MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1.Lý do chọn đề tài: 1 2.Mục tiêu nghiên cứu 1 3.Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4.Phạm vi nghiên cứu. 3 5.Phương pháp nghiên cứu. 3 6.Ý nghĩa, đóng góp của đề tài. 3 7.Kết cấu đề tài 4 PHẦN NỘI DUNG 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN SƠ LƯỢC VỀ UBND THÀNH PHỐ HẠ LONG 6 1.1. Khái quát chung về UBND thành phố Hạ Long 6 1.1.2.Tên, địa chỉ số điện thoại, fax, mail của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh 6 1.1.3. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, UBND TP Hạ Long 6 1.1.3.1.Vị trí, chức năng 6 1.1.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn 6 1.1.4.Cơ cấu tổ chức 8 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG NỘI VỤ THUỘC UBND THÀNH PHỐ HẠ LONG 10 2.1. Tổng quan về phòng nội vụ thuộc UBND thành phố Hạ Long 10 2.1.1.Vị trí, chức năng 10 2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn 10 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và biên chế 15 2.1.4. Nguyên tắc làm việc 15 2.1.5. Mối quan hệ công tác. 16 2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của phòng Nội Vụ thuộc UBND Thành phố Hạ Long. 17 2.2.1. Tình hình tổ chức của phòng nội vụ 17 2.2.2. Thực trạng hoạt động của phòng nội vụ 19 2.3. Một số hạn chế, tồn tại 33 2.3.1. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại 35 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG NỘI VỤ UBND TP HẠ LONG 36 3.1. Những định hướng nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của phòng Nội Vụ UBND tp Hạ Long 36 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của phòng Nội Vụ UBND tp Hạ Long 36 3.2.1 Về mặt tổ chức của phòng 37 3.2.2. Về mặt hoạt động của Phòng Nội vụ 37 3.2.2.3. Về công tác cải cách hành chính 38 3.2.2.4. Công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức 38 3.2.2.5. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức 39 3.2.2.6. Công tác quản lý tiền lương 40 KẾT LUẬN 41 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43 PHỤ LỤC 44
Trang 1BÁO CÁO KIẾN TẬP
ĐỀ TÀI:
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG NỘI VỤ THUỘC UBND THÀNH PHỐ HẠ LONG
Trang 2MỤC LỤC
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Thành phố Hạ Long là trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Ninh, có
vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng; là 1 trong 3 đỉnh động lực phát triển kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Cùng với cải cách, đổi mới về kinh tế - xã hội, hoạt động của bộ máy hành chính của Thành phố Hạ Long có nhiều đổi mới để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội; đảm bảo tổ chức điều hành thống nhất của nhà nước từ Trung ương đến cơ
sở Tuy nhiên bên cạnh đó bộ máy hành chính nói chung và bộ máy hành chính nhà nước
ở địa phương nói riêng hiện nay còn một số bất cập, tồn tại như: bộ máy cồng kềnh, chồng chéo, sự phân công, phân cấp chưa rõ ràng, sự phối hợp giữa các đơn vị với nhau chưa thật chặt chẽ, còn xảy ra lãng phí, kém hiệu quả; năng lực trình độ của một bộ phận cán bộ công chức chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước
Với những đặc điểm mang tính đặc trưng của cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện, với mục tiêu là nắm bắt những vấn đề về quản lý nhà nước trong thực hiện, giúp nâng cao khả năng vận dụng những kiến thức đã học tại trường Đại học Nội Vụ vào thực
tiễn cơ quan kiến tập Vì vậy em chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Phòng Nội Vụ thuộc UBND Thành phố Hạ Long” làm đề tài kiến tập.
2 Mục tiêu nghiên cứu
-Về kiến thức:
Thực hiện nghiên cứu làm chuyên đề báo cáo kiến tập về “ Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Phòng Nội Vụ thuộc UBND Thành phố Hạ Long ” nhằm mục tiêu:
Trang 5+ Khái quát một cách chung nhất về UBND thành phố Hạ Long, từ đó chỉ ra thực trạng hệ thống tổ chức và hoạt động của cơ quan sở tại.
+ Tìm hiểu và đánh giá về thực trạng tổ chức và hoạt động của phòng Nội Vụ thuộc UBND thành phố Hạ Long
Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề tài sẽ đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức
và nâng cao chất lượng hoạt động của Phòng Nội Vụ
- Về kỹ năng:
+ Có kỹ năng quan sát và ghi chép
+ có kỹ năng giao tiếp và tham gia các hoạt động nhóm
+ Có kỹ năng viết báo cáo tổng hợp
+ Có kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn
- Về thái độ:
+ có nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp đang theo học, có thái độ tích cực trong việc rèn luyện và học tập
+ Có ý thức chấp hành Nội quy, Quy chế của cơ quan đến kiến tập
+ Có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao trong quá trình kiến tập
+ Xây dựng được đính hướng nghề nghiệp
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND thành phố Hạ Long và phòng Nội Vụ
- Tiến hành quan sát, đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước và hoạt động của Phòng Nội Vụ
- Thu thập thông tin từ những phòng chuyên môn và văn phòng về đội ngũ cán bộ,
CC, VC và những quyết định về công tác và hoạt động những năm gần đây
- Tiến hành khảo sát, phân tích, tổng hợp những số liệu đã thu thập được nhằm đưa
ra đánh giá, nhận xét về tổ chức và thực trạng hoạt động tại cơ quan;
Trang 6- Đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả về tổ chức và thực trạng hoạt động hiện nay;
- Xin nhận xét, đánh giá của lãnh đạo cơ quan về nội dung bài báo cáo và đảm bảo tính chính xác, khách quan và bảo mật về thông tin của từng cán bộ, CC, VC
5. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp thống kê: các số liệu thu thập được là các số liệu sơ cấp và thứ cấp với phương pháp này mang lại cho đề tài những số liệu chính xác và đầy đủ
Phương pháp quan sát: quan sát quá trình làm việc của cán bộ công nhân viên trong cơ quan
Phương pháp so sánh: dựa trên các số liệu để so sánh
Phương pháp phân tích dựa trên các số liệu so sánh để phân tích
Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác như nghiên cứu tài liệu, tổng hợp tài liệu, ghi chép tài liệu
6. Ý nghĩa, đóng góp của đề tài.
Trang 7cũng như thực tập tốt nghiệp và sau khi tốt nghiệp ra trường.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài danh mục các từ viết tắt, mục lục, phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục và phiếu nhận xét và chấm điểm của đơn
vị, phần nội dung của bài báo cáo tập trung và chia thành 3 chương như sau:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN SƠ LƯỢC VỀ UBND THÀNH PHỐ HẠ LONG
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG NỘI VỤ THUỘC UBND THÀNH PHỐ HẠ LONG
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG NỘI VỤ UBND TP HẠ LONG
Trang 8Mặc dù đã cố gắng nhưng vì kinh nghiệm thực tế và thời gian kiến tập tại cơ quan
có hạn nên nội dung của đề tài khó có thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo trong khoa Hành Chính Học, cũng như ban lãnh đạo UBND thành phố cùng các anh chị trong phòng Nội Vụ để đề tài của em được hoàn thiện và đầy đủ hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hạ Long, ngày 26 tháng 6 năm 2016
Sinh viên
BÙI MINH ĐỨC
Trang 9PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN SƠ LƯỢC VỀ UBND THÀNH PHỐ HẠ LONG
1.1 Khái quát chung về UBND thành phố Hạ Long
1.1.2. Tên, địa chỉ số điện thoại, fax, mail của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh
-Tên cơ quan: Ủy ban nhân dân TP Hạ Long
-Địa chỉ: Số 2, phố Bến Đoan, phường Hồng Gai, TP Hạ Long
UBND thành phố Hạ Long chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của Trung ương, UBND Tỉnh, các Sở, HĐND cùng cấp và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố, nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế -
xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn Thành phố
du lịch; giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa, thông tin và thể dục thể thao; trong lĩnh vực khoa
Trang 10học, công nghệ, tài nguyên, môi trường; quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội; trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo; việc thi hành pháp luật; việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính.
- Xây dựng quy hoạch phát triển đô thị của Thành phố trình HĐND Thành phố thông qua để trình UBND Tỉnh phê duyệt
- Thực hiện các Nghị quyết của HĐND Thành phố về quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển đô thị của Thành phố trên cơ sở quy hoạch Tỉnh Quảng Ninh, kế hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, biện pháp bảo đảm trật tự công cộng, giao thông, phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường đô thị; biện pháp quản lý dân cư đô thị
và tổ chức đời sống dân cư trên địa bàn Thành phố
- Thực hiện quản lý và kiểm tra việc sử dụng ngân sách Nhà nước của Thành phố theo sự phân cấp của Chính phủ, của Tỉnh; tổ chức thực hiện các quyết định xử lý vi phạm trong xây dựng, lấn chiếm đất đai theo quy định của pháp luật
- Quản lý, kiểm tra đối chiếu với việc sử dụng các công trình công cộng được giao theo sự phân cấp quản lý của UBND Tỉnh; việc xây dựng các trường phổ thông quốc lập cấp tiểu học và trung học cơ sở, mầm non; việc xây dựng và sử dụng các công trình công cộng, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông nội thành, an toàn giao thông, vệ sinh
đô thị trên địa bàn Thành phố
- Quản lý các cơ sở văn hoá - thông tin, thể dục thể thao của Thành phố; bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh do Thành phố quản lý
Trang 111.1.4 Cơ cấu tổ chức
Căn cứ vào Luật Tổ chức Chính Quyền Địa Phương 2015, Nghị định số 37/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; cơ cấu của UBND thành phố Hạ Long được tổ chức và thể hiện qua sơ đồ sau:
UBND Thành phố Hạ Long bao gồm: 1 Chủ tịch phụ trách chung, 1 Phó Chủ tịch chịu trách nhiệm về chính trị - kinh tế, văn hoá - xã hội; 1 Phó Chủ tịch phụ trách lĩnh vực an ninh - quốc phòng, quản lý đô thị; 1 Ủy viên phụ trách Văn phòng, 1 Ủy viên phụ trách Thanh tra, 1 Ủy viên phụ trách quân sự, 1 Ủy viên phụ trách công an
Các phòng ban thuộc UBND thành phố có 1 trưởng phòng, từ 1 đến 2 phó trưởng phòng và một số chuyên viên cán sự Biên chế của các phòng do UBND thành phố quy định trên cơ sở tổng biên chế quản lý Nhà nước của UBND thành phố được UBND Tỉnh giao hằng năm
Trang 12Sơ đồ cơ cấu tổ chức UBND thành phố Hạ Long
Chú thích: Mối quan hệ trực thuộc
Mối quan hệ phối hợp
Hoàng Quang Hải
V n phòng H ND - UBND ă Đ Phòng V n hóa v Thông tin ă à
Phòng Giáo d c – ụ Đà ạ o t o Phòng N i V ộ ụ
Phòng Kinh Tế Phòng T i Chính - K Toán à ế
Phòng T i Nguyên-Môi Tr à ườ ng Phòng Qu n Lý ô Th ả Đ ị
Phòng Lao Độ ng- Th ươ ng Binh
-Xã H i ộ
Thanh Tra
Trang 13CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG NỘI VỤ THUỘC UBND THÀNH PHỐ HẠ LONG
2.1 TỔNG QUAN VỀ PHÒNG NỘI VỤ THUỘC UBND TP HẠ LONG
Quy chế làm việc của phòng Nội vụ Thành phố Hạ Long được phê duyệt tại Quyết định số 677/QĐ-UBND ngày 06/3/2008 của UBND thành phố Hạ Long quy định các vấn đề cụ thể như sau:
2.1.1 Vị trí, chức năng
Phòng nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hạ Long,
là cơ quan tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: Tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua khen thưởng
Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ
Biên chế cán bộ, công chức của phòng Nội vụ nằm trong tổng biên chế khối quản
lý nhà nước được Ủy ban nhân dân Thành phố giao hang năm
2.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
Được quy định tại Thông tư số 04/2008/TT-BNV ngày 04/6/2008 của Bộ Nội vụ
về “ Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện:
1. Trình UBND các văn bản hướng dẫn về công tác nội vụ trên địa bàn và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định đó
2. Trình UBND thành phố ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao
Trang 143. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, truyền thông, phổ biến giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.
4. Về tổ chức, bộ máy:
a Tham mưu giúp UBND thành phố quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố theo hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Quảng Ninh
b Trình UBND Thành phố quyết định hoặc để Uỷ ban nhân dân Thành phố trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố;
c Xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp trình cấp có thẩm quyền quyết định;
d Tham mưu giúp Chủ tịch UBND Thành phố quyết định thành lập, giải thể, sáp nhập các tổ chức phối hợp liên ngành Thành phố theo quy định của pháp luật
5. Về quản lý, sử dụng biên chế hành chính sự nghiệp:
a Tham mưu giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố phân bổ chỉ tiêu biên chế hành chính, sự nghiệp hàng năm;
b Giúp Uỷ ban nhân dân Thành phố hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp;
c Giúp UBND Thành phố tổng hợp chung việc thực hiện các quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm với các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp của UBND Thành phố và Uỷ ban nhân dân xã, phường
6. Về công tác xây dựng chính quyền
a Giúp Uỷ ban nhân dân Thành phố và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo phân công của
Uỷ ban nhân dân Thành phố và hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Quảng Ninh;
b Thực hiện các thủ tục để trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố phê chuẩn các chức danh lãnh đạo của Uỷ ban nhân dân các phường; giúp Uỷ ban nhân dân
Trang 15Thành phố trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh phê duyệt các chức danh bầu cử theo quy định của pháp luật;
c Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân Thành phố xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn để Uỷ ban nhân dân Thành phố trình Hội đồng nhân dân Thành phố trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của Thành phố;
d Giúp Uỷ ban nhân dân Thành phố trong việc hướng dẫn, thành lập, giải thể, sáp nhập, kiểm tra, tổng hợp báo cáo về hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố trên địa bàn Thành phố theo quy định; bồi dưỡng công tác cho trưởng, phó thôn, làng,
b Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý công chức xã, phường và thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách xã, phường theo phân cấp
c Thực hiện thông báo nghỉ phép hàng năm cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên thừa hành theo quy định của pháp luật
9 Về cải cách hành chính:
Trang 16a Giúp Uỷ ban nhân dân Thành phố triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn cùng cấp và ủy ban nhân dân các phường, xã thực hiện công tác cải cách hành chính ở địa phương.
b Tham mưu giúp ủy ban nhân dân Thành phố về chủ trương, biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn thành phố;
c Tổng hợp công tác cải cách hành chính ở địa phương báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố và Uỷ ban nhân dân Tỉnh Quảng Ninh
10 Giúp Uỷ ban nhân dân Thành phố thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của Hội và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn
11 Về công tác văn thư, lưu trữ:
a Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố chấp hành chế độ, quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ
b Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về thu thập, bảo vệ, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với cơ quan đơn vị trên địa bàn Thành phố và Lưu trữ thành phố
12 Về công tác tôn giáo:
a Giúp Uỷ ban nhân dân Thành phố chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo
và công tác tôn giáo trên địa bàn;
b Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Quảng Ninh và theo quy định của pháp luật
13 Về công tác thi đua khen thưởng:
a Tham mưu, đề xuất với Uỷ ban nhân dân Thành phố tổ chức các phong trào thi đua và triển khai thực hiện các chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trên địa bàn thành phố; làm nhiệm vụ thường trực của Hôi đồng Thi đua- Khen thưởng của thành phố;
Trang 17b Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố; xây dựng, quản lý và sử dụng Qũy thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật.
14 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về công tác nội vụ theo thẩm quyền
15 Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố và Giám đốc Sở Nội vụ Quảng Ninh về tình hình, kết quả triển khai công tác nội vụ trên địa bàn
16 Tổ chức khiển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công tác nội vụ trên địa bàn
17 Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỉ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của UBND Thành phố
18 Quản lý tài chính, tài sản của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân Thành phố
19 Giúp Uỷ ban nhân dân Thành phố quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân các xã, phường về công tác nội vụ và các lĩnh vực công tác khác được giao trên cơ sở quy định của pháp luật và theo sự hướng dẫn của Sở Nội vụ Tỉnh Quảng Ninh
20 Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND Thành phố
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và biên chế
Phòng Nội vụ có Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và cán bộ, công chức
- Trưởng phòng Nội vụ chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch UBND thành phố và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của Phòng
Trang 18- Phó Trưởng phòng giúp trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt hoạt động; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công Khi trưởng phòng vắng mặt một Phó Trưởng phòng được ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng.
- Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỉ luật, miễn nhiệm, từ chức, thực hiện chế độ, chính sách đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Chủ tịch UBND quyết định theo quy định của pháp luật
- Biên chế của Phòng Nội vụ do Chủ tịch UBND TP quyết định trong tổng biên chế hành chính của Thành phố, gồm: 01 Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng và cán bộ, công chức thuộc các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ
2.1.4 Nguyên tắc làm việc
- Phòng Nội vụ làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo chế độ thủ trưởng, vừa đảm bảo phát huy vai trò lãnh đạo của tập thể và đề cao trách nhiệm của Trưởng phòng và các Phó Trưởng phòng
- Giải quyết công việc theo quy định của pháp luật, sự chỉ đạo, điều hành của Thành ủy, Uỷ ban nhân dân Thành phố, đảm bảo sự lãnh đạo của chi bộ Phòng Nội vụ- thống kê, sự giám sát của Hội đồng nhân dân Thành phố trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao
2.1.5 Mối quan hệ công tác.
1 Với Ủy ban nhân dân Thành phố
- Phòng chịu sự chỉ đạo toàn diện, trực tiếp của UBND Thành phố
- Phòng là cơ quan chuyên môn tham mưu giúp UBND Thành phố quản lý Nhà nước lĩnh vực, ngành trên địa bàn
- Phòng có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động, kết quả công tác, phản ánh những khó khăn, vướng mắc đồng thời đề xuất những biện pháp giúp cơ sở tháo gỡ khó khăn, tiếp nhận và triển khai nhanh chóng các Chỉ thị của UBND Thành phố về lĩnh vực QLNN được phân công
Trang 19- Phòng Nội vụ chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ nhằm thống nhất việc chỉ đạo, quản lý tốt các hoạt động về nghiệp vụ đã được pháp luật quy định.
- Cung cấp thông tin, báo cáo công tác theo yêu cầu của Sở; đề xuất, kiến nghị với Sở Nội
vụ về vấn đề thuộc lĩnh vực mà phòng phụ trách
3 Với UBND xã, phường, thị trấn
Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ giúp UBND cấp phường thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật, quy định của Nhà nước, thành phố, huyện; Chỉ đạo về chuyên môn đối với cán bộ quản lý ngành, địa phương
4 Với đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức và cá nhân hoạt động kinh tế, sự nghiệp.
Phòng có trách nhiệm hướng dẫn chế độ, chính sách, pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ, chương trình, mục tiêu, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và nghiệp vụ đối với Nhà nước, tiếp nhận báo cáo, thống kê kế toán và các đề nghị, yêu cầu của đơn vị đối với cấp trên
Trang 202.2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG NỘI VỤ THUỘC
Trang 21- Tình hình cán bộ, công chức của Phòng:
Phòng Nội vụ Thành phố Hạ Long tính đến thời điểm tháng 3/2015 có tất cả 11 cán bộ, công chức, nhân viên Số cán bộ, công chức thuộc biên chế chiếm 80% còn lại là nhân viên hợp đồng Trong đó, về chuyên môn nghiệp vụ, thạc sĩ: 4, đại học:7 Về trình
độ lý luận chính trị, cao cấp: 1, trung cấp: 4; về trình độ quản lý nhà nước, đại học: 2, bồi dưỡng: 8 (Theo bảng số liệu tổng hợp của Phòng Nội vụ) Về số lượng người có bằng cấp tin học, đại học: 1, cao đẳng: 2 (Theo Báo cáo về công tác ứng dụng CNTT phục vụ CCHC năm 2015) Đồng thời, đa số cán bộ, công chức đều được tham gia bồi dưỡng những kiến thức mới để hoàn thiện năng lực làm việc của mình thông qua các chương trình bồi dưỡng của UBND, Phòng Nội vụ tổ chức
- Cơ sở vật chất:
Phòng Nội vụ được bố trí làm việc tại tầng 4 với địa điểm thông thoáng của tòa nhà 4 tầng tại số 2 phố Bến Đoan, phường Hồng Gai, Thành phố Hạ Long, diện tích khoảng hơn 2000 m2 bao gồm cả khuôn viên rộng, có chỗ để xe Các bộ phận đều được trang bị máy điều hòa, điện thoại, ghế xoay, các vật dụng văn phòng cùng với số lượng máy tính sử dụng: 10 máy, 1 máy in: 4, modem: 2, máy quét: 2 Văn phòng sử dụng chủ yếu phần mềm ứng dụng: Phần mềm quản lý cải cách hành chính; trang thông tin điện tử thành phố, hệ thống thư điện tử
- Kinh phí, tài chính:
Năm 2015, với tổng thu ngân sách nhà nước của thành phố đạt 33% kế hoạch của Thành phố và 48% kế hoạch của Tỉnh, kinh phí hoạt động cho Phòng Nội vụ được UBND thành phố Hạ Long thực hiện bằng cách trực tiếp giao dự toán thu chi ngân sách đảm bảo đủ kinh phí theo định mức
- Phân công nhiệm vụ:
Trang 221 Trưởng phòng: phụ trách công việc chung của phòng Chịu trách nhiệm trước
Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Nội vụ
Trực tiếp quản lý và chỉ đạo các vấn đề quan trọng, cấp bách của Phòng, quản lí cán bộ, công chức của phòng về các mặt tư tưởng, phẩm chất, đạo đức, thi đua – khen thưởng, tài chính và hoạt động về chuyên môn, nghiệp vụ; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực, xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh
2 02 Đồng chí Phó trưởng phòng: giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một
số mặt công tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công Thực hiện điều hành các hoạt động của Trưởng phòng ủy nhiệm khi Trưởng phòng đi vắng
3 08 đồng chí chuyên viên thực hiện các công việc chuyên môn trên các mặt: quản lý cán bộ công chức, viên chức các khối; Bảo hiểm xã hội, hưu trí, tiền lương, thi đua khen thưởng, tôn giáo
Tất cả các chuyên viên, cán bộ làm việc tại Phòng Nội vụ đều chịu trách nhiệm trước Phó trưởng phòng phụ trách chung về công việc được giao
Với nguồn nhân lực, vật lực, tài lực được đảm bảo khá đầy đủ, Phòng Nội vụ quán triệt ý nghĩa tầm quan trọng phải sử dụng, khai thác tối đa lợi thế hiện có của thành phố
Sử dụng có hiệu quả những nguồn lực nội tại của tổ chức được xác định là một trong những công tác trọng tâm nhằm thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng
2.2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG NỘI VỤ
1- Công tác tổ chức bộ máy, biên chế:
- Tham mưu, giúp UBND Thành phố tiếp tục rà soát, hoàn thiện Đề án vị trí việc làm cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu ngạch viên chức gắn với chức danh nhiệm vụ
- Tham mưu, giúp UBND Thành phố hoàn thiện Đề án tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP báo cáo Tỉnh; Tổng hợp kế hoạch tinh giản biên chế năm 2016
Trang 23- Tham mưu, giúp UBND Thành phố xây dựng đề án tiếp tục tăng cường phân cấp QLNN một số lĩnh vực kinh tế xã hội thành phố Hạ Long trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Tham mưu, giúp UBND Thành phố xây dựng Đề án “Đổi mới phương thức nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế” báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt; ban hành
Kế hoạch số 121/KH-UBND ngày 26/6/2015 triển khai thực hiện Quyết định số 1886/QĐ-TU ngày 28/02/2015 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về việc phê duyệt Đề án “Đổi mới phương thức nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế” của Đảng bộ Thành phố Hạ Long
- Tham mưu, giúp UBND Thành phố tổng hợp xây dựng kế hoạch biên chế sự nghiệp nhà nước năm 2016; Tổng hợp tình hình sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp, hợp đồng 68 báo cáo Tỉnh; Rà soát, đề xuất chỉ tiêu hợp đồng lao động của ngành Giáo dục – Đào tạo Thành phố, Trung tâm hành chính công Thành phố báo cáo Tỉnh
- Tham mưu, giúp UBND Thành phố ban hành Quyết định phân bổ và thông báo giao biên chế công chức, viên chức, hợp đồng 68 cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND Thành phố
- Tham mưu giúp UBND Thành phố báo cáo rà soát số lượng cấp phó tại các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố; báo cáo rà soát hiện trạng và đề xuất về tổ chức hoạt động của Ban Quản lý dự án công trình Thành phố; báo cáo tình hình triển khai thực hiện cải cách công vụ công chức giai đoạn 2013-2014 theo Quyết định 1557/QĐ-TTg
- Tham mưu, giúp UBND Thành phố kiện toàn Ban chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước thành phố Hạ Long
- Tham mưu, giúp Thành ủy, UBND Thành phố xây dựng dự thảo Quy chế thi tuyển chức danh lãnh đạo quản lý trường học thuộc ngành GD-ĐT Thành phố
- Tham mưu giúp UBND Thành phố ban hành Quy chế quy định trách nhiệm cán
bộ, công chức, viên chức và nhân viên hợp đồng thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai trên địa bàn Thành phố; ban hành Quy định xử lý trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành nhiệm vụ, công vụ; ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
Trang 24hạn, cơ cấu tổ chức của phòng: Tài nguyên – Môi trường, Tư pháp, Nội vụ, Thanh tra Thành phố; ban hành Quy chế nâng lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc cho cán bộ, công chức, viên chức và hợp đồng 68 làm việc tại các phòng ban, đơn vị và UBND các phường thuộc thành phố.
- Tham mưu, giúp UBND Thành phố xin ý kiến và tổng hợp tham gia ý kiến của các cơ quan, đơn vị vào dự thảo Quy chế quản lý Vịnh Hạ Long, quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý Vịnh Hạ Long; tiếp tục hoàn thiện dự thảo Quy chế quản lý Vịnh Hạ Long và quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý Vịnh Hạ Long
- Tham mưu giúp UBND Thành phố chuẩn bị thủ tục tiếp nhận Ban quản lý Vịnh
Hạ Long về UBND Thành phố quản lý theo Quyết định của UBND tỉnh
- Tham mưu giúp UBND Thành phố trình UBND tỉnh Quyết định giải thể Ban Quản lý rừng đặc dụng cảnh quan môi trường thành phố Hạ Long và thành lập Trung tâm Truyền thông Văn hóa trên cơ sở sáp nhập Đài TT-TH, TT Văn hóa - Thể thao và Tổ Wesite thuộc Văn phòng HĐND - UBND Thành phố
2- Công tác cải cách hành chính; quy chế dân chủ:
- Tham mưu giúp UBND Thành phố ban hành kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 31/3/2015 về công tác cải cách hành chính; Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 30/5/2015
về tuyên truyền cải cách hành chính thành phố Hạ Long năm 2015; Kế hoạch số UBND ngày 18/3/2015 về thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn Thành phố theo Nghị định 04/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ, về Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH
54/KH-11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; ban hành kế hoạch, tổ chức Hội nghị tuyền truyền bồi dưỡng kiến thức CCHC nhà nước cho CB,CC,VC các phòng ban, đơn vị, UBND các phường trên địa bàn Thành phố; ban hành kế hoạch, tổ chức Hội nghị tổng kết CCHC nhà nước giai đoạn I (2011-2016); ban hành Kế hoạch số 142/KH-UBND ngày 10/8/2015 triển khai thực hiện Chỉ thị 13 /CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm cơ quan hành chính các cấp trong cải cách TTHC