Khu di tích lịch sử Đền Cửa Đạt: Thực trạng, giá trị và giải pháp bảo tồn

MỤC LỤC

Khái niệm di sản văn hóa của UNESCO

Những di sản văn hóa vô thể như các biểu hiện tượng trưng và không sờ thấy được của văn hóa được lưu truyền và biến đổi qua thời gian, với một số quá trình tái tạo của đông đảo cộng đồng. Đó là: âm nhạc, múa, ngôn ngữ, nghi thức, phong tục tập quán, y học, y dược cổ truyền, nấu ăn và các món ăn, lễ hội, bí quyết và quy trình công nghệ các nghề truyền thống….

Khái niệm di sản văn hóa của Việt Nam

Theo UNESCO, di sản văn hóa gồm những di sản văn hóa hữu thể (Tangible) và di sản văn hóa vô thể (Intangible). Di sản văn hóa hữu thể và di sản văn hóa vô thể gắn bó hữu cơ với nhau như hai mặt của một tờ giấy, khó mà tách biệt hai loại di sản văn hóa này.

Khái niệm di tích lịch sử văn hóa

Kế thừa những thành tựu nghiên cứu khoa học của nền khoa học bảo tàng Xô Viết các tác giả giáo trình Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa đã đưa ra một khái niệm mang tính khái quát về di tích lịch sử văn hóa như sau:. “Di tích lịch sử văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử do tập thể hoặc cá nhân hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại”. Định nghĩa này đã phân biệt di tích lịch sử văn hóa với các hình thái di sản vật thể khác như danh thắng, cổ vật và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Theo Luật Di sản của nước CHXHCN Việt Nam, một công trình được coi là di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây:. a) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước;. b) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước;. c) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến;. d) Địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ;. e) Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử. Như vậy, di tích lịch sử văn hóa là một công trình hay một địa điểm gắn với sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hay nhiều thời kỳ lịch sử của đất nước.

Khái quát về không gian văn hóa Đền Cửa Đạt

Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Thường Xuân - Thanh Hóa

Hiện nay, trên địa bàn huyện đã được đầu tư xây dựng công trình thủy lợi thủy điện Cửa Đạt, đây là công trình đa chức năng vừa phục vụ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp các huyện phía Bắc sông Chu và Nam sông Mã với diện tích mặt hồ hơn 3000ha, dung lượng nước đạt trên 3 tỷ m3 nước, vừa phục vụ phát điện cho nhà máy điện Cửa Đặt công suất 97MW đồng thời vừa thau chua rửa mặn vùng hạ lưu sông Mã. Hoạt động dịch vụ văn hoá, du lịch diễn ra sôi động, năm 2012 đã có tới 85.000 lượt khách đến thăm quan và dâng hương tại khu di tích lịch sử văn hoá Cửa Đặt, góp phần quảng bá hình ảnh Thường Xuân đến du khách trong và ngoài nước và đem lại doanh thu 1,6 tỷ đồng.

Khu di tích lịch sử văn hóa Đền Cửa Đạt là quần thể di tích lịch sử văn hóa

Từ năm Minh Mệnh thứ 18 (1837) Trương Đăng Quế kinh lược Thanh Hóa tâu: “Trong châu Lang Chánh, các xứ Trịnh Vạn, Mậu Lộc, Quân Thiên, Lâm Lư (ở phía tả sông Lương) dân cư giữa núi, mỗi đám một hai nhà, chẳng thành làng xóm, mà rừng rú núi khe đi lại là gian hiểm và xa cách châu lỵ, thiệt khó xem xét; huống chi xứ ấy hai mặt Tây, Bắc tiếp giáp Quỳ Châu tỉnh Nghệ An và xứ Sầm Tộ, Trấn Biên, cũng là một nơi quan yếu, nếu giữ gìn nơi ấy, thời xứ Lâm Lự và Quân Thiên không cậy hiểm được nữa. Khi xưa núi rừng heo hút, đường đi lối lại khó khăn, để đi lên vùng Nhân Trầm nhanh thì Lê Lợi đã cho đóng các bè để đi theo con sông Chu lên, đến ngã ba của con sông Chu và con sông Đặt hiện nay, nhân dân địa phương thường để lương thực tiếp tế cho nghĩa quân ở hai bên bờ sông, vì thế con sông này được Lê Lợi đặt tên gọi là sông “Đặt”, ngã ba nơi con sông Đặt hợp lưu vào sông Chu gọi là Cửa sông Đặt sau dân gian quen gọi tắt là Cửa Đặt.

Khảo tả quần thể khu di tích

Đền Trình (Đền Cô Ba - Thác Mạ) 1. Lịch sử hình thành

Đền Trình hay còn gọi là Đền Cô nằm trong quần thể khu di tích đền Cửa Đạt, đây là nơi để bất cứ một du khác nào khi đến dâng hương tại đền Cầm Bá Thước và Bà Chúa Thượng Ngàn đều phải đặt chân ở đây đầu tiên, như một lời thông báo về sự có mặt của mình đến với quần thể khu di tích Cửa Đạt, thể hiện lòng thành kính khi đến với khu di tích. Ngày 19/9/2013 tại khu di tích Đền Cô (đền Trình) xã Xuân Cẩm huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa đã diễn ra lễ khởi công trùng tu tôn tạo và nâng cấp đền Cô Ba Thác Mạ, dự án trùng tu được đầu tư với nguồn kinh phí hơn 3 tỷ đồng do UBND xã Xuân Cẩm làm chủ đầu tư và Công ty TNHH Mường Thanh - chi nhánh Thường Xuân đảm nhiệm thi công.

Đền Cầm Bá Thước 1. Lịch sử hình thành

Ngày nay khi cuộc sống kinh tế đã có phần cải thiện hơn cũng như bao địa phương khác, khi đó Ban quản lý di tích được thành lập cùng với chính quyền địa phương và nhân dân nơi đây đã bắt đầu nghĩ đến việc trùng tu tôn tạo và khôi phục lại nét văn hóa truyền thống của quê mình, gây dựng nên truyền thống yêu nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn cho nhân dân thông qua việc tổ chức và làm mới lại lễ hội tưởng nhớ công lao của vị anh hùng Cầm Bá Thước thông qua nền tảng “đèn nhang hoa quả” trước đây. Thông thường hàng năm ngoài thời gian tổ chức lễ hội lớn (có phần lễ) tại đền chỉ tổ chức lễ dâng hương tưởng nhớ… Cứ đến dịp tết đến xuân sang thực hiện ý kiến chỉ đạo của Trưởng ban chỉ đạo Quản lý di tích và danh thắng huyện Thường Xuân về việc tổ chức lễ hội khu di tích lịch sử văn hóa Đền Cửa Đạt và để chuẩn bị cho việc đón tiếp du khách thập phương đến tham quan và dâng hương tại khu di tích văn hoá Đền Cửa Đạt nói chung và đền thờ Cầm Bá Thước nói riêng, Ban quản lý khu di tích đã tiến hành xây dựng các kế hoạch tổ chức hoạt động đón tiếp nhân dân địa phương và du khách đến thăm quan dâng hương tại khu di tích nhằm phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn khơi dậy lòng tự hào dân tộc; tôn vinh danh nhân lịch sử, người sĩ phu yêu nước cầm Bá Thước, đồng thời nhằm phục vụ thiết thực nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hoá tinh thần và đời sống tâm linh của nhân dân các dân tộc trong và ngoài huyện, và bạn bè quốc tế.

Đền Bà Chúa Thượng Ngàn 1. Lịch sử hình thành

Khi Tản Viên và Mỵ Nương, theo lệnh của Ngọc Hoàng Thượng đế trở về trời thành hai vị thánh bất tử thì La Bình cũng được phong là công chúa Thượng Ngàn, thay cha đảm nhận công việc dưới trần, nghĩa là trông coi tất cả 81 cửa rừng và các miền núi non hang động, các miền trung du đồi bãi trập trùng của nước Nam. Trong những ngày đầu diễn ra lễ hội, ở đây đều có nghi thức hầu đồng, trong tiếng trống tiếng đàn, tiếng sáo, tiếng nhị, tiếng phách hối hả nhịp nhàng của phường chầu văn lên bổng xuống trầm như kể lể tha thiết của chàng cung văn, các bà, các cô đồng xinh đẹp, áo quần lộng lẫy biểu diễn những màn khua hương, múa hoa, múa kiếm, cỡi ngựa… rất mềm mại điêu luyện.

Đánh giá về thực trạng của di tích và công tác quản lý, tổ chức lễ hội của khu di tích lịch sử văn hóa Đền Cửa Đạt

Mặt tích cực

- Thực hiện nghiêm túc theo tinh thần của Nghị định: 75/2010/NĐ- CP về Quy định sử phạt hành chính trong hoạt động Văn hoá, công tác tuyên truyền nghị định được phát thường xuyên trên hệ thống phát thanh của khu vực trong đền, nhằm ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan, lợi dụng lễ hội thực hiện các hành vi trái pháp luật. - Công tác quản lý thu tiền công đức, tiền giọt dầu được thực hiện chặt chẽ, công khai dưới sự quản lý, giám sát của Ban chỉ đạo: Cuối mỗi buổi chiều thực hiện kiểm kê, lập biên bản bàn giao cho thủ quỹ tại BQL; Tiền giọt dầu được thu gom vào cuối các buổi chiều và thực hiện niêm phong nhập kho và tiến hành kiểm kê sau khi vãn khách.

Những vấn đề còn tồn tại

Như vậy qua đây ta cũng có thể thấy những vấn đề còn tồn tại ở trên không chỉ diễn ra ở một địa điểm di tích cụ thể nào mà nó như tình trạng chung của hầu hết các di tích, tình trạng mê tín dị đoan, an ninh trật tự, vấn đề vệ sinh môi trường, chặt chém khách du lịch… vẫn đã và đang là vấn đề hết sức chú ý cần cấc cấp các ngành phải giải quyết kịp thời nhanh chóng để đảm bảo sự văn minh, an toàn tiết kiệm trong các mùa lễ hội. Mặt khác để có thể khắc phục được những hạn chế trên cũng đòi hỏi ý thức của một bộ phận người dân và cũng chính từ ý thức của các du khách thập phương khi đến đây dâng hương, du xuân trong việc tự bảo quản tài sản vật tư của mình cũng như ý thức trong công tác bảo vệ vệ sinh môi trường, an ninh trật tự chung của khu di tích nhằm cùng nhau chung tay khác phục tối đa những hạn chế không đáng có làm nên một không khí lễ hội trang nghiêm trong sạch vững mạnh.

Những thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóa khu di tích Đền Cửa Đạt

Những thuận lợi

CễNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HểA KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN CỬA ĐẠT.

Những khó khăn

Năng lực quản lý và điều hành ở các cấp độ còn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển trong tình hình mới, có lúc, có nơi bộ máy chính quyền chưa nhận thức sâu sắc về công tác này, còn trông chờ ỷ lại vào cấp trên, chưa phát huy hết nội lực của cơ sở, nhân dân chưa có ý thức tự giác trong việc bảo tồn di sản văn hoá. Tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, quá trình đô thị hoá một cách tự phát đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến xây dựng đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Thanh hóa nói chung và của huyện Thường xuân nói riêng; Tình trạng thiếu việc làm, tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp,….

Phương hướng chung

Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà vài thập kỷ gần đây nhiều DSVH ở tỉnh Thanh Hóa đã bị mai một, việc phục hồi những di sản văn hoá truyền thống mang bản sắc dân tộc này cần phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc trên cơ sở khoa học, có xem xét đúng mức đến nhu cầu của cư dân, tránh sự phục hồi mang tính tự phát, tràn lan gây nên những tác hại tiêu tực. Cụ thể là thông qua những biện pháp liên hoàn bao gồm những chủ trương, đường lối, chính sách, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn, bằng vốn đầu tư theo chương trình dự án, tranh thủ viện trợ nước ngoài và các cá nhân bằng hệ thống pháp luật, bằng công tác tuyên truyền giáo dục, sự nghiệp giáo dục và đào tạo, công tác xuất bản, công tác bảo tàng,… song song với nó là vai trò của quần chúng nhân dân, của các hội nghề nghiệp có tính chất tự nguyện của quần chúng trong việc sưu tầm các giá trị văn hóa dân gian.

Một số giải pháp cơ bản

    Hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các di tích cần được bảo vệ; quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng tại các di tích trọng điểm được xếp hạng; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, quản lý và khai thác các vốn di sản văn hoá; tạo điều kiện cho các tổ chức và cá nhân quản lý các di tích khai thác, phát huy vốn di sản văn hóa; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm hành lang bảo vệ di tích, tự ý cơi nới, tu bổ, đưa đồ thờ tự trái phép vào di tích, làm biến dạng kết cấu và giá trị của di tích. Nghiên cứu, hướng dẫn việc xây dựng các quy chế, quy định quản lý và sử dụng hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật, đúng mục đích các nguồn thu của các điểm di tích, các công trình văn hoá, nơi thờ tự nhằm tạo nguồn lực để quản lý, bảo vệ, đầu tư trở lại để phát huy có hiệu quả vốn di sản văn hoá trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu ban hành quy định chung về nếp sống văn minh tại nơi công cộng và các hoạt động lễ hội; xử lý nghiêm các hoạt động mê tín dị đoan,.

    Một số giải pháp cấp bách

    Để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung và khu di tích Đền Cửa Đạt huyện Thường Xuân nói riêng, việc cần thiết và cơ bản chính là đưa những di tích lịch sử này trở lại với công đồng sinh hoạt văn hóa, bằng cách khơi dậy tình yêu, lòng tự hào đối với truyền thống của dân tộc trong mỗi người dân tới toàn cộng đồng. Thực hiện tốt công tác kiểm kê, lập hồ sơ khoa học hệ thống di tích lịch sử Đền Cửa Đạt nhằm đề xuất phương án bảo tồn, phát huy và sử dụng hiệu quả những giá trị của di tích, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của quần thể di tích Đền Cửa Đạt huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa hiệu quả hơn.

    PHẦN PHỤ LỤC

    CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN

    BẢO TÀNG

    Bảo tàng là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử tự nhiên và xã hội (sau đây gọi là sưu tập) nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Bảo tàng Việt Nam bao gồm:. Bảo tàng quốc gia là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập có giá trị tiêu biểu trong phạm vi cả nước;. Bảo tàng chuyên ngành là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập có giá trị tiêu biểu về một chuyên ngành;. Bảo tàng cấp tỉnh là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập có giá trị tiêu biểu ở địa phương;. Bảo tàng tư nhân là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập về một hoặc nhiều chủ đề. Bảo tàng có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:. Sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và trưng bày các sưu tập;. Nghiên cứu khoa học về di sản văn hóa;. Tổ chức phát huy giá trị di sản văn hóa phục vụ lợi ích của toàn xã hội;. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ;. Quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật;. Thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật;. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Điều kiện để thành lập bảo tàng bao gồm:. Có sưu tập theo một hoặc nhiều chủ đề;. Có nơi trưng bày, kho và phương tiện bảo quản;. Có người am hiểu chuyên môn phù hợp với hoạt động bảo tàng;. Thẩm quyền quyết định thành lập bảo tàng được quy định như sau:. a) Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành;. b) Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập bảo tàng cấp tỉnh, bảo tàng tư nhân. Thủ tục thành lập bảo tàng được quy định như sau:. a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập bảo tàng phải gửi hồ sơ đề nghị thành lập đến người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này. Hồ sơ đề nghị thành lập bảo tàng gồm văn bản đề nghị thành lập, giấy xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các điều kiện được quy định tại Điều 49 của Luật này;. b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, người có thẩm quyền quyết định thành lập bảo tàng có trách nhiệm xem xét, quyết định; trường hợp từ chối phải nờu rừ lý do bằng văn bản. Việc xếp hạng bảo tàng căn cứ vào các tiêu chuẩn sau đây:. a) Số lượng và giá trị các sưu tập;. b) Chất lượng bảo quản và trưng bày sưu tập;. c) Cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật;. d) Mức độ chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ. Những lễ hội sau đây khi tổ chức không phải xin cấp phép, nhưng phải báo cáo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoa - thông tin trước thời gian tổ chức lễ hội ít nhất 20 ngày về thời gian, dịa điểm, nội dung, kịch bản (nếu có) và danh sách Ban Tổ chức lễ hội:. a) Lễ hội dân gian đã được tổ chức thường xuyên, liên tục, định kỳ;. b) Lễ hội lịch sử cách mạng tiêu biểu có ý nghĩa giáo dục truyền thống. Việc báo cáo bằng văn bản về tổ chức các lễ hội quy định tại khoản 1 Điều này được quy định cụ thể như sau:. a) Lễ hội do cấp xã tổ chức phải báo cáo với Phòng Văn hoá - Thông tin;. b) Lễ hội do cấp huyện tổ chức phải báo cáo với Sở Văn hoá - Thông tin;. c) Lễ hội do cấp tỉnh tổ chức phải báo cáo với Bộ Văn hoá - Thông tin. Sau khi nhận được văn bản báo cáo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan văn hoá thông tin có trách nhiệm báo cáo với Uỷ ban nhân dân cùng cấp. Trường hợp do thiên tai, dịch bệnh hoặc an ninh, trật tự mà việc tổ chức lễ hội quy định tại khoản 1 Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội ở địa phương thì Uỷ ban nhân dân xem xét và quyết định. Lễ hội do làng, bản tổ chức không phải báo cáo với cơ quan văn hoá - thông tin, nhưng phải tuân theo các quy định có liên quan tại Quy chế này. Những lễ hội sau đây khi tổ chức phải được phép của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:. a) Lễ hội được tổ chức lần đầu;. b) Lễ hội lần đầu được khôi phục lại sau nhiều năm gián đoạn;. c) Lễ hội đã được tổ chức định kỳ nhưng có thay đổi nội dung, thời gian, địa điểm so với truyền thống;. d) Lễ hội du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam do người nước ngoài hoặc người Việt Nam tổ chức;. đ) Những lễ hội không thuộc quy định tại Điều 12 của Quy chế này mà. e) Lễ hội tôn giáo vượt ra ngoài khuôn viên cơ sở thờ tự hoặc ở trong khuôn viên cơ sở thờ tự nhưng chưa đăng ký tổ chức hàng năm theo quy định tại Nghị định số 26/1999/NĐ-CP ngày 19/4/1999 của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo. Lễ hội quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này được tổ chức từ lần thứ hai trở đi, hoặc thường xuyên, liên tục thực hiện theo quy định tại Điều 4 Quy chế này. Hồ sơ xin phép tổ chức lễ hội phải gửi tới Sở Văn hoá - Thông tin trước khi mở lễ hội ít nhất 30 ngày. Hồ sơ xin phép tổ chức lễ hội gồm:. a) Tờ trình xin phép mở lễ hội của cơ quan tổ chức;. b) Văn bản nêu nguồn gốc, lịch sử lễ hội;. c) Thời gian, địa điểm, kế hoạch, chương trình, nội dung lễ hội;. d) Danh sách Ban Tổ chức lễ hội:. đ) Văn bản đồng ý của cơ quan ngoại giao (Đại sứ quán, Lãnh sự, Tổng Lãnh sự) đối với lễ hội du nhập từ nước ngoài do cộng động người nước ngoài đang học tập, công tác, sinh sống hợp pháp tại Việt Nam tổ chức.