1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

LV BÀI 11

2 163 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Ngày soạn:1/1/2009 Ngày dạy: 3,6/1/2009 Tiết 57 đến 62: ĐẤT TRỒNG - MỘT SỐ TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA ĐẤT TRỒNG - MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI TẠO ĐẤT TRỒNG I. Mục tiêu bài học: - Sau bài học HS biết một số tính chất cơ bản của đất trồng - HS có hứng thú học tập môn học. - Kích thích tính tò mò của HS từ đó HS biết áp dụng các biện pháp cải tạo đất trồng vào việc cải tạo đất trồng tại gia đình. II. Đồ dùng dạy học: - Một số mẫu đất trồng, thuốc thử tổng hợp - Máy chiếu III. Tiến trình bài dạy: 1. KTBC: Thực hiện trong bài giảng 2. Nội dung bài mới: Đvđ: Việt Nam có hệ thống sông ngòi dầy đặc thích hợp cho sự màu mỡ của đất trồng. Song việc cải tạo đất trồng là không thể thiếu. Vậy, có những biện pháp cải tạo đất trồng nào? Bài học hôm nay thầy và các em cùng tìm hiểu Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng HĐ1. Tìm hiểu tính chất cơ bản của đất trồng GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức môn Công nghệ 7 trả lời câu hỏi ? Trong đất trồng có những loại chất dinh dưỡng chủ yếu nào ? Chất mùn có vai trò gì HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi Đại diện nhóm trình bày GV nhận xét, bổ sung GV giới thiệu đáp án HS ghi tóm tắt vào vở ? Căn cứ vào thành phần người ta chia đất trồng thành mấy loại. Nêu vai trò từng loại HS trả lời theo ý hiểu Lần lượt 3 HS trình bày GV nhấn mạnh tỉ lệ từng loại hạt keo trong đất ? Địa phương ta thường có những loại đất trồng nào. Nêu dấu hiệu nhận biết từng loại HS trả lời theo ý hiểu GV nhấn mạnh kinh nghiệm nhận biết từng loại đất trong trồng trọt ? Vậy đất trồng có những tính chất nào HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi Đại diện nhóm trình bày I. Một số tính chất cơ bản của đất trồng 1. Thành phần, tỉ lệ các chất của đất trồng: a. Thành phần: Gồm - Chất khí: Chiếm 25%. Cung cấp oxi cho cây và vi sinh vật phân huỷ - Chất lỏng; Chiếm 25%. Hoà tan chất khoáng, điều hoà nhiệt độ - Chất rắn: Gồm chất hữu cơ và chất vô cơ ( Chiếm 50% ) b. Chất mùn: Làm tăng khả năng giữ nước, giữ dinh dưỡng, hạn chê sói mòn, cung cấp dinh dưỡng cho cây. 2. Thành phần cơ giới của đất - Đất cát: Chứa nhiều hạt cát, ít sét và bụi. Hút nước tốt nhưng giữ nước kém nên nghèo dinh dưỡng - Đất sét: Nhiều hạt sét, ít cát và bụi. Hút nước kém nhưng giữ nước và chất dinh dưỡng tốt - Đất thịt: Chứa nhiều hạt bụi, ít cát và sét. Là loại đất trung gian giữa đất cát và đất sét 3. Tính chất của đất trồng: a. Giữ chất dinh dưỡng, giữ nước để cung cấp cho cây b. Tính chua: pH = 7 là đất trung tính, pH > 7 là đất kiềm, pH < 7 là đất chua GV ghi tóm tắt lên bảng HS rút ra kết luận ? Tại sao đất dễ bị chua ? Đất phì nhiêu có đặc điểm gì ? Nêu các biện pháp làm tăng độ phì nhiêu của đất HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi Đại diện nhóm trình bày GV chiếu đáp án HS ghi tóm tắt nội dung và ghi nhớ thông tin. HĐ2: Tìm hiểu một số biện pháp cải tạo đất trồng xấu ? Thế nào là đất trồng xấu. Kể tên một số loại đất trồng xấu mà em biết ? Nêu các biện pháp cải tạo đất trồng xấu và cho biết ở gia đình em có những loại đất trồng xấu nào HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi Đại diện nhóm trình bày GV nhận xét, bổ sung GV nhấn mạnh sự cần thiết phải cải tạo đất trồng xấu GV chiếu đáp án Lần lượt 3 HS đọc GV yêu cầu HS ghi tóm tắt nội dung vào vở 4. Độ phì nhiêu của đất : Là tỉ lệ các chất dinh dưỡng cung cấp cho cây Để nâng cao độ phì nhiêu của đất cần cải tạo đất bằng cách bón phân đúng lúc, đúng cách, có chế độ luân canh, xen canh và gối vụ một cách hợp lí. II. Biện pháp cải tạo đất xấu : 1. Cải tạo đất bạc màu : - Chủ động tưới tiêu - Bón vôi khử chua - Ngăn chặn rửa trôi, sói mòn - Bón phân lót ( lân, phân chuồng ) 2. Cải tạo đất mặn : - Kết hợp với nuôi cá - Xây kè ngăn mặn - Bón vôi, kết hợp tưới tiêu - Trồng cói, lác, rồi trông lúa 3. Cải tạo đất phèn : - Bón vôi, lân, đạm Urê - Trồng lúa, cây rau màu - Rửa phèn bằng nước ngọt IV. Củng cố : - GV đặt câu hỏi từng phần - HS trả lời - GV nhấn mạnh nội dung trong tâm để khắc sâu kiến thức cho HS - GV giới thiệu cách nhận biết mẫu đất bằng thuốc thử tổng hợp V. Về nhà : - Tìm hiểu việc cải tạo đất trồng xấu tại địa phương - Tìm hiểu cách xác định thành phần cơ giới của đất trồng - Chuẩn bị mẫu đất đã giã nhỏ, khô - Xem lại cách nhân giống cây ăn quả. ****************************************************************** . thuốc thử tổng hợp - Máy chiếu III. Tiến trình bài dạy: 1. KTBC: Thực hiện trong bài giảng 2. Nội dung bài mới: Đvđ: Việt Nam có hệ thống sông ngòi dầy. CƠ BẢN CỦA ĐẤT TRỒNG - MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI TẠO ĐẤT TRỒNG I. Mục tiêu bài học: - Sau bài học HS biết một số tính chất cơ bản của đất trồng - HS có hứng thú

Ngày đăng: 17/07/2013, 01:26

Xem thêm: LV BÀI 11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

GV ghi tóm tắt lên bảng HS rút ra kết luận  - LV BÀI 11
ghi tóm tắt lên bảng HS rút ra kết luận (Trang 2)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w