1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Cafish Viet Nam)

86 355 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 574,83 KB

Nội dung

Trong những năm gần đây, xuất khẩu có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế đất nước. Trong đó, xuất khẩu thủy sản là một trong những ngành thế mạnh của xuất khẩu Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam là một nước có tiềm năng rất lớn về thủy sản cả nước ngọt và nước mặn, do đó có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản tạo ra nguồn cung nguyên liệu dồi dào cho ngành chế biến thủy sản phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu . Năm 2013 kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản đạt 6,7 tỉ USD tăng 10,1% so với năm 2012 đó là kết quả đáng mừng cho ngành thủy sản Việt Nam. Cho tới nay thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu được sang 170 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó 3 thị trường lớn nhất là EU, Mỹ và Nhật Bản. Trong đó Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm 21,89% tổng kim ngạch xuất khẩu. Một trong những công ty có nhiều đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu thủy sản khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng, cả nước nói chung là công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Cafish Viet Nam). Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thì công ty vẫn phải đối mặt với những vấn đề cần phải khắc phục và giải quyết trong hoạt động xuất khẩu thủy sản. Tình hình xuất khẩu có gia tăng nhưng chịu nhiều sức ép cạnh tranh, an toàn vệ sinh thực phẩm, quy kết bán phá giá của Mỹ và các nước Tây Âu gây nhiều bất lợi cho công ty. Cùng với biến đổi khí hậu ảnh hưởng không nhỏ đến việc nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản. Vì vậy em chọn đề tài: “ phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Cafish Viet Nam)” để qua đó có thể thấy rõ được thực trạng xuất khẩu của công ty từ đó có thể đề x uất được những giải pháp thích hợp nhằm giúp cho công ty nói riêng và ngành thủy sản Việt Nam nói chung có thể đạt được hiệu quả cao hơn trong hoạt động xuất khẩu thủy sản.

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG1 1

GIỚI THIỆU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 1.2.1 mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 1.3.1 Phạm vi không gian nghiên cứu 2

1.3.2 Phạm vi thời gian nghiên cứu 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 CHƯƠNG 2 4

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN4 2.1.1 Khái quát về hoạt động xuất khẩu và vai trò của hoạt động xuất khẩu 4 2.1.1.1 Khái niệm xuất khẩu 4

2.1.1.2 Vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế 4

2.1.1.3 Mục tiêu của xuất khẩu 5

2.1.1.4 Nhiệm vụ xuất khẩu 5

2.1.2 Phương hướng phát triển xuất khẩu 5

2.1.2.1 Căn cứ để xác định phương hướng xuất khẩu 6

2.1.2.2 Phương hướng phát triển xuất khẩu của Việt Nam 6

2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình và hiệu quả xuất khẩu 6

2.1.3.1 Doanh thu 6

2.1.3.2 Lợi nhuận 6

2.1.3.3 Chi phí 6

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu 7

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU8 2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 8

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 8

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 8

CHƯƠNG 3 11

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ (CAFISH VIỆT NAM) 11

3.1 GỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY11 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 11

3.1.2 Lĩnh vực hoạt động 12

3.1.3 Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự 12

3.1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý 12

3.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 13

3.1.3.3 Tình hình nhân sự của công ty Cafish Viet Nam 15

3.2 GIỚI THIỆU VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 16 3.2.1 Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm của công ty 16

3.2.1.1 Quy mô sản xuất kinh doanh của công ty 16

Trang 2

3.2.1.2 Sản phẩm và quy trình chế biến của công ty 16

3.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011 đến năm 2013 19

3.2.2.1 Phân tích doanh thu và lợi nhuận 21

3.2.2.2 Chi phí 23

3.3 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH25 3.3.1 Thuận lợi 25

3.3.2 Khó khăn 26

3.4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH TRONG THỜI GIAN TỚI 26 3.4.1 Hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư 26

3.4.2 Tiếp thị 26

3.4.3 Tài chính 27

3.4.4 Nhân lực 27

CHƯƠNG 4 28

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ 28

4.1 CÁC ĐẶC ĐIỂM ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ28 4.1.1 Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 28

4.1.2 Nhu cầu nhập khẩu thủy sản của thế giới 30

4.1.3 Giá thủy sản nguyên liệ u ở Đồng Bằng Sông Cửu Long 31

4.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ34 4.2.1 Phân tích theo kim ngạch và sản lượng 34

4.2.2 Phân tích theo cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 36

4.2.3 Phân tích tình hình xuất khẩu theo thị trường 43

4.3 PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ 48 4.3.1 Các yếu tố bên trong 48

4.3.1.1 Nguồn nguyên liệu đầu vào 48

4.3.1.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực 49

4.3.1.3 Công tác marketing 51

4.3.2 Các yếu tố bên ngoài 52

4.3.2.1 Yếu tố khoa học công nghệ 52

4.3.2.2 Chính sách đối với xuất khẩu của nhà nước 53

4.3.2.3 Tỉ giá hối đoái 54

4.3.2.4 Đối thủ cạnh tranh 55

4.3.2.5 Sản phẩm thay thế 58

4.4 DỰ BÁO TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ TRONG THỜI GIAN TỚI58 4.4.1 Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2014 58

4.4.2 Dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty Cafish 61

CHƯƠNG 5 67

Trang 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA

CÔNG TY CAFISH VIET NAM 67

5.1 PHÂN TÍCH SWOT VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY67 5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU70 5.2.1 Nguồn nguyên liệu đầu vào 70

5.2.2 Giải pháp về công ty 70

5.2.3 Giải pháp nguồn nhân lực 71

5.2.4 Giải pháp về công nghệ - sản xuất 77

5.2.5 Giải pháp thị trường 71

5.2.6 Giải pháp về marketing 72

CHƯƠNG 6 74

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74

6.1 KẾT LUẬN74 6.2 KIẾN NGHỊ74 6.2.1 Đối với hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) 74 6.2.2 Đối với nhà nước 75

6.2.3 Đối với doanh nghiệp 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

Trang 4

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 2.1 Đồ thị hàm số mũ 10

Hình 3.1 Trụ sở công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ 12

Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy quản lý công ty Cafish Viet Nam 13

Hình 3.3 Quy trình chế biến sản phẩm của công ty 18

Hình 3.4 Tổng doanh thu và lợi nhuận của công ty Cafish (2011 – 2013) 22

Hình 3.5 Tổng chi phí công ty Cafish Viet Nam (2011 – 2013) 23

Hình 4.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam (2008 – 2013) 28

Hình 4.2 Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản của Việt Nam (2 008 – 2013) 30

Hình 4.3 Tỷ trọng thị trường xuất khẩu của Việt Nam 2013 31

Hình 4.4 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty Cafish Viet Nam (2011 – 2013) 35

Hình 4.5 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của công ty (2011 – 2013) 38

Hình 4.6 Tỷ trọng khối lượng sản phẩm xuất khẩu của công ty năm 2013 41

Hình 4.7 Trình độ lao động của công ty Cafish Viet Nam 51

Hình 4.8 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (2008 – 2013) 59

Hình 4.9 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công t y Cafish Viet Nam giai đoạn 2008 – 2013 61

Hình 4.10 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty Cafish Viet Nam (2008 – 2013) 63

Hình 4.11 Biểu đồ dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty Cafish Viet Nam 65

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 3.1 Cơ cấu nhân sự tại công ty Cafish Viet Nam 15

Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cafish (2011 – 2013) 20

Bảng 3.3 Doanh thu và lợi nhuận của công ty Cafish Viet Nam 21

Bảng 3.4 Chi phí của công ty Cafish Viet Nam (2011 – 2013) 24

Bảng 4.1 Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản của Việt Nam 29

Bảng 4.2 Giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL 2012 – 2013 32

Bảng 4.3 Giá tôm càng xanh nguyên liệu loại 1 tại một số địa phương ĐBSCL 2012 – 2013 33

Bảng 4.4 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty giai đoạn từ năm 2011 – 2013 34

Bảng 4.5 Cơ cấu kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu của công ty Cafish 2011 – 2013 37

Bảng 4.6 Khối lượng sản phẩm xuất khẩu của công ty (2012 – 2013) 40

Bảng 4.7 Cơ cấu sản lượng các mặt hàng xuất khẩu của công ty (2011 – 2013) 41 Bảng 4.8 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu các thị trường trên thế giới của công ty Cafish (2011 – 2013) 44

Bảng 4.9 Cơ cấu sản lượng xuất khẩu vào các thị trường trên thế giới của công ty Cafish (2011 – 2013) 47

Bảng 4.10 Danh sách các nhà cung ứng nguyên liệu chính cho công ty Cafish Viet Nam 48

Bảng 4.11 Thiết bị máy móc phục vụ sản xuất của công ty Cafish Viet Nam 50

Bảng 4.12 Sản lượng v à kim ngạch xuất khẩu của công ty Cafish (2008 – 2013) 60

Bảng 4.13 Kim ngạch xuất khẩu bình quân trượt giản đơn 3 mức độ 62

Bảng 4.14 Kiểm định độ phù hợp của mô hình 63

Bảng 4.15 Kiểm định sự phù hợp của mô hình để suy rộng cho tổng thể 64

Bảng 4.16 Ý nghĩa của các nhóm trong phương trình hồi quy 64

Bảng 4.17 Giá trị thực và giá trị dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty Cafish Viet Nam 65

Bảng 5.1 Phân tích SWOT về xuất khẩu thủy sản của công ty 68

Trang 6

DANH MỤC VIẾT TẮT

TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

AFTA: Asean Free Trade Area

(Khu vực mậu dịch tự do Asean)

APEC: Asea Pacific Economic Cooperation

(Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương)

ASEAN: Asssociation Of Southeast Asean Nations

(Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á)

BRC: British Retailer Consortium

(Tiêu chuẩn toàn cầu hóa về an toàn thực phẩm)

BHXH: Bảo hiểm xã hội

BHYT: Bảo hiểm y tế

ĐBSCL: Đồng bằng sông cửu long

(Liên minh Châu Âu)

HACCP: Hazard Analisys and Critical Control Points

(Tiệu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm)

TCHC: Tổ chức hành chính

TNDN: Thu nhập doanh nghiệp

WTO: World Trade organization

(Tổ chức thương mại thế giới)

VASEP: The Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers

(Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy s ản Việt Nam)

Trang 7

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trong những năm gần đây, xuất khẩu có vai trò hết sức quan trọng trongviệc thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế đất nước Trong đó, xuất khẩu thủy sản làmột trong những ngành thế mạnh của xuất khẩu Việt Nam Bên cạnh đó , ViệtNam là một nước có tiềm năng rất lớn về thủy sản cả nước ngọt và nước mặn, do

đó có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thủysản tạo ra nguồn cung nguyên liệu dồi dào cho ngành chế biến thủy sản phục vụnhu cầu trong nước và xuất khẩu

Năm 2013 kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản đạt 6,7 tỉ USD tăng 10,1%

so với năm 2012 đó là kết quả đáng mừng cho ngành th ủy sản Việt Nam Cho tớinay thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu được sang 170 quốc gia và vùng lãnh thổ,trong đó 3 thị trường lớn nhất là EU, Mỹ và Nhật Bản Trong đó Hoa Kỳ vẫn làthị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm 21,89% tổng kimngạch xuất khẩu

Một trong những công ty có nhiều đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu thủysản khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng, cả nước nói chung là công tyTNHH xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Cafish Viet Nam) Bên cạnh những kếtquả đã đạt được, thì công ty vẫn phải đối mặt với những vấn đề cần phải khắcphục và giải quyết trong hoạt động xuất khẩu thủy sản Tình hình xuất khẩu cógia tăng nhưng chịu nhiều sức ép cạnh tranh, an toàn vệ sinh thực phẩm, quy kếtbán phá giá của Mỹ và các nước Tây Âu gây nhiều bất lợi cho công ty Cùng vớibiến đổi khí hậu ảnh hưởng không nhỏ đến việc nuôi trồng, đánh bắt, chế biến

thủy sản Vì vậy em chọn đề tài: “ phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của

công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Cafish Viet Nam)” để qua

đó có thể thấy rõ được thực trạng xuất khẩu của công ty từ đó có thể đề x uấtđược những giải pháp thích hợp nhằm giúp cho công ty nói riêng và ngành thủysản Việt Nam nói chung có thể đạt được hiệu quả cao hơn trong hoạt động xuấtkhẩu thủy sản

Trang 8

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu củacông ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Cafish Viet Nam)

Mục tiêu 3: Đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu củacông ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Cafish Viet Nam)

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Phạm vi không gian nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu tại địa điểm thực tập là công ty TNHH xuất nhậpkhẩu thủy sản Cần Thơ (Cafish Việt Nam)

1.3.2 Phạm vi thời gian nghiên cứu

Số liệu sử dụng để phân tích trong đề tài là số liệu được thu thập trongkhoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2013

Điểm hạn chế của đề tài là không có số liệu về giá các mặt hàng của công ty

vì thế mà việc ứng dụn g phương pháp thay thế liên hoàn không được sử dụng

Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 06/01/2014 đến ngày28/04/2014

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình xuất khẩu tôm , cá của công ty TNHHxuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Cafish Việt Nam)

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trong quá trình thực hiện luận văn tác giả đã tham khảo một số đề tài, luậnvăn của các khóa trước:

Trang 9

Đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty trách nhiệm hữuhạn xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (cafish Viet Nam)” của tác giả: Thạch ThịMinh Trang – lớp ngoại thương k32 trường đại học Cần Thơ

Nội dung đề tài: Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh để phân tíchhoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Cafish giai đoạn 2009 – 2011 Sử dụng

ma trận SWOT để đánh giá chung về những mặt đạt được cũng như những hạnchế, cơ hội và đe dọa của hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty nhằm đề ramột số giải pháp giúp công ty nâng cao năng lực cạnh tranh và có những phảnứng kịp thời trước sự thay đổi của môi trường cạnh tranh như: Nâng cao năng lựckhai thác và nuôi trồng thủy sản, năng lực chế biến tại công ty, thực hiện tốt vệsinh an toàn thực phẩm, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, xây dựngthương hiệu, chú trọng mở rộng thị trường xuất khẩu để nâng cao sức cạnh tranh

Đề tài: “Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty hải sản 404” củatác giả: Trần Thị Mai – lớp ngoại thương k33 trường đại học Cần Thơ

Nội dung đề tài: Đề tài phân tích đánh giá tình hình xuất khẩu thủy sản củacông ty và đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản cho cácdoanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung và của công ty 404 nóiriêng Tác giả đã dùng phương pháp số tương đố i, tuyệt đối để so sánh tình hìnhxuất khẩu của công ty từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao tình hình xuất khẩu

Tóm lại: Qua những bài tham khảo trên tác giả rút ra được một số điểm lưu

ý sau: Để có thể hiểu được hết thực trạng xuất khẩu thủy sản của công ty thìchúng ta cần nắm rõ được n hững điểm mạnh và điểm yếu mà công ty đang có,kim ngạch và sản lượng của công ty tăng hay giảm còn p hụ thuộc vào nhiều yếu

tố như: Giá nguyên liệu đầu vào, thị trường xuất khẩu, đối thủ cạnh tranh…, để

có thể nâng cao được khả năng cạnh tranh trong xuất k hẩu thì công ty cần phảixây dựng những biện pháp và chiến lược phù hợp trong tương lai

Trang 10

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Khái quát về hoạt động xuất khẩu và vai trò của hoạt động xuất khẩu

2.1.1.1 Khái niệm xuất khẩu

Xuất khẩu trong lý luận thương mại là việc bán hàng hóa, dịch vụ cho nướcngoài

Tất cả các nước trên thế giới đều có hoạt động xuất khẩu, vì công việc kinhdoanh quốc tế chiếm một phần đáng kể trong tất cả khối lượng thương mạ i và lợinhuận Nhờ có hoạt động xuất khẩu (bán hàng ra thị trường quốc tế), các quốcgia có thể cải tiến hiệu năng nhờ quy mô lớn trong sản xuất, trong tiếp thị vàtrong phân phối, đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước Mặt khác, xuất khẩucòn giải quyết việc làm cho người lao động

Nhờ có hoạt động xuất khẩu mà các doanh nghiệp xuất khẩu có thể phân bổchi phí cố định cho nhiều sản phẩm hơn, bớt được giá thành sản xuất và tăngthêm lợi nhuận Giá thành thấp hơn cũng có nghĩa là giá bán thấp hơn tạo điềukiện cho hàng hóa xuất khẩu có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới Việc khốilượng hàng hóa xuất khẩu tăng giúp cho sản xuất trong nước tăng trưởng cũng cónghĩa là sử dụng thêm được năng lực còn bỏ trống chưa dùng

 Tóm lại, xuất khẩu là một hình thức tr ao đổi hàng hóa, dịch vụ trên thịtrường thế giới nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của một quốc gia không thể

tự đáp ứng cho chính mình, đồng thời đem lại ngoại tệ cho các nước xuất khẩu,giải quyết việc làm cho người lao động

2.1.1.2 Vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế

Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nền kinh tếđất nước Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu

và tích lũy phát triển sản xuất Đẩy mạnh xuất khẩu được xem là yếu tố quantrọng kích thích sự tăng trưởng kinh tế Việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mởrộng quy mô sản xuất, nhiều ngành hàng mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu gâyphản ứng dây chuyền giúp cho các ngành kinh tế khác phát triển, làm tăng tổngsản phẩm xã hội và nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả

Xuất khẩu còn có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sảnxuất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới về năng xuất, chấtlượng, quy cách, giá cả Do đó, để đáp ứng yêu cầu ng ày càng cao của thị trườngthế giới về quy cách chất lượng sản phẩm thì một mặt sản xuất phải đổi mới trang

Trang 11

thiết bị công nghệ, mặt khác, lao động đòi hỏi phải nâng cao tay nghề, học hỏikinh nghiệm sản xuất tiên tiến.

Đẩy mạnh xuất khẩu tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theohướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của đấtnước

Đẩy mạnh xuất khẩu làm tăng sản lượng sản xuất của quốc gia thông quaviệc mở rộng thị trường quốc tế

Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu có tác động tích cực và có hiệu quả nângcao mức sống của nhân dân vì khi mở rộng xuất khẩu thì tình trạng thất nghiệp sẽgiảm đi, người lao động sẽ có công ăn việc làm, có thu nhập ổn định

Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa cá c nướctrên thế giới, nâng cao địa vị và vai trò của một quốc gia trên trường quốc tế

Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu là hướng phát triển có tính chất chiến lược đểđưa đất nước thành một nước công nghiệp mới trong giai đoạn hiện nay

2.1.1.3 Mục tiêu của xuất khẩu

Một doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu có thể không phải nhậpkhẩu, mà để thu ngoại tệ và hưởng lợi nhuận nhờ lợi thế trao đổi giữa các quốcgia trên thế giới Hoặc ở một thời điểm nào đó, một quốc gia xuất khẩu cũng cóthể dùng để trả nợ, phục vụ cho các hoạt động ngoại giao Mục tiêu của xuấtkhẩu được đề ra trong một thời gian dài Mục tiêu này có thể không hoàn thànhgiống với mục tiêu của một doanh nghiệp, hay mục tiêu của một thời kỳ nào đó

Do vậy mục tiêu quan trọng nhất của xuất kh ẩu là để nhập khẩu đáp ứng nhu cầucủa nền kinh tế Nhu cầu của nền kinh tế rất đa dạng như: Phục vụ cho côngnghiệp hóa đất nước, dùng cho tiêu dùng, cho xuất khẩu và tạo thêm công ăn việclàm

Xuất khẩu là để nhập khẩu, do đó thị trường xu ất khẩu phải gắn với thịtrường nhập khẩu Phải xuất phát từ yêu cầu thị trường nhập khẩu để xác địnhphương hướng và tổ chức nguồn hàng thích hợp

2.1.1.4 Nhiệm vụ của xuất khẩu

Phải ra sức khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực (vốn, nhân lực, tài nguyênthiên nhiên, cơ sở vật chất, công nghệ,…)

Nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu để tăng nhanh khối lượng vàkim ngạch xuất khẩu

Tạo ra những mặt hàng (nhóm hàng) xuất khẩu chủ lực đáp ứng những đòihỏi của thị trường thế giới và của khách hàng về chấ t lượng và số lượng, có sứchấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao

Trang 12

2.1.2 Phương hướng phát triển xuất khẩu

2.1.2.1 Căn cứ để xác định phương hướng xuất khẩu

Căn cứ vào nguồn lực bên trong , căn cứ vào yêu cầu và xu hướng phát triểncủa thị trường: Đó là nhu cầu của thị trường nhập khẩu, các thị trường truyềnthống Căn cứ vào hiệu quả kinh tế: Tức là lợi thế tương đối của mặt hàng(nhóm hàng) xuất khẩu

2.1.2.2 Phương hướng phát triển xuất khẩu của Việt Nam

Tăng nhanh và vững chắc tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.Chuyển dịch cơ cấu sản xuất, xuất khẩu đảm bảo cán cân thương mại hợp lý

Mở rộng, đa dạng hóa thị trường và phương thức kinh doanh , hội nhập kinh

tế khu vực và thế giới Đa dạng, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng các mặthàng xuất khẩu

2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình và hiệu quả xuất khẩu

2.1.3.1 Doanh thu

Doanh thu thuần là toàn bộ số tiền thu được từ việc bán sản phẩm, hànghóa, cung ứng dịch vụ sau khi trừ các khoản thuế thanh toán, giảm giá hàng bán,hàng bán bị trả lại và được khách hàng chấp nhập thanh toán

Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu rất phức tạp, có những khoản thubằng ngoại tệ, có những khoản thu bằng tiền Việt Nam Để đánh giá tình hìnhkinh doanh xuất nhập khẩu của công ty thì ta dùng chỉ tiêu doa nh thu ngoại tệquy về USD và doanh thu quy về đồng Việt Nam

2.1.3.2 Lợi nhuận

Lợi nhuận là cốt lõi của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh Lợi nhuậnđược hiểu đơn giản như một khoản tiền chênh lệch dôi ra giữa tổng thu nhập vàtổng chi phí hoạt động kinh doanh Như vậy nếu lấy tổng thu nhập trừ đi toàn bộchi phí hoạt động (tiền công, tiền lương, tiền mua nguyên liệu, nhiên liệu, trả lãitiền vay…) ta sẽ được phần còn lại là lợi nhuận

Công thức tính lợi nhuận:

Lợi nhuận = doanh thu bán hàng xuất nhập khẩu – giá vốn hàng xuất nhậpkhẩu – tổng chi phí lưu thông

2.1.3.3 Chi phí

Chi phí sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiềncủa toàn bộ hao phí về vật chất và về lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sảnxuất, tiêu thụ sản phẩm v à một số khoản tiền thuế gián thu mà doanh nghiệp phải

bỏ ra để thực hiện hoạt động sản xuất - kinh doanh trong một thời kỳ nhất định

Trang 13

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu

a) Nguồn lực

Nguồn lực vật chất là những tài sản mà công ty sử dụng để tiến hành kếhoạch chiến lược, được phản ánh trong bảng báo cáo bao gồm: Tiền mặt, tồnkho, máy móc, thiết bị,…

Nguồn lực nhân viên: Là khả năng, trình độ của nhân viên

Thông qua việc phân tích nguồn nhân lực và vật lực của công ty có thể thấyđược những điểm mạnh và điểm yếu của công ty, từ đó quyết định công ty sẽ làngười dẫn đầu hay theo sau

b) Giá cả

Giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu vàhiệu quả kinh doanh xuất khẩu của công ty Nếu giá vốn cao trong khi giá xuấtkhẩu thấp thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không có hiệu quả.Ngược lại giá xuất khẩu cao trong khi chất lượng hàng hóa còn thấp thì hàng hóa

sẽ bị tiêu thụ chậm đi và doanh nghiệp sẽ dần bị mất thị phần và cũng ảnh hưởngxấu đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp Do đó, cần phải có chính sáchđiều chỉnh giá phù hợp

c) Vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật

Quy mô kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào cơ sở vật chất kỹ thuật củ a doanhnghiệp xuất nhập khẩu: Kho, mặt bằng kinh doanh, trang bị máy móc và kỹ thuậtcông nghệ, phương tiện vận chuyển, chuyên chở , … Để có thể đáp ứng đượcnhững vấn đề này cốt lõi nhất là khả năng tài chính của công ty

d) Chất lượng hàng hóa

Đây là nhân tố rất quan trọng, các doanh nghiệp muốn giữ vững uy tín củasản phẩm và muốn chiếm vị trí cao trong sản xuất kinh doanh một loại sản phẩmnào đó, không còn con đường nào khác là phải luôn nâng cao chất lượng sảnphẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho xã hội Muốn vậy, việc phân tíchchất lượng sản phẩm phải được chú trọng và tiến hành thường xuyên Hàng hóachất lượng xấu rất khó bán hoặc bán với giá thấp không những làm ảnh hưởngđến doanh thu bán hàng mà còn ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh của công ty.Chất lượng sản phẩm là tiêu chuẩn tồn tại và phát triển của doanh nghi ệp

e) Các nhân tố khác

Khoa học công nghệ, chính sách của nhà nước, đối thủ cạnh tranh, nhữngnhân tố này cũng ảnh hưởng rất lớn đến công ty Công ty cần phải có những biệnpháp để có thể đạt được hiệu quả cao như: Cập nhật thông tin văn bản pháp luật,

áp dụng những biện pháp khoa học công nghệ

Trang 14

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Vùng nghiên cứu của đề tài là các số liệu kinh doanh của công ty TNHHxuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Cafish Viet Nam)

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp được cung cấp từ các bảng báo cáo và tài liệu có liên quanđến tình hình xuất khẩu và hoạt động kinh doanh của công ty TNHH xuất nhậpkhẩu thủy sản Cần thơ (Cafish Viet Nam)

Ngoài ra số liệu thứ cấp cũng được thu thập từ các báo cáo và các ấn phẩmkinh tế khác trên các website

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

Đối với mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp phân tích số tương đối để mô tảhiện trạng xuất khẩu thủy sản của công ty, phương pháp phân tích các chỉ tiêu đểđánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, phương pháp tính số trung bình, so sánh

số liệu tuyệt đối và tương đối

Đối với mục tiêu 2, 3: Sử dụng phương pháp phân tích số tương đối và sốtuyệt đối, sử dụng hồi quy để dự báo tình hình xuất khẩu của công ty trong tươnglai Sử dụng ma trận SWOT để tổng hợp các điểm mạnh, điểm yếu hiện tại củacông ty cũng như các cơ hội mà công ty sẽ nhận được và cả những thách thức màcông ty phải đối mặt trong thời gian tới

Các phương pháp:

Sử dụng các phép toán thông thường để xử lý số liệu, phương pháp so sánh :

So sánh số liệu qua các năm, các giai đoạn để rút ra nhận xét, kết luận

Phương pháp số tuyệt đối: So sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặckết quả thực hiện kỳ này với kết quả thực hiện kỳ trước

Công thức: y = y1 y0

Trong đó:

y0: Chỉ tiêu năm trước

y1: Chỉ tiêu năm sau

y: Phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế

Phương pháp số tương đối: Là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích

so với chỉ tiêu kỳ gốc để thực hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênhlệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng

Trang 15

Công thức: y = * 100

0 0 1

y y

y

Trong đó:

y0: Chỉ tiêu năm trước

y1: Chỉ tiêu năm sau

y: Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế

Số bình quân trượt: Là số bình quân cộng của một nhóm nhất định có mức

độ trong dãy số Được tính bằng cách lần lượt loại trừ dần mức độ đầu đồng thờithêm vào mức độ tiếp theo sao cho số lượng các mức độ tham gia tính số bình

quân là không đổi (Nguyễn Thị Hồng Dân 2014 Giáo trình thống kê dự báo

Y n  nn

Phương pháp hồi quy: Là phương pháp được vận dụng trong thống kê đểbiểu diễn xu hướng ph át triển của những hiện tượng có nhiều dao động ngẫunhiên, mức độ tăng giảm thất thường Từ một dãy số thời gian, căn cứ vào đặcđiểm biến động trong dãy số, dùng phương pháp hồi quy để xác định trên đồ thịmột đường xu thế có tính chất lý thuyết thay cho đường gấp khúc thực tế Dựavào quan sát trên đồ thị cộng với phân tích lý luận về bản chất của hiện tượng mà

ta chọn hàm cho thích hợp với mô hình

Để dự báo tình hình kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty TNHH xuấtnhập khẩu thủy sản Cần Thơ trong năm 2014 và 2015 tác giả đã chọn hàm mũ đểphân tích

Trang 16

f

0

t

Trang 17

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU

THỦY SẢN CẦN THƠ (C AFISH VIET NAM) 3.1 GỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY

Được sự cho phép của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Cần Thơ và công ty

cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An từ ngày 20 tháng 02 năm 2008 xínghiệp hợp tác kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ chính thức chuyểnđổi pháp nhân và lấy tên là công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ(Cafish Viet Nam)

Công ty có 3 phân xưởng chế biến thủy sản xuất khẩu: 1 xưởng chế biếntôm đông lạnh, 1 xưởng chế biến cá tra, basa, 1 xưởng chế biến hàng giá trị giatăng (cá và tôm) Công ty là một trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản đượcphép xuất khẩu sang EU, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc

Thông tin về công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ

Tên giao dịch:

CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ – CANTHO IMPORT EXPORT FISHERY LIMITED COMPANY (CAFISH VIETNAM)

Loại hình pháp lý : Công ty TNHH

Trụ sở: Lô 4 khu công nghiệp Trà Nóc 1, quận Bình Thủy, tp Cần Thơ

Trang 18

Hình 3.1: Trụ sở công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ

3.1.2 Lĩnh vực hoạt động

Khai thác, thu mua, chế biến, đóng gói thủy sản xuất khẩu Kinh doanh xuấtnhập khẩu và phân phối sản phẩm đã qua chế biến, đóng gói thực phẩm và hàngtiêu dùng cho các thị trường xuất khẩu

3.1.3 Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự

Cơ cấu tổ chức là một hệ thống các mối quan hệ hoạt động chính thức baogồm nhiều công việc riêng lẻ, cũng như công việc tập thể Sự phân chia côngviệc thành những phần việc cụ thể nhằm xác định ai sẽ làm những việc gì và kếthợp nhiều công việc cụ thể nhằm chỉ rõ cho mọi người thấy họ phải cùng nhaulàm việc như thế nào? Cơ cấu tổ chức cho nhân viên cùng làm việc với nhau mộtcách hiệu quả

3.1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý

Bộ máy quản lý được phân bổ như sau:

Ban giám đốc: 01 giám đốc và 03 phó giám đốc, ban giám đốc chịu tráchnhiệm điều hành mọi hoạt động của công ty

Trong những phòng đều có một trưởng phòng (hoặc tổ trưởng phụ trách tổnghiệp vụ, làm theo sự phân công của giám đốc), những người còn lại là nhânviên phụ trách từng công việc riêng biệt

Trang 19

Nguồn: Phòng kinh doanh của công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ

(Cafish Viet Nam)

Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy quản lý công ty Cafish Viet Nam

3.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

a) Giám đốc:

Là người có quyền hạn cao nhất, trực tiếp điều hành quản lý mọi hoạt độngcủa công ty Tổ chức xây dựng các mối quan hệ với khách hàng thông qua hợpđồng kinh tế Đề ra các biện pháp thực hiện chỉ tiêu kế hoạch sao cho đảm bảohoạt động kinh doanh có hiệu quả Giám đốc là người chịu trách nhiệm toàn diệntrước nhà nước và tập thể công nhân viên của mình

b) Phó giám đốc nhân sự:

Điều động, bố trí nhân sự và o các vị trí thích hợp theo năng lực của từngnhân viên trong công ty Quản lý nhân lực, thực hiện các chế độ chính sách, thiđua khen thưởng Tổ chức thu mua nguyên liệu cho phân xưởng chế biến

c) Phó giám đốc tài chính:

Thay mặt giám đốc giải quyết các vấn đề liên quan đến tài chính Quản lý

và sử dụng vốn có hiệu quả Tham mưu cho giám đốc về các hoạt động sử dụngvốn, tài sản, vật tư giá thành phẩm

PHÓ GIÁMĐỐC KỸTHUẬT

PhòngTCHC

TổCungỨng

QuảnĐốc

TổĐiệnMáy

PhòngKỹThuật

Trang 20

Là người được giám đốc chỉ định đại diện lãnh đạo về chất lượng công ty.Tham mưu cho giám đốc về chất lượng sản phẩm Thay mặt giám đốc xem xétcác vấn đề về kỹ thuật.

e) Phòng kế toán:

Phòng kế toán chịu trách nghiệm quản lý tài chính của công ty: Phản ánhcác nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày theo đúng quy định của nhà nước,thống kê các khoản chi phí, có kế hoạch chi trả hợp lý để đảm bảo cung cấp kịpthời các khoản chi tiêu hàng ngày, kiểm tra chứng từ kế toán và các chứng từ cóliên quan đến thanh toán, tín dụng, hợp đồng kinh tế Bên cạnh đó, phòng kế toáncòn có trách nhiệm tham mưu, báo cáo định kỳ cho tổng giám đốc về lãi, lỗ vàhiệu quả kinh doanh, đề xuất các quyết định tài chính để lựa chọn một phương ántối ưu cho công ty về huy động và sử dụng vốn … Ngoài ra, bộ phận kế toán cònđảm nhiệm việc lập và báo cáo các biểu kế toán cho các cơ quan ban ngành theođúng quy định của pháp luật

f) Phòng tổ chức hành chính:

Có 2 chức năng chính:

- Chức năng hành chính quản trị: Tiếp nhận, phát hành công văn , hướngdẫn khách đến làm việc tại công ty, thực hiện việc đưa đón khách hàng, lãnh đạocông ty cũng như vận chuyển hàng hóa…và xây dựng cơ bản

- Chức năng tổ chức nhân sự: Tính toán chi trả tiền lương cho người laođộng theo đúng quy định, giải quyết các chế độ chính sách, BHXH, BHYT chongười lao động, tuyển và đào tạo lao động cung cấp cho các bộ phận trong công

ty, đồng thời phối hợp với xưởng đông lạnh tổ chức điều động nhân sự hợp lýtheo dây chuyền chế biến

g) Phòng kinh doanh:

Phòng kinh doanh thực hiện chức năng: Trao đổi thông tin, tiếp xúc và làmviệc với khách hàng trong và ngoài nước, ký kết hợp đồng mua bán, lập chứng từmua bán nội ngoại thương , tham dự các kỳ hội chợ mà công ty tham gia nhằmgiới thiệu sản phẩm, tìm kiếm đối tác mới, mở rộng thị trường xuất khẩu Bêncạnh đó, phòng kinh doanh còn chịu trách nhiệm lập các biểu kế hoạch sản xuất,tiêu thụ sản phẩm, thực hiện việc mua nguyên liệu để đáp ứng cho nhu cầu chếbiến của xưởng đông lạnh

h) Phòng xuất nhập khẩu:

Tham mưu cho giám đốc về hoạt động xuất nhập khẩu Thực hện công tácxuất nhập khẩu và quản lý tập trung các bộ hồ sơ chứng từ xuất nhập khẩu củacông ty

Trang 21

Quản lý, điều phối công tác vận chuyển đường bộ và đường biển phục vụcông tác xuất nhập hàng hóa của công ty.

Tổ chức tiếp nhận quản lý hàng hóa đông lạnh thành phẩm của công ty đảmbảo về số lượng và chất lượng Quản lý hồ sơ tài liệu liên quan đến các tranhchấp thương mại

3.1.3.3 Tình hình nhân sự của công ty Cafish Viet Nam

Hiện nay tổng số cán bộ của công ty là 489 người :

Bảng 3.1 Cơ cấu nhân sự tại công ty Cafish Viet Nam

Số lượng lao động Tỉ trọngTrình độ

Trang 22

(Cafish Việt Nam)

Qua bảng 3.1, ta thấy số lao động phổ thông của công ty còn chiếm rấtnhiều, chiếm 80,6% so với tổng số lao động của toàn công ty Lao động có trình

độ phổ thông chiếm đa số và là bộ phận lao động trực tiếp làm ra sản phẩm củacông ty, vì vậy để sử dụng có hiệu quả các loại máy móc thiết bị, khoa học côngnghệ hiện đại như ngày nay thì công ty cần phải đào tạo công nhân của mình đạtmột trình độ chuyên môn hơn Ngoài ra, trên thực tế để hoạt động kinh doanh củacông ty được hiệu quả thì công ty cần phải có một đội ngũ công nhân viên cótrình độ và thành thạo trong công việc Do đó, công ty Cafish Viet Nam đang cóhướng đào tạo một đội ngũ lao động có trình độ học vấn và lực lượng công nhânlành nghề nhằm đáp ứng nhu cầu cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùngngành trên thị trường thế giới

3.2 GIỚI THIỆU VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

3.2.1 Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm của công ty

3.2.1.1 Quy mô sản xuất kinh doanh của công ty

Công ty TNHH xuất nhập khẩu Cần Thơ (Cafish Viet Nam) hoạt động chủyếu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Do công ty mới thành lậpnăm 2007 cho nên quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chưa rộng.Nhưng để đáp ứng kịp thời số lượng hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng mà công

ty đã ký kết và để giữ được uy tín thì công ty đã tiến hành thu mua hàng từ cáctrại nuôi thủy sản, hợp tác xã Ký kết hợp đồng trước mỗi vụ thu hoạch vớinhững kích cỡ đã được công ty quy định trong hợp đồng

Đồng thời công ty cũng mua hàng từ các phân xưởng, từ những nhà nôngdân đem đến công ty bán Công ty sẽ thu mua toàn bộ với giá cả và những điềukiện được tự do thỏa thuận trong mỗi lần mua bán nhưng vẫn phù hợp với giá thịtrường Sau khi mua xong công ty sẽ thanh toán bằng hóa đơn với thái độ thânthiện để tạo được thiện chí mua bán ở lần sau Đồng thời cũng giúp công ty muađược những loại tôm, cá đạt chất lượng từ phía người cung cấp nguyên liệu chếbiến Sau khi công ty đã tiến hành thu gom, tập trung số lượ ng nguyên liệu đểchế biến Các nguyên liệu này sẽ được chế biến trê n dây chuyền công nghệ riêngphù hợp với từng loại nguyên liệu Sau khi đã được xử lý ở giai đoạn sơ chế, sảnphẩm được đưa đến phân xưởng chế biến tôm, cá Tiếp theo sản phẩm đượcchuyển đến băng tải sang khâu cấp đông băng truyền nhiệt độ từ (-40o C) đến (-

30o C) trước khi đưa vào máy rung tách rời để chuẩn bị đóng gói chân không.Sản phẩm được đóng gói vào thùng carton theo quy cách đặt hàng và đưa ra kho

dự trữ để chờ xuất khẩu Các sản phẩm của công ty được xuất khẩu chủ yếu ở cácthị trường như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Á, EU

3.2.1.2 Sản phẩm và quy trình chế biến của công ty

Trang 23

a) Sản phẩm của công ty:

Công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ chuyên chế biến các loạisản phẩm bắt nguồn từ tôm và cá

Mô tả sản phẩm cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu:

Tên khoa học: Pangasius bocourti

Tên thương mại: Pangasius, bocourti, bocourti fish

Mô tả: Pangasius là loại cá có hương vị, kết cấu thịt mịn trắng tốt Dòngnước chảy xiết của sông Mekong đã mang đến cho cá tra hương vị tinh khiết vàtrong sạch Thịt cá được nấu chính sẽ có màu trắng tựa ngà voi

Nguồn gốc cung cấp: Cá tra, basa được nuôi phổ biến ở Việt Nam, ở cáctrang trại nuôi cá được đặt ở An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long

Phương pháp thu hoạch: Thu hoạch tại các bè nuôi cá trên sông hoặc trongcác ao nuôi

Hương vị: Cá tra có vị thơm ngon, dịu dàng

Kết cấu thịt: Cá có kết cấu thịt chắc và sáng bóng

Quản lý chất lượng: Cá tra đông lạnh theo phương thức gói kẹo sẽ được bảođảm chất lượng trong vòng 12 tháng Ngày nay, cá tra fillet đã được biết đến nhưmột trong những sản phẩm được quản lý chất lượng chặt chẽ trong ngành côngnghiệp thực phẩm Cá tra được nuôi bằng ngũ cốc để đảm bảo chất lượng đạttheo tiêu chuẩn, kết cấu thịt, và hương vị của miếng Dòng sản phẩm chính: FilletIQF and block shatter pack, battered fry

Mô tả sản phẩm tôm đông lạnh xuất khẩu:

Nguồn gốc cung cấp nguyên liệu: Tôm được nuôi phổ biến ở Bạc Liêu, S ócTrăng, Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh Tổng nguyên liệu của cá và tôm trongngày là khoảng 40 – 50 triệu tấn Sản phẩm hoàn thành trong mỗi ngày dao động

từ 20 – 30 triệu tấn

b) Quy trình chế biến sản phẩm:

Kỹ nghệ chế biến thực phẩm đông lạnh là một trong những kỹ nghệ phứctạp được thực hiện theo chu trình khép kín bắt đầu từ khâu tiếp nhận, xử lýnguyên liệu đầu vào Tùy theo nhu cầu thị trường và đơn đặt hàng, sản phẩm chủyếu là thực phẩm thủy sản xuất khẩu Có 2 giai đoạn chủ yếu trong quy trình chếbiến, sau đây là quy trình tóm tắt điển hình về chế biến tôm, cá đông lạnh cao cấpxuất khẩu

Trang 24

Nguồn: Phòng kỹ thuật của công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ

(Cafish Việt Nam)

Hình 3.3 Quy trình chế biến sản phẩm của công ty

Cấp đông(băng chuyền)T= -40oCđến -35o CĐóng gói

TempuraNobashi

Ebi - FryLuộc

Trang 25

Khâu tiếp nhận: Kiểm tra kích cỡ các loại, trọng lượng tại địa điểm thumua: Tôm, cá được đánh giá cỡ loại theo quy định, trọng lượng sơ bộ Tôm, cáđến trước mua trước, ưu tiên tôm cá có chất lượng cao: Cá nguyên con, tômnguyên con, tôm còn sống Nước được sử dụng để rửa tôm, cá là nước sạch làmmát Tôm, cá kém phẩm chất được tách riêng và ghi tỉ lệ.

Quy trình chế biến sản phẩm tôm: Tùy theo từng mặt hàng tôm mà công ty

sẽ điều hành chế biến

Vặt đầu tôm: Yêu cầu tôm vặt đầu còn giữ hai mép thịt đầu phẳng phiu.Nguyên liệu vừa đủ làm, tránh tình trạng quá tải , tôm vặt đầu có thể sơ chế trước.Sản phẩm không bị lây nhiễm, sạch, vừa sơ chế vừa kiểm tra, có sự giám sát củacán bộ quản lý Loại bỏ nội tạng, gạch, chân dính ở mép thịt đầu

Bóc vỏ, xẻ lưng lấy đường gâ n: Các loại tôm được chế biến vợt đầu, bóc

vỏ, xẻ lưng, rút chỉ Giai đoạn này được tiếp xúc với nhiều vật dụng và tay ngườinên điều kiện đảm bảo vệ sinh phải nghiêm ngặt Rửa tôm bằng nước đã xử lýsạch, lạnh, nước rửa tôm phải thay liên tục

Phân cỡ: Theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc theo yêu cầu của đơn đặt hàng,thông thường sẽ có rất nhiều quy cách phân cỡ, tùy theo mỗi loại mà có cáchphân cỡ khác nhau

Quy trình chế biến sản phẩm cá: Sau khi nguyên liệu đã được thông qua ởkhâu tiếp nhận Cá sẽ được làm thịt rồi nhúng vào bồn chứa nước sạch để loại bỏmáu cá Kế đó cá được thái thành hai miếng fillet dọc theo thân đồng thời loại bỏcác bộ phận bên trong như: Đầu, xương và vây cá Các miếng fillet sẽ được rửadưới vòi nước chảy nhằm loại bỏ những chất dơ trong quá trình làm cá Khi sơchế xong các miếng fillet được đưa vào máy lạn da để loại bỏ lớp da hoặc mỡcòn bám trên miếng cá Qua giai đoạn trên cá sẽ được kiểm tra xem có kí sinhtrùng hay không, đối với những miếng cá bị nhiễm bẩn sẽ bị loại bỏ Cá đượcphân loại theo màu sắc, theo kích cỡ phù hợp với yêu cầu khách hàng và đínhkèm đầy đủ thông tin Sau quá trình phân loại cá sẽ được rửa sạch lại lần cuốinhằm bảo đảm có thể loại hết những mẫu thịt vụn hoặc mỡ cá Sau đó sản phẩmđược băng chuyền IQF tải sang khâu cấp đó ng băng, nhiệt độ được giữ ở <0oC

và qua máy tái đông, máy mạ băng (5 - 20%) trước khi đưa vào máy rung táchrời để chuẩn bị đóng gói Mỗi đơn vị s ản phẩm đều được dò tìm kim loại, kiểmtra chính xác những mẫu thử trước và sau khi sử dụng trong suốt tiến trình sảnxuất Sản phẩm được đóng vào thùng carton theo quy cách đặt hàng và đưa vàokho trữ phẩm bảo quản nhiệt độ <= -18o C chờ xuất khẩu Sản phẩm sẽ được xelạnh chuyên dụng vận chuyển hàng xuất khẩu ở nhiệt độ <= -18o C

3.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2011 - 2013

Trang 26

Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cafish (2011-2013)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chênh lệch(triệu đồng)

Tỷ lệ(%)

Chênh lệch(triệu đồng)

Tỷ lệ(%)

Nguồn: Phòng kinh doanh của công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Cafish Việt Nam)

Trang 27

3.2.2.1 Phân tích doanh thu và lợi nhuận

Tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty trong những năm qua tănggiảm theo biến động tình hình xuất khẩu thủy sản Năm 2012 tình hình xuất khẩugặp nhiều khó khăn nên doanh thu và lợi nhuận của công ty giảm đáng kể.Nhưng tình hình doanh thu và lợi nhuận được phục hồi và tăng trở lại vào năm

2013 do công ty nhận được những đơn hàng lớn của các nước Mỹ, Nhật và EU nên kim ngạch xuất khẩu tăng kéo theo doanh thu và lợi nhuận tăng

Bảng 3.3 Doanh thu và lợi nhuận của công ty Cafish Viet Nam

Đơn vị tính: Triệu đồng

2012/2011

Chênh lệch2013/2012Chỉ tiêu

(%) Giá trị

Tỷ lệ(%)Doanh thu 738.595 663.942 1.139.391 -74.653 -10,1 475.449 71,6

Nguồn: Phòng kinh doanh của công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ

(Cafish Viet Nam)

Nhìn vào bảng 3.3 ta thấy doanh thu của công ty năm 2012 là ít nhất nhưng

độ chênh lệch so với năm 2011 không nhiều Cụ thể nă m 2012 doanh thu đạt663.942 triệu đồng giảm 74.653 triệu đồng so với năm 2011, mức giảm nàytương đương 10,1% Nhưng đến năm 2013 thì tình hình doanh thu tăng lên đáng

kể Với 1.139.391 triệu đồng năm 2013 mang lại thì doanh thu của công ty đãtăng 71,6% so với năm 2012 và tăng 54,2% so với năm 2011 Doanh thu chủ yếucủa công ty là doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ

Bên cạnh đó thì lợi nhuận của công ty cũng có nhiều biến động Trong 3năm từ năm 2011 đến 2013 thì lợi nhuận của năm 2012 đạt ít nhất và lợi nhuậnnăm 2013 đạt cao nhất Lợi nhuận năm 2012 chỉ đạt 1.579 triệu đồng giảm 5.982triệu đồng so với năm 2011, mức giảm này tương đương 79,1% Nhưng đến năm

2013 thì lợi nhuận công ty đạt 10.603 triệu đồng tăng 9.024 triệu đồng so vớinăm 2012 và tăng 3.041 triệu so với năm 2011

Mặt khác các khoản giảm trừ doanh thu của công ty vẫn còn ở mức cao.Nguyên nhân là do một số trường hợp hàng hóa bị trả về do không đáp ứng đượcnhu cầu của khách hàng về bao bì và sản phẩm, công ty nhận hàng về gia công vàlàm lại bao bì Các khoản giảm trừ doanh thu này về lâu về dài sẽ ảnh hưởngkhông nhỏ đến tổng doanh thu cũng như uy tín của công ty Do vậy công ty cần

Trang 28

xem xét và có biện pháp khắc phục sớm để có thể đạt được những hiệu quả tốthơn trong hoạt động xuất khẩu cũng như đem về thêm lợi nhuận cho công ty.

Doanh thu lợi nhuận

N guồn: Phòng kinh doanh của công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ

(Cafish Viet Nam)

Hình 3.4 Tổng doanh thu và lợi nhuận của công ty Cafish (2011 – 2013)

Nhìn vào hình 3.4 ta có thể thấy lợi nhuận của công ty và doanh thu củacông ty qua các năm tuy là biến động cùng chiều nhưng tốc độ biến động là hoàntoàn khác nhau Nguyên nhân là do năm 2012 tình hình khan hiếm về nguyênliệu cũng như tình hình xuất khẩu gặp nhiều khó khăn Doanh thu bán hàng giảm,đặc biệt doanh thu từ hoạt động tài chính giảm khá lớn so với năm 2011 Chính

vì thế mà lợi nhuận của cô ng ty năm 2012 chỉ đạt 1.579 triệu đồng trong khi tổngdoanh thu là 663.942 triệu đồng Qua năm 2013 tuy các vấn đề về chi trải lãi suấtcủa ngân hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp còn cao nhưng do tình hình xuấtkhẩu thủy sản của công ty phát triển nên kéo theo doanh thu và lợi nhuận củacông ty tăng cao

Trang 29

3.2.2.2 Chi phí

Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu vàlợi nhuận của công ty đó là chi phí Chi phí cho các vấn đề bán hàng và quản lýdoanh nghiệp của công ty vẫn còn cao Bên cạnh đó công ty phải vay vốn ngânhàng để giải quyết các vấn đề của công ty chính vì vậy mà công ty tốn mộtkhoảng tiền khá lớn cho vấn đề chi trả lãi suất của ngân hàng

62.849

48.662

59.760

0 10000

Nguồn: Phòng kinh doanh của công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ

(Cafish Việt Nam)

Hình 3.5 Tổng chi phí của công ty Cafish Viet Nam (2011 – 2013)

Trang 30

Bảng 3.4 Chi phí của công ty Cafish Viet Nan (2011 – 2013)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chênh lệchNăm

2012/2011

Chênh lệch

2013/2012Chỉ tiêu

(triệu đồng)

Tỷ lệ(%) Giá trị(triệu đồng)

Tỷ lệ(%)

Trang 31

Qua hình 3.5 và bảng 3.4 ta thấy nhìn chung chi phí của công ty còn khácao Do công ty xuất khẩu thủy sản ra nước ngoài nên chi phí hoạt động bán hàngcòn cao Năm 2012 chi phí cho việc bán hàng là ít nhất với 22.175 triệu đồnggiảm 18,1% so với năm 2011 nhưng đến năm 2013 thì chi phí cho việc bán hàngtăng cao trở lại với 39.821 tăng 17.646 triệu đồng so với năm 2012 với tỷ lệ là79,6% Nguyên nhân là do năm 2013 công ty đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường

Mỹ và Nhật nên chi phí tăng cao Hiện công ty đang tìm cách khắc phục vấn đềnày để có thể xuất khẩu được nhiều mà chi phí cho vấn đề bán hàng là thấp nhất

để có thể tối đa hóa lợi nhuận Bên cạnh đó, do công ty đã chi trả các khoản nợcủa ngân hàng và các tổ chức tài chính chính nên hằng năm công ty tiết kiệmđược một số tiền khá lớn từ việc không phải trả lãi cho các ngân hàng Vì thế màchi phí tài chính trong những năm qua luôn giảm Năm 2013 chi phí tài chính chỉ

có 6.542 triệu đồng, đây là năm công ty chi phí cho vấn đề tài chính ít nhấ t, giảm59,6% so với năm 2012 Đó cũng là nguyên nhân góp phần làm cho lợi nhuậnnăm 2013 tăng cao Mặt khác chi phí cho quản lý doanh nghiệp cũng còn khácao, nguyên nhân là do chi phí cho vật liệu văn phòng, tiền thuê đất và thuế mônbài còn khá cao Để có thể đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanhngoài việc phát triển thị trường, tăng doanh thu bán hàng thì một việc khá quantrọng mà công ty cần phải làm để tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty c hính

là giảm các khoản chi phí

3.3 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN T RONG SẢN XUẤT KINH DOANH

Về nguyên liệu đầu vào: Do công ty đặt tại một trong những vùng nuôi tôm,

cá chính và dồi dào của cả nước với 60% tôm, cá nguyên liệu thu mua từ các hộ

Trang 32

có đầu tư nên công ty khá đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ tốt chosản xuất.

Về thị trường xuất khẩu : Với uy tín, kinh nghiệm lâu năm trong ngành vàmối quan hệ tốt với khách hàng nên công ty khá thành công trong việc giữ chânđối với thị trường truyền thống như: Mỹ và Nhật Bên cạnh đó, chất lượng sảnphẩm của công ty luôn ổn định và không ngừng được nâng cao nên ngày càng cónhiều đối tác biết đến và ký kết hợp đồng với công ty

3.3.2 Khó khăn

Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sảntrong và ngoài nước: Do nhu cầu tiêu dùng thủy sản ngày càng tăng và có nhiềutiềm năng cho hoạt động xuất khẩu thủy sản nên ngày càng có nhiều doanhnghiệp mới nhảy vào ngành, đối thủ tiềm ẩn cũng ngày càng tăng

Các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm và dư lượng kháng sinh của cácthị trường xuất khẩu đối với c ác mặt hàng thủy sản xuất khẩu ngày càng nhiều vàkhắt khe

3.4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH TRONG THỜI GIAN TỚI

3.4.1 Hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư

Mở rộng, triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh mặt hàng thủy sản trongnhững năm tiếp theo Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu thủy sản vớiquy mô lớn theo nhu cầu của thị trường

Tiếp tục duy trì từ việc ký hợp đồng thu mua thủy sản nguyên liệu từ các xínghiệp, doanh nghiệp và hộ nông dân cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào Đây

là một biện pháp an toàn giúp công ty xây dựng được nguồn cung ổn định, tr ánhnhững biến động khó lường trên thị trường Đầu tư thêm một số dây chuyền, máymóc nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty

3.4.2 Tiếp thị

Thiết lập website đặc trưng riêng cho công ty, đầu tư một hoặc một vàinhân viên quản trị website này để tiến hành hình thức mua bán trực tuyến, để lưutrữ thông tin khách hàng và cũng để cung cấp thông tin cho khách hàng thôngqua việc thường xuyên cập n hật thông tin về sản phẩm trên website

Quảng cáo, tuyên truyền, giới thiệu mạnh mẽ các mặt hàng trên các phươngtiện thông tin đại chúng, báo chí tiếp thị để người tiêu dùng tiếp cận được với sảnphẩm của công ty

Tổ chức các chương trình giới thiệu sản phẩm để người tiêu dùng dùng thử

và đánh giá sản phẩm

Trang 33

cá nhân khác phấn đấu.

Trang 34

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI CÔNG TY

TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ

4.1 CÁC ĐẶC ĐIỂM ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ

4.1.1 Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài hơn 3.260

km, nên rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản Năm

2013, trong khi giá trị xuất khẩu nhiều mặt hàng nông nghiệp sụt giảm mạnh thìthủy sản vẫn vươn lên ngoạn mục, đạt giá trị xuất khẩu cao

6,7 6,09

5,033

4,25 4,5

6,118

10

-0,46

-5,7 19,6

Giá Trị Xuất Khẩu Tỷ Lệ Tăng Trưởng

Nguồn: Thống kê hải quan Việt Nam

Hình 4.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam (2008 – 2013)

Nhìn vào hình 4.1 ta có thể thấy kim ngạch xuất khẩu thủy sản của ViệtNam trong những năm qua đang đi theo xu hướng tăng Tuy có một số năm kimngạch xuất khẩu thủy sản có giảm so với năm trước đó nhưng tỷ lệ giảm là k hôngđáng kể Để đạt được mốc 6, 7 tỷ USD trong năm 2013 đó là sự nỗ lực hết mìnhcủa ngành thủy sản, công tác chỉ đạo, điều hành khá kịp thời của tổng cục thủy

Trang 35

sản nói riêng cũng như bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn nói chung Nắmđược nguồn cung trên thị trường có nguy cơ mất cân đối do sản lượng sản xuất

và nuôi trồng thủy sản ở một số nước như: Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc giảmmạnh Tổng cục thủy sản đã nhanh chóng thông tin hướng dẫn người nuôi thủysản tăng nhanh diện tích, tăng vụ và doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tận dụng

cơ hội này để có thể tăng sản lượng xuất khẩu

Bảng 4.1 Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản của Việt Nam

(2008 – 2013)

Đơn vị tính: Nghìn tấn

Năm

Sản lượng nuôi trồng

Sản lượng khai thác

Nguồn: Tổng cục thủy sản Việt Nam

Với chủ trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động nuôi trồngthủy sản đã có những bước phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong cácnăm qua, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cảnước Trong khi đó, trước sự cạn kiệt dầ n của nguồn thủy sản tự nhiên và trình

độ của hoạt động khai thác đánh bắt chưa được cải thiện, sản lượng thủy sản từhoạt động khai thác tăng khá thấp trong các năm qua

Trang 36

3.0002.707

2.5702.240

2.6612.676

2.3002.419

2.2802.340

Sản lượng nuôi trồng Sản lượng khai thác

Nguồn: Tổng cục thủy sản Việt Nam

Hình 4.2 Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản của Việt Nam

(2008 – 2013)

Sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản của Việt Nam luôn tăng trongcác năm qua góp phần làm tăng tổng kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản Thủysản của Việt Nam từ bước chỉ cung cấp cho nội địa và ngày nay thủy sản củachúng ta còn xuất khẩu ra khắp thế giới và là một trong những quốc gia xuấtkhẩu mạnh về thủy sản

4.1.2 Nhu cầu nhập khẩu thủy sản của thế giới

Thị trường xuất khẩu của thủy sản Việt Nam chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản, EU

và một số nước ở Châu Á Trong đó thị trường Mỹ vẫn là thị trường chiếm đa số.Năm 2013 Mỹ chiến 22% tổng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam, tiếp đó làNhật và EU với 17% Do các quy định về an toàn vệ sinh t hực phẩm ở các thịtrường Mỹ, EU còn quá khắt khe nên việc xuất khẩu vào các thị trường nàycũng còn gặp khá nhiều khó khăn Thị trường Trung Quốc với đặc điểm là dân sốđông đang là mục tiêu hướng tới của Việt Nam nhằm nâng cao tỷ trọng xuấtkhẩu Trong năm 2013 sản lượng thủy sản mà Trung Quốc và Đài Loan nhậpkhẩu của chúng ta chiếm 8% trong tổng sản lượng xuất khẩu Tuy nhiên TrungQuốc cũng là một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn của thế giới,chính vì thế sự cạnh tranh đối với ngành thủy sản của Việt Nam ngày càng gaygắt hơn

Trang 37

17%8%

Nguồn: Tổng cục thủy sản Việt Nam

Hình 4.3 Tỷ trọng thị trường xuất khẩu của Việt Nam 2013

4.1.3 Giá thủy sản nguyên liệu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Trang 38

Bảng 4.2: Giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL 2012 -2013

xuyên Thịt vàng

-Thịt trắng

(0,7 -0,8) 24.000 - 24.500 21.000 - 22.000Châu Đốc

Thịt vàng(0,9 -0,1) 21.000 - 22.000 22.500 – 23.500Thịt trắng

(0,7 -0,8) 22.000 - 22.500 21.000 - 21.500Phú Tân

Thịt vàng(0,9 -0,1) 20.500 - 21.000 19.000 - 20.000Thịt trắng

(0,7 -0,8) 23.000 - 24.000 20.000 - 21.500An

Thịt vàng(0,9 -0,1) 22.500 - 23.000 20.500 - 21.000Thịt trắng

(0,7 -0,8) 22.500 - 23.000 21.000 - 22.500Cần Thơ

Thịt vàng(0,9 -0,1) 20.000 - 21.000 19.000 - 19.500Thịt trắng

(0,7 -0,8) 22.000 - 23.000 21.500 - 23.000Bến Tre

Thịt vàng(0,9 -0,1) 20.000 - 21.000 20.000 - 21.000

Nguồn: http://www.vasep.com.vn/

Trang 39

Bảng 4.3: Giá tôm càng xanh nguyên liệu loại 1 tại một số địa phương

Trong những năm qua giá nguyên liệu thủy sản có nhiều biến động chủ yếu

là do các nguyên nhân sau:

Trang 40

Sự cạnh tranh gay gắt trong thu mua nguyên liệu giữa các doanh nghiệptrong cùng ngành để hoàn tất các đơn hàng xuất khẩu vào những thời điểm nhấtđịnh là nguyên nhân làm tăng giá nguyên liệu.

Các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm do các quốc gia nhập khẩuthủy sản đưa ra ngày càng nghiêm ngặt Việc các quốc gia này thường xuyên bổsung danh mục những hoạt chất cấm sử dụng và dư chấ t kháng sinh tối thiểutrong các sản phẩm làm cho doanh nghiệp xuất khẩu gặp nhiều khó khăn Đểgiảm thiểu rủi ro Cafish Viet Nam đã có những biện pháp tích cực tùy thời điểm:

Có kế hoạch dự trữ nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm, tổ chức đội tàu thu muanguyên liệu trực tiếp, chỉ thu mua nguyên liệu từ những nhà cung cấp có uy tín,đạt tiêu chuẩn để từng bước chủ động về nguồn nguyên vật liệu trong sản xuất

Hiện tại rất nhiều các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản khôngngừng tăng công suất, xây dựng nhà máy mới dẫn đến tình trạng khan hiếmnguồn nguyên liệu, diện tích và sản lượng nuôi thả chưa phát triển đồng bộ dẫnđến thiếu nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy

Thủy sản nguyên liệu chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá thành từng loạisản phẩm của công ty Vì vậy mỗi biến động về giá nguyên liệu sẽ ảnh hưởng lớnđến lợi nhuận của công ty

4.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG

TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ

4.2.1 Phân tích theo kim ngạch và sản lượng

Hoạt động xuất khẩu thủy sản được xem là hoạt động chủ yếu trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh của công ty, là nguồn mang lại thu nhập chủ yếu củacông ty Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty qua 3 năm luôn biếnđộng

Ngày đăng: 21/11/2017, 16:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w