hòa giải đã đưa ra nd ne Tính pháp lý là yếu tố hàng đầu được tôi sử 62 dụng đề giải quyết những vụ tranh chấp đất đai mà tôi tiếp nhận nj nk Khi phải giải quyết những vụ tranh chấp đất 63 đai phức tạp đòi hỏi phải vận dụng những qui định của luật pháp, tôi mất nhiều thời gian để thuyết phục các bên giải quyết tranh chấp đất đai trên cơ sở qui định của pháp luật np nq Tôi không gặp khó khăn đề thuyết phục các 64 bên đạt được thỏa thuận khi giải quyết tranh chấp nv nw với nhau Có lúc các bên tranh chấp đất đai tỏ thái độ 68 không đồng tình vì cho rằng thái độ của cán bộ hòa giải chưa khách quan ob oc Với tôi giữ thái độ bình tĩnh, khéo léo trước 69 những tình huống căng thẳng là điều không dễ dàng oh oi Có những vụ tranh chấp đất đai phức tạp, tôi 70 phải mất khá nhiều thời gian mới thuyết phục được các bên đồng ý với những thỏa thuận đưa ra on oo Không phải lúc nào tôi cũng thấy các bên 71 đồng tình với cách giải quyết tranh chấp đất đai mà ot ou Khi phải giải quyết những vụ tranh chấp đất 72 đai phức tạp, có khi tôi cảm thấy bất ngờ về thái độ phản đối của người dân đối với chính quyền oz mt mu mv mw mz na nb nc nf ng nh ni nl nm nn no nr ns nt nu nx ny nz oa od oe of og oj ok ol om op oq or os ov ow ox oy i Phần III: Dưới đây là mội số tình huống thực tiễn trong giải quyết tranh chấp đất đai Xin đồng chí vui lòng trả lời những yêu cầu đặt ra ở từng tình huống j Tinh huống 1 : Ngày 5/4/2010 ông Nguyễn Văn T liên hệ Phừơng xin hợp thức hóa căn nhà do mẹ ruột cho tặng với diện tích 28m2 từ năm 2002 (đã đăng ký kê khai năm 1977 và 1999) Tuy nhiên, việc hợp thức hóa đã bị ông Đặng Chí N không chấp thuận vì giữa 2 nhà có khe hở, diện tích khe hở thuộc quyền sở hữu của ông T nhưng lại do ông N sử dụng, ông N không chịu trả vì cho rằng đó là phần diện tích đất nhà mình k.Để giải quyết, theo ý kiến của đồng chí thì: a UBND phường xác minh phần đất tranh chấp thuộc bên nào và sau đó tiến hành hòa giải b UBND phường xác minh phần đất tranh chấp thuộc bên nào và sau đó chuyển cho UBND Quận để ban hành quyết định công nhận quyền sử dụng đất theo qui định của pháp luật c UBND phường hướng dẫn cho ông Nguyễn Văn T gửi đơn lên Quận để giải quyết vì chỉ có Quận mới có quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất l Tinh huống 2: Bà Phạm Thị Ph có 3 người con là anh P, chị B và anh M, cả 3 đều đã có gia đình riêng Khi qua đời, bà Phạm Thị Ph có để lại 16.560m2 (đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bà Ph) và không để lại di chúc Sau khi bà mất thì 3 anh em có họp để thống nhất chia tài sản, Anh P(là anh đầu) đề nghị chia làm 3 phần bằng nhau; Chị B(là chị kế) thì có ý kiến là anh P và anh M thống nhất với nhau như thế nào thì chị đồng ý như vậy, nhưng hiện nay chị là người có hoàn cảnh gia đình khó khăn hơn cả nên mong muốn được nhận phần nhiều hơn; Anh M (là con út) cho rằng vì đã ở với mẹ từ nhỏ đến lớn nên có nguyện vọng trích 30% giá trị quyền sử dụng đất cho riêng mình, rồi sau đó mới chia làm 3 Vì không thống nhất được ý kiến nên anh M mới làm đơn gửi UBND xã xin được giải quyết theo nguyện vọng của mình m Là người được phân công giải quyết, đồng chí sẽ: a Trả lời với anh M là: Việc phân chia tải sản kế thừa đã có trong qui định của pháp luật, anh M có thể gửi đơn lên tòa án để được giải quyết theo qui định của pháp luật b Tiếp nhận đơn, tìm hiểu sự việc và thành lập hội đồng hòa giải để vận động các bên tự thỏa thuận với nhau c Tiếp nhận đơn, tìm hiểu sự việc và có ý kiến để tòa án có cơ sở giải quyết phân chia tải sản kế thừa theo qui định của pháp luật n.Tình huống 3: Tháng 8 năm 2010, anh N có mua của bà H 80 mét vuông đất ( bà H đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2008) Anh N đã giao đầy đủ tiền và làm đầy đủ thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất Tháng 12 năm 2010, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất cho anh N Biết tin, anh em ruột của bà H và Bà H đã xảy ra tranh chấp về kết thừa liên quan đến diện tích đất trên Anh em ruột của bà H lấy lý do: đất đó do bố mẹ để lại nên phải chia đều cho tất cả các anh chị em Khi anh N tiến hành xây nhà trên diện tích đất trên thì anh em ruột của bà H cản trở Anh H làm đơn đề nghị UBND xã can thiệp nhằm bảo về quyền lợi và lợi ích hợp pháp thì UBND xã từ chối o.+ Đồng chí hãy cho biết ý kiến: a Việc từ chối của UBND xã là đúng vì đất đang có tranh chấp nên hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất giữa bà H và anh N là vô hiệu b Việc từ chối của UBND xã là sai vì việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa anh N và bà H là hợp pháp nên UBND xã phải giải quyết để bảo vệ quyền lợi và lợi ích cho anh N c Việc từ chối của UBND xã là sai và anh N sẽ được xây nhà khi UBND xã giải quyết tranh chấp đất đai giữa bà H với anh em bà H p.Tinh huống 4: Từ năm 1990, gia đình anh B sử dụng khoảng 7 héc ta đất sản xuất lâm nghiệp để trồng cây ăn quả, ông K sử dụng 5 héc ta diện tích đất liền kề Do không có sức lao động nên thực tế gia đình anh B chỉ sử dụng khoảng 4 héc ta Vì vậy khoảng năm 1996- 1997 ông K lấn chiếm dần diện tích của gia đình anh B ( đến nay ước tính khoảng 3 héc ta) Diện tích đất nói trên của anh B không có một loại giấy tờ nào trong hồ sơ địa chính và cũng không thể hiện ai là người sử dụng hợp pháp Anh B có đòi lại đất nhưng ông K không trả, hiện nay anh B đã gửi đơn lên UBND xã đề nghị được giải quyết theo qui định của pháp luật q.Theo ý kiến của đồng chí thi: a Anh B không đòi được đất vì anh B đã không sử dụng miếng đất này trong thời gian tương đối dài, mặc dù đây là đất do anh B khai hoang sử dụng b Anh B đòi được đất vì ban đầu đây đã là đất do anh B khai hoang sử dụng c Anh B đòi được đất hay không phải phụ thuộc vào chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất của 2 bên và những qui định về những điều khoản cụ thể của Nhà nước về đất đai r Tinh huống 5: Ngày 15/11/2011, bà Lâm Thị Sáu khiếu nại việc bà Nguyễn Thị Bích Thủy ở nhờ 1 phần căn nhà (chưa được cấp GCN QSDĐ) của bà, từ năm 1975 đến nay chưa dời đi Nội dung của bà Sáu khiếu nại như sau: s Năm 1975, Bà Bùi Thị Nhờ (bà ngoại chồng- chết năm 1982) và bà Hồ Thị Chi (mẹ chồng- chết năm 1999) có cho 2 mẹ con bà Nguyễn Thị Ngọc (chết năm 2003) và bà Nguyễn Thị Bích Thủy ở nhờ Khi ở nhờ, bà Ngọc có nói rằng nếu bà Ngọc chết và con gái là bà Nguyễn Thị Bích Thủy có chồng thì sẽ trả lại 1phần căn nhà Đến khi bà Ngọc chết năm 2003, bà Thủy lấy chồng và ở nhà chồng nhưng vẫn không trả lại nhà ( phần nhà hiện nay đóng cửa không có ai ở) Bà Nguyễn Thị Bích Thủy không trả vì cho rằng bà là người kế thừa hợp pháp và bà đã đăng ký thông tin nhà đất từ năm 2006 t u nni I _ _ A _ f ' 1* Ạ _ *? _X _ A _ Ạ -* A _ 1 r /V • 2 • ? v.Theo ý kiên của đong chí, đê giải quyêt tình huống này cân: a Có các thông tin: r f Ạ A JJ > _ I - Các giấy tờ liên quan đến căn nhà qua các thời kỳ do các bên cung cấp và trong hồ sơ lưu trữ của cơ quan nhà nước; các giấy tờ về hộ khẩu, điện, nước, thuế nhà đất - Các giấy tờ hoặc thông tin cụ thể về thời điểm bà Nhờ và bà Chi cho bà Ngọc và con gái ở nhờ; về thời điểm bà Ngọc nói điều kiện sẽ trả lại một phần căn nhà - Tham khảo ý kiến của những người láng giềng cùng thời kỳ, của tổ trưởng dân phố - Luật Đất đai 2013 để w xácđịnh trường hợp của bà N có đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không,điều kiện để thừa kế và x sản là quyền sử dụng đất như thế nào nhận thừa kế tài b Có các thông tin: - Các giấy tờ liên quan đến căn nhà qua các thời kỳ do các bên cung cấp và trong hồ sơ lưu trữ của cơ quan nhà nước; các giấy tờ về hộ khẩu, điện, nước, thuế nhà đất - Các giấy tờ hoặc thông tin cụ thể về thời điểm bà Nhờ và bà Chi cho bà Ngọc và con gái ở nhờ; về thời điểm bà Ngọc nói điều kiện sẽ trả lại một phần căn nhà - Xác nhận của cơ quan thẩm quyền về tờ khai bà Thủy đã đăng ký thông tin nhà đất từ năm 2006 - Tham khảo ý kiến của những người láng giềng cùng thời kỳ, của tổ trưởng dân phố c Có các thông tin: - Các giấy tờ liên quan đến căn nhà qua các thời kỳ do các bên cung cấp và trong hồ sơ lưu trữ của cơ quan nhà nước; các giấy tờ về hộ khẩu, điện, nước, thuế nhà đất - Xác nhận của cơ quan thẩm quyến về tờ khai bà Thủy đã đăng ký thông tin nhà đất từ năm 2006 - Tham khảo ý kiến của những người láng giềng cùng thời kỳ, của tổ trưởng dân phố - Luật Đất đai 2013 để xác định trường hợp của bà N có đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không, điều kiện để thừa kế và nhận thừa kế tài sản là quyền sử dụng đất như thế nào y.Tình huống 6 : Vợ chồng Ông Hoàn làn đơn gửi UBND phường với nội dung: Gia đình ông bà là gia đình có công với Cách mạng được Nhà nước cấp cho một thửa ao có diện tích 495m2 và đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp năm 1990 Sau khi san lấp , gia đình ông đã sử dụng một phần đất để xây nhà Năm 1997, vợ chồng ông Hoàn có chia đất cho con, riêng con gái út là chị Trang chưa có gia đình nên chưa chia đất mà ở chung với ông bà Hoàn Cuối năm 2000, chị Trang kết hôn với anh Bảo Do khó khăn về chỗ ở nên vợ chồng ông Hoàn cho mượn 90,2m2 đất để xây nhà ở Lợi dụng việc này anh Bảo đã làm hồ sơ hợp thức hóa nhà cho 2 vợ chồng bằng giấy tờ giả mạo và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất Hiện anh Bảo và chị Trang đang làm thủ tục ly hôn và chia tài sản Vợ chồng ông Hoàn làm đơn để đòi lại diện tích đất 90,2m2 mà anh Bảo và chị Trang đang đứng tên sở hữu z aa Theo ý kiên của đong chí, đê giải quyêt tình huống này cân: f Ạ ? r f Ạ a Có các thông tin: - Tường trình của Ông bà Hoàn, anh Bảo, chị Trang về việc cho mượn đất có giấy tờ không, thời điểm nào, hoàn cảnh lúc đó ra sao, có ý kiến của những người con khác trong gia đình không - Kiểm tra hồ sơ lưu trữ để xác định các loại giấy tờ giả mạo, nội dung giả mạo để có cơ sở đối chiếu - Kiểm tra lại việc chấp hành các quy định trong quá trình thụ lý hồ sơ và xác minh hiện trạng tranh chấp thực tế b Có các thông tin: - Tường trình của Ông bà Hoàn, anh Bảo, chị Trang về việc cho mượn đất có giấy tờ không, thời điểm nào, hoàn cảnh lúc đó ra sao, có ý kiến của những người con khác trong gia đình không - Kiểm tra hồ sơ lưu trữ để xác định các loại giấy tờ giả mạo, nội dung giả mạo để có cơ sở đối chiếu - Vận dụng điều 106 trong luật đất đai năm 2013 về thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cấp không đúng đối tượng sử dụng c Có các thông tin: - Tường trình của Ông bà Hoàn, anh Bảo, chị Trang về việc cho mượn đất có giấy tờ không, thời điểm nào, hoàn cảnh lúc đó ra sao, có ý kiến của những người con khác trong gia đình không - Kiểm tra hồ sơ lưu trữ để xác định các loại giấy tờ giả mạo, nội dung giả mạo để có cơ sở đối chiếu - Vận dụng điều 87 về hướng dẫn thi hành luất đất đai về thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cấp không đúng đối tượng sử dụng sau khi cơ quan điều tra có văn bản giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp không đúng với yêu cầu của pháp luật ab Tinh huống 7: Bà A có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích chiều ngang 23,5m và lô đất nằm liền kề với lô đất của ông V(là anh ruột của bà A) Năm 2006 bà A chuyển nhượng cho bà M 8m ngang, khi đó ông V có nhờ bà A chuyển nhượng thêm cho bà M 3m ngang và đã nhận đủ số tiền từ bà M Sau đó bà A đã nhận lại 3m đất của ông V được cắt từ lô đất của ông V Năm 2009 bà A yêu cầu ông V lập thủ tục tách thửa để giao 3m ngang cho bà A (là đất được bà A cho anh ruột mượn để bán), khi đội đo đạc đến đo đất thì đất của ông V bị thiếu 1.3m ngang Từ đó ông V cho rằng bà A đã lấn đất của mình nên không tiếp tục đo đạc để ra bản vẽ, trong khi đó bà A chỉ sử dụng đất trong phạm vi diện tích đất được quyền sử dụng Do không thể hòa giải trong anh em nên bà A gửi đơn lên UBND phường để xin được giải quyết ac + Nếu giải quyết, đồng chí sẽ: a Xác minh xem phần đất bị thiếu là do đâu, sau đó dựa vào pháp luật để giải quyết vấn đề b Xác minh xem phần đất bị thiếu là do đâu, sau đó thuyết phục, vận động hai bên thỏa thuận với nhau trên cơ sở tình cảm anh em ruột thịt c Xác minh xem phần đất bị thiếu là do đâu, sau đó thông báo kết quả xác minh để hai bên tự thỏa thuận với nhau ad Tình huống 8: Năm 2005, anh T có mua một lô đất với diện tích 64m2 (4m x 16m) và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hiện nay lô đất của anh T được bao bọc bởi 2 căn nhà đã xây dựng Khi 2 căn nhà xây dựng thì anh T có kiểm tra và việc xây dựng đó không lấn chiếm đất của anh T Nhưng hiện nay, có 1 căn nhà liền kề do nhà bị lún đã tiến hành cắt móng, di dời vị trí và nâng nền nhà, do quá trình sửa chữa đã lấn chiếm qua lộ giới lô đất của anh T theo chiều ngang( phần chiếm đo ở 3 vị trí lô đất là: mặt tiền 4,05m; ở giữa 3,96m, ở cuối 3,88m) Anh T xin được giải quyết, nếu nhận giải quyết đồng chí sẽ: a Khẳng định đất của anh T đã bị nhà liền kề lấn đất do tiến hành cắt móng nên tổ chức gặp gỡ 2 bên để đề nghị bên lấn đất trả lại đúng hiện trạng đất cho anh T b Khẳng định đất của anh T đã bị nhà liền kề lấn đất do tiến hành cắt móng và cho 2 bên tự thỏa thuận với nhau và giải quyết trên cơ sở hàng xóm láng giềng c Khẳng định đất của anh T đã bị nhà liền kề lấn đất do tiến hành cắt móng và thuyết phục 2 bên vì tình làng nghĩa xóm nên bỏ qua cho nhau ae Tinh huống 9: Do vợ đã mất, năm 2002 ông Nguyễn Ngọc Xuân có cho đất 6 người con như sau: Nguyễn Thị Mỹ Lệ: 156m2 , Nguyễn Thị Mỹ Duyên 297m2, Nguyễn Thanh Thúy: 248m2, Nguyễn Thanh Hoài: 206m2, Nguyễn Thanh Hải: 200m2, Nguyễn Thanh Quân: 265,2m2 af Ông Nguyễn Ngọc Xuân có xây dựng nhà cấp 4 trên phần đất có diện tích 60m2 (là phần đất nằm trong miếng đất ông đã chuyển nhượng tên cho bà Duyên), hiện nhà đang cho thuê vì bà Duyên đưa ông về sống chung nhà để nuôi dưỡng Ông đã nhận tiền cho thuê nhà được vài tháng thì sau đó bà Duyên tự ý lấy hết Sau một thời gian, do ông không sống được ở nhà bà Duyên nên sang ở với người con thứ 6 một thời gian Nay ông muốn lấy lại diện tích đất đã xây căn nhà để ở nhưng bà Duyên không chịu vì cho rằng đất đã đứng tên bà và căn nhà đang nằm trên phần đất của mình nên bà được quyền sở hữu ag + Nếu giải quyết, đồng chí sẽ: ah a Vận động, tuyên truyền để bà Duyên nhận thức được trách nhiệm của người con trong chăm lo cha mẹ, ông Xuân cho bà Duyên nhiều đất nhất và xây nhà trên một phần diện tích đó là có ý ở tại đó cho đến khi qua đời, sau khi ông Xuân qua đời thì đây vẫn thuộc quyền sử dụng của bà Duyên Do đó bà Duyên nên trả lại diện tích đất có căn nhà này cho ông Xuân a Vận động ông Xuân thanh lý hợp đồng nhà cho thuê và chuyển về đây ở mà không cần phải đứng tên phần diện tích nhà đất này, đồng thời cũng vận động bà Duyên chấp nhận điều này b Vận động bà Duyên trả tiền cho thuê nhà cho ông Xuân và ông Xuân tiếp tục ở với những người con còn lại ai.Phần III: Yếu tố tác động aj.Dưới đây là những ý kiến khác nhau của mỗi người về bản thân mình Với từng ý kiến, đồng chí hãy đánh dấu vào phương án mà đồng chí nhận thấy phù hợp nhất với bản thân anh/chị pa STT pq 1 pb Nội dung pr Thông qua công việc, tôi muốn được góp phần xây dựng nền hành chính Nhà nước ngày càng tốt hơn Tôi muốn được vận dụng kiến thức đã học pw px 2 để giải quyết công việc qc qd Trong các vụ tranh chấp đất đai, các bên 3 tranh chấp thường cố giữ lý lẽ của mình, dù không đúng luật qi qj Thông qua công việc, tôi muốn tạo niềm 4 tin cho người dân với cơ quan Nhà nước qo qp Tôi muốn được tích lũy kinh nghiệm sống 5 từ quá trình làm việc qv Qua công việc, tôi muốn luật pháp được qu 6 thực thi, lẽ phải được bảo vệ ra rb Nơi tôi công tác, việc đánh giá cán bộ hay 7 bình xét thi đua không dựa trên hiệu quả công rh Thông qua công việc, bản thân tôi muốn rg 8 có thêm mối quan hệ để thuận lợi hơn trong cuộc rm rn sống Mong muốn của tôi trong công việc là 9 được giải quyết nhu cầu, bức xúc cho người dân rt Tôi cảm thấy việc đánh giá cán bộ ở nơi rs 10 tôi công tác chưa thật sự công bằng, khách quan rz Tôi muốn được lãnh đạo đánh gía cao ry 11 trong công việc sf Khi giải quyết công việc, tôi luôn muốn se 12 bảo vệ quyền lợi, lợi ích chính đáng cho người sk sl dân Nơi tôi công tác, những người làm việc 13 sq.hiệu quả pc Khô n pd gps pf Sai pg nhi ềupt pj Đúng pk nhiều pl pu pn Hoà n po toàn pv py pz qa qb qe qf qg qh qk ql qm qn qq qr qs qt qw qx qy qz rc rd re rf ri rj rk rl ro rp rq rr ru rv rw rx sa sb sc sd sg sh si sj sm sn so sp hay không hiệu quả đều được đánh giá sr ss như nhau sx sy Tôi luôn cố gắng làm việc vì muốn khẳng 14 định vị trí của bản thân trong công việc td te Thông qua công việc, tôi muốn khẳng định 15 vị trí quan trọng của cơ quan trong bộ máy hành chính Nhà nước tj tk Trong công việc, tôi muốn được được rèn 16 luyện kỹ năng làm việc tp tq Thông qua công việc, tôi muốn có thêm 17 các khoản thu nhập ngoài lương tv tw Công việc hiện nay phù hợp với tôi 18 ub uc Tôi muốn làm lâu dài với công việc này 19 ui Tôi rất bức xúc khi nhu cầu của người dân uh 20 về đất đai không được quan tâm uo Giải quyết tranh chấp đất đai là công việc un 21 tôi yêu thích uu Thỉnh thoảng tôi cảm thấy chán nản và ut 22 muốn chuyển sang làm công việc khác uz va Mỗi khi giải quyết xong một vụ việc tranh 23 chấp và được người dân đồng thuận, tôi cảm thấy rất hài lòng vf vg Nơi tôi công tác, những người làm việc 24 hiệu quả thường có nhiều cơ hội thăng tiến hơn vl vm Tôi cảm thấy hài lòng với công việc hiện 25 tại vs Tôi cảm thấy giải quyết tranh chấp đất đai vr 26 là công việc nhàm chán, mệt mỏi vx vy Khi có vấn đề tranh chấp cần giải quyết, 27 tôi luôn bắt đầu công việc với sự hứng thú wd we Tôi thấy yêu nghề của mình 28 wj wk Khi làm cho người dân hiểu được quyền 29 hạn của mình trong sử dụng hay thừa kế đất đai thì việc giải quyết tranh chấp rất thuận lợi wp wq Lợi ích cá nhân thường chi phối cách ứng 30 xử của người dân trong các vụ tranh chấp đất đai hơn là tình làng xóm, tình cảm gia đình wv ww Tôi không hài lòng khi nhu cầu của người 31 dân không được giải quyết hợp tình hợp lý xb xc Các văn bản của Nhà nước về giải quyết 32 tranh chấp đất đai còn nhiều qui định chồng chéo xh xi Nơi tôi công tác, những người làm việc 33 hiệu quả thường được lãnh đạo đánh giá cao hơn xn xo Các qui định của Nhà nước về giải quyết 34 tranh chấp đất đai chưa cụ thể, rõ ràng đã gây khó khăn cho tôi khi giải quyết tranh chấp đất đai xt st sz su ta sv tb sw tc tf tg th ti tl tm tn to tr ts tt tu tx ud uj ty ue uk tz uf ul ua ug um up uq ur us uv uw ux uy vb vc vd ve vh vi vj vk vn vt vo vu vp vv vq vw vz wa wb wc wf wl wg wm wh wn wi wo wr ws wt wu wx wy wz xa xd xe xf xg xj xk xl xm xp xq xr xs xu 35 ya 36 yg 37 ym 38 ys 39 yy xv Trong các vụ tranh chấp đất đai, các bên tranh chấp thường không chấp nhận ngay phương án giải quyết dựa trên luật pháp, dù biết rõ quy định của luật yb Người dân thường cảm thấy khó thực hiện hết các qui định thủ tục hành chính của Nhà nước về giải quyết tranh chấp đất đai yh Quy định về các thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai ở nước ta còn rườm rà yn Nhiều người dân không hiểu rõ luật đất đai nói chung, luật về quyền sử dụng đất đai, phân chia tài sản nói riêng yt Nơi tôi công tác, những người có quan hệ tốt với lãnh đạo thì dễ được cất nhắc hơn những người làm việc tốt nhưng ít chú ý đến quan hệ xw xx xy xz yc yd ye yf yi yj yk yl yo yp yq yr yu yv yw yx an Xin anh/chị vui lòng cho biết một số thông tin sau: ao -Giới tính: Nam/Nữ Tuổi: .Thâm niên công tác: - Số năm làm công tác giải quyết tranh chấp đất đai được: - Ngành nghề (chuyên môn) được đào tạo: - Trình độ đào tạo: a Trung cấp □ b Cao đẳng □ c Đại học □ c San đại học: Thạc sỹ □ Tiến sỹ □ ap -Địa bàn sinh sống: a Sinh sống tại địa bàn công tác □ b Sinh sống tại nơi khác □ aq Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của đồng chí! ar as PHỤ LỤC 2 Các tình huống: 1 Ngày 5/4/2010 ông Nguyễn Văn T liên hệ Phừơng xin hợp thức hóa căn nhà do mẹ ruột cho tặng với diện tích 28m2 từ năm 2002 (đã đăng ký kê khai năm 1977 và 1999) Tuy nhiên, việc hợp thức hóa đã bị ông Đặng Chí N không chấp thuận vì giữa 2 nhà có khe hở, diện tích khe hở thuộc quyền sở hữu của ông T nhưng lại do ông N sử dụng, ông N không chịu trả vì cho rằng đó là phần diện tích đất nhà mình 2 Bà Phạm Thị Ph có 3 người con là anh P, chị B và anh M, cả 3 đều đã có gia đình riêng Khi qua đời, bà Phạm Thị Ph có để lại 16.560m2 (đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bà Ph) và không để lại di chúc Sau khi bà mất thì 3 anh em có họp để thống nhất chia tài sản, Anh P (là anh đầu) đề nghị chia làm 3 phần bằng nhau; Chị B (là chị kế) thì có ý kiến là anh P và anh M thống nhất với nhau như thế nào thì chị đồng ý như vậy, nhưng hiện nay chị là người có hoàn cảnh gia đình khó khăn hơn cả nên mong muốn được nhận phần nhiều hơn; Anh M (là con út) cho rằng vì đã ở với mẹ từ nhỏ đến lớn nên có nguyện vọng trích 30% giá trị quyền sử dụng đất cho riêng mình, rồi sau đó mới chia làm 3 Vì không thống nhất được ý kiến nên anh M mới làm đơn gửi UBND xã xin được giải quyết theo nguyện vọng của mình 3 Tháng 8 năm 2010, anh N có mua của bà H 80 mét vuông đất (bà H đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2008) Anh N đã giao đầy đủ tiền và làm đầy đủ thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất Tháng 12 năm 2010, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất cho anh N Biết tin, anh em ruột của bà H và Bà H đã xảy ra tranh chấp về kế thừa liên quan đến diện tích đất trên Anh em ruột của bà H lấy lý do: đất đó do bố mẹ để lại nên phải chia đều cho tất cả các anh chị em Khi anh N tiến hành xây nhà trên diện tích đất trên thì anh em ruột của bà H cản trở Anh H đã làm đơn đề nghị UBND xã can thiệp nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp thì UBND xã từ chối 4 Từ năm 1990, gia đình anh B sử dụng khoảng 7 héc ta đất sản xuất lâm nghiệp để trồng cây ăn quả, ông K sử dụng 5 héc ta diện tích đất liền kề Do không có sức lao động nên thực tế gia đình anh B chỉ sử dụng khoảng 4 héc ta Vì vậy khoảng năm 1996- 1997 ông K lấn chiếm dần diện tích của gia đình anh B ( đến nay ước tính khoảng 3 héc ta) Diện tích đất nói trên của anh B không có một loại giấy tờ nào trong hồ sơ địa chính và cũng không thể hiện ai là người sử dụng hợp pháp Anh B có đòi lại đất nhưng ông K không trả, hiện nay anh B đã gửi đơn lên UBND xã đề nghị được giải quyết theo qui định của pháp luật 5 Ngày 15/11/2011, bà Lâm Thị Sáu khiếu nại việc bà Nguyễn Thị Bích Thủy ở nhờ 1 phần căn nhà (chưa được cấp GCN QSDĐ) của bà, từ năm 1975 đến nay chưa dời đi Nội dung của bà Sáu khiếu nại như sau: at.Năm 1975, Bà Bùi Thị Nhờ (bà ngoại chồng- chết năm 1982) và bà Hồ Thị Chi (mẹ chồng- chết năm 1999) có cho 2 mẹ con bà Nguyễn Thị Ngọc (chết năm 2003) và bà Nguyễn Thị Bích Thủy ở nhờ Khi ở nhờ, bà Ngọc có nói rằng nếu bà Ngọc chết và con gái là bà Nguyễn Thị Bích Thủy có chồng thì sẽ trả lại 1phần căn nhà Đến khi bà Ngọc chết năm 2003, bà Thủy lấy chồng và ở nhà chồng nhưng vẫn không trả lại nhà ( phần nhà hiện nay đóng cửa không có ai ở) Bà Nguyễn Thị Bích Thủy không trả vì cho rằng bà là người kế thừa hợp pháp và bà đã đăng kỷ thông tin nhà đất từ năm 2006 6 Vợ chồng Ông Hoàn làn đơn gửi UBND phường với nội dung: Gia đình ông bà là gia đình có công với Cách mạng được Nhà nước cấp cho một thửa ao có diện tích 495m2 và đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp năm 1990 Sau khi san lấp , gia đình ông đã sử dụng một phần đất để xây nhà Năm 1997, vợ chồng ông Hoàn có chia đất cho con, riêng con gái út là chị Trang chưa có gia đình nên chưa chia đất mà ở chung với ông bà Hoàn Cuối năm 2000, chị Trang kết hôn với anh Bảo Do khó khăn về chỗ ở nên vợ chồng ông Hoàn cho mượn 90,2m2 đất để xây nhà ở Lợi dụng việc này anh Bảo đã làm hồ sơ hợp thức hóa nhà cho 2 vợ chồng bằng giấy tờ giả mạo và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất Hiện anh Bảo và chị Trang đang làm thủ tục ly hôn và chia tài sản Vợ chồng ông Hoàn làm đơn để đòi lại diện tích đất 90,2m2 mà anh Bảo và chị Trang đang đứng tên sở hữu 7 Bà A có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích chiều ngang 23,5m và lô đất nằm liền kề với lô đất của ông V(là anh ruột của bà A) Năm 2006 bà A chuyển nhượng cho bà M 8m ngang, khi đó ông V có nhờ bà A chuyển nhượng thêm cho bà M 3m ngang và đã nhận đủ số tiền từ bà M Sau đó bà A đã nhận lại 3m đất của ông V được cắt từ lô đất của ông V Năm 2009 bà A yêu cầu ông V lập thủ tục tách thửa để giao 3m ngang cho bà A (là đất được bà A cho anh ruột mượn để bán), khi đội đo đạc đến đo đất thì đất của ông V bị thiếu 1.3m ngang Từ đó ông V cho rằng bà A đã lấn đất của mình nên không tiếp tục đo đạc để ra bản vẽ, trong khi đó bà A chỉ sử dụng đất trong phạm vi diện tích đất được quyền sử dụng Do không thể hòa giải trong anh em nên bà A gửi đơn lên UBND phường để xin được giải quyết 8 Năm 2005, anh T có mua một lô đất với diện tích 64m2 (4m x 16m) và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hiện nay lô đất của anh T được bao bọc bởi 2 căn nhà đã xây dựng Khi 2 căn nhà xây dựng thì anh T có kiểm tra và việc xây dựng đó không lấn chiếm đất của anh T Nhưng hiện nay, có 1 căn nhà liền kề do nhà bị lún đã tiến hành cắt móng, di dời vị trí và nâng nền nhà, do quá trình sửa chữa đã lấn chiếm qua lộ giới lô đất của anh T theo chiều ngang(phần chiếm đo ở 3 vị trí lô đất là: mặt tiền 4,05m; ở giữa 3,96m, ở cuối 3,88m) Anh T làm đơn xin được giải quyết 9 Do vợ đã mất, năm 2002 ông Nguyễn Ngọc Xuân có cho đất 6 người con như sau: Nguyễn Thị Mỹ Lệ: 156m2 , Nguyễn Thị Mỹ Duyên 297m2, Nguyễn Thanh Thúy: 248m2, Nguyễn Thanh Hoài: 206m2, Nguyễn Thanh Hải: 200m2, Nguyễn Thanh Quân: 265,2m2 au Ông Nguyễn Ngọc Xuân có xây dựng nhà cấp 4 trên phần đất có diện tích 60m2 (là phần đất nằm trong miếng đất ông đã chuyển nhượng tên cho bà Duyên), hiện nhà đang cho thuê vì bà Duyên đưa ông về sống chung nhà để nuôi dưỡng Ông đã nhận tiền cho thuê nhà được vài tháng thì sau đó bà Duyên tự ý lấy hết Sau một thời gian, do ông không sống được ở nhà bà Duyên nên sang ở với người con thứ 6 một thời gian Nay ông muốn lấy lại diện tích đất đã xây căn nhà để ở nhưng bà Duyên không chịu vì cho rằng đất đã đứng tên bà và căn nhà đang nằm trên phần đất của mình nên bà được quyền sở hữu av PHỤ LỤC 3 ay az ba bb aw ax Địa điểm phỏng vấn: Thời gian phỏng vấn: Người được phỏng vấn: Người phỏng vấn: PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU 1 (Dành cho Cán bộ) bc Nội dung phỏng vấn: I Giới thiệu, làm quen II Thông báo về mục đích, nội dung phỏng vấn III Các câu hỏi phỏng vấn sâu: 1 Các kỹ năng chủ yếu được sử dụng khi giải quyết tranh chấp đất đai? 2 Vai trò của việc sử dụng các kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai? 3 Ưu điểm và hạn chế của các kỹ năng được sử dụng khi giải quyết tranh chấp đất đai? 4 Khó khăn khi sử dụng các kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai trong thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai? 5 Hãy cho biết những kỹ năng nào anh/chị thực hiện tốt và những kỹ năng nào còn hạn chế trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai? Tại sao? 6 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của anh/chị ? bd PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU 2 be (Dành cho người dân) bf Địa điểm phỏng vấn: bg Thời gian phỏng vấn: bh Người được phỏng vấn: bi Người phỏng vấn: bj Nội dung phỏng vấn: I Giới thiệu, làm quen II Thông báo về mục đích, nội dung phỏng vấn III Các câu hỏi phỏng vấn sâu: bk 1 Cán bộ giải quyết tranh chấp đất đai cần phải có những yêu cầu gì? 2 Đánh giá của ông/bà về kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai của cán bộ? 3 Cảm nhận của ông/bà trước, trong và sau khi được hòa giải tranh chấp đất đai? 4 Đánh giá của ông/bà về hiệu quả của giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay? 5 Giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay gặp những khó khăn gì? bl PHỤ LỤC 4 BIÊN BẢN QUAN SÁT bm Cán bộ công chức: Địa điểm: bn Thời gian: bo Mục đích: bp Nội dung: yz za STT Nội dung aau 9 aaz 10 abe 11 Khô ng thuần zp zr Trong khi trình bày phương án giải quyết tối ưu cho những vụ việc tranh chấp đất đai, cán bộ phải nhắc lại 2 đến 3 lần mọi người mới hiểu được zs zt zu zw Trong khi hòa giải, cán bộ luôn dựa vào truyền thống, tập quán lẫn qui định của pháp luật để thuyết phục các bên tranh chấp zx zy zz aab Trong khi trình bày nội dung, sự việc dẫn đến tranh chấp đất đai, có những lúc cán bộ nói quá nhanh hoặc quá to làm cho những người tham gia hòa giải cảm thấy không hiểu rõ hoặc khó chịu aac aad aae aag Trong khi hòa giải, cán bộ cảm thấy bối rối vì không biết phải trình bày thế nào để mọi người hiểu được vấn đề tranh chấp đất đai xảy ra aah aai aal aam aan aao zq 3 aak 7 aap 8 zf zo Trong quá trình hòa giải, thấy khó khăn khi phải trình bày chính xác những nguyên nhân, mâu thuẫn cơ bản đang tồn tại của những vụ việc tranh chấp đất đai aaf 6 Phâ n zn zm Trong khi hòa giải, có sự nhầm lẫn khi mô tả nội dung, sự việc dẫn đến vụ việc tranh chấp đất đai Thỉnh thoảng cán bộ cảm thấy lúng túng khi lựa chọn từ ngữ để diễn tả chính xác vấn đề tranh chấp zi zd zk zh aaa 5 Thuầ n zj zg 1 zl 2 zv 4 zb aaj aar aas aat aav Cán bộ cảm thấy khó khăn khi giải thích và phân tích sự hợp lý của những ý kiến mà các bên tham gia hòa giải đã đưa ra aaw aax aay aba abb abc abg abh abi abl abm abn aaq Trong khi hòa giải, cán bộ thấy căng thẳng và không giữ được sự bình tĩnh để giải quyết tốt vấn đề tranh chấp Tính pháp lý là yếu tố hàng đầu được cán bộ sử dụng đề giải quyết vụ tranh chấp đất đai abd abf Khi đòi hỏi phải vận dụng những qui định của luật pháp, cán bộ mất nhiều thời gian để thuyết phục các bên giải quyết tranh chấp đất đai trên cơ sở qui định của pháp luật abj abk Cán bộ không gặp khó khăn đề thuyết phục các bên 12 đạt được thỏa thuận khi giải quyết tranh chấp với nhau abo bq abp abq Có lúc các bên tranh chấp đất đai tỏ thái độ không 13 đồng tình vì cho rằng thái độ của cán bộ hòa giải chưa khách abu 14 abz 15 ace 17 abr abs abv Cán bộ luôn giữ thái độ bình tĩnh, khéo léo trước những tình huống căng thẳng abw abx aby aca Cán bộ phải mất khá nhiều thời gian mới thuyết phục được các bên đồng ý với những thỏa thuận đưa ra acb acc acd acf acg ach aci quan Có lúc cán bộ cảm thấy bất ngờ về thái độ phản đối của người dân đối với chính quyền acj br abt bs bt bu ĐỘ TIN CẬY VÀ GIÁ TRỊ CỦA BẢNG HỎI 1 Kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức tranh chấp đất đai ack Reliability Statistics acl Cronbach' acm N s Alpha of Items acn .775 aco 14 acp bv PHỤ LỤC 5 acq Item-Total Statistics acr acs Scale act Scale Mean if Item Variance if Item Deleted c5 acz 25.3917 Deleted ada 34.026 acu C acx Cronba orrected ch's Alpha if acv It adb .372 em-Total Item Deleted adc .766 acy 1 add c5 ade 25.1982 adf 34.410 adg .258 adh .772 3 adi c5 adj 25.6959 adk 33.852 adl .415 adm .763 4 adn c5 ado 25.2949 adp 34.024 adq .265 adr .772 5 ads c5 adt 25.7189 adu 34.203 adv .372 adw .766 7 adx c5 ady 25.3134 adz 31.707 aea .467 aeb .755 9 aec c5 aed 25.3641 aee 33.899 aef .271 aeg .772 11 aeh c5 aei 25.5760 aej 33.181 aek .406 ael .762 13 aem c5 aen 24.3041 aeo 31.657 aep .415 aeq .760 2ml aer c5 aes 24.2811 aet 29.018 aeu .520 aev .748 6ml aew c5 aex 24.5484 aey 27.804 aez .580 afa .740 8ml afb c5 afc 24.9677 afd 31.578 afe .365 aff .765 10ml afg c5 afh 24.4009 afi 29.288 afj .501 afk .751 14ml afl c5 afm 24.9447 afn 32.302 afo .311 afp .771 15ml afq 2 Kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn afr đề tranh chấp afs bw Reliability Statistics bx aft Cronbach's Alpha afv .875 afu N of Items afw 17 afx Item-Total Statistics afy by 20 9 Reliability Statistics afz aga Scale Mean if Item Deleted agh 28.4332 agb Scale Variance if Item Deleted agi 54.219 agc C agf Cronbac orrected h's Alpha if agd I agj .431 tem-Total Item Deleted agk .871 agg c5 16 agl c5 agm 28.0691 agn 55.102 ago .346 agp .19 agq c5 agr 28.5346 ags 53.648 agt .482 agu .20 agv c5 agw 27.9309 agx 54.583 agy .287 agz .22 aha c5 ahb 28.3594 ahc 52.907 ahd .509 ahe .27 ahf c5 ahg 28.1613 ahh 54.886 ahi .296 ahj .29 ahk c5 ahl 28.1567 ahm 54.605 ahn .327 aho .32 ahp c5 ahq 28.1152 ahr 53.871 ahs .396 aht .33 ahu c5 ahv 28.4286 ahw 53.079 ahx .560 ahy .34 ahz c5 aia 28.1889 aib 48.515 aic .707 aid .17ml aie c5 aif 28.1613 aig 49.228 aih .648 aii .18ml aij c5 aik 27.6129 ail 48.831 aim .609 ain .21ml aio c5 aip 28.0369 aiq 48.647 air .625 ais .23ml ait c5 aiu 28.1014 aiv 48.212 aiw .733 aix .25ml aiy c5 aiz 27.8341 aja 52.259 ajb .392 ajc .28ml ajd c5 aje 28.3410 ajf 50.152 ajg .647 ajh .30ml aji c5 ajj 28.0599 ajk 51.733 ajl .514 ajm .31ml ajn 3 Kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề ajo tranh chấp ajp bz ajq Cronbach's Alpha ajs .839 ajr N of Items ajt 17 aju 21 0 873 869 876 868 875 874 872 867 858 861 863 862 857 874 862 867 Reliability Statistics ca ajv Item-Total Statistics ajw ajx Scale Mean if Item Deleted ake 31.2903 akd c5 35 aki c5 akj 30.8571 36 akn c5 ako 31.6175 37 aks c5 akt 31.2995 38 akx c5 aky 31.2811 42 alc c5 ald 31.5714 43 alh c4 ali 31.3134 45 alm c5 aln 31.3088 46 alr c5 als 31.8111 47 alw c5 alx 31.7880 48 amb c5 amc 31.0046 49 amg c5 amh 31.1935 51 aml c5 amm 31.0461 39ml amq c5 amr 31.0553 40ml amv c5 amw 30.8710 41ml ana c5 anb 30.9677 44ml anf c5 ang 31.4839 50ml ank Reliability Statistics anl ajy Scale Variance if Item Deleted akf 39.587 akk 40.373 akp ajz Correct akc Cronbac ed h's Alpha if aka I akg .388 tem-Total Item Deleted akh .834 228 427 akm .841 38.756 akl akq aku 39.461 akv .355 akw .835 akz 38.009 ala .526 alb .827 ale 39.737 alf .293 alg .838 alj 38.577 alk .565 all .827 alo 37.798 alp .563 alq .825 alt 39.524 alu .347 alv .835 aly 39.029 alz .481 ama .830 amd 36.616 ame .511 amf .827 ami amj amk .828 amp .830 38.249 498 akr .832 amn 37.989 amo .458 ams 37.108 amt amx 37.011 amy .441 amu .826 amz .832 anc 36.068 and .580 ane .823 anh 37.399 ani .410 anj .834 cb 21 1 536 Reliability Statistics anm Cronbach's Alpha ano .842 ann N of Items anp 15 anq cc cd Item-Total Statistics 21 2 Reliability Statistics anr ans Scale Mean if Item Deleted anz 27.2488 ant Scale Variance if Item Deleted aoa 34.919 anu C anx Cronbac orrected h's Alpha if anv I aob .317 tem-Total Item Deleted aoc .840 any c5 35 aod c5 aoe 27.5760 aof 33.940 aog .390 aoh .37 aoi c5 aoj 27.2581 aok 34.628 aol .314 aom .38 aon c5 aoo 27.2396 aop 33.137 aoq .503 aor .42 aos c4 aot 272719 aou 33.551 aov .558 aow .45 aox c5 aoy 27.2673 aoz 32.975 apa .535 apb .46 apc c5 apd 27.7696 ape 34.660 apf .309 apg .47 aph c5 api 277465 apj 33.959 apk .475 apl .48 apm c5 apn 26.9631 apo 31.471 app .532 apq .49 apr c5 aps 27.1521 apt 33.370 apu .474 apv .51 apw c5 apx 27.0046 apy 32.838 apz .470 aqa .39ml aqb c5 aqc 27.0138 aqd 31.903 aqe .563 aqf .40ml aqg c5 aqh 26.8295 aqi 31.346 aqj .511 aqk .41ml aql c5 aqm 26.9263 aqn 30.624 aqo .641 aqp .44ml aqq c5 aqr 27.4424 aqs 31.970 aqt .452 aqu .50ml aqv 4 Kỹ năng trình bày vấn đề tranh chấp và thuyết phục bên tranh chấp aqw trong quá trình hòa giải aqx ce cf Reliability Statistics 21 3 836 840 830 829 829 841 833 828 832 832 826 830 820 834 Reliability Statistics aqy Cronbach's Alpha ara .884 aqz N of Items arb 17 arc cg ard are Scale Mean if Item Deleted c5 arl 29.6820 ark 52 arp c5 arq 29.5438 53 aru c5 arv 29.2765 54 arz c5 asa 29.5530 56 ase c5 asf 29.4286 58 asj c5 ask 29.5760 59 aso c5 asp 29.5023 60 ast c5 asu 29.6313 61 asy c5 asz 28.9724 63 atd c5 ate 29.3825 68 ati c5 atj 29.3134 69 atn c5 ato 28.8387 70 ats c5 att 29.1705 71 atx c5 aty 29.0184 72 auc c5 aud 29.4424 55ml auh c5 aui 29.4977 62ml aum c5 aun 28.6774 64ml aur 5 Thang do dong cff aus Reliability Statistics aut arf Scale Variance if Item Deleted arm 53.051 arg.Correcte arj Cronbac d h's Alpha if arh.Itemarn .555 Total Item Deleted aro .877 arr 51.805 ars .676 art .873 arw 50.840 arx .630 ary .874 asb 51.082 asc .663 asd .873 asg 53.663 ash .477 asl 51.838 asm .643 asi asn .880 874 asq 51.955 ass .875 asv 52.021 asr .608 asw .641 asx .874 ata 49.120 875 54.719 611 369 atc atf atb atg ath .883 atk 50.290 atl .589 atm .875 atp 54.182 atq .325 atu 51.605 atv .578 atr atw .886 876 atz 53.740 aua .412 aue 52.961 auf .411 aub aug .882 883 auj 52.214 auk .453 auo 53.108 aup .375 aul auq .881 884 21 4 Reliability Statistics ch auu Cronbach's auv N of Alpha Items auw .820 aux 10 auy Item-Total Statistics auz ci ava avb Sc ale Mean if avh c 18.1 avm c 18.2 avr c 18.4 avw c 18.5 awb c 18.6 awg c 18.9 awl c 18.12 awq c 18.14 awv c 18.15 axa c 18.16 axf Item Deleted avi 32.59 avc Scale Variance if Item Deleted avj 11.724 avd C avg Cronbac orrected h's Alpha if ave It avk .489 em-Total Item Deleted avl .806 800 815 avn avs 32.44 32.56 avo avt 11.960 12.331 avp avu .602 392 avq avv avx 32.76 avz .595 awa .795 awc 32.42 avy 10.266 awd 12.272 awe .461 awh 32.56 awi awj .500 awf .810 awk .805 awm 32.55 awo .669 awp .788 32.71 awn 11.082 aws 10.890 awt .473 awu .811 aww 32.80 awx 10.885 awy .500 axb axc axd awz .806 axe .807 awr 32.64 11.618 11.714 cj 21 5 482 Reliability Statistics axg 6 Thang do thai do Reliability Statistics axh Cronbach's Alpha axj .794 axi N of Items axk 9 axl ck axm Item Statistics axn axo axp Scale Mean if Item Deleted c18 axw 25.4286 axv .18 aya c18 19 ayf c18 20 ayk c18 23 ayp axq Scale Variance if Item Deleted axx 15.876 Item-Total Statistics axr Correct axu Cronbac ed h's Alpha if axs Itemaxy .464 Total Item Deleted axz .776 ayb 25.5207 ayc 15.195 ayd .457 aye .778 ayg 25.5899 ayh 15.669 ayi .423 ayj .782 ayl 24.9677 aym 17.541 ayn .331 ayo .792 c18 ayr 25.4424 ays 14.387 ayt .669 ayu .747 c18 ayw 25.9401 ayx 14.742 ayy .536 ayz .766 c18 azb 25.5023 azc 14.177 azd .708 aze .742 c18 azg 25.6912 azh 15.437 azi .470 azj .775 c18 azl 26.0000 azm 15.759 azn .330 azo .798 cl ayq .25 ayv .27 aza .28 azf .26ml azk .22ml azp 7 Thang do thoi quen ting xfr azq azr cm 21 6 Item-Total Statistics Reliability Statistics azs azt Scale azu Mean if Item azz c 18.3 bae c 18.35 baj c 18.38 bao Deleted baa 6.10 baf 5.91 bak 6.01 Scale Variance if Item Deleted bab 1.453 azv C azy Cronbac orrected h's Alpha if azw It bac .349 em-Total Item Deleted bad .535 bag 1.580 bah .432 bai .387 bal 1.866 bam .374 ban .486 cn 21 7 co 8 Thang đo cơ chế, thủ tục hành chính Reliability Statistics bap Cronbach's Alpha bar .690 baq N of Items bas 4 bat Item-Total Statistics bau cp bav baw Sc ale Mean if Item Deleted bbd 8.82 bbi 9.15 bax Scale Variance if Item Deleted bbe 3.688 bay C bbb Cronbac orrected h's Alpha if baz It bbf .347 em-Total Item Deleted bbg .697 bbc cl 8.32 bbh cl bbj 2.676 bbk 8.34 bbm c bbn 9.02 bbo 3.162 bbp 18.36 bbr c bbs 8.94 bbt 3.288 bbu 18.37 bbw 9 Thang đo đánh giá cán bộ Reliability Statistics bbx cq bby.Cronbach's bbz N Alpha of Items bca .729 bcb 5 629 bbl .512 436 bbq .651 496 bbv .612 bcc Item-Total Statistics bcd cr bce bcf Scale Mean if Item Deleted c18 bcm 8.6498 bcl .7 bcq c18 10 bcv c18 13 bda c18 24ml bdf c18 33ml bdk cs bcr bcg Scale Variance if Item Deleted bcn 6.330 bch C bck Cronbac orrected h's Alpha if bci Itembco .538 Total Item Deleted bcp .664 8.4240 bcs 6.968 bct .506 bcu .677 bcw 8.8341 bcx 7.028 bcy .546 bcz .663 bdb 8.8571 bdc 6.679 bdd .491 bde .684 bdg 9.1613 bdh 8.108 bdi .380 bdj .721 ct