MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN PHẦN MỞ ĐẦU DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Mục tiêu nghiên cứu 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 6. Giả thuyết nghiên cứu 6 7. Phương pháp nghiên cứu 6 8. Đóng góp của đề tài 7 PHẦN NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG XIN VIỆC CỦA SINH VIÊN 9 1.1. Một số khái niệm 9 1.1.1. Khái niệm kỹ năng 9 1.1.2. Khái niệm việc làm 10 1.1.3. Khái niệm sinh viên 11 1.1.4. Khái niệm kỹ năng xin việc và phát triển kỹ năng xin việc của sinh viên 12 1.2. Sự cần thiết của phát triển kỹ năng xin việc của sinh viên 14 1.2.1. Đối với sinh viên và gia đình 14 1.2.2. Đối với xã hội 14 1.2.3. Đối với Nhà trường 14 1.3. Quá trình phát triển kỹ năng xin việc 15 1.4. Các cấp độ của kỹ năng xin việc 16 1.5. Tiêu chí đánh giá kỹ năng xin việc của sinh viên 18 1.5.1. Kỹ năng hoạch định nghề nghiệp 18 1.5.2. Kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm 19 1.5.3. Mức độ hiểu biết về nhà tuyển dụng và thị trường sức lao động 20 1.5.4. Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc 20 1.5.5. Kỹ năng vượt qua các kỳ trắc nghiệm, thi tuyển 21 1.5.6. Kỹ năng phỏng vấn 22 1.5.7. Kỹ năng thể hiện bản thân, thử việc và hội nhập 23 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng xin việc của sinh viên 24 1.6.1. Các yếu tố khách quan 24 1.6.2. Các yếu tố chủ quan 26 Chương 2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG XIN VIỆC CỦA SINH VIÊN NĂM CUỐI HỆ CHÍNH QUY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 28 2.1. Tổng quan về Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 28 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 28 2.1.2. Cơ cấu tổ chức 30 2.2. Đặc điểm sinh viên năm cuối hệ chính quy của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 31 2.2.1. Về số lượng 31 2.2.2. Về chất lượng đầu vào 32 2.2.3. Cơ cấu sinh viên theo giới tính 33 2.2.4. Về quá trình học tập và rèn luyện 33 2.3. Khảo sát thực trạng kỹ năng xin việc của sinh viên năm cuối hệ chính quy tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 34 2.3.1. Kỹ năng hoạch định nghề nghiệp 35 2.3.2. Kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm 38 2.3.3. Mức độ hiểu biết về nhà tuyển dụng và thị trường lao động 40 2.3.4. Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc 41 2.3.5. Kỹ năng trắc nghiệm, thi tuyển 43 2.3.6. Kỹ năng phỏng vấn 44 2.3.7. Kỹ năng thể hiện bản thân, thử việc và hội nhập 44 2.4. Đánh giá kỹ năng xin việc của sinh viên năm cuối hệ chính quy Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 46 2.4.1. Những ưu điểm và nguyên nhân 46 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân 47 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG XIN VIỆC CỦA SINH VIÊN NĂM CUỐI HỆ CHÍNH QUY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 51 3.1. Mục tiêu phát triển kỹ năng xin việc của sinh viên năm cuối hệ chính quy 51 3.2. Một số giải pháp phát triển kỹ năng xin việc của sinh viên năm cuối hệ chính quy Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 52 3.2.1. Nâng cao nhận thức của sinh viên về vai trò tầm quan trọng của kỹ năng xin việc 52 3.2.2. Tăng cường các hoạt động sư phạm từ giảng viên, cán bộ quản lý, các phòng ban, Đoàn thanh niên, Câu lạc bộ trong Trường 54 3.2.3. Nâng cao tính tích cực chủ động của sinh viên 55 3.2.4. Nâng cao hiệu quả thực hành kỹ năng xin việc của sinh viên 55 3.2.5. Tăng cường liên kết giữa Nhà trường và đơn vị sử dụng lao động 57 3.3. Một số khuyến nghị 58 3.3.1. Đối với Nhà trường và các đơn vị trong Nhà trường 58 3.3.2. Đối với sinh viên và gia đình 59 3.3.3. Đối với các đơn vị sử dụng lao động 61 PHẦN KẾT LUẬN 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Trang 1BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG XIN VIỆC CHO SINH VIÊN NĂM CUỐI
HỆ CHÍNH QUY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
Mã số: DTSV.2015.89
Chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Thị Thu Thảo
Giảng viên hướng dẫn : ThS Đoàn Văn Tình
Hà Nội, tháng 6 - 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Nhóm tác giả xin cam đoan đề tài: “Phát triển kỹ năng xin việc của sinh viên năm cuối hệ chính quy tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội” là công trình nghiên cứu
của các thành viên trong nhóm Tất cả các nội dung trong đề tài hoàn toàn được hìnhthành và phát triển từ những quan điểm của các cá nhân trong nhóm, dưới sự hướngdẫn khoa học của ThS Đoàn Văn Tình Các nội dung nghiên cứu, số liệu và kết quảtrong đề tài này là hoàn toàn trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nàotrước đây Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét,đánh giá được nhóm nghiên cứu thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong danhmục tài liệu tham khảo Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, nhóm nghiên cứu xinhoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung đề tài của mình
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Phát triển kỹ năng xin việc của sinh viên năm cuối hệ chính quy tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội” đã được hoàn thành với nỗ lực của các thành viên
trong nhóm và sự quan tâm, giúp đỡ từ nhiều phía
Nhóm tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên ThS Đoàn Văn Tình
đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉnh sửa, giải đáp các thắc mắc và khó khăn mà nhóm nghiêncứu gặp phải trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài nghiên cứu khoa học
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy, cô trongTrường đã hỗ trợ và tạo điều kiện để nhóm nghiên cứu được tham gia nghiên cứu khoahọc và hoàn thành đề tài đúng hạn
Chúng tôi cũng xin cảm ơn các bạn sinh viên khóa 1205 đã nhiệt tình tham giakhảo sát, tham gia trả lời phỏng vấn sâu, cung cấp thông tin hữu ích về quá trình tìmviệc để nhóm nghiên cứu hoàn thiện đề tài
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
PHẦN MỞ ĐẦU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 5
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
6 Giả thuyết nghiên cứu 6
7 Phương pháp nghiên cứu 6
8 Đóng góp của đề tài 7
PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG XIN VIỆC CỦA SINH VIÊN 9
1.1 Một số khái niệm 9
1.1.1 Khái niệm kỹ năng 9
1.1.2 Khái niệm việc làm 10
1.1.3 Khái niệm sinh viên 11
1.1.4 Khái niệm kỹ năng xin việc và phát triển kỹ năng xin việc của sinh viên 12
1.2 Sự cần thiết của phát triển kỹ năng xin việc của sinh viên 14
1.2.1 Đối với sinh viên và gia đình 14
1.2.2 Đối với xã hội 14
1.2.3 Đối với Nhà trường 14
1.3 Quá trình phát triển kỹ năng xin việc 15
1.4 Các cấp độ của kỹ năng xin việc 16
1.5 Tiêu chí đánh giá kỹ năng xin việc của sinh viên 18
1.5.1 Kỹ năng hoạch định nghề nghiệp 18
1.5.2 Kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm 19
1.5.3 Mức độ hiểu biết về nhà tuyển dụng và thị trường sức lao động 20
1.5.4 Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc 20
Trang 61.5.5 Kỹ năng vượt qua các kỳ trắc nghiệm, thi tuyển 21
1.5.6 Kỹ năng phỏng vấn 22
1.5.7 Kỹ năng thể hiện bản thân, thử việc và hội nhập 23
1.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng xin việc của sinh viên 24
1.6.1 Các yếu tố khách quan 24
1.6.2 Các yếu tố chủ quan 26
Chương 2 THỰC TRẠNG KỸ NĂNG XIN VIỆC CỦA SINH VIÊN NĂM CUỐI HỆ CHÍNH QUY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 28
2.1 Tổng quan về Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 28
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 28
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 30
2.2 Đặc điểm sinh viên năm cuối hệ chính quy của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 31
2.2.1 Về số lượng 31
2.2.2 Về chất lượng đầu vào 32
2.2.3 Cơ cấu sinh viên theo giới tính 33
2.2.4 Về quá trình học tập và rèn luyện 33
2.3 Khảo sát thực trạng kỹ năng xin việc của sinh viên năm cuối hệ chính quy tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 34
2.3.1 Kỹ năng hoạch định nghề nghiệp 35
2.3.2 Kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm 38
2.3.3 Mức độ hiểu biết về nhà tuyển dụng và thị trường lao động 40
2.3.4 Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc 41
2.3.5 Kỹ năng trắc nghiệm, thi tuyển 43
2.3.6 Kỹ năng phỏng vấn 44
2.3.7 Kỹ năng thể hiện bản thân, thử việc và hội nhập 44
2.4 Đánh giá kỹ năng xin việc của sinh viên năm cuối hệ chính quy Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 46
2.4.1 Những ưu điểm và nguyên nhân 46
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 47
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG XIN VIỆC CỦA SINH VIÊN NĂM CUỐI HỆ CHÍNH QUY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 51
Trang 73.1 Mục tiêu phát triển kỹ năng xin việc của sinh viên năm cuối hệ chính quy 51
3.2 Một số giải pháp phát triển kỹ năng xin việc của sinh viên năm cuối hệ chính quy Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 52
3.2.1 Nâng cao nhận thức của sinh viên về vai trò tầm quan trọng của kỹ năng xin việc 52
3.2.2 Tăng cường các hoạt động sư phạm từ giảng viên, cán bộ quản lý, các phòng ban, Đoàn thanh niên, Câu lạc bộ trong Trường 54
3.2.3 Nâng cao tính tích cực chủ động của sinh viên 55
3.2.4 Nâng cao hiệu quả thực hành kỹ năng xin việc của sinh viên 55
3.2.5 Tăng cường liên kết giữa Nhà trường và đơn vị sử dụng lao động 57
3.3 Một số khuyến nghị 58
3.3.1 Đối với Nhà trường và các đơn vị trong Nhà trường 58
3.3.2 Đối với sinh viên và gia đình 59
3.3.3 Đối với các đơn vị sử dụng lao động 61
PHẦN KẾT LUẬN 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1: Số lượng sinh viên Bậc Đại học (khóa 2012 – 2016) 31Bảng 2.2: Điểm chuẩn đầu vào khóa Đại học 2012 – 2016 32
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục đại học trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang đứngtrước một bài toán hóc búa là giải quyết mâu thuẫn giữa việc vừa gia tăng kiến thức,vừa phải nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với yêu cầu xã hội đang biến đổi từngngày Xu hướng mới cần rút ngắn thời gian đào tạo, tạo điều kiện để người học đượchọc theo nhu cầu với đa dạng các hình thức và nội dung đào tạo,… theo yêu cầu xãhội, hội nhập quốc tế và sở thích cá nhân
Để đánh giá chất lượng giáo dục đại học có nhiều tiêu chí như: Đội ngũ nhânlực, cơ sở vật chất, phương pháp dạy và học, chất lượng nghiên cứu khoa học vàchuyển giao công nghệ, năng lực quản lý giáo dục đại học, Nhưng yếu tố quan trọngnhất để đánh giá, khẳng định chất lượng đào tạo của mỗi trường đại học đó chính làđầu ra, là việc làm của sinh viên Theo Báo cáo của Hội nghị Tuyển sinh toàn quốc do
Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức đầu năm 2011: có 37% sinh viên tốt nghiệp ra trườngkhông tìm được việc làm vì ngành nghề đã tốt nghiệp trên thị trường bị bão hòa; 57%sinh viên sau khi ra trường phải học thêm nghề khác do phát hiện bản thân không phùhợp với chuyên môn đã học; 50% số lượng sinh viên tại các trường đại học không cóhứng thú với ngành học đã chọn Mặt khác, theo bản tin cập nhật thị trường lao độngcủa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính tới quý 4 năm 2015, số người thấtnghiệp trong độ tuổi lao động là 1051 nghìn người Trong đó, số người thất nghiệp đãqua đào tạo là 191.492 người (chiếm khoảng 18,2%) (Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội, Bản tin cập nhật thị trường lao động hàng quý, số 8 năm 2015) Vì vậy, tỉ lệsinh viên ra trường không tìm kiếm được việc làm và không được làm các công việcđúng chuyên môn chuyên ngành cao
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáodục quốc dân, trực thuộc Bộ Nội vụ Với trên 40 năm hình thành và phát triển, trường
có sứ mệnh mở cơ hội học tập cho mọi người với chất lượng tốt, phục vụ nhu cầu họctập đa dạng với nhiều hình thức đào tạo, đa ngành, đa cấp độ, đáp ứng yêu cầu nguồnnhân lực ngành Nội vụ và cho xã hội, phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước
và hội nhập quốc tế Nhà trường hiện đang tổ chức quản lý và đào tạo 27 ngành nghề,trong đó có 6 ngành đại học, 11 ngành cao đẳng, 11 ngành trung cấp và đào tạo nghề.Chương trình giáo dục đào tạo của Nhà trường được thiết kế bao gồm khối kiến thức,
Trang 10kỹ năng cần thiết để sinh viên hòa nhập, thích ứng với công việc và cuộc sống Tuynhiên, cũng giống như nhiều trường đại học khác, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội vẫnchú trọng đào tạo về kiến thức nhiều hơn kỹ năng Do đó, sinh viên chưa nắm bắt vàchuẩn bị những kỹ năng cần thiết để phục vụ cho quá trình xin việc
Sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói chung và sinh viên năm cuối nóiriêng là nguồn nhân lực nòng cốt trong tương lai và đặc biệt là của ngành Nội vụ Chínhnhững kiến thức về xin việc là động lực cho việc học tập, học hỏi, giao lưu, lĩnh hội trithức để sinh viên cố gắng trau dồi, hoàn thiện bản thân Bên cạnh đó, sau khi rời khỏighế Nhà trường, sinh viên có được những tri thức cơ bản về kỹ năng xin việc sẽ giúp họ
có thể nhanh chóng tìm được việc làm đúng ngành, đúng nghề, đúng chuyên môn
Xuất phát từ những lí do trên, nhóm tác giả lựa chọn đề tài: " Phát triển kỹ năng xin việc của sinh viên năm cuối hệ chính quy tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội".
Chúng tôi mong muốn kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho Nhà trường nói chung
và các bạn sinh viên năm cuối hệ chính quy nói riêng có những góc nhìn đa chiều về kỹnăng xin việc, chuẩn bị hành trang tốt nhất để có việc làm ngay sau khi ra trường
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Kỹ năng xin việc của sinh viên là một trong những vấn đề được quan tâm hàngđầu trong môi trường đại học hiện nay Do đó chủ đề này được nhiều tác giả quan tâm,nghiên cứu
2.1 Trên Thế giới
Trong cuốn “Chuẩn bị cho sự thành công về sự nghiệp” (Preparing For CareerSuccess) của J Ryan và R Ryan (1997) đã nhấn mạnh, khi người học chuyển từ thếgiới học đường sang thế giới việc làm, người học sẽ trở thành người lao động chínhthức Đây là cuốn sách khá hấp dẫn với những chỉ dẫn rất thiết thực, cụ thể và phù hợpvới học sinh, sinh viên Tuy nhiên, cuốn sách mang đậm văn hóa Âu - Mỹ và phù hợphơn với đối tượng ở các nước phát triển Để áp dụng vào thực tế tại Việt Nam, nhữngchỉ dẫn của cuốn sách có thể hữu ích với các học sinh, sinh viên khu vực thành thị
Trong cuốn “Nghệ thuật săn việc” (The Art Of Hunting) của C Levinson vàD.E Perry (2011) đã nhấn mạnh mỗi người tìm việc phải trở thành một “du kích sănviệc” Tác giả lý giải về lý do và từ đó trình bày phương pháp “tư duy du kích” baogồm thương hiệu cá nhân, chiến lược săn việc theo kiểu du kích, kế hoạch tìm hiểuthông tin Tác giả cũng giới thiệp các “vũ khí dành cho du kích săn việc” bao gồm
Trang 11hướng dẫn viết hồ sơ và thư ngỏ, hiểu biết về nền kinh tế tuyển dụng Cách tư vấn ấntượng, kèm theo những thông tin cập nhật và ví dụ cụ thể ở nhiều tình huống khácnhau “Nghệ thuật săn việc” là một trong những cuốn sách rất hữu ích cho các sinhviên tốt nghiệp các ngành “thời thượng” (kinh tế, công nghệ thông tin,…) để họ có thểđạt được những vị trí việc làm tốt nhất Tuy nhiên, nghệ thuật săn việc này sẽ khó tiếpthu và vận dụng hơn ở những đối tượng sinh viên khối ngành xã hội và đầu ra khôngchỉ làm trong lĩnh vực tư nhân.
Cuốn sách “Tìm kiếm việc làm - hướng dẫn của bạn để thành công” (The Jobsearch - your guide to success) của B Zarna (1997) nhận định “khi người học ở chặngcuối của khóa học hoặc đào tạo sẽ có rất nhiều cảm xúc khác nhau về triển vọng bắtđầu một sự nghiệp mới” Tác giả cho biết để tìm được việc làm phù hợp, người họcphải rất nỗ lực Nội dung chính của cuốn sách tập trung vào các chỉ dẫn giúp sinh viênđánh giá kỹ năng, khám phá các lựa chọn, phát triển hồ sơ nghề nghiệp của bản thân(tương tự như hồ sơ xin việc), cách tìm kiếm việc làm ở đâu và như thế nào, cách viếtđơn, điền mẫu hồ sơ, chuẩn bị cho buổi phỏng vấn, cách thành công trong buổi phỏngvấn, hành động tiếp theo sau buổi phỏng vấn, duy trì việc làm trong những ngày khởiđầu công việc dựa trên việc định vị và cải thiện bản thân, làm việc với những người cótính cách khác, xử lý tình trạng căng thẳng, duy trì đạo đức, tìm hiểu về quyền lợi,nâng cao khả năng nhận biết về những nguy cơ trong lao động Tuy vậy, tài liệu nàycũng chỉ đưa ra những chỉ dẫn khá giản đơn và phù hợp với đối tượng thanh niên, sinhviên ở các nước phát triển, có đầy đủ các điều kiện, nguồn lực tiếp cận dễ dàng màchưa đề cập tới thanh niên, sinh viên ở các nước đang phát triển chưa có đầy đủ cácđiều kiện và nguồn lực để tiếp cận
2.2 Ở trong nước
Tham khảo các tài liệu tại Việt Nam, chúng tôi thấy có rất nhiều sách hướngdẫn, cẩm nang xoay quanh chủ đề về kỹ năng sống, về tìm việc thành công Các tàiliệu này đều có điểm chung là hướng tới nhóm đối tượng thanh niên, sinh viên Tuynhiên, các tài liệu này đôi khi chỉ đưa ra những lời khuyên, những hướng dẫn chungchung mà không đi sâu vào hướng dẫn các kỹ năng xin việc một cách cụ thể Cho rằngtìm việc là một “bước khởi đầu gian nan”, cuốn “Cẩm nang xin việc” của Quốc Hùng(2005) đã đưa ra những nhận định về thực trạng nguồn nhân lực, nhất là lực lượng sinhviên mới ra trường của Việt Nam còn non kém Ông đưa ra giải pháp hàng đầu đối với
Trang 12sinh viên là phải định hướng nghề nghiệp ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường và saukhi đã lựa chọn được nghề nghiệp cho mình Đặc biệt, tác giả cũng dành nhiều trangsách đưa ra cho sinh viên những lời khuyên hữu ích để tham gia phỏng vấn tuyển dụngthành công Có thể nói cuốn “Cẩm nang xin việc” của tác giả Quốc Hùng (2005) đã đềcập được nhiều khía cạnh quan trọng trong tiến trình tìm việc và đã cố gắng đưa ranhững chỉ dẫn thiết thực cho thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng khi đi tìmviệc Tuy nhiên, không phải dễ để áp dụng được những lời khuyên đó khi bản thânsinh viên chưa được trang bị kiến thức xin việc và môi trường thuận lợi để bộc lộ bảnthân, thực hành kỹ năng và trải nghiệm thực tế Cuốn sách “Quyết định đúng đắng khitìm việc” của Bích Phụng (2009) là những lời khuyên dành cho thế hệ trẻ nói chung
mà cốt yếu là hai lời khuyên: sinh mệnh ngắn ngủi - công việc vui vẻ - hãy mau quyếtđịnh” và “hi vọng đến từ cuộc sống - thu hoạch bắt nguồn từ công việc” Tác giảkhuyên thế hệ trẻ cần phải làm một cuộc biến đổi, đưa ra quyết định, biến đổi, lựachọn và không nên dao động bởi quyết định đó Tiếp đó, tác giả cho rằng thế hệ trẻ cầnthực hiện giá trị của bản thân và thành công tùy thuộc vào lựa chọn đúng, để quyếtđịnh được đúng đắn cũng cần phải sống hài hòa với người khác và biết đối phó vớitình hình phức tạp Để tìm việc làm thích hợp hơn, cần thực hiện các bước sau: Xácđịnh đam mê cá nhân; trưng cầu, sàng lọc ý kiến; tìm kiếm việc làm; đối phó vớinhững nhân tố không vui vẻ trong khi đi tìm việc làm (ví dụ: bị từ chối) và thể hiện sựquan tâm thân thiện
Cuốn sách “Cẩm nang việc làm cho lao động trẻ” của Hạnh Nguyên (2003) lạidành nhiều trang để đưa ra nhận định về lực lượng lao động trẻ hiện nay, như: Thiếu
cả những kỹ năng nghề nghiệp, trình độ chuyên môn và kỹ năng định hướng nghềnghiệp, nắm bắt thông tin về thị trường lao động Cuốn sách dẫn ra các thông tin từ Tổchức Lao động Quốc tế về những tiêu chuẩn mà người sử dụng lao động ngày càngchú ý nhiều hơn khi tuyển dụng và đưa ra các phân tích về đặc trưng của thị trường laođộng đối với lao động trẻ: Cung lớn hơn cầu, chất lượng cung còn thấp, mất cân đối về
cơ cấu đào tạo và cơ cấu lao động theo đòi hỏi của thị trường, tình trạng “thừa thầythiếu thợ”, các chính sách về thị trường lao động chưa bao phủ hết đối tượng thanhniên Tiếp đó, tác giả cũng đưa ra những thông tin hữu ích giúp thanh niên lựa chọnngành nghề để học, biết cách đánh giá lựa chọn nghề thích hợp để xác định học nghềnào sẽ dễ tìm việc làm, dự báo được các nghề cần đến trong tương lai, đánh giá giữa
Trang 13“cái bạn thích, cái bạn hợp, cái thị trường cần” Như vậy, cuốn sách đã đề cập đến vấn
đề việc làm và kỹ năng xin việc ở một khía cạnh khái quát nhất Tuy nhiên, cuốn sáchcòn chưa làm rõ được những yếu tố cần thiết mà sinh viên cần phải có khi đi xin việc
Bên cạnh đó, cuốn sách “Cẩm nang việc làm và lập nghiệp” của tác giả NguyễnThị Lê Hương và Đặng Thị Huyền (2011) cho thấy việc làm có ý nghĩa đặc biệt quantrọng đối với mỗi người vì tạo ra thu nhập để đảm bảo các nhu cầu vật chất, tinh thần
và là điều kiện để con người tham gia các hoạt động xã hội, quan hệ xã hội, qua đókhẳng định vai trò, giá trị xã hội của mình Đối với thế hệ trẻ những người đang mongmuốn tìm việc làm, tài liệu đưa ra các đề xuất về những kỹ năng làm việc và cáchướng dẫn cần thiết, như: (1) kỹ năng làm việc - vốn sinh ra mọi người đều chưa có và
do đó phải được đào tạo, tự rèn luyện trong quá trình học tập, làm việc và giao tiếp xãhội; (2) kỹ năng tiếp cận việc làm - tìm kiếm cơ hội từ các nguồn thông tin tuyển dụngchính thức và không chính thức; (3) kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc; (4) kỹ năng thamgia phỏng vấn tuyển dụng thành công; (5) kỹ năng đánh giá trước khi nhận việc; (6)hướng dẫn bạn trẻ tự tạo việc làm (tự khởi nghiệp); (7) tham gia lao động xuất khẩu
Những công trình nghiên cứu trên đã phần nào cung cấp khung lý thuyết và một
số chỉ dẫn về kỹ năng xin việc nói chung Tuy nhiên, các công trình đều tập trung trênbình diện rộng mà không nghiên cứu cụ thể về đối tượng sinh viên năm cuối các khốingành xã hội và trong các cơ sở giáo dục có nhiều đạc thù như Trường Đại học Nội vụ
Hà Nội Do đó, nghiên cứu của nhóm tác giả không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứunào trước đây
3 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu khung lý thuyết và thực trạng kỹ năng xin việc của sinhviên năm cuối đại học hệ chính quy, nhóm tác giả đề xuất xây dựng các giải pháp vàkhuyến nghị với Nhà trường, sinh viên và các bên có liên quan phát triển kỹ năng xinviệc của sinh viên năm cuối hệ chính quy
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, phân tích và làm rõ cơ sở lý luận về việc phát triển kỹ năng xin việc của
sinh viên và sự cần thiết phát triển kỹ năng xin việc cho đối tượng này
Hai là, khảo sát và đánh giá được thực trạng kỹ năng xin việc của sinh viên
năm cuối hệ chính quy tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Trang 14Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kỹ năng xin việc của sinh viên
năm cuối tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Qua đó, khuyến nghị với Nhà trường, cácKhoa chuyên môn và các bộ phận liên quan về việc phát triển kỹ năng xin việc cho sinhviên ngay từ khi còn ngồi trên ghế Nhà trường Từ đó góp phần nâng cao thương hiệucủa Nhà trường trong đào tạo và quản lý, mang lại cơ hội nghề nghiệp cho người học
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Kỹ năng xin việc và phát triển kỹ năng xin việc củasinh viên năm cuối hệ chính quy Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về thời gian: Từ 2012 - 2016
+ Về không gian: Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
6 Giả thuyết nghiên cứu
Sinh viên bậc đại học hệ chính quy tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã có kỹnăng xin việc nhưng vẫn ở mức độ thấp
Để phát triển kỹ năng xin việc cho sinh viên bậc đại học hệ chính quy củaTrường Đại học Nội vụ Hà Nội, sinh viên cần tự trang bị và được trang bị kiến thức và
cơ hội rèn luyện kỹ năng xin việc Để làm được điều đó cần sự chủ động của mỗi sinhviên trong quá trình học tập và rèn luyện, sự chủ động của Nhà trường trong đổi mớicác phương pháp giảng dạy và thiết kế các chương trình đào tạo
7 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp quan sát tham dự
Nhóm tác giả hầu hết là các sinh viên năm cuối hệ chính quy, đang học tập tạiTrường Đại học Nội vụ Hà Nội Trong quá trình học tập và tìm hiểu, nhóm tác giả đãquan sát các bạn sinh viên năm cuối về vấn đề phát triển kỹ năng xin việc Bên cạnh
đó, bản thân một số thành viên trong nhóm tác giả đã từng xin việc làm nên có nhữnghiểu biết về nhiều khía cạnh của vấn đề này
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp này nhằm tìm hiểu sâu hơn về thực trạng kỹ năng xin việc củasinh viên năm cuối hệ chính quy tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Từ 15 tháng 09đến 30 tháng 09, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát 300 sinh viên chiếm % số lượngsinh viên năm cuối Kết quả khảo sát là cơ sở quan trọng để nhóm nghiên cứu đánh giá
Trang 15về thực trạng kỹ năng xin việc và đưa ra các giải pháp, khuyến nghị để phát triển kỹnăng xin việc.
Phương pháp phân tích - thống kê
Để kết quả nghiên cứu đảm bảo tính khách quan, khoa học, chính xác, có độ tin
cậy cao chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tích - thống kê để xử lý và kiểm tra
các số liệu thu thập Từ đó, nhóm nghiên cứu có những đánh giá khách quan nhất vềvấn đề nghiên cứu
Phương pháp phỏng vấn
Nhóm tác giả tiến hành phỏng vấn nhà tuyển dụng thông qua hệ thống câu hỏiđược xây dựng sẵn, hệ thống câu hỏi xoay quanh về các kỹ năng mà sinh viên còn hạnchế khi đi xin việc Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu sẽ hỏi ý kiến nhà tuyển dụng về kỹnăng làm việc của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội khi làm việc ở doanhnghiệp họ như thế nào? Đồng thời, lấy ý kiến bên doanh nghiệp về các hoạt động liênquan đến quá trình xin việc của sinh viên mới ra trường, để từ đó đánh giá và hoànthiện các giải pháp, khuyến nghị
Phương pháp khảo sát mô hình thực nghiệm
Trong phương pháp này, nhóm tác giả đã khảo sát sinh viên và giảng viên khóađào tạo: “Kỹ năng xin việc - Nghệ thuật chinh phục nhà tuyển dụng” do Trung tâmĐào tạo Nghề và Nghiệp vụ Văn phòng phối hợp với Khoa Tổ chức và Quản lý nhânlực, Câu lạc bộ Nhà quản trị nhân lực tổ chức trong thời gian từ 25/4 - 04/6/2016 vớihơn 46 học viên Phương pháp này đã giúp nhóm nghiên cứu đánh giá được phần nàothực trạng kỹ năng xin việc của sinh viên Từ đó đưa ra các giải pháp và khuyến nghị
để phát triển kỹ năng xin việc cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói chung
và sinh viên năm cuối hệ chính quy nói riêng
8 Đóng góp của đề tài
Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về kỹ năng xin việc của sinh viên TrườngĐại học Nội vụ Hà Nội Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần:
Về mặt lý luận: Đề tài làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về kỹ năng xin việc và
tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng xin việc cho sinh viên nói chung và sinhviên năm cuối hệ chính quy Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói riêng Khung lý thuyết
mà đề tài nghiên cứu là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu có liên quantiếp theo
Trang 16Về mặt thực tiễn:
- Đề tài làm rõ thực trạng về kỹ năng xin việc của sinh viên năm cuối hệ chínhquy tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Qua đó, giúp sinh viên nhận thức rõ ràng vềngành học, kỹ năng xin việc để sinh viên có thể trau dồi, học tập, rèn luyện các kỹnăng ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường
- Đề tài đã đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị để phát triển kỹ năng xinviệc Nếu được ứng dụng sẽ giúp cho Nhà trường có góc nhìn đa chiều hơn về tầmquan trọng của kỹ năng xin việc đối sinh viên Từ đó, thiết kế các chương trình đào tạophù hợp với yêu cầu thực tiễn
Trang 17PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN
KỸ NĂNG XIN VIỆC CỦA SINH VIÊN 1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Khái niệm kỹ năng
Kỹ năng là một trong những yếu tố cấu thành năng lực cá nhân, là cơ sở để mỗi
cá nhân thực hiện tốt công việc và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống Tuy nhiên,hiện nay có nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau về kỹ năng như:
Quan điểm thứ nhất coi kỹ năng là sự vận dụng các kỹ thuật hành động cho
phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và yêu cầu của hoạt động Tác giả B.Ph Lomov đãkhẳng định “Kỹ năng không chỉ bao gồm các hành động vận động mà cả những hànhđộng trí tuệ Hành động có kỹ năng nghĩa là những hành động với trí tuệ, độc lập kếhoạch quá trình làm việc, tìm thấy trong mỗi trường hợp cụ thể các phương pháphành động hợp lý” [25, 343]
Các tác giả N.D Levitov, P.A Rudic cho rằng: “Kỹ năng là kỹ thuật của từngthao tác, tức là cũng quan tâm tới mặt kỹ thuật của hành động, tới cách thức chủ thểthực hiện hành động đó như thế nào” [24, 18]
Như vậy, theo quan điểm này, các tác giả cho rằng kỹ năng là mặt kỹ thuật củahành động, là sự kết hợp của nhiều thao tác theo một trật tự phù hợp với mục đích vàyêu cầu của hoạt động Nói cách khác, theo các tác giả này kỹ năng được coi là sựvận dụng các kỹ thuật của hành động
Quan điểm thứ hai: xem xét tới kết quả của hành động khi thực hiện kỹ năng.
Kỹ năng không chỉ là việc vận dụng các thao tác, mà quan trọng hơn là mang lại hiệuquả nhất định cho hoạt động
Tác giả Trần Hữu Luyến khi nghiên cứu về kỹ năng lời nói đã khẳng định: Kỹnăng không chỉ là mặt kỹ thuật (phương thức) thực hiện hoạt động, hành động màhơn thế nó chính là mặt biểu hiện của năng lực, là một biểu hiện năng lực đặc biệt củacon người và gắn rất chặt với tư duy và các cấp độ khác nhau của ý thức [22, 295]
Tác giả Phạm Thành Nghị cũng khẳng định: “Kỹ năng là khả năng vận dụngkiến thức để giải quyết một nhiệm vụ cụ thể” Đồng thời tác giả cũng nhấn mạnh: “kỹnăng có chiều cạnh kỹ thuật và cũng có cả chiều cạnh động cơ” Vì thế khi hình thành
kỹ năng cũng cần chú ý khai thác cả mặt động cơ cá nhân của hoạt động [32, 82]
Trang 18Quan điểm thứ 3 và cũng là quan điểm mới trong những năm gần đây, coi kỹ
năng là hành vi ứng xử của cá nhân trong đó có tác giả S.A.Morales và W.Sheartor,J.N Richard coi kỹ năng là hành động được thể hiện ra bên ngoài và chịu sự chi phốicủa cách cảm nhận và suy nghĩ của cá nhân Như thế, các tác giả theo quan điểm nàykhông chỉ coi kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động, hoạt động mà còn nhấn mạnh
kỹ năng là sự biểu hiện của thái độ, quan điểm, giá trị của cá nhân đối với hoạt động
Tổng hợp các quan điểm khác nhau trong tiếp cận về kỹ năng, mặc dù có nhiềuquan điểm định nghĩa khác nhau, nhưng tựu chung lại các nhà nghiên cứu cho rằng,
kỹ năng được hiểu là kỹ thuật của hành động, là khả năng của một cá nhân, kỹ năng
là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm nhằm đạt đến mục đích chất lượng hoạt động tốthơn Trên cơ sở những quan điểm chúng tôi thấy khái niệm kỹ năng bao hàm nhữngnội dung sau:
Thứ nhất, kỹ năng được thể hiện thông qua các thao tác, mặt kỹ thuật của hành
động, hoạt động Không có kỹ năng chung chung trừu tượng tách rời khỏi hoạt động
Thứ hai, kỹ năng là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm đã có vào từng trường
hợp cụ thể, phù hợp với mục đích và điều kiện của hoạt động
Thứ ba, hành động có kỹ năng tức là hành động phải đem lại hiệu quả nhất
định, nói cách khác kỹ năng phải được thể hiện ở tính đúng đắn, mức độ thành thạo,sáng tạo, linh hoạt
Dựa trên những vấn đề tiếp cận nêu trên, thì theo nhóm nghiên cứu: “Kỹ năng
là năng lực vận dụng kiến thức, kinh nghiệm của chủ thể vào hoạt động thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu trong các điều kiện nhất định”.
1.1.2 Khái niệm việc làm
Theo Khoản 2 Điều 3 Luật Việc làm (2013) quy định: “Việc làm là hoạt độngtạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm”
Như vậy, theo Luật Việc làm, khái niệm việc làm bao gồm những nội dungsau: Là hoạt động lao động của con người, hoạt động lao động nhằm mục đích tạo rathu nhập (là các khoản nhận được bằng tiền hoặc hiện vật từ việc làm, thường đượctính theo tháng, năm), hoạt động lao động đó không bị pháp luật ngăn cấm
Theo Từ điển Tâm lý học khái niệm việc làm được hiểu là “công việc đượcgiao cho làm thường ngày và được trả công” [9, 11]
Theo tác giả Nguyễn Hữu Thụ, việc làm có một số đặc điểm chính:
Trang 19Thứ nhất, việc làm là nguồn gốc tạo ra sinh kế, sự tồn tại và phát triển của conngười luôn gắn liền với việc làm Không có hoặc thiếu việc làm con người sẽ khôngthể tồn tại và phát triển bình thường.
Thứ hai, về mặt tâm lý học, mỗi việc làm có cấu trúc riêng, yêu cầu riêng đốivới người muốn làm việc đó Nói cách khác, muốn làm việc nào đó, con người phải
có những đặc điểm về thể chất, phẩm chất và năng lực phù hợp, đáp ứng được yêucầu của việc làm
Thứ ba, việc làm xuất hiện do đòi hỏi khách quan của sự phát triển kinh tế - xãhội Nó không nhất thành bất biến, mà luôn vận động, phát triển cùng với sự vận động,phát triển không ngừng của xã hội, những việc làm cũ, lỗi thời liên tục mất đi, nhữngviệc làm phù hợp hơn với nhu cầu của con người xuất hiện ngày một nhiều [19, 424]
Có nhiều khái niệm về việc làm được đưa ra, trong giới hạn của đề tài, theo
quan điểm của nhóm nghiên cứu: “Việc làm là hoạt động mang lại thu nhập cho người lao động và không bị pháp luật ngăn cấm”.
1.1.3 Khái niệm sinh viên
Thuật ngữ “sinh viên” có nguồn gốc từ tiếng La tinh là “student” có nghĩa lànhững người làm việc và học tập tích cực, tìm hiểu và khai thác tri thức khoa học
Có thể nói, sinh viên là một nhóm xã hội đặc thù, nhóm xã hội này vừa mangnhững đặc điểm chung của tầng lớp thanh niên và những đặc điểm riêng của mình
Như vậy, sinh viên - những người đang học tập tại các trường Đại học, caođẳng là những con người tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoahọc vào việc giải quyết các vấn đề lý luận hay thực tiễn trong cuộc sống, qua đó cũnghình thành và rèn luyện các phẩm chất, năng lực mới chuẩn bị cho nghề nghiệp tươnglai của mình
Trang 201.1.4 Khái niệm kỹ năng xin việc và phát triển kỹ năng xin việc của sinh viên
a Kỹ năng xin việc
Theo tác giả Lê Phương Mai, Lê Thị Thêm và Nguyễn Thị Hoài Thu cho
rằng: “Kỹ năng xin việc là một tập hợp các kỹ năng mà người lao động có được thông qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm thực tế được sử dụng để xử lý những vấn đề gặp phải trong quá trình tìm việc Trong đó, kỹ năng quan trọng nhất là kỹ năng tự đánh giá bản thân, kỹ năng xác định công việc, kỹ năng tìm kiếm thông tin, kỹ năng chuẩn bị hồ sơ, kỹ năng giao tiếp trong phỏng vấn và đàm phán” [28, 19].
Trong đề tài này, nhóm nghiên cứu xin đưa ra khái niệm kỹ năng xin việc như
sau: “Kỹ năng xin việc hay gọi đầy đủ hơn là kỹ năng xin việc làm là người có nhu cầu xin việc làm vận dụng các tri thức, kinh nghiệm của chủ thể vào trong những hoàn cảnh xin việc cụ thể để giúp ứng viên chinh phục nhà tuyển dụng và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu việc làm đã đề ra, tạo ra nguồn thu nhập và không bị pháp luật ngăn cấm”
Kiến thức ở đây đầu tiên phải kể đến những kiến thức về bản thân đó là hiểubiết về những điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, sở trường, năng lực của bản thân, từnhững hiểu biết về bản thân sinh viên định hướng được hoạt động cho cá nhân mình
để đạt kết quả cao nhất
Nhóm kiến thức thứ hai phải kể đến là kiến thức kiến thức chung về ngànhhọc, kiến thức chuyên ngành những nội dung này sinh viên được đào tạo trongchương trình học đại học Qua quá trình tích lũy đủ số tín chỉ hay hoàn thành số họcphần theo chương trình học, sinh viên sẽ có được một hệ thống kiến thức chung vàkiến thức chuyên ngành, những kiến thức này giúp sinh viên vận dụng vào thực tếlàm việc
Mỗi ngành học đều mang đến những kỹ năng nghề nghiệp riêng, phục vụ chonhu cầu của xã hội Sự hiểu biết về ngành học bao gồm; các kiến thức về ngành học,lĩnh vực công việc có thể làm sau khi ra trường, kỹ năng cần thiết để phục vụ chocông việc, yêu cầu về thái độ với nghề nghiệp…
Trong 3 nhóm kiến thức cá nhân được đào tạo sẽ giúp cá nhân vận dụng vàothực tế của quá trình tìm việc làm Tuy nhiên, chỉ có kiến thức thôi chưa đủ Cá nhâncần vận dụng những kinh nghiệm, trải nghiệm của bản thân thông qua các hoạt động
cụ thể trong trường đại học, trong quá trình là sinh viên để thực hiện có hiệu quả quátrình tìm việc làm của mình Những kinh nghiệm, trải nghiệm ở đây có thể kể tới là
Trang 21các hoạt động phong trào trong trường đại học, hoạt động tình nguyện, hoạt động từthiện, tham gia các câu lạc bộ - tổ - đội - nhóm, hoạt động làm thêm của sinh viên.Theo chúng tôi, để thực hiện quá trình tìm việc làm đạt hiệu quả cá nhân cần vận dụngkiến thức, kinh nghiệm vào các thao tác cụ thể của quá trình tìm việc như; các thao tác
cụ thể của kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp (xác định điểm mạnh, điểm yếu của bảnthân, xác định loại hình tổ chức có thể làm việc, xác định phạm vi, khoảng cách làmviệc…), các thao tác cụ thể của kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm (các kênh thôngtin tìm kiếm việc làm hiệu quả, cách thiết lập mối quan hệ cá nhân giúp ích cho quátrình tìm việc làm…), các thao tác cụ thể của kỹ năng nộp hồ sơ xin việc (cách chuẩn
bị hồ sơ, đơn thư xin việc, cách trình bày văn bản…), các thao tác cụ thể của kỹ năngphỏng vấn nhân sự (cách thức chuẩn bị cho buổi phỏng vấn về tâm lý, tác phong, trangphục, diện mạo bề ngoài…)
b Phát triển kỹ năng xin việc cho sinh viên
Phát triển kỹ năng xin việc là quá trình sinh viên tự thân học tập, rèn luyện hoặcđược đào tạo, trau đồi mức độ thành thục và chuyên sâu về các kỹ năng phục vụ choquá trình xin việc như: kỹ năng làm hồ sơ xin việc, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng trắcnghiệm, thi tuyển, kỹ năng thể hiện bản thân, kỹ năng thử việc… để giúp ứng viênchinh phục nhà tuyển dụng và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu việc làm đã đề ra
Qua khái niệm trên có thể thấy:
Thứ nhất, việc phát triển kỹ năng xin việc được thực hiện bằng cách chủ thể tựnâng cao (tự bản thân tìm hiểu, nghiên cứu, học hỏi) hoặc bản thân chủ thể được nângcao thông qua gia đình, nhà trường, xã hội
Thứ hai, việc phát triển kỹ năng xin việc không chỉ được thực hiện bằng cáchnâng cao về lượng mà còn được thực hiện bằng cách nâng cao về chất (mức độ thànhthục, chuyên sâu của các kỹ năng)
Phát triển kỹ năng xin việc có thể được thực hiện qua một số con đường sau:thông qua quá trình học tập, rèn luyện và trải nghiệm trong thực tế của chủ thể, thôngqua các hoạt động ngoại khóa, qua sách báo, thông qua các hội thảo khoa học, các buổinói chuyện chuyên đề về kỹ năng xin việc, thông qua kinh nghiệm thu được từ cácbuổi thử phỏng vấn xin việc, hoặc cũng có thể thông qua các khóa học đào tạo về kỹnăng xin việc
Trang 221.2 Sự cần thiết của phát triển kỹ năng xin việc của sinh viên
1.2.1 Đối với sinh viên và gia đình
Mục đích của sinh viên khi đi học đó chính là tìm kiếm một công việc phù hợpvới đam mê, sở thích Chính vì vậy, việc phát triển kỹ năng xin việc sẽ giúp cho cácbạn sinh viên hoàn thiện các kiến thức, kỹ năng, tự tin khẳng định mình trước nhàtuyển dụng để có thể tìm kiếm được một công việc phù hợp với chuyên nghành đượcđào tạo và đảm bảo cuộc sống cho bản thân
Ngoài ra, việc phát triển kỹ năng xin việc giúp cho các bạn sinh viên dễ dàngtìm kiếm một công việc phù hợp để tạo ra nguồn thu nhập giúp đỡ cho gia đình, giảmbớt gánh nặng về kinh tế, cũng như làm cho gia đình cảm thấy tự hào khi con mình đãtìm kiếm được một công việc phù hợp khi mới ra trường
1.2.2 Đối với xã hội
Khi sinh viên được phát triển về kỹ năng xin việc sẽ thuận lợi hơn trong quátrình tìm kiếm việc làm, từ đó sẽ làm giảm tỷ lệ người thất nghiệp (đặc biệt là người cótrình độ cao), góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, giúp toàn dụng lao động, khai tháctối đa nguồn lao động có chất lượng cao, được đào tạo bài bản phục vụ sản xuất
Ngoài ra, sẽ là điều kiện và cơ sở triển khai các chính sách xã hội khác như pháttriển văn hóa, y tế, giáo dục góp phần ổn định và phát triển xã hội, chống thất nghiệp,khắc phục tình trạng thiếu việc làm, bảo đảm thu nhập, giảm thiểu các tệ nạn xã hội
Cuối cùng, góp phần tái đầu tư cho xã hội Khi sinh viên có được việc làm, cóthu nhập, thì sinh viên đó sẽ đóng góp một phần thu nhập của mình thông qua thuế,phí, lệ phí để phục vụ và duy trì các hoạt động của Nhà nước
1.2.3 Đối với Nhà trường
Hiệu quả và mục đích cuối cùng của một cơ sở đào tạo là khi sinh viên củamình ra trường đều có thể tìm kiếm được công việc phù hợp Vì vậy khi sinh viên ratrường có thể xin được việc chính là thước đo khẳng định uy tín, thương hiệu và vị trícủa cơ sở đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc gia, là cơ sở để khẳng định vai trò vàtầm quan trọng của giáo dục đối với quốc gia, dân tộc
Ngoài ra, sau khi sinh viên tốt nghiệp có thể thuận lợi, dễ dàng trong quá trìnhtìm kiếm việc làm sẽ giúp Nhà trường đảm bảo được sự thành công trong mục tiêu đàotạo, hoàn thành sứ mệnh mà nghành giáo dục được giao phó
Trang 231.3 Quá trình phát triển kỹ năng xin việc
K.K Platonov cho rằng có 5 giai đoạn hình thành kỹ năng như sau: [25, 21]
- Giai đoạn 1: Giai đoạn sơ đẳng Con người có ý thức được mục đích hànhđộng và tìm kiếm cách thức hành động dựa trên vốn hiểu biết và kỹ xảo đời thường,hành động được thực hiện bằng cách thử và sai
- Giai đoạn 2: Giai đoạn biết cách làm nhưng không đầy đủ Ở giai đoạn này,con người có hiểu biết về cách thức thực hiện hành động, sử dụng các kỹ xảo đã cónhưng không phải là kỹ xảo chuyên biệt dành cho hoạt động này
- Giai đoạn 3: Giai đoạn có những kỹ năng chung nhưng mang tính chất riêng
lẻ Con người có hàng loạt những kỹ năng phát triển cao nhưng còn mang tính chấtriêng lẻ, các kỹ năng này cần thiết cho các dạng hoạt động khác nhau
- Giai đoạn 4: Giai đoạn kỹ năng phát triển cao, thể hiện ở việc con người biết
sử dụng sáng tạo vốn hiểu biết và kỹ xảo đã có, ý thức được không chỉ mục đích hànhđộng mà cả động cơ lựa chọn cách thức đạt mục đích
- Giai đoạn 5: Giai đoạn tay nghề, ở giai đoạn này, con người biết sử dụng mộtcách sáng tạo các kỹ năng khác nhau
Theo tác giả Phạm Tất Dong, kỹ năng được hình thành qua 4 giai đoạn Mỗigiai đoạn có những đặc điểm và yêu cầu nhất định [6]
- Giai đoạn thứ nhất: Được gọi là giai đoạn hình thành kỹ năng sơ bộ Conngười trước khi hành động phải nhận thức được hành động Ở giai đoạn này, hoạtđộng diễn ra theo kiểu thử và sai
- Giai đoạn thứ hai: Con người có những tri thức về các phương tiện thực hiệnhoạt động và sử dụng kỹ xảo đã có Đây là giai đoạn hoạt động với những kỹ năngchưa thành thạo
- Giai đoạn thứ ba: Con người có những kỹ năng chung, cần thiết cho mọi hoạtđộng và sử dụng được những kỹ xảo đã có Đây là điều kiện không thể thiếu để hình
Giai đoạn
kỹ năng cao
Giai đoạntay nghề
Giai đoạn
sơ đẳng Giai đoạn biếtcách làm
Giai đoạn có những
kỹ năng chung
Trang 24thành kỹ năng chuyên môn Trên cơ sở những kỹ năng chung, con người sẽ sử dụngmột cách sáng tạo những tri thức và kỹ xảo cần thiết trong quá trình hoạt động Đây
là giai đoạn kỹ năng phát triển cao
- Giai đoạn thứ tư: Con người sử dụng sáng tạo những kỹ năng khác nhau Đây
là giai đoạn cao nhất của sự phát triển kỹ năng, ở trình độ này, con người dễ dàngthực hiện công việc
Dựa trên các phân tích trên, chúng tôi cho rằng, có 4 giai đoạn hình thành vàphát triển kỹ năng như sau:
- Giai đoạn 1: Hình thành các tri thức, hiểu biết cần thiết về việc sử dụng kỹnăng (mục đích, yêu cầu, điều kiện hoạt động, các nguyên tắc sử dụng kỹ năng tronghoạt động)
- Giai đoạn 2: Hoạt động thực tiễn để nắm được các thao tác của kỹ năng, từ
đó nhận diện được kỹ năng cũng như cách thức tiến hành kỹ năng (nắm được bứctranh toàn cảnh về kỹ năng và cách thức thực hiện kỹ năng đó) Sự vận dụng mới chỉ
là bắt chước, làm quen, góc độ hiểu chứ chưa thành thục
- Giai đoạn 3: Thực hành tri thức về kỹ năng trong tình huống ổn định
- Giai đoạn 4: Vận dụng kỹ năng vào các tình huống khác nhau của hoạt động(bao gồm cả luyện tập và thử nghiệm)
Đối với hoạt động tìm việc làm, quá trình hình thành các kỹ năng tìm việc làmbắt đầu từ việc nhận thức về nghề nghiệp, những thuận lợi và khó khăn của nghề, yêucầu của nghề, nhu cầu xã hội của nghề Sau đó là cấp độ thực hiện thao tác hànhđộng, phải thực hiện được kỹ năng trong thực tiễn và sau đó mới vận dụng các kỹnăng vào các điều kiện khác nhau trong quá trình tìm việc làm
1.4 Các cấp độ của kỹ năng xin việc
Kỹ năng được hình thành và bộc lộ ở nhiều cấp độ khác nhau Việc phân chiacác cấp độ cũng có nhiều quan điểm khác nhau Một số tác giả phân chia kỹ năngthành 2 mức độ như: A.V Petrovxki, V.A Crutexki, N.D.Levitop, B.V.Blaiev,V.A.Archinomov, P.A.Ridic và G.Thodorson Theo cách chia này mức độ kỹ năngđược đánh giá qua các tiêu chí là tính đầy đủ, tính thành thục của các thao tác, thểhiện ở số lượng và chất lượng của kỹ năng Việc chia kỹ năng thành hai mức độ nhưvậy là khá khái quát và việc đánh giá kỹ năng sẽ gặp khó khăn [24,24]
Một số tác giả chia mức độ kỹ năng theo các giai đoạn phát triển của nó K.K
Trang 25Platonov chia kỹ năng thành 5 mức độ tương ứng với 5 giai đoạn phát triển là: kỹnăng ban đầu; hoạt động còn thiếu sự sáng tạo; các kỹ năng chung chuyên biệt; kỹnăng phát triển ở mức cao; sự thành thạo [24, 21]
Theo tác giả Nguyễn Thiện Thắng thì kỹ năng gồm có 4 mức độ:
- Bắt chước: Quan sát, lặp lại hành động mẫu
- Thao tác: Ở mức độ cao hơn, chủ thể thực hiện hành động theo sự hướng dẫnbằng lời, chứ không còn thực hiện bằng hành động mẫu
- Hành động chuẩn xác: Mức độ thực hiện mà không cần quan sát mẫu hoặcnghe lời người khác hướng dẫn nữa Nó đòi hỏi sự nỗ lực của chủ thể hành động
- Hành động tự nhiên: Mức độ thuần thục cao, thao tác mà không cần có sự cốgắng nhiều về thể lực cũng như trí lực
Từ những quan niệm trên đây chúng tôi chia kỹ năng xin việc thành ba cấp độnhư sau:
- Kỹ năng ở mức độ thấp: Là sự có mặt đầy đủ biểu hiện của kỹ năng gồm:Nhận thức đầy đủ mục đích, yêu cầu của kỹ năng, có đầy đủ các thao tác cần thiết của
kỹ năng Tuy nhiên, cá nhân chưa vận dụng thành thục kỹ năng vào điều kiện thực tế,hành động còn đơn giản, có nhiều sai xót, hiệu quả thấp Ở cấp độ này, sinh viêndừng lại ở việc biết và hiểu về kỹ năng xin việc: nhớ được kiến thức và bắt chước kỹnăng, biểu hiện hành động cụ thể là họ có thể xác định, mô tả, phân loại, giải thích,nhận biết, bắt chước làm theo
- Kỹ năng ở mức độ trung bình: Là sự phù hợp kỹ năng với mục đích và điềukiện để thực hiện hành động Cá nhân nắm được phương thức hành động, quá trìnhvận dụng còn kém linh hoạt, hành động đạt hiệu quả tuy nhiên chưa ổn định và hiệuquả không cao Họ biết sử dụng tri thức vào thực tiễn, biết thiết lập, tạo dựng, môphỏng, dự đoán, chuẩn bị, lập kế hoạch và thực hiện nhưng hiệu quả không cao, thiếusang tạo và không ổn định
- Kỹ năng ở mức độ cao: Là sự ổn định, bền vững và sáng tạo của kỹ năng trongcác điều kiện của hoạt động Cá nhân nắm vững tri thức về phương thức hành độnglinh hoạt, mềm dẻo trong các tình huống khác nhau Cá nhân kỹ xảo hóa hành động, cánhân làm chủ hoạt động của mình biến những điều lĩnh hội được trở thành sở trườngcủa mình Họ có khả năng vận dụng sáng tạo tri thức, đúc rút kinh nghiệm, có khảnăng phân tích, tổng hợp , đánh giá vấn đề Qua đó họ biết lựa chọn phương thức hành
Trang 26động phù hợp và sáng tạo theo tình huống.
1.5 Tiêu chí đánh giá kỹ năng xin việc của sinh viên
Trong khi việc làm ngày càng trở nên khó khăn đối với mỗi người lao động, để
có được việc làm thì mỗi người lao động phải tích cực và chủ động trong quá trìnhtìm việc làm, gia tăng cơ hội có được việc làm cho bản thân Sinh viên khi mới rờighế nhà trường kinh nghiệm sống, kinh nghiệm xã hội, kỹ năng, vốn xã hội chưanhiều Đây chính là yếu tố ảnh hưởng tới cơ hội việc làm của sinh viên Để có đượcviệc làm như mong muốn phụ thuộc rất nhiều vào các kỹ năng và cách thức tìm việclàm Theo chúng tôi kỹ năng xin việc của sinh viên thể hiện qua:
Về mặt nhận thức: Kỹ năng tìm việc làm của sinh viên thể hiện qua mặt nhận
thức chính là quá trình lĩnh hội, tiếp thu những kiến thức, kinh nghiệm về mặt chuyênmôn và rèn luyện về mặt kỹ năng phục vụ cho quá trình tìm việc làm
Về mặt thái độ: Trên cơ sở nhận thức về kỹ năng tìm việc làm, mặt thái độ tạo
ra động cơ tích cực cho cá nhân trong quá trình rèn luyện và chiếm lĩnh kỹ năng chobản thân Mặt thái độ thể hiện khát vọng và sự quyết tâm, tính tích cực, tự giác, năngđộng, sáng tạo của cá nhân, thái độ tốt gắn liền với sự biểu hiện cảm xúc tích cực của
cá nhân trong quá trình rèn luyện kỹ năng Với sinh viên được thể hiện qua khát vọng
và quyết tâm của chủ thể trong việc thay đổi nhận thức và hành vi để tích lũy kiếnthức về chuyên môn phục vụ cho quá trình tìm việc Thái độ tích cực, chủ động trongviệc tích cực tích lũy các kiến thức về kỹ năng tìm kiếm việc làm thông qua cácchương trình đào tạo chính thức hoặc không chính thức từ trường đại học hoặc cácchương trình do các tổ chức bên ngoài
Về mặt hành động: Những mặt biểu hiện của hành động trong quá trình rèn
luyện kỹ năng tìm việc làm là tần số thực hiện các hoạt động trau dồi kiến thức, kỹnăng, kinh nghiệm Hành động là biểu hiện rõ nét nhất của mức độ đáp ứng các yêucầu của quá trình tìm kiếm việc làm trước những yêu cầu của nhà tuyển dụng và củathị trường lao động nói chung
1.5.1 Kỹ năng hoạch định nghề nghiệp
Kỹ năng hoạch định nghề nghiệp là kỹ năng giúp sinh viên tự đánh giá bảnthân về thể chất, phẩm chất, năng lực, chuyên môn và các điều kiện khác để lựa chọncông việc phù hợp; giúp cho người lao động có thể tiến hành các hoạt động cụ thểmột cách hiệu quả để giành được vị trí công việc đó (bao gồm cả việc lường trước
Trang 27những rủi ro, thách thức có thể gặp phải và những thuận lợi, những nguồn lực có thểphát huy).
Kỹ năng ở mức cao: Sinh viên nắm vững được tri thức về phương thức hành động
linh động, mềm dẻo trong các tình huống khác nhau, cách thức lập kế hoạch chi tiết, đầy
đủ, biết kỹ xảo hóa hành động, làm chủ hoạt động của mình và biến những điểm mạnh,điểm yếu, sở thích, năng lực, tính cách, khí chất trở thành sở trường của mình
Sinh viên thực hiện được đầy đủ các hành động như:
+ Xác định được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, xác định công việc phùhợp với sở thích, tính cách, năng lực, điều kiện sức khỏe, chuyên môn nghiệp vụ củabản thân
+ Xác định rõ ngành nghề, nhóm ngành nghề phù hợp với ngành học của mình.+ Xác định địa điểm, loại hình tổ chức mong muốn làm việc
+ Thiết lập các mối quan hệ (vốn xã hội) để tạo nguồn thông tin việc làm cho
cá nhân khi ra trường
+ Hiện thực hóa mục tiêu nghề nghiệp
Kỹ năng ở mức trung bình: Thực hiện được một số hành động của kỹ năng lập
kế hoạch nghề nghiệp
Kỹ năng thực hiện ở mức thấp: Sinh viên chưa thực hiện được các hoạt động cụ
thể của kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp
1.5.2 Kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm
Kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm là kỹ năng giúp sinh viên nhận thức về ýnghĩa, tầm quan trọng của kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm, giúp tiết kiệm đượcthời gian, công sức, chi phí trong quá trình tìm việc; nhận thức về các nguồn thông tintuyển dụng như: thông tin tuyển dụng qua báo đài, qua tivi, qua trung tâm giới thiệuviệc làm, internet, qua bạn bè người thân ); nhận thức về các cơ sở tuyển dụng phùhợp với chuyên ngành đào tạo đang theo học
Kỹ năng thực hiện ở mức cao: Sinh viên không những nắm bắt được các kênh
thông tin tìm kiếm việc làm cơ bản đang được nhiều ứng viên quan tâm mà còn vậndụng sáng tạo các nguồn thông tin việc làm từ nhiều nguồn khác nhau Bên cạnh đóviệc nắm vững các kênh thông tin tìm việc làm giúp sinh viên nắm vững về tri thức,phương thức hành động linh hoạt trong các tình huống khác nhau Sinh viên làm chủcác hoạt động của mình và biến những điều cá nhân lĩnh hội được thành sở trường
Trang 28trong quá trình tìm việc.
Sinh viên nắm bắt được các kênh thông tin tìm kiếm việc làm, tận dụng các cơhội để nắm bắt được thông tin Một số kênh thông tin việc làm như: Tìm kiếm thôngtin việc làm qua bạn bè, người quen; tìm kiếm thông tin việc làm qua mạng internet;tìm kiếm thông tin việc làm qua thông tin tuyển dụng tại trường; đăng kí thông tin vớinhà tuyển dụng; tìm kiếm việc làm qua các trung tâm giới thiệu việc làm
Kỹ năng ở mức trung bình: sinh viên chưa đa dạng hóa các nguồn thông tin tìm
kiếm việc làm, thực hiện việc tìm kiếm thông tin việc làm ở một số nguồn thông tinnhất định
Kỹ năng ở mức thấp: sinh viên chưa biết cách tìm kiếm thông tin việc làm, gặp
khó khăn trong quá trình tìm kiếm thông tin việc làm
1.5.3 Mức độ hiểu biết về nhà tuyển dụng và thị trường sức lao động
Mức độ hiểu biết về nhà tuyển dụng và thị trường sức lao động là kỹ năng giúpsinh viên:
+ Nhận thức về nhà tuyển dụng và thị trường sức lao động: Giúp cho người laođộng biết được mình đang đứng ở đâu trong thị trường sức lao động
+ Nhận thức tầm quan trọng của sự cạnh tranh trong thị trường sức lao động:giúp cho người lao động có thể biết về các đối thủ trực tiếp cạnh tranh với mình trongquá trình tìm kiếm việc làm
Kỹ năng ở mức cao:
+ Tìm hiểu về những đối tượng có thể cạnh tranh việc làm với sinh viên
+ Tìm hiểu về tương quan, mức độ cạnh tranh, xu hướng dịch chuyển của thịtrường lao động?
+ Chuẩn bị các kiến thức, kỹ năng để khẳng định bản thân với nhà tuyển dụng.+ Tạo ra lợi thế của bản thân so với các đối thủ khác trong thị trường sức lao động
Kỹ năng ở mức trung bình: thực hiện được một hoặc một số hành động kỹ năng
thục hiện ở mức cao
Kỹ năng thực hiện ở mức thấp: sinh viên chưa thực hiện được các hoạt động cụ thể.
1.5.4 Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc
Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc là kỹ năng giúp sinh viên có được một bộ hồ
sơ hoàn chỉnh, có chất lượng, có sức hấp dẫn, là công cụ để gây ấn tượng, thuyếtphục nhà tuyển dụng lựa chọn mình
Trang 29Kỹ năng ở mức cao: sinh viên nắm vững các yêu cầu của quá trình chuẩn bị hồ
sơ xin việc, thủ tục, hồ sơ, giấy tờ có liên quan Sinh viên nắm bắt các thao tác nộp hồ
sơ xin việc tại các cơ quan, tổ chức Biết cách sử dụng email, thông tin điện tử, hoặcgặp mặt trực tiếp để chuyển hồ sơ đến cho nhà tuyển dụng Sinh viên thực hiện đượcphần lớn các hoạt động của kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc như: Nắm rõ yêu cầu củanhà tuyển dụng về bằng cấp, hồ sơ, chứng chỉ; biết cách viết đơn thư xin việc, sơ yếu
lý lịch phù hợp với nhà tuyển dụng; biết cách xây dựng hình ảnh cá nhân mình qua hồ
sơ xin việc và biết cách tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng; kiểm tra thông tin cá nhân,nội dung hồ sơ trước khi đến gặp nhà tuyển dụng
Kỹ năng ở mức trung bình: thực hiện được một số thao tác của kỹ năng chuẩn
bị hồ sơ xin việc, quá trình thực hiện còn gặp khó khăn
Kỹ năng ở mức thấp: chưa thực hiện được các thao tác của kỹ năng chuẩn bị hồ
sơ xin việc, sinh viên gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện kỹ năng này
1.5.5 Kỹ năng vượt qua các kỳ trắc nghiệm, thi tuyển
Kỹ năng trắc nghiệm, thi tuyển là sự vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm làmviệc cũng như các kỹ năng liên quan khác của các ứng viên để chứng minh khả năngchuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, các tố chất tâm lý, tiềm năng và sự phù hợp của bảnthân ứng viên với công việc trước nhà tuyển dụng Nhận thức về vai trò và tầm quantrọng của quá trình trắc nghiệm thi tuyển sẽ tạo cho ứng viên chuẩn bị kiến thức, cóthể tự tin hoàn thành bài thi của mình
Kỹ năng ở mức cao: Sinh viên thể hiện được khả năng tư duy, mức độ lôgic,
mức độ nắm vững về lý thuyết, khả năng xử lý các nghệp vụ và khả năng lập kế
hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch của ứng viên; thể hiện được năng lực chuyên
môn và vừa sự khéo léo của bản thân như về: IQ, EQ, kiến thức tổng quát, tâm lí, thểchất, tính cách cá nhân…
Kỹ năng ở mức trung bình: sinh viên nắm bắt được mục đích, các điều kiện để
thực hiện hành động, phương thức hành động và thực hiện được một hoặc một số kỹnăng ở mức cao
Kỹ năng ở mức thấp: sinh viên chưa thực hiện được các kỹ năng ở mức cao.
1.5.6 Kỹ năng phỏng vấn
Trang 30Phỏng vấn là khâu gây nhiều khó khăn và căng thẳng nhất với ứng viên khi xinviệc, đây là bước gặp gỡ trực tiếp trao đổi với nhà tuyển dụng và trả lời các câu hỏiliên quan đến công việc, kỹ năng Nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của quátrình phỏng vấn sẽ tạo cho ứng viên chuẩn bị kiến thức, có cách ứng xử phù hợp, có
sự chuẩn bị về trang phục, kỹ năng, cách trình bày, kiểm soát tư thế khi đối diện vớinhà tuyển dụng Có kỹ năng phỏng vấn sẽ giúp sinh viên vượt qua được những căngthẳng, trở ngại tâm lý để chuẩn bị tâm thế tốt, có thể tự tin hoàn thành tốt việc giaotiếp với nhà tuyển dụng, là công cụ để người lao động thể hiện bản thân, thuyết phụcnhà tuyển dụng một cách trực tiếp, sinh động nhất
Quá trình giao tiếp với nhà tuyển dụng là bước quan trọng quyết định thànhcông hay thất bại trong quá trình của ứng viên đi xin việc Ở bước này, sinh viên nắmbắt được các yêu cầu của kỹ năng phỏng vấn nhân sự như: Kỹ năng chuẩn bị phụctrang cho phù hợp, kỹ năng diễn đạt, kỹ năng kiểm soát tư thế, kỹ năng kiểm soát nétmặt… Và có những chuẩn bị về kiến thức khi đến phỏng vấn Sinh viên thực hiệnđược đầy đủ các thao tác cơ bản của kỹ năng phỏng vấn nhân sự như: kỹ năng phụctrang, kiểu tóc, trang điểm, phụ kiện lịch sự, trang nhã phù hợp với không gian, thờigian và vị trí ứng tuyển
Kỹ năng diễn đạt: Để bộc lộ được năng lực bản thân và gây ấn tượng vớingười phỏng vấn, đây là kỹ năng vô cùng quan trọng, kỹ năng này không chỉ đơnthuần là khả năng nói trôi chảy, lưu loát mà còn phải biết diễn tả cảm xúc cá nhânqua cách nói, cách diễn đạt
Kỹ năng kiểm soát tư thế: Là khả năng kiểm soát các cử chỉ của cơ thể phùhợp ngữ cảnh, tình huống trong quá trình phỏng vấn
Kỹ năng kiểm soát biểu hiện nét mặt: Bao gồm việc biểu lộ cảm xúc trên mặt vàqua ánh mắt cũng như che giấu chúng, để có sự biểu cảm như ý muốn, phù hợp với hoàncảnh giao tiếp với nhà tuyển dụng; chuẩn bị về kiến thức: Kiến thức chuyên ngành, kiếnthức về công ty ứng viên đang xin việc, kiến thức có liên quan tới công việc…
Kỹ năng ở mức cao: sinh viên nắm bắt được đầy đủ mục đích và các điều kiện
để thực hiện hành động, phương thức hành động Sinh viên thực hiện đầy đủ các thaotác của kỹ năng phỏng vấn nhân sự, quá trình phỏng vấn nhân sự thành công
Kỹ năng ở mức trung bình: sinh viên nắm bắt được mục đích và các điều kiện
để thực hiện hành động, phương thức hành động Nắm bắt được các yêu cầu và điều
Trang 31kiện của kỹ năng giao tiếp với nhà tuyển dụng tuy nhiên chỉ thực hiện được một sốthao tác của kỹ năng, quá trình phỏng vấn nhân sự gặp khó khăn.
Kỹ năng ở mức thấp: sinh viên nhận thức được mục đích, yêu cầu, có các thao
tác cần thiết của kỹ năng giao tiếp với nhà tuyển dụng Tuy nhiên, cá nhân chưa thựchiện được các thao tác cơ bản của quá trình phỏng vấn nhân sự
1.5.7 Kỹ năng thể hiện bản thân, thử việc và hội nhập
Kỹ năng thể hiện bản thân là việc sử dụng các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm
đã được ứng viên tích lũy qua quá trình học tập và rèn luyện thực tế để thể hiện mình,chứng tỏ mình với nhà tuyển dụng; kỹ năng thử việc là việc các ứng viên vận dụng cáckiến thức chuyên môn, các kỹ năng liên quan, kinh nghiệm đúc rút đã được trau đồithông qua quá trình học tập và rèn luyện để áp dụng vào thực tế công việc, chứng minhnăng lực, sự phù hợp với công việc, khả năng làm việc trong thực tế của ứng viên
Kỹ năng ở mức cao:
+ Thứ nhất, kỹ năng thể hiện bản thân không chỉ thể hiện ra bằng lời nói mà cònđược thể hiện ra bằng hành động bởi vì thực tế đã chứng minh năng lực không nằm ởlời nói mà nằm ở kết quả của quá trình làm việc Vì thế, thay vì nói nhiều, nói hay thìứng viên hãy “âm thầm” hành động, kết quả sẽ là sự minh chứng tốt nhất cho nhàtuyển dụng thấy được năng lực thật sự của các ứng viên
+ Thứ hai, để lại dấu ấn đối với nhà tuyển dụng bằng những việc làm thiếtthực, bằng những hình ảnh đẹp, bằng sự khiêm tốn, sự tự tin
+ Thứ ba, làm việc như một nhân viên chính thức: tránh báo ốm, nghỉ ốm liêntục, thể hiện sự gương mẫu tích cực trong công việc và mong muốn gắn bó lâu dài với
tổ chức
+ Thứ tư, liên minh với đồng nghiệp: Có thể ứng viên có đủ thông minh, sángtạo và kỹ năng khá tốt để làm việc nhưng nếu không có mối quan hệ tốt với đồngnghiệp, điều này cũng là một "cái bẫy" tiềm ẩn nguy cơ cao khiến ứng viên bị sa thảingay từ lúc thử việc
+ Thứ năm, tìm hiểu nội quy công ty: đọc và hiểu mọi quy định của tổ chức sẽgiúp các ứng viên cư xử và thể hiện một cách chuẩn mực nơi công sở
+ Thứ sáu, luôn luôn đúng giờ hoặc đến sớm hơn để dọn dẹp phòng làm việc:ứng viên không bao giờ đi làm muộn, đặc biệt là trong giai đoạn thử việc Các ứngviên nên đến công ty sớm hơn 15 phút để chứng tỏ sự nhiệt tình, đam mê của mình với
Trang 32công việc, có thể dọn dẹp văn phòng, pha nước cho mọi người, điều này sẽ tạo ấntượng tốt đẹp với những người trong tổ chức.
+ Thứ bảy, chủ động trong công việc: các ứng viên không nên ngồi một chỗ đểngười khác giao việc mà hãy hỏi ý kiến của người giám sát, đôi khi nếu thấy mọingười trong phòng bận quá thì các ứng viên có thể giúp đỡ chia sẽ công việc với cácđồng nghiệp
Kỹ năng ở mức trung bình: sinh viên có thể thực hiện được một số kỹ năng ở
mức cao
Kỹ năng ở mức thấp: sinh viên nhận thức được các hành động nhưng chưa thực
hiện được hoặc thực hiện chưa tốt
1.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng xin việc của sinh viên
1.6.1 Các yếu tố khách quan
Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo đại học là hệ thống các môn học thể hiện mục tiêu giáodục đại học, quy định chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, thái độ (phẩm chất đạođức), phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phương pháp và hình thức đàotạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đàotạo của giáo dục đại học Mỗi chương trình đào tạo gắn với một ngành học Mộtngành học với mục tiêu đào tạo, mức chất lượng và đặc thù khác nhau có một hoặcnhiều chương trình đào tạo khác nhau với khối lượng kiến thức, yêu cầu chất lượng
và đặc thù tương ứng Do đó, nó cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ tới việc hìnhthành và phát triển các kỹ năng tìm việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp
Sự hỗ trợ từ các cơ quan, tổ chức, từ đơn vị đào tạo
Tại các trường đại học hiện nay, hoạt động hướng nghiệp và đào tạo kỹ năngtuyển dụng cho sinh viên được chú trọng Những hoạt động giúp ích cho quá trình tìmviệc của sinh viên có thể kể đến là hoạt động tổ chức các buổi tọa đàm về việc làm, tổchức hội trợ việc làm, mời các doanh nghiệp tuyển dụng đến nói chuyện với sinhviên, các bạn sẽ được các thầy cô chia sẻ kinh nghiệm về quá trình tìm việc làm hoặcdựa trên kênh thông tin từ cựu sinh viên của trường Những hoạt động này tạo điềukiện cho sinh viên được tiếp xúc với nhiều kênh thông tin việc làm, thiết lập được cácmối quan hệ ngay từ khi còn là sinh viên, hoạt động này không những giúp sinh viên
tự tin - năng động mà còn giúp sinh viên có nhiều vốn kiến thức về kỹ năng tìm việc
Trang 33làm, phục vụ đắc lực cho quá trình tìm việc sau tốt nghiệp của sinh viên.
Phương pháp giảng dạy của giảng viên
Giảng viên là cầu nối truyền bá tri thức cho sinh viên, phương pháp giảng dạycủa giảng viên mang tính đa dạng, hấp dẫn sẽ thu hút người học tham gia vào quátrình học và mang tới hiệu quả cao Phương pháp soạn bài và giảng bài, cách thức tổchức giờ dạy của giảng viên dẫn dắt, thúc đẩy sinh viên tìm kiếm tri thức, tác độngtrực tiếp đến quá trình thích ứng của họ Khi áp dụng mô hình đào tạo theo tín chỉ,thời gian lên lớp của thầy giảm đi so với đào tạo theo niên chế Đó là một thách thứcvới đội ngũ giảng viên Với lượng thời gian ít ỏi, người thầy phải làm như thế nào đểsinh viên có thể hiểu được nội dung cơ bản của bài học, nắm bắt được các kĩ năng, kĩxảo, hình thành được phương pháp học tập cho mình
Qua các bài giảng trên lớp, sinh viên có thể vận dụng linh hoạt các kiến thức,
kỹ năng được truyền tải, qua cách sắp xếp bài giảng như phương pháp giảng dạy vậndụng các kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năngquản lý thời gian những kỹ năng này giúp sinh viên tự tin, biết cách giao tiếp, biếtcách sắp xếp thời gian hợp lý khi bắt tay vào quá trình tìm việc sau tốt nghiệp
Điều kiện học tập và trang thiết bị
Hệ thống thư viện, giảng đường, phòng thí nghiệm, hệ thống tra cứu tài liệucủa bộ môn, khoa, trường… các điều kiện này nếu được trang bị đầy đủ, hiện đại,đồng bộ (trong điều kiện lý tưởng) sẽ làm cho quá trình thích ứng với hoạt động họctập của sinh viên diễn ra hiệu quả, thuận lợi hơn; đặc biệt là với bậc học đại học, sinhviên sẽ nhanh chóng cập nhật, nắm bắt được những thông tin mới, cho phép phát huycao tính năng động, chủ động trong học tập
Với các điều kiện về trang thiết bị giúp sinh viên có nhiều cơ hội thực tập, thựchành và nâng cao kiến thức của bản thân Đây là điều kiện ảnh hưởng rất lớn tới việchình thành và phát triển kỹ năng tìm việc làm của sinh viên
Gia đình
Gia đình là nơi diễn ra những mối quan hệ xã hội của con người Những mốiquan hệ trực tiếp giữa sinh viên và gia đình là những tác động qua lại đầu tiên trongđời sống xã hội Trong gia đình, sinh viên sẽ được trang bị những kinh nghiệm và kỹnăng sống đầu tiên, sẽ được tiếp nhận những kỹ năng sống; cách giao tiếp; cách ứng
xử xã hội từ bố mẹ và các thành viên trong gia đình và cho rằng bố mẹ, ông bà hay anh
Trang 34chị mình chính là biểu tượng, hình mẫu cho sự phấn đấu và hoàn thiện nhân cách và
kỹ năng của bản thân
Trong gia đình bố mẹ có trình độ học vấn, có văn hoá, gia đình hoà thuận, đầm
ấm và hạnh phúc và đặc biệt gia đình là nơi để các con cảm thấy thật sự an toàn khisống ở đó sẽ có ảnh hưởng một cách tích cực đến việc phát triển các kỹ năng trong đó
có kỹ năng xin việc Các bạn sinh viên sẽ có những quyết định đúng đắn trong quátrình tìm kiếm việc làm thông qua sự định hướng của bố mẹ và các thành viên tronggia đình
1.6.2 Các yếu tố chủ quan
Động cơ tìm kiếm việc làm
Con người có rất nhiều nhu cầu trong cuộc sống, từ nhu cầu về các điều kiệnvật chất đảm bảo cho sinh hoạt cá nhân cho tới các mối quan hệ xã hội và phát triểnbản thân, tự khẳng định mình… Vì thế, một cá nhân có thể làm việc với nhiều mụcđích khác nhau như để có thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình, để có được cácmối quan hệ xã hội, để khẳng định tài năng của bản thân, để tạo nên những giá trịđóng góp cho xã hội… Ở mỗi người, trong từng giai đoạn, xuất phát từ các nhu cầucủa cuộc sống, những mục đích này có thể được sắp xếp với các thứ tự ưu tiên khácnhau và điều đó ảnh hưởng tới sự lựa chọn công việc của cá nhân Một công việc tốt
là một công việc phù hợp với khả năng của cá nhân về nhiều mặt (sức khỏe, học vấn,phẩm chất, năng lực, điều kiện kinh tế…) và đáp ứng được nhu cầu nổi bật của cánhân ở một giai đoạn nhất định trong cuộc sống Điều đó có nghĩa là, cá nhân cầnphải có sự cân nhắc, tính toán, xác định nhu cầu cuộc sống và mục đích làm việc đểlựa chọn công việc cho mình Và ít nhất, cần phải có một động cơ mạnh để thúc đẩy
cá nhân tìm việc làm Nếu không thì cá nhân sẽ mơ hồ, lúng túng trong việc lựa chọnviệc làm Do đó, việc xác định mục đích, động cơ làm việc có ảnh hưởng tới kỹ năngtìm việc làm
Kinh nghiệm tham gia các hoạt động ngoại khóa
Các hoạt động ngoài học tập ở đây bao gồm các công việc làm thêm được trảlương, và việc tham gia các công tác đoàn thể, xã hội, tình nguyện trong nhà trường vàngoài xã hội Tất cả những kinh nghiệm này đều giúp cá nhân phát triển các kỹ năngnhư giao tiếp, quản lý thời gian, thuyết trình, làm việc nhóm và giúp cá nhân rèn
Trang 35luyện nhiều phẩm chất như cần cù, ham học hỏi Những kinh nghiệm này đều tác độngđến quá trình làm việc chính thức của cá nhân sau này.
Định hướng nghề ngiệp của bản thân
Với mỗi sinh viên việc định hướng nghề nghiệp cho bản thân là một điều không
hề dễ dàng, định hướng nghề nghiệp quyết định đến sự thành công hay thất bại của cánhân trong tương lai Việc định hướng nghề nghiệp cho sinh viên không chỉ là tráchnhiệm của cá nhân mà còn là của gia đình, nhà trường và toàn xã hội Một số yếu tốảnh hưởng đến quá trình định hướng nghề nghiệp như: sở thích nghề nghiệp, một sốtiềm năng của cá nhân và xu hướng của xã hội
Tính tích cực, chủ động tìm kiếm việc làm
Tính tích cực là một biểu hiện cao của việc sinh viên có tự rèn luyện các kỹnăng làm việc của mình hay không Và nếu tính tự ý thức luôn thường trực sẽ giúpsinh viên đạt được kết quả tốt trong quá trình tìm kiếm việc làm Việc tích cực tìmkiếm việc làm sẽ giúp sinh viên nâng cao tính chủ động của bản thân, cảm thấy cóđộng lực phấn đấu, trau dồi kiến thức để đáp ứng so với các yêu cầu công việc đặt ra
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Qua những phân tích ở chương 1, đề tài đã giải quyết được một số vấn đề cơ sở
lý luận về phát triển kỹ năng xin việc của sinh viên
Một là, xem xét toàn diện những lý luận cơ bản về kỹ năng, phát triển kỹ năng
để rút ra khái niệm về phát triển kỹ năng xin việc
Hai là, xây dựng được các bộ tiêu chí đánh giá kỹ năng xin việc của sinh viênsau tốt nghiệp là biểu hiện thông qua 7 kỹ năng của quá trình tìm việc làm
Ba là, phân chia được các cấp độ của kỹ năng xin việc gồm: kỹ năng ở mức độthấp, kỹ năng ở mức độ trung bình, kỹ năng ở mức độ cao
Bốn là, phân tích các yếu tố tác đến quá trình hình thành kỹ năng tìm việclàm của sinh viên, trong đó có những yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan
Trang 36Chương 2 THỰC TRẠNG KỸ NĂNG XIN VIỆC CỦA SINH VIÊN NĂM CUỐI
HỆ CHÍNH QUY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
2.1 Tổng quan về Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tiền thân là Trường Trung học Văn thư Lưu trữđược thành lập theo Quyết định số 109/BT ngày 18/12/1971 của Bộ trưởng Phủ Thủtướng Ngày 11/5/1994, Bộ trưởng Trưởng ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (nay là BộNội vụ) đã ban hành Quyết định số 50/TCCB-VP về việc chuyển địa điểm TrườngTrung học Văn thư Lưu trữ về Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội
Ngày 25/4/1996, Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức cán bộ Chính phủ ban hànhQuyết định số 72/TCCB-TC về việc đổi tên Trường Trung học Văn thư Lưu trữ thànhTrường Trung học Lưu trữ và Nghiệp vụ văn phòng I Đến nắm 2000 Trường Trunghọc Lưu trữ và Nghiệp vụ văn phòng I chính thức hoạt động tại Phường Xuân La-Quận Tây Hồ- Thành phố Hà Nội
Ngày 01/10/2003, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số BNV đổi tên Trường thành Trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương I
64/2003/QĐ-Ngày 15/6/2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số3225/QĐ-BGD&ĐT-TCCB về việc thành lập Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữTrung ương I trên cơ sở Trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương I
Ngày 17/10/2005, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 108/QĐ-BNVquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳngVăn thư Lưu trữ Trung ương I
Ngày 30/6/2006, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 986/QĐ-BNV
về việc thành lập cơ sở đào tạo thuộc Trường tại Thành phố Đà Nẵng Đây là đơn vị
dự toán cấp 2 của Trường có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh miềnTrung và Tây Nguyên
Ngày 21/4/2008, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký Quyết định số2275/QĐ-BGDĐT đổi tên Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương IthànhTrường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội Việc đổi tên Trường đã tạo điều kiện phát triển cácngành học theo lĩnh vực của ngành Nội vụ; đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở rộngngành nghề, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của xã hội
Trang 37Ngày 12/6/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTgquy định Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Nội vụ.
Ngày 04/8/2008, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký Quyết định số 1052/QĐ-BNV ngàyquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Nội
vụ Hà Nội Theo quyết định này, Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội có chức năng tổchức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng và thấp hơn trong cáclĩnh vực thuộc ngành Nội vụ và các ngành nghề khác có liên quan, nghiên cứu khoahọc và triển khai áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hộicủa đất nước Trong khoảng thời gian này, Trường có 17 đơn vị trực thuộc
Ngày 04 tháng 10 năm 2010, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký Quyết định số BNV phê duyệt Đề án “Quy hoạch Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội từ năm 2010 đếnnăm 2020”, trong đó Trường có nhiệm vụ xây dựng Dự án nâng cấp Trường lên đại học
1121/QĐ-Ngày 13 tháng 7 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số KGVX về đồng ý chủ trương thành lập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trên cơ sở nângcấp Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội
1160/TTg-Ngày 14/11/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2016/QĐ-TTg
về việc thành lập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trên cơ sở nâng cấp từ Trường Caođẳng Nội vụ Hà Nội
Nhìn lại chặng đường 40 năm hình thành và phát triển của Nhà trường 18/12/2011):
(18/12/1971 Huân chương Độc lập hạng ba (năm 2011)
- Huân chương Tự do hạng Nhất của Chủ tịch nước CHDCND Lào (năm 1983)
- Huy chương Hữu nghị của Chính phủ nước CHDCND Lào (năm 2007)
- Huân chương Lao động của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam: hạng Nhấtnăm 2006, hạng Nhì năm 2001, hạng Ba năm 1996
- Bằng khen của Chính phủ năm 2011
- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an
- Kỷ niệm chương Hùng Vương của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phú (năm 1989)
- Nhiều Bằng khen, giấy khen của Thành phố Hà Nội, Trung ương Đoàn thanhniên, Liên đoàn Lao động