1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học 6

32 2,5K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 371 KB
File đính kèm Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học 6.rar (147 KB)

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn sinh học 6 viết theo cấu trúc, yêu cầu của sáng kiến kinh nghiệm. Kinh nghiệm mang tính thiết thực, các phương pháp dạy học tích cực dùng đến kĩ thuật dạy học tích cực như: khăn trải bàn, sơ đồ tư duy..mang lại hiệu quả, nâng cao chất lượng học cho học sinh đầu cấp.

Trang 1

MỤC LỤC

Phần một Thông tin tác giả viết kinh nghiệm 2

Phần hai Nội dung kinh nghiệm Chương I Những vấn đề chung - Khái quát đặc điểm tình hình cơ quan, đơn vị 3

- Lý do viết kinh nghiệm 5

- Mục đích của kinh nghiệm 5

- Phương pháp nghiên cứu viết kinh nghiệm 6

- Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý liên quan đến kinh nghiệm 6-7 Chương II Nội dung 1 Thực trạng của kinh nghiệm 7-8 2 Nội dung kinh nghiệm 2.1 Giải quyết vấn đề 8 - 24 2.2 Khả năng áp dụng của kinh nghiệm 25

2.3 Phạm vi, đối tượng áp dụng của kinh nghiệm 25

2.4 Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng kinh nghiệm 25-27 Chương III Kết luận và kiến nghị 28

Tài liệu tham khảo 29

Trang 2

PHẦN MỘT: THÔNG TIN TÁC GIẢ VIẾT KINH NGHIỆM

- Họ và tên tác giả viết kinh nghiệm:

- Ngày tháng năm sinh:

- Chức vụ, đơn vị công tác:

- Trình độ chuyên môn:

- Đề nghị xét công nhận kinh nghiệm: Cấp tỉnh

- Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục đào tạo

- Tên kinh nghiệm: Kinh nghiệm sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn sinh học 6.

PHẦN HAI: NỘI DUNG KINH NGHIỆM

Trang 3

Chương I Những vấn đề chung

1 Khái quát đặc điểm tình hình cơ quan, đơn vị

Trường THCS nằm trên địa bànthôn

Trường được thành lập từ năm , đến nay( năm 2014) nhà trường

đã có bề dày truyền thống dạy và học Năm học 2013-2014, trường trung học

cơ sở có 16 lớp với tổng số 560 học sinh và 33 cán bộ giáoviên, nhân viên Các đồng chí cán bộ giáo viên, nhân viên của trường đều cótrình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, nên thuận lợi cho công tácgiảng dạy điều kiện kinh tế còn rất nhiều khó khăn, địa bàn còn nhiều phứctạp về vấn đề xã hội, cũng gây ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy của nhàtrường

Vượt qua những khó khăn ở trên, trong những năm gần đây, nhà trườngđang có những bước tiến nhiều khởi sắc: trong hai năm học 2011 – 2012 và

2012 – 2013 trường đều đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến xuất sắc Cóđược những thành tích đó là do nhà trường luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sátsao của các cấp lãnh đạo Đảng ủy, Chính quyền địa phương, phòng Giáo dục

và đào tạo , của Chi bộ nhà trường

1.1 Thuận lợi:

- Ban giám hiệu trường THCS , và các tổ chức đoàn thể trongnhà trường luôn quan tâm, động viên các giáo viên giảng dạy nêu cao tinhthần tự giác, tích cực khắc phục khó khăn về phương tiện, cơ sở vật chất, vượtqua những trở ngại về tâm lí, vững tin vào quá trình đổi mới, quyết tâm vậndụng những phương pháp dạy học tích cực để nâng cao chất lượng, hiệu quảgiảng dạy

- Bản thân tôi và một số giáo viên trong trường đã được tham gia lớp tập huấn

về phương pháp dạy học tích cực Qua đó tiếp thu được nhiều điều mới mẻ,

có ích trong công tác giảng dạy

- Nhà trường cũng đã trang bị thêm cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảngdạy như: máy chiếu, máy tính xách tay…

- Đa số học sinh chăm ngoan, ham học hỏi có ý thức phấn đấu trong học tập

Trang 4

- Chương trình sinh học 6 đã được chọn lọc theo hướng tinh giản, cơ bản vàthiết thực, không còn những kiến thức khó hoặc mang tính hàn lâm, ít có ứngdụng thực tế như các thành phần hóa học của hạt, sự rụng lá, đặc điểm củacác họ thực vật…

- Một số học sinh mới bước vào bậc trung học cơ sở còn nhiều bỡ ngỡ, chưaquen với phương pháp học mới nên còn lơ là, ít hứng thú trong học tập Tronglớp ít chú ý, hay nói chuyện, bài cũ ít thuộc Nếu có thuộc bài cũng chưa vậndụng được kiến thức để giải thích cho các vấn đề thực tế liên quan Hầu nhưkhông chuẩn bị bài mới Rất thụ động và lười phát biểu ý kiến cá nhân, ỉ lạivào các bạn trong nhóm, tổ

- Cơ sở vật chất và đồ dùng để sử dụng giảng dạy trong môn sinh học đangcòn thiếu như : Phòng thực hành bộ môn, các mô hình, các mẫu vật, tranh ảnh làm cho việc tổ chức các giờ giảng, đặc biệt là các giờ thực hành khó đạthiệu quả

- Đối với môn sinh học 6 thì kính hiển vi đóng vai trò rất quan trọng Tuynhiên số lượng quá ít (mỗi trường chỉ được cung cấp 1 đến 2 cái dùng cho tất

cả các khối) không đủ dùng trong các tiết thực hành cho học sinh quan sáttiêu bản Ngoài ra do khí hậu của Việt Nam nóng, ẩm thất thường nên haylàm cho thấu kính, lam kính, la men bị mốc gây hỏng kính, không quan sátđược

2 Lý do chọn kinh nghiệm

Hiện nay chất lượng giáo dục là vấn đề được toàn xã hội quan tâm Và

để nâng cao chất lượng giáo dục thì cần phải đổi mới chương trình sách giáo

Trang 5

khoa, khi đã đổi mới sách giáo khoa đồng thời phải đổi mới phương pháp dạyhọc, cho nên việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực đang trở thành mộtphong trào sâu rộng trong ngành giáo dục nước ta nói chung và trong ngànhgiáo dục tỉnh Yên Bái nói riêng.

Phương pháp dạy học tích cực dùng để chỉ những phương pháp giáodục/dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của ngườihọc Dùng phương pháp này sẽ lôi cuốn học sinh tham gia vào giải quyết vấn

đề, trả lời câu hỏi, giải thích hoặc động não trong lớp học, khiến cho những gìhọc sinh học được là một phần của bản thân họ Tuy nhiên trong thực tế hiệnnay một số ít giáo viên vẫn còn ngại học hỏi áp dụng phương pháp dạy họctích cực, vẫn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống thầy đọc – trò chépgây nhàm chán đối với học sinh; hoặc một số giáo viên đã sử dụng phươngpháp dạy học tích cực nhưng chưa đạt hiệu quả do không biết lựa chọn kĩthuật dạy học phù hợp với phương pháp dạy học đó

Cùng với lí do học sinh vào lớp 6 mới vừa bước qua giai đoạn tiểu họclên bậc trung học cơ sở được coi là bước ngoặt trong cuộc đời Các em bắtđầu một môi trường học tập mới với nhiều mối quan hệ mới, các em cònnhiều bỡ ngỡ, chưa quen với sự thay đổi nội dung học: các em được tiếp xúcvới nhiều môn học khác nhau, nội dung trừu tượng, phong phú sâu sắc hơn,đòi hỏi các em có sự thay đổi về phương pháp học, cho nên phương pháp dạy

và nhân cách của người giáo viên sẽ tác động vào việc hình thành và pháttriển trí tuệ, cách lập luận và nhân cách của học sinh

Từ những lí do thực tế ở trên nên tôi đã nghiên cứu, tích lũy được kinh nghiệm sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn sinh học 6, xin

được cùng chia sẻ với các đồng chí

3 Mục đích của kinh nghiệm

Giúp cho các giáo viên, đặc biệt là giáo viên dạy môn sinh học 6 biết ápdụng phương pháp dạy học tích cực đạt giờ dạy có chất lượng cao, đồng thờigiúp học sinh có phương pháp học phù hợp, làm cho học sinh hứng thú họctập, không xem nhẹ bộ môn này vì bộ môn sinh học 6 mang tính thực tế cao,kiến thức gần gũi với cuộc sống, học sinh có thể vận dụng ngay vào cuộcsống sau khi đã được học Do đó, là giáo viên giảng dạy môn sinh học 6, tôi

Trang 6

nhận thấy phải khai thác tối đa môn học này, phải làm cho học sinh cảm thấyhứng thú và yêu thích môn học đặc biệt là phần liên hệ giải thích các hiệntượng thực tế, và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế của cuộc sống.

4 Phương pháp nghiên cứu viết kinh nghiệm

Trong quá trình nghiên cứu viết kinh nghiệm tôi sử dụng các phươngpháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp thu thập dữ liệu

Chương trình sinh học 6 là phần mở đầu cho chương trình sinh học của bậctrung học cơ sở, giúp học sinh bắt đầu làm quen với môn khoa học chuyênnghiên cứu về thế giới sinh vật Đối tượng học sinh lớp 6 vừa chuyển tiếp từbậc tiểu học lên trung học cơ sở còn nhiều bỡ ngỡ, khả năng phát triển tư duytrừu tượng còn ít, hay hiếu động, lúc vui, lúc buồn, ương bướng

Trang 7

tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học; khảnăng thực hành; lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.Chương trình giáodục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐTngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: “Phảiphát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp đặctrưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồidưỡng cho học sinh phương pháp tự học; khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năngvận dụng kiến thức vào thực tiễn ; kỹ năng sống tác động đến tình cảm, đemlại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh” Chính vì vậyviệc đổi mới phương pháp dạy học bằng cách sử dụng các phương pháp dạyhọc tích cực là hết sức cần thiết.

Chương II Nội dung

1 Thực trạng của kinh nghiệm

- Cơ sở vật chất và đồ dùng để sử dụng giảng dạy trong môn sinh học 6 đangcòn thiếu như : Phòng thực hành bộ môn, các mô hình, các mẫu vật, tranh ảnh làm cho việc tổ chức các giờ giảng, đặc biệt là các giờ thực hành khó đạthiệu quả

- Khả năng tư duy trừu tượng của học sinh lớp 6 còn ít, những hình ảnh các

em quan sát bước đầu mới chỉ được củng cố, hình thành tư duy khái quát hóa

- Khả năng phối hợp làm việc trong giờ học, nhất là trong những giờ thảoluận nhóm của một số học sinh( khoảng 20%) còn hạn chế, các em còn ồn ào,nói chuyện nhiều, chỉ một số em học giỏi là hay phát biểu xây dựng bài

- Khả năng tự nghiên cứu của một số học sinh còn yếu kém( khoảng 30%):các em không tự chuẩn bị được mẫu vật, hoặc có chuẩn bị nhưng không đạtyêu cầu nếu không được giáo viên hướng dẫn

- Việc sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học theo hướng tích cực củamột số giáo viên còn hạn chế, dẫn đến kết quả giờ dạy đạt loại khá, giỏi mớichỉ đạt 70%

Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành nghiên cứu, tham khảo tài liệu, họchỏi các đồng nghiệp có chuyên môn cao để có kinh nghiệm sử dụng phương

Trang 8

pháp dạy học theo hướng tích cực, dễ thực hiện, gây hứng thú cho học sinhtrong tiết học, mang lại chất lượng dạy và học ngày càng cao

2 Nội dung của kinh nghiệm

2.1 Giải quyết vấn đề

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động họctập của học sinh không có nghĩa là gạt bỏ, loại trừ, thay thế hoàn toàn cácphương pháp dạy học truyền thống, hay phải "nhập nội" một số phương pháp

xa lạ vào quá trình dạy học Vấn đề là ở chỗ cần kế thừa, phát triển những mặttích cực của phương pháp dạy học hiện có, đồng thời phải học hỏi, vận dụngmột số phương pháp dạy học mới một cách linh hoạt nhằm phát huy tính tíchcực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, phù hợp với hoàn cảnh điều kiện dạy và học cụ thể

2.1.1 Phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp dạy học tích cực dùng để chỉ những phương pháp giáodục/dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của ngườihọc Trong dạy học tích cực, người giáo viên ngoài vai trò người dạy cònđóng vai trò người hướng dẫn, do vậy người hướng dẫn có làm tốt mới làmcho người học đi đúng hướng, mới tìm đúng kiến thức cần lĩnh hội

2.1.2 Các phương pháp dạy học tích cực

- Phương pháp dạy học hoạt động nhóm

- Phương pháp đàm thoại

- Phương pháp dạy học theo góc

- Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề

- Phương pháp bàn tay nặn bột

- Phương pháp thực hành

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp nghiên cứu, tìm tòi

Trong phạm vi viết kinh nghiệm này tôi chọn ra ba phương pháp dạyhọc mà tôi đã sử dụng rất hiệu quả khi dạy môn sinh học 6 tại trường THCS

An Thịnh, đó là: phương pháp hoạt động nhóm có sử dụng kĩ thuật (( khăn trảibàn)); phương pháp đàm thoại có sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi theo thang phânloại của Bloom, phương pháp "Bàn tay nặn bột"

Trang 9

2.1.3 Kinh nghiệm sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong môn sinh học 6

a, Kinh nghiệm bảo quản đồ dùng thiết bị phục vụ cho dạy học tích cực môn sinh học 6 ( quan trọng nhất là kính hiển vi)

Do trong kính hiển vi gồm nhiều thấu kính, lăng kính, lam kính, la men

cố định tiêu bản dễ bị mốc do đó khi dùng xong phải thường xuyên lau chùicẩn thận, sau đó nên để ở nơi khô ráo, thoáng khí, vào mùa mưa nên thắp đèn

để tránh ẩm, khi để trong hộp thì cần phải có gói hút ẩm Silicagel

b, Kinh nghiệm khi dạy đối tượng học sinh lớp 6

Đối tượng học sinh lớp 6 vừa chuyển tiếp từ bậc tiểu học lên trung học

cơ sở còn nhiều bỡ ngỡ, khả năng phát triển tư duy trừu tượng còn ít, hay hiếuđộng, lúc vui, lúc buồn, ương bướng Do vậy khi dạy đối tượng này, nhất lànhững tiết học đầu chương trình, người giáo viên cần lưu ý xác định cho họcsinh biết mục tiêu học tập, phác họa nội dung cần đạt được sau tiết học, cầnphải cố gắng tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc chuẩn bị giáo

án thật tốt, phương tiện dạy học hấp dẫn, trực quan, phương pháp dạy học tíchcực, lời nói uyển chuyển, lôi cuốn, đồng thời phải hướng dẫn cho các em một

số kĩ năng cơ bản đối với môn sinh học 6, đó là:

+ Kĩ năng quan sát, nhận xét: nhằm mục đích tìm tòi, phát hiện kiến thức về

các đặc điểm hình thái, cấu tạo và phân loại, nhờ kĩ năng này sẽ giúp học sinh

có thể tự mình chuẩn bị đúng loại mẫu vật cần cho giờ học Nếu học sinhkhông có kĩ năng quan sát, nhận xét thì học sinh có thể lấy thừa hoặc thiếumẫu vật cần cho giờ học, làm cho chất lượng giờ dạy và học không tốt, thậmchí ảnh hưởng tới môi trường

+ Kĩ năng làm thí nghiệm: nêu giả thuyết( trước khi làm thí nghiệm), dự

đoán kết quả, kiểm tra giả thuyết đã đề ra và đưa ra kết luận; tham gia thiết kếnhững thí nghiệm ở mức độ đơn giản, chứng minh các chức năng sinh lí các

cơ quan của thực vật

+ Kĩ năng tự học: học sinh biết sử dụng sách giáo khoa để học, đọc các tư

liệu và sách tham khảo để mở rộng kiến thức môn sinh học

+ Kĩ năng vận dụng: học sinh biết dựa vào những kiến thức đã học để giải

thích hiện tượng trong thực tế

Trang 10

c, Kinh nghiệm sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong môn sinh học 6

Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không cònđóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thànhngười thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ

để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêukiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình Trên lớp, học sinhhoạt động là chính, giáo viên có vẻ nhàn nhã hơn nhưng trước đó, khi soạngiáo án, giáo viên đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy

và học thụ động mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở,xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng,tranh luận sôi nổi của học sinh Giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâurộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạtđộng của học sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên

* Kinh nghiệm sử dụng phương pháp hoạt động nhóm có sử dụng kĩ thuật (( khăn trải bàn ))

- Cách tiến hành phương pháp hoạt động nhóm:

+Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người Tùy mục đích,yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủđịnh, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau

+ Nhóm tự bầu nhóm trưởng nếu thấy cần Trong nhóm có thể phân công mỗingười một phần việc Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết và năng động hơn Các thànhviên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiêu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc phân công mỗi thành viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là khá phức tạp

- Ý nghĩa: Phương pháp dạy học hoạt động nhóm giúp các thành viên trong

nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể

Trang 11

nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải

là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên.Thành công của bài học phụ thuộc vào

sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên, vì vậy phương pháp này còn gọi là phương pháp cùng tham gia

Trong thực tế hiện nay, các giáo viên đã sử dụng phương pháp nàytrong các giờ dạy tương đối thường xuyên vì phương pháp này có nhiều ưuđiểm Tuy nhiên hầu hết các giáo viên đều sử dụng phương pháp này mộtcách đơn thuần, đó là nêu yêu cầu cần làm rồi phát cho mỗi nhóm một tờ giấy

A4( hoặc các nhóm tự chuẩn bị), yêu cầu các nhóm ghi phương án trả lời, sau

đó cử đại diện trình bày trước lớp Việc làm như vậy chưa thực sự mang lạihiệu quả cho tất cả người học, bởi vì chỉ có một vài em học tốt tham gia suynghĩ, tìm phương án trả lời, còn nhiều em khác cứ ngồi im thụ động, hoặcquay ngang quay ngửa gây ồn ào lớp học, ảnh hưởng đến các lớp khác và việcđánh giá mức độ nhận thức của từng em trong giờ dạy rất khó chính xác.Trước những hạn chế như trên, trong quá trình giảng dạy có sử dụng phươngpháp dạy học hoạt động nhóm , tôi đã rút ra kinh nghiệm: Muốn sử dụng hiệuquả phương pháp này cần phải dùng kĩ thuật (( khăn trải bàn)) kèm theo mớiđạt hiệu quả như mong muốn Kĩ thuật (( khăn trải bàn)) là một trong số các kĩthuật học hợp tác, trong đó có kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt độngnhóm

- Cách tiến hành kĩ thuật (( khăn trải bàn )) như sau:

+Bước 1: Chia học sinh thành các nhóm, giao nhiệm vụ thảo luận và phát cho

mỗi nhóm một tờ giấy A0 ( hoặc các tờ giấy A4, hoặc yêu cầu mỗi em chuẩn

bị một tờ giấy nháp để ghi, cả nhóm có thêm một tờ giấy tổng hợp ý kiếnchung)

+Bước 2: Hướng dẫn học sinh: Vẽ một hình vuông( hoặc hình chữ nhật) ở

trung tâm tấm giấy rồi chia phần trống còn lại làm các phần theo số thànhviên của nhóm

Trang 12

-+ Bước 3: Học sinh làm việc cá nhân: Mỗi thành viên của nhóm làm việc độc

lập xây dựng chiến lược, câu trả lời/giải pháp riêng và viết vào góc giấy củamình( nên yêu cầu học sinh ghi tên cụ thể)

+ Bước 4: Học sinh làm việc theo nhóm: Khi hết thời gian làm việc cá nhân,

các thành viên trong nhóm chia sẻ, thảo luận, thống nhất câu trả lời Ý kiếnthống nhất của nhóm được viết vào phần chính giữa

+ Bước 5: Cử đại diện trình bày sản phẩm của nhóm.

- Tính mới trong việc sử dụng phương pháp hoạt động nhóm có sử dụng

kĩ thuật (( khăn trải bàn )) :

Nếu như trước đây khi hoạt động nhóm chỉ có một vài thành viên học kháhoạt động, còn các thành viên khác ngồi yên hoặc nói chuyện riêng, thì khi ápdụng phương pháp này có sử dụng thêm kĩ thuật (( khăn trải bàn)) tất cả cácthành viên của nhóm đều phải tham gia hoạt động tìm kiếm kiến thức, việcyêu cầu các em ghi ý kiến của mình kèm theo cả tên sẽ có tác dụng giúp các

em cố gắng nhiều hơn, và dựa vào phần ghi của từng em đó giáo viên sẽ cóđánh giá chính xác hơn về mức độ nhận thức của học sinh, từ đó có cách điều

Trang 13

chỉnh phù hợp như cần quan tâm, động viên nhiều hơn đến những em họcyếu, rèn chữ, rèn cách trình bày cho các em Có thể nói phương pháp dạyhọc hoạt động nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ có ý nghĩa rất tích cực, tạo điềukiện cho nhiều người tham gia, tạo cho mỗi cá nhân học hỏi được kiến thức từcác bạn Phát triển cho học sinh các kĩ năng cá nhân, kĩ năng xã hội (nhưnghe, nói, tranh luận…) hiểu thêm về bản thân (tự đánh giá), về bạn bè, thôngqua việc trao đổi, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau Biết lắng nghe, làm theo quyđịnh và sự phân công của nhóm Tạo điều kiện cho mỗi người có thể tự thíchứng dần với sự phân công lao động hợp tác của cộng đồng trong tương lai

- Đối với môn sinh học 6 : Phương pháp này áp dụng cho nhiều bài, nhất là

các bài có những nội dung kiến thức gồm nhiều ý nhỏ, hoặc các bài có nộidung khó như yêu cầu so sánh, phân biệt mang lại hiệu quả dạy- học rất cao :+ Bài 5: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng

+ Bài 7: Cấu tạo tế bào

+ Bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ

+ Bài 13: Cấu tạo ngoài của thân

+ Bài 15: Cấu tạo trong của thân non

+ Bài 22: Ảnh hưởng các điều kiện bên ngoài đến quang hợp Ý nghĩa củaquang hợp

+ Bài 25: Biến dạng của lá

+ Bài 30: Thụ phấn

+ Bài 38: Rêu – cây rêu

+ Bài 39: Quyết – Cây Dương xỉ

+ Bài 40: Hạt trần – cây thông

+ Bài 41: Hạt kín – đặc điểm của thực vật hạt kín

+ Bài 51: Nấm

- Ví dụ cụ thể tiết dạy sinh học 6 sử dụng phương pháp hoạt động nhóm dùng kĩ thuật (( khăn trải bàn )) :

Tiết 15 Bài 15: Cấu tạo trong của thân non

Khi cần truyền tải cho học sinh biết được điểm giống nhau và khácnhau về cấu tạo trong của thân non và rễ( so sánh cấu tạo trong của thân non

và rễ), giáo viên làm như sau:

Trang 14

+Bước 1: Chia học sinh thành các nhóm, giao nhiệm vụ thảo luận: So sánh

cấu tạo trong của thân non và rễ và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 ( hoặccác tờ giấy A4, hoặc yêu cầu mỗi em chuẩn bị một tờ giấy nháp để ghi, cảnhóm có thêm một tờ giấy tổng hợp ý kiến chung) Đa phần học sinh tự chuẩn

bị giấy nháp để cá nhân tự ghi, còn giáo viên chỉ phát tờ giấy ghi ý kiếnchung cả nhóm

+Bước 2: Hướng dẫn học sinh: Vẽ một hình vuông( hoặc hình chữ nhật) ở

trung tâm tấm giấy rồi chia phần trống còn lại làm các phần theo số thànhviên của nhóm Trong thực tế có thể bỏ qua bước này

+ Bước 3: Học sinh làm việc cá nhân: Mỗi thành viên của nhóm làm việc

độc lập xây dựng chiến lược, câu trả lời/giải pháp riêng và viết vào góc giấycủa mình( nên yêu cầu học sinh ghi tên cụ thể)

+ Bước 4: Học sinh làm việc theo nhóm: Khi hết thời gian làm việc cá nhân,

các thành viên trong nhóm chia sẻ, thảo luận, thống nhất câu trả lời Ý kiếnthống nhất của nhóm được viết vào phần chính giữa

+ Giống nhau: - Đều có 2 phần chính: vỏ và trụgiữa Vỏ có biểu bì và thịt vỏ + Khác nhau:

- Rễ có lông hút còn thân không có

Thân có lục lạp còn rễ không có

- Giống nhau có vỏ và trụ giữa

- Khác nhau: Rễ có lông hút, thân không có

Trang 15

+ Bước 5: Cử đại diện trình bày ý kiến của nhóm

* Kinh nghiệm sử dụng phương pháp đàm thoại dùng kĩ thuật đặt câu hỏi theo thang phân loại của Bloom.

- Cách tiến hành: Giáo viên đặt ra một hệ thống câu hỏi, học sinh sẽ trả lời

hay trao đổi với giáo viên hoặc tranh luận giữa các thành viên trong lớp vớinhau

- Ý nghĩa: Học sinh sẽ củng cố, ôn tập kiến thức cũ và tiếp thu được kiến

thức mới Trong hệ thống câu hỏi ngoài các câu hỏi chính, còn có những câuhỏi phụ để gợi ý khi học sinh gặp khó khăn Người ta thường chia ra hai dạngđàm thoại chính là:

+Đàm thoại tái hiện: Các câu hỏi, vấn đề do giáo viên đặt ra đòi hỏi học sinh

nhớ, tái hiện lại kiến thức, kinh nghiệm đã có thì có thể giải quyết được Loạinày chủ yếu dùng để ôn tập, củng cố kiến thức

+Đàm thoại gợi mở hay vấn đáp tìm tòi: Trong vấn đáp tìm tòi giáo viên

luôn đóng vai trò chỉ đạo, điều khiển hoạt động của học sinh Hệ thống câuhỏi của giáo viên giữ vai trò chỉ đạo, định hướng hoạt động nhận thức của họcsinh

Tuy nhiên trong thực tế khi sử dụng phương pháp này, nhiều giáo viênđưa ra những câu hỏi khó hiểu, chưa rõ ràng, làm học sinh không trả lời được,sau đó lại phê bình khiến nhiều em không dám giơ tay, phát biểu, nhất là vớihọc sinh lớp 6 còn nhiều bỡ ngỡ, chưa quen với cách dạy, cách học ở bậctrung học cơ sở, từ đó gây không khí trong lớp căng thẳng, học sinh sợ sệt,chỉ mong hết giờ, nên người giáo viên khó đạt hiệu quả giờ dạy, học sinh tiếpthu kiến thức thụ động Qua thực tế giảng day tôi thấy muốn nâng cao hiệuquả của phương pháp đàm thoại, người giáo viên nên dùng kĩ thuật đặt câuhỏi theo thang phân loại của Bloom Danh mục những mức độ nhận thức của

Bloom được sắp xếp từ đơn giản nhất đến phức tập nhất Cụ thể có các mức

độ nhận thức như sau:

Trang 16

+ Câu hỏi biết: Khi hình thành câu hỏi giáo viên có thể sử dụng các từ sau

đây: Ai ? Cái gì ? Ở đâu ? Thế nào ? Khi nào ? Hãy mô tả ? Hãy kểlại

+ Câu hỏi hiểu: Khi hình thành câu hỏi giáo viên có thể sử dụng các từ sau:

Vì sao ? Hãy giải thích ? Hãy so sánh ? Hãy liên hệ

+ Câu hỏi áp dụng: Khi dạy học giáo viên cần tạo ra các tình huống mới, các

bài tập ứng dụng, các ví dụ liên hệ giữa lí thuyết và thực hành, lý luận và cuộcsống giúp người học vận dụng các kiến thức, bài học cơ bản

+ Câu hỏi phân tích: Thường đòi hỏi học sinh phải trả lời tại sao( khi giải

thích nguyên nhân) Em có nhận xét gì( khi đi đến kết luận) Em có thể diễnđạt như thế nào( khi chứng minh luận điểm)

+ Câu hỏi tổng hợp: Giáo viên cần đưa ra những tình huống, những câu hỏi

khiến học sinh phải suy đoán, có thể tự do đưa ra những đề xuất, phương ánthể hiện mang tính sáng tạo riêng của mình

+ Câu hỏi đánh giá: Giáo viên có thể tham khảo một số gợi ý sau đây để xây

dựng các câu hỏi đánh giá: Hiệu quả thẩm mĩ của nó như thế nào? Hướng giảiquyết đó có hợp lí dẫn tới thành công không

- Lưu ý khi sử dụng phương pháp đàm thoại dùng kĩ thuật đặt câu hỏi theo thang phân loại của Bloom:

+ Câu hỏi phải tập trung vào trọng tâm giúp học sinh hiểu nội dung bài học.+ Câu hỏi phải rõ ràng, khi học sinh trả lời chưa hoàn chỉnh phải giải thích,liên hệ và có thể sử dụng một số câu hỏi nhỏ để nâng cao chất lượng câu trảlời cho học sinh

+ Câu hỏi phải tích cực hóa tất cả các đối tượng học sinh dể tăng cường sựtham gia của học sinh trong quá trình học tập, đồng thời kích thích được họcsinh tham gia tích cực vào các hoạt động học tập Khi đưa ra các câu hỏitrong bài soạn, giáo viên cần cần đầu tư thời gian nâng cao chất lượng của cáccâu hỏi Nên giảm bớt các câu hỏi có yêu cầu thấp về mặt nhận thức (chỉ đòihỏi tái hiện kiến thức) Tăng dần số câu hỏi có yêu cầu cao về mặt nhận thức

Ngày đăng: 13/10/2016, 10:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w