1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh ( 6 bài)

43 438 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 225,5 KB

Nội dung

Đầu thế kỷ XX, nước ta rơi vào ách cai trị của thực dân Pháp. Dưới ách cai trị của thực dân Pháp, vấn đề giải phóng dân tộc được đặt ra một cách cấp thiết, các phong trào yêu nước của nhân dân ta liên tiếp nổ ra theo khuynh hướng tư tưởng phong kiến và dân chủ tư sản nhưng đều lần lượt bị thất bại => Đầu thế kỷ XX, đất nước lâm vào thời kỳ khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước = > Lịch sử dân tộc ta lúc bấy giờ đặt ra một đòi hỏi bức thiết là cần phải có một con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc, mang lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân, đưa dân tộc tiến kịp với xu thế phát triển của thời đại. Chứng kiến cuộc khủng hoảng con đường cứu nước của dân tộc, Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước. Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu kinh nghiệm của các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, cả cách mạng tư sản và cách mạng vô sản.

Trang 1

Bài 1/ NGUỒN GỐC, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH

VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

-*-I KHÁI NIỆM TƯ TƯỞNG HỔ CHÍ MINH

1 Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh

- Kết quả của quá trình nhận thức về tư tưởng Hồ Chí Minh và vị trí, vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam, Đại hội IX của Đảng (2001) đã đưa ra khái niệm tương đối hoàn chỉnh về tư tưởng Hồ Chí Minh: “Tư

tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề

cơ bản cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Đó là tư tưởng

về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa

là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân…

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta” 1

- Khái niệm trên về tư tưởng Hồ Chí Minh đã nêu rõ cấu trúc, nguồn gốc, nội dung, ý nghĩa và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với Đảng và dân tộc ta Đây chính là sự phản ánh thành quả nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh trong

1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2001, tr.83-84.

1

Trang 2

những năm qua, đồng thời vừa là định hướng để chúng ta nhận thức đúng đắn về

tư tưởng Hồ Chí Minh.

+ Về cấu trúc, đó là hệ thống những quan điểm toàn diện và sâu sắc về nhữngvấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam

Điều đó có nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh là gồm có nhiều vấn đề, nhiều quanđiểm và những vấn đề, những quan điểm đó không tách rời nhau, không tồn tạiđộc lập mà có mối quan hệ biện chứng với nhau Vì vậy, khi nghiên cứu bất kỳmột quan điểm, một nội dung cụ thể nào của tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng taphải đặt nó trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau với các nội dung, cácquan điểm cụ thể khác Có như vậy, chúng ta mới hiểu được tư tưởng Hồ ChíMinh một cách đầy đủ, mới nắm vững được bản chất cách mạng khoa học của

tư tưởng Hồ Chí Minh, còn nếu không sẽ dẫn đến hiểu phiến diện, không đầy

đủ, thậm chí có thể làm sai lệch bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh

Mặt khác, tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện

và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam thì cũng có nghĩakhông phải ở bất cứ chỗ nào, lĩnh vực nào cũng có tư tưởng Hồ Chí Minh, màtrên thực tế còn có những vấn đề mà lúc sinh thời Hồ Chí Minh chưa thể bànđến một cách toàn diện và sâu sắc được Vì vậy, khi nghiên cứu tư tưởng HồChí Minh, chúng ta không được phép tùy tiện gán ghép vào hệ thống ấy nhữngvấn đề mà lúc sinh thời Người chưa bàn đến một cách toàn diện và sâu sắc.Bởi vì, làm như vậy sẽ làm tầm thường hóa tư tưởng Hồ Chí Minh, làm sailệch bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh

+ Khái niệm cũng đã nêu lên nguồn gốc lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh, đó

là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo của Chủ nghĩa Mác - Lênin vàođiều kiện cụ thể của nước ta; kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp củadân tộc; tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại

+ Khái niệm nêu lên 9 vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam đã có trong tư tưởng HồChí Minh và đã được Đảng ta nghiên cứu, tổng kết Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải

2

Trang 3

phóng giai cấp, giải phóng con người…Như vậy, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồmmột hệ thống các quan điểm cơ bản về chính trị (đường lối cách mạng đối nội, đối ngoại, xâydựng các lực lượng cách mạng, xây dựng Nhà nước), các quan điểm về kinh tế, văn hóa, xâydựng con người xã hội chủ nghĩa … và phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh.

+ Về ý nghĩa và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh soiđường cho cuộc đấu tranh của nhân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn củaĐảng và dân tộc ta Do vậy, việc nghiên cứu, học tập và vận dụng tư tưởng Hồ ChíMinh vào hoạt động thực tiễn là rất quan trọng

II NGUỒN GỐC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1 Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

- Tư tưởng bao giờ cũng là sản phẩm của đầu óc con người, do con người sáng tạo ra trên cơ sở nhận thức các nhân tố khách quan Nhưng con người bao giờ cũng mang tính xã hội, chịu sự tác động của xã hội, của lịch sử…Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên, sống và làm việc trên đất nước Việt Nam, vì vậy, tư tưởng của Người trước hết cũng phải được bắt nguồn từ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Phát vấn: Hãy nêu những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?

Những giá trị truyền thống tốt đẹp Việt Nam thể hiện qua các giá trị cănbản đó là: Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất, tự lực tự cường để dựngnước và giữ nước; tinh thần cộng đồng, đoàn kết, ý thức dân chủ; dũng cảm,cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động sản xuất, chiến đấu; nhân ái,khoan dung độ lượng, sống có nghĩa có tình; lạc quan, yêu đời …

- Trong những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam thì chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là truyền thống tốt đẹp nhất, là dòng chủ lưu xuyên suốt lịch sử dân tộc, là nhân tố hàng đầu trong bảng giá trị tinh thần Việt Nam, là sức mạnh, là lẽ sống, niềm tự hào và là đạo lý làm người của con người Việt Nam Chính sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước ấy đã thôi thúc Hồ Chí Minh ra đi tìm

3

Trang 4

đường cứu nước, trở thành động lực chi phối mọi suy nghĩ, mọi hành động trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người Cũng chính từ lòng yêu nước, thương dân đã đưa Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin một cách tự nhiên, từng bước hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh

+ Năm 1920, sau Đại hội Tua, Bác nói: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho

Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”.

+ Trong bài viết Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin( 1960), Hồ

Chí Minh viết: “lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ

nghĩa cộng sản đã đưa tôi theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba” 1

- Ngoài chủ nghĩa yêu nước, những giá trị truyền thống tốt đẹp khác của dân tộc cũng đã đi vào tâm hồn Hồ Chí Minh ngay từ khi còn nhỏ và ngày càng thấm sâu vào trong tư tưởng và hành động của Người, là cơ sở để Hồ Chí Minh tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại mà đỉnh cao đó là Chủ nghĩa Mác – Lênin, để hình thành nên tư tưởng của mình.

=> Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trước hết là chủ nghĩa yêu nước

là nguồn gốc cơ bản đầu tiên hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.

2 Tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây

* Với tinh hoa văn hóa phương Đông:

- Nền học vấn đầu tiên Hồ Chí Minh tiếp nhận đó chính là giá trị văn hóa phương Đông mà trước hết là nền Nho học Đến tuổi trưởng thành và trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh vẫn luôn quan tâm nghiên cứu văn hóa phương Đông, đặc biệt là Nho giáo để phân tích, chọn lọc, tiếp thu những yếu tố tích cực, loại bỏ những yếu tố tiêu cực Vì vậy, những tinh hoa văn hóa phương Đông, đặc biệt là những tư tưởng tích cực của Nho giáo như: như triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo giúp đời; tư tưởng về một xã hội bình trị,

an ninh hòa mục, thế giới đại đồng; triết lý nhân sinh tu thân, dưỡng tính…đã thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm của Hồ Chí Minh.

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2002, t.10, tr.128.

4

Trang 5

Phát vấn: Tại sao với văn hóa phương Đông, Nho giáo lại có ảnh

hưởng lớn và để lại dấu ấn sâu đậm trong tư tưởng Hồ Chí Minh?

+ Hồ Chí Minh xuất thân từ một gia đình nhà Nho yêu nước Từ thuở ấuthơ – tuổi của sự hình thành nhân cách, Hồ Chí Minh đã được học chữ Háncủa cha, của những nhà Nho yêu nước - > Người sớm được tiếp thu những giátrị của văn hóa phương Đông, đặc biệt là triết lý và đạo đức Nho giáo Nhữngkiến thức Hán học, những triết lý Nho giáo vẫn được Người tiếp tục nghiêncứu trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng và nó đã ăn sâu vào trí nhớ, đểlại những dấu ấn sâu đậm trong tư tưởng, tình cảm của Người:

+ Người có thể làm thơ bằng chữ Hán với tập thơ nổi tiếng Nhật ký trong tù

+ Hồ Chí Minh rất tôn trọng Khổng Tử, đã tiếp thu và sử dụng khá nhiềucác mệnh đề của Nho giáo nhưng đã đưa vào đó những nội dung và ý nghĩa mới

như: “Trung - Hiếu”, “Nhân nghĩa”, “Tứ hải giai huynh đệ” “Dân vi quý, xã tắc

thứ chi, quân vi khinh”, “Cần, kiệm, liêm, chính”

+ Tuy nhiên, Nho giáo thấm sâu vào tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là tất

cả, mà là những gì tích cực, tiến bộ thì Người tiếp thu, còn những gì tiêu cực thìNgười loại bỏ Chẳng hạn như Nho giáo có những điểm tiêu cực là bảo vệ trật tự xãhội phong kiến, chia xã hội thành quân tử- tiểu nhân, coi thường lao động chân tay,coi khinh phụ nữ… Những quan điểm này rõ ràng hoàn toàn xã lạ trong tư tưởng HồChí Minh Vì tư tưởng Hồ Chí Minh là đấu tranh cho một xã hội bình đẳng, dân chủ;tôn trọng lao động (cả lao động trí óc và chân tay); tôn trọng phụ nữ…

- Văn hóa phương Đông mà Hồ Chí Minh tiếp thu và kế thừa không phải chỉ mình Nho giáo, mà Người còn tiếp thu cả những yếu tố tích cực của Phật giáo, Đạo giáo (Lão Tử - Trang Tử), sau này Người còn tiếp thu cả chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.

* Tinh hoa văn hóa Phương Tây

- Tinh hoa văn hóa Phương Tây là một bộ phận quan trọng của văn hóa nhân loại và cũng là một trong những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.

5

Trang 6

Sau khi đã có một vốn văn hóa Phương Đông nhất định, Hồ Chí Minh đã đến với văn hóa Phương Tây Chính những tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái của văn hóa Phương Tây (CMTS Pháp) đã có một tác động lớn lao đối với Hồ Chí Minh, đã thôi thúc Người hướng sang Phương Tây tìm đường cứu nước.

Năm 1923, khi gặp nhà văn nhà thơ Xô viết – Ôxipmandenxtam, Bác

từng nói: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp:

Tự do, Bình đẳng, Bác ái Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp Người Pháp đã nói thế Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy Nhưng trong những trường học cho người bản xứ, bọn Pháp dạy người như dạy con

vẹt Chúng giấu không cho người nước tôi xem sách báo Không phải chỉ sách của các nhà văn mới, mà cả Rútxô và Môngtexkiơ cũng bị cấm Vậy thì phải làm thế nào bây giờ? Tôi quyết định tìm cách đi ra nước ngoài.” 1

- Trong quá trình tìm đường cứu nước, bằng con đường tự học, Hồ Chí Minh đã làm giàu tri thức của mình bằng những tinh hoa văn hóa Phương Tây như: tư tưởng dân chủ, tư tưởng về quyền con người, quyền công dân, về chủ nghĩa duy lý…

- Những tinh hoa văn hóa Phương Tây đó đã kết hợp nhuần nhuyễn với văn hóa phương Đông trong chính con người Hồ Chí Minh, giúp cho Người có một nền tảng tri thức vững chắc để khi đến với Chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã nhận rõ “muốn cứu nước, giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”, và “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin.” Ngay cả khi vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh cũng vận dụng và phát triển sáng tạo vào điều kiện cụ thể ở VN, hình thành nên tư tưởng của mình.

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2002, t1, tr477

6

Trang 7

Vì vậy, tinh hoa văn hóa nhân loại là một trong những nguồn gốc quan trọng, là nền tảng tri thức để hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh.

3 Chủ nghĩa Mác - Lênin

Câu hỏi dẫn dắt vấn đề: Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác –

Lênin như thế nào?

- Trên có sở những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, kết hợp với tinh hoa văn hóa nhân loại của cả Phương Đông, Phương Tây, cùng với những hoạt động cách mạng trên khắp các châu lục đã đưa Hồ Chí Minh đến và thu nhận một cách tự nhiên, về cả lý trí và tình cảm, học thuyết giải phóng con người triệt để nhất của thời đại là Chủ nghĩa Mác – Lênin vào tháng 7 năm 1920 Đây là bước quyết định nhảy vọt về chất trong quá trình hoạt động cách mạng của

Hồ Chí Minh cũng như quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

Phát vấn: Tại sao đây lại là bước quyết định nhảy vọt về chất trong quá

trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh cũng như quá trình hình thành

tư tưởng Hồ Chí Minh?

- Chính chủ nghĩa Mác – Lênin đã giúp Hồ Chí Minh vượt hẳn lên phía trước so với những người Việt Nam yêu nước đương thời, khắc phục được cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, gpdt Với thế giới quan và phương pháp luận mácxít, Hồ Chí Minh có sự chuyển biến về chất trong tư tưởng cách mạng của mình để có thể tiếp tục hấp thụ và chuyển hóa được những giá trị tích cực và tiến bộ của truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa của nhân loại, giúp cho Người tổng kết thực tiễn, đúc rút lý luận và hình thành nên một hệ thống những quan điểm về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam.

Phát vấn: Thế giới quan là gì? Phương pháp luận duy vật biện chứng

là gì?

= >Vì vậy, Chủ nghĩa Mác - Lênin chính là một nguồn gốc lý luận, là cơ sở chủ yếu nhất hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng Hồ Chí

7

Trang 8

Minh chính là sự vận dụng sáng tạo, phát triển và làm phong phú Chủ nghĩa Mác

- Lênin trong thời đại mới

4 Trí tuệ và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh

Phát vấn: Tại sao trí tuệ và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh cũng

là một trong những nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?

Tư tưởng bao giờ cũng là sản phẩm của đầu óc con người, do con ngườisáng tạo ra trên cơ sở nhận thức các nhân tố khách quan Vì vậy, nhân tố chủquan chính là một trong những nguồn gốc quan trọng hình thành nên tư tưởngcủa chủ thể đó

Phát vấn: Cá nhân Hồ Chí Minh có những phẩm chất gì để giúp Người

trở thành nhà tư tưởng lớn?

- Những phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh mà nổi bật là ý chí quyết tâm của một người yêu nước, một chiến sĩ cộng sản với tấm lòng yêu nước, thương dân và đồng loại khổ đau, sẵn sàng hiến dâng cuộc đời cho dân tộc độc lập, cho tự

do hạnh phúc của con người Việt Nam; tài năng trí tuệ của Người mà biểu hiện trước hết là lòng kiên trì học tập, tư duy độc lập tự chủ sáng tạo; cùng với năng lực hoạt động thực tiễn phong phú của Hồ Chí Minh đã giúp Người phân tích và rút ra được nhiều kết luận chính xác từ thực tiễn lịch sử của phong trào cách mạng thế giới và trong nước, hình thành những luận điểm đúng đắn và sáng tạo, hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.

= > Vì vậy, trí tuệ và hoạt động thực tiễn phong phú của Hồ Chí Minh là một nguồn gốc quyết định trực tiếp đến việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.

8

Trang 9

BÀI 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC

GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Đầu thế kỷ XX, nước ta rơi vào ách cai trị của thực dân Pháp Dưới ách cai trị của thực dân Pháp, vấn đề giải phóng dân tộc được đặt ra một cách cấp thiết, các phong trào yêu nước của nhân dân ta liên tiếp nổ ra theo khuynh hướng tư tưởng phong kiến và dân chủ tư sản nhưng đều lần lượt bị thất bại => Đầu thế kỷ

XX, đất nước lâm vào thời kỳ khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước = > Lịch sử dân tộc ta lúc bấy giờ đặt ra một đòi hỏi bức thiết là cần phải có một con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc, mang lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân, đưa dân tộc tiến kịp với xu thế phát triển của thời đại

- Chứng kiến cuộc khủng hoảng con đường cứu nước của dân tộc, Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu kinh nghiệm của các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới,

cả cách mạng tư sản và cách mạng vô sản.

Quá trình bôn ba tìm đường cứu nước đã đưa Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin và Người đã đi sâu nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin, nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề giai cấp và dân tộc, về lý luận cách mạng không ngừng Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, chỉ có đứng trên lập trường của giai cấp vô sản mới có thể giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp; giải quyết hài hoà giữa lợi ích giai cấp và dân tộc, thực hiện triệt để giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc Chủ nghĩa Mác – Lênin cũng chỉ ra rằng cách mạng dân tộc dân chủ sẽ tạo tiền đề để thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa Người

đã khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”1

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2002, t.9, tr.314.

9

Trang 10

MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘC LẬP DÂN TỘC VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

- Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến, từ

xu thế phát triển của thời đại, xuất phát từ lý luận cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh xác định: “ Cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa” 1

2 Mối quan hệ của độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội

a Quan niệm về độc lập dân tộc của Hồ Chí Minh

- Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng của dân tộc mà mỗi thành viên phải có trách nhiệm giữ gìn Bất kể thế lực nào vi phạm vào quyền thiêng liêng ấy đều bị đánh đổ và bị “quét” sạch ra khỏi bờ cõi Việt Nam Bất kể

ai bán rẻ quyền thiêng liêng này sẽ đều bị trừng trị trước pháp luật.

Cả cuộc đời Hồ Chí Minh phấn đấu hy sinh cho quyền thiêng liêng độc lập hoàn toàn cho dân tộc

- Trong tư tưởng Hồ Chí Minh cho thấy, độc lập dân tộc phải là một nền độc lập thực sự, các quyền dân tộc cơ bản phải được bảo đảm như độc lập – chủ quyền – thống nhất – toàn vẹn lãnh thổ; độc lập dân tộc phải gắn với quyền tự quyết của dân tộc trên tất cả các lĩnh vực đối nội và đối ngoại, phải theo nguyên tắc nước Việt Nam của người Việt Nam; độc lập dân tộc phải gắn liền với hòa bình, thống nhất đất nước, với tự do, hạnh phúc của nhân dân.

b Độc lập dân tộc là đòi hỏi trước hết của cách mạng Việt Nam

Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến, mâu thuẫn dân tộc nổi lên hàng đầu và xuất phát từ lý luận cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh cho rằng cách mạng Việt Nam gồm có hai giai đoạn: cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa, giữa hai giai đoạn này có mối quan hệ khăng khít tác động lẫn nhau, nhưng trong đó đấu tranh giành độc lập dân tộc là đòi hỏi trước hết của cách

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2002, t.9, tr.581.

10

Trang 11

mạng Việt Nam Vì không đòi lại được độc lập dân tộc thì quyền lợi của các bộ phận, của các giai cấp trong dân tộc đến vạn năm cũng không đòi lại được.

c Thực hiện độc lập dân tộc là chuẩn bị điều kiện tiên quyết để đi lên chủ nghĩa

tế, văn hóa, xã hội - những điều kiện tiên quyết để dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội.

3 Chủ nghĩa xã hội trong mối quan hệ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

a Chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu của độc lập dân tộc

Vận dụng lý luận cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện của Việt Nam, Hồ Chí Minh cho rằng, tiến lên chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu khi dân tộc đã giành được độc lập Người khẳng định: “Trong

thời đại ngày nay, cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản trong phạm vi toàn thế giới; cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn” 1

Quan niệm về chủ nghĩa xã hội thì Hồ Chí Minh đã nhiều lần đưa ra và có nhiều cách nói khác nhau, nhưng khái quát lại, theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội có những đặc trưng là:

- Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất nền kinh tế ấy phải nhằm không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.

- Là một chế độ xã hội do nhân dân lao động làm chủ thông qua Nhà nước của dân, do dân, vì dân Xây dựng Chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của toàn dân

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2002, t.12, tr.304-305.

11

Trang 12

dưới sự lãnh đạo của Đảng Tôn trọng độc lập chủ quyền và đoàn kết, hữu nghị với các dân tộc trên thế giới.

- Là một xã hội công bằng hợp lý làm nhiều, hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng; không còn áp bức giai cấp, áp bức xã hội; thực hiện công bằng xã hội.

- Là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức; người với người là đồng chí, là anh em Con người có đời sống tinh thần tươi vui lành mạnh và được giải phóng triệt để.

c Chủ nghĩa xã hội tạo cơ sở để củng cố vững chắc độc lập dân tộc

Từ quan niệm của Hồ Chí Minh chủ nghĩa xã hội chúng ta thấy, CNXH là một chế độ xã hội tốt đẹp, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện, có cuộc sống tự

do, ấm no hạnh phúc; thực hiện dân giàu nước mạnh, phát triển kinh tế gắn với công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; xã hội có nền văn hoá, khoa học, giáo dục phát triển; thực hiện sự bình đẳng hữu nghị với các nước khác; xây dựng chủ nghĩa

xã hội là sự nghiệp của toàn dân Đó là những đặc trưng cốt lõi của chủ nghĩa xã hội

- một chế độ xã hội tốt đẹp hơn hẳn về chất so với các chế độ xã hội trước đây Xây dựng chủ nghĩa xã hội là đảm bảo vững chắc cho nền độc lập dân tộc đã giành được.

4 Những điều kiện cơ bản cho độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra những điều kiện để độc lập dân tộc gắn liền vớiChủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, trong đó Người đặc biệt nhấn mạnh ba điều kiện:

a Xác lập, giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng

Theo Hồ Chí Minh, đây là điều kiện tiên quyết Bởi vì, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi triệt để phải do giai cấp vô sản lãnh đạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng chính là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản mà đội tiên phong là ĐCS Nên sự nghiệp cách mạng Việt Nam phải có Đảng lãnh đạo Phải xác lập, giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản thì mới đảm bảo cho độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.

12

Trang 13

b Thiết lập mối liên minh công – nông – trí thức làm nền tảng xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc

Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là tập hợp toàn thể nhân dân vào một khối đoàn kết, đấu tranh vì mục tiêu chung là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Người đã chỉ rõ: “Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà” 1 Và theo Người, khối đại đoàn kết dân tộc phải được xây dựng trên nền lực lượng đông đảo là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác, mà nền tảng (lực lượng nòng cốt) là liên minh công – nông – trí thức Đây là điều kiện thứ hai đảm bảo cho ĐLDT gắn liền với CNXH.

c Thường xuyên gắn bó cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới

Khi xác định được con đường cách mạng Việt Nam, ngay từ đầu Hồ Chí Minh đã xác định: cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới Theo Người, để thực hiện được đường lối ĐLDT gắn liền với CNXH của cách mạng Việt Nam, phải hết sức tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hoà bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới và phải có trách nhiệm với phong trào cách mạng thế giới Người đưa ra chủ trương “làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai” Chủ trương đúng đắn đó là cơ sở xác định đường lối đối ngoại của Đảng thích hợp trong mọi thời kỳ cách mạng và tranh thủ được sự ủng

hộ giúp đỡ cao nhất của cách mạng thế giới đối với cách mạng Việt Nam.

Kết luận: Hồ Chí Minh khẳng định, ba điều kiện này cũng là ba bài học lớn

của cách mạng Việt Nam mà cán bộ, đảng viên phải nắm vững và luôn thực hiện tốt

III ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG ĐỔI MỚI

1 Đổi mới là tiếp tục con đường cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

- Trải qua gần 80 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam và hơn 20 năm lãnh đạo sự nghiệp đổi mới theo con đường cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ

1 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H, 2002, tập 7, tr 438.

13

Trang 14

nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy đó là nhu cầu sống còn, là sự lựa chọn duy nhất đúng của Việt Nam.

Khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, trên cơ sở Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và kinh nghiệm của mình, Đảng ta khẳng định: Thực hiện sự nghiệp đổi mới là toàn Đảng, toàn dân tiếp tục nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, ngọn cờ vinh quang mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao lại cho thế hệ hôm nay và thế hệ mai sau => Đại hội của Đảng ở thời kỳ đổi mới luôn rút ra bài học: trong quá trình đổi mới phải giữ vững và kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội trên nền tảng Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

-2 Điều kiện mới của độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội hiện nay

Thực hiện đổi mới là tiếp tục con đường cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội nhưng được diễn ra trong những điều kiện mới.

Phân tích: Điều kiện mới hiện nay đang đặt ra những vấn đề gì ? Trong điều kiện mới, quan niệm về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội phải được chú ý toàn diện, từ độc lập về lãnh thổ, chủ quyền an ninh quốc gia đến độc lập về kinh tế, chính trị, văn hóa, đạo đức và lối sống xã hội Trong điều kiện các quốc gia có mối quan hệ sâu rộng với nhau trên nhiều mặt thì giữ vững độc lập là không để đánh mất mình trong quá trình mở cửa hội nhập Trong hoàn cảnh đó, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đường lối của cách mạng nước ta là “Việt Nam chủ động và tích cực hội nhập”.

3 Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đổi mới

Trong đường lối đổi mới, Đảng ta xác định: đổi mới phải thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Đó chính là thực hiện độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong điều kiện lịch sử mới

Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược này cần chú ý:

14

Trang 15

- Trước hết, phải bằng nguồn nội lực của đất nước nhưng phải biết tranh thủcác điều kiện quốc tế thuận lợi để gia tăng nguồn lực xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Phải xác định rõ lộ trình, bước đi để thực hiện đường lối chủ động vàtích cực hội nhập phù hợp với năng lực của đất nước Hội nhập phải tăng sứcmạnh của đất nước và làm giàu bản sắc dân tộc

- Độc lập dân tộc gắn bó chặt chẽ với Chủ nghĩa xã hội, phải được thể hiệntrong suốt quá trình đổi mới, trên mọi lĩnh vực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc

- Phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa Muốn vậy, phải có nhậnthức sâu sắc rằng, định hướng đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội là duy nhấtđúng đắn, phù hợp với dân tộc và thời đại; đồng thời, phải làm rõ mục tiêu,bản chất đặc trưng, động lực, bước đi và cách làm chủ nghĩa xã hội ở ViệtNam hiện nay

15

Trang 16

Bài 3/ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

II MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

1 Đảng lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin làm cốt

- Khi đề cập đến vai trò của lý luận đối với đảng cách mạng, Hồ Chí Minh cho rằng Đảng “phải lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin làm cốt” Bởi vì, “không có lý luận cách mạng thì không có cách mạng vận động” Đặc biệt “không hiểu lý luận thì như người

mù đi đêm”, “nhờ lý luận mà thấy rõ đường lối đấu tranh để giải phóng dân tộc mình, hiểu rõ phương pháp đấu tranh với địch” “Chủ nghĩa của Đảng là Chủ nghĩa Mác – Lênin” 1 vì nó “chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mang nhất”.

- Theo Hồ Chí Minh, Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm cốt thì Đảng cần phải thường xuyên trau dồi, nâng cao trình độ lý luận Mác – Lênin, phải học tập, nắm tinh thần, lập trường, quan điểm và phương pháp biện chứng của nó để vận dụng, phân tích điều kiện cụ thể của Việt Nam mà định đường lối và phương pháp đấu tranh Đồng thời dùng phương pháp Mác – Lênin mà tổng kết kinh nghiệm Việt Nam hình thành hệ thống lý luận chính trị để bổ sung, làm phong phú chủ nghĩa Mác - Lênin Phải tránh giáo điều, đồng thời chống xa rời các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin.

2 Đảng Cộng sản Việt Nam phải được xây dựng theo những nguyên tắc Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản

- Một là, nguyên tắc tập trung dân chủ

+ Hồ Chí Minh xác định, tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức của Đảng Đây là nguyên tắc cơ bản nhất trong xây dựng Đảng Cộng sản

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2002, t.7, tr.229.

16

Trang 17

+ Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, tập trung là: Phải thống nhất về tư tưởng, tổ chức, hành động Do đó, thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng Trung ương, mọi đảng viên phải chấp hành vô điều kiện nghị quyết của Đảng Dân chủ là: Mọi cán bộ, đảng viên đều có quyền

đoán, chuyên quyền Trong tác phẩm Thường thức chính trị, trong phần nói về

Chế độ dân chủ tập trung của Đảng, Hồ Chí Minh đã lý giải rất rõ

Người đặc biệt nhấn mạnh việc thực hiện và phát huy dân chủ nội bộ,

nếu không “nội bộ của Đảng âm u”, tập trung không tạo nên sức mạnh của

Đảng Có dân chủ trong Đảng, mới có thể nói đến dân chủ trong xã hội, mớiđịnh hướng cho việc xây dựng một chế độ dân chủ triệu lần dân chủ hơn chế

độ tư bản chủ nghĩa

- Hai là, nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

Hồ Chí Minh nêu rất rõ trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc Người

phân tích nguyên tắc này như sau:

Phải tập thể lãnh đạo vì: Đảng lãnh đạo toàn diện Nhưng một người dùkhôn ngoan, tài giỏi đến mấy, dù nhiều kinh nghiệm đến đâu cũng chỉ thấy vàxem xét được một hoặc một số mặt của vấn đề, không thể thấy mọi mặt, xéttoàn diện của vấn đề được Vì vậy, cần phải có nhiều người cùng tham gialãnh đạo Nhiều người thì nhiều kiến thức, người thấy mặt này, người thấy mặt

kia, do đó hiểu được mọi mặt, mọi góc cạnh vấn đề Hồ Chí Minh viết: “Ý

17

Trang 18

nghĩa của tập thể lãnh đạo rất giản đơn, chân lý của nó rất rõ rệt Tục ngữ có câu: “khôn bầy hơn khôn độc” là nghĩa đó” 1

Về cá nhân phụ trách, Người chỉ rõ: “Việc gì đã được tập thể bàn bạc

kỹ lưỡng, kế hoạch đã được định rõ thì cần giao cho một người phụ trách, nếu giao cho một nhóm người thì cũng cần có một người phụ trách chính Như thế công việc mới chạy, mới tránh được thói dựa dẫm, người này ỷ vào người kia,

ỷ vào tập thể Không xác định rõ cá nhân phụ trách thì giống như “nhiều sãi không ai đóng cửa chùa” Người kết luận:

“Lãnh đạo không tập thể, thì sẽ đi đến cái tệ bao biện, độc đoán, chủ quan Kết quả là hỏng việc.

Phụ trách không do cá nhân, thì sẽ đi đến cái tệ bừa bãi, lộn xộn, vô chính phủ Kết quả cũng là hỏng việc.

Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách cần phải luôn luôn đi đôi với nhau” 2

- Ba là, nguyên tắc tự phê bình và phê bình

Hồ Chí Minh coi đây là nguyên tắc sinh hoạt của Đảng, là quy luật phát triển của Đảng, là vũ khí để rèn luyện đảng viên làm cho mỗi người tốt hơn, tiến

bộ hơn và tăng cường đoàn kết nội bộ hơn Đó cũng là vũ khí để nâng cao trình

độ lãnh đạo của Đảng để Đảng làm tròn trách nhiệm trước giai cấp và dân tộc.Để đạt được mục đích đó, Người cũng chỉ ra rằng, thái độ đúng đắn nhất trong tự phê bình và phê bình là phải thành khẩn, trung thực, kiên quyết, có văn hoá, “có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”

Người nhấn mạnh: “Muốn đoàn kết chặt chẽ trong Đảng, ắt phải thống

nhất tư tưởng, mở rộng dân chủ nội bộ, mở rộng tự phê bình và phê bình” 3 Tựphê bình và phê bình làm cho mỗi người tốt hơn, tiến bộ hơn và tăng cường đoànkết nội bộ hơn Đó cũng là vũ khí để nâng cao trình độ lãnh đạo của Đảng, “mộtĐảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng” Bởi vì, Đảng làmột tập hợp những đảng viên, “không phải mọi người đều tốt, mọi việc đều hay”,

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2002, t.5, tr.504.

2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2002, t.5, tr.505.

3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2002, t.7, tr.492.

18

Trang 19

cũng có “người thế này, người thế nọ” và mỗi con người “đều có cái thiện và cái áctrong lòng” Vì vậy, thang thuốc tốt nhất là tự phê bình và phê bình Mặt khác,Đảng là một tổ chức tự nguyện, không ai bắt ai vào Đảng, nên đảng viên tự giácphê bình mình và vui vẻ nhận sự phê bình của người khác.

Về thái độ và phương pháp tự phê bình và phê bình: Người chỉ ra thái độ đúng đắn nhất trong tự phê bình và phê bình là phải thành khẩn, trung thực, kiên quyết, có văn hoá, “có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” Người viết:

“Phê bình mình cũng như phê bình người khác phải ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt Phải vạch rõ ưu điểm và khuyết điểm Đồng thời chớ dùng những lời mỉa mai, chua cay thâm độc Phê bình việc làm chứ không phải phê bình con người” Đồng thời Người cũng cho rằng: “Tự phê bình và phê bình là

để học cái hay, tránh cái dở chứ không phải để nói xấu nhau” Do đó, theo Người

trong tự phê bình và phê bình ngoài tính kiên quyết, phải coi trọng đến cái tâm trongsáng để xây dựng củng cố tinh thần đoàn kết trong Đảng

Người phê phán những thái độ lệch lạc, che giấu khuyết điểm của bảnthân, sợ phê bình, không dám phê bình, nể nang, né tránh, dĩ hòa vi quý, hoặcngược lại, lợi dụng phê bình để nói xấu, bôi nhọ, đả kích người khác

- Bốn là, nguyên tắc kỷ luật nghiêm minh và tự giác

- Hồ Chí Minh yêu cầu kỷ luật Đảng phải nghiêm minh nghĩa là mọi tổchức đảng, mọi đảng viên đều phải bình đẳng trước Điều lệ Đảng, trước phápluật, trước mọi quyết định của Đảng, không phân biệt đó là tổ chức trung ươnghay địa phương, cấp ủy hay đảng viên thường, cùng một khuyết điểm đều phải

xử phạt như nhau, không được nhẹ trên, nặng dưới

- Kỷ luật Đảng phải tự giác, nghĩa là tự giác chấp hành, tự giác thi hànhĐiều lệ và các quyết định của Đảng Hồ Chí Minh viết: “Kỷ luật này là do lòng tựgiác của đảng viên về nhiệm vụ của họ đối với Đảng”1 Khi có khuyết điểm tựmình phân tích đúng, sai và tự giác nhận hình thức kỷ luật trước khi tập thể phán

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2002, t.5, tr.250.

19

Trang 20

xét Hình thức kỷ luật cao nhất của Đảng là khai trừ khỏi Đảng Tính tự giác trong

kỷ luật Đảng còn thể hiện Đảng viên có quyền bảo lưu ý kiến của mình

- Năm là, nguyên tắc đoàn kết thống nhất trong Đảng.

+ Đoàn kết là một nguyên tắc quan trọng của Đảng vô sản kiểu mới Hồ Chí Minh khẳng định: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”

+ Theo Hồ Chí Minh, cơ sở của sự đoàn kết thống nhất trong Đảng là: phải dựa trên cơ sở lý luận của Đảng là Chủ nghĩa Mác - Lênin, Cương lĩnh, Điều lệ Đảng; đường lối, quan điểm của Đảng; nghị quyết của tổ chức đảng các cấp

+ Muốn đoàn kết thống nhất trong Đảng, Hồ Chí Minh yêu cầu phải thực hành dân chủ rộng rãi ở trong Đảng; thường xuyên thực hiện tự phê bình và phê bình; thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân và các biểu hiện tiêu cực khác, phải “sống với nhau có tình, có nghĩa”.

3 Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ thật trung thành của nhân dân, phải thường xuyên chăm lo củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân trong xây dựng Đảng

- Đây là hai vấn đề nhưng thống nhất trong một nguyên tắc là: xây dựng quan hệ chặt chẽ giữa Đảng với dân trong xây dựng Đảng Theo Hồ Chí Minh, Đảng phải vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ trung thành của nhân dân Đây là một quan điểm nhất quán khi Người xác định vai trò của Đảng và trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên.

- Để xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ trung thành của nhân dân,

Hồ Chí Minh cho rằng Đảng phải thường xuyên xây dựng, củng cố mối quan hệ gắn

bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân: Phải biết lắng nghe ý kiến của nhân dân, khiêm tốn học hỏi nhân dân, phải thường xuyên chăm lo nâng cao trình độ mọi mặt của dân, Đảng phải đi đường lối quần chúng nhưng không theo duôi quần chúng.

Đặc biệt, trong xây dựng quan hệ Đảng với dân, Hồ Chí Minh rất chútrọng vấn đề đảng viên

20

Trang 21

4 Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, để xứng đáng là một Đảng chân chính lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, một Đảng “vừa là đạo đức, vừa là văn minh”, một Đảng tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại, Đảng phải thường xuyên chăm lo đến việc chỉnh đốn và đổi mới bản thân mình Chỉnh đốn

và đổi mới Đảng là nhằm làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về ba mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức, làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực trước những yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng

- Hồ Chí Minh cho rằng Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổimới bởi vì: bên cạnh số đông đảng viên xứng đáng với danh hiệu của mình thì

vẫn có một số “thấp kém về tinh thần và đạo đức cách mạng… ” 1 Phải chỉnhđốn để tẩy rửa tất cả những lỗi lầm, sai trái ấy

- Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, vì Đảng sống trong xã hội, mỗicán bộ, đảng viên đều chịu ảnh hưởng của xã hội, cả cái tốt lẫn cái xấu, cái hay

và cái dở Chỉ có thể phát huy được cái tốt, cái hay, loại bỏ được cái xấu, cái

dở bằng việc rèn luyện thường xuyên của mỗi cán bộ, đảng viên, thườngxuyên chú ý đến việc chỉnh đốn Đảng

- > Trước lúc đi xa, Người còn để lại những lời tâm huyết, căn dặn toàn

Đảng đó là: “Việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi

Đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân

III XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1 Xây dựng, chỉnh đốn Đảng để Đảng thật sự là đạo đức, là văn minh (sgk)

“Đảng là đạo đức, là văn minh”, là cách nói khác về phẩm chất và năng lực của Đảng và toàn thể cán bộ, đảng viên, là yêu cầu đặt ra đối với Đảng ở mọi thời kỳ song trong điều kiện Đảng cầm quyền, trong hội nhập kinh tế thế giới, phải coi trọng và nhấn mạnh hơn nhiều.

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2002, t.11, tr.373-374.

21

Ngày đăng: 27/09/2016, 10:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w