1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng trúng thầu cho công ty cổ phần licogi 14

113 443 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 631,05 KB

Nội dung

Phân tích công tác tổ chức thực hiện hồ sơ dự thầu của Công ty cổ phần LICOGI 14 theo các nội dung và trình tự công việc tham gia đấu thầu.. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác tha

Trang 1

Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học bách khoa hà nội

-

Nguyễn tiến hải

Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng trúng thầu

cho công ty cổ phần licogi 14

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

LUậN VĂN THạC sĩ Kỹ thuật NGàNH: QUảN TRị KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học:

Ts Phan diệu Hương

Hà Nội, Năm 2013

Trang 2

Lêi cam ®oan

T«i xin cam ®oan: B¶n luËn v¨n tèt nghiÖp nµy lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu thùc

sù cña c¸ nh©n, ®−îc thùc hiÖn trªn c¬ së nghiªn cøu lý thuyÕt, nghiªn cøu kh¶o s¸t t×nh h×nh thùc tÕ vµ d−íi sù dÉn d¾t khoa häc cña TiÕn sÜ Phan DiÖu H−¬ng

C¸c sè liÖu vµ kÕt qu¶ trong luËn v¨n lµ trung thùc, cã trÝch dÉn nguån gèc râ rµng, c¸c gi¶i ph¸p ®−a ra xuÊt ph¸t tõ thùc tiÔn vµ kinh nghiÖm c«ng t¸c C¸c kÕt qu¶ nghiªn cøu trong luËn v¨n ch−a tõng ®−îc t¸c gi¶ c«ng bè d−íi bÊt kú h×nh thøc nµo

T¸c gi¶ luËn v¨n

NguyÔn TiÕn H¶i

Trang 3

Lời cảm ơn

Tác giả xin chân thành cảm ơn quý Thầy/ Cô Viện Kinh tế và Quản lý, trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn cho tác giả nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian theo học tại trường

Tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới TS Phan Diệu Hương người đã nhiệt

tình hướng dẫn tác giả thực hiện luận văn này

Xin chân thành cảm ơn cán bộ lãnh đạo của Công ty cổ phần LICOGI 14, các bạn bè đồng nghiệp đã động viên, hỗ trợ cho tác giả nhiều thông tin và ý kiến thiết thực trong quá trình tác giả thu nhập thông tin để hoàn thành luận văn này

Với tất cả tình cảm yêu thương xin cảm ơn mọi thành viên trong gia đình, luôn bên cạnh chăm sóc, động viên khích lệ và giúp sức để Tôi hoàn thành luận văn

Tác giả luận văn

Nguyễn Tiến Hải

Trang 4

Mục lục

phần mở đầu 1

chương I 4

Cơ sở lý luận về công tác đấu thầu và 4

đấu thầu trong xây dựng 4

1.1 khái niệm về đấu thầu và đấu thầu trong xây dựng 4

1.1.2 Các hình thức đấu thầu 5

1.2 nội dung và trình tự thực hiện công tác đấu thầu theo quy định luật pháp việt nam hiện hành 7

1.2.2 Bước 2: Phát hành hồ sơ mời thầu 9

1.2.3 Bước 3: Nộp và nhận hồ sơ dự thầu 10

1.2.4 Bước 4: Mở thầu 10

1.2.5 Bước 5: Đánh giá hồ sơ dự thầu 11

1.2.6 Bước 6: Trình duyệt kết quả đấu thầu 12

1.2.7 Bước 7: Thông báo kết quả đấu thầu 13

1.2.8 Bước 8: Thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng 14

1.3 nội dung và trình tự thực hiện công tác dự thầu theo quy định luật pháp việt nam hiện hành 14

1.3.1 Nội dung chủ yếu của hoạt động tham gia dự thầu 15

1.3.2 Một số yêu cầu cơ bản đối với công tác đấu thầu 17

1.4 các nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng trúng thầu của doanh nghiệp 18

1.4.1 Các nhân tố bên ngoài 18

1.4.2 Các nhân tố thuộc doanh nghiệp 21

chương II 29

phân tích thực trạng công tác đấu thầu xây lắp tại Công ty cổ phần licogi 14 (2009 - 2011) 29

2.1 giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần licogi 14 29

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần LICOGI 14 29

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần LICOGI 14 32

2.1.3 Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty cổ phần LICOGI 14 33

2.2 Một số đặc điểm cơ bản của Công ty cổ phần LICOGI 14 có ảnh hưởng đến công tác đấu thầu 35

2.2.1 Đặc điểm lao động 35

2.2.2 Năng lực thiết bị thi công 37

2.2.3 Năng lực tài chính và sự vận hành tài chính của Công ty cổ phần LICOGI 14 39

2.3 Kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần licogi 14 (2009 - 2011) 40

Trang 5

2.4 Đánh giá một số thông tin về thực trạng công tác đấu

thầu và đấu thầu tại việt nam 45

2.4.1 Thực trạng công tác đấu thầu ở nước ta trong thời gian qua 45

2.4.2 Những vấn đề pháp lý của đấu thầu trong hoạt động xây lắp 45

2.5 phân tích thực trạng dự thầu và trúng thầu của Công ty cổ phần licogi 14 (2009 - 2011) 46

2.5.1 Giới thiệu phạm vi và hình thức tham gia đấu thầu của Công ty cổ phần LICOGI 14 (2009 - 2011) 46

2.5.2 Phân tích các kết quả đạt được từ dự thầu của Công ty cổ phần LICOGI 14 (2009 - 2011) 47

2.5.3 Phân tích các nguyên nhân cơ bản rút ra từ các gói trượt thầu lớn và điển hình (2009 - 2011) 51

2.5.4 Phân tích công tác tổ chức thực hiện hồ sơ dự thầu của Công ty cổ phần LICOGI 14 theo các nội dung và trình tự công việc tham gia đấu thầu 60

2.6 so sánh công tác tham gia đấu thầu của công ty cổ phần licogi 14 với các đối thủ cạnh tranh trong đấu thầu 64

2.6.1 So sánh với các đối thủ cạnh tranh 64

2.6.2 Đánh giá về khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần LICOGI 14 66

2.6.3 Những kết quả và tồn tại trong hoạt động đấu thầu của Công ty cổ phần LICOGI 14 72

Chương III 78

Xây dựng Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng trúng thầu cho công ty cổ phần licogi 14 78

3.1 Đánh giá nhu cầu thị trường của Công ty cổ phần licogi 14 giai đoạn (2010 - 2020) 78

3.1.1 Môi trường kinh doanh 78

3.1.2 Nhu cầu thị trường của Công ty cổ phần LICOGI 14 dự kiến giai đoạn (2010 - 2020) 80

3.2 Định hướng phát triển của Tổng công ty LICOGI và công ty cổ phần licogi 14 trong giai đoan (2010 - 2020) 80

3.2.1 Định hướng phát triển của Tổng công ty LICOGI (2010 - 2020) 80

3.2.2 Định hướng phát triển của Công ty cổ phần LICOGI 14 (2010 - 2020) 81 3.3 một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng trúng thầu cho công ty cổ phần licogi 14 83

3.3.1 Nâng cao năng lực tài chính 83

3.3.2 Giải pháp về giá dự thầu 85

3.3.3 Nâng cao năng lực máy móc thiết bị 87

Kết luận và kiến nghị 94

Tài liệu tham khảo 97

Bảng ký hiệu viết tắt 8

Trang 6

DANH MỤC HèNH VẼ

Hình 1.1 Quy trình tổ chức đấu thầu 8

Hình 1.2 Trình tự dự thầu của các doanh nghiệp xây dựng 15

Hình 2.1: Sơ đồ quản lý tổ chức của Công ty cổ phần LICOGI 14 33

Hình 2.2 Cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần LICOGI 14 36

tính đến tháng 12/2011 36

Hình 2.3 Biểu đồ tổng Sản l−ợng và Doanh thu của 41

Công ty cổ phần LICOGI 14( 2009 - 2011) 41

Hình 2.5 Các giai đoạn thực hiện hồ sơ dự thầu của 61

Công ty cổ phần LICOGI 14 61

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.2: Số l−ợng thiết bị thi công chủ yếu hiện có của Công ty cổ phần

LICOGI 14 tính đến tháng 12/2011 37

Bảng 2.3: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của 41

Công ty cổ phần LICOGI 14 (2009 - 2011) 41

Bảng 2.4: Bảng cân đối kế toán năm 2011 của Công ty cổ phần LICOGI 14 43

Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty cổ phần LICOGI 14 44

qua các năm (2009 - 2011) 44

Bảng 2.6: Các công trình trúng thầu của Công ty cổ phần LICOGI 14 trong 48

Bảng 2.7: Kết quả đấu thầu của Công ty cổ phần LICOGI 14 48

từ năm 2009 - 2011 48

Hình 2.4 Biểu đồ so sánh tỷ lệ trúng thầu của Công ty cổ phần LICOGI 14 49

(2009 - 2011) 49

Bảng 2.8: Thống kê các công trình tr−ợt thầu của Công ty cổ phần 51

LICOGI 14 (2009 - 2011) 51

Bảng 2.9: So sánh tỷ lệ giá bỏ thầu của Công ty cổ phần LICOGI 14 với giá trúng thầu của các Công ty khác trong các năm (2009 - 2011) 53

Bảng 2.10: Kết quả mở thầu ngày 28/3/2011 55

Bảng 2.11: Bảng đánh giá tổng hợp các tiêu chí theo hồ sơ mời thầu 56

Bảng 2.12: Kết quả mở thầu ngày 03/7/2011 57

Bảng 2.13: Bảng đánh giá tổng hợp các tiêu chí theo hồ sơ mời thầu 58

Bảng 2.14: Kết quả mở thầu ngày 09/9/2011 59

Bảng 2.15 Bảng đánh giá tổng hợp các tiêu chí theo hồ sơ mời thầu 59

Bảng 2.16: Bảng so sánh các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Công ty cổ phần 65

Bảng 2.17: Tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Công ty cổ phần LICOGI 14 trong công tác đấu thầu 72

Trang 8

thiÕt kÕ, cung cÊp thiÕt bÞ vËt t− vµ x©y l¾p

Trang 9

phần mở đầu

1 tính cấp thiết của đề tài

Cạnh tranh gắn liền với cơ chế thị trường và trở thành một quy luật của nền kinh tế đa thành phần và đa dạng hoá các hình thức sở hữu Trong quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế cạnh tranh diễn ra ngày càng mạnh mẽ, quyết liệt hơn trong đó lĩnh vực xây dựng cơ bản cũng không nằm ngoài tác động của xu thế này

Cạnh tranh tồn tại và phát triển thông qua hình thức đấu thầu, các doanh nghiệp xây dựng cạnh tranh với nhau và doanh nghiệp nào đáp ứng được tốt nhất các yêu cầu của chủ đầu tư thì doanh nghiệp đó có cơ hội để tồn tại và phát triển

Đấu thầu xây dựng đã rất phổ biến ở các nước phát triển bởi những ưu điểm vượt trội của nó so với hình thức giao thầu Nhưng đối với Việt Nam mới chỉ được

áp dụng trong những năm gần đây Quy chế đấu thầu được ban hành lần đầu vào năm 1996 và đến ngày 29/11/2005 Luật đấu thầu chính thức được thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2006 Luật đấu thầu ra đời tạo nên một hành lang pháp luật thống nhất cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh một cách bình đẳng

và hy vọng hạn chế được những bất cập trong đấu thầu Tuy nhiên nó cũng đòi hỏi các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng phải chuyên nghiệp hơn trong

đấu thầu thì mới hy vọng cạnh tranh được với các nhà thầu trong và ngoài nước

Công ty cổ phần LICOGI 14 là doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty và phát triển hạ tầng LICOGI tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hoá từ năm

2005 trong đó phần vốn Nhà nước còn nắm giữ là 27% Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở (giao thông, thuỷ lợi, xây dựng dân dụng, công nghiệp) Hiện nay, ngành xây dựng đang gặp rất nhiều khó khăn và công ty cổ phần LICOGI 14 cũng không phải là một ngoại lệ Việc thắng thầu có ý nghĩa to lớn

đối với công ty bởi nó không chỉ giúp duy trì sản xuất mà còn giúp doanh nghiệp tự chủ trong kinh doanh thoát khỏi khó khăn Trong thời gian vừa qua công ty cổ phần LICOGI 14 đã gặt hái được rất nhiều thành công trong đấu thầu, thắng thầu được những gói thầu có giá trị lớn, giá thầu hợp lý và khả năng thanh toán cao Tuy nhiên,

Trang 10

xác suất trượt thầu vẫn còn rất cao Đứng trước thực tế đó công ty vẫn chưa có được những giải pháp mang tính toàn diện cho vấn đề cạnh tranh trong công tác đấu thầu

Là một cán bộ của công ty, nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc thắng

thầu đối với công ty, tôi chọn đề tài: ''Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải

pháp nhằm nâng cao khả năng trúng thầu cho Công ty cổ phần LICOGI 14''

làm đề tài luận văn Thạc sĩ Đây là vấn đề có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần LICOGI 14

2 mục đích nghiên cứu của luận văn

Trên cơ sở những vấn đề cơ bản về công tác đấu thầu, phân tích thực trạng công tác đấu thầu của Công ty cổ phần LICOGI 14 trong những năm gần đây, những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đấu thầu của Công ty cổ phần LICOGI 14 Từ đó

đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng trúng thầu của Công ty cổ phần LICOGI 14

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác đấu thầu xây

lắp của Công ty cổ phần LICOGI 14

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu công tác đấu thầu xây lắp trong phạm vi

hoạt động của Công ty cổ phần LICOGI 14 giai đoạn (2009 - 2011) Ngoài ra, những kinh nghiệm về hoạt động đấu thầu của các công ty khác trong lĩnh vực xây lắp cũng sẽ được đề cập trong nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu của luận văn

Tác giả sử dụng phương pháp luận và những quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và tư duy logic để phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự cần thiết để nâng cao hiệu quả của công tác đấu thầu Ngoài ra trong quá trình thực hiện luận văn tác giả còn sử dụng các phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích, thống kê, quy nạp, diễn dịch, nhằm đạt được các mục đích nghiên cứu đã

đặt ra

5 những đóng góp khoa học của luận văn

Trang 11

- Tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác đấu thầu, đấu thầu trong xây lắp và định hướng về lý thuyết các khả năng nhằm nâng cao khả năng trúng thầu

- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác tham gia đấu thầu xây lắp của Công

ty cổ phần LICOGI 14 đã thực hiện trong những năm qua nhằm phát hiện ra những nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến khả năng trúng thầu của Công

ty cổ phần LICOGI 14

- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao khả năng trúng thầu cho Công ty

cổ phần LICOGI 14

6 kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận về công tác đấu thầu và đấu thầu trong xây dựng Chương II: Phân tích thực trạng công tác đấu thầu xây dựng tại Công ty cổ

phần LICOGI 14 (2009 - 2011)

Chương III: Xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng trúng thầu

cho Công ty cổ phần LICOGI 14

Trang 12

chương I

Cơ sở lý luận về công tác đấu thầu và

đấu thầu trong xây dựng

1.1 khái niệm về đấu thầu và đấu thầu trong xây dựng 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

* Đấu thầu: Là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời

thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án đầu tư trên cơ sở đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế

* Vai trò của đấu thầu:

Đấu thầu là một hoạt động đóng vai trò rất quan trọng trong một nền kinh tế

Nó có tác dụng làm giảm bớt các hoạt động mang tính tiêu cực và làm trong sạch một nền kinh tế Đấu thầu có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của một nền kinh tế thông qua việc tự hoàn thiện và phát triển của các nhà thầu

Trong hoạt động đấu thầu thường có mặt hai chủ thể kinh tế chính, đó là chủ

dự án và các nhà thầu, ngoài ra có thể có một hoặc một vài chủ thể kinh tế phụ khác như các tổ chức tư vấn giúp chủ dự án trong công tác tổ chưc đấu thầu, khi đó các tổ chức tư vấn cũng là một nhà thầu

Đối với các chủ dự án, khi tổ chức đấu thầu sẽ giúp cho các chủ dự án lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện công việc đồng thời tiết kiệm được kinh phí đầu tư

Đối với các nhà thầu, do tính cạnh tranh trong đấu thầu buộc các nhà thầu phải không ngừng tự hoàn thiện mình nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc tham gia đấu thầu các dự án và các gói thầu Chính vì vậy mà hoạt động đấu thầu có vai trò thúc đẩy các nhà thầu ngày càng phát triển

* Chủ đầu tư: Là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt

chủ sở hữu, người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiện dự án

Trang 13

* Nhà thầu (Bên mời thầu): Là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ

năng lực và kinh nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy

định của pháp luật về đấu thầu

*Dự thầu (Đơn vị tham gia đấu thầu): Là tổ chức, cá nhân có đủ tư cách

hợp lệ

1.1.2 Các hình thức đấu thầu

1.1.2.1 Căn cứ phạm vi đấu thầu

Đấu thầu trong nước: Đấu thầu trong nước là quá trình lựa chọn nhà thầu

đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu trong nước

Đấu thầu quốc tế: Đấu thầu Quốc tế là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng

các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu trong nước và nước ngoài

1.1.2.2 Căn cứ vào cách thức lựa chọn nhà thầu

Đấu thầu rộng rãi: Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu không

hạn chế về số lượng nhà thầu tham dự Trước khi phát hành hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải đăng tải các thông tin về đấu thầu trên tờ báo về đấu thầu, trang thông tin

điện tử về đấu thầu của cơ quan quản lý Nhà nước về đấu thầu và các phương tiện thông tin đại chúng khác để các nhà thầu biết thông tin tham dự

Đấu thầu hạn chế: Đấu thầu hạn chế là hình thức lựa chọn nhà thầu mà bên

mời thầu mời một số nhà thầu (tối thiểu là 5 nhà thầu) có đủ kinh nghiệm và năng lực tham gia đấu thầu

Chỉ định thầu: Chỉ định thầu là hình thức lựa chọn trực tiếp một nhà thầu có

đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu

Mua sắm trực tiếp: Mua sắm trực tiếp là hình thức thực hiện việc mua sắm

trên cơ sở mời thầu trước đó đã được lựa chọn thông qua đấu thầu để thực hiện gói thầu có nội dung tương tự

Chào hàng cạnh tranh: Chào hàng cạnh tranh là hình thức lựa chọn nhà

thầu cung cấp các hàng hoá thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật

Trang 14

được tiêu chuẩn hoá và tương đương nhau về chất lượng Hình thức này chỉ được áp dụng đối với các gói thầu có giá gói thầu dưới hai tỷ đồng và đối với mỗi gói thầu phải có tối thiểu ba báo giá từ ba nhà thầu khác nhau

Tự thực hiện: Hình thức tự thực hiện là hình thức được áp dụng trong trường

hợp chủ đấu thầu là nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản lý và sử dụng

Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt: Trường hợp gói thầu có đặc

thù riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu nêu trên thì chủ đấu thầu phải lập phương án lựa chọn nhà thầu, bảo đảm mục tiêu cạnh tranh và hiệu quả kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định

1.1.2.3 Căn cứ vào phương thức đấu thầu

Phương thức đấu thầu một túi hồ sơ: Phương thức đấu thầu một túi hồ sơ

được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, gói thầu EPC Nhà thầu nộp hồ sư dự thầu gồm đề xuất

về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu Việc mở thầu

được tiến hành một lần

Phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ: Phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ

được áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế trong đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn Nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu Việc mở thầu được tiến hành hai lần; trong đó, đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước để đánh giá, đề xuất về tài chính của tất cả các nhà thầu có đề xuất kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu được mở sau để đánh giá tổng hợp Trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì đề xuất về tài chính của nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật cao nhất sẽ được mở để xem xét, thương thảo

Phương thức đấu thầu hai giai đoạn: Phương thức đấu thầu hai giai đoạn

được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, gói thầu EPC có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, đa dạng và được thực hiện theo trình tự sau đây:

Trang 15

Giai đoạn một : Theo hồ sơ mời thầu giai đoạn một, các nhà thầu nộp đề xuất

về kỹ thuật, phương án tài chính nhưng chưa có giá dự thầu; trên cơ sở trao đổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai

Giai đoạn hai: Theo hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, các nhà thầu đã tham gia

giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn hai bao gồm: Đề xuất về kỹ thuật; đề xuất về tài chính, trong đó có giá dự thầu; biện pháp bảo đảm dự thầu

1.2 nội dung và trình tự thực hiện công tác đấu thầu theo quy định luật pháp việt nam hiện hành

Theo quy định của Luật pháp Việt Nam hiện hành, nội dung thực hiện công tác đấu thầu gồm 8 bước:

(1) Chuẩn bị đấu thầu

(2) Phát hành hồ sơ mời thầu

(3) Nộp và nhận hồ sơ dự thầu

(4) Mở thầu

(5) Đánh giá hồ sơ dự thầu

(6) Trình duyệt kết quả đấu thầu

(7) Thông báo kết quả đấu thầu

(8) Thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng

Trình tự thực hiện công tác đấu thầu theo quy định Luật pháp Việt Nam hiện

tại được thể hiện tóm tắt trong Hình 1.1

Trang 16

Hình 1.1 Quy trình tổ chức đấu thầu

riêng hoặc duyệt

trong báo cáo

KTKT của dự án

- Hồ sơ mời thầu

và tiêu chuẩn

(B) Người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền:

Thẩm định và phê duyệt:

- Kế hoạch đấu thầu

- Hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá

hồ sơ dự thầu các dự án nhóm A, B, C

- Các nội dung khác

(C) Chủ đầu tư/ bên mời thầu tổ chức

đấu thầu:

1- Đấu thầu rộng rãi:

- Thông báo mời thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng

- Bán hồ sơ mời thầu

- Nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu

- Bên mời thầu nhận hồ sơ dự thầu và

- Thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu

(D) Chủ đấu thầu / bên mời thầu và Tư vấn hoặc Tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu:

- Đánh giá hồ sơ dự thầu và trình duyệt kết quả đấu thầu

Trang 17

1.2.1 Bước 1: Chuẩn bị đấu thầu

1.2.1.1 Sơ tuyển nhà thầu: Việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện đối với

các gói thầu EPC có giá gói thầu từ ba trăm tỷ đồng trở lên, gói thầu xây lắp có giá gói thầu từ hai trăm tỷ đồng trở lên và thực hiện theo quy định sau đây

- Việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện trước khi tổ chức đấu thầu nhằm chọn được các nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu

- Trình tự thực hiện sơ tuyển bao gồm lập hồ sơ mời sơ tuyển, thông báo mời sơ tuyển, tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển, đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, trình

và phê duyệt kết quả sơ tuyển, thông báo kết quả sơ tuyển

- Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển phải được nêu trong hồ sơ mời sơ tuyển theo mẫu hồ sơ mời sơ tuyển do Chính phủ quy định bao gồm tiêu chuẩn về năng lực kỹ thuật, năng lực tài chính và tiêu chuẩn về kinh nghiệm

1.2.1.2 Lập hồ sơ mời thầu: Hồ sơ mời thầu được lập theo mẫu do Chính phủ

quy định và bao gồm các nội dung sau đây

- Yêu cầu về mặt kỹ thuật đối với gói thầu xây lắp theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt kèm theo bảng tiên lượng, chỉ dẫn kỹ thuật

và các yêu cầu cần thiết khác

- Yêu cầu về mặt tài chính bao gồm các chi phí để thực hiện gói thầu, giá chào và biểu giá chi tiết, phương thức và điều kiện thanh toán, nguồn tài chính, đồng tiền dự thầu và các điều khoản nêu trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng

- Tiêu chuẩn đánh giá, yêu cầu quan trọng, điều kiện ưu đãi (nếu có), thuế, bảo hiểm và các yêu cầu khác

1.2.1.3 Mời thầu: Việc mời thầu được thực hiện theo quy định sau đây

- Thông báo mời thầu đối với đấu thầu rộng rãi

- Gửi thư mời thầu đối với đấu thầu hạn chế hoặc đối với đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển

1.2.2 Bước 2: Phát hành hồ sơ mời thầu

Trang 18

- Hồ sơ mời thầu được phát hành cho các nhà thầu tham gia đấu thầu rộng rãi, các nhà thầu theo danh sách được mời tham gia đấu thầu hạn chế hoặc cho các nhà thầu đã vượt qua bước sơ tuyển

- Trường hợp hồ sơ mời thầu cần sửa đổi sau khi phát hành thì phải thông báo

đến các nhà thầu đã nhận hồ sơ mời thầu tối thiểu mười ngày trước thời điểm đóng thầu

1.2.3 Bước 3: Nộp và nhận hồ sơ dự thầu

- Hồ sơ dự thầu phải được niêm phong và được nộp trực tiếp hoặc qua bưu

điện theo địa chỉ và thời gian quy định của hồ sơ mời thầu

- Nhà thầu phải niêm phong toàn bộ hồ sơ dự thầu của mình, trong đó có ghi

rõ bản gốc, bản sao Trên túi hồ sơ phải ghi rõ tên gói thầu, tên dự án, tên nhà thầu, tên và địa chỉ bên mời thầu phải ghi rõ không được mở ra trước ngày và giờ mở thầu

- Thời gian nộp thầu là thời hạn kể từ ngày bắt đầu phát hành hồ sơ mời thầu

đến ngày kết thúc nhận hồ sơ dự thầu

- Hiệu lực của hồ sơ dự thầu là thời hạn kể từ ngày hết hạn nộp thầu đến ngày công bố kết quả trúng thầu nhưng phải thông báo cho nhà thầu

1.2.4 Bước 4: Mở thầu

- Việc mở thầu phải được tiến hành công khai, ngay sau thời điểm đóng thầu

đối với các hồ sơ dự thầu được nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu

- Thông tin chính nêu trong hồ sơ dự thầu của từng nhà thầu phải được công

bố trong buổi mở thầu và được ghi lại trong biên bản mở thầu có chữ ký xác nhận của đại diện bên mời thầu, đại diện nhà thầu và đại diện cơ quan liên quan tham dự

1.2.4.1 Chuẩn bị mở thầu

Bên mời thầu có trách nhiệm chuẩn bị các công việc sau:

- Mời đại biểu tham dự để chứng kiến

- Chuẩn bị các phương tiện phù hợp để thông báo đầy đủ và chính xác số liệu của hồ sơ dự thầu

- Chuẩn bị các hồ sơ dự thầu để mở theo thứ tự do bên mời thầu quy định

1.2.4.2 Trình tự mở thầu

- Thông báo thành phần tham dự

Trang 19

- Thông báo số lượng và tên nhà thầu có hồ sơ dự thầu đã nộp

- Kiểm tra niêm phong các hồ sơ dự thầu

- Mở lần lượt các phong bì đựng hồ sơ dự thầu theo thứ tự đã quy định, đọc

và ghi lại các thông tin chủ yếu

- Ký xác nhận hồ sơ dự thầu

- Thông qua biên bản mở thầu

- Đại diện bên mời thầu, nhà thầu, cơ quan quản lý Nhà nước ký xác nhận và biên bản mở thầu

Bên mời thầu có trách nhiệm tổ chức quản lý các hồ sơ dự thầu theo quy chế bảo mật của Nhà nước

1.2.5 Bước 5: Đánh giá hồ sơ dự thầu

Bước phân tích, đánh giá xếp hạng các hồ sơ dự thầu là bước quan trọng để

đạt được mục tiêu đấu thầu Việc phân tích, đánh giá và xếp hạng các hồ sơ dự thầu

được tiến hành trên cơ sở yêu cầu của hồ sơ mời thầu và các tiêu chuẩn đánh giá quyết định trước Yêu cầu chung của đánh giá các hồ sơ dự thầu là đảm bảo tính chính xác, khách quan và công bằng

1.2.5.1 Đánh giá hồ sơ dự thầu

a Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu

- Để loại bỏ các hồ sơ dự thầu không hợp lệ, không đảm bảo yêu cầu quan

trọng của hồ sơ mời thầu

+ Xem xét tính hợp lệ của hồ sơ thầu

+ Xem xét sự đáp ứng cơ bản của nhà thầu

+ Làm rõ hồ sơ mời thầu nếu cần

+ Loại bỏ hồ sơ dự thầu không hợp lệ hoặc không đáp ứng cơ bản

b Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu

- Đánh giá về măt kỹ thuật để xác định các hồ sơ dự thầu đáp ứng cơ bản yêu cầu của hồ sơ mời thầu

+ Tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng

+ Tiêu chuẩn kinh nghiệm nhà thầu

+ Tiêu chuẩn tiến độ thi công

Trang 20

- Đối với gói thầu EPC, gói thầu xây lắp thì xác định chi phí (giá gói thầu)

phải xét trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật và tài chính để so sánh, xếp hạng các

hồ sơ dự thầu

+ Sửa chữa các lỗi số học

+ Điều chỉnh những sai lệch

+ Chuyển đổi giá dự thầu sang đồng tiền chung

1.2.5.2 Các trường hợp xem xét lại kết quả đấu thầu

a Loại bỏ hồ sơ dự thầu và tổ chức đấu thầu lại

Kết quả đấu thầu được xem xét huỷ bỏ khi:

- Vì lý do khách quan mà dự án thay đổi mục tiêu khác với sự kiến ban đầu

đã được nêu trong hồ sơ mời thầu

- Tất cả các hồ sơ dự thầu về cơ bản không đáp ứng được yêu cầu của hồ sơ mời thầu

- Có bằng chứng cho thấy các nhà thầu có sự liên kết, thông đồng và tiêu cực nên thiếu sự cạnh tranh trong đấu thầu

b Chào lại giá đấu thầu và các điều kiện khác

Trong trường hợp tất cả các hồ sơ dự thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật, nhưng không đáp ứng về mặt tài chính, giá cả thì bên mời thầu trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép các nhà thầu chào lại giá

1.2.6 Bước 6: Trình duyệt kết quả đấu thầu

1.2.6.1 Xét duyệt trúng thầu

Nhà thầu sẽ được xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

1/ Có hồ sơ dự thầu hợp lệ

2/ Được đánh giá là đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm

3/ Có đề xuất về mặt kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu theo hệ

thống điểm hoặc theo tiêu chí ''đạt'' '' không đạt''

4/ Có chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng

5/ Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt

1.2.6.2 Trình duyệt và thẩm định kết quả đấu thầu

Trang 21

- Bên mời thầu phải lập báo cáo về kết quả đấu thầu để chủ đầu tư trình người

có thẩm quyền xem xét, quyết định và gửi đến cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thẩm

định

- Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thẩm định có trách nhiệm lập báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu trên cơ sở báo cáo của chủ đầu tư để trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định

1.2.6.3 Phê duyệt kết quả đấu thầu

- Người có thẩm quyền chịu trách nhiệm xem xét, phê duyệt kết quả đấu thầu trên cơ sở báo cáo về kết quả đấu thầu và báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu

- Văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu phải thể hiện các nội dung sau:

+ Tên nhà thầu trúng thầu

+ Giá trúng thầu

+ Hình thức hợp đồng

+ Thời gian thực hiện hợp đồng

+ Các nội dung cần lưu ý (nếu có)

- Trường hợp không có nhà thầu trúng thầu thì trong văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu phải nêu rõ không có nhà thầu nào trúng thầu và hủy đấu thầu để thực hiện lựa chọn lại nhà thầu theo quy định của Luật đấu thầu

1.2.7 Bước 7: Thông báo kết quả đấu thầu

1.2.7.2 Thông báo trúng thầu

Sau khi có văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu của cấp có thẩm quyền, bên mời thầu phải gửi thông báo trúng thầu bằng văn bản qua thư bảo đảm hoặc qua điện

Trang 22

báo, điện tín, fax tới nhà thầu trúng thầu kèm theo dự thảo hợp đồng có lưu ý tới những điểm cần thiết phải bổ sung Bên mời thầu gửi cho nhà thầu trúng thầu lịch biểu nêu rõ yêu cầu thời gian thương thảo, nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng và ký kết hợp đồng

1.2.8 Bước 8: Thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng

Khi nhận được thông báo trúng thầu, nhà thầu trúng thầu phải gửi cho bên mời thầu thư chấp thuận thương thảo hợp đồng Trong phạm vi không quá 30 ngày

kể từ ngày thông báo, nếu bên mời thầu không nhận được thư chấp thuận hoặc nhận

được thư từ chối của nhà thầu, bên mời thầu sẽ không hoàn trả bảo lãnh dự thầu và báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định

Theo lịch biểu đã được thống nhất, hai bên tiến hành thương thảo và hoàn thiện hợp đồng để tiến tới ký kết hợp đồng chính thức Đối với các dự án nhỏ và các

dự án có tính chất kỹ thuật đơn giản, khi nhận được thông báo trúng thầu và dự thảo hợp đồng, nhà thầu và chủ đầu tư có thể ký ngay hợp đồng để triển khai thực hiện

Chủ đầu tư chỉ hoàn bảo lãnh dự thầu và tổ chức triển khai hợp đồng khi nhận

được bảo lãnh thực hiện hợp đồng của nhà thầu trúng thầu trong một thời gian nhất

định kể từ ngày ký hợp đồng

Kết thúc quá trình đấu thầu và xét thầu bằng ký kết hợp đồng chính thức với nhà thầu trúng thầu, việc quản lý dự án chuyển sang những bước tiếp theo trong chu trình của một dự án

1.3 nội dung và trình tự thực hiện công tác dự thầu theo quy định luật pháp việt nam hiện hành

Công tác dự thầu của các doanh nghiệp xây dựng gồm 4 nội dung chính,

được thể hiện tóm tắt trong Hình 1.2

Trang 23

Hình 1.2 Trình tự dự thầu của các doanh nghiệp xây dựng 1.3.1 Nội dung chủ yếu của hoạt động tham gia dự thầu

1.3.1.1 Điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường để tìm kiếm các công trình

có thể tham gia dự thầu

- Đây là bước đầu tiên của quy trình đấu thầu trong các doanh nghiệp xây

dựng, bởi lẽ nó chính là bước để người bán (các doanh nghiệp xây dựng) tiếp cận với người mua (chủ đấu thầu) và từ đó dẫn đến quan hệ giao dịch mua bán thông thường

qua phương thức đấu thầu

- Việc điều tra nghiên cứu thị trường để tìm kiếm thông tin về các công trình

có thể tham dự thầu không chỉ đơn thuần là việc tìm kiếm các nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư, mà phải tiến hành phân tích các yêu cầu của chủ đầu tư cũng như phân tích năng lực của doanh nghiệp mình, để xem liệu doanh nghiệp có khả năng thắng thầu và đảm bảo thực hiện dự án đáp ứng nhu cầu của chủ đầu tư mà vẫn có lãi hay không Từ đó mới tiến hành lập hồ sơ dự thầu

1.3.1.2 Xây dựng hệ thống hồ sơ tham dự thầu đáp ứng yêu cầu của chủ

đầu tư và đúng với quy định của Nhà Nước về đấu thầu

Đây là bước quan trọng trong quá trình tham dự thầu, nó có ý nghĩa quyết

định rất lớn trong việc thắng thầu hay thua thầu của doanh nghiệp xây dựng

Trang 24

Hồ sơ dự thầu của nhà thầu cần đáp ứng các tiêu chuẩn: (1) Về mặt kỹ

thuật, chất lượng; (2) Về kinh nghiệm và năng lực nhà thầu; (3) Về tiến độ thi công

Cụ thể với các yêu cầu như sau:

+ Các biện pháp đảm bảo chất lượng

(2) Về kinh nghiệm và năng lực nhà thầu

+ Kinh nghiệm đã thực hiện các dự án có yêu cầu kỹ thuật ở vùng địa lý và hiện trường tương tự

+ Số lượng, trình độ của cán bộ và công nhân kỹ thuật thực hiện dự án

+ Năng lực tài chính (doanh thu, lợi nhuận và các chỉ tiêu khác)

+ Tài chính và giá cả: Khả năng cung cấp tài chính (nếu có yêu cầu); các điều

kiện thương mại và tài chính, giá đánh giá

(3) Về tiến độ thi công

+ Mức độ đảm bảo tổng tiến độ quy định trong hồ sơ mời thầu

+ Tính hợp lý về tiến độ hoàn thành giữa các hạng mục công trình có liên quan

Sau khi nhận được hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư, các nhà thầu tiến hành nghiên cứu hồ sơ mời thầu Đây là bước quan trọng vì nó là bước xuất phát điểm để nhà thầu lập hồ sơ dự thầu và xác định xem khẳ năng của mình có thể đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu hay không Đối với các vấn đề chưa rõ trong hồ sơ mời thầu có thể tìm được lời giải thông qua hội nghị liên thầu do bên mời thầu tổ chức hoặc trao đổi công khai bằng văn bản với bên mời thầu Một điều đáng quan

Trang 25

tâm trong việc thực hiện các công việc tiếp theo là nhà thầu nên thực hiện đúng theo những chỉ dẫn đối với nhà thầu trong hồ sơ mời thầu

Tiếp theo nhà thầu có thể yêu cầu chủ đầu tư cho phép đi thăm hiện trường để khảo sát nếu thấy cần thiết

Để xây dựng được một bộ hồ sơ dự thầu có tính thuyết phục, nhà thầu phải tập trung lực lượng chuyên môn có kinh nghiệm, có trường hợp phải thuê tư vấn ở những công việc nhất định

Trong quá trình lập hồ sơ dự thầu thì việc lập giá dự thầu phù hợp với các chỉ tiêu kỹ thuật và tiến độ thi công là những công việc khó nhất và quyết định đến chất lượng của hồ sơ dự thầu cũng như khả năng thắng thầu của doanh nghiệp xây dựng

1.3.1.3 Thương thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng

Nếu nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu, nhà thầu trúng thầu cần phải gửi cho bên mời thầu thư chấp nhận đàm phán, ký kết hợp đồng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu Sau đó theo lịch đã thống nhất hai bên tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng Nhà thầu trúng thầu phải nộp cho bên mời thầu một khoản tiền bảo lãnh từ 10-15% giá trị hợp đồng và được nhận lại bảo lãnh dự thầu Bảo lãnh thực hiện hợp đồng sẽ hết hiệu lực cho đến khi thời gian bảo lãnh hợp đồng hết hạn Việc tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng bao thầu công trình phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật phù hợp với nguyên tắc cùng có lợi, có thưởng, có phạt

1.3.1.4 Bàn giao và quyết toán công trình

Khi công trình được thực hiện song nhà thầu bàn giao công trình cho chủ đầu tư và thực hiện quyết toán công trình

1.3.2 Một số yêu cầu cơ bản đối với công tác đấu thầu

1.3.2.1 Bảo đảm hiệu quả kinh tế toàn diện về thực hiện các dự án thắng thầu

Sau khi thắng thầu, doanh nghiệp xây dựng triển khai thực hiện dự án Trong khi thực hiện dự án nhà thầu chỉ tìm mọi cách để thực hiện mục tiêu tối đa lợi nhuận

mà bỏ quên các mục tiêu khác như việc giảm khối lượng vật liệu cần thiết để giảm chi phí, hay giảm thời gian thi công cần thiết, làm ảnh hưởng đến chất lượng công

Trang 26

trình, giảm uy tín của doanh nghiệp trên thị trường hay vì mục tiêu giải quyết công

ăn việc làm, giữ uy tín cho doanh nghiệp mà làm thua lỗ trầm trọng Tóm lại việc

thực hiện dự án phải đảm bảo hiệu quả kinh tế toàn diện "vừa có lợi nhuận, vừa đảm bảo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, vừa nâng cao uy tín cho doanh nghiệp"

1.3.2.3 Thực hiện các phương thức cạnh tranh lành mạnh, đúng luật trong tham dự đấu thầu

Cùng với sự vận dụng phương thức đấu thầu trong thi công xây dựng ngày càng phổ biến thì luật của Nhà nước về vấn đề đấu thầu cũng ngày càng được hoàn thiện Các doanh nghiệp xây dựng khi tham gia vào công tác đấu thầu nếu cạnh tranh không lành mạnh và không đúng luật sẽ bị loại khỏi cuộc chơi, mất uy tín trên thị trường

1.4 các nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng trúng thầu của doanh nghiệp

Năng lực trúng thầu của các công ty xây dựng chịu tác động của nhiều nhân

tố Sau đây ta có thể nêu ra hai nhóm nhân tố:

1.4.1 Các nhân tố bên ngoài

1.4.1.1 Nhân tố môi trường vĩ mô

Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào nền kinh tế dù có tư cách pháp nhân hay không đều phải hoạt động trong tầm kiểm soát của Nhà nước, bị chi phối

Trang 27

bởi các quy luật và quy định do Nhà nước đặt ra Hiện nay thị trường xây dựng hoạt

động dựa trên các nghị định, văn bản hướng dẫn và thông tư hướng dẫn của Chính

phủ với hai điều luật cơ bản đó là "Quản lý dự án đầu tư xây dựng" ban hành kèm theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009, "Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng" ban hành kèm theo Nghị định số:

85/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 và các Nghị định khác Ngoài ra còn có các quy

định về mức giá, khung giá và các chế tài yêu cầu doanh nghiệp phải tuân thủ trong quá trình hoạt động

Ngoài các quy định có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp Doanh nghiệp còn phải tuân theo các quy định về thuế, an toàn lao động, vật giá, quảng cáo, vệ sinh môi trường Mức độ ổn định của hành lang pháp luật sẽ tạo

điều kiện cho doanh nghiệp yên tâm hoạt động, ngược lại doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi phải đối diện với những thay đổi liên tục các chính sách của Nhà nước

Như vậy hoạt động của mỗi doanh nghiệp không chỉ chịu sự chi phối của các quy luật thị trường mà còn chịu sự quản lý và sự can thiệp của Chính phủ thông qua các chính sách và hệ thống pháp luật Nó đóng một vai trò quan trọng đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung cũng như các doanh nghiệp xây dựng nói riêng

1.4.1.2 Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp Số lượng, năng lực và uy tín của doanh nghiệp tham gia dự thầu sẽ phản ánh mức độ quyết liệt của quá trình cạnh tranh đấu thầu Muốn thắng thầu, doanh nghiệp tham gia dự thầu phải thể hiện sự vượt trội của mình trước các đối thủ cạnh tranh Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh có tác

động rất lớn đến việc quyết định giá bỏ thầu, đề xuất các giải pháp thi công của nhà thầu Khi tìm hiểu đối thủ cạnh tranh cần chú ý đến một số vấn đề sau:

+ Năng lực tài chính của đối thủ

+ Khả năng thi công, dự báo tiến độ thực hiện dự án, công nghệ mà đối thủ sẽ

sử dụng trong quá trình thi công

+ Mức giá thấp nhất, cao nhất mà đối thủ có thể bỏ thầu

Trang 28

Cường độ cạnh tranh tăng lên khi một doanh nghiệp hoặc nhiều doanh nghiệp xây dựng có cơ hội để củng cố vị trí của mình trên thị trường hoặc nhận thấy áp lực cạnh tranh từ phía các doanh nghiệp khác Cường độ cạnh tranh được biểu hiện dưới dạng các chính sách hạ thấp giá bỏ thầu, các chiến dịch quảng cáo, việc áp dụng các giải pháp thi công mới, máy móc, công nghệ hiện đại, tăng cường các dịch vụ chăm sóc khách hàng và bảo hành sản phẩm Với những đòi hỏi ngày một cao của thị trường và sự vận động theo xu hướng đi lên của các đối thủ cạnh tranh là một sức ép mạnh mẽ với doanh nghiệp trong việc đổi mới các hoạt động của mình

1.4.1.3 Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và chủ đầu tư

Đây là mối quan hệ hết sức nhạy cảm, có tác động đến cạnh tranh trong đấu thầu cũng như trong quá trình thực hiện dự án nếu trúng thầu Hiện nay, pháp luật đã

có những qui định chặt chẽ về việc quản lý dự án, mối quan hệ giữa chủ đầu tư với các nhà thầu, trình tự, thủ tục đấu thầu, thanh lý hợp đồng

Tuy nhiên, trong thực tế, vai trò của chủ đầu tư dự án đối với doanh nghiệp vẫn rất lớn Với tư cách là chủ đầu tư, họ có quyền lựa chọn tư vấn để đánh giá nhà thầu, vì vậy, sự "ưu ái" của chủ đầu tư đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cho

điểm nhà thầu khi xét thầu cũng như trong quá trình thực hiện dự án về sau Trong những năm vừa qua, mặc dù Nhà nước đã có nhiều qui định nhằm tạo ra sự bình

đẳng giữa các nhà thầu cũng như giữa chủ đầu tư với nhà thầu, nhưng trong thực tế,

sự thiên vị của chủ đầu tư đối với một số nhà thầu trong đấu thầu đã tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh, đẩy sự cạnh tranh giữa các nhà thầu trở nên gay gắt, tạo ra sự thiếu minh bạch trong đấu thầu xây dựng

1.4.1.4 Sức ép từ nhà cung cấp các yếu tố đầu vào

Các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp bao gồm nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lao động, vốn kết hợp với nhau tạo ra sản phẩm là các công trình xây dựng

Đảm bảo đúng số lượng, chất lượng thời gian cung cấp các yếu tố đầu vào là một yêu cầu rất quan trọng đối với doanh nghiệp Do vậy doanh nghiệp cần phải thiết lập

được mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức cung ứng

Các tổ chức cung ứng vật tư thiết bị có ưu thế có thể tìm lợi nhuận bằng cách tăng giá, giảm chất lượng sản phẩm hoặc giảm mức độ dịch vụ đi kèm Trong trường

Trang 29

hợp số lượng người cung cấp ít, không có sản phẩm thay thế hay nhà cung cấp không có thiện chí thì doanh nghiệp sẽ phải chịu sức ép lớn về đầu vào Ngược lại nếu các nhà cung ứng có uy tín trên thị trường quan tâm và đặt quan hệ hữu hảo thì doanh nghiệp có thể nâng cao thế mạnh của doanh nghiệp trước các chủ đầu tư bằng cách phấn đấu nâng cao chất lượng công trình, hạ thấp chi phí xây dựng

Trong nhiều trường hợp các doanh nghiệp xây lắp cần có nhu cầu tài chính rất lớn như để tạm ứng đầu tư xây dựng nhiều công trình cùng một lúc, đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị trên diện rộng, tăng cường vốn lưu động cho kinh doanh, nguồn tiền này tự bản thân doanh nghiệp nhiều khi không đáp ứng đủ mà phải nhận

được từ các nguồn vay ngắn hạn và dài hạn từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng Nếu

có các chính sách tài chính phù hợp sẽ tạo được nhiều cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp

Các nhà cung cấp nói chung có quyền lực nhất định đối với hoạt động của doanh nghiệp xây lắp một cách gián tiếp, họ sẽ góp phần vào việc làm tăng hay suy yếu khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình tham gia vào thị trường

đấu thầu xây dựng

1.4.2 Các nhân tố thuộc doanh nghiệp

Nhóm nhân tố này bao gồm tất cả hệ thống các yếu tố thuộc bên trong doanh nghiệp xây dựng Các doanh nghiệp xây dựng cần cố gắng phân tích một cách cặn

kẽ các yếu tố đó nhằm xác định ưu, nhược điểm của mình Trên cơ sở đó đưa ra biện pháp nhằm giảm bớt nhược điểm và phát huy ưu điểm để đạt được khả năng trúng thầu cao nhất

1.4.2.1 Uy tín và kinh nghiệm của nhà thầu

Khi đánh giá các tiêu chí để lựa chọn nhà thầu, chủ dự án không chỉ căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật, giá công trình do doanh nghiệp đưa ra mà chủ đầu tư còn xem xét đến uy tín trên thị trường và kinh nghiệm của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các dự án tương tự trước đó Uy tín của nhà thầu được thể hiện qua các tiêu chí như: Uy tín về thương hiệu, uy tín về năng lực thi công, uy tín về năng lực tài chính và đội ngũ cán bộ, công nhân viên lành nghề Đó là những yếu tố hết sức quan trọng tác động đến khả năng trúng thầu của doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp

Trang 30

luôn xem việc xây dựng thương hiệu, uy tín trên thị trường là yếu tố hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển của mình

1.4.2.2 Công nghệ thi công và hệ thống thiết bị máy móc thi công của doanh nghiệp xây dựng

Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới khả năng doanh nghiệp có thể tham gia

dự thầu và trúng thầu các công trình với số lượng lớn, giá trị và yêu cầu kỹ thuật phức tạp hay không Một doanh nghiệp nếu có tiềm lực mạnh về máy móc thiết bị

và công nghệ sẽ được đánh giá cao trong quá trình cạnh tranh với các doanh nghiệp xây dựng khác Được thể hiện qua:

- Số lượng, chủng loại máy móc thiết bị thi công mà doanh nghiệp hiện có

Nó sẽ được giới thiệu trong hồ sơ dự thầu và nó được chứng minh cho bên mời thầu biết khả năng huy động vốn, nguồn lực về thiết bị thi công của nhà thầu trong việc bảo đảm thi công công trình đúng yêu cầu của chủ đầu tư

- Trình độ tiên tiến, hiện đại về kỹ thuật và công nghệ của nhà thầu, đó là máy móc thiết bị và quy trình công nghệ mà doanh nghiệp sử dụng trong tổ chức thi công, các đặc điểm kỹ thuật của máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng cho phép doanh nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường Ngoài

ra, sự hiện đại về kỹ thuật và công nghệ còn giúp doanh nghiệp có được sự dẫn đầu

về công nghệ, qua đó giúp doanh nghiệp thực hiện được các chiến lược ưu thế duy nhất của mình trong đấu thầu

- Tính đồng bộ của máy móc thiết bị, công nghệ và sự phù hợp trong điều kiện sử dụng cũng như việc huy động tối đa các nguồn lực vật chất và phối hợp một cách đồng bộ các nguồn lực đó trong cạnh tranh

- Hiệu năng kỹ thuật của máy móc thiết bị và việc tận dụng công suất của chúng Nó đánh giá trình độ sử dụng máy móc thiết bị của doanh nghiệp và tác động tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Khả năng đổi mới công nghệ và chiến lược đổi mới công nghệ của doanh nghiệp xây dựng Nó tác động tới khả năng tăng cường sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp và tạo khả năng nghiên cứu và nâng cao chất lượng sản phẩm, giúp doanh nghiệp giữ vững được uy tín và thị phần của mình

Trang 31

1.4.2.3 Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Khả năng về tài chính của doanh nghiệp, đây là một trong những điều kiện quan trọng mà chủ đầu tư đòi hỏi nhà thầu, trong hồ sơ mời thầu điều kiện này thể hiện dưới dạng điều khoản chủ yếu của doanh nghiệp là phải lành mạnh về tài chính Không nhà thầu nào có thể tham gia dự thầu nếu tài chính không lành mạnh

* Năng lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện qua các điểm sau:

- Khả năng tài chính tự có của doanh nghiệp thông qua nguồn vốn cố định, cơ cấu phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, qua lượng vốn lưu

động và quỹ tích luỹ phát triển sản xuất

- Khả năng huy động vốn ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp, đây là yếu

tố đặc biệt quan trọng trong đấu thầu vì nguồn vốn đáp ứng nhu cầu trong bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây dựng và ứng vốn chủ yếu là vốn vay Nó ảnh hưởng trực tiếp

đến khả năng thắng thầu của doanh nghiệp Việc làm rõ nguồn vốn huy động để thực hiện hợp đồng là chỉ tiêu chủ yếu được chủ đầu tư đánh giá rất cao Qua đó nhà thầu khẳng định được độ tin cậy và tính ổn định của các nguồn vốn vay thì sẽ đảm bảo được khẳ năng thắng thầu của mình

- Sự hợp lý và linh hoạt trong cơ cấu tài chính của doanh nghiệp cũng như mức sinh lời của vốn đầu tư Nó thể hiện tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn vốn và sẽ tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh trong đấu thầu Nó giúp cho nhà thầu có thể thực hiện được nhiệm vụ kinh doanh trong điều kiện bị hạn chế về nguồn vốn, tạo được uy tín và niềm tin của bạn hàng, với chủ đầu tư, với nhà tài trợ và tăng cường khả năng huy động vốn từ bên ngoài cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.4.2.4 Số lượng, cơ cấu và chất lượng của đội ngũ lao động của doanh nghiệp

- Chất lượng của đội ngũ lao động ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thi công và chất lượng công trình cũng như khả năng trúng thầu của doanh nghiệp xây dựng Bởi vậy quan tâm đến số lượng, chất lượng đội ngũ lao động là yêu cầu thiết yếu để nâng cao khả năng thắng thầu của doanh nghiệp xây dựng

Trang 32

- Trình độ, năng lực của lực lượng quản trị viên và của ban lãnh đạo doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp xây dựng, năng lực và độ nhạy của các quản trị viên

và chiến lược đấu thầu mà cán bộ lãnh đạo theo đuổi quyết định phần lớn tới khả năng thắng thầu của doanh nghiệp Nó quyết định đến uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường nói chung và với bạn hàng, chủ đầu tư nói riêng

- Trình độ kỹ thuật và cấp độ lành nghề của đội ngũ công nhân trong doanh nghiệp Nó được đánh giá thông qua trình độ, ngành nghề đào tạo cũng như khả năng làm việc thực tế và kinh nghiệm lâu năm của người lao động Việc có được một đội ngũ công nhân lành nghề, cơ cấu ngành nghề chuyên môn, cơ cấu bậc thợ hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo ra được những công trình có chất lượng cao, cả

về kỹ thuật và mỹ thuật với giá cả hợp lý

- Ngoài ra để tạo năng lực thực sự mạnh thì doanh nghiệp phải tạo nên được

sự đoàn kết và trung thành của người lao động, cùng nhau hướng tới mục tiêu chung,

sử dụng có hiệu quả các biện pháp khuyến khích, khen thưởng để phát huy tối đa năng lực của từng cá nhân Bên cạnh đó phải có chính sách cán bộ hợp lý về thuyên chuyển, đề bạt đào tạo và cần trẻ hoá đội ngũ cán bộ quản lý để tạo nên sự năng

động, nhanh nhạy, theo kịp được sự thay đổi liên tục của thị trường để có được những quyết định đúng đắn nhất

1.4.2.5 Giá bỏ thầu

- Giá bỏ thầu có tác động rất lớn đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong quá trình tham gia đấu thầu Khi tham gia dự thầu, các doanh nghiệp mong muốn đưa ra một mức giá hợp lý, thấp hơn giá của đối thủ cạnh tranh nhằm lôi kéo sự chú ý của chủ đầu tư, điều này làm cho việc cạnh tranh về giá giữa các doanh nghiệp diễn ra hết sức khốc liệt

- Khác với các sản phẩm tiêu dùng thông thường, giá của công trình xây dựng

được xác định trước khi có công trình và được xác định thông qua đấu thầu Giá công trình xây dựng được ghi trong hồ sơ dự thầu và được gọi là giá bỏ thầu Khả năng cạnh tranh về giá của nhà thầu có thể được xác định qua các tiêu chí sau:

Trang 33

i G

G

G

Trong đó:

KG: Hệ số cạnh tranh về giá của nhà thầu

GA: Giá gói thầu

Gi: Giá dự thầu của nhà thầu thứ i (i = 1ữ m)

- Trong thực tế, giá bỏ thầu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: Điều

kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội nơi thực hiện dự án (đường giao thông, điện, nước, khả năng khai thác vật tư tại chỗ, trình độ dân trí) Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của dự

án Tiến độ thực hiện dự án

- Đối với những dự án xây dựng lớn, thời gian triển khai thường kéo dài, do

đó nảy sinh nhiều vấn đề như: Trượt giá vật tư, chi phí quản lý cao, công trình chậm

được đưa vào sử dụng, ảnh hưởng đến tính hiệu quả của dự án Vì vậy, chủ đầu tư thường rất quan tâm đến tiến độ thực hiện dự án của doanh nghiệp và đây là một trong những tiêu chí để xem xét khả năng trúng thầu Tiến độ thực hiện dự án xây dựng thường được xem xét trên các khía cạnh

+ Khả năng đảm bảo tiến độ theo qui định đã cam kết

+ Tính hợp lý về tiến độ hoàn thành các hạng mục công trình liên quan + Khả năng rút ngắn tiến độ thi công

1.4.2.6 Trình độ tổ chức thi công và quản lý của doanh nghiệp

- Trong đấu thầu xây dựng khi giá bỏ thầu là tương đương nhau thì năng lực

tổ chức cũng là một yếu tố được chủ đầu tư xét đến và nó sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao khả năng trúng thầu của doanh nghiệp

- Sự thích hợp và linh hoạt của cơ cấu tổ chức quản lý cho phép doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và ứng phó kịp thời với những thay

đổi của môi trường kinh doanh Mặt khác, đặc điểm nổi bật nhất trong tổ chức quản

lý của các doanh nghiệp xây dựng là sự thay đổi nhanh chóng qua từng công trình

và hạng mục công trình cụ thể Bởi vậy sự linh hoạt trong tổ chức của doanh nghiệp xây dựng là yêu cầu rất quan trọng

Trang 34

- Bầu không khí tâm lý xã hội và nề nếp tổ chức trong doanh nghiệp Nó có thể là nhược điểm gây cản trở cho việc hoạch định và thực hiện chiến lược hoặc là

ưu điểm thúc đẩy các hoạt động đó

1.4.2.7 Kỹ thuật lập hồ sư dự thầu

- Kỹ thuật lập hồ sơ dự thầu có ảnh hưởng lớn tới việc thắng thầu của doanh nghiệp, đây là bước đầu tiên trong quá trình tham gia dự thầu, nhà thầu có thể bị loại ngay vòng đầu nếu như không đáp ứng được yêu cầu của bên mời thầu như đã thoả thuận

- Để lập hồ sơ dự thầu tốt, đòi hỏi phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng hồ sơ mời thầu, đó là các yếu tố như: Môi trường đấu thầu, khảo sát địa điểm thực hiện dự

án, lập phương án tổ chức thi công, xây dựng giá đấu thầu

- Xây dựng hồ sơ dự thầu là một việc làm hết sức phức tạp, thường diễn ra trong một khoảng thời gian hạn chế, chất lượng hồ sơ dự thầu là một trong những tiêu chí để bên mời thầu xem xét khi xét thầu, vì vậy, công tác này thường do những người am hiểu trong doanh nghiệp đảm nhận

1.4.2.8 Khả năng liên danh, liên kết

- Liên danh, liên kết là sự kết hợp giữa các pháp nhân để tạo ra một pháp nhân mới nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp về kinh tế - kỹ thuật để thực hiện một mục tiêu kinh doanh nhất định

- Đối với những dự án vượt quá năng lực thực hiện của mình, các doanh nghiệp thường liên danh, liên kết với nhau để tăng cường năng lực thi công và khả năng cạnh tranh của mình Quá trình liên danh, liên kết có thể được thực hiện theo chiều ngang và theo chiều dọc Liên danh, liên kết theo chiều ngang là sự hợp tác của doanh nghiệp cùng ngành với nhau để thực hiện các dự án lớn Liên danh, liên kết theo chiều dọc là liên kết giữa doanh nghiệp xây dựng với các doanh nghiệp

khác (ví dụ với doanh nghiệp sản xuất nội thất, khai thác vật liệu xây dựng, thi công

điện nước) với mục đích giảm giá thành, khai thác, sử dụng một cách tối đa máy

móc, công nghệ

- Mở rộng các hình thức liên danh, liên kết là một xu hướng đang diễn ra mạnh mẽ trong các doanh nghiệp xây dựng Đây là sự thích ứng của doanh nghiệp

Trang 35

trước đòi hỏi của cơ chế thị trường Hiện nay, trong đấu thầu xây dựng, liên danh, liên kết diễn ra theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và dưới các hình thức chủ yếu như:

+ Liên danh, liên kết tham gia dự thầu Đây là hình thức các nhà thầu hợp tác, liên kết với nhau thành một nhà thầu để tham gia dự thầu Nhà thầu mới có năng lực mạnh về tài chính, nhân lực và kỹ thuật dựa trên năng lực của các nhà thầu liên kết

+ Liên danh, liên kết hình thành các tập đoàn xây dựng Đó là sự hợp tác giữa các doanh nghiệp xây dựng để hình thành nên một tập đoàn lớn với tiềm lực kinh tế

và kỹ thuật vững mạnh nhằm khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của các thành viên

và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp

Trang 36

Tóm tắt chương I

Chương I đã đưa ra được những vấn đề lý luận cơ bản về công tác đấu thầu

Đó là các khái niệm về đấu thầu, nhà thầu, dự thầu, vai trò của đấu thầu Trên cơ

sở đó tìm hiểu về công tác đấu thầu và được trình bày với các nội dung: Các hình thức đấu thầu, trình tự thực hiện công tác đấu thầu và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trúng thầu của doanh nghiệp, nêu lên một số đặc trưng cơ bản trong công tác đấu thầu trong xây dựng để làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng công tác

đấu thầu xây dựng tại Công ty cổ phần LICOGI 14(2009 - 2011) ở chương II và đề xuất được các biện pháp hữu hiệu trong chương III

Trang 37

chương II

phân tích thực trạng công tác đấu thầu xây lắp tại Công ty cổ phần licogi 14 (2009 - 2011)

2.1 giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần licogi 14

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần LICOGI 14

2.1.1.1 Giới thiệu công ty

2.1.1.2 Các giai đoạn phát triển của Công ty cổ phần LICOGI 14

Công ty cổ phần LICOGI 14 là một trong những đơn vị thành viên của Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI Tiền thân của của Công ty cổ phần LICOGI 14 là Xí nghiệp thi công cơ giới số14 được thành lập theo quyết định số 184/BXD-TCCB ngày 11/2/1982 của Bộ xây dựng với nhiệm vụ thi công san lấp mặt bằng, đào móng các hạng mục công trình nhà máy tuyển quặng Apatít địa bàn Tằng Loỏng - Bảo Thắng - Lào Cai Ngày 20/02/1993, Bộ xây dựng có quyết định số 055A/BXD-TCLĐ đổi tên thành Công ty cơ giới và xây lắp số 14 Thực hiện nghị

định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển Công ty nhà nước thành Công ty cổ phần, Bộ xây dựng có quyết định số 1453/QĐ-BXD ngày 18/7/2005 và quyết định số 1703/ QĐ- BXD ngày 09/9/2005 chuyển Công ty cơ giới

và xây lắp số 14 thành Công ty cổ phần LICOGI 14

* Giai đoạn 1982 - 1992

Ngày 11/2/1982 Xí nghiệp thi công cơ giới số 14 được thành lập Trụ sở đóng

Trang 38

công san nền đào móng các công trình, làm đường bộ, đường sắt và các công trình phụ trợ khác của nhà máy tuyển quặng Apatít Lào Cai Lực lượng lao động, thiết bị

được điều động từ các công trường, xí nghiệp thuộc liên hiệp các xí nghiệp thi công cơ giới (nay là tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng - LICOGI)

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ cơ bản nhà máy tuyển quặng Apatít Lào Cai Ngày 20/7/1992 Bộ xây dựng có quyết định số 358/BXD-TCLĐ chuyển trụ sở công

ty từ Lào Cai về thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ và đổi tên thành Công ty cơ giới

và xây lắp số 14

Giai đoạn này, trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, công ty được Nhà nước bao cấp và cung cấp thiết bị vật tư, các công trình xây dựng và lắp đặt do Nhà nước chỉ đạo giao kế hoạch, thiếu thì được cấp bù Cơ chế quản lý và kinh doanh như vậy đã tạo cho đơn vị sự thụ động nhất định trong sản xuất kinh doanh, chưa chú ý đến phát triển đơn vị Chính do nguyên nhân đó, khi chuyển sang cơ chế thị trường ở thời kỳ đầu Công ty cơ giới và xây lắp số 14 đã gặp rất nhiều khó khăn do cơ sở vật chất nghèo nàn, công nghệ cũ lạc hậu, thiếu vốn đầu tư Hơn nữa phần lớn lực lượng cán bộ công nhân viên của Công ty cơ giới và xây lắp số 14 còn mang nặng tư tưởng bao cấp tư duy kinh tế lạc hậu do đời sống bao cấp quá lâu để lại

* Giai đoạn 1992 - 2004

Xuất phát từ thực tiễn khó khăn đó, năm 1992, Công ty cơ giới và xây lắp số

14 đã mạnh dạn cải tiến bộ máy quản lý và công nghệ trong xây dựng cơ bản Ban lãnh đạo Công ty cơ giới và xây lắp số 14 đã từng bước tổ chức sắp xếp lại quy trình sản xuất, đầu tư các trang thiết bị thi công Do đó đã nâng cao năng suất lao động, chất lượng công trình, tiết kiệm chi phí giúp hạ giá thành các công trình, đảm bảo

đúng tiến độ và thời gian thi công Do yêu cầu của công tác quản lý, Công ty cơ giới

và xây lắp số 14 tiếp tục cải tiến bộ máy quản lý theo mô hình tổ chức các đội, tổ, phân xưởng phục vụ thi công Sự cải tiến này đã đem lại hiệu quả trong kinh doanh Sản phẩm được các chủ đầu tư rất hài lòng, nhiều công trình đã được Bộ xây dựng tặng huy chương vàng chất lượng cao của ngành xây dựng Việt Nam Công ty cơ giới và xây lắp số 14 đã dần thích nghi và tồn tại được trong cơ chế thị trường của

Trang 39

một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây lắp và là đơn vị đứng ở tốp đầu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Kết quả của việc đổi mới trong giai đoạn này là công ty đ∙ tham gia thi công các công trình

- Công trình thuỷ điện Thác Mơ,

- Thi công bóc tầng phủ để khai thác than tại mỏ Mạo Khê, Uông Bí

- Đóng cọc nhà ga T1 sân bay Quốc tế Nội bài

- Công trình đóng cọc nhà máy bia Tiger Thường Tín - Hà Tây

- Thi công đóng cọc tại đường Quốc lộ 1B đoạn Thường Tín cầu rẽ Hà Tây

- Thi công khoan đá nổ mìn, bốc xúc và vận chuyển đất đá công trình nhà máy bột mỳ Cái Lân - Quảng Ninh

- Tham gia thi công khoan đá, bốc xúc và vận chuyển đất đá - công trình nhà máy xi măng Hoàng Thạch mở rộng

- Tham gia vận chuyển đắp nền đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài

- Tham gia thi công nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2

- Tham gia liên doanh CENCO1-KUMAGAI-LICOGI thi công 54km đường Quốc lộ 1A tuyến Hà Nội - Lạng Sơn đoạn từ Bắc Giang đi Lạng Sơn vốn ADB2

- San nền sân vận động thể thao Mỹ Đình

- Đường quốc lộ 2 đoạn Vân Cơ - Đền Hùng tỉnh Phú Thọ

- Đường vào thuỷ điện Sơn La đoạn Mộc Châu - Sơn La

- Công trình nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Hải Vân - Quảng Ngãi

* Giai đoạn 2004 đến nay

Thực hiện nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, Bộ xây dựng có quyết định số 1453/QĐ-BXD ngày 18/7/2005 và quyết định số 1703/ QĐ-BXD ngày 09/9/2005 chuyển Công ty cơ giới và xây lắp số 14 thành Công ty cổ phần LICOGI14 và hoạt

động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1803000339 ngày 12/9/2005 do

sở Kế Hoạch & Đầu Tư tỉnh Phú Thọ cấp Đăng ký lần đầu ngày 12/9/2005, đăng ký thay đổi lần thứ tư ngày 26/8/2009

Trang 40

Cho đến nay qua quá trình hoạt động và phát triển, Công ty cổ phần LICOGI

14 đã trụ vững và không ngừng phát triển, trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên được nâng cao, đời sống được cải thiện và Công ty cổ phần LICOGI 14 đã được tặng thưởng huy chương lao động hạng ba và các năm đều hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần LICOGI 14

2.1.2.1 Các lĩnh vực hoạt động chính của Công ty cổ phần LICOGI 14

Trải qua 30 năm hoạt động và phát triển, cho đến nay Công ty cổ phần LICOGI 14 đã xây dựng được thương hiệu của mình và cung cấp nhiều nhóm dịch

vụ bao gồm:

+ Chuẩn bị mặt bằng công trình (San ủi, đào đắp, bốc xúc đất đá )

+ Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi,

đường dây và lắp đặt trạm biến áp đến 35KV và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác

+ Đầu tư kinh doanh phát triển nhà, khu đô thị mới, khu cụm công nghiệp, các dự án thuỷ điện, nhiệt điện

+ Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, cấu kiện bán thành phẩm (ống, cống bê tông cốt thép, gạch Bloock và các vật liệu xây dựng khác); Sản xuất gạch

tuynenl

+ Khai thác, chế biến đá các loại

+ Sản xuất, gia công chế tạo và lắp đặt các sản phẩm cơ khí xây dựng (ván khuôn, giàn giáo, khung nhà công nghiệp và các kết cấu định hình khác)

+ Thi công xây dựng, nâng cấp, cải tạo các công trình môi trường, công trình

công cộng (Sân vườn, vườn hoa cây xanh, công viên)

+ Kinh doanh vật tư, máy móc phục vụ sản xuất và tiêu dùng; Xăng dầu mỡ các loại

2.1.2.2 Các lĩnh vực hoạt động khác của Công ty cổ phần LICOGI 14

- Dịch vụ sửa chữa, lắp đặt máy móc thiết bị, cho thuê thiết bị, máy công trình

- Vận tải hàng hoá đường bộ

Ngày đăng: 09/10/2016, 23:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Công ty cổ phần LICOGI 14, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả sản xuất và kinh doanh từ năm (2009 - 2011), Tài liệu lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả sản xuất và kinh doanh từ năm (2009 - 2011)
3. Hệ thống văn bản pháp luật h−ớng dẫn thực hiện Quy chế quản lý đầu t− và xây dựng, Quy chế đấu thầu, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: và xây dựng, Quy chế đấu thầu
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia
2. Các văn bản của Sở xây dựng hướng dẫn thực hiện các thông tư, Nghị định về công tác đấu thầu xây dựng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Khác
4. Luật xây dựng, Luật đấu thầu, Luật Đầu t−, Luật sửa đổi bổ sung số: 38/2009/QH11 ngày 19/6/2009 Khác
5. Nghị định số: 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất l−ợng công trình xây dựng Khác
6. Nghị định số: 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu t− xây dựng công trình Khác
7. Nghị định số: 85/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng Khác
8. Nghị định số: 112/2009/2NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu t− xây dựng công trình Khác
9. Thông t− số 16/2005/TT-BXD; thông t− số: 07/2006/TT-BXD; thông t− số 03/2008/TT-BXD; Thông t− số 05/2009/TT-BXD; thông t− số 04/2010/TT-BXD) của Bộ xây dựng h−ớng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình Khác
10. Trường bồi dưỡng cán bộ - Bộ Xây Dựng - Bài giảng nghiệp vụ đấu thầu Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w