1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình an toàn lao động

97 832 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 13,17 MB

Nội dung

MỤC LỤC CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG 6 TRONG XÂY DỰNG 6 1.1.Những vấn đề cơ bản về an toàn và vệ sinh lao động. 6 1.1.1. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu. 6 1.1.2. Một số vấn đề cơ bản về an toàn và vệ sinh lao động. 7 1.1.3. Mục đích, ý nghĩa và tính chất của công tác an toàn và vệ sinh lao động. 7 1.2. Phân tích điều kiện lao động 9 1.2.1. Điều kiện lao động 9 1.2.2. Nguyên nhân gây tai nạn lao động 10 1.2.3. Phương pháp đánh giá tình hình tai nạn lao động 13 1.3. Luật pháp về an toàn và vệ sinh lao động ở Việt Nam 14 1.3.1. Trách nhiệm của các ngành, các cấp và tổ chức công đoàn trong công tác bảo hộ lao động. 14 1.3.2. Nội dung của công tác an toàn và vệ sinh lao động tại doanh nghiệp 19 CHƯƠNG 2: VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 22 2.1. Khái niệm chung 22 2.1.1. Vệ sinh môi trường và sức khỏe 22 2.1.2. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ 22 2.1.3. Bệnh nghề nghiệp và các bệnh nghệ nghiêp được nhà nước bảo hiểm 23 2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố có hại trên công trường xây dựng đến sức khoẻ người lao động và giải pháp phòng ngừa. 25 2.2.1 Yếu tố vi khí hậu 25 2.2.2. Yếu tố bụi trên công trường xây dựng 27 2.2.3. Yếu tố tiếng ồn và độ rung 29 2.2.4. Yếu tố chất độc trên công trường xây dựng 32 2.2.5. Yếu tố ánh sáng trên công trường xây dựng 34 2.3. Các giải pháp nâng cao sức khỏe người lao động 36 2.3.1. ECGÔNOMI trong lao động xây dựng 36 2.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố Egonomi và các giải pháp Egonomi nhằm nâng cao sức khỏe người lao động. 37 2.3.3. Xây dựng chương trình nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc 38 CHƯƠNG 3. PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ TRÊN 40 CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG 40 3.1. Những vấn đề cơ bản về cháy, nổ 40 3.1.1. Khái niệm 40 3.1.2. Điều kiện và hình thức cháy 40 3.2. Nguy cơ cháy, nổ trên công trường xây dựng và quy tắc an toàn đề phòng cháy nổ. 42 3.2. 1. Nguy cơ cháy, nổ trên công trường xây dựng 42 3.2 .2. Quy tắc an toàn đề phòng cháy nổ 43 3.3 Công tác chữa cháy 45 3.3.1 Nội dung và các yêu cầu 45 3.3.2 Chất chữa cháy, dụng cụ và phương tiện chữa cháy 46 CHƯƠNG 4. KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 54 4.1. Kỹ thuật an toàn điện 54 4.1.1 Khái niệm 54 4.1.2 Nguy cơ gây tai nạn điện trên công trường 57 4.1.3 Các quy tắc an toàn điện trên công trường 60 4.2 Kỹ thuật an toàn khi sử dụng máy và thiết bị xây dựng 65 4.2.1 Khái niệm 65 4.2.2 Nguy cơ gây tai nạn khi sử dụng máy và thiết bị xây dựng 65 4.2.3 Các quy tắc an toàn sử dụng máy và thiết bị trên công trường 69 4.3 Kỹ thuật an toàn khi thi công đất và phần ngầm công trình 69 4.3.1 Khái niệm 69 4.3.2 Nguy cơ gây tai nạn khi thi công đất và phần ngầm công trình 70 4.3.3 Các quy tắc an toàn khi thi công đất và phần ngầm công trình 78 4.4 Kỹ thuật an toàn khi làm việc trên cao 86 4.4.1 Khái niệm 86 4.4.2 Nguy cơ gây tai nạn khi thi công trên cao 86 4.4.3 Các quy tắc an toàn khi thi công trên cao. 88

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG 4

TRONG XÂY DỰNG 4

1.1.Những vấn đề cơ bản về an toàn và vệ sinh lao động 4

1.2 Phân tích điều kiện lao động 7

1.3 Luật pháp về an toàn và vệ sinh lao động ở Việt Nam 12

CHƯƠNG 2: VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 19

2.1 Khái niệm chung 19

2.2 Ảnh hưởng của các yếu tố có hại trên công trường xây dựng đến sức khoẻ người lao động và giải pháp phòng ngừa 22

2.3 Các giải pháp nâng cao sức khỏe người lao động 32

CHƯƠNG 3 PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ TRÊN 37

CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG 37

3.1 Những vấn đề cơ bản về cháy, nổ 37

3.2 Nguy cơ cháy, nổ trên công trường xây dựng và quy tắc an toàn đề phòng cháy nổ 39

3.3 Công tác chữa cháy 42

CHƯƠNG 4 KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 51

4.1 Kỹ thuật an toàn điện 51

4.2 Kỹ thuật an toàn khi sử dụng máy và thiết bị xây dựng 62

4.3 Kỹ thuật an toàn khi thi công đất và phần ngầm công trình 66

4.4 Kỹ thuật an toàn khi làm việc trên cao 86

Trang 2

DANH MỤC HÌNH VẼ

Trang 3

DANH MỤC BẢNG

Trang 4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG

TRONG XÂY DỰNG

1.1.Những vấn đề cơ bản về an toàn và vệ sinh lao động.

1.1.1 Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu.

a Đối tượng

An toàn và vệ sinh lao động trong xây dựng là một bộ phận của An toàn và vệ sinh lao độngnói chung, trong đó bao gồm những nghiên cứu nhằm bảo vệ con người trong lao động sảnxuất Có thể nói An toàn và vệ sinh lao động là môn khoa học nghiên cứu các vấn đề có liênquan đến nguy cơ và biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố độchại, các sự cố cháy nổ trong sản xuất, đảm bảo sức khỏe và an toàn tính mạng cho người laođộng

b Nội dung

Có thể chia An toàn và vệ sinh lao động trong xây dựng làm 4 nội dung như sau:

Chương I: An toàn lao động và vệ sinh lao động trong xây dựng

Phần này đề cập đến một số điều kiện lao độnsg trong xây dựng công trình và một phần của

Bộ luật lao động; các nghị định của Chính phủ; các thông tư, chỉ thị; các quy chuẩn; các tiêuchuẩn về công tác an toàn và vệ sinh lao động

Chương II: Vệ sinh lao động trong xây dựng công trình

Phần này nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình và môi trường lao động đến sức khỏe con người,

từ đó đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ sức khỏe người lao động vàphòng ngừa bệnh nghề nghiệp

Chương III: Phòng chống cháy nổ trên công trường xây dựng

Phần này nghiên cứu và phân tích các nguy cơ có thể phát sinh cháy, nổ, đồng thời đề ra cácgiải pháp phòng cháy và chống cháy trong sản xuất

Chương IV: Kỹ thuật an toàn trong xây dựng công trình

Phần này nghiên cứu và phân tích các nguy cơ có thể gây tai nạn lao động Từ đó đề xuất cácgiải pháp về tổ chức và kỹ thuật nhằm hạn chế và loại trừ các nguy cơ đó để đảm bảo an toànlao động

c Phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của An toàn và vệ sinh lao động là rất rộng nhưng cũng rất cụ thể, nógắn liền với điều kiện lao động của con người ở những không gian và thời gian nhất định Vìvậy, nghiên cứu ở đây chủ yếu nhằm vào phân tích các nguy cơ phát sinh của các yếu tố nguyhiểm, đề xuất các biện pháp phòng ngừa tai nạn và bệnh nghề nghiệp trong sản xuất Các nguy

Trang 5

cơ đó có thể xuất phát từ dây chuyền công nghệ; tình trạng máy móc, thiết bị; đặc điểmnguyên, nhiên vật liệu; thành phẩm và bán thành phẩm; môi trường lao động; và đôi khi làchính bản thân của người lao động, v.v.

Qua đó, có thể nhận thấy an toàn và vệ sinh lao động trong xây dựng có liên quan đến rấtnhiều môn khoa học kỹ thuật từ cơ bản (toán, lý, hóa, v.v.), cơ sở (kỹ thuật nhiệt, sức bền vậtliệu, kết cấu, v.v.) cho đến các môn chuyên môn (công nghệ và quản lý xây dựng, v.v.) cũngnhư các môn xã hội học khác (luật, tâm lý lao động, v.v.)

1.1.2 Một số vấn đề cơ bản về an toàn và vệ sinh lao động.

a An toàn lao động: Tình trạng điều kiện lao động không gây nguy hiểm trong sản xuất.

b.Vệ sinh lao động: Hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm

phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao động

c Bảo hộ lao động: Hệ thống các văn bản luật pháp và các biện pháp tương ứng về tổ chức,

kinh tế xã hội, kỹ thuật và vệ sinh học nhằm đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe và khả năng laođộng của con người trong quá trình sản xuất

d Tai nạn lao động: Tai nạn xảy ra gây tác hại đến cơ thể người lao động do tác động của các

yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất

e Chấn thương: Chấn thương xảy ra đối với người lao động trong sản cuất do không tuân theo

các yêu cầu về an toàn lao động Nhiễm độc cấp tính cũng được coi như chấn thương

f Bệnh nghề nghiệp: Bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có hại đối với người

lao động, trong đó, điều kiện lao động có thể được hiểu là: Tổng thể các yếu tố về kinh tế, xãhội, tổ chức, kỹ thuật và tự nhiên, thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đốitượng lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng đểtạo điều kiện cần thiết cho hoạt động của con người trong quá trình sản xuất

1.1.3 Mục đích, ý nghĩa và tính chất của công tác an toàn và vệ sinh lao động.

a Mục đích

Mục tiêu của sản xuất là tạo ra của cải vật chất Tuy nhiên, trong sản xuất lại có thể nảy sinhcác yếu tố nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng con người Từ phương thức sảnxuất giản đơn (săn bắt và hái lượm) cho tới phương thức sản xuất hiện đại (tự động hóa), cácyếu tố nguy hiểm vẫn luôn tiềm ẩn và có thể gây tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp bất

kỳ lúc nào đối với người làm việc

Vì vậy, mục đích của công tác an toàn và vệ sinh lao động là: thông qua các biện pháp về khoahọc, kỹ thuật, tổ chức, kinh tế và xã hội nhằm loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinhtrong sản xuất; Tạo ra điều kiện lao động thuận lợi và ngày càng được cải thiện tốt hơn để

Trang 6

ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau hoặc sự suy giảm sức khỏecủa người lao động; Đảm bảo an toàn, bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động; Trựctiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động.

b Ý nghĩa

- An toàn và vệ sinh lao động có thể phản ánh một phần nào đó bản chất của chế độ xã hộithông qua hệ thống pháp luật, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy phạm, v.v Kết quả của việcthực hiện các văn bản pháp lý đó đánh giá sự quản lý của nhà nước đối với người lao động.Đối với một doanh nghiệp, công tác an toàn và vệ sinh lao động có thể làm ảnh hưởng sâu sắcđến kết quả lựa chọn nhà thầu khi doanh nghiệp đó tham gia dự thầu

- Làm tốt công tác an toàn và vệ sinh lao động góp phần tích cực vào việc củng cố và hoànthiện quan hệ sản xuất Mặt khác, nhờ chăm lo bảo đảm an toàn và bảo vệ sức khỏe, an toàn và

vệ sinh lao động không những mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình người lao động màcòn mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc

- Khi an toàn và vệ sinh lao động được thực sự quan tâm, người lao động được bảo vệ tốt,không bị ốm đau, bệnh tật Khi đó, họ sẽ an tâm, phấn khởi, nâng cao năng suất lao động đểhoàn thành kế hoạch sản xuất Chính vì vậy, thu nhập cá nhân và phúc lợi tập thể được tănglên, điều kiện vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện Ngược lại, nếu để xảy ra tai nạnlao động, người làm việc ốm đau, bệnh tật xảy ra nhiều thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lựclượng sản xuất Đồng thời, chi phí khắc phục hậu quả do tai nạn, ốm đau cũng rất lớn

Vì vậy, quan tâm thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh lao động là thể hiện quan điểm sảnxuất một cách đầy đủ, là điều kiện bảo đảm sản xuất phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao

c Tính chất

* Tính luật pháp

Tất cả những chế độ, chính sách, quy phạm, tiêu chuẩn về an toàn và vệ sinh lao động đềuđược thể hiện bằng các văn bản pháp luật của Nhà nước như: luật, nghị định, thông tư, chỉthị, v.v Các văn bản kể trên là cơ sở pháp lý buộc các tổ chức nhà nước, xã hội, kinh tế vàmọi người tham gia lao động phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh

* Tính quần chúng

Tính quần chúng thể hiện trên hai phương diện:

- An toàn và vệ sinh lao động có liên quan đến tất cả mọi người tham gia lao động Chính họ

là người tiếp cận trực tiếp và thường xuyên với máy và công nghệ, nguyên, nhiên vật liệu sảnxuất và sản phẩm làm ra nên họ có thể phát hiện những thiếu sót trong công tác an toàn và vệsinh lao động, từ đó họ có thể có nhiều đóng góp để xây dựng các biện pháp phòng ngừa tainạn và bệnh nghề nghiệp Ngoài ra, họ còn có thể góp ý để xây dựng và hoàn thiện các tiêuchuẩn, quy phạm về an toàn và vệ sinh lao động;

Trang 7

- Dù hệ thống luật pháp, tiêu chuẩn và quy phạm có đầy đủ và hoàn chỉnh đến đâu nhưng nếumọi người trong hệ thống sản xuất chưa thấy rõ lợi ích thiết thực, chưa tự giác chấp hành thìcông tác an toàn và vệ sinh lao động không thể đạt được kết quả mong muốn.

* Tính khoa học kỹ thuật

Tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng làm cho năng suất lao động được nâng cao, sức lao độngcủa con người càng được giảm nhẹ và cũng chính vì thế, nói chung, tai nạn lao động và bệnhnghề nghiệp cũng giảm đi rất nhiều Nhưng mỗi sự cố của sản xuất với công nghệ cao nào đóđều có thể gây ra hiểm họa rất lớn Vì vậy, muốn làm tốt công tác an toàn và vệ sinh lao động,cần phải hiểu bản chất khoa học của công việc, phải phân tích, đánh giá được các yếu tố nguyhiểm có thể xảy ra và đưa ra các giải pháp phòng ngừa, xử lý và khắc phục Nắm rõ tính chấtkhoa học kỹ thuật là rất quan trọng đối với cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật trong ngành xâydựng

1.2 Phân tích điều kiện lao động

1.2.1 Điều kiện lao động

Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, tự nhiên, thể hiệnqua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, năng lực của người lao động

và sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó tạo nên điều kiện làm việc của con người trong quátrình lao động sản xuất

Để có thể làm tốt công tác bảo hộ lao động thì phải đánh giá được các yếu tố điều kiện laođộng, đặc biệt là phải phát hiện và xử lý được các yếu tố không thuận lợi đe dọa đến an toàn vàsức khoẻ người lao động trong quá trình lao động, các yếu tố đó bao gồm:

 Yếu tố nguy hiểm gây chấn thương, tai nạn lao động (liên quan đến vấn đề kỹ thuật antoàn) đó là các yếu tố có thể phát sinh do nguồn nhiệt, điện, cháy nổ, vật rơi, văng bắn, tiếpxúc với bộ phận truyền chuyển động

 Yếu tố có hại đến sức khoẻ, gây bệnh nghề nghiệp (liên quan đến vấn đề vệ sinh lao động)bao gồm:

- Điều kiện vi khí hậu: nhiệt độ (t oC), độ ẩm tương đối của không khí (ρ %), bức xạnhiệt (γ Calo/cm2.ph), tốc độ chuyển động của không khí (v m/s), và đặc biệt là nhiệt

độ hiệu quả tương đương, nồng độ của các chất bụi độc hại trong không khí (mg/m3;ml/m3), hoặc số lượng vi khuẩn/m3 không khí

- Mức cường độ của tiếng ồn (dB)

- Mức cường độ của rung động (dB)

- Chất lượng của ánh sáng – kể đến độ rọi tối thiểu theo quy phạm (E lux), sự phân bốcủa ánh sáng trên bề mặt chi tiết gia công và khả năng gây chói lóa

- Trường điện từ, áp suất không khí, v.v

*Những đặc điểm của điều kiện lao động trong sản xuất xây dựng

Trang 8

- Nhiều công việc của sản xuất xây dựng được tiến hành ngoài trời Do vậy, người laođộng phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường tự nhiên (mưa, nắng, gió, rét) trong nhiềutrạng thái khí hậu khác nhau.

- Người lao động trong sản xuất xây dựng phải di chuyển trong một không gian làm việcrất đa dạng: khi trên cao (xây dựng nhà cao tầng, lắp ráp kết cấu, thi công trên các trụtháp, v.v.), khi dưới các tầng hầm (xây dựng các tuy nen, đường hầm, các tầng hầmcủa nhà dân dụng hoặc công nghiệp, v.v.); làm việc trong các tư thế phức tạp (trát trần,phào, dán ngói trên các mái nhà có độ dốc khá lớn, hàn ngửa, v.v.); và phải sử dụngnhiều công cụ và đồ nghề khác nhau

- Trong ngành công nghiệp xây dựng hiện nay, mức độ cơ giới hóa và tự động hóa chưacao như các ngành công nghiệp khác, vẫn còn nhiều công việc nặng nhọc khiến ngườilao động phải thực hiện bằng các biện pháp thủ công (đào đất, xây tường, đổ cốt liệuvào máy trộn, đội bê tông, v.v.)

- Sản xuất xây dựng được tiến hành trong không gian lớn với nhiều dạng công việc vàvới nhiều loại vật liệu khác nhau nên có rất nhiều yếu tố độc hại (các loại bụi xi măng,bụi đá, bụi gạch, hơi sơn; các máy móc gây tiếng ồn và rung động lớn, v.v.) có thểphát sinh trong quá trình lao động

- Một đặc điểm ảnh hưởng rất lớn đến an toàn và vệ sinh lao động hiện nay trong sảnxuất xây dựng ở nước ta là công nhân xây dựng chưa thật sự được quan tâm và đào tạomột cách có hệ thống Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng công trình mà cònảnh hưởng lớn đến công tác an toàn và vệ sinh lao động

1.2.2 Nguyên nhân gây tai nạn lao động

Tai nạn lao động xảy ra rất đa dạng, mỗi trường hợp có thể do nhiều nguyên nhân gây ra Chođến nay, chưa có phương pháp chung cho phép phân tích xác định nguyên nhân tai nạn cho tất

cả các ngành nghề và các lĩnh vực sản xuất Tuy nhiên, các nguyên nhân tai nạn có thể phânthành các nhóm sau: nguyên nhân về kỹ thuật, nguyên nhân về tổ chức, nguyên nhân về vệsinh môi trường và nguyên nhân do bản thân người lao động (chủ quan)

a Nguyên nhân về kỹ thuật

Là nguyên nhân liên quan đến những thiếu sót về mặt kỹ thuật, có thể chia ra một số nhóm nhưsau:

- Dụng cụ, phương tiện, thiết bị máy móc sử dụng không hoàn chỉnh, gồm:

• Máy và thiết bị bị hư hỏng, gây ra sự cố và tai nạn (đứt cáp, đứt dây curoa, tuột phanh,

vỡ đá mài, gãy thang, sập dàn giáo, v.v.)

Trang 9

• Thiếu các thiết bị an toàn (thiết bị khống chế quá tải, khống chế chiều cao nâng tải,khống chế góc nâng của cần trục, van an toàn trong thiết bị chịu áp lực; rơle tự ngắttrong thiết bị điện, thiết bị che chắn các bộ phận truyền động như đai truyền, cưa đĩa, đámài, v.v.).

• Thiếu các thiết bị cảnh báo nguy hiểm (đồng hồ đo, áp kế, hệ thống tín hiệu, v.v.)

- Vi phạm quy trình, quy phạm kỹ thuật:

• Vi phạm qui trình tháo dỡ cột chống, ván khuôn các kết cấu bê tông cốt thép

• Đào hố hào sâu theo kiểu hàm ếch

• Làm việc trên cao ở nơi chênh vênh, nguy hiểm mà không đeo dây an toàn

• Sử dụng phương tiện vận chuyển vật liệu để chở người

• Sử dụng thiết bị điện không đúng điện áp trong môi trường có nguy hiểm về điện, v.v

• Do thiết kế công trình như chọn sai sơ đồ tính toán kết cấu, tính toán kết cấu khôngđúng do xác định tải trọng hoặc tính toán nội lực sai, v.v

• Do thiết kế biện pháp thi công không hợp lý như tính toán, bố trí sai hệ thống dàn giáo,cột chống cho việc thi công bê tông toàn khối nhà cao tầng, thiết kế góc mái dốc của các

hố đào có chiều sâu lớn không đảm bảo, v.v

- Thao tác làm việc không đúng (vi phạm quy tắc an toàn):

• Hãm phanh đột ngột khi nâng, hạ vật cẩu; vừa quay tay cần vừa nâng hạ vật cẩu khi vậnhành cần trục

• Điều chỉnh kết cấu lắp ghép khi đã tháo móc cẩu

• Dùng que sắt để cậy nắp thùng xăng hoặc nhồi thuốc nổ trong lỗ khoan khi thi công nổmìn

• Lấy tay làm cữ khi cưa, cắt

b Nguyên nhân về tổ chức

Đây là nguyên nhân liên quan đến những thiếu sót về mặt tổ chức thực hiện, gồm các nhómsau:

- Bố trí mặt bằng, không gian sản xuất không hợp lý:

• Diện tích làm việc chật hẹp, cản trở các thao tác, hoạt động và đi lại của người làm việc

Trang 10

• Bố trí máy, thiết bị, dụng cụ hoặc nguyên vật liệu sai nguyên tắc.

• Bố trí đường đi lại, giao thông vận chuyển không hợp lý, ví dụ có nhiều vị trí giao cắtnhau

- Tuyển dụng và sử dụng công nhân:

• Không đảm bảo yêu cầu về tuổi, sức khỏe, ngành nghề và trình độ chuyên môn

• Chưa được huấn luyện và kiểm tra về an toàn lao động

- Thiếu kiểm tra, giám sát thường xuyên để phát hiện và xử lý những vi phạm về an toàn laođộng

- Thực hiện không nghiêm chỉnh các chế độ về bảo hộ lao động như:

• Chế độ về thời gian làm việc và nghỉ ngơi

• Chế độ trang bị các phương tiện bảo hộ cá nhân

• Chế độ bồi dưỡng độc hại

• Chế độ đối với lao động nữ, v.v

c Nguyên nhân về vệ sinh môi trường

- Làm việc trong điều kiện áp suất không khí cao hoặc thấp hơn áp suất khí quyển bìnhthường: trên cao, dưới sâu, trong đường hầm, dưới nước, v.v

- Không phù hợp với các tiêu chuẩn ecgônômi:

• Tư thế làm việc gò bó

• Công việc đơn điệu, buồn tẻ

• Nhịp điệu lao động quá khẩn trương

• Máy móc, dụng cụ, vị trí làm việc không phù hợp với các chỉ tiêu nhân trắc

Trang 11

- Thiếu các phương tiện bảo hộ cá nhân hoặc có nhưng chất lượng không bảo đảmcác yêu cầu kỹ thuật.

- Không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh cá nhân trong sản xuất:

• Không cung cấp đủ nước uống về số lượng và chất lượng

• Không có nơi tắm rửa hoặc nhà vệ sinh, v.v

d Nguyên nhân do bản thân người lao động

Bao gồm các nhóm sau:

- Tuổi, sức khỏe, giới tính hoặc tâm lý không phù hợp với công việc

- Trạng thái thần kinh, tâm lý không bình thường, có những đột biến về cảm xúc: vui,buồn, lo sợ, hoảng hốt, v.v

- Vi phạm kỷ luật lao động hoặc nội quy an toàn như:

• Đùa nghịch trong khi làm việc

• Xâm phạm các vùng cấm

• Vi phạm qui định đối với những công việc, máy và thiết bị ngoài nhiệm vụ của mình

• Không sử dụng hoặc sử dụng không đúng các phương tiện bảo hộ cá nhân

Tóm lại, khi tiến hành phân tích nguyên nhân gây tai nạn lao động, có thể căn cứ vào sự phânloại các nguyên nhân nêu trên để xác định Thông thường, một vụ tai nạn xảy ra có thể donhiều nguyên nhân Do vậy, cần đi sâu phân tích để xác định được nguyên nhân nào là chủyếu, là trực tiếp Trên cơ sở này mới có thể đề ra được các biện pháp chính xác, cụ thể nhằmngăn chặn và loại trừ nguyên nhân gây ra tai nạn lao động đó

1.2.3 Phương pháp đánh giá tình hình tai nạn lao động

Khi nghiên cứu, phân tích cũng như đánh giá về tình hình tai nạn lao động trong một khoảngthời gian xác định (quý, nửa năm, một năm, v.v.), không thể căn cứ vào số lượng người bị tainạn vì nó còn liên quan vào số lượng người làm việc trong thời gian đó

Ví dụ: Ở đơn vị A, số người bị tai nạn trong năm là 5 người với số người làm việc là 100người Ở đơn vị B số người bị tai nạn trong năm là 10 người với số người làm việc là 300người Như vậy, xét về số người bị tai nạn thì ở đơn vị B nhiều hơn đơn vị A là 5 người.Nhưng xét về tỷ lệ số người bị tai nạn trên số người làm việc thì ở đơn vị B là 10/300 = 0.033lại thấp hơn ở đơn vị A là 5/100 = 0.05

Vì vậy, để đánh giá tình hình tai nạn lao động, người ta căn sứ vào hệ số tần suất tai nạn (Kts)

Hệ số này được tính bằng tỷ số giữa số người bị tai nạn và số lượng người làm việc trong thờigian xác định

Trang 12

Kts = 1000

N S

Trong đó:

S: Số người bị tai nạnN: Số người làm việc bình quân trong thời gian đóNhư vậy, hệ số tần suất tai nạn chính là số người bị tai nạn tính theo tỷ lệ phần nghìn

Hệ số tần suất mới chỉ cho biết tình hình tai nạn xảy ra nhiều hay ít, chưa cho biết đẩy đủ vềtình trạng tai nạn nặng hay nhẹ

Để đánh giá tình trạng tai nạn nặng hay nhẹ, người ta xét thêm hệ số nặng nhẹ (Kn) Hệ số nàyđược đánh giá căn cứ vào số ngày phải nghỉ việc trung bình tính cho mỗi người bị tai nạn

Kn =

S D

Trong đó: D là số ngày phải nghỉ việc do tai nạn lao động gây ra

Trong hệ số này, chỉ kể đến các trường hợp tai nạn phải nghỉ việc tạm thời Còn các trườnghợp tai nạn dẫn tới mất sức lao động vĩnh viễn hoặc chết người thì không xét tới

Khi đánh giá tổng quát về tình hình tai nạn lao động, nếu chỉ căn cứ vào hai hệ số trên mộtcách riêng biệt thì sẽ chưa đánh giá được ngay và đầy đủ vì vó thể xảy ra 2 trường hợp: 1) Hệ

số tần suất thấp (ít tai nạn lao động) nhưng Hệ số nặng nhẹ lại cao (tai nạn thuộc dạng nặng);hoặc 2) Hệ số tần suất cao (nhiều tai nạn lao động) nhưng Hệ số nặng nhẹ lại thấp (tai nạnthuộc dạng nhẹ)

Chính vì vậy, để đánh giá một cách tổng quát và thể hiện đầy đủ đặc trưng về tình hình tai nạn,nên đưa thêm vào hệ số tai nạn nói chung (Ktn) Hệ số này được xác định bằng tích số của hai

hệ số trên, tức là: K tn = K ts K n

1.3 Luật pháp về an toàn và vệ sinh lao động ở Việt Nam

1.3.1 Trách nhiệm của các ngành, các cấp và tổ chức công đoàn trong công tác bảo

hộ lao động

a Quản lý Nhà nước trong công tác an toàn và vệ sinh lao động

(Điều 95,140,180 và 181 của Bộ Luật lao động; Điều 17, 18 và 19 của Nghị định 06/CP)

* Nghĩa vụ và quyền của Nhà nước

Nhà nước có những nghĩa vụ và quyền hạn sau:

- Xây dựng và ban hành luật pháp, chế độ, chính sách về an toàn vệ sinh lao động, hệ

thống tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động

Trang 13

- Quản lý Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Hướng dẫn chỉ đạo các ngành,

các cấp thực hiện luật pháp, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về antoàn lao động, vệ sinh lao động; Kiểm tra, đôn đốc, thanh tra việc thực hiện và khenthưởng những đơn vị và cá nhân có thành tích trong công tác an toàn và vệ sinh laođộng; Xử lý các vi phạm về an toàn và vệ sinh lao động

- Lập chương trình quốc gia về an toàn và vệ sinh lao động và đưa vào kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước; Đầu tư nghiên cứu khoa học kỹ thuật antoàn vệ sinh lao động; Đào tạo cán bộ về an toàn vệ sinh lao động

* Bộ máy quản lý Nhà nước về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động ở trung ương vàđịa phương

- Hội đồng Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động được thành lập theo Điều 18của Nghị định 06/CP Hội đồng làm nhiệm vụ tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ và tổchức, phối hợp hoạt động với các ngành, các cấp về an toàn lao động, vệ sinh lao động

- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý Nhà nướcvề an toàn lao độngđối với các ngành và địa phương trong cả nước, có nhiệm vụ:

 Xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật, hệ thống quy phạm Nhà nước về

an toàn lao động

 Hướng dẫn, chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện các văn bản trên

 Quản lý thống nhất hệ thống quy phạm

 Thanh tra về an toàn lao động

 Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn lao động, vệ sinh lao động

 Bộ y tế thực hiện quản lý Nhà nướctrong lĩnh vực vệ sinh lao động, có nhiệm vụ:Xây dựng, ban hành và quản lý thống nhất hệ thống quy phạm vệ sinh lao động,tiêu chuẩn sức khỏe đối với các doanh nghiệp

 Hướng dẫn và chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện các quy định về vệ sinh lao động

 Thanh tra về vệ sinh lao động

 Tổ chức khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động

 Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực vệ sinh lao động

 Bộ Khoa học Công nghệ có nhiệm vụ:

 Quản lý thống nhất việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật về an toàn laođộng, vệ sinh lao động

 Ban hành hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, quy cách các phương tiện bảo vệ cánhân trong lao động sản xuất

 Phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế để xây dựng, banhành và quản lý thống nhất hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật Nhà nước về an toàn và

vệ sinh lao động

- Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo đưa nội dung an toàn lao động, vệ sinhlao động vào giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, các trường quản lý và kỹthuật nghề

Trang 14

- Các bộ, ngành khác có trách nhiệm ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy phạm về an toànlao động vệ sinh lao động cấp ngành sau khi có thỏa thuận với Bộ Lao động Thươngbinh Xã hội và Bộ Y tế

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ:

 Thực hiện quản lý Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong phạm vi địaphương mình

 Xây dựng mục tiêu đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện laođộng và đưa vào chính sách phát triển kinh tế xã hội và ngân sách của địa phương

b Tổ chức Công đoàn trong công tác an toàn và vệ sinh lao động

- Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và người lao động Trong

cơ chế ba bên của tổ chức lao động quốc tế (ILO) cũng như trong công tác an toàn và vệsinh lao động, công đoàn là đại diện bảo vệ các quyền lợi hợp pháp và chính đáng củangười lao động

- Công đoàn đại diện cho người lao động trong việc thương lượng và ký kết các thỏathuận về lao động, trong đó có nội dung về an toàn và vệ sinh lao động, đại diện chongười lao động trước pháp luật trong các tranh chấp về những vấn đề có liên quan đến

an toàn và vệ sinh lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động

- Công đoàn tham gia quản lý sản xuất trong doanh nghiệp cũng đồng thời tham gia côngtác an toàn và vệ sinh lao động

- Công đoàn có vai trò đặc biệt trong việc tuyên truyền, giáo dục người lao động vớinhững nội dung có liên quan đến chính trị, kinh tế và xã hội và không thể thiếu nội dung

về an toàn và vệ sinh lao động Do đó, nếu công đoàn hoàn thành tốt công tác an toàn

và vệ sinh lao động thì sẽ góp phần hoàn thành tốt ba chức năng của mình

* Trách nhiệm và quyền hạn của công đoàn trong công tác an toàn và vệ sinh lao động:

Căn cứ Điều 156, Bộ Luật lao động, Điều 6, Chương II, Luật công đoàn (1990), các Điều 20

và 21, Nghị định 06/CP, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã cụ thể hóa các nghĩa vụ vàquyền của công đoàn trong công tác an toàn và vệ sinh lao động Theo nghị quyết số 01/TLĐngày 21/04/1995 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trách nhiệm vàquyền hạn của công đoàn trong công tác an toàn và vệ sinh lao động gồm 8 nội dung cơ bảnsau:

- Tham gia với các cấp chính quyền, cơ quan quản lý và người sử dụng lao động xâydựng các văn bản pháp luật, các tiêu chuẩn về an toàn và vệ sinh lao động, chế độ,chính sách, kế hoạch và các biện pháp đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động

- Tham gia với các cơ quan Nhà nước để xây dựng chương trình an toàn và vệ sinh laođộng Quốc gia, nghiên cứu khoa học về lĩnh vực an toàn và vệ sinh lao động

- Cử đại diện tham gia các đoàn điều tra tai nạn lao động, theo dõi tình hình tai nạn lao

Trang 15

động, cháy nổ và bệnh nghề nghiệp

- Tham gia xét khen thưởng, xử lý các vi phạm về an toàn và vệ sinh lao động

- Thay mặt người lao động ký thỏa ước lao động tập thể với người sử dụng lao động,trong đó có nội dung về an toàn và vệ sinh lao động

- Thực hiện quyền kiểm tra giám sát việc thi hành luật pháp, chế độ chính sách, tiêuchuẩn quy định về an toàn và vệ sinh lao động, việc thực hiện các điều khoản về an toàn

và vệ sinh lao động trong thỏa ước tập thể đã ký với người sử dụng lao động

- Tham gia tổ chức việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức an toàn và vệ sinh lao động, chế

độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của đoàn viên trong công tác an toàn và vệ sinhlao động Tham gia huấn luyện an toàn và vệ sinh lao động cho người lao động vàngười sử dụng lao động

- Tổ chức phong trào quần chúng về an toàn và vệ sinh lao động, phát huy sáng kiến, cảithiện điều kiện làm việc, tổ chức quản lý mạng lưới an toàn viên và những đoàn viênhoạt động tích cực trong công tác an toàn và vệ sinh lao động

c Nghĩa vụ và quyền của người sử dụng lao động trong công tác an toàn và vệ sinh lao động

* Nghĩa vụ

Điều 13, Chương IV, Nghị định 06/CP quy định người sử dụng lao động có những nghĩa vụsau:

- Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì phải lập

kế hoạch, biện pháp về an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện laođộng

- Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, thực hiện các chế độ khác về an toàn laođộng, vệ sinh lao động đối với người lao động theo quy định của Nhà nước

- Cử người giám sát việc thực hiện các quy định nội dung, biện pháp an toàn và vệ sinhlao động trong doanh nghiệp; Phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì sự hoạtđộng của mạng lưới an toàn viên

- Xây dựng nội quy, quy trình an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy, thiết

bị, vật tư kể cả khi đổi mới công nghệ, máy, thiết bị, vật tư và nơi làm việc theo tiêuchuẩn quy định của Nhà nước

- Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn, vệ sinh laođộng với người lao động

- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn, chế độ quy định

- Chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp Định kỳ 6 tháng và hàng năm phải báo cáo kết quả tình hình thực hiện an toànlao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động với Sở Lao động - thươngbinh và xã hội nơi doanh nghiệp hoạt động

Trang 16

* Quyền

Điều 14, Chương IV, Nghị định 06/CP quy định người sử dụng lao động có các quyền:

- Buộc người lao động phải tuân thủ các quy định, nội quy, biện pháp an toàn lao động,

vệ sinh lao động

- Khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật những người vi phạm trong việc thực hiện

an toàn lao động, vệ sinh lao động

- Khiếu nại cơ quan Nhà nướccó thẩm quyền về quyết định của thanh tra viên lao động

về an toàn lao động, vệ sinh lao động nhưng vẫn phải nghiêm chỉnh chấp hành quyếtđịnh đó

d Nghĩa vụ và quyền của người lao động trong công tác an toàn và vệ sinh lao động

* Nghĩa vụ

Điều 15, Chương IV, Nghị định 06/CP quy định người lao động có các nghĩa vụ sau:

- Chấp hành các quy định, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan đếncông việc, nhiệm vụ được giao

- Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị antoàn, vệ sinh nơi làm việc Nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường

- Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắcphục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động

* Quyền

Điều 16, Chương IV, Nghị định 06/CP quy định người lao động có các quyền sau:

- Yêu cầu người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh cải thiệnđiều kiện lao động, cung cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và huấn luyện để thựchiện các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động

- Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn laođộng, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe của mình và phải báo ngay với ngườiphụ trách trực tiếp; từ chối trở lại làm việc nơi nói trên nếu những nguy cơ đó chưađược khắc phục

- Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng lao động viphạm quy định của Nhà nướchoặc không thực hiện đúng các giao kết về an toàn lao động và

vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động hay thỏa ước lao động

Trang 17

1.3.2 Nội dung của công tác an toàn và vệ sinh lao động tại doanh nghiệp

Tổ chức bộ máy và phân định trách nhiệm về an toàn và vệ sinh lao động ở doanh nghiệp(Theo thông tư liên tịch số 14/1998 TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31/10/1998)

a Hội đồng bảo hộ lao động trong doanh nghiệp

Hội đồng bảo hộ lao động (BHLĐ) ở doanh nghiệp là tổ chức phối hợp và tư vấn về các hoạtđộng an toàn vệ sinh lao động ở doanh nghiệp, bảo đảm quyền được tham gia, giám sát về bảo

hộ lao động của tổ chức công đoàn Hội đồng bảo hộ lao động do người sử dụng lao độngquyết định thành lập

Số lượng thành viên hội đồng BHLĐ tùy thuộc vào số lượng lao động và quy mô của doanhnghiệp, nhưng ít nhất cũng phải có các thành viên có thẩm quyền đại diện cho người sử dụnglao động, tổ chức công đoàn cơ sở, các bộ làm công tác bảo hộ lao động và cán bộ y tế ởdoanh nghiệp lớn, cần có thêm thành viên là cán bộ kỹ thuật

Đại diện người sử dụng lao động làm Chủ tịch Hội đồng; đại diện của Ban Chấp hành côngđoàn doanh nghiệp làm phó Chủ tịch ; trưởng bộ phận hoặc cán bộ theo dõi công tác bảo hộlao động của doanh nghiệp là ủy viên thường trực kiêm thư ký hội đồng

* Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng bảo hộ lao động ở doanh nghiệp

- Tham gia tư vấn với người sử dụng lao động và phối hợp với các hoạt động trong việcxây dựng quy chế quản lý, chương trình hành động, kế hoạch bảo hộ lao động và cácbiện pháp an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạnlao động và bệnh nghề nghiệp của doanh nghiệp

- Định kỳ 6 tháng và hàng năm, Hội đồng bảo hộ lao động tổ chức kiểm tra tình hình thựchiện công tác bảo hộ lao động ở các phân xưởng sản xuất để có cơ sở tham gia vào kếhoạch và đánh giá tình hình công tác bảo hộ lao động của doanh nghiệp Trong kiểmtra nếu phát hiện thấy có nguy cơ mất an toàn, có quyền yêu cầu người sản xuất thựchiện các biện pháp loại trừ nguy cơ đó

b Bộ phận bảo hộ lao động ở doanh nghiệp

Tùy theo đặc điểm sản xuất kinh doanh, số lượng lao động, địa bàn hoạt động của doanhnghiệp, người sử dụng lao động có thể tổ chức thành phòng, ban hoặc cán bộ chuyên trách(theo hướng dẫn của Thông tư 14/1998 TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN)

* Nhiệm vụ và quyền hạn của bộ phận bảo hộ lao động tại doanh nghiệp

- Phối hợp với bộ phận tổ chức lao động xây dựng nội quy, quy chế quản lý công tác bảo

hộ lao động của doanh nghiệp

- Phổ biến các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn quy phạm về an toàn và vệ sinh lao độngcủa Nhà nước cũng như các nội quy chế, chỉ thị về bảo hộ lao động của lãnh đạo doanhnghiệp đến các cấp và người lao động trong doanh nghiệp;

Trang 18

- Đề xuất việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động và theodõi, đôn đốc việc chấp hành;

- Dự thảo kế hoạch bảo hộ lao động và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch; Cùng cán bộ kỹthuật, quản đốc phân xưởng xây dựng quy trình, biện pháp an toàn và vệ sinh lao động,phòng chống cháy nổ;

- Phối hợp với bộ phận với bộ phận kỹ thuật, quản đốc phân xưởng, tổ chức huấn luyện

an toàn và vệ sinh lao động cho người lao động;

- Phối hợp với y tế, tổ chức đo đạc các yếu tố có hại trong môi trường lao động, theo dõitình hình bệnh tật, tai nạn lao động, đề xuất cho người sử dụng lao động các biện phápquản lý, chăm sóc sức khỏe người lao động;

- Điều tra thống kê các vụ tai nạn lao động tại doanh nghiệp;

- Tổng hợp, đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết kịp thời kiến nghị của đoànthanh tra, kiểm tra;

- Dự thảo, trình lãnh đạo doanh nghiệp ký các báo cáo về bảo hộ lao động theo quy địnhhiện hành;

- Thường xuyên đi sát các bộ phận sản xuất để đôn đốc việc thực hiện các biện pháp ngănngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Trang 19

CHƯƠNG 2: VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

2.1 Khái niệm chung

2.1.1 Vệ sinh môi trường và sức khỏe

Sức khỏe là quyền lợi cơ bản nhất của con người và rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế

xã hội Sức khỏe phải được nhìn nhận như một tài sản của con người và ngày càng được xem

là yếu tố cần thiết để tăng cường sức khỏe

Theo tổ chức Y tế Thế giới: “Sức khỏe là tình trạng hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần

và xã hội, không đơn thuần là không có bệnh, không có tật” Còn sức khỏe nghề nghiệp là sứckhỏe của con người khi tham gia lao động

Sức khỏe có ý nghĩa toàn diện và gồm nhiều mặt khác nhau như sức khỏe thể chất, tinh thần,tình dục, xã hội và sức khỏe môi trường

Lao động có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và ngược lại Ví dụ: bụi phát sinh trong môi trườnglao động có thể gây tổn thương phổi của công nhân, ảnh hưởng tới sức khỏe của họ Mặt khác,người lao động, ví dụ bị mắc bệnh bụi phổi có sức khỏe kém chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới năngsuất lao động Vì vậy, sức khỏe nghề nghiệp là môn khoa học liên ngành, nghiên cứu ảnhhưởng của các yếu tố có hại phát sinh trong quá trình lao động đối với sức khỏe người laođộng với mục đích đề xuất các biện pháp nhằm thiết lập một điều kiện lao động thuận lợi, nângcao khả năng lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

2.1.2 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ

Môi trường lao động là môi trường mà trong đó, con người tiến hành các hoạt động sản xuất

và phục vụ sản xuất Như vậy, có thể hiểu môi trường lao động bao gồm tất cả các yếu tố tồntại tại nơi làm việc mà có khả năng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sức khỏe NLĐ, baogồm cả sức khỏe thể lực cũng như sức khỏe tâm thần Các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đếnsức khỏe NLĐ có thể phân loại như sau:

- Nhóm các yếu tố vật lý, gồm các yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ và độ ẩm không khí, tốc độgió, bức xạ nhiệt, áp suất), tiếng ồn, rung động, bức xạ (bức xạ điện từ, bức xa ion hóa

và không ion hóa), ánh sáng;

- Nhóm các yếu tố hóa học và hóa - lý, bao gồm các hóa chất độc, các loại hơi, khí độc vàbụi;

- Nhóm các yếu tố sinh vật, vi sinh vật và vi khuẩn;

- Nhóm các yếu tố ecgônômi và tâm lý - xã hội, bao gồm việc thiết kế vị trí làm việc,gánh nặng lao động, tư thế và nhịp điệu lao động, tổ chức lao động, chất lượng côngviệc và quan hệ lao động,…v.v

Trang 20

Trong xây dựng công trình, các yếu tố chính có hại đến sức khỏe NLĐ bao gồm các yếu tốkhắc nghiệt của khí hậu khi làm việc ngoài trời (nắng, nóng, mưa, gió hoặc lạnh), bụi, hóachất, tiếng ồn, rung động và yếu tố ecgônômi Khi làm việc gần các máy xây dựng hoặc máygia công nguyên vật liệu, NLĐ còn có thể hít phải các loại hơi hoặc khí độc phát sinh các loạimáy thiết bị này.

2.1.3 Bệnh nghề nghiệp và các bệnh nghệ nghiêp được nhà nước bảo hiểm

* Bệnh nghề nghiệp

Định nghĩa về BNN được khẳng định trong Bộ Luật Lao động của nước Cộng Hòa Xã HộiChủ Nghĩa Việt Nam (Điều 106, Chương 9) như sau: " BNN là bệnh phát sinh do điều kiện laođộng có hại của nghề nghiệp, tác động đối với NLĐ"

Từ quan điểm này, BNN bao gồm:

- Một số bệnh chỉ đặc trưng cho một số nghề có nguy cơ đặc biệt do trong MTLĐ của cácnghề đó luôn tồn tại các yếu tố là nguy cơ gây bệnh Ở Việt nam hiện nay, có 25 BNNđược bảo hiểm

- Bệnh liên quan đến nghề nghiệp (work - related diseases): Bệnh thường gặp ở một sốcông việc có tác hại nghề nghiệp nhiều hơn gấp nhiều lần so với các công việc khác Vídụ: Bệnh bàn chân bẹt, bệnh giãn tĩnh mạch hay gặp ở những công nhân phải làm việc ở

tư thế đứng nhiều; Bệnh tim mạch như cao huyết áp thường gặp ở những người phảilàm việc quá căng thẳng về trí óc; Bệnh đau mỏi cơ và khớp xương hay gặp ở nhữngngười phải làm việc trong tư thế gò bó bắt buộc, lao động lặp đi lặp lại, đơn điệu hoặc

do lao động thể lực nặng nhọc

* Danh mục các bệnh nghề nghiệp được nhà nước bảo hiểm

Có 25 BNN được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội bao gồm:

Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản:

1) Bệnh bụi phổi - silic nghề nghiệp;

2) Bệnh bụi phổi Atbet (Amiăng);

3) Bệnh bụi phổi bông;

4) Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp;

5) Bệnh hen phế quá nghề nghiệp;

Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp:

6) Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì;

Trang 21

7) Bệnh nhiễm độc benzen và các hợp chất đồng đẳng của benzen;

8) Bệnh nhiễm độc thủy ngân và các hợp chất của thủy ngân;

9) Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất của mangan;

10) Bệnh nhiễm độc TNT (trinitro toluen);

11) Bệnh nhiễm độc asen và các chất asen nghề nghiệp;

12) Nhiễm độc chất nicotin nghề nghiệp;

13) Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp;

14) Nhiễm độc cacbon mono oxit nghề nghiệp;

Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý:

22) Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp;

Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp:

23) Bệnh lao nghề nghiệp;

24) Bệnh viêm gan virut nghề nghiệp;

25 Bệnh do xoắn khuẩn Leptospira nghề nghiệp

Đối với BNN được Nhà nước bảo hiểm, người bệnh được hưởng chế độ đền bù thông qua việcđiều trị, điều dưỡng hoặc an dưỡng, v.v và được giám định tỷ lệ mất khả năng lao động nếubệnh không chữa khỏi hoặc còn để lại di chứng

Trang 22

2.2 Ảnh hưởng của các yếu tố có hại trên công trường xây dựng đến sức khoẻ người lao động và giải pháp phòng ngừa.

2.2.1 Yếu tố vi khí hậu

a Ảnh hưởng của điều kiện vi khí hậu

• Tác hại của vi khí hậu nóng:

Ở nhiệt độ cao, cơ thể người tăng tiết mồ hôi để duy trì cân bằng nhiệt, từ đó gây sụt cân domất nước và mất cân bằng điện giải do mất các ion K+, Na+, Ca++, I- và vitamin các nhóm C,

B, PP Do mất nước làm khối lượng, tỷ trọng và độ nhớt của máu thay đổi, tim phải làm việcnhiều hơn để thải nhiệt Chức phận hoạt động của hệ thần kinh trung ương cũng bị ảnh hưởng,dẫn tới giảm sự chú ý khi phối hợp các động tác cũng như tốc độ phản xạ

Rối loạn bệnh lý thường là chứng say nóng và chứng co giật với các triệu chứng mất cân bằngnhiệt như: chóng mặt, nhức đầu, đau thắt ngực, buồn nôn, thân nhiệt tăng nhanh, nhịp thởnhanh và cơ thể rơi vào trạng thái suy nhược Mức nặng hơn là choáng nhiệt: thân nhiệt tăngcao từ 40 ÷ 41oC, mạch nhanh nhỏ, thở nhanh mà nông, cơ thể tím tái, mất tri giác và hôn mê.Chứng co giật gây nên do mất cân bằng nước và điện giải

• Tác hại của vi khí hậu lạnh:

Do ảnh hưởng của nhiệt độ thấp, da trở nên xanh, nhiệt độ da dưới 330C Nhịp tim và nhịp thởgiảm nhưng mức tiêu thụ oxi lại tăng nhiều do cơ và gan phải làm việc nhiều Khi bị lạnh,nhiều cơ vân, cơ trơn đều co lại (khiến cơ thể bị rét run) và xuất hiện hiện tượng “nổi da gà”nhằm hạn chế thải nhiệt qua đường bay hơi mồ hôi

Lạnh cục bộ làm co thắt mạch, gây cảm giác tê cóng, lâm râm ngứa ở các đầu chi, làm giảmkhả năng vận động, mất cảm giác, sau đó sinh chứng đau cơ, viêm cơ, viêm thần kinh ngoạibiên, v.v Lạnh còn gây dị ứng kiểu hen phế quản, giảm sức đề kháng, giảm miễn dịch, gâyviêm đường hô hấp trên hoặc bệnh thấp khớp,…v.v

Một số hậu quả có thể xảy ra khi làm việc trên công trường vào mùa lạnh là như sau:

- Rất dễ xảy ra tai nạn khi nhiệt độ bàn tay xuống dưới 150 C do xảy ra tình trạng mất tậptrung và khó điều khiển;

- NLĐ sử dụng các thiết bị rung cầm tay liên tục như máy khoan đá dễ bị mắc phải hộichứng “ngón tay trắng” - mất cảm giác ở tay do hậu quả của việc chịu lạnh kéo dài;

- Kéo dài thời gian tiếp xúc với thời tiết băng giá có thể khiến cho cơ thể bị lạnh cónghoặc mất thân nhiệt;

- Tốc độ gió cũng ảnh hưởng tới nhiệt độ Khi nhiệt độ không khí là 100 C, tốc độ gió là

32 km/h thì nhiệt độ cơ thể tụt xuống điểm đóng băng

Trang 23

- Ngay cả ở nơi có nhiệt độ cao hơn điểm đóng băng vẫn có thể xảy ra tình trạng “cóngchân” trong điều kiện ẩm ướt nếu chân không được giữ khô ráo.

• Tác hại của bức xạ nhiệt:

Làm việc dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời, NLĐ trên công trường xây dựng bị ảnh hưởngbởi các tia bức xạ nhiệt hồng ngoại Tia hồng ngoại có khả năng gây bỏng và phồng rộp da, nó

có thể xuyên quả hộp sọ, hun nóng tổ chức não, màng não và gây các biến đổi làm con người

bị say nắng Tia hồng ngoại còn có thể gây bệnh đục nhân mắt sau nhiều năm tiếp xúc và làmgiảm dần thị lực và có thể dẫn tới mù lòa

b Biện pháp phòng ngừa cho người lao động

NLĐ xây dựng công trình chủ yếu là làm việc ngoài trời Do đó, họ phải chịu sự khắc nghiệtcủa thời tiết như nắng nóng về mùa hè và gió lạnh về mùa đông

Về mùa hè, các giải pháp phòng ngừa những tác động có hại của thời tiết nóng đến sức khỏeNLĐ làm việc trên công trường xây dựng bao gồm việc chăm sóc y tế và tự làm dịu mát cơthể

* Chăm sóc y tế trong điều kiện khí hậu nóng bức là yếu tố thiết yếu cho sức khỏe, trong đóviệc sắp xếp thời gian biểu làm việc rất quan trọng Nên có:

- Những khoảng thời gian giải lao thích hợp: Đối với những công việc tương đối nặngnhọc, nhất thiết phải có tối thiểu 50 % thời gian giải lao và nghỉ ngơi;

- Khu vực giải lao nên cách xa nơi làm việc và có gió mát Cung cấp đầy đủ nước uốngsạch và mát: uống nước thường xuyên và mỗi lần chỉ nên uống một ít;

- Có thiết bị giặt giũ để luôn giữ quần áo sạch sẽ

* NLĐ cũng nên học cách làm dịu mát cơ thể như:

- Tránh ánh mặt trời chiếu trực tiếp lên cơ thể đến mức tối đa;

- Tránh những vận động nhanh không cần thiết;

- Đảm bảo có thiết bị lưu thông không khí trong cabin điều khiển máy;

- Tránh mặc những quần áo chật, những quần áo làm bí hơi hoặc bí mồ hôi như được làm

từ vật liệu plastic;

- Đội mũ bảo hộ lao động;

- Uống nước mát thường xuyên để bù đắp sự thất thoát mồ hôi;

- Thêm muối vào thực phẩm hoặc ăn những thực phẩm có muối tự nhiên;

- Nên nghỉ giải lao tại những nơi râm mát

Về mùa đông, nhiệt độ không khí ngoài trời có khi xuống dưới 100 C, do thời gian làmviệc ngoài trời kéo dài, nếu không có các phương tiện bảo vệ cá nhân chống rét phù hợp thìNLĐ ban đầu sẽ cảm thấy lạnh, sau đó họ sẽ bị “nhiễm lạnh” và kèm theo các hậu quả nhưviêm da, cước lạnh và viêm nhiễm đường hô hấp Khi làm việc trong điều kiện thời tiết lạnhNLĐ cần lưu ý những điểm sau:

Trang 24

- Chọn loại quần áo có thể cho phép các chất bài tiết bay hơi nhưng không để gió haymưa có thể thấm vào (lưu ý: quần áo đi mưa ngăn cản sự bay hơi các chất bài tiết).Tránh mặc quần áo dày làm vướng víu cử động khi làm việc và nên mặc nhiều quần áo.

- Có các trang thiết bị để có thể nấu ăn nóng, cất giữ hoặc sấy khô quần áo

- Chân và tay đặc biệt nhạy cảm với cái lạnh nên lưu ý bảo vệ

2.2.2 Yếu tố bụi trên công trường xây dựng

a Ảnh hưởng của bụi đến sức khỏe đến người lao động

Bụi có rất nhiều tác hại, đặc biệt có tác hại rất lớn đối với sức khỏe con người, đặc biệt là bụi

hô hấp có khả năng thâm nhập vào sâu trong đường thở Đây là loại bụi nguy hiểm nhất đốivới sức khỏe

Bụi có thể gây ra nhiều loại bệnh như:

- Bệnh dị ứng, viêm niêm mạc, nổi ban (bụi bông, gai và phân hóa học);

- Bệnh gây nhiễm độc chung (chì, thủy ngân hoặc benzen v.v.);

- Bệnh nhiễm trùng (bụi bông, tóc và vi khuẩn);

- Bệnh xơ phổi – còn gọi là bệnh silicos (bụi ôxyt silic SiO2 hoặc bụi amiăng);

- Bệnh ung thư (bụi quặng phóng xạ hoặc hợp chất crôm…v.v.)

Ảnh hưởng độc hại của các loại chất ô nhiễm này đối với con người và động vật phụthuộc vào tính chất hóa học và lý học của chúng Chúng có thể gây kích thích và gây các bệnh

về đường hô hấp, về mắt hoặc bệnh ngoài da, v.v Ở những mức độ nhất định, chúng có thểlàm nặng thêm các bệnh hô hấp mãn tính, hen, giảm chức năng phổi và tăng nguy cơ ung thưphổi Bụi có chứa hàm lượng SiO2 cao sẽ ra bệnh bụi phổi silicosis Bụi bông gây ra bệnhbyssinosis Ngoài ra, trong bụi khí thải có thể chứa một số kim loại nặng Trong quá trình pháttán, chúng sẽ lắng đọng gây ảnh hưởng xấu cho động, thực vật và qua đó gián tiếp ảnh hưởngđến sức khỏe con người

Ngoài ra, bụi còn gây nên các bệnh ở đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản,gây bệnh ngoài da, gây chấn thương mắt, gây bệnh ở đường tiêu hóa và bụi còn gây nguy cơcháy nổ

* Bụi thường gặp trên công trường xây dựng là bụi xi măng, bụi amiăng và bụi chì

- Các hỗn hợp của xi măng là một trong những nguy cơ gây ra các bệnh về da được nhiềungười biết đến Bệnh viêm da dị ứng và bị kích thích do làm việc thường xuyên với ximăng ướt Nếu kéo dài thời gian tiếp xúc với xi măng ướt (ví dụ nếu đứng trong ximăng) có thể gây bỏng xi măng hoặc loét da

- Tiếp xúc với bụi amiăng có thể dẫn đến bệnh ung thư phổi, ung thư trung biểu mô vàbệnh bụi phổi-amiăng Các công việc phải tiếp xúc với amiăng trong xây dựng côngtrình là cắt các tấm fibro-xi măng, di chuyển dọn dẹp amiăng và lắp đặt các tấm cách lybằng amiăng

Trang 25

- Hợp chất vô cơ của chì có rất nhiều trong các sản phẩm xây dựng như cáp điện, đườngống, ống máng và các tấm lợp Sức khỏe NLĐ có thể bị ảnh hưởng do hít phải bụi hoặchơi độc sinh ra khi đốt hoặc cắt vật liệu có chứa chì như các bề mặt sơn phủ bằng sơn

có chứa chì; khi hàn hoặc nghiền; hoặc khi phun sơn có chứa chì,…v.v Chì cũng có thểhấp thụ qua đường tiêu hóa, thông thường là do thức ăn bị nhiễm chì Sự hấp thụ chìthái quá có thể gây những chứng bệnh như táo bón, thương tổn vùng bụng, thiếu máu,suy nhược cơ bắp và hư hỏng thận, gây những ảnh hưởng tới não bộ, làm suy giảm trínhớ, thay đổi hành vi, thậm chí gây hôn mê và ngất xỉu

b Biện pháp phòng tránh bụi trên công trường xây dựng

Sau đây là một số biện pháp hạn chế sự ô nhiễm do bụi vào môi trường không khí trên côngtrường xây dựng:

- Có kế hoạch thi công và kế hoạch cung cấp vật tư hợp lý, hạn chế việc tập kết vật tư tậptrung vào cùng một thời điểm, tránh hiện tượng hạng mục thi công sau ảnh hưởng tớicác hạng mục thi công trước

- Các kho chứa vật liệu và cát lớn hơn 20 m3 sử dụng để sản xuất bê tông cần được xâydựng tường hoặc quây cót xung quanh sao cho cao hơn đống vật liệu và mở rộng vềphía trước đống vật liệu Xi măng và các vật liệu hạt mịn khác nếu được tập kết vớikhối lượng lớn phải được chứa trong bồn chứa hoặc kho kín

- Trạm máy đập nghiền đá, trạm trộn bê tông, trạm nấu nhựa đường hoặc kho vật liệurời,v.v ở trên công trường thì phải bố trí xa những chỗ làm việc khác và nên ở cuốihướng gió chủ đạo

- Đối với các xe vận tải chuyên chở vật liệu xây dựng, sàn xe phải được lót kín, phía trênphủ bạt và tránh rơi vãi Chủ các phương tiện vận tải phải chịu trách nhiệm về việc làmrơi vãi vật liệu ra đường khi vận chuyển

- Tổ chức các đội chuyên trách thu dọn các vật liệu rơi vãi xung quanh khu vực côngtrường và các khu vực lân cận Mỗi đội thu gom gồm 3 người, tiến hành thu gom 3lần/ngày

- Sử dụng vật liệu san lấp có độ ẩm cao (sử dụng cát có độ ẩm từ 50 ÷ 60% để san nền).Trong quá trình san nền, san đến đâu lu đầm kỹ mặt bằng đến đấy

- Trong những ngày nắng nóng, hanh khô, thường xuyên phun nước tại khu vực côngtrường xây dựng để hạn chế một phần bụi đất, cát có thể theo gió lan tỏa vào không khí

- Tăng tầng đến đâu, che chắn đến đó bằng vải bạt hoặc ván ép

- Việc chuyển phế liệu xây dựng từ trên cao xuống sẽ sử dụng các hộp ghen hoặc thùngchứa Các thùng chứa đều được đậy nắp bằng vải nylon hoặc bằng vải bạt để tránh bụibốc lên cao khi đổ phế liệu xây dựng xuống hoặc bị gió cuốn lên cao Xe chở phế thảicần được chuyển đi nhanh, tránh ùn tắc và tồn đọng trên công trường, có thể làm rơi vãi

Trang 26

vào hệ thống cống rãnh.

- Thực hiện nguyên tắc thi công và vận chuyển theo hình thức cuốn chiếu, thực hiện trọngói từng đoạn, từng phần và từng hạng mục Xây dựng xong đến đâu tiến hành vệ sinh

và thu dọn hiện trường ngay đến đó

- NLĐ cần được trang bị và sử dụng phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp như khẩu trang,mặt nạ, bán mặt nạ, mặt trùm, găng tay và quần áo, v.v Khi lựa chọn các phương tiệnbảo vệ cơ quan hô hấp, cần đặc biệt chú ý đến khả năng cản được cỡ hạt bụi nhỏ hơn

2.2.3 Yếu tố tiếng ồn và độ rung

a Ảnh hưởng của tiếng ồn và độ rung đến người lao động

* Tác hại của tiếng ồn

Tiếng ồn tác động đến môi trường sống, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng và hạ thấpchất lượng cuộc sống như làm con người khó ngủ, ngủ không sâu do thỉnh thoảng lại bị đánhthức bởi tiếng ồn nên dẫn đến trạng thái tâm lý mệt mỏi, khó chịu và cáu bẳn, ảnh hưởng tớiquá trình làm việc, học tập, sự trao đổi thông tin hoặc giải trí của cư dân trong thời gian nghỉngơi Khi làm việc, người công nhân tiếp xúc với tiếng ồn lớn và lâu dài có thể dẫn đến nguy

cơ suy giảm thính lực và nặng hơn là dẫn đến bệnh điếc nghề nghiệp

Ảnh hưởng của tiếng ồn đối với cơ thể còn phụ thuộc vào: hướng của năng lượng âm tới; thời giantác dụng của nó trong một ngày làm việc; quá trình lâu dài người công nhân làm việc trong phânxưởng ồn; độ nhạy cảm riêng của từng người cũng như vào lứa tuổi, nam hay nữ; và trạng thái cơthể của con người Cơ quan thính giác của con người tuy có khả năng thích nghi, tự bảo vệ dưới tácđộng của tiếng ồn - khi có tiếng ồn mạnh độ nhậy của thính giác giảm xuống và sau khi tiếng ồnngừng được 2 ÷ 3 phút thì thính giác sẽ được hồi phục trở lại Tuy nhiên, khả năng thích nghi củacon người cũng có giới hạn Nếu thời gian tác động của tiếng ồn mạnh hơn, kéo dài hơn thì có hiệntượng mệt mỏi thính lực và khả năng phục hồi kém dần Cuối cùng là thính giác không thể phục hồi

Sự thích nghi còn phụ thuộc vào tính mẫn cảm của từng cơ thể, giới tính, sức khỏe và tuổi tác,…v.v của từng người Ngoài ra, tiếng ồn còn có hại đến các cơ quan khác của cơ thể như hệ thần kinh,

hệ tuần hoàn và hệ tiêu hóa Nhìn chung, hai ảnh hưởng chính của tiếng ồn đến sức khỏe NLĐ làlàm suy giảm thính lực và điếc nghề nghiệp

Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu mỗi ngày người công nhân tiếp xúc 8 giờ với tiếng ồn thì cơquan thính giác của họ sẽ bị tổn thương:

Với mức ồn từ 90 ÷ 100 dBA, sẽ dẫn đến tổn thương sau 10 ÷ 20 năm làm việc Với mức ồn từ

100 ÷ 105 dBA, sẽ dẫn đến tổn thương sau 10 năm làm việc

Với mức ồn trên 105 dBA, sẽ dẫn đến tổn thương sau 5 năm làm việc

* Tác hại của rung động

Tùy thuộc vào các yếu tố như: thời gian tiếp xúc, vị trí tác động, đặc tính nguồn rung (liên tụchay gián đoạn) và các giá trị rung (tần số, biên độ, vận tốc và gia tốc) mà ảnh hưởng của rung

Trang 27

động tới cơ thể con người sẽ rất khác nhau Nhìn chung, ảnh hưởng của rung động đối với cơthể con người được chia làm 2 loại chính là ảnh hưởng rung toàn thân và ảnh hưởng rung cụcbộ.

Rung toàn thân có nghĩa là rung động tác động lên toàn bộ cơ thể Rung động toàn thân ở tần

số thấp dưới 2 Hz gây nên các triệu chứng nôn ọe, xanh tái và vã mồ hôi,…v.v Với nhữngrung động có tần số ở trong khoảng từ 2 ÷ 30 Hz, có thể xuất hiện hiện tượng cộng hưởng cơthể và gây những biến đổi chức năng tâm sinh lý trong cơ thể Biểu hiện lâm sàng là đau quanhvùng cột sống, làm nặng thêm các tổn thương cột sống có trước Rung động toàn thân theophương thẳng đứng gây ra rất nhiều những phản ứng và rối loạn trong cơ thể như: rối loạn hoạtđộng của hệ thần kinh, viêm tiền đình, gây chóng mặt, nhức đầu dai dẳng, buồn nôn, dễ mệtmỏi, ăn kém ngon, kém ngủ và giảm khả năng sinh lý, v.v Rung động còn ảnh hưởng đến các

cơ quan phủ tạng như tim, gan, dạ dày, làm mất phản xạ gối và thị lực bị giảm sút,…v.v.Ngoài ra, rung động toàn thân còn gây ra những bệnh về cột sống khá trầm trọng và phổ biến.Rung cục bộ thường gặp nhất trong các công việc có sử dụng các thiết bị khí nén hoặc điệncầm tay như: máy khoan than đá, máy dùng khí nén, máy đục đá, máy đầm cầm tay, máy tánrivê hoặc máy chèn khuôn, v.v Các biểu hiện bệnh lý chủ yếu của rung cục bộ là: tổn thươngxương, khớp xương, viêm xương, hư khớp; rối loạn vận mạch (hay bệnh Raynaud nghềnghiệp), tổn thương cơ và dây thần kinh

b Biện pháp phòng chống tiếng ồn và rung động

Trên công trường xây dựng, tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ các phương tiện giao thông vận tải,các máy xây dựng, máy phát điện, các hoạt động cơ điện hoặc máy bơm nước,…v.v

* Biện pháp hạn chế tiếng ồn và rung động tại nguồn

Biện pháp đầu tiên là: Khi sử dụng các máy và thiết bị, phải có giấy phép lưu hành của CụcKiểm định, tức là đạt chất lượng tốt, ít gây tiếng ồn và rung động Đối với hệ máy cũ, có thểgiảm mức tiếng ồn và rung bằng các phương pháp như:

- Thiết kế bệ giảm rung cho thiết bị nhằm giảm tiếng ồn sinh ra do rung động;

- Trang bị thêm cho thiết bị vỏ bao cách âm, xây dựng các bức tường cách âm vòngquanh khu vực có thể gây ra mức tiếng ồn cao như máy xúc, máy ủi, xe lu hoặc trạmtrộn bê tông lưu động, v.v.;

- Gắn thêm ống giảm âm cho lối ra của máy phát điện;

- Đậy nắp kín các máy nén khí khi chúng vận hành;

- Hạn chế tốc độ xe vận tải khi hoạt động trong khu vực công trường;

- Tăng cường sử dụng bê tông thương phẩm tại các trạm trộn để hạn chế tiếng ồn cũngnhư ô nhiễm bụi và khí thải tại các trạm trộn bê tông lưu động;

- Kiểm tra xem bộ phận giảm thanh cho các máy đập bê tông và các thiết bị tương tự đã

Trang 28

được lắp chặt hay chưa;

- Cân bằng máy, lắp các bộ tắt chấn động,…v.v Sử dụng vật liệu phi kim loại; Thay thếnguyên lý làm việc khí nén bằng thủy khí; thay đổi chế độ tải làm việc,…v.v

* Biện pháp hạn chế tiếng ồn và rung động trên đường lan truyền

- Giảm tiếng ồn trên đường lan truyền bằng biện pháp trồng các dải cây xanh có lá umtùm xung quanh khu vực công trường - vừa đảm bảo trong sạch môi trường, vừa có thểgiảm được một phần sự lan truyền tiếng ồn đến khu vực cần yên tĩnh

- Biện pháp dùng các kết cấu đàn hồi, giảm rung như hộp dầu giảm chấn, gối đàn hồi kimloại, đệm đàn hồi kim loại, gối đàn hồi cao su hoặc đệm đàn hồi cao su,…v.v Các kếtcấu này được lắp giữa máy và bệ máy, hoặc có loại được lắp cố định trên máy và đượcxem như là một bộ phận hoặc chi tiết của máy (ghế lái giảm rung, tay nắm cách run,hoặc sử dụng loại họat động độc lập và nằm ngoài máy như sàn cách rung hoặc tay kẹpgiảm rung,…v.v

- Đối với những hạng mục công trình nằm sát khu dân cư mà sẽ có các công việc như đào

hố, hào, có thể đổ cát xung quanh khu vực đóng cọc để hạn chế sự lan truyền chấnđộng

* Biện pháp sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân

- Sử dụng các phương tiện bảo vệ cơ quan thính giác như nút tai, bịt tai, mũ bịt tai chốngồn

- Sử dụng các dụng cụ cá nhân chống rung trực tiếp ngay trên cơ thể NLĐ và được chếtạo bằng các vật liệu đàn hồi, hấp phụ rung động như: cao su, phớt, latex hoặc sợi lenphế liệu, v.v Các dụng cụ chống rung thường gặp là: găng tay chống rung, đệm giàychống rung, thắt lưng và đệm ngực chống rung, v.v

- Giữ gìn các phương tiện bảo hộ cá nhân này sạch sẽ, cất ở nơi an toàn khi không sửdụng đến Khi các phương tiện này bị hư hỏng hoặc biến dạng, biến chất (bị cứng lại)thì phải yêu cầu được đổi ngay

2.2.4 Yếu tố chất độc trên công trường xây dựng

a Tác hại của các chất độc

Có rất nhiều loại hóa chất được sử dụng trong xây dựng bao gồm hóa chất có trong các chấtdán, chất làm sạch gạch đá, chất trang trí và bảo vệ gỗ, thép, các chất xử lý bề mặt, chống nấmmốc, chất cách ly, dung môi, sơn, xi gắn, vữa, xi măng và rất nhiều loại vật liệu khác Trong

đó, dung môi là chất đặc biệt quan trọng, sử dụng phổ biến trong các chất sơn, đánh bóng, phủ

bề mặt, mài và các chất tẩy rửa

Trang 29

Nhiều hóa chất rất nguy hiểm, có thể gây cháy nổ hoặc nhiễm độc Các chất độc không chỉ gây

ra những ảnh hưởng khó chịu tức thời như chóng mặt, nôn mửa và đau đầu do nhiễm độc dungmôi, mà còn có thể dẫn đến các hậu quả mãn tính

Ngoài hóa chất còn có các loại hơi khí độc khác, ví dụ như khí thải từ các thiết bị máy sử dụngtrong xây dựng có thể có chứa các loại hơi khí độc như khí dioxit sunfua (SO2), khí monoxitcacbon (CO), khí cacbonic (CO2), khí oxit nitơ (NOx),…v.v.; Vật liệu nội thất có thểchứa khí formaldehyde hoặc các hợp chất hữu cơ bay hơi

b Các biện pháp phòng tránh nhiễm độc

* Một số biện pháp kỹ thuật

Biện pháp đầu tiên được thực hiện là biện pháp cách ly, che chắn để ngăn chặn hơi khí và hóachất độc hại thoát ra MTLĐ Ví dụ: làm kín các vị trí rò rỉ trên hệ thống vận chuyển vật liệurời bằng băng tải, gầu tải, bao kín các vị trí rót, đổ vật liệu Thiết kế các buồng làm việc dùngcho các công đoạn như buồng phun cát trong công đoạn đánh gỉ, làm sạch bề mặt; bàn phákhuôn đúc; buồng phun sơn, v.v Các thùng hóa chất phải được lưu giữ trong một nhà khotách biệt và an toàn và phải đảm bảo có nhãn hiệu trên mỗi thùng chứa Nếu không có nhãnhiệu, tuyệt đối không được sử dụng vật liệu chứa bên trong

Tổ chức thu hồi các chất gây ô nhiễm ngay tại nguồn phát sinh, không để chúng lan tỏa rộng là yếu tố

cơ bản để ngăn chặn sự tiếp xúc giữa các yếu tố độc hại và NLĐ Cấu tạo và vị trí lắp đặt các cơ cấuthu hồi chất ô nhiễm cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

- Chụp kín nguồn phát sinh ô nhiễm;

- Vị trí lắp đặt càng gần nguồn ô nhiễm càng tốt;

- Vận tốc thu hồi bụi và hơi khí độc hại phải đủ lớn;

- Các chụp hút không được cản trở thao tác công nghệ; và

- Không khí chứa chất ô nhiễm đi vào chụp hút không được đi qua vùng thở của ngườithao tác

Để giảm thiểu sự ô nhiễm gây ra do khí thải của các phương tiện giao thông vận tải, có thể ápdụng các biện pháp sau:

- Thay đổi nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp hơn để giảm lượng khí SO2 phátsinh;

- Sử dụng nhiên liệu đúng với thiết kế của động cơ;

- Không được chở quá trọng tải quy định;

- Hạn chế dùng xe sử dụng dầu diezen để giảm thiểu phát thải khí SO2; và Tăng cườngbảo dưỡng (trung bình 1lần/quý) và đánh giá chất lượng khí thải của xe, khuyến khíchviệc không sử dụng xe đã quá niên hạn sử dụng, sử dụng động cơ tuôcbin khí hoặcđộng cơ điện,…v.v

* Một số biện pháp phòng ngừa đối với NLĐ

Trang 30

Hãy đọc kỹ và chắc chắn là người làm việc hiểu rõ những điểu ghi trên nhãn hiệu bao gói hóachất và tuân theo các chỉ dẫn đó Nếu bạn không đủ thông tin để biết sử dụng hóa chất mộtcách an toàn, hãy yêu cầu người quản lý cung cấp bản dữ liệu an toàn của hóa chất đó Trongtrường hợp không hiểu, không được sử dụng hóa chất đó.

Kiểm tra xem đã đủ phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp chưa trước khi sử dụng hóa chất (bảngiữ liệu an toàn hóa chất sẽ chỉ dẫn cho người sử dụng biết xem có cần sử dụng găng tay, kính,quần áo bảo hộ, ủng cao su hay bình dưỡng không khí) và các trang bị có được bảo quản cẩnthận hay không

Khi mở thùng chứa hóa chất, nên lót giẻ vào nắp hay quai thùng vì một số chất lỏng dễ bay hơi

có thể bắn ra ngoài khi thùng được mở; rót vật liệu chứa trong thùng ở nơi thoáng khí Khicảm thấy chóng mặt hoặc khó chịu, phải rời khỏi nơi làm việc ngay lập tức

- Nếu sử dụng nhiều chất dung môi, phải sử dụng quần áo chống thấm Nếu áo quần bịdung môi làm ướt, phải thay bộ khác và phơi khô nơi thoáng gió

- Chỉ sử dụng một lượng hóa chất tối thiểu vừa đủ cho công việc

- Nên đeo kính bảo vệ mắt khi rót hoặc di chuyển hóa chất trên công trường

- Khi trộn hoặc rót hóa chất, cần sử dụng những loại thùng đựng tạm, phải đảm bảo cácthùng đó phù hợp và có nhãn hiệu đúng Không dùng loại bao bì đựng đồ ăn thức uống

để chứa hóa chất

- Nếu phát hiện thấy hóa chất loang ra thành vũng trên nền, cần báo cáo ngay để có biệnpháp xử lý đúng như đổ cát khô lên để thấm

- Rửa tay trước khi ăn và không ăn uống hoặc hút thuốc lá tại nơi làm việc

- Nếu hóa chất dây vào da, phải xối nước rửa sạch ngay Nếu bị dây vào mắt, phải rửathật kỹ và sau đó phải chú ý theo dõi và chăm sóc cẩn thận

- Nếu bị bỏng hóa chất hoặc cảm thấy khó chịu sau khi sử dụng hóa chất, cần phải đikhám ngay không chậm trễ

Rất nhiều loại hóa chất sử dụng trên các công trường vừa độc hại vừa dễ cháy Khi vận chuyểnhay sử dụng chúng cần hết sức lưu ý những điểm sau:

- Nghiên cứu nhãn hiệu hóa chất và những hướng dẫn sử dụng cũng như các biện pháp sơcứu ghi trong bản dữ liệu về loại hóa chất đó

- Lưu ý rằng tất cả những chất lỏng dễ cháy đều có thể bốc hơi bay đi khắp nơi và rất dễbắt lửa Tuyệt đối không hút thuốc lá trong khu vực có những hóa chất dễ cháy Tìmhiểu cách xử lý khi xảy ra hỏa hoạn

- Giữ các thùng chứa trong kho khi chưa sử dụng tới và phải gửi trả lại kho ngay sau khidùng xong Các thùng phuy phải được dựng đứng lên

- Xử lý các phuy rỗng giống như với thùng đầy vì trong thùng rỗng vẫn còn khí có thể bịcháy

- Luôn luôn rót vật liệu từ thùng to sang thùng nhỏ ở nơi thoáng khí

- Dùng vòi rót và phễu để phòng tránh việc hóa chất có thể loang ra Thấm khô các vếtloang bằng cát khô, sau đó chuyển số cát đó tới nơi an toàn và thoáng gió

Trang 31

- Nếu bắt buộc phải sử dụng hóa chất dễ cháy tại nơi kín, phải đảm bảo cung cấp đủkhông khí sạch Có thể làm điều đó bằng cách mở toang các cửa sổ và cửa ra vào Nếucần dùng quạt thì phải chắc chắn quạt đó an toàn về điện trong môi trường không khí dễcháy.

2.2.5 Yếu tố ánh sáng trên công trường xây dựng

Hiện tượng ánh sáng chói lòa buộc cho người ta phải mất thời gian để cho mắt thích nghi khinhìn từ trường ánh sáng thường sang trường ánh sáng chói hoặc ngược lại, hoặc làm việc liêntục trong ánh nắng chói chang, đặc biệt khi độ tương phản hoặc phản xạ lớn (ví dụ khi làmviệc với các tấm kim loại sáng màu) đều dẫn tới làm giảm sự thụ cảm của mắt và những hậuquả như khi chiếu sáng không đủ

Có ba phương thức chiếu sáng: Chiếu sáng tự nhiên, chiếu sáng nhân tạo và chiếu sáng hỗn

tổ chức chiếu sáng tự nhiên bằng cách thay một số tấm lợp kim loại bằng tấm lợp nhân tạobằng vật liệu có thể cho ánh sáng đi qua Đây là một biện pháp đơn giản và cho hiệu quả chiếusáng cao Trong các nhà xưởng cũ có thể kết hợp cửa mái thông gió với chiếu sáng tự nhiên

* Chiếu sáng nhân tạo:

Trang 32

Chiếu sáng nhân tạo có thể là chiếu sáng chung hoặc chiếu sáng cục bộ, hoặc kết hợp cả hai.Nguồn ánh sáng có thể là đèn dây tóc, đèn huỳnh quang, đèn ứng dụng công nghệ hoạt hóaTricolor Phospho, đèn đi-ốt phát quang LED,…v.v Phương thức chiếu sáng hỗn hợp được sửdụng rộng rãi trong sản xuất, đặc biệt trong các nhà máy cơ khí.

Để tránh hiện tượng chói lòa do nguồn sáng gây ra, tất cả các đèn đều phải có chao, chụp, cógóc bảo vệ lớn và được treo trên độ cao không nhỏ hơn so với giá trị quy định trong các tiêuchuẩn chiếu sáng

Các giải pháp chiếu sáng công trình

Tất cả mọi khu vực trên công trường đều cần phải được chiếu sáng khi làm việc bằng áng sáng

tự nhiên hoặc nhân tạo Tại những khu vực công trường thiếu ánh sáng tự nhiên như hầm ngầmhoặc cầu thang kín, việc chiếu sáng là luôn luôn cần thiết Nên bố trí chiếu sáng nhân tạo đểphòng tránh những nơi bóng tối dày đặc và để thấy rõ được những mối nguy hiểm Nên treobóng đèn càng cao càng tốt theo điều kiện thực tế cho phép để tránh chói mắt, và bố trí sao chocông nhân không bị sấp bóng của chính mình khi làm việc

Ngoài ra, trong bất kỳ trường hợp và điều kiện nào cũng phải có hệ thống chiếu sáng sự cố (dựphòng) để phân tán người và tiếp tục các hoạt động khi có sự cố xảy ra

2.3 Các giải pháp nâng cao sức khỏe người lao động

2.3.1 ECGÔNOMI trong lao động xây dựng

a Khái niệm chung

Ecgônômi là môn khoa học liên ngành nghiên cứu tổng hợp sự thích ứng giữa phương tiện kỹthuật và môi trường lao động với khả năng của con người về giải phẫu, sinh lý và tâm lý nhằmđảm bảo cho lao động có hiệu quả, đồng thời bảo vệ an toàn và tiện nghi cho con người trongquá trình làm việc Trên quan điểm của thế giới, đảm bảo ecgônômi cho một vị trí làm việc làphải thoả mãn các yêu cầu sau:

- Đảm bảo về nhân trắc: liên quan đến thiết kế vị trí làm việc như không gian, kíchthước bàn ghế, máy, tầm với, vị trí các nút điều khiển, biển báo, tín hiệu,…v.v

- Đảm bảo về sinh lý: liên quan đến gánh nặng lao động

- Đảm bảo về tâm lý: liên quan đến màu sắc, âm thanh,…v.v

- Đảm bảo về vệ sinh: liên quan đến các điều kiện vi khí hậu, chất lượng không khí, cácyếu tố lý học, hóa học và sinh học

Như vậy, một vị trí làm việc đảm bảo về ECGÔNÔMI là vị trí đáp ứng tương đối toàn diện cácyêu cầu về vệ sinh lao động

b Gánh nặng lao động

Gánh nặng lao động gồm gánh nặng lao động thể lực và gánh nặng lao động thần kinh

Trang 33

- Gánh nặng lao động thể lực: được đánh giá qua lực sinh ra trong quá trình làm việc

và tư thế lao động khi thực hiện lực đó Thực hiện một lực quá nặng (mang, vác, kéo,nâng quá sức) và tư thế lao động bất lợi khi thực hiện lực đó đều có khả năng gây tổnthương cho cơ, khớp hoặc xương Khi nâng hay vận chuyển vật nặng bằng tay, nhiềunhóm cơ phải chịu tải trọng tĩnh, các cơ ở tư thế tĩnh, máu không được lưu thông đầy

đủ làm giảm lượng oxy cung cấp cho tế bào nên cơ bắp nhanh chóng mệt mỏi với cácbiểu hiện nhức mỏi cơ lưng, sau đó là nhức mỏi cơ tay Từ đó gây nên sự gắng sức củatim, hệ tuần hoàn, suy giảm hoạt động cơ lồng ngực, nén ép cơ quan nội tạng tronglồng ngực khoang bụng Nâng hoặc vận chuyển vật nặng bằng tay có khả năng gây cácnguy cơ như biến dạng và thoát vị đĩa đệm cột sống, đau lưng, đau chân, yếu cơ, rốiloạn cảm giác, liệt bàng quang và hành tá tràng, biến dạng cơ xương, tăng trương lựcthành mạch máu và đầu mút thần kinh, dẫn đến cục nghẽn ở tĩnh mạch chân,…v.v Cácthao tác lặp đi lặp lại trong quá trình lao động không những gây sự nhàm chán mà còn

có khả năng gây rối loạn chấn thương tích lũy, ảnh hưởng đến mô cơ, thần kinh, gân,bao gân ở tay và một vài bộ phận khác

- Gánh nặng lao động thần kinh: được đánh giá qua mức độ trí tuệ của công việc và

mức độ tập trung thần kinh để thực hiện công việc đó Một công việc thú vị, có ý nghĩa,nhiều tính sáng tạo luôn tạo hưng phấn cho người làm, trong khi đó một công việc thủcông dễ gây uể oải, mệt mỏi Công việc yêu cầu mức độ tập trung quá cao cũng gâycăng thẳng thần kinh, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến cả hệ thống tiêu hóa và tim mạch.Các biểu hiện của mệt mỏi thần kinh được sắp xếp theo thứ tự sau: cảm giác căngthẳng, hơi buồn ngủ, uể oải, ngủ gật, nghỉ ngơi-thư giãn, sực tỉnh, hoạt bát và kíchđộng, hoặc "căng thẳng muốn chết"

2.3.2 Ảnh hưởng của các yếu tố Egonomi và các giải pháp Egonomi nhằm nâng cao sức

khỏe người lao động.

a Ảnh hưởng của các yếu tố Egonomi và tâm lý – xã hội

Việc thiết kế vị trí làm việc không hợp lý không những hạn chế năng suất lao động, giảm chấtlượng sản phẩm mà về lâu dài còn ảnh hưởng đến sức khỏe NLĐ, gây những rối loạn về cơ,xương hoặc làm giảm thị lực Gánh nặng lao động (về thể lực và thần kinh) quá mức gây racác biểu hiện nhức mỏi cơ xương, khớp, gây các nguy cơ như biến dạng và thoát vị đĩa đệmcột sống, yếu cơ và rối loạn cảm giác,…v.v Các thao tác lặp đi lặp lại trong quá trình laođộng không những gây sự nhàm chán mà còn có khả năng gây rối loạn chấn thương tích lũy,ảnh hưởng đến mô cơ, thần kinh, gân, bao gân ở tay và một vài bộ phận khác Công việc yêucầu mức độ tập trung quá cao cũng gây căng thẳng thần kinh, về lâu dài ảnh hưởng đến cả hệthống tiêu hóa và tim mạch

Các yếu tố tâm lý, xã hội bao gồm các mối quan hệ trong công việc, mức độ trách nhiệm đốivới công việc, nội dung công việc, khả năng sáng tạo và thời gian nghỉ ngơi,…v.v Các yếu tốnày ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của NLĐ, đến chất lượng công việc và cuộc sốnghàng ngày

b Các giải pháp Egonomi nhằm nâng cao sức khỏe người lao động.

Trang 34

ECGÔNÔMI phân tích trạng thái lao động của con người để cải thiện chúng trên các mặt sauđây:

- Nhiệm vụ phải hoàn thành và phương pháp lao động

- Công cụ, phương tiện và thiết bị lao động

- Chỗ làm việc: thiết kế vị trí làm việc và bố trí dụng cụ

Mức gắng sức thể lực tổng thể và mức tiêu hao năng lượng cục bộ của hệ cơ xương khớp trong các tư thế lao động khác nhau

Kích thước thiết bị với kích thước và thể lực con người

- Tác động của các yếu tố MTLĐ

* Các giải pháp Egonomi nhằm nâng cao sức khỏe người lao động bao gổm:

- Hạn chế các công việc đơn điệu, lặp đi lặp lại trong thời gian dài; Hạn chế tư thế laođộng gò bó như ngồi hoặc đứng trong thời gian dài, liên tục không gian làm việc chậthẹp; Rút ngắn thời gian làm việc đối với các công việc điều khiển máy phức tạp đòi hỏi

sự tập trung cao để hạn chế các căng thẳng thần kinh và giác quan

- Tổ chức lao động theo nhóm là một cách nâng cao chất lượng công việc và cách tổ chứccông việc linh hoạt có lợi cho người sử dụng lao động và NLĐ Hầu hết mọi người đều

có nhu cầu cùng làm việc và hợp tác với nhau Hợp tác tốt trong công việc khiến mọingười hiểu biết nhau tốt hơn, tạo ra không khí làm việc vui tươi, tinh thần làm việcthoải mái không khô cứng, gò bó

- Tổ chức thời gian, cường độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý Thời gian làm việc khôngquá dài, không tổ chức làm thông ca, thêm giờ thường xuyên dẫn đến mệt mỏi kéo dài

- Thiết kế, bố trí mặt bằng công trường hợp lý, có lối đi lại cho các phương tiện giaothông, xe cấp cứu; Bố trí máy xây dựng, kho chứa nguyên vật liệu, nhà ăn, trạm y tế,khu vệ sinh, phân xưởng phụ trợ hợp lý và an toàn

- Làm vệ sinh thường xuyên khu vực làm việc, vệ sinh máy thiết bị; Phế liệu để vào đúngnơi quy định;

- Các thiết bị máy phải được chế tạo hoặc cải tiến cho phù hợp với kích thước của ngườiViệt Nam Máy phải được thiết kế đảm bảo an toàn: các bộ phận chuyển động được chechắn, có các thiết bị tự động dừng khi có sự cố hoặc sai quy trình vận hành • Cácnút bấm, các tay điều khiển được bố trí ở những vị trí sao cho không bị nhầm lẫn khithao tác Chỗ ngồi hoặc chỗ đứng phải có độ cao và chiều rộng thích hợp để khi thao táckhông phải với tay quá cao hoặc quá xa

- Khi chuyển hướng đi thì sử dụng chân chứ không xoay cột sống

2.3.3 Xây dựng chương trình nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc

a Xây dựng chương trình nâng cao sức khỏe trên công trường xây dựng

* Khái niệm về nâng cao sức khỏe

Trang 35

Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa: nâng cao sức khỏe là “quá trình cho phép người ta kiểm soát

và cải thiện sức khỏe của mình” Phạm vi của nó bao gồm từ việc chăm sóc, điều trị bệnh tật,ngăn ngừa bệnh (phòng ngừa các nguy cơ) cho đến thúc đẩy để đạt được sức khỏe tối ưu Vìvậy, công tác nâng cao sức khỏe không chỉ thuộc phạm vi trách nhiệm của lĩnh vực y tế màcòn là việc phải xây dựng lối sống lành mạnh để có được hạnh phúc

* Khái niệm nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc

Một nơi làm việc được nâng cao sức khỏe là tạo ra một môi trường hỗ trợ, lành mạnh, duy trì

và nâng cao sức khỏe cho tất cả mọi người Môi trường này cho phép người sử dụng lao động

và NLĐ cải thiện và nâng cao sức khỏe của bản thân họ để giúp họ có nghị lực, lạc quan và hàilòng hơn trong lao động Ngược lại, lực lượng lao động lạc quan, khỏe mạnh sẽ tạo ra nhiềucủa cải vật chất hơn

Nâng cao sức khỏe nơi làm việc nhằm:

- Tạo môi trường làm việc an toàn, được hỗ trợ về sức khỏe

- Duy trì sức khỏe cho NLĐ và trở thành một phần trong công tác phát triển sản xuất

- Hỗ trợ sự tham gia của NLĐ và người sử dụng lao động trong các chương trình nângcao cách sống lành mạnh

- Mở rộng các chiến lược nâng cao sức khỏe để lôi cuốn sự tham gia của các thành viêntrong gia đình của NLĐ

Để tạo được những nơi làm việc được nâng cao sức khỏe, cần có các biện pháp an toàn và vệsinh lao động và một loạt các biện pháp tác động đến các môi trường thể chất, xã hội và vănhóa

b Lợi ích của chương trình nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc

- Hình thành lực lượng lao động khỏe mạnh Đây là lực lượng đóng vai trò sống còn đốivới sự phát triển kinh tế và xã hội

- Mọi người ở nơi làm việc nhận thức được các yếu tố không liên quan đến công việc cóảnh hưởng đến sức khỏe công nhân và kích thích mối tác động qua lại giữa các gia đình

và cộng đồng

- Nâng cao nhân cách đạo đức của NLĐ

- Thúc đẩy các mối quan hệ công nghiệp

- Thúc đẩy thông tin tuyên truyền

- Cải thiện văn hóa nơi làm việc

- Tăng năng suất lao động

c Một số nội dung của chăm sóc sức khỏe người lao động trên công trường

Bên cạnh việc thực hiện các nội dung bảo vệ sức khỏe NLĐ như cải thiện MTLĐ, phòng tránhBNN và bệnh tật liên quan đến nghề nghiệp, công trường còn phải đảm bảo việc chăm sóc sứckhỏe NLĐ thông qua việc đảm bảo các phương tiện chăm sóc sức khỏe như cung cấp nướcuống, rửa ráy, nhà vệ sinh và phòng thay quần áo, phòng nghỉ giải lao, phòng ăn ca, trang bịlàm bếp, nhà tạm, phương tiện đưa đón NLĐ đi làm,…v.v Phương tiện chăm sóc sức khỏe sẽ

Trang 36

làm giảm bớt sự mệt mỏi, nâng cao tinh thần, từ đó làm tăng hiệu quả công việc Các phương tiệnnày có thể do một hay nhiều nhà thầu cung cấp.

Trang 37

CHƯƠNG 3 PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ TRÊN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG

3.1 Những vấn đề cơ bản về cháy, nổ

3.1.1 Khái niệm

Trong các điều kiện bình thường, cháy là một quá trình ôxy hóa hay là một phản ứng hóahọc giữa chất cháy (chất bị ôxy hóa như dầu, khí, than…) với chất ôxy hóa (như không khí,ôxy…) kèm theo sự tỏa nhiệt và phát quang

Tuy nhiên trong một số điều kiện nào đó khi không có ôxy, các chất như axêtilen, clorua,nitơ và các hợp chất khác, khi bị nén mạnh có thể gây nổ, khi đó vật chất sẽ bị phân tích kèmtheo sự tỏa nhiệt và ngọn lửa Do đó sự cháy có thể xuất hiện không những do phản ứng hóahọc mà còn do phản ứng phân tích

Đối với sự cháy, phản ứng hóa học không những chỉ xảy ra giữa chất cháy với ôxy, mà một

số chất có thể cháy trong môi trường không có ôxy như hiđrô và nhiều kim loại có thể cháytrong môi trường khí clo, đồng trong hơi lưu huỳnh …

Không phải tất cả các quá trình tỏa nhiệt đều diễn ra dưới hình thức cháy, ví dụ sự ôxyhóa chậm của rượu êtilíc thành anđêhít - axêtic, SO2 thành SO3 không thể liệt vào quá trìnhcháy vì không phát quang Hoặc quá trình tỏa nhiệt không phải do phản ứng hóa học ôxyhóa cũng không phải là hiện tượng cháy, ví dụ sự phát quang trong đèn nê-ông là do sựphóng điện (quá trình lý học)

Tóm lại, cháy là một phản ứng hóa học hoặc phân tích xảy ra nhanh có phát nhiệt mạnh

và phát quang.

3.1.2 Điều kiện và hình thức cháy

a Điều kiện cháy

Để cho quá trình cháy xuất hiện và

phát triển, phải có điều kiện cần và

điều kiện đủ Có thể hình dung điều

kiện phát sinh cháy như trong Hình 3.1,

trong đó, điều kiện cần là phải có: Vật

chất cháy, Oxy và mồi lửa; còn điều

kiện đủ là 3 thành phần trên phải ở một

tỉ lệ phù hợp

Mồi lửa(nguồn nhiệt)

Oxy(Ở trạng thái tự do)

Vật chất cháy

tỉ lệ phù hơp

tỉ lệ phù hơp

Hình 3 1 Sơ đồ mô tả điều kiện phát sinh cháy.

Trang 38

- Ôxy (Chấy oxy hóa):

Trong thực tế, các đám cháy cần có oxy ở trạng thái tự do trong không khí

Oxy cũng có thể thoát ra từ các chất khi nung nóng như kali pecmanganat (KMnO4), amônnitrat (NH4NO3), kali clorat (KClO3), axit nitric (HNO3)…v.v

Ví dụ: 2KCLO3 → 2KCl + 3O2

- Mồi lửa (Nguồn nhiệt - Mồi gây cháy):

Mồi lửa có thể là ngọn lửa trần, tia lửa điện, hồ quang điện, tia lửa sinh ra do ma sát vađập, những hạt than cháy đỏ,…v.v Chúng là những mồi lửa phát quang Ngoài ra còn có

những loại mồi gây cháy không phát quang hay còn gọi là mồi ẩn Mồi gây cháy ẩn có thể là

nhiệt tỏa ra do các quá trình hóa học, sinh hóa, nén đoạn nhiệt, ma sát hoặc do tiếp xúc với bềmặt nóng của thiết bị

* Điều kiện đủ

Có đầy đủ 3 tác nhân gây cháy nhưng nếu tỉ lệ của chúng không phù hợp thì cháy vẫnkhông xảy ra hoặc sẽ bị ngừng lại

Sự bắt cháy của hỗn hợp chỉ có khả năng xảy ra khi lượng nhiệt cung cấp cho hỗn hợp cháy

đủ để làm cho phản ứng cháy bắt đầu, tiếp tục và lan rộng Như vậy không phải bất kỳ mộtmồi gây cháy nào cũng có thể gây cháy Muốn gây cháy đòi hỏi mồi cháy phải có đủ nănglượng tối thiểu

Đám cháy trong ôxy nguyên chất sẽ đạt tốc độ lớn, khi nồng độ ôxy trong không khí giảm,thì tốc độ cháy cũng giảm, khi nồng độ giảm chỉ còn từ 14% ÷ 15% thì sự cháy sẽ bị ngừng

b Hình thức cháy

* Cháy hoàn toàn và cháy không hoàn toàn

Cháy hoàn toàn diễn ra khi có đủ lượng không khí, các sản phẩm tạo ra không có khả năngtiếp tục cháy Ví dụ như gỗ, giấy, xăng,…v.v sau khi cháy thì sản phẩm cháy là tro, khói, sẽkhông thể cháy tiếp được

Cháy không hoàn toàn diễn ra khi thiếu không khí Ví dụ than đá là sản phẩm của sựcháy, nhưng khi đốt thì vẫn cháy tiếp được

* Cháy có ngọn lửa và cháy không có gọn lửa

Trang 39

Tất cả các chất cháy thể lỏng, thể khí và phần lớn các chất thể rắn, khi cháy thì bốc lửa Quátrình bốc cháy và cháy thường tiếp tục dưới dạng hơi hoặc khí Khi bốc cháy không phải làchính chất đó cháy mà là các sản phẩm dưới dạng hơi hoặc khí bốc cháy trong quá trình chấtcháy bị phân tích dưới nhiệt độ cao.

Các chất cháy rắn, ví dụ như than cốc, than gỗ, mồ hóng, kim cương cháy không bốc lửa vìkhi bị đốt nóng các chất này hoặc không tạo ra hoặc tạo ra ít các sản phẩm hơi và khí, không

đủ để bốc lửa Các chất này khi bị đốt nóng không bị nóng chảy, không bị phân tích, chúng chỉ

bị ôxy hóa trên bề mặt và sau đó bị rữa ra

* Cháy thường và cháy động lý học

Cháy thường (khuếch tán) là sự cháy mà tốc độ của nó phụ thuộc vào tốc độ khuếch tán củaôxy trong vùng cháy

Cháy động lý học (nổ) là sự cháy của hỗn hợp đã được chuẩn bị trước, tốc độ của nó khôngphụ thuộc vào sự khuếch tán của ôxy trong vùng cháy mà quyết định bởi tốc độ truyền nhiệt

do tính dẫn nhiệt từ vùng cháy đến chỗ hỗn hợp cháy Tốc độ cháy (nổ) đặc trưng bởi tốc độtruyền lan trung bình của ngọn lửa, tốc độ này không vượt quá một vài mét trong một giây.Với tốc độ này ở trong thể tích kín sẽ gây nổ

3.2 Nguy cơ cháy, nổ trên công trường xây dựng và quy tắc an toàn đề phòng cháy nổ.

Trong quá trình thi công xây dựng, tùy vào đặc điểm riêng của từng công trường mà cónhiều nguy cơ gây cháy, nổ có thể phát sinh Trong chương này, các nguy cơ đó sẽ đượcphân nhóm và các giải pháp đề phòng chủ yếu được trình bày

3.2.1 Nguy cơ cháy, nổ trên công trường xây dựng

- Nguy cơ do bảo quản và sử dụng các vật liệu hoặc nguyên liệu dễ bắt lửa: Trên công trườngxây dựng, có rất nhiều các vật liệu, nhiên liệu dễ bắt lửa như giấy, gỗ, nhựa, dung môi, xănghoặc dầu,…Mỗi loại vật liệu hoặc dung môi đó đều có những phương pháp bảo quản và sửdụng riêng (có thể có hoặc không có theo các hướng dẫn của nhà sản xuất) Do vậy, khi côngtác bảo quản và sử dụng không tốt thì tùy từng lúc, từng nơi hoặc từng loại vật liệu mà cácnguy cơ về cháy, nổ rất có thể xảy ra khi có nguồn nhiệt, lửa, tia lửa điện hoặc chập điện…v.v

- Hàn điện, hàn xì oxi-axetylen mà môi trường có thể có hơi xăng, hơi dầu, bụi than hoặcbụi gỗ…xuất hiện bất ngờ từ các nguồn như can, thùng phi, téc, bể chứa hoặc các nơi khaithác và chế biến

- Dùng đèn dầu để kiểm tra hệ thống cung cấp năng lượng như xăng, dầu, khí gas…v.v

- Dùng các que bằng kim loại để cạy hoặc mở can, phi hoặc téc xăng hoặc dầu

- Vứt tàn thuốc hoặc tàn lửa bay vào nơi có nhiều vật liệu dễ cháy như giấy, gỗ vụn, xănghoặc dầu,…v.v

- Các thiết bị hoặc máy thi công khi sử dụng bị quá tải gây quá nóng và có thể gây cháy

Trang 40

- Các thiết bị như dây cu roa khi sử dụng hoặc khi nghiền nhỏ các vật rắn mà phát sinh tĩnhđiện trong môi trường có nhiều hơi xăng, dầu, hoặc bụi than, v.v

- Hệ thống điện bị chập hoặc quá tải và gây cháy

- Lán trại, nhà làm việc hoặc công trình bị sét đánh và gây cháy

3.2.2 Quy tắc an toàn đề phòng cháy nổ

Cần đảm bảo hai hệ thống là hệ thống phòng cháy và hệ thống chữa cháy hoạt động hiệu quả

- Đối với hệ thống phòng cháy, cần nghiên cứu cho các công trường cụ thể, bao gồmcác vấn đề về tổ chức cũng như bảo quản và sử dụng các nguyên liệu, nhiên liệu hoặcvật liệu dễ cháy, nổ trên công trường

- Đối với hệ thống chữa cháy, cũng cần nghiên cứu đối với mỗi công trường cụ thểsao cho nhanh chóng dập tắt đám cháy, bảo vệ được con người, tài sản và công trình

a) Về tổ chức công trường

* Kế hoạch phòng chống cháy, nổ

Kế hoạch về phòng chống cháy, nổ là rất cần thiết đối với một công trường xây dựng Dựavào các điều kiện riêng của công trình trong từng giai đoạn thi công mà đơn vị lập kếhoạch có: cách sử dụng và bảo quản các vật liệu dễ cháy, nổ; thiết kế đường ra, vào côngtrường cũng như đường thoát người khi có cháy; lập ra hệ thống cảnh báo khi có cháy; chỉ ra

hệ thống phương tiện và trang thiết bị chữa cháy; thành lập đội chữa cháy nghĩa vụ; thiết lậpcác đường dây nóng tới các đơn vị chữa cháy chuyên nghiệp; yêu cầu về trang thiết bị phòng

hộ cá nhân; lên kế hoạch huấn luyện, tuyên truyền về công tác phòng, chữa cháy trên côngtrường; và thiết kế các chương trình tập luyện giả định khi có cháy

* Đường ra, vào, nơi đỗ xe và đường thoát người

Trên công trường xây dựng, đường ra, vào và nơi đỗ xe cũng như đường thoát người khi

có cháy được thiết kế cùng với tổng mặt bằng thi công Lối thoát người nên có biển hoặc các

ký hiệu chỉ dẫn rõ ràng đảm bảo cho mọi người trên công trường hiểu việc họ phải làm khi

có cháy là phải nhanh chóng thoát ra khỏi khu vực cháy Khi có cháy, nếu có thể, phải đảmbảo ít nhất có 2 hướng thoát ra ngoài khác nhau với khoảng cách tới chỗ thoát ra là ngắn nhất.Lối thoát này không bao giờ bị khóa khi có người làm việc

Các đèn báo cháy phải đặt dọc theo các hành lang hoặc đường thoát người và có độ sáng cao

để người người làm việc có thể nhận ra (không bị lẫn với ánh lửa) và đi theo chúng để thoát rangoài Cầu thang nên sử dụng vật liệu khó cháy như bằng thép có bọc nhựa cứng chống cháy.Trong trường hợp có cháy, sau khi người đã thoát ra, phải đếm lại xem đã đủ số quân sốchưa để khẳng định xem còn ai chưa thoát ra ngòai hay không

* Biện pháp hạn chế đám cháy lan rộng

Biện pháp này chủ yếu là thuộc về thiết kế quy hoạch, kiến trúc, kết cấu trong xây dựng:phân vùng xây dựng, bố trí phân nhóm nhà cửa, công trình đúng đắn theo mức nguy hiểm

Ngày đăng: 01/10/2016, 17:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w