1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đa dạng hệ thực vật, thảm thực vật tỉnh hà giang nhằm góp phần quy hoạch phát triển bền vững của địa phương

227 672 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 227
Dung lượng 2,96 MB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Tự NHIÊN

HÀ 2015VŨ Anh Tài

NỘI-NGHIÊN CỨU ĐA DANG HÊ THƯC VÂT, THẢM THƯC VÂT TỈNH HÀ GIANG NHẰM GÓP PHẦN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐIA PHƯOỈNG

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Tự NHIÊN

HÀ 2015

NỘI-LUẬN ÁN TIẾN sĩ SINH HỌCVũ Anh Tài

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG HỆ THựC VẬT, THẢM THựC VẬTTỈNH HÀ GIANG NHẰM GÓP PHẦN QUY HOẠCH

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐIA PHƯƠNG

Chuyên ngành: Thực vật học Mã số: 62420111

LUẬN ÁN TIẾN sĩ SINH HỌCNGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

GS.TSKH Nguyễn Nghĩa Thìn

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xỉn cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của GS TSKH Nguyễn Nghĩa Thìn Các sổ liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực vàchưa từng được ai công bổ trong bất kỳ công trình nào Các hình và ảnh sử dụng trongcông trình là của tác giả.

Tác giả luận án

Trang 4

Luận án được hoàn thành là kết quả của sự nỗ lực học tập của bản thân, cùngvới sự giúp đỡ vô cùng to lớn, hiệu quả của Quý thầy cô giáo tại bộ môn Thực vật,Bảo tàng thực vật, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốcgia Hà Nội, đặc biệt là GS TSKH NGƯT Nguyễn Nghĩa Thìn, người hướng dẫnkhoa học cho tôi trong quá trình thực hiện luận án Qua đây, xin được gửi tới thầy lờiứi ân và lòng biết om sâu sắc nhất Xin trân trọng cám ơn sự tận tình và chu đáo củaQuý thầy cô ở Bộ môn Thực vật và Khoa Sinh học.

Tôi xin trân trọng cám ơn lãnh đạo Phòng Địa lý sinh vật, Ban lãnh đạo ViệnĐịa lý, Chi ủy Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tạođiều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ này.

Xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ của cán bộ Chi cục Kiểm lâm tinh HàGiang, cán bộ các khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, Du Già, Bắc Mê, Tây CônLĩnh, Phong Quang và Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vọc mũi hếch Khau Ca đã hỗtrợ, cung cấp tư liệu trong quá trình thực địa và xây dựng cơ sở dữ liệu của luận án.

Xin trân trọng cảm ơn tổ chức Fauna and Flora International trong chương trìnhbảo tồn Voọc mũi hếch Khau Ca đã tài trợ cho chứng tôi các nghiên cứu thực địa tạiKhau Ca, Hà Giang.

Xin được cảm ơn các chuyên gia về thực vật, về sinh thái học thực vật, sinh khíhậu, thổ nhưỡng, địa mạo ở Viện Địa lý, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Bảotàng thiên nhiên Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Namnhững người đã luôn chia sẻ, giúp đỡ tôi ừong chuyên môn.

Xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp tại Đại học Manitoba, Bảo tàng tự nhiênOttawa, Canada đã hỗ trợ chứng tôi trong các khảo sát thực địa tại các địa phươngthuộc tỉnh Hà Giang trong chương trình Evolutionary hotspot for a hyperdiversityflowering plant clade, dự án do National Geographic Society Research andExploration tài trợ.

Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình, đãđộng viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi cả về tinh thần và vật chất để tôi yên tâm hoàn thànhluận án.

Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó.

Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2015

Tác giả luận án

Trang 5

MỞ ĐẦU 5

Chương 1 TỔNG QUAN 8

1.1 Sơ LUỢC nhũng nghiên Cứu về thực vật trên thể giới 8

1.1.1 Nghiên cứu hệ thực vật trên thế giới 8

1.1.2 Nghiên cứu thảm thực vật ừên thế giới 12

1.2 SơLUỢC các nghiên Cứu thực Vật ở việt nam 15

1.2.1

Nghiên cứu hệ thực vật ở Việt Nam 15

1.2.2 Nghiên cứu thảm thực vật 23

1.3 NHŨNG NGHIÊN cúu THỰC VẬT Ở HÀ GIANG 27

1.3.1 Những nghiên cứu về hệ thực vật ở Hà Giang 27

1.3.2 Những nghiên cứu về thảm thực vật ở Hà Giang 29

1.3.3 Nghiên cứu về giá trị sử dụng và tài nguyên thực vật ở Hà Giang 30

2.2 ĐỐI TUỢNG nghiên cứu 46

2.3 NỘI DUNG NGHIÊN cứu 46

2.4 PHUƠNG pháp nghiên cứu 47

2.4.1 Phương pháp hồi cứu 47

2.4.2

Phương pháp khảo sát thực địa 47

Trang 6

2.4.3 Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm 482.4.4 Phương pháp xây dựng danh lục thực vật 492.4.5 Phương pháp đánh giá 49

Trang 7

Chương 3 KỂT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ THẢO LUẬN 52

3.1 ĐADẠNG HỆ THựC VẬT HÀ GIANG 52

3.1.1 Danh lục thực vật tinh Hà Giang 52

3.1.2 Đa dạng phân loại hệ thực vật tinh Hà Giang 52

3.1.3 Đa dạng các yếu tố địa lý thực vật 57

3.1.4 Phổ dạng sống hệ thực vật Hà Giang 60

3.1.5 Giá trị sử dụng của hệ thực vật Hà Giang 62

3.1.6 Giá trị bảo tồn của hệ thực vật Hà Giang 66

3.2 ĐA DẠNG THẢM THựC VẬT VÀ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ THẢM THựC VẬT TỈNH HÀ GIANG ! 14

3.2.1 Hệ thống các đơn vị thảm thực vật tỉnh Hà Giang 74

3.2.2 Thảm thực vật tự nhiên nhiệt đới trong sinh khí hậu ấm ẩm trên đất địa đới 773.2.3 Thảm thực vật tự nhiên nhiệt đới trong sinh khí hậu ấm ướt trên đất địa đới 813.2.4 Thảm thực vật tự nhiên nhiệt đới trong sinh khí hậu ấm ẩm trên đá vôi 85

3.2.5 Thảm thực vật tự nhiên nhiệt đới trong sinh khí hậu ấm ướt trên đá vôi 89

3.2.6 Thảm thực vật tự nhiên á nhiệt đới trong sinh khí hậu mát ẩm trên đất địađới 90

3.2.7 Thảm thực vật tự nhiên á nhiệt đới ừong sinh khí hậu mát ướt trên đất địađới 94

3.2.8 Thảm thực vật tự nhiên á nhiệt đới trong sinh khí hậu mát ẩm trên đá vôi 95

3.2.9 Thảm thực vật tự nhiên á nhiệt đới trong sinh khí hậu lanh ẩm 103

3.2.10 Thảm thực vật tự nhiên á ôn đới núi vừa trong sinh khí hậu rất lạnh ẩm 106

3.3.2 Tham vấn định hướng quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên thực vật 123

3.3.3 Tham vấn định hướng quản lý và sử dụng thảm thực vật 126

KẾT LUẬN ’ „ „ 133

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾNLUẬN ÁN 134

Trang 8

TÀI LIỆU THAM KHẢO 135PHẦN PHỤ LỤC 0

CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU TRONG LUẬN ÁN

CITES Convention of International Trade of Endangered species (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp)

CR Loài rất nguy cấp (Critical Endangered species)cs cộng sự

DD Loài thiếu dẫn liệu (Data deficient)ĐDSH đa dạng sinh học ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội ENLoài nguy cấp (Endangered species)

EW Loài bị tuyệt chửng ngoài thiên nhiên (Extinction in the wild)HTV hệ thực vật

IA Loài bị cấm khai thác, buôn bán theo nghị định 32/2006/NĐ-CP IIA Loài bị hạn chế khai thác, buôn bán theo nghị định 32/2006/NĐ-CP IUCN Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới (International Union for the Conservation of Nature and Nature

SĐVN Sách đỏ Việt NamSL số lượng

SNR Sau nưong rẫyTp Thành phốTTĐT Thông tin điện tửTTV Thảm thực vậtVQG Vườn Quốc gia

VU Loài sẽ nguy cấp (Vulnerable species)

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1 1 Số liệu sinh khí hậu ghi nhận tại các trạm quan ừắc ở Hà Giang 34

Bảng 1 2 Thống kê các yếu tố khí hậu ở Hà Giang 35

Bảng 1 3 Các chế độ khí hậu ghi nhận tại Hà Giang theo khu vực 36

Bảng 1 4 Thống kê trồng ừọt tinh Hà Giang năm 2011 41

Bảng 3 1 Sự phân bố các taxon ừong các ngành của hệ thục vật Hà Giang 53

Bảng 3 2 Tỉ trọng của hệ thực vật Hà Giang so với hệ thực vật Việt Nam 53

Bảng 3 3 Các chỉ số đa dạng ở các cấp độ của các ngành và cả HTV 54

Bảng 3 4 Tỉ lệ của hai lớp trong ngành Mộc lan 55

Bảng 3 5 Các họ đa dạng nhất của hệ thực vật Hà Giang 55

Bảng 3 6 Các chi đa dạng nhất của hệ thực vật Hà Giang 56

Bảng 3 7 Các yếu tố địa lý thực vật của HTV Hà Giang 57

Bảng 3 8 Phân tích tỉ trọng các yếu tố địa lý thực vật chính hình thành nên hệ thựcvật Hà Giang thông qua vùng phân bố địa lý của các loài 59

Bảng 3 9 Phổ dạng sống của hệ thực vật tỉnh Hà Giang 61

Bảng 3.10 Giá trị sử dụng của các loài thực vật ở tỉnh Hà Giang 62

Bảng 3.11 Quan hệ các nhân tố sinh thái và phát sinh TTV ở Hà Giang 75

Bảng 3 12 Diện tích các kiểu, kiểu phụ thảm thực vật theo quan điểm sinh thái phát sinh 117DANH MỤC CÁC HÌNHTên hình TrangHình 3 1 Tỉ trọng các yếu tố địa lý thực vật thể hiện mối thân cận về nguồn gốchình thành hệ thực vật Hà Giang với các hệ thực vật khác 60

Hình 3 2 Ma trận tương tác giữa các yếu tố trong SWOT 122

MỞ ĐẦU

Hà Giang nằm ở cực Bắc của Việt Nam, trên địa hình khá phức tạp, có thể chia làm 3 vùng Vùng cao núi đá phía bắcnằm sát chí tuyến bắc, có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều, có đỉnh Tây Côn Lĩnh (2.419m) vàđỉnh Kiều Liêu Ti (2.402m) là cao nhất Vùng cao núi đất phía tây thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc,đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp Vùng thấp trong tinh gồm vùng đồi núi, thung lũng sông Lô và thành phố Hà Giang.Khí hậu mang nhiều sắc thái ôn đới, chia làm 2 mùa, mùa mưa và mùa khô, có nhiều khu rừng nguyên sinh, 356.926 ha

Trang 10

rừng tự nhiên là ngôi nhà cho các động vật quý cùng nhiều loại cây gồ, cây dược liệu quý (Cục kiểm lâm, 2014)[199].Ngoài ra, Hà Giang còn có 28 loại khoáng sản khác nhau, nhiều mỏ có trữ lượng lớn với hàm lượng khoáng chất cao (CổngTTĐT Hà Giang, 2012)[196].

về mặt kinh tế-xã hội, tăng trưởng GDP đạt tốc độ cao, giai đoạn 2006-2010 mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng nềnkinh tế tỉnh Hà Giang đã phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng cao hom trước, thu hẹp dần khoảng cách so với trungbình của cả nước Tuy nhiên với diện tích 7.884,3 km2, mật độ dân số của Hà Giang chỉ là 95 người/km2, Hà Giang vẫn làmột tỉnh nghèo của Việt Nam, hiện đang có nhiều chủ trưomg, chính sách của Quốc gia và địa phưomg nhằm thúc đẩy,phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống (Cổng TTĐT Hà Giang, 2012)[196].

Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay, cần phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề môitrường, cần xây dựng cơ cấu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội gắn kết với an toàn môi trường, phát triển bền vững Đểthực hiện được nhiệm vụ chiến lược đó, vấn đề đặt ra là phải xây dựng được mối quan hệ tổng hòa giữa thiên nhiên và môitrường trên phạm vi toàn khu vực Trên cơ sở là những tiềm lực tự nhiên và xã hội của địa phương, các nhà quản lý, xâydựng chính sách mới có được cái nhìn tổng quan và hoạch định được chính sách đứng đắn, phù họp nhất.

Trong nghiên cứu về thực vật, nghiên cứu về hệ thực vật giúp chúng ta cơ sở lý luận thực tiễn về tài nguyên thực vậtcủa địa phương còn nghiên cứu tính đa dạng và sự phân bố của các đơn vị cấu trúc thảm thực vật sẽ giúp chúng ta có đượccái nhìn tổng quát trong công tác quy hoạch, định hướng phát triển tài nguyên Đó là cở

Trang 11

sở khoa học xác đáng để các nhả quản lý, hoạch định kinh tế, chính sách sẽ tìm rađược những giải pháp quản lý tài nguyên bền vững và hiệu quả nhất, thông qua đó làgiải pháp phát triển kinh tế bền vững.

Hà Giang với sự phức tạp, đa dạng về các yếu tố tự nhiên hứa hẹn là một khuvực mang tính đa dạng sinh học cao Thêm vào đó khu vực có nét đặc sắc trong vănhóa và kiến thức bản địa nhưng hiện tại mức độ phát triển kinh tế, xã hội chưa cao,chưa tận dụng hết cơ hội phát ưiển các nguồn tài nguyên tái tạo, bền vững Do vậy,việc phân tích, đánh giá tài nguyên thực vật, thảm thực vật của một khu vực sẽ xácđịnh được bản chất, tính chất và qua đó dự báo được xu hướng biến đổi của chứngtrong tương lai gần, làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng họp lý, hiệu quả tài nguyênngăn ngừa những nguy cơ, tai biến tự nhiên, góp phần phát triển kinh tế, ổn định đờisống nhân dân, chứng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu đa dạng hệ thực vật, thảm thực vậttỉnh Hà Giang nhằm góp phần quy hoạch phát triển bền vững của địa phương” Kếtquả của luận án có ý nghĩa khoa học và thực tiễn như sau:

Góp phần khám phá đa dạng thực vật của địa phương.

Bổ sung cơ sở khoa học về tài nguyên đa dạng thực vật của Việt Nam nói chungvà Hà Giang nói riêng.

Góp phần đánh giá sự phân bố của các quần xã, quần hệ thảm thực vật ở địaphương.

Lập cơ sở khoa học cho việc xây dựng, hoạch định các chính sách, kế hoạchphát triển kinh tế-xã hội bền vững cho tinh Hà Giang.

Bên cạnh đó, những điểm mới của luận án gồm:

Luận án xây dựng được danh lục các loài thực vật có mạch cho tỉnh Hà Gianggồm 2.890 loài, trong đó 280 loài được thu mẫu và 744 loài được quan sát, bổ sungvùng phân bố là tỉnh Hà Giang cho 331 loài so với Danh lục thực vật Việt Nam(2005).

Bổ sung vùng phân bố Hà Giang cho 88 loài thực vật trong Sách Đỏ Việt Nam(2007).

Đánh giá và mô tả các quần xã thực vật trong sinh khí hậu ấm-ướt và mát-ướt(Kiểu rừng kín thường xanh mưa ướt nhiệt đới cây lá rộng; Kiểu phụ rừng thứ sinhthường xanh mưa ướt nhiệt đới cây lá rộng; Kiểu phụ rừng thứ sinh thường xanh mưa

Trang 12

ướt nhiệt đới cây lá rộng hỗn giao tre nứa; Kiểu phụ rừng thứ sinh mưa ướt nhiệt đớitre nứa; Kiểu phụ trảng cây bụi, trảng cỏ thứ sinh mưa ướt nhiệt đới).

Luận án thành lập bản đồ thảm thực vật ưên quan điểm sinh thái phát sinh (tỉ lệ1:100.000) có thể ứng dụng thực tiễn trong công tác quản lý, quy hoạch và bảo tồn tàinguyên thực vật, phát triển kinh tế nông lâm nghiệp của địa phưomg.

Trên cơ sở nghiên cứu khoa học là tính đa dạng và các đặc trưng của hệ thựcvật, thảm thực vật tại địa phương và sự phù hợp với điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh xãhội của tỉnh, đưa ra những đề xuất góp phần phát triển bền vững của Hà Giang.

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 Sơ LƯỢC NHỮNG NGHIÊN cứu VỀ THựC VẬT TRÊN THỂ GIỚI

1.1.1 Nghiên cứu hệ thực vật trên thế giói

l.l.l.l.Các nghiên cứu về phân loai và hê thống hoc thưc vât

Việc nghiên cứu thực vật học có từ lâu, ngay từ khi con người biết sử dụng cây cỏtrong cuộc sống Tuy nhiên chỉ khi tri thức phát triển thì những nghiên cứu mới được ghichép, hệ thống hóa, Aristotle là người đầu tiên đưa ra hệ thống phân loại sinh giới, ông đãphân chia sinh vật ra thành thực vật và động vật Trong hệ thống của Linnaeus, chúng trởthành các giới Vegetabilia (sau này là Plantae) và Animalia Việc phân chia các nhóm thựcvật thành các lớp, ngành, liên ngành cũng khác nhau và tiến bộ theo thời gian Theophrastus(372-287 trước Công nguyên) là người đầu tiên công bố một công trình về phân loại họcthực vật với hom 500 loài trong Historia Plantarum, trong đó đề cập đến giá trị sử dụng làmthuốc của các loài cây (History of Plant Systematic, 2014)[200] Thế kỷ 16 Otto Brunfels,Hieronymus Bock và Leonhart Fuch đã giúp cho việc mô tả các loài tăng lên nhanh chóngbằng việc khám phá và ghi chép về những loài mới của họ mặc dù họ tập trung nhiều vàoviệc mô tả tác dụng làm thuốc của cây cỏ (History of Plant Systematic, 2014)[200] Sau này,Caspar Bauhin và Andrea Cesalpino là những người phát ừiển tiếp, cụ thể, Bauhin đã mô tảđược hơn 6000 loài thực vật ghi trong 12 cuốn sách với 72 phần dựa trên các đặc điểm sắpxếp một cách tự nhiên, phố biến của thực vật (History of Plant Systematic, 2014)[200] Thếkỷ 17, John Ray đã lập được danh sách 18.000 loài thực vật đồng thời họ đã phân chia thựcvật thành Một lá mầm, Hai lá mầm và một số nhóm khác Joseph Pitton de Toumefort đãxây dựng được hệ thống một cách chủ quan dựa theo sự phân chia một cách lô-dích (Historyof Plant Systematic, 2014) [200] Hệ thống này được sử dụng cho tới khi có sự ra đời hệ

thống Species Plantarum (1753) của Linnaeus, một hệ thống rất khoa học và hoàn chỉnh cho

đến lúc bấy giờ, đơn vị phân loại cao nhất vẫn được dừng cho đến tận ngày nay đó là Chi(Genus) và các đặc điểm của bộ phận sinh sản (đực/cái), bộ phận dinh dưỡng được quantâm, sử dụng (History of Plant Systematic, 2014)[200] Sau Linnaeus, có một số đóng gópđáng kể của các nhà khoa học bằng việc đưa ra những quan điểm, bằng chứng để làm rõ và

hoàn thiện hệ thống như Adanson, Michel (1763) trong “Familles des plantes” hay deJussieu, Antoine Laurent (1789) trong “Genera Plantarum, secundum ordines naturales

disposita juxta methodum in Horto Regio Parisiensi exaratam” hoặc de Candolle và cs

Trang 14

(1824-1873) trong “The Vegetable Kingdom ” (History of Plant Systematic, 2014) [200].

Đối với ngành, tiến hóa cao nhất là thực vật có hoa, đã có rất nhiều các công trìnhnghiên cứu, các hệ thống phân loại được đưa ra để áp dụng và dần hoàn thiện hom Có thể

kể đến các công trình ban đầu như hệ thống của Cronquist với công trình cuối cùng là “Ẩn

integrated system of classification of flowering plants” (Cronquist, 1981)[143], của A.

Takhtajan với xuất bản cuối cùng là “Diversity and classification of flowering plants”(Takhtajan, 1997)[169], hay Thome với công bố "The classification and geography of the

flowering plants: dicotyledons of the class Angiospermae" (Thome, 2000)[172] và gần đây

nhất là những công bố của APG về dựa trên các kết quả nghiên cứu về di truyền học phân tửvà phân tích cấu trúc DNA của các nhóm phân loại (APG 1998-2009) [125-127].

Hiện nay, bên cạnh các công trình xuất bản bằng sách, đã có các trang thông tin điệntử xuất bản và cung cấp thông tin một cách chính thức và có độ tin cậy cao như các tạp chícó mã số và các website của các tổ chức uy tín khác The International Plant Index (ipni.org,2014)[202] và The Plant List (theplantlist.org, 2014) [203] là những website cung cấp tênkhoa học cập nhật và chính xác nhất cũng như lịch sử công bố của các loài dựa trên các bộmẫu chuẩn, các công bố đã được cộng đồng quốc tế và các tạp chí khoa học xác nhận ThePlant List cũng kết nối thường xuyên và cập nhật tới website của Vườn thực vật Hoàng giaKew (kew.org, 2014)[205] hay Website của Vườn thực vật Missouri (mobot.org, 2014)[193] Hệ thống này cung cấp tên khoa học đã được chấp nhận cho các loài thực vật và chophép liên kết với các đồng danh khác của tất cả các loài đã biết.

1.1.1.2 Các nghiên cứu về đa dạng thực vật

Các nước phưomg Tây đã thực hiện việc nghiên cứu thực vật ở các vùng miền từ rấtsớm Trong các thế kỷ trước, các nhà thực vật học châu Âu đã có những nghiên cứu tiếnhành ở các châu lục, vùng miền trên thế giới, đó là cơ sở quan trọng cho các nghiên cứu đãtrình bày ở trên và hiện nay đối với các quốc gia thuộc châu Ầu, châu Mỹ, việc nghiên cứuhệ thực vật ưên toàn lãnh thổ của họ đã được thực hiện Hầu hết các vật mẫu đã được thuthập và lưu trữ tại các phòng mẫu khô (herbarium) nổi tiếng thế giới như Kew (Anh quốc),Bảo tàng lịch sử tự nhiên Paris (Pháp), New York (Hoa Kỳ), Xanh Pê-téc-bua (Nga), Đâylà một thuận lợi khi xây dựng danh sách loài và đánh giá tính đa dạng thực vật các địaphương.

Đối với các nước khu vực Đông Nam Á, có nhiều công trình của các nhà thực vậtngười Pháp thực hiện ở Căm-pu-chia, Lào, Việt Nam hoặc các công trình của các nhà thựcvật châu Âu khác tiến hành ở Malaysia, Indonesia, Thái Lan Trong những năm gần đây,

Trang 15

một số nước được sự hỗ trợ, họp tác, giúp đỡ bởi các nước phương tây nên đã xuất bản đượccác bộ Thực vật chí khá hoàn chỉnh như Trung Hoa, Thái Lan, Indonesia, Malaysia

Ll.1.3 Các nghiên cứu về địa lỷ thực vật

Địa lý thực vật là một phần của địa lý sinh vật, chuyên sâu về mặt phân bố của các loàithực vật theo các sinh cảnh và không gian Cha đẻ của địa lý thực vật là Alexander von

Humboldt, một nhà tự nhiên học người Phổ, ông là tác giả của công trình “Essay on the

Geography of Plants ” xuất bản năm 1807, tái bản năm 2009 bởi Chicago Press, là người

đặt nền móng cho khoa học địa lý thực vật dựa trên cở sở của việc thu thập các bằng chứngmẫu thực vật Những nghiên cứu về địa lý thực vật được thực hiện nhằm giải thích sự thíchứng của loài với môi trường sinh thái đồng thời cũng phác họa sự phân bố địa lý của loàitrong các mối quan hệ với môi trường sống (Alexander von Humboldt & Aimé Bonpland,2009) [124].

Hiện nay, địa lý thực vật bao gồm hai lĩnh vực nghiên cứu, đó là sinh thái và lịch sử.về mặt sinh thái học, đó là sự phân bố của các loài hiện thời trong khi đó, về mặt lịch sử,nó liên quan đến nguồn gốc phát sinh của các loài Đối với một khu hệ, việc nghiên cứu địalý thực vật là tập trung vào lãnh thổ phân bố của các nhóm loài (Mark và cs, 2006)[159].

Ll.1.4 Các nghiên cứu về dạng sống của thực vật

Thuật ngữ dạng sống thực vật được lần đầu tiên đề cập đến trong Plantesamfund (tiếngĐan Mạch, năm 1895) bởi Eugen Warming và được dịch thành tiếng Anh năm 1909 với tựađề Oecology of Plants: An Introduction to the Study of Plant Communities do Warming vàMartin Vahl (1909) biên soạn Ban đầu các tác giả phân loại thực vật dựa vào diện mạonhưng không đề cập đến chức năng của các diện mạo đó Với sự phản đối mạnh mẽ của A.p.de Candolle, ông đã xây dựng được hệ thống phân loại dạng sống thực vật dựa vào chiềucao của chồi hóa gỗ và tuổi thọ của cây Warming còn xây dựng phổ dạng sống cho giớithực vật, ông phân biệt thực vật dị dưỡng và tự dưỡng đồng thời phân biệt được các dạngnấm, địa y, dây leo và các dạng sống trên đất khác bao gồm một lần ra quả hoặc nhiều lần raquả (Warming và Martin Vahl, 1909)[177].

Tiếp nối công trình của Warming, Oscar Drude đã phân chia phổ dạng sống thực vậttheo diện mạo và chức năng, ví dụ như cây một lá mầm và hai lá mầm trong công trình “DieSystematische und Geographische Anordnung der Phanerogamen" (1887) (wikipedia.org)[195] Hệ thống phân loại dạng sống của Christen Raunkiaer (1904) dựa trên dạng sống cơbản của thực vật đáp ứng lại các điều kiện bất lợi của môi trường sống Sau này, hệ thốngcủa Raunkiaer còn được một số tác giả thay đổi đi như G.E Du Rietz (1931) nhưng bản cuối

Trang 16

cùng do Raunkiaer biên tập năm 1934 được sử dụng phổ biến, rộng rãi cho đến ngày nay(Raunkiaer, 1934)[163].

Raunkiaer cũng đã tính toán cho hơn 1000 loài cây ở các vừng khác nhau trên thế giớivà tìm được tỉ lệ phần trăm bình cách (vai trò ngang nhau) cho từng loài, gộp lại thành phổ

dạng sống tiêu chuẩn SN-Phổ dạng sống điển hình {Natural Spectrum) và công thức phổ

dạng sống là SN = 46 Ph + 9 Ch + 26 Hm + 6 Cr + 13 Th Đây là cơ sở để so sánh các phổdạng sống của các vừng khác nhau trên trái đất Thường ở vùng nhiệt đới ẩm, nhóm cây chồitrên (Ph) chiếm khoảng 80%, nhóm cây chồi sát đất (Ch) khoảng 20%, những nhóm kháchầu như không có Trái lại, ở các vùng khô hạn thì nhóm cây một năm (Th) và nhóm câychồi ẩn (Cr) lại có tỉ lệ khá cao còn nhóm cây chồi trên (Ph) thi giảm xuống (Raunkiaer,1934)[163].

Ll.1.5 Các nghiên cứu về giá trì sử dung của hê thưc vât

Những nghiên cứu về giá trị sử dụng của thực vật đã có từ lâu đời, song song vớinhững nghiên cứu về tính đa dạng của thực vật như đã trình bày ở trên Trong đó, hầu hếtcác nghiên cứu tập trung vào những loài cây có giá trị làm thuốc Càng về sau, các giá trị sửdụng khác càng được đề cập đến nhiều hơn Hầu hết mỗi vùng miền, mỗi quốc gia trên thếgiới đều có những công trình nghiên cứu về giá trị sử dụng của thực vật, bên cạnh đó, cũngcó những tập công trình chú trọng riêng về giá trị sử dụng của thực vật ở quy mô khu vực.

Trên quy mô thế giới, tập “The book of useful plants” xuất bản tại New York năm 1913 mô

tả về những thực vật hữu dụng và phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới (Julia E.R., 1913)[156].

Ở quy mô khu vực có tập “Edible and Useful Wild Plants of the United States and Canada”

xuất bản năm 1920 mô tả về các loài thực vật có giá trị sử dụng ở Hoa Kỳ và Canada baogồm làm xà phòng, làm thuốc, thuốc lá, chất dính, sáp nến và chất độc (Charles F.s.,1934)

[140] Tại Đông Nam Á, tập Tài nguyên thực vật Đông Nam Á-PROSEA (Plants Resources

of South East Asia) có thể nói là bộ sách ghi chép, mô tả đầy đủ nhất về các giá trị sử dụng

của thực vật quy mô khu vực với 20 tập (tính đến thời điểm 2005), trong đó giá trị sử dụngcủa thực vật được phân theo nhóm gồm làm thuốc PROSEA 12(1,2,3); cung cấp gỗ:PROSEA 5(1,2,3); ăn được: PROSEA 1, 2, 8, 9, 10, 13, 14; làm cảnh: PROSEA 20; Thựcvật có chất kích thích: PROSEA 16, có chất chiết: PROSEA 18, có tinh dầu: PROSEA 19;cung cấp sợi: PROSEA 17, tre nứa: PROSEA 7, mây: PROSEA 6; có chất nhuộm, tannin:PROSEA 3; chăn nuôi gia súc: PROSEA 4 (proseanet.org, 2014)[201] Bên cạnh các công

trình công bố bằng sách, tạp chí, hiện nay có nhiều công bố trên các website điện tử cũng cógiá trị tương đương như sách và tạp chí.

Trang 17

1.1.1.6 Cấc nghiên cứu về giá trị bảo tồn của hệ thực vật Bên cạnh giá trị sửdụng, các giá trị bảo tồn của thực vật cũng được thế giới quan tâm Theo đó, Công ước vềbuôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (1973) chính thức ra đờinăm 1975 (cites.org) [197] đã hạn chế được việc khai thác và xuất khẩu ồ ạt các loài quýhiếm ra nước ngoài, đảm bảo các loài phải được tồn tại trong môi trường sống bản địa hoặcthích nghi lâu đời của chứng Hiện nay, IUCN Red list of Threatened Species được coi làcông bố chuẩn và chung trên toàn thế giới về tình trạng bảo tồn của các loài (iucnredlist.org,2014)[203].

1.1.2 Nghiên cứu thảm thực vật trên thế giới

I.I.2.I Các nghiên cứu phân loại thảm thực vật trên thế giới TheoSchmitthusen (1959), ở châu Âu có 2 hệ thống phân loại thảm thực vật chủ yếu, đó là hệthống phân loại các quần xã thực vật của Braun-Blanquet (1928), được thực hiện chủ yếubởi các nhà thực vật học theo trường phái của Pháp và hệ thống phân loại các quần thể thựcvật được thực hiện bởi những nhà địa thực vật của Đức (ghi theo Thái Văn Trừng, 1978)[112].

Ở Phần Lan, Caiande A.K chủ trương phân loại rừng dựa vào thực vật thảm tươi Ông chorằng, trong lâm phần thành thục, tổ thành thảm tươi không chỉ phụthuộc vào hoàn cảnh sinh thái môi trường mà còn phụ thuộc vào cả tổ thành loài cây gỗ củalâm phần Theo đó, thảm tươi là chỉ tiêu tốt nhất để xem xét tính đồng nhất sinh học của môitrường, kể cả tính đồng nhất về hiệu quả của thực vật rừng Tuy thế, điều này đã không hoàntoàn đúng vì thực tế thảm tươi có khả năng chỉ thị nhưng không có khả năng chỉ thị cho tấtcả các điều kiện lập địa Ngoài ra các yếu tố bên ngoài như lửa rừng, khai thác cũng ảnhhưởng lên thảm tươi (ghi theo Thái Văn Trừng, 1978)[112].

Ở Hoa Kỳ, phân loại rừng chủ yếu theo học thuyết cực đỉnh (Climax) của Colleman.Phân loại theo Climax tạo cho quần xã thực vật ổn định trong quá trình phát triển lâu dàitrên những vùng lãnh thổ rộng lớn với đất đai đã được hình thành từ lâu Khí hậu là nhân tốđể xác định Climax Ngoài khái niệm Climax, các nhà lâm học Hoa Kỳ còn đưa ra khái niệmtiền đỉnh cực (á đỉnh cực), đơn đỉnh cực, đa đỉnh cực (ghi theo Thái Văn Trừng, 1978)[112],

Ở vùng nhiệt đới, có lẽ Schimper (1903) là người đầu tiên đưa ra hệ thống phân loạithảm thực vật rừng nhiệt Trong hệ thống này, Schimper đã phân chia thảm thực vật thànhquần hệ khí hậu, quần hệ thổ nhưỡng và quần hệ vùng núi Trong quần hệ khí hậu lại đượcphân chia thành 4 kiểu: Rừng thưa, rừng gió mùa, rừng trảng, rừng gai, ngoài ra còn có thêm

Trang 18

2 kiểu là thảo nguyên nhiệt đới và hoang mạc nhiệt đới (ghi theo Thái Văn Trừng, 1978)[112] Sau Schimper là các hệ thống của Rubel (1935), Aubréville (1956), trong đó đángchú ý nhất là hệ thống của Aubréville Trong hệ thống này, ông đã căn cứ vào độ tán chetrên mặt đất của tầng ưu thế sinh thái để phân biệt các kiểu quần thể thưa thành: Rừng thưavà trảng truông (Thái Văn Trừng, 1978)[112].

Champion (1936) đã phân biệt 4 đai thảm thực vật lớn theo nhiệt độ: Nhiệt đới, á nhiệtđới, ôn đới và núi cao Bear (1944) đưa ra hệ thống 3 cấp đó là: Quần họp, quần hệ và loạtquần hệ Fosberg (1958) đề xuất hệ thống phân loại chung cho thảm thực vật rừng nhiệt đớidựa trên hình thái ngoại mạo cấu trúc quần thể là: Lớp quần hệ, quần hệ và quần hệ phụ (ghitheo Thái Văn Trừng, 1978)[112].

Theo Schmithusen (1959), thảm thực vật trái đất được phân thành 9 lớp quần hệ là:Lớp quần hệ rừng, lớp quần hệ cây bụi, lớp quần hệ sa-van và đồng cỏ, lớp quần hệ đồng cỏ,lóp quần hệ cây bụi nhỏ và nửa cây bụi, lớp quần hệ thực vật sống một năm, lớp quần hệhoang mạc, lóp quần hệ thực vật hồ nước nội địa và lớp quần hệ thực vật biển (Thái VănTrừng, 1978) [112].

Gần đây các nhà sinh thái và địa thực vật Đức đã phân chia thảm thực vật ở cạn thành16 kiểu quần hệ: Rừng mưa nhiệt đới, rừng mưa á nhiệt đới, rừng mưa lạnh ôn đới, rừngxanh mưa mùa, rừng lá rộng xanh mùa hè, rừng lá kim rộng ôn đới, kiểu quần hệ cây gỗ cógai, kiểu cây gỗ có lá rộng, kiểu thảo nguyên rừng, kiểu trảng cỏ nhiệt đới, kiểu thảo nguyênôn đới, kiểu đầm lầy, kiểu hoang mạc nóng và kiểu hoang mạc khô lạnh (Thái Văn Trừng,1978) [112].

UNESCO đã công bố một khung phân loại thảm thực vật thế giới dựa trên nguyên tắcngoại mạo cấu trúc Khung này là cơ bản để thống nhất các đơn vị thảm thực vật ừên quymô toàn cầu và được thể hiện trên bản đồ 1:1.000.000 và nhỏ hơn (phần lớn được trình bàyvà biên tập cho bản đồ tỉ lệ 1:5.000.000) Trong khung phân loại này, các mối quan hệ sinhthái và sinh thái-xã hội học không được thể hiện (UNESCO, 1973)[175].

I.I.2.2.Các nghiên cứu về vai trò của thảm thực vật

Thảm thực vật có vai trò hết sức quan trọng trong sự sống còn của trái đất Trong

“’Natural Conservation: the role of remnants of native vegetatỉon” (Denis s., 1993)[146],vai ừò của các thảm thực vật bản địa là rất quan trọng trong việc duy trì trạng thái cân bằngkhí quyển có lợi cho sức khỏe con người, điều hòa không khí, cân bằng C02/02, điều hòanhiệt độ khí quyển, ngăn chặn và hạn chế tác hại của bão lũ, thiên tai Thảm thực vật còn có

Trang 19

vai trò rất quan trọng trong điều phối cân bằng nước, hạn chế tối đa tác hại của nước mưađến xói mòn, rửa trôi, vừa giúp duy trì lượng nước tưới tiêu, sinh hoạt, vừa hạn chế tối đatác nguyên nhân phát sinh lũ lụt, hạn hán (Nathan, 1990)[161].

Gần đây, có nhiều nghiên cứu về tích tụ carbon ở các khu rừng, các quần xã thực vật.Mỗi một quần xã thực vật, đơn vị thảm thực vật khác nhau có vai trò và khả năng tích trữcarbon khác nhau Đây là những dẫn liệu giúp chúng ta định lượng hóa được vai trò củathảm thực vật trong việc duy trì cân bằng sinh thái từ quy mô địa phương, khu vực đến quymô toàn cầu.

1.2 Sơ LƯỢC CÁC NGHIÊN cứu THựC VẬT Ở VIỆT NAMI 2.1 Nghiên cứu hê thưc vât Viêt Nam

1.1.2.1 Đa dans hê thưc vât

Ở Việt Nam, ngoài các công trình mang tính chất cơ bản và cổ điển nhằm thống kê cácloài thực vật như các công trình của các nhà thực vật người Pháp (Loureiro, 1793)[184],(Pierre, 1880)[185], (Lecomte và cs, 1907-1952)[183] Đây là những công trình được đánhgiá là nền tảng cơ sở cho các nghiên cứu hệ thực vật Việt Nam Bên cạnh đó còn có các bộsách khác như: “Flore du Cambodge, du Laos et du Vietnam” do các tác giả thuộc Hội thựcvật nhiệt đới biên soạn (Association de Botanique Tropicale, 1960-2004)[181], đã công bố32 tập, sau đó bộ sách này được bổ sung thêm 3 tập do Royal Botanic Gardens Endinburg ấnhành gồm tập 35: Solanaceae (Sovanmoly Hul & Pauline Dy Phon, 2014)[187] và 2 tậpbằng tiếng Anh: 33: Apocynaceae (David J Middleton, 2014)[144] và tập 34-Polygalaceae(Colin A Pendry, 2014)[142], các tập là những mô tả của các họ, nhóm họ có quan hệ gần

gũi; bộ Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam gồm 6 tập (Lê Khả Kế và cs, 1969- 1976)[49], bộ

Cây gỗ rừng Việt Nam gồm 7 tập (Viện điều tra quy hoạch rừng, 1971-1988)[120] Trong

các tác phẩm này, các tác giả đã giới thiệu và mô tả khá chi tiết các loài cùng với hình vẽminh hoạ.

Trong số các tài liệu về thực vật học được sử dụng phổ biến tại Việt Nam, đáng chú ý

nhất là Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ xuất bản tại Montréan (1991-1993) và được

tái bản, có bổ sung bởi Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh (Phạm Hoàng Hộ, 1999-2000)[43].Đây là bộ sách được đánh giá là đầy đủ nhất, dễ sử dụng nhất và góp phần quan họng trongviệc nghiên cứu thực vật ở Việt Nam Trong bộ sách này, tác giả đã thống kê có mô tả vàkèm theo hình vẽ của hơn

II 600 loài thực vật Việt Nam.

Trang 20

Thập niên 90 của thế kỷ trước, các nhà thực vật Việt Nam và Liên bang Nga đã họptác nghiên cứu và hệ thống lại hệ thực vật Việt Nam Các công trình khoa học này được

đăng trong “Kỷ yểu cây có mạch của thực vật Việt Nam” tập 1-2 (1996) và Tạp chỉ Sinh học

sổ 16+17 (chuyên đề) 1994 và 1995 (ghi theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004c)[92].

Gần đây, tập thể các Nhà thực vật học của Việt Nam đã cùng nhau biên soạn cuốn

Danh lục các loài thực vật Việt Nam gồm 3 tập (Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi

trường, 2001)[111], (Nguyễn Tiến Bân (chủ biên), 2003-2005)[4] Tuy không có phần mô tảvà hình vẽ nhưng đây thực sự là một công trình có giá trị khoa học cao thể hiện tính đa dạng,phong phú của hệ thực vật Việt Nam với 11.603 loài.

Việc ghi nhận sự đa dạng về thành phần loài cho hệ thực vật Việt Nam: Pócs T khinghiên cứu về hệ thực vật ở Miền Bắc Việt Nam đã thống kê được ở miền Bắc có 5.196 loài(Pócs T., 1965)[189]; Phan Kế Lộc và cộng sự đã thống kê lại và có bổ sung nâng số loài ởmiền Bắc lên 5.609 loài, 1.660 chi và 140 họ xếp theo hệ thống của Engler (Phan Ke Lộc,1970)[58]; Thái Văn Trừng đã phân tích và cho rằng hệ thực vật Việt Nam, gồm 7.004 loài,1850 chi, 289 họ trong đó, ngành thực vật hạt kín chiếm ưu thế với 6.366 loài, 1.727 chi và239 họ (Thái Văn Trừng, 1978)[112] Năm 1997, Nguyễn Nghĩa Thìn đã tổng hợp, chỉnh lýtên các loài thực vật theo hệ thống Brummitt (1992) và đã chỉ ra hệ thực vật Việt Nam hiệnbiết 11.178 loài, 2.582 chi, 395 họ thực vật bậc cao (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997)[88]; tiếptheo, năm 1998, Phan Ke Lộc đã tổng kết hệ thực vật Việt Nam có 9.628 loài cây hoang dạicó mạch, 2.010 chi, 291 họ, 733 loài cây trồng và nâng tổng số loài của Việt Nam lên 10.361loài, 2.256 chi, 305 họ (Phan Ke Lộc, 1998)[61] Năm 1999, hệ thực vật Việt Nam đã ghinhận 10.192 loài của 2.298 chi, 285 họ của 6 ngành thực vật (Lê Trần Chấn và cs, 1999)[20].

Bên cạnh đó, hệ thực vật Việt Nam còn được ghi nhận theo khía cạnh giá trị sử dụng

bằng những công trình như: 1900 loài cây có ích ở Việt Nam (Trần Đình Lý và cộng sự,1993)[67], Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 1997)[23], Cây cỏ có ích ở Việt Nam(Võ Văn Chi và Trần Họp, 1999-2002)[24], Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ TấtLợi, 1995)[66] và các tài liệu do cán bộ của Viện dược liệu biên soạn như Cây thuốc và

động vật làm thuốc ở Việt Nam (Đỗ Huy Bích và cs, 2004)[4] Đây thực sự là những công

trình nghiên cứu có ý nghĩa về hệ thực vật Việt Nam và quan tâm đến giá trị kinh tế củachúng mà đặc biệt là tác dụng làm thuốc.

về việc xây dựng thực vật chí, từng họ đã lần lượt được công bố như họ Orchidaceae Việt Nam (Averyanov, 1994)[128], họ Na-Annonaceae (Nguyễn Tiến Bân,

Trang 21

Lan-2000)[3], họ Bạc hà-Lamiaceae (Vũ Xuân Phương, 2000)[77], họ Đơn nem- Myrsinaceae(Trần Thị Kim Liên, 2002)[56], họ Cói-Cyperaceae (Nguyễn Khắc

Khôi, 2002)[51], họ Đơn nem Myrsinaceae (Trần Thị Kim Liên, 2002)[56], Họ Trúc Apocynaceae (Trần Đình Lý, 2007)[68], Họ cỏ roi ngựa-Verbenaceae (Vũ Xuân Phương,2007)[78], Họ Cúc-Asteraceae (Lê Kim Biên, 2007)[7], Bộ Hoa loa kèn-Liliales (Nguyễn

đào-Thị Đỏ, 2008)[36], Họ Lan-Orchidaceae, Chi Hoàng thảo- Dendrobỉum (Dương Đức Huyến,

2007) [47] hay họ Thầu dầu-Euphorbiaceae (Nguyên Nghĩa Thin, 2006)[171], Tuy chỉ đềcập đến một họ nhất định nhưng đây là các công trình nghiên cứu chuyên sâu, trình bày đầyđủ các thông tin cần thiết về các loài trong họ Là những tài liệu quan trọng làm cơ sở choviệc đánh giá về đa dạng phân loại của các họ thực vật Việt Nam.

Trong những năm gần đây có một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về hệ thực vậtbậc cao có mạch (đa dạng và phân loại) ở các vùng khác nhau của Việt Nam, có thể kể đếnnhư: hệ thực vật ở Cúc Phương đã xác định có 1.817 loài, 838 chi, 188 họ (Phùng Ngọc Lanvà cs, 1996)[53], hệ thực vật ở Pù Mát có 202 họ, 931 chi và 2.494 loài (Nguyễn Nghĩa Thìnvà Nguyễn Thanh Nhàn, 2004)[97], hệ thực vật Ben En có 1.389 loài của 65 chi, 173 họ(Hoang Van Sam và cs, 2008)[151] Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu cụ thể ở cácđịa phương khác, như hệ thực vật Hoàng Liên Sơn (Trần Đình Lý và cs, 1996)[68]; hệ thựcvật núi cao Sa Pa-Phan Si Phăng (Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thị Thời, 1998)[103]; hệthực vật Kon Ka Kinh (Trần Quang Ngọc, 1999)[71]; hệ thực vật ven biển Nam Trung Bộ(Nguyễn Nghĩa Thìn và Vũ Văn cần, 1999)[95]; hệ thực vật Bạch Mã (Thừa Thiên-Huế)(Nguyễn Nghĩa Thìn và cs, 2003)[97]; hệ thực vật Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình)(Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Văn Thái, 2003)[100]; hệ thực vật Chư Mom Ray (KonTum) (Hồ Mạnh Tường và cs, 2006)[118]; hệ thực vật Xuân Sơn (Phú Thọ) (Trần Minh Hợivà Vũ Xuân Phương, 2008)[45]; hệ thực vật Hoàng Liên (Lào Cai) (Nguyễn Nghĩa Thìn vàcs, 2008)[95]; các nghiên cứu này tập trung xây dựng danh sách các loài thực vật cho mộtkhu phân bố cụ thể là các khu rừng đặc dụng, đơn vị hành chính cụ thể được tiến hành khárộng rãi, phổ biến ở hầu hết các nơi còn rừng tự nhiên trên cả nước.

Ll.2.2 Đa dang các yếu tố đìa lỷ thưc vât

về các yếu tố địa lý thực vật, Gagnepain là người đầu tiên nghiên cứu, phân tích vàđánh giá các yếu tố địa lý thực vật của hệ thực vật Việt Nam, theo tác giả hệ thực vật ĐôngDương bao gồm năm yếu tố được trình bày trong hai công trình là:

Góp phần nghiên cứu hệ thực vật Đông Dương (1926) và Giới thiệu về hệ thực vật ĐôngDương (1944): yếu tố Trung Quốc chiếm 33,8% tổng số loài của hệ thực vật; yếu tố Xích

Trang 22

Kim-Himalaya chiếm 18,5%; yếu tố Malaysia và nhiệt đới khác chiếm 15,0%; yếu tố đặchữu chiếm 11,9%; yếu tố nhập nội và phân bố rộng chiếm 20,8% (Thái Văn Trừng, 1978)[112].

Pócs Támas đã phân tích và sắp xếp các loài thực vật ở Bắc Việt Nam thành nhóm cácyếu tố trên cơ sở khu phân bố hiện tại mà không phân tích đến nguồn gốc phát sinh củachúng Theo ông, hệ thực vật Bắc Việt Nam bao gồm: yếu tố bản địa đặc hữu 39,90 %, trong

đó: của Việt Nam-32,55 % và của Đông Dương-7,35 %; yếu tố di cư từ các vùng nhiệt đới:

55,27 %, trong đó, từ Trung Quốc-12,89 %; từ Ấn Độ và Himalaya-9,33 %; từ Malaysia và

Indonesia-25,69 %; từ các vùng nhiệt đới khác-7,36 %; yếu tố khác 4,83 % (gồm nhập nội,

trồng trọt-3,08 %); nhóm ôn đới 3,27 %; nhóm toàn thế giới 1,56 % (Pócs T., 1965)[189].Thái Văn Trừng (1978) đã căn cứ vào bảng thống kê các loài của hệ thực vật Bắc ViệtNam đã cho rằng ở Việt Nam có 3 % số chi và 27,5% số loài đặc hữu Tuy nhiên, sau đó căncứ vào khu phân bố hiện tại cũng như nguồn gốc phát sinh của các loài Tác giả đã gộp cácnhân tố từ Nam Trung Quốc vào nhân tố đặc hữu bản địa Việt Nam nâng tỉ lệ các loài đặchữu bản địa lên 50%, còn yếu tố di cư chiếm tỉ lệ 39%, các nhân tố khác chỉ chiếm 11% (7%nhiệt đới, 3% ố ôn đới và 1% toàn thế giới), nhân tố nhập nội vẫn là 3,08% (Thái VănTrừng, 1978)[112].

Lê Trần Chấn cũng đã khái quát vùng phân bố cho các yếu tố địa lý của hệ thực vậtViệt Nam với 20 yếu tố, trong đó riêng đặc hữu được các tác giả xếp thảnh 4 yếu tố (đặc hữuBắc Bộ, đặc hữu Trung Bộ, đặc hữu Nam Bộ và đặc hữu Việt Nam Các tác giả cũng phântách nhóm loài phân bố ở Việt Nam, Hải Nam, Đài Loan và Phillipine thành một yếu tốừong khi toàn châu Á cũng là một yếu tố (Lê Trần Chấn và cs, 1999a)[20].

Như vậy, có sự không thống nhất giữa các tác giả về phân chia các yếu tố cụ thể Quanđiểm phân chia các yếu tố, đặt tên các yếu tố không rõ ràng, chưa thống nhất Trên sự phânchia của các tác giả Pócs Tamás (1965), Ngô Chinh Dật (1993) đối với HTV Việt Nam,Đông Dương và Nam Trung Hoa, Nguyễn Nghĩa Thìn đã đề xuất các yếu tố địa lý của HTVViệt Nam như sau (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004a)[89]:

Yếu tố thế giới: gồm các taxon phân bố khắp noi trên thế giới

Liên nhiệt đới: gồm các taxon phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á, châu úc, châu Phi vàchâu Mỹ Một số có thể mở rộng tới vùng ôn đới.

Nhiệt đới châu Á, châu úc và châu MỹNhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Mỹ

Nhiệt đới châu Á và Mỹ: gồm các taxon phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á đến vùng

Trang 23

nhiệt đới châu Mỹ, một số có thể mở rộng tới Đông Bắc châu úc và các đảo Tây Nam TháiBình Dương.

Cổ nhiệt đới: gồm các taxon phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á, châu úc, châu Phi vàcác đảo lân cận.

Nhiệt đới châu Á và châu úc: gồm các taxon phân bố mà ở vùng nhiệt đới châu Á tớichâu úc và các đảo lân cận Nó nằm cánh đông của cổ nhiệt đới và mở rộng đến các đảo ẤnĐộ nhưng không bao giờ tới lục địa châu Phi.

Nhiệt đới châu Á và châu Phi: gồm các taxon ở vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi và cácđảo lân cận Đây là cánh Tây của vừng cổ nhiệt đới và có thể mở rộng tới Fiji và các đảonam Thái Bình Dương nhưng không tới châu úc.

Nhiệt đới châu Á (Indo-Malesia): gồm các taxon phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á từẤn Độ, Sri Lanka, Myanma, Thái Lan, Đông Dương và Tây Nam và Nam Trung Hoa (Lụcđịa châu Á), Indonesia, Malaysia, Philippines đến New Guinea và mở rộng tới Fiji và cácđảo Nam Thái Bình Dương (vùng Malesia) nhưng không tới châu úc.

Đông Dương-Malesia: gồm các taxon phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á từ lục địaĐông Nam Á (Myanma, Thái Lan, Đông Dương và Tây Nam-Nam Trung Hoa), đếnMalaysia, Indonesia, Philippines, New Guinea và mở rộng tới Fiji và các đảo nam Thái BìnhDương nhưng không tới châu úc ở phía Nam hay Ấn Độ ở phía Tây.

Đông Dương-Ấn Độ hay Lục địa châu Á nhiệt đới: gồm các taxon phân bố ở vùngnhiệt đới châu Á từ ấn Độ, Sri Lanka, Myanma, Thái Lan, Đông Dương và Nam Trung Hoakhông tới vùng Malesia.

Đông Dương-Himalaya hay Lục địa Đông Nam Á (trừ Malesia, Ấn Độ): gồm cáctaxon phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á từ chân Himalaya, Myanma, Thái Lan,

Đông Dương và Tây Nam Trung Hoa, một số có thể mở rộng đến bán đảo Mã Lai ở phíaNam Đây là nhóm thực vật phân bố chủ yếu trên núi cao.

Đông Dương-Nam Trung Hoa: gồm các taxon phân bố ở Đông Dương và Nam TrungHoa đặc biệt xung quanh biên giới Trung Hoa (chỉ có ở Nam Vân Nam, Quảng Tây, QuảngĐông, Đài Loan, Hải Nam) và Đông Dương.

Đông Dương: Các taxon phân bố giới hạn trong phạm vi 3 nước Đông Dương và đôikhi có thể gặp ở Thái Lan.

Ôn đới Bắc: gồm các taxon phân bố trong vùng ôn đới châu Á, châu Âu, châu Mỹ vàcó thể mở rộng tới vùng núi nhiệt đới, tới vùng ôn đới Nam bán cầu.

Đông Á-Bắc Mỹ: gồm các taxon phân bố trong vùng ôn đới châu Á và Bắc Mỹ có thể

Trang 24

mở rộng tới vùng núi nhiệt đới.

Ôn đới cổ thế giới: gồm các taxon phân bố ở ôn đới châu Âu, châu Á và có thể mởrộng tới mà ở vùng núi nhiệt đới châu Phi và châu úc.

Vùng ôn đới Địa Trung Hải-châu Âu-châu Á: gồm các taxon phân bố trong vùng ônđới quanh Địa Trung Hải, châu Âu và châu Á.

Đông Á: gồm các taxon phân bố trong vùng ôn đới từ Himalaya đến Đông Trung Hoatới Triều Tiên, Nhật Bản, có thể mở rộng tới vùng núi nhiệt đới.

Đặc hữu Việt Nam: gồm các taxon phân bố trong giới hạn của Việt Nam.

Gần đặc hữu: gồm các taxon phân bố chủ yếu trong giới hạn của Việt Nam và có thểtìm thấy ở một vài điểm của các nước lân cận dọc theo biên giới.

Đặc hữu hẹp: loài chỉ mới phát hiện ở phạm vi hẹp Trong nghiên cứu này, tác giả ápdụng phạm vi đặc hữu hẹp là tỉnh Hà Giang và các vùng phụ cận trong ranh giới Đông BắcViệt Nam.

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây có một số công trình khi nghiên cứu đa dạngHTV của một khu vực cụ thể, cũng đã nghiên cứu yếu tố địa lý của khu hệ đó như: hệ thựcvật ở Cúc Phương đã xác định 16 yếu tố địa lý thực, trong đó: yếu tố Đông Dương cao nhấtchiếm 19,75%, tiếp đến là yếu tố Nam Himalaya 13,68%, yếu tố châu á nhiệt đới 11,88%,yếu tố đặc hữu chiếm 17,49% (Phùng Ngọc Lan và cs, 1996)[53]; hệ thực vật VQG Pù Mátcó nhóm các yếu tố nhiệt đới chiếm tỉ lệ cao nhất là 58,30% trong khi yếu tố ôn đới chiếm4,49%, yếu tố đặc hữu chiếm 16,60% (Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thanh Nhàn, 2004)[97].

Theo quan điểm cá nhân, giới hạn và hệ thống hóa các yếu tố địa lý thực vật củaNguyễn Nghĩa Thìn (2004a)[89] như ừên là hợp lý, theo đó, Châu Á vốn có nằm trên 2 miềnđịa lý sinh vật thì không thể là một yếu tố như quan điểm của Lê Trần Chấn (1999) và việctồn tại ở hai miền địa lý như vậy chắc chắn phải thuộc nhóm liên nhiệt đới hoặc cổ nhiệt đới,hoặc phân bố rộng.

1.1.23 Nghiên cứu phổ dạng sống của hệ thực vật

Các công trình nghiên cứu về phổ dạng sống của hệ thực vật ở Việt Nam nói chung vàcác khu hệ thực vật của các địa phương nói riêng áp dụng theo hệ thống phân chia dạng sốngthực vật của Raunkiær (1934)[163] (xem Phụ lục 4) Đối với HTV Bắc Việt Nam, Pócs T.đã phân tích một số thành phần phổ dạng sống của hệ thực vật và đưa ra phổ dạng sốngchuẩn (Spectrum of Biology-Ký hiệu SB) như sau: SB = 52,21 Ph + 40,68 (Ch, Hm, Cr) +7,11 Th (Pócs T., 1965)[189].

Trang 25

Áp dụng hệ thống phân chia này, chi tiết hơn trong nghiên cứu của mình, Thái VănTrừng còn áp dụng các ký hiệu khác cho chồi và lá theo các trạng mùa, ký hiệu về hình dạngtán, chất liệu dây leo (Thái Văn Trừng, 1978)[112] Một số phổ dạng sống của hệ thực vậtViệt Nam và một số khu vực khác đã được xây dựng, như VQG Cúc Phương với 57,78%nhóm Ph (Phùng Ngọc Lan và cs, 1997)[53], số loài Ph của Việt Nam là 54,68% (Lê TrầnChấn và cs, 1999a)[20], hệ thực vật VQG Pù Mát có 78,88% thuộc nhóm Ph (Nguyễn NghĩaThìn, Nguyễn Thanh Nhàn, 2004)[97], VQG Bến En (Hoang Van Sam và cs, 2008)[151] có75,88% cây thuộc nhóm Ph, các phổ dạng sống này đều cho thấy tính chất nhiệt đới kháđiển hình với tỉ lệ cao của nhóm Ph.

I.I.2.4 Nghiên cứu giá tri sử dung của hê thưc vât

Nghiên cứu giá trị sử dụng của thực vật ở Việt Nam được đặt nền móng từ những khảosát, thu thập mẫu vật trên khắp mọi miền cả nước của các nhà khoa học người Pháp từ cuốithế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX Theo đó, mẫu vật được lưu trữ ở các bảo tàng thực vậtcủa Việt Nam và các nước trên thế giới, chủ yếu ở Bảo tàng lịch sử tự nhiên Paris Trong đó,các tác giả đã ghi nhận những giá trị sử dụng của thực vật như: Thực vật Nam Bộ (Loureiro,1793)[184], Thực vật rừng Nam Bộ (Pierre, 1880)[185], Thực vật chí Đông Dương(Lecomte, 1907-1952)[183], Cây cỏ thường thấy (Lê Khả Kế và cs, 6 tập, 1969-1976) [49],Cây gỗ rừng Việt Nam (Viện điều tra quy hoạch rừng, 1971-1988)[120], 1900 loài cây cóích ở Việt Nam (Trần

Đình Lý, 1993)[67], Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lọi, 1995)[66], Từđiển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 1997)[23], Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ,1999-2000)[43], Cây cỏ có ích ở Việt Nam (Võ Văn Chi, Trần Hợp, 1999-2002)[24], Tàinguyên cây gỗ Việt Nam (Trần Hợp, 2002)[46], Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở ViệtNam (Đỗ Huy Bích và cs, 2004)[4], Trong các công trình này, Võ Văn Chi (1997) [46] đãmô tả, giới thiệu 3107 loài; Trần Hợp (2002)[46], đã giới thiệu 433 loài cây gỗ có giá trị sửdụng; Đỗ Huy Bích và cs (2004)[4] cho biết ở Việt Nam có 3.948 loài thực vật bậc cao, bậcthấp và nấm lớn được dùng làm thuốc, trong đó nhóm thực vật bậc cao có mạch có 3.870loài.

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, các công trình nghiên cứu ở các khu hệ thựcvật địa phương khác nhau đều căn cứ trên các tài liệu khác nhau để đánh giá giá trị tàinguyên thực vật Trong đó, thường sử dụng các nhóm như: cây cho gỗ, cây lấy thuốc, cây ănđược (làm thức ăn, lương thực, nuôi gia súc, ), cây làm cảnh, cây cho dầu béo, cây cho sợi,tinh dầu, tannin, cây có độc, Đây là một trong những kết quả nghiên cứu được các nhà

Trang 26

nghiên cứu quan tâm khi nhiên cứu hệ thực vật.

Ll.2.5 Nghiên cứu giá trị bảo tồn của hệ thực vật

Ở Việt Nam, với việc Sách Đỏ Việt Nam ra đời năm 1996 thì các nghiên cứu về đadạng thực vật cũng bắt đầu quan tâm đến giá trị bảo tồn của các loài cây cỏ từ thời gian nàytrở đi Có ít báo cáo hoặc các công trình độc lập về giá trị bảo tồn của hệ thực vật mà chúngthường được lồng ghép trong các báo cáo đa dạng chung của hệ thực vật ở các Vườn Quốcgia, Khu bảo tồn hoặc địa phương cụ thể như đã trình bày ở trên Năm 2007, Sách Đỏ ViệtNam phần thực vật xuất bản lần thứ 2 đã bổ sung, hệ thống hóa các thứ hạng phân loại đồngnhất với thế giới (IUCN) Hiện nay, Việt Nam có 448 loài thực vật được ghi nhận theo SáchĐỏ này, trong đó, thực vật bậc cao có mạch có 429 loài (Bộ Khoa học và Công nghệ, ViệnKhoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007) [10].

Năm 2008 trở thành năm đặc biệt đối với công tác đánh giá và bảo tồn đa dạng sinhhọc khi Luật Đa dạng sinh học ra đời (Quốc hội, 2008)[79] Trong đó đề cập đến các kháiniệm về đa dạng sinh học mà chưa có một công bố chính thức nào trước đó đề cập đến Đâycũng là kết quả nghiên cứu, tham vấn giữa các nhà khoa học, chuyên gia bảo tồn và các nhàquản lý địa phưcmg, quản lý nhà nước để Quốc hội có cơ sở ban hành luật này.

Sau khi trở thành thành viên của CITES, Việt Nam đã có văn phòng CITES trực thuộcTổng cục lâm nghiệp, Cục kiểm lâm Các tài liệu công bố của CITES được ban hành nhằmgiới thiệu về CITES và danh mục các loài thuộc CITES Theo Thông tư số 59/2010/TT-BNNPTNT năm 2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục các loàiđộng vật, thực vật hoang dã thuộc quản lý của Công ước về buôn bán quốc tế các loài độngvật, thực vật hoang dã nguy cấp Theo đó, Việt Nam hiện có 104 loài và nhóm loài (các loàithuộc một chi) thuộc phụ lục I, 81 loài và nhóm loài thuộc phụ lục II và 9 loài thuộc phụ lụcIII Đây là căn cứ để các tác giả khi đánh giá về tính đa dạng sinh học của một khu hệ thựcvật Tuy nhiên, không có nhiều các công trình đánh giá đầy đủ, toàn diện và cập nhật về giátrị bảo tồn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2010)[13].

Năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định 160/2013/NĐ-CP về tiêu chí xác định loàivà chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ Kèmtheo đó là danh mục các loài, các giống, các thứ động thực vật được ưu tiên bảo vệ, các biểumẫu để các nhà khoa học, nhà quản lý đề xuất loại trừ hoặc bổ sung các loài, các giống /thứ / dưới loài vào danh mục này (Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,2013b)[30].

Trang 27

1.2.2 Nghiên cứu thảm thực vật

Các công trình nghiên cứu về TTV ở Việt Nam nói riêng và các nước trên bán đảoĐông Dương nói chung ban đầu được thực hiện bởi các tác giả người nước ngoài Chevalier(1918) là người đầu tiên phân loại thảm thực vật Bắc Bộ thành 10 kiểu, Maurand (1943-1953) đã chia Đông Dương thành 3 vùng với 8 kiểu quần thể trong các vùng và lập bảngphân loại mới về các quần thể thực vật; Dương Hàm Nghi (1958) đã tổng kết các nghiên cứucủa Rollet, Lý Văn Hội và Neang sam Oil và lập bảng xếp loại rừng miền Bắc; Loschau(1960) đưa ra một khung phân loại rừng theo trạng thái ở Quảng Ninh, bảng phân loại nàyđã phân thành 4 trạng thái như: rừng loại I: gồm những đất đai hoang trọc, trảng cỏ và câybụi; rừng loại II: gồm những rừng non mới mọc; rừng loại III: gồm tất cả các rừng đã bị khaithác ừở nên nghèo kiệt, tuy còn có thể khai thác lấy gỗ trụ mỏ; rừng loại IV: rừng nguyênsinh chưa bị khai phá Hệ thống của Loschau (1960) đã được áp dụng khá rộng rãi ở nước tatrong việc điều tra tái sinh rừng cũng như điều tra tài nguyên rừng theo khối trạng thái ViệnĐiều tra Quy hoạch rừng đã áp dụng hệ thống này vào việc phân loại trạng thái rừng phụcvụ công tác quy hoạch, thiết kế kinh doanh rừng Mặc dù hiện nay, ngành lâm nghiệp đangsử dụng cách phân loại này rất phổ biến tuy nhiên vẫn có hạn chế bởi chỉ tập trung vào đốitượng chính là rừng (độ che phủ và trữ lượng gỗ) sau (ghi theo Thái Văn Trừng, 1978)[112].Trần Ngũ Phương đã xây dựng bảng phân loại rừng miền Bắc, trong đó chú ý đếnnghiên cứu qui luật diễn thế thứ sinh, diễn biến độ phì, tính chất lý hoá và dinh dưỡng đấtqua các giai đoạn phát triển của rừng Bảng phân loại gồm: Đai rừng nhiệt đới mưa mùagồm các kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh ngập mặn, bao gồm các kiểu phụ thổnhưỡng rừng mặn, Đước, Vẹt và các kiểu phụ thứ sinh; kiểu rừng nhiệt đới mưa mùa lá rộngthường xanh; kiểu rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh; kiểu rừng nhiệt đới ẩm lá rộngthung lững; kiểu phụ rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh núi đá vôi Đai rừng á nhiệt đớimưa mùa gồm kiểu rừng á nhiệt đới lá rộng thường xanh; kiểu rừng á nhiệt đới lá kim trênnúi đá vôi và đai rừng á nhiệt đới mưa mùa núi cao (Trần Ngũ Phương, (1970)[73].

Trong công trình “Végestation du Vietnam Le massif Sud-Annamitique et Les RégionLimitrophes”, Schmid đã dựa trên các nhân tố sinh thái và tiến hành mô tả các đơn vị TTVViệt Nam theo các sinh khí hậu khác nhau gồm: Sinh khí hậu nửa khô nóng với các TTVven biển, TTV trên cát đỏ độ cao trên 100m ở các bậc thềm khác, TTV trên đồng bằng phùsa, TTV trên đồi núi ven biển; sinh khí hậu nửa ẩm và nóng gồm các TTV trên đất bazan,TTV trên đất không phải bazan, TTV trên đồng bằng phù sa và TTV ven suối; sinh khí hậuẩm gần núi: thường ở độ cao 600- 1200m, mùa khô tương đối dài gồm rừng kín thường xanh

Trang 28

trên đất dốc thoát nước tốt, rừng thưa, rừng rụng lá trên bazan mỏng; rừng ừe nứa, trảng câybụi, trảng cỏ thứ sinh, TTV ngập nước, TTV ở vùng trũng và TTV ven suối; sinh khí hậunửa ẩm gần núi (độ cao 600-1200m) gồm TTV trên đất bazan dày, TTV trên đá phiến sét,TTV ngập nước, TTV ven suối, TTV vật trên đồng bằng phù sa; và sinh khí hậu luôn ẩmvùng núi (độ cao ừên 1200m) gồm rừng kín thường xanh ừên đất xít, rừng kín thường xanhtrên đá granit và nhóm TTV đặc biệt (M Schmid, 1974)[186].

Công trình “Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam” đã sử dụng độ ưu thế của các loàicây trong ô tiêu chuẩn để xác định các quần họp, ưu họp, phức họp; trong các yếu tố phátsinh thì khí hậu là yếu tố phát sinh ra kiểu thực vật, còn các yếu tố địa lý, địa hình, địa chất,thổ nhưỡng, khu hệ thực vật và con người, là các yếu tố phát sinh của các kiểu phụ, kiểutrái và ưu hợp (Vũ Tự Lập, 1976)[54].

Trên quan điểm sinh thái phát sinh, Thái Văn Trừng đã xây dựng bảng phân loại rừngViệt Nam Trong hệ thống này, tác giả đã sắp xếp các kiểu TTV hiện có ở Việt Nam vàomột khung họp lý, qui định được trật tự trước sau giữa các nhân tố sinh thái, theo trật tựgiảm dần từ kiểu tốt nhất đến kiểu xấu nhất Đây là một công trình tổng quát, đáp ứng đượcqui hoạch sinh thái Đặc biệt, ừong việc xác định các điểm khống chế về khí hậu-thủy chếliên quan đến diện mạo và hình thái phát sinh của TTV, Thái Văn Trừng đã đưa ra chỉ sốkhô hạn X = S.A.D với s là số tháng khô (lượng mưa < hai lần giá trị nhiệt trung bìnhtháng), A là số tháng hạn (lượng mưa < giá trị nhiệt trung bình tháng) và D là số tháng kiệt(lượng mưa < một nửa giá trị nhiệt trung bình tháng) Chỉ số này dễ dàng biểu hiện đượcthời gian và mức độ khô hạn Bảng phân loại các đom vị TTV được chia làm hai nhóm:Nhóm các kiểu TTV ở vùng thấp (có độ cao dưới lOOOm ở miền Nam và dưới 700m ởmiền Bắc) và nhóm các kiểu TTV ở vùng cao (có độ cao trên lOOOm ở miền Nam và trên700m ở miền Bắc), cụ thể: Nhóm các kiểu thảm ở độ cao dưới lOOOm ở miền Nam, dưới700m ở miền Bắc có các kiểu sau: kiểu rừng kín thường xanh mưa hơi ẩm nhiệt đới; kiểurừng kín nửa rụng lá khô nhiệt đới; Kiểu rừng kín rụng lá, hơi ẩm nhiệt đới; kiểu rú kín lácứng, hơi khô nhiệt đới; kiểu rừng thưa cây lá rộng, rụng lá, khô nhiệt đới; kiểu rừng thưacây lá kim hơi khô á nhiệt đới núi thấp; kiểu trảng cây to, cây bụi cỏ cao, khô nhiệt đới; kiểutruông bụi gai, hạn nhiệt đới; Nhóm các kiểu thảm vùng núi có độ cao trên lOOOm (ở miềnNam) và trên 700m (ở miền Bắc) gồm: kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núithấp; kiểu rừng kín hỗn hợp lá rộng, lá kim, ẩm á nhiệt đới núi thấp; kiểu rừng lá kim ẩm ônđới núi vừa; Kiểu quần hệ khô vùng cao; kiểu quần hệ lạnh vùng Trong công trình này, cácnhân tố sinh thái phát sinh được tác giả đề cập, làm cơ sở để phân chia các kiểu, kiểu phụ/

Trang 29

kiểu ưái TTV bao gồm: Nhóm nhân tố địa lí-địa hình; Nhóm nhân tố khí hậu, thuỷ văn;Nhóm nhân tố đá mẹ, thổ nhưỡng; Nhóm nhân tố khu hệ thực vật; Nhóm nhân tố sinh vật vàcon người (Thái Văn Trừng, 1978)[112].

Vũ Đình Huề (1984) đã đưa ra phương pháp phân loại rừng để phục vụ các mục đíchkinh doanh Theo tác giả, kiểu rừng là một loạt các xã họp thực vật thuộc một kiểu trạng tháitrong phạm vi một kiểu điều kiện thực bì rừng và tương ứng có một giải pháp lâm sinh thíchhọp (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004a)[89].

Phan Kế Lộc (1985) dựa trên khung phân loại của UNESCO (1973) đã đưa ra khungphân loại TTV ở Việt Nam có thể thể hiện được trên bản đồ 1:2.000.000 Bảng phân loạigồm có 5 lớp quần hệ Mỗi một phân lóp quần hệ lại phân thành các phân quần hệ, nhómquần hệ, quần hệ và thấp nhất là phân quần hệ: lóp quần hệ rừng rậm gồm 3 phân lớp quầnhệ chính là: rừng thường xanh, rừng rụng lá và rừng khô; lớp quần hệ rừng thưa có 3 phânlớp quần hệ: trảng cây bụi, trảng cây bụi lùn và trảng cỏ (Phan Ke Lộc, 1985)[60].

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây còn có các nghiên cứu cụ thể về TTV ở các địaphương từ cấp tinh trở lên hoặc VQG như: Hoàng Liên Sơn (Đỗ Hữu Thư và cs, 1995)[105],(Vũ Anh Tài và cs, 2008)[84]; Tây Nguyên (Ngô Văn Trại, 1996) [108], Bà Rịa-Vững Tàu(Đoàn Cảnh, 1997) [19], Đồng Tháp Mười (Lê Kim Biên và Lê Văn Thường, 1998)[6], CúcPhương (Trần Quang Chức, 2000)[31], Phong Nha (Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn VănThái, 2003), Bạch Mã (Nguyễn Nghĩa Thìn-Mai Văn Phô, 2003)[100], Pù Mát (NguyễnNghĩa Thìn-Nguyễn Thanh Nhàn, 2004)[97], Ba Vì (Lê Trần Chấn và cs, 2005)[22], TháiNguyên (Lê Đồng Tấn và Ma Thị Ngọc Mai, 2006)[85], Bắc Trung Bộ (Trần Thế Liên,2006)[57], Yok Đôn (Ngô Tiến Dũng và cs, 2006)[33], Rừng khộp ở Tây Nguyên (Trần VănCon, 2006)[32], Ninh Bình (Nguyễn Hữu Tứ, Trương Quang Hải, 2007)[114], Quảng Trị(Nguyễn Hữu Tứ, 2007)[114], Bidoup-Núi Bà (Nguyễn Đăng Hội và cs, 2011)[44], Trongsố các công trình này, một số áp dụng khung phân loại của UNESCO để mô tả TTV ở cấptỉnh hoặc dưới tỉnh cho các bản đồ tỉ lệ 1:100.000, theo nhận định của tác giả như vậy làkhông đúng Một số công trình của Nguyễn Hữu Tứ thường áp dụng theo quan điểm địamạo-thổ nhưỡng-sinh khí hậu của Smchid, theo tác giả, quan điểm đó dễ áp dụng được ởquy mô cấp huyện còn ở quy mô cấp tinh thì khó hơn Đa phần các công trình khác mô tảTTV không theo hệ thống cụ thể nào hoặc không lý giải cách xây dựng hệ thống, cách gọitên đơn vị mặc dù nhìn có vẻ giống với quan điểm sinh thái phát sinh (Thái Văn Trừng,1978)[112].

Như nhận xét ở trên về các hệ thống mô tả TTV, nếu như hệ thống của UNESCO phù

Trang 30

họp với việc thành lập bản đồ ở tỉ lệ 1:2000.000, tương đương với việc thành lập bản đồ củacả nước Bên cạnh đó, ở quy mô cấp miền với các sinh khí hậu đặc trưng thì việc sử dụng hệthống của Trần Ngũ Phương hoặc Thái Văn Trừng được chúng tôi đánh giá là phù hợp(thành lập bản đồ tỉ lệ 1:500.000 đến 1:100.000) còn hệ thống của Schmid thì quá chi tiết vàchỉ phù họp khi áp dụng cho các khu vực có diện tích nhỏ và thành lập bản đồ ở tỉ lệ lớn (vídụ tỉ lệ 1:10.000 hoặc 1:50.000).

Trong phần lớn các công trình nghiên cứu về TTV ở các địa phương trong cả nước,chủ yếu ở cấp huyện và cấp xã theo quy mô hành chính, thảm thực vật được các tác giả môtả, minh họa từ sơ lược đến chi tiết nhưng chỉ một số ít các công trình hệ thống phân loạiTTV được áp dụng đúng và đầy đủ Ngay cả cách gọi tên TTV đôi khi cũng chưa đúng vàkhông theo nguyên tắc nào Đây là một hạn chế bởi sự pha trộn kiến thức cơ bản giữa các hệthống khác nhau nên làm cho các tác giả lẫn lộn khi mô tả, gọi tên TTV Bên cạnh đó, có rấtít các công trình vừa mô tả, vừa thành lập bản đồ TTV Thực tế, việc thành lập bản đồ TTVkhác nhau giữa các khu vực và vùng miền ở tỉ lệ quy chiếu Song song với việc thành lậpbản đồ thì mô tả các đơn vị trong phần thuyết minh cũng phải phù họp với bản đồ, và vì vậy,việc mô tả TTV ở các khu vực khác nhau đôi khi cũng khác nhau Việc mô tả TTV theo hệthống khác cũng yêu cầu việc biên tập bản đồ phải chuyển theo hướng khác nên cũng dẫnđến sự khác nhau này.

1.3 NHỮNG NGHIÊN cứu THựC VẬT Ở HÀ GIANG1.3.1 Những nghiên cứu về hệ thực vật ở Hà Giang

Các công trình nghiên cứu về đa dạng HTV ở tỉnh Hà Giang bước đầu là những dẫnliệu báo cáo về sự có mặt của các nhóm loài quý hiếm, những loài hạt trần hoặc những loàimới phát hiện (loài mới cho khoa học hoặc loài mới cho hệ thực vật Việt Nam) Trong 15năm trở lại đây có các công trình lần đầu tiên công bố một số loài thực vật Hạt trần quý,

hiếm được phát hiện ở Hà Giang, ghi nhận các loài Dẻ từng sọc nâu-Amentotaxus

hatuyenensis, Thông đỏ trung hoa (Taxus chỉnensỉs), Hoàng đàn rủ (Cupressus funebris),

Thông tre lá ngắn (Podocarpuspilgeri) (Lê Trần Chấn và cs 1999)[21]; công trình “Góp

phần kiểm kê thành phần loài của họ Lan ở Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn (huyệnQuản Bạ, tỉnh Hà Giang) ” đã thống kê 119 loài thuộc 48 chi Lan có vùng phân bố ở Bát

Đại Sơn (Phạm Vãn Thế và cs, 2007)[87]; số thực vật có giá trị bảo tồn cao bổ sung chodanh sách các loài ở KBTTN Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ (Nguyễn Tiến Hiệp và cs, 2007)[3 8]; kết quả điều ừa phát hiện tính đa dạng, sự phân bố và đánh giá giá trị bảo tồn của các

Trang 31

loài Thông ở tinh Hà Giang (Phan Kế Lộc và cs, 2007) [64]; các đặc điểm của quần thể

Bách vàng việt (Xanthocyparỉs vieừiamensis) phát hiện tại tỉnh Hà Giang (Nguyễn Tiến

Hiệp và cs, 2007)[39].

Ở cấp độ khu vực có các công trình giới thiệu những loài thực vật bị đe dọa tuyệtchủng và hiện trạng bảo tồn chúng ở cao nguyên đá vôi Đồng Văn (Nguyễn Tiến Hiệp và cs,2009)[41]; công bố kết quả nghiên cứu buớc đầu về tính đa dạng thực vật ở KBTTN TâyCôn Lĩnh, huyện Vị Xuyên (Nguyễn Quang Hưng và cs, 2009)[47], theo đó hệ thực vật củaKBT có 796 loài, 501chi, 162 họ thực vật bậc cao của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch,báo cáo này này có danh sách các loài kèm theo (Chi cục kiểm lâm Hà Giang, Khu BTTNTây Côn Lĩnh, 2011)[27]; Báo cáo đánh giá nhu cầu Bảo tồn của KBTTN Bát Đại Sơn đã đềcập đến 21 loài thực vật quý hiếm theo Sách đỏ Việt Nam (2007), ghi nhận ở khu bảo tồn có361 loài thực vật thuộc 103 họ và 249 chi (Bộ NN-PTNT, Dự án hỗ trợ ngành lâmnghiệp/Quỹ bảo tồn rừng Việt Nam, 2010) [16]; Báo cáo đánh giá nhanh các loài quan trọngthuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Mê huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang cho thấy hệ thực vậtcủa KBTTN này có có 523 loài thực vật trong đó 25 loài thực vật quý hiếm, báo cáo này nàycó danh sách các loài kèm theo (Bộ NN-PTNT, Dự án hỗ trợ ngành lâm nghiệp/Quỹ bảo tồnrừng Việt Nam (2011)[14]; Báo cáo đa dạng sinh học, giải pháp bảo tồn và phát triển du lịchsinh thái bền vững của KBTTN Du Già cho thấy KBT này có 289 loài thực vật bậc caothuộc 83 họ trong đó: ngành thông đất có 2 loài, Ngành Quyết có 13 loài, ngành Hạt trần có3 loài và 271 loài thuộc ngành Mộc lan (lóp 2 lá mầm có 232 loài và lớp 1 lá mầm có 39loài), hiện chưa có danh sách hoàn chỉnh toàn bộ các loài thực vật phân bố tại khu bảo tồn(Chi cục kiểm lâm Hà Giang, Khu BTTN Du Già, 2011)[26] Báo cáo đánh giá nhu cầu Bảotồn của KBTTN Phong Quang ban đầu xác định trong KBTTN này có 377 loài thực vật bậccao thuộc 109 họ (Bộ NN-PTNT, Dự án hỗ trợ ngành lâm nghiệp/Quỹ bảo tồn rừng ViệtNam, 2011)[14].

Theo Sách Đỏ Việt Nam, đã biết có 69 loài thuộc 36 họ được ghi nhận là có vùngphân bố tại Hà Giang, chiếm 16,5% tổng số loài quý hiếm của Việt Nam (Bộ Khoa học vàCông nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007) [10].

Từ những công trình trên, cùng với những công bố khác về các loài mới được pháthiện, hoặc những loài ghi nhận mới cho hệ thực vật Việt Nam, trong hai mươi năm qua(1993-2014) đã có 21 loài, thuộc 10 họ là những phát hiện mới cho khoa học (xem Phụ lục2) Họ Lan-Orchidaceae là họ có nhiều loài mới nhất Tính riêng những năm đầu tiên của thế

Trang 32

kỷ 21, tại Hà Giang, đã có tổng cộng 9 loài lan mới được phát hiện Bên cạnh đó, trong hơnmột thập kỷ qua (2000-2013) đã có 42 loài thực vật ghi nhận mới cho Việt Nam có vùngphân bố ở Hà Giang, thuộc 12 họ khác nhau (xem Phụ lục 3), trong đó phần lớn là họ Lan-Orchidaceae với tổng số 29 loài ghi nhận mới.

Như vậy, có thể thấy Hà Giang có một hệ thực vật rất thú vị, đặc sắc và thu hút đượcnhiều nhà khoa học quan tâm, tìm kiếm.

1.3.2 Những nghiên cứu về thảm thực vật ở Hà Giang

Nghiên cứu về thảm thực vật ở miền Bắc nói chung, trong đó Hà Giang cũng là mộtđiểm nghiên cứu cụ thể đã được đề cập đến trong các công trình trên, TTV ở Hà Giang đượcmô tả ít nhiều bởi Thái Văn Trừng và Trần Ngũ Phương.

Nằm ừong tổ hợp thủy văn của các sông gồm sông Lô, sông Chảy và sông Gâm, TTVHà Giang cũng được đề cập chung trong công trình nghiên cứu thực vật và tài nguyên thựcvật khu vực Lô Gâm Chảy được thực hiện bởi tập thể cán bộ Viện Địa lý, Viện Sinh thái vàTài nguyên Sinh vật ừong đó bản đồ thảm thực vật được thành lập với các đơn vị theo quanđiểm của Schmid (1962) dựa trên các yếu tố sinh thái phát sinh TTV Song song với việcthành lập bản đồ TTV khu vực Lô Gâm Chảy năm 2003, tập thể các tác giả cũng sử dụngảnh Viễn thám để xây dựng lại bản đồ TTV của khu vực vào các giai đoạn khác nhau củathể kỷ trước (các năm 1943, 1983, 1993) để làm cơ sở so sánh biến động TTV (Nguyễn HữuTứ và cs, 2003)[114].

Ngoài ra, trong những năm gần đây, những nghiên cứu cụ thể về TTV ở các địaphương thuộc tỉnh Hà Giang đã được thực hiện, trong đó phần lớn là những báo cáo nội bộcủa các đơn vị quản lý rừng đặc dụng thuộc Chi cục kiểm lâm Hà Giang và một số bài báođược các tác giả đăng trên các tạp chí khoa học trong nước: các quần xã thực vật tại xãQuảng Ngần, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang (Nguyễn Hữu Tứ, 1998)[113]; thảm thực vậtở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Khau Ca, tỉnh Hà Giang (Nguyễn Nghĩa Thìn và cs, 2007)[101];cấu trúc rừng của các quần xã thực vật và diễn thế thảm thực vật ở khu rừng Khau Ca (VũAnh Tài và cs, 2009)[82]; thảm thực vật Tây Côn Lĩnh có 8 kiểu và kiểu phụ thảm thực vậtthuộc ba vành đai khác nhau theo độ cao gồm 0-700, 700-1600 và trên 2600m so với mặtnước biển (Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang, Khu BTTN Tây Côn Lĩnh, 2011)[27] Nhưvậy, cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu trọn vẹn về thảm thực vật của tinhHà Giang.

1.3.3 Nghiên cứu về giá trị sử dụng và tài nguyền thực vật ở Hà Giang

Trang 33

Bên cạnh những nghiên cứu về đa dạng loài và HTV còn có những nghiên cứu khácliên quan đến giá trị tài nguyên thực vật và ứng dụng triển khai các mô hình lâm đặc sản, môhình lâm nghiệp tại Hà Giang như: Nghiên cứu tuyển chọn một số giống cam, quýt ở HàGiang (Trần Thế Tục và cs, 2001)[117]; 162 loài có giá trị làm thuốc và 23 loài được dùnglàm men rượu ở Vị Xuyên (Trần Văn ơn và Nguyễn Quốc Huy, 2004)[72]; Sử dụng biệnpháp kỹ thuật thâm canh tổng hợp nâng cao chất lượng quả trên vườn cam bị bệnh greeningở mức độ nhẹ tại tỉnh Hà Giang (Ngô Xuân Bình, Nguyễn Duy Lam, 2004)[7]; Đánh giáhiện trạng nguồn thức ăn gia súc tại huyện Đồng Văn, Hà Giang (Nguyễn Thị Mùi và cs,2005)[70]; Nghiên cứu xây dựng các mô hình rừng trồng sản xuất ở tỉnh Hà Giang (Võ ĐạiHải và cs, 2006)[36]; Nghiên cứu nhân giống bằng hom và khả năng gây trồng loài Bách

vàng (Xanthocyparis vietnamensis Farjon & Hiep) tại KBTTN Bát Đại Som, huyện Quản

Bạ, tỉnh Hà Giang (Nguyễn Tiến Hiệp, và cs, 2007)[41]; Nghiên cứu lựa chọn tập đoàn câytrồng lâm nghiệp cho huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang (Nguyễn Trọng Bình, 2009)[9];Kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm men lá của cộng đồng người Tày ở Hà Giang (PhạmThành Trang, Đỗ Vãn Trường, 2011)[109].

1.3 ĐIỀU KIỆN Tự NHIÊN TỈNH HÀ GIANG

1.3.1 Vị trí địa lý

Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam Phía Đông giáp tinh Cao Bằng,phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, về phía Bắc, HàGiang giáp châu tự trị dân tộc Choang và Miêu Văn Som thuộc tỉnh Vân Nam và địa cấp thịBách sắc thuộc tinh Quảng Tây của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tỉnh có tổng diệntích tự nhiên 7.884,37km2, trong đó theo đường chim bay, khu vực rộng nhất từ tây sangđông dài 115km và từ bắc xuống nam dài 137 km Cực bắc của lãnh thổ Hà Giang, cũng làđiểm cực bắc của

Tổ quốc, cách Lũng Cú khoảng 3km về phía đông, có vĩ độ 23° 13'00"; điểm cực tây cáchXÚI Mần khoảng 10km về phía tây nam, có kinh độ 104°24'05"; mỏm cực đông cách MèoVạc 16km về phía đông-đông nam có kinh độ 105°30'04"; giới hạn về phía Nam giáp TuyênQuang ở tọa độ 22°10’04”N (Cổng TTĐT Hà Giang, 2013)[196].

1.3.2 Đỉa chất

về địa chất, Hà Giang có 4 khu vực chính gồm khu vòm nâng sông Chảy, khu QuảnBạ-Bắc Mê, khu vực Đồng Văn-Mèo Vạc và khu tây bắc Vĩnh Tuy (Lê Đức An và UôngĐình Khanh, 2012)[1].

Trang 34

Khu vòm nâng sông Chảy: Lớp thổ nhưỡng hình thành ừên nền 2 nhóm đá chính là

măcma axit và đá biến chất Địa hình nơi đây được xếp vào kiểu núi khối tảng dạng vòmưên nền nguyên sinh phân cắt mạnh Khu vực này có lượng mưa trung bình hàng năm khálớn (3.000 mm) Với những điều kiện như vậy, đã tạo nên ở đây một lóp phủ thổ nhưỡng đadạng, trong đó phần lớn là đất mùn màu vàng đỏ, phù họp để phát triển những cánh rừngthuộc kiểu á nhiệt đới.

Khu Quản Bạ-Bắc Mê: Lớp thổ nhưỡng hình thành trên nền 3 nhóm đá chính là trầm

tích đá hạt mịn bị biến chất, tướng đá lục hoặc lục yếu tiếp đến là loại đá vôi hoặc sét vôi vàđá lục nguyên hạt vừa và mịn Địa hình ở đây được xếp vào kiểu núi khối tảng trên nềnnguyên sinh, bị phân cắt rất mạnh Đây cũng là khu vực có lượng mưa trung bình năm khálớn (3.000 mm) Vì vậy, lớp phủ thổ nhưỡng ở đây đa phần là nhóm đất mùn màu vàng đỏvà mùn xám sẫm, tạo nên một thảm thực vật hết sức phong phú với những cánh rừng kiểu ánhiệt đới thường xanh.

Khu vực Đồng Văn-Mèo Vạc: Lóp thổ nhưỡng hình thành trên nền đá vôi bị phân hoá

mạnh, địa hình karst Phần lớn lớp phủ thổ nhưỡng ở đây là loại đất đỏ xám hoặc vàng sẫm,với thảm thực vật chủ yếu là các loại cây thấp, mật độ thưa Rừng ở khu vực này thường cócác loại cây lấy gỗ thuộc nhóm tứ thiết như trai, nghiến.

Khu tây bắc Vĩnh Tuy: Lớp thổ nhưỡng hình thành trên cấu trúc địa chất của vòm nâng

sông Lô Địa hình nơi đây có đặc trưng là các dải đồi, núi và gò thấp, sườn ít dốc Khu vựcnày có lượng mưa lớn nhất cả nước, do vậy lớp phủ thổ nhưỡng ở đây chủ yếu là nhóm đấtmàu xám sẫm hơi đen, phù họp với hồng cây ăn quả nhất là cam.

1.3.3 Đia hình, đỉa mao

Địa hình của tỉnh Hà Giang khá phức tạp, là vùng cao núi đá phía bắc nằm sát chítuyến bắc, có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều, địa hình hiểm trở cóđộ cao trung bình từ 800m đến 1.200m so với mực nước biển Phân hóa địa hình của HàGiang gồm 3 vừng (Lê Đức An và Uông Đình Khanh, 2012)[1] Vùng I: Là vùng cao núi đáphía Bắc (cao nguyên Đồng Văn) gồm 4 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và QuảnBạ Diện tích toàn vùng là 2.352,7 km2 90% diện tích là núi đá vôi, đặc trưng cho địa hìnhkarst ở đây có những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và hẹp, nhiều vách núidựng đứng Vừng II: Là vùng cao núi đất phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì và XinMần, là một phần của cao nguyên Bắc Hà, thường được gọi là vòm nâng sông Chảy, có độcao từ l.OOOm đến trên 2.000m Địa hình nơi đây phổ biến dạng vòm hoặc nửa vòm, quả lê,yên ngựa xen kẽ các dạng địa hình dốc, đôi khi sắc nhọn hoặc lởm chởm dốc đứng, bị phân

Trang 35

cắt mạnh, nhiều nếp gấp Diện tích tự nhiên 1.211,3 km2 Vùng III: Là vùng núi thấp gồmcác huyện: Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê, Quang Bình và thành phố Hà Giang là vùngtrọng điểm kinh tế của Hà Giang Khu vực có những dải rừng giàu xen kẽ những thung lũngtương đối bằng phẳng nằm dọc theo sông, suối Diện tích tự nhiên 4.320,3 km2.

Khu vực Quản Bạ là mặt san bằng chưa trọn vẹn trên sườn các khối núi, được gọi làbình sơn karst, có tuổi PEdiplen cổ trên các đá carbonat Đe vôn trung và Trias trung, vềtrúc hình thái cơ bản, Hà Giang (Lê Đức An và Uông Đình Khanh, 2012)[1] thuộc hình tháiĐông Bắc Bộ Khối núi trung bình khối tảng vòm Hoàng Su Phì và Đồng Văn: được nânglên cao (đến 2400mm) và giới hạn ở phía nam bởi đới đứt gãy, trùng với thượng nguồn sôngLô và Gâm và cả trung Neogen-Đệ tứ hẹp giữa núi Bị phân cắt rất dày và sâu vói các thunglũng sâu đến 600-800m (Nho Quế), ừắc diện dọc sông rất dốc (100-150m/km) tạo nên địahình dạng núi trung bình-cao điển hình, tương phản với bề mặt bình sơn phân cắn yếu hơnvới địa hình đồi núi thấp Khối Hoàng Su Phì cấu tạo ở trung tâm bằng granit PZ, xungquanh là đá biến chất PR3-PZ1 với thế nằm chỉnh họp Khối Đồng Văn tạo bởi các đá trầmtích PZ phương tây bắc-đông nam cấu tạo khối tàng vòm của nó có thể đã được tạo lập từtrước KZ Núi thấp khối tảng uốn nếp Chảy-Gâm: các ừầm tích PZ có thế nằm thoải, bị épnhẹ tạo nên các uốn nếp ngắn, đẳng thước các nếp lồi và lõm, tách thành từng khối bưởi hệthống đứt gãy phương tây bắc-đông nam xếp vào đai tạo núi nội lục PZ sớm (Lê Đức An vàUông Đình Khanh, 2012)[1].

Trên địa bàn Hà Giang có 49 ngọn núi cao từ 500m đến 2.500m (10 ngọn cao 1.000m, 24 ngọn cao 1000-1500m, 10 ngọn cao 1.500-2.000m và 5 ngọn cao từ 2.000-2.500m) Đỉnh Tây Côn Lĩnh (2419m) và ngọn Kiều Liêu Ti (2402m) là cao nhất (CổngTTĐT Hà Giang, 2013)[196].

500-1.3.4 Thổ nhưỡng

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Địa lý, ở Hà Giang có các nhóm và loại đất chínhsau: Nhóm đất phù sa, gồm các loại: đất phù sa trung tính, ít chua (FLe), đất phù sa chua(FLd) và đất phù sa có tầng đốm rỉ (FLc); Nhóm đất lầy và gờ-lây, gồm đất gờ-lây trung tính(GLe) và đất gờ-lây chua (GLd); Nhóm đất đen: đất đen các- bo-nát (LVk); Nhóm đất tíchvôi: gồm đất tích vôi (CLh) và núi đá vôi; Nhóm đất xám gồm đất xám cơ giới nhẹ (ACa),đất xám íeralit (ACf), đất xám điển hình (ACh), đất xám gờ-lây (ACg) và đất xám mùn trênnúi (ACu); Nhóm đất đỏ vàng gồm đất nâu đỏ (FRr), đất nâu vàng (FRx), đất mùn vàng đỏtrên núi (FRu); Nhóm đất mùn A-lít núi cao (ALh) Trong các nhóm đất trên, nhóm đất xámchiếm diện tích lớn nhất Đây là nhóm đất rất thích hợp để hồng và phát triển các loại cây ăn

Trang 36

quả (cam, quýt, lê, mận ), cây công nghiệp (chè, cà phê ), cây dược liệu (đỗ trọng, thảoquả, huyền sâm ) (Nguyễn Đình Kỳ và cs, 2006)[52].

1.3.5 Thủy văn

Do địa hình phức tạp đã tạo cho Hà Giang có nhiều sông, suối, hồ phục vụ đời sống cưdân và thuận tiện cho tưới tiêu đồng ruộng nhưng hầu hết các sông có độ nông sâu khôngđều độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác, ít thuận lợi cho giao thông thuỷ Ngoài những sông chínhchảy qua địa phận tỉnh Hà Giang là sông Lô, bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) chảy quaThanh Thuỷ, thành phố Hà Giang và sông Gâm bắt nguồn từ Trung Quốc qua Cao Bằng,Bắc Mê chảy xuống Tuyên Quang, còn có một số sông ngắn và nhỏ chảy trong tỉnh nhưđoạn nguồn sông Chảy, sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng cùng với nhiềusuối to, nhỏ nằm xen giữa núi rừng (Cổng TTĐT Hà Giang, 2013)[196].

Sông Lô là một sông lớn ở Hà Giang, bắt nguồn từ Lưu Lung (Vân Nam, TrungQuốc), chảy qua biên giới Việt-Trung (khu vực Thanh Thuỷ), qua thành phố

Hà Giang, Bắc Quang về Tuyên Quang Đây là nguồn cung cấp nước chính cho vùng trung tâm tỉnh.

Sông Chảy bắt nguồn từ sườn tây nam đỉnh Tây Côn Lĩnh và sườn đông bắcđỉnh Kiều Liên Ti, mật độ các dòng nhánh cao (l,lkm / km2), hệ số tập trung nước đạt2,0km/km2 Mặc dù chỉ đoạn đầu nguồn thuộc địa phận tỉnh nhưng là nguồn cungcấp nước chủ yếu cho khu vực phía tây của Hà Giang.

Sông Gâm bắt nguồn từ Nghiêm Sorn, Tây Trù (Trung Quốc) chảy qua LũngCú, Mèo Vạc về gần thị xã Tuyên Quang nhập vào sông Lô Đây là nguồn cung cấpnước chính cho phần đông của tỉnh.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn có các sông ngắn và nhỏ hon như sôngNho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng, nhiều khe suối lớn nhỏ cung cấp nguồnnước phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư Sông ở Hà Giang có độ nông sâukhông đều, độ dốc lớn nhiều thác ghềnh, không thuận lợi cho giao thông đường thuỷ,nhưng đó cũng là nguồn nước chính phục vụ cho sinh hoạt, tưới tiêu đồng ruộng,đảm bảo môi trường sinh thái.

1.3.6 Khí hâu

Khí hậu Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Hoàng Liên Sơn và có đặc điểm riêng là mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc,ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc, Các thông số khí hậu sau được tổng họp từ chuỗi

Trang 37

Bắc-số liệu của các trạm đo mưa, trạm khí tượng trên toàn quốc (1905-2008), Bắc-số liệu lưutrữ tại Viện Khoa học Khí tượng Thủy vă và Môi trường.

Bảng 1.1 Số liệu sinh khí hậu ghi nhận tại các trạm quan trắc ở Hà Giang

Khu vực Đô cao(m)

mưa (mm) Chế độnhiệt

Chế độmưa ẩm

Sinh khíhậu

Tên trạm: Bắc Mê độ cao: 74m (so với mặt nước biển)

3 83,1 81,8 81,2 81,8 84,6 86,2 85,5 83,6 83,1 83,2 82,6 83,4

Tên trạm: Quản Ba độ cao: 800m (so với mặt nước'tiễn)

2 42,9 95,1 126,8 228,3 361,0 415,1 281,0 225,6 126,3 91,5 35,9 2.066,7

Tên trạm: Thường Sơn độ cao: 1800m (so với mặt nước biển)

9 51,3 108,1 128,8 302,0 531,6 608,4 348,1 239,2 180,8 76,8 50,3 2.653,3

Nguồn: Viện Khoa học Khỉ tượng Thủy văn và Môi trường: chuỗi sổ liệu 1905-2008 (2012)[ 121]

Trang 38

Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21°c, biên độ nhiệt trong năm có sự daođộng trên 10°c và ừong ngày cũng từ 6-7°C Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến40°c (tháng 6, 7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2,2°c (tháng 1) Theosố liệu năm 1999, tại các trạm khí tượng đo được nhiệt độ trung bình năm là: 28,l°c(trạm Hà Giang), 28,3°c (trạm Bắc Quang), 27,35°c (trạm Bắc Mê) Nhiệt độ thángthấp nhất (tháng 1): 15,6°c (trạm Hoàng Su Phì) Dao động nhiệt ngày và đêm ở các

thung lũng diễn ra mạnh mẽ hon vùng đồng bằng (Viện Khoa học Khí tượng Thủy vă

và Môi trường, 2012)[121].

Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú Toàn tỉnh đạt bình quân lượng mưahàng năm 2.360 mm (khoảng 2.300-2.400 mm), riêng Bắc Quang hơn 4.000 mm, làmột ừong số trung tâm mưa lớn nhất Việt Nam Dao động lượng mưa giữa các vùng,các năm và các tháng ừong năm khá lớn Năm 2001, lượng mưa đo được ở trạm HàGiang là 2.253,6 mm, Bắc Quang là 4.244 mm, Hoàng Su Phì là 1.337,9 mm Thángmưa cao nhất ở Bắc Quang (tháng 6) có thể đạt trên 1.400 mm, trong khi đó lượngmưa tháng 12 ở Hoàng Su Phì là 3,5 mm, ở Bắc Mê là 1,4 mm (Viện Khoa học Khítượng Thủy vă và Môi trường, 2012)[121].

Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và sự dao động cũng khônglớn Thời điểm cao nhất (tháng 6,7,8) vào khoảng 87-88%, thời điểm thấp nhất (tháng1, 2, 3) cũng vào khoảng 81%, đặc biệt ranh giới giữa mùa khô và mùa mưa không rõrệt (Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, 2012)[121].

Các sinh khí hậu ghi nhận ở Hà Giang theo cách tính của Thái Văn Trừng (1978)được trình bày như Bảng 1.3 cho thấy có 5 sinh khí hậu là ấm-ẩm, ấm-ướt, lạnh-ẩm,lạnh-ướt và rất lạnh-ẩm Đây là nhân tố quyết định diện mạo chung của thảm thực vậtnguyên sinh.

1.3.7 Tài nguyên rừng

Là một tỉnh vùng núi cao, núi đồi chiếm hơn 3/4 diện tích, môi trường thuận lợicho thực vật tự nhiên cũng như rừng trồng phát triển Rừng là thế manh kinh tế chủyếu của Hà Giang và còn có ý nghĩa lớn vào khoa học và bảo vệ môi trường.

Bảng 1 3 Các chế độ khí hậu ghi nhận tại Hà Giang theo khu vực

Khu vực Chế độ nhiệt Chế độ

ấm Chỉ số khô hạn

Trang 39

Do đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, rừng Hà Giang khá phong phú và được coilà một trong những khu vực đặc trưng của kiểu loại rừng á nhiệt đới, với nhiều chủngloại Diện tích đất rừng của Hà Giang thuộc vào loại lớn của cả nước Theo số liệu mớicông bố của Cục kiểm lâm, diện tích có rừng tính đến 31/12/2013 là 437.228 ha, trongđó có 356.926 ha là rừng tự nhiên và 80.302 ha rừng trồng, độ che phủ rừng toàn tỉnhđạt 54,13% (Cục kiểm lâm, 2014)[199] Theo số liệu của tổng cục thống kê, năm 2011có 9,1 ha rừng ở Hà Giang bị cháy (Tổng cục thống kê, 2014)[205].

Những năm gần đây, với những chủ trương, chính sách của nhà nước, biện pháptích cực của địa phương trong triển khai chính sách giao đất, giao rừng, phủ xanh đấttrống, đồi núi trọc, nên hàng năm tỉnh trồng thêm được từ 3.000-5.000 ha rừng tậptrưng, do đó đưa độ che phủ đạt 53,3% Điều đó không những có tác dụng chống xóimòn đất bề mặt, mà vành đai rừng phòng hộ đầu nguồn đã khống chế phần nào lũ lụt,bảo vệ môi trường sinh thấy Rừng còn cung cấp nguồn nguyên liệu quan trọng chocông nghiệp giấy, vật tư xây dựng (Cục kiểm lâm, 2014)[199].

Do đặc trưng khí hậu đã tạo điều kiện tốt giúp cây trồng phát triển Bên cạnhnhững thuận lợi, về mùa đông và mùa xuân vùng cao có nơi có sương muối, băng giá,gió lạnh, không có mưa gây thiếu nước, vào mùa hè lại có những đợt mưa kéo dài gâylũ quét làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống Những đặc điểm về địa hình và khíhậu khiến cho Hà Giang có các loại rừng nhiệt đới Sử sách ghi chép rằng, cho đếncuối thế kỷ XIX, ừên đất Hà Giang rừng rậm phủ kín mọi khu vực từ vùng thấp đếnvùng cao Rừng có nhiều loại cây cho gỗ quý như đinh, lim, sến, táu, ngoài ra địaphương cũng có nguồn dược liệu quý như Tam thất, Đỗ trọng, Xuyên khung, vànhiều loại cây cho củ, cho quả, có thể nuôi sống con người, có loại cây cho nhựa làmchất gắn, chất thắp sáng, làm chất nhuộm cùng với các loại tre, trúc, mây Các độngvật quý hiếm như hổ, báo, sơn dương cùng nhiều loại chim quý (Cổng TTĐT HàGiang, 2012)[196].

Như vậy, rừng Hà Giang là cả một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật, độngvật rất phong phú, đa dạng và có giá trị bảo tồn sinh học cao Song các loại rừng kểtrên đến nay chỉ còn lại rất ít, được phân bố không đều ở vùng cao, vùng xa dân cư, ởnhững nơi núi thấp chỉ còn lại các vạt rừng tre, nứa, hoặc được bao phủ bởi lau, sậy,cỏ tranh.

Trang 40

1.4 HOÀN CẢNH XÃ HỘI TỈNH HÀ GIANG

1.4.1 Các đ<m vi hành chính

Tỉnh Hà Giang bao gồm 1 thành phố và 10 huyện: thành phố Hà Giang, HuyệnBắc Mê, Huyện Bắc Quang, Huyện Đồng Văn, Huyện Hoàng Su Phì, Huyện MèoVạc, Huyện Quản Bạ, Huyện Quang Bình, Huyện Vị Xuyên, Huyện Xín Mần, HuyệnYên Minh, số xã, phường và thị trấn của tỉnh Hà Giang theo số liệu của cổng TTĐTHà Giang, hiện tại Hà Giang có 1 thành phố, 10 huyện, 13 thị trấn, 5 phường và 175xã (Cổng TTĐT Hà Giang, 2013).

1.4.2 Dân số, dân tộc, ngôn ngữ

Dân số tỉnh Hà Giang theo niên giám thống kê năm 2012 (tính đến hết ngày31/12/2011) là 746.300 người, tổng đó nữ giới có 373.600 người và nam giới có372.700 người, số người đang sinh sống tại khu vực thành thị là 112,2 nghìn người Sốngười ở độ tuổi lao động là 467,7 nghìn người, số lao động đang làm việc trong khuvực Nhà nước do địa phương quản lý là 31,8 nghìn người nhưng chỉ có 10,8 nghìnngười đã được qua đào tạo số lao độnglàm việc tự do hoặc trong các doanh nghiệp tưnhân, lao động thất nghiệp là 714,5 nghìn người Hà Giang nằm trong khu vực có tỉ lệthất nghiệp 2,62% (Tổng cục Thống kê, 2013)[205].

Mật độ dân số của Hà Giang là 94 người/km2 Dân số không đồng đều, sự chênhlệch mật độ giữa thành thị và nông thôn là rất lớn Tỷ suất sinh thô của Hà Giang năm2011 là 22,8% ừong khi đó tỷ suất chết thô là 7,7% Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnhlà 15,1%, cao gấp 1,5 lần so với cả nước (9,7%) (Tổng cục Thống kê, 2013)[205] Sựtăng nhanh dân số ở Hà Giang nói chung và các dân tộc thiểu số nói riêng trước hếtliên quan tới mức sinh đẻ tương đối cao của các cư dân ở đây, bên canh đó cũng phảikể đến một bộ phận không nhỏ nhân dân các tỉnh miền xuối lên khai hoang phát triểnvùng kinh tế mới tại Hà Giang trong những thời kỳ khác nhau và đặc biệt là trongnhững thập kỷ gần đây.

Hà Giang có 22 dân tộc anh em cùng sinh sống tạo nên một sự đa dạng về bảnsắc vãn hoá Trong đó dân tộc Mông chiếm 30,6%, Tày chiếm 24,9%, Dao chiếm15,2%, dân tộc Kinh chiếm 12% về mặt ngôn ngữ, 22 dân tộc anh em của Hà Giangthuộc 6 nhóm ngôn ngữ khác nhau, đông nhất là người Hmông (chiếm tới trên 30%dân số), rồi đến Nùng, Tày, Dao, Kinh, Giáy, La Chí, Hoa Hán, Pà Thẻn, Ngạn, CờLao, Lô Lô, Bố Y, Phù Lá, Pu Péo, Mường, Cao Lan, Thái, Sán Dìu (Cổng TTĐT HàGiang, 2013)[196] Các nhóm ngôn ngữ và các dân tộc tiêu biểu của Hà Giang bao

Ngày đăng: 08/10/2016, 11:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 Số liệu sinh khí hậu ghi nhận tại các trạm quan trắc ở Hà Giang - Nghiên cứu đa dạng hệ thực vật, thảm thực vật tỉnh hà giang nhằm góp phần quy hoạch phát triển bền vững của địa phương
Bảng 1.1 Số liệu sinh khí hậu ghi nhận tại các trạm quan trắc ở Hà Giang (Trang 35)
Bảng 1. 3 Các chế độ khí hậu ghi nhận tại Hà Giang theo khu vực - Nghiên cứu đa dạng hệ thực vật, thảm thực vật tỉnh hà giang nhằm góp phần quy hoạch phát triển bền vững của địa phương
Bảng 1. 3 Các chế độ khí hậu ghi nhận tại Hà Giang theo khu vực (Trang 36)
Bảng 1.4 Thống kê trồng trọt tỉnh Hà Giang năm 2011 - Nghiên cứu đa dạng hệ thực vật, thảm thực vật tỉnh hà giang nhằm góp phần quy hoạch phát triển bền vững của địa phương
Bảng 1.4 Thống kê trồng trọt tỉnh Hà Giang năm 2011 (Trang 41)
Bảng 3.1 Sự phân bố các taxon trong các ngành của hệ thực vật Hà Giang - Nghiên cứu đa dạng hệ thực vật, thảm thực vật tỉnh hà giang nhằm góp phần quy hoạch phát triển bền vững của địa phương
Bảng 3.1 Sự phân bố các taxon trong các ngành của hệ thực vật Hà Giang (Trang 52)
Bảng 3. 4 Tì lệ của hai lớp trong ngành Mộc lan - Nghiên cứu đa dạng hệ thực vật, thảm thực vật tỉnh hà giang nhằm góp phần quy hoạch phát triển bền vững của địa phương
Bảng 3. 4 Tì lệ của hai lớp trong ngành Mộc lan (Trang 53)
Bảng 3. 6 Các chi đa dạng nhất của hệ thực vật Hà Giang - Nghiên cứu đa dạng hệ thực vật, thảm thực vật tỉnh hà giang nhằm góp phần quy hoạch phát triển bền vững của địa phương
Bảng 3. 6 Các chi đa dạng nhất của hệ thực vật Hà Giang (Trang 55)
Bảng 3. 7 Các yếu tố địa lý thực vật của HTV Hà Giang - Nghiên cứu đa dạng hệ thực vật, thảm thực vật tỉnh hà giang nhằm góp phần quy hoạch phát triển bền vững của địa phương
Bảng 3. 7 Các yếu tố địa lý thực vật của HTV Hà Giang (Trang 56)
Bảng 3. 9 Phổ dạng sống của hệ thực vật tỉnh Hà Giang - Nghiên cứu đa dạng hệ thực vật, thảm thực vật tỉnh hà giang nhằm góp phần quy hoạch phát triển bền vững của địa phương
Bảng 3. 9 Phổ dạng sống của hệ thực vật tỉnh Hà Giang (Trang 59)
Bảng 3.10 Giá trị sử dụng của các loài thực vật ở tỉnh Hà Giang - Nghiên cứu đa dạng hệ thực vật, thảm thực vật tỉnh hà giang nhằm góp phần quy hoạch phát triển bền vững của địa phương
Bảng 3.10 Giá trị sử dụng của các loài thực vật ở tỉnh Hà Giang (Trang 60)
Bảng 3.11. Quan hệ các nhân tố sinh thái và phát sinh TTV ở Hà Giang - Nghiên cứu đa dạng hệ thực vật, thảm thực vật tỉnh hà giang nhằm góp phần quy hoạch phát triển bền vững của địa phương
Bảng 3.11. Quan hệ các nhân tố sinh thái và phát sinh TTV ở Hà Giang (Trang 70)
Bảng 3.12. Diện tích các kiểu, kiểu phụ thảm thực vật theo quan điểm sinh thái phát sinh - Nghiên cứu đa dạng hệ thực vật, thảm thực vật tỉnh hà giang nhằm góp phần quy hoạch phát triển bền vững của địa phương
Bảng 3.12. Diện tích các kiểu, kiểu phụ thảm thực vật theo quan điểm sinh thái phát sinh (Trang 100)
Hình 3.2. Ma trận tương tác giữa các yếu tố trong SWOT - Nghiên cứu đa dạng hệ thực vật, thảm thực vật tỉnh hà giang nhằm góp phần quy hoạch phát triển bền vững của địa phương
Hình 3.2. Ma trận tương tác giữa các yếu tố trong SWOT (Trang 104)
Phụ lục 7. Bảng tổng hợp các loài thực vật được ghi nhận theo IUCN (2012) ở Hà Giang - Nghiên cứu đa dạng hệ thực vật, thảm thực vật tỉnh hà giang nhằm góp phần quy hoạch phát triển bền vững của địa phương
h ụ lục 7. Bảng tổng hợp các loài thực vật được ghi nhận theo IUCN (2012) ở Hà Giang (Trang 161)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w