Tính pH dung dịch A.. Tính thành phần cân bằng trong dung dịch B.. Tính số mg axit HCOOH cần thêm vào dung dịch B để thu được dung dịch có pH = 7,00.. Coi thể tích dung dịch không đổi kh
Trang 150 Bài tập Hóa học Phân tích – Phần 1
1/
Tính pH và thành phần cân bằng trong dung dịch thu được khi trộn 50,00 ml dung dịch
NH3 2,40.10-3M với 50,00 ml dung dịch H2SO4 2,00.10-3M
Cho: pKa(HSO4
-) =1,99 pKa(NH4+) = 9,24
2/
Tính pH trong hỗn hợp gồm H3AsO4 0,010 M và NaHSO4 0,010 M
Cho: pKa(HSO4
-) =1,99 pKai(H3AsO4) = 2,13; 6,94; 11,5
3/
a) Tính độ điện li của H3PO4 khi thêm 6,00 ml dung dịch NaOH 0,024 M vào 24,00 ml
dung dịch H3PO4 0,020 M
b) Tính thể tích dung dịch NaOH 0,024 M cần để trung hoà 24,00 ml dung dịch H3PO4 trên
đến pH1 =7,21 và pH2 = 9,77
Cho: pKai(H3PO4) = 2,15; 7,21; 12,32
4/
Tính pH và thành phần cân bằng trong dung dịch A thu được khi trộn 10,00 ml dung dịch
H2SO4 0,0200 M với 10,00 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,0200 M
Biết: pKa(HSO4
-) =1,99 lg*FeOH2+ = -2,17
5/
a)Tính pH và thành phần cân bằng trong dung dịch A thu được khi trộn 10,00 ml dung dịch
H2S 0,100 M với 10,00 ml dung dịch NH4Cl 1,00 M
b)Tính thể tích dung dịch NaOH 0,100 M cần thêm vào 10,00 ml dung dịch A để pH = 7,00
Cho biết: pKa(NH4+
) = 9,24 pKai(H2S) = 7,02; 12,92
6/
Trang 2Trộn 10,00 ml dung dịch NaOH 0,2000 M vào 10,00 ml dung dịch A chứa KCN 0,0400
M, NH3 0,0800 M, NH4Cl 0,1200 M và HCN 0,0800 M thu được dung dịch B
a Tính pH dung dịch A
b Tính thành phần cân bằng trong dung dịch B
c Tính số mg axit HCOOH cần thêm vào dung dịch B để thu được dung dịch có pH = 7,00
(Coi thể tích dung dịch không đổi khi thêm HCOOH)
Cho biết: pKa(NH4+
) = 9,24 pKa(HCN) = 9,35 pKa(HCOOH) = 3,75
7/
Trộn 10,00 ml dung dịch NaOH 0,1002 M với 10,00 ml dung dịch NaHCO3 0,1000 M
(dung dịch B)
a) Tính pH và nồng độ cân bằng các cấu tử trong dung dịch B
b) Tính pH của dung dịch khi thêm 5,00 ml HCl 4,10.10-1 M vào dung dịch B
Biết : pKai(H2CO3) = 6,35; 10,33
độ tan của CO2 trong nước LCO2= 3.10-2 M
8/
1/ Tính pH của dung dịch khi pha loãng 20,00 ml dung dịch Na3PO4 0,105 M với 10,00 ml nước
cất
2/ Thêm 10,00 ml NaOH 0,030 M vào dung dịch A chứa 20,00 ml Na3PO4 0,105 M và 10,00 ml HCl 0,210 M
a- Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên
b- Xác định thành phần giới hạn và tính pH của hệ
Cho : pKai(H3PO4) = 2,15; 7,21; 12,32
9/
Hoà tan 0,477g Na2CO3 tinh khiết bằng 450 ml hỗn hợp HCl, HNO3 có pH = 2, sau đó
chuyển hỗn hợp thu được vào bình định mức 500 ml và định mức bằng nước cất, thu được 500
ml dung dịch A
a)Thiết lập biểu thức tính pH và tính pH của dung dịch A
Tính thành phần cân bằng của dung dịch A
Trang 3Biết: CHCl : CHNO3= 1: 2
b)Tính thể tích hỗn hợp HCl, HNO3 và thể tích nước cần dùng để hoà tan 0,477g Na2CO3 thành 1 lít dung dịch có pH = 6,35
Biết: pKai(H2CO3) = 6,35; 10,33
10/
Dung dịch axit HA sau khi pha loãng gấp đôi thì có độ điện li là 0,707%
a) Hãy xác định độ điện li của axit HA ban đầu
b)Trộn 50,00 ml dung dịch HA ban đầu với 50,00 ml dung dịch NaOH 2,4.10-2 M thì thu được
hỗn hợp có pH=12 Hãy tính hằng số Ka của axit HA và pH của dung dịch HA ban đầu