Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
597,2 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN HỮU TÂN CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC GIẢI PHÁP LÂM SINH ÁP DỤNG CHO RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN HỒ CHỨA NƯỚC CỬA ĐẶT HUYỆN THƯỜNG XUÂN - TỈNH THANH HÓA Chuyên ngành: Lâm sinh Mã số: 62 62 02 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2014 Luận án được hoàn thành tại: trường Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai, Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Văn Điển Phản biện 1: ………………………………………… …………………… Phản biện 2: ………………………………………………………………… Phản biện 3: ………………………………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án câp Trường họp tại: Hội trường A2, nhà Hiệu bộ, trường Đại học Lâm nghiệp. Vào hồi …… giờ … phút, ngày tháng năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc gia, Thư viện trường đại học Lâm nghiệp và Thư viện trường Đại học Hồng Đức. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Rừng phòng hộ đầu nguồn có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất và phòng chống xói mòn. Theo Quy chế quản lý thì rừng phòng hộ đầu nguồn là rừng được xác lập nhằm tăng cường khả năng điều tiết nguồn nước của các dòng chảy, hồ chứa nước để hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng sông, lòng hồ. Mùa lũ năm 2007 hồ đập Cửa Đặt bị vỡ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tính mạng, tài sản và sinh hoạt của hàng triệu người dân vùng hạ lưu mà nguyên nhân chính là do hệ thống rừng đầu nguồn chưa đáp ứng yêu cầu phòng hộ. Vì vậy, việc làm sáng tỏ những cơ sở khoa học của các giải pháp lâm sinh áp dụng cho rừng phòng hộ đầu nguồn, nhằm sớm dẫn dắt rừng tới trạng thái cấu trúc rừng vừa đáp ứng được mục đích phòng hộ, vừa giải quyết nhu cầu lâm sản của người dân lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Đây là lý do để thực hiện luận án "Cơ sở khoa học của các giải pháp lâm sinh áp dụng cho rừng phòng hộ đầu nguồn hồ chứa nước Cửa Đặt, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá". 2. Mục tiêu nghiên cứu * Mục tiêu chung: Góp phần nâng cao hiệu quả của các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng phòng phòng hộ đầu nguồn thuộc lưu vực hồ chứa nước Cửa Đặt, cải thiện hiệu quả phòng hộ - kinh tế. * Mục tiêu cụ thể: 1) Phân tích được một số đặc điểm của những nhân tố phát sinh dòng chảy và xói mòn đất trong mối liên hệ với hiện trạng và xu thế phát triển của thảm thực vật làm cơ sở khoa học cho các giải pháp kỹ thuật lâm sinh ở khu vực nghiên cứu. 2) Đề xuất tiêu chuẩn cấu trúc và một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào thảm thực vật rừng phòng hộ đầu nguồn, để rừng sớm đạt đến cấu trúc rừng mong muốn. 3. Ý nghĩa của luận án (1) Về lý luận, luận án đã xác định được mối quan hệ định lượng giữa khả năng điều tiết nguồn nước và phòng chống xói mòn đất với những nhân tố: mưa, địa hình, thổ nhưỡng và thảm thực vật. 2 (2) Về thực tiễn, Luận án đã đề xuất được bảng tra cấu trúc rừng mong muốn đáp ứng yêu cầu phòng hộ đầu nguồn ở vùng hồ chứa nước Cửa Đặt. Bảng này có ý nghĩa chỉ dẫn cho việc vận dụng các giải pháp kỹ thuật lâm sinh, nhằm dẫn dắt rừng sớm đạt yêu cầu phòng hộ đầu nguồn và đáp ứng mục đích phòng hộ - kinh tế. 4. Đóng góp mới của luận án * Về lý luận: 1) Luận án đã xác định được một số cơ sở khoa học quan trọng áp dụng cho rừng phòng hộ đầu nguồn hồ chứa nước Cửa Đặt; 2) Đã lượng hóa và xây dựng được mô hình toán học về mối liên hệ giữa các nhân tố phát sinh dòng chảy với dòng chảy mặt và xói mòn đất. 3) Xu thế phát triển của thảm thực vật rừng hồ Cửa Đặt. * Về thực tiễn: Luận án đã đề xuất được bảng tra yêu cầu cấu trúc rừng mong muốn đáp ứng yêu cầu phòng hộ đầu nguồn ở vùng hồ chứa nước Cửa Đặt, huyện Thường Xuân - tỉnh Thanh Hóa. Luận án có ý nghĩa chỉ dẫn trong việc vận dụng các giải pháp kỹ thuật lâm sinh tác động cho từng nhóm đối tượng thảm thực vật rừng. Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu 163 tài liệu tham khảo về: rừng phòng hộ đầu nguồn của các tác giả trong và ngoài nước, điều kiện tự nhiên của địa phương. Đề tài đã tổng quan được những nội dung chính để phục vụ cho nghiên cứu rừng phòng hộ đầu nguồn hồ chứa nước Cửa Đặt. Từ đó, đề tài đã có những nhận xét nêu lên một số quan điểm chung về rừng phòng hộ đầu nguồn, những công trình tiêu biểu và những tồn tại chính để từ đó xác định những nội dung cần thực hiện tiếp của đề tài. 1.1. Thành quả nghiên cứu Nghiên cứu rừng phòng hộ đầu nguồn đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên trên các lĩnh vực và đã rút ra một số kết luận sau: 1) Về thuỷ văn rừng: nhìn chung, đất rừng có khả năng thấm nước rất cao và hiếm khi xuất hiện dòng chảy bề mặt ngay cả khi lượng mưa lớn. Tuy nhiên, 3 khi rừng bị chặt hạ trở nên thưa thớt và độ dốc mặt đất lớn thì có thể tạo ra nhiều lượng nước chảy bề mặt. 2) Về xói mòn đất: các công trình nghiên cứu bước đầu đã xây dựng phương trình toán học để dự tính lượng đất xói mòn bề mặt thông qua các chỉ số có liên quan. 3) Về cấu trúc rừng: cấu trúc rừng được xác định thông qua các chỉ số đa dạng loài, chỉ số quan trọng (IV%), đã xây dựng cấu trúc rừng hợp lý thông qua bảng tra hệ số C, xây dựng tiêu chuẩn cấu trúc rừng phòng hộ đầu nguồn, 4) Về tái sinh rừng: tái sinh rừng mưa nhiệt đới vô cùng phức tạp, cây tái sinh tự nhiên có phân bố cụm, một số khác có phân bố Poisson; tái sinh rừng nhiệt đới có hai đặc điểm tái sinh phổ biến đó là tái sinh vệt của loài cây ưa sáng và tái sinh phân tán liên tục của loài cây chịu bóng. 5) Về khả năng phục hồi rừng: quá trình diễn thế thứ sinh trên cạn lặp lại quá trình tái sinh tự nhiên trên các lỗ trống trong rừng nguyên sinh trên diện rộng, đất càng bị phá hủy nhiều thì quá trình diễn thế thứ sinh trên cạn càng giống với quá trình diễn thế nguyên sinh. 6) Vận dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất: có rất nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng, điển hình như việc duy trì cấu trúc rừng tự nhiên không đều tuổi thông qua các giải pháp tái sinh, hoặc trồng bổ sung, chặt nuôi dưỡng rừng tự nhiên để dẫn dắt rừng đạt đến cấu trúc gần với cấu trúc của rừng tự nhiên nguyên sinh, …. Công trình nghiên cứu đã đề ra phương pháp phân cấp rừng phòng hộ đầu nguồn sông Mê Kông,…. Từ đó, Chính phủ và Bộ, Ngành đã ban hành các văn bản, quy định đối với rừng phòng hộ đầu nguồn làm cơ sở định hướng cho việc đầu tư quản lý, phục hồi và phát triển rừng phòng hộ kết hợp kinh tế. 1.2. Những nội dung cần thực hiện tiếp 1) Tiếp tục nghiên cứu mở rộng về đặc điểm các nhân tố phát sinh dòng chảy mặt và xói mòn đất của các thảm thực vật rừng để phát hiện ra quy luật tồn tại trong tự nhiên và định lượng hóa những quy luật đó bằng các công cụ toán học phù hợp. 2) Nghiên cứu cấu trúc và xu thế, tốc độ phát triển của thảm thực vật rừng. 3) Phân chia thảm thực vật rừng phòng hộ đầu nguồn để áp dụng các giải pháp pháp kỹ thuật. 4) Đề xuất các giải pháp lâm sinh nhằm dẫn dắt các trạng thái thảm thực vật rừng ở thời điểm hiện tại sớm đạt cấu 4 trúc mong muốn. 5) bổ sung nguồn dẫn liệu về khả năng thấm và giữ nước thực tế của đất dưới điều kiện mưa tự nhiên. Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu - Đặc điểm các nhân tố phát sinh dòng chảy và xói mòn đất (Đặc điểm nhân tố mưa; đặc điểm địa hình; đặc điểm thổ nhưỡng và xác định các tham số K, R, C trong phương trình dự đoán xói mòn đất của Wischmeier W.H và Smith D.D.1978). - Đặc điểm lượng nước chảy bề mặt, lượng đất xói mòn và mối liên hệ của nó với những nhân tố có ảnh hưởng quan trọng. - Đặc điểm và khả năng phục hồi của thảm thực vật. - Đề xuất tiêu chuẩn cấu trúc rừng phòng hộ đầu nguồn. - Phân chia thảm thực vật rừng theo giải pháp kỹ thuật tác động. 2.2. Giới hạn nghiên cứu * Về địa bàn nghiên cứu: Địa bàn nghiên cứu cụ thể của đề tài là vùng phòng hộ đầu nguồn hồ chứa nước Cửa Đặt thuộc 2 xã Lương Sơn và Yên Nhân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá. * Về đối tượng nghiên cứu: Đất trống (trảng cỏ Ia, trảng cây bụi Ib và Ic); rừng tự nhiên từ nghèo đến giầu (rừng nghèo IIA, IIIA 1 ; rừng trung bình IIB, IIIA 2 và rừng giầu IIIA 3 , III B ); rừng trồng (Keo tai tượng và rừng Luồng). Các trạng thái thảm thực vật khác trong khu vực không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Quan điểm và phương pháp luận - Là một hệ sinh thái, khả năng phòng hộ hay cung cấp của rừng có giới hạn nhất định, do đó yêu cầu về cấu trúc rừng phòng hộ đầu nguồn đương nhiên tồn tại như một thực thể khách quan. Trong đề tài này, yêu cầu cấu trúc của thảm thực vật rừng phòng hộ đầu nguồn được hiểu là trị số của các nhân tố cấu trúc mà qua đó tỷ lệ dòng chảy bề mặt và lượng đất xói mòn về cơ bản đã giảm đến mức tối thiểu, còn lượng nước trong đất được giữ lại ở mức tối đa. Hệ số dòng chảy mặt càng nhỏ, chứng tỏ khả năng điều tiết nước của rừng 5 càng tốt đặc biệt là khả năng phòng lũ vào mùa mưa. Lượng đất xói mòn và lượng chất dinh dưỡng bị mất càng ít, chứng tỏ khả năng bảo vệ đất của rừng càng tốt. Rừng phòng hộ đầu nguồn hồ chứa nước Cửa Đặt phải: 1) Giảm thiểu lượng nước chảy bề mặt, nhằm góp phần giảm lũ vào mùa mưa. 2) Giảm thiểu lượng đất xói mòn, nhằm hạn chế bồi lấp lòng hồ. 3) Tăng tối đa lượng nước giữ lại trong đất, nhằm chống hạn vào mùa khô. - Phương pháp nghiên cứu tổng quát của đề tài được xác định là: nghiên cứu các chỉ tiêu cụ thể phản ánh đặc trưng tích giữ nước của lớp thảm thực vật rừng và mối liên hệ của chúng với những nhân tố có ảnh hưởng quan trọng. Đánh giá khả năng giữ nước tổng hợp của rừng. Cuối cùng là xác định cấu trúc hợp lý của thảm thực vật rừng phòng hộ đầu nguồn, làm cơ sở cho các giải pháp quản lý rừng theo hướng phát huy đồng thời và tối đa chức năng giữ nước, đất và giá trị kinh tế của rừng. 2.3.2. Phương pháp điều tra thu thập các chỉ tiêu Để thực hiện đầy đủ các nội dung của đề tài, cần phải điều tra đánh giá được các nhân tố địa hình; đặc điểm về đất đai thông qua việc xác định các đặc tính lý hóa của đất (mẫu đất được lấy 5 điểm/ô lần lượt theo độ sâu 0-10 cm, 10-30 cm) và sức thấm nước của đất (mỗi ô thí nghiệm chọn 3 vị trí điển hình, tại mỗi vị trí đặt 1 cặp ống vòng khuyên lồng vào nhau, mỗi năm tiến hành điều tra 5 lần tại các thời điểm khác nhau); xác định lượng nước chảy bề mặt và lượng đất xói (dùng hệ thống máng, thùng thu nước, đồng hồ đo nước để xác định lượng nước chảy bề mặt tiến hành quan sát đo tính sau mỗi trận mưa, lấy mẫu nước ở trong thùng chứa nước để xác định vật chất xói mòn, cứ cách 5 trận mưa lấy mẫu 1 lần); điều tra, thu thập các số liệu về thảm thực vật rừng, cấu trúc, độ che phủ tầng cây cao, cây bụi thảm tươi và vật rơi rụng bằng các phương pháp điều tra lâm học thông thường; đo đếm các chỉ tiêu về khí tượng thủy văn rừng thông qua máy vũ lượng kí và vũ lượng kế của trạm khí tượng, thủy văn (mỗi xã bố trí 01 điểm lắp đặt các thiết bị đo mưa ở nơi bãi đất trống ngay gần kề khu vực các ô nghiên cứu). 6 2.3.3. Tính toán và xử lý số liệu Tính toán các chỉ số về khí tượng thủy văn rừng như lượng mưa năm (P, mm) là tổng lượng mưa trong năm; cường độ mưa bình quân (I bq , mm/h) được xác định bằng tỷ số giữa lượng mưa (P, mm) và thời gian mưa (t, h) và cường độ mưa lớn nhất trong 30 phút (I 30 , mm/h) được xác định bằng 2 lần lượng mưa lớn nhất trong 30 phút (P 30 , mm; năng lượng mưa E = 916 + 331.lg (I BQ ), năng lượng mưa gây xói mòn E * = 11,9 + 8,7.lg (I BQ ) và hệ số xói mòn do mưa R = 0,01 x E XM x I 30 (phút-tấn/acre); tốc độ thấm nước của đất V = S/T (mm/phút); lượng đất xói mòn bề mặt A = 4 3 (10 10 )/400 a (tấn/ha/năm); các chỉ số phản ánh khả năng phòng hộ của thảm thực vật rừng (diện tích tán tầng cây cao C ai , độ che phủ cây bụi, thảm tươi CP, % và độ che phủ của vật rơi rụng TM, %); thiết lập các phương trình tương quan giữa các nhân tố có liên quan với hệ số dòng chảy mặt và lượng đất xói mòn (sử dụng phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp và phần mềm SPSS). Ngoài ra việc xác định công thức tổ thành của từng trạng thái, các đặc trưng về mức độ phong phú R, tỷ lệ hỗn loài Hl 1 và Hl 2 , chỉ số Simpson D 1 , chỉ số quan trọng (IV%), mật độ cây tái sinh (N/ha), cây tái sinh có triển vọng (N tv ), chất lượng cây tái sinh (Ni%) và mạng hình phân bố cây tái sinh trên mặt đất ở từng trạng thái cũng được tính toán và xử lý thông thường. Chương 3 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu Tổng diện tích lưu vực hồ chứa nước Cửa Đặt khoảng 570.800 ha, diện tich lưu vực thuộc nước bạn Lào (269.800 ha), huyện Quế Phong - tỉnh Nghệ An (79.706 ha) và 221.294 ha thuộc địa giới hành chính tỉnh Thanh Hóa. Trong đó, diện tích lưu vực hồ chứa nước Cửa Đặt thuộc địa giới hành chính huyện Thường Xuân là 154.352,83 ha, gồm các loại trạng thái thảm thực vật từ trảng cỏ, cây bụi 12.455,9 ha, rừng tự nhiên 104.161,68 ha (chủ yếu là rừng phục hồi, một số ít rừng còn trữ lượng), rừng trồng 16.704,16 ha, đất nông nghiệp 8.529,88 ha và đất khác. Địa hình đồi núi với độ cao trung bình khoảng 700m, cao nhất ở khu vực biên giới Việt-Lào (thông thường >1000m, đôi nơi >1200m, cao nhất trên 1700 m), độ dốc 20-35 0 . 7 Lương Sơn và Yên Nhân thuộc lưu vực hồ chứa nước Cửa Đặt, nằm về phía Tây Bắc của huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá, có toạ độ địa lí từ 19 0 13 ’ 13” đến 20 0 07 ’ 47” vĩ độ Bắc và 105 0 04 ’ 16”đến 105 0 20 ’ 50” kinh độ Đông. Địa hình khu vực nghiên cứu tương đối phức tạp, xung quanh là những dãy núi cao Bù Rinh 1280m (phía Bắc), Bù Hòn Hàn 1208m (phía Nam), Bù Ginh 1183m (phía Đông), Cò Nghe 840m (phía Tây)…. Địa hình nghiêng dần theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ dốc bình quân 23 0 , độ cao trung bình 600m. Từ những đặc điểm về địa hình, địa chất, thổ nhưỡng và hiện trạng tài nguyên rừng tại Lương Sơn và Yên Nhân, cho thấy 2 xã này có những đặc điểm cơ bản có thể đại diện được cho lưu vực hồ chứa nước Cửa Đặt. Vì vậy, trong khuôn khổ luận án chúng tôi đã chọn 2 xã này làm địa bàn nghiên cứu. Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm các nhân tố phát sinh dòng chảy và xói mòn đất 4.1.1. Đặc điểm nhân tố mưa Lượng mưa rơi tương đối lớn, từ 2053.2 - 2976.6mm/ năm tăng dần qua các năm (năm 2009 là 2056,9 mm; năm 2010 là 2484,6 mm và năm 2011 là 2929,4 mm). Tất cả các tháng trong năm đều có mưa, tổng số ngày mưa trong năm biến động từ 139 - 188 ngày, trung bình một năm có khoảng 165 ngày mưa, tập trung nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa trung bình tháng có sự biến động rất lớn giữa các tháng trong năm cao nhất vào tháng 8/2010 từ 785 - 787 mm và thấp nhất vào tháng 12/2010 từ 4,9 - 7,9 mm (hệ số k là 0,811 - 0,917 và 0,816 - 0,923; còn hệ số Cr tương đối cao từ 17,03%-18,56%). Điều này nói lên mức độ thất thường của thời tiết trong thời gian gần đây, nó gây ra những khó khăn không nhỏ trong việc phòng chống xói mòn đối với các khu vực sản xuất theo mùa vụ. Cường độ mưa bình quân và cường độ mưa lớn nhất trong 30 phút có sự biến động giữa các tháng trong năm và giữa các năm với nhau. Cường độ mưa đạt cực đại thường tập trung từ tháng 6 - 9. Năng lượng do mưa sinh ra trong năm và năng lượng mưa gây xói mòn trên một đơn vị diện tích ở địa bàn nghiên cứu là rất lớn, năm 2009: 8 158.279-162.235 J/m 2 ; năm 2010: 189.646-194.656 J/m 2 ; năm 2011: 193.237-198.422,72 J/m 2 . Vào mùa mưa năng lượng mưa chiếm từ 63,56- 65,69% tổng năng lượng mưa cả năm. Năng lượng mưa gây xói mòn 27.939-53.546,56 J/m 2 chiếm 17,59 - 26,99%, tập trung từ tháng 5-10 và lớn nhất là tháng 6-9. Hệ số xói mòn do mưa ở địa bàn nghiên cứu biến động giữa các năm từ 506,59 - 966,63 phút-tấn/acre. Chứng tỏ nguy cơ gây xói mòn do mưa ở địa bàn là rất lớn. Do đó, rất cần có các biện pháp phòng chống xói mòn thích hợp nhằm giảm thiểu tác hại do mưa gây nên. 4.1.2. Đặc điểm địa hình Địa hình có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá vai trò điều tiết dòng chảy của rừng. Những nơi có điều kiện khác nhau về độ dốc và hướng dốc sẽ có sự khác nhau về tính chất vật lý và khả năng giữ nước của đất, đặc biệt là độ dốc sẽ ảnh hưởng lớn đến lượng đất xói mòn. Hướng phơi của các trạng thái thực vật chủ yếu theo 2 hướng Đông Nam và Tây Nam. Độ dốc trong khoảng từ 21 - 34 0 , trung bình là 27 0 . 4.1.3. Đặc điểm thổ nhưỡng - Thành phần cơ giới đất ở các trạng thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu: thành phần hạt Sét 7,11-50,11%, Thịt 15,21-42,22%, Cát mịn 9,21- 27,93% và thành phần hạt Cát thô 5,43-44,38%. - Hàm lượng mùn tổng thể (% OM) của các trạng thái thực vật có sự biến động đáng kể giữa các trạng thái từ 1,01 ở trạng thái Ia đến 4,50 ở trạng thái IIIB. Điều này cho thấy, đất đai khu vực nghiên cứu có hàm lượng mùn thấp, đất xấu, nghèo dinh dưỡng. - Khả năng thấm nước của đất + Tốc độ thấm nước ban đầu của đất rừng khá cao, biến động từ 6,78 - 14,87 mm/phút. Tốc độ thấm nước ban đầu của đất có rừng cao hơn so với trảng cỏ và rừng tự nhiên cao hơn rừng trồng. Trên cơ sở đó đề tài đã thiết lập được phương trình tương quan giữa tốc độ thấm nước ban đầu với độ xốp và độ ẩm tầng đất mặt qua phương trình (4-2) với hệ số tương quan R = 0,954 và SigF, Sigt a và Sigt b = 0,000. V 0 = - 21,830 + 13,773(X%/W đ %) (4-2) [...]... Hóa Đề tài cấp trường Đại học Hồng Đức, năm 2013 2 Nguyễn Hữu Tân (2008), Dự đoán lượng đất xói mòn tiềm tàng và vấn đề phân cấp phòng hộ đầu nguồn khu vực hồ thuỷ điện Sơn La Tạp chí Khoa học lâm nghiệp No.2/2008, trang 596-602 3 Nguyễn Hữu Tân (2014), Đặc điểm lượng nước chảy bề mặt và lượng đất xói mòn ở rừng phòng hộ đầu nguồn hồ chứa nước Cửa Đặt, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa Tạp chí Nông nghiệp... hợp với lượng nước được giữ lại trong đất, để xác định các chỉ số tổng hợp của thảm thực vật áp ứng yêu cầu nuôi dưỡng và cung cấp nguồn nước cho hồ Cửa Đặt DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Đà CÔNG BỐ 1 Nguyễn Hữu Tân (2013), Nghiên cứu lượng nước chảy và lượng đất xói mòn bề mặt ở một số trạng thái rừng thuộc lưu vực rừng phòng hộ đầu nguồn hồ Thủy lợi- Thủy điện Cửa Đặt, Thường Xuân, Thanh Hóa Đề... 4 Nguyễn Hữu Tân (2014), Đặc điểm của một số nhân tố phát sinh dòng chảy và xói mòn đất ở vùng hồ chứa nước Cửa Đặt, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 14 năm 2014, trang 89-97 5 Đỗ Anh Tuân và Nguyễn Hữu Tân (2014), Tính đa dạng loài và đặc điểm cấu trúc rừng phòng hộ vùng hồ chứa nước Cửa Đặt, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa Tạp chí Nông nghiệp và phát... rừng phòng hộ đầu nguồn tại khu vực hồ chứa nước Cửa Đặt Đặc biệt, là những giải pháp kỹ thuật lâm sinh đã nêu - Các phương trình dự đoán lượng đất xói mòn và tiêu chuẩn thảm thực vật áp ứng yêu cầu phòng hộ, bảo vệ đất được sử dụng cho những nghiên cứu tiếp theo và có thể áp dụng được vào thực tế tại khu vực đề tài nghiên cứu - Cần có những nghiên cứu tiếp theo hệ thống và toàn diện hơn cho đối tượng... toàn phòng hộ 4.5.3 Phân chia thảm thực vật rừng theo giải pháp kỹ thuật tác động - Nhóm trạng thái IIIB ở khu vực xa dân cư, độ dốc lớn (α = 340) cần có các biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên và khoanh nuôi bảo vệ - Nhóm trạng thái rừng IIIA3 và IIIA2, với độ dốc (α) khoảng 29-310 cần áp dụng các biện pháp khoanh nuôi, bảo vệ nghiêm ngặt - Nhóm trạng thái IIB với độ dốc (α) khoảng 280 cần được khoanh... hành khoanh nuôi, bảo vệ kết hợp trồng bổ sung Có thể áp dụng các điều khoản thích hợp trong Quy phạm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung QPN 21-98 Trạng thái rừng IIB: Các chỉ tiêu tổng hợp của thảm thực vật đã đạt ngưỡng bắt đầu có ý nghĩa phòng hộ nhưng vẫn chưa áp ứng tiêu chuẩn phòng hộ bảo vệ đất chống xói mòn, độ dốc khoảng 280 Vì vậy, cần tiến hành 21 khoanh... đây là điều kiện để phục hồi dần các lớp phủ thực vật tại địa bàn nghiên cứu 4.4.1.2 Tiêu chuẩn thảm thực vật áp yêu cầu phòng hộ bảo vệ đất Tiêu chuẩn thảm thực vật áp ứng yêu cầu phòng hộ bảo vệ đất áp dụng cho rừng phòng hộ đầu nguồn khu vực nghiên cứu là: Q = (Cai + CP + TM)* Hđ/(α*K) ≥ 22.000 (4-34) hay (Cai + CP + TM) ≥ 22.000*α*K/Hđ Như vậy, ứng với mỗi cặp trị số của độ dầy tầng đất (Hđ,... phục vụ cho công tác nuôi dưỡng, phục hồi rừng thông qua các biện pháp điều tiết tổ thành, trồng bổ sung và làm giầu rừng 4.5 Phân chia thảm thực vật rừng theo giải pháp kỹ thuật tác động 4.5.1 Phân chia thảm thực vật rừng theo khả năng phục hồi Căn cứ vào tốc độ và xu thế phục hồi của thảm thực vật, đặc biệt là mật độ, chất lượng và phân bố cây tái sinh, được phân chia như sau: - Nhóm trạng thái rừng. .. thái Ic: Các chỉ tiêu tổng hợp của thảm thực vật chưa đạt ngưỡng bắt đầu có ý nghĩa phòng hộ, độ dốc khoảng 250 mật độ cây tái sinh thấp, phân bố đều Cần tiến hành khoanh nuôi, bảo vệ, đối với những nơi có điều kiện có thể trồng bổ sung theo rạch Trạng thái rừng IIA và IIIA1: Các chỉ tiêu tổng hợp của thảm thực vật đã đạt ngưỡng bắt đầu có ý nghĩa phòng hộ nhưng chưa áp ứng tiêu chuẩn phòng hộ bảo vệ... tế ở trạng thái rừng non và rừng nghèo thấp hơn trữ lượng của những cây gỗ ít giá trị kinh tế Đối với trạng thái rừng giầu và trung bình thì ngược Qua đó cho thấy, đối với các trạng thái rừng giầu và rừng trung bình cần có các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt tránh tình trạng khai thác lâm sản trái phép, vì các loài cây gỗ thuộc các trạng thái này có nhiều nguy cơ bị chặt hạ hơn đối với các loài cây ít . TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN HỮU TÂN CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC GIẢI PHÁP LÂM SINH ÁP DỤNG CHO RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN HỒ CHỨA NƯỚC CỬA ĐẶT HUYỆN THƯỜNG XUÂN - TỈNH THANH HÓA. pháp lâm sinh áp dụng cho rừng phòng hộ đầu nguồn hồ chứa nước Cửa Đặt, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá& quot;. 2. Mục tiêu nghiên cứu * Mục tiêu chung: Góp phần nâng cao hiệu quả của các giải. chưa áp ứng yêu cầu phòng hộ. Vì vậy, việc làm sáng tỏ những cơ sở khoa học của các giải pháp lâm sinh áp dụng cho rừng phòng hộ đầu nguồn, nhằm sớm dẫn dắt rừng tới trạng thái cấu trúc rừng