Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
230,5 KB
Nội dung
Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học sư phạm hà nội 2 -----oOo------ Nguyễn thị hương lan đề tài Đặc sắc nghệ thuật của tập thơ Những ngư ời bạn im lặng của Phạm Hổ Chuyên ngành : Giáo dục học ( Bậc Tiểu học) Mã số : 60 14 10 đề cương luận văn thạcsĩ giáo dục học Người hướng dẫn khoa học: TS: nguyễn thị mai liên Hà nội - 2008 Nhµ th¬ Ph¹m Hæ I. Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Trong nền Văn học thiếu nhi Việt Nam hiếm có cây bút nào lại dành toàn bộ cuộc đời và tâm huyết của mình cho thiếu nhi như nhà văn, nhà thơ Phạm Hổ. Ông là một trong những người có công đầu trong việc hình thành nền móng cho văn học viết thiếu nhi Việt Nam. Nhà văn Nguyên Ngọc trong hội thảo về ba nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi: Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Phạm Hổ đã trân trọng dành cho nhà thơ đất võ Bình Định những lời sau Tôi thường nghĩ: Viết cho các cháu thật khó, chắc viết khó hơn cho người lớn rất nhiều. Và viết được hay cho các cháu thì đúng là những nhà văn rất có tài . Trong số những người bạn đư ờng của ông, những người cùng ông mở đường, lớp người cùng ông có công khai sơn phá thạch. Họ đều là những người rất có tài những nhà văn, nhà thơ lớn có tên tuổi được người đọc biết đến. Nhưng nhìn cho kỹ, lại thấy tất cả họ, đều không ai chuyên tâm như ông. Họ còn làm những công việc khác còn ông gần nửa thế kỷ cầm bút ông chỉ viết cho thiếu nhi. Phạm Hổ viết văn, vẽ tranh và làm thơ. ở lĩnh vực nào, ông cũng có nhiều tác phẩm được thiếu nhi yêu thích. Riêng về thơ, Phạm Hổ là một nguồn thơ dồi dào với hơn 10 tập thơ xuất hiện đều đặn từ : Lúa non (1951), Những ngày xưa thân ái (1957), Ra khơi (1960), Mỗi ngày đêm đất nước (1965), Chú bò tìm bạn (1970), Những ô cửa những ngả đường (1976), Bạn trong vườn, Những người bạn im lặng, Những người bạn nhỏ, Ai kêu đấy, Bạn nào thích nhảy. Thơ Phạm Hổ thấm đẫm chất trữ tình, nhẹ nhàng và thân mật như mạch nư ớc ngầm tươi mát nuôi dưỡng tâm hồn ngây thơ của các em, mở ra cho các em cả một chân trời nhận thức về thế giới xung quanh, khơi dậy những tình cảm tốt đẹp. Thơ ông ít nói những gì cao xa, to tát, trừu tượng. Ông chỉ nói những gì nhỏ nhẹ, bình thường với giọng khiêm nhường, nhiều khi hóm hỉnh.Vườn thơ Phạm Hổ là thế giới của con trẻ và thế giới của hoa cỏ, loài vật qua cách nhìn con trẻ. Đó là một thế giới đầy màu sắc và âm thanh vui nhộn, hấp dẫn như mời, như gọi trẻ vào chơi. Và trong khi tham gia những trò chơi đầy bổ ích đó, các em đã học được nhiều điều, hiểu ra được nhiều thứ, được giáo dục những phẩm chất tốt đẹp của con người: cần mẫn, siêng năng, nhân hậu, chăm học, chăm làm Thơ Phạm Hổ được thiếu nhi yêu thích chính vì nét tươi vui của nó. Trẻ em gối đầu giường, thuộc lòng những bài thơ ấy, đón nhận nó như món quà của tình yêu thương, của cuộc sống ngọt ngào lúc chập chững bước vào cánh cửa nhận thức đầu đời. Bao trùm lên những trang viết của ông là tình yêu con trẻ, yêu hết mình và trọn đời. Phạm Hổ đến với thiếu nhi bằng thơ, truyện, tranh vẽ, kịch bản phim hoạt hình nhưng có lẽ lắng đọng sâu nhất trong tâm hồn các em chính là những bài thơ của ông. Thơ ông ngoài một số nội dung như tình yêu đất nước, tình cảm gia đình, tình nghĩa thầy trò còn đề cập đến tình bạn. Đó là những niềm vui của tình bạn với nhiều lời trò chuyện thân ái, tinh nghịch đồng thời giới thiệu cho các em làm quen với những người bạn nhỏ hàng ngày sống quanh ta. Nếu chỉ dùng chữ phong cách như đặc trưng cơ bản của nội dung tác phẩm và nét nổi bật về sự sáng tạo nghệ thuật của tác giả, thì có thể coi phong cách thơ Phạm Hổ là phong cách của tình bạn. Hay nói cách khác Phạm Hổ là nhà thơ của tình bạn. Thơ ông được thiếu nhi yêu thích, được dịch ra nhiều thư tiếng trên thế giới như Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Hungari Đọc thơ của ông Nguyễn Xuân Nam đã nhận xét: Mỗi bài thơ cho các em không chỉ là một bài học mở rộng dần con mắt nhìn đời mà còn là điều thú vị hình thành thị hiếu tốt bởi Phạm Hổ biết làm cho các em nhìn vào thế giới thân quen bao giờ cũng có những điều kỳ lạ và các em luôn cảm thấy háo hức muốn khám phá. Nhà văn Đoàn Giỏi lại cho rằng: Phạm Hổ viết cho các em thật dịu dàng, đằm thắm sâu xa mà tươi vui duyên dáng, từ cái nhìn bằng chính mắt ta trông thấy toát lên ý vị nồng nàn như mùi hương không trông thấy của những bông hoa đẹp, khiến ta bâng khuâng nhớ mãi Phạm Hổ thường khám phá ra nhiều điều bất ngờ từ những sự vật rất bình thường. Nhờ đó, ngòi bút Phạm Hổ đã tạo được một cá tính riêng qua những trang viết dành cho thiếu nhi. Bởi vậy đọc thơ Phạm Hổ thấy không giống một tác giả nào khác. Sự thành công của thơ Phạm Hổ, bên cạnh nét hồn nhiên, mới mẻ của nội dung, có sự góp mặt không nhỏ của những nét đặc sắc nghệ thuật. Viết cho lứa tuổi nhỏ, Phạm Hổ rất quan tâm đến việc lựa chọn hình thức nghệ thuật để truyền tải nội dung sao cho phù hợp với đối tượng thiếu nhi. Ông thường quan tâm đến nhịp điệu thơ, bởi đó là thứ tác động trực tiếp nhất tới giác quan của trẻ nhỏ. Qua nhịp điệu, các em có thể nghe thấy rất nhiều tiếng động, tiếng kêu, hình dung được nhiều động tác, hành động đang được miêu tả trong bài. Phạm Hổ sáng tác nhiều thơ. Với các tập thơ: Những ngày xưa thân ái, Bạn trong vườn, Chú bò tìm bạn ra đời đã gây được nhiều tiếng vang. Tập thơ Những người bạn im lặng tuy ra đời muộn hơn những tập thơ khác nhưng lại là tập thơ tuyển chọn được nhiều bài thơ đặc sắc mang đậm phong cách thơ Phạm Hổ. Trên báo văn nghệ số 47 (17/11/1984) tác giả Đỗ Bạch Mai đã nhận định Những người bạn im lặng chỉ là một tập thơ rất mỏng. Nhưng tôi nghĩ rằng nó có một vị trí đáng kể trên con đường làm thơ cho thiếu nhi của nhà thơ Phạm Hổ . Sau hơn nửa thế kỷ sáng tác miệt mài như con ong làm mật, bằng tài năng Phạm Hổ đã tạo được cho mình một sự nghiệp văn chương phong phú đóng góp cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam nhiều tác phẩm có giá trị. Với nhiều bài thơ được đưa vào giảng dạy trong chương trình Tiểu học hiện nay. Là một người giáo viên tiểu học, tôi mong muốn sẽ được trau dồi thêm về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cũng như năng lực cảm thụ thơ văn để trong giảng dạy sẽ giúp học sinh tìm hiểu, cảm nhận giá trị nghệ thuật của các bài thơ, có hiểu biết về tác giả Phạm Hổ, đặc biệt giúp tôi thuận lợi hơn trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt. Từ đó hình thành ở các em niềm say mê thơ, biết thưởng thức và vận dụng cái đẹp của thơ vào cuộc sống. Đó chính là lý do tôi quyết định chọn đề tài Đặc sắc nghệ thuật của tập thơ Những người bạn im lặng của Phạm Hổ . 2. Đối tượng- Phạm vi nghiên cứu 2.1.Đối tượng nghiên cứu Tập thơ Những người bạn im lặng của NXB Kim Đồng năm 1984. 2.2.Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ hạn hẹp của luận văn tôi không có tham vọng nghiên cứu đâỳ đủ giá trị nội dung và nghệ thuật của tập thơ Những người bạn im lặng mà chỉ đi sâu tập trung vào những đặc sắc về mặt nghệ thuật. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lý luận khoa học của đề tài. - Biện pháp nghệ thuật và sự thể hiện hình thức nghệ thuật của Phạm Hổ trong tập thơ Những người bạn im lặng. - Tìm hiểu một số hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy thơ Phạm Hổ trong nhà trường Tiểu học. 4.Mục đích nghiên cứu Thực hiện luận văn này, chúng tôi hướng tới các mục đích sau: - Rèn luyện khả năng nghiên cứu khoa học. - Qua nghiên cứu thấy được đặc sắc nghệ thuật của tập Những người bạn im lặng. Từ đó chúng tôi mong muốn khẳng định những đóng góp của nhà văn, nhà thơ Phạm Hổ trong sự phát triển của nền văn học viết cho thiếu nhi. - Nếu luận văn thành công sẽ góp phần nâng cao năng lực cảm thụ thơ văn của bản thân, đồng thời nó sẽ là tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy thơ văn Phạm Hổ trong nhà trường tiểu học. 5. Phương pháp nghiên cứu Hướng tới các mục đích trên chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu sau: 1. Thống kê - khảo sát: 2. Phương pháp đọc sách, báo, tài liệu để thu thập thông tin. 3. Phương pháp so sánh đối chiếu : 4. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp phân tích, phương pháp liên ngành. . Chuyên ngành : Giáo dục học ( Bậc Tiểu học) Mã số : 60 14 10 đề cương luận văn thạc sĩ giáo dục học Người hướng dẫn khoa học: TS: nguyễn thị mai liên Hà nội. ông, những người cùng ông mở đường, lớp người cùng ông có công khai sơn phá thạch. Họ đều là những người rất có tài những nhà văn, nhà thơ lớn có tên tuổi