Myanmar với Asean

Một phần của tài liệu Myanmar-phát triển và hội nhập (Trang 54 - 59)

- Các mặt hàng Việt Nam Xuất khẩu chính: (USD)

2. Myanmar với Asean

Trong 2 thập kỉ đầu kể từ khi Asean ra đời Myanmar không có quan hệ gì vs Asean thậm chí còn coi Asean là một liên minh quân sự của Mỹ ,là mối đe dọa tiềm ẩn vs quan hệ ngoại giao trung lập, không liên kết của Myanmar . Sau đó cũng vs sự phát triển của ASEAN và sự đổi mới trong đường lối chính sách ngoại giao của Myanmar thì đến tháng 7 năm 1997, tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tổ chức tại Kuala Lumpur, Myanmar cùng Lào được chính thức kết nạp thành Hội viên thứ 8 và thứ 9 của ASEAN. Cùng năm đó, Myanmar cũng được kết nạp là thành viên thứ 19 của Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF) bất chấp Mỹ và nhiều nước Phương Tây liên tục chỉ trích ASEAN về việc kết nạp Myanmar mà không kèm theo điều kiện nào.

Kể từ khi gia nhập ASEAN, quan hệ giữa Myanmar với các nước ASEAN không ngừng tăng cường và phát triển. Myanmar tích cực tham gia các hoạt động trong các diễn đàn quốc tế và khu vực của ASEAN, kiên quyết bảo vệ nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ và đảm bảo tính đồng thuận của ASEAN.

Chỉ một ngày sau cuộc bầu cử 7/11/2010 của Myanmar, ngày 8/11/2010, Tổ chức ASEAN do Việt Nam là Chủ tịch luân phiên đã ra Tuyên bố ủng hộ kết quả cuộc bầu cử lịch sử này của Myanmar. Tiếp đó các nước ASEAN đều kêu gọi Mỹ và EU tháo bỏ bao vây cấm vận và trừng phạt kinh tế đối với Myanmar.

Myanmar rất coi trọng quan hệ với ASEAN, sau khi thành lặp chính phủ mới, Tổng thống Thein Sein đã chọn Indonesia (chủ tịch luân phiên ASEAN 2011) là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên kết hợp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 18 (5-6/5/2011). Tiếp theo là các chuyến thăm của Tổng thống Thein Sein tới Singapre (tháng2/2012), tới Việt Nam, Campuchia, Lào (từ 20 25/3/2012).

Đỉnh cao của quan hệ Myanmar – ASEAN là tại Hội nghị Nguyên thủ ASEAN lần thứ 19 tại Bali – Indonesia (17/11/2011). Tại Hội nghị này,nguyên thủ 10 nước ASEAN đã nhất trí trao choTổng thống Thein Sein nhiệm vụ vinh dự làm Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2014.

Kể từ khi Myanmar gia nhập tổ chức ASEAN, đây là lần đầu tiên Myanmar được ASEAN tín nhiệm trao trọng trách vinh dự này. Liên Hợp Quốc, Mỹ, EU đều hoan nghênh quyết định của ASEAN.

Về phía mình, chính phủ Myanmar nhiều lần khẳng định Myanmar luôn là thành viên có trách nhiệm trong ASEAN, cam kết sẽ tổ chức thành công

SEAGAMS lần thứ 27 năm 2013 và hoàn thành có trách nhiệm nhiệm vụ Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2014.

Từ 20-21/12/2011, Myanmar đã tổ chức thành công Hội nghị Thường đỉnh các nước Tiểu vùng sông Mê Kông (JMS) tại Thủ đô Nay Pyi Taw.

Trong các nước ASEAN, Myanmar có quan hệ rất thân thiện với Lào (hai nước đã thỏa thuận miễn thị thực cho các loại hộ chiếu của công dân hai nước); quan hệ hữu nghị thân thiện với Việt Nam, Singapre. Về kinh tế, Myanmar có quan hệ nhiều về thương mại, đầu tư với Thái Lan và Singapore. Thái Lan là một trong những nước tận dụng cơ hội tốt nhất từ khi chính quyền Myanmar

chưa thực hiện cải cách chính trị, trước hết nhờ vào vị trí địa lý cận kề. Thái Lan cung cấp hàng cho Myanmar và cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ít ỏi và thô sơ nhiều nhất của Myanmar. Các nhà đầu tư Thái Lan tận dụng lao động giá rẻ di cư từ Myanmar sang để sản xuất sản phẩm xuất ngược trở lại thị trường nước láng giềng.

Chỉ đứng sau Trung Quốc, Thái Lan đầu tư gần 10 tỉ USD vào Myanmar tính đến tháng 7.2012. Phần lớn đầu tư của Thái Lan trong thời gian vừa qua là trong lĩnh vực dầu khí. Nhiều DN Thái Lan có kế hoạch đầu tư vào Myanmar, trước mắt DN dệt may sẽ vào trước để tận dụng lao động giá rẻ chỉ bằng 1 phần 3 giá nhân công ở Thái Lan. Thủ tướng Yingluck Shinawatra sau khi kết thúc cuộc họp nội các liên chính phủ với Việt Nam đã đến Myanmar. Mục đích chuyến đi là đại dự án xây dựng cảng nước sâu Dawei ở Myanmar trị giá 8,6 tỉ USD kết nối với cảng Laem Chabang của Thái Lan và đẩy mạnh thương mại, đầu tư giữa hai nước.

Do Myanmar gia nhập ASEAN và tham gia AFTA muộn hơn các nước khác nên đã được ASEAN giành cho nhiều ưu đãi về thực hiện lộ trình của AFTA.Và theo như dự kiến thì Myanmar sẽ giữ chức chủ tịch đương nhiệm của asean vào năm 2014 và chính thức tham gia vào khu Vực mậu dịch từ do ASEAN (AFTA ) vào năm 2015.

3.Quan hệ tay ba Trung Quốc- Myanmar-Mỹ

Quan hệ Trung Quốc- Myanmar có cơ sở lâu bền. Làng bản hai nước Trung Quốc và Myanmar nhìn sang nhau, có chung cội nguồn dân tộc, cư dân hai nước sang sinh sống ở bên kia biên giới, văn hóa tương đồng, tập tục gần gũi, nhân dân hai nước từ lâu đã chung sống hòa thuận.

Myanmar là nước đầu tiên ngoài các nước XHCN công nhận nước CHND Trung Hoa. Nhiều năm trở lại đây, Trung Quốc kiên trì ủng hộ Myanmar thúc đẩy dân chủ pháp trị, phát triển kinh tế quốc dân, cải thiện đời sống nhân dân,

chuyến viếng thăm lẫn nhau, cùng nhất trí làm sâu sắc hơn tình hữu hảo song phương, quyết tâm xây dựng mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.

Đồng thời, hợp tác kinh tế thương mại song phương cũng không ngừng phát triển. Trong 11 tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương vượt mức 6,1 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc cũng là nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Myanmar vs tổng giá trị đầu tư lên tới 15 tỉ USD .

Tổng thống Thein Sein mong muốn tiếp tục cùng Trung Quốc duy trì trao đổi giao lưu cấp cao, tăng cường hợp tác.

Không thể phủ nhận vai trò vô cùng quan trọng của Trung Quốc đối với sự phát triển kinh tế của Myanmar .Có thể nói Trung Quốc chính là nguồn vốn nước ngoài chủ yếu tại Myanmar ,luôn dành sự ủng hộ về chính trị và giúp đỡ về kinh tế cho quốc gia này. Tuy nhiên trong mấy năm gần đây, quan hệ Trung Quốc - Myanmar có một số tiếng nói không hòa giải,sau chiến sự ở Tam Giác Vàng, đặc biệt là chính phủ mới của Myanmar đột nhiên tuyên bố ngừng xây dựng đập thủy điện Myitsone, một công trình hợp tác giữa hai nước; mỏ khai thác đồng với tổng vốn đầu tư một tỷ USD cũng bị đình chỉ do phản đối của dân

địa phương… Hành động này đã khiến cho quan hệ Myamar-TQ trở nên bất hòa hay nói cách khác Myanmar đang dần dần tách khỏi sự lệ thuộc quá nhiều vào TQ .Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với quốc gia này song đồng nghĩa với nó thì việc thay vì là TQ Myanmar chọn chính sách thúc đẩy quan hệ ngoại giao với các nước phương tây đặc biệt là Mỹ. Chính phủ Myanmar từng nhiều lần nhấn mạnh “một Myanmar dân chủ không nhằm vào Trung Quốc” và hy vọng Myanmar có thể tìm kiếm sự hợp tác mật thiết hơn với Mỹ song vẫn duy trì được “quan hệ hữu hảo” với Trung Quốc.

Về phía Mỹ, xúc tiến quan hệ với Myanmar là một trong những bước chuẩn bị để có thể trở lại Đông Nam Á và nâng cao sức ảnh hưởng của Mỹ, cân bằng sức ảnh hưởng của Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ với Asean. Để cải thiện quan hệ ngoại giao với Myanmar thì Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Myanmar đồng thời còn tích cực ủng hộ cải cách dân chủ tại nước này. Đặc biệt, Tổng thống Mỹ Obama đã chọn Myanmar là điểm đến đầu tiên của mình ngay sau khi tái đắc cử. Tiếp đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng có chuyến thăm Myanmar, hết lời ca ngợi thành quả cải cách dân chủ ở quốc gia Đông Nam Á này. Trong chuyến thăm gần nhất của mình tại Myamar ông Obama đã hứa sẽ viện trợ cho Myanmar 170 triệu đô la trong vòng 2 năm. Không chỉ hỗ trợ về mặt kinh tế mà mỹ còn sẵn sàng thiết lập hợp tác về quốc phòng với Myanmar thông qua việc mời Myanmar tham gia vào cuộc tập trận quy mô lớn nhất Đông Nam Á mang tên Hổ Mang Vàng tại Thái Lan.

Việc quan hệ Myanmar- Mỹ đang được cải thiên một cách mạnh mẽ và có thể tiến tới quan hệ đồng minh này đang trở thành mối nguy hại đối với Trung Quốc. Bởi lẽ Myanmar có một vị thế chính trị vô cũng quan trọng đối với Trung Quốc, là cánh tay phải hay quân cờ của Trung Quốc trong Asean. Việc đang dần mất đi Myanmar chứng tỏ sức ảnh hưởng của Trung Quốc đang dần giảm xuống đồng thời những lợi ích kinh tế thu được từ phái Myanmar cũng bị lung lay.

Ngoài ra thì Myanmar còn có quan hệ rất tốt với nhiều quốc gia khác đặc biệt là Nhật Bản, Ấn Độ và Thái Lan là những bạn hàng lâu năm và lớn của Myanmar.

Một phần của tài liệu Myanmar-phát triển và hội nhập (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w