Ðối với các hộ chưa có ao, muốn đào ao nuôi cá thì trước khi đào ao phải chọn vị trí thật tốt, đảm bảo chất đất không bị chua, gần nguồn nước sạch, không có mạch nước ngầm độc hại gây ch
Trang 1Thông tin kỹ thuật dành cho người nuôi cá
KỸ THUẬT NUÔI CÁ AO NƯỚC TĨNH
1 Ao nuôi cá
Ao nuôi cá nước tĩnh nên có diện tích từ 100 mét vuông trở lên, độ sâu tốt nhất từ 1 đến 1,5 mét nước và có một lớp bùn dày từ 15 đến 25cm Mặt ao phải thoáng, bờ ao không bị rò rỉ và cao hơn mực nước từ 0,4 đến 0,5 mét, có cống cấp nước và tháo nước thuận tiện, gần nguồn nước sạch, có đăng cống chắc chắn để giữ nước và phòng cá đi Ðối với các hộ chưa có ao, muốn đào ao nuôi cá thì trước khi đào ao phải chọn vị trí thật tốt, đảm bảo chất đất không bị chua, gần nguồn nước sạch, không có mạch nước ngầm độc hại gây chết cá Ao nên đào hình chữ nhật (chiều dài gấp rưỡi hoặc gấp đôi chiều rộng), diện tích từ 100 đến 1000 mét vuông Ao nên gần nhà để dễ chăm sóc và quản lý, gần đường giao thông để dễ vận chuyển cá giống và bán cá khi thu hoạch
Tẩy dọn ao gồm các bước:
- Tát hoặc tháo cạn, dọn sạch cỏ, tu sửa bờ, đăng cống, vét bùn nếu lượng bùn quá nhiều
Bón vôi khắp đáy ao để diệt cá tạp và các mầm bệnh bằng cách rải đều từ 7 đến 10
kg vôi bột cho 100 mét vuông đáy ao
- Sau tẩy vôi 3 ngày, bón lót bằng cách rải đều khắp ao từ 20 - 30 kg phân chuồng
và 50 kg lá xanh cho 100 mét vuông (loại lá cây thân mềm để làm phân xanh) Lá xanh được băm nhỏ rải đều khắp đáy ao, vùi vào bùn hoặc bó thành các bó nhỏ từ 5 đến 7 kg dìm ở góc ao
- Lấy nước vào ao ngập từ 0,3 - 0,4 mét, ngâm 5 đến 7 ngày, vớt hết bã xác phân xanh, lấy nước tiếp vào ao đạt độ sâu 1 mét Cần phải lọc nước vào ao bằng đăng hoặc lưới đề phòng cá dữ, cá tạp xâm nhập
•Cá mè trắng(Cá sống ở tầng mặt giữa)
•cá trắm cỏ (cá sống ở tầng giữa)
•cá mè vinh (cá sống ở tầng giữa, tầng đáy)
•cá rô hu (cá sống ở tầng giữa)
•Cá chép (cá sống ở tầng đáy)
•cá Mrigal(cá sống ở tầng đáy)
2 Các loài cá thích hợp nuôi ao nước tĩnh
Những loài cá được chọn nuôi ghép trong ao nước tĩnh là những loài cá có tính ăn khác nhau (cá ăn thức ăn tự nhiên trong ao thường được làm giàu thêm thông qua việc bón phân) và ăn các loại rau, lá non, bèo tấm, bèo dâu, các loại bột ngô, bột cám từ sản phẩm nông nghiệp
Một số đặc điểm của các loài cá ao
* Cá trắm cỏ
Cá sống ở tầng nước giữa, thức ăn chính là cây xanh như cỏ thân mềm, rau, bèo dâu, bèo tấm, lá chuối, lá sắn, cây chuối non băm nhỏ, rong, thân cây ngô non , cá trắm
Trang 2cỏ cũng ăn các loại bột ngô, khoai, sắn, cám gạo Cá nuôi sau 10 - 12 tháng đạt trọng lượng từ 0,8 - 1,5 kg/con (trung bình 1 kg mỗi con)
* Cá mè trắng
Cá sống ở tầng mặt và tầng giữa, cá ăn thực vật phù du là chính Nuôi cá mè nên bón phân vào ao là để thực vật phù du phát triển Cá mè trắng còn ăn các loại bột mịn như : cám gạo, cám ngô, bột mỳ, bột sắn, bột đậu tương Cá mè trắng thường nuôi ghép với các loài cá khác trong ao Nuôi từ 10 đến 12 tháng có thể đạt trọng lượng từ 0,5 - 1
kg mỗi con
* Cá chép
Cá sống ở tầng đáy, ăn động vật đáy như các loại giun, ấu trùng muỗi, tôm lột xác
là chính Tuy nhiên cá có thể ăn các dạng hạt như ngô, đậu, thóc đã nấu chín Cá tự đẻ trong ao Cá nuôi sau 1 năm đạt 0,3 - 0,5 kg/con
* Cá rô phi
Cá sống ở tầng giữa, tầng đáy, là loài cá ăn tạp, thức ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ, các loại phân trâu, bò, lợn, gà Cá cũng ăn các loại bèo tấm, bèo dâu và tinh bột các loại
Cá nuôi sau 1 năm đạt 0,3 - 0,5 kg/con Cá rô phi thường bị chết rét ở nhiệt độ dưới 12
độ, nên ao nuôi có cá rô phi cần giữ mức nước trên 1 mét trong các tháng mùa đông
* Cá mè vinh
Cá ăn tạp nhưng ngả về các loại rau, bèo, cỏ non Cá nuôi sau 1 năm đạt trọng lượng từ 0,2 - 0,5 kg mỗi con
* Nhóm cá trôi ấn độ (cá Rôhu, cá Mrigan)
Cá sống ở tầng giữa, ăn mùn bã hữu cơ là chính Cá có thể ăn cả bèo tấm, bèo dâu, rau muống non và các loại tinh bột (cám gạo, cám ngô, bột sắn ), cá nuôi sau 10 đến 12 tháng có thể đạt trọng lượng từ 0,5 đến 1 kg mỗi con
3 Thả cá giống
- Có 2 thời kỳ thả cá giống :
Vụ xuân từ tháng 2 đến tháng 3;
Vụ thu từ tháng 8 đến tháng 9
- Cần thả cá giống lớn, khoẻ mạnh, không sây xát, không có bệnh Riêng vùng lạnh như sìn Hồ càng phải thả cá giống lớn hơn
- Mật độ thả từ 1 - 2 con cho 1 mét vuông
Tỷ lệ thả ghép các loài cá trong ao như sau : Trong 100 cá thì có :
(con) Cỡ cá thả(cm)
Trôi ấn độ hay Mrigan 20 đến 25 8 đến 10
Cá rô phi hoặc mè vinh 15 đến 20 4 đến 6
Trang 34 Quản lý - chăm sóc ao
* Thức ăn, phân bón cho ao nước tĩnh :
Sử dụng thức ăn, phân bón trong ao nuôi cá hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cao Thức
ăn xanh gồm : các loại cỏ, rong, bèo tấm, bèo dâu, lá chuối, lá sắn nên cho cá ăn đủ hàng ngày Sau khi cá ăn cần vớt bỏ các cọng cỏ, cây, lá già cá không ăn được Cho cá ăn thêm cám gạo, cám ngô, các loại bột sắn, bột mỳ, bột đậu tương Lượng thức ăn hằng ngày cho 100 cá giống trong 2 tháng đầu từ 0,3 đến 0,5 kg, các tháng sau tăng dần Ðối với cá trắm cỏ thì cứ 100 con cho ăn từ 2 đến 3 kg thức ăn xanh, sau tăng dần theo sự lớn lên của cá bằng cách theo dõi hằng ngày Hằng tuần cần bón từ 10 đến 15 kg phân chuồng cho 100 mét vuông ao
* Quản lý ao :
- Theo dõi thường xuyên bờ ao, cống thoát nước, xem mực nước ao vào các buổi sáng
- Vào sáng sớm theo dõi xem cá có bị nổi đầu vì ngạt thở không, cá có nổi đầu kéo dài không Nếu có, tạm dừng cho ăn và thêm nước vào ao
- Khi thấy cá bị bệnh hoặc chết rải rác cần hỏi cán bộ kỹ thuật hoặc khuyến ngư để biết cách xử lý
5 Thu hoạch
- Sau 5 đến 6 tháng nuôi có thể đánh tỉa số cá lớn để ăn hoặc bán và thả bù cá giống để tăng năng suất nuôi Phải ghi lại số lượng cá đã thu và thả lại sau mỗi lần đánh tỉa (ghi cả số con và số kg cá)
- Cuối năm thu toàn bộ cá (có thể chọn những cá nhỏ giữ lại làm giống cho vụ nuôi sau)
Sau khi thu hoạch toàn bộ phải ghi lại sản lượng cá thu được (bao gồm cả cá đánh tỉa và cá thu cuối năm) nhằm sơ bộ hạch toán trong quá trình nuôi để có cơ sở cho đầu tư tiếp ở vụ nuôi sau
Theo tài liệu của Dự án Phát triển NTTS miền núi phía Bắc, Fistenet, 3/1/2005
Trang 4KỸ THUẬT NUÔI CÁ RÔ PHI ĐƠN TÍNH
1 Chuẩn bị ao nuôi:
Là khâu quan trọng để tạo ra nhiều thức ăn tự nhiên cho cá trong suốt vụ nuôi
-Đối với ao nuôi luân canh, xen vụ, một vụ tôm-một vụ cá với mật độ 1-2 con/m2 thì việc chuẩn bị ao nuôi trở nên đơn giản, nhưng chú ý đến vấn đề diệt cá tạp, rắn nước
Có thể bón thêm vôi sống được xay trực tiếp từ đá vôi, vỏ sò, ốc … số lượng từ
300-500 kg/ha và phân hữu cơ (phân heo, gà, trâu, bò …) ủ thật hoai, bón lót vào nền đáy ao
từ 300-500 kg/ha
- Đối với các ao nuôi tăng sản, mật độ từ 5-7 con/m2 trở lên, thời gian nuôi
kéo dài, việc chuẩn bị ao cần làm kỹ các khâu dọn bùn dơ, phơi nắng 5-7 ngày, cày xới nền đáy Lượng vôi và phân bón nhiều hơn so với mật độ nuôi thưa và phải bón bổ sung thêm trong quá trình nuôi
2 Gây màu nước:
Sau khi thu hoạch tôm và công việc bón vôi, phân, diệt tạp đưụơc thực hiện xong, đóng khung lưới lọc cá tạp và cho nước vào 30-40 cm sau 4-5 ngày nước lên màu xanh nhạt, xanh vàng hoặc xanh lá chuối thì tiếp tục cấp nước vào ao đạt mực 1m và chuẩn bị thả
cá giống
Nuôi cá rô phi trong ao, đìa nuôi tôm cần chú ý:
-Nên tận dụng lại các nguồn nước thải ra từ các ao nuôi tôm vì nguồn nước này chứa nhiều loại tảo là nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào cho cá rô phi
-Có thể nuôi cá rô phi trong ao nước ngọt hoặc ao ương 1-2 tháng với mật độ dày
(15-20 con/m2) vào thời điểm tháng 6,7 Đến khi thu tôm (tháng 9,10) chuyển số cá này sang ao nuôi tôm, cá sẽ lớn nhanh, rút ngắn được thời gian nuôi
3 Cá giống:
Cá giống đạt các tiêu chuẩn :
- Hình dạng cân đối, không dị hình, không xây xát
- Màu sắc tươi sáng, bơi lội nhanh
Khi thả cá ta phải để bao, túi chứa cá xuống ao từ 15-20 phút, sau đó đổ cá ra các thau, chậu để thuần dưỡng độ mặn Thêm nước mặn từ từ vào thau, chậu để tăng dần sau 1 giờ tăng lên 2-3‰ (độ mặn) và tăng dần đến khi bằng độ mặn của nước ao
- Nên thả cá giống vào buổi sáng hoặc chiều mát Tránh thả cá vào buổi trưa
Trang 5hoặc trời nắng gay gắt, cá giống vừa phải chống chịu với nhiệt độ cao vừa phải thích nghi với độ mặn làm cho các bị và hao hụt sau khi mới thả
Đối với ao đìa có độ mặn từ 15‰ trở xuống thì không cần phải thuần dưỡng mà có thể thả cá giống trực tiếp xuống
4 Mật độ nuôi:
Khi mới thả cá giống có trọng lượng 0,5-1 gam/con tương đương với 1000-2000 con/kg Cá giống có thể thả nuôi trong ao nhỏ với mật độ 15-20 con/m2, sau một tháng chuyển sang ao lớn hơn, giảm mật độ xuống còn 7-10 con/m2 và sau 2 tháng có thể chuyển sang ao có mật độ nuôi phù hợp 2-3 con/m2
- Trong điều kiện bình thường nuôi luân canh một vụ tôm, một vụ cá có thể nuôi ở mật độ 2-3 con/m2
-Trong điều kiện chăm sóc quản lý tốt và quản lý tốt có thể nuôi ở mật độ 3-5 con/m2
- Trong nuôi tăng sản, có máy quạt nước có thể nuôi ở mật độ 5-10 con/m2
5 Cho cá ăn:
Sử dụng thức ăn tự chế biến gồm các thành phần:
- Cá tạp, cá vụn, cua, ghẹ nhỏ hoặc các chế phẩm từ các lò mổ gia súc: 40-50%
- Bột bắp, bột mì, bột khoai lang, bột gạo: 20-30%
- Cám gạo: 10-20%
- Bã đậu nành, đậu phộng: 10-20%
+ Cách chế biến : Các thành phần trên được nấu chín, trộn với cám gạo, xay đùn ra sợi, phơi ráo và cho ăn hết trong ngày
+ Cho ăn : 02 lần mỗi ngày:
- Sáng vào lúc 5-6 giờ và
- Chiều vào lúc 17-18 giờ
+ Lượng thức ăn :
- Tháng đầu : lượng thức ăn trong tháng bằng 3-5% trọng lượng đàn cá
- Tháng thứ 2 : lượng thức ăn trong ngày bằng 2-3% trọng lượng đàn cá
- Tháng thứ 3 trở đi : lượng thức ăn trong ngày bằng 0,5-1% trọng lượng cá
+ Trong nuôi cá rô phi cần chú ý kết hợp cho ăn với việc bón phân hữu cơ sẽ gia tăng năng suất cá nuôi
Trang 6- Để tạo thức ăn tự nhiên phong phú có thể bón phân hữu cơ (thường là phân
heo, gà, vịt, trâu, bò ) và phân vô cơ (Urê, N.P.K…) hai loại phần này được
dùng kết hợp hoặc riêng lẻ tuỳ điều kiện màu mỡ của từng ao nuôi
Ví dụ : Cho ăn kết hợp bón phân gà (đã ủ hoai) ở mức độ 5kg phân
khô/ha/ngày và bón 5ngày/tuần sẽ cho kết quả tốt
Việc tạo ra thức ăn tự nhiên tốt (màu nước đậm, mật độ tảo dày) hoặc những ao đìa giàu dinh dưỡng được xem là biện pháp hữu hiệu nhất để tăng năng suất cá nuôi trong ao, đìa
6 Chăm sóc quản lý:
Hàng ngày quan sát rò rỉ xung quanh bờ ao, khung lưới cống và hoạt động của cá -Nếu thấy cá nuôi nổi đầu từ lúc sáng sớm thì phải cung cấp thêm nước
- Định kỳ 10-15 ngày kiểm tra cá bằng chài, cân đong tự tăng trưởng của cá để điều chỉnh lượng thức ăn của cá hàng ngày
7 Thu hoạch:
Sau khi nuôi 5-6 tháng, cá đạt trọng lượng 0,5-0,6 kg/con, có thể thu hoạch cá thịt, có hai cách thu
- Thu tỉa : tháo nước ao cạn ở mức nước 40-50cm, kéo lưới thu tỉa cá lớn
- Thu sạch : kéo lưới bắt nhiều lần sau đó bơm cạn bắt hết số cá còn lại
Kết luận: Cá rô phi dễ nuôi, có khả năng thích nghi tốt với sự biến đổi của môi trường Chúng ăn các loại tảo, động vật nhỏ, mùn bã hữu cơ làm sạch môi trường trong ao nuôi Nuôi cá rô phi đơn tính trong ao nuôi tôm vụ đông xuân vừa tạo ra thu nhập cho người nuôi tôm, đồng thời tạo sản phẩm ý nghĩ cho xã hội, đó là nguồn đạm tươi sống cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu
VIETLINHPTE Official Homepage All rights reserved
Trang 7KỸ THUẬT NUÔI THÂM CANH
CÁ RÔ PHI ĐƠN TÍNH DÒNG GIFT ĐẠT 20 -25 Tấn/ha
Ao nuôi
Ao nuôi có diện tích 3.000-10.000m2 Độ sâu 1,5-2,5m nước Đáy ao ít bùn, pH đất 6,5-8,5, có nguồn cấp và thoát nước tốt, có bờ vững chắc, có cống cấp và thoát nước
Cá giống
Chọn giống cá rô phi đơn tính dòng Gift không nhiễm bệnh, bơi lội nhanh nhẹn, kích cỡ 5-10g/con Mật độ thả 4-5 con/m2 Mùa vụ thả giống ở miền Bắc từ tháng 4-6, ở miền Nam có thể thả quanh năm
Thức ăn
- Cho ăn thức ăn công nghiệp dạng viên nén nổi được chế biến riêng cho cá rô phi
- Lượng thức ăn, hàm lượng đạm trong thức ăn được điều chỉnh theo trọng lượng cá: trọng lượng cá 4-10g/con cho ăn loại thức ăn mảnh, hàm lượng đạm 30%, lượng cho
ăn bằng 10% trọng lượng cá trong ao/ngày; 10-100g/con cho ăn viên nổi (1,5-2mm), hàm lượng đạm 28% với lượng cho ăn bằng 5% trọng lượng cá trong ao/ngày; 100-150g/con cho ăn thức ăn viên (2-2,5mm), hàm lượng đạm 26% với lượng cho ăn 3% trọng lượng cá trong ao/ngày; 150-300g/con cho ăn thức ăn viên (2-2,5mm), hàm lượng đạm 22% với lượng cho ăn bằng 2,5% trọng lượng cá trong ao/ngày; từ 300g/con trở lên cho ăn thức ăn viên (3mm), hàm lượng đạm 18% với lượng cho ăn 1,5-2% trọng lượng cá trong ao/ngày Cho cá ăn ngày 2 lần vào 9 giờ sáng và 4 giờ chiều Quạt khí theo thời gian nuôi:
- Tháng nuôi thứ 1- 2 không quạt khí
- Tháng nuôi thứ 3- 4 quạt khí 4- 5 giờ/ngày, từ 2- 5 giờ sáng
- Tháng nuôi thứ 5- 6 quạt khí 6-7 giờ/ngày từ 0-7 giờ sáng
Chú ý quạt khí vào những ngày thời tiết thay đổi, không có nắng Những ngày trời mưa to, nhiều gió giảm thời gian quạt khí
Quản lý chất lượng nước
Theo dõi các yếu tố chất lượng nước như oxy hoà tan, độ pH, H2S và NO2 Thay nước định kỳ nhằm cải thiện môi trường nước ao nuôi
Theo dõi tăng trưởng
Hàng tháng thu mẫu 30-50 cá thể, cân và tính trọng lượng trung bình cá trong ao Trên cơ sở trọng lượng trung bình mẫu, số lượng cá thể để tính toán tổng trọng lượng cá
Trang 8trong ao Dựa vào tổng lượng cá, trọng lượng trung bình để tính toán lượng thức ăn cho
cá ăn hàng ngày
Thu hoạch
Sau 5 tháng nuôi, thu tỉa những con cá đạt trọng lượng trung bình trên 500g/con Những con cá chưa đạt kích cỡ thương phẩm nuôi tiếp 1 tháng đến khi đạt trọng lượng 500g sẽ thu hoạch toàn bộ
Với công nghệ nuôi thâm canh này sẽ cho năng suất đạt 20-25 tấn/ha/vụ nuôi 6 tháng
Trang 9KỸ THUẬT ƯƠNG CÁ CHÉP
Cá chép lai ba máu được tạo ra từ các dòng: cá chép vàng trắng của VN, cá chép Hungari
và cá chép vàng Indonesia Để có cá chép lai giống nuôi thương phẩm, ngay từ khi ương
cá bột lên cá hương cần chú ý những biện pháp sau:
Ao nuôi
Chọn ao nuôi ở nơi không bị cớm rợp, dễ quản lý, chăm sóc Diện tích ao 200-2.000m2, sâu từ 0,8-1m, có bờ ao chắc chắn, không rò rỉ nước, mái bờ phía lòng không có hang hốc Đỉnh bờ cao hơn mực nước ít nhất 0,5m
- Đáy ao ít bùn, bằng phẳng và dễ tháo cạn nước Nước cấp cho ao phải sạch, không bị ô nhiễm Trước khi ương cá, ao phải được cải tạo kỹ: làm cạn nước, bốc vét bùn (mức bùn không quá 15cm) Dùng vôi để cải tạo ao với lượng từ 8-10kg/100m2 ao, rải vôi khắp đáy
ao và tiến hành vào ngày nắng
- Phơi ao từ 1-2 ngày, sau đó dẫn nước ngập đáy ao từ 20-30cm, kiểm tra ao bắt diệt cá
rô, cá quả còn sót; dùng phân chuồng ủ hoai bón cho ao để gây màu nước, tạo thức ăn ban đầu cho cá với lượng phân từ 20-30kg/100m2, rải đều đáy ao
- Dẫn nước vào ao cho đủ mức quy định và kiểm tra các điều kiện môi trường đạt yêu cầu mới thả cá: pH 6,5-8; oxy hoà tan 3mg/lít trở lên; độ trong của nước 20-30cm; không có địch hại của cá trong ao
Cá chép lai trước khi thả vào ao phải được kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn: màu sắc, ngoại hình, trạng thái hoạt động
Cách kiểm tra: thả cá bột vào bát nước sạch, nếu cá có màu ghi sẫm, bơi chìm dưới nước, thân cá không dị hình là cá tốt
- Trước khi thả cá ra ao đem túi nilon chứa cá bột thả xuống ao ngâm 15-20 phút cho cá quen môi trường nuôi, rồi mở túi cho cá từ từ ra ao, không nên thả cá bột vào ngày nắng gắt hoặc đang mưa rào
- Dùng thức ăn tổng hợp gồm: bột cá nhạt 30% + khô đỗ tương 10% + cám gạo 60% cho
cá bột ăn trong quá trình ương 10 ngày đầu thức ăn nấu chín thành cháo, pha loãng trong nước té đều ao Ngày cho ăn 2 lần vào sáng sớm và chiều mát với lượng 1 vạn cá bột/0,2-0,4kg thức ăn/ngày; từ ngày thứ 11-18 cho ăn từ 0,4-0,5kg/vạn cá bột/ngày; từ ngày 19 đến thu hoạch cho ăn 0,5-1kg/vạn cá bột/ngày
- Trong quá trình nuôi cần bổ sung thêm phân chuồng từ 20-30kg/100m2 Tuần bón một lần và hoà phân trong nước té đều khắp ao
Trang 10- Kiểm tra ao thường xuyên để phát hiện rò rỉ nước, địch hại của cá để kịp thời phòng ngừa Để bắt cá rô, cá quả có thể dùng lưới hoặc cắm câu, dùng dầu hoả đổ vào khung nổi kéo rê khắp mặt ao Diện tích khung từ 2-4m2, dùng 0,2-0,5 lít dầu hoả đối với ao 200m2
- Sau khi ương 25 ngày tiến hành thu hoạch cá Trước khi thu hoạch 4-5 ngày tiến hành luyện cá (dùng cành rào kéo đục ao, làm vào buổi sáng, mỗi ngày một lần) Sau mỗi lần luyện cá cho thêm nước vào ao cho đủ quy định Dùng lưới cá hương kéo bắt dần, tháo cạn nước ao dùng vợt bắt toàn bộ
NNVN, 13/5/2004