Phân chia thảm thực vật theo giải pháp kỹ thuật tác động

Một phần của tài liệu cơ sở khoa học của các giải pháp lâm sinh áp dụng cho rừng phòng hộ đầu nguồn hồ chứa nước cửa đặt, huyện thường xuân, tỉnh thanh hoá tóm tắt (Trang 25)

1.5.1. Phân chia thảm thực vật theo khả năng phục hồi

Xét trên khả năng phục hồi rừng của các trạng thái thảm thực vật, luận án đã phân chia thảm thực vật thành 5 nhóm trạng thái cơ bả(Nhóm trạng thái IIIB; Nhóm trạng thái IIIA3, IIIA2, IIB; Nhóm trạng thái IIIA1 và IIA; Nhóm trạng thái đất trống Ic; Nhóm trạng thái đất trống Ib, Ia).

1.5.2. Phân chia thảm thực vật rừng theo giải pháp kỹ thuật tác động

Theo các giải pháp kỹ thuật tác động, luận án đã phân chia các thảm thực vật ra 6 nhóm tác động: xúc tiến tái sinh thuộc trạng thái rừng IIIB; chỉ cần bảo vệ thuộc trạng thái rừng IIIA3 và IIIA2;khoanhnuôi bảo vệ, chăm sóc nuôi dưỡng lớp cây tái sinh thuộc trạng thái IIB; xúc tiến, trồng bổ sung, chăm sóc nuôi dưỡng nâng cao mật độ cây tái sinh trạng thái rừng IIIA1 và IIA; xúc

tiếntái sinh đủ đáp ứng yêu cầu phục hồi rừng, thuộc nhóm trạng thái Ic và Ib; trồng rừng toàn diện xử lý thực bì và làm đất cục bộ thuộc trạng thái Ia.

2. Tồn tại

- Mới chỉ tập trung nghiên cứu trên một số đối tượng thảm thực vật rừng tại hai xã Lương Sơn và Yên Nhân thông qua 24 ô bán cố định, chưa mở rộng được phạm vi nghiên cứu ở các vùng khác ven vùng hồ chứa nước Cửa Đặt.

- Chưa nghiên cứu đầy đủ chỉ số, các thành phần cân bằng nước nên chưa đủ dữ liệu để xây dựng phương trình tương quan giữa các chỉ tiêu tổng hợp với lượng nước được giữ lại trong đất.

- Chưa xác định được thời gian để trạng thái trảng cỏ, cây bụi thành rừng và thời gian để thảm thực vật đáp ứng mục đích duy trì, điều tiết nguồn nước và xói mòn đất bề mặt.

- Chưa có thời gian để kiểm nghiệm các các tiêu chuẩn thảm thực vật đưa ra đáp ứng yêu cầu phòng hộ, bảo vệ đất trên thực tế nên kết quả đề tài đưa ra không tránh khỏi những hạn chế nhất định.

3. Kiến nghị

- Ứng dụng những kết quả nghiên cứu của đề tài vào việc phục hồi thảm thực vật rừng phòng hộ đầu nguồn tại khu vực hồ chứa nước Cửa Đặt. Đặc biệt, là những giải pháp kỹ thuật lâm sinhđã nêu.

- Các phương trình dự đoán lượng đất xói mòn và tiêu chuẩn thảm thực vật đáp ứng yêu cầu phòng hộ, bảo vệ đất được sử dụng cho những nghiên cứu tiếp theo và có thể áp dụng được vào thực tế tại khu vực đề tài nghiên cứu.

- Cần có những nghiên cứu tiếp theo hệ thống và toàn diện hơn cho đối tượng nghiên cứu về quy mô cũng như về phạm vi nghiên cứu.

- Cần có những nghiên cứu tiếp theo để xác định được phương trình tương quan giữa chỉ tiêu tổng hợp với lượng nước được giữ lại trong đất, để xác định các chỉ số tổng hợp của thảm thực vật đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng và cung cấp nguồn nước cho hồ Cửa Đặt.

Một phần của tài liệu cơ sở khoa học của các giải pháp lâm sinh áp dụng cho rừng phòng hộ đầu nguồn hồ chứa nước cửa đặt, huyện thường xuân, tỉnh thanh hoá tóm tắt (Trang 25)