Lập kế hoạch đi dây, lắp đặt điện Thực hành lắp đặt hệ thống dây Lắp đặt mạch điện chiếu sáng Lắp đặt mạch điện dân dụng Lắp đặt mạch điện phi dân dụng Lắp đặt mạch điện công nghiệp Lắp đặt hệ thống nối đất và chống sét Kiểm tra lắp đặt điện
Trang 1MÔ ĐUN: KỸ THUẬT LẮP ĐẶT ĐIỆN
MĐ 24 NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
Trình độ: Trung cấp nghề
Trang 2
MỤC LỤC
BÀI SỐ 1 9
1 Tổng quan về hệ thống dây/ cáp điện 9
2 Thiết kế / Lên kế hoạch lắp đặt điện 10
2.1 Các yêu cầu thiết kế 10
2.2 Các đặc điểm của nguồn cung cấp 10
3 Trình tự lắp đặt điện 11
4 Phương pháp đi dây 12
5 Trang thiết bị – dụng cụ trong lắp đặt điện 12
BÀI SỐ 2 13
1 Nhiệm vụ 13
2 Dụng cụ – trang thiết bị 14
3 Quy trình thực hiện 14
4 Sai hỏng và cách khắc phục 15
BÀI SỐ 3 16
1 Nhiệm vụ thực hành 1 16
1.1 Dụng cụ – trang thiết bị 17
1.2 Các bước thực hiện 17
1.3 Sai hỏng và cách khắc phục 19
2 Nhiệm vụ thực hành 2 19
BÀI SỐ 4 20
1 Nhiệm vụ thực hành 1: lắp đặt mạch hỗn hợp(Ổ cắm và đèn) 20
1.1 Vật tư – Trang thiết bị 21
1.2 Các bước thực hiện 21
Trang 31.3 Sai hỏng và cách khắc phục 23
2 Nhiệm vụ thực hành 2: Đi dây trong bếp 23
BÀI SỐ 5 25
1 Nhiệm vụ thực hành 1 25
1.1 Dụng cụ – trang thiết bị 27
1.2 Các bước thực hiện 27
1.3 Sai hỏng và cách khắc phục 29
2 Nhiệm vụ thực hành 2 29
3 Kiểm tra mạch điện 30
BÀI SỐ 6 33
1 Tổng quan về mạch điện công nghiệp 33
2 Phương pháp đi dây 33
3 Phụ kiện lắp đặt 35
4 Phân loại mạch điện 37
4.1 Mạch hỗn hợp ( chiếu sáng + cấp nguồn) 37
4.2 Mạch công suất( động lực) 37
4.3 Mạch điều khiển, tín hiệu 37
5 Bài tập ứng dụng 37
5.1 Dụng cụ – trang thiết bị 39
5.2 Các bước thực hiện 39
BÀI SỐ 7 44
1 Chống sét 44
1.1 Tổng quan: 44
1.2 Chống sét đánh trực tiếp 44
Trang 42 Hệ thống nối đất/ Eathing system 47
2.1 Thuật ngữ trong hệ thống nối đất 47
2.2 Các phần tử trong hệ thống nối đất 48
2.3 Các chức năng nối đất 50
2.4 Vật liệu và loại dây dẫn nối đất 50
3 Kỹ thuật lắp đặt hệ thống nối đất 50
3.1 Kỹ thuật lắp đặt điện cực đất 50
3.2 Kỹ thuật lắp đặt dây nối đất chính 51
3.3 Kỹ thuật lắp đặt dây nối đất bảo vệ thiết bị 52
3.4 Kỹ thuật lắp đặt dây nối đẳng thế 52
BÀI SỐ 8 54
1 Mục đích, ý nghĩa của việc kiểm tra 54
2 Nội dung kiểm tra 54
3 Phương pháp kiểm tra 54
3.1 Kiểm tra trực quan 54
3.2 Kiểm tra điện trở nối đất 55
3.3 Kiểm tra điện trở cách điện 58
3.4 Kiểm tra cực tính 60
3.5 Kiểm tra kết nối 61
4 Thực hành kiểm tra 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
Trang 5Vị trí/ ý nghĩa, vai trò của mô đun
Mô đun này trang bị cho học viên các kỹ thuật, phương pháp lắp đặt điện, giúp học viên rèn luyện các kỹ năng sử dụng dụng cụ đúng phương pháp, chức năng và đảm bảo an toàn Thông qua đó học viên sẽ ứng dụng để lắp đặt các mạch điện, hệ thống điện nhỏ và vừa đúng yêu cầu kỹ thuật trong bản vẽ
Mô đun này thực hành tại xưởng nên người học phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động để đảm bảo an toàn trong khi thực hành
Mục tiêu của mô đun
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ cầm tay trong lắp đặt điện
+ Thực hiện công việc lắp đặt điện đúng quy trình
+ Tính toán được vật tư, dụng cụ, nhân lực cho các công việc lắp đặt cụ thể( ước tính chi phí)
+ Trình diễn được các phương pháp / kỹ thuật lắp đặt điện theo tiêu chuẩn đi dây vàyêu cầu trong bản vẽ thiết kế
+ Lắp đặt được các mạch điện nhỏ và vừa theo bản vẽ thiết kế
Thời gian
Thời gian chuẩn cần thiết cho mô đun này là 60 giờ học tại trường, 40 giờ thực hành tại thực
tế sản xuất( công ty/ doanh nghiệp) Tuy nhiên, thời lượng có thể được điều chỉnh nếu ngườihọc có điều kiện tự học ở nhà hay tại nơi làm việc
Nội dung chính của mô đun
Trang 6Các hình thức dạy – học chính trong mô đun
Học lý thuyết về các phương pháp, kỹ thuật lắp đặt tại xưởng thực hành Điện
Thực hành lắp đặt điện trên các mô hình mô phỏng tại xưởng thực hành Điện ( yêu cầu trang
bị bảo hộ lao động, nút tai, kính bảo hộ…)
Thực hành lắp đặt điện tại thực tế sản xuất( công ty/ doanh nghiệp)
Sự chuẩn bị của người học
Để hoàn thành nội dung học tập cũng như các công việc cần phải thực hiện của nội dung đặt ratrong tài liệu này, người học cần phải chuẩn bị những thứ sau:
Bút, thước kẻ…
Sách vở phục vụ học tập
Bảo hộ lao động
Kiến thức cơ sở từ các môn học/ mô đun trước
Yêu cầu về đánh giá hoàn thành môn học/ mô đun
+ Tham dự dầy đủ số giờ thực hành tại xưởng
+ Phần lý thuyết : vấn đáp/ viết
+ Phần thực hành: năng lực thực hành của bạn sẽ được đánh giá thông qua việc hoàn thành các nhiệm vụ thực hành cũng như hoàn thành các câu hỏi ôn tập trong sách củabạn
Trang 7AN TOÀN LAO ĐỘNG GIỮ NGĂN NẮP CÔNG NGHIỆP
Trong công nghiệp, giữ ngăn nắp có nghĩa là mọi khu vực phải sạch sẽ và ngăn nắp Điều này cần phải làm mọi lúc, thường xuyên và được mọi người thực hiện
Giữ ngăn nắp kém đồng nghĩa với tai nạn Bạn có thể vấp vào những vật còn sót lại trên sàn, trượt chân trên sàn trơn ướt Một lý do nữa là chúng ta làm việc năng suất hơn trong khu vực vệ sinh sạnh
sẽ và giữ ngăn nắp
Giữ ngăn nắp tốt có nghĩa là:
Tinh thần làm việc tốt hơn Bạn không cảm thấy mệt mỏi
Ít hư hỏng nguyên vật liệu Bạn cảm thấy tự hào về tổ chức của mình
Năng suất/ hiệu quả cao hơn Nhân viên hòa thuận với nhau hơn
LÀM GÌ KHI XẢY RA TAI NẠN/SỰ CỐ
Trước hết là NHỮNG ƯU TIÊN – Sau đó mới đến ĐÁNH GIÁ
Cần có những người cứu hộ nào?
Xe cứu thương
Đội chữa cháy – thiết bị thở nhân tạo
Để ĐÁNH GIÁ, bạn cần:
Biết điều gì đã xảy ra
Biết các dấu hiệu
Các dấu hiệu – mà người sơ cứu có thể thấy:
Màu sắc: trông vẻ bị đỏ, bị nhợt nhạt, bị xanh tím
Thở: thở gấp, thở khò khè, thở hụt hơi
Chảy máu: rớm máu, chảy liên tục, v.v
Sưng tấy: sưng phồng, trông bất thường
Các triệu chứng – nhận biết được qua thương tổn:
Tôi thấy tức ngực
Tôi bị tê lưng
Tôi thấy nóng quá
Tôi bị choáng váng
BẤT TỈNH
Bất tỉnh là kết quả của sự cản trở chức năng bình thường của não
Các nguyên nhân của bất tỉnh có thể được chia ra thành:
Trang 8Người bị quỵ xuống mà không có phản ứng với LẮC và HÉT cần phải được điều trị như người bị bất tỉnh.
Những nguy hiểm mà người bị bất tỉnh gặp phải là:
Không còn khả năng nhận biết nguy hiểm
Hãy thông đường thở
Hãy kiểm tra sự hô hấp
Hãy kiểm tra sự tuần hoàn máu
Trong lúc đợi nhân viên y tế đến – hãy kiểm tra xem có bị chảy máu hay thương tật nào không và tiếp tục theo dõi:
Các phản ứng
A.B.C (đường thở, hô hấp, tuần hoàn máu)
Trang 9BÀI SỐ 1 Tên bài: Lập kế hoạch đi dây, lắp đặt điện MĐ24 – 01
Giới thiệu: Bài học này nhằm cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản về kỹ thuật lắp
đặt điện để làm cơ sở cho các bài học tiếp theo
Mục tiêu bài học:
- Liệt kê được các bước công việc lắp đặt điện
- Liệt kê được các loại dụng cụ - thiết bị phù hợp với công việc lắp đặt điện
- Trình bày được các phương pháp đi dây, đấu nối thiết bị điện trong lắp đặt
Nội dung bài học Thời gian: 4h (LT: 3h; TH: 1h)
1 Tổng quan về hệ thống dây/ cáp điện
Kiểu của hệ thống đi dây được sử dụng cho việc lắp đặt đặc biệt hoặc từng phần phụ thuộcvào một số yếu tố sau:
Đặc điểm nguồn cung cấp: Nguồn một chiều hay xoay chiều; một pha hay ba pha;
hai dây, ba dây hay bốn dây Điều này được quyết định chủ yếu bởi các kiểu và côngsuất của thiết bị được kết nối
Nhiệt độ môi trường: Nhiệt độ của không khí môi trường xung quanh hoặc các điều
kiện tương tự được bắt gặp
Các mối nguy hiểm cơ học: Các chỗ yếu hoặc có khả năng hư hại cơ học.
Các mối nguy hiểm môi trường: Các chỗ yếu hoặc có khả năng của các tác hại môi
trường như độ ẩm, khí hoặc hơi nước ăn mòn; các khí hoặc hơi nước gây cháy, nổ
Kiểu hệ thống nối đất: Nhiều trung tính tiếp đất – Multiple Earth Neutral (MEN);
các yêu cầu cho thiết bị bảo vệ dòng rò – Residual Current Device (RCD).
Khả năng mở rộng trong tương lai: Dự trữ có thể cần thiết cho việc mở rộng thêm.
Tính liên tục của nguồn cung cấp: Các khu vực then chốt có thể có các yêu cầu đặc
biệt (ví dụ các bộ phận cần chăm sóc đặc biệt như các nhà hát hay bệnh viện)
Kiểu cấu trúc tòa nhà: Các vật liệu và các phương pháp chế tạo được sử dụng trong
tòa nhà sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn hệ thống đi dây
Các chi phí vận hành và chi phí bảo dưỡng: Các chi phí ban đầu và chi phí vận
hành, khấu hao, thời gian sử dụng và sự lão hóa có thể là các yếu tố chính
Về mặt thẩm mỹ: Các cân nhắc về mặt thẩm mỹ của đi dây ngoài cho các nhà công
nghiệp, khu thương mại hoặc nhà ở có thể là một yếu tố quan trọng cần tính đến
Sự sụt áp: Chạy dây dài có thể tạo ra sự sụt áp quá mức Chiều dài đường cáp có thể
bị ảnh hưởng bởi các quyết định hệ thống dây cũng như liên quan đến các khoảngcách
Trở kháng lỗi mạch vòng: Chiều dài đi dây và việc lựa chọn hệ thống dây đi có thể
ảnh hưởng đến trở kháng của phần dây dẫn đi vòng và có thể gây ra dòng điện lỗi
Trang 10Phần này bao gồm các khía cạnh quan trọng của việc lắp đặt điện cần phải được xem xéttrước khi bắt đầu bất cứ một công việc nào Bao gồm:
Các đặc tính của nguồn cung cấp hiện có và yêu cầu của nguồn cung cấp cho lắp đặtđiện bao gồm các yêu cầu đối với đơn vị phân phối điện
Nhu cầu điện lớn nhất đối với các lưới điện tiêu thụ chính (và các lưới điện phụ nếuđược yêu cầu)
Giới hạn sụt áp – Điều này có thể ảnh hưởng đến việc bố trí mạch điện
Việc bố trí mạch điện, cụ thể là số lượng và tải trọng của các mạch điện bao gồm sốcác điểm trên một mạch điện và dự định mục đích sử dụng của chúng
Các ảnh hưởng từ bên ngoài mà có thể gây bất lợi đến việc lắp đặt điện
2.1 Các yêu cầu thiết kế
Việc thiết kế lắp đặt điện phải bao gồm tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ con người và vật nuôi không bị điện giật và tổn hại vật chất hay tài sản từ sự hư hại có thể xảy ra do việc lắp đặt điện thông thường Một điểm quan trọng khác là vận hành đúng theo mục đích dự định; ví dụ, xác định đúng tải của mạch điện để tránh các thiết bị bảo
vệ bị ngắt thường xuyên Thiết kế lắp đặt điện không những phải kết hợp với các yêu cầucủa các quy tắc đi dây mà còn phải kết hợp với các thỏa thuận giữa người lắp đặt và khách hàng của họ như phạm vi lắp đặt điện, tải, mục đích sử dụng của việc lắp đặt điện,kiểu của thiết bị được lắp đặt và vị trí của nó
Một điều hiển nhiên khi bắt đầu thiết kế lắp đặt điện đó là nắm rõ các yêu cầu đối vớinguồn cấp điện nhằm giúp cho việc lắp đặt điện có được sự tương thích Sau đây là tómtắt các khía cạnh cần xem xét
Loại dòng điện
Mặc dù nguồn cung cấp chủ yếu cho các lắp đặt điện là dòng xoay chiều (a.c.), tuynhiên cũng cần phải để ý rằng các nguồn điện dòng một chiều (d.c.) cũng thườngđược sử dụng ở các vùng xa xôi hẻo lánh cũng như trong việc lắp đặt điện sử dụngcác nguồn năng lượng tại chỗ
Số lượng các dây dẫn
Trong trường hợp nguồn xoay chiều; việc lắp đặt điện được cung cấp với một pha,hai pha hay ba pha phụ thuộc vào yêu cầu của tải tiêu thụ và các quy tắc dịch vụ cungcấp của cơ quan điều phối điện tại địa phương
Mức điện áp
Trang 11Từ khi công bố tiêu chuẩn AS/NZS 3000:2007, Australia đã chấp nhận một tiêuchuẩn mới, ‘Mức điện áp tiêu chuẩn AS 60038-2000’ quy định các mức điện áp rấtphù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.
Các mức điện áp, sai lệch và tần số tiêu chuẩn của hệ thống điện lưới hạ áp và các mạngđiện lắp là:
Đối với Australia 230/400 V + 10% - 6% ở tần số 50 Hz (phù hợp với tiêu chuẩn AS60038-2000)
Đối với New Zealand 230/400 + 6% - 6% ở tần số 50 Hz
Dòng điện cực đại (có thể cung cấp)
Không thể bắt đầu lắp đặt điện nếu không biết hệ thống phân phối điện có thể cung cấpdòng điện thỏa mãn yêu cầu không Trong một số trường hợp việc lắp đặt điện có thể yêucầu chi phí bổ sung đối với khách hàng và cần phải tiến hành trao đổi với cơ quan phân phốiđiện về sự sắp xếp bố trí hệ thống cấp điện
Dòng điện ngắn mạch cho phép
Dòng điện ngắn mạch cho phép là dòng điện tối đa khi xảy ra lỗi ngắn mạch và là một chứcnăng trở kháng của nguồn cung cấp và cáp điện Nhu vậy, giá trị của dòng điện ngắn mạchcho phép nên được cung cấp từ cơ quan phân phối điện Dòng điện ngắn mạch cho phép làyếu tố chính trong việc lựa chọn các thiết bị bảo vệ, thiết bị đóng ngắt và các dây dẫn
Các biện pháp nối đất an toàn
Cách thức lắp đặt nối đất được mô tả trong các quy tắc đi dây áp dụng cho mạng trung tínhnối đất đa điểm (MEN), hệ thống này được quy định chủ yếu bởi các bộ phận điều phốiđiện Điều này không loại trừ sự cho phép sử dụng hệ tiếp đất biến đổi với cùng mức độ antoàn
Giới hạn về việc sử dụng thiết bị
Các bộ phận phân phối điện có thể đặt ra các giới hạn có trong quy định về dịch vụ vungcấp về việc có được phép hay không được phép sử dụng một số loại thiết bị điện Tiêu biểucủa các giới hạn này bao gồm yêu cầu về công suất tải định mức được thiết kế cho nhiềupha và giới hạn của các quá độ do Khóa điện (công tắc) mà có thể gây trở ngại cho hệ thốngnguồn cấp (ví dụ giới hạn của khởi động trực tiếp của động cơ)
3 Trình tự lắp đặt điện
+ Đây là bước không thể thiếu với bất cứ công việc lắp đặt điện nào dù lớn hay
nhỏ.Thông qua việc này chúng ta có các thông tin về khu vực tiến hành lắp đặt điện
Trang 12+ Vật tư, trang thiết bị dùng trong thi công
+ Thời gian, nhân lực cho công việc
+ Tiến độ thi công
Thi công
+ Thực hiện theo kế hoạch đã lập và bảo đảm tiến độ
Kiểm tra
+ Kiểm tra lại theo yêu cầu thiết kế
Vận hành và bàn giao
4 Phương pháp đi dây
Với từng công trình chúng ta sẽ lựa chọn phương án đi dây cụ thể để đảm bảo các yếu tố Kỹthuật – Mỹ thuật – Kinh tế Có thể có nhiều phương pháp đi dây xuất hiện trong cùng một côngtrình xây dựng
Đường dây truyền tải điện
- Thường sử dụng cột và sứ đỡ dây với mạng điện ngoài trời
- Chỉ dùng phương pháp đi dây ngầm với các đoạn ngắn để giảm chi phí
Mạng điện công nghiệp( nhà xưởng, dây truyền)
- Sử dụng các máng/ thang cáp với hệ thống cung cấp nguồn công suất lớn
- Sử dụng phương pháp đi dây trong hộp/ nẹp/ ống nhựa với các dây tín hiệu/ điều khiển…
Mạng điện dân dụng – thương mại.
- Hiện nay đa số sử dụng phương pháp di dây ngầm ( âm tường/ âm sàn) để đảm bảo mặt
thẩm mỹ của công trình
- Phương pháp đi dây nổi trong ống/ nẹp nhựa vẫn được sử dụng với các công trình xâydựng dân dụng đơn lẻ
5 Trang thiết bị – dụng cụ trong lắp đặt điện
+ Với các công trình lớn có thao tác lắp đặt trên cao cần có các thiết bị nâng hạ
+ Các thiết bị gia công ống luồn dây bằng kim loại, khoan, cắt gọt…
+ Các thiết bị đo kiểm tra
+ Các loại dụng cụ cầm tay trong lắp đặt điện như kìm, tuốc - lơ - vít, dao…
+ Các loại dụng cụ trợ lực như máy cắt, máy khoan, mài cầm tay…
Trang 13BÀI SỐ 2
Tên bài: Thực hành lắp đặt máng cáp/ hộp đi dây MĐ24 – 02
Giới thiệu: Bài học này nhằm cung cấp cho học viên các kiến thức và rèn luyện các kỹ năng cơ bản
trong việc lắp đặt, đi dây hệ thống điện
Mục tiêu bài học:
- Trình bày được các bước thực hiện công việc lắp đặt điện
- Chọn/sử dụng được các loại dụng cụ cầm tay phù hợp với công việc của nghề điện
- Lắp đặt được hệ thống theo bản vẽ yêu cầu
- Đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh
Nội dung bài học Thời gian: 4h (LT: 3h; TH: 1h)
1 Nhiệm vụ
Lắp đặt hệ thống hộp/ nẹp đi dây cho mạch điện dân dụng theo kích thước trong bản vẽtrong phòng thực hành đi dây
Tất cả các công việc phải được thực hiện độc lập, thời gian tối đa cho phép trong
phòng đi dây là180 phút
Vỏ tủ điện
Trang 142 Dụng cụ – trang thiết bị
3 Quy trình thực hiện
Bước 1: Khảo sát nhiệm vụ
+ Kiểm tra kích thước, vị trí khu vực thực hành lắp đặt
+ Đọc bản vẽ
+ Chuẩn bị dụng cụ, vật tư
Bước 2: Vẽ sơ đồ lắp đặt
+ Sử dụng thước, Level và phấn để kẻ các đường lắp đặt ống và hộp như hình bêndưới
Hình 2.2 - Sơ đồ lắp đặt ống luồn dây
Bước 3: Lắp đặt
+ Từ sơ đồ lắp đặt ống và hộp trên chúng ta tiến hành đánh dấu các vị trí cần gắnhộp đấu nối, kẹp giữ ống…
+ Lắp các hộp đấu nối tại các vị trí đã đánh dấu
+ Lắp các kẹp giữ ống tại các vị trí đã đánh dấu
+ Đo, cắt và tiến hành lắp ống theo các đường đánh dấu
Bước 4: Kiểm tra
+ Sử dụng thước kéo để kiểm tra kích thước theo bản vẽ
Trang 15+ Sử dụng thước thủy (Level) để kiểm tra độ cân bằng
4 Sai hỏng và cách khắc phục
+ Nguyên nhân: Do đánh dấu sai các vị trí lắp đặt ống/ hộp hoặc lỗi đọc bản vẽ + Khắc phục: tất cả các kích thước trên bản đều xác định từ đường tâm( đường đánh
dấu lắp đặt ống, hộp) Sử dụng Level để kiểm tra đường đánh dấu trước khi lắp đặt
+ Do siết các kẹp ống quá chặt hoặc kích thước sai( dư/ thừa) dẫn đến cong ông khi
lắp vào hộp
Trang 16BÀI SỐ 3
Tên bài: Lắp đặt mạch điện chiếu sáng MĐ24 – 03
Giới thiệu: Bài học này nhằm cung cấp cho học viên các kiến thức và rèn luyện các kỹ năng cơ
bản trong việc lắp đặt, đi dây hệ thống điện chiếu sáng
Mục tiêu
- Trình bày được các bước thực hiện công việc lắp đặt mạch điện
- Chọn/sử dụng được các loại dụng cụ cầm tay phù hợp với công việc của nghề điện
- Lắp đặt được mạch điện theo bản vẽ yêu cầu
- Đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh
Nội dung bài học Thời gian: 8h (LT: 1h; TH: 7h)
Trang 17Hình 3.2 -Sơ đồ nguyên lý mạch điện
1.1 Dụng cụ – trang thiết bị
1.2 Các bước thực hiện
Bước 1: Khảo sát nhiệm vụ
+ Kiểm tra kích thước, vị trí khu vực thực hành lắp đặt
+ Đọc bản vẽ
+ Chuẩn bị dụng cụ, vật tư
Bước 2: Vẽ sơ đồ đi dây, đấu nối
+ Vẽ sơ đồ mạch điện và dùng đúng màu để chỉ ra dây pha, dây trung tính Đánh số hoặc kí tự thích hợp cho công tắc và bóng đèn
Hình 3.3 -Sơ đồ đấu dây mạch điện (Tham khảo ý kiến của giáo viên nếu bạn chưa rõ về mạh điện)
Trang 18( Không yêu cầu kích thước)
Bước 4: Kiểm tra
Trước khi tiến hành kiểm tra phải đảm bảo mạch điện đã được cách ly với
nguồn điện (Kiểm tra nguội – Dead Test) + Kiểm tra hoạt động của mạch điện
- Sử dụng đồng hồ VOM ( Voltage Ohm Metter), thang đo điện trở (R x…)
- Kiểm tra đồng hồ bằng cách ngắn mạch 2 que đo và chỉnh kim về vị trí 0Ω
- Gắn 2 que đo lần lượt vào cực pha và cực trung tính phía sau CB, bật công tắcS1 và quan sát đồng hồ đo:
Kim không di chuyển => mạch bị hở
Kim chỉ giá trị 0Ω => ngắn mạch
Kim chỉ giá trị ≈ giá trị điện trở đèn (Rđèn) => mạch hoạt động tốt
Tắt công tắc, kim trở về 0Ω
Hình 3.4 – kiểm tra mạch điện
- Lần lượt làm các bước trên với các mạch đèn còn lại để hoàn thành việc kiểmtra
+ Kiểm tra cực tính
- Công việc này nhằm giúp chúng ta kiểm tra lại việc đấu nối có đúng kỹ thuật
hay không (CB, cầu chì, công tắc điều khiển mạch điện phải được gắn trên dây
pha)
- Sử dụng đồng hồ VOM ( Voltage Ohm Metter), thang đo điện trở (R x…)
- Kiểm tra đồng hồ bằng cách ngắn mạch 2 que đo và chỉnh kim về vị trí 0Ω
Trang 19- Gắn 1 que đo vào cực pha của nguồn và que còn lại gắn lần lượt vào trước, sau
CB, công tắc; bật công tắc S1 và quan sát đồng hồ đo:
Kim không di chuyển => công tắc/ CB đấu không đúng vào dây pha
Kim chỉ giá trị ≈ 0Ω => công tắc/ CB đấu đúng
Bước 5: Thử mạch
Giáo viên kiểm tra lại, cấp nguồn vào mạch và giám sát
Bật/tắt công tắc của từng mạch, kiểm tra hoạt động theo yêu cầu
Ghi lại các lỗi/ hư hỏng xảy ra và sửa chữa lỗi (nếu có)
Ngắt CB và khóa an toàn mạch điện
1.3 Sai hỏng và cách khắc phục
+ Nguyên nhân: Do đấu dây bị nhầm lẫn các cực đấu nối tại công tắc, CB.
+ Khắc phục: chú ý các ký hiệu/ số trên các cực đấu nối của công tắc, CB
+ Thường xảy ra ngắn mạch tại đui đèn, do khi đấu dây tại đây để dây pha và dây
trung tính chạm vào nhau
2 Nhiệm vụ thực hành 2
Lắp đặt mạch điện chiếu sáng theo phương pháp tuần tự bóng đèn - công tắc theo bản vẽbên dưới
Hình 3.5 - Sơ đồ bố trí đi dây mạch chiếu sáng
Sử dụng các thông tin, sơ đồ, trình tự thực hiện trong nhiệm vụ thực hành 1 để thực hiện nhiệm vụ thực hành này.
Trang 20BÀI SỐ 4
Tên bài: Lắp đặt mạch điện dân dụng MĐ24 – 04
Giới thiệu: Bài học này nhằm cung cấp cho học viên các kiến thức và rèn luyện các kỹ năng cơ bản
trong việc lắp đặt, đi dây hệ thống điện dân dụng
Mục tiêu bài học:
- Trình bày được các bước thực hiện công việc lắp đặt mạch điện dân dụng
- Chọn/sử dụng được các loại dụng cụ cầm tay phù hợp với công việc của nghề điện
- Lắp đặt được mạch điện theo bản vẽ yêu cầu
- Kiểm tra, đánh giá được mạch điện theo quy định đi dây
- Đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh
Nội dung bài học Thời gian: 12h (LT: 2h; TH: 10h)
1 Nhiệm vụ thực hành 1: lắp đặt mạch hỗn hợp(Ổ cắm và đèn)
Yêu cầu đi dây ở phòng khách của căn hộ dân dụng bao gồm 2 ổ cắm và ba đèn Hai đèn được điều khiển bằng 2 công tắc tại 2 cửa(điều khiển tại 2 vị trí) và một đèn ở xa ghế được điều khiển bởi một công tắc cạnh ghế Sử dụng cáp 3 lõi đỏ, đen, xanh - vàng(TPS) và đi dây theo phương pháp tuần tự công tắc cho các đèn Mạch đèn được bảo vệbởi thiết bị bảo vệ (CB) C16 – 1P Mạch cấp nguồn (GPO – General Power Outlet) bảo
vệ bởi thiết bị bảo vệ C20 – 1P
Chiều cao và khoảng cách đèn, ổ cắm phụ thuộc vào điều kiện mô phỏng của phòng thực hành đi dây
Hình 4.1 - Sơ đồ bố trí đèn và ổ cắm
Trang 21Hình 4.1 - Sơ đồ nguyên lý mạch điện
1.1. Vật tư – Trang thiết bị
1.2 Các bước thực hiện
Bước 1: Khảo sát nhiệm vụ
+ Kiểm tra kích thước, vị trí khu vực thực hành lắp đặt
+ Đọc bản vẽ
+ Chuẩn bị dụng cụ, vật tư
Bước 2: Vẽ sơ đồ đi dây, đấu nối
+ Vẽ sơ đồ mạch điện và dùng đúng màu để chỉ ra dây pha, dây trung tính Đánh số hoặc kí tự thích hợp cho công tắc và bóng đèn
Trang 22Hình 4.2 - Sơ đồ đấu dây công tắc, đèn (Tham khảo ý kiến của giáo viên nếu bạn chưa rõ về mạh điện)
Bước 4: Kiểm tra
Trước khi tiến hành kiểm tra phải đảm bảo mạch điện đã được cách ly với
nguồn điện (Kiểm tra nguội – Dead Test)
+ Kiểm tra hoạt động của mạch điện
- Sử dụng đồng hồ VOM ( Voltage Ohm Metter), thang đo điện trở (R x…)
- Kiểm tra đồng hồ bằng cách ngắn mạch 2 que đo và chỉnh kim về vị trí 0Ω
- Gắn 2 que đo lần lượt vào cực pha và cực trung tính phía sau CB, bật công tắcS1/S1 và quan sát đồng hồ đo:
Kim không di chuyển => mạch bị hở
+ Kiểm tra cực tính
- Công việc này nhằm giúp chúng ta kiểm tra lại việc đấu nối có đúng kỹ thuật
hay không (CB, cầu chì, công tắc điều khiển mạch điện phải được gắn trên dây
pha)
- Sử dụng đồng hồ VOM ( Voltage Ohm Metter), thang đo điện trở (R x…)
- Kiểm tra đồng hồ bằng cách ngắn mạch 2 que đo và chỉnh kim về vị trí 0Ω
- Gắn 1 que đo vào cực pha của nguồn và que còn lại gắn lần lượt vào trước, sau
CB, công tắc; bật công tắc S1 và quan sát đồng hồ đo:
Kim không di chuyển => công tắc/ CB đấu không đúng vào dây pha
Trang 23 Kim chỉ giá trị ≈ 0Ω => công tắc/ CB đấu đúng.
Bước 5: Thử mạch
Giáo viên kiểm tra lại, cấp nguồn vào mạch và giám sát
Bật/tắt công tắc của từng mạch, kiểm tra hoạt động theo yêu cầu
Ghi lại các lỗi/ hư hỏng xảy ra và sửa chữa lỗi(nếu có)
Ngắt CB và khóa an toàn mạch điện
1.3 Sai hỏng và cách khắc phục
Đấu dây sai cực tính:
+ Nguyên nhân: Do đấu dây bị nhầm lẫn các cực đấu nối tại công tắc, CB.
+ Khắc phục: chú ý các ký hiệu/ số trên các cực đấu nối của công tắc, CB
Ngắn mạch:
+ Thường xảy ra ngắn mạch tại đui đèn, do khi đấu dây tại đây để dây pha và dây
trung tính chạm vào nhau
2 Nhiệm vụ thực hành 2: Đi dây trong bếp
Lắp đặt mạch điện cho khu vực bếp, ổ cắm A dành cho quạt hút gió Lắp đặt điện phảituân thủ các quy định về an toàn cho khu vực ẩm ướt
Mạch điện được bảo vệ bởi RCD – 2P, 20A, 30mA Ổ cắm đi dây 2.5mm2, đèn chiếusáng đi dây 1.5 mm2
Đi dây cho mạch điện trong ống/ nẹp nhựa và kẹp trên tường
Hình 4.2 -Sơ đồ bố trí đèn, ổ cắm, quạt
Sử dụng các thông tin, sơ đồ, trình tự thực hiện trong nhiệm vụ thực hành 1
để thực hiện nhiệm vụ thực hành này.
A
Trang 24Sơ đồ nguyên lý mạch điện
Sơ đồ phác họa đi dây của mạch điện
Trang 25BÀI SỐ 5
Tên bài: Lắp đặt mạch điện phi dân dụng MĐ24 – 05
Giới thiệu: Bài học này nhằm cung cấp cho học viên các kiến thức và rèn luyện các kỹ
năng cơ bản trong việc lắp đặt, đi dây hệ thống điện phi dân dụng
Mục tiêu bài học:
- Trình bày được các bước thực hiện công việc lắp đặt mạch điện phi dân dụng
- Chọn/sử dụng được các loại dụng cụ cầm tay phù hợp với công việc của nghề điện
- Lắp đặt được mạch điện theo bản vẽ yêu cầu
- Kiểm tra, đánh giá được mạch điện theo quy định đi dây
- Đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh
Nội dung bài học Thời gian: 12h (LT: 2h; TH: 10h)
1 Nhiệm vụ thực hành 1
Lắp đặt mạch điện dân dụng theo bản vẽ bên dưới
Đèn A được điều khiển bởi công tắc B
Cả 2 mạch chiếu sáng và cấp nguồn( ổ cắm) được bảo vệ bởi thiết bị bảo vệ dòng điện
Giắc co
Trang 26nối với hệ thống trung tính nối đất đa điểm (MEN).
Dây đơn mềm 2.5mm2 cho mạch ổ cắm, dây đơn mềm 1.0mm2 cho mạch chiếu sáng
Bảng điện chỉ ra dưới đây là bảng điện tổng một pha 220 V, gồm có một khóa điện tổng kiểm soát việc lắp đặt và một RCD bảo vệ hai mạch điện
Sử dụng các màu phù hợp vẽ tất cả các đường dây pha, trung tính và nối đất, đồng thời ghi ký hiệu bảng điện theo yêu cầu trong quy định đi dây
Hình 5.2- Sơ đồ bố trí tủ điện
Hình 5.3- Sơ đồ nguyên lý mạch điện
E – Nối đất N – Trung tính N – Trung tínhcó bảo vệ
Sơ đồ đơn tuyến
Trang 271.1 Dụng cụ – trang thiết bị
Dụng cụ đo cách điện, điện áp…
1.2 Các bước thực hiện
Bước 1: Khảo sát nhiệm vụ
+ Kiểm tra kích thước, vị trí khu vực thực hành lắp đặt
+ Đọc bản vẽ
+ Chuẩn bị dụng cụ, vật tư
+ Người hướng dẫn sẽ thuyết minh một phương pháp đúng để lắp đặt, kết thúc và
kiểm tra mạch
Bước 2: Lắp đặt ống luồn dây, hộp nối
+ Từ sơ đồ bố trí mạch điện trên chúng ta tiến hành đánh dấu các vị trí cần gắn côngtắc, đui đèn, ổ cắm và vẽ phác họa đường đi dây
+ Lắp cố định các công tắc, đui đèn, hộp đấu nối tại các vị trí đã đánh dấu
Phác họa đường đi dây
Bước 3: Đi dây
+ Căn cứ vào kích thước trên bản vẽ bố trí mạch chúng ta tiến hành tính số lượngdây cho từng mạch Cắt dây chừa phần dư hai đầu để đấu nối( tại hộp nối công tắc
Trang 28 Bước 3: Đấu nối dây
+ Tại đầu ra tải.
Cắt bỏ 10 mm của vỏ bọc dây ở đầu ra bằng dao
Vặn xoắn các sợi dây dẫn với nhau
Chèn các dây dẫn vào các cực nối và siết chặt các vít
+ Tại tủ điện.
Cắt bỏ 10 mm của vỏ bọc dây ở đầu ra bằng dao
Vặn xoắn các sợi dây dẫn với nhau
Chèn các dây dẫn vào các cực nối và siết chặt các vít
Dây pha (màu đỏ)
Trung tính (màu đen/ xanh)
Dây nối đất (màu xanh lá cây / màu vàng)
Bước 4: Kiểm tra
Trước khi tiến hành kiểm tra phải đảm bảo mạch điện đã được cách ly với
nguồn điện (Kiểm tra nguội – Dead Test)
+ Kiểm tra hoạt động của mạch điện
- Sử dụng đồng hồ VOM (Voltage Ohm Metter), thang đo điện trở (R x…)
- Kiểm tra đồng hồ bằng cách ngắn mạch 2 que đo và chỉnh kim về vị trí 0Ω
- Kiểm tra mạch đèn: Gắn 2 que đo lần lượt vào cực pha và cực trung tính phíasau RCD, bật công tắc S1 và quan sát đồng hồ đo( CB ở vị trí ON)
Kim không di chuyển => mạch bị hở
Trang 29- Kiểm tra mạch ổ cắm: Gắn 2 que đo lần lượt vào cực pha và cực trung tính phíasau RCD, quan sát đồng hồ đo( CB ở vị trí ON)
Kim không di chuyển => mạch hở
Ngắn mạch ổ cắm (dùng cầu ngắn mạch), kim chỉ giá trị ≈ 0Ω => mạch tốt
Gỡ bỏ cầu ngắn mạch, kim trở về 0Ω
+ Kiểm tra cực tính
- Công việc này nhằm giúp chúng ta kiểm tra lại việc đấu nối có đúng kỹ thuật
hay không (CB, cầu chì, công tắc điều khiển mạch điện phải được gắn trên dây
pha, các cực ổ cắm phải theo qui định).
- Sử dụng đồng hồ VOM ( Voltage Ohm Metter), thang đo điện trở (R x…)
- Kiểm tra đồng hồ bằng cách ngắn mạch 2 que đo và chỉnh kim về vị trí 0Ω
- Gắn 1 que đo vào cực pha của nguồn và que còn lại gắn lần lượt vào trước, sau
CB, công tắc; bật công tắc S1 và quan sát đồng hồ đo:
Kim không di chuyển => công tắc/ CB đấu không đúng vào dây pha
Kim chỉ giá trị ≈ 0Ω => công tắc/ CB đấu đúng
Bước 5: Thử mạch
Giáo viên kiểm tra lại, cấp nguồn vào mạch và giám sát
Bật/tắt công tắc của từng mạch, kiểm tra hoạt động theo yêu cầu
Ghi lại các lỗi/ hư hỏng xảy ra và sửa chữa lỗi(nếu có)
Ngắt CB và khóa an toàn mạch điện
1.3 Sai hỏng và cách khắc phục
Đấu dây sai cực tính:
+ Nguyên nhân: Do đấu dây bị nhầm lẫn các cực đấu nối tại công tắc, CB.
+ Khắc phục: chú ý các ký hiệu/ số trên các cực đấu nối của công tắc, CB
Ngắn mạch:
+ Thường xảy ra ngắn mạch tại đui đèn, ổ cắm do khi đấu dây tại đây để dây pha và
dây trung tính chạm vào nhau
2 Nhiệm vụ thực hành 2
Lắp đặt mạch điện dân dụng theo bản vẽ bên dưới
Đèn C và D được điều khiển bởi 2 công tắc A và B ( điều khiển tại 2 vị trí)
Trong phần thực hành này, sinh viên sẽ lắp đặt đúng, hoàn thiện và kiểm tra các cáp TPS trong ống dẫn phi kim loại cứng.Tại những giai đoạn khác nhau của quá trình thực hành, người hướng dẫn sẽ kiểm tra tiến độ thực hiện của sinh viên
Cả 2 mạch chiếu sáng và cấp nguồn(ổ cắm) được bảo vệ bởi thiết bị bảo vệ dòng điện rò(RCD)
Trang 30Hình 5.5- Sơ đồ nguyên lý mạch điện
Hình 5.6 - Sơ đồ bố trí đi dây mạch dân dụng
Sử dụng các thông tin, sơ đồ, trình tự thực hiện trong nhiệm vụ thực hành 1
để thực hiện nhiệm vụ thực hành này.
TẤT CẢ CÁC CÔNG VIỆC CẦN PHẢI ĐƯỢC THỰC HIỆN MỘT CÁCH ĐỘCLẬP THỜI GIAN TỐI ĐA CHO PHÉP TRONG MỘT PHÒNG THỰC HÀNH LẮP
ĐẶT LÀ 180 PHÚT
3 Kiểm tra mạch điện
Kiểm tra – Điện trở thông mạch của các dây nối đất
È Tháo rời điểm đấu nối với hệ thống tiếp đất đa điểm (M.E.N)
È Sử dụng dụng cụ kiểm tra thông mạch loại Ohms (), đo Điện trở thông mạch của
Trang 31dây tiếp đất chính từ thanh tiếp đất trên bảng điện đến cọc nối đất, và
È Đo Điện trở thông mạch của tất cả các dây nối đất từ thanh nối đất tới tất cả các điểm nối đất hoặc các vị trí để lộ kim loại
Kiểm tra dây nối đất Giá trị đo được
Kiểm tra – Điện trở cách điện của các dây dẫn
È Đặt bộ kiểm tra điện trở cách điện ở thang Megohm (M), và điện áp kiểm tra 500 V
È Với tất cả các bộ phận ngắt điện và các Khóa điện (công tắc) ở trạng thái đóng, sử dụng dụng cụ kiểm tra điện trở cách điện, đo điện trở cách điện giữa các dây dẫn mang dòng điện và dây nối đất
È Đo cách điện của bất cứ linh kiện hay phụ kiện điện nào như các núm chỉnh độ sáng của đèn mà có thể nối được với dây nóng và dây trung tính
Kiểm tra điện trở cách điện Giá trị yêu cầu Giá trị đo
được
Kiểm tra cực tính
Ghi chú: Người hướng dẫn sẽ cấp điện vào mạch và giám sát
È Cấp điện vào mạch
È Kiểm tra cáp ở đầu ra bằng vôn kế hoặc bút thử điện
Kiểm tra cực tính của ổ cắm Khóa điện
(công tắc)ĐÓNG
Khóa điện(công tắc)NGẮT
Trang 32Cực pha với dây cực trung tính V V
(công tắc)ĐÓNG
Khóa điện(công tắc)NGẮT