1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

HE THONG CAC BAI TAP TV LOP 4 5

97 1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 771,5 KB

Nội dung

Tiếng là đơn vị âm thanh nhỏ nhất để tạo thành từ, tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa 1. Tiếng gồm 3 bộ phận : phụ âm đầu vần thanh. Tiếng nào cũng có vần và thanh. Có tiếng không có phụ âm đầu. Tiếng Việt có 6 thanh: thanh ngang (còn gọi là thanh không), thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng. 22 phụ âm : b, c (k,q), ch, d, đ, g (gh), h, kh, l, m, n, nh, ng (ngh), p, ph, r, s, t, tr, th, v, x. 11 nguyên âm đơn: i, e, ê, ư, u, o, ô, ơ, a, ă, â. 8 nguyên âm đôi: ia, ya, iê, yê, ua, uô, ươ, ưa 2.Vần gồm có 3 phần : âm đệm âm chính âm cuối. Bộ phận không thể thiếu để tạo vần là âm chính, có những vần không có âm đệm và âm cuối. Âm đệm: Âm đệm được ghi bằng con chữ u và o. + Ghi bằng con chữ o khi đứng trước các nguyên âm: a, ă, e. + Ghi bằng con chữ u khi đứng trước các nguyên âm y, ê, ơ, â. Âm đệm không xuất hiện sau các phụ âm b, m, v, ph, n, r, g. Trừ các trường hợp: + sau ph, b: thùng phuy, voan, ô tô buýt (là từ nước ngoài) + sau n: thê noa, noãn sào (2 từ Hán Việt) + sau r: roàn roạt.(1 từ)

Trang 1

HỆ THỐNG CÁC BÀI ÔN TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 4- 5

PHẦN I: TIẾNG – CẤU TẠO CỦA TIẾNG (LỚP 4)

* Ghi nhớ:

- Tiếng là đơn vị âm thanh nhỏ nhất để tạo thành từ, tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa

1 Tiếng gồm 3 bộ phận : phụ âm đầu- vần - thanh.

- Tiếng nào cũng có vần và thanh Có tiếng không có phụ âm đầu

- Tiếng Việt có 6 thanh: thanh ngang (còn gọi là thanh không), thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng

- 22 phụ âm : b, c (k,q), ch, d, đ, g (gh), h, kh, l, m, n, nh, ng (ngh), p, ph, r, s, t, tr,

th, v, x.

- 11 nguyên âm đơn: i, e, ê, ư, u, o, ô, ơ, a, ă, â.

- 8 nguyên âm đôi: ia, ya, iê, yê, ua, uô, ươ, ưa

2.Vần gồm có 3 phần : âm đệm - âm chính - âm cuối.

Bộ phận không thể thiếu để tạo vần là âm chính, có những vần không có âm đệm và

âm cuối

* Âm đệm:

- Âm đệm được ghi bằng con chữ u và o.

+ Ghi bằng con chữ o khi đứng trước các nguyên âm: a, ă, e.

+ Ghi bằng con chữ u khi đứng trước các nguyên âm y, ê, ơ, â.

- Âm đệm không xuất hiện sau các phụ âm b, m, v, ph, n, r, g Trừ các trường hợp:

+ sau ph, b: thùng phuy, voan, ô tô buýt (là từ nước ngoài)

+ sau n: thê noa, noãn sào (2 từ Hán Việt)

+ sau r: roàn roạt.(1 từ)

+ sau g: goá (1 từ)

* Âm chính:

Trong Tiếng Việt, nguyên âm nào cũng có thể làm âm chính của vần

Ghi bằng ia khi phía trước không có âm đệm và phía sau không có âm cuối (VD:

mía, tia, kia, )

Ghi bằng yê khi phía trước có âm đệm hoặc không có âm nào, phía sau có âm cuối

Ghi bằng ươ khi sau nó có âm cuối ( VD: mượn, )

Ghi bằng ưa khi phía sau nó không có âm cuối (VD: mưa, )

+ uô:

Ghi bằng uô khi sau nó có âm cuối (VD: muốn, )

Ghi bằng ua khi sau nó không có âm cuối (VD: mua, )

* Âm cuối:

- Các phụ âm cuối vần : p, t, c (ch), m, n, ng (nh)

Trang 2

- 2 bán âm cuối vần : i (y), u (o)

Bài 1: Dùng dấu gạch chéo để tách các tiếng trong đoạn văn sau:

a) Giữa vườn lá xum xuê , xanh mướt còn ướt đẫm sương đêm, có một bông hoa rập rờn trước gió Màu hoa đỏ thắm, cánh hoa mịn màng, khum khum úp sát vµo nhau như còn chưa muốn nở hết Đoá hoa toả hương thơm ngát

b) Mùa xuân đã đến Những buổi chiều hửng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi đằng xa bay tới, lượn vòng trên những bến đò, đuổi nhau xập xè quanh những mái nhà cao thấp Những ngày mưa phùn, người ta thấy trên những bãi soi dài nổi lên ở giữa sông, những con giang , con sếu cao gần bằng người, theo nhau lững thững bước thấp thoáng trong bụi mưa trắng xoá

Bài 2 Phân tích cấu tạo các tiếng trong câu sau

Chúng ta cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng

Việt

Bài 3 Phân tích cấu tạo vần trong các tiếng

Mùa xuân, tiết trời, đêm khuya, hoa lá

Bài 3: Tìm 5 tiếng chỉ có vần và thanh: ………

Bài 4: Tìm 3 tiếng có phần vần đủ 3 bộ phận; 3 vần có 2 bộ phận, 3 vần có một âm chính

………

………

Bài 5: : Dòng nào dưới đây chỉ có những tiếng chứa nguyên âm đôi?

A than, trước, sau, chuyên, mía

B đường, bạn, riêng, biển, mùa

C chuyên, cuộc, kiến, nhiều, khuya

D biển, quen, ngược, xuôi

PHẦN II: CẤU TẠO TỪ (LỚP 4) Ghi nhớ :

Trang 3

*Cấu tạo từ: Từ phức Từ láy

Từ đơn Từ ghép T.G.P.L Láy âm đầu

T.G.T.H Láy vần

Láy âm và vần

Láy khuyết phụ âm đầu

Bài 1: Dùng dấu gạch chéo để tách các từ trong đoạn văn sau:

a) Giữa vườn lá xum xuê , xanh mướt còn ướt đẫm sương đêm, có một bông hoa rập rờn trước gió Màu hoa đỏ thắm, cánh hoa mịn màng, khum khum úp sát vµo nhau như còn chưa muốn nở hết Đoá hoa toả hương thơm ngát

b) Mùa xuân đã đến Những buổi chiều hửng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi đằng xa bay tới, lượn vòng trên những bến đò, đuổi nhau xập xè quanh những mái nhà cao thấp Những ngày mưa phùn, người ta thấy trên những bãi soi dài nổi lên ở giữa sông, những con giang , con sếu cao gần bằng người, theo nhau lững thững bước thấp thoáng trong bụi mưa trắng xoá

c) Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổii, nó kết thành một làn sóng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước

d) Ong xanh đảo quanh một lượt, thăm dò, rồi nhanh nhẹn xông vào của tổ dùng răng và chân bới đất Những hạt đất vụn do dế đùn lên bị hất ra ngoài Ong ngoạm, rứt, lôi ra một túm lá tươi Thế là cửa đã mở

e) Bọ ngựa đẻ xong, người thanh mảnh trở lại Nó quanh quẩn bên cái trứng vài hôm Cái trứng từ màu trắng chuyển sang màu xanh nhạt, rồi vàng sẫm, rồi nâu bóng, chắc nịch Có lẽ tin rằng đã có thể yên tâm về lứa con sắp ra đời của mình, bọ ngựa mẹ bỏ đi Tôi giận nó từ đấy, và thật là bất công, tôi có ít nhiều ác cảm với cái trứng bọ ngựa

Bài 2: Tìm các từ đơn và từ phức (từ ghép , từ láy) trong các câu văn sau: (dùng dấu gạch chéo để tách từ)

a)Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý Nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ

b) Mùa xuân mong ước đã đến Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức bốc lên

c) Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới, Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót

Bài 3 : Điền các tiếng thích hợp vào chỗ trống để có :

a) Các từ ghép : b) Các từ láy :

- mềm - mềm

Trang 4

- xinh - xinh

- khoẻ - khoẻ

- mong - mong

- nhớ - nhớ

- buồn … - buồn

Bài 4 : Điền cỏc tiếng thớch hợp vào chỗ trống để cú : a) T.G.T.H b) T.G.P.L c) Từ lỏy - nhỏ - nhỏ …… ………… - nhỏ

- lạnh - lạnh - lạnh

- vui … - vui - vui

- xanh - xanh - xanh

Bài 5 : Hóy xếp cỏc từ sau vào 3 nhúm : T.G.P.L ; T.G.T.H ; Từ lỏy : Thật thà, bạn bố, bạn đường, chăm chỉ, gắn bú, ngoan ngoón, giỳp đỡ, khú khăn, học hỏi, thành thật, bao bọc, quanh co, nhỏ nhẹ, inh ỏi, bạn học, bạn hữu, bạn đời, anh em, anh cả, em ỳt , chị dõu, anh rể, anh chị, ruột thịt,hoà thuận , thương yờu ………

………

………

………

………

………

Bài 6 : Cho những kết hợp sau : Vui mừng, nụ hoa, đi đứng, cong queo, vui lũng, san sẻ, giỳp việc, chợ bỳa, ồn ào, uống nước, xe đạp, thằn lằn, tia lửa, nước uống, học hành, ăn ở, tươi cười, đạp xe, bánh trái, bánh rán, rán bánh Hóy xếp cỏc kết hợp trờn vào từng nhúm : Từ ghộp cú nghĩa tổng hợp, từ ghộp cú nghĩa phõn loại, từ lỏy, kết hợp 2 từ đơn. ………

………

………

………

Trang 5

………

………

………

Bài 7: gạch 1 dưới từ ghép, 2 gạch từ láy trong các đoạn văn sau: a) Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh Hoàng Liên Sơn Những đám mây trắng sà xuống cửa kính ô tô tạo nên một cảm giác bồng bềnh huyền ảo Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, nhữn rừng cây âm âm, những bông hoa chuối đỏ rực lên như ngọn lửa b) Giữa vườn lá xum xuê , xanh mướt còn ướt đẫm sương đêm, có một bông hoa rập rờn trước gió Màu hoa đỏ thắm, cánh hoa mịn màng, khum khum úp sát vµo nhau như còn chưa muốn nở hết Đoá hoa toả hương thơm ngát c) Mùa xuân đã đến Những buổi chiều hửng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi đằng xa bay tới, lượn vòng trên những bến đò, đuổi nhau xập xè quanh những mái nhà cao thấp Những ngày mưa phùn, người ta thấy trên những bãi soi dài nổi lên ở giữa sông, những con giang , con sếu cao gần bằng người, theo nhau lững thững bước thấp thoáng trong bụi mưa trắng xoá

Bµi 8: Ph©n biÖt tõ l¸y, tõ ghÐp trong các từ sau: Êm ¸p, Êm nång, Èm ít; èm yÕu; yªó ít ; ít ¸t, ång éc; thÝch thó; non níc, không khí, không gian, sáng sớm, inh ỏi, nhân dân, đánh đập, tốt tươi, tươi tắn, mộc mạc, mặt mũi, mong ngóng, cũ kĩ, bình minh, bạn bè, đất đai, chùa chiền, cong queo, cần cù, mồm miệng

Từ ghép Từ láy

Trang 6

B i 9à Ph©n biÖt tõ ghÐp, tõ l¸y trong c¸c tõ sau:

linh tÝnh, cÇn mÉn, tham lam, bao biÖn, b¶o bèi, c¨n c¬, hoan hØ, hµo hoa, hµo høng, ban

bè, bu«n b¸n, hèt ho¶ng, nhá nhÑ, c©y cèi, m¸y mãc, tuæi t¸c, gËy géc, mïa mµng, chim chãc, thÞt th , ãc ¸ch, inh ái, ªm ¸i, èm o, Êm øc, o Ðp, im ¾ng, Õ Èm, ch©m chäc, chËm ch¹p,à

mª mÈn, mong ngãng, nhá nhÑ, mong mái, ph¬ng híng, v¬ng vÊn, t¬i tươi, cổ kính

B i 10 à : Cho c¸c tõ sau: m¶i miÕt, xa x«i, xa l¹, ph¼ng lÆng, ph¼ng phiu, mong ngãng, mong mái, m¬ mµng, m¬ méng. XÕp c¸c tõ trªn thµnh hai nhãm: Tõ ghÐp vµ tõ l¸y Cho biÕt tªn gäi cña kiÓu tõ ghÐp vµ kiÓu tõ l¸y ë mçi nhãm trªn ………

………

………

………

………

………

………

Bài 11: Gạch bỏ từ không thuộc nhóm cấu tạo với các từ còn lại

a) nắng nôi, nóng nảy, nứt nẻ, nồng nàn, nơm nớp

b) đi đứng, mặt mũi, tóc tai, đứng đắn, rổ rá

c) Lạnh lẽo, lạnh lùng, lành lạnh, lạnh tanh, lành lặn

d) Lạnh toát, lạnh giá, lạnh nhạt, lạnh lẽo

Trang 7

e) Ngay thẳng, ngay ngắn, ngay thật, chân thật

f) Thật lòng, thật thà, thành thật, chân thật

Bài 12 : Dòng nào sau đây chỉ toàn từ láy?

A không khí, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc.

B Rậm rạp, rơm rạ, nồng nàn, no nê, hăng hắc

C Rậm rạp lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc

Bài 13: Dòng nào gồm các từ láy:

A Đông đảo, đông đúc, đông đông, đông đủ, đen đen, đen đủi, đen đúa

B Chuyên chính, chân chất, chân chính, chăm chỉ, chậm chạp

C Nhẹ nhàng, nho nhỏ, nhớ nhung, nhàn nhạt, nhạt nhẽo, nhấp nhổm, nhưng nhức

D Hao hao, hốt hoảng, hây hây, hớt hải, hội họp, hiu hiu, học hành

Bài 14 :Trong các nhóm từ sau đây , nhóm nào là tập hợp các từ láy:

A xa xôi, mải miết, mong mỏi, mơ mộng

B xa xôi, mải miết, mong mỏi , mơ màng

C xa xôi , mong ngóng , mong mỏi, mơ mộng

D xa xôi, xa lạ, mải miết , mong mỏi

Bài 15: Dòng nào dưới đây gồm những từ ghép đúng?

A thiên hạ, thiên nhiên, thiên phú, thiêng liêng

B thiên hạ, thiên nhiên, thiên thời, thiên tai

C thiên hạ, thiên đình, thiên tai, thiên cảm

D thiên nhiên, thiên học, thiên tài, thiên văn

Bài 16 : Dòng nào nêu đúng các từ láy

a Lầm lũi, cồn cào, ngượng ngùng, tiều tụy, từ từ,ngọt ngào

b Lầm lũi, cồn cào, trống rỗng, ngượng ngùng, tiều tụy

c Lầm lũi, cồn cào, ngượng ngùng, từ từ, dịu dần

PHẦN III: TỪ LOẠI ( LỚP 4 gồm: Danh từ; Động từ; Tính từ - LỚP 5 thêm: Đại từ; Quan hệ từ)

Ghi nhớ: Từ loại gồm: Danh từ- Động từ -Tình từ - Đại từ - Quan hệ từ

* Lưu ý: Cách phân biệt các DT, ĐT,TT dễ lẫn lộn :

Để phân biệt các DT, ĐT,TT dễ lẫn lộn, ta thường dùng các phép liên kết ( kết hợp ) với các phụ từ

*Danh từ :

- Có khả năng kết hợp với các từ chỉ số lượng như : mọi, một, hai, ba, những, các, ở phía trước ( VD: những tình cảm, những khái niệm, những lúc, những nỗi đau, )

- DT kết hợp được với các từ chỉ định : này, kia, ấy, nọ ,đó, ở phía sau ( VD: hôm ấy,

trận đấu này, tư tưởng đó, )

Trang 8

- DT có khả năng tạo câu hỏi với từ nghi vấn “ nào” đi sau ( lợi ích nào ? chỗ nào? khi

nào? )

- Các ĐT và TT đi kèm : sự, cuộc, nỗi, niềm, cái, ở phía trước thì tạo thành một DT mới ( sự hi sinh, cuộc đấu tranh, nỗi nhớ, niềm vui, )

- Chức năng ngữ pháp thay đổi cũng dẫn đến sự thay đổi về thể loại: V.D: Sạch sẽ là mẹ sức khoẻ ( sạch sẽ (TT) đó trở thành DT ) * Động từ : - Có khả năng kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh : hãy , đừng , chớ, ở phía trước ( hay nhớ, có thể tạo câu hỏi bằng cách đặt sau chúng từ bao giờ hoặc bao lâu (TT không có khả năng này ) (đến bao giờ? chờ bao lâu? )

*Tính từ : - Có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ như : rất , hơi, lắm, quá, cực kì, vô cùng, (rất tốt, đẹp lắm, )

* Lưu ý : Cỏc ĐT chỉ cảm xúc ( trạng thái ) như : yêu, ghét, xúc động, cũng kết hợp được với các từ :rất, hơi, lắm, Vì vậy,khi còn băn khoăn một từ nào đó là ĐT hay TT thì nên cho thử kết hợp với hãy, đừng , chớ, Nếu kết hợp được thì đó là ĐT. I- Danh từ * Khái niệm, đặc điểm của danh từ; - Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị) - Danh từ gồm hai tiểu loại: Danh từ riêng và Danh từ chung Danh từ chung gồm danh từ chỉ người, sự vật, hiện tượng (mưa, nắng, gió), khái niệm (cuộc sống, đạo đức), đơn vị (cái, con, tấm, hòn, ).

Bài 1 : Cho các từ sau: Bác sĩ, nhân dân, hi vọng, thước kẻ, sấm, văn học, cái, thợ mỏ, mơ ước, xe máy, sóng thần, , chiếc, bàn ghế, gió mùa, xã, huyện, phấn khởi, tự hào, mong muốn, truyền thống, hoà bình, nhanh nhẹn, cuộc đời, cây cối, nhớ, nỗi nhớ, hi sinh, sự hi sinh, tự hào, niềm tự hào, nơi, bầu trời, không khí, đạo đức,

a) Gạch chân những từ là danh từ : b)Xếp các DT tìm được vào các nhóm : DT chỉ người, DT chỉ vật, DT chỉ hiện tượng, DT chỉ khái niệm, DT chỉ đơn ………

………

………

………

………

………

Trang 9

Bài 2: Gạch chân dưới những danh từ trong các đoạn văn dưới đây: a) Giữa vườn lá xum xuê , xanh mướt còn ướt đẫm sương đêm, có một bông hoa rập rờn trước gió Màu hoa đỏ thắm, cánh hoa mịn màng, khum khum úp sát vµo nhau như còn chưa muốn nở hết Đoá hoa toả hương thơm ngát b) Mùa xuân đã đến Những buổi chiều hửng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi đằng xa bay tới, lượn vòng trên những bến đò, đuổi nhau xập xè quanh những mái nhà cao thấp Những ngày mưa phùn, người ta thấy trên những bãi soi dài nổi lên ở giữa sông, những con giang , con sếu cao gần bằng người, theo nhau lững thững bước thấp thoáng trong bụi mưa trắng xoá

c) Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nỗi, nó kết thành một làn sóng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước d) Ong xanh đảo quanh một lượt, thăm dò, rồi nhanh nhẹn xông vào của tổ dùng răng và chân bới đất Những hạt đất vụn do dế đùn lên bị hất ra ngoài Ong ngoạm, rứt, lôi ra một túm lá tươi Thế là cửa đã mở e) Bọ ngựa đẻ xong, người thanh mảnh trở lại Nó quanh quẩn bên cái trứng vài hôm Cái trứng từ màu trắng chuyển sang màu xanh nhạt, rồi vàng sẫm, rồi nâu bóng, chắc nịch Có lẽ tin rằng đã có thể yên tâm về lứa con sắp ra đời của mình, bọ ngựa mẹ bỏ đi Tôi giận nó từ đấy, và thật là bất công, tôi có ít nhiều ác cảm với cái trứng bọ ngựa Bài 3: Tìm các danh từ và phân thành 2 nhóm rồi điền vào bảng sau: a) Núi / Sam/ thuộc / làng / Vĩnh Tế./ Làng/ có/ miếu/ Bà Chúa Xứ,/ có/ lăng/ Thoại Ngọc Hầu/ – người/ đã /đào/ con/ kênh/ Vĩnh Tế b) Sông Rừng tức Bạch Đằng Giang là một khúc sông rất rộng sách xưa đều ghi là sông Vân Cừ Núi non hai bờ cao vút, nước suối giao lưu, sóng tung trắng xoá, cây cối lấp bờ, là một nơi hiểm yếu Trên đất nước ta , dòng sông nù là một trong những dòng sông đầy thử thách và lắm chiến công hơn cả Danh tõ chung ………

………

………

………

………

………

Danh tõ riªng ………

Trang 10

Bài 4: Viết 5 tờn riờng nước ngoài

Bài 5:Trong cỏc từ đồng õm (phỏt õm giống nhau) ở từng cõu dưới đõy, từ nào là danh từ ? a/ Chỳng ta ngồi vào bàn để bàn cụng việc.

b/ Bà ta đang la con la.

c/ Ruồi đậu mõm xụi đậu Kiến bũ đĩa thịt bũ.

d/ Ánh nắng chiếu qua cửa sổ, lờn cả mặt chiếu.

đ/ Cậu bộ suy nghĩ rồi núi ra những suy nghĩ chớn chắn của mỡnh.

e/ Nam mơ ước trở thành một nhà khoa học và nay mơ ước ấy đó trở thành hiện thực g/ Tính thật thà của chị Loan khiến ai cũng mến.

h/ Chị Loan ăn nói thật thà dễ nghe.

i/ Thật thà là phẩm chất đẹp đẽ của chị Loan.

k/ Chị Loan rất thật thà.

B i 6: à Gạch chõn dưới cỏc danh từ trong đoạn văn sau:

Xe chỳng tụi leo chờnh vờnh trờn dốc cao của con đường xuyờn tỉnh Hoàng Liờn sơn Những đỏm mõy trắng nhỏ sà xuống cửa kớnh ụ tụ tạo nờn một cảm giỏc bồng bềnh huyền

ảo Chỳng tụi đang đi bờn những thỏc trắng xoỏ tựa mõy trời, những rừng cõy õm õm, những bụng hoa chuối đỏ rực lờn như ngọn lửa

II Động từ

* Khỏi niệm, đặc điểm của động từ

- Động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thỏi của sự vật.

Trang 11

Bài 7: Gạch chân dưới những từ là động từ trong các từ sau:

hi vọng, kỉ niệm, cái, thợ mỏ, mơ ước, cuồn cuộn , phấn khởi, tự hào, mong muốn, truyền thống, nhanh nhẹn, cuộc sống, bay nhảy, đứng, nhớ, nỗi nhớ, hi sinh, sự hi sinh, tự hào, niềm tự hào, róc rách, lấp ló, mọc, chui, chạy nhảy, ca hát, suy nghĩ, buồn, lo lắng, học tập, lơ lửng,

Bài 8: Gạch chân dưới những động từ trong các đoạn văn sau:

a) Ong xanh đảo quanh một lượt, thăm dò, rồi nhanh nhẹn xông vào của tổ dùng răng và chân bới đất Những hạt đất vụn do dế đùn lên bị hất ra ngoài Ong ngoạm, rứt, lôi ra một túm lá tươi Thế là cửa đã mở

b) Bọ ngựa đẻ xong, người thanh mảnh trở lại Nó quanh quẩn bên cái trứng vài hôm Cái trứng từ màu trắng chuyển sang màu xanh nhạt, rồi vàng sẫm, rồi nâu bóng, chắc nịch Có lẽ tin rằng đã có thể yên tâm về lứa con sắp ra đời của mình, bọ ngựa mẹ bỏ đi Tôi giận nó từ đấy, và thật là bất công, tôi có ít nhiều ác cảm với cái trứng bọ ngựa

c) Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta

Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước

Bài 9: Trong các từ đồng âm (phát âm giống nhau) ở từng câu dưới đây, từ nào là động

từ ?

a/ Chúng ta ngồi vào bàn để bàn công việc.

b/ Bà ta đang la con la.

c/ Ruồi đậu mâm xôi đậu Kiến bò đĩa thịt bò.

d/ Ánh nắng chiếu qua cửa sổ, lên cả mặt chiếu.

đ/ Cậu bé suy nghĩ rồi nói ra những suy nghĩ chín chắn của mình.

e/ Nam mơ ước trở thành một nhà khoa học và nay mơ ước ấy đã trở thành hiện thực.

g) Cô bé tiếp tục ca hát và đu Lan giật đu đứng lại và hất em mình sang bên h) Đa- vít hành động rất khẩn trương Hành động của Đa – vít thật dũng cảm Bài 10 : Các từ gạch chân trong từng câu dưới đây bổ sung ý nghĩa gì cho ĐT đứng trước

Trang 12

a) Tuy rét vẫn kéo dài nhưng mùa xuân đã đến.

b) Những cành cây đang trổ lá, lại sắp buông toả những tán hoa.

Bài 11: Gạch dưới các động từ trong đoạn văn sau:

Cô Mùa Xuân xinh tươi đang lướt nhẹ trên cánh động Đó là một cô gái dịu dàng, tươi tắn, ăn mặc giống y như cô Tấm trong đêm hội thử hài thuở nào, Cô mặc yếm thắm, một bộ

áo mớ ba màu hoàng yến, chiếc quần màu nhiễu điều, thắt lưng màu hoa hiên Tay cô ngoắc một chiếc lẵng đầy màu sắc rực rỡ Cô lướt đi trên cánh đồng, người nhẹ bỗng, nghiêng nghiêng về phía trước

Bài 12: Dòng nào chỉ gồm các động từ.

a Niềm vui, tình yêu, tình thương, niềm tâm sự

b Vui tươi, đáng yêu, đáng thương, sự thân thương

c Vui tươi, niềm vui, đáng yêu, tâm sự

d Vui chơi, yêu thương, thương yêu, tâm sự

- TT chỉ tính chất chung không có mức độ ( xanh, tím, sâu, vắng, )

- TT chỉ tính chất có xác định mức độ ( mức độ cao nhất ) (xanh lơ, tím ngắt, sâu

hoắm, vắng tanh, )

* Có 3 cách thể hiện mức độ của tính từ:

(1)Tạo ra các từ ghép, từ láy (2)Thêm các từ rất, quá, lắm, (3) Tạo ra phép so sánh

Bài 12: Gạch chân dưới những từ là tính từ trong các từ sau:

Xanh ngắt, nhỏ, đồ vật, mơ ước, lạnh ngắt , nhấp nhô, mong muốn, xấu, lành, rách, cái đẹp, đẹp, nhân loại, âu yếm, mênh mông, hi sinh, xinh tươi, nhẹ bỗng, róc rách, lấp ló, dài, méo, rực rỡ, đục ngầu, mạnh mẽ, to lớn, chắc nịch, ngọ ngậy, buồn tẻ, tươi tắn, màu sắc, đánh đập, lướt, nhanh, hoa màu,

Bài 13: Gạch chân dưới những tính từ trong các đoạn văn sau::

a) Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta

Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một

Trang 13

làn súng mạnh mẽ, to lớn, nú lướt qua mọi sự nguy hiểm, khú khăn, nú nhấn chỡm tất cả lũ bỏn nước và lũ cướp nước

b) Trong những năm đi đánh giặc, nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vờn thỉnh thoảng lại cháy lên trong lòng anh Đó là những buổi tra Trờng Sơn vắng lặng, bỗng vang lên một tiếng

gà gáy, những buổi hành quân bất chợt gặp một đàn bò rừng nhởn nha gặm cỏ Những lúc ấy, lòng anh lại cồn cào xao xuyến

c) Những buổi bỡnh minh, mặt trời cũn bẽn lẽn nỳp sau sờn nỳi, phong cảnh nhuộm những màu sắc đẹp lạ lựng.Hũn nỳi từ màu xỏm xịt đổi ra màu tớm sẫm; từ màu tớm sẫm đổi ra màu hồng; rồi từ màu hồng lần lần đổi ra màu vàng nhạt Cho đến lỳc mặt trời chễm chệ ngự trị trờn chũm mõy, ngọn nỳi mới trở lại màu xanh biếc thường ngày của nú

d) Cụ bắt đầu tiết học văn bằng một chất giọng ấm ỏp Chỳng em chăm chỳ lắng nghe Cụ say sưa giảng bài, từng lời dạy của cụ như rút vào tay chỳng em dịu ngọt Cụ trỡu mến nhỡn chỳng em và đặt những cõu hỏi xung quanh bài giảng Chỳng em hăng hỏi giơ tay phỏt biểu xõy dựng bài, tiếp thu thật tốt Cả lớp im phăng phắc, tuyệt đối giữ trật tự Bài giảng của cụ thật thu hỳt Trong bài giảng ấy cú cả những cỏnh buồm, cả bầu trời ngỏt xanh tuyệt đẹp Cụ

đó đưa chỳng em vào bài học đầy ắp những ước mơ

e) Xe chỳng tụi leo chờnh vờnh trờn dốc cao của con đường xuyờn tỉnh Hoàng Liờn sơn Những đỏm mõy trắng nhỏ sà xuống cửa kớnh ụ tụ tạo nờn một cảm giỏc bồng bềnh huyền

ảo Chỳng tụi đang đi bờn những thỏc trắng xoỏ tựa mõy trời, những rừng cõy õm õm, những bụng hoa chuối đỏ rực lờn như ngọn lửa

Bài 14: Từ in đậm nào là tớnh từ:

g/ Tính thật thà của chị Loan khiến ai cũng mến e/ Bạn Lan rất chăm chỉ.

h/ Chị Loan ăn nói thật thà dễ nghe g/ Tớnh chăm chỉ của Lan khiến ai cũng quý

i/ Thật thà là phẩm chất đẹp đẽ của chị Loan h/ Chăm chỉ là một đức tớnh tốt.

k/ Chị Loan rất thật thà Bài 15: Gạch dưới từ khụng phải là tớnh từ trong mỗi dóy từ sau: a) tốt, xấu, hiền, khen, thụng minh, thẳng thắn b) đỏ tươi, xanh thắm, vàng úng, trắng muốt, hiểu biết, tớm biếc c) trũn xoe, mộo mú, lo lắng, dài ngoẵng, nặng trịch, nhẹ tờnh Bài 16: Tỡm tớnh từ thớch hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành cỏc cõu sau: a) Mẹ em núi năng rất

b) Bạn Hà xứng đỏng là con trũ

c) Trờn đường phố, người và xe cộ đi lại

d) Hai bờn bờ sụng, cỏ cõy và những làng , nỳi hiện ra rất

Trang 14

Bài 17: Từ nào không phải là tính từ trong mỗi dãy sau:

a) Thơm thơm, cay cay, đung đưa, ngoan, giỏi, xuất sắc

b) phăng phắc, nóng bức, bừa bộn, bụi bặm, xa, gập ghềnh

c) Thơm thơm, cay cay, ngân nga, ngoan, giỏi, xuất sắc

d) phăng phắc, nóng bức, bừa bộn, bóng bay, xa, gập ghềnh

Bài 18: Viết vào mỗi ô trống ít nhất 2 ví dụ về cách thể hiện mức độ khác nhau của mỗi đặc điểm cho trước (đẹp, xanh)

Cách thể hiện

mức độ

(1)Tạo ra các từ

ghép, từ láy

.

(2)Thêm các từ rất, quá, lắm,

(3) Tạo ra phép so sánh

Bài 1 9 :Xác định danh từ, động từ, tính của những từ sau : Sách vở, kiên nhẫn, kỉ niệm, yêu mến, tâm sự,lo lắng, xúc động, nhớ, thương, lễ phép, buồn , vui, thân thương, sự nghi ngờ, suy nghĩ, cái đẹp, cuộc vui, cơn giận dữ, trìu mến, nỗi buồn Niềm vui, vui tươi, vui chơi, tình thương, yêu thương, đáng yêu - DT :

- ĐT :

- TT :

Trang 15

Bài 20 :Xác định từ loại của những từ sau (DT – ĐT – TT)

a Những cơn gió sớm đẫm mùi hồi, từ các đồi trọc Lộc Bình xôn xao xuống, tràn vào cánh đồng Thất Khê, lùa lên những hang đá Văn Lãng trên biên giới, ào xuống Cao Lộc, Chi Lăng

b Gió tây lướt thướt bay, qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương

thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San

c Mưa rả rích đêm ngày Mưa tối tăm mặt mũi Mưa thối đất thối cát Trận này chưa qua, trận khác đã tới, ráo riết hung tợn Tưởng như biển có bao nhiêu nước, trời hút lên, đổ hết xuống đất liền

d Diệu kì thay, trong một ngày.Cửa tùng có ba sắc màu nước biển.Bình minh, mặt trời

như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt.Trưa, nước biển xanh lơ và chiều tà thì biển đổi màu xanh lục

e Chúng tôi khởi hành ào khoảng một giờ Lúc đó cái nắng cũng đang tột độ gay gắt Trên cao, mặt trời không còn để một ai nhìn lên, cái vần lửa đỏ rực của nó đổ xuống mắt người ta

cơ man những bó kim sáng chói Không những thế, nếu người ta ngước mắt lên còn phải chịu một sức cản trở ghê gớm nữa là không trung.Không trung bao la Không trung chót vót Nắng nén lại thành những tảng vàng dày, bốc khói cuồn cuộn, chỉ chờ người ta chớp mắt một cái là sập xuống

Bài 21: Xác định DT- ĐT – TT trong các từ in đậm sau:

a) Mùa đông, mẹ em thường nấu món thịt đông.

b) Con dao này rất sắc Mẹ em sắc thuốc cho bà uống Hoa hồng có màu sắc đẹp c) Mẹ con bác Tâm ngắt hoa sen rồi bó thành từng bó.

d) Em lặng lẽ bước từng bước trên con đường vắng vẻ

Trang 16

Bài 22: Thêm tiếng vào mỗi động từ hoặc tính từ sau để tạo thành danh từ:

M: đẹp cái đẹp nhớ vui buồn sống chết phát triển mơ ước xấu xa

IV: Đại từ - Đại từ xưng hô

* Ghi nhớ : Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế DT, ĐT, TT (hoặc cụm DT, cụm

ĐT, cụm TT ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy

* Đại từ dùng để xưng hô (đại từ xưng hô, đại từ xưng hô điển hình ) : Là từ được

người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp

Đại từ xưng hô thể hiện ở 3 ngôi :

- Đại từ chỉ ngôi thứ nhất ( chỉ người nói ) : tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta,

- Đại từ chỉ ngôi thứ hai ( chỉ người nghe ) : mày, cậu, các cậu, chúng mày

- Đại từ chỉ ngôi thứ ba ( người được 2 người ở ngôi thứ nhất và thứ 2 nói tới) : họ, nó,

hắn, bọn họ, chúng nó

* Đại từ dùng để hỏi : ai ? gì? nào? bao nhiêu ?

* Đại từ dùng để thay thế từ ngữ đã dùng cho khỏi lặp : vậy, thế

Lưu ý : Đại từ có khả năng thay thế cho từ loại nào thì có thể giữ những chức vụ giống

như từ loại ấy Cụ thể :

- Các đại từ xưng hô có khả năng thay thế DT do đó chúng có thể có chức vụ trong câu như DT

- Các đại từ vậy, thế có khả năng thay thế ĐT, TT do đó chúng có thể có chức vụ trong

câu như ĐT, TT

- Bên cạnh các đại từ xưng hô chuyên dùng, Tiếng Việt còn sử dụng nhiều DT làm từ xưng hô (gọi là DT chỉ người lâm thời làm đại từ xưng hô) Đó là các DT :

+ Chỉ quan hệ gia đình-thân thuộc : ông, bà,anh, chị, em, con ,cháu,

+ Chỉ một số chức vụ - nghề nghiệp đặc biệt :chủ tịch, thứ trưởng, bộ trưởng, thầy,

bác sĩ, luật sư,

Để biết khi nào một từ là DT chỉ quan hệ gia đình- thân thuộc, DT chỉ chức vụ- nghề nghiệp và khi nào nó được dùng như DT chỉ đơn vị hoặc khi nào nó là đại từ xưng hô , ta cần dựa vào hoàn cảnh sử dụng cụ thể của nó

V.D1: Cô của em dạy Tiếng Anh ( Cô là DT chỉ quan hệ gia đình- thân thuộc )

V.D2 : Cô Hoa luôn giúp đỡ mọi người ( Cô là DT chỉ đơn vị ).

V.D3 : Cháu chào cô ạ ! ( cô là đại từ xưng hô )

Bài 1: Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong từng câu dưới đây :

a) Tôi đang học bài thì Nam đến.( ………)b) Người được nhà trường biểu dương là tôi.(………)c) Cả nhà rất yêu quý tôi (………)

Trang 17

d) Anh chị tôi đều học giỏi (………)

e) Trong tôi, một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng (………)

Bài 2 :Tìm đại từ trong đoạn hội thoại sau , nói rõ từng đại từ thay thế cho từ ngữ nào : Trong giờ ra chơi , Nam hỏi Bắc : - Bắc ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn Tiếng Anh ? ( câu 1 ) - Tớ được điểm 10, còn cậu được mấy điểm ?- Bắc nói (câu 2 ) - Tớ cũng thế (câu 3 ) ………

………

………

………

Bài 3 :Đọc các câu sau : Sóc nhảy nhót chuyền cành thế nào ngã trúng ngay vào Chó Sói đang ngủ Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt, Sóc bèn van xin : - Xin ông thả cháu ra Sói trả lời : -Thôi được, ta sẽ thả mày ra Có điều mày hãy nói cho ta hay , vì sao họ nhà Sóc chúng mày lúc nào cũng vui vẻ như vậy ? ( Theo Lép Tôn- xtôi ) Tìm đại từ xưng hô trong các câu trên ………

Bài 4 :Thay thế các từ hoặc cụm từ cần thiết bằng đại từ thích hợp để câu văn không bị lặp lại : a) Một con quạ khát nước, con quạ tìm thấy một cái lọ b) Tấm đi qua hồ, Tấm vô ý đánh rơi một chiếc giày xuống nước c) - Nam ơi ! Cậu được mấy điểm ? - Tớ được 10 điểm Còn cậu được mấy điểm ? - Tớ cũng được 10 điểm ………

………

………

………

Bài 5: Tìm đại từ xưng hô trong các câu sau:

a) Mình về có nhớ ta chăng c) Má thét lớn tụi bay đồ chó

Ta về, ta nhớ hàm răng mình cười Giết dân tao, cướp của dân tao

Tao già không sức cầm dao

b) Ta với mình, mình với ta Giết bay có các con tao trăm vùng Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình

Trang 18

Nguồn bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu.

Bài 6: Gạch dưới các danh từ cần thay thế bằng đại từ và ghi đại từ cần thay thế vào ngoặc

đơn

a) Một con quạ khát nước, con quạ tìm thấy một cái lọ ( )

b) Trên đường hành quân, anh chiến sĩ nghe thấy tiếng gà gáy trưa Anh chiến sĩ vô cùng xúc động ( )

c) Cu Tùng đuổi theo con chuồn chuồn Cuối cùng cu Tùng chộp được con chuồn chuồn.( )

d) Tấm đi qua hồ Tấm vô ý đánh rơi chiếc giày xuống nước.( )

Bài 7 : Tìm những đại từ được dùng trong bài ca dao sau:

- Cái cò, cái vạc, cái nông,Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò ?

- Không không, tôi đứng trên bờ,

Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi,Chẳng tin, ông đến mà coi,

Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia

V: Quan hệ từ

* Ghi nhớ :

- QHT là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau

- Các QHT thường dùng là : và, với, hay, hoặc, nhưng ,mà, thì, của, ở, tại, bằng, như,

để, về , sở dĩ, tuy nhiên,cho, dường như , rằng,

- Nhiều khi, từ ngữ trong câu được nối với nhau bằng 1 cặp QHT Các cặp QHT thường dùng là :

+ Vì nên ; Do nên ; Nhờ nên ( biểu thị quan hệ nguyên nhân- kết quả ).

+ Nếu thì ; Hễ thì (biểu thị quan hệ giả thiết, điều kiện - kết quả ).

+ Tuy nhưng ; Mặc dù nhưng (biểu thị quan hệ tương phản, nhượng bộ, đối

lập )

+ Không những mà còn ; Không chỉ mà còn (biểu thị quan hệ tăng tiến ).

Bài 1 :Tìm QHT và cặp QHT trong đoạn trích sau và nêu rõ tác dụng của chúng :

Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, còn Vạc thì lười biếng, suốt ngày chỉ nằm ngủ Cò bảo mãi mà Vạc chẳng nghe Nhờ chăm chỉ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp

………

………

………

Trang 19

………

Bài 2 :Chọn từ ngữ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống trong từng câu :

nhưng, còn , và , hay, nhờ.

a) Chỉ ba tháng sau, siêng năng ,cần cù, cậu vượt lên đầu lớp

b) Ông tôi đã già không một ngày nào ông quên ra vườn

c) Tấm rất chăm chỉ Cám thì lười biếng

d) Mình cầm lái cậu cầm lái ?

e) Mây tan mưa tạnh dần

Bài 3 :Đặt câu với mỗi QHT sau : của , để, do, bằng, với , hoặc, rằng, hay.

Bài 4 :Hãy đặt 4 câu trong đó có sử dụng 4 cặp QHT dựng để biểu thị quan hệ :

- Nguyên nhân- kết quả

Bài 5: Tìm quan hệ từ trong các câu sau:

a) Càng về đêm, trăng như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, và có lúc nó lại tựa như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân

………b) Tấm gương trong phản chiếu những nét sinh hoạt thân quen của làng quê là cái ao làng

………c) Mùa xuân là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân

………d) Cậu bé vui sướng báo cho cha mình biết rằng mình không còn cảm thấy cáu giận nữa

………

Trang 20

e) Trong sương tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Bảy chở thương binh lặng lẽ xuôi dòng.

………f) Nó quanh quẩn bên cái trứng vài hôm Cái trứng từ màu trắng chuyển sang màu xanh nhạt, rồi vàng sẫm, rồi nâu bóng, chắc nịch Có lẽ tin rằng đó có thể yên tâm về lứa con sắp

ra đời của mình, bọ ngựa mẹ bỏ đi Tôi giận nó từ đấy, và thật là bất công, tôi có ít nhiều ác cảm với cái trứng bọ ngựa

………g) Nửa đêm bé thức giấc vì tiếng động ồn ào Mưa xối xả Cây cối trong vườn ngả nghiêng, nghiêng ngả trong ánh chớp sáng lóa và tiếng ì ầm lúc gần lúc xa Giờ như mọi khi thì bé đã chạy lại bên cửa sổ nhìn mưa rồi đấy

………h) Nếu soi mình trong hạt sương, ta sẽ thấy ở đó cả vườn cây, dòng sông và bầu trời mùa thu xanh biếc với những cụm mây trắng bay lững thững

c) ………… con đường xưa không còn nữa ……… hình ảnh của nó sẽ mãi mãi còn trong tâm trí chúng ta

Bài 7: Tìm cặp quan hệ từ để điền vào chỗ chấm để hoàn thành các câu sau:

a)……… mặt trời lên ………….giọt sương sẽ lặng lẽ tan biến vào không khí

b) ………… giọt sương không tồn tại được lâu ……… nó sinh ra không phải là vô ích.c) ………… giọt sương đã vĩnh viễn hóa thân vào giọng hát của vành khuyên ……… nó không bị mất đi

Bài 8: Tìm các quan hệ từ trong đoạn văn sau:

a) Vào lúc đó tôi biết rằng cuối cùng mình đã có được niềm tự hào của ba, niềm tự hào không phải vì có đứa con gái thay thế cho đứa con trai ba hằng mong ước, mà là niềm tự hào

về chính đứa con gái là tôi

b) Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày

một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời

Bài 9: Tìm các từ loại trong các đoạn văn sau:

Trang 21

a) Bọ ngựa đẻ xong, người thanh mảnh trở lại Nó quanh quẩn bên cái trứng vài hôm Cái trứng từ màu trắng chuyển sang màu xanh nhạt, rồi vàng sẫm, rồi nâu bóng, chắc nịch Có lẽ tin rằng đã có thể yên tâm về lứa con sắp ra đời của mình, bọ ngựa mẹ bỏ đi Tôi giận nó từ đấy, và thật là bất công, tôi có ít nhiều ác cảm với cái trứng bọ ngựa.

b) Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào các thôn xóm Chin San Gió thơm Cây cỏ thơm Đất trời thơm Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.c) Tuy nhiên, trên đường đi, biết bao cảnh đã hấp dẫn Dòng Sông Nó chưa hết bỡ ngỡ trước đại ngàn đầy hoa thơm trái ngọt thì lại choáng ngợp trước cảnh đồng bằng phì nhiêu, xóm làng trù phú, rồi lại đến thành phố lộng lẫy náo nhiệt Và vì thế, nó quên hẳn bà mẹ Suối Nguồn Cho đến một ngày nó ra đến một vùng đất mênh mông không có bến bờ Đó là biển cả Biển xanh mênh mông không có bến bờ khiến Dòng Sông hoang mang, và vì thế nó lại nhớ đến mẹ Suối nguồn Dòng sông ứa nước mắt

PHẦN IV: CÁC KIỂU CÂU (LỚP 4)

I- Câu kể

* Ghi nhớ: : Câu kể (còn gọi là câu trần thuật) là những câu dùng để:

- Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc

- Nói lên ý nghĩa hoặc tâm tư, tình cảm

- Cuối câu kể đặt dấu chấm

a) Câu đơn: Câu đơn là câu do một cụm chủ ngữ – vị ngữ (gọi tắt là cụm chủ vị) tạo thành.VD: Mùa xuân // đã về

CN VN

b) Các kiểu câu kể:

(1) Câu kể Ai làm gì ?: được dùng để kể về hoạt động của người, động vật hoặc đồ vật

(được nhân hóa)

VD: Người lớn đánh trâu ra cày Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá

(2) Câu kể Ai thế nào ?: Câu kể Ai thế nào ? được dùng để miêu tả về đặc điểm, tính chất

hoặc trạng thái của người, vật

VD: Bên đường, cây cối xanh um Nhà cửa thưa thớt dần Đàn voi bước đi chậm rãi

(3) Câu kể Ai là gì ?: Câu kể ai là gì ? được dùng để giới thiệu hoặc nêu nhận định về

Trang 22

người, vật.

VD: - Lan là học sinh lớp Một

- Môn học em yêu thích nhất là môn Tiếng Việt

Bài 1: Gach chân câu kể Ai làm gì? trong các đoạn văn sau

a) Cá Chuối mẹ lại bơi về phía bờ, rạch lên rìa nước, nằm chờ đợi Bỗng nhiên, nghe như có tiếng bước chân rất nhẹ, Cá Chuối mẹ nhìn ra, thấy hai con mắt xanh lè của mụ mèo đang lại gần Cá Chuối mẹ lấy hết sức định nhảy xuống nước Mụ mèo đã nhanh hơn, lao phấp tới cắn vào cổ Cá Chuối mẹ Ở dưới nước, đàn cá chuối con chờ đợi mãi không thấy mẹ

b) Bàn tay mền mại của Tấm rắc đều những hạt cơm quanh bống Tấm ngắm nhìn bống Tấm nhúng bàn tay xuống nước vuốt nhẹ hai bên lườn của cá Cá đứng im trong tay chị Tấm

c) Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh Hoàng Liên Sơn

Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên một cảm giác bồng bềnh huyền

ảo Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xoá tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối đỏ rực lên như ngọn lửa

Bài 2: Gach chân câu kể Ai thế nào? trong các đoạn văn sau

a) Rừng hồi ngào ngạt, xanh thẫm trên các quả đồi quanh làng Một mảnh lá gãy cũng dậy mùi thơm Gió càng thơm ngát Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe Cành hồi giòn , dễ gãy hơn

cả cành khế Quả hồi phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành

b) Giữa vườn lá xum xuê , xanh mướt còn ướt đẫm sương đêm, có một bông hoa rập rờn

trước gió Màu hoa đỏ thắm, cánh hoa mịn màng, khum khum úp sát vµo nhau như còn chưa muốn nở hết Đoá hoa toả hương thơm ngát

c) Hà Nội tưng bừng màu đỏ Cả một vùng trời bát ngát cờ , đèn và hoa Những dòng người từ khắp ngả tuôn về vườn hoa Ba Đình Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ

d) Trời nắng chang chang Hoa ngô xơ xác như cỏ may Lá ngô quắt lại, rủ xuống Những bắp ngô đã mập và chắc chỉ chờ tay người đến bẻ mang về

Bài 3 Tìm câu kể Ai là gì? và nêu tác dụng của từng câu

Trang 23

d) Khí quyển là một lớp không khí khá dày bao bên ngoài trái đất.Đó vừa là một chiếc

“áo khoác”đẹp, vừa là tấm “bình phong” bảo vệ trái đất

Nhiệt độ ổn định là điều kiện thích nghi cho sự sống Nếu quá lạnh hoặc quá nóng đều không có lợi cho sự phát triển, trong khi đó chính lớp khí quyển lại chính là chiếc máy điều hòa nhiệt độ rất tốt.Ban ngày, khi ánh sáng mặt trời chiếu rọi, khí quyển có thể phản lại hoặc thu hút một phần nhiệt lượng, giúp trái đất không bị nóng quá…

Các thiên thạch khi lạc vào khí quyển, ma sát với khí quyển nên bị cháy, đó là hiện tượng sao đổi ngôi (sao băng) hoặc mưa sao, trông rất đẹp mắt Nhưng quan trọng hơn, nó tránh cho trái đất khỏi thảm họa Đôi khi cũng có những mảnh thiên thạch do thiêu hủy không hết, rơi xuống trái đất, nhưng khối lượng của nó đã bị nhỏ đi rất nhiều nên ít bị nguy hiểm Vì vậy, lớp khí quyển là một “chiếc áo chống đạn” cho trái đất

II Câu hỏi

* Ghi nhớ:

1) Khái niệm: Câu hỏi (câu nghi vấn) là câu dùng để hỏi về những điều chưa biết

2) Các hình thức của câu hỏi:

- Câu hỏi có các từ dùng để hỏi (các từ nghi vấn) như: ai, gì, nào, thế nào, …; có …không,

đã … chưa, v.v; từ “hay” chỉ ý lựa chọn

- Khi viết, cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi (?)

- Phần lớn các câu hỏi dùng để hỏi người khác nhưng cũng có câu hỏi đặt ra để tự hỏi mình

3) Dùng câu hỏi vào mục đích khác:

- Câu hỏi là câu dùng để hỏi về những điều chưa biết, nhưng cũng có khi câu hỏi được dùng vào mục đích khác

Cụ thể:

+ Có thể dùng câu hỏi để thể hiện thái độ khen, chê

VD: Sao cậu lười học thế ?

+ Có thể dùng câu hỏi để thể hiện sự khẳng định, phủ định

VD: Cậu không làm thì ai làm đây ?

+ Có thể dùng câu hỏi để thể hiện yêu cầu, mong muốn

VD: Cậu có thể cho mình mượn cái bút có được không ?

+ Có thể dùng câu hỏi để thể hiện mệnh lệnh

VD: Có phá hết các vòng vây đi không ?

4) Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi

Khi hỏi người khác cần giữ phép lịch sự, cụ thể:

- Cần thưa gửi, và xưng hô có ngữ điệu hỏi cho phù hợp với quan hệ mình với người được hỏi

- Cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác

Bài 1: Đặt câu hỏi cho từng bộ phận được gạch chân sau:

a) Dưới ánh nắng chói chang , bác nông dân đang cày ruộng

………

Trang 24

………b) Bà cụ ngồi bên những con búp bê khâu bằng vải vụn.

………

………

Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong từng câu dưới đây :

a) Giữa vườn lá um tùm, bông hoa đang dập dờn trước gió.

Bài 3: Dựa vào các tình huống sau, hãy đặt câu hỏi để tự hỏi mình:

a) Tự hỏi mình về một người trông rất quen nhưng không nhớ tên

Bài 4 : Trong từng câu sau, mục đích dùng câu hỏi để làm gì?

a) Anh chị nói nhỏ một chút có được không? (………)b) Sao bạn chịu khó thế ? (………)c) Sao con hư thế nhỉ ? ( )

Trang 25

d) Cậu làm như thế này là đúng à ?( )

2- Các hình thức của câu khiến

- Muốn đặt câu khiến, có thể dùng một trong những cách sau :

+ Thêm từ hãy hoặc đừng, chớ, nên, phải, vào trước ĐT.

+ Thêm từ lên hoặc đi, thôi, nào, vào cuối câu.

+ Thêm từ đề nghị hoặc xin, mong, vào đầu câu.

- Dùng giọng điệu phù hợp với câu khiến

*Lưu ý : Khi nêu yêu cầu, đề nghị, phải giữ phép lịch sự Muốn vậy, cần có cách xưng hô

cho phù hợp và thêm vào trước hoặc sau ĐT các từ Làm ơn, giùm, giúp,

- Ta cũng có thể dùng câu hỏi để nêu yêu cầu, đề nghị

- Về mặt hình thức, câu khiến có mặt cỏc từ như: hãy, đừng, chớ ở trước động từ, các từ:

đi, thôi, nào ở sau động từ; nhưng cũng có những câu khiến không có những từ đó

- Khi viết, cuối câu khiến có dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm (.)

Ví dụ: Hãy gọi người hàng hành vào cho ta !

Mẹ mời sứ giả vào đây cho con !

3- Giữ phép lịch khi yêu cầu, đề nghị

Khi yêu cầu, đề nghị phải giữ phép lịch sự, cụ thể:

- Cần thưa gửi, xưng hô và có ngữ điệu phù hợp với quan hệ giữa mình với người được yêu cầu, đề nghị; có thể thêm vào câu khiến các từ ngữ như: làm ơn, giúp, dùm,…

- Để giữ phép lịch sự, có thể dùng câu hỏi để nêu yêu cầu, đề nghị

VD: Bác có thể cho cháu ngồi nhờ một lát được không ạ ?

Bài 1:Gạch chân dưới các câu khiến trong các đoạn trích sau:

a) Bà cụ lắc đầu:

- Ở đời không có chuyện gì dễ cả Con hãy nhớ kĩ hình dáng cái cây, hình dáng cái quả Và con hãy lội lên bờ và đi mói về phía bắc Nhưng con có đủ kiên nhẫn không đó?

- Thưa cụ, điều đó, cụ có thể tin con

b) Cụ già do dự một chốc rồi gật đầu:

- Được, em đi đi Nhớ về sớm báo tin cho cụ biết!

c) Vạc gọi:

- Cò Trắng ơi, Cò Trắng, xuống đây tao bảo!

Trang 26

- Anh bảo gì cơ ?

- Xuống đây đi

Bài 2 : Hãy đặt 3 câu khiến tương ứng với 3 tình huống sau :

a) Mượn bạn một cuốn truyện tranh

b) Nhờ chị lấy hộ cốc nước

c) Xin bố mẹ cho về quê thăm ông bà

Bài 3: Đặt câu khiến theo các yêu cậu dưới đây:

a) Câu khiến có từ đừng (hoặc chớ, nên , phải ) ở trước ĐT làm VN.

Bài 4:Em hãy nêu các tình huống có thể dùng câu khiến đó đặt ở bài tập 2.

Bài 5: a) Đặt câu khiến có từ Làm ơn đứng trước ĐT.

………

b) Đặt câu khiến có từ giúp ( giùm ) đứng sau ĐT.

………

Bài 6: Chuyển câu “Người cha đề nghị cậu mỗi ngày không giận dữ thì nhổ đi một cái đinh

ra khỏi hàng rào.” Thành câu nói trực tiếp là câu khiến.

Trang 27

nhiên, …) của người nói, viết.

2- Các hình thức của câu cảm

- Về mặt hình thức, câu cảm thường có những từ ngữ: ôi, chao, chà, trời, làm sao, quá, lắm, thật, ghê, …

- Khi viết, cuối câu cảm có dấu chấm than (!)

Bài 1: Đặt câu cảm , trong đó có :

a) Một trong các từ : ối, ồ, chà đứng trước.

………c) Bất ngờ gặp lại một người bạn thân xa nhau đã lâu

g) Nhờ nhặt hộ cái bút

h) Hỏi giá tiền một quyển truyện tranh

Bài 3: Chuyển câu “Cậu bé vui sướng bảo cho cha mình biết rằng mình không còn cảm giác

thấy cáu giận.” Thành câu nói trực tiếp là câu cảm

Trang 28

Bài 4:Chuyển các câu sau thành các loại câu hỏi, câu khiến, câu cảm:

a)Cánh diều bay cao……… b)Gió thổi mạnh ……… c) Mùa xuân về……… PHẦN V: CÁC THÀNH PHẦN CỦA CÂU (LỚP 4)

I Thành phần chính

1 Chủ ngữ:

1.1 Khái niệm:

- Chủ ngữ là thành phần câu trả lời câu hỏi Ai ? hoặc Con gì ?, Cái gì ?

- Chủ ngữ thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo nên

- Một câu có một hoặc nhiều chủ ngữ

Ví dụ: Bãi Cháy, Sầm Sơn, Nha Trang, … đều là những bãi biển đẹp của nước ta

1.2 Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ?

- Trong câu kể Ai làm gì ?, chủ ngữ chỉ người, sự vật (con vật hay đồ vật, cây cối – thường được nhân hóa) – có hoạt động được nói đến ở vị ngữ

Ví dụ: Thanh niên lên rẫy Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước

1.3 Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào ?

- Trong câu kể Ai thế nào ?, chủ ngữ chỉ sự vật cố đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái được nói đến ở vị ngữ

Ví dụ: Hà Nội tưng bừng màu đỏ

1.4 Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì ?

- Trong câu kể Ai là gì ?, chủ ngữ chỉ sự vật được giới thiệu, nhận định ở vị ngữ

VD: Văn hóa nghệ thuật cũng là mặt trận Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy

2 Vị ngữ:

2.1 Khái niệm:

- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi Làm gì ? Thế nào ? Là gì ?

- Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ; từ là + danh từ

(hoặc cụm danh từ) tạo thành

- Một câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ

Ví dụ: Chúng em học, chơi, nghỉ ngơi theo thời gian hợp lí

2.2 Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì ?

Trong câu kể Ai làm gì ?, vị ngữ nêu lên hoạt động của người, sự vật (con vật, đồ vật, cây

cối và chúng thường được nhân hóa)

- Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ tạo lên

Trang 29

Ví dụ: Thanh niên lên rẫy Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước.

2.3 Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào ?

- Trong câu kể Ai thế nào ? vị ngữ nêu lên đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật

- Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tọ lên

Ví dụ: Hà Nội tưng bừng màu đỏ Thuyền chúng tôi buông neo

(cụm TT) (cụm ĐT)

2.4 Vị ngữ trong câu kể Ai là gì ?

- Trong câu kể Ai là gì ?, vị ngữ thường giới thiệu, nhận định về sự vật

- Vị ngữ trong câu kể Ai là gì ? thường nối với chủ ngữ bằng từ là và là danh từ hoặc cụm danh từ

Ví dụ1: Bố em là bộ đội Ví dụ 2: Bố em là công nhân làm việc trong nhà máy

(DT) (cụm DT)

Bài 1: Hãy chỉ ra chỗ sai của những câu văn sau rồi sửa lại bằng 2 cách :

a) Bông hoa đẹp này.

b) Con đê in một vệt ngang trời đó.

c) Những con chim chào mào liến thoắng gọi nhau loách choách ấy.

Bài 2: Các câu văn sau thiếu bộ phận chính nào ? Hãy sửa lại bằng 2 cách :

a) Khi em nhìn thấy ánh mắt trìu mến ,thương yêu của Bác

b) Những đợt sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát ấy

c) Một hôm, chích bông đang đậu trên một cành cây nhỏ

d) Truyện Hươu và Rùa người xưa đã cho chúng ta thấy tình bạn giữa Hươu và Rùa rất đẹp

e) Qua câu truyện Hươu và Rùa đã cho chúng ta thấy tình bạn tuyệt vời giữa Hươu và Rùa

Bài 3 : Chỉ ra chỗ sai của các câu sau rồi sửa lại cho đúng :

a) Bạn Lan học và ngoan

b) Bây giờ ta đi chơi hay là chăm chỉ học?

c) Cô gái đó vừa xinh vừa học kém

Bài 4: Gọi tên các bộ phận được gạch chân trong các câu sau :

a) Ở Vinh, tôi được nghỉ hè

b) Tôi được nghỉ hè ở Vinh

c) Vừa nói xong , một làn khói trắng nhẹ nhàng bay qua rồi dần dần

biến mất

d) Con mèo nhảy làm đổ lọ hoa

Bài 5: Thêm bộ phận còn thiếu để thành câu hoàn chỉnh

Trang 30

a Trên bãi cỏ rộng, các em bé xinh xắn

b Mùa xuân, những tán lá xanh um

c Ngoài đường, lộp độp, chạy thình thịch.

d ., đều đi trồng cây

Bài 6 : Đặt câu theo cấu trúc sau :

Bài 7: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:

1 - Sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, bọt tung trắng xóa

2 - Sáng, biển trong xanh; chiều, trở thành tím sẫm

3 - Rạng đông, chân trời bừng sáng

4- Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng 2 giờ sáng, trên đường đi công tác, Bác Hồ đến nghỉ chân ở một nhà ven đường

5- Ngoài suối , trên mấy cành cây cao, tiếng chim, tiếng ve cất lên inh ỏi, râm ran

6- Suối chảy róc rách

7- Tiếng suối chảy róc rách

8- Sóng vỗ loong boong trên mạn thuyền

9- Tiếng sóng vỗ loong boong trên mạn thuyền

10- Tiếng mưa rơi lộp độp , tiếng mọi người gọi nhau í ới

11- Mưa rơi lộp độp, mọi người gọi nhau í ới

12- Con gà to, ngon 13- Con gà to ngon

14- Những con voi về đích trước tiên huơ vòi chào khán giả

Trang 31

15- Những con voi về đích trước tiên, huơ vòi chào khán giả.

16- Những con chim bông biển trong suốt như thuỷ tinh lăn tròn trên những con sóng

17- Những con chim bông biển trong suốt như thuỷ tinh, lăn tròn trên những con sóng.18- Mấy chú dế bị sặc nước ,loạng choạng bò ra khỏi tổ

19- Mấy chú dế bị sặc nước loạng choạng bò ra khỏi tổ

20- Chim hót líu lo Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng

21- Sách vở của con là vũ khí Lớp học của con là chiến trường

22- Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói , tiếng cười rộn ràng ,vui vẻ

23- Hoa lá, quả chín ,những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau toả hương

24- Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm

25- Buổi sáng, đường phố đông vui, nhộn nhịp

26- Sáng nay, lớp 5A, lớp 5B lao động trồng cây

27 - Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh đẹp của đất nước

28: Sa Pa là một thắng cảnh đẹp của đất nước

29 - Rồi lặng lẽ, từ từ, khó nhọc mà thanh thản, hệt như mảnh trăng nhỏ xanh non mọc trong

đêm, cái đầu chú ve ló ra – chui ra khỏi xác bọ ve

30- Mùa xuân là Tết trồng cây 31- Con hơn cha là nhà có phúc

Trang 32

32- Buổi sớm, ngược hướng chúng bay đi kiếm ăn và buổi chiều theo hướng chúng bay về ổ, con thuyền sẽ tới được bờ.

33- Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông cá sấu cản trước mũi thuyền, trên cạn hổ rình xem hát này, con người phải thông minh và giàu nghị lực

34- Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím

35- Trong bóng nước láng trên cát như gương, những con chim bông biển trong suốt như thuỷ tinh lăn tròn trên những con sóng

36- Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc

37- Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.38- Những ô ruộng, những gò đống, bãi bờ với những mảng màu xanh, nâu, vàng, trắng và nhiều hình dạng khác nhau gợi những bức tranh giàu màu sắc

39- Ánh trăng trong chảy khắp cành cây kẻ lá, tràn ngập con đường trắng xóa

40- Những em bé Hmông mắt một mí, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa nhà mậu dịch

41- Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo

42- Những bắp ngô đã mập và chắc chỉ chờ tay người đến bẻ mang về

43- Chính giữa nhà, ngồi bệ vệ một chiếc bàn hình chữ nhật

44- Từ trong biển lá xanh rờn đã ngả sang màu cỏ úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị

Trang 33

hun nóng dưới mặt trời.

45- Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng

46 - Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ rực như chứa

lửa, chứa nắng

47- Trên một diện tích hẹp mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu

phượng múa

48- Trên cao, trập trùng những đám mây trắng

49- Ôm quanh Ba Vì là bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước Mướt mát rừng keo những đảo Hồ, …Sếu

50- Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng

bắt đầu kết trái

51- Khoảng gần trưa, khi sương tan, đấy là khi chợ náo nhiệt nhất

52- Về mùa xuân, khi mưa phùn và sương sớm lẫn vào nhau không phân biệt được thì cây

gạo ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê bắt đầu bật ra những chiếc hoa đỏ hồng

53- Rồi từ trong nhà, vẫn cái bóng cao, gầy, khập khiễng ấy lom khom như đang che chở vật

gì, phóng thẳng ra đường

54- Hôm nay trời đẹp Bỗng từ dưới nước nhô lên một cánh tay

Trang 34

55- Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những

bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa

Bài 8: Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong các đoạn văn sau:

a) Hà Nội tưng bừng màu đỏ Cả một vùng trời bát ngát cờ , đèn và hoa Những dòng người từ khắp ngả tuôn về vườn hoa Ba Đình Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ

b) Trời nắng chang chang Hoa ngô xơ xác như cỏ may Lá ngô quắt lại, rủ xuống Nhữngbắp ngô đã mập và chắc chỉ chờ tay người đến bẻ mang về

c) Trong những năm đi đánh giặc, nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vườn thỉnh thoảng lại

cháy lên trong lòng anh Đó là những buổi trưa Trường Sơn vắng lặng, bỗng vang lên một

tiếng gà gáy, những buổi hành quân bất chợt gặp một đàn bò rừng nhởn nha gặm cỏ Những

lúc ấy, lòng anh lại cồn cào xao xuyến

2 Trạng ngữ

2.1 Khái niệm:

- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,

… của sự việc được nêu trong cêu

- Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, có thể ở cuối câu hoặc có thế ở giữa chủ ngữ và vị ngữ

- Trạng ngữ trả lời cho câu hỏi: Khi nào ? Ở đâu ? Vì sao ? Để làm gì ? Vì cài gì? Bằng gì? Với cái gì?

Ví dụ: Ngày xưa, rùa có một cái mai láng bóng

2.2 Các loại trạng ngữ:

a) Trạng ngữ chỉ nơi chốn:

- Trạng ngữ chỉ nơi chốn là thành phần phụ của câu làm rõ nơi chốn diễn ra sự việc nêu trong câu

- Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi : ở đâu ? chỗ nào?

Ví dụ: Trên cây, chim hót líu lo

b) Trạng ngữ chỉ thời gian:

Trang 35

- Trạng ngữ chỉ thời gian là thành phần phụ của câu làm rừ thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu.

- Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi: Bao giờ ? Khi nào ? Mấy giờ ? …

Ví dụ: Sáng nay, chúng em đi lao động

- Trạng ngữ chỉ phương tiện là thành phần phụ của câu làm rõ phương tiện, cách thức diễn ra

sự việc nêu trong câu

- Trạng ngữ chỉ phương tiện thường mở đầu bằng từ bằng, với

- Trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời cho câu hỏi: Bằng cái gì ? Với cái gì ?

VD: Thầy giáo khuyên chúng em cố gắng học tập bằng một giọng chân tình

2.3: Về cấu tạo, trạng ngữ là một cụm từ có hoặc không có quan hệ từ đứng trước.

VD: - Trạng ngữ là cụm từ có quan hệ từ đứng trước:

Vào lúc sáu giờ, Nam về quê

- Trạng ngữ là cụm từ không có quan hệ từ đứng trước:

Hôm qua, Nam về quê

- Một số quan hệ từ thường gặp trong trạng ngữ như sau:

+ QHT trong trạng ngữ chỉ thời gian: Vào (lúc, ngay); có (lúc); giữa ; (lúc); từ (lúc,ngay); từ…đến…

+ QHT trong trạng ngữ chỉ nơi chốn: Trên, dưới, sau, trước, ở ngoài, trong, giữa, …

+ QHT trong trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Vì, do, bởi, tại, tại vì, bởi vì, nhờ…

+ Quan hệ từ trong trạng ngữ chỉ mục đích: Vì, để, nhằm…

+ Quan hệ từ trong trạng ngữ chỉ phương tiện: Với, bằng…

Bài 1: Xác định trạng ngữ trong các câu sau:

1- Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đó nhỏ lại, sáng vằng vặc

2- Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét

3- Đứng trên đó, Bé trông thấy con đò, xóm chợ, rặng trâm bầu và cả những nơi ba má Bé

Trang 36

đang đánh giặc.

4- Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, biển đổi sang màu anh lục

5- Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím

6- Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “cá sấu cản trước mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực

7- Buổi sáng, ngược hướng chúng bay đi kiếm ăn và buổi chiều theo hướng chúng bay về

tổ,con thuyền sẽ tới được bờ

8- Giữa lúc Nhĩ đang nhìn thấy trong tưởng tượng chính mình trong tấm áo màu xanh trứng sáo và chiếc mũ nan rộng vành, như một nhà thám hiểm đang chậm rãi đặt từng bước chân lên cái mặt đất dấp dính phù sa – chợt sau lưng có tiếng ho, Nhĩ quay lại

9- Vì những điều mà nó đã hứa với cô giáo, nó quyết tâm học giỏi

14- Rừng hồi ngào ngạt, xanh thẫm trên quả đồi quanh làng

15- Rồi đột nhiên, con Dế cụ húc toang vỏ đất mỏng, từ cái ngách bí mật vọt ra 16- Từ đó, để tỏ lòng ghi nhớ công ơn của Long Quân đã cho mình mượn gươm thần giết giặc, Lê Lợi đổi tên hồ Tả Vọng thành hồ Hoàn Kiếm

17- Chúng ta phấn đấu vì tương lai của Tổ Quốc

18- Nhằm khuyến khích học sinh tham gia công tác kế hoạch nhỏ, liên đội động viên khen thưởng với những đội viên tham gia tích cực

Trang 37

19- Ở Hạ Long, vào mùa đông, vì sương mù,ngày như ngắn lại

Bài 2: Hãy viết thêm các trạng ngữ thích hợp vào nòng cốt các câu sau và cho biết các

thành phân đó bổ sung ý nghĩa gì cho câu?

- Những con chim hót líu lo

Bài 3: Thêm các thành phần câu để những dòng sau đây thành câu

a Sự bày tỏ kín đáo của một tấm lòng thương nhớ mênh mông

Trang 38

b Tấm lòng yêu nước, thương dân của Người

c Bằng tình yêu thiên nhiên đất nước tha thiết, sâu lắng,

đã viết nên bài thơ này

d Những kiến trúc sư thiết kế công trình

đ ., chúng tôi cố gắng nỗ lực để đạt được chỉ tiêu đề ra

Bài 4: Gạch chân dưới các trạng ngữ trong đoạn văn sau:

Chỉ vài hôm, lộc non đã tràn đầy trên bàn tay mùa đông của cây bàng (2) Dáng mọc của lộc rất lạ, thẳng đứng trên cành, như thể đêm qua có ai đó thả vạn búp lá nhỏ xíu từ trên trời, xanh biếc chi chít đầy cành và xoay thành những tán tròn quanh than cây (3) Lá non lớn nhanh, đứng thẳng và cao chừng gang tay, cuộn tròn như chiếc tai thỏ (4) Khi những tai thỏ xòe ra thành vài ba chiếc lá nhỏ, cây bàng nảy thêm một lứa lộc lần thứ hai màu đỏ đọt giữa những chùm lá; tán bàng bây giờ là một màu áo lục non lỗ đỗ …

(Mùa xuân thay áo trên cây – Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Bài 5 :Tìm trạng ngữ, CN và VN của những câu văn trong các đoạn văn sau :

a) Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích Sang cuối thu, lá bàng ngả thành màu tía và bắt đầu rụng xuống Qua mùa đông, cây bàng trụi hết lá, những chiếc cành khẳng khiu in

trên nền trời xám đục

b)Những buổi bình minh, mặt trời còn bẽn lẽn núp sau sờn núi, phong cảnh nhuộm

những màu sắc đẹp lạ lùng.Hòn núi từ màu xám xịt đổi ra màu tím sẫm; từ màu tím sẫm đổi

ra màu hồng; rồi từ màu hồng lần lần đổi ra màu vàng nhạt Cho đến lúc mặt trời chễm chệ

ngự trị trên chòm mây, ngọn núi mới trở lại màu xanh biếc thường ngày của nó

c) Mỗi mùa xuân thơm lừng hoa bưởi

Rắc trắng vườn nhà những cánh hoa vương

* Các bài tập sắp xếp câu thành đoạn văn, sửa lỗi trong câu

Bài 1: Có thể xếp các câu sau đây theo trật tự như thế nào cho thành một đoạn văn.

(1) Trăng rất trong

Trang 39

(2) Mặt nước loé sáng

(3) Trăng mọc trên biển đẹp quá sức tưởng tượng

(4) Bầu trời cũng sáng lên

(5) Trăng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần, càng nhẹ dần

(6) Cả một vùng nước sĩng sánh , vàng chĩi lọi

Bài 2 :Sắp xếp lại trật tự để các câu sau tạo thành đoạn văn thích hợp :

a)Khơng lúc nào nĩ thèm bay bổng, thèm ca hát bằng lúc này (1) Bọ ve rạo rực cả người (2) Từ tít trên cao kia, mùi hoa lí toả xuống thơm ngát và tiếng những bạn ve inh ỏi (3) b) Mặt nước sáng lố (1) Trăng lên cao (2) Biển và trời những hơm cĩ trăng đẹp quá (3) Bầu trời càng sáng hơn (4) Cả một vùng nước sĩng sánh , vàng chĩi lọi (5)

a) b)

Bài 3: Cho các câu:

1 Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng

2 Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới

3 Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh

4 Đất trời Hạ Long bốn mùa sáng nắng

5 Nét duyên dáng của Hạ Long chính là cái tươi mát của sóng nước, cái rạng rỡ của đất trời

6 Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời

Hãy sắp xếp các câu trên theo thứ tự để liên kết các câu tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh.

c) Cơ giáo đĩn em và các bạn xếp hàng dự lễ khai giảng

d) Em bỡ ngỡ theo ơng bước vào sân trường đơng vui nhộn nhịp

e) Sau lễ khai giảng, chúng em về lớp học bài học đầu tiên

Trang 40

g) Chúng em được nghe cô Hiệu trưởng đánh trống khai trường và được xem diễu hành, hát, múa rất hay.

h) Những người bạn mới và những bài học mới đã làm em nhớ mãi buổi học đầu tiên

Bài 5: Tìm và sửa các lỗi dùng từ , lỗi chính tả trong từng câu dưới đây:

a) Lão Hổ đang rình sau bụi cây, nhìn thấy Nai tơ,thèm rỏ rãi

b) Tô Định là một viên quan lại của triều đình nhà Hán ở Trung Quốc

c) Những người trong gia đình Mai đang làm gì vào những lúc nghỉ ngơi

d) Đến Đà Lạt du khách còn được bơi thuyền trên Hồ Xuân Hương, ngồi trên những chiếc xe ngựa cổ kính để ngắm cảnh cao nguyên

PHẦN VI: CÁC DẤU CÂU: (LỚP 4-5)

1 Dấu chấm:

- Dấu chấm được dùng đặt cuối câu kể

- Dấu chấm khi dùng cuối đoạn văn, ngoài việc báo hiệu sự kết thúc câu kể, nó còn báo hiệu

sự kết thúc đoạn văn Lúc này, dấu chấm còn được gọi là dấu chấm xuống dòng

- Khi đọc câu có dấu chấm phải hạ giọng ở cuối câu, ngừng nghỉ lâu hơn dấu phẩy trước khi bắt đầu câu mới

- Sau dấu chấm là một câu khác Chữ đầu tiên sau dấu chấm phải viết hoa

2 Dấu chấm hỏi:

- Dấu chấm hỏi là dấu câu được dùng đặt cuối câu hỏi (câu nghi vấn)

- Khi đọc câu có dấu chấm hỏi phải nhấn mạnh vào nội dung cần hỏi

- Nếu sau dấu chấm hỏi là một câu khác thì chữ cái đầu tiên sau dấu chấm hỏi phải viết hoa

- Khi một phần của câu hỏi có những từ để hỏi nhưng không phải là câu hỏi thì không dùng dấu chấm hỏi

VD: Nó hỏi tôi mai có đi chơi với nó được không

Văn học nghệ thuật là gì, xưa nay người ta định nghĩa nhiều rồi

- Khi một phần của câu là câu hỏi được trích hoặc dẫn lại, thì vẫn sử dụng dấu chấm hỏi.VD: Nó hỏi tôi: "Mai có đi chơi với nó không ?"

3 Dấu chấm than:

- Dấu chấm than (!) được dùng để đặt cuối câu khiến và câu cảm

VD: - Hãy cố lên !

- Giỏi quá !

- Sau dấu chấm than là một câu khác Chữ cái đầu tiên sau dấu chấm than phải viết hoa

- Dấu chấm than khi được đặt trong dấu ngoặc đơn (!) hoặc dùng cùng với dấu chấm hỏi trong ngoặc đơn (!?) dùng để biểu thị thái độ mỉa mai, hoài nghi

4 Dấu ba chấm: (hiểu thêm)

- Dấu ba chấm, còn gọi là dấu lửng hay dấu chấm lửng là dấu có ba chấm đặt nối tiếp nhau theo hàng ngang ( ) thường dùng để biểu thị ý chưa nói hết hoặc đứt quãng

- Dấu ba chấm được dùng trong các trường hợp sau:

+ Phản ánh trạng thái của hiện thực như khoảng cách về không gian, thời gian, âm thanh kéo

Ngày đăng: 01/10/2016, 10:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w