1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trình bày nguồn gốc quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh

21 1,9K 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 204 KB

Nội dung

Trong lịch sử của các dân tộc thường có những bậc vĩ nhân mà cuộc đời và sự nghiệp, tư tưởng và hành động gắn liền với cả một giai đoạn lịch sử sôi động, đầy biến cố của dân tộc và thời đại mình

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ

Bộ môn: Khoa học chính trị

Đề bài:

Trình bày nguồn gốc quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh

Sinh viên: Lê Thi Nhung

Lớp: K48 – Lưu trữ và Quản trị văn phòng

Năm học: 2005 – 2006

Trang 3

và bằng ý chí hoạt động của mình đã góp phần vào sự nghiệp phát triển của thờiđại như: Mác, Ănghen, và Lê Nin là những con người như vậy.

Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học tên làNguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động lấy tên là Nguyễn Ai Quốc vànhiều bí danh khác Người sinh ngày 9 tháng 5 năm 1890 ỏ xã Kim Liên, huyệnNam Đàn, tỉnh Nghệ An

Cả cuộc đời của Người đã cống hiến cho nền độc lập của dân tộc cho sự tự docủa đất nước Tư tưởng của Người là một bộ phận cấu thành nên nền tảng tư tưởng

và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và của nhân dân ta Tư tưởng HồChí Minh đã đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc vượt qua muôn trùng khó khăn

để đi đến những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử vĩ đại và có ý nghĩa lịch sử sâu sắc.Đai hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sảnViệt Nam đã nêu rõ:

“Tư tưởng của Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc vềnhững vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vân dụng vàsáng tạo của chủ nghĩa Mác- Lê Nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa vàphát triển truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu nền văn hoá nhân loại Đó là

tư tưởng về giải phóng dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại Đó

là tư tưởng về giải phóng dân tộc, gắn liền với giải phóng xã hội, kêt hợp sứcmạnh giải phóng dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân với sứcmạnh, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của dân do dân và vì dân;

về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ tranh nhân dân, về phát triển kinh

tế văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; vềđạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng

Trang 4

thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ,đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân…”

Tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lênin Tưtưởng của Người không chỉ là sự kế thừa và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin mà còn là sự phát triển, làm phong phú thêm chủ nghĩa Mác- Lê Nin Tưtưởng Hồ Chí Minh là ngọn cờ là linh hồn tất thắng của cách mạng Viêt Nam.Chính vì tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh mà việc tìm hiểu vềnguồn gốc của cơ sở tư tưởng là không thể thiếu Việc xác định các nguồn gốc gópphần hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề có ý nghĩa quan trọng để hiểubản chất chủ nghĩa Hồ Chí Minh , mối quan hệ giữa tư tưởng Hồ Chí Minh vớichủ nghĩa Mác- Lênin và các học thuyết chính trị xã hội khác Trải qua một quátrình thảo luận lâu dài, đến nay nói chung đã có sự nhất trí về 3 nguồn gốc chủ yếucủa tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ sở tư tưởng đó là: Những truyền thống yêu nướctốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại, Chủ nghĩa Mác – Lê nin Về cơ sở

tư thực tiễn: Thực tiến đất nước, thực tiễn thế giới.Bên cạnh đó còn có cơ sở vềnhân tố chủ quan

Như vậy nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành dựa trên 3

cơ sở cơ bản đó là: Cơ sở tơ tưởng, cơ sở thực tiễn và yếu tố khách quan

1 Cơ sở tư tưởng

Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Việt Nam là một quốc gia được hình thành từ rất sớm (khoảng 2700 năm) Trãiqua các thời kì dựng nước và giữa nước, đất nước Việt đã trở thành tổ quốc thiêngliêng của mỗi người dân Viêt Nam, tinh thần yêu nước đã trở thành đạo lý sống,niềm tự hào và là một nhân tố đứng đầu trong bảng giá trị tinh thần của con ngườiViệt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “ Dân ta có một lòng yêu nước nồngnàn, đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta Từ xưa đến nay, mỗi khi tổquốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùngmạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó chìm cả lũ bán nước và

lũ cướp nước…Chúng ta có truyền thống tự hào về lịch sử vẻ vang của thời kỳ Bà

Trang 5

Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…Chúng ta phải nhớ cônglao của các vị anh hùng ấy, vì các vị ấy tiêu biểu của cả một dân tộc anh hùng” Lòng yêu nước là điểm tương đồng lớn của mọi người Việt Nam, côngnhân yêu nước là cốt lõi cao nhất, là chuẩn mực nhất, đứng đầu bảng văn hoá giátrị thông tin ngưòi việt Nam Đó cũng là sợi dây bền nhất gắn chặt mỗi người và

cả dân tộc Việt Nam Kế thừa và phát huy chủ nghĩa yêu nước Việt Nam Hồ ChíMinh trở thành nhà ái quốc vĩ đại Người luôn khẳng định truyền thống yêu nước

là vốn quý

Bên cạnh đó tinh thần đoàn kết dân tộc cũng là truyền thống quý báu củadân tộc Truyền thống này được hình thành cùng lúc với sự hình thành dân tộc Từhoàn cảnh và nhu cầu đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên và với giặc ngoại sâm Ngoài các truyền thống căn bản trên, dân tộc Việt Nam còn có nhữngtruyền thống như cần cù, thông minh, dũng cảm yêu lao động, ham học hỏi, lạcquan, yêu đời trong suốt cuộc đời hoạt động của người Bác đã rút ra một kết luậnquý báu đó là “Các dân tộc thuộc địa muốn giải phóng đế quốc thì phải vùng lên

tự giải phóng chính mình chứ không nên chông chờ vào sự giúp đỡ của một thếlực khác Song nhân dân các nước thuộc địa cũng nên tận dụng những thuận lợitrên thế giới và trong nước để giải phóng dân tộc mình…Người luôn trân trọng kếthừa và phát huy những tinh thần quý báu ấy của dân tộc

Vì vậy, có thể nói truyền thống văn hoá Việt Nam, nổi bật là chủ nghĩa yêunước, tinh thần nhân ái cố kết dân tộc là một trong những nguồn gốc chủ yếu của

tư tưởng Hồ Chí Minh Đúng như Người đã từng nêu: “ Lúc đầu, chính là chủnghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lê Nin, tintheo Quốc tế III”

 Tinh hoa văn hoá của nhân loại:

Hồ chí Minh tiếp cận với truyền thống văn hoá nhân loại khi đã được thừahưởng những giá trị truyền thống văn hoá của dân tộc mình bằng các tiếp thu vănhoá của dân tộc mình Bác đã từng dẫn lời của Lênin: “ Chỉ có những người cáchmạng chân chính thì mới thấu hiểu được những điều tốt đẹp do người trước để lại”

Trang 6

và khi nghiên cứu các học thuyết trên thế giới Bác đã từng nói học thuyết củaKhổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức, chúa Zêsu có lòng nhân ái, chủnghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng Chủ nghĩa Tôn DậtTiên có ưu điểm chính sách của nó phù hợp với đặc điểm cách mạng nước ta.Khổng Tử, Zêsu, Mac, Tôn Dật Tiên chẳng phải điều đó có một điểm chung haysao? Họ đều có mưu cầu hạnh phúc cho mọi người phúc lợi cho xã hội, nếu bâygiờ họ còn sống trên đời này họ sẽ chung sống với nhau rất hoàn mĩ và sẽ trởthành những người bạn thân thiết.

Thật vậy Hồ Chí Minh đã biết làm giàu vốn văn hoá của mình bằng cáchhọc hỏi, tiếp thu tư tưởng vă hoá phương Đông và phương Tây

* Về tư tưởng văn hoá Phương Đông: Hồ Chí Minh đã bị ảnh hưởng sâu sắcnhất và đậm nét nhất là Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo trong đó đậm nét nhất làPhật giáo Vì phật giáo là tôn giáo lớn trên thế giới, nó được du nhập vào ViệtNam qua hai con đường từ ấn Độ sang và từ Trung Quốc xuống Trong suốt nhiềuthế kỉ phật giáo ảnh hưởng sâu rộng đến tinh thần ngưòi Việt Nam Tuy nhiên làmột tôn giáo lớn nên Phật giáo cũng có những hạn chế của nó như ở tôn giáo rungủ con người cam chịu trước số phận không thúc giục con người vùng lên đấutranh trước sự áp bức bóc lột, những bất công của xã hội Mặt khác một số giáo lýcủa Phật giáo mang tính chất uỷ mị không tưởng Bên cạnh đó Phật giáo cũng cónhững ưu điểm như: không phân biệt đẳng cấp, đề cao lao động “ Luật chấp tác”,tinh thần bình đẳng

Những mặt tích cực của Phật giáo đã để lại sâu sắc trong tư duy tronghoạt động sâu sắc của người Việt Nam Tích cực với chủ nghĩa yêu nước, tinhthần bất khuất chống giặc ngoại sâm của dân tộc ta Thiền phái trúc lâm Việt Nam

là một trong những điển hình chủ trương không xa rời thực tế mà sống gắn bó vớinhân dân, với đất nước, với cuộc sống đấu tranh của nhân dân chống kẻ thù củadân tộc

Những tinh hoa văn hoá của nhân loại đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tưtưởng của Hồ Chí Minh

Trang 7

- Các tư tưởng của Lão Tử, Mạnh tử, Mặc tử, Quản Tử …Trong triết học cổTrung Quốc đã được thể hiện rõ nét trong các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh.

- Hồ Chí Minh đã tìm thấy ỏ chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn cónhững yếu tố thích hợp với điều kiện thực tế cách mạng nước ta, để từ đó Người

đã vận dụng vào thực tế hoàn cảnh đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta

Về Nho Giáo:

Nho giáo: Được truyền bá vào nước ta từ thế kỉ II trước công nguyên với

sự sâm lược của nhà tần Đến thế kỉ 15 trải qua các triều đại đô hộ của phong kiếnphương Bắc của nho giáo được xem như một Quốc giáo Nó đã để lại nhiều dấu ấnđối với người Việt Nam

Ngay từ nhỏ Hồ Chí Minh đã nhiều năm theo học nho giáo nên đã cónhiều kiến thức nhất định về Nho học Trong các tác phẩm của mình Người sửdụng khá nhiều luận điểm của Nho giáo, đồng thời đưa vào đó những nội dungvào ý nghĩa mới

Người đã khai thác các lựa chọn những yếu tố tích cực, phù hợp để phục

vụ cho phong trào cách mạng như: Triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hànhđạo giúp trời, lý tưởng về một xã hội bình trị, triết lý nhân sinh, đề cao văn hoá, lễgiáo, truyền thống hiếu học Mặt khác Người cũng đã phê phán, bác bỏ yếu tố duytâm, lạc hậu của Nho giáo như: Tinh thần đẳng cấp, hạ thấp lao động chân tay,xem thường phụ nữ…

Những tư tưởng văn hoá phương Đông đã được Hồ Chí Minh khai thácnhững yếu tố tích cực để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam

* Tư Tưởng văn hoá Phương Tây:

Văn hoá phương Tây là một bộ phận của văn hoá nhân loại Chính quátrình đi tìm đường cứu nước Hồ Chí Minh đã học hỏi được những kiến thức vềvăn hoá phương Tây Chính Hồ Chí Minh là người minh chứng cho sự kết hợpgiữa văn hoá phương Đông và văn hoá phương Tây làm phong phú thêm vốn kiếnthức văn hoá của mình

Trang 8

Bước chân ra đi Bác chọn điểm đến đầu tiên của mình là nước Pháp đó làchiếc nôi của nền văn hoá phương Tây Tại đây Bác đã học hỏi được rất nhiều vốnvăn hoá của các nước phương Tây Sau đó Bác sang Mĩ để có điều kiện tiếp xúcvới nền văn hoá dân chủ Bác rất ngưỡng mộ những nhà cách mạng Mĩ, tinh thầnđấu tranh giải phóng dân tộc của người Mĩ Khi nghiên cứu cách mạng Mĩ, Bác

đã chỉ rõ quyền tự do bình đẳng, quyền nhân dân kiểm soát Chính Phủ do đó ngaytrong bản tuyên ngôn độc lập đọc trước quốc dân đồng bào Viêt Nam, Bác đã chỉ

rõ vấn đề này “Ngay trong bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền….” nhưng

Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ cuộc cách mạng Mĩ là cách mạng chưa tới nơi

Năm 1913 – 1914 Hồ Chí Minh sang Anh, chứng kiến cuộc đấu tranh giảiphóng dân tộc của nhân dân Anh, Bác rất đồng tình với những cuộc bãi công, biểutình của nhân dân Anh

Năm 1914 – 1917 Hồ Chí Minh quay trở lại Pháp, Hồ Chí Minh tiếp thumột nền văn hoá dân chủ qua những thành phố nổi thiếng của Montecquie “Khếước xã hội” Qua những tác phẩm này Bác đã tiếp thu tinh thần tự do, dân chủ,bình đẳng, bác ái của Pháp và Bác đã nhận ra rằng sự bình đẳng, tự do, bác ái củaPháp khác hẳn với những gì thực dân Pháp đã rêu rao tại Việt Nam Và đặc biệttrong tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của thực dân Pháp, tư tưởng bìnhđẳng, tự do, bác ái này đã được Hồ Chí Minh tiếp thu một cách tích cực Người đãtham gia vào các câu lạc bộ của các tổ chức chống chủ nghĩa đế quốc, Người họcđược tư tưởng tự do, dân chủ của cách mạng Pháp và khi nghiên cứu cách mạngPháp, Bác cũng đã có nhận xét cuộc cách mạng Pháp là cuộc cách mạng chưa tớinơi Từ đó Người kết luận: “ Cách mạng An Nam nên nhớ những điều ấy” Chính

vì không thoả mãn với con đường cách mạng tư sản Người đã tìm đến chủ nghĩaMác- Lê nin

Tóm lại, tinh hoa văn hoá của nhân loại là yếu tố quan trọng ảnh hưởngđến sự hình thành và phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh

 Chủ Nghĩa Mác- LêNin:

Trang 9

Nguồn gốc lý luận quyết định bước phảt triển mới về chất của tư tưởng HồChí Minh là chủ nghĩa Mác-Lê nin Như đã trình bày, trên cơ sở truyền thống vănhoá Việt Nam, mà nổi bật là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc,Người tiếp thu văn hoá phương Đông và phương Tây và cuối cùng đến với chủnghĩa Lênin Đây là bước ngoặc cơ bản trong quá trình tìm đường cứu nướcvà quátrình phát triển tư tưởng của Hồ Chí Minh chủ nghĩa yêu nước đã gắn liền với củachủ nghĩa xã hội , giác ngộ dân tộc phát triển và giác ngộ giai cấp, cách mạng giảiphóng dân tộc gắn liền với cách mạng vô sản Bước ngoặt đánh dấu sự hình thành

và khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ giai cấp tư tưởng vô sản

Thế giới quan và phương pháp luận Mác- lê nin đã giúp Hồ Chí Minh nhìnnhận đánh giá, phân tích, tổng kết các học thuyết tư tưởng đương thời cũng nhưkinh nghiệm hoạt động thực tiễn để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho sựnghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc Người đã coi chủ nghĩa Mác- Lên nin khôngchỉ là cẩm nang thần kì mà con là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi đếnthắng lợi cuối cùng Trong Đường kách mệnh” khi phân tích học thuyết Ngườiviết: “Bây giờ học thuyết chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, Kách mệnhnhất là chủ nghĩa Lênin”Tổng kết kinh nghiệm thắng lợi của cách mạng Việt NamNgười chỉ rõ: Chúng ta giành được thắng lợi là do nhiều nhân tố, nhưng nhấnmạnh rằng… chúng ta giành được thắng lợi đó trước hết là nhờ vũ khí không gìthay thế được đó là chủ nghiã Mác – Lê nin Điều đó xứng đáng với vai trò và ýnghĩa quyết định của chủ nghĩa Mác- Lênin đối với sự hình thành và phát triển tưtưởng Hồ Chí Minh

Tuy nhiên tiếp thu vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin là cả một quátrình gắn với hoạt động thực tiễn, trên cơ sở yêu cầu của thực tiễn, kết hợp lý luậnvới thực tiễn, vừa nghiên cứu chủ nghĩa Mác vừa hoạt động thực tiễn

Như trên đã khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong hệ tư tưởng củagiai cấp vô sản, nhưng Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo rất xa lạ với nhữnggiáo điều, kinh viện Trong những bài nói bài viết của Hồ Chí Minh rất ít khi tríchdẫn nguyên văn Mác- Lênin, những vấn đề phức tạp, sâu sắc của lý luận và thực

Trang 10

tiễn của cách mạng thường được Người đề cập một cách rất giản dị dễ hiểu, gắnliền nguyên lý với hành động, lý luận với thực tiễn, gắn nguyên lý của chủ nghĩaMác- Lênin với tinh hoa văn hoá của Việt Nam và văn hoá nhân loại

Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự kết hợp truyền thống vănhoá Việt Nam và văn hoá nhân loại cùng chủ nghĩa Mác- Lênin làm nền tảng tưtưởng lý luận Do đó có thể khẳng định : Tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong hệ tưtưởng và chủ nghĩa Mác- Lênin là nguồn gốc chủ yếu nhất của tư tưởng Hồ ChíMinh

2 Cơ Sở Thực Tiễn:

Ngoài nguồn gốc lý luận, còn phải đề cập đến cơ sở thực tiễn, tác động thựctiễn, đến sự thành lập và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh bởi vì chính từ hoạtđộng thực tiễn mà Hồ Chí Minh đã tìm ra quy luật, khái quát nhận thức củamình thành lý luận

 Thực tiễn Việt Nam

Thực tiễn thế giới và thực tiễn dân tộc đã tác động rất lớn đến tư tưởng Hồ ChíMinh cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 thực tiễn Việt Nam là một nước thuộc địa, chịu

sự kìm kẹp dưới ách thống trị của đế quốc Pháp, đời sống nhân dân vô cùng khổcực từ đó đã làm cho các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp diễn ra sôinổi nhưng cuối cùng đều bị thất bại vì thiếu một tính chất cách mạng, thiếu mộtđường lối cách mạng đúng đắn, sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp bao trùm lênđất nước Việt Nam, và nó diễn ra từng ngày, từng giờ trên quê hương của Người.các phong trào đấu tranh nổ ra quyết liệt chống lại sự thống trị của bọn thực dânxâm lược như các phong trào đấu tranh do các nhà sĩ phu yêu nước như Phan BộiChâu, Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám…nổ ra nhưng lần lượt đều bị thất bại.Chính vì vậy đây là yếu tố tác động không nhỏ đến tư tưởng cách mạng của ngườihướng người tìm đến con đường cứu nước mới Đây chính là động lực lớn nhấtgiúp Người ra đi tìm đường cứu nước Người nói: “ Tôi muốn ra đi xem nướcPháp và các nước khác Sau khi xét họ làm như thế nào tôi sẽ trở về giúp đồng bào

Ngày đăng: 12/04/2013, 16:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Trình bày nguồn gốc quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh - Trình bày nguồn gốc quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
r ình bày nguồn gốc quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 1)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w