1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những vấn đề toàn cầu trong quản lý và tài chính của GD đh trường hợp việt nam

7 297 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 289,5 KB

Nội dung

Hai là, áp lực ngày càng gia tăng đối với việc tuyển sinh của các trường gây ra những áp lực về tài chính nhằm cung cấp đủ những nguồn lực cần thiết cho các chương trình đào tạo có chất

Trang 1

NHỮNG VẤN ĐỀ TOÀN CẦU TRONG QUẢN LÝ

VÀ TÀI CHÍNH CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC:

TRƯỜNG HỢP CỦA VIỆT NAM

TS Lee Little Soldier

Giáo sư danh dự, Trường Đại học Texas Tech (Hoa Kỳ)

Tóm tắt

Toàn cầu hóa đang ảnh hưởng đến mọi xã hội trên toàn thế giới Như một kết quả của nhiều thay đổi mà toàn cầu hóa mang lại, giáo dục đại học ở nhiều nước đang tiến hành những cải cách hết sức quan trọng Năm vấn đề được nêu ra trong bài viết này là kết quả của một khảo sát về giáo dục đại học ở Việt Nam

Trước hết, kiến thức nền tảng của thế giới đã mở rộng rất đáng kể và cần có những năng lực và kỹ năng phức tạp hơn để cạnh tranh trên thị trường toàn cầu Kết quả là có một xu hướng phát triển đa dạng các loại trường sau trung học phổ thông, trong đó có các trường cao đẳng cộng đồng, các trường bách khoa, các khóa học dành cho người lớn và đào tạo từ xa

Hai là, áp lực ngày càng gia tăng đối với việc tuyển sinh của các trường gây ra những áp lực về tài chính nhằm cung cấp đủ những nguồn lực cần thiết cho các chương trình đào tạo có chất lượng

Ba là, sẽ có một xu hướng đối với việc chuyển giao quyền lực từ nhà nước trung ương đến các địa phương cùng với quyền tự chủ lớn hơn cho từng trường Thêm vào

đó, định hướng thị trường sẽ tập trung vào vấn đề chi phí/lợi ích đạt được và khuyến khích các hoạt động có tính chất giao khoán cho giảng viên và cho các trường

Bốn là, xu hướng đánh giá trách nhiệm thông qua những mục tiêu có thể đo lường được của các khóa học, các chương trình đào tạo, cũng như thông qua việc thu thập các dữ liệu về đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả, kiểm soát chi phí và sử dụng các nguồn lực một cách tích cực

Cuối cùng là, sự quan tâm đến chất lượng và hiệu quả của các chương trình đào tạo cho thấy nhu cầu về một cơ cấu quản lý điều hành có hiệu quả nhằm thực hiện

sứ mạng của nhà trường

Câu hỏi vẫn đang còn đó: “Phải chăng Việt Nam đang cần một cuộc tái cấu trúc tận gốc rễ hệ thống giáo dục đại học? Những kiến nghị cho hành động thực tiễn gồm có: đa dạng hóa nguồn thu, xây dựng văn hóa trường học nhạy bén với thị

Trang 2

trường, giao quyền tự chủ lớn hơn cho các trường đại học, sử dụng công nghệ nhiều hơn và tốt hơn nữa, xây dựng chương trình một cách có hệ thống, và cải thiện thực tiễn giảng dạy và nghiên cứu

Việt Nam đang thực hiện rất tốt nhiều mục tiêu trong số những vấn đề nêu trên

Hy vọng các trường đại học Việt Nam sẽ nhanh chóng chiếm được một vị trí trong hàng ngũ những trường tốt nhất và được kính trọng nhất trên toàn thế giới

Giáo dục đại học ở khắp nơi trên trái đất này đang trải qua những cải cách vô cùng lớn lao bắt đầu từ thập kỷ trước, và đang trở thành một lực gia tốc khi tiếp tục trong giai đoạn bước vào thiên niên kỷ mới này Những cải cách ấy có vẻ như đang vượt xa biên giới các quốc gia và trở thành một xu hướng toàn cầu nhằm đáp ứng với không khí địa-chính trị và kinh tế xã hội ngày nay đang thịnh hành trên toàn thế giới Trước hết, năm vấn đề sẽ được trình bày trong bài này là:

1 Sự mở rộng và đa dạng hóa giáo dục đại học

2 Những áp lực về tài chính

3 Định hướng thị trường

4 Tính trách nhiệm

5 Yêu cầu về chất lượng và hiệu quả

Sau đó sẽ là ý kiến trao đổi về những khả năng tái cấu trúc giáo dục đại học ở Việt Nam

Sự mở rộng và đa dạng hóa giáo dục

đại học

Trên toàn cầu, dân số nhiều nước

đang gia tăng tính cơ động Ngày càng

nhiều những người ra đi tìm kiếm cuộc

sống tốt hơn cho mình và cho gia đình

Cùng lúc đó, thế giới đã trở thành nơi

cạnh tranh cao độ và nền kinh tế của

nhiều nước có tính chất kỹ thuật cao

hơn trước nhiều Kiến thức nền tảng

của thế giới đã mở rộng rất đáng kể và

cần có những năng lực và kỹ năng phức

tạp hơn để cạnh tranh trên thị trường

toàn cầu Hơn nữa, việc cập nhật và làm

mới kiến thức chuyên môn đang xuất

hiện như một xu hướng

Kết quả là, có một xu hướng phát triển các cơ sở đào tạo sau trung học với chi phí thấp hơn, được phân biệt bằng nhiệm vụ, chức năng, và phương thức tổ chức giảng dạy Sự phát triển về

số lượng của các trường cao đẳng cộng đồng, các trường công nghệ bách khoa, các khóa học dành cho người lớn và đào tạo từ xa đã chứng minh cho xu hướng này

Những áp lực về tài chính

Những yêu cầu đang gia tăng đối với giáo dục đại học và năng lực không tương xứng của các chương trình đào tạo đại học trong việc đáp ứng những yêu cầu ấy đã tạo ra kết quả một áp lực

Trang 3

to lớn về tuyển sinh ở các trường

Chẳng những thế, cùng với sự gia tăng

số lượng sinh viên là nhu cầu bức bách

về giảng viên, về cơ sở vật chất và

nguồn lực

Việc kết hợp kỹ thuật trong các

chương trình đào tạo đại học nhằm đáp

ứng nhu cầu của nền kinh tế thế giới

cũng làm gia tăng thêm chi phí đào tạo

Những đổi thay nhanh chóng trong các

lĩnh vực nghiên cứu như kỹ thuật và

kinh doanh tiêu biểu cho những nhu cầu

và/hoặc đòi hỏi lớn nhất cần phải có

thời gian và tiền bạc để thực hiện việc

điều chỉnh và cập nhật trong đào tạo

Đào tạo tại chức cho giảng viên và các

nhà quản lý để giải quyết những thay

đổi này cũng là một khoản chi phí cần

phải cân nhắc

Những nhu cầu và áp lực xã hội

khác như sức khỏe, môi trường, cũng

như những nhu cầu của người nghèo,

người cao tuổi, người khuyết tật đã

chiếm mất khá nhiều tiền bạc của

nguồn tài chính công Do vậy cần phát

triển các nguồn tài chính bổ sung khác

cho giáo dục đại học nhằm giữ cho nó

theo kịp nhịp điệu của một xã hội đang

đổi thay nhanh chóng

Cùng với những áp lực đó, còn

có thể có sự không hài lòng đối với sự

cứng nhắc và không hiệu quả đối với

giáo dục công Điều này có thể mang

lại tình trạng hướng về tư nhân hóa, sự

tùy tiện và phi tập trung hóa của các cơ

sở giáo dục

Định hướng thị trường

Các trường đại học thường bị

buộc tội là “theo chủ nghĩa tinh hoa”, tự

cung tự cấp và thiếu đáp ứng với các

bên liên quan Trong nền kinh tế theo

định hướng thị trường, có một sự thay

đổi về lực lượng tạo ra các quyết định,

từ nhà nước và các trường đại học- bao gồm các nhà quản lý và giảng viên- sang những người tiêu thụ hay nói cách khác, khách hàng của những cơ sở đào tạo này: sinh viên, cha mẹ học sinh, và những bên liên quan khác

Khi quyền lực này thay đổi, gánh nặng tài chính cũng chuyển từ người đóng thuế sang vai sinh viên và gia đình

họ Sự thay đổi này tạo ra kết quả công bằng hơn giữa người trả tiền và người hưởng lợi Thêm vào đó, định hướng thị trường còn khiến người ta chú ý tới thực tiễn sử dụng nhân sự, dòng luân chuyển tiền mặt, sự đa dạng và tính trách nhiệm Bên cạnh ngân sách nhà nước, các nguồn thu của nhà trường sẽ bao gồm học phí, lệ phí, tài trợ cho nghiên cứu, hợp đồng dịch vụ và những thứ tương tự

Sẽ có một xu hướng chuyển giao quyền hạn từ chính phủ trung ương sang địa phương để bảo đảm việc đáp ứng những nhu cầu về giáo dục đại học của từng vùng Trong việc đáp ứng nhu cầu của các địa phương, sẽ có sự đa dạng nhiều hơn về loại hình trường, bao gồm trường công, trường bán công, trường cao đẳng cộng đồng, trường chuyên nghiệp, trường kỹ thuật nghề

Một xu hướng khác là giao quyền

tự chủ nhiều hơn cho các trường và khuyến khích các hoạt động giao khoán đối với cán bộ giảng dạy Để tồn tại được trong thế giới này, các trường không thể tiếp tục dựa vào truyền thống

và làm ngơ trước những xu hướng kinh

tế xã hội được nữa

Tính trách nhiệm

Trường đại học truyền thống, với một tập thể giáo sư “tinh hoa” được

Trang 4

cảm nhận là chưa thể hiện đủ trách

nhiệm đối với các kết quả mà họ tạo ra

“Tự do học thuật” và hệ thống biên chế

đã cho phép tồn tại sự thiếu trách nhiệm

đối với chất lượng của thực tiễn giáo

dục, đối với việc đổi mới chương trình

đào tạo cho phù hợp và cho phép thái

độ dựa cậy vào hiện trạng, nói nôm na

là “bình chân như vại”

Xu hướng hiện nay là đề ra cho

mỗi khóa học một danh sách các kết

quả có thể đo lường được của người

học, được trình bày bằng những thuật

ngữ đặc biệt rõ ràng chính xác cho phép

đánh giá được quá trình học của sinh

viên Hơn nữa, việc liên thông các môn

học và chương trình học có thể làm

giảm những nội dung dư thừa Cần yêu

cầu và nhấn mạnh sự hợp tác giữa các

giảng viên trong những nỗ lực này

Dữ liệu từ quá trình đánh giá nên

được thu thập, xem xét và sử dụng để

cải tiến hiệu quả, kiểm soát chi phí và

tận dụng tích cực các nguồn lực nhằm

đảm bảo việc thực hiện trách nhiệm

Chất lượng và hiệu quả

Quá tải số lượng sinh viên có một

hậu quả bất lợi cho chất lượng và hiệu

quả Con số tuyển sinh cần phải phù

hợp với nguồn lực đang có để bảo đảm

hiệu quả đào tạo

Đào tạo tại chức cho đội ngũ

giảng viên là một bộ phận quan trọng

và nên thực hiện liên tục Việc xem xét

lại chương trình và nội dung đào tạo

cần được thực hiện một cách định kỳ

Những nguồn lực cần thiết cho

giảng dạy như thư viện, thiết bị thí

nghiệm, máy tính và internet là những

thành tố quan trọng và cần được xem

xét

Cần tiến hành những phân tích về chi phí- lợi ích để bảo đảm rằng có sự cân bằng giữa chi phí bỏ ra và những lợi ích đạt được

Tất cả những điều trình bày trên đây đã cho thấy nhu cầu về một cơ cấu quản lý điều hành có hiệu quả nhằm thực hiện sứ mạng của nhà trường Những khuôn mẫu thành công về tổ chức và quản lý trường đại học có rất nhiều trên toàn cầu và có thể rất hữu dụng đối với các nhà hoạch định chiến lược giáo dục của Việt Nam Tuy vậy, những thay đổi về giáo dục phải phản ánh xã hội mà nó phục vụ cũng như sự tồn tại của bối cảnh chính trị và kinh tế

xã hội đang chiếm ưu thế

TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM

Câu hỏi được đặt ra là: “Phải chăng Việt Nam đang cần một cuộc tái thiết tận gốc rễ hệ thống giáo dục đại học?”

Một số vấn đề quan yếu phải được giải quyết là:

1 Liên quan đến đa dạng hóa nguồn thu:

Làm thế nào bổ sung nguồn thu từ ngân sách nhà nước bằng những nguồn thu phi chính phủ và những chương trình chia sẻ chi phí khác? Có các khả năng sau:

- Thu học phí của sinh viên/gia đình sinh viên

- Những chương trình cho vay học phí bao gồm những phương tiện kiểm tra và một hệ thống hoàn vốn vay nhằm bảo đảm công bằng và quyền được tiếp cận đại học của mọi đối tượng

- Tài trợ và cho vay

Trang 5

- Quyên góp và hiến tặng của các doanh

nghiệp cơ sở sản xuất, các tổ chức từ

thiện

- Các hoạt động nhận khoán về phía

giảng viên và/hoặc nhà trường

- Khích lệ sự phát triển các trường đại

học tư

2 Xây dựng văn hóa trường học nhạy

bén với thị trường

Cần phát triển quan hệ cộng tác với các

doanh nghiệp và đơn vị sản xuất nhằm:

- Gắn kết việc xây dựng chương trình

đào tạo với thực tiễn, bén nhạy hơn với

diễn biến của thị trường

- Cung cấp những dữ liệu về nhu cầu

chỗ làm và những thứ liên quan

- Phục vụ trong vai trò tư vấn đối với

giảng viên và các nhà quản lý để bảo

đảm sự phù hợp của nội dung giảng dạy

với thực tiễn của thị trường

- Gắn kết với nội dung giảng dạy trong

các lãnh vực chuyên môn

3 Giao quyền tự chủ nhiều hơn cho

các trường đại học, bao gồm:

- Xem xét những vấn đề đa dạng hóa,

bình đẳng, tính trách nhiệm, và sự liên

thông các nội dung giảng dạy

- Khuyến khích các hình thức đào tạo

phong phú bao gồm các trường cao

đẳng cộng đồng, trường kỹ thuật- dạy

nghề và trường chuyên nghiệp

- Tạo ra nhiều cơ hội tiếp cận giáo dục

cho các vùng miền và địa phương

- Xây dựng một hệ thống quản lý ngân sách nhằm tạo điều kiện cho các trường phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả

- Xây dựng cơ sở hạ tầng cho kiểm định chất lượng dựa trên tiêu chuẩn quốc tế

- Tiêu chuẩn hóa hệ thống đào tạo theo tín chỉ để có thể chuyển đổi tín chỉ giữa các trường đại học

4 Sử dụng kỹ thuật một cách hiệu quả

- Trong việc quản lý nhà trường cũng như trong giảng dạy trong phạm vi các thông số của từng trường

- Đào tạo các nhà quản lý, giảng viên, nhân viên và sinh viên sử dụng hiệu quả các phương tiện kỹ thuật

- Đưa kỹ thuật vào phục vụ cho giảng dạy/học tập ( ví dụ: đưa bài giảng vào băng, dĩa tránh cho giảng viên không cần phải lặp đi lặp lại bài giảng)

- Tạo ra cơ sở dữ liệu và thư viện điện

tử

- Xem xét lại việc duy trì những gì đã lỗi thời

- Khảo sát vai trò của giáo dục từ xa và vấn đề chuyển đổi tín chỉ

- Lưu tâm đến tác động của kỹ thuật đối với cơ sở vật chất thiết bị và đối với giảng viên

5 Xây dựng chương trình một cách hệ

thống và những vấn đề liên quan:

Kế hoạch phát triển và duyệt xét chương trình một cách có hệ thống bao gồm:

- Một tuyên ngôn sứ mạng rõ ràng, ngắn gọn, súc tích

Trang 6

- Những tiêu chuẩn cụ thể có thể đo

lường được về kết quả học tập

- Lựa chọn những phương pháp và tài

liệu giảng dạy thích hợp

- Thu thập dữ liệu và sự đánh giá có

tính khuôn mẫu, tổng hợp

- Những dữ liệu đầu vào từ phía sinh

viên và các bên liên quan khác

- Chiến lược duyệt xét và sửa chữa

chương trình đào tạo

- Liên thông với các chương trình đào

tạo khác

6 Giảng dạy và học tập

- Sử dụng các phương pháp giảng

dạy khác nhau nhằm đẩy mạnh sự tham

gia tích cực của sinh viên, bao gồm:

Bài giảng/thảo luận nhóm

Các kỹ thuật học nhóm

Nghiên cứu tình huống (Case

studies)

Giải quyết vấn đề

Chiến lược đặt câu hỏi

Các kỹ thuật phần mềm khác

- Ủng hộ các hoạt động nghiên cứu về

việc giảng dạy và học tập

- Thu thập và phổ biến tài liệu về giảng

dạy có hiệu quả trong thực tiễn

- Xây dựng đề cương bài giảng tổng

hợp cho mỗi môn học hoặc mỗi phân

khúc giảng dạy

- Tổ chức những lớp đào tạo tại chức

nhằm cập nhật thực tiễn giảng dạy

Để kết luận, có thể nói rằng nếu Việt Nam muốn những chương trình đào tạo đại học của mình đạt được vị trí quốc

tế, cần xác định những mục tiêu sau đây:

1 Hoàn thiện hệ thống kiểm định và xây dựng kế hoạch đảm bảo chất lượng cho tất cả các trường đại học

2 Bảo đảm quyền tự chủ nhiều hơn cho các trường về mặt nhân sự và tài chính

3 Đẩy mạnh quan hệ song phương giữa các trường đại học hàngđầu của Việt Nam và những trường đại học danh tiếng trong vùng và trên thế giới

4 Hướng về sự minh bạch trong quản

lý và phân bổ tài chính trong từng trường và giữa các trường

5 Thu hút các nguồn lực tài chính trong nước và ngoài nước

6 Khuyến khích hoạt động giao lưu quốc tế của giảng viên và sinh viên

7 Xây dựng/ mở rộng những chương trình quốc tế trong các lãnh vực kinh tế,

kỹ thuật, khoa học xã hội, ngoại ngữ, và những thứ tương tự

8 Giảm bớt tình trạng quá tải trong gỉảng dạy để giảng viên có thêm cơ hội cho những hoạt động hợp tác và nghiên cứu

9 Cải thiện chất lượng giảng dạy và phương tiện giảng dạy

10 Tăng ngân sách dành cho nghiên cứu

Trang 7

11 Ứng dụng những phương pháp hiện

đại về đo lường giáo dục để định hướng

cho những thay đổi cần thiết

12 Xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát

triển, sử dụng kỹ thuật hiện đại trong

việc quản lý nhà trường cũng như trong

giảng dạy

Việt Nam đang hành động hướng

về những mục tiêu trên đây và đang có những tiến triển rất khả quan Hy vọng rằng đà tiến này sẽ được tiếp tục và các trường đại học Việt Nam sẽ nhanh chóng được xếp hạng trong số những trường tốt nhất trên thế giới

TS Phạm Thị Ly dịch

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

D Bruce Johnstone, “The Financing and Management of Higher Education: A Status Report on Worldwide Reforms.” UNESCO World Conference on Higher Education, Paris, France, October 5-9, 1998

Proceedings of a Regional Seminar on Higher Education in Southeast Asian Countries: A Current Update, SEAMEO-RIHED, Bangkok,Thailand, 29 September

2005

Additional information was gather-ed by this writer from personal observa-tions and discussions with faculty and administrators from Higher Education institutions in Vietnam

Ngày đăng: 27/09/2016, 16:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w