1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

quy chế làm luận văn Thạc Sĩ

7 399 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 64,5 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯPHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC Kính gửi: - BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG ĐHSP - ĐẠI HỌC HUẾ - KHOA . - . Tôi tên là: . Sinh ngày: . Nơi sinh: Đơn vị công tác: . Hiện là học viên cao học Khóa (200 . - 200 .). Chuyên ngành: Xin được làm luận văn thạc với hướng đề tài: 1. . . 2. . . Do Thầy (Cô) . công tác tại: . hướng dẫn. Tôi xin quý Thầy (Cô) . nhận hướng dẫn và Khoa, Trường chấp thuận cho tôi được thực hiện đề tài theo hướng trên. Tôi xin chân thành cảm ơn. Ý KIẾN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Huế, ngày . tháng . năm 20 Người làm đơn CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc GIẤY XÁC NHẬN Tôi tên là: .Chức danh Khoa học: Là người hướng dẫn luận văn Thạc cho học viên: Xác nhận: “Học viên đã hoàn thành nội dung nghiên cứu và trình bày luận văn Thạc theo quy định. Tôi đồng ý để học viên nộp luận văn và đề nghị cơ sở đào tạo tiến hành thủ tục cho học viên bảo vệ”. , ngày . tháng . năm Người hướng dẫn ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ (Ban hành theo Quyết định số: 416/QĐ/ĐHSP/ĐT SĐH ngày 09/4/2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế) Để công tác đào tạo Sau đại học (SĐH) ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu của xã hội và của ngành Giáo dục & Đào tạo ngày càng cao, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế ban hành “Quy định về đào tạo Sau đại học”: I. ĐÀO TẠO TIẾN - Trên cơ sở các chuyên ngành được Bộ Giáo dục & Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo, dựa vào đề xuất của các khoa, Phòng Đào tạo SĐH tham mưu để Ban Giám hiệu trình Hội đồng tuyển sinh SĐH dự kiến phân bố chỉ tiêu đào tạo Nghiên cứu sinh hàng năm của Trường. - Thực hiện theo đúng Quy chế Đào tạo SĐH, trong đó lưu ý chế độ báo cáo tiến độ làm nghiên cứu sinh theo thông báo số 887/ĐHH-SĐH ngày 02/8/2007 của Đại học Huế, công văn hướng dẫn số 1009/ĐHSP/ĐT SĐH ngày 09/8/2007 của Trường và theo công văn số 136/HD-ĐHH-SĐH ngày 22/11/2007 về hướng dẫn quản lý và đào tạo Nghiên cứu sinh (NCS) của Đại học Huế. - NCS phải tham gia các hoạt động chuyên môn của khoa, tổ chuyên môn, cụ thể: + Tham gia các hoạt động học thuật như seminar, báo cáo chuyên đề ở tổ bộ môn, tham gia làm trợ giảng, chữa bài tập, hướng dẫn thực hành, thực tế cho sinh viên với số lượng 01 học phần/năm học. + Trong bản báo cáo kết quả thực hiện cuối học kỳ của NCS cần có phần kê khai các hoạt động chuyên môn đã nêu trên. - Đầu mỗi năm học, các khoa xem xét chuyên ngành nào có đủ điều kiện theo quy định thì liên hệ với Phòng Đào tạo SĐH để xây dựng đề án xin mở chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, trình Hội đồng Khoa học - Đào tạo Trường. II. ĐÀO TẠO THẠC 1. Công tác tuyển sinh Sau đại học - Trên cơ sở Quy chế Tuyển sinh SĐH của Bộ Giáo dục & Đào tạo và hướng dẫn công tác tuyển sinh SĐH của Đại học Huế, Phòng Đào tạo SĐH làm việc với các khoa và trình Ban giám hiệu bản dự kiến các chuyên ngành, số chỉ tiêu dự kiến tuyển sinh trong năm học cho tất cả các loại hình đào tạo của Trường. Trường ra thông báo tuyển sinh gửi đến các địa chỉ cần thiết và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng ít nhất 6 tháng trước khi kỳ thi diễn ra. - Trên cơ sở hồ sơ thu nhận và nhu cầu của thí sinh, Phòng Đào tạo SĐH sớm thông báo kế hoạch hướng dẫn đề cương thi tuyển và bổ túc kiến thức cho thí sinh vào thời điểm thích hợp và kết thúc trước kỳ thi 15 ngày. Phòng Đào tạo SĐH chịu trách nhiệm lên kế hoạch, thu nhận hồ sơ đăng ký học, ghi danh, tổ chức các lớp học. Các khoa chuyên môn cử những giảng viên có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm để hướng dẫn đề cương thi tuyển cho thí sinh. Đồng thời, giảng viên hướng dẫn ôn tập phải bám sát đề cương thi tuyển mà Đại học Huế đã phê duyệt. - Từ năm 2008, Trường chỉ tổ chức đào tạo những chuyên ngành tuyển được số lượng học viên nhất định đảm bảo đủ kinh phí cho đào tạo. Những chuyên ngành không đủ số lượng học viên có thể chuyển đổi chuyên ngành, chuyển cơ sở đào tạo hoặc tạm ngừng học một năm. 2. Chương trình đào tạo - Để cập nhật những thành tựu mới của mỗi chuyên ngành, các khoa có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo đầu mỗi khóa học với khối lượng nội dung không quá 20% so với chương trình khung đã được Đại học Huế phê duyệt. - Việc điều chỉnh và bổ sung cần chú ý tính liên thông với chương trình đào tạo đại học; tăng cường sự gắn kết kiến thức trong từng ngành và liên ngành thích hợp với khả năng chuyển đổi, tiến tới xây dựng chương trình đào tạo Thạc theo học chế tín chỉ. - Quy trình điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo: Đầu mỗi khóa học, trên cơ sở các chuyên ngành được Hội đồng tuyển sinh SĐH quyết định đào tạo, các khoa làm tờ trình gửi cho Trường (qua Phòng Đào tạo SĐH) đề nghị điều chỉnh trong phạm vi 20% nội dung đào tạo cho phép. Phòng Đào tạo SĐH tập hợp ý kiến đề xuất của các khoa, báo cáo Hội đồng Khoa học đào tạo Trường xem xét để trình Đại học Huế ra quyết định chính thức. Sau khi có ý kiến của Đại học Huế, Trường sẽ thông báo cho khoa xây dựng kế hoạch đào tạo toàn khóa học. - Khi xây dựng kế hoạch đào tạo, khoa phải chú ý sử dụng tối đa đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của Trường và giảng viên thỉnh giảng của các Trường thành viên của Đại học Huế, chỉ mời những thỉnh giảng ở xa là chuyên gia có uy tín cao. 3. Tổ chức giảng dạy - Đầu mỗi khóa học, căn cứ vào kế hoạch đào tạo toàn khóa và những thay đổi của học kỳ trước, Phòng Đào tạo SĐH gửi về các khoa kế hoạch đào tạo của học kỳ (tên môn học, thời gian thực hiện và tên giảng viên tham gia giảng dạy). Các khoa kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung và gửi kèm theo đề nghị mời thỉnh giảng cho Phòng Đào tạo SĐH. Phòng Đào tạo SĐH trình Ban giám hiệu duyệt kế hoạch và danh sách mời thỉnh giảng từng học kỳ, thông báo công khai kế hoạch đào tạo đến khoa, học viên và trên trang web của Trường. - Tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên; đẩy mạnh thảo luận, xê-mi-na; thực hiện “nói không với đọc - chép”. - Các khoa cần có kế hoạch động viên, nhắc nhở giảng viên viết bài giảng, giáo trình để bổ sung vào nguồn tài liệu tham khảo cho học viên. - Các khoa sắp xếp thời khóa biểu cụ thể để học viên học trên lớp 01 buổi/ngày (đối với các chuyên đề do giảng viên trong Đại học Huế phụ trách), không dạy theo hình thức cuốn chiếu. Thời khóa biểu phải sắp xếp như thời khóa biểu của bậc đào tạo đại học, không bố trí quá 4 tiết/buổi/1 chuyên đề. - Thời gian học viên tập trung tại Trường trong 1 học kỳ là ba tháng rưỡi trở lên (khoảng ba tháng dành cho học tập và 2 tuần cuối mỗi học kỳ để thi kết thúc chuyên đề). - Giảng viên phải dạy đủ thời lượng, đúng kế hoạch, lịch trình quy định cho từng học phần. Các khoa không bố trí giảng viên dạy vào ban đêm và ngày Chủ nhật. Giảng viên phải điểm danh học viên từng buổi học và ký vào sổ đầu bài. 4. Tổ chức thi và chấm thi - Giảng viên thực hiện đúng kế hoạch giảng dạy để thi kết thúc học phần cho tất cả các chuyên đề vào cuối học kỳ tương ứng. Trường khuyến khích giảng viên ra đề thi, kiểm tra kết hợp nhiều hình thức như tự luận, vấn đáp và trắc nghiệm khách quan. - Phòng Đào tạo SĐH chịu trách nhiệm tổ chức thi và phối hợp với các khoa bố trí cán bộ coi thi kết thúc các chuyên đề vào 2 tuần cuối của mỗi học kỳ. - Ngay sau khi giảng dạy xong mỗi học phần, giảng viên nộp cho Trường (qua lãnh đạo Phòng Đào tạo Sau đại học) 02 đề + 2 đáp án, kết quả và bài kiểm tra (hoặc tiểu luận), bảng theo dõi học tập. Đối với giảng viên thỉnh giảng, đề nghị nộp trước khi rời Huế. Đề thi kết thúc các học phần phải được đánh máy vi tính rõ ràng, có chữ ký duyệt của Tổ trưởng tổ chuyên môn hoặc Trưởng khoa. - Phòng Đào tạo SĐH chỉ tổ chức thi kết thúc học phần khi giảng viên nộp đầy đủ hai đề thi và hai đáp án, cùng hồ sơ giảng dạy (như nêu ở trên) trước khi kết thúc lên lớp là 03 ngày (cho cả giảng viên thỉnh giảng) để kịp thông báo lịch thi cho học viên. - Sau khi nhận bàn giao bài từ cán bộ coi thi, Phòng Đào tạo SĐH đánh mã số, cắt phách và gửi bài thi cho trợ lý SĐH của các khoa. Sau khi nhận bài thi ở Phòng Đào tạo Sau đại học, Trợ lý SĐH phối hợp với các tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức chấm thi tại Khoa. Bài thi đã chấm 02 vòng, biên bản chấm (đã có chữ ký của 02 cán bộ), được nộp lại cho Phòng Đào tạo SĐH sau 02 tuần kể từ ngày trợ lý nhận bài thi. - Phòng Đào tạo SĐH ráp phách, lên bảng điểm của từng học phần và bảng điểm tổng hợp của mỗi học kỳ gửi về các khoa và thông báo cho học viên. Các học phần có học viên thi lại sẽ được tổ chức thi vào 02 tuần đầu của học kỳ tiếp theo. - Từ năm học 2008-2009, Phòng Đào tạo SĐH cùng với các khoa triển khai thực hiện quản lý kết quả đào tạo bằng chương trình quản lý thống nhất của Trường. 5. Luận văn tốt nghiệp - Việc giao đề tài và bảo vệ đề cương luận văn phải được thực hiện chậm nhất là cuối học kỳ III của khóa học đối với hệ tập trung và học kỳ IV đối với hệ không tập trung. Cụ thể: + Các khoa đề nghị danh sách thành viên tham gia hội đồng duyệt đề cương. + Học viên làm đơn, kế hoạch, lịch trình thực hiện đề tài cụ thể được cán bộ hướng dẫn đồng ý, ký tên và nộp cho Khoa chuyên môn 01 bản sau khi duyệt đề cương. + 10 ngày sau khi thông qua đề cương, các khoa nộp biên bản duyệt đề cương của Hội đồng, đề cương đã được chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng và có xác nhận của cán bộ hướng dẫn gửi về Phòng Đào tạo SĐH đề nghị Trường ra quyết định giao đề tài luận văn tốt nghiệp. Việc duyệt đề cương luận văn Thạc phải có sự tham gia của tổ bộ môn để nhận được những ý kiến đóng góp của các thành viên trong tổ. - Trước thời gian bảo vệ luận văn 01 tháng, học viên nộp: 08 cuốn luận văn đóng bìa cứng, in nhũ vàng, 08 bản tóm tắt luận văn, hồ sơ tốt nghiệp và kinh phí bảo vệ luận văn để Trường kịp chuẩn bị cho bảo vệ luận văn đúng quy định. - Cán bộ hướng dẫn không tham gia Hội đồng chấm luận văn. Cơ cấu Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp cần phải thủ Quy chế đào tạo SĐH hiện hành. - Luận văn chỉ được đưa ra bảo vệ khi có đầy đủ hồ sơ (nhận xét của 02 cán bộ phản biện và của cán bộ hướng dẫn có xác nhận của cơ quan) trước thời gian bảo vệ 03 ngày. Quy trình buổi bảo vệ luận văn tuân theo quy chếquy định hiện hành. - Những luận văn đạt điểm 10 phải có 01 bài báo hoặc báo cáo khoa học có nội dung liên quan đến đề tài được công bố trong các Tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu các Hội nghị, Hội thảo khoa học. - Sau khi bảo vệ luận văn, học viên phải chỉnh sửa luận văn theo ý kiến của Hội đồng chấm luận văn bằng một bản đính chính và đóng kèm sau luận văn. 6. Quản lý học viên - Khoa phải có sổ theo dõi học viên theo từng khóa (bắt đầu thực hiện quản lý học viên từ khóa XVI) để tiện liên hệ và theo dõi. - Học viên phải sinh hoạt chuyên môn với Tổ bộ môn và tham gia một số hoạt động của Khoa. - Cuối mỗi học kỳ tập trung, khoa có bản nhận xét học viên do lãnh đạo khoa ký, Trường xác nhận. - Học viên sinh hoạt các tổ chức chính trị (Đoàn thanh niên, Đảng) ở khoa. 7. Tài chính - Kinh phí đào tạo SĐH thực hiện theo nguyên tắc “lấy thu , bù chi”, có phần đóng góp phát triển Trường. - Chi trả cho các hoạt động đào tạo theo quy định chi tiêu nội bộ của Trường. Quy định này có hiệu lực trong phạm vi Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế kể từ ngày ký. Mọi quy định trước đây trái với nội dung văn bản này đều không có giá trị. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh với Trường (qua Phòng Đào tạo SĐH) để nghiên cứu bổ sung và sửa đổi. HIỆU TRƯỞNG PGS.TS. Lê Văn Anh . bảo vệ luận văn đúng quy định. - Cán bộ hướng dẫn không tham gia Hội đồng chấm luận văn. Cơ cấu Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp cần phải thủ Quy chế đào. vệ luận văn 01 tháng, học viên nộp: 08 cuốn luận văn đóng bìa cứng, in nhũ vàng, 08 bản tóm tắt luận văn, hồ sơ tốt nghiệp và kinh phí bảo vệ luận văn

Ngày đăng: 07/09/2013, 12:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w