1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN: TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG

17 1,4K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 81,78 KB

Nội dung

Câu 1: Trình bày khái niệm, mục tiêu, yêu cầu của truyền thông môi trường (TTMT) Khái niệm TTMT là 1 quá trình tương tác XH 2 chiều nhằm giúp cho những con người liên quan hiểu được các yếu tố môi trường then chốt, MQH phụ thuộc lẫn nhau của chúng và các tác động vào các vấn đề có liên quan 1 cách thích hợp để giải quyết các vấn đề MT. Mục tiêu 1. Nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về BVMT từ đó thay đổi thái độ, hành vi về MT 2. Phát hiện các tấm gương, mô hình tốt, đấu tranh với các hành vi,hiện tượng tiêu cực xâm hại đến MT 3. Xây dựng nguồn nhân lực và mạng lưới TTMT, góp phần thực hiện thành công XH hóa công tác BVMT. Yêu cầu của TTMT 1) Tuân thủ luật pháp, kể cả các quy định cấp quốc tế, quốc gia và cấp địa phương về BVMT. 2) Đảm bảo tính hiện đại, chính xác của các kiến thức về môi trường 3) Phù hợp với đối tượng truyền thông (đặc biệt là về tuổi, văn hóa, trình độ hjc vấn và kinh tế) 4) Lắng nghe, thấu hiểu, quan tâm mối quan tâm của cộng đồng. 5) Phải có hệ thống, kế hoạch và chiến lược. 6) Tạo dựng sự hợp tác rộng rãi giữa TTMT với các chương trình, dự án truyền thông của các ngành khác.  

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN: TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG

Câu 1: Trình bày khái niệm, mục tiêu, yêu cầu của truyền thông môi trường (TTMT)

- Khái niệm

TTMT là 1 quá trình tương tác XH 2 chiều nhằm giúp cho những con

người liên quan hiểu được các yếu tố môi trường then chốt, MQH phụ thuộc lẫn nhau của chúng và các tác động vào các vấn đề có liên quan 1 cách thích hợp để giải quyết các vấn đề MT

- Mục tiêu

1. Nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về BVMT từ đó thay đổi thái

độ, hành vi về MT

2. Phát hiện các tấm gương, mô hình tốt, đấu tranh với các hành vi,hiện tượng tiêu cực xâm hại đến MT

3. Xây dựng nguồn nhân lực và mạng lưới TTMT, góp phần thực hiện thành công XH hóa công tác BVMT

- Yêu cầu của TTMT

1) Tuân thủ luật pháp, kể cả các quy định cấp quốc tế, quốc gia và cấp địa phương về BVMT

2) Đảm bảo tính hiện đại, chính xác của các kiến thức về môi trường

3) Phù hợp với đối tượng truyền thông (đặc biệt là về tuổi, văn hóa, trình độ hjc vấn và kinh tế)

4) Lắng nghe, thấu hiểu, quan tâm mối quan tâm của cộng đồng

5) Phải có hệ thống, kế hoạch và chiến lược

6) Tạo dựng sự hợp tác rộng rãi giữa TTMT với các chương trình, dự án truyền thông của các ngành khác

Trang 2

Câu 2: Các cách tiếp cận để xây dựng một chương trình TTMT, ưu; nhược điểm của từng cách tiếp cận

1) Tiếp cận theo nội dung truyền thông:

a. Cách tiếp cận theo nhiệm vụ ( tiếp cận hẹp)

- Là cách tiếp cận truyền thông lấy 1 nhiệm vụ, 1 mục tiêu cụ thể để xây dựng kế hoạch thực hiện

- Ưu điểm:

1) Chi phí, lực lượng, thời gian, kế hoạch….của chương trình truyền thông theo từng mục tiêu thường đc chuẩn bị kĩ lưỡng và rất sâu

2) Thời gian thực hiện ngắn, và luôn tập trung vào 1 địa bàn, 1 nhóm đối tượng cụ thể

3) Dễ thực hiện, ít tốn kém kinh phí và hiệu dễ đc thực hiện

- Nhược điểm:

1) Không tác động vào các vấn đề khác liên quan gián tiếp đến nhiệm vụ truyền thông

2) Không thu hút cộng đồng nằm ngoài diện đối tượng trực tiếp của truyền thông

3) Có thể gây mâu thuẫn với các nhiệm vụ truyền thông hay các mục tiêu KTXH khác

b. Cách tiếp cận theo hệ thống

- Cách tiếp cận rộng đòi hỏi bên cạnh các nhiệm vụ, địa bàn, cộng đồng liên quan trực tiếp đến chương trình truyền thông cần cân nhắc, xem xét đến các vấn đề địa bàn, cộng đồng có liên quan gián tiếp để tạo ra 1 tác động tích cực rộng rãi hơn và tránh các mâu thuẫn có thể nảy sinh

- Ưu điểm:

Toàn diện, đáp ứng tốt mục tiêu truyền thông

- Nhược điểm:

Khó thực hiện hơn, cần nhiều thời gian hơn và tốn kém kinh phí hơn

2) Tiếp cận theo tỏ chức truyền thông:

a. Cách tiếp cận độc lập:

- Là cách tiếp cận mà các tổ chức, cơ quan có nhiệm vụ truyền thông hoạt động 1 cách độc lập Ngoài các tổ chức này, còn lại là đối tượng truyền thông

- Ưu điểm: Tổ chức độc lập, chủ động trong việc lên kế hoạch (thời gian,

kinh phí, địa điểm)

Trang 3

- Nhược điểm: Sức ảnh hưởng ko cao, có ít nguồn kinh phí để thực hiên hơn

b. Cách tiếp cận liên kết:

- Cách tiếp cận liên kết liên thông 1 chương trình truyền thông với các

chương trình truyền thông do các tổ chức đã và đang thực hieejntreen cùng

1 địa bàn

- Ưu điểm:

1) Mức độ ảnh hưởng, hiệu quả cao hơn

2) Được đầu tư kinh phí nhiều hơn

- Nhược điểm:

1) Khó khăn trong việc thống nhất chương trình

2) Khó khăn trong việc tìm đối tượng liên kết để đôi bên cùng có lợi

Câu 3:Vai trò của TTMT trong QLMT (Ví dụ cụ thể) Các loại

hìnhTTMT nêu ưu; nhược điểm của từng loại hình truyền thông

- Vai trò của TTMT trong QLMT:

TTMT là 1 công cụ của QLMT , có vai trò:

Thông tin:

Thông tin cho đối tượng cần truyền thông biết tình trạng QLMT và BVMT của địa phương nơi họ sống, từ đó lôi cuốn họ cùng quan tâm đến việc tìm kiếm các giải pháp khắc phục

Huy động:

Huy động các kinh nghiệm, kỹ năng, bí quyết của tập thể và cá nhân vào các chương trình, kế hoạch hóa BVMT

Thương lượng:

Thương lượng, hòa giải các xung đột, khiếu nại, tranh chấp về MT giữa các cơ quan và trong cộng đồng

- Các loại hình TTMT:

1. Truyền thông dọc

Là truyền thông không có thảo luận, không có phản hồi Người phát thông điệp không biết chính xác người nhận thông điệp cũng như hiệu quả của công tác truyền thông

Ví dụ: Các phương tiện thông tin đại chúng: báo, phát thanh, truyền hình Loại hình này rất hiệu quả khi truyền thông về các vấn đề đang được công chúng quan tâm

Trang 4

Ưu điểm Nhược điểm

-Ít tốn kém

-Phù hợp với các vấn đề MT

toàn cầu và quốc gia

-Nội dung truyền thông

mang thính thống nhất, tin

cậy và có thể phát lại nhiều

lần

-Tạo ra đc dư luận và MT

XH thuận lợi cho việc thay

đổi thái độ và hành vi của đối

tượng

-Không tiếp nhận đc ý kiến phản hồi 1cách tổng quan -Không đánh giá đc chính xác hiệu quả

-Đòi hỏi những phương tiện, trang thiết bị phục vụ

Trang 5

2. Truyền thông ngang

Là truyền thông có thảo luận và phản hồi giữa người nhận và người phát thông điệp

Truyền thông ngang phù hợp với cấp dự án và góp phần giải quyết các vấn

đề MT của địa phương và cộng đồng

-Tiếp nhận đc ý kiến phản hồi

-Có bàn bạc, thảo luận, chia

sẻ ý kiến, quan điểm vì thế kết luận giaei quyết vấn đề 1 cách hiệu quả, toàn diện

-Khó thực hiện hơn

-Tốn kém hơn -Chỉ tiếp cận 1 nhóm đối tượng hạn chế

-Vai trò của truyền thông viên rất quan trọng

-Có nhiều việc cộng đồng mong đợi không giải quyết

đc triệt để (kinh phí có hạn)

3. Truyền thông theo mô hình

Là loại truyền thông có thảo luận, phản hồi, đc tiếp cận trực tiếp với mô hình

Bằng mô hình cụ thể, sử dụng làm địa bàn tham quan trực tiếp Tại địa điểm tham quan, chuyên gia truyền thông và công chúng có thể trực tiếp trao đổi, thảo luận, xem xét, đánh giá về mô hình

Loại hình truyền thông theo mô hình rất phù hợp với các KCN, thủ CN, nông thôn và miền núi, là những nơi công chúng phải thấy rõ giá trị thực

tế, chi phí và hiệu quả của mô hình

Ưu điểm: là loại hình truyền thông cao nhất và hiệu quả nhất.

Nhược điểm:

 Tốn kém ít kinh phí

 Đòi hỏi phải có mô hình

Câu 4: Các yêu cầu của một thông điệp TTMT, lấy ví dụ một thông điệp

và phân tích ý nghĩa của thông điệp đó

- Thông điệp TTMT:

Trang 6

Thông điệp là thông tin, ý tưởng, tình cảm, suy nghĩ, thái độ mà người gửi muốn gửi đến người nhận đc mã hóa thành âm thanh, từ ngữ, kí tự Thông điệp là ý chủ đạo hoặc trung tâm của 1 chương trình/chiến dịch TTMT

- Các yêu cầu của 1 thông điệp TTMT:

1. Ngắn gọn, đơn giản, đầy đủ, dễ hiểu, dễ nhớ và gây ấn tượng

2. Mỗi thông điệp chỉ có 1 ý

3. Thể hiện mục đích chung của chương trình/chiến dịch TTMT

4. Cụ thể, chính xác, đáng tin cậy và phù hợp

5. Sử dụng từ ngữ đúng và hay

6. Động từ ở thế chủ động

- Ví dụ về thông điệp và phân tích ý nghĩa:

- Ví dụ: Thông điệp: “Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm”

Theo tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), mỗi năm thế giới lãng phí 1,3 tỷ tấn lương thực Sự lãng phí này tương đương với toàn bộ lượng lương thực được sản xuất ở khu vực cận Sahara - châu Phi Cũng theo FAO, trên toàn cầu cứ 7 người thì có 1 người bị đói và hơn 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi chết đói mỗi ngày

Trong khi cả hành tinh đang phải đấu tranh để có thể cung cấp đủ lương thực cho 7 tỷ người (dự kiến sẽ tăng đến 9 tỷ người vào năm 2050), FAO ước tính rằng, một phần ba sản lượng lương thực trên toàn cầu đang bị lãng phí hoặc thất thoát Lãng phí lương thực cũng chính là lãng phí các nguồn tài nguyên thiên nhiên đồng thời cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường

Việc sản xuất lương thực trên toàn cầu chiếm 25% diện tích đất lưu trú, tiêu tốn khoảng 70% lượng nước ngọt, góp 80% vào nạn chặt phá rừng và 30% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính Đây cũng là nguyên nhân lớn nhất của sự mất đa dạng sinh học và thay đổi loại hình sử dụng đất

Chủ đề Ngày Môi trường Thế giới 05/06/2013 được UNEP (Chương trình Môi trường của LHQ) lựa chọn là “Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu

Trang 7

thụ thực phẩm” để khuyến khích mọi người hãy chú ý đến những ảnh

hưởng tới môi trường từ việc lựa chọn thực phẩm, tránh lãng phí thực phẩm và lựa chọn những loại thực phẩm ít ảnh hưởng đến môi trường

Câu 5: Trình bày các hình thức TTMT: Chiến dịch TTMT, Giao tiếp giữa cá nhân và nhóm nhỏ, Họp cộng đồng, Tập huấn

Chiến dịch TTMT:

Chiến dịch TTMT là 1 đợt hoạt động tập trung, đồng bộ, phối hợp nhiều phương tiện truyền thông, các kênh truyền thông nhằm truyền tải các

thông điệp cần thiết để tác động đến 1 hay nhiều nhóm đối tượng

Chiến dịch TTMT đc tổ chức trong1 thời gian ngắn tập trung vào 1 nội dung ưu tiên, có tác dụng phát huy thế mạnh của các tổ chức BVMT, các ngành, các cấp, tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn XH, gây tác động mạnh đến nhóm đối tượng TT

Chiến dịch TTMT phản ánh mục tiêu ưu tiên về BVMT đc nhà nước lựa chọn và chỉ đạo, là định hướng chính thống của quốc gai hoặc địa phương

có tác dụng tái định hướng nhận thức và tư duy của công chúng trong

những thời kỳ nhất định góp phần gắn bó XH và tạo sức mạnh chung của

XH

Giao tiếp giữa cá nhân và nhóm nhỏ

Đối tượng: cá nhân – cá nhân, cá nhân – nhóm số lượng ít

Phương pháp này thích hợp với việc tìm kiếm các giải pháp phù hợp với địa phương, giải thích các vấn đề phức tạp, thuyết phục hoặc gây ảnh

hưởng tới nhóm đối tượng:

• Trong trường hợp xây dựng dự án

• Xảy ra tranh chấp hoặc mâu thuẫn về MT trên 1 đối tượng hoặc nhóm đối tượng

• Bất đồng về ngôn ngữ TT

• Cho phép cuộc đối thoại sâu, cơi mở và có phản hồi

Trang 8

• Đặc biệt hữu hiệu trong trường hợp đánh giá hiệu quả của 1 chiến dịch TTMT

 Vai trò của những cá nhân có uy tín, có sức ảnh hưởng lớn như: già làng, trưởng bản, trưởng họ, sư thầy, linh mục, bí thư, chủ tịch xã, trưởng

thôn

 Để thực hiện tốt chương trình này đòi hỏi nhiều kỹ năng : kỹ năng

nói/trình bày, thuyết phục, kỹ năng hỏi, lắng nghe,

Họp cộng đồng

• Tổ chức họp với đối tượng là người dân thôn, xóm, khu phố, doanh

nghiệp, trên địa bàn quản lý

• Các cuộc họp cộng đồng (tổ dân phố, nhóm, phường, trường học, cơ

quan, ) thuận lợi cho việc bàn bạc và ra quyết định về 1 số vấn đề của cộng đồng

• Hình thức họp mang lại hiệu quả cao vì có sự tham gia của mọi người

 Trong các cuộc họp, nhà truyền thông MT phải cố gắng khai thác tất cả các

ý kiến và phải có phương pháp thu thập ý kiến của những người ít hoặc ngại phát biểu nhất

Tập huấn

• Nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về MT

• Nội dung tập huấn đc xây dựng thành các chuyên đề

VD1: Ảnh hưởng của ÔNMT tới sức khỏe cộng đồng

VD2: Phổ biến PLBVMT 2014

VD3: Hướng dẫn các thủ tục hành chính liên quan tới công tác BVMT cho các doanh nghiệp

VD4: Hướng dẫn cáctổ chức doanh nghiệp lập bản cam kết và đánh giá tác động MT

• Để tổ chức tập huấn thì người tổ chức tập huấn phải có kiến thức và kỹ năng trong việc xây dựng kế hoạch

Câu 6: Các bước của chu trình học qua trải nghiệm (Vẽ sơ đồ và giải thích từng bước) Giảng viên có thể làm gì để học viên được trải

nghiệm Kỹ năng đặt câu hỏi (các loại câu hỏi, các cấp độ của câu hỏi

và kỹ thuật đưa câu hỏi)

Trang 9

- Các bước của chu trình học qua trải nghiệm:

a. Vẽ sơ đồ:

b. Giải thích:

1. TRẢI NGHIỆM: Nghe, nhìn, sờ, nếm, cảm nhận, làm …Nhớ lại trải

nghiệm đã qua

2. PHÂN TÍCH: Suy nghẫm về trải nghiệm và nhìn nhận chúng từ nhiều

góc độ

3. KHÁI QUÁT: Đưa ra bài học, kết luận, khái niệm, quy tắc, nguyên lý…

dựa trên những điều phân tích

Áp dụng: Thay đổi cách làm, cách suy nghĩ, quan điểm trước đây Thực hiện những bài học

đã rút ra

Trải nghiệm:Là sự kiện đã hoặc vừa xảy ra chứa đựng vấn đề quan tâm

Phân tích: Nhìn lại trải nghiệm, phân tích nguyên nhân, phát hiện những đặc điểm, ý

nghĩa…

Rút ra bài học/Khái quát hóa: Trên cơ sở phân tích, đúc kết thành những bài học chung,

quy luật, xu hướng…

4. ÁP DỤNG: Đưa lý thuyết vào thực tế để ra quyết định và giải quyết vấn

đề

Trang 10

- Một số cách để học viên trải nghiệm:

• Sắm vai/ xem tiểu phẩm/ xem kịch ngắn

• Nghe kể chuyện

• Làm bài tập tình huống/ đọc xem thông tin liên quan đến bài học

• Xem đoạn băng/ phim

• Xem tranh

• Xem trò chơi (liên quan đến bài học)

• Thăm quan thực tế

• Hỏi các câu hỏi giúp học viên nhớ lại kinh nghiệm hoặc trả lời

- Kỹ năng đặt câu hỏi:

a. Các loại câu hỏi

1. Câu hỏi đóng

• Lúc đầu giao tiếp

• Khi muốn khẳng định lại

• Khi cần có câu trả lời ngắn gọn

Ví dụ:

“Bạn đã ăn cơm chưa?”

2. Câu hỏi mở

Là câu hỏi có từ để hỏi:

Trang 11

 Cái gì? Khi nào? Ở đâu?

 Tại sao? Do đâu?

 Nhuư thế nào? Làm thế nào?

Câu hỏi mở thu đc câu trả lời khác nhau và phạm vi mở rộng

VD: “Nguyên nhân của Biến đổi khí hậu là gì?”

3. Câu hỏi thăm dò/ làm rõ

• Là câu hỏi nhằm thu thập thêm thông tin cụ thể về1 việc/ ván đề

• Thường đc hỏi để đào sâu thêm câu trả lời của học viên

Vd:

- Vì sao con người lại chặt phá rừng?

- Việc chặt phá rừng dẫn đến những hậu quả gì?.

4. Câu hỏi dẫn dắt/ khơi ngợi

Thường đc hỏi để giúp học viên suy nghĩ, khám phá thêm cách nhìn mới

Ví dụ:

Liệu học sinh truyền thông về biến đổi khí hậu có hiệu quả hơn ko?

b. Các cấp độ của câu hỏi

1. Nhớ lại, kể lại, miêu tả

Loại câu hỏi này giúp người đc hỏi miêu tả tình tiết, lời nói, hành động, diễn biến của các sự vật, hiện tượng đã xảy ra

Ví dụ:

Trong tháng này chị đã truyền thông đc bao nhiêu buổi về thích ứng biến đổi khí hậu?

Khi truyền thông chị đã làm theo những bước như thế nào?

2. Phân tích, đánh giá

Câu hỏi ở cấp độ này giúp người đc hỏi so sánh, giải thích, tổ chức/ sắp xếp thông tin, tìm điểm tốt/ chưa tốt, cho ý kiến của mình về 1 hiện tượng,

sự vật, con người…

Ví dụ:

Trong quá trình truyền thông chị hài lòng nhất ở bước nào?

Bước nào chị gặp khó khăn?

Chị đã vượt qua những khó khăn đó như thế nào?

3. Khái quát hóa

Trang 12

Câu hỏi dạng này nhằm giúp đỡ người đc hỏi tổng hợp những điều đã phân tích, đánh giá để tỏng kết thành bài học kinh nghiệm, thành những quy luật, quy tắc, quy trình…

VD:

Theo chị, để truyền thông hiệu quả, chúng ta cần lưu ý những gì?

4. Câu hỏi áp dụng

Câu hỏi dạng này nhằm giúp người đc hỏi suy nghĩ về việc áp dụng bài học, kinh nghiệm, quy luật quy trình…vào thực tiễn cuộc sống

Ví dụ: Điều gì chị sẽ cải tiến trong lần truyền thông tới để kết quả buổi

truyền thông tốt hơn trước?

c. Kỹ thuật đưa câu hỏi

1. Đưa câu hỏi

2. Ngừng (để học viên suy nghĩ, giảng viên quan sát học viên)

3. Mời ý kiến phát biểu

4. Đánh giá câu trả lời

Câu 7: Phương pháp bài tập tình huống, xâydựng 1 bài tập tình huống

áp dụng khi giảng dạy 1 vấn đề nào đó

- Mọi người tự đưa chủ đề giảng dạy và cho ví dụ cụ thể

Câu 8: Trình bày các bước trong giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện một chương trình TTMT (chuẩn bị, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện chương trình TTMT)

Các bước trong giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện một chương trình TTMT

1) Chuẩn bị:

Bước 1: Phân tích tình hình

Để xác định 1 chiến dịch TTMT đúng hướng, đúng đối tượng, có hiệu quả

và phù hợp với khả năng tài chính, cần phải tiến hành phân tích tình hình

Từ sự phân tích tình hình đưa ra dự kiến sơ bộ nội dung của chiến dịch.Kết quả phân tích trên là cơ sở cho bước xác định mục tiêu của chiến dịch

Bước 2: Phân tích đối tượng truyền thông

Trang 13

Nhằm mục đích lựa chọn phương pháp và ngôn ngữ truyền thông phù hợp với đối tượng, đặc biệt cần quan tâm đến nhóm đối tượng có liên quan trực tiếp đến mục tiêu của chiến dịch truyền thông

Bước 3: xác định mục tiêu truyền thông

Mục tiêu truyền thông phải rất cụ thể, nhằm:

- Nâng cao nhận thức

- Tác động đến thái độ

- Góp phần thay đổi hành vi của nhóm đối tượng truyền thông

2) Lập kế hoạch:

Bước 1: Xác định thời gian, địa điểm, quy mô của chiến dịch

Thời gian:

- Chiến dịch kéo dài trong bao nhiêu ngày?

- Tổ chức vào ngày nào?

Địa điểm:

- Địa điểm ra quân cần ở khu đông dân cư hay trung tâm văn hóa xã hội

- Nơi có vấn đề bức xúc về môi trường hoặc nơi có thành tích về BVMT

- Ở nơi có sự kiện, để gắn kết nội dung TT với nội dung của ngày sự kiện Quy mô của chiến dịch: xác định rõ quy mô cấp nào: cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, vùng, Quốc gia

Bước 2: Xác định lực lượng tham gia và hình thức truyền thông

- Xác định lực lượng:

 Lực lượng nòng cốt, phối hợp

 Lực lượng tuyên truyền cần thiết

 Lực lượng tuyên truyền phối hợp trên phương tiện thông tin đại chúng

- Xác định các hình thức truyền thông:

 Ra quân hành động (vd: nhặt rác, trồng cây )

 Thông tin báo chí, truyền hình

 Tổ chức các cuộc thi theo chủ đề

 Hội thảo mít tinh

Bước 3: Xác định nguồn lực

 Kinh phí: từ ngân sách, từ nguồn tài trợ…

 Nhân lực: Khách mời, các nhà quản lý, truyền thông viên…

 Vật lực: phương tiện chuyên chở, phương tiện kỹ thuật phục vụ mục tiêu

Bước 4: Thành lập Ban chỉ đạo chiến dịch

Ngày đăng: 09/10/2016, 08:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w