Thuốc trong nhóm bao gồm các hormon loại glucocorticoid của vỏ tuyến thượng thận và các dẫn xuất của chúng 1.1.. Mọi corticoid dùng trong điều trị đều là dẫn xuất của hydroco
Trang 1VÀ THUỐC ĐIỀU CHỈNH RỐI LOẠN NỘI TIẾT
Trang 2MỤC TIÊU HỌC TẬP
1 Nắm được khái niệm, vai trò, đặc điểm và áp dụng
lâm sàng của hormon
2 Nắm được đặc điểm của một số nhóm thuốc nội tiết:
Trang 3I ĐẠI CƯƠNG
1 Khái niệm
• Hormon (nội tiết tố): là những
chất do tuyến nội tiết trong cơ
thể (tuyến thượng thận, tuyến
giáp, tuyến sinh dục, tuyến
yên…) sản sinh ra và tiết
thẳng vào máu/bạch huyết, rồi
đi tới các cơ quan cảm thụ và
phát huy tác dụng ở đó
Trang 4I ĐẠI CƯƠNG
2 Vai trò
• Kích thích và điều hoà những hoạt động sinh lý của
nhiều cơ quan và bộ phận trong cơ thể.
- Nếu lượng hormon được tiết ra một cách đều đặn trong giới hạn sinh lý thì cơ thể hoạt động bình thường
- Nếu lượng hormon tiết ra tăng hoặc giảm: gây rối loạn chức năng của cơ thể
• Các chế phẩm Hormon dùng làm thuốc được điều chế
bằng cách chiết xuất các hormon từ các tuyến nội tiết của động vật hoặc bằng phương pháp tổng hợp hoá học
Trang 5I ĐẠI CƯƠNG
3 Đặc điểm của hormon
• Tác dụng sinh học mạnh với liều
lượng nhỏ (miligram).
• Các hormon có tác dụng ảnh hưởng
lẫn nhau:
VD: Tuyến yên tiết ra hormon có tác
dụng kích thích hoạt động của các
tuyến nội tiết khác trong cơ thể,
ngược lại hormon của một số tuyến
khác trong cơ thể lại có tác dụng kìm
hãm tuyến yên tiết ra hormon của nó.
Trang 6I ĐẠI CƯƠNG
4 Áp dụng trong lâm sàng
• Thay thế hormon thiếu: ví dụ insulin đối với bệnh đái
tháo đường
• Đối kháng với hormon khác: ví dụ testosteron dùng để
chữa kinh nguyệt kéo dài do oestrogen.
• Chuyển hoá: ví dụ androgen đối với chuyển hoá protid.
• Chẩn đoán bệnh: ví dụ nghiệm pháp kìm ACTH bằng
corticoid.
Trang 7II CÁC THUỐC THƯỜNG DÙNG
Trang 8Thuốc trong nhóm bao gồm các hormon loại
glucocorticoid của vỏ tuyến thượng thận và các
dẫn xuất của chúng
1.1 Nguồn gốc
Tổng hợp từ acid mật (bò, ngựa, cừu ) hay từ
hoạt chất có cấu trúc nhân steroid của một số loài thực vật Mọi corticoid dùng trong điều trị đều là dẫn xuất của hydrocortison (hormon thiên nhiên)
1 CÁC GLUCOCORTICOID (CORTICOID)
Trang 91.2 Tác dụng của các corticoid
* Trên chuyển hoá
• Chuyển hoá glucid : thúc đẩy tạo glucose từ protid,
làm tăng glucose máu Ngoài ra còn làm giảm tiết insulin và tăng tiết glucagon Vì vậy có khuynh
hướng gây ra hoặc làm nặng thêm bệnh đái tháo
đường.
• Chuyển hoá protid : làm giảm nhập acid amin vào
trong tế bào, tăng aicd amin tuần hoàn, dẫn đến teo
cơ, thăng bằng nitơ (-)
1 CÁC GLUCOCORTICOID (CORTICOID)
Trang 101.2 Tác dụng của các corticoid
* Trên chuyển hoá
• Chuyển hoá lipid : ức chế tổng hợp aid béo có chuỗi dài
carbon và có tác dụng phân bố lại lipid trong cơ thể:
mỡ đọng nhiều ở mặt, cổ, nửa thân trên (bệnh Cushing)
• Nước và điện giải : làm tăng tái hấp thu Na+ và nước
tại ống thận, dễ gây phù và tăng huyết áp Làm tăng
thải K+ (và cả H+), dễ gây kiềm máu giảm K+ Làm
tăng thải Ca++ qua thận, giảm hấp thu Ca++ ở ruột
Khuynh hướng làm giảm Ca++ này làm xương bị thưa, làm trẻ em chậm lớn.
1 CÁC GLUCOCORTICOID (CORTICOID)
Trang 111.2 Tác dụng của các corticoid
* Trên cơ quan và tổ chức
• Kích thích thần kinh trung ương gây lạc quan, về
sau làm bứt rứt, bồn chồn, lo âu, khó ngủ Gây
thèm ăn, do tác dụng trên vùng dưới đồi.
• Làm tăng đông máu, tăng số lượng hồng cầu, bạch
cầu, tiểu cầu, nhưng làm giảm số lượng tế bào
lympho (một loại bạch cầu có liên quan đến tính miễn dịch) do huỷ các cơ quan lympho
1 CÁC GLUCOCORTICOID (CORTICOID)
Trang 121.2 Tác dụng của các corticoid
* Trên cơ quan và tổ chức
• Trên ống tiêu hoá : vừa có tác dụng gián tiếp, vừa có
tác dụng trực tiếp làm tăng tiết dịch vị, làm giảm sản xuất chất nhầy, giảm tổng hợp prostaglandin có vai trò trong việc bảo vệ niêm mạc dạ dày Vì vậy,
corticoid có thể gây loét dạ dày, tá tràng.
• Do ức chế cấu tạo nguyên bào sợi, ức chế các tổ chức
hạt, corticoid làm chậm lên sẹo các vết thương.
1 CÁC GLUCOCORTICOID (CORTICOID)
Trang 131.2 Tác dụng của các corticoid
* Chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch
• Đây là ba tác dụng chính được dùng trong điều trị
• Tác dụng chỉ đạt được khi nồng độ trong máu của
corticoid cao hơn nồng độ sinh lý.
Vì vậy, trong trường hợp có thể, nên dùng tại chỗ để
tránh tác dụng toàn thân và nâng cao hiệu quả điều trị
đến tối đa
• Do tác dụng chống viêm và ức chế miễn dịch, corticoid dễ
tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn và làm lan rộng các nhiễm khuẩn sẵn có.
1 CÁC GLUCOCORTICOID (CORTICOID)
Trang 141.3 Chỉ định:
1.3.1 Điều trị thay thế khi thiếu hormon: suy thượng thận
cấp hoặc mạn tính (bệnh Addison).
• Việc dùng hormon trong trường hợp này cũng chỉ để xử
lý triệu chứng , vấn đề cơ bản là phải tìm nguyên nhân để giải quyết thì mới cho phép không phải dùng kéo dài.
• Chế phẩm sử dụng nên chọn chính dạng hormon thiên
nhiên là hydrocortison và đường đưa thuốc là tiêm tĩnh mạch vì khi suy thượng thận cấp thì việc mất nước và
điện giải làm mất dịch ngoại bào nên nếu tiêm bắp sẽ ít hiệu quả.
1 CÁC GLUCOCORTICOID (CORTICOID)
Trang 151.3 Chỉ định:
1.3.2 Điều trị với mục đích không phải để thay thế hormon
Chỉ định theo hướng này rất rộng, bao gồm :
• Bệnh liên quan đến cơ chế bệnh sinh do miễn dịch: lupus ban
đỏ, thận hư nhiễm mỡ, viêm khớp dạng thấp
• Bệnh liên quan đến dị ứng như: hen, dị ứng, sốc quá mẫn
• Chống viêm, đặc biệt những trường hợp đe doạ tính mạng
như viêm nắp thanh quản cấp ở trẻ sơ sinh, phù não, phù
Quincke xảy ra ở hầu-họng.
• Dùng chống thải ghép trong ghép cơ quan: ghép thận, gan…
1 CÁC GLUCOCORTICOID (CORTICOID)
Trang 161.3 Chỉ định:
1.3.2 Điều trị với mục đích không phải để thay thế hormon
• Trong điều trị ung thư: đặc biệt trong ung thư bạch cầu.
+ Corticoid còn để hỗ trợ chống suy mòn cho bệnh nhân ung thư nhờ tác dụng kích thích ăn ngon và tác dụng giảm viêm do tổ chức ung thư gây nên , nhờ đó giảm được đau
• Một số bệnh về da nhờ tác dụng tiêu sừng, làm mỏng da và
biểu bì hoặc ức chế miễn dịch:
+ Bệnh sừng hoá da hoặc sẹo lồi, eczema (viêm biểu bì da), viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng.
+ Chống chỉ định trong tổn thương có loét, nhiễm virus.
1 CÁC GLUCOCORTICOID (CORTICOID)
Trang 171.4 Chống chỉ định:
• Loét dạ dày-tá tràng
• Phụ nữ có thai
• Đái tháo đường
• Các nhiễm khuẩn chưa có kháng sinh đặc hiệu
1 CÁC GLUCOCORTICOID (CORTICOID)
Trang 181.5 Những điểm cần chú ý khi dùng thuốc
• Khi dùng corticoid thiên nhiên (hydrocortison)
phải ăn nhạt Đối với thuốc tổng hợp: ăn tương đối nhạt Ăn nhiều protid, Ca, K; ăn ít glucid, lipid và Na.
• Luôn cho liều 1 lần duy nhất vào 8 giờ sáng.
• Tìm liều tối thiểu có tác dụng.
1 CÁC GLUCOCORTICOID (CORTICOID)
Trang 191.5 Những điểm cần chú ý khi dùng thuốc
• Tuyệt đối vô khuẩn khi dùng corticoid tiêm vào ổ khớp.
• Cần theo dõi người bệnh về thể trọng, lượng nước tiểu, huyết
áp, biến đổi tâm thần, thời gian đông máu, dạ dày-tá tràng.
• Sau khi dùng corticoid kéo dài, muốn ngừng thuốc phải giảm
liều từ từ, không được dừng thuốc đột ngột vì có thể gây suy thượng thận cấp: do tuyến thượng thận bị ức chế trong lúc điều trị bằng corticoid và chưa bài tiết trở lại
1 CÁC GLUCOCORTICOID (CORTICOID)
Trang 201.6 Một số chế phẩm corticoid
Tên dẫn xuất Chống
viêm Chuyển hóa Giữ muối Thời gian tác dụng
Trang 21Dạng thuốc:
• Viên nén methyltestosteron: 5mg; 10mg; 25mg;
50mg.
• Viên ngậm dưới lưỡi testosteron 10mg
• Ống tiêm testosteron propionat 10-25-50mg/1ml
dung dịch hay hỗn dịch trong dầu.
Nguồn gốc:
• Cơ quan chính tiết ra testosteron là tinh hoàn, cơ
quan phụ là vỏ thượng thận, buồng trứng, rau thai Sản phẩm làm thuốc có nguồn gốc tổng hợp
2 TESTOSTERON
Trang 22Tác dụng: hormon sinh dục nam có tác dụng
• Làm phát triển tuyến tiền liệt, túi tinh, cơ quan
sinh dục nam và đặc tính sinh dục thứ yếu.
• Tham gia vào chuyển hoá protein, phát triển
xương, làm cho cơ thể phát triển nhanh khi dậy thì (cơ bắp nở nang, xương dài ra) Sau đó sụn nối
bị cốt hoá.
• Đối kháng oestrogen (hormon sinh dục nữ)
2 TESTOSTERON
Trang 23Chỉ định:
• Giảm nang tuyến sinh dục ở nam giới do tuyến yên hay tinh
hoàn hay do cắt bỏ 2 tinh hoàn.
• Dậy thì muộn ở con trai.
• Kém dinh dưỡng nặng ở người cao tuổi.
• Một số ung thư vú ở phụ nữ mãn kinh có di căn xương
(carcinom vú rải rác).
Liều dùng:
• Liều dùng phải căn cứ vào tình trạng cụ thể của từng người
bệnh Cần có sự theo dõi chặt chẽ về lâm sàng và xét nghiệm.
2 TESTOSTERON
Trang 24Chống chỉ định:
• Trẻ em dưới 15 tuổi.
• Phụ nữ đang mang thai hay đang cho con bú.
• Nam giới bị ung thư biểu mô (carcinoma) vú hay
ung thư tuyến tiền liệt.
2 TESTOSTERON
Trang 25Dạng thuốc: dung dịch dầu để tiêm bắp Ống tiêm
25mg/1ml; 50mg/1ml; 100mg/2ml
Nguồn gốc: cơ quan chính tiết ra progesteron là buồng
trứng, cơ quan phụ là vỏ tuyến thượng thận Khi có thai, rau thai tiết ra một số lượng tương đối lớn.
Tác dụng: là hormon sinh dục nữ có tác dụng:
• Làm niêm mạc tử cung dày thêm, để chuẩn bị cho trứng
bám, và khi có thai làm cho trứng bám chắc.
• Làm phát triển tuyến sữa để chuẩn bị tiết sữa dưới tác
dụng của prolactin
3 PROGRESTERON
Trang 26• Doạ sảy thai hoặc sảy thai liên tiếp.
• Gel bôi âm đạo được chỉ định để bổ sung hoặc thay thế
ở các phụ nữ vô sinh do thiếu hụt progesteron (gel 8%) và để điều trị chứng vô kinh thứ phát (gel 4% hoặc
8%)
Liều dùng: tiêm bắp 5-25mg/ngày tuỳ theo từng trường
hợp cụ thể do thầy thuốc chuyên khoa chỉ định.
3 PROGRESTERON
Trang 27Chống chỉ định:
• Viêm tĩnh mạch huyết khối, tắc mạch huyết khối,
TBMN hoặc tiền sử có mắc các bệnh này.
• Bệnh gan hoặc suy gan nặng.
• Ung thư vú và ung thư tử cung.
3 PROGRESTERON
Trang 28Dạng thuốc: ống tiêm 5-10 UI/1ml.
Nguồn gốc: hormon do thuỳ sau tuyến yên tiết ra Sản
phẩm làm thuốc có nguồn gốc tổng hợp.
Tác dụng:
• Làm tăng tần số và biên độ co bóp từng đợt của cơ
nhẵn thân tử cung, không làm co cổ tử cung
• Đối với phụ nữ có thai, tác động mạnh nhất ở tháng
cuối trên tử cung (để đẩy thai ra khỏi tử cung) và trên
cơ trơn của các ống dẫn sữa, làm dễ dàng việc phóng thích sữa
4 OXYTOCIN
Trang 29Chỉ định:
• Gây chuyển dạ trong những trường hợp cần lấy thai ra mà
chưa chuyển dạ (phá thai, thai lưu)
• Hỗ trợ chuyển dạ trong trường hợp cơn co tử cung yếu và thưa.
• Phòng và điều trị chảy máu sau đẻ.
Liều dùng:
• Thúc đẻ: Truyền TM nhỏ giọt 5UI pha trong glucose 5%
• Cầm máu: 2-5UI
Chống chỉ định:
• Doạ vỡ tử cung
• Loạn trương lực tử cung.
• Nghẽn cơ học làm cho thai khó sổ (thai nằm ngang)
4 OXYTOCIN
Trang 30Dạng thuốc: viên nén 25-50-100mcg.
Nguồn gốc: hormon do tuyến giáp tiết ra Chế
phẩm làm thuốc có nguồn gốc tổng hợp.
Tác dụng:
• Tăng chuyển hóa cơ bản và tăng sinh nhiệt, tăng
hấp thu glucid, kích thích tổng hợp protein
• Tăng nhịp tim, tăng sinh hồng cầu
• Có vai trò trong quá trình phát triển cơ thể: chiều
cao, cân nặng, não bộ
5 THYROXIN (LEVOTHYROXIN)
Trang 31Chỉ định: suy tuyến giáp, bướu cổ đơn thuần, sau phẫu
thuật tuyến giáp
Liều dùng: tuỳ theo dung nạp của người bệnh và tình
trạng bệnh, liều dùng từ 25 đến 100mcg/ngày, tối đa có thể tới 200mcg/ngày Trẻ em uống 3-5mcg/kg/ngày
Chống chỉ định: Cường tuyến giáp, suy tim, loạn nhịp tim, suy mạch vành
5 THYROXIN (LEVOTHYROXINE)
Trang 32Dạng thuốc: viên nén 25-50mg.
Tác dụng: ức chế tổng hợp hormon tuyến giáp.
Chỉ định: cường tuyến giáp (Basedow) thể nhẹ và
trung bình, chuẩn bị cắt bỏ tuyến giáp
6 PROPYLTHIOURACIL (PTU)
Trang 33Liều dùng:
• Liều tấn công: 300-450mg/ngày, chia làm 2-3 lần.
• Liều duy trì: 50-150mg/ngày
• Liều tấn công dùng đến khi hết biểu hiện cường năng, chủ yếu
là hết nhịp nhanh và ngừng sút cân, thường kéo dài 4-6 tuần.
• Duy trì uống 3-6 tháng liên tục Để tránh tái phát, thường
thêm một giai đoạn dùng thuốc củng cố sau giai đoạn duy trì với liều hàng ngày bằng 1/4 liều tấn công.
Trang 34Nguồn gốc: là hormon của tuyến tuỵ Chế phẩm làm thuốc
được chiết xuất từ tuỵ bò hoặc lợn hay được tổng hợp bằng công nghệ sinh học.
Dạng thuốc và hàm lượng:
• ống tiêm 1,5ml; 2ml; 3ml hoặc lọ 10ml chứa 5, 10, 40, 80 hoặc
100 UI/ml
• Insulin tác dụng nhanh (Insulin thường): tiêm dưới da sau
10-30 thuốc thì thuốc có tác dụng, tác dụng tối đa ở giờ thứ hai và kéo dài 4-6 giờ.
• Insulin bán chậm: tiêm dưới da sau 15-30 phút thì có tác
dụng, tác dụng mạnh nhất sau 2-8 giờ và kéo dài 22-24 giờ.
• Insulin chậm: tiêm dưới da sau 2-3 giờ thì có tác dụng, tác
dụng mạnh nhất sau 8-14 giờ và kéo dài 24 giờ
7 INSULIN
Trang 35Tác dụng: làm giảm glucose máu.
Chỉ định:
• Bệnh đái tháo đường và các biến chứng của nó.
• Khi nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch các dung dịch glucose
ưu trương ở người bệnh kém dung nạp glucose.
Cách dùng và liều dùng:
• Loại tác dụng nhanh có thể tiêm dưới da, tiêm bắp hay tiêm
tĩnh mạch.
• Loại tác dụng bán chậm và tác dụng chậm chỉ tiêm dưới da.
• Liều lượng tuỳ theo yêu cầu người bệnh, từ 5-100đvqt/ngày.
7 INSULIN
Trang 36THE END