1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Myanmar-phát triển và hội nhập

60 497 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 3,09 MB

Nội dung

Myanmar, còn gọi là Miến Điện (tên chính thức: Cộng hòa Liên bang Myanma là một quốc gia ở Đông Nam Á, tây bắc bán đảo Trung-Ấn. Có 5.876 km đường biên giới với Trung Quốc (2.185 km), Thái Lan (1.800 km), Ấn Độ (1.463 km), Lào (235 km) và Bangladesh (193 km). Đường bờ biển dài 1.930 km. Diện tích 676.577 km². Myanmar có vị trí – chiến lược rất quan trọng, nối Đông Nam Á với Tây Á và gần những tuyến đường hàng hải lớn qua Ấn Độ Dương

KINH TẾ CÁC NƯỚC ASEAN MYANMAR BÀI TẬP NHÓM MÔN KINH TẾ ASEAN LIÊN KẾT KHU VỰC ĐỀ TÀI : MYANMAR Nhóm thực hiện: Phạm Thị Xim - Nhóm trưởng Nguyễn Thị Kiều Anh Hoàng Thị Dung Nguyễn Thị Dung Lớp : Kinh Tế Quốc Tế 52B MYANMAR I. Khái quát chung Myanmar, còn gọi là Miến Điện (tên chính thức: Cộng hòa Liên bang Myanma là một quốc gia ở Đông Nam Á, tây bắc bán đảo Trung-Ấn. Có 5.876 km đường biên giới với Trung Quốc (2.185 km), Thái Lan (1.800 km), Ấn Độ (1.463 km), Lào (235 km) Bangladesh (193 km). Đường bờ biển dài 1.930 km. Diện tích 676.577 km². Myanmar có vị trí – chiến lược rất quan trọng, nối Đông Nam Á với Tây Á gần những tuyến đường hàng hải lớn qua Ấn Độ Dương [Type text] KINH TẾ CÁC NƯỚC ASEAN MYANMAR Sự đa dạng chủng tộc dân cư ở Myanma đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định chính trị, lịch sử nhân khẩu học của quốc gia này thời hiện đại. Hệ thống chính trị của nước này vẫn nằm dưới quyền kiểm soát chặt chẽ của Hội đồng Hòa bình Phát triển Liên bang, chính phủ quân sự do Thống tướng Than Shwe lãnh đạo từ năm 1992. Từng là một nước thuộc địa của Đế quốc Anh cho tới tận năm 1948, Myanma tiếp tục đấu tranh cải thiện những căng thẳng sắc tộc, vượt qua những cuộc đảo chính. Nền văn hóa nước này bị ảnh hưởng nhiều từ các nước xung quanh, nhưng dựa trên một hình thức Phật giáo duy nhất có hòa trộn các yếu tố địa phương. Ngày 22 tháng 10 năm 2010, Myanma tuyên bố đổi quốc hiệu thành Cộng hòa Liên bang Myanma, thay đổi quốc kỳ quốc ca. Sự kiện này diễn ra chỉ trước 17 ngày diễn ra cuộc bầu cử sau 20 năm kể từ lần bầu cử gần nhất trước đây vào năm 1990. 1. Điều kiện tự nhiên. Tổng diện tích Myanmar khoảng 678.500km2, địa hình trải dài, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Phía Bắc, phía Tây, phía Đông của Myanmar đều có núi bao [Type text] KINH TẾ CÁC NƯỚC ASEAN MYANMAR quanh, tạo thành thế kép kín với các nước láng giềng. Dãy núi Hengduan giáp với Trung Quốc là dãy núi cao nhất Myanmar. Với đỉnh núi Hkakabo Riza cao 5.881m so với mặt nước biển. Myanmar còn có ba dãy núi Hengduan Rakhine và Yoma tạo thành đường biên giới tự nhiên giữa Myanmar với hai nước láng giềng Trung Quốc, Ấn Đố. Myanmar có 03 con sông lớn chảy từ Bắc xuống Nam là sông Ayeyarwady dài nhất Myanmar 2.150 km, sông Thanlwin dài 1.660km sông Sittang dài 420km. Ba con sông này bồi đấp nên những đồng bằng rộng lớn màu mỡ cho Myanmar, trong đó đồng bằng Irrawaddy rộng 35.000km2. Ba dòng sông lớn kể trên không chỉ tạo ra các đồng bằng, các cánh đồng phì nhiêu nơi nó chảy qua mà còn là tuyến đường thủy quan trọng, giúp cho việc lưu thông giữa các vùng miền dễ dàng hơn mà còn chứa đựng tiềm năng thủy điện to lớn của đất nước Myanmar. Với địa hình như vậy thiên nhiên đã tạo cho Myanmar hai khu vực địa lý rõ rệt: Khu vực hạ Myanmar bao gồm toàn bộ các khu vực vùng ven biển với các đồng bằng, các cánh rừng nhiệt đới rậm rạp những mỏ dầu khí phong phú. Nước này được cho là có 311 - 651 tỷ m3 trữ lượng khí đốt tự nhiên 50 triệu thùng dầu thô. Gần đây, Myanmar còn tổ chức đấu thầu 18 lô dầu mỏ khí đốt; Myanmar sở hữu tới 80% lượng gỗ tếch toàn cầu. Đây là loại gỗ rất phổ biến ở châu Á, được dùng làm đồ nội thất đóng thuyền. [Type text] KINH TẾ CÁC NƯỚC ASEAN MYANMAR Từ năm 2014, Chính phủ Myanmar sẽ cấm xuất khẩu gỗ tếch thô, mà chỉ cho phép xuất sản phẩm hoàn thiện làm từ loại gỗ này. Thượng Myanmar bao gồm các khu vực đồi núi, cao nguyên bao la nằm sâu trong lục địa. Căn cứ vào đặc điểm địa lý, Myanmar được chia thành các vùng miền sau: Miền Bắc miền Tây Vùng núi phía bắc phía tây kéo dài từ cực bắc xuống đến phía tây của Mianma, gồm các bang: Chin, Kachin, Sagaing, Rakhine, Ayeyarwady. Thực vật trong vùng này gồm hệ thực vật nhiệt đới cận nhiệt đới xen lẫn hệ thực vật ôn đới vùng núi cao rất phong phú, với các loại gỗ thông, bu lô, bách sù, quyên, mộclan, anh đào, v.v Bao phủ một vùng rộng lớn trong dãy Rakhine (Arakan) là các khu rừng nguyên thủy rậm rạp, trong đó có nhiều động vật hoang dã quý hiếm như: gấu trúc đỏ, heo vòi, báo tuyết, hươu xạ cũng được tìm thấy tại vùng ôn đới phía bắc … Miền Trung Địa hình Gồm các bang, vùng: Mandalay, Bago, Magwe. Khí hậu ở đây luôn khô ráo. Miền Trung có các thung lũng màu mỡ những dải đồng bằng dọc dòng sông Ayeyarwady hùng vĩ. Sông Ngòi Sông Chindwin là một nhánh của sông Ayeyarwady Sittang chảy qua miền Trung. Bao quanh hai bên vùng châu thổ của các con sông đó là những dãy đồi núi thấp. Thực vật TNTN Thực vật chủ yếu là các loại cây gai xương rồng. Tại khu vực này có nhiều [Type text] KINH TẾ CÁC NƯỚC ASEAN MYANMAR loài rắn sinh sống , trong đó có các loài rắn cực độc Vper. Khu vực núi rừng ở miền Trung cũng có nhiều gỗ teal nhiều loại gỗ quý khác. Các thung lũng đồng bằng ven sông là những cánh đồng lúa rộng lớn. Ngoài ra, nông dân miền Trung còn tròng các loại cây công nghiệp khác như: đay, bông, mía, đậu tương thuốc lá, chè, v.v Bên cạnh đó, miền Trung cũng chính là nguồn khai thác cung cấp dầu mỏ khí tự nhiên chủ yếu của Mianmar. Myanmar được cho là có 311 - 651 tỷ m3 khí đốt. Dấu đỏ trong ảnh là mỏ khí đốt Yadana - dự án ngoài khơi đầu tiên của Myanmar, do gã khổng lồ năng lượng Pháp Total điều hành. Mỏ khí này được tìm ra năm 1980 chứa 150 tỷ m3 khí. Nơi đây cách bờ 59,5km đáy biển 1,3km. Việc khai thác bắt đầu từ năm 2000 sẽ kéo dài trong 30 năm. Khí đốt là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của nước này, phần lớn sang Thái Lan. Điểm đỏ trong ảnh là mỏ khí Yetagun. Đây là dự án ngoài khơi thứ hai của Myanmar được điều hành bởi Petronas. Việc sản xuất bắt đầu từ tháng [Type text] KINH TẾ CÁC NƯỚC ASEAN MYANMAR 5/2000 Yetagun được cho là có 90 tỷ m3 khí tự nhiên. Myanmar được cho là có trữ lượng dầu thô khoảng 50 triệu thùng. Nước này cũng đang dần đấu thầu các lô dầu mỏ, khí đốt để thu hút đầu tư nước ngoài. Điểm đỏ trong ảnh là khu vực mỏ Rakhine. Cao nguyên Shan Nằm ở miền Đông Bắc Mianma, gồm các bang: Shan, Kayah, Kayin. Cao nguyên Shanở độ cao trên 900m so với mặt biển, hình thành biên giới giữa Mianma với Trung Quốc,Lào Thái Lan. Sông Thanlwin tại khu vực này bắt nguồn từ tây Tạng, chảy xuốngvùng cao nguyên qua những khe núi hẹp. Phía bắc cao nguyên là bang Shan, phía nam là bang Kyayh. Khí hậu ở đây quanh năm mát mẻ, thưc vật rất phong phú với nhiều loại quý hiếm như: thông, anh đào, đặc biệt là rất nhiều loại phong lan quý, v.v Khu vực Tam giác vàng thuộc bang Shan trước đây từng là nơi trồng chế biến phần lớn thuốc phiện của Mianma. Ở khu vực này cũng có rất nhiều khoáng sản quý: thiếc, chì, bạc, đá thập cẩmv.v., đặc biệt phía tây bang Shan là khu vực nổi tiếng thế giới về ngọc ruby, sapphire các loại đá quý khác. Myanmar có rất nhiều đá quý, đặc biệt là ngọc bích. Giá những mặt hàng này đang tăng vọt do nhu cầu từ Trung Quốc. Năm tài chính 2010 - 2011, doanh thu xuất khẩu ngọc bích của [Type text] KINH TẾ CÁC NƯỚC ASEAN MYANMAR Myanmar đạt trên 1,75 tỷ USD, chiếm một phần năm tổng kim ngạch xuất khẩu. Mỹ đã cấm nhập khẩu sản phẩm này của Myanmar từ năm 2008. Quốc gia này cũng có lượng hồng ngọc dồi dào. Đá quý, đặc biệt là hồng ngọc, chính là nguồn doanh thu lớn thứ ba cho Myanmar khi còn nằm dưới quyền kiểm soát của quân đội. 2. Dân tộc- tôn giáo Dân số Theo số liệu tháng 7-2012 của chính phủ Mianma, tổng số dân Mianma là 59,1 triệu người. Mật độ dân cư trung bình trong cả nước là 1,75%/năm. Dân tộc [Type text] KINH TẾ CÁC NƯỚC ASEAN MYANMAR Mianma là quốc gia đa dân tộc, với 135 sắc tộc khác nhau. Trong đó chủ yếu là người Miến (Burma), chiếm 68% số dân Mianma. Tiếp theo là các dân tộc: Shan (9%), Keren (8%), Kachin (7%), Rakhine (4%). Những dân tộc còn lại chiếm khoảng 4%. Phần lớn các dân tộc ở Mianma đều di cư từ nơi khác đến. Cuộc di cư đầu tiên đến Mianma sinh sống là nhóm người Mon Khơme. Nhóm di cư thứ 2 là những người Tạng – Miến nhóm di cư; thứ 3 là người Thái – Hán. Sự đa dạng về dân tộc định cư ở Mianma đóng mọt vai trò quan trọng rong việc xác định chính trị, lịch sử nhân khẩu học của quốc gia này. Các dân tộc gốc Mianma (không kể Trung Quốc, Ấn Độ, Nêpan các dân tộc khác) được chia ra làm tám dân tộc chính: chính phủ Mianma chia tám nhóm chín này thành 87 nhóm nhỏ. Các nhà nghiên cứu nhân chủng học phân chia thành 10 nhóm chính: Nhóm 1: Tộc Miến Người Miến ( Bana) – còn gọi là người Burman hoạc Burmese là dân tộc đông nhất, thống trị đất nước, chiếm khoảng 68% dân số, thường được gọi chung là Miến để phân biệt với các dân tộc khác ở Mianma. [Type text] KINH TẾ CÁC NƯỚC ASEAN MYANMAR Tiếng Miến là ngôn ngữ được chính phủ Mianma chỉ định dùng trong trường học trên khắp đất nước. Do đó các dân tộc khác dùng tiếng Miến như ngôn ngữ thứ 2. Đa số người Miến theo đạo Phật tiểu thừa, dòng Nam Tông, từ lãnh đạo cao cấp đến thường dân đều sùng đạo năng đi lễ chùa. Nhóm 2: Tộc Shan Người Shan chiếm khoảng 9% dân số Myanmar, là nhóm dân tộc tiểu số đông thứ hai sau người Miến. Nhóm 3: tộc Kayin Người Kayin (còn gọi là Karen) là dân tộc đông dân thứ ba, chiếm khoảng 8% số dân Mianma. Người Sgaw Pwo là hai nhóm chính của dân tộc Karen, sống chủ yếu ở vùng cao nguyên Shan, bang Karen vùng đồng bằng sôngIrrawaddy. Người Kayin theo thuyết Duy linh, tuy nhiên một số làng của người Kayin theo đạo Cơ đốc, một số làng theo đạo Phật. Nhóm 4: tộc Kachin Người Kachin – thường tự gọi mình là Jingpaw – chiếm 7% số dân Mianma, sống tại bang Kachin ở vùng biên giới giáp tỉnh VânNam– Trung Quốc, có tiếng nói chữ viết riêng, rất nổi tiếng với tinh thần chiến đấu dũng cảm. Nhóm 5: tộc Rakhine Người Rakhine – trước kia còn được gọi là người Arakan – chiếm khoảng 4% số dân Mianma, là dân tộc chủ yếu theo đạo Phật. Nhóm 6: tộc Mon Người Mon – các nhà sử học phương Tây gọi là Tailing – là một trong những nhóm cư dân đầu tiên của Mianma sống ở khu vực chếch về phía Thái Lan. Nhóm 7: tộc Naga Người Naga chủ yếu định cư ở sườn phía đông các dáy núi giáp Ấn Độ, một số lượng lớn người Naga hiện đang sinh sống tại khu vực phía tây vùng Sagaing, giữa biên giới Ấn Độ song Chindwin. Nhóm 8: tộc Chin Người Chin sống ở vùng núi, tập trung chủ yếu ở khu vực bang Chin, tiếp giáp với Ấn Độ Bangladet về phía Tây, chiếm khoảng 2% dân số. Nhóm 9: tộc Kayah Người Kayah, còn được gọi là người Karen hay Karen đỏ, định cư ở khu vực rừng núi biệt lập của bang Kayah. Nhóm 10: tộc Wa [Type text] KINH TẾ CÁC NƯỚC ASEAN MYANMAR Người Wasinh sống ở vùng đồi núi phía đông bắc của bang Shan. Trong thời gian thực dân Anh đô hộ, dân tộc Wa bị căm ghét ghe sợ. Người Anh phân biệt hai nhóm Wa tùy theo sự tiếp thu, phục tùng để kiểm soát họ. 3. Văn hóa Dù có nhiều nền văn hóa bản xứ tồn tại ở Myanma, nền văn hóa chiếm vị trí trọng yếu vẫn là Phật giáo Bamar. Văn hóa Bamar từng bị ảnh hưởng từ các nền văn hóa các nước xung quanh. Nó được biểu hiện qua ngôn ngữ, ẩm thực, âm nhạc, nhảy múa sân khấu. Nghệ thuật, đặc biệt là văn học, trong lịch sử từng bị ảnh hưởng bởi phong cách Phật giáo tiểu thừa Miến [Type text] . biển. Myanmar còn có ba dãy núi Hengduan Rakhine và Yoma tạo thành đường biên giới tự nhiên giữa Myanmar với hai nước láng giềng Trung Quốc, Ấn Đố. Myanmar. thủy điện to lớn của đất nước Myanmar. Với địa hình như vậy thiên nhiên đã tạo cho Myanmar hai khu vực địa lý rõ rệt: Khu vực hạ Myanmar bao gồm toàn bộ các

Ngày đăng: 09/06/2013, 08:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Tổng diện tích Myanmar khoảng 678.500km2, địa hình trải dài, thấp dần từ Bắc xuống Nam - Myanmar-phát triển và hội nhập
ng diện tích Myanmar khoảng 678.500km2, địa hình trải dài, thấp dần từ Bắc xuống Nam (Trang 2)
Tình hình thực tế - Myanmar-phát triển và hội nhập
nh hình thực tế (Trang 23)
 Quan chức chính phủ Myanmar đang tạo nên hình ảnh một Myanmar như điển liên kết chiến lược giữa Trung Quốc , Ấn Độ với Đông Nam Á, nơi  cửa ngõ của 3 thị trường tăng trưởng nhanh nhất thế giới. - Myanmar-phát triển và hội nhập
uan chức chính phủ Myanmar đang tạo nên hình ảnh một Myanmar như điển liên kết chiến lược giữa Trung Quốc , Ấn Độ với Đông Nam Á, nơi cửa ngõ của 3 thị trường tăng trưởng nhanh nhất thế giới (Trang 32)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w