Giáo án sử 8

17 1.3K 1
Giáo án sử 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo án lịch sử 8 GV: Lê Anh Đồng Tuần 10 Tiết : 20 Ngày soạn: . Chương IV: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT(1914-1918) Bài 13 CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT(1914-1918) I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Học sinh cần nắm nội dung cơ bản sau: - CT thế giới thứ nhất là cách giải quyết mâu thuẩn giữa ĐQ với ĐQ vì bản chất của ĐQ là gây chiến tranh xâm lược. Bọn ĐQ ở cả 2 phe đều phải chịu trách nhiệm về vấn đề này. - Các giai đoạn của chiến tranh cũng như qui mô tính chất và những hậu quả tai hại của nó đối với xh loài người. - Chỉ có đảng Bôn-Sê-Vích Nga, đứng đầu là Lê Nin, đứng vững trước thử thách của chiến tranh và đã lãnh đạo giai cấp vô sản cùng các dân tộc trong ĐQ Nga thực hiện khẩu hiệu “Biến chiến tranh ĐQ thành nội chiến CM” giành hoà bình và cải tạo thế giới. 2. Tư tưởng: - Giáo dục tinh thần đấu tranh chống chiến tranh ĐQ, bảo vệ hoà bình, ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân các nước là độc lập dân tộc và CNXH. 3. Kĩ năng: - Phân biệt được khái niệm “ chiến tranh ĐQ”, “chiến tranh CM”, “ chiến tranh chính nghĩa”, “chiến tranh phi nghĩa”. - Biết trình bày diễn biến cơ bản của chiến tranh trên bản đồ. - Bước đầu biết đánh giá một số vấn đề về lịch sử: nguyên nhân xâu xa, nguyên nhân trực tiếp II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ “ chiến tranh thế giới thứ nhất”, Bảng thống kê kết quả chiến tranh. - Tranh ảnh và những mẫu chuyện lịch sử về chiến tranh thế giới thứ nhất III. NỘI DUNG BÀI MỚI 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu nội dung chủ yếu của cuộc duy Tân Minh Trị ở Nhật?Vì sao CNĐQ Nhật được mệnh danh là CNĐQ quân phiệt hiếu chiến ? 3. Bài mới: Thế kỷ XX đã đi qua với nhiều cuộc chiến tranh bùng nổ. Trong đó có hai cuộc chiến tranh có qui mô toàn thế giới là chiến thanh thế giới thứ nhất và thứ hai. Vậy chiến tranh thế giới thứ nhất đã bùng nổ ntn, diễn biến và kết cục mà nó đem lại ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay để giải đáp. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng GV: nhắc lại tình hình các ĐQ:Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối TK XIX- đầu TK XX có điểm chung gì? - Chuyển sang giai đoạn CNĐQ đánh dấu bằng nền kinh tế mạnh mẽ sự xuất hiện của các tổ chức độc quyền. - Sự không đều giữa ĐQ trẻ Đức , Mĩ nhanh, ĐQ già: Anh, Pháp chậm. - ĐQ Anh, Pháp nhiều thuộc địa, Đức, Mĩ ít thuộc địa, thị trường. GV: Cho hs đọc đoạn chữ nhỏ sgk ? Có nhận xét gì về cuộc chiến tranh này. - Đều là cuộc chiến tranh nhằm tranh giành thuộc địa giữa các ĐQ - CT để giành thuộc địa và thôn tính đất đai. ? Những cuộc chiến tranh đó phản ánh điều gì? Kết quả tất yếu mà nó mang lại - Phản ánh tham vọng các nước ĐQ xâm chiếm thuộc địa và thị trường I. Nguyên nhân của chiến tranh - Sự không đều của CNTB ở cuối TK XIX- đầu TK XX. - Mâu thuẩn sâu sắc giữa các nước ĐQ về thị trường, thuộc địa hình thành 2 khối ĐQ đối địch nhau. + Khối liên minh: + Khối hiệp ước: => Chạy đua vũ trang, phát động chiến tranh chia lại thế giới Giáo án lịch sử 8 GV: Lê Anh Đồng - Những >< giữa ĐQ và ĐQ về vấn đề thị trường, thuộc địa ngày càng gay gắt => Kết quả: Chiến tranh giữa các nước ĐQ xảy ra. ?Vậy nguyên nhân sâu xa -> CTTG thứ I là gì. TL Dựa vào sgk. ? Vì sao các nước ĐQ ráo riết chuẩn bị chiến tranh thế giới thứ nhất. ?Duyên cớ trực tiếp đưa đến chiến tranh bùng nổ là gì. TL: Dựa vào sgk - Dùng bản đồ CTTG thứ nhất trình bày diễn biến cơ bản nhất của chiến tranh. ? Nêu những nét chính về diễn biến chiến sự trong giai đoạn thứ nhất. TL:dựa vào sgk+ bản đồ ? Em có nhận xét gì về giai đoạn I. TL: ? Tình hình chiến sự giai đoạn II diễn ra ntn? nhận xét. TL: Dựa vào sgk trình bày + bản đồ - Giới thiệu bức ảnh H50,51 ? Các bức tranh đó nói lên điều gì. - Các phương tiện chiến tranh hiện đại được sử dụng: xe tăng, tàu ngầm . - Hậu quả nghiêm trọnh đối với loài người. Sự thất bại hoàn toàn của Đức.  Bài tập: Lập niên biểu về các giai đoạn diễn biến cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất ? Về nhà HS tự lập hướng dẫn. - HS thống kê các con số, qua đó có nhận xét gì về hậu quả chiến tranh? Nhận xét: + Sự tàn phá khủng khiếp của chiến tranh về người và của. + Tổn hại to lớn cho nhân loại về của cải vật chất và tinh thần. ? Từ diễn biến và kết cục chiến tranh thế giới thứ nhất, em hãy nêu tính chất của nó. TL: Chiến tranh ĐQ phi nghĩa cần lên án.  Bài tập: Viết một đoạn văn ngắn(10 dòng) những suy nghĩ của em về cuộc chiến tranh. II Những diễn biến chính của chiến sự - 28.6.1914 Thái tử Áo- Hung bị ám sát. - 28.7 Áo– Hung tuyên chiến với Séc- Bỉ - 1.8.1914 Đức tuyên chiến với Nga - 3.8 Đức tuyên chiến với Pháp. - 4.8 Anh tuyên chiến với Đức => Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ 1. Giai đoạn thứ nhất(1914-1916) - Từ 1914-1916 ưu thế thuộc phe liên minh, chiến tranh lan rộng ra qui mô toàn thế giới. 2. Giai đoạn thứ hai(1917-1918) - Từ 1917-1918 ưu thế thuộc phe hiệp ước tiến hành phản công. - Phe liên minh thất bại, đầu hàng. - Cách mạng thắng lợi ở Nga III Kết cục của CTTG thứ nhất - Hậu quả 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, cơ sở vật chất bị tàn phá-> gây đau thương cho nhân loại. - Tính chất: là cuộc chiến tranh ĐQ chủ nghĩa mang tính chất phi nghĩa phản động, chiến tranh ăn cướp. 4. Củng cố: - Khẳng định lại nguyên nhân: >< ĐQ với ĐQ về thị trường, thuộc địa, không thể điều hoà-> giải quyết bằng cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. - Đây là cuộc chiến tranh có qui mô toàn thế giới, mang tính chất là cuộc chién tranh phi nghĩa cần tố cáo lên án. - Hệ quả mà cuộc chiến tranh đem lại cho nhân loại là những tổn thất, đau thương to lớn về người và của 5. Dặn dò: - Học bài, làm bài tập- soạn bài 14 ----------------o0o------------------ Giáo án lịch sử 8 GV: Lê Anh Đồng Tuần 11 Tiết : 21 Ngày soạn: . Bài 14 ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (TỪ GIỮA TK XVI ĐẾN NĂM 1917) I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Học sinh cần nắm nội dung cơ bản sau: - Củng cố những kiến thức cơ bản đã học một cách có hệ thống.Rèn luyện kỹ năng học tập bộ môn, chủ yếu là hệ thống hoá, phân tích sự kiện, khái quát, rút ra kết luận, lập bảng thống kê. - Nắm chăc, hiểu rõ những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới Cận hiện đại để chuẩn bị học lịch sử thế giới hiện đại 2. Tư tưởng: - Thông qua những sự kiện, niên đại, nhân vật lịch sử. Giúp học sinh nhận thức, đánh giá đúng đắn, từ đó rút ra những bài học cần thiết cho bản thân. 3. Kĩ năng: - Củng cố, rèn luyện tốt hơn các kĩ năng học tập bộ môn, các kỹ năng, hệ thống hoá, phân tích, khái quát sự kiện, rút ra những kết luận, lập bảng thống kê, rèn luyện kĩ năng thực hành. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng thống kê những sự kiện chính lịch sử thế giới cận đại, đèn chiếu Bản đồ thế giới, Nội dung các thành tựu III. NỘI DUNG BÀI MỚI 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu những sự kiện chính diễn ra cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và kết cục, tính chất của nó ? 3. Bài mới: Các em vừa tìm hiểu xong lịch sử thế giới Cận đại (giữa thế kỷ XVI- 1917).Đây là thời kỳ lịch sử thế giới có nhiều chuyển biến quan trọng, tác động to lớn sự phát triển của lịch sử xã hội loài người.Chúng ta cùng ôn tập lại những chuyển biến đó. ? Nội dung lịch sử thế giới cận đại gồm những nội dung cơ bản nào? 1. Cách mạng tư sản và sự phát triển của CNTB 2. Sự xâm lược thuộc địa có CNTB được đẩy mạnh 3. Phong trào công nhân quốc tế bùng nổ mạnh mẽ 4. Khoa học-kĩ thuật, văn học, nghệ thuật của nhân loại đạt được những thành tựu vượt bật. 5. Chiến tranh thế giới thứ I bùng nổ (1914-1918) GV: Hôm nay ta lập bảng thống kê những nội dung chủ yếu và các sự kiện lịch sử chính thời kỳ cận hiện đại. I.Những sự kiện lịch sử chính. Lập bảng thống kê về những sự kiện chính của lịch sử thế giới cận đại: Thời gian Sự kiện chính Kết quả và ý nghĩa 8-1566 Cách mạng Hà Lan 1642-1688 Cách mạng tư sản Anh 12-1773- 1783 Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ 1789-1794 Cách mạng tư sản Pháp 28-9-1864 Thành lập Quốc tế thứ nhất 1871 Công xã Pa-Ri 1889-1914 Quốc tế thứ hai 1905-1907 Cách mạng Nga 1911 Cách mạng Tân Hợi 1-1868 Cuộc Duy tân Minh Trị 1914-1918 Chiến tranh thế giới thứ nhất II. Những nội dung chủ yếu Giáo án lịch sử 8 GV: Lê Anh Đồng Cho học sinh đọc SGK mục II. 1. Cách mạng tư sản và sự phát triển của CNTB ? Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc CMTS ? Nêu tên các cuộc CMTS? Kết quả các cuộc cách mạng tư sản? CNTB được xác lập trên phạm vi thế giới ? Biểu hiện nào là biểu hiện quan trọng nhất chứng tỏ sự phát triển của CNTB? (Sự phát triển của nền kinh tế TBCN dẫn đến sự hình thành các tổ chức độc quyền CNĐQ. 2. Sự xâm lược thuộc địa của thực dân phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở khắp Châu Á, Phi, Mĩ La Tinh. ? Nguyên nhân các nước TBCN tiến hành xâm lược thuộc địa? Vì sao phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở khắp các Châu Á, Phi, Mĩ La Tinh.(do sự thống trị và bóc lột của chủ nghĩa thực dân ở các Châu lục. 3. Phong trào công nhân quốc tế bùng nổ mạnh mẽ ? Vì sao phong trào công nhân quốc tế bùng nổ mạnh mẽ. (Chính sách tăng cường bóc lột, đàn áp giai cấp công nhân và nhân dân lao động) ? Phong trào công nhân chia làm mấy giai đoạn, đặc điểm từng giai đoạn? Kết quả phong trào công nhân. (chialàm 2 giai đoạn) + Cuối TK XVIII-đầu TK XIX: mang tính chất tự phát chưa có tổ chức. + Từ giữa TK XIX- đầu TK XX: đấu tranh mang tính chất qui mô, có sự đoàn kết. 4. Khoa học-Kĩ thuật, Văn học, nghệ thuật của nhân loại đạt được những thành tựu vượt bậc ? Kể tên khoa học tự nhiên, xã hội,văn học,nghệ thuật nhân loại thời cận đại đã đạt được? Những thành tựu đó tác động ntn đến đời sống xã hội loài người 5. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) ? Nguyên nhân  chiến tranh, diễn biến chiến tranh, kết cục, tính chất? III. Bài tập 1. Em hãy chọn 5 sự kiện tiêu biểu nhất của lịch sử thế giới Cận đại và giải thích tại sao.( GV: Chia làm 5 nhóm, mỗi nhóm chọn trong một nội dung chủ yếu, một sự kiện tiêu biểu. 1.1 Cách mạng Hà Lan (1566): Là cuộc CMTS đầu tiên trên thế giới.Nó mở ra thời kỳ mới của lịch sử thế giới Cận đại 1.2 Cách mạng TS Pháp(1789-1794): Đây là cuộc Cm tư sản triệt để nhất, lật đổ tận gốc chế độ phong kiến giải quyết một số quyền lợi cho nhân dân lao động, ảnh hưởng đến lịch sử Châu Âu. 1.3 Công xã Pa-ri 1871: Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.Lật đổ chế độ chính quyền của giai cấp vô sản lên cầm quyền. 1.4 Cuộc Duy tân Minh trị(1868): Đưa NB thành một nước có nền kinh tế công nghiệp phát triển nhất ở Châu Á giữ vững được độc lập chủ quyền trước sự xâm lược của ĐQ phương Tây. 1.5 Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918): gây nhiều tai hoạ cho nhân loại, bản đồ thế giới được chia lại, cách mạng tháng mười Nga thành công sự kết thúc thời Cận đại. 4. Củng cố: - Hệ thống lại những nội dung chủ yếu lịch sử thế giới Cận đại (sử dụng đèn chiếu) 5. Dặn dò: - Bài tập sgk, kiểm tra 15 phút lần 2, soạn bài 15. ----------------o0o------------------ Giáo án lịch sử 8 GV: Lê Anh Đồng Tuần 12 Tiết : 22 Ngày soạn: . LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ 1917 ĐẾN 1945 Chường I. CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1921-1941) Bài15. CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG (1917-1921) I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Học sinh cần nắm nội dung cơ bản sau: Những nét chính của tình hình nước Nga đầu TK XX, vì sao ở nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng. Những diễn bién chính của cách mạng tháng 10 Nga năm 1917. Cuộc đấu tranh để bảo vệ thành quả cách mạng diễn ra ntn. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng 10 Nga. 2. Tư tưởng: - Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn và tình cảm cách mạng đối với cuộc cách mạng XHCN đầu tiên trên thế giới. 3. Kĩ năng: - Biết sử dụng bản đồ thế giới để xác địnhvị trí nước Nga và cuộc đấu tranh bảo vệ nước Nga. Biết sử dụng, khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử để đưa ra nhận xét của mình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ nước Nga trước CTTG thứ nhất - Tư liệu lịch sử nói về cách mạng Nga và Lê Nin. III. NỘI DUNG BÀI MỚI 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu 5 nội dung chính của lịch sử thế giới Cận đại? - 3.Bài mới: Từ trong lòng chiến tranh thế giới thứ nhất, cuộc Cm tháng 10 Nga 1917 đã bùng nổ và giành thắng lợi, mở ra thời đại mới trong lịch sử xã hội loài người. Thời kỳ lịch sử thế giới hiện đại. Hôm nay chúng ta tìm hiểu sự kiện trọng đại này. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng GV:Sử dụng bản đồ ĐQ Nga giưói thiệu khái quát nước Nga đầu thế kỷ XX: Là một ĐQ phong kiến rộng lớn tồn tại chế độ quân chủ chuyên chế Nga Hoàng. Nhà tù của các dân tộc Nga.Cách áp bức dân tộc và giai cấp nặng nề. - CM 1905-1907 bùng nổ mạnh mẽ ở Nga thất bại, nước Nga tiếp tục tồn tại chế độ quân chủ chuyên chế Nga Hoàng. ? Nêu những sự kiện lịch sử tiêu biểu phản ánh tình hình nước Nga đầu TK XX dưới ách thống trị của Nga Hoàng. TL: Dựa sgk ? Em có nhận xét gì về bức tranh H.52. Nhận xét: Nước Nga lạc hậu ruộng đồng khô hạn, phương tiện canh tác lạc hậu, chủ yếu là phụ nữ lao động làm việc ngoài đồng ruộng, nam giới phải ra mặt trận. ? Em có nhận xét gì về tình hình nước Nga đầu TK XX.Cho Hs đọc đoạn chữ in nhỏ sgk nhận xét Cho HS đọc mục 2 sgk I HAI CUỘC CÁCH MẠNG Ở NƯỚC NGA 1.Tình hình nước Nga trước cách mạng - Nga là nước đế quốc phong kiến bảo thủ về chính trị, lạc hậu về kinh tế. - Tồn tại nhiều mâu thuẫn gay gắt: + ĐQ Nga >< dân tộc Nga + Tư sản >< Vô sản + Phong kiến >< nông dân => Đòi hỏi phải giải quyết bằng cuộc cách mạng. 2. Cách mạng tháng 2 năm 1917 Giáo án lịch sử 8 GV: Lê Anh Đồng ? Nêu những nét chính diễn biến cuộc cách mạng tháng 2 năm 1917 của Nga. TL: Dựa vào sgk nêu ? Kết quả CM tháng 2 đã đem lại là gì. Kết quả: ? Vì Sao CM dân chủ tư sản tháng 2.1917 được coi là cuộc CM dân chủ kiểu mới. Sử dụng H.53 và phân tích: Vì giai cấp công nhân Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-Vích đóng vai trò là động lực chủ yếu quyết định thắng lợi của CM, hướng tới mục tiêu lật đổ chế độ PK chuyên chế, đem lại quyền lợi cho nhân dân Cho Hs đọc sgk mục 3 ? Sau CM tháng 2.1917, tình hình nước Nga có gì nổi bật? Tình hình đó đặt ra yêu cầu gì cho nước Nga. TL: Có 2 chính quyền tồn tại  tiếp tục CM GV: Công cuộc chuẩn bị kế hoạch tiếp tục cách mạng được tiến hành rất khẩn trương hoàn tất: Dựa vào đoạn chữ in nhỏ theo dõi. ? Nêu những nét chính diễn biến cách mạng tháng 10. TL: Dựa vào sgk nêu GV: Tường thuật cuộc tấn công cung điện mùa Đông ? So với CM tháng 2, CM tháng 10 đã đem lại kết quả tiến bộ như thế nào. TL: Dựa sgk - 2.1917 Cm tháng hai bùng nổ và thắng lợi. - Diễn biến: (sgk) - Kết quả: Chế độ quân chủ chuyên chế Nga Hoàng bị lật đổ, thiết lập 2 chính quyền song song tồn tại: + Xô viết đại biểu công nhân, nông dân, binh lính. + Chính phủ lâm thời tư sản 3. Cách mạng tháng 10 năm 1917 - Hai chính quyền song song tồn tại: (sgk) yêu cầu tiếp tục tiến hành cách mạng - 24.10.1917 tại điện X môn-nưi Lê Nin trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa ở Pê-Tơ-Rô- Grát. - 25.10.1917 Cung điện Mùa Đông bị chiếm  chính phủ lâm thời tư sản bị lật đổ hoàn toàn. - Kết quả: CM tháng 10 Nga năm 1917 đã lật đổ chính phủ lâm thời tư sản thiết lập nhà nước vô sản đem lại chính quyền hoàn toàn về tay nhân dân. 4. Củng cố: - Lập bảng niên biểu các sự kiện chính của CM T2 và T10.1917 Thời gian Sự kiện chính Kết quả, ý nghĩa - Vì sao nước Nga năm 1917 có hai cuộc CM? TL: + Để giải quyết những mâu thuẫn gay gắt trong xã hội Nga đầu thế kỷ XX, CM T2 bùng nổ. Đây là cuộc Cm dân chủ tư sản kiểu mới đã lật đổ chế độ Nga Hoàng, thiết lập hại chính quyền sông song tồn tại  Cm T2 chưa triệt để. + Yêu cầu chấm dứt tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại ở một nước để thiết lập chính quyền thống nhất toàn quốc của các xô viết  cuộc Cm T10 bùng nổ và giành thắng lưọi: Chính phủ lâm thời tư sản bị lật đổ, chính quyền các xô viết được thành lập trong toàn quốc. CM T10 là cuộc CM vô sản đầu tiên trên trên thế giới thắng lợi tronk vẹn  giai cấp vô sản nắm chính quyền, xây dựng xã hội mới XHCN. 5. Dặn dò: Học bài, làm bài tập về nhà và sgk, soạn phận hai. ------------------------o0o----------------------- Giáo án lịch sử 8 GV: Lê Anh Đồng Tuần 12 Tiết : 23 Ngày soạn: . Bài15. CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG (1917-1921) (TT) II.CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ THÀNH QUẢ CÁCH MẠNG.Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA 1917 I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Học sinh cần nắm nội dung cơ bản sau: Những nét chính của tình hình nước Nga đầu TK XX, vì sao ở nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng. Những diễn bién chính của cách mạng tháng 10 Nga năm 1917. Cuộc đấu tranh để bảo vệ thành quả cách mạng diễn ra ntn. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng 10 Nga. 2. Tư tưởng: - Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn và tình cảm cách mạng đối với cuộc cách mạng XHCN đầu tiên trên thế giới. 3. Kĩ năng: - Biết sử dụng bản đồ thế giới để xác định vị trí nước Nga và cuộc đấu tranh bảo vệ nước Nga. Biết sử dụng, khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử để đưa ra nhận xét của mình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ nước Nga trước CTTG thứ nhất - Tư liệu lịch sử nói về cách mạng Nga và Lê Nin. III. NỘI DUNG BÀI MỚI 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ - Tại sao năm 1917 nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng? - 3.Bài mới: “Giành chính quyền đã khó, nhưng việc giữ chính quyền còn khó hơn gấp nhiều lần.Nước Nga sau cách mạng T10 khó khăn chồng chất.Vậy nước Nga đã làm gì xây dựng và bảo vệ thành quả cách mạng? Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng GV: Sau khi lật đổ bộ máy chính quyền cũ, công việc đầu tiên là cần phải thiết lập bộ máy chính quyền mới. ? Đặc trưng nhất mà CM T10 đã đem lại là gì. TL: Không sử dụng bộ máy chính quyền cũ, thiết lập chính quyền của giai cấp công nông binh. GV: khẳng định: Việc xây dựng bộ máy chính quyền mới vững mạnh đóng vai trò quyết định với việc xây dựng và bảo vệ thành quả CM của mỗi nước. ? Chính quyền mới được thiết lập, việc đầu tiên mà chính quyền mới đem lại là gì. TL: Dựa vào sgk Cho hs đọc sgk đoạn chữ nhỏ. ? Sắc lệnh hoà bình,ruộng đất đem lại cho nhân dân những gì. TL: Đáp ứng nguyện vọng hoà bình chấm dứt chiến tranh của quần chúng nhân dân.Đem lại ruộng đất- quyền lợi thiết thực cho nông dân. ? Vì sao việc làm đầu tiên của chính quyền mới đem lại là thông qua hai sắc lệnh trên. TL: Đó là những việc làm cần thiết cấp bách nhất ? Ngoài ra chính quyền còn thực hiện những chính sách, biện pháp gì? TL: Thực hiện các biện pháp để ổn định chính trị và phát triển nền kinh tế đất nước. 1. Xây dựng chính quyền Xô Viết - 25.10.1917 tại điện Xmôn-nui chính quyền Xô viết được thành lập do Lê Nin đứng đầu. -Thông qua sắc lệnh hoà bình và ruộng đất đáp ứng nguyện vọng hoà bình và đem lại ruộng đất cho nhân dân. + Sắc lệnh về hoà bình: (sgk) + Sắc lệnh về ruộng đất: (sgk) - Chính Trị: sgk - Kinh tế: sgk Giáo án lịch sử 8 GV: Lê Anh Đồng * Kết luận: Với những chính sách và biện pháp đó, chính quyền Xô viết đã từng bước ổn định được tình hình mọi mặt của đất nước, kế tục và bảo vệ thành quả CM. Cho hs đọc mục 2 ? Tại sao sau thắng lợi CM T10 và sự ra đời của nước Nga Xô viết đã làm cho các nước ĐQ căn ghét hoảng sợ muốn bóp chết cách mạng. TL: Sử dụng lược đồ H.57 nêu rõ tình hình nước Nga 1918- 1919.Bọn phản CM trong nước nổi dậy, tiếp tục cho thế lực ĐQ chống phá CM. ? Trước tình hình đó nhà nước và nhân dân đã làm gì? kết qủa? TL:Dựa vào H.56 và đoạn chữ nhỏ trả lời ? vì sao ND Xô viết bảo vệ được thành quả CM. TL: Sức mạnh và sự ủng hộ của nhân dân, lòng yêu nước dưới chế độ mới được phát huy mạnh. Chính sách cộng sản thời chiến được thực hiện tốt.Hồng quân Liên Xô chiến đấu dũng cảm. Cho hs đọc sgk mục 3 ? Cm T10 có ý nghĩa như thế nào đối với nước Nga. TL: Dựa sgk ? Vì sao Giôn-rít lại đặt tên cuốn sách là “mười ngày rung chuyển thế giới” TL: Tác động làm thay đổi thế giới với sự ra đời của một nhà nước XHCN rộng lớn  các nước ĐQ hoảng sợ. ? Em có nhận xét gì về ý nghĩa quốc tế của cách mạng tháng 10.1917. TL: Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động bị áp bức. 2. Chống thù trong, giặc ngoài - Cuối 1918 nước Nga bị 14 nước đế quốc và bọn phản động trong nước bao vây chống phá bóp chết CM. - Từ 1918-1920 Đảng và nhân dân thực hiện chính sách cộng sản thời chiến đã đánh tan ngoại xâm, nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng. 3. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng mười - Đối với nước Nga: Làm thay đổi vận mệnh đất nước và số phận con người, đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền, thiết lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới - Đối với thế giới: Ảnh hưởng to lớn đến toàn thế giới. Đây là biến cố lịch sử trọng đại nhất ở thế kỷ XX. 4. Củng cố: - Khẳng định cách mạng tháng 10 là cuộc CM XHCN đầu tiên trên thế giới có ý nghĩa và ảnh hưởng, tác động to lớn đối với nước Nga và toàn thế giới. - Việc xây dựng chính quyền Xô viết, ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng 10 Nga. 5. Dặn dò: Học bài, làm bài tập sgk, soạn bài 16 ------------------------o0o----------------------- Giáo án lịch sử 8 GV: Lê Anh Đồng Tuần 12 Tiết: 24 Soạn ngày: . Bài 16: LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1921-1914) I.MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được - Vì sao nước Nga Xô viết phải thực hiện chính sách kinh tế mới, nội dung chủ yếu và tác động của chính scáh này đối với nước Nga. - Những thành tựu chính của công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô (1925-1941) 2. Tư tưởng: - Nhận thức được sức mạnh, tính ưu việt của chế độ XHCN có cía nhìn chính xác đúng về những sai lầm, thiếu sót của các nhà lãnh đạo Liên xô trong công cuộc xây dựng CNXH. - Tránh ngộ nhận, phủ định quá khứ lịch sử và những thành tựu vĩ đại của CNXH đã được xây dựng sức lao động quên mình của nhân dân Liên xô thời kì lịch sử này. 3. Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ, tranh ảnh lịch sử.Tập hợp tư liệu lịch sử. Đánh giá bản chất của sự vật, hiện tượng ( thông qua các chính sách, việc làm của chính phủ để hiểu rõ tính ưu việt bản chất của xã hội, XHCN. II. THIẾT BỊ VÀ TƯ LIỆU - Bản đồ Liên xô, tranh ảnh về công cuộc xây dựng CNXH ở Liên xô.Một số tư liệu, mẩu chuyện về xây dựng kinh tế, xã hội ở Liên xô 1925-1941. III. NỘI DUNG BÀI MỚI 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu các chính sách, biện pháp mà chính quyền Xô viết đã thực hiện sau khi CM thắng lợi. - Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng mười Nga. 3. Bài mới. Sau khi ổn định được tình hình, bảo vệ thành qủa cách mạng.Nước nga bắt tay vào công cuộc xây dựng CNXH. Vậy công cuộc xây dựng CNXH ở Liên xô đã diễn ra ntn? Chúng ta tìm hiểu nội dung này. Dựa vào đoạn đầu sgk giới thiệu. Cho học sinh đọc đoạn tiếp theo ? Cho biết tính hình nước Nga sau 7 năm chiến tranh (1914-1921) TL: Dựa vào sgk Cho học sinh quan sát H. 58 ? Em hãy cho biết tình hình thực tế của nước Nga để nhà nước đề ra chính sách kinh tế mới (Nép) TL: Nước Nga bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế bị kiệt quệ, đói rét, bệnh tật, nhà máy công xưởng bị tàn phá, bạo loạn ở nhiều nơi. ? Trước tình hình đó chính quyền Xô viết đã làm gì. TL: dựa vào sgk ? Nội dung chủ yếu của chính sách Nép là gì. TL: Nội dung sgk ? Chính sách kinh tế mới đem lại kết qủ gì? Nó có tác động ntn tới công cuộc khôi phục kinh tế ở Nga. TL: Dựa vào sgk Cho học sinh đọc mục II sgk ? hãy nêu rõ thực trạng nền kinh tế Liên xô khi bắt tay vào xây dựng CNXH. I. CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI VÀ CÔNG CUỘC KHÔI PHỤC KINH TẾ (1921-1925) 1. Chính sách kinh tế mới (Nép) - Sai chiến tranh tình hình nước Nga rất khó khăn: Kinh tế suy sụp, bạo loạn nổ ra ở nhiều nơi. - Tháng 3.1921 Chính sách kinh tế mới được thông qua. * Nội dụng: (sgk) 2. Công cuộc khôi phục kinh tế (1921-1925) - Công nghiệp, nông nghiệp được khôi phục đạt mức xấp xỉ trước chiến tranh. - Tháng 12.1922 Liên Bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập (Liên Xô) II. CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1921-1941) Giáo án lịch sử 8 GV: Lê Anh Đồng TL: Dựa sgk ? Để xây dựng CNXH, nhân dân Liên xô đã thực hiện nhiệm vụ gì. TL: Phát triển kinh tế, tiến hành công nghiệp hoá XHCN, cải tạo nền nông nghiệp lạc hậu. ? Trong những nhiệm vụ đó nhiệm vụ nào là cơ bản, trọng tâm? nhiệm vụ được tiến hành ntn. TL: Dựa vào đoạn chữ nhỏ ? Công cuộc xây dựng CNXH ở Liên xô được tiến hành ntn.TL: Dựa sgk ? Quan sát H.59 và 60 em có nhận xét gì về công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô. TL: Công cuộc xây dựng CNXH ở Liên xô được nhân dân ủng hộ.-Máy móc, khoa học-kĩ thuật tiến bộ được áp dụng rộng rãi phát triển nền kinh tế. ? quá trình xây dựng CNXH ở Liên xô đã đạt được những thành tựu gì. TL: dựa vào sgk GV: Phân tích và kết luận: Quá trình xây dựng CNXH ở Liên Xô đã đem lại những thành tựu to lớn. Tháng 6 –1941 công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô tạm thời dựng lại. * Hạn chế: Tư tưởng nóng vội trong công việc xây dựng CNXH, thiếu tính dân chủ - Từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, Liên xô xây dựng CNXH bằng nhiệm vụ tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. - Thực hiện các kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928-1932), 5 năm lần thứ hai (1932-1937) * Thành tựu: + Kinh tế: nông nghiệp phát triển mạnh, đưa Liên xô từ nước nông nghiệp phát triển thành nước công nghiệp đứng đầu Châu Âu và thứ hai trên thế giới (sau Mĩ) + Văn hoá-giáo dục: Thanh toàn nạn mù chữ, phát triển hệ thống giáo dục khoa học văn hoá, nghệ thuật đạt nhiều thành tựu. + Xã hội: Xoá bỏ chế độ người bóc lột người. 4. Cũng cố: - Khẳng định nước Nga sau chiến tranh tình hình vô cùng khó khăn: Kinh tế kiệt quệ, bị đế quốc bao vây bốn phía. - Quá trình xâu dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên xô đạt được nhiều thành tựu lớn. 5 Dặn dò: Học thuộc bài, làm bài tập sgk, soạn phần I bài 17. ----------------------o0o-------------------- [...].. .Giáo án lịch sử 8 Tuần 13 Tiết: 25 Soạn ngày: GV: Lê Anh Đồng Chương II CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (19 18- 1939) Bài 17 CHÂU ÂU GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (19 18- 1939) I.MỤC TIÊU BÀI HỌC 1 Kiến thức: Giúp học sinh nắm được - Những nét khái quát về tình hình Châu Âu trong những năm 19 18- 1939 Sự phát triển của phong trào cách mạng (19 18- 1923) ở Châu Âu... Rèn luyện tư duy logíc khả năng nhận thức và so sánh sự kiện lịch sử để lí giải sự khác biệt trong hệ qủa của các sự kiện đó Sử dụng bản đồ, biểu hiện những biến động lịch sử đã tác động đến lãnh thổ các quốc gia như thế nào II THIẾT BỊ VÀ TƯ LIỆU - Bản đồ Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-19 18) - Bản đồ lịch sử của Anh và Liên Xô (để so sánh) III NỘI DUNG BÀI MỚI 1 Ổn định lớp: 2 Kiểm... tăng mạnh nhất sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng Giáo án lịch sử 8 Cho học sinh đọc sgk mục 2 ? Tình hình cách mạng Châu Âu trong những năm 19 18- 1923 phát triển như thế nào TL: Một cao trào CM bùng nổ khắp các nước Châu Âu ? Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cao trào CM 19 181 923 ở Châu Âu TL: ? Em hãy trình bày diễn biến cách mạng ở Đức 19 18- 1923.TL: Dựa vào đoạn chữ nhỏ tường thuật ? Vì sao nước... chính của tình hình Châu Âu (19 18- 1929) - Phong trào cách mạng 19 18- 1929 ở Đức và Hung-ga-ri - Những đóng góp của Quốc tế thứ nhất với phong trào CM thế giới và Việt Nam 5 Dặn dò: Học thuộc bài, làm bài tập sgk, soạn phần II Bài 17 o0o Giáo án lịch sử 8 Tuần 13 Tiết: 26 Soạn ngày: GV: Lê Anh Đồng Bài 17 CHÂU ÂU GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (19 18- 1939) (TT) II CHÂU ÂU TRONG... Rèn luyện tư duy logíc khả năng nhận thức và so sánh sự kiện lịch sử để lí giải sự khác biệt trong hệ qủa của các sự kiện đó Sử dụng bản đồ, biểu hiện những biến động lịch sử đã tác động đến lãnh thổ các quốc gia như thế nào II THIẾT BỊ VÀ TƯ LIỆU - Bản đồ Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-19 18) - Bản đồ lịch sử của Anh và Liên Xô (để so sánh) III NỘI DUNG BÀI MỚI 1 Ổn định lớp: 2 Kiểm... nhân dân 2.1936 4 Cũng cố: - GV: Gọi học sinh trả lời những câu hỏi cuối bài 5 Dặn dò: Học thuộc bài, làm bài tập sgk, soạn phần Bài 18 o0o Giáo án lịch sử 8 Tuần 14 Tiết: 27 Soạn ngày: GV: Lê Anh Đồng Bài 18 NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH 19 18- 1939 I.MỤC TIÊU BÀI HỌC 1 Kiến thức: Giúp học sinh nắm được - Những nét chính về kinh tế-xã hội Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ nhất:... Đồng 2 Cao trào cách mạng 19 18- 1923 Quốc tế cộng sản thành lập a Cao trào cách mạng 19 18- 1923 - Nguyên nhân: + Hậu qủa chiến tranh thế giới thứ nhất + ảnh hưởng cách mạng tháng 10.1917 + Mâu thuẫn giữa các nước tư bản gay gắt - Diễn biến: + ở Đức: (gạch chân sgk) * kết quả: 11.19 18 chế độ cộng hoà tư sản được thành lập 12.19 18 Đảng cộng sản Đức thành lập + Ở Hung-ga-ri: 19 18 Đảng cộng sản thành lập +... về cuộc đấu tranh chống sự áp bức, bất công trong xã hội tư bản 3 Kĩ năng: - Biết sử dụng, khai thác tranh ảnh lịch sử để hiểu những vấn đề kinh tế-xã hội Bước đầu biết tư duy, so sánh để rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện lịch sử II THIẾT BỊ VÀ TƯ LIỆU - Bản đồ Châu Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-19 18) - Bản đồ thế giới, tranh ảnh sgk III NỘI DUNG BÀI MỚI 1 Ổn định lớp: 2 Kiểm tra... tăng trưởng kinh tế Mĩ: độ lao động và bóc lột công nhân ( gạch chân sgk) ? Ngoài ra Mĩ còn có những điều kiện gì để Phát triển kinh tế TL: Địa lí thuận lợi ( Tây bán cầu) không bị chiến tranh tàn phá Buôn bán vũ khí kiếm lời Giáo án lịch sử 8 Cho HS quan sát H.67 ? Em có nhận xét gì về đời sống công nhân Mĩ TL: Đời sống công nhân rất cực khổ, làm việc vất vả, sống trong các khu nhà ổ chuột Cho HS quan... 1929-1933 tàn phá + Giai cấp TS Đức phát xít hoá bộ máy chính quyền + 30.1.1933 , Hít Le lên làm thủ tướng 2 Phong trào mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh 1929-33 Giáo án lịch sử 8 Cho Hs đọc sgk mục 2 ? Từ năm 1929 trở đi, trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít và cttg, CM thế giới phát triển ntn TL: Dựa vào sgk ? Ở Pháp tình hình chống chủ nghĩa phát xít diễn ra như thế nào . Cách mạng Tân Hợi 1- 186 8 Cuộc Duy tân Minh Trị 1914-19 18 Chiến tranh thế giới thứ nhất II. Những nội dung chủ yếu Giáo án lịch sử 8 GV: Lê Anh Đồng Cho. của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ 1 789 -1794 Cách mạng tư sản Pháp 28- 9- 186 4 Thành lập Quốc tế thứ nhất 187 1 Công xã Pa-Ri 188 9-1914 Quốc tế thứ hai 1905-1907

Ngày đăng: 07/06/2013, 01:25

Hình ảnh liên quan

? Tình hình chiến sự giai đoạn II diễn ra ntn? nhận xét. - Giáo án sử 8

nh.

hình chiến sự giai đoạn II diễn ra ntn? nhận xét Xem tại trang 2 của tài liệu.
Bảng thống kê những sự kiện chính lịch sử thế giới cận đại, đèn chiếu Bản đồ thế giới, Nội dung các thành tựu - Giáo án sử 8

Bảng th.

ống kê những sự kiện chính lịch sử thế giới cận đại, đèn chiếu Bản đồ thế giới, Nội dung các thành tựu Xem tại trang 3 của tài liệu.
? Sau CM tháng 2.1917, tình hình nước Nga có gì nổi bật? Tình hình đó đặt ra yêu cầu gì cho nước   Nga. - Giáo án sử 8

au.

CM tháng 2.1917, tình hình nước Nga có gì nổi bật? Tình hình đó đặt ra yêu cầu gì cho nước Nga Xem tại trang 6 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan