CHƯƠNG 9: MẠNG LƯỚI PHƯƠNG NGỮ THỔ NGỮ LÀ TẤM GƯƠNG PHẢN ÁNH QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC.1. Các vùng phương ngữ và lịch sử đất nước1.1. Việt Nam là một quốc gia có sự phân bố thổ ngữ đa dạng và phức tạp mà tưởng chừng như không có cách nào có thể lí giải được hiện tượng đó.Vd: Châu thổ sông Hồng là vùng đất mang nhiều thổ ngữ hay như một vài địa danh nhỏ bé thuộc tỉnh Quảng Bình cũng vậy. Nhưng ngược lại ở vùng đồng bằng Nam Bộ rộng lớn mênh mông thì lại chỉ dùng chung một phương ngữ thống nhất.
Trang 1NHÓM 3 – D13NV01
1. NGUYỄN THỊ CẨM NA
2. DƯƠNG THỊ LAM
3. ĐẶNG HỒ THUỲ LINH
4. NGUYỄN PHƯƠNG LINH
5. NGUYỄN THỊ THANH BÌNH
6. NGUYỄN THỊ HẠNH
7. NGUYỄN HOÀNG HIẾU
CHƯƠNG 9: MẠNG LƯỚI PHƯƠNG NGỮ THỔ NGỮ LÀ TẤM GƯƠNG PHẢN ÁNH QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA DÂN
TỘC.
1 Các vùng phương ngữ và lịch sử đất nước
1.1 Việt Nam là một quốc gia có sự phân bố thổ ngữ đa dạng và phức tạp mà tưởng chừng như không có cách nào có thể lí giải được hiện tượng đó.
Vd: Châu thổ sông Hồng là vùng đất mang nhiều thổ ngữ hay như một vài địa danh nhỏ bé thuộc tỉnh Quảng Bình cũng vậy Nhưng ngược lại ở vùng đồng bằng Nam
Bộ rộng lớn mênh mông thì lại chỉ dùng chung một phương ngữ thống nhất
- Có những thổ ngữ cắt nghĩa được bằng diễn biến ngữ âm học
-Có những thổ ngữ khác xa cách nói xung quanh, đến nỗi không thể giải thích được bằng quy luật diễn biến nội tại
Vd: hai thôn Mai Bản và Yên Lương ở ven biển huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
- Có những nơi cách xa nhau lại nói chung một thổ ngữ trong khi chung quanh không hề nói như vậy (hiện tượng “trôi dạt của những thổ ngữ”)
Vd: Thổ ngữ xã Cảnh Dương phía bắc tỉnh Quảng Bình có nhiều điểm giống thổ ngữ ở Thanh Hóa và Bắc Nghệ An
- Có hai cách để lí giải hiện tượng đa phương ngữ như vậy:
+ Do nước uống, phong thủy, thổ nghi, (điều kiện bổ sung)
Trang 2+ Các phương ngữ, thổ ngữ là sự biểu hiện của quá trình phát triển lịch sử của dân tộc theo thời gian đã ảnh hưởng lên bề mặt của đất nước.(nguyên lí chính)
=> Phương ngữ học là một công cụ vô cùng đắc lực cho mọi khoa học khảo cứu đến lịch sử
1.2 Từ nguyên lí chính trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy một điều tất yếu ở đây là:
- Nơi nào là cái nôi của dân tộc Việt Nam, nơi ấy nhiều thổ ngữ
Vd: châu thổ sông Hồng, sông Mã và đồng bằng ven biển Nghệ Tĩnh
- Nơi nào nhiều vùng đất khai phá, nơi ấy vắng mặt thổ ngữ
Vd: các tỉnh Nam Bộ
1.3 Thổ ngữ phản ánh quá trình di dân của các dân tộc người Việt qua các thời
kỳ lịch sử.
Sự di dân này có hai đặc điểm chính:
- Diễn ra trong lòng nước Việt Nam thống nhất
- Diễn ra theo hai con đường:
+ Con đường có tổ chức do nhà nước lãnh đạo
+ Con đường tự phát do những nhóm người thực hiện theo yêu cầu cuộc sống của họ
1.4 Cần lí giải thêm về sự di dân theo con đường có tổ chức do nhà nước lãnh đạo:
- Năm 1069, biên giới nước ta vượt qua đèo Ngang, mở rộng sang vùng đất Bình Trị Thiên
Trang 3- Năm 1471, dưới triều Lê Thánh Tông, biên giới phía Nam nước ta mở rộng qua đèo nam Hải Vân, thành lập đạo Quảng Nam
- Năm 1602, biên giới đến Quy Nhơn, năm 1611 đến quá phía Nam tỉnh Bình Định
- Năm 1653 đến Phan Rang, 1697 đến Phan Thiết
- Năm 1696, biên giới đến Gia Định, 1714 đến Tây Nam Bộ và 1757 đến Cà Mau
- Còn đối với ở miền Bắc, đất đai bị bỏ hoang ở miền núi cũng được khai phá vào cuối thế kỷ 16 và 17
1.5 Nguồn gốc xuất phát của những dân cư đi đến những vùng đất mới cũng tác động mạnh đến phương ngữ học.
- Ngôn ngữ là tập quán mà người ta mang theo bên mình và không thay đổi dễ dàng được Vì vậy, mặc dù những dân mới đến sẽ nói thổ ngữ của mình, qua quá trình sinh sống, thổ ngữ của họ sẽ thay đổi nhưng ít nhiều vẫn giữ được những nét
cơ bản của thổ ngữ cũ
Vd:
Vùng Bình Trị Thiên về cơ bản là dân Nghệ Tĩnh vào theo con đường thẩm thấu dần kể từ đời Trần Vì thế nên 2 phương ngữ này có nhiều điểm tương đồng
Riêng tiếng Huế lại mang nhiều sắc thái mới của phương ngữ Nam (phương ngữ Nam Trung Bộ và Nam Bộ)
Vùng Nam Trung Bộ chủ yếu là dân Thanh Hóa đi vào trong thời chúa Nguyễn, cùng với một số người ở đồng bằng Bắc Bộ Thanh Hóa là quê hương của chúa Nguyễn, về sau lại có những đợt chúa Nguyễn lấn chiếm và lùa dân từ một số huyện Bắc Nghệ An Cho nên không phải ngẫu nhiên mà thổ ngữ Thanh Hóa và Bắc Nghệ An được sao lại ở vùng này
Còn dân Nam Bộ chủ yếu là từ cực Nam Trung Bộ (Phú Yên đến Bình Thuận) di
cư đến từ tk XVIII
1.6
Trang 4- Sự di dân vào vùng cực nam Trung Bộ và Nam Bộ là khác hẳn về tính chất so với
sự di dân vào Bình Trị Thiên
- Sự di dân vào vùng Bình Trị Thiên là vào thời cổ xưa, có tính chất lẻ tẻ, khi cuộc sống chủ yếu là phân tán, tự cấp tự túc, thị trường chưa ra đời Họ sống thành từng cụm, từng họ và lấy họ làm tên làng →
- Còn việc di cư vào cực nam Trung Bộ và Nam Bộ thì khác Điều này xảy ra vào lúc thị trường đã hình thành ở Bắc và ở Nam và chủ nghĩa tư bản đã manh nha, mối liên hệ trong công xã rất yếu Ở đây, là nông nghiệp trang trại, sớm mang tính hàng hóa, thóc gạo làm ra chủ yếu để buôn bán →vùng phương ngữ rộng lớn, tiếng nói gần như thống nhất chỉ có một vài sắc thái địa phương không đáng kể
1.7
- Bên cạnh việc người Việt đến những nơi mới, còn có một hiện tượng thú vị nữa
là người Chăm, Khơme, Mã Lai, Trung Quốc tới Việt Nam rồi bỏ tiếng nói gốc của mình để nói tiếng Việt Tùy theo ngôn ngữ gốc đã bị bỏ mất như thế nào thì những nét của ngôn ngữ này sẽ tác động trở lại tới tiếng Việt một cách không có ý thức, nhưng rất lâu bền, tạo nên những đặc điểm hầu như không thể dùng quy luật nội tại của ngôn ngữ mà giải thích được
- Phương ngữ Nam Trung Bộ và Nam Bộ còn chịu sự ảnh hưởng mạnh từ phương ngữ Hán vùng nam Trung Quốc
- Đặc điểm ngữ âm nổi bật của PNN là hầu như toàn bộ vần có phụ âm cuối [-n -t] đều biến thành [-ng -k], chính là do ảnh hưởng của phương ngữ Hán Triều Châu, ở phương ngữ này chỉ có hai đôi phụ âm cuối [-m, -p] và [-ng, -k] Khác với phương ngữ Triều Châu, tiếng Bạch Thoại (Bắc Kinh) vào thời nhà Minh đã không phát âm được âm cuối [-m]
-Trong bảng từ vựng mà John Barrow ghi ở Đà Nẵng năm 1702 thì các vần có phụ
âm cuối –m đều được ghi chép lại bằng –ng: mot klang là “một trăm”, tang là
“tám”,… (người chung cấp dữ liệu cho John Barrow có lẽ là một người Hoa không phát âm được âm cuối –m)
1.8
Có một số người vì nhu cầu sinh sống phải chuyển đi nơi khác Kết quả là nhóm người mới đến nói một ngôn ngữ hiện đại hơn, gần thành thị hơn so với nơi trước đây họ sống
VD: Cùng trong tỉnh Phú Thọ nhưng những huyện Tam Nông, Phong Châu, Lâm Thao nói những thổ ngữ cổ, còn các huyện miền núi như Thanh Hòa, Thanh Sơn, Đoan Hùng lại nói một thổ ngữ rất gần với thổ ngữ Hà Nội Cụ thể nhất là hiện nay người Việt ở Việt Bắc và Tây Bắc nói tiếng Hà Nội rất chuẩn
Trang 5Bản đồ thổ ngữ của vùng bắc cửa Tùng (sông Bến Hải)
Trang 7- Ở vùng đồi phía tây đường quốc lộ, ngôn ngữ không có những nét đặc biệt vì đó
là vùng mới khai thác Còn vùng phía bắc là đồi cát, khô hạn, lại có những vùng làng rất cổ, dân cư thưa thớt, với nhiều nét cổ trong ngữ âm cũng như trong từ vựng
- Trái lại, vùng phía đông nam dọc theo bờ biển là một vùng đất đỏ chạy mãi đến cửa Tùng, là nơi đất đai phì nhiêu, dân cư đông đúc Thổ ngữ vùng này rất phức tạp: vừa có ngôn ngữ mới vừa có cổ ngữ
Phương ngữ học là một công cụ hết sức đắc lực cho việc nghiên cứu nguồn gốc
cư dân, ngay trong những trường hợp mọi chứng tích lịch sử đều mất hết
2 Thổ ngữ và công xã nông thôn Việt Nam
2.1 Hiện tượng thổ ngữ gắn liền với công xã không phải hiện tượng riêng mà là hiện tượng chung.
Chính Mác đã nhận thấy điều đó khi khẳng định mối liên hệ rất sâu sắc giữa thổ ngữ với công xã trong công trình: Những hình thái xuất hiện trước khi có nền sản xuất tư bản chủ nghĩa
Thổ ngữ là sản phẩm của một công xã, nếu như xét theo một quan điểm nào đó, nó
là bản thân sự tồn tại của công xã, là cách công xã tự biểu hiện”
Nếu hiểu theo khía cạnh thao tác thì thổ ngữ hay phương ngữ là biến thể địa phương của ngôn ngữ, gồm một chùm những nét khu biệt phương ngữ, thổ ngữ này so với phương ngữ, thổ ngữ khác cũng như so với ngôn ngữ toàn dân
Như vậy, không nhất thiết hai thổ ngữ phải khác nhau nhiều mà chỉ cần vài nét khu biệt nhỏ cũng đủ tự khẳng định mình và khu biệt với nhau
Nếu xét như vậy thì có thể nói, hầu hết các xã miền Bắc đều có thổ ngữ riêng Nó trở thành cái di sản quý giá của những người trong công xã này
Những người cùng thổ ngữ dù có thể nói tiếng toàn dân thông thạo nhưng gặp nhau thì lập tức trở về thổ ngữ của họ vì trong thâm tâm họ thấy nó gần gũi, thân thiết với họ hơn mọi cách diễn đạt khác
Công xã nông thôn Việt Nam trước hết là một công xã làm ruộng nước Đã làm ruông nước tức là phải tát nước, tháo nước, phòng lụt, chống hạn quanh năm do đó không thể chỉ dựa vào sự đoàn kết hợp tác của gia đình mà làm được Kinh tế
Trang 8ruộng nước bắt buộc người sản xuất phải sống một tập thể lớn hơn gia đình là làng
xã đó là tế bào của xã hội Việt Nam
Người Việt Nam không thích rời khỏi làng, tha phương cầu thực là điều họ rất ghét Họ chỉ có thể đi khỏi làng cùng với cả thế giới biểu tượng của họ, họ đi cả xóm, cả một phần đông đảo những người cùng làng Họ đến những nơi mới họ sẽ dựng lên ông thành hoàng cũ, nhà họ cũ và sống quây quần với nhau thành một đơn vị, có tiếng nói chung-thổ ngữ- và với tư cách như vậy họ không sợ bất kì khó khăn gian khổ nào dù thiên tai, giặc cướp, mất mùa hay đói kém Rồi khi chết đi,
họ nằm cạnh nhau trong cái nghĩa trang chung của họ, của làng Đó là đặc điểm phát triển của dân tộc Việt Nam: một bộ phận của một làng tách ra, đi đên một nơi mới để thành một làng mới Và trong cái làng mới này lại tách ra một bộ phận nữa
để đi xa hơn Quá trình phát triển như vậy không làm thay đổi cái thế giới những biểu tượng trong óc người Việt Nam, bởi vì dù có đứng trước hoàn cảnh xa lạ đến đâu người Việt Nam vẫn tồn tại trong lòng công xã, không đứng ra ngoài công xã Vào thế kỉ XVII bắt đầu có ngoại thương, có buôn bán nước ngoài trên quy mô đáng kể, có những thành phố sống một phần bằng thủ công nghiệp Lúc đó việc di dân mang một hình thức khác Đây không phải kiểu di dân tự nguyện như châu thổ sông Hồng hay Bình trị Thiên mà trong đó từng chi nhánh của một họ ra đi, và mỗi
họ không những giữ nguyên cái họ của mình mà giữ nguyên cả bầu trời công xã của nó
Ví dụ họ Ngô là gốc ở Vọng Nguyệt (Bắc Ninh) di cư vào Nghệ Tĩnh, họ Hồ từ Quỳnh Lưu (Nghệ An) vào Bình Định để chuyển thành họ Nguyễn của Nguyễn Huệ những người cùng họ vẫn nhớ và tìm nhau để nhớ tới những kỹ niệm chung làm truyền thống của mình Nhưng do nhu cầu của thương nghiệp, kinh tế, có sự di
cư ào ạt xuống miền cực nam Trung Bộ và Nam Bộ thuận đâu ở đấy và sinh cơ lập nghiệp ở nơi mới Kết quả những nét thổ âm bị xoá nhoà nhanh chóng trong cuộc sống cộng cư, pha trộn khi hàng rào công xã không đóng vai cho một sự cản trở cho đà phát triển
2.2 Nét khu biệt đầu tiên ở một thổ ngữ là ở ngữ điệu
Người ta chú ý đến nó trước tiên mặc dầu nó không có tác dụng làm khu biệt nghĩa, bởi vì nó liên quan đến mọi âm tiết
Trang 9Căn cứ vào đó người ta nói tiếng làng này nặng, làng kia nhẹ…Trong Nghệ An kí, Bùi Dương Lịch đã nói đến sự khác nhau về ngữ điệu của một số thổ ngữ ở Nghệ
An như sau: Tiếng nói ở xã Hoàng Tràng, Vạn Phần, Hạnh Lâm, Cao Xá thuộc huyện Đông Thành thổ âm thuộc về tiếng thương tiếng chuỳ, học tiếng nói xứ khác không được…
Thanh điệu là nét thứ hai có tính chất phổ biến
Ở đồng bằng sông Hồng như xã Đông Lĩnh, Đông Phong huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình chỉ nói có năm thanh điệu thôi, hai thanh điệu hỏi và ngã trùng nhau làm một giống như phương ngữ Thanh hoá hay phững ngữ miền Nam
Ở thôn Đông Tĩnh xã Thái Dương thì nét khu biệt thổ ngữ lại không ở thanh điệu
mà ở phần vần của âm tiết, ở đây những nguyên âm tròn môi ô, o được kéo dài và theo sau những nguyên âm –ng-, -k- không ngậm môi Chẳng hạn như ông, ốc phát
âm thành ôông, ốôc…
2.3 Kết quả nghiên cứu một nửa bắc huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị bằng phương pháp liên ngành kết hợp ngôn ngữ với xã hội, địa hình.
Sau khi sử dụng phương pháp liên ngành kết hợp ngôn ngữ với xã hội, địa hình để nghiêm cứu một điểm nhỏ là nữa bắc huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị thi thấy có những điểm sau:
• Ở đây có sự khác nhau giữa thôn nọ với thôn kia trong phạm vi một xã Ở miền Bắc người ta đào đất ruộng để làm nền nhà và đám ruộng này lập tức biến thành ao do đó nhà nào cũng có ao Làng xóm ở chen chúc nhau để giành đất trồng trọt
• Sự phân bố dân cư biểu hiện thành hai vùng thôn ngữ khác nhau rõ rệt Hầu hết các xã (có khi cả 1 số nông thôn) đều có những nét thổ ngữ khá rõ rệt Các thổ ngữ phía bắc còn giữ lại nhiều âm cổ :
1. Riêng chỉ có thổ ngữ ở 4 xã thuộc vùng bờ biển phía bắc: Vĩnh Thái, Vĩnh
Tú, Vĩnh Nam, Vĩnh Trung là còn giữ lại cho đến ngày nay âm (tl) cổ của tiếng Việt Thí vụ: trâu (tlâw), tre (tle), trắng (tlắng)
2. Một phụ âm cổ thứ hai cũng chỉ tìm thấy trong thổ ngữ bốn xã vừa kể trên: [Dj] phụ âm đầu lưỡi – răng, hữu thanh ngạc hóa mạnh Như đã nói (ở chương V), âm này đã tồn tại trong tiếng Việt thế kỷ thứ 17, và đã được dùng chử d để viết chữ quốc ngữ trong những từ như da,dao,dai,dưới…
Trang 10• Trong khi đó những xã ở vùng bờ biển phía nam Vĩnh Linh có một số hiện tượng ngữ âm và từ vựng khác hẳn – mà những thổ ngữ xung quanh không có- tạo nên gần như là một hòn đảo thổ ngữ
Những nét dị biệt đó là:
1. Vần –ưu phát âm thành –iu Vd: mưu,cứu phát âm thành miu,kíu
2. Vần –ươu phát âm thành –iêu Vd: rượu,bướu phát âm tahnh2 riệu,biếu Hai hiện tương này gặp ở các xã Vĩnh Giang, Vĩnh Quang và rải rác ở chung quanh
3. Phụ âm đầu ghi bằng chữ cái d phát âm giống cách đọc chữ r: dân,dầu,dưa
4. Phụ âm đầu mà chữ cái ghi là tr, phát âm thành t: trâu trắng, trời trong phát
âm thành: tâu tắng,tời tong
5. Phụ âm đầu mà chữ cái ghi là s thì phát âm thành th Vd: sao sáng,sạch sẽ thành thao tháng,thạch thẽ
Cứ liệu về thổ ngữ, kết hợp kết hợp với sự khác nhau về địa hình Với sự khác nhau về mật độ dân cư giữa vùng cồn cát trắng ở bờ biển phía bắc huyện Bến Hải với vùng đất đỏ phì nhiêu ở bờ biển phía nam giáp Cửa Tùng Cái yết hầu giao thông của cả vùng –cũng đủ để giải thích được tính chất khác nhau của hai vùng thổ ngữ
Vùng thổ ngữ phía bắc thì cổ kính, chẳng khác gì một viện bảo tàng cất giữ những hiện tượng ngôn ngữ cổ chất trong cả nước vùng thổ ngữ ở phía nam thì có nhiều yếu tố mới mẻ Tính chất “ đảo thổ ngữ” của vùng quanh Cửa Tùng là một bằng chứng rõ ràng về hiện tượng dời làng theo đường biển
Như vậy, việc khảo sát một vài cụm thổ ngữ của hai tỉnh Quảng Trị và Thái Bình cho chúng ta thấy rõ mối liên hệ giữa làng xã với thổ ngữ ở Việt Nam như hình với bóng Mỗi làng xã có một cuộc sống ít nhiều riêng biệt, và thổ ngữ giống như cái bóng phản chiếu lại bộ mặt và tuổi tác của làng xã
2.4 Qua những lời phân tích trên, ta có thể rút ra mấy nhận xét sau đây:
1. Ngôn ngữ ở các thôn ngữ khác nhau đều ít nhiều có những nét khu biệt với nhau, cũng như phần lớn xã thôn Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đều có thổ ngữ riêng
2. Thổ ngữ phản ánh trung thực tính chất biệt lập tương đối của làng xã Việt Nam, nó nhấn mạnh tính chât Phương Đông của loại công xã nông thôn Việt Nam
Trang 113. Hiện tượng đảo thổ ngữ quanh Cửa Tùng là bằng chứng của việc thành lập công xã nông thôn theo con đường tái tạo theo khuôn mẫu cũ
• Vai trò lịch sử của công xã nông thôn đã qua từ lâu, không những tổ chức kinh tế - xã hội kiểu công xã không thể tồn tại trong điều kiện cuộc sống mới hiện nay, mà cả nhiều điểm tiêu cực trong cái di sản tinh thần công xã, nếu không tìm cách khắc phục thì sẽ là một trở ngại lớn trên bước phát triển của dân tộc hướng tới một nước Việt Nam Xã hội Chủ Nghĩa Trong những tàn tích của công xã phải kể đến sự tồn tại của thổ ngữ
3 Sự hình thành một số phương ngữ Việt ngoài lãnh thổ quốc gia.
Nhóm người Việt tộc hay còn gọi là kinh tộc còn tiếng nói của họ được gọi là kinh ngữ, nhóm người này được hình thành từ một số ngư dân từ đảo Đồ Sơn đánh cá gặp bão trôi dạt về vùng eo biển Quảng Tây ( Trung Quốc) và một số người Việt sang đây làm ăn sinh sống và được hình thành trên ba hòn đảo nhỏ Vu Đầu, Vạn
Vĩ, Sơn Tâm gọi chung là công xã trị Đông Hưng, thuộc Giang Bình Trấn ( Trung Quốc) Sau đó họ phát triển thêm một số làng khác nữa: Đàm Cát, Hồng Khám, Hằng Vọng, Trúc Sơn
Những đặc điểm về ngôn ngữ của nhóm người Kinh này theo cuốn từ điển Việt-Bộ- La của A de Rhodes ( 1651)
-Tiếng nói của họ gần giống với tiếng Việt hiện đại, chứ không cổ như ngôn ngữ trong từ điển Họ không giữ lại các nhóm phụ âm đầu mà ta thấy trong từ điển: tl,
bl, ml
Vd: blời, blăng, tlâu, tlắng, mlớn thì trong Kinh ngữ là jời, jăng, tâu tắng, nhớn Những phụ âm b, d, ngạc hóa đặc biệt mà A.de Rhodes mượn chữ - e – đệm thêm như: beép dea “ dép da” cũng không tìm thấy trong kinh ngữ ngày nay, họ nói vào, jép ja
Những phụ âm đầu khác nhau d, gi, r ( da thịt, gia đình, ra vào ) trong phương ngữ Bắc thành [z]: za thịt, za đình, za vào trong Kinh ngữ cũng mất khu biệt và thành [j]: ja thịt, ja đình, ja vào giống như cách phát âm d, gi trong phương ngữ Nam