MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DI SẢN VĂN HÓA VÀ KHÁI QUÁT VỀ KHÔNG GIAN VĂN HÓA ĐỀN CỬA ĐẠT 6 1.1. Khái niệm về di sản văn hóa 6 1.1.1. Khái niệm di sản văn hóa của UNESCO 6 1.1.2. Khái niệm di sản văn hóa của Việt Nam 6 1.2. Khái niệm di tích lịch sử văn hóa 7 1.3. Khái quát về không gian văn hóa Đền Cửa Đạt 8 1.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Thường Xuân Thanh Hóa 8 1.3.1.1. Tự nhiên 8 1.3.1.2. Kinh tế 10 1.3.1.3. Văn hóa xã hội 13 1.3.2. Khu di tích lịch sử văn hóa Đền Cửa Đạt là quần thể di tích lịch sử văn hóa 14 1.3.2.1. Tên gọi di tích 14 1.3.2.2. Địa điểm di tích 14 1.3.2.3. Đường đi đến di tích 16 1.3.2.4. Khảo tả chung về khu di tích lịch sử văn hóa đền Cửa Đạt 16 1.3.2.5. Giá trị lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ của di tích 17 CHƯƠNG 2. QUẦN THỂ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐỀN CỬA ĐẠT – CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ THỰC TRẠNG 19 2.1. Khảo tả quần thể khu di tích 19 2.1.1. Đền Trình (Đền Cô Ba Thác Mạ) 19 2.1.1.1. Lịch sử hình thành 19 2.1.1.2. Quy mô kiến trúc 20 2.1.1.3. Công tác quản lý và hoạt động tại Đền Trình 20 2.1.2. Đền Cầm Bá Thước 22 2.1.2.1. Lịch sử hình thành 22 2.1.2.2. Quy mô kiến trúc 25 2.1.2.3. Công tác quản lý và hoạt động tại Đền Cầm Bá Thước 29 2.1.3. Đền Bà Chúa Thượng Ngàn 35 2.1.3.1. Lịch sử hình thành. 35 2.1.3.2. Quy mô kiến trúc 38 2.1.3.3. Công tác quản lý và hoạt động tại Đền Bà Chúa Thượng Ngàn 39 2.2. Đánh giá về thực trạng của di tích và công tác quản lý, tổ chức lễ hội của khu di tích lịch sử văn hóa Đền Cửa Đạt. 41 2.2.1. Mặt tích cực 41 2.2.2. Những vấn đề còn tồn tại 43 CHƯƠNG 3. CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN CỬA ĐẠT 46 3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóa khu di tích Đền Cửa Đạt 46 3.1.1. Những thuận lợi 46 3.1.2. Những khó khăn 46 3.2. Phương hướng chung 47 3.3. Một số giải pháp cơ bản 51 3.3.1. Giải pháp về tăng cường công tác truyền thông đường lối chính sách dân tộc và chính sách phát triển văn hoá dân tộc thiểu số 51 3.3.2. Giải pháp về nâng cao nhận thức 52 3.3.3. Giải pháp về cơ chế chính sách 54 3.3.4. Giải pháp tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa 55 3.3.5. Giải pháp phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở Thường Xuân 57 3.3.6. Giải pháp về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá và tăng cường vai trò của lực lượng bảo tồn và phát huy di sản văn hóa 58 3.4. Một số giải pháp cấp bách 59 KẾT LUẬN 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 PHẦN PHỤ LỤC 66
Trang 1MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DI SẢN VĂN HÓA VÀ KHÁI QUÁT VỀ KHÔNG GIAN VĂN HÓA ĐỀN CỬA ĐẠT 6
1.1 Khái niệm về di sản văn hóa 6
1.1.1 Khái niệm di sản văn hóa của UNESCO 6
1.1.2 Khái niệm di sản văn hóa của Việt Nam 6
1.2 Khái niệm di tích lịch sử văn hóa 7
1.3 Khái quát về không gian văn hóa Đền Cửa Đạt 8
1.3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Thường Xuân - Thanh Hóa 8
1.3.1.1 Tự nhiên 8
1.3.1.2 Kinh tế 10
1.3.1.3 Văn hóa xã hội 13
1.3.2 Khu di tích lịch sử văn hóa Đền Cửa Đạt là quần thể di tích lịch sử văn hóa 14
1.3.2.1 Tên gọi di tích 14
1.3.2.2 Địa điểm di tích 14
1.3.2.3 Đường đi đến di tích 16
1.3.2.4 Khảo tả chung về khu di tích lịch sử - văn hóa đền Cửa Đạt 16
1.3.2.5 Giá trị lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ của di tích 17
CHƯƠNG 2 QUẦN THỂ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐỀN CỬA ĐẠT – CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ THỰC TRẠNG 19
2.1 Khảo tả quần thể khu di tích 19
2.1.1 Đền Trình (Đền Cô Ba - Thác Mạ) 19
2.1.1.1 Lịch sử hình thành 19
2.1.1.2 Quy mô kiến trúc 20
2.1.1.3 Công tác quản lý và hoạt động tại Đền Trình 20
2.1.2 Đền Cầm Bá Thước 22
2.1.2.1 Lịch sử hình thành 22
Trang 22.1.2.3 Công tác quản lý và hoạt động tại Đền Cầm Bá Thước 29
2.1.3 Đền Bà Chúa Thượng Ngàn 35
2.1.3.1 Lịch sử hình thành 35
2.1.3.2 Quy mô kiến trúc 38
2.1.3.3 Công tác quản lý và hoạt động tại Đền Bà Chúa Thượng Ngàn 39
2.2 Đánh giá về thực trạng của di tích và công tác quản lý, tổ chức lễ hội của khu di tích lịch sử văn hóa Đền Cửa Đạt 41
2.2.1 Mặt tích cực 41
2.2.2 Những vấn đề còn tồn tại 43
CHƯƠNG 3 CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN CỬA ĐẠT 46
3.1 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóa khu di tích Đền Cửa Đạt 46
3.1.1 Những thuận lợi 46
3.1.2 Những khó khăn 46
3.2 Phương hướng chung 47
3.3 Một số giải pháp cơ bản 51
3.3.1 Giải pháp về tăng cường công tác truyền thông đường lối chính sách dân tộc và chính sách phát triển văn hoá dân tộc thiểu số 51
3.3.2 Giải pháp về nâng cao nhận thức 52
3.3.3 Giải pháp về cơ chế chính sách 54
3.3.4 Giải pháp tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa 55
3.3.5 Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở Thường Xuân 57
3.3.6 Giải pháp về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá và tăng cường vai trò của lực lượng bảo tồn và phát huy di sản văn hóa 58
3.4 Một số giải pháp cấp bách 59
KẾT LUẬN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
PHẦN PHỤ LỤC 66
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, chúng tôi xin gửi đến toàn thể quý Thầy Côtrong Trường cũng như quý Thầy Cô trong khoa Văn hóa Thông tin và Xã hội -Trường Đại học Nội Vụ hà Nội đã tạo điều kiện cho chúng tôi được tham gianghiên cứu khoa học, được đi sâu tìm hiểu với thực tế công việc hơn, hiểu rõhơn nữa về những vấn đề lý luận chung cũng như những công việc cụ thể trongthực tế nghề nghiệp tương lai, giúp chúng tôi có điều kiện tiếp cận với cách thứclàm việc khoa học và cách tư duy logic hơn
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong bộ môn Văn hóa củakhoa Văn hóa Thông tin và Xã hội đã tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thiện đềtài nghiên cứu này Đặc biệt chúng tôi xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn ThịKim Chi đã tận tình hướng dẫn chúng tôi trong quá trình nghiên cứu
Bước đầu đi vào thực tế, tập nghiên cứu khoa học, chúng tôi còn nhiều bỡngỡ Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận đượcnhững ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô và các bạn để đề tài của chúng tôi đượchoàn thiện hơn
Sau cùng chúng tôi xin kính chúc toàn thể quý Thầy Cô trong Trườngcũng như quý Thầy Cô trong khoa Văn hóa Thông tin và Xã hội và cô NguyễnThị Kim Chi thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh caođẹp của mình, truyền truyền tải kiến thức cũng như lòng nhiệt huyết trong côngviệc cho thế hệ mai sau
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Nhóm thực hiện
Trang 412 ĐTCBT.HC Đền thờ Cầm Bá Thước Hậu Cung
13 ĐTCBT.TĐ Đền thờ Cầm Bá Thước Tiền Đường
14 ĐTCBT.NK Đền thờ Cầm Bá Thước Nhà kho
15 ĐTCBT.H Đền thờ Cầm Bá Thước Hiên
16 ĐTCBT.SV Đền thờ Cầm Bá Thước Sân vườn
20 SIDA Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thuỵ Điển
25 VHTTXH Văn hóa thông tin xã hội
26 VHTDTT Văn hóa thể dục thể thao
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Thanh Hóa là một tỉnh có diện tích tự nhiên 11,106,09 km2, nằm ởcực Bắc Trung Bộ Việt Nam, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cáchthành phố Hồ Chí Minh 1.560km
Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình, phía Nam giáptỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hòa Dân chủ nhân dânLào) với đường biên giới 192 km, phía Đông là Vịnh Bắc Bộ với chiều dài bờbiển 102km Tọa độ địa lý: 190 - 18 - 20040 vĩ độ Bắc; 104022 - 10604 kinh độĐông
Địa hình Thanh Hóa nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam Ở phía TâyBắc, những đồi núi cao trên 1.000m đến 1.500m thoải dần, kéo dài và mở rộng
về phía đông nam Đồi núi chiếm 3/4 diện tích của cả tỉnh, tạo tiềm năng lớn vềkinh tế lâm nghiệp, dồi dào lâm sản, tài nguyên phong phú Dựa vào địa hình cóthể chia Thanh Hóa ra làm các vùng miền
Miền núi, trung du: Miền núi và đồi trung du chiếm phần lớn diện tích củaThanh Hóa Miền đồi núi chiếm 2/3 diện tích Thanh Hóa, nó được chia làm 3 bộphận khác nhau bao gồm 11 huyện: Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, LangChánh, Bá Thước, Quan Hoa, Quan Sơn, Mường Lát, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy vàThạch Thành Độ cao trung bình vùng núi 600 - 700m, độ dốc trên 25 độ Vùngtrung du có độ cao trung bình 150 - 200m, độ dốc từ 15 - 20 độ Vùng đồi núiphía Tây có khí hậu mát, lượng mưa lớn nên có nguồn lâm sản dồi dào, lại cótiềm năng thủy điện lớn, trong đó sông Chu và các phụ lưu có nhiều điều kiệnthuận lợi để xây dựng các nhà máy thủy điện
Vùng đồng bằng của Thanh Hóa lớn nhất của miền Trung và thứ ba của
cả nước Đồng bằng Thanh hóa có đầy đủ tính chất của một đồng bằng châu thổ,
do phù sa các hệ thống sông Mã, sông Yên và sông Bạng Bờ biển dài trên100km, tương đối bằng phẳng, có bãi tắm nổi tiếng Sầm Sơn, có những vùng đấtđai rộng lớn thuận lợi cho việc lấn biển, nuôi trồng thủy sản, phân bố các khu
Trang 6dịch vụ, khu công nghiệp, phát triển kinh tế biển (ở Nga Sơn, Nam Sầm Sơn,Nghi Sơn).
Thanh Hóa nằm ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam
Bộ, có một vị trí rất thuận lợi
Đường sắt và Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10 chạy qua vùng đồng bằng và venbiển, đường chiến lược 15A, đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng trung du vàmiền núi, tạo điều kiện thuận lợi giao lưu với các tỉnh và thành phố khác trong
cả nước Quốc lộ 45, 47 nối liền các huyện đồng bằng ven biển với vùng miềnnúi, trung du của tỉnh, Quốc lộ 217 nối liền Thanh Hóa với tỉnh Hủa Phăn củanước bạn Lào
Hệ thống sông ngòi của tỉnh phân bố khá đều với 4 hệ thống sông đổ rabiển bằng 5 cửa lạch chính Cảng biển Nghi Sơn là cửa ngõ của Thanh Hóatrong giao lưu quốc tế và khu vực
Sân bay Sao Vàng có khả năng mở rộng kết hợp dịch vụ dân dụng
Thanh hóa là tỉnh nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ khuvực trọng điểm kinh tế phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) và nhữngtác động từ các vùng trọng điểm kinh tế Trung Bộ và Nam Bộ nên có một vị trírất thuận lợi trong giao lưu với các tỉnh, thành phố trong cả nước và giao lưuquốc tế
1.2 Thường Xuân là một huyện miền núi thuộc tỉnh Thanh Hóa, ViệtNam Phía Bắc giáp các huyện Lang Chánh và Ngọc Lặc Phía Đông giáp cáchuyện Thọ Xuân, Triệu Sơn và Như Thanh Phía Nam giáp huyện Như Xuân.Phía Tây giáp các huyện Quỳ Châu và Quế Phong, tỉnh Nghệ An Phía Tây Bắc
có đường biên giới chung với Lào
Huyện Thường Xuân có diện tích tự nhiên: 1.105,05 km2, là huyện rộngnhất tỉnh Thanh Hóa Địa hình đồi núi thấp, bị chia cắt nhiều, độ dốc lớn, có cácđỉnh núi: Bù Chò (1.563m), Bù Rinh (1.291m) Có sông Chu, sông Dát chảyqua Có đường biên giới với nước Lào ở phía Tây huyện Đất rừng chiếmkhoảng 80% diện tích
Trang 7Vùng đất cổ Thường Xuân từ ngàn xưa được ba dân tộc Thái, Mường,Kinh cùng đoàn kết gắn bó với nhau trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, xâydựng nên bề dày truyền thống văn hóa son sắt, thủy chung, thương người, vìnghĩa và vì tình yêu quê hương đất nước Những truyền thống tốt đẹp ấy kếtthành vùng đất “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, vùng đất đã từng được các bậcquân vương chọn làm hậu cứ, chiêu tập hiền tài để kháng chiên chống giặc ngoạixâm, bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc.
Với truyền thống văn hóa, truyền thống lịch sử vẻ vang của cha ông trênvùng đất đã từng chịu nhiều gian khó nhưng rất đỗi hào hùng - truyền thống tốtđẹp của nhân dân các dân tộc Thường Xuân Một vùng đất “địa linh nhân kiệt”của núi rừng quê Thanh anh hùng bất khuất; đã sản sinh ra biết bao nhiêu anhhùng hào kiệt, kinh bang tế thế làm rạng danh cho quê hương đất nước “Con Lạccháu Hồng”, sẽ là điểm đến hấp dẫn du khách ở khu bảo tồn thiên nhiên XuânLiên kỳ thú và công trình thủy lợi - thủy điện Cửa Đạt - công trình trọng điểmQuốc gia đã hoàn thành Nhiều di tích văn hóa hấp dẫn khác như: Lũng Nhai -nơi diễn ra hội thề của 18 tướng lĩnh cùng Bình Định Vương Lê Lợi quyết tâmchống giặc Minh thế kỷ XV, Đền Cầm Bá Thước - người đã giương cao ngọn cờkhởi nghĩa trong phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp suốt 10 năm liềntại quê hương mình, Đền Mẫu Chúa Thượng Ngàn - Chúa của rừng xanh,… vàquần thể khu di tích cách mạng trên đất Thường Xuân
1.3 Đền Cửa Đạt là nơi thờ danh nhân Cầm Bá Thước và Bà ChúaThượng Ngàn là một quần thể di tích nằm trên một dải đất cao, phía trước là núiNgạn sông Chu, thuộc địa bàn xã Xuân Mỹ, Huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.Cách thành phố Thanh Hóa 60km về hướng Tây nhưng khu di tích Cửa Đạt thuhút khá đông du khách khắp nơi về thăm Đây là lễ hội lớn thờ Danh nhân Cầm
Bá Thước kết hợp với tín ngưỡng thờ Bà Chúa Thượng Ngàn Khu di tích CửaĐạt là một quần thể di tích tọa lạc trên một dải đất cao nằm bên dòng sông Chuthuộc xã Xuân Mỹ, huyện Thường Xuân Đây là vùng miền nổi tiếng với côngtrình thủy điện Hồ Cửa Đạt lớn nhất Đông Nam Á là niềm tự hào của người xứ
Trang 8Thanh - không những mang tính chất là đập là thủy điện mà quan trọng nó cònmang ý nghĩa là khu du lịch với phong cảnh ở đây thật đẹp, cảnh quan thiênnhiên rất tuyệt vời.
Đến với lễ hội Cửa Đạt du khách sẽ được tìm hiểu về tế lễ trong tínngưỡng thờ thánh của người Thái xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, đượccùng tham gia các sinh hoạt văn hoá khác như lễ rước quan Cầm Bá Thước, cáctrò chơi trò diễn dân gian như múa sạp, tung còn, hát giao duyên, chơi đu, đánhkhẳng,
Điều đặc biệt là khách du lịch tới đây không chỉ dâng hương cầu lộc, cầutài mà còn mua những giống cây cành lộc về nhà trồng lấy may Rất nhiều bạntrẻ thích chọn di tích Cửa Đạt là nơi du xuân trong những ngày đầu năm, thế nênlượng khách đến Đền Cửa Đạt trong những ngày xuân khá đông
1.4 Với mong muốn tìm hiểu các giá trị của di tích hiện có, qua đó tìmhiểu sâu hơn các giá trị lịch sử, văn hóa Quần thể di tích; góp phần vào việc giữgìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời, giới thiệu các giá trị lịch sử -văn hóa của từng di tích trong quần thể để nâng cao việc quảng bá du lịch nhằmthu hút khách tham quan; phục vụ nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương chohọc sinh, sinh viên; giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Khảo sát quần thể di tích Đền Cửa Đạthuyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa” để nghiên cứu
2 Tình hình nghiên cứu
Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài: Cho tới nay, chưa cómột công trình nào nghiên cứu về di tích Đền Cửa Đạt, huyện Thường Xuân,tỉnh Thanh Hóa
3 Mục tiêu và nhiệm vụ
3.1 Mục tiêu
Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung về di sản văn hóa, di tích lịch sử,
đề tài nghiên cứu đi sâu khảo sát khu di tích lịch sử Đền Cửa Đạt Từ đó, đề xuấtcác giải pháp bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa của khu di tích gópphần nâng cao chất lượng và hiệu quả Đáp ứng nhu cầu đổi mới công việc quản
Trang 9lí di tích và bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa của khu di tích này.
3.2 Nhiệm vụ
Để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, đề tài tập trung giải quyết các vấn đềsau:
- Khái quát về di tích lịch sử Đền Cửa Đạt;
- Thực trạng hoạt động hiện nay của khu di tích lịch sử Đền Cửa Đạt;
- Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa củakhu di tích
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống quần thể di tích lịch sử Đền Cửa Đạt huyện Thường Xuân tỉnhThanh Hóa
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về lịch sử hình thành, khảo sát thực trạng và các giải phápbảo tồn, phát triển những giá trị văn hóa của khu di tích Đền Cửa Đạt trongnhững năm 2008 - 2014
5 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
- Phương pháp khảo sát điền dã, phỏng vấn, phương pháp thống kê, phântích, tổng hợp, so sánh
6.3 Đề xuất một số giải pháp bảo tồn, bảo vệ và phát huy các giá trị khu
di tích lịch sử văn hóa Đền Cửa Đạt
7 Nội dung của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo đề tàigồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về di sản văn hóa và khái quát về khônggian văn hóa Đền Cửa Đạt
Trang 10quản lý và thực trạng
Chương 3: Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa khu di tích lịch sửĐền Cửa Đạt
Trang 11CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DI SẢN VĂN HÓA
VÀ KHÁI QUÁT VỀ KHÔNG GIAN VĂN HÓA ĐỀN CỬA ĐẠT 1.1 Khái niệm về di sản văn hóa
1.1.1 Khái niệm di sản văn hóa của UNESCO
Di sản văn hóa là toàn bộ kết quả sáng tạo văn hóa của các thế hệ trước đểlại Theo UNESCO, di sản văn hóa gồm những di sản văn hóa hữu thể(Tangible) và di sản văn hóa vô thể (Intangible)
Những di sản văn hóa hữu thể như: đình, đền, chùa, lăng, mộ, nhà ở,thành quách, v.v…
Những di sản văn hóa vô thể như các biểu hiện tượng trưng và không sờthấy được của văn hóa được lưu truyền và biến đổi qua thời gian, với một số quátrình tái tạo của đông đảo cộng đồng Đó là: âm nhạc, múa, ngôn ngữ, nghi thức,phong tục tập quán, y học, y dược cổ truyền, nấu ăn và các món ăn, lễ hội, bíquyết và quy trình công nghệ các nghề truyền thống…
Di sản văn hóa hữu thể và di sản văn hóa vô thể gắn bó hữu cơ với nhaunhư hai mặt của một tờ giấy, khó mà tách biệt hai loại di sản văn hóa này
1.1.2 Khái niệm di sản văn hóa của Việt Nam
Bất cứ dân tộc nào cũng có một di sản văn hóa riêng, mang đậm bản sắcvăn hóa của dân tộc đó Dân tộc Việt Nam cũng như vậy
Điều 1 Luật Di sản văn hóa của Việt Nam nêu rõ định nghĩa về Di sảnVăn hóa của Việt Nam như sau: “Di sản văn hóa bao gồm Di sản Văn hóa phivật thể và Di sản Văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch
sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Như vậy, ta thấy có sự thống nhất giữa khái niệm về Di sản Văn hóa củaUNESCO và khái niệm về Di sản Văn hóa của Luật Di sản Văn hóa Việt Nam
Cả hai quan điểm nói trên đều coi Di sản Văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất
và tinh thần do một cộng đồng người sáng tạo và tích lũy trong quá trình lịch sử,
Trang 12được lưu truyền từ đời này qua đời khác.
1.2 Khái niệm di tích lịch sử văn hóa
Di tích lịch sử văn hóa là một bộ phận quan trọng trong hệ thống di sảnvăn hóa dân tộc Di tích lịch sử văn hóa thuộc di sản văn hóa vật thể
Có rất nhiều quan niệm về di tích lịch sử văn hóa song thuật ngữ di tíchlịch sử văn hóa ở nhiều nước trên thế giới đều dùng với nghĩa chung nhất, rộngnhất là các dấu tích, dấu vết còn lại trong lịch sử sáng tạo văn hóa của conngười Theo tác giả Nguyễn Thị Kim Loan, thì di tích lịch sử văn hóa được cácnhà nghiên cứu văn hóa quan niệm như sau:
- Di tích lịch sử văn hóa được coi là di sản văn hóa nói chung, bao gồm disản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể Đây là quan niệm rộng nhất về ditích lịch sử văn hóa được thể hiện trong Luật số 214 ngày 19 tháng 7 năm 1975
về bảo vệ di sản văn hóa của Nhật Bản Theo luật này thì di tích lịch sử văn hóabao gồm: Di sản văn hóa vật chất, di sản văn hóa phi vật chất, di sản văn hóadân gian, các công trình lưu niệm
- Di tích lịch sử văn hóa được quan niệm trong luật về giữ gìn và bảo vệ
di tích lịch sử của Philippines, công bố ngày 18 tháng 6 năm 1966 Theo đạoluật này thì di tích lịch sử văn hóa sẽ bảo gồm các di sản văn hóa vật chất và phivật chất (như các tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc), nhưng không bao gồm các disản văn hóa dân gian như phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng…
- Di tích lịch sử văn hóa là toàn bộ các di sản văn hóa tồn tại dưới dạngvật chất cụ thể, bao gồm cả các cổ vật bất động sản (các công trình, các địađiểm) và động sản (các đồ vật, hiện vật cụ thể) Quan niệm này được thể hiện ởPháp lệnh của nhà vua Ả Rập Xêut quy định quản lý di tích, công bố ngày 3tháng 8 năm 1972, luật số 117 của Cộng hòa Ai Cập ban hành ngày 8 tháng 6năm 1983, đạo luật số 16 của Tây Ban Nha công bố ngày 25 tháng 6 năm 1985
- Di tích lịch sử văn hóa chỉ là một bộ phận của di sản văn hóa vật chất,
đó là các công trình, các địa điểm có liên quan đến các sự kiện, danh nhân lịch
sử có ý nghĩa tiêu biểu về khoa học, nghệ thuật, lịch sử của dân tộc, nghĩa là chỉ
Trang 13bao gồm các bất động sản nếu gọi theo cách của các đạo luật của Ai Cập, Ả RậpXêut và Tây Ban Nha Theo quan điểm này có Hiến chương Vơnizơ của Italianăm 1964, Đạo luật gìn giữ và bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử công bố năm
1976 của Liên Xô
Kế thừa những thành tựu nghiên cứu khoa học của nền khoa học bảo tàng
Xô Viết các tác giả giáo trình Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa đã đưa ra một kháiniệm mang tính khái quát về di tích lịch sử văn hóa như sau:
“Di tích lịch sử văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách quan,trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử do tập thể hoặc cá nhân hoạtđộng sáng tạo ra trong lịch sử để lại” Định nghĩa này đã phân biệt di tích lịch sửvăn hóa với các hình thái di sản vật thể khác như danh thắng, cổ vật và các sảnphẩm thủ công mỹ nghệ
Theo Luật Di sản của nước CHXHCN Việt Nam, một công trình được coi
là di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây:
a) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trongquá trình dựng nước và giữ nước;
b) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anhhùng dân tộc, danh nhân của đất nước;
c) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu củacác thời kỳ cách mạng, kháng chiến;
d) Địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ;
e) Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ cógiá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạnlịch sử
Như vậy, di tích lịch sử văn hóa là một công trình hay một địa điểm gắnvới sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một haynhiều thời kỳ lịch sử của đất nước
1.3 Khái quát về không gian văn hóa Đền Cửa Đạt
1.3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Thường Xuân - Thanh Hóa
1.3.1.1 Tự nhiên
* Vị trí địa lí
Trang 14Thường Xuân là huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa Từ thànhphố Thanh Hóa theo Quốc lộ 47 qua Mục Sơn rồi đến cầu Bái Thượng vớichặng đường 57 km là sang địa phận huyện Thường Xuân Diện tích tự nhiên111.380,8 ha, là huyện có diện tích lớn nhất Thanh Hóa Ở vị trí 19042’55” đến2007’15” vĩ độ Bắc, 104054’33’ đến 105023’55” kinh độ Đông Với số dân là84.470 người thuộc 3 dân tộc Thái, Mường, Kinh cùng sinh sống.
Phía Bắc Thường Xuân giáp Lang Chánh và Ngọc Lặc; phía Đông giápThọ Xuân, Triệu Sơn, Như Thanh; phía Nam giáp Như Xuân; phía Tây giáp QuếPhong (tỉnh Nghệ An) và huyện Sầm Tớ (tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa dânchủ Nhân dân Lào) Tỉnh lộ 507 nối đường Hồ Chí Minh qua thị trấn ThườngXuân lên biên giới Việt – Lào qua cửa khẩu Bát Mọt
Là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, có lịch sử lâu đời, có truyềnthống văn hóa và cách mạng Là một huyện thuần nông, kinh tế chủ yếu là nônglâm nghiệp, phương thức sản xuất chủ yếu là tự cung, tự cấp
* Về tài nguyên đất đai: (Số liệu thống kê đất đai đến 01/01/2012)
Tổng diện tích tự nhiên: 111.380,80 (ha), trong đó:
+ Diện tích đất nông nghiệp: 99.113,83 (ha);
+ Diện tích đất phi nông nghiệp: 6.780,31 (ha);
+ Diện tích đất chưa sử dụng: 5.486,66 (ha)
* Về tài nguyên nước:
Thường Xuân có hệ thống sông ngòi khá phong phú, là nguồn tài nguyênlớn về nguồn nước tưới đối với nông nghiệp; gồm có các sông sông Khao, sôngChu, sông Đặt, sông Đằn Hàng năm tổng lượng nước sông, suối cung cấp chovùng ước đạt 23 triệu m³ nước Tuy nhiên, do địa hình bị chia cắt nhiều, độ dốclớn nên lượng nước phân bố không đều, có nơi thừa nhưng có nơi lại thiếu.Hiện nay, trên địa bàn huyện đã được đầu tư xây dựng công trình thủy lợithủy điện Cửa Đạt, đây là công trình đa chức năng vừa phục vụ nước tưới chosản xuất nông nghiệp các huyện phía Bắc sông Chu và Nam sông Mã với diệntích mặt hồ hơn 3000ha, dung lượng nước đạt trên 3 tỷ m3 nước, vừa phục vụphát điện cho nhà máy điện Cửa Đặt công suất 97MW đồng thời vừa thau chua
Trang 15rửa mặn vùng hạ lưu sông Mã.
* Về tài nguyên khoáng sản:
Trên địa bàn huyện có rất nhiều loại khoáng sản như: Thiếc, Sắt, Cao Lanh,đất Sét làm gạch, Cát sỏi, Đá vôi, vàng, sa khoáng đá quý nhưng trữ lượng ít
1.3.1.2 Kinh tế
Là huyện miền núi đặc biệt khó khăn, nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuấtlâm - nông nghiệp Cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch theo hướngphù hợp với định hướng cơ cấu kinh tế chung của tỉnh và cả nước song vẫn ởmức thấp so với mức tăng trưởng của tỉnh và khu vực Cơ cấu kinh tế đang từngbước chuyển dịch theo hướng giảm Nông, lâm nghiệp, tăng Công nghiệp, xâydựng - Dịch vụ, thương mại Năm 2012, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúnghướng, tỷ trọng lâm - nông nghiệp và thuỷ sản chiếm 47,63%, công nghiệp - tiểuthủ công nghiệp - thương mại và dịch vụ chiếm 52,37% Thu nhập bình quânđầu người đạt 9,24 triệu đồng/người/năm Lương thực bình quân đầu người đạt330kg/người/năm
Trang 16* Đặc điểm sản xuất trong nông nghiệp:
- Ngành nghề sản xuất chính: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản
- Quy mô và mô hình sản xuất: Nhỏ lẻ, chủ yếu là tự cung, tự cấp
- Sản phẩm chủ yếu: Lúa, ngô, sắn, mía; trâu bò, dê, lợn; luồng, nứa
- Sản phẩm lợi thế: Mía; sắn; trâu bò; luồng, nứa, keo
* Về kết quả sản xuất lâm nông nghiệp năm 2012:
- Tổng giá trị sản xuất lâm - nông nghiệp và thuỷ sản đạt 667,5 tỷ đồng
- Kinh tế lâm nghiệp đang được khôi phục và phát triển, từng bước hìnhthành và phát triển các trang trại đồi rừng, vườn rừng, trong đó đã có khu vườnrừng tập trung Trồng rừng tập trung đạt 1446,3ha; trồng cao su tiểu điền đạt272,15ha; luồng đạt 300ha Trong nhiều năm qua, trên địa bàn huyện không đểxảy ra cháy rừng Tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 75,2%
- Năm 2012, tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt 10.119,2ha, tổng sảnlượng lương thực có hạt đạt 28.032 tấn Một số cây lương thực chủ yếu là: Lúa,Ngô, Khoai lang Năng suất một số cây trồng chủ yếu: Lúa đạt 50,86 tạ/ha; ngô81,51 tạ/ha; sắn 110 tạ/ha; khoai lang 54,32 tạ/ha; đậu tương 15,02 tạ/ha; lạc15,41 tạ/ha; vừng 5 tạ/ha; mía 550 tạ/ha
- Là huyện có tiềm năng, thế mạnh về chăn nuôi gia súc, gia cầm Tuynhiên tập quán chăn nuôi còn lạc hậu, chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò) còn thả tự
do vào rừng; chăn nuôi lợn, gà và các loại vật nuôi khác còn nhỏ lẻ Tổng đàngia súc, gia cầm hiện có: đàn trâu 19.046 con, đàn bò 4.862 con, đàn lợn 30.491con, gia cầm 347.255 con Các loại dịch bệnh được phòng chống đảm bảo Tổngsản lượng thuỷ sản năm 2012 đạt 640 tấn
* Về kết quả sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ:
Năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 365,78 tỷ đồng; trong đó côngnghiệp Trung ương chiếm 73%, công nghiệp địa phương chiếm 27% Tổng giátrị thương mại và dịch vụ năm 2012 đạt 445,6 tỷ đồng Tổng mức bán lẻ hànghoá đạt 170,2 tỷ đồng Dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông tiếp tục phát triển.Hoạt động dịch vụ văn hoá, du lịch diễn ra sôi động, năm 2012 đã có tới 85.000
Trang 17lượt khách đến thăm quan và dâng hương tại khu di tích lịch sử văn hoá CửaĐặt, góp phần quảng bá hình ảnh Thường Xuân đến du khách trong và ngoàinước và đem lại doanh thu 1,6 tỷ đồng
* Về xây dựng kết cấu hạ tầng:
Năm 2012, trên địa bàn toàn huyện có 79 công trình đầu tư XDCB với tổng
số vốn là 360,9 tỷ đồng Trong đó có: 34 công trình thuộc chương trình 20 từnăm 2010; 8 công trình chuyển tiếp từ năm 2011 Riêng năm 2012 có 37 côngtrình khởi công xây dựng mới với tổng số vốn đầu tư là 123,188 tỷ đồng Trong
số 79 công trình xây dựng, đã có 17 công trình hoàn thành đưa vào sử dụngtrong năm 2012, gồm 4 công trình chuyển tiếp năm 2010, 2011 và 13 công trìnhcủa năm 2012
Mạng lưới giao thông: Trên địa bàn huyện có 12km đường Hồ Chí Minh và61km đường tỉnh lộ 507 đi qua, tuyến đường Đồng Mới đi Bát Mọt dài 60 km;tuyến Bái Thượng - Cửa đặt 12 km; đường liên xã 35 km và hàng nghìn kmđường giao thông liên xã, liên thôn khác Hiện tại, đường giao thông đã đếnđược tất cả các thôn bản trong toàn huyện, trong đó đường nhựa đã đến được tất
cả các xã
Hệ thống thủy lợi: Thuỷ lợi có 70 công trình gồm 5 trạm bơm, 25 hồ chứalớn nhỏ, 24 đập đá xây và 04 đập đá xếp Trong những năm gần đây các dự ánthuộc chương trình SIDA, WB, 135, ADB và các nguồn vốn khác đã và đangsửa chữa, nâng cấp được 35 công trình Hiện tại, hệ thống thuỷ lợi trên địa bànđảm bảo chủ động tưới được 85% diện tích đất sản xuất
Mạng lưới điện: Hiện nay trên địa bàn có có 97 trạm biến áp (85 trạm hạthế, 12 trạm trung thế); 158km đường dây cao thế, 98km đường dây hạ thế đểđưa điện lưới quốc gia đến được 17/17 xã
Về bưu chính viễn thông: Trên địa bàn huyện có 4 trạm thu phát sóngtruyền hình, 17/17 xã có điểm bưu điện xã văn hoá xã
Hệ thống nước sạch: Toàn huyện có 03 hệ thống cấp nước sạch (Thị Trấn,
Bù Đồn và Bát Mọt) và 25 bản được dùng nước từ các công trình cấp nước tự
Trang 18chảy Tỷ lệ dân được dùng nước sạch đạt gần 90%, còn lại dùng nước khe suối,giếng khơi.
* Về thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện:
Tổng thu ngân sách năm 2012 đạt 469,3 tỷ đồng Trong đó: Thu trên địabàn 20,6 tỷ đồng; thu điều tiết ngân sách huyện, xã đạt 17,6 tỷ đồng
Trang 191.3.1.3 Văn hóa xã hội
* Dân sinh:
Toàn huyện có 16 xã, 01 thị trấn với 140 thôn, bản và 05 khu phố; 20.445
hộ với 85.893 nhân khẩu, số người trong độ tuổi có khả năng lao động là 43.736người Gồm các dân tộc là Thái, Kinh, Mường: Dân tộc Thái 45.523 người,chiếm 53%; Dân tộc Kinh 37.192 người, chiếm 43,3%; Dân tộc Mường 3.178người chiếm 3,7% (Số liệu dân số có đến 31/12/2012) Dân cư phân bố khôngđều, tập trung phần lớn ở vùng thấp; mật độ dân số bình quân là 76 người/km2,trong đó mật độ cao nhất là ở Thị trấn Thường Xuân 1750 người/km2, mật độdân số trung bình ở các xã vùng cao là 55 người/km2
* Công tác giáo dục - đào tạo:
- Trong những năm qua, công tác giáo dục và đào tạo đã có nhiều chuyểnbiến tích cực, quy mô phát triển học sinh của các ngành học, bậc học tương đối
ổn định, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi ra lớp đạt tỷ lệ cao Cơ sở vật chất, trangthiết bị trường học từng bước được cải thiện, dần đáp ứng được yêu cầu đổi mớicủa giáo dục hiện nay; công tác phổ cập giáo dục và xây dựng trường chuẩnquốc gia được quan tâm chỉ đạo có hiệu quả
- Đến nay, toàn huyện có 65 trường, 1.106 lớp, 24.935 học sinh, 1868giáo viên Trong đó có 2 trường THPT, 18 trường THCS, 26 trường Tiểu học,
18 trường Mầm non và 1 Trung tâm GDTX Toàn huyện đã xây dựng được 10trường chuẩn quốc gia, chất lượng phổ cập giáo dục luôn được giữ vững, tỷ lệphổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đạt 100%, phổ cập THCS đạt 90,2%
* Công tác y tế và chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân:
- Toàn huyện có 1 bệnh viện đa khoa huyện và có 3 phòng khám đa khoa
ở các xã xa trung tâm, có 6/17 trạm y tế có bác sỹ Trong những năm gần đâyngành Y tế đã được Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị tương đối hiệnđại và đầy đủ như bệnh viện, trung tâm y tế huyện Song vẫn còn nhiều Trạm y
tế cơ sở hạ tầng, trang thiết bị thiếu thốn, số cán bộ có trình độ chuyên môn cònyếu dẫn đến gặp khó khăn trong việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban
Trang 20đầu cho nhân dân.
- Đến nay, có 12/17 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế Các hoạt độngtruyền thông dân số, giáo dục sức khoẻ cộng đồng có nhiều chuyển biến tíchcực, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên duy trì mức 0,82%
* Văn hóa thông tin, tuyên truyền:
- Đến nay có 47/143 thôn bản, 20 trường học, 7 cơ quan được công nhậnlàng văn hoá, cơ quan có nếp sống văn hóa; 3/17 xã, 73/143 thôn bản, khu phố
có nhà văn hoá; có 4 trạm phát lại truyền hình, tỷ lệ dân số được xem truyềnhình đạt 85%; có khoảng 11/17 số xã, thôn bản có loa phát thanh công cộng;100% dân số được nghe đài phát thanh
1.3.2 Khu di tích lịch sử văn hóa Đền Cửa Đạt là quần thể di tích lịch
sử văn hóa
1.3.2.1 Tên gọi di tích
Căn cứ theo Quyết định số 02/QĐ-VHTT ngày 10 tháng 8 năm 1989 của
Sở Văn hóa - Thông tin (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa) vềviệc công nhận di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh thì di tích có têngọi là Đền thờ Cầm Bá Thước và Bà Chúa Thượng Ngàn Gọi như vậy bởi nơiđây có hai ngôi đền thờ gồm: Đền thờ Cầm Bá Thước - một trong những thủlĩnh trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX và Đền thờ Bàchúa Thượng Ngàn (hay còn gọi là Mẫu Đệ Nhị) - vị thần cai quản vùng rừngnúi theo tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, được nằm trong vùng thắng cảnhxinh đẹp của vùng đất Cửa Đặt, huyện Thường Xuân Ngoài ra, vì đền được xâydựng tại Cửa Đặt (Cửa Đạt) - nơi hợp lưu giữa sông Đặt với sông Chu nên ditích còn có tên gọi khác là Đền Cửa Đặt, ngoài ra không còn tên nào khác
Trang 21núi) Thọ Xuân (miền núi) sau nhập với huyện Lang Chánh vào năm MinhMệnh thứ 16 (1835)
Từ năm Minh Mệnh thứ 18 (1837) Trương Đăng Quế kinh lược ThanhHóa tâu: “Trong châu Lang Chánh, các xứ Trịnh Vạn, Mậu Lộc, Quân Thiên,Lâm Lư (ở phía tả sông Lương) dân cư giữa núi, mỗi đám một hai nhà, chẳngthành làng xóm, mà rừng rú núi khe đi lại là gian hiểm và xa cách châu lỵ, thiệtkhó xem xét; huống chi xứ ấy hai mặt Tây, Bắc tiếp giáp Quỳ Châu tỉnh Nghệ
An và xứ Sầm Tộ, Trấn Biên, cũng là một nơi quan yếu, nếu giữ gìn nơi ấy, thời
xứ Lâm Lự và Quân Thiên không cậy hiểm được nữa Vậy xin chia Trịnh Vạnlàm hai xã với xã Thọ Thắng, xã Mậu Lộc đặt tên là tổng Trịnh Vạn” Dưới thờiPháp thuộc đến trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, là vùng đất thuộc xãNhân Trầm, tổng Nhân Sơn, châu Thường Xuân, phủ Thọ Xuân
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, là vùng đất thuộc huyện ThọXuân Từ năm 1954 đến năm 1963 trực thuộc xã Hiệp Tháp, huyện ThườngXuân Ngày 25 - 6 - 1963 theo Quyết định số 121-NV của Bộ Nội vụ, xã Xuân
Mỹ được thành lập (trên cơ sở chia xã Hiệp Tháp thành 3 xã nhỏ)
Từ ngày 03 tháng 4 năm 2008 xã Xuân Mỹ được sáp nhập vào xã VạnXuân theo Nghị định số 38/2008/NĐ-CP của Chính Phủ về việc giải thể xãXuân Mỹ, Xuân Liên và Xuân Khao (vùng long hồ nước Cửa Đặt) và sáp nhậpvào xã Vạn Xuân
Đền thờ Cầm Bá Thước và Bà Chúa Thượng Ngàn được xây dựng tạivùng đất có truyền thống yêu nước và cách mạng; đây là nơi có nhiều núi nonhiểm trở, nên gắn liền với nhiều hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn từ đầu thế
kỷ XV mà đến nay vẫn còn dấu tích Tương truyền, thời kỳ đầu khi nghĩa quânLam Sơn còn non yếu, nghĩa quân bị quân Minh truy đuổi phải chạy về phíathượng nguồn sông Chu Ở đây, nghĩa quân đã dựng lán, hạ trại để tập luyện vàrèn binh khí Dấu vết lán trại thì không còn nhưng trên sông vẫn còn hòn đá, nơi
Lê Lợi cùng Nguyễn Trãi mài son rửa bút (có tích lại nói rằng để chuẩn bị chonhững ngày chiến đấu tiếp theo, Lê Lợi chọn nơi đây rèn vũ khí Khi gươm, giáo
Trang 22là xong được đem ra hòn đá nơi đây để mài, họ miệt mài làm đến nỗi nước ởkhúc sông đó đen như mực nên gọi là Hòn Mài Mực) Nơi hòn đá ông ngồi cònvết lõm xuống cạnh chỗ mài mực, chỗ gác bút Có lẽ nghĩa quân Lam Sơn và LêLợi chọn Thường Xuân làm căn cứ ở những ngày đầu khởi nghĩa và gắn bó vớimảnh đất này vì thế mà đồng bào quanh vùng còn lưu lại những câu ca về tíchHòn Mài Mực: “Mài mực nuôi con, mài son đánh giặc” Khi xưa núi rừng heohút, đường đi lối lại khó khăn, để đi lên vùng Nhân Trầm nhanh thì Lê Lợi đãcho đóng các bè để đi theo con sông Chu lên, đến ngã ba của con sông Chu vàcon sông Đặt hiện nay, nhân dân địa phương thường để lương thực tiếp tế chonghĩa quân ở hai bên bờ sông, vì thế con sông này được Lê Lợi đặt tên gọi làsông “Đặt”, ngã ba nơi con sông Đặt hợp lưu vào sông Chu gọi là Cửa sông Đặtsau dân gian quen gọi tắt là Cửa Đặt.
Hiện nay Đền Cầm Bá Thước và Bà Chúa Thượng ngàn nằm nơi hợp lưugiữa sông Đặt và sông Chu Phía đông giáp sông Đặt; phía tây giáp Núi Róc;phía nam giáp núi Róc; phía bắc giáp Hồ Cửa Đạt
1.3.2.3 Đường đi đến di tích
Để đi đến di tích chúng ta có thể đi bằng nhiều loại phương tiện khác nhaunhư ô tô, xe máy, xe đạp Từ thành phố Thanh Hóa theo đường Quốc lộ 47 vềhướng Tây khoảng 48km qua các huyện Đông Sơn, Triệu Sơn, Thọ Xuân đếnNgã ba Mục Sơn rẽ trái theo trục đường liên huyện đến cầu Bái Thượng thuộc
xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân Từ cầu Bái Thượng đi theo đường 507 khoảng3km đến Thị trấn Thường Xuân Từ ngã ba Bưu điện (Ngã Ba Đồng Chó) tạiThị trấn, rẽ trái theo đường liên xã khoảng 10km qua xã Xuân Cẩm đến cầu CửaĐặt thuộc làng Đặt, xã Vạn Xuân là tới di tích
1.3.2.4 Khảo tả chung về khu di tích lịch sử - văn hóa đền Cửa Đạt
* Về cảnh quan thiên nhiên
Đền thờ Cầm Bá Thước và Bà Chúa Thượng Ngàn tọa lạc trên một khuđất cao ráo dưới chân núi Róc - nơi hợp lưu giữa hai con sông Chu và sông Đặt.Đây cũng là vùng đất có nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, phía tây có Hồ
Trang 23Cửa Đạt và khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên với nhiều ngọn núi cao trên1.000 mét như: Pù Rinh, Pù Gió, Pù Ta Leo quanh năm sương mù bao phủ vàlạnh giá, rất hấp dẫn đối với giới du lịch mạo hiểm, những người ham muốnchinh phục và khám phá thiên nhiên.
Hồ Cửa Đạt là bức tranh phong cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình, núirừng trùng điệp bốn mùa mây mù che phủ
Dọc qua lòng hồ, phía trước là khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên Khubảo tồn này được ví như Amazon của Việt Nam bởi giá trị đa dạng sinh học cao,đặc trưng cho hai vùng sinh thái Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, nơi có nhiều loàithực vật có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới, là môi trường sinh cảnh lýtưởng cho các loài động vật cư trú và phát triển Mới đây, tại Khu Bảo tồn thiênnhiên Xuân Liên đã tổ chức lễ đón nhận cây di sản Việt Nam cho 2 cây Pơ mu
và Sa mu dầu trên nghìn năm tuổi Điều này góp phần rất lớn trong việc giữ gìn
và phát triển du lịch sinh thái nơi đây
Ngoài ra quanh đây có nhiều địa danh gắn liền với nhiều huyền thoại, vớinhững câu chuyện kể của nhân dân trong vùng về người anh hùng Lê Lợi, Lê Lai
* Về niên đại:
Theo nhân dân địa phương cho biết thì xưa kia khu di tích chỉ thờ Bà chúaThượng ngàn - vị thần cai quản núi rừng Sau này, khi Cầm Bá Thước - mộttrong những thủ lĩnh của phong trào Cần Vương bị quân Pháp bắt và giết, tưởngnhớ tới công lao đóng góp to lớn của ông đối với đất nước, nhân dân địa phương
đã lập đền thờ ông bên cạnh đền thờ Bà Chúa Thượng Ngàn Đầu thế kỷ XX đềnthờ Cầm Bá Thước và Bà Chúa Thượng Ngàn được dựng theo kiểu nhà sàn đơngiản bằng tranh tre, nứa, lá Đến khoảng năm 1980 đền được xây dựng lại trênnền đất cũ bằng các vật liệu gạch, vôi, vữa xi măng hai ngôi đền thờ một gian,nằm sát bờ sông Năm 2006 sau khi công trình thủy điện hoàn thành, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép di dời toàn bộ công trình lùi về phía sau 25 mét
và nâng cao so với cốt nền của đền cũ 8 mét để tạo mặt bằng rộng rãi, cao ráotránh lũ lụt và thuận lợi cho du khách thập phương đến dâng hương tại di tích
Trang 241.3.2.5 Giá trị lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ của di tích
- Về lịch sử: Di tích Đền Cầm Bá Thước và Bà Chúa Thượng Ngàn là ditích được nhân dân địa phương xây dựng từ đầu thế kỷ XX Trải qua thời giantồn tại di tích đã được nhân dân địa phương nhiều lần trùng tu và tôn tạo lại nhưngày nay Thông qua di tích cho thấy được sự xuất hiện tín ngưỡng thờ Mẫu (BàChúa Thượng Ngàn) và thờ danh nhân có công với đất nước (Cầm Bá Thước) đã
có từ lâu tại vùng Cửa Đạt, huyện Thường Xuân
- Về văn hóa: Di tích Đền Cầm Bá Thước và Bà Chúa Thượng Ngàn lànơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng Như vậy, việc thờ cúng ở đây thểhiện lòng biết ơn của nhân dân địa phương đối với người đã có công với quêhương, đất nước, các vị thần cai quản rung núi theo tín ngưỡng thờ Mẫu; thểhiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dântộc
- Về mỹ thuật: Thông qua di tích và các hiện vật còn lưu giữ tại di tíchnhư voi, ngựa đá… giúp chúng ta tìm hiểu, nghiên cứu về mỹ thuật, kiến trúc,nghệ thuật điêu khắc
- Về mặt thắng cảnh: Đây là di tích nằm tại khu vực Cửa Đạt - nơi cónhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, phong cảnh thiên nhiên thơ mộng thu hútnhiều du khách đến dâng hương và thưởng ngoạn
Như vậy, sự tồn tại của Đền thờ Cầm Bá Thước và Bà Chúa ThượngNgàn đã thể hiện được nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc từ xưa đến nay.Các cảnh quan và công trình nơi đây đã tạo thành một quẩn thế danh lam thắngcảnh tuyệt đẹp, không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh mà cả du lịch sinh thái đốivới người dân và du khách thập phương Chính vì thế Đền thờ Cầm Bá Thước
và Bà Chúa Thượng Ngàn luôn luôn mở cửa quanh năm để đón khách thamquan và phục vụ khách thập phương về dâng hương cầu lộc, cầu tài
* Tiểu kết chương 1
Khu di tích lịch sử Văn hóa Cửa Đạt vừa chứa đựng những giá trị lịch sửđồng thời vừa gắn liền với tín ngưỡng văn hóa dân gian bản địa, gắn với văn hóa
Trang 25tâm linh của người Việt nói chung và dân bản địa nói riêng Ở đây, chúng tôithấy rõ sự hòa quyện, hỗn dung của các tính ngưỡng dân gian, các tôn giáo dunhập trong đời sống tâm linh của người Việt Nam Trong phần khảo tả ở chương
2, đề tài của chúng tôi sẽ trình bày cụ thể hơn
Trang 26CHƯƠNG 2 QUẦN THỂ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐỀN CỬA ĐẠT –
CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ THỰC TRẠNG 2.1 Khảo tả quần thể khu di tích
2.1.1 Đền Trình (Đền Cô Ba - Thác Mạ)
2.1.1.1 Lịch sử hình thành
Theo truyền thuyết kể lại rằng, ngày 9 tháng giêng năm Mậu Tuất (1418),khi Lê Lợi vừa tròn 34 tuổi thì bị giặt truy đuổi khỏi Đồn Lạc Thủy Lê Lợi đãphải chạy trốn vào vùng Linh Sơn, quân tướng toán loạn Lê Lợi chạy đến ĐồngChó (hiện nay là ngã ba thị trấn Thường Xuân) thì bị quân giặt đuổi kịp, chó sănvây chặt Ông cùng cận vệ là Lê Liễu chui vào hốc cây đa, đàn chó săn vây, sủaxung quanh, giặc xỉa dáo vào trúng đùi Lê Liễu Bỗng trong hốc đa, có một concáo trắng chạy vụt ra thì đàn chó săn dượt đuổi theo Nhờ thế, mà Lê Lợi đãthoát nạn, quân giặc tức giận vì không bắt được Lê Lợi mà giết sạch đàn chósăn
Sau khi thoát nạn, Lê Lợi lội sông đến chỗ vùng Thác Mạ thì gặp một xácngười phụ nữ mặc áo trắng chết trôi dạt ở bờ Ông đã đem xác ấy vùi vào hốc đáven sông và cầu mong phù hộ cho nghĩa quân
Khi các trung thần tìm đến gặp ông ở Hòn Mài Mực và đã cùng vào cầuxin ở hốc đá ven sông Sau khi đã thắng trận, Lê Lợi cho lập Miếu thờ ngườiphụ nữ áo trắng để bày tỏ lòng biết ơn của ông đã phù hộ cho nghĩa quân thắngtrận
Ngày nay, đây là nơi thờ Cô Ba (Cô Bơ) - một trong “Thập nhị Vươngcô” nên còn được gọi là Đền Cô Ba Ngoài ra, do có vị trí nhìn sang làng Thác
Mạ - bên kia bờ sông Chu, nên đền còn được gọi là Đền Cô Ba - Thác Mạ (ĐềnTrình)
Thập nhị Vương cô (12 cô), từ cô Cả (Cô Đệ Nhất) đến cô thứ 12 (CôBé), đều là các thị nữ của Thánh Mẫu Theo tín ngưỡng thờ Mẫu thì đây là nơiđón tiếp mọi người đến trình bái trước khi vào đền chính thờ Thánh Mẫu
Trang 27Thượng Ngàn hành lễ.
2.1.1.2 Quy mô kiến trúc
Đền Trình nằm tại km số 6 bên bờ tả ngạn sông Chu trên đường từ trungtâm huyện lỵ Thường Xuân, theo trục lộ liên tỉnh đi đập thủy điện Cửa Đặt đếnđền thờ Cầm Bá Thước và Bà Chúa Thượng Ngàn Ngôi đền có vị trí độc đáo,nằm cheo leo bên sườn đồi dốc đứng trên bờ sông Chu, nhìn sang Bản Mạ - bản
cổ có 52 hộ gia đình người Thái đen sinh sống từ hàng trăm năm nay
Theo dân địa phương ở đây cho biết: Đền Trình trước đây quy mô nhỏ,đơn sơ Mới đây chính quyền và nhân dân địa phương xã Xuân Cẩm đã tu sửa,tôn tạo lại, khắc phục tình trạng xuống cấp, hư hỏng của các hạng mục côngtrình và tránh tình trạng quá tải vào các dịp lễ hội đầu năm
Cấu trúc đền Trình hiện tại gồm có: Cổng, Đền chính, và Am Cô
Đền chính được xây quay mặt theo hướng Đông là nơi thờ Sơn thần thổđịa và Hội đồng Thánh quan [Phụ lục 2 tr.74]
Am Cô là một Am nhỏ, xây cuốn vòm, bốn góc mái uốn cong nhìn vềhướng Nam, là nơi thờ Cô Ba Ngoài ra, phía sau bên cạnh Am Cô có bệ thờ lộthiên thờ tả hữu năm vị Ngũ Tướng Đại Thần [Phụ Lục 2 tr.74]
Ngày 19/09/2013, tại xã Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa
đã diễn ra lễ khởi công tu sửa, tôn tạo và nâng cấp đền Cô Ba - Thác Mạ Saukhi hoàn thành, đền Cô Ba - Thác Mạ cùng với đền thờ Cầm Bá Thước và Bàchúa Thượng ngàn sẽ tạo nên một quần thể di tích lịch sử - văn hóa cấp quốcgia
Hiện nay, đền Cô Ba - Thác Mạ nằm trong quần thể Khu di tích lịch sửvăn hóa Đền Cửa Đạt đã được Ủy ban nhân dân Huyện Thường Xuân phê duyệt
và công nhận
2.1.1.3 Công tác quản lý và hoạt động tại Đền Trình
Đền Trình hay còn gọi là Đền Cô nằm trong quần thể khu di tích đền CửaĐạt, đây là nơi để bất cứ một du khác nào khi đến dâng hương tại đền Cầm BáThước và Bà Chúa Thượng Ngàn đều phải đặt chân ở đây đầu tiên, như một lời
Trang 28thông báo về sự có mặt của mình đến với quần thể khu di tích Cửa Đạt, thể hiệnlòng thành kính khi đến với khu di tích.
Hiện tại đền Trình là hạng mục đang trong quá trình làm thủ tục xin xếphạng di tích, nên nó vẫn chỉ thuộc quyền quản lý của chính quyền địa phương.Như các hạng mục công trình di tích khác của quần thể khu di tích Đền Cầm BáThước nói chung và Cầm Bá Thước, Bà Chúa Thượng Ngàn nói riêng Hàngnăm khu di tích này cũng tổ chức dâng hương đón tiếp hàng nghìn khách du lịch
Khu di tích Đền Trình (hay còn gọi là đền Cô - Cô Ba Thác Mạ) tươngtruyền có lịch sử hơn 300 năm, đến gần đây đã có nhiều hạng mục xuống cấp vàquá tải trong dịp lễ hội đầu năm, ngôi đền có vị trí độc đáo, nằm cheo leo bênsườn đồi dốc đứng trên bờ sông Chu ấy Được sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo củaBan chỉ đạo quản lý di tích, phối hợp với các ban ngành có liên quan tổ chứcđấu thầu khởi công tôn tạo lại khu di tích Ngày 19/9/2013 tại khu di tích Đền
Cô (đền Trình) xã Xuân Cẩm huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa đã diễn ra lễkhởi công trùng tu tôn tạo và nâng cấp đền Cô Ba Thác Mạ, dự án trùng tu đượcđầu tư với nguồn kinh phí hơn 3 tỷ đồng do UBND xã Xuân Cẩm làm chủ đầu
tư và Công ty TNHH Mường Thanh - chi nhánh Thường Xuân đảm nhiệm thicông Cho đến hiện nay (09/2014) khu vực đền chính theo kế hoạch đã hoànthiện việc tu bổ, các hạng mục khác như bãi đỗ xe hơn 5000m2, khu nghỉ ngơicủa du khách, cảnh quan cây xanh… đang tiếp tục trong giai đoạn hoàn thành
Trang 29Sở dĩ thời gian kéo dài như vậy là do nguồn kinh phí còn hạn hẹp so với sốlượng hạng mục cần tu bổ và đó cũng do thời tiết ảnh hưởng đến việc thi côngcông trình
Như vậy ta có thể thấy được sự quan tâm của các cấp chính quyền các tổchức đối với vốn văn hóa, giá trị truyền thống vật chất, tinh thần của dân tộc -góp phần giúp người dân nâng cao đời sống văn hóa của mình nhằm giáo dụctruyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc nói chung và của nhân dân địaphương nói riêng
2.1.2 Đền Cầm Bá Thước
2.1.2.1 Lịch sử hình thành
Khu di tích là nơi thờ Cầm Bá Thước - một trong những thủ lĩnh củaphong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX Ghi nhớ tới công lao củaCầm Bá Thước, đồng bào châu Thường Xuân đã dựng nên ngôi đền thờ ông tạiCửa Đạt nơi ông dừng chân cuối cùng
Cầm Bá Thước là người dân tộc Thái, tên Thái là Lò Cắm Pán (xưng danhTày Dọ) sinh năm Mậu Ngọ (1858) tại bản bản Lùm Nưa, tổng Trịnh Vạn, châuThường Xuân (nay là xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá),trong một gia đình lang đạo nhiều đời Tổ tiên của ông trước đây ở miền TâyBắc tổ quốc, thuộc ngành Thái trắng di cư vào mường Chiềng Ván đã lâu đời.Gia phả dòng họ Cầm Bá “Ló Căm” thuộc chi tạo cai quản mường Trịnh Vạn dochính Cầm Bá Thước phụng biên ngày 01 tháng 10 năm 1891 (Thành Thái thứ3) cho biết tổ tiên của Cầm Bá Thước nhiều đời được triều đình phong tước vị vì
có công cai quản một vùng của đất nước (mười đời, từ năm 1600 đời vua LêKính Tông đến năm 1850 - năm Tự Đức thứ 3) Thân sinh Cầm Bá Thước làCầm Bá Tiêu được triều đình nhà Nguyễn phong làm Quản cơ và giao chonhiệm vụ cai quản vùng núi miền Tây tỉnh Thanh Hóa
Sinh trưởng trong một gia đình - dòng họ thế tộc như vậy, từ nhỏ Cầm BáThước đã được học hành và nổi tiếng là người học sáng dạ Năm lên 8 tuổi, chaông mời thầy về nhà dạy chữ Hán cho ông Nhờ ông học giỏi và có quan hệ tốt
Trang 30với các quan lại người Việt đang trấn nhậm tại quê ông, nên khi trưởng thành,ông được thay cha trở thành thổ ty và được triều đình nhà Nguyễn phong chứcBang biện.
Ngày 5 tháng 7 năm 1885, quân triều đình tập kích quân Pháp ở đồnMang Cá thất bại Quân Pháp phản công, kinh thành Huế bị thất thủ Tôn ThấtThuyết đưa vua Hàm Nghi lên chiến khu Tân Sở (Quảng Trị) ra dụ Cần Vươngkêu gọi toàn dân chống Pháp
Với danh nghĩa Bang biện quân vụ, Cầm Bá Thước nắm được lực lượngquân sự thổ binh, dân binh của hai châu Thường Xuân và Lang Chánh Lựclượng nghĩa quân lúc đầu của ông chủ yếu là đồng bào các dân tộc ở châuThường Xuân Họ là những người thân trong dòng họ ông, là trai tráng trong cácbản, chiềng của châu Thường Xuân dưới quyền lãnh đạo của ông Bang Thước,sung vào nghĩa quân với danh nghĩa là bảo vệ gia đình, quê hương Một loạt cácthủ lĩnh nghĩa quân tin cẩn dưới quyền chỉ huy của Cầm Bá Thước đều ở châuThường Xuân như: Đốc binh Lê Trạch Nhung nguyên là Lý trưởng Chiềng Nà,Luận Khê; các suất đội Lò Văn Piềng và Hà Văn Liêu, Lý trưởng Lò Văn Nhưđều ở Lùm Nưa, Trịnh Vạn; Lý trưởng Hà Văn Vạn (ở làng Cọc); Cầm Bá Lá (ở
Bù Đồn); Tấn Tín (ở chòm Đin, Xuân Mỹ) v.v Đặc biệt ông đã liên kết đượcvới nghĩa quân Hà Văn Mao ở Điền Lư, châu Quan Hóa Cũng tại Quan Hóa,ông còn gặp bang biện Cao Văn Lự là người Thái quê ở Vân Am, châu LangChánh, đặc trách quân vụ châu Quan Hóa Ngoài ra, Cầm Bá Thước còn liên kếtvới nhiều thủ lĩnh trong phong trào Cần Vương lúc đó như: Tôn Thất Thuyết,Trần Xuân Soạn, Tống Duy Tân, Cao Điển, Phan Đình Phùng, v.v Ông được
sự tin tưởng của Tôn Thất Thuyết là đại thần triều Nguyễn đã giúp đỡ vua HàmNghi phất cao ngọn cờ Cần Vương chống Pháp của văn thân và nhân dân ta vàonửa sau thế kỷ XIX
Trên cơ sở tập hợp lực lượng nói trên, Cầm Bá Thước đã tạo được thuậnlơi trong việc tích trữ lương thực, vũ khí Tạo Cống ở Sầm Tớ (Lào) đã cungcấp nhiều thực phẩm lương thực như: lúa, gạo, cá, muối, thích, quế, sâm, nhung
Trang 31Suất đội Hà Văn Liêu được giao nhiệm vụ đi vào từng bản quyên góp đồ sắt, đồđồng cho xưởng vũ khí Xưởng sản xuất vũ khí được đặt ở khu vực chân núi PùĐinh và Hòa Long ngược suối Bọng (làng Bọng Nàng, xã Xuân Lẹ) giáp Nghệ
An do suất đội Piềng cùng bang Lự chịu trách nhiệm Tại đây có khoảng 50 thợđúc súng (thợ rèn) của Thọ Xuân, Vĩnh Lộc, đã cùng với các loại súng: kíp, hỏamai; làm các dàn đá, tên tẩm thuốc độc v.v Đáng chú ý là nguồn vũ khí khálớn của nghĩa quân Phan Đình Phùng do Cao Thắng sản xuất cung cấp cho nghĩaquân quân thứ Cầm Bá Thước Ngoài ra còn có nguồn vũ khí, quân lương doTống Duy Tân bàn giao khi ông rút lên Niên Kỷ; cùng với vũ khí thu được trongquá trình chiến đấu
Cầm Bá Thước đã cho điều động dân binh, bố trí lại việc canh gác vàđóng các đồn suốt từ Bái Thượng lên Cửa Đặt, rồi lên đến Bát Mọt Dọc theosông Đặt, Cầm Bá Thước cho xây dựng rất nhiều đồn lũy, lập nhiều căn cứ nhưcăn cứ Bản Lẹ, Đồng Chong, Bù Đồn, Làng Tột, Hón Đòn, Cửa Đặt, Đồng Cào;các chốt: Nhân Trầm, Vực Bạch, Làng Nhân, Pà Cẩu, Pỉm Pai, Cọc Chẽ, HònBòng
Trong suốt 10 năm chiến đấu, nghĩa quân Cầm Bá Thước đã kiên cườngđánh giặc với hàng chục trận đánh lớn, nhỏ, trong đó có trận rất lớn như trậnđánh đồn Thổ Sơn ngày 6 tháng 2 năm 1894 Người dân Thường Xuân còn nhớcâu ví “xác chết của quân Tây ngổn ngang hai bên đường như chuối đổ sau mộttrận bão” Phải trải qua nhiều trận khó khăn; phải hao binh, tốn của và tổ chứcnhiều trận đánh tập trung trong hơn một năm trời (từ 06 tháng 2 năm 1894 đếnngày 13 tháng 5 năm 1895) giặc Pháp mới tiến công vào căn cứ cuối cùng củanghĩa quân Cầm Bá Thước ở Hón Bòng (Xuân Lẹ) Một cuộc chiến đấu ác liệt
đã diễn ra giữa ta và địch Do tương quan lực lượng quá chênh lệch, trưa ngày
13 tháng 5 năm 1895, quân Pháp bắt được Cầm Bá Thước cùng vợ, em trai và
12 nghĩa quân tại vùng núi Lang-ca-phó thuộc Thường Xuân, rồi đưa về giam ởTrịnh Vạn Sau khi chiêu hàng không được, vào khoảng cuối tháng 5 năm ẤtMùi (1895), ông bị quân Pháp bí mật thủ tiêu Năm đó, ông mới 37 tuổi
Trang 32Ghi nhớ công lao thủ lĩnh Cầm Bá Thước, đồng bào châu Thường Xuân
đã dựng đền thờ ông ở những địa điểm ghi đậm dấu ấn về cuộc đời chiến đấu,
hy sinh kiên cường của ông Đó là ba ngôi đền tại Lùm Nưa (xã Vạn Xuân) - nơiông sinh thành, Cọc Chẽ (xã Xuân Lẹ) - nơi ông dừng chân gặp dân bản khi bịgiặc bắt giải qua đây và đền Cửa Đạt nơi ông dừng chân cuối cùng Từ đó, đềnthờ Cầm Bá Thước được hình thành [Phụ lục 2 Tr.76.77.78]
Hiện nay ở đền thờ ông có đôi câu đối đã khẳng định tinh thần chiến đấu,
hy sinh cao cả của Cầm Bá Thước là bất tử
là niềm tự hào và ngưỡng mộ của nhân dân tỉnh Thanh và nhân dân cả nước ta
2.1.2.2 Quy mô kiến trúc
Cái tĩnh lặng, vốn dĩ là một thứ “ngôn ngữ tâm trạng” ít khi biểu hiện của
tự nhiên, bỗng dưng tai ta được nghe rành rọt Đứng trước cảnh sông nước ấy,chợt nhớ đến văn nhân họ Nguyễn, tác giả của tùy bút tài hoa “Người lái đòsông Đà” khi ông phác họa cái lặng tờ của cảnh sắc ven sông Đà Quả thật, giữathời điểm này, với thiên nhiên này, cảnh vật đôi bờ những con sông bỗng có sựtương đồng đến kỳ lạ: “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử Bờ sông hồnnhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”! Đi qua đây, từ cái ngày dự án thủylợi, thủy điện Cửa Đạt còn ngổn ngang gò đống và trở lại khi công trình nhântạo bề thế đã định hình định dạng ở mảnh đất phía Tây nghèo khó lòng chúng tôicũng như bất kì ai đã bước chân tới đây rất nhiều cảm xúc Một vùng non nướcđan xen giữa sắc trầm của huyền thoại và sắc tươi mới hiện đại đã mở ra trước
Trang 33mắt chúng ta Nép mình lặng lẽ trong thung, khu di tích lịch sử văn hóa Cửa Đạt
là một trong những địa danh có sức hấp dẫn đặc biệt đối với người hành hương,vãn cảnh Nằm ở mảnh đất hội sơn tụ thủy, thắng tích này khoác lên mình nhiềuhuyền tích về những nhân vật được thờ cúng, ngưỡng vọng Nằm trong quần thể
di tích này còn có nơi thờ Tán Vụ Quân Vương Cầm Bá Thước, người được vuaHàm Nghi giao phụ trách vùng tây Nghệ An và Tây Thanh Hóa Tưởng nhớcông đức của ông đối với vùng đất, từ lâu lắm, bà con đã lập đền thờ để ngàyđêm đèn nhang, hương hoa thờ phụng Trước đây, Đền Cầm Bá Thước chỉ làcung thờ nhỏ, nằm tựa lưng vào núi, mặt hướng và nằm sát bờ sông Chu Cứnhư thế, qua hàng nghìn, hàng vạn mùa nước nổi, nước cạn nhân dân vẫn quacầu, qua đò vào đền hành lễ Trải qua những bước dài thăng trầm của lịch sử,Đền Cầm không tránh khỏi những hỏng hóc, hư tổn làm cho công trình kiến trúccủa đền bị xuống cấp nghiêm trọng Sau này, cùng với sự đồng lòng, góp sức vàtấm lòng hảo tâm của các con nhang phật tử, của dân làng thì đền đã được trùng
tu, tôn tạo khang trang như ngày nay Đến với Đền Cầm Bá Thước ắt hẳn chúng
ta sẽ thấy một khung cảnh non nước hữu tình với dòng sông Chu uốn lượn baoquanh khu đền Đặc biệt, ở đó ta sẽ bắt gặp một quần thể kiến trúc với quy môrộng lớn, bước chân vào quần thể, chúng ta sẽ nhìn thấy Cổng Nghinh môn, sân,Đền Cầm Bá Thước và Lầu chuông
* Về Cổng Nghinh môn:
Được làm theo kiểu cổng tam quan bốn mái Đỡ phần mái là 4 cột vuông
và 2 cột trụ tròn Kích thước hai cột vuông lớn ở giữa cao 9,4m, rộng 0,8m x0,8m; trên đầu cột đắp hình 4 con chim phượng Hai cột nhỏ có kích thước cao6,2m, rộng 0,65m x 0,65m; trên đầu cột đắp hai con lân chầu Liên kết giữa haicột nanh lớn và cột nanh nhỏ là mái được làm bằng bê tông giả gỗ dán ngói vẩy.[Phụ lục 2 tr.81]
Cũng giống như kiểu kiến trúc cổng tam quan thì ở Đền Thờ Trần KhátChân thuộc xã Vĩnh Thành, Huyện Vĩnh Lộc, Tỉnh Thanh Hóa (cách Di sản Vănhóa Thế giới Thành Nhà Hồ khoảng 3km về phía Nam) được xây dựng từ cuối
Trang 34thế kỷ XV theo kiểu kiến trúc nghệ thuật gỗ thời Lê Tại đây, Cổng Nghinh mônđược xây dựng với hệ thống 4 cột lồng đèn, 2 cột chính và 2 cột phụ ngăn cáchbởi bức tường đắp hình hai ông hổ, chất liệu bằng bê tông.
Bên cạnh đó, cổng Nghinh môn ở một số Đền lại có sự khác biệt rõ rệtnhư Đền Đồng Cổ thuộc xã Yên Thọ Huyện Yên Định Tỉnh Thanh Hóa gồm 3tầng, 8 mái, mang phong cách kiến trúc thế kỷ XV (thời Lê), cao 9m, rộng 3m,được ghép bằng những khối đá vuông vức (không dùng vữa), cuốn thành vòm
tò vò
Còn ở Đền Ngọc Sơn (Hàng Dầu - Hoàn Kiếm - Hà Nội) có cổng Nghinhmôn gồm 4 cây cột xây bằng gạch và 2 mảng tường lửng Ở mỗi cây cột đều cóđắp những câu đối chữ Hán Trên hai mảng tường ở hai bên có hai chữ Phúc vàLộc cỡ lớn, tô son như lời chúc mọi sự tất lành
Đặc trưng của mỗi vùng miền, mỗi thời kỳ lại có sự đổi mới về kiểu kiếntrúc, ở Đền Bến Dược Thành phố Hồ Chí Minh (khởi công tháng 5 năm 1993)
có Cổng tam quan được kiến trúc theo phong cách cổ truyền của dân tộc với cáchàng cột tròn, trên lợp ngói âm dương Cổng có hoa văn, họa tiết, mái cong củanhững cổng đình làng nhưng được cách tân bởi những vật liệu mới Chính giữacổng tam quan là biển đề: Đền Bến Dược và trên các thân cột là những câu đốicủa nhà thơ Bảo Định Giang:
Trải tấm lòng son vì đất nướcĐem dòng máu đỏ giữ quê hươngLòng biết công ơn nhang thơm một nén,Đời còn bóng dáng sao sáng ngàn năm
Qua cổng Nghinh môn chúng ta sẽ đến sân của khu di tích
* Sân di tích: gồm có hai cấp
+ Sân hạ: tiếp giáp với cổng Nghinh môn, diện tích 110m2 Từ sân hạ lênsân thượng bằng các bậc tam cấp có độ cao 8,5m với 35 bậc Có hàng cây xanhrợp bóng mát; ở đây có cây Đa cổ thụ
+ Sân thượng: kéo dài từ phía nam lên phía bắc theo chiều ngang của toàn
Trang 35bộ khu di tích Diện tích khoảng 1300m2, được lát bằng gạch.
* Đền Cầm Bá Thước: Từ sân thượng nhìn về phía nam của khu di tích, ta
sẽ thấy bát hương ở chính giữa được đặt trên bệ đá hoa, bát hương được đúcbằng đá, có 3 chân được trang trí họa tiết hoa văn hình hai con rồng đầu chầumặt nguyệt, có mái che được lợp bằng tôn và 2 bên có 2 con voi nằm chầu phụccao trên 30cm được đặt cân đối với tiền đường, bước lên 5 bậc đá chính là TiềnĐường của Đền [Phụ lục 2 tr.79]
Đền Cầm Bá Thước quay mặt về hướng Đông Đền được xây theo kiểucấu trúc hình chữ Đinh gồm Tiền đường và Hậu cung hai tầng 8 mái bằng bêtông giả gỗ
+ Tiền đường: gồm 3 gian hai dĩ Kích thước dài 13m, rộng 8,6m Bờ nócđắp hình lưỡng long chầu nhật, hai đầu con kìm đắp hình đầu rồng cách điệu,các đầu bờ guột đắp hình con lân, các đầu đao uốn cong, phía trên trang trí gắnhình long chầu Phần cổ diêm phía trước, tiếp giáp giữa mái trên và mái dướiđược chia thành ba ô theo bước gian, các ô này được làm thành ô thoáng bằngcác song con tiện gỗ; riêng ô giữa được chia đều thành hai phần, ở giữa đắp ôthoáng hình chữ “Thọ” Các vì được làm bằng bê tông theo kiểu chồng rường,
kẻ chuyền đơn giản nhưng vững chắc Các dầm liên kết 3 gian giữa và hai dĩtheo kiểu kèo suốt Mái đổ bê tông dán ngói vẩy bên trên, nền lát gạch bát màu
đỏ Từ sân lên hiên nhà bằng 5 bậc tam cấp, hai bên có lan can đục bằng đá hìnhđầu rồng cách điệu
Hiên nhà rộng 2,5m dài 9,3m; phía trước có 4 cột hiên tròn đỡ dầm mái;đường kính 0,28m, cao 3,05m Hai bên dĩ đắp phù điêu hai pho tượng Hộ Phápquay mặt theo hướng của di tích, có voi đá, ngựa đá đứng chầu Tiền đườnggồm 3 cửa có kích thước bằng nhau, cao 2,5m, rộng 2m Mỗi cửa được làm 5cánh bằng gỗ theo kiểu “Thượng song hạ bản”
+ Hậu cung: nối liền với Tiền đường ở gian giữa, kích thước dài 8,6m,rộng 5,4m Hai bên có hai cửa thông với Tiền đường được làm bằng gỗ theokiểu “Thượng song, hạ bản”; kích thước rộng 0,8m, cao 2,3m Vì và mái cũng
Trang 36được làm giống nhà Tiền đường bằng bê tông giả gỗ, dán ngói vẩy.
* Lầu chuông: Được xây thẳng theo trục từ cổng nghinh môn lên sânthượng Phía Bắc giáp các cung thờ Mẫu, phía Nam giáp Đền thờ Cầm BáThước
Lầu chuông có cấu trúc hình lục giác gồm 2 tầng mái và 3 lối lên xuốngbằng các bậc tam cấp Lan can bao quanh của Lầu Chuông mỗi cạnh dài 4,3m,cao 0,8m 6 mặt của Lầu Chuông được xây tường bằng gạch, có cửa cuốn vòm ởgiữa rộng 1,8m, cao 2,3m Mái đổ bê tông, dán ngói vẩy, mái trên được thu nhỏhơn so với mái dưới Trên cùng của Lầu Chuông được đắp 3 tầng hoa sen thunhỏ dấn về phía trên Ở giữa Lầu treo một quả chuông đồng lớn có kích thướccao 2,1m, đường kính 1,74m [Phụ lục 2 tr.82]
* Về hệ thống thờ tự: [Phụ lục 1 tr.68.69]
Tại gian giữa Nhà Tiền đường là Ban thờ Quan Giám Sát gồm 2 bệ thờđược xây bằng gạch, xi măng Bệ trên cùng có kích thước cao 2m, rộng 0,8m,dài 3m; trên bệ thờ đặt tượng Quan Giám Sát, tư thế ngồi trên ngai bằng gỗ Bệphía dưới cao 1m, rộng 1,2m dài 3m; đặt lư hương và bát hương thờ bằng đồng
Hai bên của ban thờ đặt một đôi ngựa và một bộ bát bửu bằng gỗ Hai bên
dĩ của Tiền đường đặt hai ban thờ đăng đối nhau
Ở bên tả là ban thờ Đức Trần Triều (Trần Hưng Đạo) gồm 2 bệ thờ Bệtrên cao 1,8m, rộng 0,8m, dài 1,5m; đặt tượng Trần Hưng Đạo Bệ dưới có kíchthước cao 1m, rộng 1,1m, dài 1,5m đặt một bát hương bằng đồng
Ở bên hữu là ban thờ Cô Bé Thoải gồm 2 bệ thờ có kích thước như banthờ Đức Trần Triều Bệ trên đặt tượng Cô Bé Thoải, bệ dưới đặt một bát hươngđồng
Hậu cung là nơi thờ chính bao gồm 2 bệ thờ ở gian giữa Bệ trên cao 2m,rộng 0,8m, dài 2,3m, đặt tượng Cầm Bá Thước Bệ dưới cao 1,1m, rộng 2m, dài2,3m, đặt một đôi tượng Phỗng, lư hương, bát hương, cung, súng thờ… Hai bênban thờ đặt bộ chấp kích, chiêng đồng và một số đồ cung tiến như lộc bình, luđựng nước…
Trang 372.1.2.3 Công tác quản lý và hoạt động tại Đền Cầm Bá Thước
* Hoạt động lễ hội
Đền Cầm Bá Thước được xây dựng tại quê hương nơi ông sinh ra lớn lên
và thực hiện trọng trách cao cả của mình trong phong trào Cần Vương chốngPháp thế kỉ XIX, là mảnh đất có truyền thống yêu nước và cách mạng Nơi đây
là một vùng đất núi non hiểm trở gắn liền với nhiều hoạt động yêu nước củanghĩa quân Lam Sơn cuối thế kỷ XV mà đến nay vẫn còn dấu tích Nói như vậy
có nghĩa là ta đề cập tới nhiều công lao to lớn của ông đối với vùng đất nơi đây
-để ghi nhớ công lao của vị thủ lĩnh Cầm Bá Thước đồng bào châu Thường Xuân
đã dựng đền thờ của ông ở những địa điểm ghi đậm dấu ấn về cuộc đời chiếnđấu hi sinh kiên cường của ông - Cửa Đạt là nơi ông dừng chân cuối cùng Tấmlòng thành kính thờ phụng của nhân dân luôn đươc thắp sáng như muốn tỏ lòngbiết ơn sâu sắc đến người anh hùng cách mạng Từ xa xưa khi Đền xây dụng nênban đầu chỉ là những mái tranh đơn sơ cho đến những vách đất, vượt qua baogian nan vất vả và do địa hình non nước hiểm trở mà những tấm lòng nơi đâyvẫn tụ hội tại đền để dâng chút lòng thành lễ mọn tưởng nhớ đến công lao và cầumong mọi sự tốt lành Cứ như vậy không biết nó đã trở thành thông lệ in sâu vàotiềm thức của mỗi người dân từ lúc nào Trước đây khi cuộc sống khó khăn việc
tổ chức lễ hội là điều rất khó khăn nên nhân dân chỉ dừng lại ở việc dâng hươngnhang hoa quả vào những ngày sau tết âm lịch, khi đó mọi người tập trung vềĐền thắp những nén nhang tỏ lòng thành kính và mong sự che trở cho mình
Ngày nay khi cuộc sống kinh tế đã có phần cải thiện hơn cũng như baođịa phương khác, khi đó Ban quản lý di tích được thành lập cùng với chínhquyền địa phương và nhân dân nơi đây đã bắt đầu nghĩ đến việc trùng tu tôn tạo
và khôi phục lại nét văn hóa truyền thống của quê mình, gây dựng nên truyềnthống yêu nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn cho nhân dân thông qua việc tổchức và làm mới lại lễ hội tưởng nhớ công lao của vị anh hùng Cầm Bá Thướcthông qua nền tảng “đèn nhang hoa quả” trước đây
Hàng năm cứ vào dịp xuân sang mọi người lại tụ họp về đây tổ chức lễ
Trang 38hội Đền Cầm Bá Thước cùng với tín ngưỡng Bà Chúa Thượng Ngàn Lễ hộiĐền Cầm Bá Thước thường được tổ chức năm năm một lần vào ngày mùng02/01 đến ngày 20/01 âm lịch Mặc dù không được tổ chức hoành tráng như các
lễ hội khác, nó đơn giản chỉ là tổ chức để tưởng nhớ công lao của người anhhùng Cầm Bá Thước nhưng vẫn mang đậm tính chất tôn nghiêm, những nét đẹptruyền thống và đạo lý nhân văn muôn đời của dân tộc Việt Nam
Theo thông lệ cứ 5 năm một lần, vào sáng ngày 02/01 (âm lịch) mọingười lại tụ hội nơi đây để rước kiệu Cầm Bá Thước từ đền chính dọc theo conđường chính của làng Đặt xã Xuân Cẩm qua hồ thủy điện Cửa Đạt, qua cầu Đặttrở về sân đền chính để làm lễ Cũng như bao lễ hội đền khác thì lễ hội Đền CửaĐạt cũng bao gồm 2 phần lễ và hội
Phần lễ được diễn ra tại sân thượng của quần thể khu di tích Cửa Đạttrong không khí tôn nghiêm thành kính bởi âm thanh của tiếng trống chiêng rềnvang Đội tế lễ và rước kiệu gồm 20 người thanh niên trai tráng khỏe mạnh củađịa phương và trung tâm văn hóa phối hợp, với trang phục áo đỏ, thắt lưng vàngquần đỏ, khăn buộc đầu vàng sẵn sàng tại sân thượng, và nghi thức tế lễ chínhthức được bắt đầu: [Phụ lục 2 tr.73]
Chủ tế là người đại diện có am hiểu sâu sắc về các nghi thức tế lễ và làngười có nhân phẩm tốt - trong sạch Chủ tế đọc chúc văn nêu lên công lao tolớn của anh hùng Cầm Bá Thước trong suốt quá trình diễn ra phong trào CầnVương chống Pháp cuối thế kỷ XIX Sau bài chúc văn, các đại biểu cũng như dukhách thập phương dâng hương tại bát hương chính điện (bát hương ngoài trời).[Phụ lục 2 tr.79]
Sau khi phần lễ kết thúc ở Đền Cầm Bá Thước thì đoàn tế lễ và nhân dânchuyển sang các nghi lễ khác đối với Đền Bà Chúa Thượng Ngàn (ngay sát bêncạnh)
Ngay sau khi cả hai nghi lễ cúng tế ở hai đền đã xong thì đội tế lễ do chủ
tế đứng đầu sẽ quay trở lại Đền Cầm Bá Thước để làm lễ yên kiệu (cất kiệu)
Tiếp theo của phần lễ là phần hội Phần hội được tổ chức sau phần lễ với
Trang 39một số chương trình tiết mục văn nghệ giao lưu ca ngợi công lao của Cầm BáThước, cùng với đó là các trò vui chơi giải trí, đan xen với hội chợ xuân trưngbày giới thiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ các sản vật của các địa phươngtrên địa bàn huyện.
Nhìn chung lễ hội Đền Cửa Đạt được tổ chức trong một không khí vuitươi, phấn khởi của hầu hết nhân dân và du khách thập phương tới đây nhưngvẫn mang đậm nét truyền thống trang nghiêm của phần tế lễ, đem lại cho mỗingười cảm giác bình an, thanh thản Có thể nói lễ hội Đền Cầm Bá Thước là mộtnét đẹp văn hóa có một vị trí đặc biệt quan trọng trong lòng mỗi người dân địaphương và những du khách đã từng đặt chân tới đây Mỗi người tới đây là để tri
ân bằng tất cả tấm lòng thành kính, tự hào và biết ơn vô hạn về công lao của vịanh hùng dân tộc
Trang 40* Công tác quản lý
Để quản lý và đưa các hoạt động của quần thể khu di tích Đền Cửa Đạtnói chung và đền Cầm Bá Thước nói riêng được đi vào hoạt động có hệ thống,theo đúng quy chế quy định của nhà nước và pháp luật, quan trọng hơn hết làđáp ứng nhu cầu thực tế của địa phương Ban quản lý di tích Đền Cửa Đạt đãđược thành lập theo quyết định số 14/QĐ- UBND ngày 03/01/2013 Ban quản
lý di tích có nhiệm vụ phối hợp với các ban ngành đoàn thể liên quan, các xãnằm trong khu vực diễn ra lễ hội, thảo luận thống nhất kế hoạch phương án,phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng bộ phận để quản lý, báo cáo lên cấp trêncũng như xây dựng kế hoạch chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phục vụ cácmùa lễ hội
Thông thường hàng năm ngoài thời gian tổ chức lễ hội lớn (có phần lễ) tạiđền chỉ tổ chức lễ dâng hương tưởng nhớ… Cứ đến dịp tết đến xuân sang thựchiện ý kiến chỉ đạo của Trưởng ban chỉ đạo Quản lý di tích và danh thắng huyệnThường Xuân về việc tổ chức lễ hội khu di tích lịch sử văn hóa Đền Cửa Đạt và
để chuẩn bị cho việc đón tiếp du khách thập phương đến tham quan và dânghương tại khu di tích văn hoá Đền Cửa Đạt nói chung và đền thờ Cầm BáThước nói riêng, Ban quản lý khu di tích đã tiến hành xây dựng các kế hoạch tổchức hoạt động đón tiếp nhân dân địa phương và du khách đến thăm quan dânghương tại khu di tích nhằm phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn khơidậy lòng tự hào dân tộc; tôn vinh danh nhân lịch sử, người sĩ phu yêu nước cầm
Bá Thước, đồng thời nhằm phục vụ thiết thực nhu cầu hưởng thụ các giá trị vănhoá tinh thần và đời sống tâm linh của nhân dân các dân tộc trong và ngoàihuyện, và bạn bè quốc tế Bên cạnh đó là tăng cường quảng bá hình ảnh quêhương Thường Xuân nhằm thu hút sự quan tâm đầu tư từng bước khai thác hếtnhững giá trị văn hóa - du lịch trên địa bàn Huyện Cụ thể mùa lễ hội năm 2014Ban quản lý di tích đã xây dựng kế hoạch về việc tổ chức lễ hội khu di tích lịch
sử văn hóa Đền Cửa Đạt năm 2014: số 01/KH – BQL, ngày 11/01/2014
- Yêu cầu lễ dâng hương phải đảm bảo đúng quy định của Nhà nước và bộ