1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiện đại hóa nền hành chính tại uỷ ban nhân dân quận tây hồ

62 662 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 662 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu 1 3. Mục đích nghiên cứu 2 4. Đối tượng nghiên cứu 2 5. Phạm vi nghiên cứu 2 6. Phương pháp nghiên cứu 2 7. Bố cục đề tài gồm 3 phần: 2 Chương 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ UBND QUẬN TÂY HỒ 3 1.1. Giới thiệu chung về quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của UBND quận Tây Hồ 3 1.1.1. Giới thiệu khái quát về sự hình thành và phát triển của UBND quận Tây Hồ 3 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND Quận Tây Hồ 4 1.1.3. Cơ cấu tổ chức của UBND quận Tây Hồ 6 1.2. Khảo sát tình hình tổ chức, quản lý, hoạt động công tác hành chính văn phòng của UBND quận Tây Hồ 11 1.2.1. Tổ chức hoạt động của Văn phòng 11 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ 11 1.2.3. Vai trò của Văn phòng trong việc thực hiện chức năng tham mưu, tổng hợp 13 1.2.4. Tìm hiểu Công tác tổ chức hội họp, tổ chức nghi thức và các biện pháp hiện đại hóa văn phòng của cơ quan 17 1.2.5. Tìm hiểu về nhiệm vụ cụ thể của các Chuyên viên hành chính 19 Tiểu kết 23 Chương 2: HIỆN ĐẠI HÓA NỀN HÀNH CHÍNH TẠI UBND QUẬN TÂY HỒ. 24 2.1. Khái quát về hiện đại hóa nền hành chính nhà nước 24 2.2. Thực trạng hiện đại hóa nền hành chính tại UBND quận Tây Hồ 28 2.2.1. Hiện đại hóa hệ thống thể chế hành chính 29 2.2.2. Hiện đại hóa cơ cấu, cơ chế tổ chức, vận hành của bộ máy hành chính 30 2.2.3. Hiện đại hóa nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức 32 2.2.4. Cải cách tài chính công 34 2.2.5. Hiện đại hóa cơ sở vật chất, khoa học công nghệ 37 Tiểu kết: 44 Chương 3: KẾT LUẬN, NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC HIỆN ĐẠI HÓA NỀN HÀNH CHÍNH TẠI UBND QUẬN TÂY HỒ 45 3.1. Nhận xét ưu, nhược điểm của Công tác hóa đại hóa nền hành chính tại UBND Quận Tây Hồ 45 3.1.1. Ưu điểm 45 3.1.2. Nguyên nhân kết quả đạt được 48 3.1.3. Nhược điểm 48 3.1.4. Nguyên nhân những hạn chế 50 3.2. Đề xuất, giải pháp 51 3.2.1. Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng 51 3.2.2. Về phía UBND quận Tây Hồ 52 Tiểu kết: 55 KẾT LUẬN 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Sự thành công của mỗi con người không chỉ đến từ nỗ lực của bản thân

mà còn đến từ sự hỗ trợ, giúp đỡ của mọi người, dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp thì đều đáng trân trọng.Từ khi học tập tại trường đến nay, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô và bạn bè

Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi tới các thầy cô trong khoa Văn hóa – Thông tin và Xã hội Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho tôi và tổ chức cho tôi tiếp cận với học phần “ Phương pháp nghiên cứu khoa học” rất hữu ích đối với sinh viên ngành Quản lí nhà nước cũng như sinh viên các ngành khác trong trường

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến TS.Bùi Thị Ánh Vân – Giảng viên bộ môn “ Phương pháp nghiên cứu khoa học’, đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành tốt bài tiểu luận này

Tôi xin cảm ơn lãnh đạo Văn phòng HĐND&UBND Quận Tây Hồ, Hà Nội đã cung cấp những thông tin hữu ích để tôi có thể hoàn thành tốt bài tiểu luận này

Trong quá trình học tập, cũng như trong quá trình làm bài tiểu luận, khó tránh khỏi sai sót, rất mong cô bỏ qua Do trình độ lí luận còn hạn chế và kinh nghiệm chưa nhiều nên khi thực hiện bài tiểu luận này không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, tôi rất mong nhận được sự góp ý của cô để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn nữa

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi Tất cả thông tin, tư liệu trong công trình là hoàn toàn trung thực tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực về nội dung thông tin được sử dụng trong đề tài nghiên cứu này

Hà Nội, tháng 8 năm 2016

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Nội dung từ viết tắt

01 UBND, HĐND Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân

Trang 4

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN 1

LỜI CAM ĐOAN 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3

MỤC LỤC 4

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2.Lịch sử nghiên cứu 1

3.Mục đích nghiên cứu 2

4.Đối tượng nghiên cứu 2

5.Phạm vi nghiên cứu 2

6.Phương pháp nghiên cứu 2

7.Bố cục đề tài gồm 3 phần: 2

Chương 1: 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ UBND QUẬN TÂY HỒ 3

1.1 Giới thiệu chung về quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của UBND quận Tây Hồ 3

1.1.1 Giới thiệu khái quát về sự hình thành và phát triển của UBND quận Tây Hồ 3

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND Quận Tây Hồ 4

1.1.2.1 Chức năng của UBND quận Tây Hồ 4

1.1.2.2 Nhiệm vụ của UBND quận Tây Hồ 4

1.1.3 Cơ cấu tổ chức của UBND quận Tây Hồ 6

1.2 Khảo sát tình hình tổ chức, quản lý, hoạt động công tác hành chính văn phòng của UBND quận Tây Hồ 11

1.2.1 Tổ chức hoạt động của Văn phòng 11

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ 11

1.2.2.1 Chức năng 11

1.2.2.2 Nhiệm vụ 11

1.2.3 Vai trò của Văn phòng trong việc thực hiện chức năng tham mưu, tổng hợp 13

1.2.4 Tìm hiểu Công tác tổ chức hội họp, tổ chức nghi thức và các biện pháp hiện đại hóa văn phòng của cơ quan 17

1.2.4.1 Sơ đồ hóa công tác tổ chức một hội nghị ( hội thảo, cuộc họp ) của UBND quận Tây Hồ: 17

1.2.4.2 Công tác triển khai và thực hiện nghi thức nhà nước về văn hóa công sở của cơ quan 17

1.2.4.3 Các biện pháp hiện đại hóa Văn phòng của cơ quan 18

1.2.5 Tìm hiểu về nhiệm vụ cụ thể của các Chuyên viên hành chính 19

* Tiểu kết 23

Chương 2: 24

HIỆN ĐẠI HÓA NỀN HÀNH CHÍNH 24

Trang 5

2.1 Khái quát về hiện đại hóa nền hành chính nhà nước 24

2.2 Thực trạng hiện đại hóa nền hành chính tại UBND quận Tây Hồ 28

2.2.1 Hiện đại hóa hệ thống thể chế hành chính 29

2.2.2 Hiện đại hóa cơ cấu, cơ chế tổ chức, vận hành của bộ máy hành chính 30

2.2.3 Hiện đại hóa nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức 32

2.2.4 Cải cách tài chính công 34

2.2.5 Hiện đại hóa cơ sở vật chất, khoa học công nghệ 37

2.2.5.1 Cơ sở vật chất, trang thiết bị 37

2.2.5.2 Phần mềm ứng dụng 39

2.2.5.3 Công tác đào tạo – bồi dưỡng, quản lý khai thác thông tin 40

Tiểu kết: 44

Chương 3: .45

KẾT LUẬN, NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC HIỆN ĐẠI HÓA NỀN HÀNH CHÍNH TẠI UBND QUẬN TÂY HỒ 45

3.1 Nhận xét ưu, nhược điểm của Công tác hóa đại hóa nền hành chính tại UBND Quận Tây Hồ 45

3.1.1 Ưu điểm 45

3.1.2 Nguyên nhân kết quả đạt được 48

3.1.3 Nhược điểm 48

3.1.4 Nguyên nhân những hạn chế 50

3.2 Đề xuất, giải pháp 51

3.2.1 Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng 51

3.2.2 Về phía UBND quận Tây Hồ 52

Tiểu kết: 55

KẾT LUẬN 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Khoa học Hành chính hiện được coi là ngành non trẻ nhất so với các khoa học khác trên thế giới Ở nước ta, hành chính học mới thực sự được quan tâm nghiên cứu từ hơn chục năm nay để phục cụ cho nhu cầu chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Tiến trình xây dựng nhà nước nói chung và cải cách nền hành chính nói riêng, xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, tinh gọn đang trở thành một yêu cầu cấp bách của đất nước

Hiện đại hóa nền hành chính đã và đang là một “hạng mục” lớn trong tổng thể “công trình” cải cách nền hành chính Hiện đại hóa nền hành chính có tác động tích cực trong cải cách thủ tục hành chính Tại Việt Nam thời gian qua, quá trình hiện đại hóa nền hành chính quốc gia bằng Chiến lược cải cách hành chính bắt đầu với Nghị quyết Trung ương 8 khóa VII (1995) Tuy nhiên với cách hiểu

‘hiện đại hóa’ mang nhiều sắc thái vật chất (áp dụng công nghệ thông tin; quy hoạch và xây dựng công sở tập trung, tăng cường phương tiện làm việc) nên dường như công cuộc cải cách của chúng ta không đặt đúng trọng tâm

Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “ Hiện đại hóa nền

hành chính tại Uỷ ban nhân dân quận Tây Hồ’

2 Lịch sử nghiên cứu

Hiện đại hóa nền hành chính nhà nước là một vấn dề được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu Vì vậy, trong thực tiễn đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hiện đại hóa nền hành chính, sau đây là một số đề tài:

TS Thaveeporn Vasavakul Báo cáo nghiên cứu ”Hành chính công và

Phát triển kinh tế tại Việt Nam”/ TS Thaveeporn Vasavakul, Lê Viết Thái, Lê

Thị Phi Vân(Tháng 8 năm 2009)

TS Lưu Kiếm Thanh “ Một số vấn đề về cải cách và hiện đại hóa nền

hành chính hiện nay” - Tạp chí Tổ chức nhà nước/ TS Lưu Kiếm Thanh(Tháng

8 năm 2009)

TS Vũ Đình Thuần Đề án” Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước

Trang 7

2001-2015 trong hành động”/TS Vũ Đình Thuần.

Edouard A Wattez Báo cáo nghiên cứu “ Hiện đại hóa quản lý nhà nước

ở Việt Nam”/Edouard A Wattez(Tháng 2 năm 2001).

3 Mục đích nghiên cứu

Nội dung bài tiêu luận nhằm thấy rõ thực trạng hiện đại hóa nền hành chính tại Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ Không chỉ thế đề tài còn cho thấy tầm quan trọng của vấn đề hiện đại hóa nền hành chính ở nước ta Qua đó phần nào phản ánh được những kết quả việc thực hiện các đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước về hiện đại hóa nền hành chính tại UBND quận Tây Hồ nói riêng và của nhà nước ta nói chung

4 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng hiện dại hóa nền hành chính tại UBND quận Tây Hồ

5 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Đề tài nghiên cứu tại UBND quận Tây Hồ, Hà Nội

- Thời gian: Giai đoạn 2000 – 2010

6 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã áp dụng các phương pháp quan sát, thu thập thông tin, tổng hợp, nghiên cứu và xử lý số liệu

7 Bố cục đề tài gồm 3 phần:

Đề tài gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận Phần nội dung bao gồm các chương sau:

- Chương 1: Giới thiệu khái quát về UBND quậnTây Hồ

- Chương 2: Hiện đại hóa nền hành chính tại UBND quận Tây Hồ

- Chương 3:Kết luận, nhận xét, đánh giá về công tác hiện đại hóa nền hành chính tại UBND quận Tây Hồ

Trang 8

Chương 1:

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ UBND QUẬN TÂY HỒ

1.1 Giới thiệu chung về quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của UBND quận Tây Hồ

1.1.1 Giới thiệu khái quát về sự hình thành và phát triển của UBND quận Tây Hồ

* Sự ra đời

Uỷ ban nhân dân quận Tây Hồ là một đơn vị hành chính được thành lập theo Nghị định số 69/CP của Chính phủ ngày 28/10/1995 và được UBND Thành phố Hà Nội giao cho nhiệm vị quản lý Nhà nước trên địa bàn từngày 01/1/1996

Khi thành lập, tại quyết định số 4428/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội ban hành ngày 15/12/1995 về thành lập các phòng ban chuyên môn giúp việc trực thuộc UBND quận Tây Hồ, UBND quận có 12 phòng ban chuyên môn, 08 đơn vị sự nghiệp và các đoàn thể thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình

* Quá trình phát triển

Quận Tây Hồ nằm ở phía Tây Bắc Thành phố Hà Nội, phía Đông giáp quận Long Biên, phía Nam giáp quận Ba Đình, từ Đông Bắc xuống Đông Nam dọc theo sông Hồng, quận Tây Hồ giáp huyện Đông Anh và Gia Lâm, phía Tây giáp huyện Từ Liêm và quận Cầu Giấy Vị trí này giúp cho quận Tây Hồ có những điều kiện thuận lợi để phát triển về mọi mặt: Kinh tế - Văn hóa - Xã hội -

Du lịch - Dịch vụ…

Quận Tây Hồ với diện tích tự nhiên là 2.393,7 ha và có trên 110.000 người cư trú trên địa bàn của 08 phường: Bưởi, Yên Phụ, Thụy Khuê, Tứ Liên, Quảng An, Nhật Tân, Xuân La, Phú Thượng Quận Tây Hồ với diện tích khoảng

526 ha, nằm trong địa giới quận là Hồ Tây- một cảnh quan thiên nhiên đẹp của

Hà Nội và cả nước

Sau hơn 15 năm xây dựng và trưởng thành, quận Tây Hồ ngày càng lớn

Trang 9

mạnh Theo định hướng phát triển của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, quận Tây

Hồ sẽ thuộc khu vực phát triển của Thành phố Trung tâm Với vị trí đó, quận Tây Hồ có điều kiện đặc biệt thuận lợi thu hút các nguồn lực (bao gồm tài chính, nhân lực và khoa học công nghệ…) để thúc đẩy nhanh và mạnh nền kinh tế - xã hội của Quận nói riêng và của Thủ đô Hà Nội nói chung

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND Quận Tây Hồ

1.1.2.1 Chức năng của UBND quận Tây Hồ

UBND quận Tây Hồlà cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, quản

lý phạm vi lãnh thổ của quận theo Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của HĐND Quận và cơ quan cấp trên trong các lĩnh vực: Kinh tế, Chính trị, An ninh, Xã hội, Quốc phòng Cụ thể như:

- Phát triển kinh tế, công - nông - lâmnghiệpthươngnghiệp, văn hoá xã hội, giáo dục, y tế và dịch vụ;

- Thu chi ngân sách của địa phương;

- Tuyên truyền giáo dục pháp luật, kiểm tra việc thi hành pháp luật;

- Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản Nhà nước của các tổ chứccông dân, bảo vệ các quyền tự do dân chủ của nhân dân;

- Công tác thi hành án, giải quyết đơn khiếu nại

UBND quận Tây Hồ do HĐND cùng cấp bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND,là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan Nhà nước cấp trên

UBND quận Tây Hồ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương góp phần đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy Hành chính Nhà nước từ Trung ương đến Cơ sở, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương

1.1.2.2 Nhiệm vụ của UBND quận Tây Hồ

UBND quận Tây Hồ làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách UBND quận Tây Hồ có nhiệm vụ chỉ đạo điều hành thực hiện các nhiệm vụ, chương trình công tác tuần, tháng, quý, năm đã đề ra, quản lý chỉ đạo hướng dẫn các phòng trong hoạt động quản lý Nhà nước UBND

Trang 10

quận Tây Hồ thực hiện nhiệm vụ theo Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003 Cụ thể là:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng dài hạn và hàng năm của quận Xây dựng các kế hoạch đầu tư cùng với các công trình trọng điểm của quận trình HĐND cùng cấp thông qua, quyết định, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện theo kế hoạch

- Xây dưng quy chế làm việc của UBND quận, công tác tổ chức bộ máy

và thực hiện chế độ quản lý cán bộ theo phân cấp và quy định của Nhà nước.Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật đối với tập thể, cá nhân do UBND quận trực tiếp quản lý

- Xây dựng chương trình, công tác hàng nămcủa UBND quận, các biện pháp thực hiệnNghị quyết của HĐND Qquận về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng Thông qua các báo cáo của UBND quận trước khi trình HĐND quận

- Kết luận những vụ việc khiếu nại, tố cáo có liên quan đến cán bộ chủ chốt do UBND quận quản lý hoặc những vụ việc phức tạptheo quy định của

Luật khiếu nại tố cáo

Trang 11

Sơ đố hóa chức năng nhiệm vụ quyền hạn của UBND quận Tây Hồ:

1.1.3 Cơ cấu tổ chức của UBND quận Tây Hồ

UBND quận Tây Hồ tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, đi đôi với pháthuy trách nhiệm của từng thành viên, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số UBND phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế XHCN, ngăn ngừa và chống các biểu hiện quan liêu tiêu cực khác trong cơ quan Cán bộ, công nhân viên chức trong bộmáy chủ động sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình Xây dựng và phát triển quận về nhiều mặt nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân

Bộ phận chuyên viên tham mưu tổng hợp

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả GQTTHC

Bộ phận bảo vệ

Bộ phận tiếp dân

Trang 12

Sơ đồ cơ cấu tổ chức :

Chủ tịch UBND

PCT phụ

trách kinh tế

PCT phụ trách văn xã Nội vụ

Giáo dục đào tạo

Y tế

Lao động thương binh

xã hội

Trung tâm y tế

TTDS kế hoạch hóa GĐ

TTTDTT

Trung tâm văn hóa

CBTHA

CTĐ

PCT phụ trách QLĐT -ĐTXH PCT Đất đai

Ban bồi thường GPMB Thanh tra xây dựng

Trang 13

Cụ thể :

* Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận ( Đ/c: Nguyễn Phúc Quang)

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là người đứng đầu, lãnh đạo, quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm toàn diện các mặt hoạt động của Uỷ ban nhân dân quận trước Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Quận uỷ và Hội đồng nhân dân quận và thực hiện các nhiệm vụ theo Quy chế làm việc của Uỷ ban nhân dân quận Tây Hồ;

- Chỉ đạo chung việc xây dựng chương trình, kế hoạch và thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quận; Chỉ đạo chung công tác lập dự toán ngân sách, bổ sung ngân sách cho các đơn vị, Uỷ ban nhân dân các Phường để thực hiện các nhiệm vụ phát sinh;

- Chỉ đạo công tác quy hoạch xây dựng, giới thiệu địa điểm xây dựng các

dự án trên địa bàn quận;

- Trực tiếp chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác: Nội chính, An Quốc phòng, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, địa giới hành chính, đối ngoại, công tác tổ chức bộ máy, cán bộ, công tác thi đua - khen thưởng, chương trình công tác của Uỷ ban nhân dân quận, chỉ đạo chung công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại - tố cáo của công dân;

ninh Đảm bảo mối quan hệ phối hợp giữa Uỷ ban nhân dân quận với Quận

uỷ, Thường trực Hội đồng nhân dân quận;

-Trực tiếp làm nhiệm vụ: Chủ tịch Hội đồng thi đua - khen thưởng, Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự Trưởng các Ban chỉ đạo khác được thành lập theo chương trình kế hoạch công tác thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;

- Trực tiếp phụ trách các đơn vị: Phòng Nội vụ, Phòng Tư pháp, Thanh tra Quận, Công an quận, Ban chỉ huy Quân sự quận, Cơ quan thi hành án;

- Phụ trách các phường Thuỵ Khuê, Quảng An;

- Xử lý công việc có liên quan đến: Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân quận;

- Là chủ tài khoản thu - chi ngân sách quận Tây Hồ

Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận.

Trang 14

Giúp việc cho Chủ tịch là 03 Phó Chủ tịch, mỗi Phó Chủ tịch được giao nhiệm vụ quản lý các lĩnh vực nhất định.

* Phó chủ tịch quản lý Kinh tế của Uỷ ban nhân dân quận (đ/c Lê Văn Phượng)

- Trực tiếp phụ trách các đơn vị: Phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Kinh

tế, Văn phòng HĐND&UBND quận, Ban Quản lý dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây, Ban quảnlý chợ;

- Phụ trách quản lý các phường Tứ Liên, Nhật Tân;

- Xử lý công việc liên quan đến các ngành: Thống kê, Chi cục thuế, Kho bạc, Đội quản lý thị trường số 11, Trạm thú y

* Phó chủ tịch quản lý Văn xã của Uỷ ban nhân dân quận (đ/c Đinh trọng Sơn)

- Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch và tập thể Uỷ ban nhân dân quận, Hội đồng nhân dân quận về công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực: Y tế, Giáo dục - Đào tạo, Văn hoá - Thông tin, Thể dục - Thể thao, Lao động Thương binh

và Xã hội, Đào tạo nghề, Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, phòng chống tệ nạn

xã hội, Bảo hiểm xã hội, Công tác tôn giáo và các vấn đề xã hội khác;

- Trực tiếp phụ trách quản lý các đơn vị: Phòng Văn hóa - Thông tin, Phòng Giáo dục - Đào tạo, Phòng Y tế, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Trung tâm y tế, Trung tâm Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, Trung tâm Thể dục - thể thao, Trung tâm Văn hoá, Trung tâm dạy nghề, Hội Chữ thập đỏ;

- Phụ trách quản lý các phường: Xuân La, Bưởi;

- Xử lý công việc liên quan đến các ngành: Bảo hiểm xã hội, Ngân hàng chính sách xã hội quận, Hội người mù

Công ty cổ phần môi trường Tây Đô, Công ty cổ phần môi trường Sinh Thái

* Phó chủ tịch quản lý lĩnh vực Đất đai - Trật tự xây dựng ( đ/c Đỗ Anh Tuấn)

- Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực công tác: quản lý đất đai, Tài nguyên môi trường, quản lý trật tự xây dựng, giao thông vận tải; công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn quận ( trừ các dự

án do UBND quận làm chủ đầu tư, dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh

Trang 15

Hồ Tây, Dự án xây dựng tuyến đường Văn Cao - Hồ Tây và dự án nâng cấp, cải tạo đường Lạc Long Quân), Tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại - tố cáo có liên quan đến các lĩnh vực công tác được phân công phụ trách;

- Trực tiếp phụ trách quản lý các đơn vị: Phòng Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra xây dựng;

- Phụ trách quản lý phường Yên Phụ;

- Xử lý công việc liên quan đến ngành: Thanh tra Giao thông vận tải

- Các uỷ viên UBND quận: (05)

* Uỷ viên Nguyễn Bá Hùng - Trưởng Công an quận:

* Uỷ viênNguyễn Văn Kha - Chỉ huy trưởng BCH quân sự quận:

*Uỷ viên Nguyễn Văn Tài - Chánh thanh tra:

* Uỷ viênLê Trung Đức - Chánh Văn phòng HĐND&UBND quận

* Ủy viênĐỗ Thanh Tùng- Trưởng phòng Nội vụ Quận

- Giúp việc cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch có 12 Phòng, Ban chuyên môn trực thuộc UBND quận, hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ của mình:

- Văn phòng HĐND&UBND quận;

- Phòng Nội vụ;

- Phòng Thanh tra;

- Phòng Lao động Thương binh và Xã hội;

- Phòng Văn hoá Thông tin - Thể dục thể thao;

- Phòng Tài nguyên và Môi trường

Ngoài ra, Uỷ ban nhân dân quận còn có 06 đoàn thể chính trị gồm: Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn Lao động Và bên cạnh đó còn có các đơn vị hiệp quản: Đội quản lý thị trường, Đội thi hành án, Đội Thanh tra giao thông công chính, Đội quản lý trật tự xây dựng, Viện Kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân

Trang 16

1.2 Khảo sát tình hình tổ chức, quản lý, hoạt động công tác hành chính văn phòng của UBND quận Tây Hồ

1.2.1 Tổ chức hoạt động của Văn phòng

Văn phòng là bộ máy điều hành tổng hợp của cơ quan, tổ chức, giúp việc cho thủ trưởng cơ quan trong công tác lãnh đạo, quản lý điều hành Văn phòng

có trách nhiệm thu thập, xử lý , tổng hợp thông tin cho hoạt động điều hành của lãnh đạo, đảm bảo điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động chungcủa toàn cơ quan, tổ chức

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ

Văn phòng Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân quận Tây Hồ thực hiện các chức năng chung của Văn phòng là chức năng tham mưu - tổng hợp và chức năng hậu cần

* Chức năng tham mưu tổng hợp: Là chức năng nghiên cứu, đề xuất

tham mưu tổng hợp cho lãnh đạo Uỷ ban nhân dân quận điều hành công việc có hiệu quả Chức năng này được thể hiện thông qua việc xây dựng chương trình làm việc cho Uỷ ban nhân dân, Chuẩn bị báo cáo, đề án Tham gia ý kiến về nội dung và hình thức trong quá trình soạn thảo văn bản, Tổ chức thống nhất ban hành văn bản của cơ quan, quản lý công tác Văn thư - Lưu trữ

* Chức năng hậu cần: Là chức năng cung ứng những điều kiện về cơ sở

vật chất phục vụ cho quá trình hoạt động của Uỷ ban nhân dân quận, nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạt động của cơ quan

1.2.2.2 Nhiệm vụ

- Văn phòng Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân quận giúp Chủ tịch

Trang 17

xây dựng chương trình kế hoạch công tác tuần, tháng, quý cho lãnh đạo Uỷ ban nhân dân.

- Thu thập xử lý thông tin, phối hợp với các phòng, ban, Uỷ ban nhân dân các phường chuẩn bị các báo cáo phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của

Uỷ ban nhân dân quận Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất theo sự chỉ đạo của Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân quận

- Soạn thảo và ban hành các văn bản quản lý theo sự chỉ đạo của lãnh đạo, theo dõi đôn đốc, kiểm tra văn bản chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân quận

- Tham mưu cho về công tác dân vận trên địa bàn quận; Tổ chức việc tiếp dân, tiếp nhận đơn thư khiếu nại tố cáo của nhân dân gửi đến Uỷ ban nhân dân quận;

- Tổ chức, chuẩn bị cho các cuộc hội họp và các hoạt động khác của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;

- Quản lý mọi mặt tổ chức cán bộ công chức, công tác bảo vệ nội bộ, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và nghiệp vụ

Trang 18

Sơ đồ hóa chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng UBND quận:

1.2.3 Vai trò của Văn phòng trong việc thực hiện chức năng tham mưu, tổng hợp

Văn phòng là bộ máy làm việc tổng hợp và trực tiếp của một cơ quan, phục vụ cho việc điều hành của lãnh đạo Trong hoạt động của Văn phòng, việc thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp, giúp lãnh đạo điều hành công việc của

cơ quan

Việc thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp của Văn phòng HĐND&UBND quận Tây Hồ đã được quy định tại Quyết định số 28/2010/QĐ-UBND ngày 26/10/2010 của UBND quận Tây Hồ Hàng tháng, quý, năm Văn phònglập báo cáo tình hình, kết quả làm được và những việc chưa làm được của Văn phòng trong tháng, quý, năm đó và định ra phương hướng trong thời gian tiếp theo

Trong thời gian qua, Văn phòng HĐND&UBND quận Tây Hồ đã tham

Chính phủ

UBND TP

Hà Nội

Các UBND quận huyện khác

Các cơ quan

TW

Phạm vi chức năng, quyền hạn của

UBND quận Tây Hồ

UBND quận TH

8 Phường thuộc quận

các Phòng ban

các Trung tâm

Trang 19

mưu cho lãnh đạo UBND trong việc giải quyết các văn bản đến cơ quan, góp ý kiến cho lãnh đạo giải quyết các vấn đề đưa ra trong các văn bản đến cơ quan Khi các văn bản đến cơ quan đều được chuyển đến văn thư cơ quan, sau đó văn thư trình lên Chánh văn phòng cho ý kiến đề xuất, sau đó chuyển lên lãnh đạo UBND Văn phòng còn tham mưu cho lãnh đạo UBND về việc ban hành các văn bản quản lý hoặc giao dịch của UBND Văn phòng tham gia góp ý về hình thức, thể thức văn bản, trực tiếp soạn thảo văn bản cho lãnh đạo Văn phòng tham mưu cho lãnh đạo UBND Quận xây dựng các quy chế hoạt động của cơ quan, các đơn vị thuộc UBND Quận như: Quy chế làm việc của các phòng ban trực thuộc UBND quận, Quy chế hoạt động, làm việc của UBND các phường, Quy chế hoạt động và làm việc của đơn vị “một cửa”, quy định về việc cấp phép xây dựng, quy định về công tác văn thư lưu trữ, quy định về nếp sống văn hoá công sở Ngoài ra, Văn phòng HĐND&UBND quận còn tham mưu cho lãnh đạo UBND trong việc tổ chức phòng làm việc, tổ chức hội họp, bài trí khuôn viên UBND

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VĂN PHÒNG UBND QUẬN TÂY HỒ:

Nội dung qui trình xây dựng chương trình công tác thường kì của UBND quận Tây Hồ:

Phòng Tài chính-

Kế toán

Phòng Quản trị

Phòng Bảo vệ

Bộ phận công nghệ thông tin

Trang 20

Xây dựng chương trình công tác là yêu cầu không thể thiếu của tất cả các

cơ quan nhằm đảm bảo cho cơ quan hoạt động có hiệu quả, UBND quận Tây Hồ

có kế hoạch xây dựng chương trình công tác cụ thể là:

- Xây dựng kế hoạch công tác tuần: Vào thứ 6 hàng tuần, chuyên viên tổng hợp tổng hơp công việc đăng ký của các phòng, ban xây dựng thành chương trình công tác cụ thể và gửi cho các lãnh đạo và phòng, ban vào thứ 2

- Kế hoạch công tác tháng: được xây dựng vào ngày 25 của tháng trước

- Kế hoạch công tác quý: được xây dựng vào ngày 20 tháng cuối cùng của quý trước

- Kế hoạch công tác năm: nhằm thống kê, giải quyết công việc trong một năm, văn phòng HĐND&UBND quận tổng hợp ý kiến, kế hoạch công tác năm gửi đến các lãnh đạo và phòng, ban trong cơ quan tham gia ý kiến sau 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản dự thảo

* Ưu điểm: Việc xây dựng chương trình kế hoạch công tác của văn

phòng UBND quận Tây Hồ được xây dựng theo một quy trình nhất định, trên cơ sở các phòng, ban đăng ký công việc sẽ thực hiện, bộ phận tổng hợp tổng hợp lại các công việc, xây dựng thành chương trình công tác sau đó gửi lại cho các đơn vị thực hiện nên chương trình công tác của cơ quan được thực hiện hiệu quả

* Nhược điểm: Việc xây dựng chương trình kế hoạch công tác của cơ

quan chưa được chútrọng, đặc biệt là các chương trình công tác quý, tháng chưa xây dựng đều đặn vào tất cả các tháng, các quý, chỉ xây dựng các chương trình công tác tuần đều đặn dưới dạng lịch công tác tuần, như vậy UBND chỉ xác định được các công việc sẽ làm trong tuần tới, chưa có sự chủ động thực hiện công việc trong thời gian dài

Trang 21

SƠ ĐỒ CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC THƯỜNG KỲ CỦA VĂN PHÒNG:

Văn phòng

Gửi công văn yêu cấu các đơn vị đăng ký chương trình công tác năm của đơn vị

Các đơn vị

Lập danh mục chương trình công tác của đơn vị mình

Tổng hợp, xây dựng chương trình công tác năm

Phòng Tổng hợp

Trình Chánh Văn phòng xem xét ký duyệt

Ký ban hành, gửi tới các đơn

Ký ban hànhThực hiện

Phòng Tổ Hành chínhChánh Văn phòng

Trang 22

chức-1.2.4 Tìm hiểu Công tác tổ chức hội họp, tổ chức nghi thức và các biện pháp hiện đại hóa văn phòng của cơ quan

1.2.4.1 Sơ đồ hóa công tác tổ chức một hội nghị ( hội thảo, cuộc họp ) của UBND quận Tây Hồ:

Hội họp là một hình thức hoạt động không thể thiếu trong các cơ quan, tổ chức.Tại UBND quận Tây Hồ, công tác tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp

được tiến hành theo quy trình sau:

1.2.4.2 Công tác triển khai và thực hiện nghi thức nhà nước về văn hóa công sở của cơ quan

Trong xã hội hiện đại ngày nay, vấn đề Văn hoá xã hội đang là vấn đề đáng quan tâm của xã hội Trong các cơ quan, tổ chức hiện nay, vấn đề thực

Soan thảo Công văn mời, chuẩn bị cơ sở vật chất, tài

Trang 23

tâm Mỗi cơ quan, tổ chức đều đưa ra các quy chế riêng về Văn hoá công sở tại

cơ quan mình

Để thống nhất về phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, nhân viên trong Văn phòng HĐND&UBND quận, công đoàn Văn phòng HĐND&UBND quận Tây Hồ đã xây dựng Quy ước nếp sống văn hoá nơi công sở Bản quy ước này thay thế cho quy chế Văn hoá công sở của riêng Văn phòng HĐND&UBND quận Tây Hồ, được toàn thể cán bộ, nhân viên Văn phòng HĐND&UBND thảo luận, nhất trí thông qua tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức năm 2011 và thống nhất cùng nhau thực hiện Bản quy ước đã quy định rất cụ thể nếp sống văn hoá nơi công sở về tất cả mọi mặt như: Văn hoá trong làm việc, văn hoá trong hội họp, văn hoá trong giao tiếp ứng xử, văn hoá trong giữ gìn vệ sinh, an toàn nơi làm việc, văn hoá trong sinh hoạt

Bản quy ước được ban hành đã xây dựng cho Văn phòng HĐND&UBND quận Tây Hồ một phong cách, lề lối làm việc thống nhất Tuy nhiên, tình hình thực hiện các quy định trong quy ước của các cán bộ, nhân viên vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại như: vấn đề đi làm muộn của các cán bộ, nhân viên vẫn còn tiếp diễn, các cán bộ, nhân viên không đeo thẻ khi làm việc, trang phục chưa đồng đều, trong giờ làm việc vẫn còn tụ họp nói chuyện, làm việc riêng trong giờ làm việc, việc thực hành tiết kiệm trong sử dụng điện, nước văn phòng phẩm chưa được thực hiện tốt

Các vấn đề này cần được sự chấn chỉnh của các lãnh đạo văn phòng để đảm bảo tính nghiêm minh của bản quy ước

1.2.4.3 Các biện pháp hiện đại hóa Văn phòng của cơ quan

Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng Khoa học kỹ thuật, xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá nền kinh tế thế giới và việc tổ chức quản lý xã hội theo hướng phát triển nhanh và bền vững, hiện đại hoá văn phòng là một mục tiêu mà bất cứ cơ quan, tổ chức nào cũng cần hướng tới Văn phòng HĐND&UBND quận Tây Hồ được tổ chức theo mô hình khép kín, trong những năm qua Văn phòng đã thực hiện rất tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình, tuy nhiên vẫn tồn tại những hạn chế nhất định, Bởi vậy, Văn phòng HĐND&UBND cần có những

Trang 24

biện pháp hiện đại hoávăn phòng để thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ cũng như hoạt động có hiệu quả hơn để giúp cho cho cơ quan hoạt động tốt hơn.

Em xin đưa ra một số ý kiến, biện pháp hiện đại hoá văn phòng HĐND&UBND quận Tây Hồ như sau:

- UBND quận Tây Hồ nên chuyển đổi mô hình tổ chức văn phòng từ mô hình khép kínsang mô hình tổ chức mở để hoạt động thuận lợi hơn, tiết kiệm thời gian giải quyết các thủ tục hành chính đồng thơi tiết kiệm mặt bằng diện tích của cơ quan

- Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên văn phòng để đáp ứng kịp sự phát triển của Khoa học công nghệ cũng như các xu hướng quản lý ngày càng phát triển cao của thời đại

- Thường xuyên đổi mới, nâng cấp các trang thiết bị trong văn phòng để đạt hiệu quả cao trong công việc

Tuy nhiên, việc hiện đại hoá cũng phải phù hợp với vấn đề thực tế của cơ quan

1.2.5 Tìm hiểu về nhiệm vụ cụ thể của các Chuyên viên hành chính

* Chuyên viên Nguyễn Thị Lệ Hương:

- Giúp lãnh đạo Văn phòng thực hiện công tác tham mưu cho lãnh đạo UBND quận trên lĩnh vực văn hóa – xã hội

- Theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị: Phòng VH&TT, phòng LĐTB&XH, phòng GD-ĐT, phòng Y tế, Trung tâm Văn hóa, Trung tâm TDTT, Trung tâm Dạy nghề, Trung tâm Y tế, Trung tâm Dân số-KHHGĐ, Hội chữ thập đỏ, Bảo hiểm xã hội, Ngân hành chính sách xã hội, UBND phường Bưởi, phường Xuân La

- Giúp lãnh đạo Văn phòng duy trì mối quan hệ phối hợp công tác với UBMTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội quận

- Tổng hợp Báo cáo kết quả công tác tuần của UBND quận vào thứ 6 hàng tuần; báo cáo kết quả công tác tháng của UBND quận xong trước ngày 25 hàng tháng

* Chuyên viên Nguyễn Thị Phương Dung:

- Giúp lãnh đạo Văn phòng hực hiện công tác tham mưu cho Thường trực

Trang 25

HĐND quận trên các mặt công tác.

- Cónhiệm vụ chuẩn bị đầy đủ tài liệu phục vụ các kì họp HĐND quận, các hội nghị tiếp xúc cử tri của Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội, Đoàn Đại biểu HĐND Thành phố, Đại biểu HĐND quận

- Theo dõi hoạt động của HĐND các phường, tổng hợp báo cáo Thường trực HĐND quận

- Giúp lãnh đạo Văn phòng thực hiện công tác tham mưu cho UBND quận

kế hoạch đoàn ra, đoàn vào hàng năm

* Chuyên viên Quản Đức Anh:

- Giúp lãnh đạo Văn phòng thực hiện công tác tham mưu cho lãnh đạo UBND quận trên lĩnh vực công tác nội chính Tổng hợp, tham mưu cho lãnh đạo Văn phòng xây dựng chương trình công tác trọng tâm tháng của UBND quận xong trước ngày 25 hàng tháng

- Theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị: Công an quận, BCH Quân sự quận, Thanh tra, phòng Tư pháp, phòng Nội vụ, phòng Tài nguyên và môi trường, Chi cục Thi hành án quận, Ban quản lý Hồ Tây, UBND phường Thụy Khuê, UBND phường Quảng An

- Giúp lãnh đạo Văn phòng duy trì mối quan hệ phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân quận, Tòa án nhân dân quận

* Chuyên viên Trần Duy Hưng:

- Giúp lãnh đạo Văn phòng thực hiện công tác tham mưu cho lãnh đaọ UBND quận trên lĩnh vực công tác quản lý kinh tế: Công tác giải phóng mặt bằng thực hiện dự án Xây dựng HTKT xung quanh Hồ Tây

- Theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị: Phòng Tài chính – Kế hoạch, phòng Kinh tế, Đội quản lý thị trường số 11, trạm Thú y, Ban quản lý chợ quận, Chi cục Thuế, Chi cục Thống kê, Kho bạc Nhà nước quận, Ban Quản lý dự án Xây dựng HKKT xung quanh Hồ Tây, UBND phường Tứ Liên

- Hàng tháng, có trách nhiệm đôn đốc các chuyên viên theo dõi khối rà soát, báo cáo và tổng hợp các công việc chậm tiến độ, tồn đọng của các đơn vị phòng, ban, UBND phường, tham mưu cho lãnh đạo Văn phòng có văn bản đôn đốc

Trang 26

- Giúp lãnh đạo Văn phòng rà soát, đôn đốc và tổng hợp các báo cáo về kết quả giải quyết kiến nghị cử tri, phục vụ các hội nghị tiếp xúc cử tri, các kì họp của HĐND quận.

- Tổng hợp Báo cáo kết quả công tác tháng, quý, năm của Văn phòng

* Chuyên viên Phạm Văn An:

- Giúp lãnh đạo Văn phòng thực hiện công tác tham mưu cho lãnh đạo UBND quận trong công tác đầu tư xây dựng, quản lý đô thị; Công tác giải phóng mặt bằng các dự án do UBND quận làm chủ đầu tư, công tác GPMB dự án xây dựng tuyến đường Văn Cao – Hồ Tây, công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn

- Theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị: Phòng Quản lý dô thị, Ban quản lý dự án quận, Trung tam Phát triển quỹ đất và quản lý duy tu hạ tầng đô thị quận, Công ty cổ phần Môi trường Tây Đô, UBND phường Nhật Tân, UBND phường Phú Thượng

* Chuyên viên Kiều Thu Anh:

- Giúp lãnh đạo Văn phòng thực hiện công tác tham mưu cho lãnh đạo UBND quậntrong công tác quản lý trật tự xây dựng - đô thị, xử lý vi phạm về đất đai và tài nguyên – môi trường; Công tác GPMB thực hiện các dự án đáu tư xây dựng trên địa bàn không do UBND quận làm chủ đầu tư

- Theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị: Thanh tra Xây dựng quận, Ban bồi thường và GPMB quận, Đội Thanh tra Giao thông vận tải, Điện lực Tây Hồ, UBND phường Yên Phụ

- Tổng hợp, xây dựng lịch công tác tuần của Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND quận vào thứ 6 hàng tuần

* Chuyên viên Bộ phận “ Một cửa” – Lê Quang Hòa, Chu Ngọc Trung, Nguyễn Thị Ngọc Thanh, Nguyễn Hồng Diệp, Lê Thị Chang:

Căn cứ Quyết định số 1558/QĐ-UBND ngày 5/5/2010 của UBND quận

về việc công bố danh mục thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa tại UBND quận Tây Hồ, lãnh đạo Văn phòng phân công từng đ/c thực hiện tiếp nhận và thụ lý các thủ tục hành chính như sau:

Trang 27

- Đ/c Chu Ngọc Trung: TTHC liên quan đến lĩnh vực Công thương, Kế hoạch – Đầu tư.

- Đ/c Lê Quang Hòa: TTHC lien quan đến lĩnh vực Quản lý đô thị, Tài nguyên và môi trường

- Đ/c Nguyễn Thị Ngọc Thanh: TTHC liên quan đến lĩnh vực Tư pháp, Nội vụ

- Đ/c Nguyễn Hồng Diệp: TTHC lien quan đến lĩnh vực Văn hóa – Xã hội (LĐTB&XH, VH&TT, GD-ĐT, Y tế)

Chuyên viên bộ phận “Một cửa” có các nhiệm vụ sau đây:

- Tiếp nhận hồ sơ xin giải quyết thủ tục hành chính của công dân, tổ chức và thẩm định tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ Chuyển hồ sơ hợp pháp, hợp lệ đến các phòng chuyên môn thụ lý giải quyết Tiếp nhận kết quả giả quyết từ các phòng chuyên môn và trả kết quả cho công dân, tổ chức theo đúng thời gian quy định

-Có trách nhiệm đôn đốc các phòng, ban liên quan thụ lý, giải quyết hồ sơ đảm bảo đúng thời gian quy định cập nhật thông tin vào phần mềm quản lý hồ

sơ hành chính tại bộ phận “Một cửa’’

-Báo cáo tình hình hoạt động và đề xuất biện pháp cái cách thủ tục hành chính tại Bộ phận “Một cửa” với lãnh đạo Văn phòng

-Đảm bảo vệ sinh nội vụ tại Bộ phận “Một cửa” gọn gàng, ngăn nắp

Nhân viên thu phí, lệ phí – Đ/c Lê Thị Chang có các nhiệm vụ sau đây:

- Thực hiện thu phí, lệ phí của tổ chức, công dân theo quy định của Nhà nước

- Cấp phát, thu, chi đúng nguyên tắc, chế độ Khi xuất, nhập tiền phải kiểm tra kĩ, đúng, đủ thủ tục, nội dung thu, chi

- Theo dõi thu, chi, hàng ngày thực hiện chế độ thống kê, kế toán, theo quy định của pháp luật

-Liên hệ, giao dịch với Chi cục Thuế quận để nhận và thanh toán nhanh, gọn, kịp thời các khoản thu, nộp kinh phí Định kì hàng tháng thực hiện chế độ kiểm kê quỹ tiền mặt

- Có trách nhiệm đảm bảo an toàn quỹ, két và nghiêm thực hiện chế độ bảo mật

Trang 28

* Tiểu kết

Chính phủ luôn coi hiện đại hóa nền hành chính là một nội dung quan trọng trong tổng thể Chương trình cải cách hành chính Các cấp,các ngành không ngừng đầu tư cho hiê nj đại hóa nền hành chính từ nâng cấp hệ thống cơ

sở hạ tầng thông tin, áp dụng chứng nhận ISO, xây dựng trụ sở cơ quan hành chính đáp ứng nhu cầu làm việc cũng như giao dịch hành chính thuận lợi cho nhân dân theo hướng hiện đại Vì vậy, hiện đại hóa nền hành chính là nhiệm vụ rất cần thiết với không chỉ riêng quận Tây Hồ, Hà Nội mà còn ở mọi địa phương trên cả nước

Trang 29

Chương 2:

HIỆN ĐẠI HÓA NỀN HÀNH CHÍNH TẠI UBND QUẬN TÂY HỒ.

2.1 Khái quát về hiện đại hóa nền hành chính nhà nước

Có nhiều cách định nghĩa về nền hành chính nhànước, nhưng phổ biến hiện nay cho rằng nền hành chính nhà nước là hệ thống các yếu tố hợp thành về

tổ chức (Bộ máy, con người, nguồn lực công) và cơ chế hoạt động để thực thi quyền hành pháp của nhà nước theo qui định pháp luật Như vậy, muốn có nền hành chính nhà nước tồn tại cần phải hội đủ các yếu tố sau:

- Thứ nhất, hệ thống thể chế hành chính bao gồm Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh và các văn bản qui phạm về tổ chức, hoạt động của hành chính nhà nước và tài phán hành chính ;

- Thứ hai, cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy hành chính nhà nước các cấp, các ngành phù hợp với yêu cầu thực hiện quyền hành pháp;

- Thứ ba,đội ngũ cán bộ, công chức hành chính được đảm bảo về số lượng

và chất lượng để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của nền hành chính;

-Thứ tư, nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật bảo đảm yêu cầu thực thi công vụ của các cơ quan và công chức hành chính

Giữa các yếu tố của nền hành chính có mối quan hệ hữu cơ và tác động lẫn nhau trong một khuôn khổ thể chế Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả nền hành chính nhà nước cần phải cải cách đồng bộ cả bốn yếu tố trên Hoạt động của nền hành chính nhà nước được thực hiện dưới sự điều hành thống nhất của Chính phủ nhằm phát triển hệ thống và đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế -xã hội theo định hướng Trong quá trình đó, các chủ thể hành chính cần thực hiện sự phân công, phân cấp chocác cơ quan trong hệ thống nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo và thế mạnh riêng có của từng ngành, từng địa phương vào việc thực hiện mục tiêu chung của nền hành chính

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định: Cải cách nền hành chính nhà nước, hiện đại hóa nền hành chính là trọng tâm của việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, với mục tiêu là xây dựng một nền hành chính

Trang 30

trong sạch có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hóa để quản lý có hiệu lực và hiệu quả công việc của nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong xã hội Như vậy, năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nền hành chính vừa là mục tiêu của cải cách hành chính, vừa

là nhiệm vụ hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam Việc nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính nhà nước là một yêu cầu tất yếu và cấp bách trong điều kiện nước ta

hiện nay Yêu cầu này xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn sau:

- Hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước nhằm

hiện thực hóa đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hành chính nhà nước chính là nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội, là hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

- Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đây là nhiệm vụ vừa mới mẻ, vừa khó khăn, nặng nề Bản thân bộ máy nhà nước (mà trong đó trực tiếp là bộ máy hành chính nhà nước) không đổi mới

tổ chức hoạt động theo hướng nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý thì không thể hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó

- Thực tiễn tổ chức hoạt động quản lý hành chính nhà nước ta cho thấy, bên cạnh những ưu điểm, thành tựu đã đạt được trong quá trình xây dựng và bảo

vệ tổ quốc vẫn còn những yếu kém cần phải khắc phục kịp thời như bệnh quan liêu, mệnh lệnh, vi phạm dân chủ, quản lý thiếu tập trung thống nhất, thiếu trật

tự kỷ cương, bộ máy cồng kềnh, làm việc kém năng suất Những yếu kém khuyết điểm đó đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu lực, hiệu quả hành chính nhà nước

- Tình hình chính trị, kinh tế và tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ trên thế giới thay đổi về cơ bản, đòi hỏi chúng ta phải đổi mới về tổ chức và hoạt động của hành chính nhà nước để có thể đáp ứng kịp với diễn biến của tình hình

và tốc độ phát triển của thời đại

- Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hành chính nhà nước là những tác

Trang 31

động có chủ định nhằm làm cho hoạt động hành chính nhà nước đạt được những mục tiêu định hướng.

- Nền hành chính nước ta tuy có nhiều đổi mới nhưng về cơ bản vẫn là một nền hành chính thực hiện theo cơ chế mệnh lệnh và xin - cho Nền hành chính như vậy chưa thể đảm nhiệm vai trò khai thông các nguồn lực trong mỗi

cá nhân, tổ chức và xã hội để phát triển đất nước Trước yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN trong bối cảnh hội nhập như hiện nay,cần thiết phải chuyển từ nền hành chính truyền thống sang nền hành chính phát triển

- Chuyển sang nền hành chính phát triển là sự nỗ lực từng bước tách dần các chức năng hành chính khỏi các chức năng kinh doanh, xác định cụ thể các chức năng hành chính với chức năng dịch vụ công, phân định rành mạch cơ quan hành chính với tổ chức sự nghiệp Đây là những nhiệm vụ rất nặng nề để

bộ máy hành chính hoàn thành sứ mệnh của cơ quan thực thi quyền hành pháp

- Còn các chức năng sản xuất và lưu thông hàng hóa, chức năng dịch vụ công sẽ chuyển giao cho các cá nhân và tổ chức được nhà nước ủy

quyền theo hướng xã hội hóa

- Trong nền hành chính phát triển, quan hệ giữa nhà nước với công dân thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng Các quyền và nghĩa vụ mỗi bên được xác định rõ ràng, không tuyệt đối hoá, không quá đề cao vai trò của Nhà nước trước công dân, không xem cơ quan nhà nước như một chủ thể ra lệnh, ban phát quyền lợi cho công dân; công chức nhà nước không được quyền sách nhiễu, gây phiền

hà cho dân, mà phải coi công dân là khách hàng, cơ quan hành chính là người phục vụ và phải thực hiện cam kết phục vụ một cách công khai

- Để xây dựng một nền hành chính phát triển, cần quán triệt và thực hiện tốt các yêu cầu sau:

- Xây dựng nền hành chính phục vụ Đối tượng phục vụ là nhân dân, bởi vậy nền hành chính phải coi công dân là khách hàng để mỗi cơ quan có trách nhiệm cung ứng những dịch vụ công tốt nhất, có chất lượng và hiệu quả nhất;

- Đảm bảo dân chủ hoá và phân cấp trong hoạt động hành chính nhà nước

Ngày đăng: 29/09/2016, 22:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. PGS. Đào Xuân Chúc(2003), Quản trị hành chính văn phòng, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị hành chính văn phòng
Tác giả: PGS. Đào Xuân Chúc
Nhà XB: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm: 2003
7. GS.TSKH Nguyễn Văn Thâm(2005), Thủ tục hành chính, Nhà xuất bản Học viện Hành chính Quốc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thủ tục hành chính
Tác giả: GS.TSKH Nguyễn Văn Thâm
Nhà XB: Nhà xuất bản Học viện Hành chính Quốc
Năm: 2005
1. Nguồn tài liệu tham khảo từ trang web http//.w.w.w google.com.vn Khác
2. Luật tổ chức HDDND và UBND năm 2003 Khác
3. Các văn bản quản lý, các quy chế của UBND quận Tây Hồ Khác
4. Luật Công nghệ thông tin 2006 Khác
8. Cổng giao tiếp điện tử quận Tây Hồ http//www.tayho.gov.vn Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w