Chính sách tỉ giá

Một phần của tài liệu Myanmar-phát triển và hội nhập (Trang 43 - 49)

Kể từ năm 1977, đồng kyat đã được neo giá với quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF, với 6,4 kyat một USD.

Trước khi cải cách dân chủ thì Myanmar duy trì chế độ 2 tỉ giá . Theo tỷ giá chính thức, 1 USD đổi được hơn 6 kyat Myanmar. Tuy nhiên, tỷ giá phi chính thức là hơn 800 kyat đổi 1 USD.Chế độ này gây rất nhiều khó khăn trong việc quản lí lượng tiền cung ứng cũng như các giao dịch thanh toán quốc tế của Myanmar.

Myanmar tiến gần đến quyết định bỏ đi chế độ tỷ giá cố định, chế độ này đe dọa ảnh hưởng xấu đến thương mại và đầu tư trong bối cảnh chính phủ Myanmar đang cố gắng tăng cường củng cố các mối quan hệ kinh tế với chính phủ các quốc gia phương Tây. Kế hoạch cải cách kinh tế táo bạo nhất của Myanmar cho tới nay được Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Maung Maung Win đề ra. Theo đó, việc thống nhất 2 tỷ giá hối đoái chính thức và phi chính thức sẽ được thực hiện vào cuối tháng 3/2012. Tiếp sau đó sẽ là hơn 12 tháng điều hành thả nổi đồng kyat và đưa thị trường tiền tệ liên ngân hàng vào hoạt động, cho phép nhà chức trách can thiệp và tác động tới tỷ giá.

Chính phủ Myanmar sẽ bắt đầu chế độ thả nổi tỷ giá đồng kyat từ ngày

01/04/2012, khởi đầu năm tài khóa mới, và phát triển thị trường tiền tệ liên ngân

hàng, dưới sự hỗ trợ của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Động thái này sẽ chấm dứt hệ thống tiền tệ neo giữ tỷ giá cố định đã ngăn cản đầu tư và thúc đẩy phát triển thị trường chợ đen.

Mục tiêu là để thống nhất 7 loại tỷ giá khác nhau đang được doanh nghiệp, chính phủ và người tiêu dùng sử dụng, dù ban đầu chính phủ muốn duy trì tỷ giá đồng kyat gần mức không chính thức của thị trường khoảng 800 kyat/USD, tỷ giá chính thức cao gấp 120 lần, khoảng 6,4 kyat/USD, theo chế độ neo tỷ giá 35 năm của Quỹ tiền

Từ năm tài khóa 2013/2014 trở đi, Myanmar sẽ hướng tới mục tiêu loại bỏ hoàn toàn thị trường phi chính thức.

Sau đó quan chức chính phủ Myanmar sẽ quyết định cho thị trường ngoại hối liên ngân hàng hoạt động, Ngân hàng Trung ương sẽ có thể can thiệp để tác động đến tỷ giá đồng kyat trên thị trường này.Động thái mới sẽ đánh dấu thay đổi về đường hướng chính sách kinh tế lớn nhất tính từ khi chính phủ Myanmar bỏ đi chế độ độc tài quân sự sau khi Tổng thống Thein Sein chính thức nhậm chức vào năm 2011.

Tác động của chính sách tỉ giá :

Hiện nay khi Mỹ và châu Âu đang cam kết để xem lại các lệnh trừng phạt áp dụng với Myanmar, thay đổi mới nhất sẽ đặt nền móng cho việc kết nối Myanmar với thương mại toàn cầu.

Chế độ thả nổi tỷ giá có kiểm soát sẽ chấm dứt khoảng thời gian 35 năm chính phủ Myanmar neo tỷ giá đồng tiền vào quyền rút tiền đặc biệt (SDR) của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Việc hạn chế dòng vốn đầu tư đã gây ra hậu quả đối với chính sách tỷ giá đồng tiền tại Myanmar.

IMF nhận định việc bỏ đi chế độ tỷ giá phức tạp sẽ giúp làm giảm đi hạn chế đối với tăng trưởng kinh tế tại Myanmar, nước được dự báo sẽ trở thành nền kinh tế mạnh tại châu Á thời gian tới.

Các ngân hàng Myanmar đang cố gắng tìm kiếm hỗ trợ về kinh nghiệm và chuyên môn từ các nước trong khu vực bởi sau hơn 2 thập kỷ đóng cửa, ngành ngân hàng nước này đang thiếu kỹ năng và chuyên môn cần thiết, cản trợ sự phát triển và hiện đại hóa đối với hệ thống tài chính.

Chính phủ Myanmar, trong khi đó, tiếp tục đẩy mạnh cải tổ chế độ tỷ giá, vốn được coi như thực sự cần thiết để khôi phục niềm tin của nhà đầu tư.

Theo thông tin mới nhất được cập nhật vào đầu tháng 1 năm 2013, các doanh nhiệp đầy đủ thủ tục dẽ được cấp phép đầu tư trong vòng hai tuần, thay cho sáu tháng như trước

Nguồn: http://vef.vn/mo-tam-nhin/2012-12-28-myanma-va-dau-an-cai- cach-2012

5. Chính sách khoa học công nghệ

5.1. Thực trạng

• Với dân số 48 triệu dân, chỉ 26% dân số có điện dùng năm 2011 so với 100% ở Malaysia và hơn 90% ở Việt Nam và Philippines.

• Chỉ 1,26% dân số có điện thoại bàn so với 16% dân số ở Indonesia và 0,03% sử dụng internet băng thông rộng so với 8% ở Malaysia.

• Khoảng 30% dân số không có nước sinh hoạt an toàn để sử dụng.

• Myanmar chỉ có 40 km/1.000 km2 đường sắt so với 480 km/1.000 km2 của Việt Nam; 18/1.000 dân có xe hơi so với 370/1.000 dân ở Thái Lan. Chỉ có 1/4 đường sá được tráng nhựa

Trước tình trạng hiện tại của đất nước cùng với vấn đề hội nhập đang ngày càng cấp bách, các nhà chức trách Myanmar đã công nhận rằng việc tạo một quốc gia khoa học và năng lực công nghệ là một bước quan trọng hướng tới hiện đại hóa nền kinh tế của họ. Mặc dù các hành động gần đây để cung cấp các cơ sở cho phát triển bền vững, thông qua khoa học và phát triển công nghệ,

Myanmar vẫn còn một chặng đường dài để đi. Để nhận ra tiềm năng của đất nước, hạn chế sự phát triển của nó phải được xử lý đầy đủ. Các nhà khoa học Myanmar và Phòng Nghiên cứu khoa học công nghệ là một thành phần quan trọng của chiến lược của chính phủ để phát triển một chính sách khoa học chặt chẽ như là cơ sở cho phát triển kinh tế - xã hội do công nghệ.

5.2. Chính sách KHCN

 Để tăng cường sự phát triển của khoa học và công nghệ, chính phủ Myanmar đã quyết định thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ theo Tuyên bố số 30/96 ngày 02/10/1996.

Mục tiêu của Bộ Khoa học và Công nghệ như sau.

- Để thực hiện công trình nghiên cứu và phát triển để phát triển kinh tế và xã hội của đất nước;

- Để sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển nền kinh tế quốc dân, và nâng cao mức sống của người dân;

- Để phân phối các kết quả của công trình nghiên cứu và phát triển trong các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp để nâng cao sản xuất.

- Lập kế hoạch và thực hiện phát triển nguồn nhân lực để có được chuyên gia và các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học và công nghệ;

- Để phân tích và kiểm tra nguyên vật liệu và thành phẩm, thực hiện kiểm soát chất lượng và tiêu chuẩn hóa các sản phẩm công nghiệp;

- Phối hợp nghiên cứu, phát triển và sử dụng năng lượng nguyên tử.

 Lần thứ hai Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Khoa học và Công nghệ (AMMST) được tổ chức tại Yangon vào ngày 17 tháng một năm 2003. Tướng Khin Nyunt, Bí thư-1 của Hội đồng Hòa bình và Phát triển Liên bang Myanmar đã tuyên bố: Ông tiếp tục xây dựng khoa học của Mi-an-ma và chính sách công nghệ và các đột phá chiến lược bao gồm việc thúc đẩy công nghệ thông tin và truyền thông như là một cơ sở cho việc xây dựng một ngành công nghiệp phần mềm, mà Myanmar đã thành lập một công viên công nghệ thông tin tại Yangon.

 “Báo cáo Khoa học của UNESCO năm 2010 "của Myanmar đầu tư trong lĩnh vực khoa học từ 2000 đến 2002 dao động từ 0,07 - 0,16% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Năm 2002, có 4.725 nhà nghiên cứu, khoảng 85% trong số đó là phụ nữ. Chỉ có 10 đến 39 ấn phẩm khoa học với sự hợp tác quốc tế đã được sản xuất hàng năm từ 2000 đến 2008, với các ấn phẩm chủ yếu trong các lĩnh vực của y học sinh học lâm sàng, và khoa học trái đất và không gian.

 Một nghiên cứu năm 2007 của chỉ số Khoa học Nông nghiệp và Công nghệ (ASTI), một viện nghiên cứu Ý, cho thấy rằng trong năm 2003 chỉ có 18% các nhà nghiên cứu có đào tạo sau đại học, trong số thấp nhất ở châu Á.

Myanmar bước đầu đã có sự hợp tác với các nước

Myanmar với Malaysia

Tại Putrajaya, 05 Tháng 2 2013 - Malaysia và Myanmar đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MoU) về Khoa học và Công nghệ (KH & CN) hợp tác để thúc đẩy lớn hơn việc hợp tác KH & CN giữa hai nước.

Hiện nay, cả hai nước có một thỏa thuận chung về hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật và văn hóa được ký kết vào ngày 12 Tháng 8 năm 1996 thuộc Bộ Ngoại giao.

Nhật Bản trợ giúp Myanmar phóng vệ tinh quan sát toàn cầu nhỏ

 Tờ New Light of Myanmar ngày 22/8/2012 đưa tin nước này sẽ phóng một vệ tinh quan sát toàn cầu nhỏ nhờ sự trợ giúp của Nhật Bản.

Theo tờ báo, Công ty hàng không vũ trụ Marubeni Aerospace of Japan sẽ giúp quốc gia Đông Nam Á phóng vệ tinh nói trên để phục vụ hoạt động của Cơ quan Khí tượng Thủy văn thuộc Bộ Giao thông Myanmar.

Sau khi phóng, Cơ quan Khí tượng Thủy văn Myanmar sẽ sử dụng vệ tinh để phát sóng các bản tin dự báo thời tiết thông qua một trong các kênh của vệ tinh.

Năm 2011, Myanmar đã tiến thêm một bước trong quá trình phát triển hệ thống liên lạc vệ tinh bằng việc thành lập một ủy ban trung ương và một ủy ban chuyên môn phụ trách phóng vệ tinh.

Ủy ban trung ương gồm năm thành viên do Bộ trưởng Bưu chính Viễn thông đứng đầu, trong khi ủy ban chuyên môn gồm bảy thành viên do giám đốc truyền thông Bộ Quốc phòng đứng đầu.

Ủy ban trung ương sẽ đề ra các chính sách phóng những vệ tinh của nhà nước, thông qua các bản ghi nhớ về phóng vệ tinh và triển khai các công việc nhằm đạt được các công nghệ liên quan đến không gian.

Myanmar hợp tác song phương với Mỹ về vấn đề năng lượng nguyên tử

Tờ "Ánh sáng Mới của Myanmar" ngày 14/1 đưa tin Myanmar và Mỹ đã tiến hành hội đàm về hợp tác song phương cũng như về công tác hỗ trợ triển khai các chương trình giám sát hạt nhân của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).

Bên cạnh đó, phái đoàn Mỹ và Cục Năng lượng Nguyên tử Myanmar đã đồng tổ chức hội thảo về hiệp ước giám sát hạt nhân và nghị định thư bổ sung của IAEA.

Trong tuyên bố của ICRC, ông Peter Maurer (Chủ tịch Ủy ban chữ thập đỏ quốc tế) nêu rõ: “Chính phủ Myanmar đã tỏ ý sẵn sàng thảo luận với ICRC về một số vấn đề nhân đạo. Đây là bước tiến quan trọng trong đối thoại giữa hai bên cũng như trong việc tăng cường mối quan hệ giữa ICRC với chính quyền Myanmar.

Trung Quốc lặng lẽ trợ giúp Myanmar hiện đại hóa Hải quân của mình

Myanmar đang lặng lẽ hiện đại hóa Hải quân với sự trợ giúp từ phía Trung Quốc, các nước trong khu vực Đông Nam Á chắc chắn sẽ có nhiều điều phải bất ngờ bởi tốc độ hiện đại hóa Hải quân Myanmar. Trước đó, Nga đã âm thầm chuyển giao tên lửa chống hạm Kh-35 Uran E cho Myanmar và loại tên lửa chống hạm hiện đại này đã được trang bị trên tàu khu trục nhỏ F 11.

Tàu chiến mới được hạ thủy vào cuối năm 2012 và được đặt số hiệu F 12 Kyansittha. Theo thông tin và hình ảnh được đăng tải trên Livejournal, tàu chiến mới thuộc loại tàu khu trục nhỏ, được áp dụng nhiều công nghệ hiện đại.

F12 Kyansittha được áp dụng các công nghệ tàng hình trong thiết kế của mình, cấu trúc thượng tầng của tàu và nhà chứa máy bay trực thăng phía sau được thiết kế rất ấn tượng. Sau khi hạ thủy tàu sẽ được lắp đặt radar và vũ khí để tiến hành thử nghiệm

Myanmar có liên quan tới các chương trình hạt nhân dùng cho các mục đích

quân sự

Theo báo cáo của các tổ chức quốc tế và IAEA, năm 2002 Myanmar đã đạt được một thỏa thuận với Nga về việc mua một lò phản ứng hạt nhân có công suất 10 MW với lý do là để phục vụ nghiên cứu khoa học. Mặc dù sau đó thỏa thuận này đã không được thực hiện nhưng vẫn có những mối lo ngại rằng Myanmar đã theo đuổi các công nghệ liên quan đến vũ khí hạt nhân thông qua các cách thức che đậy khác. Một số nhân vật đã từng đào tẩu khỏi Myanmar cho biết họ đã từng biết đến, thậm chí là đã từng được tiếp xúc và làm việc trực tiếp với một chương trình vũ khí hạt nhân bí mật của nước này.

Hồi năm 2009, tờ Sydney Morning Heral đăng tải những thông tin cáo buộc rằng trên thực tế có hai dự án hạt nhân đang hoạt động ở Myanmar. Dự án thứ nhất là trung tâm nghiên cứu của Nga, vốn được điều hành dưới sự giám sát quốc tế. Dự án thứ hai được cho là một dự án bí mật nhằm xây dựng một lò phản ứng và liên kết với các nhà máy chế biến nguyên liệu hạt nhân cùng với sự giúp đỡ của Triều Tiên. Theo tờ báo này, nếu mọi việc diễn ra theo kế hoạch, Myanmar sẽ có vũ khí hạt nhân vào năm 2014.

Một phần của tài liệu Myanmar-phát triển và hội nhập (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w