http://epress.motthegioi.vn/10-su-kien-noi-bat-nhat-cua- Thứ nhất, tìm hiểu tổng quan về Bitcoin, bản chất, đặc điểm, cơ hội cũngnhư rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng Bitcoin…, đặc biệt là sự
Trang 1- -QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG BITCOIN NHƯ MỘT LOẠI
TIỀN TỆ HAY HÀNG HÓA ĐIỆN TỬ:
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG
Ở VIỆT NAM.
Thuộc nhóm ngành khoa học: KD1
Trang 2PHẦN I GIỚI THIỆU 1
PHẦN II NỘI DUNG ĐỀ TÀI 5
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ BITCOIN 5
1.1 Bitcoin 5
1.1.1 Sự ra đời của Bitcoin 5
1.1.2 Đặc điểm của Bitcoin 7
1.1.3 Hệ thống Bitcoin hoạt động như thế nào? 11
1.1.3.1 Các bước tiến hành “đào” Bitcoin 16
1.1.3.2 Cách sử dụng Bitcoin 18
1.2 Bitcoin nên được xem là một loại tiền tệ hay hàng hóa ? 18
1.2.1 Tiền, bản chất và chức năng của tiền 19
1.2.1.1 Khái niệm tiền tệ là gì? 19
1.2.1.2 Bản chất và chức năng của tiền 20
1.2.2 Bản chất của hàng hóa 22
1.2.2.1 Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa 22
1.2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa 23
1.2.3 Bitcoin nên được coi là một loại tiền tệ hay hàng hóa? 25
CHƯƠNG II CÁC QUAN ĐIỂM QUỐC TẾ VỀ SỬ DỤNG BITCOIN 32
2.1 Các quốc gia chấp nhận việc sử dụng Bitcoin 35
2.2 Các quốc gia không chấp nhận việc sử dụng Bitcoin 37
2.3 Bài học kinh nghiệm 41
CHƯƠNG III: TƯƠNG LAI CHO BITCOIN 43
3.1 Sự phát triển của xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt 43
3.1.1 Thanh toán đi đôi với lịch sử phát triển tiền tệ 43
3.1.2 Xu hướng toàn cầu là thanh toán không dùng tiền mặt 44
3.1.3 Tiềm năng của thanh toán không dùng tiền mặt đồng thời biểu hiệu qua sự phát triển của thương mại điện tử 46
3.1.3.1 Hoa Kỳ 46
3.1.3.2 Nhật Bản 46
3.1.3.3 Trung Quốc 46
3.1.3.4 Indonesia 46
Trang 33.2 Nhận định việc sử dụng Bitcoin ở Việt Nam 47
3.2.1 Thực trạng 47
3.2.1.1 Thực trạng sử dụng Bitcoin tại Việt Nam 47
3.2.1.2 Thực trạng quản lý Bitcoin tại Việt Nam 48
3.2.2 Đánh giá việc sử dụng Bitcoin tại Việt Nam 53
3.2.1.1 Đánh giá dựa trên góc độ cái nhìn của cộng đồng 53
3.2.1.2 Đánh giá dựa trên góc độ cái nhìn của các chuyên gia và nhà quản lý 60 3.3 Cảnh báo về tính chất bong bóng của Bitcoin 62
3.3.1 Cơ sở lý thuyết về bong bóng tài chính của Hyman Minsky 62
3.3.2 Phân tích về các giai đoạn biến động của Bitcoin 63
3.3.3 Khuyến nghị một số giải pháp quản lý việc sử dụng Bitcoin 69
KẾT LUẬN 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
THUẬT NGỮ 3
BẢNG KHẢO SÁT THĂM DÒ Ý KIẾN VỀ SỬ DỤNG BITCOIN 4
Trang 4Bảng 1.1.Thiết lập phí giao dịch 9
Bảng 1.2: Những ưu và nhược điểm cơ bản của Bitcoin 11
Bảng 1.3: Minh họa thông tin tài khoản ghi trong blockchain 13
Bảng 1.4: Minh họa lệnh chuyển tiền từ tài khoản Bitcoin 15
Bảng 1.5: Đánh giá Bitcoin trên năm chức năng của tiền tệ 29
Bảng 1.6: Điểm giống và khác nhau giữa Bitcoin và những loại tiền tệ khác 30
Bảng 3.1 Luật áp dụng cho thương mại điện tử tại Việt Nam 49
Bảng 3.2 Nghị định hướng dẫn Luật cho thương mại điện tử tại Việt Nam 50
Bảng 3.3 Thông tư hướng dẫn thi hành một số nội dung của các Nghị định 51
Bảng 3.4 Giá trị thống kê mô tả giá Bitcoin giai đoạn từ 17/8/2010 đến 31/12/2012.64 Bảng 3.5 Giá trị thống kê mô tả giá Bitcoin giai đoạn từ 1/1/2013 đến 12/11/2013 65
Bảng 3.6 Giá trị thống kê mô tả giá Bitcoin giai đoạn từ 12/11/2013 đến 31/12/2013 66 Bảng 3.7 Giá trị thống kê mô tả giá Bitcoin giai đoạn từ 1/1/2014 đến 17/5/2014 67
Bảng 3.8 Giá trị thống kê mô tả giá Bitcoin giai đoạn từ 1/1/2014 đến 17/5/2014 67
BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Phân bổ tỉ trọng giao dịch đồng BTC theo loại đồng tiền 32
Biểu đồ 2.2 : Số lượt giao dịch Bitcoin hằng ngày 33
Biểu đồ 2.3: Biến động tỷ giá đồng Bitcoin năm 2013 đến tháng 3/2014 33
Biểu đồ 2.4: Doanh số giao dịch của đồng Bitcoin 34
Biểu đồ 2.5 Quan điểm của các nước trên thế giới về Bitcoin 34
Biểu đồ 2.6: Khối lượng giao dịch và giá của Bitcoin trên sàn Mt.Gox và BTC China năm 2013 38
Biểu đồ 2.7: Biến động giá Bitcoin 39
Biểu đồ 3.1: Số lượng giao dịch không dùng tiền mặt trên thế giới theo khu vực [] từ năm 2007 đến năm 2011 (đơn vị: tỉ giao dịch) 45
Biểu đồ 3.2: Độ tuổi tham gia điều tra 53
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ số người tham gia điều tra biết đến Bitcoin 54
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ các kênh thông tin có thể tiếp cận Bitcoin 55
Trang 5Biểu đồ 3.6: Hoạt động sử dụng Bitcoin 56
Biểu đồ 3.7: Ý kiến về việc sử dụng Bitcoin 56
Biểu đồ 3.8: Lý do ủng hộ sử dụng Bitcoin 57
Biểu đồ 3.9: Lý do chưa ủng hộ việc sử dụng Bitcoin 57
Biểu đồ 3.10: Những điều kiện cần thiết để chấp nhận Bitcoin 58
Biểu đồ 3.11 Giá trị BTC coi tính theo USD ở giai đoạn đầu từ 17/8/2010 đến 31/12/2012 .64
Biểu đồ 3.12 Giá trị BTC coi tính theo USD ở giai đoạn 2 từ 1/1/2013 đến 12/11/2012
65 Biểu đồ 3.13: Giá trị BTC coi tính theo USD ở giai đoạn 3 từ 12/11/2013 đến 31/12/2012 .66
Biểu đồ 3.14: Giá trị BTC coi tính theo USD ở giai đoạn 4 từ 1/1/2014 đến 17/5/2014 67
Biểu đồ 3.15: Giá trị BTC coi tính theo USD ở giai đoạn 5 từ 1/1/2014 đến 27/7/2014 .
68 Biểu đồ 3.16: Nguyên mẫu các giai đoạn của bong bóng của Tiến sĩ Jean-Paul Rodriguez
68 Biểu đồ 3.17: Giá trị BTC coi tính theo USD từ 17/5/2010 đến 27/7/2014 69
SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Khái quát quy trình xử lí giao dịch 13
Sơ đồ 1.2: Quá trình xử lí giao dịch của hệ thống Bitcoin 14
Trang 6PHẦN I GIỚI THIỆU
1 Tổng quan lĩnh vực nghiên cứu của đề tài
Tài chính, tiền tệ là những phạm trù kinh tế gắn liền với nền sản xuất và lưuthông hàng hóa Hàng hóa và tiền tệ là hai yếu tố không thể tách rời kể từ khi mầmmống tiền tệ ra đời Đến nay, nền kinh tế thị trường phát triển cao độ, công nghệ khoahọc kĩ thuật hiện đại, bên cạnh tiền giấy, tiền tệ còn xuất hiện dưới nhiều hình tháikhác có những điểm ưu việt hơn.Đặc biệt, tiến bộ về công nghệ thông tin đã giúp conngười phát triển công nghệ thanh toán, giao dịch Thuật ngữ “tiền ảo”, “tiền kĩ thuậtsố” đã xuất hiện trước năm 2008 nhưng chúng đều không có sức ảnh hưởng vì hầu hếtcòn quá nhiều nhược điểm nên rất ít người biết đến và sử dụng Cuối năm 2008,Shatoshi Nakamoto – một cá nhân hay tổ chức giấu tên đã phát triển và giới thiệu mộtloại “tiền kĩ thuật số” khác biệt Đó là hệ thống tiền điện tử ngang hàng - một hệ thốngcho phép các khoản thanh toán được gửi trực tiếp từ một thành viên tới một thành viênkhác mà không cần thông qua các tổ chức tài chính hay cơ quan quản lý nào Bitcoin
ra đời và có cơ chế hoạt động khác hẳn so với các loại tiền tệ điển hình được phát hànhbởi các Ngân hàng trung ương Sau một thời gian ngắn, tỉ giá của Bitcoin so với cácđồng tiền giấy, đặc biệt là USD đã tăng một cách chóng mặt vào cuối năm 2013 làmcho mọi người phải chú ý đến nó Hiện nay giá trị của Bitcoin vẫn rất biến động vàchịu chi phối của quy luật cung cầu giống như một loại tài sản Chưa có một quốc gianào nhận định chính xác Bitcoin là tiền hay hàng hóa bởi nó mang đặc điểm của cảhai Đồng thời, cũng chưa có một hệ thống văn bản Luật nào trên thế giới quy định vềviệc quản lí và sử dụng loại tài sản đặc biệt này một cách chính thức Về Bitcoin, vẫntồn tại hai luồng ý kiến trái chiều là ủng hộ và không ủng hộ Tại Việt Nam, đã có một
số lượng người nhất định quan tâm, thậm chí tham gia sản xuất, đầu tư và giao dịchBitcoin, tuy nhiên vẫn dừng lại ở mức độ thận trọng
2 Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2008, khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra bắt nguồn từ nước Mĩ và để lạihậu quả nghiêm trọng làm cho nền kinh tế rơi vào thời kỳ ảm đảm kéo dài hơn nửathập kỉ Các nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn và họ bắt đầu nghĩ đến việc tìm kiếmmột kênh trú ẩn an toàn khác Trong bối cảnh đó Bitcoin ra đời và đến năm 2013 nótrở thành đề tài nóng không chỉ tại nước Mỹ mà trên toàn thế giới, điều này buộc cácnhà chức trách phải vào cuộc Bitcoingây sốt trên toàn thế giới khi tăng 400% trongtháng 11/2013 Ban đầu chỉ có giá 0.076 cent, thời điểm năm 2012 giá Bitcoin mới chỉ
ở mức 13 USD/Bitcoin Việc Bitcoin được chấp nhận ngày càng rộng rãi và hoạt động
Trang 7đầu cơ đã đẩy giá Bitcoin tăng vọt, đã có lúc Bitcoin có giá hơn 1,000 USD, tươngđương 1 ounce vàng[1].
Cuối tháng 11 năm 2013, kênh truyền hình CNN của Mỹ đã thống kê 10 sự kiệnkinh doanh nổi bật nhất và Bitcoin – thứ đã làm mưa làm gió trên đất Mỹ là cái tênđứng thứ 6 trong top sự kiện nêu trên[2] Vậy tại sao Bitcoin lại có sức ảnh hưởng vàlan toả rộng lớn như vậy? Phải chăng Bitcoin là một phát minh mới của con ngườitrong lĩnh vực tiền tệ, mở ra một tương lai mới cho hệ thống phương tiện thanh toánhiện đại hay chỉ là một bong bóng vô giá trị có thể vỡ bất cứ lúc nào? Nó đã, đang và
sẽ được sử dụng ra sao tại các quốc gia? Chính phủ các nước nhìn nhận như thế nàođối với “phát minh” mới này Những câu hỏi trên hiện vẫn chưa có lời giải đáp.Bitcoin đã nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều từ nhiều nhà phân tích, nhà kinhdoanh, nhà kinh tế học hay nhà làm luật từ khắp nơi Có những luồng ý kiến tin và chorằng Bitcoin sớm muộn sẽ trở thành đồng tiền của tương lai nhờ những ưu việt mà nó
có được Tuy nhiên, cũng có nhiều người không đồng tình và phản bác lại vì họ nghĩBitcoin thực chất không phải là tiền tệ và vốn không thể thay thế các loại tiền hiệnđược phát hành và quản lí bởi các ngân hàng trung ương
Hiện nay, trong khi nhiều quốc gia trên thế giới phủ nhận không coi Bitcoin làtiền tệ mà xem nó như là một loại hàng hóa; thậm chí một số ít coi việc sử dụngBitcoin là phạm pháp như Thái Lan, Ấn Độ, Nga thì một số nước khác lại giữ thái độtrung lập hay số ít khác thì ủng hộ như Đức, Mỹ Đã có rất nhiều hành động cụ thể từcác cơ quan quản lí trực thuộc các chính phủ nhằm nghiên cứu về Bitcoin cùng nhữngtác động của nó Chưa bao giờ một “đồng tiền ảo” lại nhận được nhiều sự chú ý nhưBitcoin Nếu không có những nhận định tổng quan, chính xác để đưa ra các quy địnhđiều chỉnh thì sẽ không lường trước được tương lai nền kinh tế khi Bitcoin ngày càngđược sử dụng rộng rãi trên thế giới Do đó việc nghiên cứu về bản chất thật sự củaBitcoin để đưa ra cái nhìn đúng đắn, chân thực nhất là một điều cần thiết lúc này
Xuất phát từ thực tiễn trên, nhóm nghiên cứu đã quyết định chọn đề tài “Quản
lý và sử dụng Bitcoin như một loại tiền tệ hay hàng hóa điện tử: Kinh nghiệm quốc tế và khả năng sử dụng ở Việt Nam.” làm đề tài nghiên cứu.
3 Mục đích nghiên cứu
Từ yêu cầu cấp thiết là phải đưa ra một cái nhìn đúng đắn nhất về Bitcoin,nhóm nghiên cứu đã quyết định thực hiện bài nghiên cứu khoa học này nhằm ba mụcđích chính
1[] http://www.baomoi.com/7-su-kien-tai-chinh-quoc-te-noi-bat-nam-2013/126/12812388.epi
2[] Link clip ghi lại thống kê của kênh truyền hình CNN: kinh-te-my-nam-2013/20131223082529998p0c151.htm
Trang 8http://epress.motthegioi.vn/10-su-kien-noi-bat-nhat-cua- Thứ nhất, tìm hiểu tổng quan về Bitcoin, bản chất, đặc điểm, cơ hội cũngnhư rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng Bitcoin…, đặc biệt là sự giống và khác nhau giữaBitcoin với các đồng tiền hiện hành và với hàng hóa để thấy rõ bản chất thật sự của nónhằm đi đến kết luận liệu Bitcoin được coi là một loại tiền tệ, bong bóng tài sản haychỉ là một loại hàng hóa đơn thuần.
Thứ hai, tìm hiểu về quan điểm của các Chính phủ trên thế giới vềBitcoin và việc sử dụng Bitcoin như một phương tiện trong thanh toán cùng với thựctrạng sử dụng Bitcoin hiện nay
Thứ ba, từ những phân tích xu hướng thanh toán trong hiện tại và tươnglai, thực trạng và khung pháp lý tại Việt Nam đưa ra những nhận định đánh giá kháchquan nhằm trả lời cho câu hỏi “Tương lai nào cho Bitcoin?”
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Bitcoin
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Do Bitcoin dù được ra đời từ năm 2008 nhưng chỉ thật sự được chú ý trong thờigian gần đây; hơn nữa, ở Việt Nam hiện nay chưa có nhiều người thực sự sử dụngBitcoin, chưa có những công trình nghiên cứu thực sự uy tín về đề tài này nên việc thuthập số liệu và thông tin gặp nhiều khó khăn Vì thế nhóm nghiên cứu tập trung vàophân tích lý thuyết có kèm theo số liệu thực tế được thu thập từ bảng điều tra và nhiềunguồn chính thức khác Số liệu tập trung là giai đoạn cuối năm 2013 đến hết tháng 7năm 2014 tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới
5 Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu trên, nhóm kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khácnhau:
Thứ nhất, vận dụng phương pháp tổng quan nhất để nghiên cứu khoahọc, đó là lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin kết hợp với các học thuyết kinh tế hiệnđại
Thứ hai, đề tài sử dụng số liệu thứ cấp vận dụng các phương pháp địnhtính và định lượng trong nghiên cứu Về định lượng, đó là phương pháp thu thập xử lý
số liệu thống kê, phân tích báo cáo thông qua các bảng biểu, đồ thị… Về định tính, đềtài sẽ thực hiện đánh giá các nhận định, quan điểm của các chuyên gia, các nhà kinh tếhọc, phỏng vấn ngắn chuyên gia
Trang 96 Kết cấu đề tài
Ngoài phần giới thiệu đề tài, kết luận, phụ lục, danh mục các bảng biểu, hình vẽ,
đồ thị và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài nghiên cứu gồm 3 chương sau:
Chương I: Tổng quan về Bitcoin.
Chương II: Các quan điểm quốc tế về sử dụng Bitcoin.
Chương III: Tương lai nào cho Bitcoin.
Trang 10PHẦN II.NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1.1.1 Sự ra đời của Bitcoin
Sự kiện khủng hoảng nhà đất năm 2008[3] đã để lại cho thế giới những hậu quảnặng nề: phá huỷ lực lượng sản xuất, đẩy lùi sự phát triển của nền kinh tế thế giới,tháng 11/2008 Cục Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ (FED - The Foundation for EnterpriseDevelopment) đã phải liên tục tung ra các gói kích thích[4], tổ chức tài chính ở Châu
Âu bị phá sản đến mức trở thành khủng hoảng tài chính ở một số nước như Iceland,Nga[5] Lòng tin vào những đồng tiền của chính phủ bắt đầu suy giảm, người ta bắt đầunghi vấn về những đồng tiền này Đây là thời điểm hoàn hảo nhất cho sự xuất hiện củamột loại tiền tệ mới gọi là cryptocurrency[6] hay còn gọi là “tiền mã” hoặc “tiền kỹthuật số”
Từ khi Internet ra đời, đã có một số phong trào phát triển ra một loạt tiền mặt
kỹ thuật số này Đầu tiên là vào năm 1982, một hệ thống mật mã cho các khoản thanhtoán được mô tả lần đầu bởi David Chaum[7] Sang năm 1990, Chaum mở rộng hệthống này để tạo ra các mật mã hệ thống tiền điện tử nặc danh đầu tiên[8] được gọi làeCash[9] Năm 1998, Wei Dai đã công bố một bài nghiên cứu của một nhà vô danh với
hệ thống phân phối tiền điện tử mà ông gọi đó là b-money[10] Cùng thời gian đó, NickSzabo cũng đã tạo ra bit gold[11]- một hệ thống tiền tệ nơi người dùng sẽ cạnh tranh để
giải quyết vấn đề proof of work (bằng chứng công việc), với các giải pháp mã hóa
được móc nối với nhau và được công bố thông qua một tiêu đề đăng ký phân phối tài
sản Tuy nhiên những nỗ lực trước đây đều khó giải quyết triệt để vấn nạn Double
spending nếu tiền kỹ thuật số chỉ là thông tin, chẳng hạn như một tập tin, tập tin đó có
3[] Thông tin thêm trên trang
http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/khung-hoang-nha-dat-my-la-gi-2008426122140242ca32.chn , http://www.tapchitaichinh.vn/Tin-tuc/Noi-dau-chua-dung/29862.tctc
4[] Như chương trình mua lại trái phiếu hiện tại (QE3) đã được thực hiện từ tháng 9 năm ngoái để bơm 85 tỷ USD mỗi tháng vào nền kinh tế Lãi suất cũng được duy trì ở mức kỷ lục gần 0% nhiều năm nay Nguồn:
http://www.tapchitaichinh.vn/Tin-tuc/Noi-dau-chua-dung/29862.tctc Truy cập vào 11h thứ 2 ngày 19/8/2013
5[] The New York Times: "A United Image, Battered by Reality" Truy cập ngày 13/12/2008
10[] Wei Dai (1998) "B-Money" http://www.weidai.com/bmoney.txt
11[] IEEE Spectrum http://spectrum.ieee.org/computing/software/Bitcoin-the-cryptoanarchists-answer-to-cash/0
và Nick Szabo "Bit gold" http://unenumerated.blogspot.co.uk/2005/12/bit-gold.html
Trang 11thể được dùng đi dùng lại một món tiền để mua hàng, theo kiểu cắt dán thông tin Vìvậy cần một cơ quan tin cậy để xác định tập tin có bị tiêu xài chưa, nhưng nếu chỉ tậptrung vào cơ quan này, khi cơ quan bị “bẻ gãy” thì ngay lập tức cả hệ thống bị sụp đổ.Thời điểm đó, đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin xuất hiện đưa ra một sáng kiến mới bằng
cách hash (chia nhỏ) thành chuỗi liên tục các proof of work dựa vào bảng hash, các
giao dịch sử dụng mạng lưới theo thời gian sẽ tạo thành một bản ghi mà không thểthay đổi nếu không làm lại proof of work[12] Tháng 8 năm 2008 tên miềnhttps://Bitcoin.org/en/ được đăng ký[13]
Vào 18:10:00 GMT, ngày 31/10/2008, Satoshi Nakamoto đã đưa ra một bài
nghiên cứu có tựa đề: “Bitcoin: Hệ thống tiền tệ điện tử ngang hàng”[14] trên danh sáchgửi thư mật mã tại metzdowd.com[15] cho phép nặc danh đăng ký tên miền, ông đã mô
tả giao thức Bitcoin đến thế giới và ngày 9/11/2008, dự án Bitcoin đã đăng ký tạihttp://sourceforge.net/ Satoshi Nakamoto chỉ là biệt danh của một người hoặc nhómngười, bởi hiện tại mọi thông tin về Satoshi Nakamoto vẫn chỉ là phỏng đoán, tất cảnhững người “tình nghi” đều lên tiếng từ chối không phải mình Lần cuối cùng Satoshi
Nakamoto đóng góp công sức phát triển Bitcoin protocol (giao thức Bitcoin) là vào
giữa năm 2010 rồi sau đó chuyển lại cho Gavin Andresen[16], hiện đang là lập trìnhviên trưởng của mạng lưới Bitcoin Mạng lưới Bitcoin được khởi nguồn cùng vớiphiên bản mã nguồn mở Bitcoin client cùng với sự xuất hiện của những đồng Bitcoinđầu tiên Satoshi Nakamoto là người đã đào được block chứa Bitcoin đầu tiên và được
thưởng 50 Bitcoin, block này được cộng đồng biết đến với tên gọi genesis block[17](Khối khởi thủy)
Ngày 9/1/2009, Bitcoin V0.1 được phát hành và công bố trên các danh sách gửithư mật mã[18] Sau ba ngày, giao dịch đầu tiên của Bitcoin đã được thực hiện trongblock 170 giữa Satoshi Nakamoto với lập trình viên Hal Finney[19]
Ngày 5 tháng 10 năm 2009 , lần đầu tiên tỷ giá được công bố bởi New LibertyStandard là 1 USD đổi được 1309.03 BTC[20]
12[] Bản đề trình “Bitcoin: A Peer-to-Peer Electronic Cash System“ của Satoshi Nakamoto
13[] Satoshi Nakamoto đăng ký Bitcoin.org qua https://www.anonymousspeech.com/
14[] Bản đề trình “Bitcoin: A Peer-to-Peer Electronic Cash System“ của Satoshi Nakamoto
http://article.gmane.org/gmane.comp.encryption.general/12588/
15[] http://www.mail-archive.com/search?l=cryptography@metzdowd.com&q=from:%22Satoshi+Nakamoto%22
16[] Gavin Andresen là nhà khoa học chính của Bitcoin Foundation , một nhóm theo mô hình nền tảng Linux nhằm mục đích cung cấp một số tổ chức để mở rộng Bitcoin, từ việc thiết lập cách thức mới để xử lý các giao dịch, để duy trì trang web https://Bitcoin.org/en/
17[] Genesis block được tạo ra lúc 18:15:05 GMT ngày 3/11/2009
http://blockexplorer.com/block/000000000019d6689c085ae165831e934ff763ae46a2a6c172b3f1b60a8ce26f
18[] Danh sách gửi thư mật mã http://www.mail-archive.com/cryptography@metzdowd.com/msg10152.html
19[] Hal Finney sinh ngày 4/5/1956, một lập trình viên của PGP Corporation và là người phát triển thứ hai được thuê sau Phil Zimmerman.Ở thời kỳ đầu của sự nghiệp, ông ý được coi là người dẫn đầu trong một vài trò chơi điều khiển (Adventures of Tron, Armor Ambush, Astroblast, Space Attack) Ông ý tốt nghiệp Học viện công nghệ California năm 1979, với bằng BS trong kỹ thuật.
20[] Được công bố trên http://newlibertystandard.wikifoundry.com/page/2009+Exchange+Rate
Trang 12Sang năm 2010, Bitcoin được giao dịch công khai với tỷ giá mới là $3USD =
1000 BTC[21], vào ngày 6/2/2010 Thị trường Bitcoin[22] được thành lập, đây là mộttrang web trao đổi Bitcoin chính thức được vận hành bằng đồng dollar, một sự kiệnđặc biệt diễn ra vào 21 tháng 5 năm 2010 giao dịch thực tế đầu tiên trong lịch sử củaBitcoin diễn ra khi Laszlo Hanyecz, một lập trình viên đang sống tại Florida, gửi
10000 BTC cho một tình nguyện viên đặt mua hộ anh một chiếc bánh pizza LaszloHanyecz, ảnh của chiếc bánh đã được đăng lên sau khi giao dịch này thành công[23]
Trong năm 2011, Wikileaks[24], Freenet[25] Free Software Foundation[26] và một
số tổ chức khác đã chấp nhận giao dịch bằng Bitcoin và trong năm 2012, theo báo cáocủa BitPay có hơn 1000 thương gia chấp nhận Bitcoin theo dịch vụ xử lý thanh toáncủa mình27
Trong công trình nghiên cứu của “cha đẻ” Bitcoin - Satoshi Nakamoto có nhắcđến hệ thống tiền điện tử ngang hàng - một hệ thống cho phép các khoản thanh toánđược gửi trực tiếp từ một thành viên tới một thành viên khác mà không cần thông quacác tổ chức tài chính hay cơ quan quản lý nào[28] Bitcoin được xây dựng dựa trên quanđiểm cho rằng “tiền” là bất kỳ đối tượng, bất kỳ loại hồ sơ được chấp nhận thanh toáncho các hàng hóa và dịch vụ Bitcoin được thiết kế xung quanh ý tưởng sử dụng mật
mã để kiểm soát việc tạo ra và chuyển tiền, hơn là dựa vào chính quyền trung ương
Do đó, Bitcoin được hiểu là một mạng lưới đồng nhất cho phép một hệ thống
thanh toán mới sử dụng hoàn toàn tiền điện tử Nó là hệ thống thanh toán ngang hàng đầu tiên được cấp phép và được hỗ trợ bởi người dùng mà không qua trung ương hoặc trung gian Trên góc độ người dùng, Bitcoin khá giống tiền cho Internet Bitcoin cũng được coi là triple – entry bookkeeping (hệ thống kế toán ba nhập) nổi bật nhất trong lịch sử tồn tại.
1.1.2 Đặc điểm của Bitcoin
Phân trung.
Bitcoin được tạo ra trên nền tảng một mạng máy tính ngang hàng Điều đó cónghĩa là bất kì ai cũng có thể tạo ra Bitcoin bằng cách tham gia vào hệ thống đào.Trong khi tiền giấy phải được phát hành bởi một cơ quan duy nhất là Ngân hàng Trung
21[] Lấy từ nguồn http://newlibertystandard.wikifoundry.com/page/Exchange+Rate
22[] Bitcoin Market http://www.Bitcoinmarket.net/index.php
23[] https://Bitcointalk.org/index.php?topic=137.msg1195 nơi mà Laszlo Hanyecz khẳng định đã mua Pizza
24[] Greenberg, Andy (2011-06-14) "WikiLeaks Asks For Anonymous Bitcoin Donations – Andy Greenberg – The Firewall – Forbes" Blogs.forbes.com
25[] The Freenet Project https://freenetproject.org/donate.html 22/06/2011
26[] http://archive.org/donate/index.php
27[] Mỹ Banker Bitcoin-payments-1052538-1.html Truy cập 12 tháng 10 năm 2012
http://www.americanbanker.com/issues/177_176/bitpay-signs-1000-merchants-to-accept-28[] Trong “Bitcoin: Hệ thống tiền tệ điện tử ngang hàng”, trang 1 của Satoshi Nakamoto.
Trang 13ương tại mỗi quốc gia thì Bitcoin lại khác biệt hoàn toàn khi quyền phát hành này nằmtrong tay của mọi người Đây được gọi là tính phân trung (hay tản quyền) của Bitcoin,được coi là một đặc điểm quan trọng khiến Bitcoin có sự khác biệt lớn với các tiền tệđiển hình Tính chất phân trung triệt tiêu đi quyền độc tôn của các Ngân hàng trungương trong việc phát hành tiền tệ, làm hạn chế đi chức năng điều tiết, can thiệp vào thịtrường tiền tệ Điều này tác động xấu đến uy tín các Ngân hàng Trung ương Tuynhiên, tính phân trung của Bitcoin đồng thời cũng giải quyết một số vấn nạn như sựmất giá của đồng tiền từ việc các Ngân hàng Trung ương có thể in tiền giấy một cách
dễ dàng; tránh được sự thao túng, gây bất ổn thị trường của một Ngân hàng Trungương nào đó thông qua phát hành một đồng tiền mạnh
Ẩn danh.
Blockchain trong mạng lưới Bitcoin được công khai Bất kỳ ai cũng có thể truycập và nhìn thấy các chuỗi giao dịch từ địa chỉ này sang địa chỉ khác Tuy nhiên,những địa chỉ đó chỉ là dãy chữ và số bất kỳ, không ai có thể xác định được thông tin
cá nhân của những người tham gia giao dịch trừ khi họ tiết lộ Một người có thể nắmtrong tay nhiều địa chỉ, có nhiều ví khác nhau, tham gia mạng lưới TOR (ẩn giấu địachỉ IP người dùng) hay sử dụng dịch vụ kết hợp sẽ góp phần tăng tính ẩn danh
Mọi thông tin cá nhân của người dùng đều an toàn tuy nhiên chính đặc tính này
đã biến Bitcoin trở thành nơi trú ẩn cực tốt cho những tên tội phạm Chúng có thể muabán các loại hàng hóa bất hợp pháp và tránh bị truy tìm bởi các cơ quan chức năng.Hiện nay, nơi nổi tiếng nhất mà Bitcoin được sử dụng là Con đường Tơ lụa (SilkRoad), một thị trường trú ẩn trong một trang web có tên là Tor., ở đó người sử dụng cóthể đặt hàng trao đổi mua bán các loại mặt hàng phạm pháp bằng đồng Bitcoin
Trên thực tế, đặc tính ẩn danh này cũng khá phức tạp và chưa đạt đến mức độ
ẩn danh hoàn toàn Có thể sử dụng các công cụ phân tích từ mạng để tiếp cận chuỗigiao dịch của Bitcoin Nếu hoạt động này được nâng cấp và hoàn thiện, không lâu sau,việc truy tìm những giao dịch phạm pháp sẽ dễ dàng và được quản lý
Bảo mật.
Bitcoin không thể được gửi đi mà không có chìa khóa tương ứng (giống nhưkhông thể đăng nhập mà không có mật mã) Những chìa khóa này có thể được cất giữngoại tuyến, thậm chí là có thể được viết lên giấy hay lưu vào thẻ nhớ Tin tức vềnhững vụ trộm cắp Bitcoin không phải là vì giao thức của Bitcoin có vấn đề, mà là cánhân người giữ đó không biết bảo vệ chìa khóa của họ Chưa bao giờ xảy ra trườnghợp Bitcoin được gửi đi mà không có chìa khóa của nó Nếu thực hiện đủ các bước cầnthiết như: bảo mật cho máy tính, mã hoá ví, giữ an toàn mật khẩu và luôn dùng giaothức HTTPS khi thực thi giao dịch thì hệ thống Bitcoin sẽ cực kỳ an toàn cho việc
Trang 14chống giả mạo, tái sử dụng một khoản tiền, ngăn chặn bị cướp tiền khi di chuyển, vàhạn chế rất nhiều rủi ro khác liên quan tới hệ thống tiền tệ truyền thống.
Trong trường hợp thẻ tín dụng bị đánh cắp hoặc ai đó hack vào tài khoản ngânhàng, khách hàng sẽ không mất bất kỳ đồng tiền nào vì các ngân hàng sẽ có biện phápkhắc phục Ngay cả tiền mặt cũng có khả năng phục hồi nếu có sự can thiệp hiệu quả
từ phía cảnh sát Tuy nhiên đối với Bitcoin, chìa khoá hoặc nơi lưu trữ bị đánh mất thìBitcoin sẽ mất và không thể phục hồi Vì vậy, bảo mật Bitcoin có an toàn hay không là
do sự cất giữ của chính người dùng
Phí giao dịch thấp.
Thông thường khi giao dịch trực tuyến sẽ phải mất một khoản phí cho nhà cungcấp dịch vụ Trong khi với Bitcoin, các giao dịch thường sẽ không mất phí, trừ cácgiao dịch phức tạp với dữ liệu lớn, tới nhiều địa chỉ, muốn tốc độ giao dịch nhanh thìphải mất một khoản phí nhỏ Phí giao dịch được xử lí và bỏ vào túi miner Khi mộtblock Bitcoin mới được tạo ra với một hash thành công, các thông tin của tất cả cácgiao dịch trong block và tất cả các chi phí giao dịch sẽ được thu thập bởi người dùngtạo ra các block, người đó được tự do chuyển nhượng các phí
Phí giao dịch là phần tự nguyện của người tạo ra giao dịch Bitcoin, là người cốgắng để thực hiện một giao dịch có thể bao gồm bất kỳ khoản phí hoặc không có gì cảtrong giao dịch Mặt khác, không người đào Bitcoin mới nào phải cần thiết chấp nhậnđưa giao dịch vào các block mới được tạo ra Do đó phí giao dịch là một sự khuyếnkhích từ phía người sử dụng Bitcoin để đảm bảo rằng một giao dịch cụ thể sẽ luônđược đưa vào các block tiếp theo được tạo ra
Có thể hình dung rằng qua thời gian hiệu ứng tích lũy của thu phí giao dịch sẽkhích lệ miner tạo ra các block mới để “kiếm” nhiều Bitcoin hơn Đây cũng là mộtđộng lực để tiếp tục tạo ra các block mới ngay cả khi giá trị của nó bằng không ởtương lai xa.Phí giao dịch được thiết lập như sau:
Trang 15Việt Nam thì người dân Việt Nam sẽ tiết kiệm được từ vài chục đến vài trăm triệuUSD tiền phí kiều hối mỗi năm.
Không ảnh hưởng của lạm phát.
Một trong những vấn đề lớn nhất của dollar hiện tại và các đồng tiền khác được
sử dụng trên toàn thế giới là lạm phát Đó là hiện tượng giá cả tăng nhanh, liên tục và kéo dài làm cho tiền tệ mất giá so với hàng hóa và dịch vụ với nguyên nhân là do cầu kéo, do chi phí đẩy, ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách hay tỷ giá hối đoái… Đặc biệt với tỷ lệ lạm phát không dự tính trước giá cả biến động bất thường, làm cho chức năngthước đo giá trị của tiền tệ bị sai lệch bóp méo các quan hệ giá trị, ảnh hưởng tiêu cực đến mọi hoạt động của kinh tế - xã hội Với Bitcoin sẽ không có vấn đề này bởi vì hệ thống được thiết kế để làm cho Bitcoin là hữu hạn, chỉ tối đa khoảng 21 triệu Bitcoin
sẽ được khai thác Việc phát hành Bitcoin mới đang chậm lại và nó sẽ ngừng hoàn toàn trong vòng một vài thập kỷ
Vì hữu hạn, một khi các giao dịch Bitcoin trở nên phổ biến và Bitcoin càng khó tạo ra thì giá trị của nó càng tăng, hay nói cách khác giá cả trong nền kinh tế sử dụng Bitcoin giao dịch sẽ bị giảm phát Tuy nhiên, tốc độ giảm phát (và tốc độ tăng cung tiền) có thể xác định trước khá chính xác, vì thế có thể tính toán được giá cả chính xác dựa trên tốc độ giảm phát này
Một số đặc điểm khác.
- Bitcoin được tạo ra với một tốc độ giảm và dự đoán được Số lượng Bitcoinmới tạo ra mỗi năm tự động giảm một nửa theo thời gian cho đến khi phát hànhBitcoin ngừng hoàn toàn với tổng số khoảng 21 triệu Bitcoin tồn tại Tính chất khanhiếm này để không ai có thể phát hành Bitcoin ồ ạt và giảm giá trị của những đồng tiềnđang lưu thông Hay trong hệ thống minning, khó có ai có thể thâu tóm 50% số lượngBitcoin trong bể đào vì miner đó phải là người có một dàn máy siêu khủng thắng được50% tổng số người đào còn lại
- Bitcoin có thể phân chia đến 8 chữ số thập phân, có thực sự2.099.999.997.690.000 (hơn 2 nghìn triệu triệu) đơn vị nguyên tử tối đa có trong hệthống Bitcoin với khả năng xử lý và đảm bảo các giao dịch lớn
- Khả năng xử lý và đảm bảo các giao dịch lớn - ước tính khoảng hơn 25terahashes/s Hơn 1.000.000 USD của khối lượng giao dịch hàng ngày phân phối trên40.000 giao dịch Tổng giá trị của tất cả các Bitcoin trong lưu thông là hơn 999 triệuUSD tại thời điểm này
- Một cách phân đoạn của Bitcoin như sau:
1 BTC = 1 Bitcoin
BTC = 1 CBTC = 1 centiBitcoin (còn được gọi là bitcent)
Trang 16 BTC = 1 mBTC = 1 milliBitcoin (còn được gọi là Mbit hoặc millibit /bitmill)
001 BTC = 1 μBTC = 1 microBitcoin (còn được gọi là ubit hoặc microbit)BTC = 1 microBitcoin (còn được gọi là ubit hoặc microbit)Một ngoại lệ là các "satoshi", đó là mệnh giá nhỏ nhất hiện nay:
0.00000001 BTC = 1satoshiMệnh giá này được đặt tên như vậy để vinh danh Satoshi Nakamoto, bút danhcủa nhà phát minh ra Bitcoin[29]
Có thể thấy với những đặc điểm riêng biệt của mình, Bitcoin có những đặc tínhvượt trội hay những hạn chế được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 1.2: Những ưu và nhược điểm cơ bản của Bitcoin.
Giao dịch ở bất kỳ nơi nào trên thế giới,
không thông qua trung gian tài chính
Lợi dụng Bitcoin trong các giao dịch phipháp
Giao dịch an toàn và dễ dàng, không cần
Bitcoin đã khắc phục được một số hạn chế của các đồng tiền hiện tại như vấn
đề làm giả, lạm phát, chi phí giao dịch cao, giao dịch không thuận tiện… Tuy nhiêncũng không thể phủ định những nhược điểm quan trọng của nó.Bất cứ một loại tiền tệnào cũng có thể sử dụng cho hai mục đích hợp pháp và bất hợp pháp, Bitcoin cũngchưa khắc phục được điều này Việc không do bất cứ một cơ quan Chính phủ nào quản
lý, chi phối có thể là một hạn chế lớn ngăn cản Bitcoin trở thành một phương tiệnthanh toán được chấp nhận Bên cạnh đó những biến động bấp bênh về giá cũng khônggây được sự tin tưởng cho người sử dụng
1.1.3 Hệ thống Bitcoin hoạt động như thế nào?
Tất cả các đồng tiền chính thức từ trước đến nay, dù là tiền giấy hay tiền điện
tử, đều có một đặc điểm chung là phải được “quy về một mối”, nghĩa là do một thựcthể duy nhất phát hành, bảo đảm và thực hiện chức năng “thanh toán bù trừ”[30] trongnhiều trường hợp Lý do các đồng tiền chính thức cần phải có cơ quan Nhà nước bảochứng là để những người sử dụng nó tin tưởng vào khả năng “lưu trữ giá trị” của đồngtiền mà họ nắm giữ không bị mất quá nhanh Tuy nhiên đây chỉ là điều kiện cần chứ
29[] http://www.cryptocurrency.org/about-bitcoin/
30[] Thanh toán bù trừ là việc chỉ thanh toán phần chênh lệch giũa các giao dịch mua và các giao dịch bán có cùng cặp tiền tệ hoặc của một loại tiền tệ của nhiều cặp tiền tệ khác nhau, cùng ngày giá trị thanh toán giữa ngân hàng với đối tác/khách hàng.
Trang 17không phải điều kiện đủ, nhiều đồng tiền chính thức nhưng vẫn bị mất giá quá nhanh vàngười dân/người sử dụng tìm mọi cách không phải nắm giữ chúng quá lâu Bitcoin là
“đồng tiền” đầu tiên không cần cơ quan nhà nước bảo chứng, ngay từ công đoạn pháthành cho đến chức năng “thanh toán bù trừ”
Bitcoin lấy ý tưởng từ hình thức chia sẻ file ngang hàng thông qua bittorrent(một hệ thống chia sẻ tài nguyên ngang hàng trên môi trường Internet), tuy nhiênngười sáng tạo ra nó, Satoshi Nakamoto, đã có những ý tưởng tuyệt vời để vượt quanhững khó khăn mà một đồng tiền điện tử ngang hàng sẽ gặp phải
Trở ngại đầu tiên là ai sẽ là người phát hành tiền và cách thức phân bổ nhữngđồng tiền mới được tạo ra như thế nào cho công bằng? Trong lịch cử đã có những đồngtiền phi chính thức như đồng tiền bằng đá ở đảo Yap, nghĩa là người dân tự tạo ra đồngtiền và tự trao đổi với nhau mà không cần cơ quan nhà nước can thiệp Nhưng để cóđược những đồng tiền mới, người dân đảo Yap phải bỏ thời gian, công sức, và cả nguồnlực mới khai thác được Ý tưởng đồng tiền mang chức năng “lưu trữ giá trị” cũng là “lưutrữ sức lao động” có từ thời cổ đại, được áp dụng ở đảo Yap vài thế kỷ trước, và đến năm
2009 đã được Satoshi Nakamoto áp dụng cho Bitcoin
Trên lý thuyết, tất cả những ai tham gia vào mạng lưới Bitcoin đều có thể tạo ra
những đồng Bitcoin mới - quá trình mới này gọi là mining (khai mỏ) Có lẽ thuật
ngữ "mining" được chọn không phải tình cờ vì quá trình tạo tiền này giống quá trình khai
thác mỏ ở hai điểm quan trọng Thứ nhất, miner (người đào) phải bỏ công sức và thời
gian để “đào”, cũng cần phải có "vốn" để làm việc này Nếu chỉ có "vốn" nhưng khôngbiết cách hoặc không có thời gian thì có thể cho thuê lại "vốn" của mình cho những ngườilàm dịch vụ Thứ hai, số Bitcoin “đào” được giảm dần theo thời gian (một dạng nguồn tàinguyên không tái tạo) và thay đổi tùy theo số người tham gia “đào”, càng nhiều người đàothì thời gian và công sức bỏ ra để có một Bitcoin sẽ tốn kém hơn
Với tiền giấy, Chính phủ quyết định khi nào thì in và phát hành tiền, nhưngBitcoin thì khác, những người tham gia có thể chủ động tạo ra những đồng Bitcoinmới Vậy đào Bitcoin là gì? Hay nói cách khác Bitcoin được sinh ra từ đâu?
Như đã tìm hiểu, mục tiêu của hệ thống Bitcoin là tạo ra một dạng tiền điện tử
“ngang hàng”, nghĩa là quá trình xử lý có thể diễn ra giữa hai đối tác giao dịch hệt như khithanh toán bằng tiền tệ điển hình Nhưng với môi trường ẩn danh như mạng Internet thìmột loạt các câu hỏi được đặt ra: Làm thế nào người bán có thể đảm bảo đồng Bitcoinnhận được từ người mua không bị làm giả nếu không có một bên thứ ba kiểm tra? (Ở đâykhái niệm làm giả không chỉ đơn thuần là người mua tạo ra một đồng Bitcoin giả mà còn
có thể là anh ta dùng một đồng Bitcoin thật mua hàng ở nhiều chỗ khác nhau) Làm thếnào để người nhận biết chính xác là người gửi đã chuyển đúng số Bitcoin vào tài khoản
Trang 18của mình hay chưa? Giải pháp của Satoshi Nakamoto là dùng chính mạng lưới Bitcoinđểxác nhận giao dịch, thực hiện chức năng “thanh toán bù trừ”.
Như vậy, hệ thống Bitcoin không triệt tiêu trung tâm thanh toán bù trừ mà thay
vì sử dụng hệ thống thanh toán bù trừ chính thức và tập trung, thì nó thông qua mộttrung tâm thanh toán bù trừ phi chính thức, phi tập trung Những người bỏ công sức vànăng lực tính toán ra làm nhiệm vụ xử lígiao dịch sẽ được thưởng những đồng Bitcoin
mới; họ được gọi là các miner Do đó có thể hiểu một cách đơn giản, quá trình đào
Bitcoin xuất phát từ hoạt động giao dịch Vì thế, trước khi tìm hiểu chi tiết về việc đàoBitcoin cần nắm rõ quy trình xử lí giao dịch Bitcoin
Sơ đồ 1.1: Khái quát quy trình xử lí giao dịch.
Trong hệ thống Bitcoin, có blockchain (một cuốn sổ cái) liệt kê tất cả các tàikhoản và số dư của từng tài khoản đó Blockchain được sao chép ra nhiều bản lưu trữtrên tất cả các máy tính trong hệ thống
Bảng 1.3: Minh họa thông tin tài khoản ghi trong blockchain.
Mỗi tài khoản Bitcoin gồm ba thông tin cơ bản: địa chỉ (được mã hóa dưới dạngmỗi chuỗi kí tự), số dư tài khoản và khóa cá nhân (cũng được mã hóa dưới dạng mộtchuỗi kí tự, là mật khẩu sử dụng để đăng nhập vào tài khoản)
Khi một giao dịch được diễn ra, người A sẽ chuyển Bitcoin cho người B để muahàng hóa dịch vụ Người B cần phải xác nhận rằng người A đã chuyển chính xác sốlượng Bitcoin thì mới cung cấp hàng hóa hay dịch vụ cho người A Công việc trênđược thực hiện như sau:
Sơ đồ 1.2: Quá trình xử lí giao dịch của hệ thống Bitcoin.
NGƯỜI
A
NGƯỜI B
HỆ THỐNG MÁY TÍNH NGANG HÀNG
TÀI KHOẢN CỦA NGƯỜI A TÀI KHOẢN CỦA NGƯỜI B
CHỮ KÍ ĐIỆN TỬ
KHÓA CÁ NHÂN
KHÓA CÁ
CHUYỂN TIỀN
LỆNH CHUYỂN TIỀN
KHÓA CÔNG KHAI
KHÓA
CÔNG
KHAI
QUÁ TRÌNH XÁC NHẬN CỦA THỢ ĐÀO
QUÁ TRÌNH XÁC NHẬN CỦA THỢ ĐÀO
GHI VÀO SỔ CÁI
Trang 19Người A sẽ gửi một lệnh với nội dung giảm số lượng Bitcoin trong tài khoảncủa mình, đồng thời tăng số lượng Bitcoin trong tài khoản của người nhận tương ứngvới số Bitcoin muốn chuyển.
Bảng 1.4: Minh họa lệnh chuyển tiền từ tài khoản Bitcoin.
Trang 20Do vậy ứng với mỗi lệnh chuyển tiền sẽ có một chữ kí điện tử hoàn toàn khácnhau Chữ kí điện tử nhằm xác thực lệnh chuyển tiền trên có xuất phát từ tài khoản củangười gửi không, hay nói cách khác chữ kí điện tử chứng minh một người là chủ tàikhoản mà không đòi hỏi họ phải để lộ ra khóa cá nhân.
Đồng thời khi đó, một khóa công khai khác được gửi đến địa chỉ người B.Nhiệm vụ của những người tham gia đào Bitcoin là phải giải một thuật toán để xácthực chữ kí kĩ thuật số trên với khóa công khai, nếu như chúng đối ứng hợp lí thì giaodịch mới thành công và được lưu vào blockchain Những người làm nhiệm vụ giảithuật toán này sẽ nhận được một lượng Bitcoin nhất định Tuy nhiên số lượng Bitcoin
này sẽ giảm dần theo thời gian Ban đầu, “tiền công” cho việc xử lí một block (một
chuỗi gồm nhiều giao dịch cần xử lí trong một thời gian nhất định) là 50 Bitcoin Sau
đó, số lượng này giảm 50% sau mỗi 210,000 block được tạo ra Bên cạnh việc thu
được các đồng Bitcoin mới, các miner có thể thu phí xử lí cho những giao dịch lớn.
Đây có thể coi là một giải pháp để thu hút số người tham gia trong tương lai khi sốlượng Bitcoin tới hạn
Giữa hệ thống Bitcoin và hệ thống tiền tệ chính thức hiện đại có một điểmtương đồng về khả năng làm giả tiền.Với một hệ thống tiền của một quốc gia, một người
có thể làm giả tiền nếu anh ta có nguồn lực (kỹ thuật, tài chính, công sức) đủ mạnh đểcạnh tranh với nhà phát hành tiền - ở đây là Nhà nước Trong hệ thống Bitcoin, một người
có thể làm giả tiền nếu năng lực tính toán của anh ta cạnh tranh được với năng lực tínhtoán của những người còn lại tham gia xử lý cho hệ thống Khihệ thống Bitcoin còn khánhỏ thì khả năng một cá nhân hay một nhóm người nào đó có thể tập hợp năng lực tínhtoán đủ lớn để làm giả tiền là một nguy cơ có thật và đó chính là điểm yếu của hệ thốngtiền tệ này Vì thế nếu hệ thống Bitcoin ngày càng lớn mạnh hơn thì sẽ khó có một cánhân thậm chí là nhóm người nào có thể cạnh tranh được với những người còn lại
Tóm lại, chính người đào đã giữ cho mạng lưới Bitcoin an toàn hơn bằng việcchứng minh các giao dịch Đào Bitcoin là một phần quan trọng và thiết yếu của hệ thốngBitcoin, đảm bảo sự công bằng khi duy trì mạng lưới vững chắc, an toàn và bảo mật
1.1.3.1 Các bước tiến hành “đào” Bitcoin.
Đào là quá trình chạy hệ thống xác minh hash nhờ vào vòng kép của SHA256
để xác nhận giao dịch và cung cấp bảo mật cần thiết cho các sổ cái công khai củamạng lưới Bitcoin
Tốc độ đào được đo bằng số hash mỗi giây Mỗi khi một giao dịch được thực
hiện, chi tiết về giao dịch đó được thông báo công khai cho toàn bộ hệ thống và nhữngngười đang tham gia vào xử lý sẽ ghi lại giao dịch đó vào một sổ cái Với những hệ
Trang 21thống tiền tệ chính thức thì trung tâm thanh toán bù trừ sẽ làm việc này và không ai cóthể làm giả sổ sách được trừ khiđột nhập được vào máy chủ và thay đổi nội dung của
sổ sách Trong hệ thống Bitcoin cuốn sổ cái được chia ra thành các block, mỗi block có chứa hash (SHA-256) của block trước nó và các giao dịch mới xuất hiện cùng với một
con số ngẫu nhiên Nhiệm vụ của các thành viên trong mạng lưới Bitcoin là tính
ra hash cho những block mới xuất hiện Việc tính hash cho một văn bản như giải thích
bên trên không khó, nhưng Satoshi Nakamoto có một sáng kiến rất thông minh là yêu
cầu số hash tính được phải nhỏ hơn một mức nhất định (có thể thay đổi được) Nếu chuỗi số hash tính được lớn hơn mức này thì phải thay đổi con số ngẫu nhiên trong block và tính lại hash mới.
Tất cả các thành viên tham gia sẽ chạy đua với nhau để tính ra số hash "đúng" cho block mới được tạo Một khi ai đó tính ra nó, các thành viên khác sẽ dễ dàng kiểm chứng và block đó sẽ trở thành ghi nhận giao dịch chính thức cho toàn bộ hệ thống.
Khidùng một đồng Bitcoin của mình để mua một sản phẩm nào đó, người bán sẽ đợi
đến khi nào giao dịch giữa hai bên được ghi chính thức vào một block được thừa nhận, nghĩa là hash đã đạt mức đã định rồi mới chấp nhận giao hàng Tốc độ mạng lưới xử
lý các block và tạo hash phụ thuộc vào 2 yếu tố: số người (năng lực tính toán) tham gia
vào nhiệm vụ xử lý giao dịch và mức độ khó của mức được đặt ra Thuật toán của hệthống Bitcoin sẽ thay đổi mức đã định (khi số người tham gia thay đổi) để đảm bảo cứ
khoảng 10 phút sẽ có một block mới được tạo ra, nghĩa là khi số người tham gia đông
lên thì sẽ khó đạt được hơn Với những hoạt động mua bán trực tuyến thì độ trễkhoảng 10 phút này có thể chấp nhận được
Thành viên nào giải được hash cho một block mới sẽ được "trả công" bằng mộtlượng Bitcoin mới phát hành Do vậy “khai mỏ” những đồng Bitcoin mới chính là sảnphẩm của quá trình xử lý giao dịch Muốn tạo ra tiền thì phải bỏ công (và năng lực tínhtoán) ra phục vụ cho cộng đồng Ở điểm này hệ thống Bitcoin được thiết kế rất khéo léo
và tốt hơn hệ thống tiền đá của đảo Yap hay thậm chí hệ thống kim bản vị trước đây tronglịch sử (người khai thác đá hay đi đào vàng hoàn toàn vì vụ lợi cho chính mình chứ khôngphải cho cộng đồng - ngoại trừ tăng tính thanh khoản cho nền kinh tế)
Như đã nói bên trên, mọi thành viên trong hệ thống Bitcoin đều có quyền thamgia vào quá trình xử lý giao dịch để được nhận những đồng Bitcoin mới Tuy nhiênđiều này đòi hỏi phải có máy tính mạnh và trình độ công nghệ thông tin để lập trình.Nếu không có kiến thức, có thể cho thuê máy tính của mình cho những nhóm chuyênnghiệp có khả năng vận hành/quản lý hoạt động xử lý (nghĩa là thu thập thông tin về
các giao dịch mới, tính hash, kiểm tra hash ) Tất nhiên máy tính phải nối mạng
Trang 2224/24 và phải thực sự mạnh(hầu hết các máy tính tham gia xử lý đều sử dụng GPU bêncạnh CPU để thực hiện các tác vụ tính toán song song)31.
Phần mềm Bitcoin tận dụng sức mạnh xử lý của CPU và GPU để chạy các thuậttoán cực kì phức tạp và sau đó chia sẻ giải pháp cho toàn bộ mạng lưới Mặc dù cácthuật toán rất khó tìm lời giải nhưng lại rất dễ kiểm tra kết quả đúng/sai và với mỗi kếtquả đúng, “thợ đào” sẽ nhận được số Bitcoin phù hợp với công sức họ bỏ ra
Việc huy động một lượng lớn năng lực tính toán tham gia vào quá trình xử lýgiao dịch có ý nghĩa quan trọng với hệ thống Bitcoin Nếu số lượng máy tính tham giaquá ít, một kẻ giả mạo có thể huy động một lượng máy tính lớn hơn để tạo ra một sổ
cái giả, nghĩa là tính ra hash cho các block mới nhanh hơn toàn bộ hệ thống.
Quy trình để thực hiện “đào” Bitcoin như sau:
Mua hệ thống ổ cứng[32]
Để bắt đầu đào, cần phải mua được phần cứng Ban đầu, rất dễ để đào Bitcoin chỉvới máy tính hoặc là cạc xử lý đồ họa tốc độ cao Ngày nay thì không như thế nữa,thiết bị phụ thuộc vào chip ASIC đặc chế - gấp 100 lần khả năng của hệ thống cũ Việcđào cùng với hệ thống thấp hơn sẽ tiêu thụ nhiều điện hơn khoản mà thợ đào sẽ kiếmđược Phần cứng hiện đại nhất để đào Bitcoin ngày nay là ASIC (application-specificintegrated circuit)
Tải các phầm mềm miễn phí[33]
Khi đã có được phần cứng, miner (thợ đào) tải một phần mềm đặc biệt cho việcđào Hai chương trình phổ biến nhất là CGminer và BFGminer là các chương trìnhdòng lệnh
Thiết lập ví
Bước tiếp theo để đào là thiết lập một ví Bitcoin hoặc sử dụng ví Bitcoin sẵn có
để nhận những đồng Bitcoin sẽ đào được Ví Bitcoin giống như ví bình thường, có thể
là phần mềm, điện thoại hoặc dựa trên nền tảng web Bitcoin được gửi đến ví bằngviệc sử dụng một địa chỉ riêng biệt chỉ thuộc về cá nhân.Bước quan trọng nhất trongviệc tạo ví là bảo vệ nó khỏi những mối nguy hiểm tiềm ẩn bằng cách cho phép xácthực hai yếu tố hoặc giữ nó trên một máy tính ẩn không có quyền truy cậpmạng.Những chiếc ví có thể tạo ra bằng cách tải phần mềm cá nhân về máy tính
Tham gia vào bể đào (mining pool)[34]
Bể đào là những nhóm thợ đào làm việc cùng với nhau để giải quyết một block
và chia sẽ phần thưởng Nếu không có bể đào,miner có thể đào hơn một năm mà
31[] Thông tin được tổng hợp từ http://www.itnew.org/2014/01/cau-chuyen-dang-sau-dong-tien-Bitcoin.html
32[] Theo nguồn http://www.Bitcoinmining.com/Bitcoin-mining-hardware/
33[] Thông tin được tổng hợp từ http://www.Bitcoinmining.com/Bitcoin-mining-software/
34[] Thông tin được tổng hợp từ http://www.Bitcoinmining.com/Bitcoin-mining-pools/
Trang 23không bao giờ kiếm được đồng Bitcoin nào.Vì thế sẽ thuận tiện hơn nếu chia sẻ côngviệc và chia thưởng với một nhóm lớn các thợ đào.
1.1.3.2 Cách sử dụng Bitcoin
Lưu giữ Bitcoin: Bitcoin được lưu trữ trên một tài khoản trực tuyến hoặctrên ví điện tử tại các máy tính cá nhân hay điện thoại Việc thiết lập các tài khoản trựctuyến hay cài đặt các ví điện tử này tương đối đơn giản Mỗi ví này có một địa chỉ cánhân và một địa chỉ công cộng Trong đó địa chỉ công cộng là địa chỉ để người khác gửiBitcoin đến Địa chỉ cá nhân là địa chỉ để một người đăng nhập vào tài khoản của họ
Nhận Bitcoin: Các cách để nhận Bitcoin là: chấp nhận Bitcoin như mộtphương tiện thanh toán khi bán hàng hóa dịch vụ, đào Bitcoin, mua Bitcoin trực tiếp từ
cá nhân, tổ chức hay thông qua các sàn giao dịch
Thanh toán bằng Bitcoin và xử lý thanh toán bằng Bitcoin: Có thể sửdụng Bitcoin để thanh toán nếu khi mua hàng hóa dịch vụ, đối tác chấp nhận điều đó.Hiện nay, khi hạch toán, các khoản giao dịch bằng Bitcoin phải được quy đổi ra cáctiền tệ thông thường dựa trên tỉ giá trên thị trường tại thời điểm giao dịch Khi mộtdoanh nhân chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin thì thường cần phải chuyển đổi chúngsang các loại tiền tệ để trả cho nhà cung cấp, nhân viên, cổ đông Một số thương giađịnh giá dựa trên giá thị trường hiện tại tại thời điểm báo giá cho khách hàng (một sốtrang dịch vụ buôn bán như BIPS, BitPay, Coinbase hay Paysius sẽ tự động chuyển).Các thương gia thường gửi tiền và hiện thị giá bằng nội tệ của họ Trong trường hợpkhác, Bitcoin hoạt động tương tự như ngoại tệ Ngoài ra một hợp đồng mua bán có thểđược sử dụng để đảm bảo mọi điều kiện cụ thể được đáp ứng và giảm bớt cơ hội nhầmlẫn Ở nhiều khía cạnh, các giao dịch Bitcoin hoạt động rất giống tiền mặt Cũng giốngnhư Bitcoin, tiền là vô danh, không để lại bất cứ một dấu vết giấy tờ nào cả
1.2 Bitcoin nên được xem là một loại tiền tệ hay hàng hóa ?
Kể từ khi Bitcoin ra đời năm 2008 cho đến nay, có rất nhiều luồng ý kiến tráichiều về bản chất Bitcoin và việc sử dụng nó như một phương tiện thanh toán mới Rấtnhiều nhà kinh tế học coi Bitcoin là tiền, tiền ảo, tiền điện tử.Khi “đồng tiền ảoBitcoin” được xuất hiện và được biết đến nhiều hơn, nhiều người bắt đầu hứng thú vàtìm hiểu sâu thì lại cho nó giống như một loại hàng hóa Vậy bản chất Bitcoin có đượccoi là tiền hay chỉ là một loại hàng hóa đem ra trao đổi trong thanh toán?
1.2.1 Tiền, bản chất và chức năng của tiền.
1.2.1.1 Khái niệm tiền tệ là gì?
Tiền tệ là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hóa, nhằm tạo điều kiện thuậnlợi cho quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ Suy cho cùng, về bản chất, tiền tệ là vậtngang giá chung, làm phương tiện để trao đổi hàng hóa, dịch vụ và thanh toán các
Trang 24khoản nợ Khi nghiên cứu về tiền tệ, Frederic S.Mishkin – Trường Đại học Columbia(Mỹ) cho rằng “tiền hoặc lượng tiền cung ứng được định nghĩa là bất cứ cái gì đượcchấp nhận chung trong việc thanh toán để nhận hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc trong việctrả nợ Tiền được gắn với những thay đổi trong các biến số kinh tế Những biến số nàytác động đến tất cả chúng ta và chúng là quan trọng đối với sức khỏe nền kinh tế”[35]
Mặt khác, trong giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
cũng viết: “Tiền là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hoá, đồng thời là hình thứcbiểu hiện đầu tiên của tư bản Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện dưới hình thái một sốtiền nhất định Nhưng bản thân tiền không phải là tư bản”[36]
Tuy nhiên, để có một định nghĩa chính xác về tiền tệ là điều không đơn giản.Giáo sư Milton Spercer – Trường Đại học quản lý kinh doanh Mỹ cũng thừa nhậnrằng: “Nếu bạn cho rằng, bạn hiểu một cách chính xác tiền tệ là gì thì bạn còn giỏi hơnnhiều nhà kinh tế”[37]
Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế hàng hóa phát triển cao độ vàtrình độ công nghệ ngân hàng hiện đại, thì câu trả lời cho tiền tệ vẫn là điều bí ẩn.Trong khi các quan niệm cổ điển cho rằng, tiền tệ là vàng, bạc hoặc các tờ giấy bạcngân hàng, thì các nhà kinh tế học hiện đại còn cho rằng: kỳ phiếu, hối phiếu, séc…cũng là tiền tệ Giáo sư, tiến sĩ người Anh A.C.L.DAY đã kết luận: “Từ những thập kỷđầu tiền của thế kỷ này, nhiều dạng tiền tệ đã là những hình thái của tài sản thực sự,chủ yếu là vàng và bạc Nhưng thời kỳ đó đã qua rồi và toàn bộ tiền tệ đang sử dụngtrong các nền kinh tế hiện đại đều là những trái quyền”[38]
Tiền là vật ngang giá chung có tính thanh khoản cao nhất dùng để trao đổilấy hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận (nghĩa làmọi người đều sẵn sàng chấp nhận sử dụng) và thường được Nhà nước phát hành bảođảm giá trị bởi các tài sản khác như vàng, kim loại quý, trái phiếu, ngoại tệ Tiền làmột chuẩn mực chung để có thể so sánh giá trị của các hàng hóa và dịch vụ Thôngqua việc chứng thực các giá trị này dưới dạng của một vật cụ thể (thí dụ như tiềngiấy hay tiền kim loại) hay dưới dạng văn bản (dữ liệu được ghi nhớ của một tàikhoản) mà hình thành một phương tiện thanh toán được một cộng đồng công nhậntrong một vùng phổ biến nhất định Một phương tiện thanh toán trên nguyên tắc làdùng để trả nợ Khi là một phương tiện thanh toán, tiền là phương tiện trao đổi chuyểntiếp vì hàng hóa hay dịch vụ không thể trao đổi trực tiếp cho nhau được.Người ta cũng có
35[] “The Economics of Money, Banking, and Financial Markets” – Frederic S.Mishkin (Third Edition – New York 1992) Trích bản dịch “Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính” của Nguyễn Quan Cư, PTS.Nguyễn Đực
Dỵ (2001,Trang 27)
36[] Trích Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (Trang 219)
37[] Trích cuốn” Kinh tế học hiện đại” Phần III
38[] Trích cuốn Kinh tế tiền tệ, trang 10, LICOSAXUBA Hà Nội, biên dịch 1989
Trang 25thể nhìn tiền như là vật môi giới, biến việc trao đổi trực tiếp hàng hóa và dịch vụ, thường
là một trao đổi phải mất nhiều công sức tìm kiếm, thành một sự trao đổi có hai bậc
1.2.1.2 Bản chất và chức năng của tiền
Bản chất của tiền tệ được thể hiện qua các chức năng của nó Theo C.Mác tiền
tệ có 5 chức năng[39]
Thước đo giá trị Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng
hoá Muốn đo lường giá trị của các hàng hoá, bản thân tiền tệ phải có giá trị Vì vậy,tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng Để đo lường giá trị hàng hoákhông cần thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với lượng vàng nào đó một cáchtưởng tượng Sở dĩ có thể làm được như vậy, vì giữa giá trị của vàng và giá trị củahàng hoá trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định Cơ sở của tỷ lệ đó là thời gian laođộng xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó Giá trị hàng hoá được biểuhiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hoá Do đó, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiềncủa giá trị hàng hoá Giá cả hàng hoá do các yếu tố sau đây quyết định:
+ Giá trị hàng hoá
+ Giá trị của tiền
+ Ảnh hưởng của quan hệ cung - cầu hàng hoá
Để làm chức năng thước đo giá trị thì bản thân tiền tệ cũng phải được đo lường
Do đó, phải có đơn vị đo lường tiền tệ Đơn vị đó là một trọng lượng nhất định củakim loại dùng làm tiền tệ Ở mỗi nước, đơn vị tiền tệ này có tên gọi khác nhau Đơn vịtiền tệ và các phần chia nhỏ của nó là tiêu chuẩn giá cả Tác dụng của tiền khi dùnglàm tiêu chuẩn giá cả không giống với tác dụng của nó khi dùng làm thước đo giá trị
Là thước đo giá trị, tiền tệ đo lường giá trị của các hàng hoá khác; là tiêu chuẩn giá cả,tiền tệ đo lường bản thân kim loại dùng làm tiền tệ Giá trị của hàng hoá tiền tệ thay đổitheo sự thay đổi của số lượng lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó Giá trị hànghoá tiền tệ (vàng) thay đổi không ảnh hưởng gì đến "chức năng" tiêu chuẩn giá cả của
nó, mặc dù giá trị của vàng thay đổi như thế nào Ví dụ, một USD vẫn bằng 10 cent
Phương tiện lưu thông: Với chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền làm môi
giới trong quá trình trao đổi hàng hoá Để làm chức năng lưu thông hàng hoá ta phải cótiền mặt Trao đổi hàng hoá lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng hoá.Công thứclưu thông hàng hoá là: H- T - H, khi tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hoá đã làmcho hành vi bán và hành vi mua có thể tách rời nhau cả về thời gian và không gian Sựkhông nhất trí giữa mua và bán chứa đựng mầm mống của khủng hoảng kinh tế
Trong lưu thông, lúc đầu tiền tệ xuất hiện dưới hình thức vàng thoi, bạc nén.Dần dần nó được thay thế bằng tiền đúc Trong quá trình lưu thông, tiền đúc bị hao
39[49]: Trích giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (Trang 207-211)
Trang 26mòn dần và mất một phần giá trị của nó Nhưng nó vẫn được xã hội chấp nhận nhưtiền đúc đủ giá trị.
Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó Sở dĩ có tìnhtrạng này vì tiền làm phương tiện lưu thông chỉ đóng vai trò chốc lát Người ta đổihàng lấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình cần Làm phương tiện lưu thông,tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị Lợi dụng tình hình đó, khi đúc tiền Nhà nướctìm cách giảm bớt hàm lượng kim loại của đơn vị tiền tệ Giá trị thực của tiền đúc ngàycàng thấp so với giá trị danh nghĩa của nó Thực tiễn đó dẫn đến sự ra đời của tiềngiấy Bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là dấu hiệu của giá trị và được côngnhận trong phạm vi quốc gia
Phương tiện cất trữ Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu
thông đi vào cất trữ Sở dĩ tiền làm được chức năng này là vì: tiền là đại biểu cho củacải xã hội dưới hình thái giá trị, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải Đểlàm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền vàng, bạc Chứcnăng cất trữ làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiềncần thiết cho lưu thông Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hoá nhiều thì tiền cất trữ đượcđưa vào lưu thông Ngược lại, nếu sản xuất giảm, lượng hàng hoá lại ít thì một phầntiền vàng rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ
Phương tiện thanh toán Làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ,
nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển đếntrình độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu Trong hình thức giao dịch nàytrước tiên tiền làm chức năng thước đo giá trị để định giá cả hàng hoá Nhưng vì làmua bán chịu nên đến kỳ hạn tiền mới được đưa vào lưu thông để làm phương tiệnthanh toán Sự phát triển của quan hệ mua bán chịu này một mặt tạo khả năng trả nợbằng cách thanh toán khấu trừ lẫn nhau không dùng tiền mặt Mặt khác, trong việcmua bán chịu người mua trở thành con nợ, người bán trở thành chủ nợ Khi hệ thốngchủ nợ và con nợ phát triển rộng rãi, đến kỳ thanh toán, nếu một khâu nào đó khôngthanh toán được sẽ gây khó khăn cho các khâu khác, phá vỡ hệ thống, khả năng khủnghoảng kinh tế tăng lên
Tiền tệ thế giới Khi trao đổi hàng hoá vượt khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm
chức năng tiền tệ thế giới Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải trở lại hình tháiban đầu của nó là vàng Trong chức năng này, vàng được dùng làm phương tiện mua bánhàng, phương tiện thanh toán quốc tế và biểu hiện của cải nói chung của xã hội
Năm chức năng của tiền trong nền kinh tế hàng hoá có quan hệ mật thiết vớinhau Sự phát triển các chức năng của tiền phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưuthông hàng hoá
1.2.2 Bản chất của hàng hóa
Trang 271.2.2.1 Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa
Hàng hóa là một trong những phạm trù cơ bản của kinh tế chính trị.Theo nghĩahẹp, hàng hóa là vật chất tồn tại có hình dạng xác định trong không gian và có thể traođổi, mua bán được.Theo nghĩa rộng, hàng hóa là tất cả những gì có thể trao đổi, muabán được
Trong mỗi hình thái kinh tế- xã hội, sản xuất hàng hóa có bản chất khác nhau,nhưng hàng hóa đều có hai thuộc tính[40]:
Giá trị sử dụng
Giá trị hàng hóa
Hai thuộc tính này của hàng hóa không phải là do có hai thứ lao động khácnhau kết tinh trong hàng hóa mà là do lao động sản xuất hàng hóa có tính chất hai mặt,vừa có tính trừu tượng (lao động trừu tượng) vừa có tính cụ thể (lao động cụ thể) Cóthể nói, giá trị của hàng hóa là lao động trừu tượng kết tinh trong hàng hóa
Đây chính là mặt chất của giá trị hàng hóa.Trong đó, giá trị là nội dung, cơ sởcủa giá trị trao đổi; còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài.Khi trao đổi sản phẩm cho nhau, những người sản xuất ngầm so sánh lao động ẩn giấutrong hàng hóa với nhau Thực chất của quan hệ trao đổi là người ta trao đổi lượng laođộng hao phí của mình chứa đựng trong các hàng hóa Vì vậy, giá trị là biểu hiện quan
hệ xã hội giữa những người sản xuất hàng hóa.Giá trị là một phạm trù lịch sử, gắn liềnvới nền sản xuất hàng hóa.Nếu giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên thì giá trị là thuộctính xã hội của hàng hóa.Như vậy, hàng hóa là sự thống nhất của ai thuộc tính giá trị
sử dụng và giá trị, nhưng là sự thống nhất của hai mặt đối lập
Đối với người sản xuất hàng hóa, họ tạo ra giá trị sử dụng, nhưng mục đích của
họ không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, họ quan tâm đến giá trị sử dụng là để đạtđược mục đích giá trị Ngược lại, đối với người mua, cái mà họ quan tâm là giá trị sửdụng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình.Nhưng, muốn có giá trị sử dụng thì phảitrả giá trị cho người sản xuất ra nó.Như vậy, trước khi thực hiện giá trị sử dụng phảithực hiện giá trị của nó.Nếu không thực hiện được giá trị, sẽ không thực hiện được giátrị sử dụng
Mối quan hệ giữa hai thuộc tính
Giữa hai thuộc tính của hàng hóa luôn có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, nóvừa mâu thuẫn vừa thống nhất với nhau, mặt thống nhất thể hiện ở chỗ hai thuộc tínhnày cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hóa, một vật phải có đầy đủ hai thuộc tínhnày mới là hàng hóa, nếu thiếu một trong hai thuộc tính đó sẽ không phải là hàng hóa
Mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hóa thể hiện ở chỗ:
40[]Trích giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (Trang 190-193)
Trang 28 Với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hóa không đồng nhất
về chất nhưng với tư cách là giá trị thì các hàng hóa lại đồng nhất về chất, đều là sự kếttinh của lao động
Tuy giá trị và giá trị sử dụng cùng tồn tại trong một hàng hóanhưng quá trình thực hiện chúng lại tách rời nhau về cả mặt không gian và thời gian
1.2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa
Giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa, do đó giá cả làhình thức biểu hiện đồng tiền của giá trị hàng hóa Giá cả hàng hóa do các yếu tố sauđây quyết định:
Chi phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hóa
Khi mức độ chi phí để làm ra một mặt hàng mà cao thì tất nhiên sảnphẩm đó đem ra thị trường để bán thì mức giá cho mặt hàng đó sẽ cao và ngược lạimức giá sẽ thấp.Hay mức chi phí để làm ra một sản phẩm sẽ tỉ lệ thuận với mức giá cảcủa mặt hàng đó Tuy nhiên việc sản xuất ra quá nhiều mà người tiêu dùng thì ít thìđiều tất nhiên là giá cả của hàng hóa đó sẽ giảm cho dù chi phí để sản xuất ra mặt hàng
đó có cao tới mấy… Điều này là hợp lý do cung lớn hơn cầu
Giá trị của hàng hóa
Giá trị hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả hàng hóa ảnh hưởng trựctiếp đến giá cả hàng hóa, giá trị hàng hóa thông qua giá trị trao đổi mà giá trị trao đổiđược thể hiện qua giá cả hàng hóa qua buôn bán.Cụ thể hơn là khi giá trị của hàng hóađược đẩy lên cao, người tiêu dùng ưa chuộng thì giá cả của nó cũng sẽ tăng cao vàngược lại
Tiền tệ, giá của đồng USD:
Đơn vị tiền tệ và các phần chia nhỏ của nó là tiêu chuẩn giá cả Tác dụngcủa tiền khi dùng làm tiêu chuẩn giá cả không giống với tác dụng của nó khi dùng làmthước đo giá trị Là thước đo giá trị, tiền tệ đo lường giá trị của các hàng hóa khácnhau; là tiêu chuẩn giá cả, tiền tệ đo lường bản thân kim loại dùng làm tiền tệ Giá trịcủa hàng hóa tiền tệ thay đổi theo sự thay đổi của số lượng lao động cần thiết để sảnxuất ra hàng hóa đó
Giá của đồng USD: hiện nay, USD được xem là đồng tiền mang tínhthanh toán toàn cầu, do đó theo thông lệ, các loại hàng hóa hay ngoại tệ khi giao dịchtrên thế giới thường được định giá theo USD Chính vì vậy, bất cứ tác động nào ảnhhưởng đến giá trị đồng USD thì cũng tác động trực tiếp đến biến động giá cả của vàng
Ảnh hưởng của quan hệ cung cầu hàng hóa
Cung – cầu tác động lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả hànghóa Đây là sự tác động phức tạp theo nhiều hướng và nhiều mức độ khác nhau Quyluật cung cầu tác động khách quan và rất quan trọng Nếu nhận thức được chúng thì có
Trang 29thể vận dụng để tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh theo chiều hướng có lợicho quá trình tái sản xuất xã hội Nhà nước có thể vận dụng quy luật cung – cầu thôngqua các chính sách, các biện pháp kinh tế như : giá cả, lợi nhuận, tín dụng, hợp đồngkinh tế, thuế, thay đổi cơ cấu tiêu dùng… để tác động vào các hoạt động kinh tế theoquy luật cung cầu, duy trì những tỉ lệ tương đối cung – cầu một cách lành mạnh và hợplý.
Khoa học công nghệ:
Với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ thì tiến trình tựđộng hóa ngày càng lan rộng trong các xí nghiệp, nhà máy, công ty đã giúp cho côngviệc sản xuất được nhanh chóng, thuận lợi đã tiết kiệm được thời gian làm việc, côngsức lao động, chi phí sản xuất… từ đó đã hạ được giá thành sản phẩm, mà chất lượngsản phẩm vẫn đảm bảo thậm chí chất lượng còn cao hơn
Ngoài ra còn một số yếu tố ảnh hưởng khác như:
Chính sách điều hành tiền tệ trong nước
Thị trường tiêu dùng trong nước và quốc tế
Mức tiêu dùng và khả năng thanh toán của người tiêu dùng
Yếu tố thời tiết
Có thể thấy có sự khác nhau cơ bản giữa tiền và hàng hóa Dùng tiền tệ bằnghàng hoá như trên có những bất tiện nhất định trong quá trình phục vụ trao đổi, như dễ
hư hỏng, không đồng nhất,… nên không được mọi người mọi nơi chấp nhận, do đódẫn đến việc sử dụng tiền tệ bằng kim loại Dần dần mọi người thống nhất với nhaudùng các lọai kim lọai quý như vàng bạc để làm tiền tệ Nhưng số lượng các kim lọaicác chính phủ đã lạm dụng phát hành đưa ra quá nhiều tiền giấy vào lưu thông nên
đã gây ra lạm phát Do các vấn đề này mà dần dần người sử dụng tiền giấy mất lòngtin về nó, không còn thích quý như vàng bạc không có nhiều so với nhu cầu trao đổihàng hóa ngày càng tăng của mọi người, từ đó đã dẫn đến sự ra đời và phát triển củatiền giấy
Lúc đầu tiền giấy được bảo chứng bằng vàng, bạc, giá trị của tiền giấy hìnhthành từ trị giá vật đối ứng (như vàng, bạc,… được ký gửi ở ngân hàng) mà tiền giấyđại diện cho chúng Tiền giấy được mô tả là loại tiền tệ tiên tiến nhất
Vì vậy, ngày nay để đảm bảo giá trị của tiền giấy, thì giá trị của tiền giấy cầnphải được hình thành và bảo đảm bằng giá trị của vật đối chứng, bằng giá trị các loạivật tư hàng hóa (trong đó có vàng, bạc,…) hiện có được trên thị trường
Tiền vàng, bạc là loại hàng hoá đặc biệt, tự nó đảm bảo giá trị cho chính nó,tiền vàng, bạc tự nó có thể mua được chính nó, vì vậy việc phát hành tiền kim loạivàng, bạc nhiều bao nhiêu đi nữa cũng không gây ra lạm phát
Trang 30Với những phân tích trên, Bitcoin vừa mang đặc điểm của tiền, vừa mang đặctrưng của hàng hóa.Vậy bản chất Bitcoin là gì?
1.2.3 Bitcoin nên được coi là một loại tiền tệ hay hàng hóa?
Ngày 07/10/2013 tờ báo điện tử uy tín http://www.economicpolicyjournal.com/ có
viết một bài với tựa đề “Is Bitcoin Money?: What Economists Have To Say” [41]
Theo đó, tờ báo này đã tìm đến một số nhà kinh tế và những người quen thuộc vớiBitcoin để hỏi quan điểm của họ xung quanh vấn đề: Bitcoin có phải là tiền haykhông? Câu trả lời nhận được chia làm ba luồng quan điểm chính
Số ít các nhà kinh tế cho câu trả lời là Có vì đặc điểm gần giống tiền củaBitcoin và vì nó đã được chấp nhận giao dịch trong thực tế như:
William L.Anderson[42]: “Tôi nói “có” vì Bitcoin được chấp nhận thanh toáncho hàng hóa và nó còn hoạt động như một loại tiền tệ song song ở một số quốc gianhư Argentina Một hình thức tiền tệ không nhất thiết phải được chấp nhận bởi Chínhphủ hoặc được chính thức dán nhãn “hợp pháp” để trở thành đồng tiền Tiền là vậtngang giá chung, tạo điều kiện trao đổi gián tiếp, và Bitcoin thỏa mãn điều đó”
Hay nhà kinh tế học Trace Mayer[43] cũng nhận địnhBitcoin là tiền bởi “nó làmột lượng hữu hạn bởi đặc điểm của bản thân nó được tạo ra từ thuật toán và nhiệtđộng lực học, không chịu rủi ro truy cập các bên hoặc trách nhiệm pháp lý của bất kỳai.Nó cũng có chức năng như một loại tiền tệ bởi nó hoạt động giống như một phươngtiện trao đổi”
Nhà chính trị Pippa Malmgren[44] cũng ủng hộ Bitcoin khi đưa ra lời giải thíchthú vị về đức tin được ẩn giấu trong đồng tiền pháp định : “Tiền trở thành thật khi mọingười đặt niềm tin vào nó Chính phủ không có độc quyền về nó Đó là lý do họ dànhrất nhiều thời gian để đặt nhiều biểu tượng đức tin và sự tin tưởng vào đồng tiền từhình ảnh của chủ quyền như Nữ hoàng hay tổng thống đến những biểu tượng ẩn củasức mạnh như kim tự tháp hay con dấu Họ không cần phải làm điều đó nếu nó đứngtrên chính giá trị bản thân nó Niềm tin có thể kiếm được và có thể bị mất Vấn đề vớiBitcoin là nhiều người lo sợ sự cố cắt điện hay một hacker hay do quản lý kém có thểlàm xói mòn hoặc phá hủy giá trị của Bitcoin Nhưng Chính phủ với những hành độngcủa mình đang làm xói mòn dần niềm tin của người dân vào đồng tiền pháp định”
41[] Theo http://www.economicpolicyjournal.com/2013/10/is-Bitcoin-money-what-economists-have.html
42[] William L.Anderson là một tác giả và một giáo sư kinh tế tại Đại học bang Frostburg ở Maryland Ông cũng
là một học giả trợ giảng về chính sách công cho Trung tâm Mackinac cũng như Viện Ludwig von Mises ở Alabama
43[] Trace Mayer: là một doanh nhân, nhà đầu tư, nhà báo, nhà khoa học tiền tệ Ông tốt nghiệp ngành kế toán và pháp luật Ông đã nghiên cứu kinh tế Áo và làm việc tại Murray Rothbard và Viện Ludwig von Mises.
44[] Pippa Malmgren: là một nhà chính trị và chuyên gia chính sách, đã từng là trợ lý đặc biệt cho Tổng thống Hoa Kỳ về chính sách kinh tế trong Hội đồng Kinh tế Quốc gia, là cựu thành viên của Nhóm công tác của Tổng thống Mỹ trên thị trường tài chính Bà hiện là Chủ tịch tập đoàn Canonbury và đồng sáng lập của Principalis Asset Management
Trang 31Đặc biệt hơn, Giáo sư Stephen L.Carter[45] còn bày tỏ niềm tin chắc chắn vàotương lai của Bitcoin từ những nghiên cứu và nhận định của bản thân : “Cứ gọi tôi là
kẻ mơ mộng, một người đi ngược trào lưu Tôi vẫn tin tưởng ở Bitcoin Sự sụp đổ củaMt.Gox [46]– và sự biến mất có lẽ hiển nhiên của 6% nguồn cung cấp tiền ảo thế giới –không làm sụt giảm niềm tin của tôi Ngay cả khi nếu tôi sai và Bitcoin sụp đổ, tôicũng sẽ ủng hộ đồng tiền điện tử tiếp theo Lý do rất đơn giản: cho những ai sẵn sàngchấp nhận rủi ro, được mở to đôi mắt và có đầy đủ thông tin, đồng tiền không có chínhphủ mang một sự hấp dẫn nhất định.Tôi bắt đầu đặt câu hỏi liệu sẽ có bất kỳ loại tiềninternet nào có thể cung cấp tình trạng nặc danh quy mô lớn người sử dụng – Bitcoinchắc chắn không làm được như thế Bitcoin không đến từ chính phủ, nhưng chính phủ
có thể can thiệp sâu vào bao nhiêu mình muốn bằng các quy định, theo dõi, xác địnhcác giao dịch Bitcoin”
Ngược lại, một số ít nhà kinh tế khác lại đưa ra ý kiến phản đối hoàn toàn,khẳng định Bitcoin không phải là tiền Một số lý do được đưa ra như :
Geogre Reisman[47]: “ Đặc tính thiết yếu của tiền là nó là một phương tiện traođổi được chấp nhận chung Mọi người đều sẵn sàng chấp nhận đổi tiền để lấy hànghóa, dịch vụ Ngược lại, chỉ một số ít người hiện nay sẵn sàng chấp nhận Bitcoin trongtrao đổi, nghĩa là số ít người sẵn sàng mua Bitcoin
Để Bitcoin trở thành tiền một ngày nào đó, một giá trị trao đổi đáng tin cậy sẽphải đi kèm với sự tồn tại của chúng Điều này có thể đạt được nếu một số quốc gialớn sẵn sang mua lại Bitcoin theo yêu cầu để đổi lấy đồng nội tệ của mình, và làm nhưvậy một thời gian hoặc cung cấp một quỹ dự trữ đầy đủ tiền nội tệ của mình để khiếnđiều này trở thành có thể đối với các nước khác Trong trường hợp đó, các đặc tính củađồng tiền mạnh đó sẽ được chuyển sang cho Bitcoin Ví dụ như quá trình diễn ra vàonăm 1924 khi một German Mark mới đã được giới thiệu trên nền tảng đô la và vàng,sau sự tàn phá của đồng Mark trước đó trong siêu lạm phát năm 1923 Có lẽ ngày này,nếu Bill Gates và Warren Buffet nói sẽ kết hợp các nguồn lực của họ lại để ủng hộ giátrị của Bitcoin trong vài năm, một kết quả tương tự sẽ có thể đạt được, nhưng đó cũngchỉ là nghi ngờ bởi vì ngay cả nguồn lực của họ có lẽ sẽ không đủ và tất nhiên họ cũngkhông có động cơ để làm điều này”
45[] Stephen L.Carter: là một giáo sư pháp luật người Mỹ, nhà văn pháp lý và chính sách xã hội, nhà bình luận và tiểu thuyết gia bán chạy nhất Ông nhận được bằng BD về lịch sử ở Đại học Stanford (1976) và bằng JD từ Đại học luật Yale (1979)
46[] Mt.Gox: là một trong những sàn giao dịch Bitcoin đầu tiên và lớn nhất trên thế giới
http://en.wikipedia.org/wiki/Mt._Gox
47[] Geogre Reisman: là một nhà kinh tế Mỹ và Giáo sư kinh tế danh dự tại Đại học Pepperdine Ông là tác giả của cuốn The Government Against The Economy (1979) được đánh giá cao bởi FA Hayek và Henry Hazlitt và cuốn Capitalism: A Treatise on Economics (1996) Ông được biết đến như một người ủng hộ thị trường tự do hay chủ nghĩa tư bản tự do kinh tế.
Trang 32Tom Woods[48] : “Bitcoin là một phương tiện trao đổi nhưng không phải là tiền.Đây không phải là một sự “xúc phạm” hay một phán xét giá trị về Bitcoin.Người Úcthường miêu tả đồng tiền như là một phương tiện trao đổi được chấp nhận rộng rãinhất trong xã hội Rõ ràng Bitcoin không thỏa mãn yêu cầu này.
Về phần mình, việc miêu tả tiền như một phương tiện trao đổi thường được nóilà: “Một phương tiện trao đổi thường được sử dụng gọi là tiền Khái niệm về tiền là
mơ hồ, đồng thời việc định nghĩa nó liên quan đến một thuật ngữ mơ hồ là “thườngđược sử dụng” Có những trường hợp giới hạn mà ở đó không thể xác định đượcphương tiện trao đổi có hay không được sử dụng “thường xuyên” và nên được gọi làtiền Tôi không nghĩ Bitcoin đang được sử dụng đủ thường xuyên để được gọi là tiền”
Tuy nhiên, đa số câu trả lời đều là “Chưa phải” Lý do chủ yếu được đưa ra
là do mức độ sử dụng chưa thông dụng, Bitcoin chưa được chấp nhận như một phươngtiện trao đổi chung như tiền Do đó tại thời điểm hiện tại, Bitcoin dù mang nhiều đặcđiểm giống tiền nhưng vẫn chưa thể coi là tiền Các nhận định nổi bật là:
Walter Block[49]: “Bitcoin chưa phải là tiền Tiền được định nghĩa như một vật
gì đó thường được sử dụng để tạo thuận lợi cho thương mại, như một vật trung gian,
để chúng ta không cần phải tham gia vào quá trình trao đổi hàng hóa Hầu hết nhàhàng, siêu thị, rạp chiếu phim, cửa hàng giầy, sân bay, đại lý xe hơi, đại lý thuốc, tiệmmát-xa, bác sĩ, luật sư, kế toán… sẽ không chấp nhật Bitcoin để chi trả cho hàng hóa
và dịch vụ của họ Chỉ khi nào Bitcoin được chấp nhận đối với những mục đích nhưthế thì nó mới trở thành tiền”
David Gordon[50]: “Tôi không nghĩ rằng Bitcoin tại thời điểm hiện tại là tiền, vìhiện tại nó không được sử dụng như một phương tiện trao đổi chung Nếu đủ nhiềungười sử dụng nó trong giao dịch thì nó có thể trở thành tiền”
Guido Hülsmann[51]: “Tiền là một phương tiện trao đổi được chấp nhận chung.Trong khi rõ ràng Bitcoin là một phương tiện trao đổi điện tử, nó cũng không hẳn làtiền Chúng có được chấp nhận ở đa số nơi?Tôi không nghĩ rằng nó đúng trong trườnghợp hiện tại Hầu hết mọi người không những không biết được sự tồn tại của Bitcoin
48[] Tom Woods: Thomas E.Woods,Jr, là một thành viên cao cấp của Viện Ludwig von Mises và chủ show The Tom Woods Show,chương trình phát sóng mỗi tuần Ông có bằng cử nhân lịch sử từ Harvard và thạc sĩ, M.Phil
và Ph.D từ Đại học Columbia
49[] Walter Block là Chủ tịch kinh tế của quỹ học bổng ưu đãi Harold E.Wirth Eminent tại Đại học Loyola Ông
đã từng giảng dạy tại Đại học Central Arkansas, Holy Cross College, Baruch (C.U.N.Y) và trường Đại học Rutgers Ông đã giành được B.A về triết học từ C.U.N.Y (1964) và bằng Ph.D về kinh tế từ Đại học Columbia (1972)
50[] David Gordon là một nhà triết học theo chủ nghĩa tự do của Mỹ và là nhà sử chí bị ảnh hưởng sâu sắc bởi quan điểm kinh tế của Rothbardian Ông là một thành viên cao cấp tại Viện Ludwig von Mises và là biên tập viên của The Mises Review Ông tốt nghiệp từ Đại học California Los Angeles và đã xuất bản rất nhiều sách nổi tiếng về kinh tế.
51[] Guido Hülsmann: Tiến sĩ Hülsmann là một giáo sư kinh tế tại Đại học Angers của Pháp Ông đã biên tập sáu cuốn sách và là tác giả của các cuốn như The Ethics of Money Production,Mises: The Last Knight of
Liberalism.Ông đã dịch nhiều sách kinh tế nổi tiếng sáng tiếng Đức và viết nhiều bài báo tiếng Anh, Pháp, Đức
Trang 33mà đa số những người đã từng nghe đến chúng cũng không cân nhắc sử dụng chúng ởhiện tại Mọi thứ có thể thay đổi, đặc biệt nếu giá cả ngày càng lạm phát nhưng hiện tạithì chưa phải”.
Scott Sumner[52]: “Tôi sẽ nói “Không phải” hoặc ít nhất là “Chưa phải”.Phương diện quan trọng nhất của tiền là ở vai trò của nó như là một phương tiện củatài khoản hoặc một đơn vị hạch toán Miễn là đa số tiền lương và giá cả được tính bằngđô-la chứ không phải Bitcoin thì nó sẽ không phải tiền.Bitcoin sẽ trở thành tiền khi vàchỉ khi chỉ CPI được báo cáo từ các giá tính bằng Bitcoin”
Đó là những quan điểm của các nhà kinh tế tại Mỹ - nơi mà Bitcoin được sửdụng tương đối phổ biến Vậy cái nhìn của các chuyên gia kinh tế, các nhà quản lý tạiViệt Nam thì sao? Dưới đây là một số ý kiến thu thập được
Anh Lê Huy Hòa, chủ tịch diễn đàn Bitcoinvietnam, chuyên gia công nghệ
thông tin cho biết: “Với anh Bitcoin có nhiều đặc điểm giống tiền song điều kiện quantrọng nhất là tính pháp lý thì Bitcoin lại không đảm bảo Vì thế nó chỉ dừng lại là mộthàng hóa”
TS Phạm Văn Bốn , Giám đốc trung tâm đào tạo Ngân hàng phát triển Việt
Nam cũng có cùng nhận định khi nói: “Nếu xét về bản chất thì Bitcoin không chứađựng đầy đủ yếu tố của cả tiền tệ hoặc hàng hóa Tuy nhiên, nếu xét về sự gần gũi thìBitcoin có sự gần gũi với tiền tệ hơn là hàng hóa, bởi đặc tính là phương tiện lưuthông, thước đo giá trị, tích lũy và thậm chí là tiền tệ quốc tế Tuy nhiên không nên gọi
nó là một loại tiền tệ mà nên gọi là một hàng hóa đặc biệt
Có thể thấy có rất nhiều quan điểm trái chiều về việc liệu Bitcoin có được coi làmột đồng tiền hay không.Mỗi chuyên gia đều đưa ra được những quan điểm, lý lẽriêng của mình về vấn đề này
Vậy, bản chất Bitcoin có phải là tiền tệ hay không?
Bảng sau sẽ xem xét mức độ thỏa mãn năm chức năng cơ bản của tiền tệ củaBitcoin :
Bảng 1.5: .Đánh giá Bitcoin trên năm chức năng của tiền tệ.
Chưa đảm bảo Để đo lường giá trị của hàng hóa bản thân tiền
tệ phải có giá trị Giống như các loại tiền phápđịnh, bản chất Bitcoin vẫn như một loại tín tệ[53] -
52[] Scott Sumner: là một nhà kinh tế đang giảng dạy tại Đại học Bentley ở Waltham, Massachusetts Blog kinh tế của ông The Money Illusion, phổ biến rộng rãi các ý tưởng về mục tiêu GDP danh nghĩa, mà nói rằng FED nên nhằm mục tiêu về GDP danh nghĩa, tức là tăng trưởng GDP thực tế cộng với tỷ lệ lạm phát tốt hơn.
53[] Tín tệ là được hiểu là tiền tệbản thân không có giá trị nhưng do sự tín nhiệm của mọi người mà nó được lưu thông và sử dụng.
Trang 34giá trị của nó chính là lòng tin của người sử dụng.Tuy nhiên, trong khi tiền giấy được đảm bảo bằng
uy tín của Nhà nước thì không một cơ quan trungương nào bảo lãnh cho Bitcoin Điều này đã ảnhhưởng phần nào đến niềm tin của mọi người vàoBitcoin dẫn đến sự biến động liên tục về giá Điểnhình, giai đoạn 2013-7/2014 giá Bitcoin trungbình khoảng 341.96 USD Chênh lệch về giáBitcoin so với giá trị trung bình của nó là rất lớn(Std Dev = 289.185 USD) thể hiện sự biến độngmạnh chủ yếu do hoạt động đầu cơ
Do đó, Bitcoin vẫn chưa đảm bảo chức năng
là thước đo giá trị của một loại tiền tệ
2 Phương
thông
Đảm bảo mộtphần
Với các đặc điểm nổi bật như sự khan hiếm về
số lượng, khả năng phân chia cao, không khấu haotheo thời gian, giao dịch dễ dàng, tính bảo mậtcao,… Bitcoin có tiềm năng trở thành một phươngtiện lưu thông mới, hiện đại
3 Phương
tiện cất trữ
Chưa đảm bảo Làm phương tiện cất trữ tức là tiền được rút
khỏi lưu thông đi vào cất trữ Điều này phụ thuộcphần nhiều vào giá trị của tiền Khi cất trữ điềuđặc biệt quan trọng là tiền tệ phải giữ nguyên giátrị hay sức mua hàng hóa qua thời gian Vì vậy,đồng tiền đem cất trữ phải đảm bảo yêu cầu “giátrị của nó phải ổn định” Chừng nào tiền tệ cònđảm bảo điều đó thì nó còn có chức năng là mộtphương tiện cất trữ Tương tự thế, khi Bitcoin còn
có giá trị và giá trị ổn định thì nó mới có thể thựchiện được chức năng này
4 Phương
tiện thanh
toán
Chưa đảm bảo Tiền tệ được xã hội sử dụng với tư cách là vật
trung gian trong quá trình trao đổi hàng hóa Dođược tất cả các quốc gia chấp nhận sử dụng nêntiền tệ được xem là phương tiện thanh toán chungtrong nền kinh tế Không giống như vậy, Bitcoinmặc dù đã được chấp nhận giao dịch tại một sốnơi nhưng chưa thực sự phổ biến và được nhiềungười ủng hộ do đó chưa thực hiện được chứcnăng này
Trang 355 Tiền tệ
quốc tế
Đảm bảo mộtphần
Chức năng này được thực hiện khi tiền tệ làphương tiện mua chung và di chuyển của cải giữacác quốc gia Nhờ đặc tính của mình, Bitcoin thểhiện sự tiện lợi hơn trong giao dịch quốc tế so vớitiền mặt Tuy nhiên do sự khác nhau trong quanđiểm giữa các nước nên việc giao dịch Bitcoinxuyên quốc gia vẫn chưa nhiều
Nguồn:Tổng hợp của nhóm tác giả từ Frederic S.Mishkin(2005), PGS.TS.Nguyễn Văn Tiến(2009),Nguyễn Văn Ngọc(2009)
Trên thực tế ở nhiều quốc gia, Bitcoin không được công nhận là một loại tiền vàChính phủ không bảo vệ người sử dụng nếu có tranh chấp phát sinh nhưng lại chưa cóvăn bản pháp lý nào quy định điều này Từ những phân tích về đặc điểm, bản chất củaBitcoin, tiền, hàng hóa trên đây, có thể chỉ ra một vài điểm khác nhau cơ bản giữaBitcoin và các loại tiền tệ thông thường Cụ thể:
Bảng 1.6: Điểm giống và khác nhau giữa Bitcoin và những loại tiền tệ khác
Được củng cố bằng… Sản phẩm, dịch vụ và nền
kinh tế của quốc gia đó
Sản phẩm, dịch vụ và sựthống nhất giữa ngườidùng
Được quản lý bởi… Các ngân hàng trung ương Hệ thống máy tính ngang
hàngChuyển khoản quốc tế
tốn…
cho mỗi giao dịch)Chuyển khoản quốc tế
tốn…
2-3% tổng số tiền muốnchuyển
0 cho tới 1 centMột khi đã trả tiền Có thể rút lại Không thể rút lại
Tại một số nước trong đó có Việt Nam, sử dụng Bitcoin dưới hình thức hàngđổi hàng không bị coi là phạm luật.Song lại rất khó để phân biệt trường hợp sử dụngBitcoin như một phương tiện thanh toán với hàng đổi hàng Ngân hàng Nhà nước và
cả Bộ Công thương chưa có văn bản nào làm cơ sở để xử phạt doanh nghiệp Trênthực tế, hiện nay, một số điểm chấp nhận Bitcoin như quán cà phê, diễn đànlamchame… thực chất là coi Bitcoin là phương tiện thanh toán Nói “hàng đổi hàng”trong trường hợp này chỉ là đánh tráo khái niệm
Dựa vào các nhận định đánh giá trên, Bitcoin chưa thể coi là một loại tiền tệ
mà với bản chất của mình, có thể xem nó như một loại hàng hóa đặc biệt.
Trang 36CHƯƠNG II CÁC QUAN ĐIỂM QUỐC TẾ VỀ SỬ DỤNG BITCOIN.
Năm 2010 là năm khởi đầu cho sự phát triển của hệ thống sàn giao dịch Bitcoin với
sự ra đời của sàn Mt.Gox tại Nhật Bản.Ngay sau đó, một loạt các sàn giao dịch kháclần lượt mọc lên tại hầu hết các quốc gia phát triển trên thế giới Theo thống kê đếntháng 4/2014, đã có khoảng 80 sàn giao dịch Bitcoin chính thức và 21 sàn giao dịchkhông chính thức hoạt động tại hơn 30 quốc gia khác nhau[54] Trong đó, đáng chú ý là
sự bùng nổ của các sàn giao dịch tại Châu Á năm 2013
Cùng với sự tăng trưởng mạnh của số lượng các sàn giao dịch, các loại tiền tệsửdụng trong giao dịch với đồng Bitcoin cũng ngày càng đa dạng và cho đến thời điểmhiện tại, đã có sự tham gia của hầu hết các đồng tiền mạnh như USD, EURO, JPY,CNY, CHF…Trong đó, USD và CNY chiếm tỷ trọng lớn (tổng giá trị giao dịch của 2đồng tiền này chiếm trên 90% giá trị giao dịch Bitcoin toàn cầu),riêng đồng USD đãchiếm tới 64%
Biểu đồ 2.1: Phân bổ tỉ trọng giao dịch đồng BTC theo loại đồng tiền
54[] Theo http://easybitinvesting.com/Bitcoin-exchange-list/
Trang 37Biểu đồ 2.2 : Số lượt giao dịch Bitcoin hằng ngày
( Nguồn: http://www.coindesk.com/data/Bitcoin-daily-transactions/ )
Tương tự, tỷ giá giao dịch đồng Bitcoin cũng tăng mạnh, đặc biệt trong năm
2013 Chỉ trong vòng 1 năm, giá Bitcoin đã tăng gần 1000 lần từ mức giao dịchkhoảng 13USD/1BTC (đầu năm 2013) lên mức trên 1000USD/1BTC (cuối tháng11/2013), thậm chí có thời điểm tương đương với 1 ounce vàng
Biểu đồ 2.3: Biến động tỷ giá đồng Bitcoin năm 2013 đến tháng 3/2014
(Nguồn: https://blockchain.info/charts/market-price )
Sự gia tăng mạnh tỷ giá giao dịch của đồng Bitcoin trong giai đoạn gần đây đãkhiến doanh số của nó liên tục gia tăng Nếu như vào thời điểm bắt đầu đưa lên sàngiao dịch, doanh số giao dịch của Bitcoin mới đạt mốc 1 triệu USD thì con số này đãliên tục tăng nhanh qua các tháng và hiện dao động quanh mức 12-13 tỷ USD
Trang 38Biểu đồ 2.4: Doanh số giao dịch của đồng Bitcoin
(Nguồn: http://www.coindesk.com/data/Bitcoin-market-capitalization/ )
Trước sự phát triển mạnh mẽ trên, rất nhiều các quốc gia bắt đầu xem xét đưaBitcoin vào đối tượng điều chỉnh của pháp luật Đồng thời, nhiều Ngân hàng trungương cũng liên tục đưa ra các cảnh báo về những nguy cơ tiềm ẩn khi giao dịch bằngBitcoin Nhìnchung, có hai luồng ý kiến chính: chấp nhận và không chấp nhận việc sửdụng Bitcoin trong các hoạt động thanh toán và giao dịch
Biểu đồ 2.5 Quan điểm của các nước trên thế giới về Bitcoin
Trang 39Để tìm hiểu về xu hướng sử dụng Bitcoin trên thế giới, đặc biệt là quan điểm củacác Chính phủ về phát minh này, nhóm đã thực hiện tìm hiểu và tổng hợp thực trạngquản lí và sử dụng Bitcoin tại hai nhóm quốc gia điển hình nhằm rút ra những bài họckinh nghiệm
2.1 Các quốc gia chấp nhận việc sử dụng Bitcoin.
Đức là quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận việc sử dụng tiền ảo, coi Bitcoin làmột loại tiền tư nhân (private money)
Các giao dịch Bitcoin đã trở nên phổ biến trong các quán bar, nhà hàng, cửa hiệu in
ấn và thậm chí ởcửa hàng cao cấp Ngày 19/8/2013, Bộ Tài chính Đức thông qua điềuluật quy định Bitcoin có chức năng của tiền, việc tạo ra Bitcoin sẽ xem như làm ra tiền
và phải chịu thuế thặng dư vốn Lợi nhuận từ các hoạt động thương mại liên quan đếnBitcoincũng sẽ bị đánh thuế, tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng Bitcoin cho mục đích cá nhân
sẽ không bị đánh thuế
Năm 2013, giá trị đồng Bitcoin trên thế giới đã tăng từ 150 triệu USD lên tới 10 tỷUSD đã tạo thêm áp lực cho các nhà quản lý và các cơ quan thuế muốn hạn chế tối đacác rủi ro của việc trốn thuế Ở Anh, giống như Đức, sở Thuế coi Bitcoin như một loạitiền tư nhân và xem xét áp dụng mức thuế VAT 20% trong các giao dịch Bitcoin Tuynhiên, mức thuế VAT cao đã làm giảm tính cạnh tranh toàn cầu của các doanh nghiệp
và buộc họ cân nhắc chuyển việc kinh doanh ra nước ngoài
Vài ngày sau sự sụp đổ sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới tại Tokyo,25/2/2014, Cơ quan Thuế vụ và Hải quan Vương quốc Anh tuyên bố sẽ thôi đánh thuếVAT 20% đối với các giao dịch bằng Bitcoin Các loại thuế khác, như thuế thu nhậpdoanh nghiệp vẫn được áp dụng
Trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới đang lo ngại về đồng tiền này, giới chứcAnh đã nhìn nhận Bitcoin như một cải tiến công nghệ, có thể hỗ trợ cho nền kinh tế
Trang 40Cuối tháng 2/2014, 2 máy ATM Bitcoin đầu tiên tại Mỹ đã được lắp đặt tại 2 thànhphố Seattle và Austin cho phép người dùng mua và bán tiền ảo bằng cách quét mộtloại giấy tờ tùy thân do Chính phủ cấp, ví dụ như hộ chiếu hoặc bằng lái xe Người dân
có thể bán Bitcoin để lấy tiền mặt, mua thêm Bitcoin hoặc chuyển khoản thông qua vítiền kỹ thuật số
Tháng 3/2014 Sở Thuế Vụ Hoa Kì IRS đã có thông báo cân nhắc Bitcoin như làmột dạng tài sản hơn là một loại tiền tệ, có nghĩa là mọi giao dịch sử dụng Bitcointrong thanh toán sẽ phải chịu thuế thu nhập Ngoài ra, việc đào Bitcoin cũng sẽ bị đánhthuế trên cơ sở giá thị trường kể từ ngày hoạt động cụ thể, và tất cả các hướng dẫn nêutrên sẽ được áp dụng hiệu lực hồi tố Mặt khác, Cơ quan Tài chính Mỹ cũng buộcBitcoin phải tuân theo các quy định chuyển tiền
Canada là nước đi đầu trong việc triển khai cây ATM ( được lắp đặt tại thành phốVancouver ngày 29/10/2013) cho phép người dùng giao dịch tiền ảo Bitcoin, trao đổiđồng đô-la Canada sang Bitcoin và ngược lại.Có khoảng 100 doanh nghiệp ở Canada
đã chấp nhận Bitcoin là một hình thức thanh toán đến đầu năm 2014
Ngay từ tháng 11/2013, Canada đã chấp nhận sử dụng Bitcoin như một phươngtiện thanh toán hàng hóa, dịch vụ khi áp dụng quy tắc hàng đổi hàng[55] và đánh thuế
nó bằng hai nguyên tắc thuế riêng áp dụng cho đồng tiền điện tử Các luật trên đượcquy định cụ thể cho từng trường hợp, tùy thuộc vào mục đích sử dụng làm phương tiệnthanh toán hay nhằm mục đích đầu cơ[56]
Hơn thế nữa, chính phủ liên bangcòn thông báo điều chỉnh Bitcoin dưới luật chốngrửa tiền và chống khủng bố tài chính[57]
Cơ quan Thị trường tài chính - Autorité des marchés financiers [58] – được ủy quyềnbởi chính phủ Quebec cũng tuyên bố sẽ truy tố các vi phạm về Bitcoin theo luật Chứngkhoán (Loi sur les valeurs mobilières[59]), luật Phái sinh (Loi sur les instrumentsderives[60]) và luật kinh doanh dịch vụ tiền tệ (Loi sur les enterprises de servicesmonétaires[61])
55[] "What you should know about digital currency" News.gc.ca 05/11/2013
56[] "Bitcoins aren't tax exempt, Revenue Canada says" CBC News 26/04/2013
57[] "Canada to regulate Bitcoin, digital currencies and online casinos under its anti-money laundering and
counter-terrorist financing laws" Duhaimelaw.com 11/02/2014
58[] "À propos de l'Autorité" (Cơ quan thị trường Tài chính Canada) Autorite.qc.ca
59[] "Loi sur les valeurs mobilières" (Luật chứng khoán Canada)