1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng đi dây và đầu nối thiết bị nghề điện công nghiệp

27 534 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 5,65 MB
File đính kèm HK1_MĐ 27_Di day Dau noi thiet bi.rar (5 MB)

Nội dung

Mô đun này tạo điều kiện cho học viên thực hiện các qui trình an toàn, cách ly cô lập thiết bị khi xử lý sự cố. làm quen với các phương pháp đi dây, đầu nối thiết bị để có cơ sở học tiếp các môn thực hành nâng cao1. Phương pháp đi dây2. Cô lập sự cố khi sửa chữa, đấu nối thiết bị3. Cáp điện.4. Nối và tạo đầu các dâycáp điện.5. Đấu nối thiết bị điện6. Cố định thiết bị điện

Trang 1

MÔ ĐUN: ĐI DÂY VÀ ĐẤU NỐI THIẾT BỊ ĐIỆN

MĐ 27NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP Trình độ CAO ĐẲNG NGHỀ

Trang 3

Vị trí/ ý nghĩa, vai trò của mô đun

Mô đun này tạo điều kiện cho học viên thực hiện các qui trình an toàn, cách ly/ cô lập thiết bị khi

xử lý sự cố làm quen với các phương pháp đi dây, đầu nối thiết bị để có cơ sở học tiếp các môn thực hành nâng cao

Mục tiêu của mô đun

 Trình bày và áp dụng được qui trình cách ly, kiểm tra, dán nhãn, treo bảng báo an toàn khi lắp đặt và sửa chữa thiết bị

 Thực hiện đúng các qui định, tiêu chuẩn về an toàn điện

 Miêu tả được thông số kỹ thuật, qui định màu, kích cỡ của một số loại cáp dùng trong

nghành điện

 Có khả năng đấu nối cáp và thực hiện bấm đầu cáp

 Cố định các thiết bị đúng yêu cầu kỹ thuật và an toàn

Thời gian:

Thời gian chuẩn cần thiết cho bài học này là 40 giờ đối với môi trường học trên lớp Tuy nhiên, thời lượng có thể được điều chỉnh nếu người học có điều kiện tự học ở nhà hay tại nơi làm việc

Nội dung chính của mô đun :

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểmtra*

2 Cô lập sự cố khi sửa chữa, đấu nối thiết bị 4 2 1 1

Các hình thức dạy – học chính trong mô đun

Trang 4

 Học lý thuyết về các qui trình an toàn tại xưởng thực hành ( mô hình)

 Thực hành đấu nối cáp, cố định thiết bị tại xưởng thực hành Điện( yêu cầu trang bị bảo hộ lao động, nút tai, kính bảo hộ)

Sự chuẩn bị của người học

Để hoàn thành nội dung học tập cũng như các công việc cần phải thực hiện của nội dung đặt ra trong tài liệu này, người học cần phải chuẩn bị những thứ sau:

1 Bút, thước kẻ, Sách vở phục vụ học tập

2 Bảo hộ lao động

Yêu cầu về đánh giá hoàn thành môn học/ mô đun

+ Tham dự dầy đủ số giờ thực hành tại xưởng

+ Phần lý thuyết : kiểm tra viết

+ Phần thực hành: năng lực thực hành của bạn sẽ được đánh giá thông qua việc hoàn thành các nhiệm vụ thực hành cũng như hoàn thành các câu hỏi ôn tập trong sách của bạn

Bài số 1:

Trang 5

Tên bài: Tiêu chuẩn đi dây MĐ27 - 01

Giới thiệu: Bài học này nhằm cung cấp cho học viên các kiện thức cơ bản về kỹ thuật đi dây trong

lắp đặt Điện để làm cơ sở cho các bài học tiếp theo

+ Những yêu cầu này có mục đích để bảo vệ con người, vật nuôi, và tài sản khỏi các mối nguy hại, cháy nổ và điện giật do các mạng điện được lắp đặt gây ra Do vậy những yêu cầu này được sử dụng với sự lưu tâm hợp lý, và hướng tới các mục đích trên trong quá trình lắp đặt

điện

+ Bên cạnh đó, tiêu chuẩn đi dây cũng cung cấp các hướng dẫn để các quá trình lắp đặt điện được thực hiện đúng theo các mục đích nêu trên

2 Phân loại

 Tiêu chuẩn quốc tế:

+ Tiêu chuẩn quốc tế (IEC) – Lắp đặt điện trong các công trình xây dựng

+ Tiêu chuẩn đi dây AS/ NZS – 3000 của Australia

 Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)

3 Phương pháp đi dây trong lắp đặt điện

Trước đây, hễ nói đi dây là mọi người nghĩ ngay tới dây điện Nhưng bây giờ thì đi dây còn bao gồm cả điện thoại, ADSL, truyền hình cáp, cáp camera, dây tín hiệu loa, hệ thống chống trộm

Hệ thống dây mà có vấn đề sẽ phát sinh các rắc rối cho cả công trình

Khi nói về thiết kế công trình, hay tiến trình thi công; ta hay nhắc đến cụm từ “điện – nước” Đó

là một nội dung của thiết kế kỹ thuật, một hạng mục trong giai đoạn thi công Nhưng gần đây trong các hồ sơ thiết kế, “điện – nước” ít khi nằm cùng nhau (dù không phủ nhận là có những liên quan nhất định) Bởi đơn giản là có những hạng mục mới liên quan đến điện nhiều hơn nên phải gộp vào, đó là các hệ thống thông tin; tạo thành một cụm từ “điện – chiếu sáng - thông tin”

Có thể kể sơ qua các hệ thống thông tin đã trở thành rất bình thường, là yêu cầu tối thiểu với công trình nhà ở: đó là hệ thống điện thoại cố định, hệ thống tín hiệu tivi (antenna, truyền hình cáp), hệ thống internet (có dây, không dây), các hệ thống thông tin nội bộ khác… Bên cạnh đó, chiếu sáng cũng trở thành một nội dung có thiết kế riêng do yêu cầu thẩm mỹ nội thất và chất lượng kỹ thuật chiếu sáng ngày càng cao Hiện nay, ở Việt Nam cũng đã có nhiều công trình sử dụng hệ thống điều khiển tự động (vẫn thường được gọi là “nhà thông minh”) Để sử dụng được

Trang 6

không dây) Như vậy, nói đến điện, và “đi dây điện” trong công trình bây giờ, không chỉ là điện chiếu sáng (cho đèn) và điện động lực (ổ cắm thiết bị), mà bao hàm cả hệ thống thông tin Một

số hệ thống hay thiết bị khác có thể tách rời nhưng cũng liên quan đến điện và chỉ vận hành được khi có điện như hệ thống điều hoà – thông gió, bình đun nước nóng…

Về lý thuyết, đi dây phải có nguyên tắc Thế nhưng trong thực tế đôi khi không như vậy, bởi nhiều lý do… Có khi là bởi trình độ của thợ điện, có khi là do cách thức làm việc bất cẩn, chủ quan – coi thường, có khi là vô nguyên tắc, có khi là những chuyện khách quan khó lường… Chuyện công tắc đèn cầu thang (về nguyên tắc là công tắc đảo chiều) chỉ bật/ tắt được một phía,

do đi thiếu dây; có thể là trình độ, cũng có thể là sự thiếu trách nhiệm Chuyện này rất cũ nhưng vẫn thường xuyên xảy ra Có khi trên bức tường có cái đèn rọi, theo thiết kế dưới đó là để treo bức tranh Khi chủ nhà khoan vít treo tranh thì bỗng dưng “bụp”, cả nhà tối om Thì ra anh thợ

đi dây từ dưới lên trên, nên khi khoan bị khoan đúng vào dây, gây ngắn mạch Chuyện nữa: có anh thợ đi cáp ngầm vào sàn từ khi đổ bêtông, nhưng lại không đi song song, vuông góc với các cấu kiện để dễ định vị mà đi chéo cho ngắn và “tiện” Mọi việc ổn cho đến khi thợ trần đến khoan một mũi vào trần bêtông (để treo xương trần) đụng luôn dây điện, thế là đành bỏ cả hệ thống dây điện đó không dùng được (vì không thể đục sàn bêtông để nối dây)

 Đi dây nổi:

+ Hình ảnh những chiếc puli sứ trên tường, trên trần nhà là hình ảnh quen thuộc cho tới những năm 90 của thế kỷ trước Đó là cách thức định vị dây trên bề mặt, cũng là giải pháp cách điện Hồi đó những vật tư, vật liệu điện… đều thiếu thốn và lạc hậu Puli sứ và hệ thống dây điện đi trên bề mặt kiến trúc trở thành một trong những hình ảnh điển hình của một thời kỳ khó khăn; và cũng trở thành ký ức của nhiều người

Hình 1.3.1 - Đi dây nổi kiểu cũ

+ Sau đó là kiểu đi dây bằng ống ghen nổi Kiểu này hệ thống dây vẫn nằm trên bề mặt tường, trần nhưng các dây nằm trong ống nên trông thẩm mỹ hơn Có hai loại ống: loại ống tròn và loại hộp (tiết diện hình chữ nhật) Loại ống tròn được thi công với cách luồn dây vào trong lòng ống rồi định vị ống trên bề mặt Cách làm này tương đối vất vả và khó xử lý

ở những khúc cua Ống ghen hộp được cải tiến khá thuận tiện cho việc lắp đặt Ống gồm hai thành phần: phần đế ống hình chữ U được định vị trên tường, trần theo hướng đi của dây trước; sau đó đi dây vào lòng “chữ U” rồi úp nắp (cũng hình chữ U) lên

Trang 7

Hình 1.3.2 - Đi dây nổi trong ống gen nhựa

+ Đây là một giải pháp rất hay, tiện dụng, dễ tháo lắp sửa chữa, bổ sung Đương nhiên, giải pháp này vẫn kém thẩm mỹ do hệ thống ống lộ trên bề mặt tường, trong phòng Tiếp nữa, với sự ra đời của những loại dây dẫn chất lượng cao; công trình xây dựng cũng được đầu tư nhiều hơn cho trang thiết bị kỹ thuật, thẩm mỹ cũng được đòi hỏi cao hơn; hệ thống dây dẫn được chôn vào trong tường (còn gọi là đi âm tường, đi dây chết) Giải pháp này đến nay vẫn rất phổ biến ở các công trình nhà ở dân dụng, kể cả những nhà ở hiện đại, được đầu

tư tương đối…

 Đi dây ngầm( âm)

- Giải pháp mới hiện đang được ứng dụng nhiều là giải pháp đi ống cứng, hay còn gọi là giải pháp dây rút sau Đây là một giải pháp có nhiều ưu điểm về kỹ thuật, mỹ thuật, tính linh hoạt cũng như an toàn Tuy nhiên giải pháp này có giá thành cao và cũng đòi hỏi nhân lực có trình độ cao Giải pháp này là chôn trước, định vị những ống nhựa cứng âm tường, sàn, trên trần về đúng các vị trí mặt hạt công tắc, ổ cắm, vị trí thiết bị (đèn, quạt)… Sau đó mới luồn dây theo các ống đó trong giai đoạn sau – thường là giai đoạn hoàn thiện công trình

Hình 1.3.3 - Đi dây ngầm

Trang 8

4 Phạm vi áp dụng của các phương pháp đi dây.

Với từng công trình chúng ta sẽ lựa chọn phương án đi dây cụ thể để đảm bảo các yếu tố Kỹ thuật – Mỹ thuật – Kinh tế Có thể có nhiều phương pháp đi dây xuất hiện trong cùng một công trình xây dựng

 Đường dây truyền tải điện:

- Thường sử dụng cột và sứ đỡ dây với mạng điện ngoài trời

- Chỉ dùng phương pháp đi dây ngầm với các đoạn ngắn để giảm chi phí

 Mạng điện công nghiệp( nhà xưởng, dây truyền)

- Sử dụng các máng/ thang cáp với hệ thống cung cấp nguồn công suất lớn

- Sử dụng phương pháp đi dây trong hộp/ nẹp/ ống nhựa với các dây tín hiệu/ điều khiển…

 Mạng điện dân dụng.

- Hiện nay đa số sử dụng phương pháp di dây ngầm ( âm tường/ âm sàn) để đảm bảo mặtthẩm mỹ của công trình

- Phương pháp đi dây nổi trong ống/ nẹp nhựa vẫn được sử dụng với các công trình xây dựng dân dụng đơn lẻ

Bài số 2:

Tên bài: Cách ly - Cô lập nguồn khi sửa chữa/ đấu nối thiết bị MĐ27 - 02

Giới thiệu: Bài học này nhằm cung cấp cho học viên các kiện thức cơ bản và qui trình cô lập sự cố

trong việc sửa chữa và đấu nối thiết bị điện

Mục tiêu bài học:

- Liệt kê được các dụng cụ/ thiết bị dùng trong việc cách ly, cô lập sự cố

- Trình bày được quy trình cô lập sự cố trên thiết bị điện khi sửa chữa/ đấu nối

- Thực hiện việc Kiểm tra – Dán nhãn – Khóa an toàn đúng quy trình và đảm bảo an toàn

Nội dung bài học: Thời gian: 4h (LT: 2h; TH: 2h)

1 Sự cách điện trong lắt đặt đường dây và thiết bị điện

+ Trách nhiệm cơ bản của tất cả những người thợ điện là phải đảm bảo sự an toàn của chính mình, của những công nhân khác làm việc xung quanh cũng như sự an toàn của cả cộng đồng

+ Trước khi thay đổi hoặc sửa chữa một thiết bị hay hệ thống lắp đặt nào đó, những người thợ điện có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa đơn giản để bảo vệ mình khỏi nguy cơ điện giật

+ Các biện pháp cách điện và đảm bảo an toàn là một phần rất quan trọng trong công việc của mỗi thợ điện Các biện pháp này, nếu được chú ý sử dụng sẽ góp phần ngăn

Trang 9

chặn những tổn thất về thời gian làm việc, những thương tích thậm chí là cả mạng sống của người công nhân.

+ Một yêu cầu được đặt ra ở đây là, trước khi tiến hành thay đổi hoặc sửa chữa một thiết bị hay mạch điện nào đó thì các thiết bị và mạch điện này phải được cách ly hoàn toàn khỏi nguồn cung cấp điện, trừ khi người công nhân đã được trang bị các biện pháp phòng bị phù hợp để bảo vệ họ khỏi nguy cơ điện giật

2 Dụng cụ cách ly/ cô lập

Trước khi làm việc với các mạch điện, dụng cụ hoặc thiết bị điện, cần đặc biệt chú ý đến khâu cách ly điện với các mạch điện liên quan và những mạch điện có thể can thiệp đến trong quá trình làm việc.Nếu một thiết bị và các dây dẫn đi kèm được kiểm soát bởi một cầu dao và các thiết bị bảo vệ thì khi đó, cẩn đảm bảo rằng, các biện pháp phòng ngừa đã được áp dụng để khoá ngắt cầu dao và thiết bị ngắt mạch khác, hoặc đã tháo bỏ nắp cầu chì khỏi đế cầu chì Để đảm bảo an toàn chung, không được

để các cực trong tình trạng thái có điện Thay thế những nắp cầu chì bằng các nêm giả hoặc nêm không có dây chì

a Khóa ngắt

Hình 2.2a – Khóa cách ly

+ Người ta thường sử dụng 2 loại bộ phận “Khoá ngắt” trong việc cách ly điện như hình minh họa trên

+ Trong trường hợp có nhiều người cùng làm chung một công việc, họ có thể lồng khóa cá nhân của riêng mình vào bộ phận “khóa ngắt”

+ Nếu tất cả các khóa chưa được mở thì sẽ không có dòng điện chạy trong mạch điện

Trang 10

Mở Đóng

b Cầu chì/ Áp – tô – mát(CB)

+ Khi cầu chì được sử dụng như một thiết bị bảo vệ, cần tháo bỏ nêm cầu chì, dây chì, quấn1 lớp băng cách điện quanh thân của nêm cầu chì và đặt lại nêm cầu chì vào trong đế cầu chì

+ Một phương pháp khác cũng được sử dụng khá rộng rãi là tháo bỏ nêm cầu chì, quấn băng cách điện quanh đế cầu chì và tự bảo quản nêm cầu chì

+ Dán các nhãn báo nguy hiểm phù hợp vào các đế cầu chì, trên nhãn kí tên người được phép dán nhãn và ngày dán nhãn

+ Khi thiết bị đóng - ngắt mạch điện được sử dụng như một loại thiết bị bảo vệ, cần ngắt nguồn điện của máy thông qua thiết bị đó và kết hợp thêm “khóa - ngắt” phù hợp Dán các nhãn báo nguy hiểm phù hợp vào các máy ngắt điện có liên quan

Hình 2.2b - Bảo quản các nêm cầu chì và bộ phận đóng - ngắt điện

c Dụng cụ kiểm tra diện áp

+ Trước khi bắt đầu làm việc cần kiểm tra xem có dòng điện chạy trong các thiết bị hay dây dẫn hay không

+ Không được dựa vào sự quả quyết của những người khác rằng các thiết bị bảo vệ như cầu chì đã được tháo bỏ hay các cầu dao và bộ phận ngắt điện đã được ngắt.+ Luôn luôn phải kiểm tra sự có mặt của dòng điệẩntong mạch điện thật cẩn thận trước khi bắt tay vào làm việc

+ Kiểm tra các thiết bị, dụng cụ thử điện áp trước và sau khi sử dụng

+ Không bao giờ được tự mặc định rằng các thiết bị, dụng cụ thử điện áp đều đang trong điều kiện làm việc tốt Đối với các loại thiết bị dùng để phát hiện xem nguồn điện có bị hở hoặc có dòng điện chạy qua hay không, thì ngay trước và sau khi sử dụng, cần kiểm tra thử sự hoạt động của chúng để biết xem chúng có hoạt động chính xác hay không

Trang 11

+ Hiện nay, có rất nhiều loại thiết bị, dụng cụ thử điện áp khác nhau đã được cấp phép sử dụng Người thợ điện có thể tham khảo sử dụng một trong số các thiết bị, dụng cụ dưới đây:

Hình 2.2c - Các dụng cụ kiểm tra điện áp

d Bảng báo an toàn

+ Nhìn chung, các vần đề về nhãn báo nguy hiểm chỉ nên giới hạn trong phạm vi của những công nhân được cấp phép

+ Nhãn báo nguy hiểm dán lên một thiết bị nào đó nhằm mục đích cảnh báo cho tất

cả các công nhân biết rằng thiết bị này đang trong điều kiện không an toàn và

không được phép sử dụng.

+ Một khi trên mạch điện đang có nhãn báo nguy hiểm thì không được cấp điện

cho mạch điện đó

Kiểmm tra

Trang 12

Hình 2.2d1 – Bảng báo kết hợp với khóa cách ly

Trang 13

+ Nếu có thể, những nhán báo nguy hiểm cần được dán ở tất cả các điểm chuyển mạch, điểm cách điện hay điểm ngắt mạch Thông tin trên nhãn cần rõ ràng, dễ hiểu, nếu cần thiết nên ghi rõ ngày tháng và kí tên tất cả những người đã tham gia vào công việc hoặc người giám sát thay mặt cho đội làm việc đó.

+ Nhãn báo nguy hiểm nhằm phục vụ cho sự an toàn mọi người nên cần đảm bảo các yêu cầu sau:

 Người kí tên trên nhãn là người dán và bóc nhãn

 Tất cả những người tham gia vào công việc đang thực hiện đều phải kí tên trên nhãn

 Nhãn được dán ở những điểm cách điện phổ biến

 Chỉ được bóc nhãn sau khi công việc đã hoàn thành, và đã có đủ chữ kí của tất cả những người có liên quan

 Thông tin ghi trên nhãn cần bao gồm các nội dung:

- Tên của người/những người thực hiện công việc

- Ngày tháng

- Tên công ty

- Số điện thoại liên lạc

Một số mẫu nhãn báo nguy hiểm:

Hình 2.2d2 – Bảng báo an toàn

Trang 14

3 Quy trình thực hiện:

a Các bước ngắt/ nối dây cho thiết bị điện

+ Tất cả các thiết bị điện đều phải được xử lý như là đang có điện trừ khi chúng

được chứng minh là đã được ngắt điện Tất cả các công việc kiểm tra điện áp đều phải được thực hiện giữa tất cả dây dẫn và giữa tất cả dây dẫn với cực đất.+ Trước sử dụng các thiết bị thử điện áp, phải kiểm tra kĩ lưỡng xem chúng có hoạt động chính xác hay không, sau khi sử dụng xong, kiểm tra lại một lần nữa

để đảm bảo thiết bị vẫn còn hoạt động

+ Dán nhãn báo nguy hiểm vào bảng điều khiển, thiết bị và tất cả các điểm điều tiết việc ngắt điện

+ Chú ý chỉ số trên các thiết bị điện/dụng cụ (ví dụ chỉ số kW, chỉ số cường độ dòng điện v v)

+ Nếu có điều kiện cần chú ý đến chiều quay của thiết bị hoặc dụng cụ

+ Kiểm tra sự có mặt của dòng điện trong các dây dẫn tại các cực của thiết bị

Không được để các cực có điện trong trạng thái hở (ví dụ như đế cầu chì, hộp đầu cực của thiết bị, v v)

+ Tháo bỏ các cầu chỉ hoặc ngắt điện bằng bộ phận đóng - ngắt

Ngày đăng: 01/10/2016, 22:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w