Với ưu thế là một quốc gia ven biển, giàu tiềm năng về thủy sản, có thể nói mặt hàng thủy sản xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế lớn. Thủy sản từ lâu đã giữ một vai trò quan trọng trong lĩnh vực xuất khẩu của nước ta. Nhà nước đã nhận thức được điều này và đã có những chính sách đầu tư thích hợp nhằm đẩy mạnh sự phát triển của ngành. Cho đến nay, ngành Thủy sản đã thu được những thành tựu đáng kể,với kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục hàng năm, luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Kim ngạch xuất khẩu năm 2001 đạt 1,76 tỷ USD, đến năm 2012 đã tăng lên 6,2 tỷ USD. Ngành Thủy sản giữ một vai trò quan trọng trong tổng cơ cấu sản phẩm của Việt Nam. Thủy sản là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Tuy nhiên, không thể không nhắc đến những vấn đề còn tồn tại cần phải khắc phục hay những rào cản cần vượt qua trong ngành xuất khẩu thủy sản nước ta trong thời gian gần đây. Chẳng hạn, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho hay rào cản thị trường sẽ là một trong những vấn đề lớn nhất của ngành thủy sản Việt Nam bên cạnh khó khăn về tài chính và bệnh dịch thủy sản
Trang 1NGÀNH: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
-*** -Chính sách thương mại quốc tế
Phân tích thực trạng xuất khẩu Thủy sản của
Việt Nam giai đoạn 2001-2012
Giaó viên hướng dẫn: Trần Nguyên Chất
Trang 2Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng biểu hình vẽ
Lời mở đầu 1
I Tổng quan về ngành thủy sản Việt Nam 3
1 Vài nét về ngành thủy sản Việt Nam 3
2 Vai trò của xuất khẩu thủy sản trong nền kinh tế quốc dân: 5
2.1 Ngành thủy sản xuất khẩu với vấn đề tăng trưởng kinh tế 5
2.2 Ngành thủy sản xuất khẩu với vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế 7
2.3 Ngành thủy sản xuất khẩu với vấn đề xã hội: 8
II Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 8
1 Quy mô sản xuất thủy sản xuất khẩu 2001 – 2012 8
1.1 Tình hình chung 8
1.2 Tình hình khai thác thủy sản 10
1.2.1 Tình hình khai thác theo ngành hoạt động 10
1.2.2 Tình hình khai thác theo địa phương 12
1.2.3 Hiệu quả khai thác 13
1.2.4 Cơ sở hạ tầng 15
1.3 Tình hình nuôi trồng thủy sản 15
1.3.1 Diện tích mặt nước nuôi trồng 16
1.3.2 Sản lượng nuôi trồng 16
1.3.3 Năng suất nuôi trồng 17
Trang 31.4 Tình hình chế biến thủy sản xuất khẩu 18
1.4.1 Quy trình chế biến 18
1.4.2 Hiện trạng cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu 19
1.4.3 Công nghệ và trang thiết bị chế biến 21
2 Tình hình xuất khẩu thủy sản 2001 - 2012 21
2.1 Kim ngạch xuất khẩu 21
2.1.1 Đóng góp của xuất khẩu thủy sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước 21 2.1.2 Đóng góp của xuất khẩu thủy sản trong nền kinh tế quốc dân 23
2.1.3 Lợi thế so sánh biểu hiện 24
2.2 Tốc độ xuất khẩu 25
3 Cơ cấu mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu: 25
3.1 Khái quát: 25
3.2 Phân tích: 26
4 Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam giai đoạn 2001-2012: 31
4.1 Khái quát 31
4.2 Phân tích: 32
5 Khái quát một số mặt hàng và thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam: 37
5.1 Mặt hàng lớn: 38
5.1.1 Tôm: 38
5.1.2 .Cá tra, cá basa: 38
Trang 45.2.1 EU: 40
5.2.2 Mỹ: 41
5.2.3 Nhật Bản: 42
6 Những thuận lợi và khó khăn của xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2001-2012: 44
6.1 Thuận lợi 44
6.2 Khó khăn: 46
III Kết luận và một số giải pháp 48
Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 51 EC
1005/2008
Council regulation Quy định IUU về thiết lẫp
hệ thống kiểm soát nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, xóa bỏ hoạt động khai thác đánh bắt thủy sản bất hợp pháp trước khi xuất khẩu vào thị trường Châu Âu
Organization of the United Nations
Tố chức lượng thực thế giới
4 GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm nội địa
5 IMF International Monetary Fund Qũy tiển tệ thế giới
6 ITC International trade centre Trung tâm thương mại
quốc tế
7 RCA The coefficient of Revealed
Comparative Advantage Lợi thế so sánh biểu hiện
8 VASEP Vietnam Association of Seafood
Exporters and Producers Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam
nonprofit conservation organizations
Trang 6Bảng 2.1 Cơ cấu tàu thuyền khai thác thác thủy sản phân theo cơ cấu máy 14
Bảng 2.2 Diện tích nuôi trồng thủy sản cá nước giai đoạn 2001-2012 16
Bảng 2.3 Đóng góp của xuất khẩu thủy sản trong tổng giá trị xuất khẩu giai đoạn 2001-2012 22
Bảng 2.4 GDP của Việt Nam giai đoạn 2001-2012 23
Bảng 2.5.Lợi thế so sánh biểu hiện của thủy sản Việt Nam giai đoan 2001-2011 .25
Bảng 2.6 Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu giai đoạn 2001-2004 26
Bảng 2.7 Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu giai đoạn 2005-2009 27
Bảng 2.8 Cơ cấu giá trị các mặt hàng thủy sản xuất khẩu giai đoạn 2010-2012 28
Bảng 2.9 So sánh chỉ tiêu khối lượng xuất khẩu và giá trị xuất khẩu thủy sản đi tới các thị trường của năm 2003 và 2004 32
Bảng 2.10 Cơ cấu giá trị xuất khẩu thủy sản đi tới các thị trường, 2005-2012 33
Biểu đồ Biểu đồ 1.1 Tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam 11 tháng đầu năm 2012 4
Biểu đồ 1.2 Tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam 11 tháng đầu năm 2012 5
Biểu đồ 1.3 Tỷ lệ đóng góp vào GDP của các ngành kinh tế Việt Nam năm 2010 .6 Biểu đồ 2.1 Sản lượng thủy sản khai thác theo ngành hoạt động 2001-2012 9
Biểu đồ 2.2 Sản lượng thủy sản khai thác theo ngành hoạt động 2001-2012 11
Biều đồ 2.3 Cơ cấu sản lượng thủy sản khai thác theo địa phương 2001-2011 12
Biểu dồ 2.4 Năng suất nuôi trồng thủy sản 2001-2012 17
Trang 7Biểu đồ 2.6 Cơ cấu các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu theo loại sản phẩm chế biến năm 2011 20Biểu đồ 2.7 Đóng góp của xuất khẩu thủy sản trong tổng giá trị xuất khẩu 2001-2012 22Biểu đồ 2.8 Đóng góp của xuất khẩu thủy sản trong GDP 2001-2012 23Biểu đồ2.9 Cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 29Biểu đồ2.10 Cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam năm 2012 30Biểu đồ 2.11 Giá trị 3 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam từ 2005 đến
2012 (triệu USD) 34Biểu đồ 2.12 Cơ cấu các thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2009 35Biểu đồ 2.13 Cơ cấu các sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật 2000-2010 43
Hình vẽ
Hình vẽ 2.1 19
Trang 8Lời mở đầu
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường thế giới, không một quốc gia nào phát triển kinh tế mà không tham gia vào quá trình này Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ Đẩy mạnh thương mại quốc tế, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu là một trong những mục tiêu hàng đầu mà Việt Nam luôn hướng tới
Giống như nhiều quốc gia đang phát triển khác, Việt Nam rất coi trọng xuất khẩu.Hoạt động xuất khẩu được coi là giải pháp làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách mạnh mẽ theo chiều hướng có lợi hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn; tác động tích cực đến việc giải quyết việc làm và nâng cao đời sống của người dân; là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta Tuy nhiên, do kinh tế còn lạc hậuvà trình độ kĩ thuật non kém nên các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt nam chỉ là các mặt hàng nông sản, có giá trị kinh tế thấp
Với ưu thế là một quốc gia ven biển, giàu tiềm năng về thủy sản, có thể nói mặt hàng thủy sản xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế lớn Thủy sản từ lâu đã giữ một vai trò quan trọng trong lĩnh vực xuất khẩu của nước ta Nhà nước đã nhận thức được điều nàyvà đã có những chính sách đầu tư thích hợp nhằm đẩy mạnh sự phát triển của ngành Cho đến nay, ngành Thủy sản đã thu được những thành tựu đáng kể,với kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục hàng năm, luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao Kim ngạch xuất khẩu năm 2001 đạt 1,76 tỷ USD, đến năm 2012 đã tăng lên 6,2 tỷ USD Ngành Thủy sản giữ một vai trò quan trọng trong tổng cơ cấu sản phẩm của Việt Nam Thủy sản là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất.Tuy nhiên, không thể không nhắc đến những vấn đề còn tồn tại cần phải khắc phục haynhững rào cản cần vượt qua trong ngành xuất khẩu thủy sản nước ta trong thời gian gầnđây Chẳng hạn, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho hay
Trang 9rào cản thị trường sẽ là một trong những vấn đề lớn nhất của ngành thủy sản Việt Nam bên cạnh khó khăn về tài chính và bệnh dịch thủy sản.
Nhận biết được tầm quan trọng của xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian
tới, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “ Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2001-2012 ” Nội dung của bài viết bao gồm các phần sau:
Phần I: Tổng quan về ngành thủy sản Việt Nam
Phần II: Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2001-2012
Phần III: Kết luận – Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Trang 10I Tổng quan về ngành thủy sản Việt Nam
1 Vài nét về ngành thủy sản Việt Nam
Với đường bờ biển dài hơn 3.200 km, Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế trênbiển rộng hơn 1 triệu km2 Việt Nam cũng có vùng mặt nước nội địa lớn rộng hơn 1,4triêu ha nhờ hệ thống sông ngòi, đầm phá dày đặc Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiênthuận lợi giúp Việt Nam có nhiều thế mạnh nổi trội về ngành công nghiệp thủy sản Từlâu Việt Nam đã trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầu khu vực,cùng với Indonesia và Thái Lan Xuất khẩu thủy sản trở thành một trong những lĩnhvực quan trọng của nền kinh tế
Nhờ vào những điều kiện tự nhiên thuận lợi như đã nêu trên, nguồn cung thủy sảnrất dồi dào và ổn định Trữ lượng thủy sản ở Việt Nam ước tính có khoảng 4,2 triệu tấnvà nguồn tái tạo là khoảng 1,73 triệu tấn Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản và cảithiện khả năng khai thác đánh cá xa bờ đã giúp sản lượng thủy hải sản Việt nam khôngngừng tăng trong những năm qua Theo ước tính của Tổ chức lương thực thế giới(FAO), nhu cầu thủy sản trên thế giới ở mức cao Đối với các nước công nghiệp pháttriển, thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, mức tiêu thụ thủy hải sản trên30kg/người/năm Trong khi đó nhu cầu nội địa cũng tăng cao do đời sống của ngườidân ngày càng được cải thiện Theo ước tính hiện nay là trên 20kg/người/năm Nhưvậy nhu cầu tiêu thụ thủy hải sản là rất tiềm năng Đặc biệt khi cuộc khủng hoảng kinh
tế đã qua, đời sống nhân dân ổn định và nâng cao, nhu cầu tiêu thụ mặt hàng thủy hảisản trên thế giới cũng như nội địa đang tăng lên
Ngành thủy sản là một ngành kinh tế đặc thù bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt độngmang những tính chất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ, cơ cấu thànhmột hệ thống thống nhất có liên quan chặt chẽ và hữu cơ với nhau.Trên thế giới, ước
Trang 11tính có khoảng 150 triệu người sống phụ thuộc hoàn toàn hay một phần vào ngànhThủy sản Ngành Thủy sản được coi là ngành nghề có thể tạo ra nguồn ngoại tệ lớn chonhiều nước, trong đó có Việt Nam Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trở thành hoạtđộng có vị trí quan trọng hàng nhất nhì trong nền kinh tế ngoại thương Việt Nam, kimngạch xuất khẩu vẫn gia tăng hằng năm, đưa chế biến thủy sản trở thành một ngànhcông nghiệp hiện đại, đủ năng lực hội nhập, cạnh tranh quốc tế Theo FAO, Việt Namđứng thứ 5 trong danh sách các nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới và đứng thứ
3 về sản lượng nuôi trồng thủy sản
Biểu đồ 1.1 Tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam 11
tháng đầu năm 2012
Nguồn: VASEP
Trang 12Biểu đồ 1.2 Tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu thủy sản chủ lực của Việt Nam 11
tháng đầu năm 2012
Nguồn: VASEP
Trong những năm gần đây, các sản phẩm mặt hàng của Việt Nam ngày được đadạng hóa Các sản phẩm như tôm, cá tra, cá ngừ, hàng khô, mực bạch tuộc đã tạo đượcchỗ đứng trên thị trường các nước và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuấtkhẩu thủy sản Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu sang khoảng 155 thị trường trên thế giới,trong đó có ba thị trường chính là EU, Mỹ và Nhật Bản
2 Vai trò của xuất khẩu thủy sản trong nền kinh tế quốc dân:
1 Ngành thủy sản xuất khẩu với vấn đề tăng trưởng kinh tế
Từ lâu thủy sản được coi là một ngành hàng thiết yếu và được ưa chuộng tiêudùng ở rất nhiều nước trên thế giới Với 3260km bờ biển và vùng đặc quyền kinh tếrộng hơn 1 triệu km2, nước ta có mọt vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ưu đãi giúpthuận lợi cho việc khai thác và nuôi trồng thủy sản Mặc dù chưa có điều kiện cần thiết
để điều tra và đánh giá đầy đủ các nguồn lợi, đặc biệt là ngoài khơi , nhưng theo số liệuthống kê hằng năm cho thấy Việt Nam khai thác được khoảng 1,4 triệu tấn thủy sản
Trang 13Trong đó ngoài cá còn có 50-60 nghìn tấn tôm biển, 30-40 nghìn tấn mực và nhiều đặcsản có giá trị kinh tế cao.
Xuất phát từ tiềm năng thiên nhiên to lớn, có thể thất được vai trò quan trọng củangành thủy sản trong phát triển kinh tế xã hội Trong hơn 10 năm qua, với nhịp độ pháttriển kinh tế nhanh chóng, sản lượng khai thác và giá trị xuất khẩu tăng mạnh, ngànhthủy sản càng ngày càng được xác định rõ là ngành kinh tế mũi nhọn và là một trongnhững hướng ưu tiên của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước hiệnnay
Số liệu trong quá khứ đã chứng minh nghề đánh bắt các và nuôi trồng thủy sản cóvai trò quan trọng như thế nào trong việc hỗ trợ công ăn việc làm ở vùng nông thôn
Nó cũng đã chứng minh tiềm năng của ngành thủy sản đóng góp cho thu nhập ngoại tệvà thương mại quốc tế
Biểu đồ 1.3 Tỷ lệ đóng góp vào GDP của các ngành kinh tế Việt Nam năm 2010.
Ngành Thủy sản thực sự là một ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp khoảng 3,74%GDP (2010), và chiếm tỷ trọng 20% trong cơ cấu của ngành nông-lâm-thủy sản Ngoài
Trang 14ra, ngành Thủy sản cũng góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng trên vùng biển của Tổquốc
Ngành Thủy sản cũng đóng góp mạnh mẽ vào kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nóichung của Việt Nam Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản bình quân trongnhững năm qua là 10-15% Năm 2012, kim ngạch cuất khẩu thủy sản là 6.2 tỷ USD
2 Ngành thủy sản xuất khẩu với vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Ngoài sự tăng trưởng đánh dấu bằng những con số nêu trên, có thể thấy nhữngbiến đổi về chất thực sự góp phần vào sự lớn mạnh của ngành Nghề thủy sản từ tựcung tự cấp trở thành một nghề có khả năng phát triển kinh tế hàng hóa, từ chỗ chỉphục vụ cho nhu cầu nội địa, đến nay đã xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao Phát triểnnuôi trồng thủy sản sẽ góp phần vào chuyển đó cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm,tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống cho nông, ngư dân, góp phần xây dựngtrật tự xã hội, an ninh vùng biển, biên giới
Trong bối cảnh phát triển chung của ngành Thủy sản, Chế biến thủy sản ViệtNam đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng Năm 1995, cả nước mới
có 170 cơ sở chế biến qui mô công nghiệp thì đến năm 2011 con số này đã tăng lên 570
cơ sở Ngoài ra còn có hàng nghìn cơ sở chế biến thủy sản quy mô nhỏ, hộ gia đình,các làng nghề Chế biến thủy sản truyền thống cũng được phục hồi và phát triển mạnh
mẽ Khoa học công nghệ đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của ngành Trong
đó phải kể đến kỹ thuật sinh sản nhân tạo Trong đánh bắt dần tạo ra các công nghệ đểchuyển dịch cơ cấu nghề khai thác, nhập các công nghệ mới và các phương tiện hiệnđại từ nước ngoài để có thể vươn xa ra khai thác xa bờ
Hoạt động hợp tác quốc tế xét trên cả ba mặt: thị trường xuất khẩu, nguồn vốnnước ngoài và chuyển giao công nghệ đều đạt được những thành quả đáng mừng Từ
cơ chế lấy phát triển xuất khẩu để cân đó, tạo vốn đầu tư cho khai thác và nuôi trồng,qua thời kì, Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa, đến nay các sản phẩm thủy sản của
Trang 15nước ta đã có mặt trên nhiều nước trên thế giới Một số sản phẩm bắt đầu có uy tíntrên những thị trường khó tính.
3 Ngành thủy sản xuất khẩu với vấn đề xã hội:
Một số mặt đã được khi phát triển ngành xuất khẩu thủy sản:
Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và mức sống của cộng đồng đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản
Tăng sự đóng góp của ngành thủy sản vào sự phát triển kinh tế xã hội trong nước, bao gồm ổn định xã hội và an ninh quốc gia
Cải thiện tiêu chuẩn dinh dưỡng của người dân bằng cách cung cấp sản phẩm cho tiêu thụ nội địa
Tăng xuất khẩu và thu ngoại tệ
II Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
1 Quy mô sản xuất thủy sản xuất khẩu 2001 – 2012
1.1 Tình hình chung
Trang 16Nguồn: Tổng Cục Thống kê
Trong thời kì 2001 - 2012, tổng sản lượng thủy sản tăng liên tục Nếu năm 2001,
tổng sản lượng thủy sản chỉ đạt 2435,1 nghìn tấn thì đến năm 2012, tổng sản lượng đạt
5732,9 nghìn tấn, tăng gấp 2,4 lần Trong đó, khai thác thủy sản tăng 1,5 lần với tốc độ
tăng trưởng bình quân đạt 3,9%/năm, còn nuôi trồng thủy sản tăng đến 4,4 lần với tốc
độ tăng bình quân đạt 15,1%/năm
Trong giai đoạn 2001 - 2006, hoạt động khai thác giữ vai trò rất quan trọng trong
ngành thủy sản Tuy nhiên, từ năm 2007 đến nay, nuôi trồng thủy sản đang ngày càng
có vai trò quan trọng hơn khai thác thủy sản Cụ thể là:
Năm 2007, sản lượng nuôi trồng thủy sản lần đầu tiên đã vượt sản lượng khai
thác, đạt 2124,6 nghìn tấn Điều này đã thể hiện được tính chủ động của hoạt động sản
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 0
Trang 17xuất thủy sản trong nước Năm 2007 cũng là một dấu mốc quan trọng khi là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO
Từ năm 2007 đến nay, sản lượng nuôi trồng luôn tăng, vượt sản lượng khai thác
Tính sơ bộ năm 2012, tổng sản lượng thủy sản cả nước đạt 5732,9 nghìn tấn, tăng5,2% so với năm 2011 Trong đó:
- Sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 3110,7 nghìn tấn, tăng 6,1% so với năm 2011
- Sản lượng thủy sản khai thác đạt 2622,2 nghìn tấn, tăng 4,3% so với năm 2011
- Mặc dù trong thời gian qua ngành thủy sản nước ta đã có sự phát triển nhanh chóng, nhưng thực tế vẫn chưa khai thác hết tiềm năng và lợi thế, do những nguyên nhân chính sau:
Đối với hoạt động khai thác: quy mô nhỏ, chủ yếu khai thác gần bờ, quy trình khai thác chưa đáp ứng chuẩn quốc tế Đối với hoạt động nuôi trồng: chưa đảm bảo đủ giống tốt, chủ yếu nuôi trồng theo phương thức thủ công, cá thể Mối liên kết giữa khaithác, nuôi trồng, thu mua, bảo quản, chế biến, tiêu thụ còn lỏng lẻo, làm cho hiệu quả sản xuất thấp
Trang 181.2 Tình hình khai thác thủy sản
1.1.1 Tình hình khai thác theo ngành hoạt động
Nguồn: Tổng cục thống kê
Khai thác biển giữ vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động khai thác thủy sản
Sản lượng thủy sản khai thác biển tăng liên tục trong giai đoạn 2001 - 2012 Năm
2001, sản lượng này đạt 1481,2 nghìn tấn, đến năm 2012, con số này ước đạt 2418
nghìn tấn, tức đã tăng 1,6 lần
Trái với hoạt động khai thác biển, hoạt động khai thác nội địa có sự phát triển sảnlượng không đều và sản lượng đem lại rất nhỏ so với hoạt động khai thác biển Trong
giai đoạn 2001 - 2005, sản lượng khai thác nội địa liên tục giảm, từ 243,6 nghìn tấn
(2001) xuống 196,8 nghìn tấn (2005) Năm 2006, sản lượng này tăng trở lại, đạt 202,9
nghìn tấn Theo sau đó lại là 3 năm sản lượng liên tiếp giảm, trước khi quay đầu tăng
trở lại vào năm 2010 và duy trì đà tăng nhẹ cho đến nay Năm 2012, sản lượng khai
Khai thác nội địa
Sản lượng (Nghìn tấn)
Trang 19thác nội địa ước đạt 204,2 nghìn tấn, chỉ bằng khoảng 1/12 sản lượng khai thác biển
cùng năm Điều này thể hiện nguồn lợi thủy sản đang bị suy giảm nghiêm trọng do
khai thác quá mức, khai thác hủy diệt, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường và
nguồn nước trên các hệ thống sông ngòi, kênh rạch trên toàn quốc Ngoài ra còn do
phương tiện khai thác thủy sản nội địa rất thô sơ, chưa kể tới kích điện, xung điện… cótính hủy diệt rất cao, ngư dân có thể đánh bắt bất cứ đối tượng và kích thước nào mà
hầu như không gặp trở ngại
1.1.2 Tình hình khai thác theo địa phương
Nguồn: Tổng Cục Thống kê
Trong giai đoạn 2001 - 2011, sản lượng thủy sản khai thác của cả nước tăng liên
tục, từ 1724,8 nghìn tấn (2001) tăng lên 2502,5 nghìn tấn (2011) Theo đà tăng chung
của cả nước, các khu vực đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 0%
Biều đồ 2.3 Cơ cấu sản lượng thủy sản khai thác theo địa phương 2001-2011
Đồng bằng sông Cửu Long Đông Nam Bộ
Tây Nguyên Bắc Trung Bộ&Duyên hải Trung Bộ Trung du&miền núi Bắc Bộ Đồng bằng sông Hồng
Trang 20Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long cũng có sản lượng thủy sản khai thác tăng liên tục qua các năm Cụ thể là:
Đồng bằng sông Hồng: năm 2001, sản lượng đạt 113,1 nghìn tấn, chiếm 6,6% tổng sản lượng cả nước; đến năm 2011, sản lượng đã tăng gấp 1,8 lần, đạt 204,3 nghìn tấn, chiếm 8,2% tổng sản lượng cả nước
Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ: năm 2001, sản lượng đạt 600,4 nghìntấn, chiếm 34,8% tổng sản lượng cả nước; đến năm 2011, sản lượng đã tăng gấp 1,6 lần, đạt 972,6 nghìn tấn, chiếm 38,9% tổng sản lượng cả nước
Đồng bằng sông Cửu Long: năm 2001, sản lượng đạt 829,3 nghìn tấn, chiếm 48,1% tổng sản lượng cả nước; đến năm 2011, sản lượng đã tăng gấp 1,2 lần, đạt 1035,6 nghìn tấn, chiếm 41,4% tổng sản lượng cả nước
Như vậy, cơ cấu sản lượng thủy sản khai thác của đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung bộ giai đoạn 2001 - 2011 đã tăng, trái ngược với khu vựcđồng bằng sông Cửu Long Tuy nhiên, đồng bằng sông Cửu Long vẫn đóng góp phần sản lượng lớn nhất cho cả nước
Năm 2012, tuy chưa có con số thống kê cụ thể cho từng vùng, nhưng theo Báo cáo thống kê tháng 12/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, một số tỉnh ven biển như Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Tiền Giang, Cà Mau và Kiên Giang vẫn duy trì được kết quả sản xuất tốt, có mức sản lượng khai thác vượt kế hoạch từ 5% đến 10%
1.1.3 Hiệu quả khai thác
Trong giai đoạn 2001 - 2010, tổng số tàu thuyền máy khai thác thủy sản tăng từ 74.495 chiếc lên 128.449 chiếc, với tổng công suất 6,5 triệu cv Số lượng tàu cá tăng bình quân 6,2%/năm, tổng công suất máy tàu bình quân 7,1%/năm Cụ thể như sau:
Trang 21Bảng 2.1 Cơ cấu tàu thuyền khai thác thủy sản phân theo công suất máy
3.215.21
Nguồn: Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Theo bảng trên, nhóm tàu công suất > 90 cv tăng trung bình 13%/năm Đây là nhóm tàu thuộc loại công suất lớn thích hợp cho khai thác xa bờ, nhưng có đến 46,7% số tàu thuộc nhóm này vẫn tập trung khai thác ven bờ Trong khi đó, theo quy định, những tàu thuyền có công suất > 20 cv không được khai thác, đánh bắt thủy sản ven
bờ Điều này làm cho hiệu quả nghề thấp và nguồn lợi bị xâm hại nghiêm trọng
Trang 22Trong giai đoạn 2001 – 2010, năng suất khai thác theo lao động có chiều hướng tăng nhẹ, mức độ tăng khoảng 0,7%/năm Ngược lại, năng suất khai thác theo công suất tàu lại có xu hướng giảm dần, từ 0,49 tấn/cv xuống 0,37 tấn/cv (giảm 3,1%/năm) Điều nàychứng tỏ sự gia tăng tổng công suất máy không tương xứng với sự gia tăng tổng sản lượng khai thác.
Về nguồn lao động khai thác thủy sản: Tương ứng với sự gia tăng số lượng tàu
cá, lao động trực tiếp khai thác thủy sản cũng tăng theo, trung bình mỗi năm có thêm khoảng 18 - 20 nghìn lao động Tuy nhiên, do trình độ học vấn thấp, điều kiện kinh tế
đa phần còn khó khăn nên việc đào tạo nghề, hướng dẫn kỹ thuật mới, khả năng tiếp nhận trình độ công nghệ… bị hạn chế
Năm 2012, nhìn chung, hiệu quả và năng suất của các đội tàu đánh bắt vẫn chưa
ổn định Nghề lưới kéo là nghề chịu nhiều ảnh hưởng của giá xăng dầu do tiêu tốn nhiều nhiên liệu Nghề lưới vây là nghề hoạt động đạt hiệu quả khá trên tất cả các vùngbiển trong vụ cá Nam Chỉ có nhóm nghề câu hoạt động có hiệu quả và phát triển tươngđối ổn định
1.1.4 Cơ sở hạ tầng
Không chỉ riêng trong giai đoạn 2001 - 2012 mà hàng chục năm qua cơ khí nghề
cá gần như đã bị lãng quên, không được quan tâm chú ý đầu tư phát triển Hơn 99% tàu
cá Việt Nam vẫn là tàu vỏ gỗ, thiết kế dân gian, không gắn kết với công nghệ bảo quản sau thu hoạch, chưa tiếp cận được với các kĩ thuật, công nghệ tiên tiến nên bị lạc hậu Năng lực, trình độ sản xuất ngư lưới cụ nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sảnxuất, nhiều loại ngư cụ phải nhập khẩu
1.3 Tình hình nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản đang từng bước trở thành ngành sản xuất hàng hoá chủ lực phát triển rộng khắp và có vị trí quan trọng đối với ngành và kinh tế quốc gia Sản lượng thủy sản nuôi trồng từ năm 2007 đến nay đều chiếm trên 50% tổng sản lượng
Trang 23thủy sản Giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ nuôi trồng luôn chiếm trên 60% Nếu so với toàn cầu, đến nay Việt
Nam có sản lượng thủy sản lớn thứ 3 toàn cầu (sau Trung Quốc, Ân Độ) và là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng bình quân về sản lượng thủy sản nuôi trên thế giới (đứng thứ 2 sau Myanmar)
1 Diện tích mặt nước nuôi trồng
Bảng 2.2 Diện tích nuôi trồng thủy sản cả nước giai đoạn 2001-2012
2009 con số này còn giảm so với năm 2008)
Năm 2012, diện tích nuôi trồng thủy sản ước tính đạt 1059 nghìn ha, tăng 0,7% sovới năm trước Tuy nhiên, nếu so với 2057,25 nghìn ha có khả năng phát triển cho nuôitrồng thủy sản, hoạt động nuôi trồng thủy sản nước ta mới chỉ khai thác được khoảng 50% tiềm lực
Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2012 ước tính đạt 3110,7 nghìn tấn, tăng 6,1% so với năm 2011, trong đó cá đạt 2402,2 nghìn tấn, tăng 6,5%; tôm 473,9 nghìn
Trang 24tấn, giảm 1% Đồng bằng sông Cửu Long vẫn tiếp tục là vùng có sản lượng cao nhất cả
nước, chiếm hơn 60% sản lượng thủy sản nuôi trồng của cả nước
Nguồn: Tổng Cục Thống kê
Năng suất nuôi trồng thủy sản tăng liên tục, từ 940 kg/ha/năm vào năm 2001 lên
đến 2937.4 kg/ha/năm vào năm 2012, tức tăng 3,1 lần Nguyên nhân sự tăng trưởng
mạnh về năng suất nuôi từ năm 2001 đến nay là do đẩy mạnh phong trào nuôi cá tra ao
hầm ở đồng bằng sông Cửu Long; phương thức nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá rô
phi cũng chuyển dần từ nuôi quảng canh cải tiến sang nuôi bán thâm canh, thâm canh
4 Tổ chức sản xuất trong nuôi trồng
Kinh tế hộ gia đình tiếp tục phát triển và đóng góp quan trọng trong phát triển
nuôi trồng thủy sản Tuy nhiên, quy mô sản xuất hộ nhìn chung không lớn, bình quân 1
hộ có 2,6 lao động
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 0
Trang 25Tổng số hợp tác xã nuôi trồng thủy sản cả nước là 236 Bình quân mỗi hợp tác xã quản lí 192 ha diện tích mặt nước nuôi trồng Kinh tế hợp tác trong hoạt động thủy sản đang có sự chuyển biến tích cực.
Kinh tế trang trại có xu hướng tăng về số lượng Năm 2001, cả nước có trên 17 nghìn trang trại nuôi trồng thủy sản, đến năm 2010 con số này là 37.142 trang trại, trong đó đồng bằng sông Cửu Long có số lượng trang trại chiếm nhiều nhất với 26.894 trang trại, chiếm đến 72,4%
Năm 2010, cả nước có 1106 trại nuôi trồng thủy sản nước ngọt, 496 trại nuôi tôm và nhuyễn thể các loại nước mặn, lợ Nhìn chung, các trại sản xuất giống trong nước bước đầu đáp ứng nhu cầu của người nuôi Tuy nhiên, chất lượng con giống còn thấp, thiếu quy hoạch chi tiết nên việc sản xuất giống còn tự phát
Hệ thống thủy lợi cho nuôi trồng thủy sản phụ thuộc nhiều vào hệ thống thủy lợi của nông nghiệp Vì vậy, ô nhiễm nguồn nước từ việc dùng hóa chất trong trồng trọt đã ảnhhưởng lớn đến môi trường nước nuôi trồng thủy sản
Về hoạt động sản xuất thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản, các cơ quan quản lí đã không thấy hết được tầm quan trọng và khoản lợi nhuận rất lớn của hoạt động này nên hàng chục năm qua đã bỏ ngõ ngành công nghiệp chế biến thức ăn, sản xuất các loại hóa chất, chế phẩm sinh học và thuốc thú y thủy sản
1.4 Tình hình chế biến thủy sản xuất khẩu
1.1.1 Quy trình chế biến
Các doanh nghiệp thủy sản có quy trình chế biến sản phẩm khá đơn giản, sử dụnglao động phổ thông là chủ yếu, không có yêu cầu cao về công nghệ, thiết bị Máy móc được sử dụng chủ yếu là các băng chuyền cấp đông và tủ đông Thông thường quy trình này gồm các bước như sau:
Trang 26Bán thànhphẩm
biến
Rửa lần3
Táchkhuôn/ mạbăng
Kiểm tra
Nguồn: Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
1.1.2 Hiện trạng cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu
Năm 2011, cả nước có 564 cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu hoặc làm vệ tinh cho doanh nghiệp xuất khẩu Nếu phân loại theo loại hình doanh nghiệp, số cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu được tổ chức thành các doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất, 51,8% Nếu phân loại theo loại sản phẩm chế biến, mặt hàng đông lạnh chiếm
áp đảo với 76,1% Cơ cấu cụ thể như sau:
Trang 27159 292
9
13Biểu đồ 2.5.Cơ cấu các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu theo loại hình doanh nghiệp năm 2011
Doanh nghiệp nhà nước Công ty cổ phần Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp liên doanh Doanh nghiệp 100% nước ngoài
429
2Biểu đồ 2.6.Cơ cấu các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu theo loại sản phẩm chế biến năm 2011
Đông lạnh Hàng khô
Đồ hộp Nước mắm Bánh phồng tôm
Nguồn: Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản
Trang 28Các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu phân bố tập trung ở một số tỉnh, thành phố vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, nơi có lợi thế về nguồn nguyên liệu từ khai thác, nuôi trồng thủy sản cho sản lượng lớn và ổn định.
1.1.3 Công nghệ và trang thiết bị chế biến
Đến hết năm 2012, cả nước có hơn 520 cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh với tổng công suất cấp đông hơn 8000 tấn/ngày Trong đó, số cơ sở có Code của EU là hơn
300 cơ sở Đây là cơ sở rất tốt để ngành công nghiệp chế biến thủy sản nước ta chiếm lĩnh thị trường thủy sản thế giới trong thời gian tới
Về công suất sử dụng thiết bị, năm 2011, vùng đồng bằng sông Cửu Long có mứcsử dụng công suất thực tế đạt khoảng 71,2%, cao nhất cả nước, theo sau đó là Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung khoảng 58,7% và đồng bằng sông Hồng khoảng 25,7% Có sự gia tăng công suất từ Bắc vào Nam theo sự tăng sản lượng của các vùng nguyên liệu Xu thế này được dự đoán sẽ vẫn còn tiếp tục diễn ra
2 Tình hình xuất khẩu thủy sản 2001 - 2012
2.1 Kim ngạch xuất khẩu
1 Đóng góp của xuất khẩu thủy sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước
Trang 29Bảng 2.3.Đóng góp của xuất khẩu thủy sản trong tổng giá trị xuất khẩu giai đoạn
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu thủy sản