Chính sách đầu tư

Một phần của tài liệu Myanmar-phát triển và hội nhập (Trang 28 - 43)

Tiến trình cải cách chính trị và mở của xã hội của Myanmar đã đồng thời tạo ra nhiều cơ hội mới cho giới kinh doanh và đầu tư nước ngoài. Từ chỗ nằm trong danh sách những nước nghèo nhất thế giới sau hơn hai thập kỷ bị bao vây cấm vận, giờ đây, tiến trình cải cách mở ra nhiều cơ hội vực dậy nền kinh tế trì trệ. Các chuyên gia của IMF cho rằng Myanmar sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, lực lượng lao động trẻ và vị trí kinh tế chiến lược, Myanmar có thuận lợi để phát triển thành một trung tâm năng lượng và tài nguyên, kết nối Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á.Tuy nhiên vẫn còn tồn tại khá nhiều khó khăn trong việc đầu tư vào thị trường Myanmar. Myanmar là quốc gia có tài nguyên phong phú, có thể coi là “mảnh đất vàng cuối cùng chưa bị khai thác của châu Á”.

2.1. Chính sách đầu tư

a. Giai đoạn 1963- 1988

Ngày 19/10/1963, Chính phủ Ne Win công bố “ Luật quốc hữu hóa”. Luật cho phép Chính phủ có quyền quốc hữu hóa bất kì xí nghiệp tư nhân nào thông qua bồi thường. Nhà nước độc quyền về thu mua, xuất nhập khẩu. Luật “Quốc hữu hóa” cũng cho phép Chính phủ mua lại các phần sở hữu của người nước ngoài để chuyển toàn bộ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang sở hữu Nhà nước; Ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng tư nhân Miến Điện được quốc hữu hóa thành “Ngân hàng nhân dân”. Các cửa hiệu của ngoại kiều và tư nhân Miến Điện được kiểm kê và chuyển thành “ Cửa hiệu nhân dân”.

Hạn chế đầu tư nước ngoài và kinh tế tư nhân, gặp phải nhiều sự phản đối của doanh nghiệp nước ngoài.

Myanmar chính thức mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài sau nhiều năm đóng của, quốc hữu hóa nền kinh tế.

Ngày 1/12/1988, Chính phủ Myanmar công bố “Luật đầu tư nước ngoài”.Bộ “Luật đầu tư nước ngoài” của Myanmar tuy có một số điểm chưa đáp ứng đòi hỏi của các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng được coi là bộ Luật tương đối mở.Theo luật đầu tư trong nước và Luật Đầu tư nước ngoài năm 1988, các loại hình kinh doanh sau có thể được thành lập tại Myanmar :

• Công ty tư nhân

• Công ty TNHH

• Công ty Liên doanh

• Công ty 100% vốn nước ngoài

Công ty nước ngoài cần phải xin cấp giấy phép khi đăng ký trong khi các liên doanh với vốn góp của nhà nước sẽ được đăng ký và thành lập theo Luật Công ty đặc biệt và Luật công ty Myanmar

Mục tiêu kinh doanh của các công ty phải được xác định rõ ràng và thuộc các lĩnh vực sau:

• Công nghiệp, sản xuất và xây dựng

• Thương mại

• Dịch vụ

• Dịch vụ khách sạn

• Du lịch

• Đá quý ( cho công ty nội địa)

• Ngân hàng

• Bảo hiểm

 Chính sách đầu tư nước ngoài: là một thành phần trong chính sách tái cơ cấu và phát triển kinh tế một cách toàn diện của chính phủ Myanmar. Luật đầu tư nước ngoài của Myanmar ra đời nhằm thực hiện chính sách này với mục tiêu tăng cường xuất khẩu, thu hút đầu tư khai thác tài nguyên thiên nhiên, thu hút được công nghệ tiên tiến, tạo thêm công ăn việc làm, phát triển kinh tế vùng và phát triển các lĩnh vực kinh doanh tiết

kiệm năng lượng. Ủy ban Đầu tư Myanmar ( Myanmar Investment Commision - MIC ) được thành lập nhằm giám sát quá trình thực thi Luật và là cơ quan phê duyệt đầu tiên đối với các dự án đầu tư

 Hình thức đầu tư: Nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc doanh nghiệp liên doanh, trong đó nhà đầu tư nước ngoài nắm tối thiểu 35% vốn.

 Vốn pháp định: Vốn tối thiểu đối với một doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệp là 500.000 USD trong khi đối với doanh nghiệp dịch vụ là 300.000 USD

 Đơn vị cấp phép: Ủy Ban Đầu Tư sẽ cấp phép, gia hạn, ân hạn hoặc sửa đổi kỳ hạn của giấy phép cho nhà đầu tư trên cơ sở kế hoạch đầu tư đã được Ủy ban xem xét chấp thuận

 Lĩnh vực họat động: Luật doanh nghiệp nhà nước quy định 12 hoạt động kinh tế chỉ dành riêng cho doanh nghiệp nhà nước, tuy nhiên, Chính phủ có thể cấp phép để các doanh nghiệp khác thực hiện các họat động này.

 Ưu đãi thuế: Myanmar dành nhiều ưu đãi thuế cho các dự án đầu tư nước ngoài

 Các cam kết: Quyền chuyển lợi nhuận và thu nhập ra nước ngoài sau khi đã nộp thuế đầy đủ; Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài được chính Phủ đảm bảo không bị quốc hữu hóa

 Một số lưu ý khác:

• Một tổ chức kinh tế thành lập theo giấy phép đầu tư sẽ ký kết bảo hiểm với công ty bảo hiểm Myanmar

• Việc bổ nhiệm nhân sự cần ưu tiên trước hết cho công dân sở tại. Ủy ban đầu tư có thể, nếu thấy cần thiết, cho phép bổ nhiệm các chuyên gia, kỹ thuật viên từ nước ngoàiTìm hiểu cơ hội xúc tiến đầu tư & thương mại với Myanmar – Tài liệu hội thảo ngày 8.5.2012 - LSQ Cộng hoà LB Myanmar tại TP.HCM 4

• Các tổ chức kinh tế thành lập theo giấy phép đầu tư sẽ được mở một tài khoản ngoại tệ hoặc tài khoản Kyat tại Ngân hàng Ngoại Thương Myanmar để giao dịch tài chính như gửi, rút và chuyển ngoại tệ và đồng kyat liên quan đến kinh doanh

• Đồng ngoại tệ trong Luật đầu tư sẽ được phép chuyển ra nước ngoài qua Ngân hàng Ngoại Thương Myanmar.

Nguồn: http://vinhnv43.blogspot.com/2012/03/myanmar-at-nuoc-ang-thay-oi- ngoan-muc.html

 Tháng 1 năm 2011, Chính phủ Myanmar đã ban hành “ Luật về đặc khu kinh tế Myanmar đồng thời thành lập Ban quản lý các Đặc khu kinh tế. “Luật về đặc khu kinh tế Myanmar” có nhiều điều khoản khá thông thoáng nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư sản xuất tại các Đặc khu kinh tế mới thành lập của Myanmar, tăng xuất khẩu cho Myanmar.

 Myanmar đồng thời công bố đã bắt đầu chế độ thả nổi tỷ giá đông kyat bắt đầu từ tháng 4/2012, động thái để ngăn tác động tiêu cực từ việc dòng vốn vào Myanmar tăng vọt.

Động thái mới nhất của Chính phủ Myanmar phản ánh quyết tâm thu hút đầu tư sau nhiều năm trừng phạt kinh tế. Nó còn phản ánh về các cuộc tranh luận trong nội địa Myanmar về cải tổ quy định đầu tư nước ngoài.

 Có thể kể đến một số thay đổi nổi bật: doanh nghiệp nước ngoài được phép thành lập công ty ở Myanmar mà không cần đến các địa phương như theo yêu cầu trước đó; Chính phủ đảm bảo ngăn quốc hữu hóa; nới lỏng hạn chế sử dụng đất tư nhân; miến thuế 5 năm đối với công ty nước ngoài.

 .Chính phủ Myanmar, trong khi đó tiếp tục đẩy mạnh cải tổ chế độ tỷ giá vốn được coi như thực sự cần thiết để khôi phục niềm tin của nhà đầu tư.

 Để giúp đất nước trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư nước ngoài, Chính phủ đang cố gắng đẩy mạnh các chương trình cải cách hệ thống pháp lý và kinh tế. Luật mới liên quan đến đất đai và đầu tư đang được bản thảo, nhiều khu vưc kinh tế đặc biệt được tạo ra, Chính phủ sẵn sàng đón nhận lời khuyên từ các bên.

 Quan chức chính phủ Myanmar đang tạo nên hình ảnh một Myanmar như điển liên kết chiến lược giữa Trung Quốc , Ấn Độ với Đông Nam Á, nơi cửa ngõ của 3 thị trường tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Nguồn: http://vietstock.vn/2012/12/dau-tu-vao-myanmar-mo-rong- nhieu-linh-vuc-tang-uu-dai-1326-250866.htm

 Ngày 02/11/2012, tổng thống Thein Sein ký sắc lệnh luật Đầu tư nước ngoài, sẽ có hiệu lực sau 90 ngày. Về lĩnh vực đầu tư, luật ban hành năm 1988 cấm và hạn chế đầu tư nước ngoài trong 12 lĩnh vực nhạy cảm của Myanmar nhưng luật mới 2012 đã mở rộng ra mọi lĩnh vực, chỉ cấm và hạn chế trong một vài lĩnh vực liên quan đến an ninh, quốc phòng. Nhìn chung, FIL 2012 của Myanmar được đánh giá là cởi mở, thông thoáng và hấp dẫn hơn so với FIL 1988 vốn được coi là "Luật không đầu tư“. FIL 2012 thể hiện một sự thỏa hiệp giữa lợi ích của doanh nghiệp trong nước và các công ty nước ngoài đang quan tâm đến cơ hội kinh doanh ở thị trường đang mở cửa này. Một số điểm mới hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài ở FIL 2012 là: Luật ĐTNN 1988 (FIL 1988) Luật ĐTNN 2012 (FIL 2012) Cơ cấu tổ chức Chủ tịch MIC là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Phát triển kinh tế quốc gia

Thành viên MIC là Bộ trưởng các Bộ chuyên ngành Chủ tịch MIC là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Tổng thống Phó chủ tịch MIC là Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Thành viên là Bộ trưởng các Bộ chuyên ngành Tỉ lệ góp vốn - Công ty 100% vốn nước ngoài; hoặc

- Liên doanh giữa nhà đầu tư

- công ty nước ngoài 100% vốn ( MIC phê duyệt trong một số lĩnh vực);

nước ngoài và công ty Myanmnar (nhà đầu tư nước ngoài góp ít nhất 35% vốn)

- liên doanh (không quy định tỉ lệ góp vốn tối thiểu);

- trong các lĩnh vực hạn chế đầu tư, MIC sẽ hạn chế tỉ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài ở mức 50%

Vốn góp tối thiểu

500.000 USD đối với công ty đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp (công ty phải mang vào Myanmar 170.000 USD tiền mặt và 330.000 USD dưới dạng vật liệu, máy móc, thiết bị);

300.000 USD đối với công ty dịch vụ

Không quy định nhưng trong một số trường hợp cụ thể MIC sẽ đưa ra yêu cầu

Thuế Miễn thuế thu nhập doanh

nghiệp 3 năm đầu

Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 5 năm

Yêu cầu về sử

dụng lao động Không yêu cầu cụ thể

Trong 2 năm đầu, 25% lực lượng lao động phải là người Myanmar, trong 2 năm tiếp theo là 50% và 2 năm tiếp nữa là 75%

Thuê đất 30 năm (gia hạn 5 năm + 5

năm)

50 năm (gia hạn 10 năm + 10 năm)

Nguồn thuê

đất Thuê đất của nhà nước

Thuê đất của nhà nước hoặc tư nhân

Chuyển ngoại

tệ vào

Myanmar

Phải chuyền vào tài khoản của nhà đầu tư được mở tại ngân hàng quốc doanh

Có thể chuyền vào ngân hàng quốc doanh hoặc cổ phần

• Tỷ lệ góp vốn đầu tư trong các dự án cũng thay đổi đáng kể, luật đầu tư năm 1988 cho phép doanh nghiệp nước ngoài đầu tư 100% vốn hoặc góp vốn liên doanh với doanh nghiệp bản địa, nhưng phải góp tối thiểu 35% tổng số vốn pháp định. Luật Đầu tư 2012 khuyến khích cả hai hình thức đầu tư này đồng thời không hạn chế tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài.

• Về thời hạn thuê đất, trước đây quy định doanh nghiệp nước ngoài chỉ được thuê đất của Nhà nước trong thời hạn 30 năm với ba lần gia hạn và mỗi lần năm năm (30+5+5+5=45), nhưng luật 2012 cho phép nhà đầu tư nước ngoài được thuê đất của cả nhà nước hay tư nhân trong thời gian đến 50 năm với hai lần gia hạn, mỗi lần 10 năm (50+10+10=70). Thêm vào đó, luật năm 1988 quy định doanh nghiệp nước ngoài được miễn thuế ba năm kể từ khi dự án đầu tư chính thức hoạt động nhưng nay đã gia tăng thời hạn miễn thuế lên đến năm năm.

• Trước đây doanh nghiệp nước ngoài chỉ được chuyển ngoại tệ vào/hoặc ra khỏi Myanmar thông qua hai ngân hàng gồm ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Đầu tư thương mại Myanmar. Luật mới đã mở rộng cho 12 ngân hàng tư nhân Myanmar tham gia và doanh nghiệp nước ngoài cũng được đổi ngoại tệ qua bảy ngân hàng để chuyển lợi nhuận sau thuế ra khỏi Myanmar. Trước đây do bị Mỹ bao vây cấm vận nên doanh nghiệp nước ngoài chỉ được gửi ngoại tệ vào (hoặc chuyển ra) khỏi Myanmar bằng euro nhưng nay đã cho phép sử dụng cả hai loại ngoại tệ euro và đô-la Mỹ.

• Ngoài những lĩnh vực khuyến khích đầu tư nước ngoài trong luật cũ, luật mới bên cạnh việc khuyến khích các dự án sử dụng công nghệ cao còn khuyến khích các dự án công nghệ trung bình nhưng sử dụng nhiều lao động; khuyến khích sản xuất điện (thủy điện, nhiệt điện) và

khuyến khích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, bò sữa, sản xuất đồ gỗ xuất khẩu, dệt may, vật liệu xây dựng…

2.2. Thực trạng đầu tư nước ngoài vào Myanmar

• Từ tháng 02/1998 Chính phủ Myanmar đã sớm ban hành Luật đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, do bị Mỹ và Phương tây cấm vận nên đầu tư bên ngoài vào Myanmar chưa nhiều.

• Tính tới cuối năm 2008, tổng số đầu tư nước ngoài đã đăng ký vào Myanmar đạt hơn 15 tỷ USD với 374 dự án từ 25 nước và lãnh thổ trong đó đầu tư từ các nước ASEAN chiếm 51,64% ( chủ yếu là Thái Lan), nhưng hiệu quả đầu tư chưa cao, tỷ lệ giải ngân thấp ( khoảng 50 %). Nguyên nhân chủ yếu là do chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Myanmar còn nhiều bất cập, hệ thống dịch vụ ngân hàng yếu kém, hệ thống thông tin lạc hậu, hàng rào thuế quan quá cao…

• Đầu tư nước ngoài tăng từ 300 triệu USD trong năm 2009-10 lên 20 tỷ USD trong năm 2010-11, tương đương 667%. Dòng vốn chảy vào lớn làm cho đồng tiền Myanma tăng giá trị thêm 25%. Để đối phó tình trạng này, chính phủ đã nới lỏng các hạn chế nhập khẩu và hủy bỏ hết thuế xuất khẩu. Mặc cho vấn đề về tiền tệ hiện nay, nền kinh tế Miến Điện được dự đoán sẽ tăng trưởng khoảng 8,8% trong năm 2011. Sau khi hoàn thành cảng nước sâu Dawei trị giá 58 triệu USD, Myanma dự kiến sẽ là trung tâm thương mại kết nối Đông Nam Á và biển Đông với Ấn Độ Dương, tiếp nhận hàng hóa từTrung Đông, châu Âu và châu Phi thông qua biển Andaman, thúc đẩy sự phát triển của khu vực ASEAN.

• Theo số liệu thống kê chính thức của Myanmar, kể từ khi bắt đầu áp dụng chính sách kinh tế thị trường vào cuối năm 1988 đến cuối tháng 3 năm

2011, nước này thu hút được tổng cộng 36.05 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ 31 quốc gia và khu vực với hơn 430 dự án.

Trong đó, Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông) là nước đầu tư nhiều nhất vào Myanmar với 15.5 tỷ USD, tiếp theo là Thái Lan với 9.56 tỷ USD, Hàn Quốc 2.92 tỷ USD, Anh 2.66 tỷ USD, và Singapore 1.82 tỷ USD.

Lĩnh vực thu hút được nhiều vốn đầu tư nhất là năng lượng điện với 14.5 tỷ USD, dầu khí 13.8 tỷ USD, khai mỏ 2.8 tỷ USD, sản xuất 1.7 tỷ USD, khách sạn và du lịch 1 tỷ USD.

Đáng chú ý, riêng trong năm 2010-2011, Myanmar thu hút được hơn 20 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, nhiều hơn so với số vốn thu hút được trong hai thập kỷ qua và vượt qua cả Việt Nam.Trong năm qua, Trung Quốc dẫn đầu với 7.75 tỷ USD, tiếp theo là Hồng Kông 5.79 tỷ USD, Hàn Quốc 2.67 tỷ USD, Thái Lan 2.14 tỷ USD, Anh 799 triệu USD và Singapore 226 triệu USD.Trong đó, dầu khí nhận được 10.17 tỷ USD, năng lượng điện 8.22 tỷ USD, khai khoáng 1. 39 tỷ USD và sản xuất 66.32 tỷ USD.

Nguồn: http://vietstock.vn/PrintView.aspx?ArticleID=190593

Tính từ năm 1988 đến tháng 5/2012, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Myanmar thu hút được là 40,832 tỷ USD, tập trung vào các lĩnh vực như dầu khí, năng lượng, khai khoáng, lâm nghiệp.

STT Năm 1988- 2008 3/2011 5/2012 1 Tổng vốn đầu tư( tỷ USD) 15 36,05 40,832 2 Số dự án 374 430 450

Nguồn: http://doanhnhansaigon.vn/online/kinh-doanh/tu-van-thuong- mai/2012/09/1067792/dau-tu-vao-myanmar-lac-quan-trong-than-trong/

2.3. Thuận lợi và khó khăn khi đầu tư vào Myanmar

a. Thuận lợi

Thuận lợi khá nhiều. Myanmar trước đây là thuộc địa của Anh, đất nước bước

Một phần của tài liệu Myanmar-phát triển và hội nhập (Trang 28 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w