Giám sát tài chính đã có từ lâu, hiện nay trong nội bộ Bộ Tài chính lập ra Cục kiểm tra giám sát thi hành chức năng kiểm tra giám sát các nghiệp vụ của Bộ Tài chính về chi ngân sách nhà
Trang 1KIỂM SOÁT ĐẦU TƯ NGOÀI NGÀNH CỦA DNNN:
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
TS Vũ Đình Ánh
Viện nghiên cứu Khoa học thị trường giá cả
I KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ GIÁM SÁT TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Với những đặc điểm tương đồng về mô hình tổ chức quản lý kinh
tế - tài chính, lại đi trước Việt Nam trong việc tiếp cận kinh tế thị trường nên những kinh nghiệm giám sát tài chính doanh nghiệp nhà nước (DNNN) của Trung Quốc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
Đối với cơ quan thanh tra, giám sát của Nhà nước và cơ quan kỷ luật của Đảng các cấp từ Trung ương tới cơ sở được thực hiện bằng mô hình “1 nhà 2 cửa” Giai đoạn trước năm 1987, về phía Đảng có các cơ quan kỷ luật, về phía Nhà nước có Cơ quan Thanh tra, Giám sát Sau đó, thực hiện chủ trương cải cách bộ máy Nhà nước, hai cơ quan này về nội dung được sát nhập với nhau Về hình thức, Bộ Giám sát Trung Quốc trực thuộc Quốc Vụ viện; Ủy ban kỷ luật các cấp là của Đảng nhưng thực chất là một Ban bí thư Ủy ban kỷ luật của Đảng có một số là lãnh đạo Bộ Giám sát, ở địa phương Ủy ban kỷ luật Đảng có lãnh đạo Cục Giám sát địa phưong tham gia
Theo mô hình này, Bộ trưởng Bộ Giám sát là thành viên Chính phủ đồng thời là Phó Bí thư Ủy ban kỷ luật Trung ương Ở địa phương (cấp tỉnh, thành phố, khu, huyện) có mô hình tổ chức tương tự; Cục trưởng hoặc Giám đốc Sở Giám sát tỉnh, thành phố, Cục trưởng Cục Giám sát khu, huyện là Phó Bí thư Ủy ban kỷ luật cùng cấp Mô hình này nhằm đảm bảo sự gọn nhẹ, có sự kết hợp ngay trong tổ chức giữa cơ quan kỷ luật của Đảng và giám sát của Nhà nước, tránh tình trạng chồng chéo
Trang 2Mặt khác, trên thực tế, đại bộ phận cán bộ đảng viên công tác ở các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp, vì vậy khi cần giám sát thì sử dụng quyền lực Nhà nước để làm rõ, khi cần xử lý thì sử dụng quyền lực kỷ luật của Đảng
Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát của Nhà nước, ngày 9/5/1997 đã ban hành Luật Giám sát hành chính thay cho Điều lệ giám sát hành chính nhằm bảo đảm hiệu lực quản lý Nhà nước, cải tiến và nâng cao hiệu lực hành chính
Cơ quan giám sát thuộc Quốc Vụ viện quản lý công tác giám sát toàn quốc, cơ quan giám sát thuộc chính quyền cấp huyện trở lên đảm nhiệm công tác giám sát trong khu vực hành chính của mình, về mặt nghiệp vụ giám sát chịu sự lãnh đạo của cơ quan giám sát cấp trên
Bộ máy giám sát tài chính của Trung Quốc chia thành 2 bộ phận là giám sát bên trong và giám sát bên ngoài Giám sát bên trong chủ yếu
do cơ quan kiểm tra giám sát nội bộ của ngành tài chính thuế thực hiện Giám sát bên ngoài chia thành giám sát của Nhà nước và giám sát của
xã hội Cơ quan thi hành việc giám sát nhà nước chủ yếu là Cục Kiểm toán nhà nước Cơ quan chủ yếu của giám sát xã hội là các cơ quan trung gian xã hội như Văn phòng kế toán độc lập Giám sát tài chính
đã có từ lâu, hiện nay trong nội bộ Bộ Tài chính lập ra Cục kiểm tra giám sát thi hành chức năng kiểm tra giám sát các nghiệp vụ của Bộ Tài chính về chi ngân sách nhà nước, thu chi ngân sách của các ngành, thu chi tài chính của các DNNN ở Trung ương Ngành tài chính của các cấp địa phương cũng lập bộ máy giám sát tài chính Cục Kiểm tra giám sát còn lập ra 35 văn phòng chuyên viên giám sát tài chính phân bố ở các nơi trong cả nước, phụ trách việc kiểm tra giám sát tình hình chấp hành ngân sách của các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp đặt ở địa phương
và kiểm tra giám sát tình hình sử dụng các khoản cấp chuyên dụng của tài chính, các hạng mục xây dựng lớn quan trọng của Trung ương Tổng cục Thuế Nhà nước vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX đã tách khỏi Bộ Tài chính để thành một đơn vị trực thuộc Quốc Vụ viện Tổng cục Thuế Nhà nước và Cục thuế các cấp đều lập đội giám sát kiểm tra thuế, tiến hành kiểm tra định kỳ việc nộp thuế của các doanh nghiệp
Trang 3trực thuộc quản lý và tiến hành kiểm tra điểm đối với những người nộp thuế trọng điểm
Tháng 9 năm 1983 chính thức thành lập Cục Kiểm toán nhà nước dưới sự lãnh đạo của Quốc Vụ viện Chức trách chủ yếu của nó là đặt ra quy tắc chế độ kiểm toán và giám sát tình hình chấp hành quy tắc chế
độ này Cục tiến hành kiểm toán trực tiếp đối với tình hình chấp hành ngân sách tài chính Trung ương, tình hình chấp hành ngân sách của các
bộ Trung ương, các đơn vị sự nghiệp, tình hình chấp hành ngân sách của chính quyền nhân dân cấp tỉnh, tình hình thu chi tài chính của Ngân hàng Trung ương và tình hình tài sản công nợ lãi và lỗ của các tổ chức tín dụng Trung ương
Từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX đã xuất hiện các Văn phòng kế toán, đến nay trở thành bộ máy trung gian đăng ký độc lập, chuyển dần từ quản lý hành chính sang tự quản lý theo pháp luật ngành hàng
Giữa các tổ chức giám sát có mối quan hệ hợp tác phân công khá chặt chẽ Bộ Tài chính chủ yếu là giám sát hàng ngày trong quá trình thu chi tài chính, bảo đảm an toàn hiệu quả của thu nhập và chi tiêu tài chính Trọng điểm nghiêng về giám sát trước sự việc và trong sự việc, đồng thời tăng cường giám sát đối với chất lượng quản lý trưng thu và giá thành trưng thu của ngành thuế, trưng thu kịp thời và đầy đủ số tiền phải thu Phạm vi giám sát của giám sát kiểm tra thuế chủ yếu là căn
cứ vào chính sách thuế của Nhà nước và văn bản pháp qui về quản lý trưng thu, tiến hành kiểm tra giám sát đối với tình hình chấp hành nghĩa
vụ nộp thuế của người nộp thuế, trọng điểm nghiêng về khâu nộp thuế Phạm vi giám sát của kiểm toán chủ yếu là giám sát chính quyền nhân dân cấp mình và cấp dưới, kiểm toán quyết toán thu chi tài chính, sử dụng tiền vốn thuộc tính chất tài chính của các cơ quan tín dụng, các ngành chính quyền và đơn vị sự nghiệp v.v… Nó có đặc điểm là giám sát sau sự việc
Kinh nghiệm của Trung Quốc cho chúng ta một bài học lớn là giữa các ngành giám sát tài chính, nhất định phải có sự phân công hợp lý, một mặt cần tránh giám sát trùng, gây lãng phí về sức người và sức của, mặt khác cần tránh xảy ra “góc chết” về giám sát, xảy ra việc bỏ sót, nhiều cơ quan nhưng không có cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý
Trang 4Thời kỳ đầu thành lập Cục Kế toán nhà nước, trọng điểm kiểm toán
là các DNNN Từ năm 1989, Cục kiểm toán nhà nước bắt đầu chuyển từ giám sát vi mô với trọng điểm kiểm toán thu chi tài chính doanh nghiệp sang giám sát vĩ mô việc chấp hành ngân sách, thu chi tài chính, sự vận hành của tài sản nhà nước, việc phân phối thu nhập quốc dân v.v… Thông qua các việc thẩm tra, ước lượng, phân tích kịp thời những vấn
đề xuất hiện trong sự vận hành của nền kinh tế tài chính, đánh giá và dự đoán tình hình thế kinh tế tài chính, đưa ra các kiến nghị điều hành vĩ
mô Việc duyệt quyết toán tài chính của doanh nghiệp giao cho các cơ quan trung gian xã hội đảm nhiệm Hiện nay, Cục Kiểm toán nhà nước thực hiện việc kiểm toán thường xuyên đối với một số đơn vị trọng điểm, bao gồm 82 Bộ, ủy ban và cơ quan trực thuộc Quốc Vụ viện, 15
cơ quan tài chính của chính quyền cấp tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc và thành phố là đơn vị kế hoạch, 10 cơ quan tín dụng nhà nước,
231 doanh nghiệp Trung ương, 90 trường đại học, đơn vị nghiên cứu và
sự nghiệp, 14 đơn vị là hạng mục sử dụng tiền vay của Ngân hàng Thế giới Mỗi năm ít nhất kiểm toán một lần các đơn vị này
Những năm gần đây, các cơ quan giám sát tài chính còn tăng cường việc kiểm tra điểm đối với chất lượng thông tin kế toán, tiến hành thẩm định báo biểu kế toán năm của các DNNN đã qua cơ quan trung gian
xã hội thẩm định Qua kiểm tra điểm đã tiến hành xử phạt các doanh nghiệp và cá nhân có trách nhiệm liên quan vi phạm pháp luật, kỷ luật, lập báo cáo đối với các cơ quan thẩm định kiểm toán hành nghề vi phạm quy chế, chất lượng kiểm toán không cao, đồng thời xử phạt hành chính đối với một số cơ quan kiểm toán xã hội và chuyên gia kế toán có đăng
ký hành nghề
Kinh nghiệm Trung Quốc cho thấy việc giám sát tài chính đã phát huy tác dụng tích cực tăng cường quản lý tài chính, giữ gìn trật tự tài chính và thuế, kỷ luật tài chính nghiêm túc, bảo đảm thi hành thuận lợi chính sách tài chính tích cực Việc giám sát kiểm toán bên ngoài của tài chính cũng phát huy được tác dụng quan trọng Trong quá trình kiểm tra giám sát tài chính đã kết hợp việc kiểm tra giám sát tài chính với kiểm tra thuế, kiểm toán và giám sát trung gian xã hội, xây dựng được chế độ
Trang 5phối hợp kiểm tra nội bộ với đặc điểm là “chế độ ủy thác”, chi viện lẫn nhau về kỹ thuật chuyên nghiệp, phối hợp với nhau trong công tác
2 Kinh nghiệm của các nước công nghiệp phát triển
Các nước công nghiệp phát triển đã đi trước chúng ta hàng thế kỷ trong việc phát triển nền kinh tế thị trường nên những kinh nghiệm của
họ vừa cho phép chúng ta định hướng hoàn thiện giám sát tài chính DNNN phù hợp với cơ chế thị trường, với từng bước phát triển của kinh
tế thị trường trong nước, vừa rút kinh nghiệm để điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm và tính chất của nền kinh tê thị trường có định hướng
ở Việt Nam
Giám sát tài chính ở các nước công nghiệp phát triển là một hình thức kiểm soát nhà nước đối với quá trình huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực trong tất cả các khâu của hệ thống tài chính nhằm theo dõi việc chấp hành pháp luật, mức độ chính xác và đúng mục tiêu trong hoạt động của tất cả các cấp chính quyền và cơ quan quản lý nhà nước Giám sát hướng vào: (i) kiểm soát chi NSNN theo đúng dự toán
đã được Nghị viện thông qua; (ii) động viên các nguồn lực tài chính nhà nước đầy đủ và kịp thời; (iii) tính hợp pháp của các khoản thu chi
ở tất cả các khâu trong hệ thống tài chính; (iv) theo dõi chấp hành các nguyên tắc kế toán kiểm toán Trong đó kiểm soát chi ngân sách là quan
trọng nhất
Các Bộ, ngành chịu trách nhiệm giám sát hoạt động tài chính của các DNNN thuộc Bộ mình phụ trách, bao gồm quyết định ngân sách doanh nghiệp hàng năm, bảng cân đối tổng thể, qui mô đầu tư, các nguồn tài chính và việc mở rộng vốn cổ phần đối với doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp nhà nước với tư nhân Đối với những tập đoàn nhà nước thì quan trọng nhất là phải giám sát hoạt động đầu tư Tại Anh, tất cả những khoản đầu tư tư bản lớn của các doanh nghiệp đã quốc hữu hóa và những ngành quan trọng đều phải có sự phê duyệt của cấp bộ thay mặt chính phủ Các khoản chi tài chính khác được thực hiện dưới sự giám sát của kho bạc nhà nước theo định mức Ngoài ra, trong mỗi tập đoàn nhà nước còn có cơ quan kiểm tra - giám sát làm nhiệm vụ theo dõi tính hợp pháp của các hoạt động nghiệp vụ tài chính Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chính trong giám sát hoạt động kinh doanh của Nhà nước
Trang 6Giám sát tài chính nhà nước còn được áp dụng đối với các hoạt động khu vực kinh tế tư nhân thông qua việc giám sát tính đúng đắn của các tờ khai thuế, việc thực hiện các đơn đặt hàng của nhà nước và việc cấp các khoản trợ cấp, tín dụng cho các doanh nghiệp tư nhân
Quan điểm chung của nhiều nhà kinh tế tư bản là cố gắng đưa giám sát tài chính nhà nước thành tổ chức không thiên vị, phi chính trị và siêu giai cấp, với mục đích sử dụng nguồn động viên của nhà nước phục vụ quyền lợi của chính những người nộp thuế
Tại các nước công nghiệp phát triển, tổ chức cơ quan thực hiện việc giám sát tài chính thường bao gồm: Nghị viện (Quốc hội), Cục Giám sát tài chính nhà nước, Bộ Tài chính (các cơ quan chức năng của Bộ), các Bộ, ngành
Nghị viện thực hiện giám sát bằng việc xem xét và thông qua dự
toán và quyết toán NSNN Các nước tư bản đều có ủy ban ngân sách với chức năng kiểm tra tính hợp pháp, tính đúng đắn và đầy đủ các khoản thu- chi ngân sách đã được phê duyệt, cũng như tính đúng đắn của các báo cáo quyết toán tài chính Song quyền hạn đối với ngân sách của các nghị sĩ ở các nước tư bản cũng hạn chế nên làm giảm hiệu quả giám sát tài chính của Nghị viện Trong Nghị viện còn có hệ thống giám sát lựa chọn, nó được thực hiện thông qua cơ quan chuyên môn của Nghị viện
Cơ quan này có ở Anh, Pháp và nhiều nước khác nhằm giám sát hoạt động tài chính của từng cấp trong hệ thống tài chính Nhiệm vụ của ủy ban là tìm hiểu tình hình tài chính trong các tập đoàn nhà nước và đánh giá chung tình hình hoạt động của chúng Nghị viện định kỳ nhận các thông tin về mức độ hoàn thành ngân sách Sử dụng thể thức báo cáo trực tiếp hay báo cáo bằng văn bản, cơ quan này có quyền yêu cầu giám sát hoạt động của Chính phủ trong trường hợp chi tiêu quá hạn mức ngân sách đã được phê duyệt Việc thông qua nghị quyết của Nghị viện
về quyết toán NSNN phần nhiều chỉ mang tính hình thức Hơn nữa, nghị quyết này thường được thông qua rất muộn Nhiều trường hợp ở Pháp, nó được thông qua chậm tới 5 năm
Cơ quan giám sát tài chính độc lập đóng vai trò quan trọng ở các nước tư bản phát triển Nó không trực thuộc Chính phủ và chỉ báo cáo với Nghị viện Ở Mỹ, cơ quan này là Cục giám sát thanh tra được thành
Trang 7lập theo Luật ngân sách và quyết toán ngày 10/6/1921 Chức năng của
nó bao gồm: (i) cụ thể hóa (giải thích) các tiêu chuẩn, định mức tài chính; (ii) giám sát tính hợp pháp và hiệu quả của các hoạt động tài chính do các cơ quan chính phủ thực hiện; (iii) giúp Hạ nghị viện, các
Ủy ban của Hạ viện và các Hạ nghị sỹ; (iv) giám sát việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán; (v) xây dựng, quy định quy chế thực hiện các nghiệp vụ tài chính và quyết toán tài chính trong các cơ quan liên bang Thực tế hoạt động của cơ quan giám sát chỉ giám sát tình hình tài chính hàng năm của các cơ quan liên bang và viết báo cáo khuyến nghị tổng thống và Hạ viện
Tuy nhiên, hàng loạt cơ quan liên bang như Hệ thống dự trữ liên bang, tổ chức ngoại hối, một số quỹ của Chính phủ v.v… không chịu sự giám sát của Cục giám sát thanh tra Cơ quan này cũng không có quyền giám sát các khoản kinh phí ưu đãi, bí mật cho Bộ Quốc phòng, Ủy ban năng lượng nguyên tử, CIA, FBI v.v…
Ở Anh, cơ quan giám sát tài chính chuyên môn là Cục giám sát nhà nước thành lập năm 1866 Tổng thanh tra được Chính phủ bổ nhiệm vô thời hạn (suốt đời) và chỉ có thể bị miễn nhiệm theo quyết định của cả hai viện Quyền hạn của Cục Giám sát nhà nước ở Anh bị hạn chế hơn
ở Mỹ Nó không có quyền giải thích và cụ thể hóa các định mức tài chính, không có quyền can thiệp vào các hoạt động cung cấp tài chính của các cơ quan chính phủ Trách nhiệm của Cục giám sát nhà nước bao gồm việc giám sát tính hợp pháp các hoạt động tài chính của các
cơ quan Chính phủ, cũng như tính hiệu quả, tính hợp lý của các khoản chi từ nguồn lực nhà nước Cục này phải báo cáo Nghị viện về kết quả giám sát
Tại Pháp, việc giám sát tình hình thực hiện ngân sách của tất cả các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương được giao cho Viện Thẩm kế, cơ quan tư pháp với thành viên là những nhà chuyên gia giàu kinh nghiệm Viện Thẩm kế bao gồm 5 viện Viện công tố có các đại diện của mình trong Viện Thẩm kế
Đến đầu những năm 80, Viện Thẩm kế chỉ có bộ máy ở Trung ương Năm 1982 đã thành lập cục giám sát vùng, mỗi vùng có 4 vụ, thực hiện giám sát các hoạt động tài chính trong phạm vi vùng Viện
Trang 8Thẩm kế thực hiện quản lý chung các Cục Giám sát khu vực, song không có quyền thay đổi quyết định cuối cùng của Cục
Tại Đức chức năng giám sát tài chính do Viện Thẩm kê liên bang đảm nhận Những công việc phức tạp hơn được chuyển cho tòa án chuyên trách giải quyết các tranh chấp về tài chính và các vấn đề có liên quan đến việc lạm dụng nguồn lực nhà nước
Cơ quan giám sát tài chính quan trọng tiếp theo chính là Bộ Tài chính Các Cục, Vụ của Bộ Tài chính thực hiện chức năng giám sát quá trình xây dựng và chuẩn bị dự toán NSNN, phân tích hạn mức tài chính cho các Bộ ngành, tập trung nguồn lực vào ngân sách, cấp kinh phí, cũng như việc thanh tra, kiểm tra Trong đó kiểm soát chi là quan trọng nhất Bộ Tài chính có trong các bộ những đại diện của mình và họ
có nhiệm vụ đảm bảo tính đúng đắn, tính hợp pháp của các khoản chi Các giám sát viên này giám sát xem các khoản chi có đúng không, có
sử dụng đúng mục đích không, khối lượng như vậy đã đủ chưa và công tác kế toán, kiểm toán có đúng nguyên tắc không Hiện nay, đánh giá tính hiệu quả của các khoản chi nhà nước được đưa vào thẩm quyền của giám sát viên tài chính Tất cả các lệnh thanh toán chỉ có hiệu lực khi có
ý kiến của các giám sát viên tài chính
Cùng với sự gia tăng qui mô và hạng mục chi, gia tăng việc phân
bổ lại nguồn lực tài chính qua hệ thống tài chính, cũng như xuất hiện nhiều khách thể mới cần giám sát, lĩnh vực giám sát tài chính do Bộ Tài chính đảm nhận đã được mở rộng hơn Đặc biệt ở Mỹ hiện nay, việc giám sát tài chính Trung ương được thực hiện song song bởi hai cơ quan độc lập là Bộ Tài chính có nhiệm vụ giám sát phần thu ngân sách liên bang, Cục Hành chính - ngân sách giám sát các khoản chi
Ngoài giám sát của các cục, vụ chức năng, trong Bộ Tài chính còn có cơ quan giám sát chuyên trách Ví dụ ở Pháp là Tổng Thanh tra tài chính, các thanh tra viên giám sát tài chính các cơ quan nhà nước,
cơ quan chính quyền địa phương, các tập đoàn nhà nước (trừ lĩnh vực quốc phòng)
Giám sát tài chính trong nội bộ các Bộ, ngành là việc giám sát của các bộ ngành đối với hoạt động tài chính của các tổ chức, doanh nghiệp trực thuộc Cơ quan này có quyền hạn rất lớn Nó có thể yêu cầu cơ quan
Trang 9bị giám sát cung cấp các chứng từ, sổ sách, chất vấn các vấn đề có liên quan, ra lệnh lãnh đạo cơ quan khắc phục những sai phạm bị phát hiện Các kế toán viên đóng vai trò quan trọng trong giám sát tài chính,
họ có trách nhiệm trong việc đảm bảo tính đúng đắn, đúng pháp luật công tác kế toán trong các Bộ, ngành, các cơ quan Chính phủ, trong việc chi đúng quy định nguồn tài chính nhà nước, đảm bảo giám sát thanh toán kịp thời và đầy đủ
Bên cạnh các cơ quan nhà nước, chức năng giám sát tài chính thường xuyên còn được thực hiện bởi các công ty kế toán - kiểm toán
tư nhân trên cơ sở hợp đồng Tại Mỹ chức năng này được giao cho do
8 công ty kế toán hàng đầu Hình thức giám sát tài chính này thường áp dụng cho các công ty liên doanh giữa Nhà nước và tư nhân
Căn cứ vào thời gian, hình thức thực hiện mà giám sát tài chính ở các nước công nghiệp phát triển cũng được chia làm ba dạng giám sát trước, giám sát trong và giám sát sau khi các nghiệp vụ tài chính được thực hiện
Giám sát trước xảy ra trước khi các nghiệp vụ thu chi thực hiện Hình thức giám sát này được thực hiện khi xây dựng dự toán ngân sách nhà nước, xem xét dự toán của các bộ; giám sát khi mở các khoản tín dụng, chuyển khoản các nguồn từ ngân sách Giám sát trong là hình thức giám sát được thực hiện trong quá trình chấp hành dự toán ngân sách do Cục Giám sát tài chính, Bộ Tài chính và các cơ quan của Bộ, cơ quan giám sát của các bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước v.v… và các kế toán viên Giám sát sau được thực hiện sau khi các khoản thu chi được thực hiện thông qua hình thức kiểm tra sổ sách, kế toán Nhiệm vụ của dạng giám sát này là kiểm tra tính đúng đắn, hợp pháp và hợp lý các khoản đã chi, tính đầy đủ và kịp thời của các khoản thu ngân sách Kiểm toán là phương pháp chủ yếu của hình thức giám sát sau
Giám sát tài chính trong điều kiện hiện nay đòi hỏi phải nâng cao chất lượng của bộ máy giám sát theo hướng tăng tỷ trọng các chuyên gia thuộc các lĩnh vực quản lý, thống kê, kinh tế, hiện đại hóa nghiệp vụ
kế toán, v.v… tăng chi để nâng cao chất lượng giám sát viên cũng như
mở các chuyên ngành đào tạo giám sát viên tại các trường đại học, đào tạo các chuyên gia trong khuôn khổ Tổ chức Quốc tế các Trường Kiểm
Trang 10toán cao cấp (International Organization of Supreme Audit Institutions
- IOSAI) tập hợp gần 90 quốc gia phát triển và đang phát triển IOSAI nghiên cứu chuẩn mực kế toán kiểm toán, thống nhất các mẫu quyết toán và mẫu giám sát NSNN cũng như toàn bộ khu vực kinh tế nhà nước, hướng dẫn thực hiện kế toán kiểm toán và giám sát tài chính Trọng tâm trao đổi của IOSAI là: (i) phương pháp giám sát tài chính; (ii) giám sát tài chính DNNN; và (iii) hướng dẫn và hỗ trợ nâng cao chất lượng giám sát tài chính
II ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
Những kinh nghiệm giám sát tài chính DNNN nói riêng, tài chính nhà nước nói chung đã nêu ở trên có giá trị tham khảo tốt cho Việt Nam trong quá trình xây dựng hệ thống giám sát tài chính DNNN Riêng đối với vấn đề đầu tư ngoài ngành của DNNN, đặc biệt là của các tập đoàn
và tổng công ty nhà nước, thì tôi cho rằng không phải là kiểm soát hay giám sát mà cần phải kiên quyết cấm các DNNN Việt Nam đầu tư ngoài ngành do bản chất của khu vực DNNN là được Nhà nước cấp vốn và các điều kiện khác để hoạt động trong những lĩnh vực mà các doanh nghiệp phi nhà nước không được, không thể hay không muốn tham gia chứ không phải là DNNN cũng chạy theo lợi nhuận, càng không phải
là DNNN sử dụng vốn được giao hiệu quả hơn, có sức cạnh tranh cao hơn so với doanh nghiệp phi Nhà nước Việc cấm các DNNN không được đầu tư ngoài ngành liên quan tới vai trò chức năng của DNNN chứ không phải là do DNNN đầu tư ngoài ngành không hiệu quả, thua
lỗ hay đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro cao như tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm v.v Theo đó, việc hạn chế tỷ lệ đầu tư ngoài ngành của DNNN dựa trên tổng vốn đầu tư hay vốn điều lệ được nhà nước giao không những đi ngược lại bản chất của DNNN mà còn tạo ra nhiều kẽ hở để lợi dụng “qua mặt” cơ quan giám sát tài chính DNNN Đơn giản là các DNNN chỉ hoạt động trong những lĩnh vực gần như không có sự tham gia của các doanh nghiệp phi nhà nước, nói cách khác, trong những lĩnh vực độc quyền nhà nước mà trọng tâm là không biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp và sẵn sàng xoá bỏ độc quyền nhà nước, chuyển hoạt động từ DNNN sang cho các