Sử dụng dụng cụ đo Dụng cụ cầm tay Đục và giũa kim loại Cưa và khoan kim loại Kỹ thuật vạch dấu, khai triển trên trên thép tấm. Chế tạo giá đỡ thiết bị bằng thép tấm S = 0,7mm Chế tạo giá đỡ thiết bị bằng thép định hình V3 Cắt ren
Trang 1KHOA: ĐIỆN – ĐIỆN LẠNH
MÔ ĐUN: KỸ THUẬT NGUỘI
MĐ 14 NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP Trình độ Cao đẳng nghề
(Tài liệu dùng chung cho trình độ Trung cấp nghề / Cao đẳng nghề)
Vũng Tàu – 2012
(Tài liệu lưu hành nội bộ)
Trang 3MỤC LỤC
GIỮ NGĂN NẮP CÔNG NGHIỆP 7
LÀM GÌ KHI XẢY RA TAI NẠN/SỰ CỐ 7
BÀI SỐ 1 9
1 Thước lá 9
1.1 Công dụng 9
1.2 Chọn lựa và bảo quản 9
2 Thước cặp 10
2.1 Công dụng 10
2.3 Cách sử dụng 10
2.4 Chọn lựa và bảo quản: 11
3 Pan – me (Micrometer) 11
3.1 Công dụng 11
3.2 Cách sử dụng 11
3.3 Chọn lựa và bảo quản 12
4 Thước thủy ( Level) 13
4.1 Công dụng 13
4.2 Chọn lựa và bảo quản 14
5 Thước góc 15
5.1 Công dụng 15
5.2 Cách sử dụng 15
5.3 Chọn lựa và bảo quản 16
BÀI SỐ 2 17
1 Kìm điện (Pliers) 17
1.1 Công dụng 17
1.2 Phân loại 17
1.3 Chọn lựa và bảo quản 18
2 Tuốc – nơ – vít ( Screw Driver) 18
2.1 Công dụng 18
2.2 Phân loại 18
2.3 Chọn lựa và bảo quản 19
3 Dụng cụ cơ khí 19
3.1 Công dụng 19
3.2 Phân loại 19
3.3 Chọn lựa và bảo quản 20
4 Uốn ống 20
4.1 Công dụng 20
4.2 Phân loại 20
Trang 44.3 Chọn lựa và bảo quản 21
5 Máy khoan 21
5.1 Công dụng 21
5.2 Phân loại 22
5.3 Chọn lựa và bảo quản 23
6 Máy mài/ cắt 23
6.1 Công dụng 23
6.2 Phân loại 23
6.3 Chọn lựa và bảo quản 25
BÀI SỐ 3 26
1 Đục kim loại 26
1.1 Khái niệm 26
1.2 Dụng cụ đục kim loại 26
1.3 Phương pháp đục kim loại 27
2 Giũa kim loại 29
2.1 Khái niệm 29
2.2 Các loại giũa 29
2.3 Kỹ thuật giũa 31
2.4 Kiểm tra mặt phẳng giũa 33
2.5 Bài tập ứng dụng 33
1 CƯA KIM LOẠI 34
1.1 Khái niệm 34
1.2 Cấu tạo cưa cầm tay 34
1.3 Tư thế thao tác, động tác khi cưa bằng tay 35
1.4 Kỹ thuật cưa 35
1.5 Bài tập ứng dụng 36
2 KHOAN KIM LOẠI 37
2.1 Khái niệm 37
2.2 Dụng cụ khoan 37
2.3 Kỹ thuật khoan 37
2.4 Bài tập ứng dụng khoan kim loại 38
BÀI SỐ 5 40
1 Khái niệm 40
2 Dụng cụ vạch dấu 40
2.1 Mũi vạch dấu 40
2.2 Đục nhọn ( núng tâm) 41
2.3 Com-pa 41
3 Phương pháp vạch dấu mặt phẳng và vạch dấu khối 42
3.1 Phương pháp vạch dấu mặt phẳng 42
3.2 Phương pháp vạch dấu khối 42
Trang 54 Dụng cụ đo kiểm tra 43
5 Bài tập ứng dụng 43
5.1 Nhiệm vụ thực hành 1: 43
5.1 Nhiệm vụ thực hành 2: 44
BÀI SỐ 6 45
1 Yêu cầu/ nhiệm vụ của công việc 45
2 Các biện pháp an toàn, vệ sinh công nghiệp 46
3 Vật tư, dụng cụ/ thiết bị 46
4 Quy trình thực hiện 46
BÀI SỐ 7 48
1 Yêu cầu/ nhiệm vụ của công việc 48
2 Các biện pháp an toàn, vệ sinh công nghiệp 48
3 Vật tư, dụng cụ/ thiết bị 48
4 Quy trình thực hiện 49
BÀI SỐ 8 50
1 Khái niệm 50
2 Dụng cụ cắt ren 51
2.1 Ta rô 51
2.2 Bàn ren 52
3 Kỹ thuật cắt ren 52
3.1 Cắt ren trong 52
3.2 Cắt ren ngoài 53
4 Bài tập ứng dụng 54
4.1 Cắt ren trong 54
4.2 Cắt ren ngoài 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
Trang 6Vị trí/ ý nghĩa, vai trò của mô đun
Mô đun này tạo điều kiện cho học viên làm quen với các loại dụng cụ cầm tay, dụng cụ trợlực dùng trong các công việc của thợ Điện và Điện lạnh Giúp học viên rèn luyện các kỹnăng sử dụng dụng cụ đúng phương pháp, chức năng và đảm bảo an toàn Thông qua đó họcviên sẽ ứng dụng để chế tạo một số chi tiết ứng dụng trong lắp đặt Điện và Điện lạnh
Mô đun này thực hành tại xưởng nên người học phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động đểđảm bảo an toàn trong khi thực hành
Mục tiêu của mô đun
+ Sử dụng được các dụng cụ đo như: thước cặp, pan-me, thước lá, thước góc
+ Thực hiện phương pháp vạch dấu mặt phẳng và vạch dấu khối theo yêu cầu chi tiếtgia công (theo bản vẽ)
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ gia công nguội cầm tay như: đục, cưa, giũa
+ Lựa chọn được các dụng cụ gia công cầm tay
+ Thực hiện được quy trình gia công hoàn thiện một sản phẩm
+ Gia công được sản phẩm đơn giản phục vụ ngành điện theo bản vẽ
Thời gian:
Thời gian chuẩn cần thiết cho bài học này là 40 giờ đối với môi trường học trên lớp Tuynhiên, thời lượng có thể được điều chỉnh nếu người học có điều kiện tự học ở nhà hay tạinơi làm việc
Nội dung chính của mô đun:
THỜI GIAN Tổn
g
Lý thuyết
Thực hành Kiểm tra
5 Kỹ thuật vạch dấu, khai triển trên trên
Trang 7Các hình thức dạy – học chính trong mô đun
Học lý thuyết về các loại dụng cụ đo, dụng cụ kiểm tra tại xưởng thực hành Điện
Thực hành sử dụng dụng cụ cầm tay, gia công sản phẩm tại xưởng nguội ( yêucầu trang bị bảo hộ lao động, nút tai, kính bảo hộ)
Sự chuẩn bị của người học
Để hoàn thành nội dung học tập cũng như các công việc cần phải thực hiện của nội dungđặt ra trong tài liệu này, người học cần phải chuẩn bị những thứ sau:
1.Bút, thước kẻ…
2.Sách vở phục vụ học tập
Yêu cầu về đánh giá hoàn thành môn học/ mô đun
+ Tham dự dầy đủ số giờ thực hành tại xưởng
+ Phần lý thuyết : vấn đáp
+ Phần thực hành: năng lực thực hành của bạn sẽ được đánh giá thông qua việchoàn thành các nhiệm vụ thực hành cũng như hoàn thành các câu hỏi ôn tập trongsách của bạn
Trang 8GIỮ NGĂN NẮP CÔNG NGHIỆP
Trong công nghiệp, giữ ngăn nắp có nghĩa là mọi khu vực phải sạch sẽ và ngăn nắp điềunày cần phải làm mọi lúc, thường xuyên và được mọi người thực hiện
Giữ ngăn nắp kém đồng nghĩa với tai nạn Bạn có thể vấp vào những vật còn sót lại trênsàn, trượt chân trên sàn trơn ướt một lý do nữa là chúng ta làm việc năng suất hơn trongkhu vực vệ sinh sạnh sẽ và giữ ngăn nắp
Giữ ngăn nắp tốt có nghĩa là:
Ít hư hỏng nguyên vật liệu Bạn cảm thấy tự hào về tổ chức của mìnhNăng suất/ hiệu quả cao hơn Nhân viên hòa thuận với nhau hơn
LÀM GÌ KHI XẢY RA TAI NẠN/SỰ CỐ
Trước hết là NHỮNG ƯU TIÊN – Sau đó mới đến ĐÁNH GIÁ
Cần có những người cứu hộ nào?
Xe cứu thương
Đội chữa cháy – thiết bị thở nhân tạo
Để ĐÁNH GIÁ, bạn cần:
Biết điều gì đã xảy ra
Biết các dấu hiệu
Các dấu hiệu – mà người sơ cứu có thể thấy:
Màu sắc: trông vẻ bị đỏ, bị nhợt nhạt, bị xanh tím
Thở: thở gấp, thở khò khè, thở hụt hơi
Chảy máu: rớm máu, chảy liên tục, v.v
Sưng tấy: sưng phồng, trông bất thường
Các triệu chứng – nhận biết được qua thương tổn:
Tôi thấy tức ngực
Tôi bị tê lưng
Tôi thấy nóng quá
Tôi bị choáng váng
BẤT TỈNH
Bất tỉnh là kết quả của sự cản trở chức năng bình thường của não
Các nguyên nhân của bất tỉnh có thể được chia ra thành:
Do thiếu oxy để thở
Mất cân bằng về mặt hóa học
Do chấn thương
Trang 9Người bị quỵ xuống mà không có phản ứng với LẮC và HÉT cần phải được điều trị nhưngười bị bất tỉnh.
Những nguy hiểm mà người bị bất tỉnh gặp phải là:
Không còn khả năng nhận biết nguy hiểm
Khi nạn nhân đó ở tư thế này:
Hãy thông đường thở
Hãy kiểm tra sự hô hấp
Hãy kiểm tra sự tuần hoàn máu
Trong lúc đợi nhân viên y tế đến – hãy kiểm tra xem có bị chảy máu hay thương tật nàokhông và tiếp tục theo dõi:
Các phản ứng
A.B.C (đường thở, hô hấp, tuần hoàn máu)
Trang 10BÀI SỐ 1
Tên bài: Sử dụng dụng cụ đo MĐ14 – 01
Giới thiệu: Bài học này nhằm cung cấp cho học viên các kiện thức cơ bản để nhận dạng/
xác định và sử dụng một số dụng cụ đo trong nghề nguội để ứng dụng vào các môn học/
mô đun chuyên ngành Điện
Mục tiêu bài học:
- Nhận dạng đúng các dụng cụ đo theo chức năng/ công dụng của chúng
- Chọn/sử dụng được các loại dụng cụ đo phù hợp với công việc của nghề nguội
- Thực hiện được các biện pháp an toàn khi sử dụng dụng cụ cầm tay
Nội dung bài học: Thời gian: 4h (LT: 3h; TH:
+ Trên thân thước có ghi 2 loại dơn vị đo theo hệ đo lường Anh – Mỹ( inch) và hệ
do lường quốc tế (SI ) (hệ mét)
+ Thước lá được chế tạo bằng thép hợp kim, ít co giãn và không gỉ Thước láthường có chiều dày: 0,9 -1,5 mm, rộng 10 - 25 mm dài 150 - 1000 mm Trênthước có vạch , các vạch cách nhau 1 mm
Hình 1.1 – Thước lá
1.2 Chọn lựa và bảo quản.
+ Chọn loại thước phù hợp với vật cần đo: chiều dài, hệ đo lường, không gian thaotác…
+ Bảo quản:
Treo trên móc đối với loại thước thẳng/ dài, cất trong hộp với loại thước gấp
Không để chung thước với các dụng cụ cơ khí khác để tránh chầy xước các số/chữ trên thân thước
Trang 112 Thước cặp
2.1 Công dụng.
+ Sử dụng đo chính xác kích thước các chiết tiết gia công/ sản phẩm nguội
+ Kiểm tra kích thước các sản phẩm/ chi tiết gia công trong công việc nguội
“0” trên thên thước
+ Phải kiểm tra xem bề mặt vật đo có sạch không
Hàm đo trong
Hàm đo ngoài
Vít hãm (khóa)
Trang 12+ Khi đo phải giữ cho hai mặt phẳng của hàm đo song song với kích thước vật
+ Xem phần lẻ của du xích trùng với vạch nào của thước chính ta đọc được phần
lẻ của kích thước đo.( hình trên)
2.4 Chọn lựa và bảo quản:
+ Không dùng thước cắp để đo vật đang quay
+ Không đo các bề mặt thô, bẩn
+ Không ép mạnh các hàm đo vào vật đo
+ Hạn chế việc lấy thước ra khỏi vật đo để đọc trị số đo
+ Sử dụng thước cặp xong phải cất trong hộp riêng biệt, không để thước lên cácdụng cụ khác hoặc để dụng cụ khác đè lện thước
+ Không để bụi bẩn bám vào thước nhất là bụi kim loại
+ Hết ca sử dụng phải lau chùi thước bằng giẻ sạch và bôi dầu mỡ
3 Pan – me (Micrometer)
3.1 Công dụng.
+ Micrometer dùng để đo chiều dày hay đường kính của chi tiết Có nhiều loạiMicrometer với các kích thước khác nhau:0-25, 25-50, 50-75, 75-100mm Vì vậytùy theo kích thước của chi tiết mà ta lựa chọn loại Micrometer cho phù hợp
3.2.Cách sử dụng.
Cấu tạo pan-me
Hình 1.4 – Pan - me (Micrometer)
Các bước kiểm tra trước khi tiến hành đo
+ Kiểm tra bề mặt ngoài
Khung
Núm xoayống xoay
ống trượtKhóa
TrụcđoMặt đo
Trang 13- Kiểm tra xem micrometer có bị mòn hay sứt mẻ gì không Đặc biệt nếu đầu
đo bị mòn hay sứt mẻ thì kết quả đo sẽ không chính xác
- Kiểm tra xem các bộ phận có chuyển động trơn tru hay không, kiểm tra xemống trượt xem có chuyển động trơn tru hay không
+ Vệ sinh bề mặt đo
+ Kiểm tra điểm 0
Trước khi đo phải kiểm tra điểm 0 Nếu điểm 0 bị lệch thì dù có đo chính xác cũng không cho kết quả đo chính xác
- Đối với Micrometer từ 0-25mm ta cho tiếp xúc trực tiếp 2 bề mặt đo Kiểm trađiểm 0
- Đối với Micremeter từ 25-50, thì ta dùng mẫu để kiểm tra điểm 0
Cách đọc kết quả trên Panme (Micrometer)
1 Đọc giá trị đo đến 0.5mmĐọc giá trị lớn nhất mà có thể thấy được trên thang đo của thân panme VD: như hình là 55.5mm (A)
2 Đọc giá trị đo từ 0.01mm đến 0.5mmĐọc tại điểm mà thang đo trên ống xoay và đường chuẩn trên thân panme trùng nhau (B)
VD: như hình là 0.45mm
3 Tính toán giá trị đo:
Lấy giá trị ở 1 cộng với giá trị ở 2: 55.5 + 0.45 = 55.95mm
(1-ống trượt ; 2-ống xoay ; 3-Du xích 1mm ; 4-Đường chuẩn trên ống trượt ;
5-Du xích 0.5mm)
1 VD khác:
Như hình: 12.5 + 0.16 = 12.66mm
3.3 Chọn lựa và bảo quản.
Theo từng ứng dụng cụ thể như kích thước vật cần đo, kiểu đo ( kích thướcngoài/ trong/ sâu…) chúng ta sẽ chọn loại Panme tương ứng
Phương pháp bảo quản
Trang 14+ Chú ý tuyệt đối không làm rơi micrometer
- Khi mặt đo chạm vào chi tiết, dùng tay xoay núm xoay 3 lần
- Không được phép cầm thanh xoay để xoay khung+ Sau khi sử dụng xong không xiết chặt 2 mặt đo mà để hở ra giữa 2 mặt đokhoảng 1-2mm
+ Trong hộp đựng Micrometter luôn sẵn sàng túi chống ẩm
+ Sử dụng Panme xong phải cất trong hộp riêng biệt, không để thước lên cácdụng cụ khác hoặc để dụng cụ khác đè lên thước
+ Không để bụi bẩn bám vào thước nhất là bụi kim loại
+ Hết ca sử dụng phải lau chùi thước bằng giẻ sạch và bôi dầu mỡ
4 Thước thủy ( Level)
Hình 1.5 – thước thủy( Level
4.1 Công dụng.
Kiểm tra độ cân bằng của các chi tiết/ thiết bị / phụ kiện trong lắp đặt
Lấy dấu vẽ các đường thẳng song song với mặt dất, đường xiên 45o, đường thẳngđứng
1.3 Cách sử dụng
Kiểm tra độ cân bằng theo phương ngang Quan sát bọt khí
Hình 1.6 – Kiểm tra cân bằng theo phương ngang
Kiểm tra độ cân bằng theo phương đứng
Kiểm tra cân bằng theo phương đứng
Kiểm tra cân bằng theo phương ngang
Kiểm tra cân bằng
theo phương xiên
45o
Trang 15Hình 1.7 – Kiểm tra cân bằng theo phương đứng
Kiểm tra độ cân bằng theo phương xiên 45o
Hình 1.8 – Kiểm tra cân bằng theo phương xiên 45 o
4.2. Chọn lựa và bảo quản
Theo từng ứng dụng cụ thể như kích thước vật cần đo, kiểu đo chúng ta sẽ chọnloại Level tương ứng
Phương pháp bảo quản
+ Chú ý tuyệt đối không làm rơi Level
+ Sử dụng Level xong phải treo lên khu vực riêng biệt, không để thước lên cácdụng cụ khác hoặc để dụng cụ khác đè lên thước
Quan sát
bọt khí
Quan sát bọt khí
Trang 16+ Không để bụi bẩn bám vào thước nhất là bụi kim loại.
+ Hết ca sử dụng phải lau chùi thước bằng giẻ sạch
5 Thước góc
Hình 1.9 – Thước đo góc
5.1 Công dụng
Kiểm tra góc độ của các chi tiết/ thiết bị / phụ kiện trong lắp đặt
Lấy dấu vẽ các đường thẳng vuông góc, đường xiên…
Khai triển trong gia công chi tiết nguội
Xác định các góc độ để phục vụ gia công chi tiết
5.2 Cách sử dụng
+ Kẹp trực tiếp vào vật cần kiểm tra để kiểm tra
độ vuông góc+ Sử dụng cùng với mũi vạch dấu/ bút để xác địnhcác góc vuông, đường thẳng vuông góc với đườngcho trước
+ Tạo góc 45o/ đường phân giác của góc vuông
Thước góc (90o/ 45o)
Thước đo góc vạn năng
Thước đo góc hiển thị sốThước đo góc vạn năng
Trang 175.3 Chọn lựa và bảo quản
Theo từng ứng dụng cụ thể như kích thước vật cần đo, kiểu đo chúng ta sẽ chọnloại thước góc tương ứng
Phương pháp bảo quản
+ Chú ý tuyệt đối không làm rơi thước để tránh cong vênh, không chính xác khi
đo + Sử dụng thước góc xong phải treo lên khu vực riêng biệt, không để thước lêncác dụng cụ khác hoặc để dụng cụ khác đè lên thước
+ Không để bụi bẩn bám vào thước nhất là bụi kim loại
+ Hết ca sử dụng phải lau chùi thước bằng giẻ sạch
+ Điều chỉnh vít vặn để kiểm tra vuông góc và xác định các góc độ bất kỳ khi gia công các chi tiết sản phẩm
+ Kẹp trực tiếp vào vật cần kiểm tra để kiểm tra
độ vuông góc và các góc bất kì ≤ 180o+ Sử dụng cùng với mũi vạch dấu/ bút để xác địnhcác góc vuông, đường thẳng vuông góc với đườngcho trước và các góc bất kì ≤ 180o
Trang 18BÀI SỐ 2
Tên bài: Dụng cụ cầm tay MĐ14 – 02
Giới thiệu: Bài học này nhằm cung cấp cho học viên các kiện thức cơ bản để nhận dạng/
xác định và sử dụng một số dụng cụ cầm tay trong nghề Nguội/ Điện để ứng dụng vàocác môn học/ mô đun chuyên ngành Điện
Mục tiêu bài học:
- Nhận dạng đúng các dụng cụ cầm tay theo chức năng/ công dụng của chúng
- Chọn/sử dụng được các loại dụng cụ cầm tay phù hợp với công việc của nghềđiện
- Thực hiện được các biện pháp an toàn khi sử dụng dụng cụ cầm tay
Nội dung bài học: Thời gian: 4h (LT: 3h; TH: 1h)
+ Không để trầy xước/ rách lớp vỏ cách điện của kìm
+ Dùng để uốn, giữ các lõi dây hoặc đưa các lõi dây vào các vị trí hẹp
+ Kiểm tra vỏ cách điện trước khi sử dụng cắt các dây đang mang điện
+ Không để trầy xước/ rách lớp vỏ cách điện của kìm
Trang 19 Kìm tuốt dây điện.
Kìm bấm đầu cos
+ Sử dụng để tạo các đầu cáp/dây điện khi đấu nối với các thiết bị/khí cụ điện.+ Trên miệng kìm bấm có ghi các kích thước tương ứng với kích cỡ dây/ cápđiện, khi sử dụng phải tuân thủ theo các kích thước này để đảm bảo yêu cầu
kỹ thuật
1.3 Chọn lựa và bảo quản.
Phụ thuộc vào các ứng dụng/ công việc cụ thể chúng ta sẽ chọn loại kìm phù hợpcho công việc
Không để chung các loại kìm cách điện với các dụng cụ cơ khí khác để tránh trầyxước hoặc ướt lớp vỏ cách điện dẫn đến nguy hiểm khi sử dụng
2. Tuốc – nơ – vít ( Screw Driver)
2.1 Công dụng
Dùng để vặn các vít khi tháo/lắp/ đầu dây cho các thiết bị hoặc khí cụ điện
2.2 Phân loại
Tuốc - nơ -vít cách điện
+ Sử dụng cho các công việc liên quan khi không ngắt được nguồn điện
+ Về kích thước: có nhiều kích thước khác nhau (L100 mm, L150, L200,L300…)
+ Về hình dạng đầu vặn: đầu dẹt, đầu 4 cạnh, đầu 8 cạnh, đầu 6 cạnh…
+ Dùng để tách lớp vỏ cách điện của các dây điện đơn mềm có tiết diện nhỏ
+ Khi sử dụng chú ý các kích cỡ dây phù hợp được ghi trên miệng kìm tuốt dây( 1.0mm2, 1.5 , 2.0, 2.5, 4.0 ….)
Trang 20+ Về độ lớn( đường kính): Φ2; Φ3; Φ4; Φ5; Φ6; Φ8….
Tuốc - nơ –vít thông thường( không cách điện)
+ Sử dụng cho các công việc liên quan khi ngắt được nguồn điện hoặc cáccông việc cơ khí
+ Các kích thước, hình dạng độ lớn tương đương với loại cách điện
2.3 Chọn lựa và bảo quản.
Phụ thuộc vào các ứng dụng/ công việc cụ thể chúng ta sẽ chọn loại vít phù hợp cho công việc
Tuốc-nơ- Không để chung các loại Tuốc-nơ-vít cách điện với các dụng cụ cơ khí khác đểtránh trầy xước hoặc ướt lớp vỏ cách điện dẫn đến nguy hiểm khi sử dụng
Trang 21 Các loại cờ lê được phân chia theo số (đường kính miệng) qui định chung,
đơn vị tính là milimet (mm): 5, 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13,14,17,19, 21, 24, 27,
30, 32, 36……
Mỏ lết: thuộc loại cờ lê đặc biệt có thể điều chỉnh được độ rộng của miệng vặn
Kìm bấm
+ Sử dụng để giữ các bulon/ ống thép trong quá trình sửa chữa, lắp đặt thiết bị
3.3 Chọn lựa và bảo quản.
Phụ thuộc vào các ứng dụng/ công việc cụ thể chúng ta sẽ chọn loại cờ lê/ mỏlết phù hợp cho công việc
Sau khi sử dụng xong phải lau chùi sạch sẽ, tránh ẩm ướt làm gỉ sét dụng cụ
Sắp xếp các dụng cụ theo từng loại để dễ dàng khi sử dụng
Trang 22+ Lò xo uốn ống có nhiều kích cỡ khác nhau: Ф12, Ф16, Ф25, Ф32 …
+ Chọn loại tương ứng với kích cỡ ống nhựa để khi uốn ống không bị móp méo.+ Sử dụng lực uốn tăng dần để ống nhựa kịp giãn nở, không bị gẫy
Uốn ống kim loại( Conduit Bender)
Hình 2.1 – Uốn ống kim loại dùng dụng cụ uốn ống bằng tay
+ Sử dụng dụng cụ uốn ống kim loại dùng thủy lực để uốn các ống có kích thước, độ dày lớn
+ Sử dụng dụng cụ uốn ống kim loại bằng tay để uốn các ống nhỏ có đường kính < 30mm
+ Các dụng cụ uốn ống kim loại thường lấy đơn vị theo hệ đo lường của Anh nên kích
thước ghi là inch( 25.4mm), VD: ½ inch, ¾ inch, 1”, 2” ……
4.3 Chọn lựa và bảo quản.
+ Phụ thuộc vào các ứng dụng/ công việc cụ thể chúng ta sẽ chọn loại uốn ốngphù hợp cho công việc
+ Sau khi sử dụng xong phải lau chùi sạch sẽ, tránh ẩm ướt làm gỉ sét dụng cụ.+ Sắp xếp các dụng cụ theo từng loại/ kích cỡ để dễ dàng khi sử dụng
Trang 23 Kiểm tra máy khoan trước khi vận hành để đảm bảo an toàn.
Tùy theo độ dày của phôi và kích thước lỗ khoan để điều chỉnh tốc độ khoan cho phù hợp (tốc độ khoan tỷ lệ nghịch với độ dày phôi và kích thước lỗ khoan) bằng cách điều chỉnh dây Curroa để thay đổi tỷ số truyền động của động cơ theo bảng hướng dẫn trên máy
Chuẩn bị nước để làm giảm nhiệt độ mũi khoan khi khoan các mũi khoan lớn có thời gian khoan dài
Gia cố phôi chắc chắn trên giá đỡ để tránh tai nạn khi khoan
Trong khi khoan giữ tay với lực vừa đủ, không đè quá mạnh/ đột ngột làm ảnh hưởng tới máy và lỗ khoan
Chân đế máy khoan
Hộp bảo vệ dây Curroa
Động cơ truyền động
Giá đỡ vật gia công
Trang 24 Chọn mũi khoan/ chế độ khoan phù hợp với công việc/ ứng dụng; VD:mũikhoan Φ8, chế độ khoan sắt
Đeo bao tay cách điện khi sử dụng máy khoan để đảm bảo an toàn điện
Không sử dụng dây dẫn điện của máy khoan để xách/ kéo máy khoan dichuyển
Sau khi sử dụng phải vệ sinh sạch sẽ máy và cất vào hộp bảo quản
5.3 Chọn lựa và bảo quản.
Phụ thuộc vào các ứng dụng/ công việc cụ thể chúng ta sẽ chọn loại máy khoanphù hợp cho công việc
Sau khi sử dụng xong phải lau chùi sạch sẽ, tránh ẩm ướt làm gỉ sét dụng cụ
Sắp xếp các dụng cụ theo từng loại/ kích cỡ để dễ dàng khi sử dụng
Chân đế Công tắc điện
Đá mài mịn
Đá mài thô
Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động: bao tay, tạp dề, kính …
Chuẩn bị chỗ thao tác gọn gàng, vệ sinh
Kiểm tra máy trước khi vận hành
Chọn đá mài theo ứng dụng: mài phá thì chọn đá thô, mài chi tiết chọn đá mịn
Vệ sinh sạch sẽ máy sau khi vận hành
Trang 25Hình 2.3 - Thao tác sử dụng máy mài cầm tay.
Máy cắt cầm tay
Tay cầm
Đá mài
Động cơ điệnCông tắc điện
Máy cắt có động cơ liền với trục đá Máy cắt có động cơ kéo thông qua dây curroa
Trang 266.3 Chọn lựa và bảo quản.
Phụ thuộc vào các ứng dụng/ công việc cụ thể chúng ta sẽ chọn loại máy cắtphù hợp cho công việc
Sau khi sử dụng xong phải lau chùi/ vệ sinh sạch sẽ, tránh ẩm ướt làm gỉ sétdụng cụ và ảnh hưởng đến cách điện của máy
Phải kiểm tra máy theo quy trình bảo dưỡng/ lưu kho để kéo dài tuổi tho củamáy và an toàn khi sử dụng
Sắp xếp các dụng cụ theo từng loại/ kích cỡ để dễ dàng khi sử dụng
Thường dùng cắt các chi tiết nhỏ hoặc ở các vị trí khó
Thao tác giống như máy mài cầm tay
Chú ý tia lửa bắn ra khi cắt kim loại có thể gây cháy nếu cắt gần các khu vực có vật liệu dễ cháy như giấy, gỗ, sơn, xăng dầu…
Phải có đủ bảo hộ lao động như kính, găng tay, tạp dề…khi
sử dụng máy cắt
Trang 27BÀI SỐ 3
Tên bài: Đục và giũa kim loại MĐ14 – 03
Giới thiệu: Bài học này nhằm cung cấp cho học viên các kiện thức cơ bản để nhận dạng/
xác định và sử dụng một số loại đục/ giũa trong nghề Nguội để ứng dụng vào gia côngcác sản phẩm liên quan
Mục tiêu bài học:
- Lựa chọn chính xác các loại đục kim loại phù hợp với công việc
- Chọn được êtô nguội có chiều cao phù hợp
- Thao tác đúng và đục được những mặt phẳng, rãnh thẳng theo yêu cầu bản vẽ,đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
- Mài sửa được các loại đục có góc độ phù hợp với vật liệu gia công
- Chọn các loại giũa phù hợp với công việc
- Thao tác đúng cách giũa những mặt phẳng, mặt cong đảm bảo yêu cầu của bảnvẽ
Nội dung bài học: Thời gian: 4h (LT: 1h; TH: 3h)
Tùy theo cấu tạo và công dụngmà chia ra các loại:
+ Đục bằng: dùng gọt phẳng những phần lồi trên vật cần gia công
+ Đọc nhọn: tạo các rãnh trên phôi
Cấu tạo của đục bằng và đục nhọn
Đục bằng và đục nhọn thường làm bằng thép cacbon dụng cụ, cấu tạo chia làm 3phần:
+ Đầu đục: là phần trực tiếp chịu lực đập của búa nên được chế tạo theo hình côn,
có mái hình chóp để lực búa đập được tập trung Đầu đục được tôi cứng mộtđoạn 10 – 20mm để khi búa đập vào không bị chùn / toét đầu
+ Thân đục: là phần để người công nhân cầm khi đục, các cạnh được vê tròn để dễ
cầm
+ Lưỡi đục: là phần trực tiếp làm nhiệm vụ cắt gọt kim loại, phần này gồm có lưỡi đục và phần
dự trữ của lưỡi cắt Lưỡi đục thường được tôi cứng một đoạn 4-5mm Góc đầu của lưỡi đục phụ thuộc vào tính chất cứng hay mềm của kim loại cần đục:
Trang 28250 – 300mm.
Hình 3.1 – Búa nguội
1.3 Phương pháp đục kim loại
Khi thực hành đục kim loại việc cầm dụng cụ, tư thế làm việc hết sức quan trọng vì
nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm và sức khỏe người côngnhân
Cách cầm búa : cầm búa bằng tay phải( tay thuận nhất), cách đầu mút cán búa
khoảng 15 – 30mm Nắm cán búa vào lòng bàn tay bằng 4 ngón tay, ngón tay cáiđặt lên đầu ngón tay trỏ
Hình 3.2 – Cách cầm búa
Cách cầm đục : cầm đục bằng tay trái cách đầu đục từ 20-25mm Cầm đục chủ yếu
bằng 4 ngón tay, ngón cái duỗi thẳng để trên ngón trỏ Tay giữ đục làm sao để thânđục luôn nghiêng 1 góc từ 30 – 35o so với mặt phẳng đục
Trang 29Hình 3.3 – Cách cầm đục
Kỹ thuật đục
Tư thế đứng : người đứng thẳng, thoải mái trước êtô Chân trái bước về phía trước, mũi bàn chân hợp với đường tâm (mép bàn) 1 góc 70o Chân phải lùi về phía sau hợp với bàn chân trái 1 góc 70o, người xoay nghiêng hợp với tâm trục vít ê tô 1 góc
45o
Hình 3.4 – Kỹ thuật đục
a) Cầm búa b) Cách giữ đục đúng và không đúng
Trang 302 Giũa kim loại
2.2 Các loại giũa
Hình 3.5 – Các loại giũa nguội
Phân loại: Giũa gồm nhiều loại có kích thước, răng cắt khác nhau và được chế
tạo từ thép cacbon dụng cụ
Hình 3.5 – Tư thế vung búa khi đụca) Ngang tai b) Qua đầu c) Ngang vai
Trang 31 Chọn lựa: tùy theo hình dạng của chi tiết cần gia công chúng ta chọn loại giũa
cho phù hợp
Hình 3.5 – Cấu tạo giũa
Hình 3.6 – Các loại giũa theo ứng dụng
Giũa bán nguyệt
Giũa vuông
Giũa tam giác
Giũa tròn Giũa dẹp
Giũa hình thoi
Giũa hình lưỡi dao