1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Xây dựng hệ thống các bài tập nhận thức trong chương trình địa lí lớp 7

35 825 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 534,7 KB

Nội dung

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ  TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM  ˜&™  PHAN HỮU THỊNH  XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHIẾU HỌC TẬP CHO CÁC  BÀI LÊN LỚP TRI THỨC MỚI ĐỊA LÍ LỚP 7 TRƯỜNG  THCS  TIỂU LUẬN CAO ĐẲNG  NGÀNH :  SƯ PHẠM ĐỊA LÍ  HỌC PHẦN: LÍ LUẬN DẠY HỌC ĐỊA LÍ 2  NGƯỜI HƯỚNG DẪN:  TH.S – GVC. NGUYỄN THỊ XUÂN THỦY  Huế, 2011 1  thinhk33@gmail.com  LỜI CẢM ƠN  Tự đáy lòng mình, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Thạc sĩ;  Giảng viên chính NGUYỄN THỊ XUÂN THỦY Người đã tận tình hướng dẫn  giúp đỡ tôi rất nhiều trong  khi tôi làm bài tiểu luận này Trong bài tiểu luận này,  tôi  cũng  đã  sử  dụng  nhiều  tư  liệu  của  Th.S. GVC  Nguyễn  Thị  Xuân  Thủy.  Trường Cao Đẳng Sư Phạm Thừa Thiên Huế với  Đề tài khoa học cấp trường:  “Xây dựng hệ thống các bài tập nhận thức trong chương trình địa lí lớp 7 nhằm  góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao hiệu quả giảng dạy trường trung  học  cơ  sở”.  và  của  GS  TRẦN  BÁ  HOÀNH;  PGS.TS.  NGUYỄN  ĐỨC  THÀNH và từ nhiều nguồn khác nhau nữa 2  thinhk33@gmail.com  Mục lục  Trang  PHẦN MỞ ĐẦU  1. Lý do chọn đề tài.  1  2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.  3  3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.  3  4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.  3  5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.  3  6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.  3  PHẦN NỘI DUNG.  CHƯƠNG  I:  CƠ  SỞ  LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ  THỰC  TIỄN CHO VIỆC XÂY  DỰNG CÁC PHIẾU HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở THCS.  4  1. Cơ sở lí luận của việc xây dựng hệ thống phiếu học tập  trong dạy học địa lí ở  THCS.  4  1.1. Khái niệm  4  1.2. Vai trò của việc sử dụng phiếu học tập trong dạy học địa lí  4  1.3. Bản chất của việc sử dụng phiếu học tập trong dạy học địa lí.  6  1.4. Những điều cần thiết của việc sử dụng phiếu học tập trong dạy học. 7  1.5. Phân loại phiếu học tập dùng trong dạy học địa lí.  7  2. Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng các phiếu học tập trong dạy học địa lí ở  THCS.  10  CHƯƠNG II: XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHIẾU HỌC TẬP CHO CÁC BÀI  LÊN LỚP TRI THỨC MỚI ĐỊA LÍ LỚP 7.  13  1. Những tiền đề cơ bản.  13  1.1. Mục tiêu dạy học lớp 7.  13  1.2.Nội dung chương trình và sách giáo khoa lớp 7.  13  1.3. Trình độ nhận thức của học sinh.  15 3  thinhk33@gmail.com  2.  Nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng các phiếu học tập.  15  3. Cấu trúc và cách xây dựng phiếu học tập.  17  3.1. Cấu trúc của một phiếu học tập.  17  3.2. Cách thức xây dựng cho một phiếu học tập.  18  4. Sử dụng phiếu học tập để hình thành kiến thức mới cho học sinh trong dạy  học địa lí lớp 7.  19  4.1. Sử dụng phiếu học tập để phát huy kĩ năng quan sát  20  4.2. Sử dụng phiếu học tập để phát huy kĩ năng phân tích  21  4.3. Sử dụng phiếu học tập để phát huy kĩ năng so sánh  22  4.4. Sử dụng phiếu học tập để phát huy kĩ năng khái quát hóa.  23  4.5.  Sử dụng phiếu học tập để phát huy kĩ năng suy luận  24  5. Danh mục hệ thống các phiếu học tập dùng trong các bài lên lớp tri thức mới  địa lí lớp 7.  25  PHẦN KẾT LUẬN.  1. Ý nghĩa và đóng góp của đề tài  30  2. Kết quả đạt được và hạn chế của đề tài.  30  2.1. Kết quả đạt được.  30  2.2. Hạn chế.  30  3. Hướng phát triển của đề tài  30  TÀI LIỆU THAM KHẢO  PHỤ LỤC 4  thinhk33@gmail.com  PHẦN MỞ ĐẦU  1. Lý do chọn đề tài.  Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện đại­Quan điểm  lấy  người học  làm  trung  tâm  của quá trình  dạy học  thì việc đổi  mới  phương  pháp dạy học trở thành một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và bức thiết.  Nghị quyết trung ương 2 ban chấp hành trung ương đảng khóa VIII đã  nhấn mạnh tới việc đổi mới phương pháp giáo dục hiện đại.“ Đổi mới mạnh mẽ  phương pháp giáo dục­đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện  nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên  tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy­học, đảm bảo điều kiện và thời  gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh nhất là sinh viên đại học. Phát triển  mạnh phong  trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân  nhất  là  thanh  niên”.  Nghị  quyết  số  40/2000/QH  10,  ngày  09  tháng  12  năm  2000  của  quốc  hội  khóa  X  về  đổi  mới  chương  trình  giáo  dục  phổ  thông  đã  khẳng định: “Mục tiêu của việc đổi mới chương trình phổ thông lần này là xây  dựng  chương  trình,  phương  pháp  giáo  dục,  sách  giáo  khoa  phổ  thông  mới  nhằm nâng cao giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển  nguồn nhân lực, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với  truyền thống và thực tiễn Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông của  các nước đang phát triển trong khu vực và thế giới”. Bởi vậy, đổi mới phương  pháp giáo dục trong nhà trường là một nhiệm vụ cực kì quan trọng dành cho tất  cả các giáo viên, các nhà giáo dục và cả toàn nghành giáo dục, của cả xã hội.  Trong đó, Địa lí nhà trường có vai trò cực kì quan trọng vị đặc thù của môn học  là gắn với thực tiễn cuộc sống.  Địa lí phổ thông mà đặc biệt là địa lí trung học cơ sở có vai trò quan trọng  trong sự tiếp nối các kiến thức địa lí mà các em được học bậc tiểu học. Địa lí  lớp 7 giúp các em có cái nhìn tổng quát về các môi trường địa lí, thiên nhiên và  con người ở các châu lục. Những kiến thức này hầu như rất xa lạ với các em 5  thinhk33@gmail.com  Vì vậy, phương thức truyền đạt tốt nhất là cho học sinh hoạt động tự tìm  ra kiến thức thông qua hoạt động với các phiếu học tập do giáo viên đưa ra.  Phiếu  học  tập  giúp định  hướng nhận thức cho  học  sinh,  giúp học  sinh  diễn đạt ý tưởng của mình một cách trọn vẹn và đầy đủ Khi sử dụng phiếu  học tập, sẽ rèn cho học sinh các kĩ năng, thao thác hoạt động, phát huy công tác  độc lập, tinh thần trách nhiệm trong học tập, rèn luyện khả năng tư duy, sáng  tạo của bản thân trong quá trình học tập. Đồng thời, sử dụng phiếu học tập còn  giúp học sinh vừa nắm vững tri thức vừa rèn luyện khả năng tự học, tự sáng tạo.  Như vậy, phiếu học tập có vai trò rất lớn trong việc hình thành kĩ năng nhận  thức, sáng tạo và khả năng tự học ở mỗi học sinh.  Nhìn  chung  ở  các trường phổ  thông, các  trường  trung học  cơ  sở,  giáo  viên còn gặp lúng túng trong việc sử dụng phiếu học tập trong các bài dạy của  mình, làm cho chất lượng bài dạy không cao.  Vì vậy, đề tài: “XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHIẾU HỌC TẬP CHO  CÁC BÀI LÊN LỚP TRI THỨC MỚI ĐỊA LÍ LỚP 7 TRƯỜNG THCS”  được nghiên cứu nhằm xây dựng hệ thống các phiếu học tập cho các nội dung  nêu trong địa lí lớp 7. Phục vụ có hiệu quả cho công tác dạy học địa lí lớp 7 nói  riêng và trường trung học cơ sở nói chung.  Hy vọng rằng, đề tài này sẽ  có ích cho giáo viên trong giảng dạy địa lí ở  trường trung học cơ sở. Là tài liệu học tập cho học sinh và là nguồn tư liệu tham  khảo giúp cho sinh viên địa lí các trường Đại Học – Cao Đẳng trong việc học  tập và tập làm nghiên cứu khoa học giáo dục 6  thinhk33@gmail.com  2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.  ­ Xây dựng hệ thống các phiếu học tập cho các nội dung nêu trong địa lí lớp 7.  3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.  ­  Tìm hiểu về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc sử dụng phiếu học tập  trong dạy học địa lí.  ­  Tìm hiểu về chương trình sách giáo khoa và chương trình địa lí lớp 7.  ­  Tìm hiểu về cấu trúc và cách thức xây dựng chung cho phiếu học tập.  ­  Tìm hiểu về các cách sử dụng phiếu học tập trong dạy học địa lí.  ­  Xây dựng hệ thống phiếu học tập cho các bài lên lớp địa lý lớp 7.  4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.  ­  Các loại phiếu học tập dùng trong dạy học địa lí lớp 7.  5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.  ­  Sử dụng  phiếu học tập trong dạy học địa lí lớp 7.  ­  Hình thức tổ chức: Bài lên lớp nghiên cứu tài liệu mới  6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.  ­  Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc tài liệu, tổng hợp, phân tích tư liệu.  ð Đó các công trình nghiên cứu có trước liên quan đến đề tài nghiên cứu  ð  Các  tác  phẩm  kinh  điển,  văn  kiện,  nghị  quyết  có  liên  quan  đến  đề  tài  nghiên cứu  ð… v.v……  ­  Phương pháp điều tra, khảo sát  ­  Phương pháp thống kê toán học 7  thinhk33@gmail.com  PHẦN NỘI DUNG  CHƯƠNG I:  CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CHO VIỆC XÂY DỰNG  CÁC PHIẾU HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở THCS  1.  Cơ  sở  lí  luận  của  việc  xây  dựng  hệ  thống  phiếu  học  tập  trong dạy học địa lí ở THCS.  1.1. Khái niệm  Theo PGS.TS. Nguyễn Đức Thành: “Để tổ chức các hoạt động của học  sinh, người ta phải dùng các phiếu hoạt động học tập gọi tắt là phiếu học tập.  Còn gọi cách  khác  là phiếu  hoạt động hay  phiếu  làm  việc.  Phiếu  học  tập  là  những tờ giấy rời, in sẵn những công tác độc lập hay làm theo nhóm nhỏ, được  phát cho học sinh để học sinh hoàn thành trong một thời gian ngắn của tiết học.  Trong mỗi phiếu học tập có ghi rõ một vài nhiệm vụ nhận thức nhằm hướng tới  hình thành kiến thức mới, kĩ năng hay rèn luyện thao tác tư duy để giao cho học  sinh”.  Nội dung hoạt động được ghi trong phiếu học tập có thể là tìm ý điền tiếp  hoặc tìm thông tin phù hợp với yêu cầu của hàng và cột trong bảng  hay trả lời  câu hỏi. Nguồn thông tin để học sinh hoàn thành phiếu học tập có thể là trong  sách  giáo  khoa,  hình  vẽ,  các  thí  nghiệm,  mô  hình,  sơ  đồ  và  những  tài  liệu  khác….  Phiếu học tập là công cụ cá thể hóa hoạt động học tập của học sinh và là  công cụ xử lí các thông tin ngược từ học sinh đến giáo viên.  1.2. Vai trò của việc sử dụng phiếu học tập trong dạy học địa lí  Theo  GS.  Trần Bá Hoành:  “Trong  cách dạy học  tích cực  khi  sử  dụng  phiếu học tập có sự giao tiếp thường xuyên giữa thầy và trò,giữa trò với trò, bài  học được xây dựng từ những đóng góp của học sinh thông qua các hoạt động  tập thể do thầy tổ chức” 8  thinhk33@gmail.com  Còn theo PGS.TS. Nguyễn Đức thành: “Phiếu học tập có ưu thế hơn câu  hỏi, bài tập ở chỗ muốn xác định một vài nội dung kiến thức nào đó thỏa mãn  nhiều tiêu chí hoặc xác định nhiều nội dung từ các tiêu chí khác nhau, nếu diễn  đạt bằng câu hỏi thì dài dòng. Ta có thể thay một bảng có các tiêu chí thuộc các  hàng, các cột khác nhau Học sinh căn cứ vào các tiêu chí ở hàng và cột để tìm  ý điền vào ô trống cho phù hợp Như vậy giá trị lớn nhất của phiếu học tập với  nhiệm vụ học tập phức tạp được định hướng rõ ràng, diễn đạt ngắn gọn bằng  một bảng gồm có các hàng, cột ghi rõ các tiêu chí cụ thể”.  Trong dạy học truyền thống, giáo viên là trung tâm của hoạt động, trong  một giờ học thì hoạt động của giáo viên chiếm phần lớn, giáo viên trình bày,  giảng giải, biểu diễn thí nghiệm, phân tích, tổng hợp, minh họa v.v. còn học  sinh  thì  ngồi  ghi  chép,  nhìn  quan  sát  một  cách  thụ  động. Khi  giáo  viên  nêu  những câu hỏi thì học sinh trả lời nhưng chỉ một vài em hoạt động còn hầu hết  các học sinh còn lại ngồi nghe câu trả lời của các bạn. Vì vậy, học sinh ít được  hoạt động, kĩ năng của các em ít được rèn luyện và khả năng tư duy, khả năng  nhận thức của học sinh ít được phát triển. Mặc khác, giáo viên chỉ có thể đánh  giá học sinh thông qua gọi kiểm tra và ở một số học sinh hay trả lời câu hỏi.  Bằng việc sử dụng các phiếu học  tập, chuyển hoạt động của giáo viên từ  trình bày, giảng giải, thuyết minh sang hoạt động hướng dẫn, chỉ đạo. Như vậy,  mọi học sinh được tham gia hoạt động tích cực, không còn hiện tượng thụ động  nghe giảng.  Như vậy, bằng việc hoàn thành phiếu học tập, học sinh tự đánh giá được  hoạt động tích cực, tạo được hứng thú trong giờ học, kích thích tư duy của học  sinh. Đặc biệt, khi dùng phiếu học tập giáo viên có thể kiểm soát đánh giá được  trình độ của học sinh và từ đó có những điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với  từng đối tượng học sinh và từ đó nâng cao chất lượng.  Tựu chung lại, phiếu học tập có vai trò cực kì quan trọng: 9  thinhk33@gmail.com  ­  Là công cụ hoạt động và giao tiếp giữa thầy và trò, giữa trò với trò, giữa trò  với những yêu cầu của bài học.  ­  Định hướng rõ ràng, diễn đạt ngắn gọn bằng một bảng gồm có các hàng, cột  ghi rõ các tiêu chí cụ thể. Giúp định hướng nhận thức và nội dung thực hiện.  ­  Là  công cụ cho phép cá thể hoá hoạt động học tập và đồng thời nó là  công cụ hữu hiệu trong việc thu thập và xử lí các thông tin ngược.  ­  Thông tin được truyền nhanh ( bằng thị giác) và lưu giữ trong óc học sinh  lâu hơn  ­  Phương tiện để tổ chức hoạt động học tập của học sinh nhằm lĩnh hội, khám  phá kiến thức mới, củng cố kiến thức đã có. Khi giáo viên sử dụng phiếu  học tập thì tất cả học sinh đều phải suy nghĩ và làm việc theo khả năng  của mình. Lôi cuốn, gây hứng thú và duy trì sự hưng phấn  cho học sinh  trong giờ học. Giúp học sinh tích cực hoạt động hơn, tự giác hơn và sáng  tạo trong quá trình học tập.  ­  Là phương tiện để phát triển các kĩ năng kĩ năng nhận thức cho học sinh.  Thông qua  làm  việc  với phiếu  học  tập thì các  kĩ  năng  về tư duy,  kĩ  năng  nhận thức (Phân tích, so sánh, tổng hợp, suy luận  ) sẽ được phát triển cao  hơn.  1.3. Bản chất của việc sử dụng phiếu học tập trong dạy học địa lí.  ­  Phiếu học tập giúp định hướng hoạt động cho học sinh.  ­  Giáo viên nghiên cứu nội dung chương trình giảng dạy, lựa chọn ra những  bài, những phần có khả năng áp dụng phiếu học tập hiệu quả nhất. Phân tích  nội dung bài dạy, tìm ra những khái niệm cơ bản, khái niệm gốc cần truyền  đạt, hình thành.  ­  Giáo viên dựa vào chính phiếu học tập để soạn ra các tình huống dạy học  cũng như các thao tác, phương pháp dạy, lúc này phiếu học tập chính là mục  đích ­ phương tiện truyền đạt của giáo viên và lĩnh hội kiến thức của học  sinh 10  thinhk33@gmail.com  3. Cấu trúc và cách xây dựng phiếu học tập.  3.1. Cấu trúc của một phiếu học tập.  Phiếu học tập là một tài liệu hướng dẫn học, nghĩa là hướng dẫn học sinh  trình tự thực hiện các thao tác để tìm ra kết quả học tập.  Do vậy, thành phần của phiếu học tập gồm có phần chủ yếu sau đây:  ­  Phần dẫn dắt thực hiện : Vừa là điều kiện cho, vừa chỉ dẫn nguồn thông tin  cho học sinh cần sử dụng.  ­  Phần hoạt động :  Các  công  việc  cần thực hiện,  đó chính là  các  nhiệm  vụ  nhận thức mà học sinh phải hoàn thành.  ­  Thời gian hoàn thành  ­  Đáp án (sẽ có phần riêng khi giáo viên đưa ra kết quả hoạt động và tổng kết  nội dung).  Ví dụ :  PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1  Họ và tên học sinh (nhóm)………………     Lớp ….…   Quan sát lược đồ 5.2 trong sách giáo khoa, hình 5.3 và  5.4, cho biết vị  trí địa lí và đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm bằng cách điền vào bảng  dưới đây:  Vị trí địa lí  Đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm  Khí hậu  Sinh vật  Nhiệt độ :………  Động vật: ……….  Lượng mưa: ……  Thực vật…………  Ghi chú : Thời gian hoàn thành 5 phút 21  thinhk33@gmail.com  Phần dẫn dắt thực hiện :  « Quan sát lược đồ 5.2 trong sách giáo khoa, hình 5.3 và  5.4 » thì điều  kiện cho là những thông tin trong lược đồ 5.2 trong sách giáo khoa và hình 5.3  và 5.4. Những thông tin trong bảng của phiếu học tập là phần dẫn dắt thực hiện.  Phần hoạt động :  ­  Quan sát lược đồ 5.2 trong sách giáo khoa, hình 5.3 và  5.4  ­  Trình bày vị trí địa lí và đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm  ­  Hoàn thành bảng trong phiếu học tập  Thời gian : Tùy theo khối lượng công việc mà ấn định thời gian cho phù  hợp : Có thể là 5, 10, 15 phút và có thể dài hơn. Trong trường hợp trên thời gian  hoàn thành là 5 phút.  Đáp án (sẽ có phần riêng khi giáo viên đưa ra kết quả hoạt động và tổng  kết nội dung).  3.2. Cách thức xây dựng cho một phiếu học tập.  Quy trình xây dựng chung cho một phiếu học tập  Bước 1: Phân  tích  bài dạy, xác định  trường  hợp  cụ  thể  có  thể  việc  sử  dụng phiếu học tập trong bài dạy học.  Bước 2: Xác định nội dung của phiếu học tập, cách trình bày nội dung  của phiếu học tập và hình thức thể hiện trong phiếu học tập.  Nội dung của phiếu học tập được xác định dựa vào một số cơ sở sau: mục  tiêu của bài học, kiến thức cơ bản, phân bố thời gian, phương pháp và phương  tiện dạy học, môi trường lớp học để xác định nội dung, khối lượng công việc  trong phiếu học tập cho phù hợp.  Bước 3: Viết phiếu học tập.  Các thông tin, yêu cầu trên phiếu học tập phải được ghi rõ ràng, ngắn gọn,  chính xác, dễ hiểu. Phần dành cho học sinh điền các thông tin phải có khoảng  trống thích hợp 22  thinhk33@gmail.com  4. Sử  dụng phiếu  học  tập  để  hình thành  kiến  thức  mới  cho  học sinh trong khi dạy các bài lên lớp nêu trong Địa Lí lớp 7.  Trong khi  hình thành kiến  thức  mới,  học sinh  cần  được  rèn  luyện  các  thao tác, kĩ năng trong từng hoạt động, kết quả hoạt động chính là vấn đề mà  học sinh cần tiếp thu. Vì vậy, khi hình thành kiến thức mới cho học sinh, giáo  viên cần sử dụng các phiếu học tập để hình thành các kĩ năng nhận thức cho các  em.  * Quy trình sử dụng phiếu học tập:  Bước 1.  ­ Phân nhóm và phát phiếu cho từng nhóm.  ­  Giới  thiệu,  nêu  yêu  cầu,  cách  thức  làm  việc  và  thời  gian  hoàn  thành  phiếu.  Bước 2.  ­ Học sinh hoàn thành phiếu học tập.  ­ Giáo viên bao quát lớp và hướng dẫn đối với những nhóm yếu.  Bước 3.  ­  Báo cáo kết quả hoạt động của nhóm. Giáo viên tổng kết.  * Các hình thức sử dụng phiếu học tập:  Trong quá trình sử dụng các loại phiếu trên có thể  giao phiếu cho học  sinh bằng các hình thức sau:  Hình thức 1: Phát cho mỗi em một phiếu. Hình thức này giúp học sinh, tự  độc lập suy nghĩ tìm tòi để trả lời câu hỏi và bài tập.  Hình thức 2: Phát cho mỗi nhóm 1 phiếu. Hình thức này giúp học sinh  thảo luận trao đổi theo nhóm. Sau khi thảo luận nhóm thống nhất ý kiến và ghi  nội dung trả lời vào phiếu. Hình thức này giúp cho học sinh giao lưu, trao đổi,  học tập kinh nghiệm của nhau, hỗ trợ nhau.  Hình thức 3: Cả lớp chỉ có một phiếu học tập. Hình thức này giáo viên  phải soạn một phiếu học tập bằng bảng phụ để học sinh dưới lớp tự mình suy  nghĩ hoặc trao đổi nhóm 23  thinhk33@gmail.com  4.1. Sử dụng phiếu học tập để phát huy kĩ năng quan sát  Khi quan sát hình vẽ, biểu đồ, lược đồ  có nhiều chi tiết, giáo viên nên  dùng phiếu học tập để học sinh quan sát, phát hiện vấn đề, từ đó rèn luyện kĩ  năng cho học sinh.  Ví dụ: Bài 51. Thiên nhiên châu Âu.  Mục 2. Khí hậu, sông ngòi, thực vật.  Khi tìm hiểu về sự phân bố của các kiểu khí hậu châu Âu. Giáo viên sử  dụng phiếu học tập để phát huy năng lực quan sát của học sinh.  Bước 1.  ­ Giáo viên phân 4 em thành 1nhóm và phát phiếu cho từng nhóm.  ­  Giới  thiệu,  nêu  yêu  cầu,  cách  thức  làm  việc  và  thời  gian  hoàn  thành  phiếu.  PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2  Họ và tên (nhóm)……………………….   Lớp……………  Quan sát hình 51.2 trong sách giáo khoa, hãy cho biết Châu Âu có các  kiểu khí hậu nào và phân bố ở đâu:  Khí hậu châu Âu  Các kiểu khí hậu  Phân Bố  Thời gian hoàn thành 5 phút Bước 2.  ­ Học sinh hoàn thành phiếu học tập.  ­ Giáo viên bao quát lớp và hướng dẫn đối với những nhóm yếu.  Bước 3.  ­  Báo cáo kết quả hoạt động của nhóm. Giáo viên tổng kết.  24  thinhk33@gmail.com  4.2. Sử dụng phiếu học tập để phát huy kĩ năng phân tích  Khi đi sâu nghiên cứu một nội dung nào đó cần phân tích. Trong trường  hợp này, giáo viên dùng phiếu học tập, yêu cầu học học sinh đọc thông tin trong  sách giáo khoa rồi tự đó phân tích nội dung và rút ra kiến thức.  Ví dụ: Bài 10. Dân số và sức em dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng.  Mục 2. Sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường.  Với  vấn đề  này. Giáo  viên  có  thể  sử dụng  phiếu  học  tập  thiết  kế dưới  dạng  sơ  đồ  cho  học  sinh  tìm  hiểu,  trình  bày  những  vấn  đề  về  dân  số  tới  tài  nguyên và môi trường. Từ đó, phát huy kĩ năng phân tích của hoc học sinh.  Bước 1.  ­ Giáo viên phân 1 tổ (2 bàn) thành 1nhóm và phát phiếu cho từng nhóm.  ­  Giới  thiệu,  nêu  yêu  cầu,  cách  thức  làm  việc  và  thời  gian  hoàn  thành  phiếu.  PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3  Họ và tên (nhóm)……………………….   Lớp……………  Hoàn thành sơ đồ dưới đây để nêu rõ tác động tiêu cực của sự gia tăng dân số  quá nhanh đối với tài nguyên và môi trường đới nóng:  Dân số tăng quá nhanh Tài nguyên bị khai thác  kiệt quệ  ………….………………  ……….…………………  ……….…………………  ……….…………………  ………… ……………… Môi trường bị hủy hoại  …………………………  …………………………  …………………………  …………………………  …………………………  …………………… …  Thời gian hoàn thành 5 phút  Bước 2.  ­ Học sinh hoàn thành phiếu học tập.  ­ Giáo viên bao quát lớp và hướng dẫn đối với những nhóm yếu  Bước 3.  ­ Báo cáo kết quả hoạt động của nhóm. Giáo viên tổng kết.  25  thinhk33@gmail.com  4.3. Sử dụng phiếu học tập để phát huy kĩ năng so sánh  Khi nghiên cứu một vấn đề mà chứa đựng nhiều nội dung, học sinh gặp  khó khăn trong vấn đề nhận thức. Do đó, giáo viên cần định hướng cho người  học thông qua phiếu học tập.  Ví dụ: Bài 32. Các khu vực châu Phi.  Mục 2. Khu vực trung phi.  Ở khu vực Trung phi thì đặc điểm tự nhiên có 2 miền khá rõ ràng là phía  Tây và phía Đông.  Hai bộ phận này khác nhau về các thành phần tự nhiên. Do  vậy, giáo viên có thể sử dụng phiếu học tập dạng bảng để so sánh sự khác biệt  về tự nhiên giữa hai miền.  Bước 1.  ­ Giáo viên phân 4 em thành 1nhóm và phát phiếu cho từng nhóm.  ­  Giới  thiệu,  nêu  yêu  cầu,  cách  thức  làm  việc  và  thời  gian  hoàn  thành  phiếu.  PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4  Họ và tên (nhóm)……………………….   Lớp……………  Dựa vào nội dung sách giáo khoa, hãy so sánh sự khác biệt giữa phần  phía tây và phần phía đông của khu vực trung phi:  Thành phần tự  nhiên  Phần phía Tây  Phần phía Đông  Địa hình chủ yếu  Khí hậu  Thảm thực vật  Thời gian hoàn thành 5 phút Bước 2.  ­ Học sinh hoàn thành phiếu học tập.  ­ Giáo viên bao quát lớp và hướng dẫn đối với những nhóm yếu  Bước 3.  ­ Báo cáo kết quả hoạt động của nhóm. Giáo viên tổng kết.  26  thinhk33@gmail.com  4.4. Sử dụng phiếu học tập để phát huy kĩ năng quy nạp, khái quát  hóa.  Khi tìm hiểu một vấn đề tương đối khó, cần tổng hợp nội dung mới thấy  được bản chất của vấn đề, giáo viên có thể sử dụng phiếu học tập tập (dạng tổng  hợp) để hoàn thiện dần kĩ năng khái quát, quy nạp.  Ví dụ: Bài 13. Môi trường đới Ôn hòa. Mục 1. Khí hậu.  Ở phần này, do đặc điểm về vị trí địa lí nên khí hậu của đới Ôn hòa mang  tính chất trung gian và thất thường Muốn hiểu rõ vấn đề này, thì học sinh phải  huy động kiến thức khí hậu của đới Nóng và đới Lạnh rồi so sánh với đới Ôn  hòa mới thấy được đặc điểm riêng của khí hậu đới Ôn hòa. Do vậy, giáo viên  nên sử dụng bảng dạng tổng hợp so sánh để giúp học sinh có thể dễ dàng tìm  tiếp thu thức và phát huy kĩ năng quy nạp, khái quát của các em.  Bước 1.  ­  Giáo viên phân 1 tổ (2 bàn) thành 1nhóm và phát phiếu cho từng nhóm.  ­  Giới thiệu, nêu yêu cầu, cách thức làm việc và thời gian hoàn thành phiếu.  PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5  Họ và tên (nhóm)……………………….   Lớp……………  Hãy  làm  sáng  tỏ  tính  chất  trung  gian  của  khí  hậu  và  tính  chất  thất  thường của thời tiết khí hậu đới ôn hòa qua bảng sau:  Đặc trưng  Biểu hiện  Nhiệt độ  Lượng mưa  Tính chất trung gian  ­So với đới lạnh………….  ­So với đới lạnh………….  của khí hậu  ­So với đới nóng…………  ­So với đới nóng…………  Tính chất thất  ­Sự thay đổi……………  ­Sự phân bố……………  thường của thời tiết  Thời gian hoàn thành 5 phút Bước 2.  ­ Học sinh hoàn thành phiếu học tập.  ­ Giáo viên bao quát lớp và hướng dẫn đối với những nhóm yếu  Bước 3.  ­ Báo cáo kết quả hoạt động của nhóm. Giáo viên tổng kết.  27  thinhk33@gmail.com  4.5. Sử dụng phiếu học tập để phát huy kĩ năng suy luận.  Loại phiếu này dựa trên quy luật nhân­quả của các hiện tượng địa lí, các  mối liên hệ tác động qua lại giữa các đối tượng địa lí. Giáo viên sử dụng phiếu  học tập để hình thành kĩ năng suy luận cho học sinh.  Ví dụ: Bài 46. Mục 3. Giải thích sự khác nhau của thảm thực vật ở sườn Đông  và sườn Tây dãy núi An­det. Học sinh phải dựa vào những kiến thức về các  nhân tố ( Dòng biển, gió, địa hình, vị trí địa lí) ảnh hưởng đến khí hậu ra sao?  rồi tác động đến thực vật như thế nào?. Chuỗi liên kết này theo trình tự logic.  Giáo viên nên sử dụng phiếu học tập để phát huy năng lực suy luận của các em.  Quy trình thực hiện đúng theo quy trình sử dụng phiếu học tập như đã  trình bày ở trên.  PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6  Họ và tên (nhóm)……………………….   Lớp……………  Học sinh theo nhóm quan sát hình 46.1 và 46.2 (trang 139, SGK), và lược đồ tự  nhiên Trung và Nam Mĩ (lược đồ tự nhiên Châu Mĩ) kết hợp với sự hiểu biết của bản  thân. Hãy giải thích sự phân hóa thảm thực vật sườn Đông và sườn Tây bằng cách hoàn  thành bảng sau:  Nhân tố ảnh hưởng  Hướng sườn  Dòng biển  Gió  Kết quả  Khí hậu  Thảm thực vật  Sườn Đông  Sườn tây  Kết luận  Ở độ cao 0­1000 m  ­ Sườn Đông có thảm thực vật rừng nhiệt đới vì:    …………………………………………………………….  …………………………………………………………………………………………  ­ Sườn Tây có thảm thực vật nữa hoang mạc vì: ……………………………………   …………………………………………………………………………………………  ……………………………………………………………………………………… 28  Thời gian hoàn thành phút  thinhk33@gmail.com  5. Danh mục hệ thống phiếu học tập dùng trong các bài  lên lớp tri thức mới Địa Lí lớp 7.  Stt  Bài học  Nội dung  Phân loại  Phiếu học tập số  Sự  phân  bố  dân  1. Sự phân bố dân cư  2  cư. Các chủng tộc  trên thế giới.  2.  Các  chủng  tộc  trên  Quần cư. Đô thị  2. Đô thị hóa, các siêu  đô thị  5  Đới nóng. Xích  đạo ẩm  Kĩ năng so sánh  Kĩ năng quan sát  Kĩ năng phân tích  Môi trường nhiệt  đới  II. Môi trường xích  đới gió mùa  8  canh  tác  ở  đới  nóng  Phiếu học tập số  4  Phiếu học tập số  5  6  khái quát hóa  Phiếu học tập số  Phiếu học tập số  1. Khí hậu  8  2.  Đặc  điểm  môi  Phiếu học tập số  9  Kĩ năng phân tích  Phiếu học tập số  10  2.  Đặc  điểm  môi  Phiếu học tập số  trường  nhiệt  đới  gió  11  mùa.  Các  hình  thức  3  7  1. Khí hậu  7  Phiếu học tập số  Kĩ năng tổng hợp,  trường nhiệt đới  Môi  trường  nhiệt  Phiếu học tập số  Phiếu học tập số  I. Đới nóng  đạo ẩm.  6  1  2  và quần cư đô thị  hóa  Kĩ năng quan sát  thế giới.  1.  Quần  cư  nông  thôn  3  Địa chỉ  2.  Làm  ruộng,  thâm  Kĩ năng tổng hợp,  Phiếu học tập số  canh lúa nước  khái quát hóa  12 29  thinhk33@gmail.com  Hoạt  động  sản  9  Phiếu học tập số  xuất  nông  nghiệp  1. Đặc điểm sản xuất ở  ở  môi  trường  đới  môi trường đới nóng  Kĩ năng phân tích  nóng.  Phiếu học tập số  1. Dân số  15  dân  số  tới  tài  nguyên,  Phiếu học tập số  môi  2. Sức ép dân số tới tài  trường đới nóng.  nguyên, môi trường  16  Kĩ năng phân tích  Phiếu học tập số  nổ  đô  thị  ở  đới  19  nóng  2. Đô thị hóa  Môi trường đới ôn  hòa  Kĩ năng quan sát  14  nghiệp ở đới ôn  hòa  khái quát hóa  2. Sự phân hóa của môi  15  nghiệp  ở  đới  Ôn  hòa  21  Phiếu học tập số  22  23  hiện  đại  có  cơ  cấu  đa  Kĩ năng quan sát  dạng  Phiếu học tập số  24  2.  Cảnh  quan  công  Kĩ năng quan sát  Đô  thị  hóa  ở  đới  1. Đô thị hóa ở mức độ  Ôn hòa  20  Phiếu học tập số  nghiệp chủ yếu  nghiệp  16  Kĩ năng phân tích  2.  Các  sản phẩm nông  1.Nền  công  nghiệp  Hoạt  động  công  Phiếu học tập số  Kĩ năng tổng hợp,  Phiếu học tập số  1. Khí hậu  trường  Hoạt động nông  17  18  Di  dân.  Sự  bùng  13  Phiếu học tập số  Phiếu học tập số  1. Sự di dân  11  Phiếu học tập số  14  Dân  số,  sức  ép  10  13  cao  Phiếu học tập số  25  Phiếu học tập số  Kĩ năng phân tích  26 30  thinhk33@gmail.com  Phiếu học tập số  2. Các vấn đề đô thị  Kĩ năng phân tích  Phiếu học tập số  Ô nhiễm môi  17  trường ở đới Ôn  1. Ô nhiễm không khí  hòa  19  27  28  Kĩ năng tổng hợp,  Phiếu học tập số  khái quát hóa  Môi trường hoang  1.  Đặc  điểm  của  môi  mạc  Phiếu học tập số  trường hoang mạc  30  Hoạt động kinh tế  20  21  Phiếu học tập số  của  con  người  ở  1. Hoạt động kinh tế  Hoang mạc  Kĩ năng phân tích  Môi trường đới  1. Đặc điểm của môi  lạnh  trường  32  Phiếu học tập số  của  con  người  ở  Cũng cố  đới lạnh  Kĩ năng tổng hợp,  2.  Địa hình  và  khoáng  26  27  khái quát hóa  Thiên nhiên châu  sản  phi  Thiên nhiên châu  phi (tt)  35  3. Khí hậu  Kĩ năng quan sát  phi  phi (tt)  36  37  Kĩ năng tổng hợp,  Phiếu học tập số  khái quát hóa  2. Khu vực Trung phi  Các khu vực châu  33  Phiếu học tập số  Phiếu học tập số  Kinh tế châu phi  Các khu vực châu  Phiếu học tập số  Phiếu học tập số  Cũng cố  3. Dịch vụ  32  33  34  1. Nông nghiệp  30  31  Phiếu học tập số  Hoạt động kinh tế  22  29  38  Phiếu học tập số  Kĩ năng so sánh  39  Phiếu học tập số  Cũng cố  40 31  thinhk33@gmail.com  Thực  hành:  So  34  sánh  nền  kinh  tế  của  ba  khu  vực  châu phi  35  Kĩ năng so sánh  Bài tập 1  41  Phiếu học tập số  Bài tập 2  42  Khái quát châu  1. Một lãnh thổ rộng  Mĩ  lớn  Kĩ năng tổng hợp,  Phiếu học tập số  khái quát hóa  1. Các khu vực địa  36  Thiên nhiên Bắc  Mĩ  Dân cư Bắc Mĩ  38  Kinh tế Bắc Mĩ  39  40  41  hình  Kĩ năng so sánh  tiên tiến  44  Phiếu học tập số  45  Phiếu học tập số  1. Sự phân bố dân cư  1. Nền nông nghiệp  43  Phiếu học tập số  2. Sự phân hóa khí hậu  37  Phiếu học tập số  46  Kĩ năng quan sát  Phiếu học tập số  47  Kinh tế Bắc Mĩ  2.  Công  nghiệp  chiếm  Phiếu học tập số  (tt)  vị trí hàng đầu thế giới  48  Thực hành:  Bài tập 1  Thiên  nhiên  Trung và Nam Mĩ  Phiếu học tập số  49  Kĩ năng so sánh  1. Khái quát tự nhiên  Phiếu học tập số  50  Phiếu học tập số  51  44  45  Kinh  tế  Trung  và  Nam Mĩ  Kinh tế Trung và  Nam Mĩ  Phiếu học tập số  1. Nông nghiệp  52  Phiếu học tập số  2. Công nghiệp  53  Kĩ năng quan sát  Bài tập 1  46  Phiếu học tập số  54  Thực hành:  Phiếu học tập số  Bài tập 2  55 32  thinhk33@gmail.com  Phiếu học tập số  Bài tập 3  56  Kĩ năng suy luận  Châu  Nam  Cực.  47  Châu  lục  lạnh  1. Khí hậu  57  nhất thế giới  48  49  50  51  52  53  54  Thiên nhiên châu  Đại Dương  Dân cư và kinh tế  1. Vị trí địa lí, đia hình  Kĩ năng quan sát  2. Khí hậu  Kĩ năng phân tích  1. Dân cư  Kĩ năng quan sát  2. Kinh tế  Kĩ năng phân tích  Bài tập 2  Kĩ năng phân tích  châu Đại Dương.  Thực hành  Thiên nhiên châu  2. Khí hậu, sông ngòi,  Âu  thực vật  Thiên  nhiên  châu  3.  Các  môi  trường  tự  Âu (tt).  nhiên  Thực hành  Bài tập 2  Dân cư, xã hội  châu Âu  Phiếu học tập số  Kĩ năng quan sát  Kĩ năng so sánh  Kĩ năng suy luận  2.  Dân  cư  châu  Âu  đang già đi. Mức đô thị  Kĩ năng suy luận  hóa cao  55  Kinh tế châu Âu  1. Nông nghiệp  Kĩ năng quan sát  58  Khu vực Nam Âu  1. Khái quát tự nhiên  Phiếu học tập số  58  Phiếu học tập số  59  Phiếu học tập số  60  Phiếu học tập số  61  Phiếu học tập số  62  Phiếu học tập số  63  Phiếu học tập số  64  Phiếu học tập số  65  Phiếu học tập số  66  Phiếu học tập số  67  Kĩ năng phân tích,  Phiếu học tập số  suy luận  68 33  thinhk33@gmail.com  PHẦN KẾT LUẬN  1. Ý nghĩa và đóng góp của đề tài  ­  Đây là tài liệu tham khảo giúp ích cho giáo viên trường trung học cơ sở  trong việc giảng dạy của mình. Là nguồn tài liệu phục vụ cho việc học tập của  học sinh và là nguồn tư liệu hữu ích giúp cho sinh viên các trường Đại Học­Cao  Đẳng trong công việc học tập và tập làm nghiên cứu khoa học giáo dục.  ­  Góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giảng  dạy ở trường trung học cơ sở.  2. Kết quả đạt được và hạn chế của đề tài.  2.1. Kết quả đạt được.  ­  Đánh  giá bước đầu  về  thực tế  việc  sử phiếu học  tập  trong dạy  học địa  lí ở  trường trung học cơ sở.  ­ Đưa ra cấu trúc và quy trình xây dựng phiếu học tập dùng trong dạy học địa lí.  ­ Đưa ra cách thức sử dụng phiếu học tập vào trong các khâu của quá trình dạy  học.  ­ Xác định các nội dung trong sách giáo khoa địa lí lớp 7 để xây dựng phiếu học  tập phục vụ cho dạy học địa lí.  ­ Xây dựng được 68 phiếu học tập cho các bài lên lớp tri thức mới Địa lí lớp 7.  2.2. Hạn chế.  ­ Chưa tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng tính khả thi của đề tài.  ­ Chưa đa dạng hóa các loại phiếu học tập dùng trong dạy học, chỉ mới tập trung  vào các loại phiếu học tập cơ bản dùng trong dạy học địa lí.  3. Hướng phát triển của đề tài  ­ Đề tài sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu khoa học giáo dục ở các lớp khác.  ­ Đa dạng hóa các loại phiếu học tập dùng trong dạy học địa lí   ­ Là nguồn tư liệu giúp ích cho cho sinh viên thuộc chuyên ngành địa lí nghiên  cứu làm khóa luận tốt nghiệp.  ­ Tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng tính khả thi của đề tài 34  thinhk33@gmail.com  Tài liệu tham khảo:  1.  GS.Nguyễn  Dược  (Tổng  chủ  biên),  Phan  Huy  Xu  (chủ  biên).  Nguyễn  Hữu Danh, Mai Phú Thanh  Sách giáo khoa địa lí lớp 7. Năm 2006.  2.  Phan Huy Xu (chủ biên) Nguyễn Hữu Danh, Mai Phú Thanh  Sách giáo  viên địa lí lớp 7. Năm 2006.  3.  Nguyễn Quý Thao (chủ biên). Phạm Thị Sen. Tập bản đồ bài tập và bài  thực hành địa lí lớp 7. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Năm 2010.  4.  PGS.TS Nguyễn Đức Vũ .Giáo trình: Phương pháp nghiên cứu khoa học  giáo dục trong địa lí nhà trường. Trung Tâm Đào Tạo Từ Xa­Đại Học  Huế. Năm 2007.  5.  PGS.TS Nguyễn Đức Vũ Phương tiện dạy học địa lí trường trung học  cơ sở. Năm 2006.  6.  Th.S. GVC Nguyễn Thị Xuân Thủy. Trường Cao Đẳng Sư Phạm Thừa  Thiên Huế. Đề tài khoa học cấp trường: “Xây dựng hệ thống các bài tập  nhận  thức  trong  chương  trình  địa  lí  lớp  7  nhằm  góp  phần  đổi  mới  phương pháp và nâng cao hiệu quả giảng dạy trường trung học cơ sở”.  7.  Nguyễn Đức Vũ (Chủ biên). Lê văn Dược – Trần Thị Tuyết Mai Bài tập  Địa Lí lớp 7 Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Năm 2010.  8.  Nguyễn  Ngọc  Bảo  (chủ  biên) –  Trần  Kiểm. Lí  luận dạy học  ở  trường  trung học cơ sở. Nhà xuất bản đại học sư phạm. Năm 2005.  9.  Đặng Văn Đức (Chủ biên) Nguyễn Thu Hằng – Mai Hà Phương. Giáo  trình lí luận dạy học Địa Lí phần cụ thể. Nhà xuất bản đại học sư phạm.  Năm 2007.  10.PGS.TS Nguyễn Đức Thành Chuyên đề tổ chức hoạt động học tập trong  dạy học sinh học ở trường trung học phổ thông Năm 2005.  11.GS.  Trần  Bá  Hoành.  Đổi  mới  phương  pháp  dạy  học  ở  trường  THCS.  Năm 2000 35  thinhk33@gmail.com  [...]... Qua thực trạng trên, tổng kết 3 bảng số liệu thì có thể rút ra một nhận xét  là : “Cần thiết phải xây dựng hệ thống phiếu học tập nhằm phục vụ có hiệu quả  công tác dạy học địa lí ở trường Trung học cơ sở” 16  thinhk33@gmail.com  CHƯƠNG II  XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHIẾU HỌC TẬP CHO CÁC BÀI LÊN  LỚP TRI THỨC MỚI ĐỊA LÍ LỚP 7.  1. Những tiền đề cơ bản.  1.1 Mục tiêu dạy học lớp 7.  Môn học địa lí ở lớp 7 nhằm giúp học sinh có những kiến thức phổ... (Tổng  chủ  biên),  Phan  Huy  Xu  (chủ  biên).  Nguyễn  Hữu Danh, Mai Phú Thanh  Sách giáo khoa địa lí lớp 7.  Năm 2006.  2.  Phan Huy Xu (chủ biên) Nguyễn Hữu Danh, Mai Phú Thanh  Sách giáo  viên địa lí lớp 7.  Năm 2006.  3.  Nguyễn Quý Thao (chủ biên). Phạm Thị Sen. Tập bản đồ bài tập và bài  thực hành địa lí lớp 7.  Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Năm 2010.  4.  PGS.TS Nguyễn Đức Vũ .Giáo trình: Phương pháp nghiên cứu khoa học ... này.  Đảm bảo tính kế thừa và phụ thuộc lẫn nhau:  Nội dung chương trình địa lí lớp 7 đã mang sẵn tính kế thừa và phụ thuộc  lẫn nhau, bổ sung cho nhau, nội dung trước làm nền tảng cho nội dung sau và  nội dung sau thông thường phát triển cho nội dung trước. Vì vậy, khi xây dựng  hệ thống các phiếu học tập cho các bào lên lớp địa lí lớp 7 thì chúng ta phải theo  trình tự phần, chương theo như chương trình và nội dung sách giáo khoa. ... Đưa ra cấu trúc và quy trình xây dựng phiếu học tập dùng trong dạy học địa lí.  ­ Đưa ra cách thức sử dụng phiếu học tập vào trong các khâu của quá trình dạy  học.  ­ Xác định các nội dung trong sách giáo khoa địa lí lớp 7 để xây dựng phiếu học  tập phục vụ cho dạy học địa lí.  ­ Xây dựng được 68 phiếu học tập cho các bài lên lớp tri thức mới Địa lí lớp 7.   2.2. Hạn chế.  ­ Chưa tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng tính khả thi của đề tài.  ­ Chưa đa dạng hóa các loại phiếu học tập dùng trong dạy học, chỉ... theo hướng học sinh phải khai thác kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau để giải  quyết các nhiệm vụ nhận thức.  Tóm lại, các bộ phận trong chương trình địa lí lớp 7  tạo thành một hệ  thống  gắn  bó  chặt  chẽ  với  nhau.  Vậy  nên,  việc  sử  dụng  phiếu  học  tập  dùng  trong dạy học địa lí lớp 7 sẽ tạo điều kiện liện kết hệ thống đó thành một khối và  thống nhất 18  thinhk33@gmail.com  1.3. Trình độ nhận thức của học sinh. ... Th.S. GVC Nguyễn Thị Xuân Thủy. Trường Cao Đẳng Sư Phạm Thừa  Thiên Huế. Đề tài khoa học cấp trường:  Xây dựng hệ thống các bài tập  nhận  thức  trong  chương  trình  địa  lí  lớp  7  nhằm  góp  phần  đổi  mới  phương pháp và nâng cao hiệu quả giảng dạy ở trường trung học cơ sở”.  7.  Nguyễn Đức Vũ (Chủ biên). Lê văn Dược – Trần Thị Tuyết Mai Bài tập  Địa Lí lớp 7 Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Năm 2010.  8.  Nguyễn  Ngọc  Bảo ... chính xác, dễ hiểu. Phần dành cho học sinh điền các thông tin phải có khoảng  trống thích hợp 22  thinhk33@gmail.com  4. Sử  dụng phiếu  học  tập  để  hình thành  kiến  thức  mới  cho  học sinh trong khi dạy các bài lên lớp nêu trong Địa Lí lớp 7.   Trong khi  hình thành kiến  thức  mới,  học sinh  cần  được  rèn  luyện  các  thao tác, kĩ năng trong từng hoạt động, kết quả hoạt động chính là vấn đề mà  học sinh cần tiếp thu. Vì vậy, khi hình thành kiến thức mới cho học sinh, giáo ...   …………………………………………………………………………………………  ……………………………………………………………………………………… 28  Thời gian hoàn thành 7 phút  thinhk33@gmail.com  5. Danh mục hệ thống phiếu học tập dùng trong các bài  lên lớp tri thức mới Địa Lí lớp 7.   Stt  Bài học  Nội dung  Phân loại  Phiếu học tập số  Sự  phân  bố  dân  1. Sự phân bố dân cư  2  cư. Các chủng tộc  trên thế giới.  2.  Các  chủng  tộc  trên  Quần cư. Đô thị  2. Đô thị hóa, các siêu ... Từ những mục tiêu trên chính là những định hướng cơ bản để tạo điều  kiện  cho  việc  xây  dựng  hệ  thống  phiếu  học  tập  trong  dạy  học  địa  lí  lớp  7  Trường trung học cơ sở.  1.2.Nội dung chương trình và sách giáo khoa lớp 7.  Nội dụng chương trình địa lí lớp 7 có 2 khối kiến thức rất rõ rệt:  ­ Ở khối kiến thức thứ nhất, học sinh được cung cấp những hiểu biết về  thành phần nhân văn của môi trường và các môi trường địa lí trên Trái Đất Đây 17  thinhk33@gmail.com ... đạt được mục tiêu đó chính  là việc học thông qua giải quyết các phiếu học tập. Tuy nhiên, việc áp dụng các  phiếu học tập trong quá trình dạy học hay không còn tùy vào chất lượng của các  phiếu học tập. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống các phiếu học tập phải đáp ứng  một số nguyên tắc cơ bản sau đây:  ­ Đảm bảo tính cơ bản gắn liền với tính tổng hợp 19  thinhk33@gmail.com  ­ Đảm bảo tính kế thừa và phụ thuộc lẫn nhau.  ... Vì vậy, đề tài: “XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHIẾU HỌC TẬP CHO  CÁC BÀI LÊN LỚP TRI THỨC MỚI ĐỊA LÍ LỚP 7 TRƯỜNG THCS”  được nghiên cứu nhằm xây dựng hệ thống các phiếu học tập cho các nội dung  nêu trong địa lí lớp 7.  Phục vụ... Trường Cao Đẳng Sư Phạm Thừa Thiên Huế với  Đề tài khoa học cấp trường:  Xây dựng hệ thống các bài tập nhận thức trong chương trình địa lí lớp 7 nhằm  góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao hiệu quả... 2. Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng các phiếu học tập trong dạy học địa lí ở  THCS.  10  CHƯƠNG II: XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHIẾU HỌC TẬP CHO CÁC BÀI  LÊN LỚP TRI THỨC MỚI ĐỊA LÍ LỚP 7.  13  1. Những tiền đề cơ bản.  13  1.1. Mục tiêu dạy học lớp 7. 

Ngày đăng: 01/11/2015, 00:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w