MỤC LỤC
Trên cơ sở nghiên cứu khung lý thuyết và thực trạng kỹ năng xin việc của sinh viên năm cuối đại học hệ chính quy, nhóm tác giả đề xuất xây dựng các giải pháp và khuyến nghị với Nhà trường, sinh viên và các bên có liên quan phát triển kỹ năng xin việc của sinh viên năm cuối hệ chính quy.
Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kỹ năng xin việc của sinh viên năm cuối tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Qua đó, khuyến nghị với Nhà trường, các Khoa chuyên môn và các bộ phận liên quan về việc phát triển kỹ năng xin việc cho sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế Nhà trường.
Từ đó góp phần nâng cao thương hiệu của Nhà trường trong đào tạo và quản lý, mang lại cơ hội nghề nghiệp cho người học.
Giả thuyết nghiên cứu
Để kết quả nghiên cứu đảm bảo tính khách quan, khoa học, chính xác, có độ tin cậy cao chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tích - thống kê để xử lý và kiểm tra các số liệu thu thập. Trong phương pháp này, nhóm tác giả đã khảo sát sinh viên và giảng viên khóa đào tạo: “Kỹ năng xin việc - Nghệ thuật chinh phục nhà tuyển dụng” do Trung tâm Đào tạo Nghề và Nghiệp vụ Văn phòng phối hợp với Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực, Câu lạc bộ Nhà quản trị nhân lực tổ chức trong thời gian từ 25/4 - 04/6/2016 với hơn 46 học viên.
Nhóm tác giả tiến hành phỏng vấn nhà tuyển dụng thông qua hệ thống câu hỏi được xây dựng sẵn, hệ thống câu hỏi xoay quanh về các kỹ năng mà sinh viên còn hạn chế khi đi xin việc. Đồng thời, lấy ý kiến bên doanh nghiệp về các hoạt động liên quan đến quá trình xin việc của sinh viên mới ra trường, để từ đó đánh giá và hoàn thiện các giải pháp, khuyến nghị.
- Giai đoạn 4: Giai đoạn kỹ năng phát triển cao, thể hiện ở việc con người biết sử dụng sáng tạo vốn hiểu biết và kỹ xảo đã có, ý thức được không chỉ mục đích hành động mà cả động cơ lựa chọn cách thức đạt mục đích. - Giai đoạn 2: Hoạt động thực tiễn để nắm được các thao tác của kỹ năng, từ đó nhận diện được kỹ năng cũng như cách thức tiến hành kỹ năng (nắm được bức tranh toàn cảnh về kỹ năng và cách thức thực hiện kỹ năng đó).
Platonov chia kỹ năng thành 5 mức độ tương ứng với 5 giai đoạn phát triển là: kỹ năng ban đầu; hoạt động còn thiếu sự sáng tạo; các kỹ năng chung chuyên biệt; kỹ năng phát triển ở mức cao; sự thành thạo. Ở cấp độ này, sinh viên dừng lại ở việc biết và hiểu về kỹ năng xin việc: nhớ được kiến thức và bắt chước kỹ năng, biểu hiện hành động cụ thể là họ có thể xác định, mô tả, phân loại, giải thích, nhận biết, bắt chước làm theo.
+ Thiết lập các mối quan hệ (vốn xã hội) để tạo nguồn thông tin việc làm cho cá nhân khi ra trường. + Hiện thực hóa mục tiêu nghề nghiệp. Kỹ năng ở mức trung bình: Thực hiện được một số hành động của kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp. Kỹ năng thực hiện ở mức thấp: Sinh viên chưa thực hiện được các hoạt động cụ thể của kỹ năng lập kế hoạch nghề nghiệp. Kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm. Kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm là kỹ năng giúp sinh viên nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm, giúp tiết kiệm được thời gian, công sức, chi phí trong quá trình tìm việc; nhận thức về các nguồn thông tin tuyển dụng như: thông tin tuyển dụng qua báo đài, qua tivi, qua trung tâm giới thiệu việc làm, internet, qua bạn bè người thân.); nhận thức về các cơ sở tuyển dụng phù hợp với chuyên ngành đào tạo đang theo học. Con người có rất nhiều nhu cầu trong cuộc sống, từ nhu cầu về các điều kiện vật chất đảm bảo cho sinh hoạt cá nhân cho tới các mối quan hệ xã hội và phát triển bản thân, tự khẳng định mình… Vì thế, một cá nhân có thể làm việc với nhiều mục đích khác nhau như để có thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình, để có được các mối quan hệ xã hội, để khẳng định tài năng của bản thân, để tạo nên những giá trị đóng góp cho xã hội… Ở mỗi người, trong từng giai đoạn, xuất phát từ các nhu cầu của cuộc sống, những mục đích này có thể được sắp xếp với các thứ tự ưu tiên khác nhau và điều đó ảnh hưởng tới sự lựa chọn công việc của cá nhân.
Đây là năm đầu tiên Nhà trường tiến hành tuyển sinh bậc Đại học nên việc tăng lên về chất lượng đầu vào chứng tỏ chất lượng sinh viên của Trường đang có sự chuyển biến rừ rệt, mức độ phỏt triển về quy mụ, tầm ảnh hưởng, uy tớn của Trường ngày càng tăng, thương hiệu của Trường ngày một được khẳng định. Sinh viên ngoài việc học trên lớp với chương trình học phù hợp thì còn được tham gia các hoạt động ngoại khóa do Nhà trường, các Khoa, Trung tâm, và các Câu lạc bộ tổ chức như hoạt động nghiên cứu khoa học, mùa hè xanh, các buổi tọa đàm, nói chuyện chuyên đề… Chính vì vậy, kiến thức sinh viên được trang bị bài bản, kết hợp song song là các kỹ năng được trau dồi, rèn luyện.
Thị trường lao động được chia làm nhiều phân khúc khác nhau, bao gồm những công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao với bề dày kinh nghiệm và khối kỹ năng, đó là đối với lãnh đạo cấp cao, khối công việc đòi hòi trình độ chuyên môn trung bình với số năm kinh nghiệm nhỏ hơn 5 năm, lớn hơn 1 năm được coi là phân khúc lao động cấp trung, còn đối với lao động mới ra trường, kinh nghiệm và chuyên môn còn chỉ mang tính lý luận thì được coi là phân khúc tầm thấp. Trên thực tế, sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội còn thiếu khối kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm vì hầu hết bài thi ở trường đều được thiết kế dưới dạng một bài luận, sinh viên chưa được cọ sát hay thử nghiệm một bài kiểm tra trắc nghiệm tại môi trường thực tế, đồng thời sinh viên trường do yếu kĩ năng cũng như khối kiến thức tổng hợp yếu lên khi điều tra bảng hỏi có tới 90% sinh viên không tự tin làm bài trắc nghiệm và tự đánh giá là còn thiếu kỹ năng trong việc hoàn thành các bài tập xử lý tình huống.
Để tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ kỹ năng xin việc của sinh viên năm cuối chúng tôi đưa ra 8 nội dung mà theo chúng tôi nó có khả năng ảnh hưởng đến kỹ năng xin việc của sinh viên khi nhận được phiếu thăm dò sinh viên sẽ chọn ra những nội dung đúng với bản thân mình. Theo kết quả điều tra để phục vụ cho nghiên cứu này thì khoảng 65% sinh viên năm cuối Đại học Nội vụ Hà Nội cho rằng làm bài tập nhóm mất nhiều thời gian quá, nhóm mà có 6 người thì trung bình chỉ có 2 đến 3 người làm, những người khác thì quen thói ỷ lại, không có sự đóng góp vào bài tập nhóm.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG XIN VIỆC CỦA SINH VIÊN NĂM CUỐI HỆ CHÍNH QUY TẠI. Mục tiêu phát triển kỹ năng xin việc của sinh viên năm cuối hệ chính quy.
- Tổ chức các buổi thăm quan, trải nghiệm thực tế về công việc tại các đơn vị tuyển dụng, theo chia sẻ của chị Kim Anh – Chuyên viên phụ trách Nhân sự Công ty Intracom: “Tùy vào chương trình đào tạo có thể giúp sinh viên tham quan thực tế mô hình làm việc của công ty liên quan đến lĩnh vực nghề nghiệp sinh viên theo học, ví dụ: ngành quản trị nhân lực, sinh viên ra trường có thể làm việc tại các doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước, các chương trình giáo dục EQ, IQ, kỹ năng sống, vậy theo tôi nên để các em có cơ hội tiếp xúc với công việc này ngay từ khi còn là sinh viên thông qua các buổi tham quan thực tế”. * Mục tiêu của giải pháp: Nhằm giúp sinh viên rèn luyện thông qua thực tế và có cơ hội phát triển các kỹ năng xin việc như: Định vị bản thân, xác định năng lực và thiên hướng nghề nghiệp; nhận diện nhu cầu nhà tuyển dụng; xây dựng hồ sơ ứng tuyển ấn tượng và khác biệt; cách thức vượt qua các vòng phỏng vấn, ghi điểm trước nhà tuyển dụng; nghệ thuật đàm phán lương, thưởng; kỹ năng hội nhập vào tổ chức và vượt qua giai đoạn thử việc, tập sự…một cách đầy đủ và toàn diện.
Chính vì vậy, Đoàn trường cần phối hợp với các Khoa chuyên môn, các Câu lạc bộ và các Trung tâm trong trường thường xuyên tổ chức những buổi chia sẻ về vấn đề kỹ năng xin việc của sinh viên, giúp sinh viên giao lưu với các nhà tuyển dụng, các trung tâm tư vấn, hướng nghiệp để sinh viên vừa trau dồi kỹ năng vừa tự tin tiếp cận, trả lời các câu hỏi mà các nhà tuyển dụng đưa ra. Qua nghiên cứu đề tài: "Phát triển kỹ năng xin việc cho sinh viên năm cuối hệ chính quy tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội" từ cơ sở lý luận đến thực tiễn nghiên cứu, nhóm tác giả nhận thấy kỹ năng xin việc của sinh viên năm cuối Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã được hình thành nhưng ở mức độ thấp, còn nhiều hạn chế, điều này phù hợp với giả thuyết mà chúng tôi đã đưa ra.
PHỤ LỤC