Cách thức vái lạy trong đám tang đúng phong tục truyền thốngcủa người Việt Vái lạy luôn là hình thức bắt buộc mà tất cả những đám tang, viếng người đã khuất phải có, với ý nghãi thể hiện
Trang 1Cách thức vái lạy trong đám tang đúng phong tục truyền thống
của người Việt
Vái lạy luôn là hình thức bắt buộc mà tất cả những đám tang, viếng người đã khuất phải có, với ý nghãi thể hiện sự đưa tiễn trang trọng mà những người còn sống thực hiện Chính vì vậy, rất nhiều người thường băn khoăn và không biết rằng đi viếng đám tang như thế nào, vái lạy mấy lần?, thì bài viết này của VnDoc sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thức vái lạy trong đám tang theo đúng phong tục truyền thống của người Việt ta.
1 LẠY tức là chắp hai tay đưa cao quá trán và hạ từ từ xuống phía trước mặt đến ngang ngực và trong một số trường hợp rất cung kính thì người lạy tiếp tục quỳ xuống, chống hai lòng bàn tay xuống đất rồi đầu cuối đến khi trán chạm đất thì hết quy trình 1 lạy Nếu người lạy ở tư thế đứng lạy thì có thể kẹp thêm một nén nhang giữa hai lòng bàn tay úp vào nhau cũng được Với động tác lạy thì người lạy phải nhìn về phía trước, khi tay đưa xuống thì đầu đồng thời cuối xuống theo
2 VÁI là đứng (hoặc quỳ), hai tay chắp như lạy nhưng động tác đưa xuống nhanh hơn và chỉ đưa đến trước ngực, đầu cúi xuống khi vái
Thông thường thì lạy có 3 kiểu: Lạy 2 lạy, lạy 3 lạy và lạy 4 lạy Còn Vái (còn gọi
là bái) thì chỉ thực hiện sau khi lạy và chỉ 2 vái mà thôi (cho dù có thực hiện 2, 3, hay 4 lạy cũng thế)
3 Theo người Việt Nam, việc vái lạy không chỉ dành cho khi khi đi dự đám tang, lạy khi cúng tế, lạy Phật ở chùa,… mà vái lạy còn dùng cho người sống nữa Ngày xưa, chắc các bạn nghe từ “Lạy mẹ con đi lấy chồng”, đọc thơ Nguyễn Du cũng thấy có việc lạy người sống đấy thôi Ngày xưa ở miền Bắc (thời phong kiến) khi con dâu mới về nhà chồng đều phải lạy (còn gọi là “lễ”) cha mẹ chồng Hoặc khi làm lễ mừng thọ thì cũng có chuyện người sống lạy người sống đó thôi
4 Về cách lạy: Người ta chỉ lạy 2 lạy dành cho người sống; Lạy 3 lạy dành cho lạy
Trang 2Phật, lạy thần thánh (ví dụ khi cúng đất đai)và lạy 4 lạy để lạy vong (hồn người chết)
5 Khi nhà nào đó có người qua đời thì người ta chỉ đi viếng (còn gọi là đi đám tang) sau khi đã nhập liệm (đã liệm người quá cố vào trong quan tài) Lúc đó mới
có chuyện vái lạy
6 Quan niệm về lạy khi dự đám tang cũng có nguyên tắc của nó Khi người quá cố còn đó (dù đã liệm trong quan tài) thì vẫn được xem như người còn sống nên để lạy đúng thì chỉ lạy 2 lạy (và vái 2 vái) Một số gia đình có để bàn thờ Phật trước hương án có di ảnh người quá cố thì người đi đám lạy bàn thờ Phật 3 lạy (và 2 vái), sau đó lạy trước bàn hương án có di ảnh người quá cố 2 lạy (như lạy người sống) Nếu khi đến thắp hương cho người quá cố (đã được an táng rồi) thì lại lạy 4 lạy (và vái 3 vái)
7 Việc đại diện gia đình (con, chồng/vợ, anh chị em,… của người quá cố) lạy đáp
lễ (lạy trả) người đi đám tang chỉ thực hiện khi quan tài người quá cố còn đang
Trang 3quàng tại nơi làm lễ (gia đình, nhà tang lễ,…) chứ không thực hiện khi đã an táng xong người quá cố Việc đáp lễ tức là thay mặt người quá cố đáp trả lễ của người đến viếng Do đó, khi người đi viếng lạy bao nhiêu lạy thì phải đáp trả bấy nhiêu lạy (không nhiều hơn, không ít hơn) Điều này không phải là “trả hết lễ” mà chỉ mang ý nghĩa “đáp lễ một cách đầy đủ”