CÂU 1. Khái niệm đa dạng sinh học và mức độ biểu hiện của ĐDSH Đa dạng sinh học có nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh thái thủy vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là 1 thành phần... Mức độ biểu hiện: Có 3 cấp độ: Đa dạng di truyền, đa dạng loài, và đa dạng hê sinh thái. Đa dạng di truyền: bao gồm các thành phần các mã di truyền cấu trúc nên cơ thể sinh vật và sự sai khác về di truyền giữa các cá thể trong 1 quần thể và giữa các quần thể với nhau. Đa dạng di truyền trong nội bộ loài thường là kết quả của tập tính sinh sản của các cá thể trong quần thể. 1 quần thể là 1 nhóm các cá thể giao phối với nhau và sản sinh ra con cái hữu thụ. 1 loài có thể có 1 hay vài quần thể khác nhau. 1 quần thể có thể chỉ gồm 1 số ít cá thể hay có thể có hàng triệu cá thể. Các cá thể trong 1 quần thể thường rất khác nhau về mặt di truyền. • 1 số nhân tố làm tăng hoặc giảm đa dạng di truyền: Làm giảm: + Lạc dòng gen: thường xuất hiện trong các quần thể nhỏ, có thể làm giảm kích thước, tính đa dạng quần thể và sự suy thoái trong giao phối gần + Chọn lọc tự nhiên và nhân tạo Làm tăng: + Đột biến gen + Sự di trú
Trang 1CÂU 1 Khái niệm đa dạng sinh học và mức độ biểu hiện của ĐDSH
Đa dạng sinh học có nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh thái thủy vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là 1 thành phần
Mức độ biểu hiện: Có 3 cấp độ: Đa dạng di truyền, đa dạng loài, và đa dạng hê sinh thái
Đa dạng di truyền: bao gồm các thành phần các mã di truyền cấu trúc nên cơ thể sinh vật
và sự sai khác về di truyền giữa các cá thể trong 1 quần thể và giữa các quần thể với nhau
Đa dạng di truyền trong nội bộ loài thường là kết quả của tập tính sinh sản của các cá thểtrong quần thể 1 quần thể là 1 nhóm các cá thể giao phối với nhau và sản sinh ra con cáihữu thụ 1 loài có thể có 1 hay vài quần thể khác nhau 1 quần thể có thể chỉ gồm 1 số ít
cá thể hay có thể có hàng triệu cá thể
Các cá thể trong 1 quần thể thường rất khác nhau về mặt di truyền
1 số nhân tố làm tăng hoặc giảm đa dạng di truyền:
Đa dạng loài: Bao gồm các bậc phân loại và các thành phần của nó, từ các cá thể đến
các loài, chi và cao hơn Mỗi loài thường đc xác định theo 2 cách Thứ nhất, 1 loài đc
xác định là 1 nhóm các cá thể có những đặc tính hình thái, sinh lý, sinh hóa đặc trưng khác biệt với những nhóm cá thể khác Thêm vào đó, sự khác biệt về DNA cũng đc sử dụng để phân biệt những loài có đặc điểm hình thái bên ngoài gần như giống hệt nhau,
như các loài vi khuẩn Thứ 2 là 1 loài có thể đc phân biệt như là 1 nhóm cá thể có thể
giao phối giữa chúng với nhau để sinh sản thế hệ con cái hữu thụ và không thể giao phốisinh sản với các cá thể của các nhóm khác
Trong nghiên cứu đa dạng sinh học, việc mô tả của đa dạng loài là rất quan trọng
Robert Whittaker đã sử dụng 1 hệ thống 3 bậc đơn giản mô tả quy mô của đa dạng loài bao gồm:
Trang 2 Đa dạng alpha: Là tính đa dạng xuất hiện trong 1 sinh cảnh hay trong 1 quần xã Ví dụ: sự đa dạng của các loài cây gỗ, các loài thú, chim…trong 1 kiểu rừng đặc trưng.
Đa dạng beta: Là tính đa dạng tồn tại trong vùng giáp ranh giữa các sinh cảnh hoặc quần xã VD: sự đa dạng của các loài cây gỗ, các loài thú, chim…trong sinh cảnh chuyển tiếp giữa 2 kiểu rừng
Đa dạng gama: Là tính đa dạng tồn tại trong 1 quy mô địa lý Ví dụ: sự đa dạng của các loài cây gỗ, các loài thú, chim…trong những sinh cảnh khác nhau, cách xa nhau của cùng 1 vùng địa lý
Sự đa dạng về loài đã tạo cho các quần xã sinh vật khả năng phản ứng và thích nghi tốt hơn đối với những thay đổi của điều kiện ngoại cảnh Chức năng sinh thái của 1 loài có ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc của quần xã sinh vật và bao trùm hơn là lên
cả hệ sinh thái
Những nhân tố ảnh hưởng tới đa dạng loài: Sự hình thành loài mới và phát tán thích nghi
Đa dạng quần xã và hệ sinh thái: là thước đo sự phong phú về sinh cảnh, nơi ở, ổ sinh
thái và các hệ sinh thái ở các cấp độ khác nhau Sự đa dạng này đc phản ánh quan trọng nhất bởi sự đa dạng về sinh cảnh, các quần xã sinh vật và các quá trình sinh thái trong sinh quyển
Hệ sinh thái là 1 đơn vị cấu trúc và chức năng của sinh quyển gồm: Các quần xã thực vật, các quần xã động vật, các quần xã vi sinh vật, đất đai và các yếu tố khí hậu
Quần xã sinh vật đc xác định bởi các loài sinh vật trong 1 sinh cảnh nhất định cùng với các quan hệ qua lại giữa các cá thể trong loài và giữa các loài với nhau Quần xã sinh vậtcùng quan hệ với môi trường vật lý tạo thành 1 hệ sinh thái
Những nhân tố ảnh hưởng:
+ Môi trường vật lý, đặc biệt là vòng tuần hoàn năm của nhiệt độ và lượng mưa,ảnh hưởng đến cấu trúc và đặc điểm của quần xã sinh vật, quyết định địa điểm đó sẽ là rừng, đồng cỏ, sa mạc hay là đất ngập nước Quần xã sinh vật cũng có thể làm biến đổi tính chất vật lý của hst
+ Trong quần xã sinh học có 1 số loài có vai trò quyết định khả năng tồn tại, phát triển của 1 số lớn các loài khác, người ta gọi là loài ưu thế Những loài ưu thế này có ảnh hưởng quan trọng đến cấu trúc quần xã nhiều hơn so với tổng số cá thể của các loài hay sinh khối cuả chúng
Trang 3+ Trong 1 quần xã SV, mỗi loài sử dụng 1 nhóm tài nguyên nhất định tạo thành ổ sinh thái của loài đó
Các hệ sinh thái đặc trưng: HST trong sinh quyển tồn tại ở 2 môi trường: trên cạn
và dưới nước
Trên cạn như: Đài nguyên hay rừng rêu, rừng mưa nhiệt đới, rừng ôn đới, đồng cỏ, cây bụi, xa mạc, rừng lá kim
Các khu sinh học ở nước như khu sinh học biển, khu sinh học nước ngọt…
CÂU 2: CÁC GIÁ TRỊ CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC
Các giá trị trực tiếp:
Là nguồn cung cấp lương thực và thực phẩm:
Một trong giá trị của bản chất đa dạng sinh học là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm 3000loài/250000 giống cây được coi là nguồn thức ăn
75% chất dinh dưỡng cung cấp cho con người là do lúa, mỳ, ngô, khoai,sắn, mạch …Một số khác cung cấp thức ăn cho gia súc
Là nguồn cung cấp gỗ: Gỗ là 1 trong những hàng hóa quan trọng trên thị trường thế giới,chiếm tỷ lệ lớn trong các mặt hàng xuất khẩu
Là nguồn cung cấp song mây: Sau gỗ, song mây là nguồn tài nguyên quan trọng thứ 2
để xuất khẩu
Là nguồn cung cấp chất đốt…
Nâng cao chất lượng cây trồng, vật nuôi: ĐDSH cung cấp nguồn gen để nâng cao chất
lượng vật nuôi cây trồng Một trong những giá trị của ĐDSH được thể hiện rõ ràng là ĐDDT trong nông nghiệp Năng suất đạt được trong lĩnh vực nông nghiệp phụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật (hóa chất nông nghiệp và máy móc) và yếu tố di truyền
Nhiều loại sinh vật hoang dại họ hàng gần gũi với cây trồng, vật nuôi có những đặc tính quý giá như:
- Sức chống chịu đối với sâu bệnh cao;
- Chống chịu đối với sự thay đổi kỹ thuật trồng trọt (ví dụ như phản ứng đối với thuốc trừ sâu);
- Có các loại gen có năng suất cao hơn (ví dụ kích thước của hạt thóc lớn hơn…);
- Có các đặc tính về chất lượng (ví dụ như sự thay đổi về lượng protein hay dầu)
Các giá trị gián tiếp:
Các HST là cơ sở sinh tồn của sự sống trên trái đất, trong đó có loài người Các HST đảm bảo sự chu chuyển của các chu trình địa hoá: oxy và các nguyên tố cơ bản khác trên
Trang 4hành tinh như cácbon, nitơ Chúng duy trì tính ổn định và màu mỡ của đất ở hầu khắp các vùng trên trái đất, làm giảm nhẹ sự ô nhiễm, giảm nhẹ thiên tai
Bảo vệ tài nguyên đất và nước: Các quần xã sinh vật đóng vai trò rất quan trọng trong
việc bảo vệ rừng đầu nguồn, những HST vùng đệm,giảm nhẹ mức độ lũ lụt và hạn hán cũng như duy trì chất lượng nước
Điều hoà khí hậu: Quần xã thực vật có vai trò rất quan trọng trong việc điều hoà khí hậu
địa phương, khí hậu vùng và ngay cả khí hậu toàn cầu
Phân huỷ các chất thải: Các quần xã sinh vật có khả năng phân huỷ các chất gây ô
nhiễm kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các chất thải sinh hoạt khác đang ngày càng tăng
do các hoạt động của cngười
Khả năng sản xuất của hệ sinh thái: Khoảng 40% sức sản xuất của hệ sinh thái trên cạn
phục vụ cho cuộc sống của con người Tương tự như vậy, ở những vùng cửa song, dải ven biển là nơi những thực vật thủy sinh và tảo biển phát triển mạnh, chúng là mắt xích đầu tiên của hàng loạt chuỗi thức ăn tạo thành các hải sản như trai, sò, tôm,cua…
Nghỉ ngơi và du lịch sinh thái: Du lịch sinh thái là 1 ngành du lịch không khosiddang
dần dần lớn mạnh tại nhiều nước đang phát triển,nó mang lại khoảng 12 ty đôla năm trêntoàn thế giới
Giá trị giáo dục và khoa học: Nhiều sách giáo khoa đc biên soạn, nhiều chương trình vô
tuyến và phim ảnh đã được xây dựng về chủ đề bảo tồn thiên nhiên với mục đích giáo dục và giải trí
Quan trắc môi trường
Câu 3 Giải thích sự suy thoái và nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học
Suy thoái đa dạng sinh học có thể hiểu là sự suy giảm tính đa dạng, bao gồm sự suy giảm loài, nguồn gen và hệ sinh thái, từ đó làm suy giảm giá trị, chức năng của đa dạng sinh học
Giải thích:
Nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học:
+ Do khai thác quá mức: Do áp lực tăng dân số, sự nghèo khổ đã thúc đẩy sự khai thác
quá mức tài nguyên sinh vật và làm giảm ĐDSH Đáng kể là tài nguyên thuỷ sản ven bờ
bị suy kiệt nhanh chóng Mặt khác, một số phương thức khai thác có tính huỷ diệt nguồnlợi thuỷ sản như nổ mìn, hoá chất đang được sử dụng, đặc biệt các vùng ven biển
+ Sự du nhập các loài ngoại lai: Sự nhập các loài ngoại lai không kiểm soát được, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp qua sự cạnh tranh, sự ăn mồi hoặc gián tiếp qua ký sinh trùng, xói mòn nguồn gen bản địa và thay đổi nơi sinh cư với các loài bản địa (như ốc bươu vàng, sáo nâu, bèo nhật bản…)
Trang 5Tác động của các loài xâm hại tới môi trường sống rất đa dạng: Cạnh tranh các loài bản địa về thức ăn và nơi sống, ăn thịt các loài khác, phá hủy hoặc làm thoái hóa MT sống, truyền bệnh và kí sinh trùng…
+ Sự phá hủy những nơi cứ trú: Mối đe dọa chính đối với đa dạng Shọc là nơi cư trú bị phá hủy và mất mát Do vậy việc làm có ý nghĩa nhất để bảo tồn đa dạng sinh học là bảotồn nơi cư trú của các loài
Tai biến tự nhiên cùng với sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật cũng như các hoạt động khác nhằm phục vụ lợi ích khác nhau đã làm suy giảm hoặc mất các nơi sinh cư tự nhiên của đvật hoang dã
Rừng là một kiểu HST lớn, đặc biệt rừng nhiệt đới nhiều tầng là nơi cư trú cho hầu hết các loài sinh vật hoang dã trên các HST ở cạn, đặc biệt các loài có xương sống (thú, chim, bò sát) Ngoài ra, rừng còn là điều kiện để duy trì các sinh cảnh ĐNN trong rừng như suối, thượng lưu các sông với hệ thủy sinh vật rất đặc trưng và đa dạng Tại các sinhcảnh thủy vực này, nhiều loài động vật thủy sinh mới được phát hiện Những vùng bị mất rừng đã mất đi hoặc thu hẹp lại môi trường sống hay nơi cư trú của các loài Việc mất đi một diện tích rừng có chất lượng cao từ trước đến nay là một nguyên nhân cơ bảnlàm suy giảm đa dạng sinh vật trên cạn ở Việt Nam Việc khai thác khoáng sản không cóquy hoạch cũng làm suy giảm ĐDSH ở nhiều vùng
Rất nhiều các quần xã sinh vật sống trong các vùng khí hậu khô hạn theo mùa đã bị suy thoái và đất đai trở thành xa mạc mà nguyên nhân chính là do hoạt động của con người, quá trình đó được gọi là quá trình xa mạc hóa
Các HST ven biển đặc thù cho vùng biển nhiệt đới như rạn san hô, cỏ biển được xác định là nơi cư trú quan trọng cho nhiều loài động vật biển có giá trị kinh tế và khoa học cũng đang bị các tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm thu hẹp diện tích Việc khai thác san hô làm đồ Hoa Kỳ nghệ xuất khẩu, nguyên liệu nung vôi cho xây dựng cũng như
sự gia tăng lượng trầm tích từ các sông lục địa đã là những nguyên nhân gây suy giảm nơi cư trú đặc biệt này
+ Nạn ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu: Một số HST đất ngập nước bị ônhiễm bởi các chất thải công nghiệp, chất thải từ khai khoáng, phân bón trong nông nghiệp, thậm chí chất thải đô thị Trong đó đáng lưu ý là tình trạng ô nhiễm dầu đang diễn ra tại các vùng nước cửa sông ven bờ, nơi có hoạt động tầu thuyền lớn
Trang 6Hiện nay, chất lượng môi trường nhiều nơi, nhiều lúc đã tới mức báo động Nhiềuthành phần môi trường bị suy thoái, tình trạng ô nhiễm do các nguồn thải khác nhau (nước thải, khí thải, chất thải rắn) là nguyên nhân đe doạ tới ĐDSH Trực tiếp là gây chết, làm giảm số lượng cá thể, gián tiếp làm huỷ hoại nơi cư trú và môi trường sống củacác loài sinh vật hoang dại.
Sự phú dưỡng đã gây hiện tượng nở hoa thực vật nổi (algel bloom) mà điều quan trọng là đóng góp chính cho sự nở hoa thực vật nổi ở các hồ nội địa là nhóm tảo lam tấm(Microcystis spp.), là loài tảo độc nguy hại tới môi trương sống của nhiều loài động vật thủy sinh và chất lượng nước Vùng nước ven biển, hiện tượng thủy triều đỏ, thủy triều xanh thường xảy ra là hệ quả của sự gai tăng các nguồn thải giàu dinh dưỡng từ các hoạtđộng kinh tế vùng ven biển
Sự thay đổi khí hậu TĐ và nồng độ CO2 trong khí quyển gia tăng có thể làm thay đổi triệt để cấu trúc của các quần xã Shọc và sẽ chỉ còn một số loài có khả năng phát triển thích ứng với đkiện sống mới
+ Áp lực dân số: Ở Việt Nam, tăng dân số nhanh là một trong những nguyên nhân làm suy thoái ĐDSH Sự gia tăng dân số đòi hỏi gia tăng nhu cầu sinh hoạt: lương thực, thựcphẩm và các nhu cầu thiết yếu khác trong khi lượng tài nguyên thì hạn hẹp, nhất là tài nguyên đất cho sản xuất nông nghiệp Hệ quả tất yếu dẫn tới phải mở rộng đất nông nghiệp vào đất rừng, thu hẹp diện tích nơi sinh cư của động vật hoang dã, gây suy thoái ĐDSH
Dân số vùng núi và vùng ven biển tăng nhanh nhất định sẽ gây áp lực dẫn tới khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên rừng, tài nguyên thủy sản, gây tác động tiêu cực tới môi trường và các HST
Câu 4: Giới thiệu các thang bậc phân hạng mức đe dọa của IUCN
- Sắp nguy cấp – VU: 1 loài đc coi là sắp nguy cấp khi nó chưa phải nguy cấp cao haynguy cấp nhưng nó đang phải đối mặt với những mối đe dọa tuyệt chủng tự nhiên rất lớn trong 1 tương lai
Trang 7- Đe dọa thấp – LR: 1 loài đe dọa thấp khi nó đã đc đánh giá, không thỏa mãn các tiêu chuẩn đánh giá của mức nguy cấp cao, nguy cấp hay sắp nguy cấp Loài đc coi là đe dọa thấp có thể chia ra 3 mực phụ sau: Phụ thuộc bảo tồn, gần bị đe dọa, ít quan tâm.+ Các nhóm chưa đc xếp hạng:
- Thiếu số liệu – DD: là loài k đủ thông tin để đánh giá trực tiếp hay gián tiếp hiểm họa tuyệt chủng dựa vào phân bố hoặc tình trạng cụ thể
- Chưa đc đánh giá –NE: Loài chưa đánh giá theo bất cứ tiêu chuẩn nào mà IUCN đã đưa ra
Câu 5: Cơ sở tạo nên ĐDSH ở Việt Nam
Việt Nam là 1 trong những quốc gia nằm ở phần bán đảo Đông Dương, thuộc trung tâm của khu vực ĐÔng Nam Á, với tổng diện tích đất liền là 330.541 km2 kéo dài
15 vĩ độ từ bắc xuống nam, trải rộng trên 7 kinh tuyến Bờ biển trải dài 3260 km
Do vị trí địa lý, Việt Nam rất đa dạng về địa hình, kiểu đất, cảnh quan, có đặc trưng khí hậu khác nhau giữa các miền Đặc điểm đó là cơ sở rất thuận lợi để giới sinh vật phát triển đa dạng về thành phần loài, phong phú về số lượng
Hệ thống sông ngòi dày đặc, chỉ tính những con sông dài trên 10km đã có trên
2500 con sông Trung bình cứ 20km có 1 con sông đổ ra biển Lượng mưa tb 1700 – 1800mm/năm, ở miền núi có nơi trên 3000mm có vài nơi lượng mưa chỉ có 500mm Độ
ẩm không khí tương đối lớn…
Mặc dù nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, song vì vị trí địa lý kéo dài, lại ảnh hưởng của độ cao, địa hình nên khí hậu không đồng nhất trong cả nước Nhiệt độ trung bình hằng năm tăng dần từ bắc vào nam, càng lên cao nhiệt độ càng giảm.Điểm nổi bật của khí hậu Việt Nam là nóng ẩm và mưa nhiều theo mùa Vị trí địa lý, địa hình, chế độ gió mùa đã tạo ra thời tiết ở từng vùng rất khác nhau Miền bắc có mùa hè nóng ẩm, lượng mưa lớn, mùa đông thì mưa ít hơn và rất lạnh Miền trung có mùa đông ngắn hơn,
ít lạnh hơn miền bắc, mưa tập chúng vào những tháng cuối năm,mùa hè chịu ảnh hưởng vủa gió tây rất nóng và khô Miền nam nóng quanh năm, có 2 mùa mưa và khô rõ rệt
Yếu tố sinh thái: đa dạng về nơi sống như đảo, hang động…
Những đặc điểm về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, đất đai và các yếu tố sinh thái khác đã hình thành các hệ sinh thái đa dạng Mỗi hệ sinh thái đều mang những đặc thù riêng, tất cả tạo nên nguồn sinh vật phong phú, đa dạng và rất độc đáo Việt Nam là 1 trong những nước có sự đa dạng sinh học vào loại cao của thế giới, 1 trong những trung tâm đa dạng sinh học của khu vực Đông Nam Á
Câu 6: Đặc điểm đa dạng sinh học ở VN
Việt Nam đã được công nhận là một nước có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao trên thế giới và là một trong các quốc gia được ưu tiên cho bảo tồn toàn cầu Sự đa dạng về địa hình, đất đai, cảnh quan và khí hậu là cơ sở rất thuận lợi, tạo nên tính đa dạng của cả hệ sinh thái, loài và nguồn gen của Việt Nam
Trang 8Ở VN có nhiều loài đặc hữu, nó là 1 trong những yếu tố tạo nên sự ĐDSH (khướu đầu đen ở cao nguyên Đà Lạt, gà lôi trắng , gà so Trung bộ, cây thủy tùng ở Tây Nguyên…)
+ Đa dạng di truyền: Biến dị di truyền tồn tại trong tất cả các loài sinh vật, trong các
quần thể có sự ngăn cách địa lý và ở các cá thể trong 1 quần thể nhưng có thể ở các mức
độ khác nhau Đa dạng di truyền quan trọng và cần thiết đối với bất kì 1 loài sinh vật nào
để cho phép các loài thích ứng đc với suwjthay đổi của môi trường
Việt Nam nằm trong tình hình chung là đa dạng di truyền hiện nay chưa thể định lượng
đc, song đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái ở VN tuy chưa hoàn toàn cụ thể nh đã xđ đc
1 số ví dụ chứng minh cho tính đa dạng di truyền ở VN:
Thông 3 lá là loài cây bản địa của VN, có phân bố ở nhiều địa phương khác nhau như Hà Giang, Lai Châu, Tây Nguyên
Lim xanh là loài cây họ đậu nổi tiếng từ nhiều năm trước đây, có phân bố tự nhiêntại nhiều tỉnh phía Bắc VN
Đa dạng nguồn gen ở VN: VN cũng đc coi là 1 trong 12 trung tâm nguồn gốc, giống cây trồng của Thế giới với 16 nhóm cây trồng và 800 loài khác nhau Ngân hàng gen cây trồng quốc gia đang bảo tồn 12207 giống của 115 loài cây trồng, trong đó có nhiều giống bản địa với nhiều đặc tính quý mà duy nhất chỉ có ở VN Chương trình, mạng lưới quỹ gen đc hình thành, bảo tồn, lưu giữ hơn 17000 nguồn gen của hơn 200 loài cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, cây nguyên liệu…
Hiện tại, trên 30% các nguồn gen đang bảo tồn đc đánh giá ban đầu về các chỉ tiêusinh học, và khoảng 5 – 10% nguồn gen đc đánh giá chi tiết và đánh giá di truyền
+ Đa dạng loài động thực vật: Đa dạng loài có tầm quan trọng đặc biệt vì nó tạo cho
các quần xã sinh vật khả năng phả ứng và thích nghi tốt hơn đối với những thay đổi của điều kiện ngoại cảnh Sự đa dạng về loài đc biểu hiện bằng tổng số loài có trong các nhóm đơn vị phân loại
VN đc coi là 1 trong những trung tâm đa dạng sinh học của vùng Đông Nam Á
Khu hệ thực vật: Tổng kết các công bố về hệ thực vật Việt Nam, đă ghi nhận có 15.986 loài thực vật ở Việt Nam Trong đó, có 4.528 loài thực vật bậc thấp và 11.458 loài thực vật bậc cao Trong số đó có 10 % số loài thực vật là đặc hữu
Tính đa dạng sinh học của thực vật nhiệt đới VN còn thể hiện sự phong phú về các loài cây leo và thực vật nửa phụ sinh (khoảng 750 loài), thực vật phụ sinh (khoảng
600 loài), thực vật ký sinh (khoảng 50 loài)
Hơn nữa hệ thực vật ở VN có mức độ đặc hữu cao Tuy hệ thực vật VN không có các họ đặc hữu nhưng có khoảng 3% số chi và 27,5% số loài đặc hữu Nhiều loài đặc hữu địa phương chỉ gặp trong 1 vùng hẹp với số lượng cá thể ít như thông 5 lá Đà Lạt, thông 2 lá dẹt, thủy tùng, chò đãi…
Hệ động vật ở VN cũng rất phong phú Cho đến nay đă thống kê được 307 loài giun tròn, 161 loài giun sán ký sinh ở gia súc, 200 loài giun đất, 145 loài ve giáp, 113 loài bọ nhảy, 7.750 loài côn trùng, 260 loài bò sát, 120 loài ếch nhái, 840 loài chim, 310 loài và phân loài thú
Trang 9Cũng như thực vật, giới động vật VN có nhiều loài và phân loài đặc hữu Trong sốloài động vật có xương sống ở cạn đã biết thì có hơn 100 loài và phân loài chim, 78 loài
và phân loài thú, 33 loài bò sát, 21 loài ếch nhái, 35 loài cá nc ngọt là đặc hữu Nhiều loài và phân loài đặc hữu hẹp như Voọc mũi hếch, voọc đầu trắng, voọc gáy trắng, gà lôilam mào đen, gà lôi lam đuôi trắng,mào trắng…
Đặc trưng đa dạng loài ở Việt Nam:
- Số lượng các loài sinh vật nhiều, sinh khối lớn Tính ra bình quân trên 1 km2 lãnh thổ Việt Nam có 4,5 loài thực vật, gần 7 loài động vật, với mật độ hŕng chục nghìn cá thể Đây lŕ một trong những mật độ đậm đặc các loŕi sinh vật so với thế giới
- Cấu trúc loài rất đa dạng Do đặc điểm địa hěnh, do phân hóa các kiểu khí hậu, cấu trúccác quần thể trong nội bộ loài thường rất phức tạp Có nhiều loài có hàng chục dạng sống khác nhau
- Khả năng thích nghi của loŕi cao Thích nghi của các loài được thực hiện thông qua cácđặc điểm thích nghi của từng cá thể, thông qua chuyển đổi cấu trúc loŕi Loài sinh vật ở Việt Nam nói chung có đặc tính chống chịu cao đối với các thay đổi của các yếu tố và điều kiện ngoại cảnh
+ Đa dạng hệ sinh thái:
Với đặc điểm địa lý, tính đa dạng về địa hình, khí hậu phân hóa phức tạp đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các hệ sinh thái khác nhau ở VN như: hst rừng ngập mặn, vùng cát ven biển, trung du rừng ẩm thường xanh,hải đảo, rừng nửa rụng lá,rụng
lá, núi cao và hst nhân văn Mỗi 1 hst mang 1 đặc thù riêng, thể hiện bởi các yếu tố môi trường sinh thái quyết định đến sự hình thành đdsh
Đất ngập nước (ĐNN) Việt Nam rất đa dạng về loại hěnh và hệ sinh thái, thuộc 2 nhóm ĐNN: ĐNN nội địa, ĐNN ven biển Trong đó có một số kiểu có tính ĐDSH cao:
- Rừng ngập mặn ven biển, Đầm lầy than bùn, Đầm phá, Rạn san hô, cỏ biển
Việt Nam có 2 vùng ĐNN quan trọng là ĐNN vùng cửa sông đồng bằng sông Hồng và ĐNN đồng bằng sông Cửu Long:
- ĐNN ở vůng cửa sông đồng bằng sông Hồng có diện tích 229.762 ha Đây là nơi tập trung các hệ sinh thái với thành phần các loài thực vật, động vật vùng rừng ngập mặn phong phú, đặc biệt là nơi cư trú của nhiều loài chim nước
- ĐNN đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất ngập nước 4.939.684 ha Đây là bãi
đẻ quan trọng của nhiều loài thủy sản di cư từ phía thượng nguồn sông Mê Công Nhữngkhu rừng ngập nước và đồng bằng ngập lũ cũng là những vùng có tiềm năng sản xuất cao Có 3 hệ sinh thái tự nhiên chính ở đồng bằng sông Cửu Long, đó là hệ sinh thái ngập mặn ven biển; hệ sinh thái rừng tràm ở vùng ngập nước nội địa và hệ sinh thái cửa sông
Mỗi kiểu hệ sinh thái ĐNN đều có khu hệ sinh vật đặc trưng của mình Tuy nhiên,đặc tính khu hệ sinh vật của các hệ sinh thái này còn phụ thuộc vào từng vùng cảnh quan
và vùng địa lý tự nhiên
Hệ sinh thái biển: Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km2 với nguồn tài nguyên sinh vật biển khá phong phú Trong
Trang 10vùng biển nước ta đã phát hiện được chừng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu
hệ sinh thái điển hình, thuộc 6 vùng ĐDSH biển khác nhau
Đặc trưng của đa dạng hệ sinh thái ở Việt Nam:
- Tính phong phú và đa dạng của các kiểu hệ sinh thái: Với một diện tích không rộng, nhưng trên lãnh thổ Việt Nam có rất nhiều kiểu hệ sinh thái khác nhau
- Thành phần các quần xã trong các hệ sinh thái rất giàu: Cấu trúc quần xã trong các hệ sinh thái phức tạp, nhiều tầng bậc, nhiều nhánh Điểm đặc trưng nŕy làm cho đa dạng hệ sinh thái ở Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với các nước khác trên thế giới
- Các hệ sinh thái ở Việt Nam có đặc trưng tính mềm dẻo sinh thái cao, thể hiện ở sức chịu tải cao; khả năng tự tái tạo lớn; khả năng trung hòa và hạn chế các tác động có hại; khả năng tự khắc phục những tổn thương; khả năng tiếp nhận, chuyển hóa, đồng hóa cáctác động từ bên ngoài
- Các hệ sinh thái ở Việt Nam phần lớn là những hệ sinh thái nhạy cảm
Câu 7: Thực trạng suy thoái đa dạng sinh học ở VN
Hiện nay VN cũng đang trong tình trạng chung của toàn cầu là ĐDSH bị đe dọa
và có chiều hướng suy giảm nghiêm trọng
- Suy thoái về di truyền: Mức độ suy giảm của biến dị di truyền thường đi cùng với
nguy cơ đe dọa của loài Trường hợp cực đoan là khi 1 loài đứng trc nguy cơ bị truyệt chủng thì lượng biến dị di truyền của loài có khả năng bị mất đi hoàn toàn Một số loài động thực vật chỉ còn lại với số lượng cá thể ít như: bò xám, tê giác 1 sừng, trầm hương,thủy tùng, sam đỏ, thông pà cò, hoàng đàn, mun Có những loài trc đây đã từng phân bố rộng ở VN nhưng đến nay đã bị tiêu diệt hoàn toàn như loài tê giác 2 sừng
Suy thoái về di truyền còn thể hiện ở sự mất di truyền của loài phụ, các xuất xứ, các quần thể quan trọng, ví dụ như:
Sam đỏ thuộc họ Thanh Tùng hiện chỉ còn rất ít cá thể phân bố rải rác ở 1 số nơi
và cũng đang đứng trc nguy cơ bị tuyệt chủng…
Thông 5 lá Pà cò: loài thông 5 lá thứ 2 thuộc họ Thông hiện chỉ còn gần 100 cá thể trên phạm vi cả nước, và dưới 50 cá thể trong 1 phạm vi phân bố rất hẹp tại Pà Cò, Mai Châu, Hòa Bình
-Suy thoái về loài: Những năm trc đây các kiểu rừng và diện tích rừng của nước ta còn
phong phú và đa dạng với nhiều loài thực vật bản địa và các loài động vật có kich thước lớn thì hiện nay 1 số loài thực vật đã suy giảm và trở thành nguồn gen quý hiếm không những đối với nước ta mà còn đối với thế giới, ví dụ như các loài: Thông lá dẹt, thông nước, Sam đỏ, Trầm Hương, Bách xanh, Mun, Đinh…
1 số loài động vật lớn trên thực tế hầu như đã bị diệt vong như: Tê giác 2 sừng, Heo vòi, Hươu sao, Bò xám, Vượn tay trắng, Cầy nước… 1 số loài khác có số lượng còn quá ít,
có thể bị tuyệt chủng trong tương lai gần nếu như không có biện pháp bảo vệ khẩn cấp như các loài thú: Hổ, Voi, Tê giác 1 sừng…
Trang 11Trong sách đổ đã công bố 1 danh mục gồm 365 loài động vật và 356 loài thực vật đang trong tình trạng đe dọa tuyệt chủng.
1 số loài độngvật quý hiếm có giá trị kinh tế ở VN đã giảm sút nghiêm trọng về
số lượng và đc đánh giá ở mức độ đe dọa khác nhau Các loài cây bản địa pvụ trồng rừng cũng giảm sút về số lượng
Đối với động vật, các loài quý hiếm trong các hệ sinh thái khác nhau cũng đã và đnag giảm sút số lượng và có nguy cơ bị tuyệt chủng ở VN
-Suy thoái về hệ sinh thái: Rừng là hệ sinh thái đa dạng nhất trái đất, nhưng hiện nay
rừng đã và đang bị cạn kiệt
Trong thời gian chiến tranh, diện tích rừng VN bị tàn phá nghiêm trọng, khoảng trên 2 triệu ha rừng nhiệt đới bị tiêu hủy Sau chiến tranh, diện tích rừng của VN còn khoảng 9,5 triệu ha, cho đến nay rừng ở nước ta cũng chỉ còn trên 9,4 triệu ha rừng tự nhiên (1999)
VN có khoảng 210000ha bãi triều lầy có rừng ngập mặn có thể nói đây là sinh cảnh có mức độ ĐDSH cao, bao gồm gần 100 loài cây ngập mặn, là nơi cư trú của hầu hết các loài cá, giáp xác có giá trị kinh tế.Sự khai thác quá mức và bất hợp lý bãi triều lầy như chặt phá rừng ngập mặn, đắp đê nuôi tôm, đã làm giảm diện tích hệ sinh thái kiểu này, đồng thời gây suy thoái ĐDSH trong hệ Hệ thống khu bảo tồn các vùng đất ngập nước vốn đã ít lại thường xuyên bị đe dọa, trong đó có khu bảo tồn Ngọc Hiển với diện tích 4000 ha đến nay coi như không tồn tại
Sự suy thoái về hst thể hiện qua sự suy giảm diện tích rừng và diện tích các loại rừng
Các hst tự nhiên bị thu hẹp làm mất nơi phân bố và cư trú của các loài động thực vật đặc biệt các loài quý hiếm có giá trị kinh tế đã giảm sút cả về số lượng lẫn chất lượng Thậm chí 1 số loài đang đứng trc nguy cơ bị tiêu diệt trên mảnh đất mà chúng sinh tồn
và phát triển
Câu 8:Nêu những nguyên nhân suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam
+ Những yếu tố cơ bản làm mất mát hoặc suy giảm DDSH ở Việt Nam có thể tập trung vào hai nhóm nguyên nhân chủ yếu là do thiên tai và tác động của con người
- Nhóm ngnhân gây ra bởi thiên tai: động đất, sạt lở, bão lũ, hạn hán, thay đổi khí hậu
bất lợi, lửa rừng… đều có thể tàn phá rừng trên diện rộng, làm các gen và các tập hợpgen cũng sẽ bị mất đi
- Nhóm nguyên nhân do tác động của con người bao gồm các nguyên nhân trực tiếp và
nguyên nhân gián tiếp và các nguyên nhân sâu xa về kinh tế, xã hội và cả do chiến tranh
+ Môi trường sống bị phá hủy
Trang 12- Do dân số tăng nhanh, do khai thác không hợp lý, do cả các tác động do thiên tai đã
phá hủy nhiều môi trường sống, làm đe dọa Đ-T.vật trên cạn và dưới nước
- Do sự yếu kém trong công tác quản lý rừng nên rừng Việt Nam vẫn tiếp tục bị phá
hoại
+ Khai thác quá mức
- Tài nguyên thiên nhiên ở nước ta đã bị khai thác quá mức để phục vụ cho nhiều mục
đích khác nhau, đó là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng suy giảm và nghèo kiệt đa dạng sinh học
- Mở rộng đất bằng cách lấn rừng, lấn biển cũng góp phần làm giảm tính đa dạng Shọc
ở nhiều nơi
- Việc nuôi trồng thủy sản ở một số nơi thiếu quy hoạch cùng với việc khai thác, đánh
bắt bằng các công cụ hủy diệt đã làm cho DDSH của nhiều thủy vực bị giảm sút.+ Ô nhiễm môi trường
- Ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ÔN nước gây tác động rất lớn đối với MT nước ngọt
và biển
- Nước thải công nghiệp, sử dụng thuốc trừ sâu là những nguyên nhân chính làm ô
nhiễm các con sông, hồ nước ngọt ở Việt Nam Môi trường sống ở các HST nông nghiệp cũng bị ÔN do sử dụng tùy tiện các chất diệt côn trùng
- Do các HĐ khai thác, thăm dò dầu khí gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường
của svật biển
- Việc nạo vét để khai thông của sông, hải cảng đã làm khuấy đục nước, trong bùn lắng
đọng thường có dầu và chất độc lẫn vào gây nhiều tổn thất cho sinh vật biển
+ Di nhập và xâm lấn của các loài sinh vật lạ
- Các loài cây nông nghiệp, công nghiệp, các giống lúa mới được nhập nội, gây tròng
có năng suất cao, điều này đã làm mất đi các giống cây trồng địa phương có chất lượng nhưng năng suất kém bị mất dần đi
- Việc nhập và gây nuôi ốc bươu vàng đại trà đã gây hại cho ruộng đất trong thời gian
dài
+ Sự nghèo đói và sức ép dân số
- Dân số gia tăng kéo theo sự gia tăng các nhu cầu sinh hoạt và các nhu cầu cần thiết
khác, nhất là tài nguyên đất cho SX nông nghiệp… xâm lấn đất rừng, các khu đất ngập nước làm suy thoái DDSH
Trang 13- Vấn đề di cư là yếu tố làm gia tăng dân số cơ học và làm ảnh hưởng đến DDSH trong
vùng
Câu 9 : Tại sao phải giám sát , đánh giá DDSH
- Điều tra, giám sát DDSH có ý nghĩa rất lớn trong công tác bảo tồn Điều tra , giám
sát DDSH chính là các hoạt động nhằm xem xét, phân tích tình hình diễn biến các tài nguyên sinh vật theo thời gian, làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo tồn
- Cung cấp những tài liệu cơ sở để chúng ta đánh giá những thay đổi trong khu bảo
tồn do những tác động tiêu cực hoặc do các hoạt động quản lý gây nên
- Các cuộc điều tra kiểm kê sẽ cho ta những tư liệu về: số lượng loài trong khu bảo tồn,
phân bố của các loài, nhóm loài đặc trưng cho cá dạng sinh cảnh
- Xác định các vùng ưu tiên cho bảo tồn DDSH, bảo tồn và phát triển nguồn gen
động-thực vật, theo dõi tác động của quản lý đất đai cũng như biến đổi môi trường đến DDSH
Câu 10 : : Hãy lập kế hoạch giám sát, đánh giá đa dạng sinh học cho 1 khu bảo tồn, hoặc 1 địa phương
+ Bao gồm các bước sau:
Phân tích nhu cầu: để phân tích nhu cầu giám sát, đánh giá DDSH có thể dựavào:
- Chưc năng, nhiệm vụ của từng khu bảo tồn.
- Nhu cầu của cộng đồng.
- Kết quả phân tích chiến lược, chính sách.
Xác định mục tiêu tổng thể, mục tiêu cụ thể: sau khi xác định được các vấn
đề, nhu cầu cần giám sát, đánh giá DDSH bước tiếp theo là tổng hợp các nhu cầu để xác định mục tiêu, mục đích của việc giám sát, đánh giá
Kết quả mong đợi của bảo tồn DDSH: được xác định thông qua phân tích sơ
đồ cây với các bên liên quan, để trả lời câu hỏi: “ Để đạt được mục tiêu sẽ lcónhững kết quả nào? “
Các hoạt động : tiếp tục phân tích sơ đồ cây với các bên liên quan, nhằm trả lời được câu hỏi : “ Để có được những kết quả trên cần phải làm những gì?” Hoạt đông sẽ xác định chiến lược hành đọng để đạt được kết quả mong đợi
Câu 11: Trình bày phương pháp điều tra, đánh giá DDSH về một đối tượng
động- thực vật (1 họ, 1 bộ hoặc 1 lớp…)
- Đối với mỗi đối tượng lại có 1 phương pháp điều tra, đánh giá khác nhau.
- Đối với động vật thì điều tra, đánh giá theo tuyến và theo điểm.
- Đối với thực vật thì điều tra, đánh giá theo ô.
Trang 14Đối tượng điều tra: Họ côn trùng biết bay
Để điều tra, đánh giá đa dạng sinh học về đối tượng “họ côn trùng biết bay” chúng
ta phải XĐ:
Địa điểm điều tra, đánh giá: Vùng rừng Tây Bắc.
Mục tiêu:
- Xác định thành phần loài của họ côn trùng biết bay tại Tây Bắc
- Xác định số lượng cá thể của mỗi loài thuộc họ côn trùng biết bay đang điều tra, đánh giá
Nội dung:
- Xác định đc độ đa dạng của họ côn trùng biết bay tại vùng rừng Tây Bắc
- Đánh giá đc mức độ đa dạng của họ côn trùng này tại Tây Bắc so với các vùng khác đã điều tra, nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Dùng hương pháp điều tra thực tế
- Chia vùng rừng thành các tuyến và điểm, mỗi tuyến cách nhau 1km, mỗi điểm nằm tại trung tâm của mỗi tuyến
- Dùng dụng cụ, thiết bị nghiên cứu như lưới, vợt để điều tra thu thập, và ghi chép
số liệu thu đc (số liệu là số lượng cá thể của 1 loài, số lượng thành phần loài…)
- Sau khi thu thập đc số liệu phải xử lý số liệu bằng các bảng biểu, sơ đồ phù hợp
Kết quả dự kiến: Dự kiến mức đa dạng của họ côn trùng bay tại vùng rừng Tây
Bắc cao hơn so với 1 số vùng lân cận nhưng đang có xu hướng tăng (hoặc giảm) một số loài theo thời gian
Xác định đc mức độ đa dạng về thành phần loài, kich thước quần thể…
Câu 12: Trình bày phương pháp điều tra, đánh giá tác động của con người đến DDSH.